Chương 5. Bụi ngược gió

Chương 5. Bụi ngược gió

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 4)
Chương 5. Bụi ngược gió


Như lái buôn giầu với vài người hầu tránh xa con đường nguy hiểm
và người yêu cuộc sống tránh xa chất độc,
cảnh giác với nguy hiểm của điên rồ và điều ác.
Với tay không bị thương có thể động tới chất độc.
Người hồn nhiên tới không gây hại.
Nhưng khi bụi bị tung ngược gió,
điều ác bị thổi ngược vào mặt
của người ngu, người làm sai điều thuần khiết và vô hại.
Một số người được tái sinh trong địa ngục, một số trong thế giới này,
người tốt ở trên trời.
Nhưng người thuần khiết không được sinh chút nào.
Không ở đâu cả! không trên trời,
không giữa biển, không sâu trong núi,
Ông có thể trốn đâu khỏi điều ác của riêng mình.
Không trên trời, không giữa biển, không sâu trong núi, không ở đâu cả
Ông có thể trốn đâu khỏi cái chết của riêng mình.

Cuộc sống không được cho dưới dạng làm sẵn - ít nhất cũng không cho nhân loại. Đó là chân giá trị của con người, và cũng là nguy hiểm nữa. Mọi con vật được sinh ra đều được làm sẵn, được lập trình trước. Toàn bộ cuộc sống của chúng là việc trải ra đơn giản của cái gì đó có sẵn đấy. Chúng không cần sống cuộc sống của chúng một cách có ý thức; cuộc sống của chúng là vô ý thức, nó có tính máy móc. Nó không thể là tốt, nó không thể là xấu; nó đơn giản có đấy. Bạn không thể gọi cây là tội nhân hay thánh nhân, và bạn không thể gọi con hổ hay con mèo là đức hạnh hay đầy truỵ lạc. Những từ đó là vô nghĩa khi có liên quan tới sự tồn tại thấp hơn nhân loại. Chúng trở thành có ý nghĩa vô cùng khi nói tới con người.
Con người có tình huống đặc biệt. Con người được sinh ra giống như mọi con vật khác, nhưng với một khác biệt - khác biệt mà thực sự tạo ra khác biệt. Khác biệt này có giá trị vô cùng để hiểu, bởi vì người ta có thể cứ né tránh nó và né tránh nó là né tránh cuộc sống thực của bạn. Có mọi khả năng vẫn còn bị lãng quên về nó, bởi vì dường như thuận tiện và thoải mái hơn là không được nhắc nhở gì về nó. Được nhắc nhở tới nó nghĩa là một thách thức lớn: thách thức phiêu lưu vào cái không biết, vào cái không được lập trình trước.
Thượng đế không phải là một khả năng sẵn có; nó là một cơ hội để mở. Nó có thể xảy ra, nó có thể không xảy ra. Tất cả đều tùy thuộc vào bạn - cách bạn sống, phụ thuộc việc bạn đem bao nhiêu ý thức vào cuộc sống của mình, bạn trở nên không máy móc thế nào.
Hàng triệu người không muốn được nhắc tới chiều hướng này chút nào; do đó mới có đối kháng của họ với Phật, Christ, Socrates. Những người này - Phật, Christ, Socrates - chọc giận bạn, họ không cho phép bạn ngủ một cách thoải mái. Họ cứ đem đi đem lại vấn đề này vào nhận biết của bạn rằng đây không phải cách sống đúng, rằng bạn đang bỏ phí hoài cuộc sống. Đây không phải là cuộc sống con người mà bạn đang sống, đây là cuộc sống con vật.
Và thỉnh thoảng bạn có thể còn rơi xuống thậm chí dưới con vật. Không con vật nào có thể trở thành một Genghis Khan hay Adolf Hitler hay Joseph Stalin, bởi vì con vật không có chọn lựa. Chúng không thể trở thành chư Phật, chúng cũng không thể trở thành các Genghis Khan. Chúng vẫn còn là bất kì cái gì chúng đang là; chúng không thể đi bất kì đâu khác. Chúng có cuộc sống đã được thu xếp; chúng sẽ đơn giản đi theo tiến trình này.
Cuộc sống của chúng giống như bộ phim: khi bạn xem nó lần đầu bạn quan tâm lắm, tò mò điều gì sẽ xảy ra tiếp sau nhưng thực ra, chẳng cái gì sẽ xảy ra cả - bộ phim đã được lập trình trước. Lần sau bạn không cảm thấy quan tâm thế bởi vì bạn đã biết điều sẽ xảy ra tiếp đó. Lần thứ ba bạn chán, và nếu bạn bị buộc phải xem nó lần thứ tư bạn sẽ nổi loạn, và nếu bạn phải xem nó lần thứ năm bạn có thể phát điên. Cùng bộ phim ấy... Bởi vì bây giờ bạn biết mọi thứ đã có đó rồi, chẳng cái gì xảy ra cả; bộ phim đơn giản lặp lại tiến trình nào đó.
Con vật cũng giống như bộ phim - đã làm sẵn, trải dần ra bất kì cái gì được làm sẵn. Con người sống trong thế giới của chọn lựa; do đó con người phải quyết định mình muốn sống cuộc sống nào. Con người có thể rơi xuống thấp dưới con vật, con người có thể vươn cao trên thiên thần. Con người có thể tồn tại một cách ngẫu nhiên hay con người có thể tồn tại với tính quyết định.
Chính là qua tính quyết định mà linh hồn được sinh ra. Nếu bạn tồn tại một cách ngẫu nhiên, như mẩu gỗ trôi dạt, bạn sống mà không có linh hồn; cuộc sống của bạn không mấy là cuộc sống đâu. Nó là giả, nó hờ hững; nó không có sự mãnh liệt; nó không có ngọn lửa; nó không có ánh sáng. Bạn không thể kinh nghiệm được chân lí. Sống một cách ngẫu nhiên, biết chân lí là điều không thể được. Người ta phải có tính quyết định, tính cam kết, tham gia một cách có ý thức vào cuộc sống, có tính phiêu lưu mãnh liệt tới mức tất cả đều lâm nguy mọi khoảnh khắc. Người ta phải có tính sáng tạo  - không chỉ trải ra, mà có tính sáng tạo.
Đây là quyền tập ấm của con người, đặc quyền của con người và cũng là nguy hiểm của con người. Rất ít người sẽ chọn cuộc sống của chọn lựa, cam kết, tham gia, bởi vì nó là nguy hiểm, bởi vì biển cả còn chưa được thăm dò và bạn không có bản đồ nào. Bạn có một con thuyền rất nhỏ còn biển là rất bão tố và ai biết liệu bờ bên kia có tồn tại hay không? Sao lại bỏ nơi trú ngụ trên bờ bên này? Vẫn còn ở đây đi. Phật nói hàng triệu người đơn giản lên lên xuống xuống ở bờ bên này, chạy lăng xăng đây đó, chỉ tạo ra cái vẻ dường như cuộc sống của họ là cuộc hành hương - và họ đơn giản chạy đôn chạy đáo trên cùng bờ. Nó không phải là cuộc hành hương; nó đơn thuần là bận rộn, lừa người khác và tự lừa mình.
Cuộc hành hương bắt đầu khi bạn rời bỏ bờ bên này, chỗ trú ngụ này, an ninh của nó, thuận tiện của nó, thoải mái của nó, sự kính trọng của nó, quyền lực, danh vọng. Bạn bỏ lại con thuyền nhỏ của mình phó mặc cho bão tố, phó mặc cho đại dương, tin cậy rằng nếu bờ bên này tồn tại, bờ bên kia phải tồn tại, bởi vì một bờ không thể tồn tại được...
Với tin cậy này - đi tới bờ bên kia, mạo hiểm tất cả - cuộc sống thực bắt đầu. Và cuộc sống thực là cuộc sống tôn giáo. Cuộc sống thực là điều tôi ngụ ý bởi tính chất sannyas. Cuộc sống được sống một cách có ý thức là cuộc sống duy nhất; cuộc sống được sống một cách vô ý thức đơn thuần là tồn tại. Con vật chỉ tồn tại, chúng không sống; chỉ con người mới có thể sống. Nhưng mọi người đều không sống; chỉ vài chư phật, vài người thức tỉnh mới sống thôi.
Trở nên tỉnh táo về điều bạn đang làm với cuộc sống của bạn đi. Bạn có thực di chuyển một cách có ý thức không, với cảm giác về phương hướng - lấy từng bước đi một cách có chủ ý, trong nhận biết đầy đủ về tại sao, tới đâu? Hay bạn chỉ bắt chước người khác? Nếu họ chạy, bạn chạy; nếu họ theo đuổi tiền, bạn theo đuổi tiền; nếu họ theo đuổi quyền, bạn theo đuổi quyền. Bạn có là kẻ bắt chước không? Thế thì cuộc sống của bạn sẽ là sự bắt chước. Bạn có đơn giản theo người khác không? Thế thì cuộc sống của bạn sẽ là bản sao giấy than thôi. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết tới khuôn mặt nguyên thuỷ của mình.
Và khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn là khuôn mặt của Thượng đế. Nhưng khuôn mặt nguyên thuỷ đó phải được khám phá ra bằng nỗ lực vô cùng. Với hiểm nguy lớn lao người ta có thể hiện thực hoá điều chỉ là hạt mầm trong bạn, người ta có thể làm thành thực tại điều chỉ là tiềm năng. Và thế thì con người là vô hạn; bằng không con người là rất nhỏ bé, xấu xí.
Cuộc sống được sống một cách vô ý thức không thể đẹp được, cuộc sống được sống một cách vô ý thức không thể có tự do được. Và không có tự do, làm sao có thể có cái đẹp nào được? Cái đẹp là bóng hình của tự do. Cuộc sống được sống một cách vô ý thức chỉ có thể là tầm thường, trần tục, hời hợt. Chỉ với ý thức cuộc sống của bạn mới bắt đầu sâu sắc; nó đạt tới chiều hướng mới, chiều hướng của chiều sâu. Và chiều hướng của chiều sâu là chiều hướng của điều thiêng liêng.
Thượng đế không ở đâu đó khác mà ở trong chiều sâu riêng của bạn, trong chiều sâu tối thượng của riêng bạn. Chân lí không được tìm thấy ở đâu đó khác; nó phải được tìm và nhìn từ bên trong. Chân lí không phải là cái gì đó của tâm trí; bằng không đã rất dễ dàng đạt tới nó. Tâm trí là cái máy.
Triết gia phương Tây vĩ đại, người cha của triết học phương Tây, Aristotle, định nghĩa con người là sinh linh hợp lí, nhưng định nghĩa của ông ấy không thể áp dụng được cho hàng triệu người. Nó thậm chí không áp dụng được cho bản thân ông ấy, bởi vì ông ấy không phải là vị phật. Một người rất láu lỉnh, rất logic, nhưng chẳng có ý thức gì. Ông ấy đã sống cuộc sống của mình vô ý thức như bất kì ai có thể sống. Ông ấy có hai vợ, và ông ấy viết trong cuốn sách của mình rằng đàn bà có ít răng hơn đàn ông. Có hai vợ ông ấy có thể đếm được vào bất kì lúc nào - nhưng đây là mê tín, điều rất thịnh hành ở Hi Lạp vào những ngày đó. Tâm trí đàn ông gia trưởng không thể cho phép đàn bà có cái gì bình đẳng với đàn ông, không bình đẳng thậm chí cả tới răng! Ông ấy chưa bao giờ bận tâm tới việc đếm - đây là cái loại hợp lí hoá gì vậy?
Thực ra, chừng nào bạn còn chưa có ý thức, bạn không thể có tính hợp lí được. Sống một cách hợp lí nghĩa là sống có ý thức, sống có tính thiền. Và khoảnh khắc bạn có thể sống có tính thiền, bạn không thể chỉ sống một cách hợp lí, bạn có thể sống một cách trên hợp lí - bởi vì cuộc sống không chỉ là lí trí, cuộc sống còn nhiều hơn điều đó xa. Lí trí chỉ một trong các chiều của nó, và cuộc sống là đa chiều.
Cuộc sống cộng với ý thức, và bạn bắt đầu trở thành vị phật. Sự tồn tại cộng với ý thức, và bạn bắt đầu đạt tới cuộc sống. Ý thức là toàn thể hoá học, giả kim thuật. Cuộc sống cộng với ý thức, và bạn đi vào trong ngôi đền của Thượng đế. Sự tồn tại cộng với ý thức và bạn đi vào trong ngôi đền của Thượng đế. Sự tồn tại cộng với ý thức, và bạn đi vào trong ngôi đền của cuộc sống. Nhưng nếu bạn sống không có ý thức bạn không có cuộc sống đâu, bạn không có Thượng đế đâu. Nếu bạn có cuộc sống bạn không thể bỏ lỡ Thượng đế lâu được, bởi vì cuộc sống là tia sáng đầu tiên của Thượng đế.
Nhưng mọi người đơn thuần tồn tại, họ sống thực vật; họ nghĩ họ đã sống rồi. Niềm tin này ngăn cản họ không cho tạo ra cuộc sống. Khi bạn được sinh ra, bạn được sinh chỉ như một cơ hội, như một không gian nơi cuộc sống có thể phát triển. Nhưng điều đó không phải là không tránh khỏi - và điều tốt là nó không phải là không tránh khỏi. Nếu nó là không tránh khỏi,  con người sẽ là cái máy như mọi con vật khác là.
Điều cực kì có ý nghĩa cần nhớ là sự tồn tại đã ban tặng cho bạn món quà lớn, và món quà đó là việc bạn được sinh ra như một tabula rasa, không cái gì đã được viết lên bạn - bạn được sinh ra như một tấm đá sạch. Bây giờ bạn phải viết cái gì đó lên nó. Bạn có thể viết cái gì đó bắt chước từ người khác, được vay mượn; bạn có thể viết Vedas lên nó, Gita,  Koran, Kinh Thánh, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Bạn đã phá huỷ cơ hội lớn lao.
Bạn phải viết bài ca riêng của mình - không phải là bài ca của Krishna và không phải là bài ca của Christ, mà là bài ca riêng của bạn! Bạn phải ca trái tim riêng của mình, chỉ thế thì bạn mới được hoàn thành. Nhưng mọi người đơn giản lặp lại như con vẹt; do đó họ trở thành rất thông thái và vẫn còn ngu xuẩn, vẫn còn dốt nát.
Thánh Augustine phân chia nhân loại thành hai loại; phân loại đó là có ý nghĩa. Loại thứ nhất ông ấy gọi là "dốt nát thông thái." Có những người biết quá nhiều và vậy mà chẳng biết gì cả; tri thức của họ toàn là đồ vay mượn. Chẳng cái gì đã nảy sinh từ trong họ, chẳng cái gì đã xảy ra cho họ; họ đơn giản lặp lại người khác. Họ có thể rất láu lỉnh trong việc lặp lại nó, rất hiệu quả trong việc lặp lại nó, nhưng họ vận hành như máy tính. Họ còn chưa là người; tính người còn chưa được sinh ra trong họ. Tri thức của họ không biết gì, đó là sự giả vờ.
Các đại học đầy những người như vậy, và thế giới kính trọng những người này rất nhiều bởi vì tri thức là quyền lực. Họ biết, đó là ý tưởng thịnh hành, và họ có quyền năng. Và theo nghĩa nào đó ý tưởng này là đúng: người biết vật lí có quyền năng hơn người không biết, nhưng khi có liên quan tới cuộc sống riêng của người đó, người đó dốt nát cũng như bất kì ai khác. Không có khác biệt giữa dân làng và giáo sư đại học khi có liên quan tới việc tự biết mình - và đó mới là kho báu thực.
Có tri thức mà không biết, và Augustine nói, cũng có dốt nát biết. Ông ấy đang nói về dốt nát nào mà lại biết vậy? Dốt nát của người hồn nhiên. Người hồn nhiên đã lau sạch mọi tri thức vay mượn khỏi tâm trí mình hoàn toàn.
Thiền không là gì ngoài phương cách để lau sạch tâm trí, để làm cơn mưa rào cho bản thể bên trong của bạn, để cho mọi bụi bặm, cái gọi là tri thức, được xối đi và bạn còn lại sạch sẽ, tươi tắn, trẻ trung. Đây là điều Jesus nói: Chừng nào ông còn chưa được sinh ra lần nữa ông sẽ không vào được vương quốc Thượng đế của ta.
Đây là điều ở phương Đông chúng ta thường gọi là hiện tượng dwij - sinh ra hai lần. Mọi brahmin không phải là dwij, nhưng mọi dwij đều là brahmin. Mọi brahmin không phải là được sinh ra hai lần, nhưng mọi người sinh ra hai lần đều là brahmin. Christ là một brahmin, Mohammed là một brahmin. Brahmin là người đã biết tới Brahman, người đã biết tới cuộc sống tối thượng, nhưng bí mật là, bạn sẽ phải được sinh ra lần nữa.
Điều đó nghĩa là gì? Nó nghĩa là bạn sẽ phải làm chết đi tri thức của mình - những thứ vay mượn, bắt chước, máy móc - và bạn sẽ phải lại hồn nhiên như bạn đã từng vậy khi bạn được sinh ra lần thứ nhất. Nhưng thời thơ ấu đầu tiên nhất định mất đi; không ai có thể bảo vệ được nó. Chính bản chất của mọi sự là thời thơ ấu đầu tiên sẽ bị mất. Nhưng thời thơ ấu thứ hai có thể được đạt tới, và với thời thơ ấu thứ hai cuộc sống bắt đầu. Trước đó bạn đơn thuần tồn tại. Với lần sinh ra thứ hai bạn đi vào trong bí ẩn thực của cái đang đó.
Để tôi nhắc bạn: đừng coi cuộc sống là đương nhiên có đấy. Nó phải được tạo ra, và nó có thể được tạo ra chỉ bởi việc chọn lựa một cách tự do, bằng việc chọn của riêng bạn. Vâng, có khả năng bạn có thể đi lạc lối, có khả năng bạn có thể phạm lỗi, sai lầm. Nhưng chẳng cái gì phải lo nghĩ tới cả - sai lầm và lỗi và đi lạc lối, chúng tất cả đều là một phần của sự trưởng thành. Chỉ bằng việc phạm sai lầm mà người ta mới học, chính là bằng việc đi lạc lối mà người ta mới quay lại con đường đúng.
Những người chưa bao giờ đi lạc lối vẫn còn bất lực. Những người chưa bao giờ phạm sai lầm nào do sợ hãi, họ chẳng bao giờ làm được cái gì - bởi vì nếu bạn làm, có khả năng bạn có thể phạm phải sai lầm nào đó. Sợ phạm sai lầm, họ không bao giờ làm cái gì cả. Nhưng không làm gì, làm sao bạn có thể trưởng thành được? Bạn sẽ vẫn còn hổng hoác, bạn sẽ không được kết tinh lại, bạn sẽ không có linh hồn nào. Bạn sẽ chết, bạn sẽ là cái xác - đi đấy, thở đấy, nói đấy nhưng bạn sẽ là cái xác bởi vì bạn sẽ không có hương vị của cuộc sống vĩnh hằng.
Điều đầu tiên cần ghi nhớ là ở chỗ chúng ta chưa được sinh ra. Một lần sinh xảy ra qua bố mẹ, qua người mẹ. Lần sinh thứ hai xảy ra khi bạn trong mối quan hệ thân thiết với một thầy, với vị phật. Lần sinh thứ hai này xảy ra trong phật trường: vị phật trở thành bụng mẹ. Thầy là bụng mẹ cho đệ tử. Đệ tử đi vào trong bụng mẹ của thầy, tan biến vào trong thầy và được sinh ra lần nữa.
Chính là qua việc sinh mới này mà bạn bắt đầu trở nên có ý thức. Bạn tin rằng bạn có ý thức... bởi vì bạn có thể từ văn phòng về nhà mọi tối, cho nên bạn nghĩ mình có ý thức. Bởi vì bạn có thể làm những điều nào đó, bạn nghĩ bạn có ý thức. Bây giờ có các robot, người máy, có thể làm mọi điều điều bạn đang làm đấy.
Bây giờ có khả năng là chẳng bao lâu sẽ có máy bay - chúng đã có trong sự tồn tại rồi, còn chưa được dùng thôi; chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được dùng - những chiếc không có phi công nào cả, và sẽ có tàu hoả không có người lái nào. Về mặt lí thuyết bây giờ chúng là có thể có rồi. Máy sẽ làm mọi điều đó. Thế rồi bạn sẽ rất ngạc nhiên: bạn đang từng làm những điều này và bạn cứ tưởng rằng mình có ý thức bởi vì bạn làm những điều này. Bằng việc làm điều gì đó người ta không trở nên có ý thức đâu.
Có ý thức là làm việc với hương vị mới. Làm nó, ở trong bản thân nó, không phải là có ý thức, nhưng làm nó với nhân chứng bên trong; theo dõi, quan sát, biết rằng bạn đang làm nó - đó là có ý thức, và đó là việc tái sinh.
Bryant bắt được một con cá tí hon và đột nhiên nó bắt đầu nói. "Ta thực sự là một yêu lùn và nếu ông thả ta ra ta sẽ ban cho ông và vợ ông ba điều ước bất kì nào."
Thế là người Ai len này thả cá ra, chạy xô về nhà và kể cho vợ mình nghe. Đôi này đăm chiêu đi vào thị trấn và nhìn vào những thứ muốn mua, thế rồi cô vợ quyết định làm bữa ăn tối nhanh từ đậu đóng hộp. Nhưng cô ấy không tìm đâu ra được cái mở hộp và nói, "Em ước là em có cái mở hộp." Úi chào! Cô ấy có ngay cái mở hộp.
"Em làm phí hoài một điều ước với cái mở hộp ngu xuẩn đó," Bryant la lên. "Anh ước là nó bám vào đít em!"
Và phần đáng buồn của câu chuyện là ở chỗ họ phải dùng điều ước thứ ba và cuối cùng để lấy nó ra.
Đây là cách bạn đang sống đấy, đây là cách toàn thể nhân loại đang sống đấy: chẳng biết mình đang nói gì, chẳng biết mình đang làm gì, chẳng biết gì cả - chỉ loạng choạng, dò dẫm ngẫu nhiên. Và điều này cứ tiếp diễn từ đầu đến chính lúc cuối.
Toàn thể cuộc sống của bạn trở thành ngữ pháp của vô ý thức, ngôn ngữ của vô ý thức. Và qua ngôn ngữ này, tầng của ngôn ngữ này, bạn nhìn vào cuộc sống - và mọi thứ đều bị diễn giải sai, bị bóp méo.
Hai đối tác kinh doanh Slutsky và Gross đi câu cá ở trong một chiếc thuyền nhỏ trên hồ ở Catskills. Bỗng nhiên cơn giông tố kéo tới, chiếc thuyền bị lật úp, và trong khi Slutsky bắt đầu bơi, Gross chới với và thở phì phì một cách bất lực. Anh đang đang chìm.
"Này," Slutsky nói, vừa bơi ra xa, "cậu có thể thả nổi một mình* được không?"
"Tớ đang chìm đây," Gross lại phì phì, "mà nó lại nói về kinh doanh!"
* alone - một mình phát âm nghe gần giống 'a loan' - món vay.
Ngôn ngữ cũ, "Cậu có thể thả nổi món vay không?" - ngôn ngữ của kinh doanh. Anh ta hiểu chỉ một ngôn ngữ thôi. Bây giờ, ngay cả trong tình huống như thế, điều được nói với anh ta sẽ được hiểu theo cách anh ta có thể hiểu. Chúng ta không hiểu điều được nói; chúng ta hiểu điều chúng ta có thể hiểu. Chúng ta không hiểu điều chúng ta thấy; chúng ta chỉ thấy điều chúng ta có thể thấy.
Ông già Bernstein nằm sắp chết. Cả gia đình đã tụ tập quanh giường chết. Bằng một giọng yếu ớt, ẻo lả, ông ấy hỏi, "Sol có đây không?"
"Có ạ, thưa bố," người con cả của ông ta nói. "Lester có đây không?"
"Có ạ, thưa bố!" cậu con trai trả lời. "Eli có đây không?"
"Con ở ngay đây!" người con trẻ nhất nói.
"Nếu chúng mày tất cả đều ở đây," Bernstein nói, "ai đang trông cửa hàng?"
Và bây giờ ông ấy sắp chết - những khoảnh khắc cuối cùng! Ngay cả khoảnh khắc của cái chết ông ấy vẫn nghĩ tới người trông cửa hàng.
Từ sinh tới tử bạn cứ sống, dò dẫm trong bóng tối không đèn - và bạn có thể đã tạo ra đèn được. Bạn không thể tìm thấy nó trong kinh sách đâu; không ai có thể trao nó cho bạn. Nó không được mua hay bán; nó không chuyển trao được. Nhưng bạn có thể tạo ra được nó - bạn có thể kết lại tất cả năng lượng của mình. Bạn có thể bắt đầu sống một cách có ý thức từ chính khoảnh khắc này.
Chẳng hạn, bạn đang nghe tôi. Bạn có thể nghe theo cách buồn ngủ... bởi vì bạn đang ở đây, và tôi đang thốt ra vài lời, và bạn có tai và tai bạn hoạt động, cho nên những lời đó đập vào màng nhĩ của bạn và tiếng ồn nào đó được tạo ra - và tất nhiên bạn nghe. Nhưng đây không phải là lắng nghe, nó chỉ là nghe thôi. Nó không phải là lắng nghe.
Lắng nghe nghĩa là bạn tỉnh táo, theo dõi, đứng trên ngón chân mình, uống lấy mà không bị tâm trí bóp méo; không có tiếng ồn bên trong, không huyên thuyên, hoàn toàn im lặng; không buồn ngủ, rất tỉnh, rất thức; cứ dường như nhà bạn đang cháy, dường như mọi thứ có thể bị lấy đi vào bất kì lúc nào và đây không phải là lúc ngủ. Khi nhà bạn bị cháy bạn không thể ngủ được - hay bạn có thể? Khi nhà bạn bị cháy bạn không thể ngủ được; bạn sẽ tỉnh táo, rất tỉnh táo.
Phát biểu đầu tiên mà Phật đã đưa ra sau khi ông ấy rời khỏi cung điện của mình là, "Nhà ta đang cháy. Bây giờ ta không thể sống trong vô ý thức được thêm nữa." Không có ai ngoại trừ người đánh xe của ông ấy. Ông già này nhìn vào cung điện; ông ấy chẳng thấy ngọn lửa nào ở đó cả, nhà đâu có cháy. Ông ấy nghĩ, "Hoàng tử điên mất rồi!" Ông ấy là ông già, người hầu già, cùng tuổi như bố Phật. Ông ấy đã chăm lo cho Phật từ ngày đầu tiên Phật được sinh ra; Phật thường kính trọng ông già này.
Ông già nói, "Hoàng tử nói điều vô nghĩa gì vậy! Cho dù mắt tôi có trở nên kém đi, tôi già rồi, nhưng tôi chẳng thấy ngọn lửa nào cả. Nhà vẫn hoàn toàn tốt, không cháy đâu!"
Phật nói, "Vâng, ta thấy - ông có thể không thấy - nhà ta đang cháy đấy, bởi vì mỗi lúc và mọi lúc cái chết đều là có thể. Bây giờ ta không thể vẫn còn trong trạng thái ngủ này thêm nữa được."
Ông già nhún vai. Ông ấy nói, "Hoàng tử toàn nói điều gở!"
Khi ông ấy phải để lại Phật trong rừng sâu và họ nói lời tạm biệt, ông già khóc và nói, "Nghe tôi đi - Tôi cũng như bố hoàng tử vậy. Hoàng tử đi đâu? Hoàng tử có điên rồ không vậy? Cung điện đẹp thế, vợ đẹp thế, thoải mái thế, xa hoa thế! Hoàng tử còn đi đâu đây?"
Phật nói, "Ta đi tìm tâm thức." Ông ấy đã không nói, "Ta đi tìm Thượng đế," bởi vì làm sao bạn có thể nói về Thượng đế được nếu bạn thậm chí còn chưa có ý thức? Người tìm kiếm thực sự đi tìm tâm thức, không đi tìm Thượng đế. Nếu bạn bắt đầu tìm Thượng đế, điều đó sẽ vẫn còn là tìm kiếm vô ý thức - bởi vì bạn đã nghe các tu sĩ nói về Thượng đế và tham lam đã nảy sinh trong tâm trí bạn về Thượng đế.
Người tìm kiếm thực, sannyasin thực, chẳng liên quan gì tới Thượng đế cả. Toàn thể nỗ lực của người đó, duy nhất nỗ lực của người đó, nỗ lực dồn vào một điểm, nỗ lực tập trung của người đó, là để trở nên có ý thức hơn - làm sao có ý thức mãnh liệt tới mức bạn trở thành đầy ánh sáng, tới mức toàn thể tâm trí của bạn là ngọn lửa của ánh sáng bùng cháy, tới mức ngọn đuốc tâm trí bạn bùng cháy từ cả hai đầu đồng thời. Trong ánh sáng đó người ta tự nhiên biết rằng Thượng đế hiện hữu.
Thượng đế không phải là để được tìm kiếm tới; cái được tìm kiếm tới là tâm thức. Người vô ý thức có thể tin vào Thượng đế, nhưng niềm tin của họ vào Thượng đế giống như niềm tin của họ vào tiền. Họ tin vào tờ bạc, họ tin vào Thượng đế, họ tin vào tượng đá, họ tin vào kinh sách chết. Họ chỉ có thể tin, nhớ lấy: duy nhất người vô ý thức mới tin.
Người có ý thức biết, cảm, trải nghiệm. Người đó không tin vào Thượng đế: người đó sống trong Thượng đế, người đó thở trong Thượng đế, trái tim người đó đập trong Thượng đế. Đó không phải là vấn đề về tin.
Bạn không tin vào mặt trời khi bạn thấy mặt trời mọc. Bạn không hỏi mọi người, "Anh có tin vào mặt trời không?" Nếu bạn hỏi, họ sẽ cười bạn. Bạn không tin vào trăng khi trăng tròn trong đêm; bạn chưa bao giờ hỏi bất kì ai. Không có người tin vào trăng và người không tin. Nó là kinh nghiệm của bạn; không có nhu cầu tin hay không tin.
Đích xác giống thế, trong tâm thức bạn có mắt để thấy Thượng đế, bạn có mắt để thấy chân lí của sự tồn tại. Thế thì nó không còn là vấn đề của niềm tin nữa - nó là kinh nghiệm của bạn, kinh nghiệm tồn tại. Người có ý thức biết, người vô ý thức tin.
Sao bạn là người Hindu, sao bạn là người Mô ha mét giáo, sao bạn là người Jaina, và sao bạn là người Ki tô giáo? Toàn các niềm tin! - và tu sĩ sống trên vô ý thức của bạn. Ông ta cứ cho bạn ngày một nhiều niềm tin - niềm tin đạo đức, niềm tin rằng nếu bạn làm điều này bạn sẽ được thưởng, nếu bạn làm điều kia bạn sẽ bị trừng phạt, niềm tin vào địa ngục, niềm tin vào cõi trời. Ông ta cứ chồng chất ngày một nhiều niềm tin. Bạn bị chìm trong các niềm tin! Niềm tin của bạn đã trở nên nặng nề thế lên bạn, như dãy Himalaya đè lên ngực bạn; chúng không cho phép bạn sống.
Bước đầu tiên hướng tới tâm thức là vứt bỏ mọi niềm tin. Đừng là người Hindu, đừng là người Mô ha mét giáo, đừng là người Ki tô giáo... bởi vì tôi nói cho bạn con đường trở thành một christ! Sao phải là người Ki tô giáo? Và tôi nói cho bạn con đường trở thành vị phật - sao được thoả mãn với việc là Phật tử? Sao được thoả mãn với hoa nhựa khi hoa hồng thực có thể được mọc lên, khi bạn có thể trở thành vườn hồng? Bạn mua vài đoá hoa nhựa từ chợ và bạn cứ tôn thờ những hoa nhựa đó. Điều bạn gọi họ - người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Hindu - không thành vấn đề; nếu chúng được vay mượn thì chúng đều là đồ nhựa. Hoa thực phải được lớn lên bên trong bản thể bạn; nó phải nở hoa ở đó.
Những người đã biết, họ nói - và tôi xác nhận cho họ, tôi là nhân chứng - rằng khi tâm thức mở ra trong tính toàn bộ của nó, nó là hoa sen một nghìn cánh, hoa sen vàng, vàng với hương thơm. Đó là phép màu tối thượng. Và chừng nào điều đó còn chưa được đạt tới, đừng nghỉ ngơi. Từng khoảnh khắc bị mất đi đều là mất mát lớn lao.
Lời kinh:
Như lái buôn giầu với vài người hầu tránh xa con đường nguy hiểm
và người yêu cuộc sống tránh xa chất độc,
cảnh giác với nguy hiểm của điên rồ và điều ác.
Phật đang nói rằng nếu bạn là lái buôn với kho báu lớn và bạn đang về nhà từ cuộc hành trình kinh doanh dài, rất dài - làm kinh doanh ở nhiều, nhiều nơi bạn đã thu thập được kho báu lớn lao và bạn đang về nhà và bạn chỉ có vài người hầu đi cùng mình - bạn sẽ tránh những con đường nguy hiểm, nơi kẻ cướp có thể trấn đoạt bạn, nơi bạn có thể bị giết, nơi kho báu của bạn có thể bị lấy đi khỏi bạn.
Con người đã từng trên cuộc hành hương lâu dài. Bạn không phải là người mới trên trái đất này, bạn là người hành hương rất cổ đại. Và trong mọi kiếp sống bạn đã thu thập nhiều kho báu bên trong mình - cho dù bạn có thể không nhận biết về nó. Bạn đã học nhiều... bạn không ý thức, bạn không biết mình đang mang theo kho báu nào bên trong bản thân mình. Bởi vì bạn vô ý thức nên bạn liên tục đi trên những con đường nguy hiểm nơi bạn có thể bị cướp, bị cướp mọi ngày. Người không nhận biết, người đang ngủ, bạn có thể cướp người đó; người đó thậm chí sẽ không đánh bạn.
Và kẻ cướp không ở bên ngoài, kẻ cướp ở bên trong bạn. Giận dữ, thù hận, tham lam, ghen tị, sở hữu, đây là những tên cướp, và trong tâm trí vô ý thức chúng cứ cướp bóc bạn. Giận dữ đã cướp đi của bạn bao nhiêu rồi? Nhìn lại đi! Giận dữ đã phá huỷ bạn bao nhiêu rồi? Nhưng bạn thậm chí không tính toán! Bạn thậm chí không nhìn lại để có cái nhìn thấu tỏ vào điều bạn đã từng làm cho bản thân mình. Thèm khát của bạn đã khai thác bạn bao nhiêu? Nhưng bạn cứ làm cùng những điều đó lặp đi lặp lại mãi! Cùng giận dữ mà bạn bao giờ cũng kinh qua như chất độc, điều bạn biết hoàn toàn rõ chỉ có tính tàn phá - và mỗi lần bạn đã ở trong nó bạn về sau đều hối hận - bạn đã quyết định, bạn đã tự hứa hẹn với mình nhiều lần, sẽ không đi vào nó lần nữa. Và bạn cứ quên đi quên lại lời hứa mình đã tự trao cho mình.
Một người nói với người bạn của mình, "Đêm qua tớ đã đi xem phim con lợn Do Thái, và đó thực sự là một kinh nghiệm."
Người bạn hỏi, "Bộ phim Do Thái bẩn thỉu đó giống cái gì vậy?"
Người này nói, "Nó chỉ kéo dài mười phút thôi: một phút cho dục và chín phút cho mặc cảm."
Quan sát cuộc sống của bạn và bạn sẽ thấy điều đó: một phút của giận dữ và bao nhiêu phút của mặc cảm? Một phút của thèm khát và bao nhiêu phút của mặc cảm, hay bao nhiêu giờ, hay bao nhiêu ngày?
Brotsky tới Puerto Rico trong cuộc hội nghị kinh doanh. Một đêm, ngay trước khách sạn của mình, anh ta bị cám dỗ bởi lời chào mời của một gái mãi dâm đẹp. "Chào anh người Mĩ," cô ta nói. "Anh có-a muốn mua-a cái mà em bán hông-a?"
Brotsky đi với cô ta. Mười ngày sau, ở nhà tại New York, anh ta thấy rằng mình đã bị mắc bệnh lậu.
Năm sau, ngay trước cửa của cùng khách sạn đó, anh ta lại bị cám dỗ bởi cùng cô gái đó. "Chào anh, anh người Mĩ. Anh có muốn-a mua cái em đang bán hông- a?"
"Nhất định rồi," anh ta nói, "Lần này là cái gì vậy - ung thư chắc?"
Nếu bạn nhìn vào cuộc sống của mình bạn sẽ thấy nó đi theo vòng tròn. Bạn cứ làm cùng những điều ngu xuẩn, cùng những điều ngu xuẩn ấy, và bạn đã làm chúng nhiều lần thế rồi. Khi nào bạn sẽ thức dậy? Và bạn lại trở nên mê mẩn với cùng những thứ ngu xuẩn, bạn cứ bị bắt đi bắt lại vào trong cùng một cái lưới. Cuộc sống của bạn chẳng có mấy điều mới.
Bạn quan sát cuộc sống của mình trong ba tháng, ghi lại trong ba tháng, và thế rồi bạn sẽ ngạc nhiên: đây là mọi điều bạn đã từng lặp đi lặp lại. Và chừng nào bạn còn chưa trở nên thức tỉnh thì bạn sẽ còn lặp lại cùng những điều đó trong cả đời mình - mà không chỉ cả đời bạn đâu, bạn đang lặp lại nó trong nhiều, nhiều kiếp sắp tới đấy.
Harry, lớn lên ở Philadelphia, làm chuyến đi thăm đầu tiên tới nước Anh.
Một đêm anh ta phát hiện ra một thanh nữ tóc đỏ hấp dẫn trong quán rượu, anh ta bước tới cô ta và bắt đầu tán tỉnh, "Em biết đấy, anh tới từ phía bên kia..."
"Chúng mình lên ngay căn hộ của em đi," cô ấy nói. "Điều này em đã biết rồi!"
Bạn hiểu nó chứ? Lặp đi lặp lại... "Điều này em đã biết rồi!" Bạn cứ lặp đi lặp lại mê đắm. Bạn có thể đã biết nhiều đàn bà, và lại người đàn bà khác, và bạn sẵn sàng lại ngu xuẩn nữa. Cuộc sống của bạn có tính lặp lại - bạn thậm chí không phạm phải sai lầm mới!
Có tính sáng tạo chút ít đi. Nếu bạn quan tâm tới việc phạm sai lầm, ít nhất phạm sai lầm mới. Nếu bạn có thể làm nó thành vấn đề là "Mình sẽ chỉ phạm sai lầm mới thôi," chẳng mấy chốc chúng sẽ bị chấm dứt - bởi vì có được bao nhiêu sai lầm mới? Một ngày nào đó bạn đơn giản sẽ thấy rằng không có nhiều sai lầm mới còn lại, và bạn không thể phạm sai lầm nào bởi vì bạn đã quyết định không lặp lại.
Một lần nên là đủ - nhưng sao nó không đủ? Lí do là ở chỗ trong khi bạn đang phạm sai lầm đó bạn không có đó; bạn thậm chí còn làm nó một cách vô ý thức. Nếu bạn có thể phạm một sai lầm một cách có ý thức, tỉnh táo toàn bộ, với tràn đầy nhận biết, tuyệt đối hiện diện, bạn sẽ không lặp lại nó lần nữa.
Con người của thông minh nhất định phạm phải sai lầm, nhưng mỗi sai lầm chỉ một lần, thế rồi người đó được kết thúc với nó. Người đó đã biết và hiểu nó. Nhưng mọi người vẫn còn chưa trưởng thành.
Hai cậu bé da mầu gặp nhau trên phố. "Tớ năm tuổi. Đằng ấy bao nhiêu tuổi?" "Tớ hổng biết."
"Đằng ấy có nghĩ tới con gái không?" "Hổng."
"Thế thì đằng ấy mới bốn thôi!"
Bây giờ, đây là việc có tuổi, sự trưởng thành được đo, được cân đấy.
Trưởng thành nghĩa là trở nên có ý thức nhiều hơn; không có cách khác để trở nên trưởng thành. Tôi không nói đừng phạm phải sai lầm, bởi vì điều đó sẽ chẳng ích gì. Tôi không nói né tránh sai lầm, không. Tôi nói bất kì điều gì bạn muốn làm, làm nó đi, nhưng làm nó một cách rất có ý thức. Đem đầy đủ bản thể của bạn vào trong nó, để cho một khi được làm rồi bạn có thể quyết định liệu có đáng làm nó lần nữa hay nó là hoàn toàn vô nghĩa, vô dụng; cho nên một lần được làm bạn biết liệu nó là kim cương thực hay chỉ là đá mầu.
Nếu nó là kim cương thực, đi theo nó, đào sâu - bạn có thể ở gần với kho báu. Và nếu nó chỉ là đá mầu, quên tất cả về nó đi. Đừng mang đá mầu; chúng trở thành vật nặng và chúng làm cho cuộc hành trình của bạn ngày một khó khăn hơn. Khi bạn muốn đi lên núi bạn cần vô trọng lượng. Và cuộc hành trình hướng tới ý thức là cuộc hành trình đi lên núi.
Như lái buôn giầu với vài người hầu tránh xa con đường nguy hiểm và người yêu cuộc sống tránh xa chất độc, cảnh giác với nguy hiểm của ý nghĩ điên rồ và điều ác. Trở nên nhận biết đi. Cảnh giác (beware) nghĩa là nhận biết. Cảnh giác (beware) là tổ hợp của hai từ: be và aware (cảnh và giác). Cảnh giác với nguy hiểm của ý nghĩ điên rồ và điều ác. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền: điên rồ và điều ác. Điên rồ nghĩa là vô ý thức - và từ vô ý thức chỉ có điều ác được sinh ra.
Với tay không bị thương có thể động tới chất độc. Người hồn nhiên tới không gây hại.
Nếu bạn trở nên nhận biết về điên rồ và điều ác... Nhớ lấy, Phật không nói né tránh; ông ấy nói cảnh giác.
Lão Tử nói: Con người của trí huệ bước đi dường từng bước đều có nguy hiểm. Con người của trí huệ bước đi dường như trong mùa đông lạnh giá người đó đi qua dòng suối đóng băng, đó là điều Lão Tử nói. Vâng, đích xác đấy, nó là vậy: con người của trí huệ bước đi tỉnh táo. Từng bước đều tràn đầy nguy hiểm, bởi vì tâm trí bạn có thể khẳng định vào bất kì lúc nào.
Tâm trí bạn rất cổ đại, thói quen của nó được bắt rễ rất sâu, được cấy vào rất sâu. Chỉ chút ít vô nhận biết và tâm trí nhất định bắt giữ bạn, và nó sẽ lôi bạn vào trong điều ác nào đó. Nó sống trên điều ác. Nó nhất định lôi bạn vào trong cái gì đó mà bạn sẽ hối hận về sau. Nhưng hối hận chẳng ích gì, đó là việc cực kì lãng phí thời gian. Trước hết bạn lãng phí thời gian trong việc phạm sai lầm và thế rồi bạn làm lãng phí thời gian trong hối hận.
Một người có lần tới tôi, một người rất giầu. Ông ấy có thói quen cả đời là trở nên giận dữ dễ dàng tới mức chỉ một hơi chút khiêu khích cũng đủ, hay nếu không có khiêu khích nào ông ấy sẽ tạo ra nó, ông ấy sẽ tưởng tượng ra cái gì đó. Và ông ấy đã khổ nhiều bởi vì điều đó: vợ ông ấy bỏ ông ấy, con ông ấy xa lánh ông ấy, không người hầu nào có thể ở được với ông ấy lâu. Ông ấy sống cuộc sống rất biệt lập. Ông ấy có tất cả, nhưng lại rất nghèo theo cách nào đó bởi vì ông ấy chẳng có ai yêu ông ấy hay để nhận tình yêu của ông ấy.
Ông ấy hỏi tôi, "Làm sao tôi có thể gạt bỏ được giận dữ? Tôi đã quyết định nhiều lần, tôi đã lấy lời nguyện trước các thánh nhân vĩ đại rằng tôi sẽ không giận nữa, nhưng sự việc cứ lặp đi lặp lại, khi tình huống nảy sinh tôi quên hết mọi thứ về lời nguyện. Nó tới, và nó tới theo cách thức như trận lụt tới mức tôi đơn giản bị nó chiếm lĩnh mất. Tôi phải làm gì? Tôi phải tới thầy. Xin thầy giúp tôi quyết định rằng tôi có thể gạt bỏ được nó."
Tôi nói, "Ông làm một việc. Điều thứ nhất là: vứt bỏ hối hận. Điều thứ hai là: đừng bao giờ nguyện chống giận dữ."
Ông ta nói, "Thầy nói gì vậy? Thế thì cuộc đời tôi sẽ tàn mất thôi!"
Tôi nói, "Ông đã lấy lời nguyện rồi và ông đã từng hối hận rồi - điều đó có ích theo cách nào không?"
Ông ấy phải thừa nhận rằng điều đó chẳng ích lợi gì. Thế rồi tôi nói, "Sao ông không thử điều tôi nói đi? - bởi vì hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ hối hận không chống lại giận dữ; thực ra nó là cách thức của bản ngã để lôi ông trở lại vị trí cũ thôi."
Khi bạn trở nên giận dữ và về sau bạn nhớ lại, bản ngã của bạn thấy bị tổn thương là, "Mình đã lại phạm phải cùng cái ngu xuẩn đó rồi." Bây giờ bản ngã bị thương này muốn được chữa lành; bạn đã sa ngã trong con mắt riêng của mình. Bản ngã bị tổn thương của bạn nói, "Đến đền chùa hay tới thánh nhân nào đó đi. Lấy lời nguyện rằng, 'Bây giờ mình sẽ không bao giờ làm điều như vậy nữa.'" Lấy lời nguyện bản ngã cảm thấy dễ chịu: "Trông xem mình là người tôn giáo làm sao." Lấy lời nguyện trước một thánh nhân và trước đám đông bạn cảm thấy cực kì được mạnh mẽ trong bản ngã của mình: "Trông đây, tôi đã quyết định!" Vết thương lại được chữa lành.
Bạn trở lại trong tình huống cũ: bản ngã lại được lên ngôi. Bạn sẽ lại phạm phải cùng sai lầm đó sớm hay muộn, và bây giờ bạn đã biết cách chữa lành các vết thương. Hối hận là cách thức, lấy lời nguyện là cách thức.
Cho nên điều đầu tiên tôi nói với người đó là, "Dừng chuyện hối hận lại - điều đó là phí thời gian! Cái đã qua là đã qua rồi, quá khứ là quá khứ. Nó đã được kết thúc rồi. Ông không cần lo nghĩ về nó. Ông bắt đầu tươi tắn đi - đừng hối hận. Thay vì hối hận, gợi ý của tôi là: ông về nhà và giận dữ - điều đầu tiên để làm - giận dữ và giận dữ một cách có ý thức. Trong khi ông giận dữ, vẫn còn tỉnh táo rằng ông giận dữ, biết điều ông đang làm: rằng ông đang ném mọi thứ, rằng ông đang ném ra những sự lăng mạ. Tỉnh táo vào!"
Ngày hôm sau ông ta tới. Ông ta nói, "Điều đó là không thể được! Hoặc là tôi có thể giận dữ hoặc tôi có thể tỉnh táo. Nếu tôi tỉnh táo tôi không thể giận dữ được; nếu tôi giận dữ tôi không thể tỉnh táo được. Thầy đã cho tôi một nhiệm vụ không thể được!"
Tôi nói, "Bây giờ chính ông phải quyết định: nếu ông muốn giận dữ, quên tỉnh táo đi; nếu ông không muốn giận dữ, thế thì tỉnh táo. Không hối hận, không lấy lời nguyện nào nữa. Một phương pháp đơn giản!"
Mọi người đã thức tỉnh đều đã từng dạy phương pháp đơn giản này.
Ai đó hỏi Mahavira, "Ai là thánh nhân thực và ai là tội nhân?"
Có thể người hỏi này muốn một câu trả lời làm sẵn đã được cho trong kinh sách, nhưng người như Mahavira nói từ bản thể riêng của họ. Điều ông ấy nói là cực kì hay. Định nghĩa mà ông ấy đã cho là duy nhất, duy nhất trong toàn thể lịch sử của nhân loại. Ông ấy nói, "Asutta muni - người thức tỉnh, người đó là thánh nhân. Và sutta amuni - người đang ngủ là tội nhân."
Đơn giản, nhưng cực kì có ý nghĩa! Thức tỉnh là tính thánh thiện duy nhất có đó, và ngủ, vô ý thức, là tội lỗi duy nhất có đó; mọi tội lỗi khác đều được sinh ra từ nó. Chặt tận gốc đi, chặt từ chính gốc! Đừng cứ tỉa lá.
Với tay không bị thương có thể động tới chất độc. Và thế rồi, khi bạn thức tỉnh, tỉnh táo, quan sát, thế thì chẳng có vấn đề gì. Thế thì bạn giống như bàn tay không bị thương, bạn có thể xử trí chất độc. Điều đó nghĩa là gì?
Để tôi nhắc bạn về một tình huống đã xảy ra trong đời Jesus. Ông ấy cầm roi và đi vào trong ngôi đền lớn của Jerusalem. Roi trong tay Jesus sao...? Đây là nghĩa của điều Phật nói: tay không bị thương có thể xử lí được chất độc. Vâng, Jesus có thể xử lí được roi, không có vấn đề gì; roi không thể chế ngự ông ấy. Ông ấy vẫn còn tỉnh táo, tâm thức của ông ấy là như vậy.
Ngôi đền lớn của Jerusalem đã trở thành chỗ cho kẻ cướp; việc ăn cướp tinh vi đang diễn ra. Có những người đổi tiền bên trong ngôi đền và họ đang khai thác toàn thể đất nước. Jesus một mình đi vào ngôi đền và lật tung bàn của họ - bàn của những người đổi tiền - ném tiền của họ tung toé khắp xung quanh và tạo ra rối loạn tới mức những người đổi tiền phải chạy trốn ra ngoài ngôi đền. Họ thì nhiều mà Jesus chỉ mỗi mình, nhưng ông ấy đang trong phẫn nộ thế, trong lửa cháy thế!
Bây giờ, điều này đã từng là vấn đề cho người Ki tô giáo: giải thích điều đó thế nào đây? - bởi vì toàn thể nỗ lực của họ là để chứng minh rằng Jesus là chim bồ câu, biểu tượng của hoà bình. Làm sao ông ấy có thể cầm roi trong tay được? Làm sao ông ấy có thể giận dữ thế được, cuồng nộ tới mức ông ấy lật đổ bàn của người đổi tiền và tống những người đổi tiền ra khỏi ngôi đền? Và ông ấy phải đã bốc lửa; bằng không, ông ấy có mỗi mình - ông ấy có thể bị bắt giữ chứ. Năng lượng của ông ấy phải đã trong cơn bão; họ không thể đối diện ông ấy được. Các tu sĩ và nhà kinh doanh và người đổi tiền tất cả đều trốn ra ngoài kêu to, "Người này đã điên rồi!"
Người Ki tô giáo né tránh chuyện này. Không cần né tránh nó nếu bạn hiểu lời kinh này của Phật: Với tay không bị thương có thể động tới chất độc. Người hồn nhiên tới không gây hại. Jesus hồn nhiên thế! Ông ấy không giận dữ; đó là từ bi của ông ấy. Ông ấy không bạo hành, ông ấy không có tính tàn phá; đó là tình yêu của ông ấy. Roi trong tay ông ấy là roi trong tay của tình yêu, từ bi.
Đây là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta có Krishna, người có thể chiến đấu trong chiến tranh cho dù ông ấy đã hứa không đánh nhau. Ông ấy đã quên tất cả về lời hứa của mình. Mọi người cứ nghĩ rằng ông ấy rất ngoại giao, chính trị; ông ấy không phải vậy. Lời hứa đó đã được đưa ra trong khoảnh khắc nào đó; bây giờ khoảnh khắc đó không còn áp dụng được nữa - tình huống đã thay đổi. Ông ấy không phải là kẻ cơ hội, ông ấy không chính trị chút nào. Ông ấy đơn giản trung thực, chân thành, có trách nhiệm cho tình huống đang là hiện tại. Nó là vậy trong khoảnh khắc đó khi ông ấy hứa rằng ông ấy sẽ không đi vào chiến tranh; nó không còn là như vậy nữa, tình huống đã thay đổi rồi. Ông ấy đi vào chiến tranh mà chẳng hối hận gì cả; ông ấy chưa bao giờ hối hận về nó. Không có nhu cầu hối hận.
Con người của nhận biết hành động từ nhận biết riêng của mình, do đó không có hối hận; hành động của người đó là toàn bộ. Và một trong những cái đẹp của hành động toàn bộ là ở chỗ nó không tạo ra nghiệp; nó không tạo ra cái gì cả; nó không để lại dấu vết nào trên bạn. Điều đó cũng giống như viết lên nước: bạn thậm chí không kết thúc... Nó đã mất rồi. Nó thậm chí không viết được lên cát, bởi vì điều đó có thể còn lại trong vài giờ nếu gió không tới - đó là việc viết lên nước.
Nếu bạn đi tới đền chùa Hindu bạn sẽ thấy Rama với cung và tên trong tay ông ấy. Bây giờ điều đó đã là vấn đề cho cái gọi là những người theo Gandhi để giải thích nó; với Mahatma Gandhi đó là vấn đề. Nếu Rama có bánh xe quay trong tay ông ấy thì mọi sự đã được rồi - nhưng cung và tên sao? Gandhi đã cố gắng né tránh điều đó. Ông ấy đã nhắc tên của Rama mọi ngày; đó là cái tên cuối cùng trên môi ông ấy khi ông ấy chết. Khi ông ấy bị bắn chết, lời cuối cùng thốt ra từ môi ông ấy là, "Này Ram! Ôi Ram!" Nhưng ông ấy đã xoay xở điều đó thế nào? Về cung và tên thì sao? Ông ấy chưa bao giờ đương đầu với vấn đền này một cách trung thực, chân thành - bởi vì Rama đã chiến đấu trong chiến tranh, phải đã giết nhiều người, chắc chắn đã giết chết Ravana. Nói gì về bạo hành này?
Lời kinh này sẽ giải thích: Với tay không bị thương có thể động tới chất độc. Người hồn nhiên tới không có hại. Nếu bạn có thể tỉnh táo toàn bộ, thế thì không có vấn đề gì. Bạn có thể xử lí được chất độc; thế thì chất độc sẽ vận hành như thuốc. Trong tay của người trí huệ, chất độc trở thành thuốc; trong tay của người ngu, ngay cả thuốc, thậm chí nước cam lồ, nhất định trở thành chất độc.
Người hồn nhiên tới không có hại. Nếu bạn vận hành từ hồn nhiên - không từ thông thái mà từ hồn nhiên như trẻ con - thế thì bạn không bao giờ có thể đi tới bất kì cái hại gì, bởi vì nó không để lại dấu vết. Bạn vẫn còn tự do với hành động của mình. Bạn sống một cách toàn bộ và vậy mà không hành động nào làm nặng gánh bạn.
Nhưng khi bụi bị tung ngược gió,
điều ác bị thổi ngược vào mặt
của người ngu, người làm sai điều thuần khiết và vô hại.
Nhớ lấy, nếu bạn vận hành từ vô nhận biết, thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ là bụi bị tung ngược chiều gió. Nó quay lại chui vào mắt bạn. Nó là việc nhổ lên trời - nước bọt rơi vào mặt bạn thôi.
Bạn khổ không phải vì người khác đâu, bạn khổ bởi vì hành động ngu xuẩn của riêng mình. Và hành động ngu xuẩn là gì? Hành động nảy sinh từ trạng thái vô ý thức của tâm trí.
Nhưng khi bụi bị tung ngược chiều gió, điều ác bị thổi ngược vào mặt của người ngu, người làm sai điều thuần khiết và vô hại. Và kết quả thậm chí còn nguy hiểm hơn cho người ngu nếu điều ác của người đó và việc sai của người đó là chống lại sự thuần khiết và điều vô hại. Nếu bạn đánh nhau với người ngu khác không có mấy vấn đề: người đó nhổ vào bạn, bạn nhổ vào người đó. Nước bọt của bạn quay lại bạn, nước bọt của người đó quay lại người đó; mọi thứ được cân bằng. Bạn làm hại người đó, cái hại của bạn quay lại bạn; người đó làm hại bạn, cái hại của người đó quay lại người đó.
Nhưng khi bạn làm hại hay làm điều ác cho ai đó hồn nhiên, thế thì bạn thực sự trong rắc rối bởi vì điều ác của bạn sẽ quay lại bạn cả nghìn lần hơn. Người hồn nhiên sẽ không làm điều ác nào với bạn; người đó đơn giản sẽ dội lại, người đó đơn giản sẽ phản xạ, người đó sẽ là tấm gương. Nếu bạn xấu, cái xấu của bạn sẽ được hiện ra - và tất nhiên, tấm gương càng thuần khiết, cái xấu của bạn sẽ càng được hiện ra rõ ràng hơn.
Và tâm trí có ham muốn lớn lao để làm hại người hồn nhiên. Nó sợ làm hại người ác bởi vì người ác có thể chứng tỏ quá nhiều. Người hồn nhiên dường như hồn nhiên tới mức bạn bị cám dỗ làm hại người đó. Người hồn nhiên dường như mong manh thế, tinh tế tới mức bạn nghĩ chẳng có vấn đề gì: bạn có thể làm bất kì cái gì với người đó, người đó thậm chí sẽ không đáp lại. Do đó Jesus bị đóng đinh, Socrates bị đầu độc, Phật bị ném đá.
Nhớ lấy, có cám dỗ lớn để làm hại người hồn nhiên, bởi vì bạn biết người đó sẽ không đáp lại điều đó theo kiểu ăn miếng trả miếng. Nhưng rắc rối là, người đó sẽ không ăn miếng trả miếng, nhưng toàn thể sự tồn tại lại báo thù nhân danh người đó. Bởi vì người đó sẽ không báo thù, toàn thể sự tồn tại đứng về phía người đó. Sự tồn tại bao giờ cũng ở bên phía người thức tỉnh. Bạn nhất định khổ nhiều, mặc dầu Jesus sẵn sàng tha thứ cho bạn. Lời cuối cùng của Jesus là: Thưa cha, xin tha thứ cho mọi người này bởi vì họ không biết điều họ đang làm. Đây là đáp ứng của ông ấy. Nhưg sự tồn tại không thể tha thứ cho bạn được.
Sự tồn tại tuân theo một luật rất chính xác: điều ác nhất định tạo ra điều ác cho bạn, và khổ, nếu bạn tạo nó cho người khác, nhất định bật trả lại bạn. Và nếu điều đó được làm để chống lại người vô hại, chống lại người trí huệ, chống lại vị phật, thế thì bạn sẽ khổ theo cách gấp nghìn lần hơn.
Một số người được tái sinh trong địa ngục, một số trong thế giới này,
người tốt ở trên trời.
Nhưng người thuần khiết không được sinh chút nào.
Địa ngục và cõi trời không có tính địa lí đâu, nhớ điều đó. Nó chỉ là biểu dụ để giải thích cái gì đó về tâm lí. Địa ngục là trạng thái của tâm trí đang trong khổ sâu sắc - tất nhiên, được tạo ra do việc làm riêng của bạn thôi. Mọi cát bụi bạn ném ra ngược chiều gió đều sẽ rơi vào bản thân bạn, đó là địa ngục - mọi điều sai bạn đã làm cho mọi người sẽ quay lại bạn. Bạn phải thu hoạch lấy mùa màng bởi vì bạn đã gieo hạt mầm. Nếu bạn gieo mầm chất độc thì bạn sẽ phải gặt lấy chất độc. Điều đó đơn giản thế: aes dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng.
Không ai có thể được miễn trừ khỏi nó, không có người nào có thể là ngoại lệ - mặc dầu mọi người đều nghĩ, "Mình có thể là ngoại lệ, mình có thể tìm ra cách nào đó thoát khỏi nó." Chắc chắn bạn có thể tìm ra cách để thoát khỏi luật pháp con người, bạn có thể tìm ra cách để thoát khỏi bất kì luật pháp nào, bởi vì luật pháp nhân tạo là luật pháp nhân tạo; chúng có thể bị phá vỡ. Và bạn có thể tìm ra những người thông minh có thể chỉ cho bạn cách bỏ qua chúng. Nhưng luật vĩnh hằng, luật tự nhiên, không thể bị phá vỡ; nếu bạn phá chúng bạn nhất định khổ. Khổ đó là địa ngục.
Bất kì khi nào bạn đi ngược lại luật của cuộc sống bạn đều trong địa ngục, và bất kì khi nào bạn đi hài hoà với luật bạn đều trong cõi trời. Cõi trời nghĩa là trạng thái vui vẻ. Và bất kì khi nào bạn đang lơ lửng, không chỗ này chẳng chỗ nọ, không chống đối không ủng hộ, trong trạng thái lờ phờ, trong trạng thái không quyết định, chỉ treo ở giữa, thế thì bạn đang trong thế giới này. Trong kinh sách Phật giáo thế giới này được gọi là madhyalok - trạng thái ở giữa cõi trời và địa ngục.
Có ba loại người trên thế giới: vài người ở cõi trời, nhiều người ở giữa, và nhiều người hơn đang ở trong địa ngục. Và thực ra đây không phải là ba loại người bởi vì từng người đều trải qua tất cả ba trạng thái này mọi ngày. Buổi sáng bạn có thể ở cõi trời, buổi trưa bạn ở trong tình trạng lấp lửng, đến tối, về nhà, bạn ở trong địa ngục. Bạn cứ thay đổi, dịch chuyển. Đây là những trạng thái tâm lí.
Việc vượt ra ngoài tất cả ba loại này được gọi là niết bàn, được gọi là phật tính, được gọi là moksha. Nếu bạn có thể vượt ra ngoài tất cả ba điều này - điều đó có nghĩa là nếu bạn có thể vượt ra ngoài mọi tâm trí - thế thì bạn không chỉ hài hoà với luật... Nếu bạn trong hài hoà với luật thì bạn ở thiên đường, nếu bạn chống lại luật thì bạn ở trong địa ngục. Nếu bạn không quyết định, nửa nọ nửa kia, năm mươi năm mươi, bạn ở thế giới giữa, thế giới này. Nhưng nếu bạn trở thành một với luật, bạn không còn tách rời - thậm chí không trong hài hoà, bởi vì trong hài hoà bạn vẫn tách rời. Nếu bạn trở thành một với luật: nếu bạn vứt bỏ bản ngã và tâm trí của mình một cách toàn bộ; nếu bạn trở nên được hội nhập vào trong luật vĩnh hằng; nếu bạn trở thành đại dương, giọt sương của bạn biến mất trong đại dương và trở thành nó, thế thì bạn không được sinh ra thêm nữa. Thế thì không sinh không tử. Thế thì toàn thể bánh xe của sinh và tử dừng lại. Thế thì bạn là một với vũ trụ, thế thì bạn là Thượng đế.
Đây là điều tối thượng phải được đạt tới, đây là điều tối thượng mà con người có khả năng đạt tới, nhưng cũng có khả năng bỏ lỡ. Chừng nào nỗ lực lớn lao còn chưa được thực hiện với tài năng và thông minh, bạn sẽ không thể nào đạt tới nó được.
Không ở đâu cả! không trên trời, không giữa biển, không sâu trong núi,
Ông có thể trốn đâu khỏi điều ác của riêng mình.
Nhớ lấy: không có cách nào để che giấu khỏi điều ác của bạn. Cho nên đừng cứ tự lừa mình rằng bạn sẽ tìm thấy cách nào đó: rằng bạn sẽ đi ra sông Hằng và chìm sâu vào trong sông Hằng và mọi tội lỗi của bạn sẽ được gột sạch. Đừng tự lừa dối mình - sông Hằng không thể làm được điều đó đâu. Đừng cho rằng bạn sẽ đi tới Kaaba và bạn sẽ làm haj, cuộc hành hương lớn lao, và bạn sẽ trở thành một haji - người đã từng tới Kaaba - và thế rồi mọi tội lỗi sẽ được gột sạch khỏi bạn, Thượng đế đã tha thứ cho bạn. Đừng nghĩ rằng bằng việc làm nghi lễ nào đó - yagna, havan - bạn sẽ được tự do khỏi điều ác của mình. Chẳng cái gì sẽ có ích đâu.
Không ở đâu cả! Phật nói, không trên trời, không giữa biển, không sâu trong núi, ông có thể trốn đâu khỏi điều ác của riêng mình. Nó sẽ theo bạn như cái bóng của bạn, nó sẽ hành hạ bạn dù bạn đi tới đâu. Tốt hơn cả là không làm nó - nhưng bạn có thể né tránh được việc làm nó chỉ nếu bạn trở nên có ý thức, bằng không bạn nhất định làm nó.
Không trên trời, không giữa biển, không sâu trong núi, không ở đâu cả
Ông có thể trốn đâu khỏi cái chết của riêng mình.
Điều ác nhất định đem tới sự trừng phạt riêng của nó cũng chắc chắn như sinh nhất định đem tới cái chết riêng của nó. Bạn không thể tránh được cái chết, bạn không thể tránh được kết quả của hành vi của mình. Cho nên đừng nghĩ theo kiểu này, bởi vì tất cả thời gian bị phí hoài trong né tránh, che giấu, đơn giản là bị phí hoài. Mọi năng lượng đó có thể được đặt vào trong một nỗ lực: của việc trở nên nhận biết, của việc trở nên có tính thiền. Điều đó sẽ có ích.
Một người đi ra sông Hằng. Người đó đi tới Ramakrishna, người đó là tín đồ của Ramakrishna. Người đó hỏi Ramakrishna, "Paramahansadeva, tôi đi ra sông Hằng đây - xin ban phước cho tôi. Thầy có cho rằng mọi tội lỗi của tôi sẽ được rửa sạch không?"
Ramakrishna nói, "Có chứ, chắc chắn, bởi vì sông Hằng thuần khiết thế; bất kì ai chìm ngập sâu vào trong nó đều trở thành thuần khiết như sông Hằng. Nhưng có vấn đề mà ông phải nhớ lấy."
Người này nói, "Đó là vấn đề gì vậy? Thầy nói cho tôi đi, tôi sẽ ghi nhớ lấy."
Ramakrishna nói, "Ông có thấy những cây lớn mọc bên bờ sông Hằng không?"
Người đó nói, "Có, tôi có thấy."
Ramakrishna nói, "Ông có biết mục đích của những cây đó là gì không?"
Người đó nói, "Điều đó tôi chưa bao giờ nghe nói tới và điều đó cũng không được viết trong kinh sách. Mục đích của những cây đó là gì? Thầy nói cho tôi đi."
Ramakrishna nói, "Mục đích của những cây đó là ở chỗ khi ông chìm vào trong sông Hằng, tội lỗi của ông phải rời bỏ ông bởi vì quyền năng của sông Hằng. Những tội lỗi đó ngồi lên ngọn những cây cao kia. Khi ông ra khỏi sông Hằng, chúng lại nhảy vào ông đấy! Cho nên điều đó thực sự là vô tích sự. Nếu ông muốn tới thì ông có thể tới, nhưng tránh một điều: nếu ông chìm vào trong sông Hằng, đừng ra nữa! Thế thì sẽ được đi mãi mãi; bằng không những tội lỗi kia sẽ không rời bỏ ông đâu. Và chúng sẽ báo thù đấy, chúng sẽ nhảy lên ông với sự trả thù."
Và điều này đúng theo từng từ. Người tôn giáo, cái gọi là người tôn giáo, nghĩ rằng họ có thể làm nghi lễ nào đó và tội lỗi được chấm dứt, và họ được tự do làm tội lỗi đó lần nữa! Và một khi bạn biết được thủ đoạn về cách kết thúc nó, sao bận tâm? Bạn có thể cứ làm thật nhiều tội lỗi như bạn có thể làm - sông Hằng bao giờ cũng có đó mà. Và bây giờ chẳng có nhu cầu đi tới sông Hằng nữa: bạn có thể đem sông Hằng theo đường ống vào nhà bạn, vậy thì mọi ngày, sáng sớm hay chiều tối, bạn tắm nước sông. Tối sẽ tốt hơn, cho nên tội lỗi của cả ngày được kết thúc và bạn lại thuần khiết như hoa sen.
Phật nói chẳng cái gì có thể giúp bạn được. Không có chỗ nào để che giấu khỏi hai điều: kết quả của hành vi của bạn và cái chết. Chúng sẽ xảy ra.
Thế thì chúng ta phải làm gì? Trở nên có ý thức, và trong việc trở nên có ý thức đó cả hai đều biến mất. Trong việc trở nên có ý thức hành động của bạn tự động trải qua biến đổi. Con người có ý thức không thể làm được cái gì sai cả, và con người có ý thức đi tới biết rằng, "Không có cái chết cho tâm thức của mình. Thân thể sẽ chết, tâm trí sẽ chết, nhưng bản thể bên trong nhất của mình sẽ không chết. Mình là vĩnh hằng. Amritasya putrah - mình là con của vĩnh hằng, mình thuộc vào sự tồn tại vĩnh hằng."
Tâm thức đem hai chân lí này về nhà. Thứ nhất nó biến đổi thế giới của bạn bằng việc biến đổi hành động của bạn; thứ hai nó biến đổi lãnh thổ bên trong của bạn bằng việc làm cho bạn nhận biết rằng bạn là vĩnh hằng. Khi bạn biết bạn là vĩnh hằng, khi bạn biết rằng bạn bao giờ cũng hiện hữu và bạn bao giờ cũng sẽ hiện hữu, mọi giá trị cuộc sống của bạn lập tức bắt đầu thay đổi. Thế thì bất kì cái gì đã là quan trọng ngày hôm qua không còn là quan trọng nữa, và bất kì cái gì chưa bao giờ là quan trọng trước đây nay trở thành quan trọng - bởi vì bây giờ bạn nghĩ theo vĩnh hằng và không theo thời gian.
Nghĩ dưới dạng thời gian là chính trị: nghĩ dưới dạng vĩnh hằng là tôn giáo.
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 6 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post