Chương 10. Luật - Cổ đại và không thể cạn

Chương 10. Luật - Cổ đại và không thể cạn

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 2)
Chương 10. Luật - Cổ đại và không thể cạn


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Xin thầy kể cho chúng tôi thêm về điều thầy ngụ ý bởi chiều hướng của âm nhạc.

Yoga Chinmaya, cuộc sống có thể được sống theo hai cách - hoặc như tính toán hoặc như thơ ca. Con người có hai mặt của bản thể bên trong của mình: mặt tính toán tạo ra khoa học, kinh doanh, chính trị; và mặt không tính toán, tạo ra thơ ca, điêu khắc, âm nhạc. Hai mặt này vẫn chưa được bắc cầu qua nhau, chúng có sự tồn tại tách rời. Bởi vì điều này mà con người bị bần cùng hoá vô cùng, vẫn còn bị không cân xứng một cách không cần thiết - chúng phải được bắc cầu qua.
Trong ngôn ngữ khoa học người ta nói rằng bộ não của bạn có hai bán cầu não. Bán cầu não bên trái tính toán, là toán học, là văn xuôi; và bán cầu bên phải của bộ não là thơ ca, là tình yêu, là bài ca. Một bên là logic, bên kia là tình yêu. Một bên là suy luận, bên kia là bài ca. Và chúng không thực sự được bắc cầu, do đó con người sống theo một loại chia chẻ.
Nỗ lực của tôi ở đây là để bắc cầu cho hai bán cầu này.
Con người nên có tính khoa học nhiều nhất có thể được, khi có liên quan tới thế giới khách quan, và nên có tính âm nhạc nhiều nhất khi có liên quan tới thế giới của mối quan hệ.
Có hai thế giới bên ngoài bạn. Một là thế giới các đồ vật: nhà cửa, tiền bạc, đồ đạc. Thế giới kia là thế giới của con người: vợ, chồng, mẹ, con, bạn bè. Với đồ vật là tính khoa học; đừng bao giờ có tính khoa học với con người. Nếu bạn có tính khoa học với con người bạn thu họ thành đồ vật, và đó là một trong những tội lớn nhất mà người ta có thể phạm phải. Nếu bạn đối xử với vợ mình chỉ như đồ vật, như đồ vật dục, bạn đang cư xử theo cách rất xấu xa. Nếu bạn đối xử với chồng mình chỉ như chỗ dựa tài chính, như một phương tiện, thế thì đây là vô đạo đức, thế thì mối quan hệ này là vô đạo đức - nó là mãi dâm, thuần tuý mãi dâm chứ không gì khác.
Đừng đối xử với con người như phương tiện, họ là mục đích lên bản thân họ. Quan hệ với họ - trong tình yêu, trong kính trọng. Đừng bao giờ sở hữu họ và đừng bao giờ bị họ sở hữu. Đừng phụ thuộc vào họ và đừng làm mọi người xung quanh bạn thành phụ thuộc.
Đừng tạo ra phụ thuộc theo bất kì cách nào;
vẫn còn độc lập và để cho họ vẫn còn độc lập.
Đây là âm nhạc. Chiều hướng này tôi gọi là chiều hướng âm nhạc. Và nếu bạn có thể có tính khoa học nhiều nhất với các đồ vật, cuộc sống bạn sẽ giầu có, phong phú; nếu bạn có thể có tính âm nhạc nhiều nhất, cuộc sống của bạn sẽ có cái đẹp. Và cũng có cả chiều hướng thứ ba, cái ở bên ngoài tâm trí. Hai chiều hướng này thuộc vào tâm trí: nhà khoa học và nghệ sĩ. Có chiều hướng thứ ba, vô hình - chiều hướng của vô trí. Cái đó thuộc vào huyền môn. Cái đó là sẵn có qua thiền.
Do đó, tôi nói ba từ này cần được nhớ - ba M cũng giống như ba R: toán học (mathematics), cái thấp nhất; âm nhạc (music), ở ngay giữa; và thiền (meditation), cái cao nhất. Con người hoàn chỉnh có tính khoa học về các sự vật, có tính thẩm mĩ, âm nhạc về con người, và có tính thiền về bản thân mình. Nơi tất cả ba điều này hội tụ, hân hoan lớn xảy ra.
Đây là ba ngôi thực, tam thể. Ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, chúng ta tôn thờ nơi ba con sông gặp gỡ - chúng ta gọi điều đó là sangham, nơi gặp gỡ. Và con sông lớn nhất trong số chúng là Prayag, nơi sông Hằng và Jamuna và Saraswati gặp gỡ. Bây giờ, bạn có thể thấy sông Hằng và bạn có thể thấy sông Jamuna, nhưng Saraswati là vô hình - bạn không thể thấy được nó. Nó là ẩn dụ! Nó đơn giản đại diện, một cách biểu tượng, cho sự gặp gỡ bên trong của cả ba. Bạn có thể thấy toán học, bạn có thể thấy âm nhạc, nhưng bạn không thể thấy được thiền. Bạn có thể thấy nhà khoa học, công trình của ông ấy là ở ngoài. Bạn có thể thấy nghệ sĩ, công việc của người đó cũng ở bên ngoài.
Nhưng bạn không thể thấy được nhà huyền môn, công việc của người đó có tính chủ thể. Đó là saraswati - dòng sông vô hình.
Bạn có thể trở thành một chỗ linh thiêng, bạn có thể thần thánh hoá thân thể này và trái đất này; chính thân thể này là Phật, chính trái đất này là Thiên đường Hoa sen. Đây là khẩu hiệu của tôi cho các sannyasins. Một sannyasin phải là sự tổng hợp tối thượng của mọi cái là Thượng đế.
Thượng đế chỉ được biết tới khi bạn đã đi tới sự tổng hợp này; bằng không, bạn có thể tin vào Thượng đế, nhưng bạn sẽ không biết. Và tin tưởng chỉ là việc che giấu dốt nát của bạn. Hiểu biết là biến đổi, chỉ tri thức mới đem hiểu biết. Và tri thức không phải là thông tin: tri thức là tổng hợp, tích hợp, của tất cả tiềm năng của bạn.
Nơi nhà khoa học và nhà thơ và nhà huyền môn gặp gỡ và trở thành một - khi sự tổng hợp lớn này xảy ra, khi tất cả ba khuôn mặt của Thượng đế được diễn đạt trong bạn - bạn trở thành thượng đế. Thế thì bạn có thể tuyên bố, "aham brahmasmi! - Ta là Thượng đế!" Thế thì bạn có thể nói với gió và trăng và mưa và mặt trời, "ana'l haq! - ta là chân lí!" Trước điều đó, bạn chỉ là hạt mầm.
Khi sự tổng hợp này xảy ra, bạn đã nở hoa, nở tung - bạn đã trở thành hoa sen một nghìn cánh, kim liên, hoa sen vĩnh cửu, cái không bao giờ chết, aes dhammo sanantano. Đây là luật không cạn mà tất cả chư phật đã từng thuyết giảng qua nhiều thời đại.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Ở phương Tây chúng tôi thường được rèn luyện với câu cách ngôn: Đừng chỉ đứng đấy - làm điều gì đó đi! Vậy mà, Phật nói: Đừng làm cái gì đó - đứng đó thôi! Người vô ý thức phản ứng trong khi người trí huệ quan sát. Nhưng về tính tự phát thì sao? Tính tự phát có tương hợp với quan sát không?
Phật chắc chắn nói: Đừng làm cái gì đó - đứng đó thôi! Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu của cuộc hành hương, không phải là đích. Khi bạn đã học cách đứng, khi bạn đã học cách ngồi hoàn toàn im lặng, bất động, không bị rối loạn, khi bạn biết cách ngồi... ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Nhưng cỏ mọc lên, nhớ lấy!
Hành động không biến mất: cỏ tự nó mọc lên. Phật không trở thành bất hoạt; hành động lớn xảy ra qua ông ấy, mặc dầu không có người làm thêm nữa. Người làm biến mất, việc làm tiếp tục. Và khi không có người làm, việc làm là tự phát; nó không thể khác được. Chính người làm không cho phép tính tự phát.
Người làm có nghĩa là bản ngã, bản ngã có nghĩa là quá khứ. Khi bạn hành động, bạn bao giờ cũng hành động qua quá khứ, bạn hành động từ kinh nghiệm bạn đã tích luỹ, bạn hành động từ những kết luận mà bạn đã đi tới trong quá khứ. Làm sao bạn có thể tự phát được? Quá khứ chi phối, và bởi vì quá khứ mà bạn thậm chí không thể thấy được hiện tại. Mắt bạn đầy những quá khứ thế, khói mù của quá khứ nhiều tới mức việc thấy là không thể được. Bạn không thể thấy được! Bạn gần như hoàn toàn mù - mù bởi vì khói, mù bởi vì những kết luận quá khứ, mù bởi vì tri thức.
Người thông thái là người mù nhất trên thế giới. Bởi vì người đó vận hành từ tri thức của mình, người đó không thấy cái đang là hoàn cảnh. Người đó đơn giản cứ vận hành một cách máy móc. Người đó đã học cái gì đó; điều đó đã trở thành cái máy làm sẵn trong người đó... người đó hành động từ nó.
Có một câu chuyện nổi tiếng:
Có hai chùa ở Nhật Bản, cả hai là kẻ thù của nhau, vì chùa bao giờ cũng như vậy trong suốt nhiều thời đại. Các sư đối kháng nhau đến mức họ đã chấm dứt ngay cả việc nhìn nhau. Nếu họ bắt gặp nhau trên đường, họ sẽ không nhìn nhau. Nếu họ bắt gặp nhau trên đường họ sẽ dừng nói; trong hàng thế kỉ hai ngôi chùa này và các sư của họ đã không nói chuyện.
Nhưng cả hai sư có hai chú tiểu - để phục vụ họ, chỉ để chạy đi làm việc vặt. Cả hai sư đều sợ rằng lũ trẻ, sau rốt, sẽ vẫn cứ là lũ trẻ, và chúng có thể bắt đầu trở thành bạn bè của nhau.
Một sư nói với chú tiểu của mình, "Nhớ đấy, chùa bên kia là kẻ thù của chúng ta. Đừng bao giờ nói với chú tiểu của chùa kia! Họ là những người nguy hiểm - tránh họ như người ta tránh bệnh, như người ta tránh dịch. Tránh họ ra!" Đứa trẻ này bao giờ cũng quan tâm, bởi vì nó quá bị nhàm chán khi nghe các buổi thuyết pháp lớn - nó không thể hiểu được các buổi thuyết pháp này. Kinh sách kì lạ được đọc lên, nó không thể hiểu được ngôn ngữ. Những vấn đề lớn lao, tối thượng được bàn cãi. Chẳng có ai chơi cùng, thậm chí chẳng ai nói với nó. Và khi nó được bảo, "Đừng nói chuyện với chú tiểu của ngôi chùa kia," một cám dỗ lớn nảy sinh trong nó. Đó là cách cám dỗ nảy sinh.
Hôm đó nó không thể tránh được việc nói với đứa trẻ kia. Khi nó thấy cậu này đang trên đường nó hỏi, "Đằng ấy đi đâu đấy?"
Đứa trẻ kia có chút ít triết lí; nghe những triết lí lớn lao nó đã trở nên có tính triết lí. Nó nói, "Đi sao? Không có ai đến và đi! Nó là điều xảy ra - tới bất kì đâu gió đưa tớ tới..." Nó đã nghe thầy nói nhiều lần rằng đó là cách vị phật sống, như chiếc lá khô: bất kì chỗ nào gió đưa nó đi, nó đi. Cho nên đứa trẻ này nói, "Tớ không có! Không có người làm. Cho nên làm sao tớ có thể đi được? Đằng ấy đang nói điều vô nghĩa gì vậy? Tớ là chiếc lá khô. Bất kì chỗ nào gió đưa tớ đi..."
Đứa trẻ kia bị làm cho im tịt. Nó thậm chí không thể trả lời được. Nó không thể tìm được cái gì để nói. Nó thực sự bị lúng túng, xấu hổ, và cũng cảm thấy, "Thầy mình nói đúng, không nên nói với những người này - đây là những người nguy hiểm! Đây là cái loại nói gì thế nhỉ? Mình hỏi một câu hỏi đơn giản: 'Đằng ấy đi đâu đấy?' Thực ra mình đã biết chỗ nó đi rồi, bởi vì chúng ta cả hai cùng đi mua rau ngoài chợ. Một câu trả lời đơn giản cũng đã xong."
Nó quay về, nói với thầy mình, "Con rất tiếc, con xin lỗi. Thầy đã cấm con, con đã không nghe lời thầy. Thực ra, vì thầy cấm mà con mới bị cám dỗ. Đây là lần đầu tiên con nói chuyện với những người nguy hiểm đó. Con chỉ hỏi mỗi một câu hỏi đơn giản. 'Đằng ấy đi đâu đấy?' và nó bắt đầu nói những điều kì lạ: 'Không có đi, không có đến. Ai đến? Ai đi? Tớ là trống rỗng hoàn toàn,' nó nói, 'hệt như lá khô theo gió. Và tới bất kì chỗ nào gió đưa tớ tới...'"
Thầy nói, "Ta bảo con trước rồi! Bây giờ, ngày mai đứng ở cùng chỗ đó và khi nó tới hỏi nó, 'Đằng ấy đi đâu đấy?' Và khi nó nói những điều này, con đơn giản nói, 'Điều đó đúng. Vâng, đằng ấy là chiếc lá khô, tớ cũng vậy. Nhưng khi gió không thổi, đằng ấy đi đâu? Thế thì đằng ấy có thể đi đâu?' Cứ nói điều đó, và điều đó sẽ làm cho nó lúng túng - và nó phải bị lúng túng, nó phải bị thất bại. Chúng ta đã thường cãi nhau, và những người đó đã không có khả năng đánh bại được chúng ta trong bất kì tranh cãi nào. Cho nên ngày mai điều đó phải được thực hiện!"
Đứa bé dậy sớm, chuẩn bị câu trả lời của mình, nhẩm nó nhiều lầm trước khi đi. Thế rồi nó đứng ở chỗ mà đứa trẻ kia hay đi qua đường, nhẩm đi nhẩm lại, tự chuẩn bị cho mình, và thế rồi nó thấy đứa trẻ kia tới. Nói nói, "Được rồi, bây giờ!"
Đứa trẻ kia tới. Nó hỏi, "Đằng ấy đi đâu đấy?" Và nó hi vọng rằng bây giờ cơ hội sẽ tới...
Nhưng đứa trẻ này nói, "Tới bất kì chỗ nào chân tớ đưa tớ tới..." Chẳng nhắc gì tới gió cả! Không nói về cái không! Không có vấn đề về không người làm! Bây giờ làm gì đây? Toàn thể câu trả lời chuẩn bị sẵn của nó có vẻ ngớ ngẩn. Bây giờ nói về gió sẽ chẳng liên quan.
Lại ỉu xìu, bây giờ thực sự xấu hổ là mình đơn giản đần: "Và đứa trẻ này chắc chắn biết điều kì lạ nào đó - bây giờ nó nói, 'Tới bất kì chỗ nào chân đưa tớ tới...'"
Nó trở lại với thầy. Thầy nói, "Ta đã bảo con đừng nói chuyện với những người đó - họ là nguy hiểm! Đây là kinh nghiệm dài cả thế kỉ của chúng ta. Nhưng bây giờ cái gì đó phải được làm. Cho nên mai con lại hỏi, 'Đằng ấy đi đâu đấy?' và khi nó nói, 'Bất kì nơi nào chân tớ đưa tớ tới,' bảo nó, 'Nếu cậu không có chân,...?' Nó phải im lặng theo cách này cách khác!"
Thế là ngày hôm sau nó lại hỏi, "Đằng ấy đi đâu đấy?" và chờ đợi.
Và đứa bé kia nói, "Tớ đi ra chợ kiếm rau đây."
Người thường vận hành từ quá khứ, và cuộc sống cứ thay đổi luôn. Cuộc sống không có nghĩa vụ phải khớp với các kết luận của bạn. Đó là lí do tại sao cuộc sống rất lẫn lộn - lẫn lộn với người thông thái. Người đó có tất cả những câu trả lời làm sẵn: Bhagavadgita, Koran linh thiêng, Kinh Thánh, Vedas. Người đó có mọi thứ được nhồi nhét, người đó biết mọi câu trả lời. Nhưng cuộc sống chẳng bao giờ nêu cùng câu hỏi; do đó người thông thái bao giờ cũng thất bại.
Phật chắc chắn nói: biết cách ngồi im lặng. Điều đó không có nghĩa là ông ấy nói: Cứ ngồi im lặng mãi mãi. Ông ấy không nói bạn phải trở thành bất hoạt; ngược lại, chính từ im lặng đó mà hành động nảy sinh. Nếu bạn không im lặng, nếu bạn không biết cách ngồi im lặng, hay đứng im lặng trong thiền sâu, bất kì điều gì bạn làm đều là phản ứng, không phải là hành động. Bạn phản ứng.
Ai đó xúc phạm bạn, nhấn vào một nút, và bạn phản ứng. Bạn giận dữ, bạn chồm lên người đó - và bạn gọi nó là hành động sao? Nó không phải là hành động, xin nhắc bạn, nó là phản ứng. Người đó là kẻ thao túng và bạn là người bị thao túng. Người đó đã nhấn nút và bạn đã vận hành như cái máy. Cũng hệt như bạn nhấn nút và đèn bật lên, và bạn nhấn nút và đèn tắt đi - đó là điều mọi người vẫn đang làm với bạn: họ bật bạn lên, họ tắt bạn đi.
Ai đó tới và ca ngợi bạn và thổi phồng bản ngã bạn lên, và bạn cảm thấy hoành tráng thế; và thế rồi ai đó tới và chọc vào bạn, và bạn đơn giản lép tẹt ra đất. Bạn không phải là người chủ của riêng mình: bất kì ai cũng có thể xúc phạm bạn và làm bạn buồn, giận, cáu bẳn, bực mình, bạo hành, điên khùng. Và bất kì ai có thể ca ngợi bạn và làm cho bạn cảm thấy lâng lâng, có thể làm cho bạn cảm thấy rằng bạn là vĩ đại nhất - rằng Alexander Đại đế không là gì so với bạn.
Và bạn hành động theo sự thao túng của người khác. Đây không phải là phản ứng thực.
Phật đi qua làng và mọi người tới và họ xúc phạm ông ấy. Và họ dùng đủ mọi lời lẽ xấc xược mà họ có thể dùng - mọi từ tục tĩu họ biết. Phật đứng đó, lắng nghe một cách im lặng, rất chăm chú, và rồi nói, "Cám ơn các ông đã tới với ta, nhưng ta đang vội. Ta phải sang làng bên, mọi người đợi ta ở đó. Ta không thể dành thêm nhiều thời gian cho các ông hôm nay được, nhưng mai khi quay lại ta sẽ có thêm thời gian. Các ông có thể tụ lập lại, và mai nếu điều gì đó còn lại mà các ông muốn nói và chưa thể nói được, các ông có thể nói điều đó cho ta. Nhưng hôm nay thì xin lỗi nhé."
Những người này không thể nào tin được vào tai họ, mắt họ: người này vẫn còn hoàn toàn không bị tác động, không bị phân tán. Một người trong số họ hỏi, "Ông không nghe chúng tôi sao? Chúng tôi đã lăng mạ ông đủ mọi thứ, và ông thậm chí đã không trả lời!"
Phật nói, "Nếu các ông muốn câu trả lời thế thì các ông đã tới quá muộn rồi. Các ông đáng phải đến từ mười năm trước đây, thế thì ta sẽ trả lời các ông. Nhưng trong mười năm này ta đã chấm dứt việc bị người khác thao túng rồi. Ta không còn là nô lệ nữa, ta là người chủ riêng của mình. Ta hành động theo bản thân mình, không theo bất kì ai khác. Ta hành động theo nhu cầu bên trong của mình. Các ông không thể buộc ta làm được cái gì. Điều đó hoàn toàn tốt; các ông muốn lăng mạ ta, các ông đã lăng mạ ta! Cảm thấy được hoàn thành đi. Các ông đã làm công việc của mình hoàn hảo lắm. Nhưng khi có liên quan tới ta, ta không nhận xúc phạm của các ông, và chừng nào ta không nhận chúng, chúng là vô nghĩa."
Khi ai đó xúc phạm bạn, bạn phải trở thành người nhận, bạn phải nhận điều người đó nói; chỉ thế thì bạn mới có thể phản ứng. Nhưng nếu bạn không nhận, nếu bạn đơn giản tách rời, nếu bạn giữ một khoảng cách, nếu bạn vẫn còn bình thản, người đó có thể làm được gì?
Phật nói, "Ai đó có thể ném bó đuốc đang cháy vào dòng sông. Nó sẽ còn cháy sáng cho tới khi nó chạm dòng sông. Khoảnh khắc nó rơi vào dòng sông, tất cả lửa đều tắt - dòng sông làm nguội nó đi. Ta đã trở thành dòng sông. Các ông ném những lời lăng mạ vào ta. Chúng là lửa khi các ông ném chúng, nhưng khoảnh khắc chúng đạt tới ta, trong bình thản của ta, lửa của chúng bị tắt đi. Chúng không gây tổn thương nữa. Các ông ném gai - rơi vào trong im lặng của ta chúng trở thành hoa. Ta hành động từ bản tính cố hữu riêng của ta."
Đây là tự phát. Người của nhận biết, hiểu biết, hành động. Người không nhận biết, vô ý thức, máy móc, như người máy, phản ứng.
Curtis, bạn hỏi tôi, "Người vô ý thức phản ứng trong khi người trí huệ quan sát." Không phải là người đó đơn giản quan sát - quan sát là một khía cạnh của bản thể của người đó. Người đó không hành động mà không quan sát. Nhưng đừng hiểu lầm Phật. Chư phật bao giờ cũng bị hiểu lầm; bạn không phải là người đầu tiên hiểu lầm. Cả đất nước này đã từng hiểu lầm Phật; do đó cả đất nước này đã trở thành bất hoạt. Cho rằng mọi thầy vĩ đại đều nói: Ngồi im lặng, cả nước trở thành lười biếng, tệ hại; đất nước mất năng lượng, sự sinh động, cuộc sống. Nó đã trở thành hoàn toàn tẻ nhạt, không thông minh, bởi vì thông minh trở nên được mài sắc chỉ khi bạn hành động.
Và khi bạn hành động từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ nhận biết và quan sát của mình, thông minh lớn nảy sinh. Bạn bắt đầu chói sáng, rực rỡ, bạn trở thành toả sáng. Nhưng điều đó xảy ra qua hai điều: quan sát, và hành động từ quan sát đó. Nếu quan sát trở thành bất hoạt, bạn đang tự tử. Quan sát nên dẫn bạn vào hành động, một loại hành động mới; một phẩm chất mới được đưa vào cho hành động.
Bạn quan sát, bạn hoàn toàn yên tĩnh và im lặng. Bạn thấy tình huống là gì, và từ việc thấy đó bạn đáp ứng. Con người của nhận biết đáp ứng, người đó có trách nhiệm - đúng theo từng từ! Người đó đáp ứng, người đó không phản ứng. Hành động của người đó được sinh ra từ nhận biết của người đó, không từ thao túng của bạn; đó là khác biệt. Do đó, không có vấn đề về việc có bất kì sự không tương hợp giữa quan sát và tự phát. Quan sát là bắt đầu của tự phát; tự phát là hoàn thành của quan sát.
Con người thực của hiểu biết hành động - hành động vô cùng, hành động toàn bộ, nhưng người đó hành động trong khoảnh khắc, từ tâm thức mình. Người đó như tấm gương. Người thường, người vô ý thức, không giống như tấm gương, người đó giống như tấm kẽm ảnh. Sự khác biệt giữa tấm gương và tấm kẽm ảnh là gì? Tấm kẽm ảnh, một khi đã lộ sáng, trở thành vô dụng. Nó nhận được vết in hằn, trở nên bị in vào - nó mang bức ảnh đó. Nhưng nhớ lấy, bức ảnh này không là thực tại - thực tại vẫn cứ phát triển. Bạn có thể đi vào vườn và bạn có thể chụp ảnh bụi hồng. Ngày mai bức ảnh vẫn thế, ngày kia bức ảnh vẫn thế. Tới và xem bụi hồng: nó không còn thế nữa. Hoa hồng đã mất đi rồi, hay hoa hồng mới đã tới. Cả nghìn lẻ một điều đã xảy ra.
Người ta nói rằng có lần một triết gia hiện thực đi tới thăm danh hoạ nổi tiếng, Picasso. Triết gia này tin vào chủ nghĩa hiện thực và ông ấy đã tới để phê bình Picasso vì tranh của Picasso trừu tượng, chúng không hiện thực. Chúng không mô tả thực tại như nó vậy. Ngược lại, chúng là biểu tượng, có chiều hướng khác toàn bộ - chúng có tính biểu tượng.
Nhà hiện thực nói, "Tôi không thích tranh của ông. Tranh phải thực chứ! Nếu ông vẽ vợ tôi, thế thì bức tranh của ông phải trông giống vợ tôi chứ." Và ông ấy rút ra một bức tranh của vợ mình và nói, "Ông trông bức tranh này! Tranh phải giống thế này chứ."
Picasso nhìn bức tranh và nói, "Đây mà là vợ ông
Ông ta nói, "Vâng, vợ tôi đấy!"
Picasso nói, "Tôi ngạc nhiên đấy! Bà ấy rất nhỏ và phẳng."
Bức tranh không thể là người vợ được! Câu chuyện khác đươc kể lại:
Một người đàn bà đẹp tới Picasso và nói, "Mới hôm nọ tôi thấy bức tranh tự hoạ của ông ở nhà một người bạn. Nó đẹp thế, tôi bị ảnh hưởng, gần như bị thôi miên, tới mức tôi đã ôm lấy bức tranh đó và hôn nó."
Picasso nói, "Thật à! Và thế rồi bức tranh đó làm gì bà? Bức tranh đó có hôn bà không?"
Người đàn bà này nói, "Ông có điên không?! Bức tranh đâu có hôn tôi."
Picasso nói, "Thế thì nó không phải là tôi rồi."
Bức tranh là vật chết. Máy ảnh, tấm kẽm ảnh, chỉ bắt lấy hiện tượng tĩnh tại. Và cuộc sống không bao giờ tĩnh tại, nó cứ thay đổi. Tâm trí bạn vận hành như máy ảnh, nó cứ thu thập các bức ảnh - nó là quyển an bum. Và thế rồi từ những bức ảnh đó bạn cứ phản ứng. Do đó, bạn không bao giờ thực với cuộc sống, bởi vì bất kì cái gì bạn làm đều sai; bất kì cái gì bạn làm, tôi nói, đều sai. Nó chưa bao giờ khớp.
Một người đàn bà đang chỉ cho con mình xem bộ ảnh gia đình, và họ bắt gặp một bức ảnh một người đàn ông đẹp: râu tóc dài, rất trẻ, rất sống động.
Đứa bé hỏi, "Mẹ ơi, ông này là ai thế?"
Và người đàn bà nói, "Con không nhận ra ông ấy à? Ông ấy là bố con đấy!"
Đứa bé trông có vẻ phân vân và nói, "Nếu ông ấy là bố con, ai là ông hói đầu vẫn sống với chúng ta?"
Bức tranh là tĩnh tại. Nó vẫn còn như nó vậy, nó không bao giờ thay đổi. Tâm trí vô ý thức vận hành tựa như chiếc máy ảnh, nó vận hành tựa như tấm kẽm ảnh. Tâm trí quan sát, tâm trí thiền, vận hành như tấm gương. Nó không bắt dấu vết nào; nó vẫn còn hoàn toàn trống rỗng, bao giờ cũng trống rỗng. Cho nên bất kì cái gì tới trước tấm gương, nó đều được phản xạ. Nếu bạn đứng trước tấm gương, nó phản xạ bạn. Nếu bạn đi khỏi, đừng nói rằng tấm gương phản bội bạn. Gương đơn giản là gương. Khi bạn đi rồi, nó không còn phản xạ bạn nữa; nó không có nghĩa vụ nào phải phản xạ bạn thêm nữa. Bây giờ ai đó khác đang đối diện với nó - nó phản xạ ai đó khác. Nếu không ai có đó, nó không phản xạ gì. Nó bao giờ cũng đúng với cuộc sống.
Tấm kẽm ảnh không bao giờ đúng với cuộc sống. Cho dù tấm ảnh của bạn được chụp ngay bây giờ, vào lúc người chụp ảnh lấy nó ra khỏi máy ảnh, bạn không còn như vậy nữa rồi! Nhiều nước đã trôi xuôi qua sông Hằng. Bạn đã lớn lên, thay đổi, bạn đã trở nên già hơn. Có thể chỉ một phút trôi qua thôi, nhưng một phút có thể là điều lớn lao - bạn có thể chết! Chỉ một phút trước bạn còn sống; sau một phút, bạn có thể chết. Bức ảnh sẽ không bao giờ chết.
Nhưng trong tấm gương, nếu bạn sống, bạn sống; nếu bạn chết, bạn chết.
Phật nói: học ngồi im lặng - trở thành tấm gương. Im lặng tạo ra tấm gương từ tâm thức của bạn, và thế rồi bạn vận hành khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Bạn phản xạ cuộc sống. Bạn không mang cuốn an bum nào bên trong đầu mình. Thế thì mắt bạn trong trẻo và hồn nhiên, bạn có sáng tỏ, bạn có trí huệ, và bạn không bao giờ không thật với cuộc sống.
Đây là sống đích thực.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Tại sao có chuyện chẳng ai thích bị phê bình, vậy mà mọi người đều thích phê bình người khác?
Gayatri, bản ngã rất nhạy cảm và rất mong manh, và rất sợ phê bình. Bản ngã phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Nó không có thực tại của riêng nó. Nó không phải là thực thể thực, nó không có bản chất - nó chỉ là tuyển tập ý kiến của người khác.
Ai đó nói, "Bạn đẹp," và bạn thu lấy điều đó. Ai đó nói, "Bạn thông minh," và bạn thu thập lấy điều đó. Và ai đó nói, "Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người duy nhất như vậy," và bạn thu lấy điều đó. Và rồi một hôm một người tới và người đó nói, "Bạn kinh tởm!" Bây giờ làm sao bạn có thể chấp nhận được phê bình? Điều đó chống hình ảnh mà bạn đã từng tạo ra cho bản thân mình. Bạn sẽ trả đũa, bạn sẽ tranh đấu một mất một còn. Nhưng bất kì điều gì bạn làm, tâm trí đã lấy ấn tượng về ý kiến này nữa. Thế rồi ai đó nói, "Bạn xấu," và ai đó nói, "Bạn ngu." Và có cả triệu người trên thế giới và họ tất cả đều có ý kiến riêng của mình, thích và không thích.
Do đó, bản ngã bạn trở thành thứ hẩu lốn, một hiện tượng rất mâu thuẫn. Mảnh này nói, "Mình đẹp!" mảnh khác nói, "Vô nghĩa, mình xấu!" Mảnh này nói, "Mình thông minh," mảnh khác nói, "Im đi! Đừng có ngoạc mồm to thế! Mình chỉ là đứa đại ngu chứ không gì khác!" Do đó mọi người sống trong trạng thái lẫn lộn. Họ không biết họ là ai, họ thông minh hay ngu xuẩn, đẹp hay xấu, tốt hay dở, thánh nhân hay tội nhân - bởi vì người này có thể gọi bạn là thánh nhân, người khác có thể gọi bạn là tội nhân. Có những giá trị khác nhau và những tiêu chí khác nhau trên thế giới, có những đạo đức khác nhau trên thế giới.
Hàng xóm nhà bạn có thể là người Ki tô giáo và bạn có thể là người Jaina giáo. Bây giờ người Ki tô giáo không có vấn đề gì với việc uống rượu; thực ra, bản thân Christ cũng thích uống rượu. Nhưng người Jaina không thể quan niệm được, thậm chí cả trong mơ của mình, về Mahavira uống rượu. Điều đó là không thể được, chính cái ý tưởng này là không thể quan niệm nổi. Nhưng với người Ki tô giáo phép màu lớn nhất mà Jesus đã làm là biến nước thành rượu. Nếu Mahavira mà ở quanh đó, ông ấy chắc đã làm chính phép màu đối lập ngay lập tức! Ông ấy chắc đã biến rượu thành nước.
Bây giờ, nếu thỉnh thoảng bạn uống rượu, bạn là thánh nhân hay tội nhân? Những người khác nhau sẽ nói những điều khác nhau. Trong đạo tràng của Mahatma Gandhi trà bị cấm; nói gì tới rượu! Trà, trà đáng thương, trà vô tội đã bị cấm! Và mọi sư phật giáo trong nhiều thời đại đã từng uống trà. Thực ra họ cho rằng nó giúp cho thiền, và có thể có một chút chân lí trong điều đó, bởi vì nó giữ cho bạn thức tỉnh. Và thiền Phật giáo là làm sao cho bạn có khuynh hướng khỏi ngủ lơ mơ: ngồi hàng giờ trong một tư thế... thử điều đó đi. Sau mười phút bạn sẽ bắt đầu mơ. Sau một giờ thì không thể giữ thức tỉnh được.
Trà có thể có ích. Thực ra, trà đã được các Phật tử phát hiện. Một trong những thầy phật giáo vĩ đại nhất, Bồ đề đạt ma, đã phát hiện ra trà. Cái tên này bắt nguồn từ một tu viện, Ta, tại đó Bồ đề đạt ma đã sống ở Trung Quốc. Tu viện đó ở trên đỉnh đồi, Ta. Trong tiếng Trung Quốc 'ta' có thể được phát âm theo hai cách: hoặc nó có thể được phát âm là 'ta' hay 'cha' - do đó tiếng Hindu là chai, tiếng Marathi là cha, và tiếng Anh là 'tea'. Bồ đề đạt ma, người sáng lập vĩ đại của Thiền, đã phát hiện ra nó.
Và rượu đã được làm ra từ các tu viện Cơ đốc giáo từ nhiều thời đại. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng rượu ngon nhất đã được các linh mục và xơ Cơ đốc giáo làm ra. Rượu cổ nhất đã có tại các hầm rượu của các tu viện cổ đại ở châu Âu, rượu cổ nhất và ngon nhất. Rượu, được làm từ các tu viện sao? Đây là loại tu viện gì vậy? Ai sẽ quyết định?
Thực ra, có chút ít chân lí trong điều đó. Thiền phật giáo nghĩa là tính quan sát, và trà có hoá chất nào đó trong nó giúp cho tính quan sát - nó có chất kích thích. Bây giờ một ngày nào đó có thể là một Bồ đề đạt ma khác sẽ tới và nói, "Hút thuốc là tốt," bởi vì thuốc lá cũng có chất kích thích - nicotine. Hút thuốc cũng có thể có ích cho thiền nếu trà có thể có ích cho nó. Hút thuốc vẫn còn đang chờ đợi Bồ đề đạt ma của nó xuất hiện. Thế rồi bạn sẽ có khả năng hút thuốc và cảm thấy rất đức hạnh: bạn càng hút nhiều, bạn sẽ càng thánh thiện!
Không phải ngẫu nhiên mà rượu đã trở thành một phần của tính sáng tạo của tu viện. Jesus nói: Được chìm ngập trong Thượng đế là lời cầu nguyện. Con đường của Jesus là con đường của yêu, con đường của Phật là con đường của thiền; do đó, Phật sẽ không bao giờ đồng ý với rượu, nhưng với trà ông ấy có thể đồng ý. Jesus đồng ý với rượu bởi vì rượu cho bạn mùi vị của việc bị mất đi hoàn toàn, của việc bị đắm chìm, của việc thoát ra khỏi bản ngã, của việc quên đi bản ngã và mọi lo nghĩ của nó. Nó cho bạn mùi vị, thoáng nhìn về cái không biết.
Nhưng ai sẽ quyết định về ai là phải và ai là trái? Tất cả những điều này có đó trong khí quyển, và bạn có thể bắt giữ chúng. Từ những điều này bạn làm ra một loại hình ảnh nào đó; nó nhất định vẫn còn là món hẩu lốn, nó không thể rõ ràng được. Do đó bạn rất sợ ai đó phê bình bạn vì người đó lôi cái hẩu lốn của bạn lên bề mặt. Không phải bạn chống phê bình của người đó; bạn chống sự kiện là người đó lôi vấn đề lên bề mặt, điều bạn bằng cách nào đó vẫn kìm nén bên trong bản thân mình. Người đó làm cho bạn nhận biết về các vấn đề, và không ai muốn nhận biết về các vấn đề, vì thế thì vấn đề muốn được giải quyết, và đó là chuyện phức tạp và gian khó. Nó cần bạo dạn để giải quyết vấn đề. Thực ra bạn có thể không thích giải quyết vấn đề, bởi vì bạn có thể có đầu tư nào đó vào vấn đề của mình - bạn phải có chứ, bởi vì bạn đã sống với chúng lâu đến mức bạn phải đã đầu tư vào chúng. Bạn có thể không thích thay đổi phong cách sống của mình. Nếu bạn khổ bạn có thể muốn vẫn còn khổ - bất kì điều gì bạn nói trên bề mặt, đấy là vấn đề khác. Mặc cho điều bạn nói, sâu bên dưới bạn có thể vẫn thích còn khổ.
Chẳng hạn, vợ biết rằng chồng hướng tình yêu về mình chỉ khi cô ấy ốm. Bất kì khi nào cô ấy mạnh khoẻ anh ta đơn giản quên hết về cô ấy, anh ta chưa bao giờ chăm chút gì khi cô ấy mạnh khoẻ. Khi cô ấy ốm, vì nghĩa vụ, trách nhiệm cao, anh ta tới, ngồi bên cạnh cô ấy, đưa tay lên đầu cô ấy; bằng không thì anh ta chẳng thèm cho cô ấy một cái nhìn. Hỏi người chồng, "Đã bao lâu rồi kể từ khi anh nhìn vào mặt vợ mình, mặt đối mặt?" Bạn có thể có khả năng nhận ra con chó của mình nếu nó bị lạc, nhưng nếu vợ bạn bị lạc bạn sẽ phải hỏi hàng xóm bởi vì họ sẽ nhận ra cô ấy tốt hơn - cũng như bạn sẽ nhận ra vợ của hàng xóm tốt hơn. Ai nhìn vào vợ riêng của mình?
Mulla Nasruddin đã đi xem kịch. Một người trong tình yêu lớn thế trong vở kịch, anh ta diễn lãng mạn tới mức Nasruddin nói với vợ mình, "Người đàn ông này là một nghệ sĩ lớn."
Người vợ nói, "Và anh biết không? - người đàn bà anh ta đang đóng cùng thực sự là vợ anh ta trong đời thường."
Nasruddin nói, "Thế thì anh ta là nghệ sĩ vĩ đại nhất trên thế giới!"
Bầy tỏ nhiều lãng mạn với vợ riêng của mình... điều đó gần như là điều không thể được.
Tôi đã du hành trong hai mươi năm ở đất nước này. Tôi đã ở trọ trong hàng nghìn gia đình, và tôi thấy điều đó liên tục: khi chồng không có nhà, vợ dường như rất vui vẻ, rất hạnh phúc. Khoảnh khắc chồng bước vào nhà cô ấy bị đau đầu, và cô ấy nằm dài trên giường. Và tôi đã quan sát, bởi vì tôi chỉ ở nhờ trong ngôi nhà này. Mới khoảnh khắc trước, mọi thứ đều ổn - cứ dường như chồng chưa vào mà đau đầu đã vào.
Dần dần, tôi hiểu ra logic này. Có đầu tư lớn trong đó. Và nhớ lấy, tôi không nói rằng cô ấy đơn giản giả vờ. Nếu bạn giả vờ quá lâu nó có thể trở thành thực tại, nó có thể trở thành tự thôi miên. Tôi không nói rằng cô ấy không bị đau đầu, nhớ lấy. Cô ấy có thể đau: chỉ khuôn mặt của chồng là đủ làm lẩy cò cho quá trình này! Điều đó xảy ra nhiều lần đến mức bây giờ nó trở thành quá trình tự động. Cho nên tôi không nói rằng cô ấy lừa dối chồng; cô ấy bị lừa dối bởi chính đầu tư riêng của cô ấy.
Bạn có hình ảnh nào đó và bạn không muốn nó bị thay đổi, và phê bình nghĩa là gây rối loạn.
Bạn chắc chắn biết câu chuyện của Cô bé quàng khăn đỏ:
Cô bé này đi gặp bà mình sống trong rừng. Sói ác, muốn ăn cô bé, đã chiếm chỗ của bà trong giường sau khi đã nuốt chửng bà. Thế là nó nằm dưới chăn đeo chiếc khăn quàng của bà và đội mũ ngủ của bà.
Khi cô bé quàng khăn đỏ tới, cô bé để ý điều gì đó khác lạ, và nhìn vào mắt bà, cô bé hỏi:
"Bà ơi, sao mắt bà to thế!"
"Mắt to là để nhìn cháu rõ hơn." "Nhưng bà ơi, sao mũi bà to thế!" "Để ngửi cháu rõ hơn."
"Nhưng bà ơi, sao tay bà to thế!" "Để ôm cháu được chặt hơn."
"Nhưng bà ơi, sao tay bà nhiều lông thế!" "Này! Cháu đến đây chỉ để phê bình sao?"
Có một giới hạn. Bên ngoài điều đó không ai thích bị phê bình cả. Nhưng phía bên kia của câu chuyện là ở chỗ mọi người đều thích phê bình người khác; điều đó cho bạn cảm giác thoải mái. Nếu người khác xấu, một cách gián tiếp nó giúp bạn cảm thấy thoải mái. Nếu mọi người đều là kẻ lừa đảo, đạo đức giả, không thành thật, tinh ranh, điều đó cho bạn cảm giác thoải mái: bạn không là người xấu đó, bạn không là người không thành thật đó. Việc so sánh làm bạn thảnh thơi. Nó giúp bạn vẫn còn không thành thật, bởi vì mọi người không thành thật hơn bạn. Trong thế giới không thành thật này làm sao bạn có thể sống sót được? Bạn phải chơi trò chơi.
Mọi sáng, sáng sớm khi bạn đọc báo, báo bao giờ cũng cho bạn cảm giác thoải mái - nhiều điều đã xảy ra trên khắp thế giới, nhiều điều xấu, nhiều bạo hành, giết người, tự tử, hãm hiếp, cướp bóc đến mức so với tất cả những điều này bạn là thánh nhân. Do đó mọi người không thích đọc Kinh Thánh vào buổi sáng, hay Gita, mà đọc báo! Đọc Gita bạn cảm thấy giống như tội nhân, đọc Kinh thánh bạn bắt đầu cảm thấy run rẩy, rằng địa ngục nhất định xảy ra cho bạn, rằng bạn đang trên đường rồi. Và kinh sách mô tả địa ngục sống động thế, với những màu sắc tới mức nó có thể làm cho bất kì ai hoảng sợ. Và một điều dường như chắc chắn: rằng bạn không thể đạt tới cõi trời. Điều đó dường như là không thể được, điều đó yêu cầu điều không thể được.
Không ai thích đọc kinh sách, không ai thích nghe kinh sách. Đó là lí do tại sao nếu bạn đi tới đền chùa bạn sẽ thấy gần như mọi người đều ngủ say. Có các bác sĩ điều trị tôi biết đã gửi người tới các bài giảng tôn giáo nếu họ bị chứng mất ngủ. Nếu thuốc an thần không có tác dụng, đừng lo: tới bài giảng tôn giáo đi. Đó là điều tối thượng trong thuốc an thần - mãi cho tới bây giờ không cái gì có khả năng đánh bại điều đó. Nghe kinh sách tôn giáo người ta bắt đầu rơi vào giấc ngủ. Đó là việc bảo vệ, đó là việc né tránh; bằng không, điều trở nên tuyệt đối chắc chắn là cõi trời không dành cho bạn, bạn được ngụ ý dành cho địa ngục. Và điều đó khuấy động trái tim bạn, làm dâng lên nỗi sợ lớn lao, và dường như không có cách nào thoát khỏi nó.
Do đó, mọi người đều thích phê bình, và không chỉ phê bình - mọi người đều thích khuếch đại lỗi lầm của người khác. Bạn cố gắng làm cho lỗi của người khác thành to nhất có thể bởi vì thế thì, trong so sánh, lỗi của bạn là bỏ qua được. Và Thượng đế từ bi: Rahim, rehman! Thượng đế từ bi! Bạn chỉ có lỗi nhỏ thôi, và nhìn vào thế giới mà xem nơi biết bao nhiêu kẻ tội lỗi tồn tại...
Khi Ngày phán xử tới bạn có thể hoàn toàn chắc chắn rằng số của bạn sẽ không được gọi tới, bạn sẽ không bị gọi đâu. Hàng đợi sẽ quá dài, và điều đó phải được quyết định trong hai mươi tư giờ. Một ngày phán xử và hàng triệu và hàng triệu người - Tamerlane và Genghis Khan và Alexander Đại đế và Adolf Hitler và Mussolini và Joseph Stalin và Mao Trạch Đông... những người này sẽ là những người đứng trước. Bạn sẽ là người cuối cùng trong hàng đợi này. Số của bạn sẽ không tới. Bạn có thể chắc chắn về điều đó nếu bạn nhìn vào mọi người bằng kính lúp.
Sau khi chạy vào đám đông điên cuồng trong trận bóng rổ buổi tối, ông trọng tài đón vợ và bảo cô ấy tốt hơn cả là cô ấy nên lánh xa trận đấu còn mà ông ấy làm trọng tài. "Sau hết," ông ấy nói, "chắc em sẽ phải bối rối khi mọi người đều đứng dậy và la ó anh."
"Cũng không tệ đến thế," cô ấy nói. "Em cũng đứng dậy và la ó nữa."
Bản ngã không muốn bị phê bình và muốn phê bình mọi người. Trở nên nhận biết về chiến lược này của bản ngã, cách nó tự nuôi dưỡng nó, cách nó tự bảo vệ nó. Chừng nào bạn chưa trở thành tuyệt đối nhận biết về tất cả những phương cách tinh ranh của bản ngã, bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng gạt bỏ nó. Và gạt bỏ nó là việc bắt đầu của cuộc sống tôn giáo, là việc bắt đầu của tính chất sannyas. Thế thì bạn không còn lo nghĩ điều người khác nói về bạn.
Nhìn tôi đây... Toàn thế giới cứ nói mọi điều về tôi. Tôi thậm chí không đọc chúng. Mọi ngày Laxmi đem tới hàng trăm bài báo xuất hiện trong các ngôn ngữ khác nhau từ các nước khác nhau. Ai quan tâm? Nếu họ thích tin đồn, cứ để cho họ thích; họ chẳng có gì khác để tận hưởng trong các kiếp sống của mình. Cứ để cho họ có chút ít vui đùa. Chẳng có gì sai trong nó, họ không thể làm hại tôi được. Họ có thể phá huỷ thân thể tôi, nhưng họ không thể làm hại được tôi. Và tôi không có hình ảnh của riêng mình; họ không thể phá huỷ được cái đó. Và tôi không phản ứng, tôi hành động. Hàng động của tôi nảy sinh từ cái ta của tôi, nó không bị người khác thao túng. Tôi là người tự do, tự do. Tôi hành động theo cách riêng của tôi.
Học nghệ thuật hành động theo cách riêng của bạn đi. Đừng lo nghĩ về những lời phê bình và đừng quan tâm tới lời ca ngợi. Nếu bạn quan tâm tới việc được người khác ca ngợi, thế thì bạn không thể không quan tâm tới phê bình. Vẫn còn tách rời. Dù ca ngợi hay phê bình, tất cả đều như nhau. Thành công hay thất bại, nó đều như nhau. Aes dhammo sanantano.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Mặc dầu tôi muốn buông xuôi bản thân mình cho thầy và lấy tính chất sannyas, tôi cảm thấy bất lực để làm như vậy. Sao nó như vậy? Xin thầy làm sáng tỏ điều này.
S.D. Prasad, điều đó rất đơn giản, không có gì để làm sáng tỏ cả. Bạn sợ mọi người, bạn sợ xã hội. Bạn sợ nhà thờ đã thiết lập, tôn giáo đã thiết lập, các tu sĩ, chính khách - bạn đơn giản sợ. Chính nỗi sợ này ngăn cản bạn. Tính chất sannyas cần dũng cảm, tính chất sannyas cần bạo dạn, đặc biệt tính chất sannyas của tôi.
Tính chất sannyas cũ không cần bạo dạn, bởi vì nó đã là một phần của nguyên trạng. Nó đã được chấp nhận, được kính trọng. Nếu bạn trở thành sannyasin kiểu cũ mọi người sẽ tôn thờ bạn. Nếu bạn trở thành sannyasin của tôi bạn sẽ trong nguy hiểm thường xuyên. Mọi người sẽ coi bạn là điên, mọi người sẽ coi bạn bị thôi miên. Mọi người sẽ coi rằng cái gì đó đã đi sai - rằng bạn đã thành dở hơi. Mọi người sẽ nói, "Người tốt thế! Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ, mơ rằng điều này đã xảy ra cho anh."
Mọi người sẽ cười, đồn đại về bạn, xì xào về bạn, sẽ tạo ra cả nghìn lẻ một loại rắc rối cho bạn. Và bạn phải tồn tại cùng mọi người, bạn phải sống với họ. Trên từng bước họ sẽ tạo ra rào chắn và họ sẽ đặt đá lên đường của bạn. Và không chỉ những người là một phần của xã hội lớn hơn này, mà thậm chí cả những người rất gần gũi: vợ bạn có thể tạo ra nhiều rắc rối cho bạn... con bạn, bố mẹ bạn. Từ mọi xó xỉnh ngóc ngách bạn sẽ phải đối diện với khó khăn.
Bạn sợ. Cố hiểu sợ của bạn đi, và thế thì nó sẽ rất dễ dàng. Một khi bạn thấy rằng nó là nỗi sợ, vứt nó đi. Mặc cho mọi nỗi sợ, nhảy vào tính chất sannyas, bởi vì còn trong sợ là trở thành kẻ hèn nhát, còn trong sợ là bỏ lỡ toàn bộ vui vẻ của cuộc sống. Cuộc sống thuộc vào những người biết cách mạo hiểm. Cuộc sống thuộc vào người phiêu lưu, và tính chất sannyas là cuộc phiêu lưu lớn nhất có đó. Và bởi vì tôi đang đem một khái niệm hoàn toàn mới cho tính chất sannyas vào thế giới - tính chất sannyas không phải là người trốn chạy, tính chất sannyas không tin vào từ bỏ, tính chất sannyas tin vào han hoan, tính chất sannyas muốn sống trong thế giới vậy mà không là của nó...
Tính chất sannyas cũ là dễ dàng: bạn trốn khỏi thế giới, bạn bỏ các cơ hội nơi cám dỗ là có thể, bạn trốn lên hang động Himalaya. Ngồi đó bạn sẽ là thánh nhân, bởi vì bạn không có cơ hội nào khác. Bạn phải là thánh nhân. Bạn có thể làm gì khác ở đó?
Trong thế giới đủ mọi loại cám dỗ tồn tại. Là thánh nhân trong thế giới là cái gì đó siêu phàm, cái gì đó phi thường. Nếu không có đàn bà nào trong các hang động Himalayan... và tôi không nghĩ rằng có. Đàn bà chưa bao giờ ngu đến thế; họ trần tục hơn, họ trực giác hơn, họ không trí thức. Họ rất hiện thực, họ không chạy theo lời và lí thuyết và triết lí. Chính đàn ông trở nên bị hấp dẫn rất nhiều bởi cái trừu tượng. Đàn bà không bận tâm mấy tới thế giới khác, cô ấy muốn bộ quần áo ngủ sari đẹp ở đây bây giờ! Bạn ngu nếu bạn chờ đợi người đàn bà đẹp nào đó trên trời.
Tâm trí nữ tính không bận tâm mấy tới thế giới khác. Tâm trí nữ tính nói, "Chúng ta sẽ xem. Nếu chúng ta có thể xoay xở được ở đây, chúng ta sẽ xoay xở được ở đó nữa. Nếu chúng ta có thể tìm thấy người ngu ở đây, cùng người ngu đó sẽ sẵn có ở đó nữa. Cho nên tại sao lo nghĩ về thế giới khác?"
Nhưng đàn ông sống trong những điều trừu tượng. Đó là nhược điểm lớn nhất của tâm trí nam tính. Nó sống trong lí thuyết. Nó trở thành bị thôi miên nhiều thế bởi những từ mà nó sẵn sàng hi sinh bản thân cuộc sống. Nó sẵn sàng đi vào hang động, từ bỏ cuộc sống để đạt tới cuộc sống khác. Nó sống trong quá khứ, nó sống trong tương lai. Đàn bà sống nhiều hơn trong hiện tại. Do đó, đã không có đàn bà nào ở trong các hang động Himalaya. Bạn có thể đi và ngồi ở đó và mơ mộng đủ mọi loại mơ, nhưng không cơ hội nào có đó. Tiền bạc không có đó, quyền lực không có đó, cái đẹp không có đó - chẳng có cái gì cả! Ngồi trong hang động của mình bạn trở thành ngày một đờ đẫn hơn, từ từ, từ từ nó là một loại tự tử dần dần.
Tính chất sannyas của tôi là không vứt bỏ thế giới mà đi sâu hơn vào trong nó, đi vào chính cốt lõi của nó, bởi vì Thượng đế là ở chính cốt lõi của thế giới. Thượng đế là linh hồn của thế giới. Bạn không thể tìm thấy ngài bằng trốn chạy khỏi thế giới. Bạn có thể tìm thấy ngài chỉ bằng việc đi ngày một sâu hơn vào trong thế giới. Khi bạn đạt tới chính trung tâm của sự tồn tại, bạn sẽ thấy ngài. Ngài bị ẩn kín trong thế giới, toàn thể thế giới đều được thấm đẫm bởi ngài. Ngài ở trong cây cối và trong tảng đá và trong chim chóc và trong con người. Vâng, ngài là trong vợ bạn, trong chồng bạn và trong con bạn. Ngài ở trong bạn! Và khả năng tốt nhất để tìm thấy ngài là trong thế giới, không ở ngoài thế giới.
Đi ra khỏi thế giới đã là hấp dẫn lớn; điều đó nữa cũng bởi vì sợ. Người trốn chạy là kẻ hèn nhát; người đó không thể có đủ tính quan sát để sống trong thế giới vậy mà không bị ảnh hưởng bởi nó. Người đó không thể có tính quan sát thế - người đó không có nhiều thông minh tới mức đó, người đó không thể làm được nỗ lực lớn để thức tỉnh - do đó người đó trốn đi. Người đó là kẻ hèn nhát.
Cho nên các sannyas cũ, S.D. Prasad, có thể khớp với bạn hoàn hảo đấy, nhưng điều đó sẽ chẳng ích gì. Bạn sẽ vẫn còn là kẻ hèn nhát, và bạn sẽ vẫn còn có khuynh hướng sợ. Trên bề mặt dường như là sannyasin rời bỏ thế giới là rất bạo dạn. Không phải vậy. Đừng bị lừa bởi hình tướng. Người lính đi vào chiến tranh trông bạo dạn thế - đừng bị lừa bởi hình tướng - sâu bên dưới anh ta đang run rẩy, anh ta sợ.
Adolf Hitler đang chuẩn bị quân phục của mình cho mùa đông ảm đạm thứ hai trên mặt trận lạnh cóng ở nước Nga.
"Mein Fuhrer," một trong những tuỳ tùng của ông ta gợi ý, "nhớ tới điều Napoleon đã làm khi ông ấy ở Nga. Ông ấy đã mặc quân phục đỏ tươi để cho trong trường hợp ông ấy bị thương thì người của ông ấy sẽ không để ý tới sự kiện đó rằng ông ấy đã chảy máu."
"Ý tưởng tuyệt vời! Ý tưởng tuyệt vời!" Adolf ngẫm nghĩ. "Ném cho ta chiếc quần nâu."
Đừng bị lừa bởi hình tướng. Ngay cả những người như Adolf Hitler cũng cực kì sợ hãi, run rẩy. Và cái gọi là sannyasins của bạn, người đã trốn khỏi thế giới cũng đã trốn do sợ.
Tôi dạy bạn cách bạo dạn. Chính chỉ nỗi sợ chứ không cái gì khác đang ngăn cản bạn, mặc dầu bạn sẽ không cảm thấy rất sung sướng với câu trả lời của tôi. Bạn phải đã trông đợi rằng tôi sẽ nói điều gì đó rất vừa lòng cho bản ngã của bạn. Tôi xin lỗi, tôi không thể nói cái gì phi chân lí. Tôi chỉ có thể nói chân lí, và nếu nó gây tổn thương, nó gây tổn thương. Chính chỉ qua chân lí mà ánh sáng bắt đầu đi vào trong bản thể bạn. Cho nên nếu bạn cảm thấy bị tổn thương... bởi vì tên của bạn dường như không quen thuộc với tôi, bạn phải là người mới. Và với người mới tôi chưa bao giờ thô thiển đến thế, nhưng tôi thấy một khả năng bên trong bạn, do đó tôi mới nghiêm khắc thế.
Bất kì khi nào tôi thấy một khả năng ở một người, tôi đều trở nên nghiêm khắc. Bất kì khi nào tôi không thấy khả năng nào tôi đều vẫn còn rất lịch sự. Nếu tôi lịch sự, điều đó đơn giản nghĩa là tôi muốn gạt bỏ bạn. Nếu tôi nghiêm khắc, nếu tôi nện búa lên đầu bạn, điều đó nghĩa là tôi đã bắt đầu kính trọng bạn.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi rất tham tiền. Thầy có cho rằng tôi đã từng là người Do Thái trong kiếp sống quá khứ của mình không?
Suresh, sao trong kiếp quá khứ? Bạn là người Do Thái ngay bây giờ chứ! Chỉ bởi việc được sinh ra ở Ấn Độ, chỉ bởi việc được sinh ra trong gia đình Hindu, không tạo ra khác biệt gì. 'Do Thái' không có nghĩa giống nòi, nó là tâm lí, nó là siêu hình. Người Marwari là người Do Thái - Do Thái Ấn Độ. Thực ra, bất kì ai tham đều là người Do Thái - tham lam là Do Thái.
Jesus không phải là người Do Thái mặc dầu ông ấy đã được sinh ra là người Do Thái - ông ấy không phải là người Do Thái chút nào. Khi tôi dùng từ như 'Do Thái', bao giờ cũng nhớ rằng tôi không nói về giống nòi. Tôi không quan tâm tới dòng máu. Máu người Do Thái và máu người Ki tô giáo và máu người Hindu tất cả đều như nhau. Bạn có thể lấy vài mẫu máu - bạn có thể lấy mọi mẫu máu ở đây - bạn có thể lấy vài mẫu máu đem tới bác sĩ và hỏi ông ấy máu nào là người Do Thái và máu nào là người Hindu và máu nào là Phật tử, và ông ấy sẽ lúng túng. Ông ấy không thể tìm ra cách nào để hình dung ra điều đó - máu là máu thôi! Tất nhiên có các kiểu máu, nhưng chúng không là máu Do Thái và máu Hindu và máu Phật tử.
'Do Thái' không là gì ngoài cái tên khác cho tham lam. Theo nghĩa đó toàn thể thế giới bao gồm người Do Thái, ngoại trừ vài người ngoại lệ. Gần như mọi người đều là người Do Thái! Hoặc bạn là một Jesus hoặc bạn là một người Do Thái - đây là hai phương án duy nhất. Nếu bạn không muốn là người Do Thái thế thì là Jesus đi. Và đừng cố gắng an ủi mình rằng trong kiếp quá khứ... Những điều đó là phát minh thủ đoạn của tâm trí con người: "Trong kiếp quá khứ có thể mình đã là người Do Thái." Bạn là người Do Thái ngay bây giờ. Ném trách nhiệm vào các kiếp quá khứ để giữ cho bạn được nguyên vẹn; thế thì bạn có thể tiếp tục như bạn đang vậy.
Một ông già Do Thái đề nghị trả cho một gái mãi dâm thêm hai đô la so với phí cô ta yêu cầu nếu cô ấy để cả hai tay lên đầu ông ấy trong khi làm tình. Về sau cô ấy hỏi ông ta ông ấy thu được kích động đặc biệt gì bởi điều này.
"Chẳng kích động gì cả," ông ấy nói, lấy ra từ túi một cuộn tiền lớn, "nhưng với hai đồng đô la thêm tôi biết tay cô ở trên đầu tôi chứ không trong túi tôi!"
Một chuyện khác cho bạn, Suresh:
Nhà kinh doanh Do Thái về hưu gần như bị khánh kiệt bởi yêu cầu của con mình về tiền để trả cho những đứa con gái mà chúng đã dụ dỗ và làm mang thai. Nhưng ông ấy trả tiền để giữ cho danh tiếng gia đình khỏi bị ô nhục.
Vài ngày sau con gái ông ấy tới ông ấy và thú tội, "Bố ơi, con có thai."
"Đội ơn Thượng đế, việc kinh doanh được phục hồi rồi," ông già nói.
Và câu chuyện thứ ba:
Một căn phòng đầy những người Do Thái đang thảo luận việc kinh doanh nào là lãi nhất. Cuối cùng một ông già có râu nói, "Chúng ta chấm dứt nói dối lẫn nhau đi. Việc kinh doanh nhà thổ là lãi nhất: họ được nó, họ bán nó, họ vẫn được nó."
"Ông nói gì vậy?" một ông già kinh tởm khác kêu lên.
"Tôi nói gì à? Tôi nói: không tổng phí, không bảo dưỡng, không kiểm kê - ai có thể trội hơn điều đó? Và vâng, đó là tất cả việc bán buôn."
Tham là tính Do Thái, và mọi người đều là người người Do Thái theo nghĩa đó. Và nhớ rằng tham là phóng chiếu của sợ. Chính vì sợ mà con người trở nên tham. Người đó sợ tới mức người đó muốn tích luỹ cho tương lai. Người đó sợ tới mức người đó hi sinh ngày hôm nay của mình cho ngày mai, và ngày mai chẳng bao giờ tới. Người tham là người ngu nhất trên thế giới. "Người ngu" Phật gọi người đó - người ngu xuất sắc, bởi vì người đó cứ hi sinh hiện tại cho tương lai không bao giờ tới. Người đó tích luỹ tiền nhưng người đó không thể dùng được nó; người đó vẫn còn nghèo.
Người tham chưa bao giờ trở nên giầu. Người đó có thể có cả thế giới trong tay, nhưng người đó vẫn còn nghèo. Người đó không thể tận hưởng nó, lòng tham của người đó không cho phép điều đó. Người đó vẫn còn keo kiệt. Người đó bao giờ cũng trong sợ cho tương lai tới mức người đó không thể chia tay với tiền của mình được. Người đó tích luỹ, tích luỹ, phí hoài cả đời mình và một ngày nào đó người đó chết. Người đó là người nghèo trong cả đời mình - với tay trống rỗng người đó tới, với tay trống rỗng người đó đi. Và toàn thể cuộc đời của người đó cứ mòn mỏi đi mà chẳng có ý nghĩa gì .
Đừng cố tự an ủi mình rằng trong kiếp quá khứ bạn đã là người Do Thái. Nhìn vào bản thể bạn đi! Bạn là người Do Thái. Và thế thì có một khả năng rằng bạn sẽ thấy điều đó: "Mình là người Do Thái, mình tham. Từ đâu mà tham của mình tới?" Đi sâu hơn vào tham, phân tích tham và bạn sẽ tìm thấy sợ. Và khi bạn thấy sợ bạn đã đi tới điều rất nền tảng.
Chỉ có hai cách sống cuộc sống: một cách là của sợ và cách kia là của yêu. Người sống từ sợ trở nên tham lam, trở nên hung hăng, trở nên bạo hành, trở nên bản ngã. Và người sống từ yêu là từ không tham tất yếu, bởi vì yêu biết cách chia sẻ. Yêu tận hưởng chia sẻ, yêu không biết tới vui vẻ nào lớn hơn chia sẻ. Bất kì cái gì tình yêu có, tình yêu đều chia sẻ. Và tình yêu đi tới biết một bí mật lớn lao: rằng bạn càng chia sẻ nhiều, năng lượng tình yêu càng đạt tới bạn nhiều hơn, tuôn ra từ cội nguồn không biết, không cạn nào đó - aes dhammo sanantano.
Bạn càng yêu nhiều, bạn càng có tính cầu nguyện nhiều. Bạn càng yêu nhiều, Thượng đế càng cho bạn nhiều, bởi vì bạn đang cho. Bất kì điều gì bạn làm cho mọi người, Thượng đế làm cho bạn. Nếu bạn keo kiệt, Thượng đế trở thành keo kiệt với bạn. Nếu bạn chia sẻ, Thượng đế chia sẻ. Sự tồn tại chỉ là tấm gương, nó phản xạ khuôn mặt bạn, nó vang vọng bản thể bạn. Sống qua yêu và bạn sẽ là một Jesus.
Jesus nói: Thượng đế là tình yêu. Sống qua sợ và bạn là người Do Thái. Bạn có thể là người Do Thái Hindu hay người Do Thái Mô ha mét giáo hay người Do Thái Ki tô giáo - không thành vấn đề gì. Tính từ không thành vấn đề.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu, Sao tôi không hiểu thầy?
Ram Gopal, hiểu là bước thứ hai. Bước thứ nhất là nghe. Bạn không nghe tôi. Bạn bỏ lỡ bước thứ nhất; thế thì bước thứ hai không thể được.
Trong khi bạn nghe tôi, cả nghìn lẻ một ý nghĩ lang thang trong tâm trí bạn. Chúng làm bạn điếc. Lời tôi chưa bao giờ đạt tới bạn, vẫn còn nguyên, trong sự thuần khiết của chúng. Chúng bị bóp méo, chúng được tô mầu bởi các ý nghĩ của bạn, các định kiến của bạn, bởi các kết luận đã có sẵn của bạn. Bạn nghe tôi qua tri thức của bạn - đó là lí do tại sao bạn thực sự không lắng nghe. Và bất kì cái gì đạt tới bạn đều là cái gì đó hoàn toàn khác với điều đã được truyền đạt. Tôi đang nói điều này, bạn nghe thấy cái gì đó khác; do đó mới có hiểu lầm. Đó là lí do tại sao bạn không hiểu tôi; bằng không, tôi dùng những từ rất đơn giản.
Tôi không dùng bất kì lối nói trí thức nào, tôi dùng ngôn ngữ thường ngày. Tôi chưa bao giờ dùng những từ đao to búa lớn - từ ngữ của tôi đơn giản, đơn giản như chúng có thể vậy. Nếu bạn không hiểu, điều đó đơn giản nghĩa là bằng cách nào đó bạn điếc bên trong. Những tiếng la ó lớn của lời và ý nghĩ và kết luận và lí thuyết và định kiến và tri thức và kinh nghiệm - người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái giáo - họ tất cả đều có đó bên trong. Rất khó cho tôi tìm ra con đường tới bạn. Gần như không thể nào đạt tới bạn được.
Vấn đề không phải là hiểu biết. Hiểu biết sẽ nở hoa theo cách riêng của nó nếu bạn có thể làm một điều: nếu bạn có thể lắng nghe, nếu bạn có thể cho phép tôi đạt tới bạn, nếu bạn có thể mở trái tim bạn, nếu bạn không điếc - thế thì hiểu biết nhất định xảy ra. Chân lí được nghe thấy sẽ được hiểu, nhất định được hiểu. Hiểu biết không cần nỗ lực khác, nó đơn giản cần chỗ mở, sự mong manh. Mở cửa sổ với tôi đi, chỉ một cửa sổ cũng được, và tôi có thể lẻn vào bạn. Chỉ một cửa sổ cũng đủ. Nếu bạn không thể mở được cửa trước, đừng lo, cửa sau sẽ có tác dụng. Nhưng mở cánh cửa nào đó cho tôi, để tôi vào, và thế rồi việc không hiểu là không thể được, việc hiểu lầm là không thể được.
Chân lí có sự sáng tỏ tới mức một khi được hiểu, nó làm biến đổi cuộc sống của bạn. Một khi được nghe, nó được hiểu. Chân lí có quá trình rất đơn giản: một khi được nghe, nó được hiểu; một khi được hiểu, nó biến đổi cuộc sống của bạn. Nếu được nghe đúng bạn không bao giờ hỏi cách hiểu. Nếu được hiểu đúng bạn không bao giờ hỏi, "Bây giờ tôi phải làm gì để biến đổi cuộc sống mình theo nó?" Chân lí biến đổi, chân lí giải thoát.
Suy ngẫm về giai thoại nhỏ này:
Một người bước vào quán rượu New York và đặt hai cốc uýtski, một cho mình và một cho người bạn mình. Người đứng quầy rót ra hai cốc uytski và người này đổ một chút uytski vào cái đê mà anh ta đặt trên chiếc đàn piano lớn đã được thu nhỏ hoàn hảo, cái anh ta lấy ra từ túi xách của mình. Anh ta cũng lấy ra từ túi xách của mình một người cao quãng ba mươi xăng ti mét trong bộ quần áo buổi tối, người ngồi trước chiếc piano và bắt đầu chơi "Bản xô nát Ánh trăng."
Người bán quán hoài nghi và hỏi gặng để biết người nhỏ bé này từ đâu tới. Người này giải thích, "Tôi vừa lướt qua hiệu tạp hoá thì tôi thấy một chiếc đèn dầu cổ. Tôi cọ nó một chút bằng ống tay áo của mình để kiểm tra nó có tốt hơn thì có một chớp loá và một thần xuất hiện nói ông ấy là nô lệ của chiếc đèn và bất kì ước muốn nào của tôi cũng là nhiệm vụ mà ông ấy phải hoàn thành. Thế là tôi bảo ông ấy tôi muốn chim dài ba mươi xăng ti mét, và đây là điều đồ chó đẻ điếc đã cho tôi!"
Ông ấy nghe thành "người chơi piano1" và bỏ lỡ toàn bộ vấn đề.
Bạn cứ nghe điều bạn có thể nghe. Bạn cứ nghe những điều không được nói ra chút nào. Và thế rồi bạn diễn giải chúng và mọi cách diễn giải đều là diễn giải sai. Và bất kì điều gì bạn sẽ làm đều sẽ cho cảm giác thất vọng, bởi vì diễn giải sai của bạn không thể đem bạn tới chân lí được. Chân lí là giao cảm.
Phật nói: tìm ra bạn, tìm ra thầy và trong giao cảm với thầy. Giao cảm là gì? Giao cảm nghĩa là rút bỏ mọi điều kiện, rút bỏ mọi định kiến, trở thành hồn nhiên với ai đó đã đạt tới, trở thành đứa trẻ trước người đã trở nên thức tỉnh. Lắng nghe như đứa trẻ nhỏ: tỉnh táo, tràn đầy kính nể, ngạc nhiên, và trái tim bạn sẽ lập tức được xuyên thấu. Tôi sẽ đạt tới bạn như mũi tên.
Vâng, sẽ có chút ít đau nữa, nhưng rất dịu dàng... dịu dàng tới mức bạn chưa bao giờ biết tới cái gì dịu dàng hơn thế. Vâng, khi lần đầu tiên chân lí thấm nhuần vào trái tim bạn như mũi tên, nó giết chết bạn - nó giết chết bạn như một bản ngã. Đó là việc đóng đinh, nhưng ngay lập tức có phục sinh. Một mặt bạn chết đi như bạn đã từng như vậy từ trước cho tới giờ, mặt khác bạn được sinh ra lần nữa. Bạn trở thành người được sinh ra hai lần, dwij; bạn trở thành brahmin, bạn trở thành người biết.
Nhưng việc biết cần chuyện tình lớn lao giữa đệ tử và thầy. Việc biết là có thể chỉ khi chuyện tình là toàn bộ, khi cam kết là toàn bộ, khi tham dự là toàn bộ. Nếu bạn lắng nghe chỉ như khán giả, bạn sẽ cứ bỏ lỡ. Nếu bạn lắng nghe chỉ từ tò mò, bạn sẽ cứ bỏ lỡ. Nếu bạn lắng nghe với mọi ý tưởng và triết lí của bạn, bạn sẽ nghe thấy cái gì đó khác chưa từng được nói ra.
Vấn đề không phải là hiểu lời tôi, vấn đề là hiểu sự hiện diện của tôi. Chỉ đệ tử mới được ân huệ.
Ram Gopal, bạn chưa là đệ tử. Bạn đang tò mò. Bạn đã tới để xem cái gì đang xảy ra. Bạn chưa cam kết. Bạn nghe tôi, nhưng bạn giữ khoảng cách, để cho nếu mọi sự trở thành quá nhiều bạn có thể trốn đi dễ dàng. Bạn vẫn còn ở ngoại vi, bạn chưa đi vào trong vòng tròn.
Vào vòng đi - tôi cho bạn lời mời đấy. Trở thành khách của tôi đi, để tôi là chủ của bạn. Uống tôi và bạn sẽ bị chìm ngập, và bạn sẽ được biến đổi. Đó là lời hứa.
Đủ cho hôm nay.
Nguyên văn là pennis và pianist: chim và người chơi piano
Xem Tập 3 Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post