Chương 2. Người quan sát trên núi

Chương 2. Người quan sát trên núi

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 3)
Chương 2. Người quan sát trên núi

Powered by RedCircle



Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy có thể nói về tin cậy được không? Bất kì khi nào tôi tin cậy, bất kì cái gì xảy ra cũng đều đẹp; khi hoài nghi nảy sinh, tôi đau đớn. Chỉ sự kiện tin cậy vào thầy, hay cuộc sống, hay ai đó, cũng đủ làm cho tôi cảm thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc. Vậy thế tại sao tôi vẫn hoài nghi?

Prem Isabel này, đó là một trong những câu hỏi nền tảng nhất của cuộc sống. Câu hỏi này không chỉ về tin cậy và hoài nghi: câu hỏi này được bắt rễ trong tính nhị nguyên của tâm trí. Nó cũng vậy với yêu và ghét, nó cũng vậy với thân thể và linh hồn, nó cũng vậy với thế giới này và thế giới khác.
Prem Isabel, bạn nói, "Thầy có thể nói thêm về tin cậy được không? Bất kì khi nào tôi tin cậy, bất kì cái gì xảy ra đều đẹp..."
Nhưng tin cậy của bạn không là gì ngoài cực kia của hoài nghi; nó không thể tồn tại được nếu không có hoài nghi. Tin cậy của bạn đơn giản là thuốc giải độc cho hoài nghi. Nếu hoài nghi thực sự biến mất, tin cậy của bạn sẽ ở đâu? Cần gì phải có tin cậy nữa? Nếu không có hoài nghi thế thì cũng không có tin cậy. Và bạn sợ mất tin cậy, bạn níu bám lấy tin cậy. Trong níu bám vào tin cậy bạn đang níu bám cả hoài nghi nữa, nhớ lấy. Bạn có thể có cả hai, nhưng bạn không thể có một được. Hoặc bạn phải vứt bỏ cả hai hoặc bạn phải cứ giữ cả hai; chúng là không thể phân chia được, hai mặt của cùng một đồng tiền. Làm sao bạn có thể tránh được mặt kia? Nó bao giờ cũng có đó. Bạn có thể không nhìn vào nó, điều đó chẳng tạo nên khác biệt gì. Nhưng sớm hay muộn bạn sẽ phải nhìn vào nó.
Phần khác của tâm trí là: nó phát chán với bất kì cái gì rất chóng. Cho nên nếu bạn đang tin cậy, chẳng mấy chốc nó phát chán với điều đó. Vâng, điều đó đẹp, nhưng chỉ lúc bắt đầu thôi. Chẳng mấy chốc tâm trí bắt đầu khao khát cái gì đó mới, cái gì đó khác để thay đổi. Thế thì có hoài nghi, và hoài nghi gây tổn thương; bạn lại bắt đầu đi tới tin cậy, và tin cậy trở thành chán, và bạn phải rơi vào trong cái bẫy của hoài nghi... Theo cách này người ta đi như con lắc đồng hồ: bên phải, bên trái, bên phải, bên trái, người ta cứ chuyển động. Bạn sẽ phải hiểu rằng có loại tin cậy khác toàn bộ với điều bạn đã biết cho tới giờ về tin cậy. Tôi đang nói về tin cậy đó. Phân biệt này là rất tinh tế và tinh vi, bởi vì cả hai từ này đều là một. Tôi phải dùng ngôn ngữ mà bạn dùng. Tôi không thể tạo ra ngôn ngữ mới được; nó sẽ vô dụng bởi vì bạn không sẽ không hiểu nó. Tôi không thể cứ dùng ngôn ngữ của bạn theo cùng nghĩa như bạn dùng nó, bởi vì thế thì nó cũng sẽ vô dụng: tôi sẽ không có khả năng diễn đạt kinh nghiệm của tôi, điều ở bên ngoài ngôn ngữ của bạn. Cho nên tôi phải tìm ra điểm giữa; tôi phải dùng ngôn ngữ của bạn, lời của bạn, với nghĩa mới. Thoả hiệp nhất định có đó. Tất cả chư phật đều phải làm chừng nấy.
Tôi dùng lời của bạn theo nghĩa của tôi. Do đó, rất tỉnh táo đi: khi tôi nói 'tin cậy' điều tôi ngụ ý là khác toàn bộ với điều bạn ngụ ý khi bạn dùng cùng từ này. Khi tôi nói 'tin cậy', tôi ngụ ý thiếu vắng của nhị nguyên về hoài nghi và tin cậy. Khi tôi nói 'yêu' tôi ngụ ý thiếu vắng của nhị nguyên yêu và ghét. Khi bạn dùng từ 'tin cậy' điều đó ngụ ý phía bên kia của hoài nghi; khi bạn dùng từ 'yêu', điều đó ngụ ý phía bên kia của ghét.
Nhưng thế thì bạn bị mắc vào trong nhị nguyên, trong trói buộc kép. Và bạn sẽ bị nghiền nát giữa hai điều này; toàn thể cuộc sống của bạn sẽ trở thành cuộc sống của khổ sở.
Bạn biết tin cậy là đẹp, nhưng hoài nghi nảy sinh bởi vì tin cậy của bạn không vượt ra ngoài hoài nghi. Tin cậy của bạn là ngược lại hoài nghi, nhưng không vượt ra ngoài. Tin cậy của tôi là siêu việt; nó vượt ra ngoài. Nhưng để vượt ra ngoài bạn phải nhớ: cả hai đều phải bị bỏ lại đằng sau. Bạn không thể chọn lựa. Tin cậy của bạn là chọn lựa chống lại hoài nghi; tin cậy của tôi là nhận biết vô chọn lựa. Thực ra, tôi đáng phải không nên dùng từ 'tin cậy'; nó gây lẫn lộn cho bạn. Nhưng thế thì phải làm gì? Từ khác nào để dùng cho nó? Mọi từ đều sẽ làm bạn lẫn lộn.
Thực sự tôi không nên nói, nhưng bạn cũng sẽ không có khả năng hiểu im lặng. Tôi đang nói để giúp bạn trở nên im lặng. Thông điệp của tôi chỉ có thể được chuyển giao trong im lặng. Chỉ trong im lặng, giao cảm... Nhưng trước khi điều đó trở thành có thể, tôi phải trao đổi với bạn, thuyết phục bạn về nó. Điều đó có thể được thực hiện chỉ qua lời của bạn. Nhưng một điều, nếu được nhớ, sẽ có ích mênh mông: tôi dùng lời của bạn, nhưng với nghĩa riêng của tôi - đừng quên nghĩa của tôi.
Vượt ra ngoài hoài nghi và tin cậy đi, thế thì bạn sẽ có mùi vị mới về chân lí - điều không biết gì tới hoài nghi, điều tuyệt đối hồn nhiên. Đi ra ngoài cả hai, thế thì đơn giản bạn bị bỏ lại, tâm thức của bạn, không có nội dung nào. Và đó là điều thiền tất cả là gì. Tin cậy là thiền.
Đừng kìm nén hoài nghi của bạn! Đó là điều bạn vẫn cứ làm. Khi bạn nghe về những cái đẹp của tin cậy, những điều ngạc nhiên của tin cậy, phép màu của tin cậy, khao khát lớn lao, ham muốn lớn lao, tham lam lớn lao nảy sinh trong bạn để đạt tới nó. Và thế rồi bạn bắt đầu kìm nén hoài nghi; bạn cứ ném hoài nghi vào sâu trong vô thức để cho bạn không cần đương đầu với nó. Nhưng nó có đó. Và nó càng ở sâu hơn, nó càng nguy hiểm hơn, bởi vì nó sẽ thao túng bạn từ nền tảng. Bạn sẽ không có khả năng thấy được nó, và nó sẽ cứ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hoài nghi của bạn sẽ nhiều năng lực trong vô thức hơn là trong ý thức. Do đó, tôi nói bạn là người hoài nghi, ngần ngại một cách có chủ định, có ý thức, còn tốt hơn là người tin một cách không chủ định, vô ý thức mà vẫn còn là người hoài nghi.
Mọi người tin đều hoài nghi, do đó họ sợ mất tin cậy của họ lắm. Tin cậy của họ là nghèo nàn, tin cậy của họ là bất lực. Người Hindu sợ đọc kinh sách của Phật tử, Phật tử sợ đọc kinh sách của người Ki tô giáo, người Ki tô giáo sợ đọc kinh sách của các tôn giáo khác. Người vô thần sợ nghe nhà huyền môn, người hữu thần sợ nghe người vô thần. Mọi nỗi sợ này bắt nguồn từ đâu? Không phải từ người khác: nó tới từ vô thức của bạn. Bạn biết hoàn toàn rõ - làm sao bạn có thể tránh được nó? Bạn có thể muốn quên đi, nhưng bạn không thể quên được - nó có đó! Một cách mơ hồ bạn bao giờ cũng cảm thấy nó, hoài nghi có đó, và bất kì ai cũng có thể khơi nó ra. Nó có thể đã trở nên ngủ, nó có thể trở nên hoạt động lần nữa; do đó mới có sợ nghe cái gì đó đi ngược lại niềm tin của bạn.
Mọi người tin, đều sống với mắt nhắm và tai bịt và tim khép kín - họ phải như vậy, bởi vì khoảnh khắc họ mở mắt ra là có sợ. Ai biết họ sẽ nhìn thấy gì? Điều đó có thể ảnh hưởng tới niềm tin của họ. Họ không thể nghe, họ không thể đảm đương được việc nghe, bởi vì cái gì đó có thể đi sâu vào trong vô thức và vô thức có thể bị khuấy động. Và họ rất khó có khả năng kiểm soát nó. Nhưng hoài nghi bị kiểm soát này, hoài nghi bị kìm nén này, nhất định báo thù, nó sẽ báo thù sớm hay muộn. Nó sẽ đợi cơ hội để tự khẳng định bản thân nó. Và nó đang ngày một trở nên mạnh hơn ở bên trong bạn. Chẳng mấy chốc nó sẽ quật đổ hệ thống niềm tin có ý thức của bạn. Đó là lí do tại sao dễ dàng đổi mọi người từ người Hindu thành người Mô ha mét giáo, từ người Mô ha mét giáo thành người Ki tô giáo, từ người Ki tô giáo thành người Hindu - việc đó dễ dàng thế.
Trước cách mạng Nga, mới sáu mươi năm trước đây, toàn thể nước Nga là nước tôn giáo - thực ra là một trong những nước tôn giáo nhất. Rồi cái gì đã xảy ra? Chỉ mỗi cách mạng thôi! Người cộng  sản nắm quyền, và trong vòng mười năm tất cả tính tôn giáo đó bay hơi hết. Mọi người trở thành vô thần bởi vì bây giờ họ được dạy trong các trường trung học, cao đẳng, đại học, ở mọi nơi, rằng không có Thượng đế, rằng không có linh hồn.
Họ đã quen tin vào Thượng đế, bây giờ họ bắt đầu tin vào không có Thượng đế! Họ đã quen tin trước đây, họ vẫn còn tin. Trước đây hoài nghi bị kìm nén, bây giờ tin cậy bị kìm nén. Sớm hay muộn nước Nga sẽ trải qua cuộc cách mạng khác - khi tin cậy sẽ quay lại và hoài nghi sẽ bị ném trở lại vào vô thức. Nhưng tất cả điều đó đều như nhau! Bạn đang đi theo vòng tròn.
Ở Ấn Độ, bạn là người tôn giáo. Nó tất cả là rác rưởi. Cái gọi là tôn giáo của bạn chẳng là gì ngoài hoài nghi bị kìm nén. Và điều đó là vậy trong các nước khác nữa.
Đây không phải là con đường của biến đổi bên trong - kìm nén không bao giờ là con đường của cách mạng. Hiểu biết, không phải kìm nén: cố hiểu cái không của bạn, và cố hiểu cái có của bạn, và thế rồi bạn sẽ thấy chúng không tách rời, chúng là không thể tách rời. Có, có thể mang ý nghĩa gì nếu từ ‘không’ biến mất khỏi ngôn ngữ? Không, có thể mang ý nghĩa gì nếu bạn không biết gì về có?
Chúng được gắn với nhau, được lấy nhau, chúng không thể bị li dị. Nhưng có siêu việt lên trên. Không cần li dị chúng, không cần phân tách chúng - đừng thử điều không thể được. Vượt ra ngoài. Quan sát cả hai.
Đây là gợi ý của tôi, Isabel này: quan sát khi hoài nghi nảy sinh, đừng bị đồng nhất với nó. Đừng bị xáo động, chẳng có gì để mà bị xáo động cả! Hoài nghi có đó - bạn đang quan sát nó, bạn không là nó. Bạn chỉ là tấm gương phản chiếu nó. Và khi tin cậy nảy sinh sẽ có một chút ít khó khăn hơn trong việc quan sát bởi vì bạn nói, "Tin cậy làm cho mình hạnh phúc thế, tin cậy làm cho mình cảm thấy tuyệt vời thế." Bạn sẽ nhảy lên nó, bạn sẽ muốn trở nên được đồng nhất với nó. Bạn sẽ muốn được mọi người biết tới như một người tin cậy, như một người có niềm tin. Nhưng thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ thoát ra được cái vòng luẩn quẩn. Quan sát cả tin cậy nữa.
Và việc quan sát của bạn càng trở nên sâu sắc hơn... bạn sẽ ngạc nhiên: khi nhìn sâu vào trong hoài nghi, bạn sẽ thấy mặt kia là tin cậy - cứ dường như đồng tiền trở thành trong suốt và bạn có thể thấy mặt này và bạn cũng có thể thấy mặt kia. Thế rồi quan sát tin cậy, bạn sẽ có khả năng thấy hoài nghi ẩn đằng sau nó. Khoảnh khắc đó là của việc nhận ra lớn lao: khi thấy rằng hoài nghi là tin cậy, rằng tin cậy là hoài nghi, bạn trở nên tự do với cả hai. Bỗng nhiên có siêu việt! Bạn không còn bị gắn bó với cả hai, tù túng của bạn được chấm dứt. Bạn không còn bị mắc vào nhị nguyên, và khi bạn không còn bị mắc vào nhị nguyên nữa, bạn không là một phần của tâm trí chút nào - tâm trí bị bỏ lại xa đằng sau. Bạn đơn giản là tâm thức thuần khiết. Và biết tâm thức thuần khiết là biết cái đẹp thực, ân huệ thực, phúc lành thực.
Nếu bạn muốn gọi trạng thái đó là "tin cậy", thế thì bạn sẽ hiểu ngôn ngữ của tôi. Tôi gọi trạng thái đó là tin cậy, cái không biết gì tới hoài nghi, thậm chí cái bóng của hoài nghi.
Nhưng tất nhiên, tôi dùng ngôn ngữ theo cách mà không nhà ngôn ngữ học nào sẽ đồng ý. Nhưng đó là cách nó bao giờ cũng vậy. Nhà huyền môn có cái gì đó để nói với bạn, điều không thể được nói ra. Và nhà huyền môn phải trao đổi với bạn điều gì đó mà không thể trao đổi được. Vấn đề đối với nhà huyền môn là: phải làm gì? Ông ấy có cái gì đó, và nó nhiều tới mức ông ấy muốn chia sẻ nó - ông ấy phải chia sẻ nó. Việc chia sẻ là điều không tránh khỏi, nó không thể nào bị né tránh. Điều đó cũng giống như đám mây đầu hạt mưa: nó phải mưa xuống thôi, nó phải mưa rào xuống. Điều đó cũng giống như đoá hoa đầy hương: hương hoa phải thoát ra theo gió. Điều đó cũng giống như ngọn đèn trong đêm tối - ngọn đèn phải xua tan bóng tối.
Bất kì khi nào ai đó trở nên chứng ngộ, người đó đều trở thành đám mây đầy hạt mưa. Phật đã gọi người chứng ngộ, người đã đạt tới meghasamadhi - megha nghĩa là mây, samadhi nghĩa là tâm thức tối thượng: người đã đạt tới đám mây của tâm thức tối thượng. Sao ông ấy dùng từ 'mây'? - bởi vì sự cần thiết cố hữu này để mưa rào xuống. Người đã chứng ngộ trở thành đoá hoa đã mở ra. Các nhà huyền môn ở phương Đông đã gọi việc mở ra tối thượng của trái tim bạn, của bản thể bạn, của tâm thức bạn, là sahasrar - hoa sen một nghìn cánh. Khi hoa sen một nghìn cánh này mở ra, làm sao bạn có thể tránh được việc chia sẻ hương thơm của mình? Điều đó là tự nhiên, tự phát; nó bắt đầu lan toả theo gió.
Vị phật là người có trái tim đầy ánh sáng; vị phật là người đã trở thành ngọn lửa, ngọn lửa vĩnh hằng không thể bị tắt. Bây giờ nó nhất định xua tan bóng  tối. Nhưng vấn đề là: làm sao trao thông điệp này?
Bạn có ngôn ngữ dựa trên nhị nguyên, còn ông ấy có kinh nghiệm được bắt rễ trong bất nhị. Bạn trên đất, ông ấy trên trời. Khoảng cách là vô hạn... nhưng nó phải được bắc cầu qua. Và bạn không thể bắc cầu qua nó được, chỉ vị phật mới có thể bắc cầu qua nó. Bạn không biết gì về bầu trời cả, bạn không biết gì về kinh nghiệm không thể diễn tả nổi đó, kinh nghiệm không thể nói ra được đó. Nhưng ông ấy biết cả hai! Ông ấy biết bóng tối của bạn bởi vì bản thân ông ấy đã sống trong bóng tối đó. Ông ấy biết khổ của bạn bởi vì ông ấy đã trải qua nó và ông ấy bây giờ biết tới phúc lạc của việc đạt tới tối thượng. Bây giờ ông ấy biết Thượng đế là gì. Chỉ ông ấy mới có thể làm ra được cây cầu, chỉ ông ấy mới có thể xoay xở tạo ra được mối nối nào đó giữa bạn và ông ấy.
Ngôn ngữ là kết nối quan trọng nhất giữa nhân loại và vị phật. Thực ra, ngôn ngữ là đặc tính phân biệt nhất của con người; không con vật nào khác dùng ngôn ngữ. Con người là con người bởi vì có ngôn ngữ. Do đó, ngôn ngữ không thể bị né tránh, nó phải được dùng - nhưng nó phải được dùng theo cách mà bạn thường xuyên được nhắc nhở rằng nó phải bị bỏ đi, và bỏ càng sớm càng tốt.
Isabel này, vứt bỏ cả hoài nghi và tin cậy đi, tin và không tin đi, nghi ngại và tin tưởng - vứt cả hai! Và thế rồi nhìn cái gì đó mới mẻ nảy sinh trong bạn, cái không phải là tin cậy theo nghĩa cũ - bởi vì nó không có hoài nghi trong nó - cái là tin tin cậy theo nghĩa hoàn toàn mới, với kết cấu mới toàn bộ. Đó là điều tôi đang nói tới đấy, đó là điều tôi gọi là tin cậy - tin cậy là cái ở bên ngoài hoài nghi và tin cậy của bạn, bên ngoài cả hai, bất kì cái gì bạn đã biết cho tới giờ.
Có ánh sáng mà không là bóng tối của bạn, không là ánh sáng của bạn, và có tâm thức không là vô thức của bạn, không là ý thức của bạn. Điều Sigmund Freud và Carl Gustav Jung đã gọi là ý thức, vô thức, là những bộ phận của tâm trí bạn. Khi Phật nói về tâm thức, ông ấy không nói theo cùng nghĩa như Freud và Jung - tâm thức của ông ấy là tâm thức chứng kiến, cái chứng kiến ý thức và vô thức của Freud.
Học trở nên nhiều tính nhân chứng hơn, tạo ra nhiều tính quan sát hơn. Để từng hành động, từng ý nghĩ, đều được thấy. Đừng trở nên bị đồng nhất với nó; vẫn còn xa cách, tách biệt, xa xôi, người quan sát trên núi. Thế thì một ngày nào đó bạn sẽ được mưa rào bằng phúc lạc vô hạn.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Cảm giác trỗi dậy trong tôi ngày càng mạnh rằng có kết nối tuyệt đối giữa bản ngã và không, và giữa yêu và có, và rằng yêu không thể nói không; chỉ yêu giả từ bản ngã mới có thể nói không; và rằng bản ngã không thể nói có - bản ngã chỉ có thể nói có giả, điều là đạo đức giả. Vậy mà tâm trí tôi vẫn hoài nghi, phản đối sự đơn giản của hiểu biết này.
Veet Chitten này, điều đầu tiên cần được hiểu là ở chỗ chân lí bao giờ cũng đơn giản. Nó không có phức tạp trong nó. Đó là lí do tại sao người thông thái cứ bỏ lỡ nó.
Jesus nói: Chừng nào ông chưa giống như trẻ nhỏ ông sẽ không vào vương quốc của Thượng đế của ta.
Chân lí phải rất đơn giản. Nếu cả trẻ con có thể hiểu được nó, thế thì nó không thể phức tạp được. Chân lí đơn giản có đấy. Cái "có đấy" đó có thể tạo ra ngạc nhiên lớn trong tim bạn, nó có thể làm cho bạn bỡ ngỡ - nhưng nó làm bạn bỡ ngỡ bởi vì tính đơn giản của nó, bởi tính hiển nhiên của nó. Nó có thể tạo ra kính nể trong bạn, nhưng kính nể đó không phải do phức tạp.
Nếu chân lí mà phức tạp, thế thì các triết gia chắc đã phát hiện ra nó từ lâu trước đây rồi, bởi vì họ là chuyên gia trong cái phức tạp. Họ đã không có khả năng để phát hiện ra nó. Và họ sẽ chẳng bao giờ có khả năng phát hiện ra nó. Chính việc tìm kiếm của họ là theo hướng sai. Họ đã giả định rằng chân lí là phức tạp ngay từ ban đầu - họ chưa bao giờ hoài nghi giả định cơ sở này - và họ đổ xô về phía sau tâm trí phức tạp của riêng họ. Và họ càng đi vào tâm trí và nghĩ và tranh cãi, toàn thể vấn đề lại dường như càng phức tạp hơn.
Khoa học không thể tìm thấy chân lí bởi vì khoa học cũng muốn mọi thứ là phức tạp. Sao khoa học và triết học lại muốn mọi thứ là phức tạp? Khoa học chỉ là khơi xa của triết học. Thậm chí ngày nay ở đại học Oxford, khoa vật lí vẫn được gọi là "Khoa về Triết học tự nhiên." Khoa học là khơi xa của triết học; đó là lí do tại sao chúng ta vẫn cứ trao bằng tiến sĩ PhD cho các nhà khoa học - PhD trong hoá học, PhD trong vật lí, PhD trong toán học - nhưng PhD nghĩa là tiến sĩ triết học.
Vào thời cổ đại đã chỉ có mỗi triết học thôi, thế rồi dần dần, dần dần một phần của triết học trở nên ngày một mang tính thực nghiệm hơn, và phần đó trở thành khoa học.
Khoa học có thể vận hành chỉ nếu cái gì đó là phức tạp. Tại sao? Bởi vì cái phức tạp có thể được phân chia, phân tích, mổ xẻ. Khó khăn lớn nhất với cái đơn giản là nó không thể được mổ xẻ ra, nó không có bộ phận để mổ xẻ ra. Nếu bạn hỏi một câu hỏi phức tạp nhà khoa học có thể trả lời được nó; nhưng nếu bạn hỏi một câu hỏi đơn giản, câu hỏi rất đơn giản, thế thì rắc rối nảy sinh.
Nếu bạn hỏi, "Có bao nhiêu ngôi sao?" nhà khoa học có thể trả lời được. Nhưng nếu bạn hỏi, "Sao số học về căn bản lại chỉ có mười con số, từ một tới mười, thế rồi lại cùng một thứ được lặp lại: mười một, mười hai, mười ba...? Các chữ số căn bản là mười. Tại sao? Sao lại mười? Sao không bẩy? Sao không năm? Sao không ba?" Thế thì nhà khoa học đâm ra lúng túng. Ông ấy sẽ nhún vai. Ông ấy không thể trả lời được điều đó - bởi vì câu trả lời đơn giản tới mức nói nó ra lại có vẻ ngớ ngẩn.
Số học có mười chữ số bởi vì bạn có mười ngón tay! Và người nguyên thuỷ quen đếm trên đầu ngón tay, cho nên mười chữ số trở thành điều nền tảng. Nó chẳng có gì khoa học về điều đó cả - chỉ là sự trùng hợp. Nếu bạn có tám ngón tay, hay mười hai ngón, thì toàn thể toán học chắc đã khác rồi. Nó không phải là sự cần thiết!
Một nhà toán học lớn, Leibnitz, hay dùng chỉ ba chữ số: một, hai, ba... rồi bốn chẳng bao giờ tới. Rồi đến mười, mười một, mười hai, mười ba... rồi mười bốn chẳng bao giờ tới: hai mươi. Và nó vẫn làm việc, hoàn toàn tốt. Albert Einstein thậm chí còn rút nó xuống có hai thôi. Ông ấy nói, "Mười thì thừa quá - chỉ hai là cần thiết: một, hai... thế cũng làm được! Bạn có thể đếm mọi vì sao!"
Số mười là tình cờ, nhưng như vậy nhiều giả định của chúng ta cũng chỉ là chuyện tình cờ. Chúng không lệ thuộc vào bất kì luật nền tảng nào. Và nếu bạn hỏi một câu hỏi rất đơn giản... Chẳng hạn, G.E. Moore đã hỏi, "Mầu vàng là gì?" Bây giờ, chẳng nhà khoa học nào có thể trả lời được nó cả, không triết gia nào có thể trả lời được nó. Bạn có thể nói nhiều nhất, "Vàng là vàng" - nhưng đấy là việc lặp thừa. Bạn chẳng nói gì mới trong đó cả! Nếu vàng là vàng, đây là loại câu trả lời gì vậy? Chúng ta biết vàng là vàng rồi - nhưng vàng là gì cơ? Bạn có thể chỉ vào mầu vàng. Bạn có thể đưa một người tới và bạn có thể chỉ cho người đó những hoa vàng này, nhưng anh ta sẽ nói, "Cái đó thì tôi biết! Chúng là hoa vàng. Câu hỏi của tôi là: vàng là gì?"
G.E. Moore, một triết gia và nhà logic lớn của thời đại này, thừa nhận rằng điều đó không thể nào trả lời được. Tại sao? Bởi vì nó đơn giản thế! Câu hỏi đơn giản không thể được trả lời. Nó càng đơn giản, càng không thể nào trả lời được nó.
Do đó, Chitten này, điều đầu tiên cần được nhớ là: chân lí là đơn giản. Đó là lí do tại sao không ai có khả năng nói cái gì về nó, và mọi điều đã được nói ra về nó đều hời hợt.
Lão Tử cứ khăng khăng cả đời rằng ông ấy sẽ chẳng viết gì về chân lí cả. Cuối cùng khi ông ấy bị buộc phải viết ra - ông ấy thực sự bị buộc phải viết ra... đó là bản kinh vĩ đại đã được viết ra dưới mũi lưỡi lê!
Lão Tử rời khỏi Trung Quốc vào tuổi rất già... và bạn có thể nghĩ về tuổi già của ông ấy, bởi vì khi ông ấy được sinh ra chuyện kể rằng ông ấy đã tám mươi hai rồi - khi ông ấy được sinh ra! Cho nên bạn có thể hình dung ông ấy phải già thế nào khi ông ấy chết. Ông ấy đã tám mươi hai tuổi khi được sinh ra! Một câu chuyện hay, đơn giản nói rằng ông ấy đã trưởng thành tới mức ông ấy là trẻ con nhưng không bao giờ trẻ thơ. Và nhớ khoảng cách và khác biệt giữa đứa trẻ và người trẻ thơ.
Khi Jesus nói, "Những người giống như trẻ con..." ông ấy không nói về những người trẻ thơ đâu; ông ấy nói về những người hồn nhiên đấy. Lão Tử phải đã hồn nhiên tới mức những người đã viết về ông ấy cũng không thể viết rằng ông chỉ mới chín tháng tuổi. Hồn nhiên của ông ấy sâu sắc và sâu lắng tới mức nó không thể đạt tới được trong chín tháng; do đó họ nghĩ ông ấy đã ít nhất tám mươi hai tuổi rồi. Ông ấy được sinh ra với bộ tóc trắng xoá. Bạn có thể nhìn vào Paritosh: ông ấy phải đã được sinh ra giống như Paritosh - tóc trắng xoá!
Cho nên khi ông ấy già - chẳng ai biết già thế nào, mọi người phải đã mất dấu vết về tuổi ông ấy - khi ông ấy cảm thấy, "Bây giờ là lúc rời khỏi thân thể," ông ấy bắt đầu đi tới Himalaya, bởi vì không còn chỗ nào khác đẹp hơn để chết.
Cái chết nên là lễ hội! Cái chết nên trong tự nhiên, dưới gốc cây và dưới các vì sao và mặt trời và mặt trăng. Toàn thể cuộc đời ông ấy đã sống với mọi người; bây giờ ông ấy muốn lui về với tự nhiên, và trước khi ông ấy đi vào chỗ tối thượng, ông ấy muốn chết giữa rừng cây và núi non và những đỉnh hoang sơ.
Nhưng nhà vua của nước đó đã ra lệnh cho mọi lính gác ở mọi biên ải, "Không cho phép Lão Tử được trốn đi. Bất kì chỗ nào ông ấy bị bắt, phải buộc ông ấy phải viết ra kinh nghiệm của ông ấy, bởi vì ông ấy có cái gì đó vô giá và chúng ta không thể nào cho phép con người này trốn đi mà đem điều đó theo cùng mình."
Ông ấy đã bị bắt tại một trạm gác và viên quan biên thuỳ cứ khăng khăng, "Ông phải viết điều đó ra; bằng không thì ta sẽ không cho phép ông rời khỏi nước đâu."
Thế là ngồi trong ngôi nhà biên ải tạm bợ, cùng viên quan biên thuỳ với lưỡi kiếm trong tay, Lão Tử đã viết Đạo Đức Kinh.
Câu thứ nhất là: "Đạo khả Đạo phi Thường Đạo" - Chân lí không thể được nói ra, và cái có thể được nói ra không còn là chân lí nữa.
Không kinh sách vĩ đại nào đã bắt đầu với một câu hay như thế. Ông ấy đang nói, "Nếu bạn đã hiểu câu này, xin đừng đọc tiếp nữa." Ông ấy đã lừa viên quan biên thuỳ. Làm sao quan biên thuỳ có thể hiểu được điều ông ấy viết ra? Nhưng ông ấy đã lừa. Câu thứ nhất đơn giản phát biểu rằng không cần đọc thêm nữa: nếu bạn đã hiểu điều này, bạn đã hiểu tất cả rồi.
"Đạo có thể được nói ra không còn là đạo nữa." Khoảnh khắc bạn nói nó ra, bạn đã xuyên tạc nó rồi. Chân lí đơn giản thế, nó không thể được thốt ra lời, lời là phức tạp, ngôn ngữ là phức tạp. Chân lí đơn giản thế, nó có thể được chỉ ra thôi. Do đó Phật nói, "Chư Phật chỉ có thể chỉ cho ông con đường," và các Thiền sư nói, "Đừng bám lấy lời ta - lời ta không là gì ngoài ngón tay chỉ trăng." Và nhớ lấy, ngón tay không phải là trăng! Trăng không liên quan gì tới ngón tay cả, nhưng bạn có thể chỉ dẫn.
Chân lí đơn giản thế, đó là lí do tại sao toàn thể vấn đề nảy sinh.
Chitten này, bạn nói, "Vậy mà tâm trí tôi vẫn hoài nghi, phản đối sự đơn giản của hiểu biết này."
Vâng, điều này xảy ra đấy: khi bạn bắt đầu hiểu các chân lí đơn giản - và mọi chân lí đều đơn giản - tâm trí liền hoài nghi. Tâm trí nói, "Mọi sự không thể đơn giản thế được." Tâm trí thực sự là một hiện tượng rất kì lạ.
Bạn có câu ngạn ngữ - gần như mọi ngôn ngữ trên thế giới đều có câu ngạn ngữ đó - nó nói: Quá tốt đến nỗi không thể đúng được. Quá tốt đến nỗi không thể đúng được sao? Dường như chân lí và cái tốt là kẻ thù vậy! Bạn không thể tin được vào cái tốt, bạn không thể tin được vào cái đúng. Bạn phải đổi lại câu ngạn ngữ này: Quá tốt đến nỗi không thể không đúng được.
Theo cùng cách đó tâm trí nói, " Quá đơn giản đến nỗi không thể đúng được."
Đổi lại nó: "Nếu nó không đơn giản, nó không thể đúng được."
Chân lí là đơn giản; do đó hồn nhiên được cần tới, không phải là tri thức. Do đó, trái tim thuần khiết được cần tới, không phải là tâm trí đầy thông tin. Do đó tình yêu được cần tới, không phải logic. Chân lí là đơn giản.
Điều thứ hai cần hiểu: như một phát biểu tổng quát hiểu biết của bạn rất gần với chân lí.
Bạn nói, "Cảm giác trỗi dậy trong tôi ngày càng mạnh rằng có kết nối tuyệt đối giữa bản ngã và không."
Đừng bao giờ dùng từ 'tuyệt đối' nhé, tránh nó nhiều nhất có thể được - bởi vì chính từ 'tuyệt đối' tạo ra người cuồng tín. Không ai có chân lí tuyệt đối cả. Chân lí bao la thế! Tất cả chân lí đều nhất định là tương đối. Chính từ 'tuyệt đối' đã lôi toàn thể nhân loại vào khổ. Người Mô ha mét giáo nghĩ mình có chân lí tuyệt đối trong Koran; người đó trở nên mù quáng. Người Ki tô giáo nghĩ chân lí tuyệt đối là trong Kinh Thánh. Người Hindu giáo nghĩ chân lí tuyệt đối là trong Gita, vân vân và vân vân. Và làm sao có thể có nhiều chân lí tuyệt đối thế? Do đó mới có xung đột, cãi cọ, chiến tranh, viễn chinh tôn giáo, thánh chiến jihad: "Giết những người khác đang tuyên bố rằng chân lí của họ là tuyệt đối - chân lí của chúng ta mới là tuyệt đối!" Trong các thời đại, việc giết người, hãm hiếp, cướp bóc đã được tiến hành nhân danh tôn giáo nhiều hơn là nhân danh bất kì cái gì khác. Và lí do? Lí do là ở từ 'tuyệt đối'.
Bao giờ cũng nhớ: bất kì cái gì chúng ta biết và bất kì cái gì chúng ta có thể biết, nhất định vẫn là tương đối. Nhớ điều đó sẽ cho bạn từ bi. Nhớ điều đó sẽ làm cho bạn hào phóng. Nhớ điều đó sẽ làm cho bạn nhân bản hơn. Nhớ điều đó sẽ giúp bạn hiểu các quan điểm khác.
Chân lí là bao la - đơn giản nhưng bao la, bao la như bầu trời. Toàn thể vũ trụ chứa nó, và vũ trụ là vô giới hạn, vô hạn. Làm sao bạn có thể quan niệm được về toàn thể chân lí? Làm sao bạn có thể có chân lí tuyệt đối trong tay mình? Nhưng đó là cách bản ngã vận hành.
Bản ngã rất thủ đoạn. Khoảnh khắc bạn bắt đầu cảm thấy cái gì đó đúng, bản ngã lập tức nhảy vào và nói, "Đúng, đây là chân lí tuyệt đối." Nó đã đóng tâm trí bạn lại; bây giờ không còn chân lí nào nữa là sẵn có. Và khoảnh khắc bạn xác quyết, "Điều này là tuyệt đối," bạn đã xuyên tạc nó đi rồi.
Con người của chân lí bao giờ cũng tương đối.
Nếu bạn hỏi Mahavira, "Có Thượng đế không?" ông ấy sẽ nói, "Có chứ - nhưng đó là phát biểu thứ nhất của ta. Thứ hai, không có; đó là phát biểu thứ hai của ta. Và thứ ba, có và không có đồng thời; đó là phát biểu thứ ba của ta." Và ông ấy sẽ đưa ra bẩy phát biểu, và mỗi phát biểu đều sẽ bắt đầu bằng từ 'có lẽ': có lẽ có, có lẽ không, có lẽ có cả hai, có lẽ không cả hai, và vân vân. Logic bẩy giá trị!
Điều Mahavira đã làm trong thế giới tôn giáo, Albert Einstein đã làm trong thế giới vật lí: thuyết tương đối. Hai cái tên này là rất quan trọng, đóng góp của họ là vĩ đại.
Jaina giáo không thể lan toả được bởi một lí do đơn giản: bởi vì bạn không thể tạo ra được một tôn giáo trên cơ sở của 'có lẽ'. Mọi người muốn chân lí tuyệt đối, mọi người muốn là người cuồng tín, mọi người muốn là người tin theo. Họ muốn phụ thuộc vào ai đó, họ muốn ai đó có thẩm quyền. Bây giờ, khoảnh khắc bạn nói có lẽ, họ trở nên không quan tâm tới bạn. Tâm trí họ nói, "Người này chẳng biết gì; bằng không thì sao ông ta cứ nói 'có lẽ'? Nếu ông ta biết, ông ta biết; nếu ông ta không biết, ông ta không biết. Làm gì có chỗ cho 'có lẽ'?"
Nhưng Mahavira sẽ không nói có hay không, bởi vì nếu bạn nói có, điều đó trở thành tuyệt đối, nếu bạn nói không, điều đó trở thành tuyệt đối. Cái 'có lẽ' bao giờ cũng có đó. Tại sao? - không phải bởi vì ông ấy không biết mà bởi vì ông ấy biết đấy, do đó mới có từ 'có lẽ'.
Chitten này, đừng bao giờ dùng từ 'tuyệt đối' nhé - tránh nó ra. Nó đã từng là thảm hoạ trong quá khứ; trong tương lai chúng ta phải tránh nó. Dùng 'có lẽ' nhiều hơn đi.
Phát biểu của bạn chắc sẽ gần với chân lí hơn nếu bạn nói, "Có lẽ có kết nối tuyệt đối giữa bản ngã và không." Tất nhiên điều đó sẽ không có vẻ mạnh mẽ lắm; 'có thể' làm cho nó rất loãng. Với 'tuyệt đối' nó mang tính đối trị liệu pháp hơn; với 'có lẽ' nó trở thành vi lượng liệu pháp, rất loãng. Với 'có lẽ' nó có thể chỉ hấp dẫn được những người hiểu biết. Với 'tuyệt đối' nó rất hấp dẫn những người ngu, kẻ ngốc, tầm thường, người khùng, bệnh hoạn... nó rất hấp dẫn!
Tiến sĩ Harisingh Gaur, một trong những chuyên gia pháp luật lớn của thế giới, hay nói với sinh viên của mình rằng, "Nếu các em được luật pháp thiên về mình, nói rất im lặng, chậm rãi, hoà nhã, lễ độ - bởi vì luật pháp đang thiên về phía các em, đừng lo nghĩ. Nhưng nếu luật pháp không thiên về các em, thế thì đập bàn, nói to, gằn giọng, dùng những từ tạo ra bầu không khí chắc chắn, tuyệt đối, bởi vì luật pháp không thiên về phía các em. Các em phải tạo ra bầu không khí cứ dường như là luật pháp đang thiên về các em."
Bất kì khi nào con người của chân lí nói, người đó đều nói theo cách khiêm tốn, người đó nói theo cách đơn giản.
Tránh từ 'tuyệt đối'; nó đã phục vụ cho dối trá, nó chưa bao giờ phục vụ cho chân lí. Nó đã từng mang tính sát hại chân lí, mang tính độc hại khi có liên quan tới chân lí. Tốt hơn cả là học dùng từ 'có lẽ'.
Vâng, với 'có lẽ' có kết nối giữa bản ngã và không. Bản ngã được nuôi dưỡng bằng không, đấy là chất nuôi dưỡng cho nó. Bản ngã tránh nói có thật nhiều khi nó có thể tránh được. Nếu nó phải nói có, nó nói rất miễn cưỡng, bởi vì khi bạn nói không thì bạn khẳng định sức mạnh của mình; nói không nghĩa là bạn là ai đó. Khi bạn nói có, bạn không còn mạnh nữa, bạn đã buông xuôi rồi – ‘có’ nghĩa là buông xuôi. Do đó, chúng ta cứ nói không ngay cả khi không cần chút nào.
Đứa trẻ hỏi xin mẹ nó, "Con đi ra ngoài chơi trên bãi cỏ nhé?" và cô ta nói "Không!" Bây giờ, không có nhu cầu, không có chút nào! Trời đang nắng, xanh rờn bên ngoài, và hoa và bướm... và cái gì sai khi cho đứa trẻ ra ngoài chơi trong ánh mặt trời? Sao nó phải ở trong căn phòng đóng kín? Nhưng người mẹ nói không - không phải là cô ấy chủ ý nói không; điều đó là vô ý thức. Nói không tới một cách dễ dàng. Không dường như rất tự nhiên, theo thói quen, tự động. Và đứa trẻ trở nên rất, rất tỉnh táo về điều đó - trẻ con rất cảm nhận, chúng quan sát mọi thứ. Nó sẽ bắt đầu tạo ra nhũng nhẽo, nó sẽ đi vào cơn tam bành. Nó có thể bắt đầu khóc lóc hay nó có thể bắt đầu ném mọi thứ hay nó có thể bắt đầu la hét hay nó có thể làm cái gì đó làm phiền nhiễu người mẹ. Sớm hay muộn người mẹ nhất định nói, "Thôi đi chơi đi!" Và đó là điều nó đã hỏi xin ngay chỗ đầu tiên!
Và điều này cũng là như vậy với mọi người: điều đầu tiên tới trên lưỡi bạn là không. Nó tới ngay lập tức đến mức không có đủ thời gian để đắn đo về nó. Bạn chỉ nói ra ‘có’ khi bạn bị buộc phải nói điều đó. Nó tới rất gian nan, nó khó khăn thế - cứ dường như cái gì đó bị chộp mất khỏi bạn. Trong trạng thái tự nhiên, mọi sự sẽ chính là điều đối lập lại: ‘có’ sẽ tới dễ dàng và ‘không’ sẽ khó khăn.
Người đi sâu vào thiền sẽ thấy thay đổi xảy ra: ‘có’ sẽ trở nên ngày càng dễ dàng hơn, và một ngày nào đó, ‘có’ sẽ là sự đáp ứng đơn giản, tự phát. Và ‘không’ sẽ trở nên ngày một khó hơn, khó nói ra hơn, và cho dù nếu người ta phải nói ‘không’, người đó sẽ nói nó theo cách nó tựa như là ‘có’. Người đó sẽ trình bày nó theo cách nó không làm tổn thương tới bản ngã của người khác - bởi vì chính bởi việc làm tổn thương bản ngã của người khác, bản ngã của bạn cảm thấy thoải mái.
Bản ngã mang tính bạo hành. Bạn càng làm tổn thương tới bản ngã của người khác, bạn càng cảm thấy thoải mái - bạn cao hơn, bạn siêu hơn. Với có, mọi cao siêu biến mất. Với có, bạn đơn giản tan biến.
Cho nên nó có chân lí trong nó, một chân lí rất đơn giản trong nó: có kết nối giữa bản ngã và không, và giữa tình yêu và có. Nhưng nhớ cái 'có lẽ'; nếu bạn làm nó thành tuyệt đối, bạn có thể đi sai. Với 'tuyệt đối' mọi thứ đều đi sai... bởi vì đôi khi yêu biết cách nói không. Không phải là điều tuyệt đối rằng yêu bao giờ cũng nói có - không đâu. Yêu có thể nói không nữa chứ. Nhưng không mà tới từ yêu là hoàn toàn khác với không tới từ bản ngã. Phẩm chất của chúng khác nhau, chúng tồn tại trên những bình diện khác nhau.
Khi yêu nói không, nó không làm tổn thương bạn, nó là để giúp bạn. Khi yêu nói không, nó tràn đầy tình yêu, nó có thơ ca quanh nó, không bạo hành. Nó được thấm đẫm bởi tình yêu. Còn người bao giờ cũng nói có và đã trở thành không có khả năng nói không - ngay cả khi được cần, có của người đó chỉ mang tính máy móc - có của người đó đã mất đi mọi nghĩa rồi. Điều đó cũng giống như cái máy hát. Người đó đơn giản nói có như một việc thường lệ. Người đó thậm chí không cần nghe điều bạn nói, có của người đó là không tránh khỏi.
Một người đã tới gặp Sigmund Freud. Đó là những ngày mà Sigmund Freud quá bị ám ảnh với ý tưởng về dục; mọi thứ đều bị qui về dục. Cũng như Ki tô giáo trong hai nghìn năm đã từng kìm nén dục và bị ám ảnh bởi dục, Sigmund Freud cũng vậy. Ông ấy gần như một thánh nhân! Nếu ám ảnh với dục làm cho một người thành thánh nhân, Sigmund Freud là thánh nhân đấy.
Mọi thánh nhân Ki tô giáo đều đã bị ám ảnh với dục; họ đã tạo ra một xã hội rất kìm nén, xấu xí, ốm yếu, buồn nôn. Sigmund Freud là sự trả thù, trả thù của vô thức; ông ấy trở thành người phát ngôn của vô thức.
Bây giờ ông ấy đang làm cùng điều từ đầu đối lập: mọi thứ phải bị qui về dục.
Một con lạc đà đi qua. Freud và người đã tới để gặp ông ấy, cả hai đều nhìn ra ngoài cửa sổ. Sigmund Freud hỏi người này - vì ông ấy bao giờ cũng hỏi mọi người - "Ông có được nhắc nhở về cái gì không, khi thấy con lạc đà này?"
Và người này nói, "Dục." Freud tất nhiên rất hạnh phúc. Bất kì khi nào lí thuyết của bạn được hỗ trợ, một bằng chứng mới rằng ngay cả lạc đà cũng nhắc nhở người ta về dục...
Thế rồi để rõ ràng hơn và dựa trên nền tảng chắc chắn hơn ông ấy hỏi, "Ông có thấy những cuốn sách trên giá không? Chúng nhắc nhở ông điều gì?"
Và người này nói, "Dục."
Bây giờ ngay cả Freud cũng chút ít phân vân, và ông ấy hỏi, "Thế tôi nhắc nhở cho ông về điều gì?"
Và người này nói, "Dục."
Và Freud nói, "Làm sao có thể thế được? Lạc đà nhắc ông về dục, sách nhắc ông về dục, tôi nhắc ông về dục..."
Người này nói, "Mọi thứ đều nhắc nhở tôi về dục!" Mọi thứ có thể nhắc nhở bạn về dục nếu nó bị kìm nén quá nhiều, và mọi thứ bắt đầu lấy mầu sắc dục. Sigmund Freud tất nhiên rất sung sướng khi gặp người này. Ông ấy đã ghi lại toàn bộ câu chuyện này. Ông ấy hay kể câu chuyện này lặp đi lặp lại cho các học trò của mình.
Một lần chuyện xảy ra, khi ông ấy kể nó cho một lớp học trò mới, một trong các học trò, người đã ở trong lớp của ông ấy trước đây, nói, "Nhưng thưa thầy, thầy đã kể câu chuyện này năm ngoái rồi."
Sigmund Freud đợi một chốc và rồi nói, "Thế thì em không cần cười nữa, nhưng để cho người khác cười. Nếu em đã cười năm ngoái rồi, thế là được, không cần cười thêm nữa. Nhưng tôi phải kể câu chuyện này bởi vì nó có điểm lí thú."
Có những người, hàng triệu người, đang trong tình huống này. Có những người được nhắc nhở về thức ăn bởi từng thứ và mọi thứ; họ đã từng kìm nén thức ăn. Và bất kì cái gì, nếu bạn kìm nén quá nhiều, đều tạo ra bệnh hoạn.
Chẳng hạn: nếu ý tưởng này lắng đọng vào trong tâm trí bạn rằng yêu bao giờ cũng nói có và bản ngã bao giờ cũng nói không, thế thì bản ngã nghĩa là không, yêu nghĩa là  có. Chúng đã trở  thành tương đương, chúng đã trở thành đồng nghĩa. Bây giờ có nguy hiểm đấy: bạn sẽ bắt đầu kìm nén mọi cái không chỉ để yêu thôi. Và biết bao nhiêu cái ‘không’ bị kìm nén trong vô thức của bạn sẽ không cho phép bạn yêu thực sự. Yêu sẽ vẫn còn trên bề mặt, nó sẽ là mẽ ngoài, khuôn mặt giả; nó sẽ không phải là khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn.
Cho nên xin bạn, Chitten này, tránh từ 'tuyệt đối'; nó có thể tạo ra khó khăn cho bạn. Vâng, có kết nối, nhưng kết nối là không tuyệt đối. Có những khoảnh khắc mà yêu có thể nói không chứ, và chỉ yêu mới có thể nói không, và có những khoảnh khắc mà bản ngã có thể nói có.
Bản ngã không hồn nhiên, nó rất tinh ranh. Nó có thể dùng cả có nữa, khi cần. Nó có thể dùng có như bàn đạp, nó có thể dùng có như tác nhân bôi trơn. Bạn không thể cứ nói không với từng thứ và mọi thứ được; bằng không cuộc sống sẽ trở thành không thể được cho bạn. Bạn đôi khi phải nói có - bạn có thể không muốn nói điều đó, nhưng bạn phải nói có. Nhưng bạn sẽ nói điều đó theo cách mà kết quả chung cuộc là không. Bạn sẽ nói điều đó chỉ như một cử chỉ lễ phép, nhưng bạn sẽ không ngụ ý nó; bạn có thể ngụ ý cái đối lập.
Tôi đã nghe:
Ngày xưa có một người Sufi thấy mình đang trong đám đông, mọi người đang đợi thử thách bên ngoài cung điện nhà vua nước người đó. Nhà vua đã ra lệnh rằng mọi người nổi tiếng của vương quốc đều phải được tụ tập lại và những bài thơ ca ngợi phải được ngâm lên trong sự tôn kính của họ. Các nhà thơ triều đình đã làm việc trong nhiều tháng để làm cho những vần thơ của mình được sẵn sàng, và đây là ngày tụ hội tôn kính vĩ đại.
Vệ binh hoàng gia tách khách mời với người xem nhưng người Sufi này bắt đầu nói, "Tôi không muốn được ca ngợi, tôi không muốn được tôn kính, tôi không muốn bài thơ ca ngợi cho tôi được ngâm lên..."
Tuy nhiên điều này chẳng ích gì, vì vệ binh cứ thúc ép ông ta vào trong phòng tiếp kiến. Ông ta vật lộn mạnh mẽ - người khác chỉ cưỡng lại một cách phải chăng theo tục lệ địa phương - đến mức nhà vua đã ra lệnh cho ông ta phải ngồi cạnh ngai vàng. Thế rồi nhà vua ra lệnh cho vua của các nhà thơ đọc bài thơ ca ngợi về người giản dị nhất này. Chả tìm thấy nhà thơ này đâu cả. Họ hỏi hiền nhân này tên người đó, nhưng không ai có thể nhớ được người đó là ai, nếu có. Cuối cùng nhà vua yêu cầu ông ta nói điều gì đó. Ông ta nói, "Tôi không muốn được ca ngợi!"
"Sao lại không?" vua hỏi. "Nếu ông không muốn được ca ngợi thì ông không nên tới buổi tiếp tân này chứ!"
"Nhưng tôi đâu có tới - vệ binh của bệ hạ tóm tôi trên phố. Tôi thậm chí không được mời tới. Mọi điều tôi làm là nói rằng tôi không muốn được ca ngợi!"
Nhưng sao bạn phải nói điều đó? Ông ta la to bên ngoài cung điện, "Tôi không muốn được ca ngợi! Tôi không muốn được ca ngợi!" Và ông ấy gây ra phiền nhiễu thế. Tại sao? Cách thức của bản ngã rất tinh ranh. Nó có thể đóng vai người khiêm tốn. Nó có thể la to từ nóc nhà rằng, "Tôi không muốn được ca ngợi!" Nó thậm chí có thể khước từ giải thưởng Nobel.
Đó là điều George Bernard Shaw đã làm. Ông ấy đã từ chối nhận giải thưởng Nobel lấy cớ rằng, "Bây giờ nó ở dưới tôi. Nó dành cho những người trẻ - họ sẽ sung sướng. Tôi đã vượt ra ngoài mọi việc ca ngợi này, điều đó là trẻ con đối với tôi!" Nhưng đó cũng là sỉ nhục cho Viện hàn lâm Thuỵ Điển và nhà vua. Cho nên ông ấy bị sức ép từ khắp nơi trên thế giới, từ các vua và hoàng hậu và thủ tướng và tổng thống. Những người chưa bao giờ viết thư cho ông ấy, họ tất cả đều viết thư cho ông ấy, "Xin ông chấp nhận điều đó đi - đó là việc sỉ nhục nhà vua và đất nước."
Trong hai hay ba ngày, ông ấy đã tạo ra nhiều ồn ào, và thế rồi ông ấy chấp nhận - lấy cớ là bởi vì nhiều tổng thống và thủ tướng và nhà vua và hoàng hậu đã yêu cầu ông ấy, chỉ để làm cho họ vừa lòng, nên ông ấy chấp nhận nó. Lần nữa ông ấy lại tạo những tin tức giật gân, những tin trên trang nhất. Ông ấy đã nhận giải thưởng Nobel và rồi ngay lập tức đem nó cúng tiến cho Fabian Society. Về sau người ta mới biết rằng ông ấy là chủ tịch của hội đó và ông ấy là thành viên duy nhất! Nhưng ông ấy làm cho thế giới suốt bẩy tám ngày liên tục nằm trong sự thu hút của ông ấy, và khi được hỏi ông ấy nói, "Phỏng có ích gì - nếu chỉ chiếm một góc nhỏ trong vài tờ báo rằng giải thưởng Nobel đã được trao cho George Bernard Shaw thôi sao? Tôi đã dùng cơ hội này nhiều nhất có thể được; tôi đã khai thác cơ hội này nhiều nhất có thể được."
Đó không phải là khiêm tốn, đó là con đường của bản ngã. Và ông ấy biết - ông ấy láu cá về điều đó, trong trò chơi này.
Nhớ lấy: bản ngã đôi khi có thể nói không, đôi khi nói có, bất kì cái gì phù hợp. Nó có thể dùng không nữa - nó tinh ranh thế. Và yêu cũng có thể đôi khi có và đôi khi không, bởi vì nếu có sẽ làm tổn thương tới người khác... Nếu đứa trẻ hỏi xin ra ngoài chơi dưới mặt trời đó là một điều, nhưng nếu đứa trẻ hỏi xin chơi với đồ điện nào đó mà có thể nguy hiểm hay đứa trẻ muốn uống chất độc, thế thì bạn phải nói không - và yêu sẽ sẵn sàng nói không.
Yêu có thể nói không, từ tình yêu. Bản ngã có thể nói có, từ phóng chiếu riêng của nó. Không có kết nối cần thiết, cho nên đừng làm nó thành tuyệt đối, có vậy thôi. Có lẽ có kết nối nào đó - và có đấy - nhưng cái 'có lẽ' đó phải đừng bao giờ bị quên mất.
Mahavira hay nhìn rất kì lạ vào mọi người, bởi vì ông ấy sẽ không bắt đầu bất kì câu nào mà không có 'có lẽ'. Điều đó có vẻ lạ lùng chút ít. Tôi không nói rằng bạn phải bắt đầu dùng 'có lẽ' trước mọi câu. Tôi không nói rằng khi bạn vào tình yêu với một cô gái bạn phải nói, "Có lẽ anh đang yêu em, có lẽ không... ai biết được? Chẳng cái gì là tuyệt đối, mọi thứ đều tương đối." Tôi không bảo bạn trở thành việc phô trương tính ngu xuẩn. Nhưng để cái 'có lẽ' trở thành một phần của bản thể bạn, để nó là dòng chảy ngầm.
Thực ra nó là vậy đấy. Khi bạn trong tình yêu nó chỉ là có lẽ, không cần phải nói điều đó ra, nhưng nó chỉ là có lẽ thôi. Bạn thậm chí không chắc về cái ta riêng của mình nữa là, làm sao bạn có thể chắc chắn về tình yêu của bạn được? Bạn thậm chí đã không yêu bản thân bạn, làm sao bạn có thể yêu được người nào đó khác? Bạn không biết yêu là gì - bởi vì yêu chỉ được biết tới tại đỉnh cao nhất của tâm thức.
Điều bạn gọi là yêu là thèm khát, nó không phải là yêu. Nó dùng người khác như phương tiện, và dùng người khác như phương tiện là hành động vô đạo đức nhất trên thế giới; nó là khai thác. Nhưng người khác sẽ không cho phép bạn khai thác đâu nếu bạn không thể tạo ra được bầu không khí mà trong đó người khác trở thành con mồi và trở thành nạn nhân một cách dễ dàng. Cho nên bạn phải nói về tình yêu, và bạn phải nói về tình yêu sẽ còn lại mãi mãi. Và bạn thậm chí không biết tới ngày mai, bạn thậm chí không biết tới khoảnh khắc tiếp!
Một người yêu nói với người yêu của mình, "Anh sẵn sàng chết vì em! Nói vậy đấy! Anh yêu em nhiều tới mức chỉ một lời bóng gió từ phía em và anh có thể tự tử liền, anh có thể hi sinh đời mình. Anh sẽ lấy em - không sức mạnh nào trên thế giới này có thể ngăn cản được anh! Cho dù lửa có mưa xuống từ trên trời thì anh vẫn đi tìm em!" Và vân vân, vân vân.
Và khi anh ta ra đi, cô gái hỏi, "Mai anh sẽ tới chứ?" Anh ta nói, "Nếu trời không mưa kia."
Đấy tất cả đều là có lẽ! Người ta phải nhận biết về nó - điều đó giúp đem lại lành mạnh cho bạn, nó giúp bạn mạnh khoẻ và toàn thể hơn.
Nhưng có một chân lí đơn giản trong nó: rằng bằng cách nào đó ‘có’ là một phần của yêu và ‘không’ là một phần của bản ngã, nhưng không nhất thiết được kết nối với nhau. Đôi khi ‘không’ có thể được tìm thấy với có, với yêu; ‘có’ có thể được tìm thấy với không, với bản ngã.
Cách tiếp cận của bạn tới cuộc sống nên là cách tiếp cận của có, cách tiếp cận của yêu; và nếu không được cần tới, nó phải phục vụ cho có, nó phải phục vụ cho tình yêu của bạn. Để ‘không’ là kẻ phục vụ và ‘có’ là người chủ - thế là đủ! Tôi không nói phải phá huỷ ‘không’ hoàn toàn. Nếu bạn phá huỷ ‘không’ hoàn toàn, thì ‘có’ của bạn trở thành bất lực. Để ‘có’ là người chủ và ‘không’ là kẻ phục vụ. ‘Không’ làm kẻ phục vụ là đẹp; làm ông chủ nó là xấu.
Và đó là điều đã xảy ra: ‘không’ đã trở thành ông chủ và ‘có’ đã bị thu về trạng thái của nô lệ. Giải phóng cái ‘có’ của bạn khỏi cảnh nô lệ đó, và truất ngôi cái ‘không’ của bạn khỏi quyền làm chủ của nó, và bạn sẽ thấy sự tổng hợp đúng của bản thể bạn, của tiêu cực và tích cực. Bạn sẽ thấy hài hoà đúng giữa phía tối và phía sáng, giữa ngày và đêm, giữa mùa hè và mùa đông, giữa sống và chết.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi vừa mới tới từ phương Tây - Paris - ở đó tôi đã nghe nói về thầy và đã đọc một số cuốn sách của thầy. Chúng làm tôi xúc động rất sâu sắc và một câu hỏi nảy sinh trong tôi: Làm thế nào mà chiều hướng tâm linh của thầy và công việc thầy làm ở mức độ tâm linh có khả năng hướng dẫn và làm sáng tỏ hành vi của một người đã tham dự vào hành động ở mức độ vật chất - chẳng hạn, chủ nghĩa đô thị hoá, đấu tranh chống đói, khát và mọi đau khổ khác?
Jacques Daumal này, tôi không phân chia sự tồn tại theo phân loại cũ này, bình diện vật chất và bình diện tâm linh. Chỉ có một thực tại thôi: vật chất là dạng thấy được của nó, còn tâm linh là dạng không thấy được của nó. Cũng giống như thân thể bạn và linh hồn bạn - thân thể bạn không thể hiện hữu nếu không có linh hồn bạn, và linh hồn bạn không thể hiện hữu mà không có thân thể bạn.
Thực ra, toàn thể chia chẻ này của quá khứ đã là gánh nặng trên trái tim con người - sự chia chẻ giữa thân thể và linh hồn. Nó đã tạo ra một nhân loại tâm thần phân liệt. Như tôi thấy nó, tâm thần phân liệt không phải là bệnh tật thỉnh thoảng mới xảy ra cho một người. Toàn thể nhân loại mãi cho tới giờ đã bị tâm thần phân liệt. Rất hãn hữu, thỉnh thoảng mới có một người như Jesus, hay Phật, hay Mahavira, hay Socrates, hay Pythagoras, hay Lão Tử, có khả năng thoát khỏi hình mẫu tâm thần phân liệt này của việc sống của chúng ta.
Phân chia thực tại thành hiện thực đối kháng, thù địch là nguy hiểm vì nó phân chia con người. Con người là vũ trụ thu nhỏ; nếu bạn phân chia vũ trụ, con người bị phân chia, nếu bạn phân chia con người, vũ trụ bị phân chia. Và tôi tin vào đơn vị hữu cơ không phân chia của sự tồn tại.
Với tôi không có phân biệt giữa tâm linh và vật chất. Bạn có thể mang tính tâm linh và hoạt động trên bình diện vật chất - và hoạt động của bạn sẽ nhiều vui vẻ hơn, hoạt động của bạn sẽ nhiều thẩm mĩ hơn, nhiều nhạy cảm hơn. Hoạt động của bạn trên bình diện vật chất sẽ không căng thẳng, sẽ không đầy khổ sở và lo âu.
Một lần một người tới Phật và hỏi, "Thế giới này đau khổ thế, mọi người đều khổ thế - làm sao thầy có thể ngồi im lặng và vui vẻ thế?"
Phật nói, "Nếu ai đó chịu khổ vì sốt, bác sĩ có phải nằm ra bên cạnh người đó và chịu khổ không? Bác sĩ có phải vì từ bi mà nhiễm bệnh và nằm ra bên cạnh bệnh nhân và phát sốt lên không? Điều đó có ích cho bệnh nhân không? Thực ra, trong khi mới chỉ có một người ốm thôi, mà bây giờ hai người ốm - thế giới bị ốm lên gấp đôi rồi! Bác sĩ cần không ốm để giúp cho bệnh nhân; bác sĩ phải mạnh khoẻ để giúp cho bệnh nhân chứ. Bác sĩ càng mạnh khoẻ càng tốt; bác sĩ càng mạnh khoẻ, càng nhiều giúp đỡ có sẵn qua ông ấy."
Tôi không chống lại làm việc trên bình diện vật chất. Bất kì việc gì bạn làm - công việc đô thị hoá, đấu tranh chống nạn đói, đấu tranh vì cân bằng sinh thái, đấu tranh chống nghèo nàn, bóc lột, áp bức, đấu tranh vì tự do - bất kì điều gì là công việc của bạn trên bình diện vật chất, điều đó đều sẽ có ích lợi, cực kì ích lợi, nếu bạn trở nên ngày một được bắt rễ, định tâm về mặt tâm linh, bình thản, yên tĩnh, thanh bình, bởi vì, thế thì toàn thể phẩm chất công việc của bạn sẽ được thay đổi. Thế thì bạn sẽ có khả năng nghĩ theo cách thức bình thản hơn, và bạn sẽ có khả năng hành động duyên dáng hơn. Hiểu biết của bạn về bản thể bên trong mình sẽ cực kì có ích để giúp cho người khác.
Tôi không phải là người tâm linh theo nghĩa cũ và tôi không phải là người duy vật theo nghĩa cũ. Charvakas ở Ấn Độ, Epicurus ở Hi Lạp, Karl Marx và những người khác, họ đều là người duy vật. Họ nói chỉ vật chất mới thực và tâm thức chỉ là hiện tượng phụ, sản phẩm phụ; nó không có thực tại của riêng nó. Và thế rồi có những người như Shankara, Nagarjuna, người nói cũng cùng những điều như vậy nhưng theo cách ngược lại. Họ nói linh hồn là thực và thân thể là không thực, maya, ảo vọng, hiện tượng phụ, sản phẩm phụ; nó không có thực tại riêng của nó.
Với tôi, cả hai đều đúng một nửa, sai một nửa. Và chân lí một nửa là nguy hiểm hơn dối trá toàn thể - ít nhất nó còn là toàn thể. Dối trá toàn thể có cái đẹp nào đó, nhưng chân lí một nửa là xấu - xấu và nguy hiểm nữa - xấu bởi vì nó một nửa. Điều đó cũng giống như chặt một người ra làm hai phần.
Mới hôm nọ tôi đã đọc một câu chuyện:
Trời rất nóng, và một người đàn ông đi cùng cô con gái trẻ ngang qua bể bơi của một khách sạn liên lục địa. Trời quá nóng, cô gái nói, "Con muốn vào bể bơi làm mát mình."
Người bố nói, "Được, bố sẽ ngồi dưới cái cây này, và con vào đi."
Nhưng cô ấy lập tức bị người gác cổng ngăn lại và anh ta nói, "Bể bơi này được dành riêng. Ở đây không cho phép người Do Thái... mà cô trông giống người Do Thái."
Người bố nói, "Nghe đây: tôi là người Do Thái. Mẹ của con gái tôi không phải là người Do Thái, bà ấy là người Ki tô giáo, cho nên con gái tôi một nửa Do Thái, một nửa Ki tô giáo. Ông có thể cho phép nó tắm cho tới thắt lưng được không?"
Phân chia con người là nguy hiểm, bởi vì  con người là một thực thể hữu cơ. Nhưng đây là cách nó đã được thực hiện qua nhiều thời đại, và bây giờ nó đã trở thành gần như một tư duy thường lệ, một ước định.
Daumal này, bạn vẫn nghĩ theo phân loại cũ. Tôi không thuộc vào trường phái nào - trường phái của người duy vật hay trường phái của cái gọi là người tâm linh. Cách tiếp cận của tôi là toàn bộ, nó là nguyên khối. Tôi tin rằng con người là cả hai cùng nhau, tâm linh và vật chất. Thực ra, tôi phải dùng các từ 'tâm linh' và 'vật chất' chỉ bởi vì chúng bao giờ cũng đã được dùng rồi. Thực ra con người là tâm-thân, không vật chất và tâm linh, bởi vì cái 'và' đó tạo ra nhị nguyên. Không có 'và' giữa vật chất và tâm linh, thậm  chí không có dấu gạch ngang. Con người là ‘vật chất tâm linh’ - tôi dùng nó như một từ, vật chất tâm linh. Và cả hai phía...
Tâm linh nghĩa là trung tâm của bản thể bạn, và vật chất nghĩa là chu vi của bản thể bạn. Chu vi không thể có đó nếu không có trung tâm, và trung tâm không thể có đó nếu không có chu vi.
Công việc của tôi ở đây là để giúp cho trung tâm bạn trở thành sáng tỏ, thuần khiết. Thế thì thuần khiết đó sẽ được phản xạ lên chu vi nữa. Nếu trung tâm của bạn đẹp, chu vi của bạn nhất định trở nên đẹp, và nếu chu vi của bạn đẹp, trung tâm của bạn nhất định bị ảnh hưởng bởi cái đẹp đó.
Sannyasin của tôi là con người toàn bộ, người đó là con người mới. Nỗ lực là ở chỗ người đó sẽ đẹp từ cả hai phía.
Ngày xưa có hai nhà huyền môn ngồi nói chuyện. Người thứ nhất nói, "Có thời tôi đã có một đệ tử đấy chứ, và mặc cho mọi nỗ lực của mình, tôi vẫn không thể nào làm sáng tỏ được cho anh ta."
"Ông đã làm cái gì?" người kia hỏi.
"Tôi đã làm cho anh ta lẩm nhẩm đọc mật chú, nhìn chăm chăm vào các biểu tượng, mặc quần áo đặc biệt, nhảy lên xuống, hít hơi hương, đọc lời cầu khẩn, và đứng thức trong đêm dài."
"Anh ta không nói điều gì có thể cho ông manh mối tại sao mọi điều này lại không cho anh ta tâm thức cao hơn à?"
"Chẳng có gì. Anh ta chỉ nằm ra và chết. Mọi thứ anh ta nói đều không liên quan: 'Khi nào tôi sẽ kiếm được thứ gì đó để ăn?'"
Tất nhiên, với người tâm linh điều đó là không liên quan, nói về thức ăn - có liên quan gì tới tâm linh đâu?
Tôi không phải là loại người tâm linh đó. Tôi là người theo chủ nghĩa hưởng lạc như Charvaka, là người duy vật như Epicurus, là người tâm linh như Phật, Mahavira. Tôi là bắt đầu của một tầm nhìn mới toàn bộ.
Trong công xã mới, sẽ có Thính phòng Phật, phòng Thiền Mahavira, Nhà Jesus, Nhà Krishna, Nhà Lão Tử, cũng sẽ có vườn dành cho Epicurus - bởi vì trường phái của ông ấy được gọi là "Vườn." Sẽ có hồ dành cho Charvakas. Trong công xã mới người tâm linh và người duy vật tất cả đều phải được kính trọng. Chúng ta đang cố gắng tạo ra hài hoà, tổng hợp mới.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Tại sao mọi cái gọi là guru Ấn Độ đều đổ xô sang Mĩ?
Nirmal này, trong các kinh sách rất cổ đại có một câu chuyện. Suy ngẫm về nó đi.
Đây là câu chuyện đó: rằng khi định mệnh được lập kế hoạch, các đại diện tiêu biểu của các dân tộc và trường phái đa dạng được yêu cầu nêu ra sự chọn lựa về năng khiếu mình muốn.
Người Nhật đã yêu cầu được cho công án Thiền để cho mọi người bao giờ cũng bị dính vào quyền năng của lúng túng. Guru Hindu đã yêu cầu mật chú và khẳng định rằng mọi thứ đều được suy ra từ triết lí của mình.
Thế rồi người Mĩ tương lai được yêu cầu nêu ra chọn lựa của mình. Vì ông ta là một trong những dân tộc mới nổi lên, hầu hết những thứ hấp dẫn nhất đã được trao cho rồi. Nhưng ông ta cũng không lâu la gì khi yêu cầu: "Cho tôi đô la thôi - thế rồi mọi cái khác sẽ tới tôi, sớm hay muộn!"
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 3 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post