Chương 7. Thấy bản thân bạn trong người khác

Chương 7. Thấy bản thân bạn trong người khác

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 4)
Chương 7. Thấy bản thân bạn trong người khác


Tất cả sinh linh run rẩy trước bạo hành.
Tất cả sợ chết.
Tất cả yêu sống.
Thấy bản thân ông trong người khác.
Thì ông có thể làm tổn thương ai?
Ông có thể gây hại gì?
Người tìm kiếm hạnh phúc
bằng việc làm tổn thương người tìm kiếm hạnh phúc sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc.
Vì anh ông là giống ông.
Người đó muốn hạnh phúc.
Đừng bao giờ làm hại người đó và khi ông rời bỏ cuộc sống này ông cũng sẽ thấy hạnh phúc.
Đừng bao giờ nói những lời tàn nhẫn vì chúng sẽ bật lại vào ông.
Những lời giận dữ gây đau và cái đau bật lại.
Giống như cái cồng vỡ tĩnh lặng, im lặng.
Biết tĩnh lặng của tự do
nơi không còn gắng sức nữa.
Giống như người nuôi súc vật đưa bò ra cánh đồng tuổi già và cái chết sẽ đưa ông tới trước chúng.
Nhưng người ngu trong việc ác của mình quên mất và người đó đốt lửa
để ngày nào đó người đó phải bị thiêu.
Người làm hại người vô hại
hay làm tổn thương người hồn nhiên người đó sẽ ngã mười lần -
trong đau khổ hay ốm yếu,
bị thương hay bệnh tật hay điên khùng, bị kiện cáo hay bị kết tội kinh khủng, mất gia đình, mất của cải.
lửa từ trời sẽ đánh xuống nhà người đó và khi thân thể người đó đã bị đánh ngã người đó sẽ vào trong địa ngục.

Bí ẩn vĩ đại nhất của sự tồn tại là gì? Nó không phải là sống, nó không phải là yêu - nó là chết.
Khoa học cố gắng hiểu sống; do đó vẫn còn bộ phận. Sống chỉ là một phần của bí ẩn toàn bộ, và là một phần rất tí hon - hời hợt, chỉ trên chu vi. Nó không có chiều sâu, nó nông cạn. Do đó khoa học vẫn còn nông cạn. Nó biết nhiều và nó biết vào chi tiết lớn, nhưng mọi việc biết của nó vẫn còn hời hợt - dường như bạn biết đại dương chỉ qua các con sóng của nó và bạn chưa bao giờ chìm sâu vào trong nó, và bạn không biết cái vô hạn của nó.
Sống là hữu hạn, nhất thời. Khoảnh khắc này nó có đó, khoảng khắc tiếp nó mất rồi. Nó là làn gió thoảng, tới rồi đi... Nó không còn lại lâu. Do đó tuyên bố của khoa học rằng nó biết chân lí là không đúng. Nó chỉ biết chân lí bộ phận, và tuyên bố cái bộ phận như cái toàn thể là một trong những điều ngớ ngẩn của cách tiếp cận khoa học. Điều nó biết là đúng, nhưng điều đó không phải là chân lí toàn thể. Và khoảnh khắc bạn tuyên bố rằng bộ phận là toàn thể, bạn thậm chí còn làm sai bộ phận.
Yêu là ở chặng giữa. Nó ở đích xác giữa sống và chết. Nó là nửa sống, nửa chết; do đó có sợ của yêu. Chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng chết, bạn không thể biết yêu được - mặc dầu bằng việc chết bạn trở nên sống động hơn. Chính là qua chết mà yêu phục sinh bản thân nó lặp đi lặp lại. Chính là bằng việc biến mất mà nó xuất hiện đi xuất hiện lại.
Yêu là bí ẩn nhiều hơn là bản thân sống, bởi vì nó có sống trong nó và có cái gì đó còn hơn nữa: sống cộng với chết. Năm mươi phần trăm của yêu là sống, năm mươi phần trăm là chết. Và chỉ những người sẵn sang chết sẽ biết sống của yêu. Những người sợ chết sẽ không bao giờ đi vào được bí ẩn của yêu.
Nghệ thuật làm bùng nổ thế giới của yêu. Do đó nghệ thuật là đúng hơn khoa học, đi sâu hơn khoa học. Viễn kiến của nghệ sĩ chứa nhiều hơn tri thức khoa học có thể chứa, mặc dầu cách thức của nghệ thuật là hoàn toàn khác với cách thức của khoa học. Nó phải khác chứ. Khoa học có thể có tính khách quan bởi vì nó là ngoại vi. Nghệ thuật không thể tuyệt đối khách quan được; nó năm mươi phần trăm khách quan, năm mươi phần trăm chủ quan. Nó không thể tự do với người quan sát được.
Khoa học cố gắng tuyệt đối tự do với người quan sát; người quan sát phải không đi vào trong nó, phải không tham gia, phải vẫn còn tuyệt đối trung lập, không là người tham gia, mà là khán giả. Người đó phải không được đem bản thân mình vào trong nó. Đó là cái nhìn khoa học.
Nhưng làm sao bạn có thể tránh được người biết? Nếu bạn thực sự muốn biết, người biết nhất định đi vào trong tri thức.
Bây giờ nhiều nhà khoa học nhạy cảm đang trở nên tỉnh táo với hiện tượng là không thể nào tuyệt đối vô tư được: người quan sát nhất định bị phản xạ bởi việc quan sát của mình. Người đó không thể là khán giả thuần khiết được. Người đó sẽ diễn giải, người đó sẽ lí thuyết hoá, người đó sẽ tạo ra các giả thuyết và người đó sẽ đi qua các giả thuyết của mình. Người đó sẽ chọn lựa bởi vì các chi tiết là vô hạn. Người đó sẽ phải hội tụ.
Ai sẽ quyết định hội tụ vào đâu, chọn cái gì, không chọn cái gì, đi theo theo hướng nào? Bởi vì sự tồn tại là đa chiều và bạn không thể đi theo mọi chiều đồng thời được, bạn chỉ có thể đi theo một chiều thôi, nhất định là điều bạn biết sẽ bị ảnh hưởng bởi người biết. Nhưng điều này đã từng là hiểu biết của nghệ thuật từ chính lúc bắt đầu.
Khi nhà khoa học nhìn vào hoa ông ấy cố gắng chỉ là người quan sát. Ông ấy đơn giản ghi chép về điều ông ấy thấy; ông ấy không đem mơ của mình vào, không đem linh ảnh của mình vào việc quan sát. Nhà thơ có nhiều tự do hơn, hoạ sĩ có nhiều tự do hơn. Ông ấy đi sâu hơn vào trong hiện tượng hoa này. Ông ấy tham gia vào bí ẩn của nó, ông  ấy không  tách rời; trong vài khoảnh khắc ông ấy trở thành một với nó. Có những khoảnh khắc mà nhà thơ nhảy múa cùng hoa - trong gió, trong mưa, trong ánh mặt trời. Có những khoảnh khắc mà nhà thơ trở thành hoa, khi người quan sát là vật được quan sát. Có những khoảnh khắc khi nhà thơ không chỉ nhìn vào hoa mà nhìn qua hoa, trở thành mắt của hoa. Một cách tự nhiên, ông ấy chìm sâu hơn khoa học; ông ấy đem tới viên kim cương lớn hơn nhiều, những đá quí hơn nhiều.
Thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc - chúng tới gần thực tại hơn bởi vì chúng sẵn sàng để tham gia. Nhưng chúng chỉ ở lưng chừng.
Tôn giáo về căn bản liên qua tới chết. Chết chứa tất cả: chết chứa sống, chết chứa yêu, và cái gì đó còn hơn thế mà cả sống không chứa được nó mà yêu cũng không thể chứa được. Chết là cực điểm của tất cả, là cao trào, là đỉnh cao nhất. Sống là cơ sở, chết là đỉnh cao - yêu nằm đâu đó ở giữa.
Người tôn giáo, nhà huyền môn, cố gắng thám hiểm bí ẩn này của chết. Trong thám hiểm bí ẩn của chết, người đó đi tới biết sống là gì, yêu là gì. Những điều đó không phải là mục đích của người đó. Mục đích của người đó là xuyên thấu vào chết, bởi vì dường như chẳng có gì bí ẩn hơn chết. Yêu có bí ẩn nào đó bởi vì chết, và sống cũng có bí ẩn nào đó bởi vì chết.
Nếu chết biến mất sẽ không có bí ẩn nào trong sống cả. Đó là lí do tại sao vật chết không có bí ẩn trong nó. Cái xác không có bí ẩn nào trong nó, bởi vì nó không thể chết thêm nữa được. Bạn nghĩ nó không có bí ẩn nào bởi vì sống đã biến mất sao? Không, nó không có bí ẩn nào bởi vì bây giờ nó không thể chết thêm nữa được. Chết đã biến mất, và cùng với chết tự động sống biến mất. Sống chỉ là một trong những cách thức diễn đạt của chết.
Cái xác không có bí ẩn nào bởi vì, với sự biến mất của chết, yêu mất đi. Mới khoảnh khắc trước đã có bí ẩn lớn lao; bây giờ có cái không. Bạn chỉ có thể đi và chôn người chết hay thiêu người chết. Dấu chấm hết đã tới. Quá trình này đã dừng lại rồi. Chính chết giữ cho quá trình này tiếp diễn. Chính chết giữ cho bạn nhận biết về cái gì đó bí ẩn, huyền diệu, kì diệu.
Tôn giáo được đặt nền tảng trong tìm kiếm vào chết, và hiểu chết là hiểu tất cả. Kinh nghiệm chết là kinh nghiệm tất cả, bởi vì trong kinh nghiệm về chết, bạn không chỉ kinh nghiệm sống ở chỗ cao nhất của nó, yêu ở chỗ sâu nhất của nó; trong việc kinh nghiệm chết bạn đi vào trong điều thiêng liêng. Chết là cánh cửa đi tới điều thiêng liêng. Chết là tên của cánh cửa của ngôi đền của Thượng đế. Thiền nhân chết đi một cách tự nguyện.
Có hai loại chết. Một là chết thường; mọi người đều chết nó. Đó không phải là cái chết của nhà huyền môn. Chết thường xảy ra ngược với bạn; bạn đi vào trong nó một cách rất ngần ngại. Bạn không muốn đi vào trong nó, bạn níu bám lấy sống. Bạn không trở thành sẵn có cho nó, bạn không trở thành cởi mở cho nó. Do đó bạn cứ bỏ lỡ vấn đề.
Nhiều lần bạn đã chết, nhưng mỗi lần bạn chết có nhiều ám ảnh với sống tới mức bạn không thể thấy được chết là gì. Mắt bạn bị hội tụ vào sống, bạn níu bám lấy sống. Bạn đằng nào cũng bị lôi ra, và cách duy nhất để lôi bạn ra là làm cho bạn thành vô ý thức.
Khi bác sĩ giải phẫu sắp mổ bạn ông ấy làm cho bạn thành vô ý thức, ông ấy cho bạn thuốc mê. Đó là điều cái chết đã làm trong hàng thế kỉ, từ vĩnh hằng. Nếu bạn không thể đi một cách hân hoan, nhảy múa vào trong nó, có thuốc mê sẵn đấy: mọi người trở thành vô ý thức trước khi họ chết. Đó là lí do tại sao bạn không nhớ tới các kiếp quá khứ của mình, bởi vì bạn trở thành vô ý thức sâu tới mức trước khi bạn chết chương đó đã trở nên bị đóng lại.
Nếu một người có thể chết đi một cách có ý thức, tỉnh táo, người đó sẽ nhớ kiếp sống quá khứ của mình. Đó là cách Ấn Độ đã khám phá ra rằng không chỉ có một kiếp sống; hàng triệu lần bạn đã sống rồi. Bạn không mới, bạn là kẻ hành hương rất cổ đại. Nhưng mỗi lần bạn chết đi một cách ngần ngại, vô ý thức; do đó bạn quên mọi thứ.
Nhà huyền môn chết một cách tự nguyện. Nhà huyền môn chết trước cái chết thực; ông ấy chết trong thiền. Người yêu biết chút ít về nó bởi vì năm mươi phần trăm của yêu là chết. Đó là lí do tại sao yêu rất gần với thiền. Người yêu biết cái gì đó của tính thiền; vô nhận biết họ đã loạng choạng vào nó. Người yêu biết im lặng, tĩnh lặng. Người yêu biết vô thời gian, nhưng họ đã loạng choạng vào nó - nó đã không là việc tìm kiếm cơ bản của họ.
Nhà huyền môn đi vào trong nó một cách rất có ý thức, một cách có chủ định. Thiền là cái chết toàn bộ, cái chết tự nguyện. Người ta chết trong bản thân mình. Trước khi cái chết tới, nhà huyền môn chết. Ông ấy chết mọi ngày. Bất kì khi nào ông ấy thiền ông ấy đều đi vào cái chết. Ông ấy đạt tới những đỉnh cao đó, những chiều sâu đó, và dần dần, dần dần, khi thiền trở thành tự nhiên, ông ấy bắt đầu sống cái chết. Thế thì từng khoảnh khắc sống của ông ấy cũng là khoảnh khắc của chết. Từng khoảnh khắc ông ấy chết đi quá khứ và vẫn còn tươi tắn, bởi vì khoảnh khắc bạn chết đi quá khứ bạn trở thành sống động cho hiện tại.
Ông ấy liên tục chết đi và vẫn còn tươi tắn như giọt sương hay như lá sen vào buổi sáng sớm mặt trời. Tươi tắn của ông ấy, trẻ trung của ông ấy, vô thời gian của ông ấy, tuỳ thuộc vào nghệ thuật chết. Và thế thì khi cái chết thực tới ông ấy chẳng có gì để sợ, bởi vì ông ấy đã biết cái chết này cả nghìn lần rồi. Ông ấy xúc động, say mê; ông ấy nhảy múa! Một cách vui vẻ ông ấy muốn chết. Chết không tạo ra sợ hãi trong ông ấy; ngược lại, là hấp dẫn vô cùng, sức hút lớn lao.
Và bởi vì ông ấy chết đi một cách vui vẻ, ông ấy chết mà không trở nên vô ý thức, và ông ấy biết toàn thể bí mật của chết. Biết điều đó, ông ấy có chìa khoá chính có thể mở mọi cánh cửa. Ông ấy có chìa khoá có thể mở cánh cửa của Thượng đế.
Và bây giờ ông ấy biết rằng mình không là một cá nhân tách biệt. Chính ý niệm về tách biệt là ngu xuẩn. Chính ý niệm về tách biệt có đó bởi vì ông ấy đã không nhận biết về chết. Bạn nghĩ bản thân mình tách biệt như bản ngã bởi vì bạn không biết chết là gì. Nếu bạn biết chết, bản ngã sẽ bay hơi. Và khoảnh khắc bản ngã bay hơi bạn bắt đầu cảm thấy toàn thể sự tồn tại.
Đó là lí do tại sao Phật dạy bất bạo hành. Đó không phải là giáo huấn đạo đức, không giống như Mahatma Gandhi. Toàn thể giáo lí của Mahatma Gandhi là đạo đức, xã hội, chính trị. Điều đó là bình thường; nó không có huyền môn trong nó. Bất bạo hành của Phật là hoàn toàn khác, khác về chất. Khi ông ấy dạy bất bạo hành ông ấy ngụ ý không có ai khác hơn bạn. Làm tổn thương bất kì ai là làm tổn thương bản thân bạn. Phá huỷ bất kì cái gì là phá huỷ bản thân bạn. Chống đối lại, thù nghịch với, đối kháng với bất kì ai là chống lại bản thể riêng của bạn - bởi vì chỉ có một bản thể xuyên thấu và lan tràn khắp mọi người.
Phật chưa bao giờ dùng từ ‘Thượng đế’, nhưng bằng những hướng dẫn tinh tế ông ấy cứ chỉ đi chỉ lại mãi. Đây là cách chỉ dẫn của ông ấy. Kính trọng của ông ấy với Thượng đế là mênh mông tới mức ông ấy cảm thấy dùng từ ‘Thượng đế’ là phạm tội lỗi. Đó là hiểu biết của tôi về Phật. Ông ấy không dùng từ này bởi vì kính trọng sâu sắc, tôn kính lớn lao. Ông ấy đã bị hiểu lầm - như điều đó bao giờ cũng xảy ra. Mọi chư phật đều bị hiểu lầm, bởi vì những người cố gắng hiểu họ lại không có sáng suốt, đều mù, điếc.
Phật đã bị coi là kẻ vô thần. Chẳng cái gì có thể xa hơn khỏi chân lí. Phật đã bị coi là chống lại Thượng đế. Chẳng cái gì có thể không thật hơn. Sự tôn kính của Phật tới mức ông ấy không thể khẳng định từ 'Thượng đế' được. Khẳng định từ ‘Thượng đế’ là tạo ra tách biệt; cứ dường như "Thượng đế" là tách biệt khỏi "tôi." Sự không thể tách rời nhiều tới mức, sự thống nhất với
Thượng đế nhiều tới mức là ngay cả từ này cũng không thể được thốt ra.
Điều đó đã là một truyền thống ở Israel cổ: trong hàng thế kỉ tên của Thượng đế đã không được nói ra. Chỉ tu sĩ cao nhất của ngôi đền lớn ở Jerusalem là được phép, và điều đó nữa trong tính một mình tuyệt đối, và điều đó nữa cũng chỉ một lần trong năm. Không ai khác được phép dùng tên của Thượng đế. Một ngày duy nhất, một lần trong năm, tu sĩ cao nhất, người thuần khiết nhất, người ngoan đạo nhất, người thánh thiện  nhất trong mọi người Do Thái, sẽ đi vào trong điện thờ, điện thờ bên trong nhất của ngôi đền này. Mọi cánh cửa đều bị đóng lại. Cả nghìn người tụ tập quanh ngôi đền chỉ để hiện diện ở đó trong khi tu sĩ này nói ra tên của Thượng đế. Không ai nghe thấy điều đó - tu sĩ sẽ thì thào nó.
Bạn không thể kêu to tên của Thượng đế được; nó chỉ có thể được thì thào trong im lặng - và chỉ một lần. Đó đã là một truyền thống hay. Điều đó biểu lộ sự tôn kính. Bằng không, những từ đẹp đẽ như 'Thượng đế' trở nên bị ô nhiễm, trở thành thiếu tôn kính. Chúng trở thành xấu.
Ngay cả bây giờ, người Do Thái, bất kì khi nào họ dùng từ Thượng đế 'God' hay họ viết từ 'God', đều đánh vần nó khác đi. Họ không dùng đánh vần đầy đủ G-o-d. Họ đơn giản dùng G-d, họ bỏ chữ 'o' đi, chỉ để chứng tỏ rằng, "Chúng ta không đủ năng lực để nói ra cái tên đầy đủ." Phần bản chất, cái lõi ở giữa của nó, chính linh hồn của nó, bị bỏ ra. Và 'o' đó là đẹp bởi vì nó cũng là biểu tượng cho số không. Nó không chỉ là 'o' mà còn là số không nữa, và số không là cốt lõi bên trong nhất của Thượng đế.
Phật gọi nó là shunyata - trống rỗng, hư không. 'G' và 'd' chỉ là ngoại vi; điều đó là được, người ta có thể dùng chúng, nhưng cốt lõi bên trong nhất phải bị bỏ lại không được diễn đạt. Chính bởi vì tôn kính vô cùng với Thượng đế, với sự tồn tại mà Phật chưa bao giờ dùng từ này. Nhưng hướng dẫn có đó; với người dễ cảm nhận, với người nhạy cảm, có vô hạn hướng dẫn. Trong từng câu đều có hướng dẫn.
Khoảnh khắc bạn chết đi một cách có ý thức, trong thiền, Thượng đế được sinh ra - bởi vì bạn biến mất như một bản ngã. Thế thì cái gì còn lại? Tĩnh lặng, tĩnh lặng tiềm năng vô cùng, im lặng có tính thai nghén - thai nghén cái toàn thể. Khi bạn biến mất, các biên giới biến mất. Bạn tan chảy và hội nhập với mọi người khác.
Nhà thơ, chỉ thỉnh thoảng, trở nên hoà điệu cùng đoá hoa, hoà điệu cùng mặt trời mọc, hoà điệu cùng con chim tung cánh. Nhà huyền môn trở thành một với sự tồn tại mãi mãi. Ông ấy là đoá hoa và ông ấy là đám mây và ông ấy là mặt trời và ông ấy là mặt trăng và ông ấy là các vì sao. Ông ấy bắt đầu sống theo cách đa chiều bởi vì toàn thể cuộc sống là của ông ấy. Ông ấy sống trong cây cối như chất xanh, và trong hoa hồng như chất đỏ thắm. Ông ấy ở trên đôi cánh của chim, ông ấy là tiếng gầm của sư tử và ông ấy là con sóng của đại dương. Ông ấy là tất cả... làm sao ông ấy có thể bạo hành được? Làm sao ông ấy có thể làm tổn thương được? Làm sao ông ấy có thể có tính huỷ diệt được?
Toàn thể cuộc sống của ông ấy trở thành tính sáng tạo.
Nhà huyền môn hoàn toàn có tính sáng tạo.
Lời kinh:
Tất cả sinh linh run rẩy trước bạo hành.
Tất cả sợ chết.
Tất cả yêu sống.
Những phát biểu đơn giản, nhưng với nghĩa lớn lao.
Tất cả sinh linh run rẩy trước bạo hành. Ngay cả con vật vô ý thức cũng run rẩy trước bạo hành. Cho dù bạn có thể không làm cho chúng tỉnh táo theo bất kì cách nào rằng chúng sắp bị giết, nhưng dầu vậy, trước khi con cừu bị giết, nó run rẩy. Bây giờ các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cùng điều đó cũng đúng cho cây cối. Khi tiều phu đi vào vườn hay vào rừng cây cối run rẩy.
Bây giờ có những dụng cụ tinh vi như máy đo nhịp tim, để ghi lại việc run của tim cây, nó có thể tạo ra đồ thị về điều xảy ra cho bên trong của cây. Thậm chí việc tiều phu đi vào trong rừng rậm... Ông ấy không nói gì cả, ông ấy còn chưa chặt một cành nào của cây, nhưng run rẩy nảy sinh cứ dường như một nguồn trực giác nào đó làm cho cây tỉnh táo.
Và các nhà khoa học đã quan sát một phép màu: cùng tiều phu đó với cái rìu trên vai có thể đi từ rừng rậm. Nếu người đó không chặt cây nào cả - nếu người đó chỉ đi qua đường, đi tới chỗ khác nào đó - không cây nào run rẩy cả. Dường như ý định của tiều phu - chỉ ý định thôi, không hành động nào - là được tiếp  âm, truyền phát cho cây.
Và một điều nữa họ đã quan sát thấy. Bạn có thể không chặt cây; thợ săn có thể tới và giết một con hổ - nhưng mọi cây xung quanh chỗ đó đều run rẩy. Ngay cả cái chết của hổ cũng đủ làm cho chúng buồn, làm cho chúng sợ. Điều các nhà khoa học bây giờ mới trở nên nhận biết  trong vòng ba  hay  bốn năm  nay,  các nhà huyền môn đã từng nhận biết từ hàng thế kỉ rồi.
Phật nói: Tất cả sinh linh run rẩy trước bạo hành. Bạo hành là cái gì đó chống lại tự nhiên. Người tôn giáo không thể bạo hành được - không phải là người đó thực hành bất bạo hành đâu, nhớ lấy. Nếu bạn thực hành bất bạo hành bạn sẽ trở thành một người kiểu Gandhi, đồ rởm. Người theo Gandhi không phải là người tôn giáo. Người đó thực hành bất bạo hành, người đó cố gắng trở thành bất bạo hành - người đó không có hiểu biết. Người đó tạo ra cá tính, nhưng sâu bên dưới người đó không có tâm thức điều có thể vận hành như trung tâm của cá tính đó.
Nhà huyền môn trước tiên tạo ra tâm thức, thế rồi cá tính theo sau theo cách riêng của nó. Và nhà đạo đức tạo ra cá tính, nhưng tâm thức không đi theo cá tính. Cá tính là thứ rất hời hợt. Bạn có thể thấy ở đất nước này... có hàng nghìn người thực hành bất bạo hành, đặc biệt là người Jaina.
Phật tử đã quên hết mọi điều Phật đã nói. Cái ngày Phật giáo phải rời khỏi Ấn Độ, nó bỏ lại sự bất bạo hành của nó nữa. Bây giờ Phật tử tất cả đều là người ăn thịt - người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Hàn Quốc. Tất nhiên họ đã hợp lí hoá điều đó. Việc hợp lí hoá là ở chỗ, "Chúng tôi ăn thịt chỉ những con vật đã chết cái chết tự nhiên." Cho nên ở Trung Quốc, ở Nhật Bản hay ở các nước Phật giáo, bạn sẽ thấy các biển đề trên cửa hiệu, "Ở đây chỉ phục vụ món thịt của các con vật đã chết cái chết tự nhiên." Bây giờ, chẳng có mấy con vật chết cái chết tự nhiên mà họ có thể cung cấp cho toàn thể châu Á. Nhưng điều đó là đủ rồi - mọi người đều tinh ranh.
Nhưng ở Ấn Độ người Jaina vẫn thực hành bất bạo hành. Nhưng bởi vì họ thực hành nó, nó vẫn còn là cái gì đó giả tạo, cái gì đó gần với đạo đức giả hơn. Nó không biến đổi bản thể bạn, nó không làm cho họ chói sáng, nó không cho họ duyên dáng và cái đẹp. Và trong cuộc sống thường của mình họ vẫn giận dữ, đầy tham vọng - hay thậm chí còn hơn thế - hơn người khác. Và cái “hơn” đó có thể hiểu được; có lí do.
Họ bằng cách nào đó đã áp đặt lên bản thân mình để là bất bạo hành. Bây giờ bạo hành của họ sẽ đi đâu? Nó sẽ phải tìm cách thức mới nào đó, chỗ ra mới nào đó. Bởi vì thầy của họ, Mahavira, người đương đại với Phật, đã nói với họ: tạo ra tâm thức được theo sau bởi bất bạo hành - theo cùng cách như Phật nói điều đó. Theo cùng cách đó mà Phật tử đã hiểu lầm Phật, họ đã tìm ra con đường hợp pháp để thoát ra khỏi nó. "Đừng giết hại," Phật nói. Và họ nói, "Chúng tôi không giết hại; chúng tôi chỉ ăn thịt của con vật đã chết một cách tự nhiên." Đây là chiến lược pháp lí để thoát ra khỏi điều đó.
Người Jaina đã theo cách thức thường lệ, chẳng hiểu thông điệp của Mahavira... bởi vì Mahavira đã nói: Đừng giết con vật, đừng chặt cây - ông ấy là người đầu tiên nói: Đừng chặt cây - cho nên người Jainas đã tuân theo điều đó, không hiểu chiều sâu và ý nghĩa của nó, nhưng chỉ như một chữ chết. Họ đã theo đúng từng từ, cho nên họ đã dừng việc làm nông trại bởi vì trong việc nông trại bạn sẽ phải chặt hạ cây cối và thực vật.
Họ đã dừng việc là chiến binh. Mahavira được sinh ra  trong  dòng  dõi  chiến  binh;  tất  cả  hai  mươi  bốn tirthankaras Jaina đều là chiến binh. Tất nhiên điều tuyệt đối chắc chắn là những người trở nên quan tâm tới tirthankaras Jaina phải đã tới, ít nhất cũng đa số trong họ, từ đẳng cấp kshatriyas - dòng dõi chiến binh, võ sĩ đạo của Ấn Độ. Nhưng họ không thể vẫn còn là chiến binh thêm nữa, họ phải vứt bỏ chiếc kiếm của mình.
Họ không thể là chiến binh được, họ không thể là nông dân được, và người brahmin sẽ không cho phép họ là brahmin. Và họ không quan tâm tới việc là người brahmin, bởi vì họ không quan tâm tới kinh sách brahmin - bởi vì những kinh sách đó đầy những bạo hành.
Trong những kinh sách đó việc hiến tế con vật là được phép; không chỉ hiến tế con vật mà cả hiến tế người nữa - rằng tại bệ thờ Thượng đế bạn có thể hiến tế con người. Thỉnh thoảng, thậm chí cả ngày nay, trong thế kỉ hai mươi này, điều đó xảy ra ở Ấn Độ: thỉnh thoảng một đứa trẻ lại bị hiến tế, một người bị hiến tế - ngay cả bây giờ đấy!
Họ không thể trở thành người brahmins được, họ không thể vẫn còn là kshatriyas, chiến binh. Họ sẽ không thích trở thành tiện dân sudras. Trở thành thợ chữa giầy là không thể được bởi vì điều đó là bạo hành, và trở thành người quét rác là đi ngược lại bản ngã của họ. Thế thì khả năng duy nhất cho họ là doanh nhân. Cho nên tất cả người Jaina đều trở thành doanh nhân, và toàn thể bạo hành bị kìm nén của họ trở thành tham vọng của họ, tham lam của họ.
Do đó người Jaina là cộng đồng nhỏ ở Ấn Độ, một cộng đồng rất nhỏ, nhưng nó xoay xở và kiểm soát đa số của cải của đất nước này. Nó là cộng đồng giầu có nhất. Toàn thể bạo hành trở nên được hướng vào một điều - tiền. Bạn có thể làm tổn thương mọi người bằng việc trở thành giầu mà không làm tổn thương họ theo bất kì cách thấy được nào. Bạn có thể bóc lột mọi người. Bạn không cần giết họ, bạn không cần uống máu họ, nhưng bạn có thể bóc lột họ tới mức chẳng còn lại máu trong họ. Đó là điều đã xảy ra với người Jaina. Điều đó bao giờ cũng xảy ra nếu bạn thử làm điều hời hợt trước hết.
Điều đó ngu xuẩn như khi tôi muốn mời bạn ăn tối - tôi không cần mời cái bóng của bạn, nó tới cùng với bạn. Nếu tôi mời cái bóng của bạn, cái bóng sẽ không tới; nó không thể tới và không có vấn đề về việc tới của bạn bởi vì bạn không được mời chút nào.
Cá tính là hiện tượng bóng hình, tâm thức là trung tâm. Cá tính đơn giản phản xạ tâm thức. Cho nên những lời kinh này phải được hiểu không chỉ như các giáo huấn đạo đức, mà như những sáng suốt tâm linh. Tất cả sinh linh run rẩy trước bạo hành. "Tất cả sinh linh" nghĩa là cây cối, chim chóc, con vật, con người...
Chúng ta tinh ranh tới mức chúng ta cứ nói rằng con người là chủ. Con vật được tạo ra cho con người tận hưởng, cây cối được tạo ra cho con người. Không chỉ việc chúng ta tạo ra phân biệt và khác biệt giữa con người và con vật khác và các bình diện khác của sự tồn tại, chúng ta tạo ra khác biệt trong nhân loại nữa.
Chẳng hạn, Adolf Hitler thường cho rằng  người Đức, đặc biệt là người Bắc Âu, người Đức thuần chủng nhất, là do Thượng đế tạo ra để thống trị toàn thế giới. Mọi giống nòi khác đều thấp bé hơn chút ít so với giống người thuần Aryans. Cho nên nếu họ không nhường nhịn, không qui phục, họ có thể bị tiêu diệt.
Người Do Thái bao giờ cũng nghĩ rằng họ là dân tộc được chọn. Người Hindu bao giờ cũng nghĩ rằng họ là người ngoan đạo nhất, người riêng của Thượng đế; Thượng đế bao giờ cũng lấy việc sinh trong gia đình Hindu, không ở đâu khác. Người Hindu bao giờ cũng nghĩ rằng đất nước này, Ấn Độ, là đất nước thiêng liêng duy nhất. Nhưng sự ngu xuẩn này chẳng có gì đặc biệt cho người Hindu; mọi người đều nghĩ theo cách đó.
Người Mô ha mét giáo nghĩ rằng Thượng đế đã trao hệ thống tôn giáo cuối cùng và thực cho Mohammed trong Koran. Bây giờ không có nhu cầu về bất kì thầy nào nữa, không cần bất kì Phật nào. Koran là dấu chấm hết; tiến hoá đã dừng lại tại Koran. Và người Mô ha mét giáo có đặc quyền và có trách nhiệm biến toàn thể nhân loại thành người Mô ha mét giáo. Và nếu mọi người chống lại thì họ phải bị giết chỉ vì ích lợi riêng của họ.
Và đó cũng là trường hợp với người Ki tô giáo, bởi vì Jesus của họ là Đứa con duy nhất của Thượng đế. Và mọi người khác là gì - con hoang thôi sao? Chỉ mỗi Jesus là đứa con duy nhất của Thượng đế, và bạn có thể lên cõi trời chỉ thông qua Jesus thôi - không qua Phật, không qua Krishna, không qua Zarathustra. Không, Jesus là con đường duy nhất, chân lí duy nhất!
Cho nên không chỉ trong con vật và cây cối mà chúng ta đã tạo ra cấp bậc, chúng ta đang cố gắng tạo ra cấp bậc trong con người nữa. Mọi người đều như nhau. Vâng, có sự khác biệt bề ngoài - điều đó là tốt. Sẽ rất buồn nếu những khác biệt bề ngoài đó biến mất. Chúng làm cho cuộc sống vui thích hơn; chúng cho cuộc sống sự đa dạng, màu sắc. Chúng làm cho cuộc sống thành khu vườn, đầy những màu sắc khác nhau và hương thơm khác nhau. Những khác biệt nhỏ bé là đẹp; chúng phải được nuôi dưỡng, chúng phải không bị phá huỷ. Con người phải không bị làm thành một loại người. Những khác biệt này - về người Do Thái và người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo - đều đẹp. Khác biệt trong tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật Bản và tiếng Đức và tiếng Anh và tiếng Pháp và tiếng Italia, đều đẹp, nhưng đây là những điều bên ngoài.
Tại cốt lõi, mọi người đều bình đẳng và như nhau.
Để hai người đàn ông và một người đàn bà trên một hòn đảo hoang vắng và đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra:
Nếu họ là người Do Thái, hai đàn ông sẽ chơi bài để xem ai được người đàn bà.
Nếu họ là người Anh, họ sẽ thảo luận về thời tiết và bỏ qua người đàn bà bởi vì họ quan tâm tới nhau nhiều hơn.
Nếu họ là người Pháp, hai người đàn ông sẽ cùng chung người đàn bà.
Nếu họ là người Italia, người đàn bà sẽ giết một trong hai người đàn ông.
Nếu họ là người Eskimo, một trong hai người đàn ông sẽ giành lấy người đàn bà và thế rồi cho người kia mượn.
Nếu họ là người Mĩ, họ sẽ vẫn thảo luận về vấn đề, cố gắng tìm ra cách thức thoả đáng và thân ái để giải quyết vấn đề.
Những khác biệt này có đó, và những khác biệt này là đẹp và chúng phải được nuôi dưỡng. Chúng là đáng yêu, chúng làm cho trái đất đẹp; bằng không nó sẽ rất chán.
Quảng cáo sau đây xuất hiện trong mục nhắn tin của tờ báo London: "Chồng tôi và tôi có bốn con trai. Ai có gợi ý gì về cách chúng tôi có thể có con gái không?"
Thư tới tấp đổ về trên khắp thế giới. Một người Mĩ viết, "Nếu ban đầu các bạn không thành công, thử, thử lại."
Một người Ai len gửi một chai rượu Scotch với hướng dẫn uống toàn bộ rượu trước khi về hưu.
Một người Đức tặng bộ sưu tập roi của mình.
Một người Mê hi cô khuyên ăn kiêng món bánh thịt chiên giòn và đậu rán lại.
Một người Ấn Độ đề nghị tập yoga, đặc biệt là shirshasana - trồng cây chuối.
Một người Pháp đơn thuần viết, "Tôi có thể phục vụ được không?"
Những khác biệt này là tốt, hay; chúng nên được giúp đỡ phát triển. Nhưng bản thể căn bản, nền tảng là một, không chỉ trong con người mà trong mọi sinh linh. Cây có một bản thể - chỉ thân thể nó là khác với bạn; và hổ có một bản thể - chỉ thân thể nó là khác bạn. Khác biệt chỉ là ở chu vi. Trung tâm bao giờ cũng là như nhau bởi vì trung tâm là một. Tên của trung tâm là Thượng đế.
Tất cả sinh linh run rẩy trước bạo hành. Tất cả sợ chết. Tất cả yêu sống. Không cần chứng minh những điều này. Đây  đơn giản  là  những quan sát của  mọi người. Nhưng vài kết luận có thể được rút ra từ chúng. Nếu mọi sinh linh đều run rẩy trước bạo hành, thế thì có cái gì đó sai trong bạo hành, sai về căn bản. Điều đó chống lại tự nhiên.
Tính huỷ diệt là không tự nhiên, tính sáng tạo là tự nhiên. Không bạo hành nhưng từ bi là tự nhiên, không bạo hành nhưng yêu thương. Không giận dữ, không ghét bỏ, bởi vì đấy là những điều dẫn tới bạo hành, đấy là những hạt mầm. Yêu thương, từ bi, chia sẻ, đây là tự nhiên. Và là tự nhiên là có tính tôn giáo.
Tất cả sợ chết; do đó, đừng giết hại. Thay vì thế, giúp cho mọi người biết cái chết. Nỗi sợ của họ là vì dốt nát. Họ sợ chết bởi vì chết là cái không biết lớn nhất. Không có cách nào biết cái chết chừng nào bạn còn chưa chết. Giúp mọi người biết chết qua thiền đi, bởi vì đó là cách chết đi và vẫn còn sống.
Tất cả yêu sống; do đó, yêu đi. Tạo ra hoàn cảnh, không gian, nơi tình yêu có thể phát triển. Đó là điều tôi đang làm ở đây: tạo ra không gian nơi năng lượng yêu của bạn có thể tuôn chảy, nơi chúng không bị cản trở gì, không chướng ngại gì.
Mọi xã hội của thế giới đều đã hướng quá nhiều tới chiến tranh, do đó chúng đã không cho phép yêu - bởi vì nếu bạn cho phép yêu tuôn chảy, chiến tranh biến mất. Nếu bạn cho phép yêu và giúp đỡ cho yêu và tạo ra hoàn cảnh cho yêu phát triển và xảy ra, mọi người sẽ không thể nào đánh nhau và giết nhau được.
Cho nên từ ngay lúc ban đầu chúng ta phải cho họ việc huấn luyện quân sự. Từ chính lúc ban đầu trẻ con phải được dạy hận thù. Người Hindu được bảo phải ghét người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo được bảo phải ghét người Hindu. Người Ki tô giáo ghét người Do Thái, người Do Thái ghét người Ki tô giáo, vân vân và vân vân. Từng quốc gia này ghét quốc gia khác, và trong từng quốc gia cũng có những cộng đồng nhỏ bé, khác nhau, ghét lẫn nhau: người theo Maharashtrian ghét người theo Gujaratis, người theo Gujaratis ghét người theo Maharashtrian.
Ấn Độ là một nước, nhưng miền Bắc ghét miền Nam, miền Nam ghét miền Bắc. Người nói tiếng Hindu ghét người không nói tiếng Hindu, và người không nói tiếng Hindu bao giờ cũng chống lại người nói tiếng Hindu.
Dường như là chúng ta đã từng được nuôi dưỡng lớn lên theo cách mà ghét đã trở thành đơn giản, thói quen; chúng ta được làm quen với nó, và yêu thương đã trở thành gần như không thể được. Với nhiều hận thù thế, với nhiều kẻ thù thế, bạn đang ghét gần như mọi người. Làm sao bạn có thể yêu vợ bạn được? Làm sao bạn có thể yêu con bạn được? Làm sao bạn có thể yêu bố mẹ bạn được? Và thế rồi những đòi hỏi không thể nào có được đã được áp lên bạn: bạn được bảo phải yêu vợ bạn, phải yêu chồng bạn, và bạn được bảo phải ghét mọi người khác trên thế giới. Đây là điều mâu thuẫn. Hoặc bạn có thể yêu tất cả hoặc bạn có thể ghét tất cả; bạn không thể phân chia.
Người ghét mọi người khác không thể yêu được vợ mình - điều đó là không thể được. Người đó trở nên quen với ghét. Ghét chảy trong máu người đó, nó tuần hoàn trong bản thể người đó. Nếu trong hai mươi ba giờ trong ngày bạn đều ghét, đánh nhau, tranh đấu, cạnh tranh, thế thì bạn nghĩ trong một giờ trở về nhà với vợ mình bạn sẽ yêu sao? Không thể được! Hai mươi ba giờ đó sẽ tiếp tục chảy ngầm.
Cho nên cảnh sát trở thành cảnh sát hai mươi bốn giờ. Ngay cả khi anh ta ở nhà với vợ mình anh ta cũng hành xử dường như anh ta là cảnh sát. Quan toà trở thành quan toà, thư kí trở thành thư kí hai mươi bốn giờ - không chỉ trong văn phòng, người đó mang hồ sơ tài liệu trong đầu mình. Ngay cả khi làm tình với vợ người đó cũng tính toán, người đó đang làm cả nghìn lẻ một thứ trong tâm trí mình. Người đó có thể ở văn phòng hay người đó có thể ở đâu đó khác...
Quan sát khi bạn làm tình với vợ bạn, bạn ở đâu. Bạn có ở đó không? Thực ra, ai đó khác đang làm tình với vợ bạn; bạn không có đó - đấy chỉ là hành động máy móc. Và bạn có nghĩ rằng vợ bạn ở đó không? Cô ấy cũng không ở đó nốt. Cô ấy có thể đang ở trong bếp hay đang nghĩ về cách mua tủ lạnh mới - có thể đã đi ra siêu thị rồi. Cô ấy có thể ở đó; cô ấy có thể không ở cùng bạn chút nào.
Đó là lí do tại sao tình yêu của bạn lại không thoả mãn; ngược lại, nó bỏ lại bạn rất thất vọng. Và bạn có thể yêu được con mình không? Không thể được! Làm sao bạn có thể yêu bố mẹ mình được? - đây là những người đã dạy bạn đủ mọi loại hận thù.
Chúng ta cần một thế giới hoàn toàn khác, một sự giáo dưỡng khác, nơi ghét không được dạy. Đây là thế giới rất kì lạ mà chúng ta đã tạo ra! Mãi cho tới giờ điều chúng ta đã làm cho nhân loại thực sự là không thể nào tin nổi: một mặt chúng ta dạy họ ghét, và mặt khác chúng ta cứ nói về an bình. Một mặt chúng ta đầu độc họ và mặt khác chúng ta bảo họ, "Các bạn tất cả đều là anh em." Chúng ta nói về tình anh em, và chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh; chúng ta nói về hoà bình thế giới và chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh. Điều này cực kì thần kinh; điều này là không lành mạnh! Con người cho tới nay vẫn còn mất trí, và lí do là ở chỗ giáo dưỡng sai.
Chúng ta đã không nghe chư phật. Bây giờ đến lúc rồi! Chúng ta bây giờ phải nghe chư phật. Nếu chúng ta không nghe, chỉ thêm vài năm nữa và toàn thể nhân loại phải chịu số phận bi đát. Chúng ta không thể nào đảm đương được việc không nghe thêm nữa.
Tất cả yêu sống. Giúp mọi người yêu nhiều hơn.
Yêu bản thân bạn đi. Hân hoan trong yêu đi.
Thấy bản thân ông trong người khác.
Thì ông có thể làm tổn thương ai?
Ông có thể gây hại gì?
Thấy ra vấn đề: đây không phải là giáo huấn đạo đức - đây là phục hưng tâm linh, cuộc cách mạng. Thấy bản thân ông trong người khác. Không chỉ triết lí - mà có tính tồn tại. Gạt bản ngã sang bên và bạn sẽ có khả năng thấy rằng bạn ở trong tất cả, rằng cuộc sống là một. Thì ông có thể làm hại ai? Ông có thể gây hại gì?
Người tìm kiếm hạnh phúc
bằng việc làm tổn thương người tìm kiếm hạnh phúc sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc.
Nếu bạn cố tìm hạnh phúc bằng việc gây tổn thương cho những người đang tìm kiếm hạnh phúc, bạn không thể tìm thấy hạnh phúc được, bởi vì bạn thậm chí đã không hiểu điều nền tảng nhất về cuộc sống. Trong dốt nát thế làm sao bạn có thể hạnh phúc được?
Nhìn khắp xung quanh, quan sát bằng đôi mắt yêu thương, nhìn bằng tâm trí không bản ngã, và bạn sẽ thấy rằng cuộc sống là tuyệt đối chống lại tính huỷ diệt. Cuộc sống là năng lượng sáng tạo. Cho dù đôi khi người ta tự tử, họ tự tử không vì phục vụ cái chết mà vì phục vụ cuộc sống.
Những người tự tử là những người đã từng trong tình yêu vô cùng với cuộc sống và cảm thấy thất vọng, vỡ mộng. Trong những khoảnh khắc của tan vỡ  ảo tưởng họ trở nên điên rồ. Những người tự tử đó không chống lại cuộc sống, nhớ lấy. Bình thường đó là điều người ta vẫn nghĩ về những người này, rằng họ chống lại cuộc sống. Không, họ vì cuộc sống quá nhiều; họ ủng hộ cuộc sống nhiều tới mức cuộc sống không thể hoàn thành được đòi hỏi của họ. Trong thất vọng cùng cực họ tự tử.
Mulla Nasruddin chán nản với cuộc sống tới mức anh ta quyết định tự tử. Một tối anh ta đi về vùng quê, một ổ bánh mì kẹp nách. Khi anh ta tới chỗ giao đường tàu hoả anh ta nằm ra trên đường ray tàu. Một nông dân đi qua ngớ người với cảnh tượng kì lạ này.
"Anh làm cái gì thế," ông ta hỏi, "nằm ra trên đường tàu sao?"
Mulla nói, "Tôi định tự tử đây."
"Anh cần bánh mì để làm gì?" người nông dân hỏi. "Ở nước này," Mulla nói, "đợi đến lúc tầu hoả tới đây thì người ta có thể đã chết đói rồi."
Không ai muốn chết. Điều đó nghĩa là sống muốn kéo dài mãi mãi. Điều đó nghĩa là sống đang trong tình yêu với cái vĩnh hằng. Thực ra sống là vĩnh hằng. Chết chỉ thay đổi hình dạng thôi, nó không phá huỷ - nhưng điều đó tạo ra nỗi sợ bởi vì đó là hiện tượng không được biết nhất.
Sợ biến mất chỉ khi, trong thiền sâu, bạn trở nên quen với chết; khi trong thiền sâu bạn biết rằng "Mình không là thân thể, không là tâm trí. Thế thì làm sao có thể có chết được?" Thân thể sẽ trở về với đất - cát bụi về với cát bụi - nhưng tâm thức bạn sẽ vẫn còn mãi mãi. Thế thì sợ biến mất. Và khi sợ biến mất trong bạn, ham muốn lớn lao nảy sinh để giúp người khác để cho họ có thể làm tiêu tan sợ của họ - bởi vì mọi người sống trong sợ là sống trong đau khổ. Cuộc sống của họ là cơn ác mộng bị bao quanh bởi sợ.
Cuộc sống nên được bao quanh bởi yêu, không bởi sợ. Chính sợ tạo nên giận. Chính giận chung cuộc tạo nên bạo hành. Bạn có quan sát không? Sợ chỉ là dạng nữ tính của giận và giận là dạng nam tính của sợ. Sợ là dạng thụ động của giận và giận là dạng chủ động của sợ. Cho nên bạn có thể đổi sợ thành giận rất dễ dàng, và đổi giận thành sợ - rất dễ dàng.
Thỉnh thoảng mọi người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi cảm thấy rất sợ."
Tôi bảo họ, "Bạn đi và đánh gối và giận gối đi." Họ nói, "Điều đó có tác dụng gì?"
Tôi nói, "Thì cứ thử đi!" Và điều đó trở thành sự khải lộ ngay cả cho họ. Nếu họ có thể đánh gối trong giận nóng nảy, thực sự, ngay lập tức sợ biến mất, bởi vì cùng năng lượng đó biến đổi và trở thành kích hoạt. Nó đã bất hoạt, thế thì nó là sợ.
Sợ là nguyên nhân gốc rễ của ghét, giận, bạo hành.
Giúp mọi người không sợ đi. Nhưng làm sao bạn có thể giúp mọi người không sợ khi mà bạn chẳng biết gì về bạo dạn là gì?
Người tìm kiếm hạnh phúc bằng việc làm tổn thương người tìm kiếm hạnh phúc sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc. Bạn có thể tìm hạnh phúc chỉ nếu bạn giúp người khác cũng hướng tới hạnh phúc. Bạn không thể tìm thấy hạnh phúc một mình được; đó là điều bạn đã từng cố gắng. Bạn đã từng cố gắng để hạnh phúc một mình và để cho người khác xuống địa ngục. Bạn không một mình như vậy được đâu; chúng ta cùng được gắn với nhau. Nếu mọi người khác mà xuống địa ngục, bạn không thể lên cõi trời được, nhớ lấy.
Có một câu chuyện ngụ ngôn hay về Phật Gautam: Ông ấy lên tới cổng trời. Cửa mở ngay cho ông ấy, âm nhạc vĩ đại vang lên để đón chào ông ấy, và các thiên thần mang theo những vòng hoa, nhưng Phật từ chối không vào. Ông ấy nói, "Ta sẽ đợi ở đây. Chừng nào sinh linh cuối cùng còn chưa vào cõi trời ta không thể vào được."
Các thiên thần thuyết phục ông ấy, "Điều này sẽ là vĩnh hằng mất... để cho mọi người - tất cả đàn ông, tất cả đàn bà, và tất cả voi và kiến và... Nếu ông nghĩ tới mọi sinh linh phải vào trước, thế thì sẽ phải đến vĩnh hằng!"
Phật nói, "Chẳng có gì để mà lo nghĩ cả - ta sẽ đợi. Ta có thể đợi được, ta biết cách đợi. Và ta đã phúc lạc vĩnh hằng rồi - cõi trời còn có thể cho ta cái gì thêm nữa? Chẳng có gì nhiều hơn điều đó cả. Cho nên ta sẽ đợi ở đây, nhưng ta không thể vào cõi trời được chừng nào mọi người khác còn chưa vào hết."
Và câu chuyện này cứ diễn ra là Phật vẫn đợi ở cổng; các thiên thần vẫn cố gắng thuyết phục ông ấy. Họ cứ thử đi thử lại những luận cứ mới, nhưng họ vẫn chưa thể nào làm cho ông ấy vào và đóng cửa lại. Và cửa vẫn mở và Phật vẫn đang đợi...
Có thể có cả nghìn lẻ một diễn giải về câu chuyện ngụ ngôn hay này. Hôm nay tôi muốn nhắc bạn tới một điều: cho dù Phật có muốn vào một mình, ông ấy cũng không thể làm thế được. Ông ấy hiểu điều đó, đó là lí do tại sao ông ấy nói: chừng nào sinh linh cuối cùng còn chưa vào, ta sẽ không vào đâu - bởi vì ông ấy hiểu rằng điều đó là không thể được.
Tất cả chúng ta là một, chúng ta không tách rời. Không thể nào chỉ bàn tay tôi vào cõi trời; cho dù nó có vào nó sẽ là bàn tay chết, nó sẽ không thực là tay tôi. Không thể nào chỉ một mắt tôi vào cõi trời và toàn thân vẫn ở ngoài. Hoặc tôi có thể vào như một sinh linh toàn thể hoặc không vào chút nào. Đó là điều Phật đang nói.
Phật đang nói, "Ta chỉ là bộ phận - cái toàn bộ đang ở ngoài. Ta không thể vào được. Ta sẽ vào chỉ cùng với cái toàn thể."
Nếu bạn hiểu điều này, cách tiếp cận của bạn, mối quan hệ của bạn với cuộc sống, sẽ có hương vị hoàn toàn khác. Bạn sẽ thấy tất cả đều là bạn hữu, bạn sẽ than thiện với cuộc sống. Trong chính sự thân thiện đó bạn sẽ bắt đầu trở nên hạnh phúc. Trong tình yêu đó với tất cả, phúc lạc lớn lao sẽ nảy sinh trong bạn.
Vì anh ông là giống ông.  Người đó muốn hạnh phúc.
Đừng bao giờ làm hại người đó và khi ông rời bỏ cuộc sống này ông cũng sẽ thấy hạnh phúc.
Lời kinh này đã bị hiểu lầm trong ít nhất hai mươi nhăm thế kỉ.
Và khi ông rời bỏ cuộc sống này ông cũng sẽ thấy hạnh phúc. Điều này đã bị diễn giải lặp đi lặp lại cứ dường như nó nói cái gì đó về cuộc sống sau cái chết: "Khi ông rời bỏ cuộc sống này, khi ông rời thân thể này, thế thì ông sẽ tìm thấy hạnh phúc" - cứ dường như hạnh phúc là cái gì đó chỉ xảy ra sau cái chết; nó không thể xảy ra trong cuộc sống được. Đây đã từng là cách các Phật tử diễn giải.
Tôi không phải là Phật tử. Phật tử đã từng diễn giải nó theo cách phủ định cuộc sống. Diễn giải của tôi là hoàn toàn khác. Và tôi nói với bạn rằng điều đó đích xác là điều Phật ngụ ý nó phải là vậy, bởi vì tôi không chỉ diễn giải nó theo cách triết lí - đây là kinh nghiệm của tôi nữa. Và khi có liên quan tới kinh nghiệm thì nó không thể khác được; nó không khác với kinh nghiệm của Phật.
Khi Phật nói: Và khi ông rời bỏ cuộc sống này... ông ấy không ngụ ý cái chết đâu. Ông ấy đơn giản ngụ ý cách sống cuộc sống này, cách sống ngu xuẩn này: cách thức này của ham muốn, tham vọng, giận dữ, sở hữu, ghen tị - cách thức ngu xuẩn này của cuộc sống. Và mọi người không đi sâu hơn vào thiền đều đang sống theo cách ngu xuẩn cả.
Wiznicki và Polacek đi tới chỗ để xe hơi đã dùng rồi để mua một chiếc xe. Họ không có đủ tiền để mua một chiếc nhưng người bán hàng bán cho họ một con lạc đà.
"Thứ này có làm việc không?" Wiznicki hỏi.
"Tất nhiên rồi," người bán hàng nói. "Con lạc đà này dừng khi đèn đỏ và đi khi đèn xanh."
Wiznicki và Polacek rời đi trên lưng con lạc đà nhưng hai mươi phút sau họ quay lại mà không còn con vật này.
"Có chuyện gì vậy?" người bán hàng hỏi.
"Con lạc đà làm đúng điều ông nói," Polacek kêu lên. "Chúng tôi dừng lại ở đèn đỏ, tụi con trai trong chiếc xe cũng dừng lại bên cạnh chúng tôi. Một đứa la lên, 'Nhìn hai thằng ngốc trên con lạc đà kìa!' Chúng tôi nhảy xuống để xem ai là hai thằng ngốc và con lạc đà đi mất!"
Nếu bạn nhìn vào cuộc sống của mình, nếu bạn quan sát một cách kĩ càng, bạn sẽ thấy bạn ngu làm sao, bạn là đồ ngốc làm sao!
Sống không thiền là ngu xuẩn, bởi vì thế thì bất kì cái gì bạn làm cũng đều sẽ sai. Bạn không thể làm điều đúng mà không có thiền bởi vì điều đúng chỉ phát triển trong mảnh đất của thiền. Trong mảnh đất của tâm trí tham vọng, ham muốn nảy sinh. Và khi có tham vọng có cạnh tranh, và khi có cạnh tranh bạn không là bạn với người khác. Bạn là kẻ thù và người khác là kẻ thù của bạn. Tâm trí cạnh tranh sống theo cách thù địch, sống trong hận thù, sống trong ghen tị; toàn thể vận hành của nó là từ ghen tị. Và bởi vì loại cuộc sống này mà con người khổ, con người vẫn còn trong khổ.
Khi Phật nói: Và khi ông rời bỏ cuộc sống này ông cũng sẽ thấy hạnh phúc... ông ấy ngụ ý nếu bạn rời bỏ cuộc sống này của tham vọng, ghen tị, hận thù, cạnh tranh, nếu bạn rời bỏ cuộc sống này của bản ngã, bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc - ngay lập tức, tức khắc, ở đây bây giờ. Nó không phải là vấn đề về sau cái chết. Vấn đề không phải là sau cái chết bạn sẽ hạnh phúc. Bạn có thể hạnh phúc ngay chính khoảnh khắc này - bạn chỉ phải thay đổi hình mẫu cuộc sống của mình.
Và hình mẫu cuộc sống của bạn có thể được thay đổi theo hai cách: hoặc từ bên ngoài, từ ngoài - cái là cá tính, cái là đạo đức - hoặc từ bên trong, từ nội tâm, từ trong - cái là tôn giáo.
Đừng là người đạo đức. Đó không phải là cách thức của cách mạng thực, nó tất cả đều là mánh khoé. Người đạo đức là kẻ bản ngã theo cách mới. Người đó sống trong khổ. Chỉ người đã bắt đầu sống từ trung tâm, người đi vào trong tính chủ thể riêng của mình trong im lặng sâu sắc, sẽ có hạnh phúc mưa rào lên mình.
Đừng bao giờ nói những lời tàn nhẫn vì chúng sẽ bật lại vào ông.
Những lời giận dữ gây đau và cái đau bật lại.
Nền tảng của cuộc sống: bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ bật lại bạn. Nếu bạn dùng những từ thô bỉ, chúng sẽ bật lại. Nếu bạn làm tổn thương mọi người, điều đó sẽ quay lại cho bạn.
Có thời tôi đã ở Matheran cùng với vài người bạn. Chúng tôi tới thăm một lâu đài có tên là Điểm Vọng. Một người đi cùng chúng tôi bắt đầu sủa lên như chó, và tất cả thung lũng và núi non bao quanh bắt đầu sủa ầm lên cứ như cả nghìn con chó có đó.
Tôi bảo người đó, "Sao bạn không hát lên bài ca? - bởi vì những núi này sẽ chỉ vọng lại nó. Nếu bạn sủa như chó chúng sẽ trở thành chó. Sao bạn không hát bài ca?"
Và người đó bắt đầu hát bài ca... và chúng tôi được mưa rào bởi bài ca hay của người đó. Từ khắp thung lũng và núi non bài ca bắt đầu vang lại chúng tôi.
Tôi bảo mọi người đang hiện diện rằng cuộc sống cũng là một Điểm Vọng. Nó cho bạn bất kì cái gì bạn cho nó. Bạn phải gặt lấy mùa màng, bất kì cái gì bạn đã gieo trước đó. Gieo hạt mầm chất độc, đừng hi vọng rằng bạn sẽ gặt cam lồ; bạn sẽ không có khả năng đạt tới cam lồ bằng hạt mầm chất độc. Chất độc sẽ đem tới chất độc nhiều hơn. Gieo hạt mầm cam lồ và gặt về mùa màng cam lồ.
Đừng bao giờ nói những lời tàn nhẫn, vì chúng sẽ bật lại vào ông. Những lời giận dữ gây đau và cái đau bật lại.
Giống như cái cồng vỡ tĩnh lặng, im lặng.
Biết tĩnh lặng của tự do
nơi không còn gắng sức nữa.
Đây là lời kinh hàm chứa nhất của mọi lời kinh hôm nay. Đây là bí mật của thiền, đây là điều thiền tất cả là gì.
Giống như cái cồng vỡ tĩnh lặng, im lặng. Biết cái tĩnh lặng của tự do... "Cái tĩnh lặng của tự do" là gì? - tự do khỏi ham muốn. Chính ham muốn tạo ra ồn ào trong bạn. Và không chỉ có một ham muốn trong bạn đâu, có cả triệu ham muốn la lối om sòm đòi chú ý, yêu cầu bạn, lôi kéo bạn, xô đẩy bạn, để theo chúng. Bạn bị kéo ra xa bởi vì bạn liên tục bị lôi kéo và xô đẩy theo mọi hướng.
Biết cái tĩnh lặng của tự do... Điều đó nghĩa là tự do khỏi ham muốn. Thế thì có tĩnh lặng.
...Nơi không còn gắng sức nữa. Khi không có ham muốn không còn cố gắng thêm nữa. Nơi không có mục đích nào nữa không có cố gắng thêm nữa. Nơi bạn không còn tham vọng về bất kì cái gì - thế giới này hay thế giới khác, vật chất hay tâm linh - khi bạn không tham vọng chút nào, làm sao có thể có ồn ào trong bản thể bạn được? Tất cả nhất định trở thành im lặng. Đây là im lặng thực.
Có một loại im lặng khác nữa. Bạn có thể ngồi trong tư thế yoga, bạn có thể lấy hơi thở sâu, và bạn có thể tụng mật chú, và bạn có thể ép buộc tâm trí mình lặp đi lặp lại hàng tháng, hàng năm. Nếu bạn cứ làm những điều như thế, sau nhiều năm thực hành bạn có thể đạt tới sự tĩnh lặng nào đó, cái bị ép buộc, nhân tạo. Và nếu bạn nhìn sâu vào bên trong bản thân mình bạn sẽ thấy mọi cái ồn ào chỉ trở nên bị kìm nén; nó vẫn có đó lẩn khuất ngầm bên dưới bạn. Nó không còn trên bề mặt nữa, nó đã đi xuống đáy. Và điều đó thậm chí còn nguy hiểm hơn, bởi vì nếu cái gì đó đang trong ý thức, việc loại bỏ nó là dễ dàng; nếu cái gì đó trở thành vô ý thức, thế thì việc gạt bỏ nó trở thành không thể được.
Do đó phân tâm cố gắng đem mọi thứ về ý thức để cho bạn có thể gạt bỏ được nó. Phân tâm đem giấc mơ của bạn, các thông điệp vô ý thức của bạn, về ý thức - bởi vì cách duy nhất để gạt bỏ bất kì cái gì là trở nên ý thức đầy đủ về nó. Thế thì đó là tuỳ ở bạn giữ nó hay vứt nó đi, nhưng vẫn còn vô ý thức thì vẫn là nạn nhân. Cái dây của bạn bị kéo từ đằng sau tấm màn và bạn không biết ai đang kéo chúng. Bạn chỉ là con rối bị kéo they cách này cách nọ. Bạn đơn giản tuân theo các ham muốn vô ý thức.
Phân tâm đem những ham muốn bị kìm nén của bạn về ý thức, nhưng nó không thể làm điều đó một cách toàn bộ được - bởi vì ngay cả sự hiện diện của nhà phân tâm là đủ giữ cho bạn bị kìm nén. Chỉ thiền mới có thể giúp cho bạn một cách toàn bộ, bởi vì bạn không đem nó vào sự chú ý của ai đó khác, bạn đem nó vào ngay trước bản thể riêng của mình. Bạn có thể tuyệt đối tự do. Bạn không cần phải sợ người khác sẽ nghĩ gì.
Sự hiện diện của người khác bao giờ cũng có tính kìm nén cho dù nhà phân tâm nói, "Đừng lo, đừng sợ. Tôi sẽ không tiết lộ điều đó cho bất kì ai đâu - điều này sẽ vẫn còn là bí mật với tôi, điều này sẽ chết cùng tôi." Bất kì điều gì người đó nói, sự hiện diện của người đó là đủ để kìm nén, bởi vì người đó không thể nào không có tính phán xét được. Nếu bạn nói điều gì đó ngược lại với tâm trí người đó bạn có thể thấy trong mắt người đó rằng phán xét đó đã nảy sinh.
Chính bởi vì điều này mà Sigmund Freud thường ngồi đằng sau một bức màn; ông ấy không bao giờ đối diện với bệnh nhân. Ông ấy nhận biết đầy đủ về hiện tượng là khuôn mặt, đôi mắt, điệu bộ, sẽ chỉ ra rằng bạn đang phán xét, rằng bạn đang phán xử. Và nếu bạn đang phán xử, nỗi sợ nảy sinh và kìm nén xảy ra. Nhưng cho dù bạn có ngồi đằng sau tấm rèm, người này biết bạn có đó, người kia có đó - và người kia có tính kìm nén.
Do đó phân tâm chỉ giúp một phần thôi. Và bạn biết hoàn toàn rõ rằng nhà phân tâm của bạn cũng ốm như bạn, hay có thể thậm chí còn ốm hơn bạn. Nhà phân tâm bản thân họ cũng tới nhà phân tâm khác để được phân tâm, bởi vì họ đều chịu cùng một vấn đề.
Sigmund Freud và Carl Gustav Jung đã du hành cùng nhau trên một chuyến tàu hoả, khi Jung vẫn còn là đệ tử và còn chưa phản bội lại thầy. Nói chuyện về phân tâm, Jung đột nhiên có một ý tưởng. Ông ấy nói, "Thầy đã phân tâm tất cả chúng tôi, nhưng bản thân thầy vẫn chưa được phân tâm. Thầy có muốn một số người trong chúng tôi phân tâm thầy không? Tôi sẵn sàng! Nếu thầy muốn, tôi có thể làm việc như nhà phân tâm của thầy."
Sigmund Freud bắt đầu run rẩy, mồ hôi vã ra trên trán ông ấy mặc dầu lúc đó là sáng mùa đông lạnh. Ông ấy nói, "Không, không bao giờ!"
Jung hỏi, "Tại sao?"
Sigmund Freud nói, "Điều đó sẽ phá huỷ toàn thể danh tiếng của ta."
Jung nói, "Thế thì nó đã phá huỷ danh tiếng của thầy rồi. Nếu thầy sợ, thế thì làm sao thầy có thể nói trước chúng tôi rằng người khác không nên sợ - nếu ngay cả thầy cũng sợ?"
Sigmund Freud sợ bởi vì ông ấy mang những kìm nén lớn. Về vài điều ông ấy bị kìm nén tới mức hiếm khi tìm ra một người bị kìm nén đến thế. Ông ấy đã làm công việc lớn lao trong khi đem dục vào ý thức của nhân loại từ thế giới bị kìm nén. Ông ấy đã làm việc phục vụ lớn lao cho nhân loại bằng việc phá huỷ điều kiêng kị chống lại dục, nhưng bản thân ông ấy đã có ý niệm rất khôi hài về dục. Ông ấy không rõ ràng cho bản thân mình về dục, về dâm dục. Bản thân ông ấy mang mọi loại ý niệm mục nát, chết về dục. Ông ấy rất sợ chết nữa. Thậm chí nhắc tới cái chết một hay hai lần đã làm cho ông ấy hôn mê đi; chỉ nhắc tới chết và ông ấy ngất đi, trở nên vô ý thức.
Bây giờ, đây là nhà sáng lập ra phân tâm học đấy - chết ngất khi nghe nhắc tới từ ‘chết’ và mang những ý tưởng rất ngu xuẩn, buồn cười về dục. Nói gì tới các nhà phân tâm khác - họ ở trong cùng một con thuyền như bệnh nhân của họ, và bệnh nhân của họ biết hoàn toàn rõ.
Không, không có khả năng thể phơi bầy bản thân bạn một cách toàn bộ ra trước bất kì ai khác. Do đó ở phương Đông chúng ta không bao giờ phát triển cái gì như phân tâm học - chúng ta đã phát triển thiền. Đó là việc tự phơi bày bản thân mình ngay trước bản thân mình. Đó là khả năng duy nhất để hoàn toàn thực, bởi vì không có sợ.
Tự do khỏi ham muốn, tự do khỏi vô ý thức, tự do khỏi đủ mọi loại mục đích, đem tới một loại tĩnh lặng khác, tĩnh lặng tự nhiên nảy sinh bên trong bản thể bạn, bắt đầu tuôn trào. Ngay cả người khác cũng có thể cảm thấy nó; nó trở thành gần như thấy được.
Giống như người nuôi súc vật đưa bò ra cánh đồng tuổi già và cái chết sẽ đưa ông tới trước chúng.
Chết sẽ tới sớm hay muộn. Trước khi cái chết tới, học cách chết trong thiền đi.
Nhưng người ngu trong việc ác của mình quên mất và người đó đốt lửa
để ngày nào đó người đó phải bị thiêu.
Người ngu cứ tạo ra hố cho bản thân mình. Bạn tạo ra khổ riêng của mình, bởi vì bạn hành động từ vô ý thức, bạn hành động từ tâm trí ồn ào, u ám. Bạn không hành động từ sự sáng tỏ; hành động của bạn không phải là từ tự phát; hành động của bạn không phải là từ im lặng có tính thiền. Nó tạo ra lửa. Bạn có thể nghĩ bạn đang tạo ra nó vì người khác, nhưng mọi thứ đều bật lại vào bạn.
Không có lửa địa ngục ở bất kì đâu khác trừ phi bạn tạo ra nó. Mọi người đều phải mang cõi trời hay địa ngục ở bên trong bản thân mình - nó là sáng tạo riêng của bạn.
Người làm hại người vô hại
hay làm tổn thương người hồn nhiên người đó sẽ ngã mười lần -
vào đau khổ hay ốm yếu,
bị thương hay bệnh tật hay điên khùng, bị kiện cáo hay bị kết tội kinh khủng, mất gia đình, mất của cải.
lửa từ trời sẽ đánh xuống nhà người đó và khi thân thể người đó đã bị đánh ngã người đó sẽ vào trong địa ngục.
Lửa từ trời sẽ đánh xuống nhà người đó... Không phải là ai đó đang ngồi đó trên trời, người trừng phạt bạn: bạn nhổ lên trời và nó rơi lên bạn, bạn ném lửa lên trời và nó rơi vào bạn. Bạn đi ngược dòng - đó là toàn thể khổ của bạn.
Đi với tự nhiên đi. Đi tuyệt đối trong hài hoà với tự nhiên, không đi ngược dòng mà đi cùng dòng. Đừng xô đẩy dòng sông, nổi cùng nó. Và cuộc sống sẽ là phúc lạc, và cuộc sống sẽ là cực lạc, và cuộc sống sẽ là phúc lành. Bằng không lửa sẽ đánh xuống nhà bạn. Và khi thân thể người đó đã bị đánh ngã người đó vào trong địa ngục. Và điều này xảy ra mọi ngày.
Khi bạn đi ngủ, nhiều người trong các bạn chịu đựng các cơn ác mộng. Nhiều người viết cho tôi, "Phải làm gì với các cơn ác mộng đây?" Bạn không thể làm gì được một cách trực tiếp với ác mộng đâu; bạn sẽ phải thay đổi hình mẫu cuộc sống của mình. Ác mộng của bạn được tạo ra bởi điều bạn đang làm và nghĩ ban ngày. Đêm của bạn đơn giản là sự phản xạ. Nếu ngày của bạn mà đẹp, phúc lạc, yêu thương, bạn không thể có ác mộng được. Và nếu ngày của bạn mà im lặng, tĩnh lặng, hoàn toàn vô ý nghĩ, vô nội dung - thuần khiết tuyệt đối, toàn thể, không biết tới rối loạn - mọi giấc mơ sẽ biến mất. Trong đêm bạn sẽ có giấc ngủ không mơ.
Cùng điều đó xảy ra khi cái chết tới. Khi thân thể chết đi, lập tức hoặc bạn kinh nghiệm cõi trời - nếu bạn đã sống đúng, có lưu tâm, có tính thiền - hoặc bạn kinh nghiệm địa ngục. Đây không phải là nơi chốn địa lí ở đâu đó; đây là khi bạn rời bỏ thân thể. Tâm trí bị bỏ lại một mình trở nên nổi cáu. Tâm trí bị bỏ lại một mình, không bận bịu, tạo ra cái gì đó mà qua đó bạn đã gieo hạt mầm cho toàn thể kiếp sống của mình.
Bây giờ các nhà phân tâm đang đồng ý với điều này, dần dần thôi, dần dần, rằng khi một người chết đi, ngay lập tức - thực ra trong khi người đó chết - người đó đã hoặc đi vào trong cơn ác mộng - đó là địa ngục - hay đi vào một chỗ rất, rất đẹp - đó là thiên đường.
Điều thứ ba là không địa ngục không cõi trời, không hạnh phúc không bất hạnh, mà chỉ nhận biết thuần khiết. Đó là niết bàn, đó là moksha. Không có từ để dịch nó, bởi vì trong mọi tôn giáo phi Ấn Độ - Ki tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo - chỉ hai từ đã được nói tới: cõi trời và địa ngục. Từ thứ ba bị mất, cái cao nhất bị mất.
Đó là lí do tại sao tôi nói ba tôn giáo này là có chút ít nguyên sơ nếu so với Phật giáo. Phật giáo đạt tới đỉnh cao nhất - nó siêu việt lên trên cả cõi trời và địa ngục nữa.
Người ta có thể chết trong im lặng tuyệt đối - đầy tỉnh táo, không kinh nghiệm hoan lạc hay đau đớn. Thế thì người đó sẽ không được sinh ra lần nữa. Thế thì người đó đã nhảy ra khỏi bánh xe xấu xí của sinh và tử. Người đó đã trở thành một với vũ trụ. Trở thành một với vũ trụ là niết bàn. Người đó đã dừng như một cá nhân và người đó đã trở thành cái toàn thể.
Trở nên tĩnh lặng đi - không phải là tĩnh lặng bị áp đặt, không phải là tĩnh lặng được thực hành và trau dồi - trở nên tĩnh lặng một cách tự nhiên. Bằng việc hiểu cái vô tích sự của ham muốn, bằng việc thấy cái ngớ ngẩn tuyệt đối của ham muốn, trở nên tĩnh lặng đi - qua hiểu biết, không qua thực hành.
Giống như cái cồng vỡ tĩnh lặng, im lặng. Biết cái tĩnh lặng của tự do nơi không còn gắng sức nữa và bạn đã đi vào trong cõi bên kia và bạn đã trở thành cõi bên kia...
Đây là mục đích của tính chất sannyas, đây là mục đích của mọi tôn giáo. Đây là phần cốt lõi bản chất của mọi tâm linh. Khoa học chỉ biết bộ phận; nghệ thuật biết nhiều hơn một chút so với khoa học. Tôn giáo biết cái toàn thể.
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 8 – Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post