Chương 9. Được Ngồi Trong Hang Của Trái Tim

Chương 9. Được Ngồi Trong Hang Của Trái Tim

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 1)
Chương 9. Được ngồi trong hang của trái tim

Powered by RedCircle


Như người làm tên chuốt gọt
Và làm thẳng các mũi tên,
Cho nên người chủ định hướng
Các ý nghĩ sai lạc của mình.
Như cá ra khỏi nước
Mắc cạn trên bờ,
Ý nghĩ quẫy lộn và vùng vẫy.
Vì làm sao chúng có thể giũ sạch ham muốn?
Chúng run rẩy, chúng chập chờn,
Chúng vẩn vơ theo ý chúng.
Kiểm soát chúng là tốt.
Và làm chủ chúng đem lại hạnh phúc.
Nhưng chúng tinh tế làm sao,
Chúng khó nắm làm sao!
Nhiệm vụ là phải làm lắng chúng,
Và bằng việc cai quản chúng để tìm ra hạnh phúc.
Với chuyên tâm
Người chủ chế ngự ý nghĩ của mình.
Người đó chấm dứt vẩn vơ của chúng.
Được ngồi trong hang của trái tim,
Người đó tìm thấy tự do

Tự do là mục đích của cuộc sống. Không tự do, cuộc sống không có ý nghĩa chút nào. “Tự do” này không được ngụ ý về tự do chính trị, xã hội hay kinh tế. “Tự do” này có nghĩa là tự do khỏi thời gian, tự do khỏi tâm trí, tự do khỏi ham muốn. Khoảnh khắc tâm trí không còn nữa, bạn là một với vũ trụ, bạn lại bao la như bản thân vũ trụ.
Chính tâm trí là rào chắn giữa bạn và thực tại, và bởi vì rào chắn này mà bạn vẫn còn bị giam trong xà lim đen tối, nơi không ánh sáng nào đạt tới được và nơi không vui vẻ nào có thể thấm vào được. Bạn sống trong khổ bởi vì bạn không được ngụ ý sống trong cái không gian nhỏ bé, hạn hẹp đó. Bản thể bạn muốn mở rộng tới chính cội nguồn tối thượng của sự tồn tại. Bản thể bạn khao khát được là đại dương, và bạn đã trở thành giọt sương. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Làm sao bạn có thể phúc lạc được? Con người sống trong khổ bởi vì con người sống trong cầm tù.
Và Phật Gautama nói rằng tanha - ham muốn - là nguyên nhân gốc rễ cho mọi khổ của chúng ta, bởi vì ham muốn tạo ra tâm trí. Ham muốn có nghĩa là tạo ra tương lai, phóng chiếu bản thân bạn vào tương lai, đem ngày mai vào. Đem ngày mai vào và hôm nay biến mất, bạn không thể thấy nó thêm nữa; mắt bạn bị che mờ bởi ngày mai. Đem ngày mai vào và bạn sẽ phải mang tải trọng của tất cả ngày hôm qua của bạn, bởi vì ngày mai chỉ có thể có đó nếu ngày hôm qua tiếp tục nuôi dưỡng nó.
Từng ham muốn đều được sinh ra từ quá khứ và từng ham muốn đều được phóng chiếu vào tương lai. Quá khứ và tương lai, chúng tạo nên toàn thể tâm trí bạn. Phân tích tâm trí, mổ xẻ nó, và bạn sẽ thấy chỉ hai điều: quá khứ và tương lai. Bạn sẽ không thấy cho dù chỉ một chút xíu của hiện tại, thậm chí không có đến một nguyên tử. Và hiện tại là thực tại duy nhất, sự tồn tại duy nhất, điệu vũ duy nhất có đó.
Hiện tại chỉ có thể được tìm thấy khi tâm trí đã dừng hoàn toàn. Khi quá khứ không còn lấn lướt bạn và tương lai không còn sở hữu bạn, khi bạn được ngắt với kí ức và tưởng tượng, trong khoảnh khắc đó bạn ở đâu? bạn là ai? Trong khoảnh khắc đó bạn là không ai. Và không ai có thể làm tổn thương bạn khi bạn là không ai cả, bạn không thể bị thương được - bởi vì bản ngã rất sẵn sàng nhận vết thương. Bản ngã gần như cứ tìm và kiếm việc bị thương; nó tồn tại qua vết thương. Toàn thể sự tồn tại của nó phụ thuộc vào khổ, đau.
Khi bạn là không ai cả, phiền não là không thể có được, lo âu đơn giản không thể tin được. Khi bạn là không ai cả, có im lặng lớn lao, tĩnh lặng, không ồn ào bên trong. Quá khứ đã qua, tương lai biến mất, cái gì có đó để tạo ra ồn ào? Và im lặng nghe được chính là tinh tú, là thiêng liêng. Lần đầu tiên, trong không gian đó của vô trí, bạn trở nên nhận biết về lễ hội vĩnh hằng cứ tiếp diễn mãi. Đó chính là điều sự tồn tại được làm nên.
Ngoại trừ con người, toàn thể sự tồn tại là phúc lạc. Duy nhất con người rơi ra khỏi nó, đã đi lạc lối. Duy nhất con người có thể làm được điều đó bởi vì duy nhất con người có tâm thức.
Bây giờ, ý thức có hai khả năng: hoặc nó có thể trở thành ánh sáng chói lọi trong bạn, chói lọi đến mức ngay cả mặt trời trông cũng mờ nhạt nếu so sánh với nó... Phật nói cứ dường như là hàng nghìn mặt trời mọc lên đột ngột - khi bạn nhìn vào bên trong không tâm trí, tất cả là ánh sáng, ánh sáng vĩnh hằng. Nó tất cả là vui vẻ, thuần khiết, không tì vết, không ô nhiễm. Nó đơn giản là phúc lạc, hồn nhiên. Nó là kì diệu. Huy hoàng của nó là không thể mô tả nổi, cái đẹp của nó là không thể diễn đạt nổi, và phúc lành của nó là không cạn. Aes dhammo sanantano: luật tối thượng là như vậy.
Nếu bạn có thể gạt tâm trí mình sang bên, bạn sẽ trở nên nhận biết tới vở kịch vũ trụ. Thế thì bạn chỉ là năng lượng, và năng lượng này bao giờ cũng ở đây và bây giờ, nó chưa bao giờ rời khỏi ở đây và bây giờ. Đó là một khả năng: nếu bạn trở thành tâm thức thuần khiết.
Khả năng khác là: bạn có thể trở thành tự ý thức về mình. Thế thì bạn sa ngã. Thế thì bạn trở thành một thực thể tách biệt khỏi thế giới. Thế thì bạn trở thành một hòn đảo, xác định, xác định rõ. Thế thì bạn bị giam cầm, bởi vì mọi định nghĩa đều hạn chế. Thế thì bạn đang trong phòng giam, và phòng giam này tối tăm, hoàn toàn tối tăm. Không có ánh sáng, không có khả năng của ánh sáng. Và phòng giam này làm què quặt bạn, làm tê liệt bạn.
Tự ý thức trở thành cảnh nô lệ; cái ngã là tù túng. Và chỉ tâm thức mới trở thành tự do.
Vứt cái ngã và có ý thức đi! Đó là toàn thể thông điệp - thông điệp của mọi chư phật cả ba thời, quá khứ, hiện tại, tương lai. Cốt lõi bản chất của thông điệp này là rất đơn giản: vứt cái ngã, bản ngã, tâm trí, và hiện hữu.
Chỉ khoảnh khắc này khi im lặng này tràn ngập... bạn là ai? Không ai cả, vô thực thể. Bạn không có tên, bạn không có hình dạng. Bạn không là đàn ông, không đàn bà, không là người Hindu, không người Mô ha mét giáo. Bạn không thuộc về bất kì nước nào, bất kì dân tộc nào, bất kì giống nòi nào. Bạn không phải là thân thể và bạn không là tâm trí.
Thế thì bạn là gì? Trong im lặng này, hương vị của bạn là gì? Làm sao nếm trải được hiện hữu? Chỉ an bình, chỉ im lặng... và từ an bình và im lặng đó, vui vẻ lớn lao bắt đầu nổi lên, trào ra, không bởi lí do nào hết. Nó là bản tính tự phát của bạn.
Nghệ thuật gạt tâm trí sang bên là toàn thể bí mật của tôn giáo, bởi vì khi bạn gạt tâm trí sang bên, bản thể bạn bùng nổ thành nghìn lẻ một mầu sắc. Bạn trở thành cầu vồng, hoa sen, hoa sen một nghìn cánh. Bỗng nhiên bạn mở ra, và thế thì toàn thể cái đẹp của sự tồn tại - cái là vô hạn! - là của bạn. Thế thì tất cả những vì sao trên trời đều ở bên trong bạn. Thế thì ngay cả bầu trời cũng không phải là giới hạn của bạn; bạn không có bất kì giới hạn nào nữa.
Im lặng cho bạn cơ hội để tan ra, hội nhập, biến mất, bay hơi. Và khi bạn không có, bạn hiện hữu - lần đầu tiên bạn hiện hữu. Khi bạn không có, Thượng đế có, niết bàn có, chứng ngộ có. Khi bạn không có, mọi sự được tìm thấy - và khi bạn có, tất cả đều mất.
Con người đã trở thành tự ý thức; đó là việc đi lạc lối của người đó, đó là sa ngã nguyên thuỷ. Mọi tôn giáo đều nói về sa ngã nguyên thuỷ theo cách này hay cách khác, nhưng câu chuyện hay nhất được chứa trong Ki tô giáo. Sa ngã nguyên thuỷ là bởi vì con người ăn quả của cây tri thức. Khi bạn ăn quả của cây tri thức, quả của tri thức, điều đó tạo ra việc tự ý thức.
Bạn càng thông thái, bạn càng bản ngã - do đó mới có bản ngã của học giả, bác học. Bản ngã trở nên được trang điểm bằng tri thức lớn, kinh sách, hệ thống tư tưởng. Nhưng chúng không làm cho bạn thành hồn nhiên; chúng không đem bạn tới phẩm chất như trẻ thơ về cởi mở, về tin cậy, về tình yêu, về vui đùa. Tin cậy, tình yêu, vui đùa, ngạc nhiên, tất cả biến mất khi bạn trở thành rất thông thái.
Và chúng ta đang được dạy dỗ để trở thành thông thái. Chúng ta không được dạy để thành hồn nhiên, chúng ta không được dạy để cảm thấy ngạc nhiên về sự tồn tại. Chúng ta được bảo cho biết tên của các loài hoa, nhưng chúng ta không được dạy cách nhảy múa quanh hoa. Chúng ta được bảo cho biết tên của núi, nhưng chúng ta lại không được dạy cách giao cảm với núi non, cách giao cảm với các vì sao, cách giao cảm với cây cối, cách hoà điệu với sự tồn tại.
Không có hoà điệu, làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Không có hoà điệu, bạn nhất định vẫn còn trong phiền não, trong khổ lớn, trong đau đớn. Bạn có thể hạnh phúc chỉ khi bạn đang nhảy múa với điệu vũ của cái toàn thể, khi bạn chỉ là một phần của điệu vũ, khi bạn chỉ là một phần của dàn hợp xướng vĩ đại này, khi bạn không hát bài ca của mình một cách tách biệt. Chỉ thế thì trong sự tan chảy đó, con người mới tự do.
Đó chính là tự do là gì. Nó không phải là chính trị, không phải là kinh tế, không phải là xã hội. Tự do là tâm linh. Tự do xã hội, kinh tế, và chính trị là tự do chỉ nếu chúng giúp cho mọi người được tự do tâm linh. Nếu chúng không giúp cho mọi người được trở thành tự do về tâm linh, thế thì chúng là kẻ giả vờ. Thế thì nhân danh tự do, con người bị làm cho ngày càng nô lệ hơn. Những cái tên đẹp đẽ trở thành cái mẽ ngoài che giấu thực tại xấu xa. Nếu bạn không tự do tâm linh, bạn không được tự do chút nào. Thế thì mọi tự do của bạn đều là hư huyễn, giả dối, rởm. Thế thì bạn đã bị lừa bịp. Thế thì bạn đã được cho đồ chơi để chơi thôi.
Phật đang nói về thực tại - tự do thực sự. Ông ấy gọi nó là niết bàn. Từ ‘niết bàn’ là rất hay; nó nghĩa là việc chấm dứt tự ý thức, chấm dứt hoàn toàn cái ngã, trạng thái trần trụi của vô ngã. Nó đem tới cực lạc lớn lao, mùa màng lớn lao; nó đem tới kho báu không cạn.
Do đó Phật cứ lặp đi lặp lại mãi... hai phát biểu ông ấy lặp lại trong Dhammapada. Một là luật tối thượng của cuộc sống: rằng bạn biến mất và bạn sẽ thấy bản thân mình. Rất nghịch lí - rằng chỉ bằng cách biến mất người ta mới tìm thấy. Bằng việc vứt bỏ cái ngã, người ta trở thành cái ta tối thượng. Bằng việc biến mất như một giọt sương, người ta trở thành đại dương.
Và phát biểu thứ hai mà ông ấy lặp lại mãi là luật của thuần khiết, của việc trở thành hồn nhiên, thuần khiết. Luật của thuần khiết là gì? Một luật đơn giản: trở thành không đồng nhất với tâm trí, không nghĩ về bản thân mình là tâm trí. Không phải là Phật chống lại tâm trí, không phải là ông ấy không muốn bạn dùng nó - ông ấy muốn bạn dùng nó, nhưng không bị nó dùng. Và thông thường điều thứ hai là hoàn cảnh: tâm trí đang dùng bạn. Bạn đã trở thành nô lệ. Người chủ đã trở thành nô lệ và nô lệ đã trở thành người chủ. Mọi thứ đã trở thành lộn ngược.
Bạn đang đứng trên đầu mình! Bây giờ làm sao bạn có thể bước được, làm sao bạn có thể di chuyển được, làm sao bạn có thể nhảy múa được? Bạn đã bao giờ thấy người nào nhảy múa trên đầu mình chưa? Cuộc sống của bạn sẽ không là cuộc sống của chuyển động nữa nếu bạn đang đứng trên đầu. Cuộc sống của bạn sẽ tù đọng, nó sẽ trở thành vũng nước bẩn. Bạn sẽ bắt đầu hôi hám ngay. Đứng trên đầu mình, bạn bị què quặt, tê liệt.
Nếu bạn đứng lại trên chân mình - một thay đổi nhỏ, thay đổi rất nhỏ, nhưng điều đó đem lại cuộc cách mạng triệt để - lập tức bạn có khả năng chuyển động, và chuyển động là sống. Không chuyển động là chết.
Bạn định nghĩa chết thế nào? Khi một người không thể nào di chuyển được theo bất kì cách nào. Người đó không thể thở - đó là một loại chuyển động; người đó không thể bước, người đó không thể nói - đấy đều là mọi loại chuyển động, các chiều hướng khác của chuyển động. Bởi vì tất cả chuyển động đã dừng lại nên chúng ta nói người đó chết.
Bạn càng có nhiều chuyển động, bạn càng sống hơn, càng sinh động hơn. Có chuyển động đa chiều! Nhưng điều đó là có thể chỉ nếu bạn dừng việc đứng trên đầu. Bạn phải đứng thẳng dậy.
Ngày bạn tới tôi là tới trong trạng thái lộn ngược. Việc điểm đạo thành sannyas không có nghĩa gì ngoại trừ việc tôi thuyết phục bạn đứng lại trên đôi chân của bạn và không làm động tác shirshasana này - trồng cây chuối - cả đời bạn.
Tự nhiên đi, là một phần của tự nhiên đi. Đừng khoác lác. Đừng cứ thổi phồng bản ngã của bạn lên. Chúng là những bộ phận rất nhỏ nhoi - đẹp đẽ vô cùng nếu chúng ta vận hành cùng với cái toàn thể, nhưng tuyệt đối xấu nếu chúng ta vận hành chống lại nó.
Nhưng bạn đã được các xã hội của bạn bảo phải chiến đấu, tranh đấu, bởi vì cuộc sống là cuộc vật lộn để sống còn, bởi vì nếu bạn không tranh đấu, bạn sẽ bị thất bại. Và bạn phải chiến thắng, và bạn phải nổi tiếng. Bạn đã được trao cho tham vọng lớn và tất cả những tham vọng đó đã trở thành dây xích, mọi tham vọng đó giữ bạn bị trói buộc lại. Tất cả những tham vọng đó là nguyên nhân gốc rễ của tâm trí bạn; chúng tạo ra tâm trí.
Từ của Phật ‘tanha’ chứa mọi nghĩa về ham muốn, tham vọng, thành đạt. Đây là những chất nuôi dưỡng của tâm trí. Nếu bạn cứ nuôi dưỡng tâm trí, bạn đang đầu độc chính mình. Và tâm trí sẽ trở nên ngày càng lớn lên, còn bạn sẽ trở nên ngày càng bé đi. Tâm trí gần như trở thành tăng trưởng ung thư.
Sannyas nghĩa là ca mổ. Phật đã biến đổi hàng nghìn người qua tính chất sannyas, qua điểm đạo. Ông ấy là nhà giải phẫu vĩ đại.
Và một khi bạn trở nên nhận biết rằng bạn là nguyên nhân cho khổ riêng của mình, mọi sự bắt đầu thay đổi. Bạn không còn giúp cho khổ riêng của mình nữa, bạn không còn nuôi nó nữa. Và một khi bạn trở nên nhận biết rằng bạn không phải là tâm trí mình mà là nhân chứng cho nó, bạn bắt đầu vươn lên trên tâm trí, bạn không còn bị trói buộc nữa. Bạn bắt đầu giương cánh, bạn bắt đầu bay vút lên ngày càng cao hơn. Tâm trí bao giờ cũng vẫn còn dò dẫm trong thung lũng tối của cuộc sống, nhưng bạn có thể trở thành con chim đại bàng, bạn có thể bay vút lên cao. Bạn có thể là người chủ và thế thì bạn có thể dùng tâm trí - và nó có thể được dùng một cách rất có chủ định.
Những lời kinh này là cách để trở thành người chủ của tâm trí bạn. Chúng chứa đựng khoa học của việc trở thành người chủ.
Phật nói:
Như người làm tên chuốt gọt
Và làm thẳng các mũi tên,
Cho nên người chủ định hướng
Các ý nghĩ sai lạc của mình.
Bây giờ suy ngẫm: ý nghĩ chỉ đạo bạn, hay bạn chỉ đạo ý nghĩ, bởi vì nhiều điều phụ thuộc vào sáng suốt đó? Bạn có bị chi phối bởi các ý nghĩ của bạn không? Chúng có lái bạn đi chỗ này chỗ nọ không? Chúng có gợi ý bạn, chúng có quyến rũ bạn, chúng có ám ảnh bạn không? Chúng có kéo sợi dây của bạn và bạn đơn giản là kẻ nô lệ không? Hay bạn là người chủ, và bạn có thể nói với các ý nghĩ của mình ‘Dừng lại!” và chúng phải dừng lại không - bạn có thể dùng chúng hay vứt bỏ chúng không?
Mọi người chưa bao giờ suy ngẫm về nó bởi vì điều đó làm cho họ cảm thấy rất bẽ mặt. Nó chỉ ra cho họ sự bất lực của họ: họ thậm chí không thể nào dừng các ý nghĩ lại được, ý nghĩ của riêng họ.
Có một câu chuyện ngụ ngôn Tây Tạng nổi tiếng:
Một người đã phục vụ cho một thầy trong nhiều, nhiều năm trời. Phục vụ này không phải là thuần khiết; có động cơ trong đó. Người đó muốn được bí mật nào đó của thầy. Người đó đã nghe nói rằng thầy có bí mật - bí mật làm phép mầu. Với ham muốn giấu kín này, người đó đã phục vụ thầy hết ngày nọ sang ngày kia, nhưng người đó sợ nói ra bất kì cái gì. Nhưng thầy liên tục quan sát động cơ của người đó.
Một hôm thầy hỏi, “Tốt hơn cả là anh nói ra tâm trí anh, vì ta liên tục thấy động cơ trong mọi phục vụ anh làm cho ta. Nó không xuất phát từ tình yêu, chắc chắn không từ tình yêu. Ta không thấy bất kì tình yêu nào trong đó và ta không thấy bất kì khiêm tốn nào trong nó. Đấy là một loại hối lộ. Cho nên nói cho ta anh muốn gì?”
Người này đã chờ đợi cơ hội này. Người đó nói, “Con muốn bí mật của việc làm phép màu.”
Thầy nói, “Thế thì sao anh phí thời gian của anh lâu thế? Anh có thể nói điều đó ngay ngày đầu anh tới. Anh đã hành hạ bản thân mình và anh hành hạ cả ta nữa, bởi vì ta không thích mọi người quanh ta có động cơ. Nhìn vào trông xấu lắm. Họ về cơ bản là tham, và tham làm họ xấu. Điều bí mật là đơn giản - tại sao anh lại không hỏi ta vào ngày đầu ấy? Đây là bí mật...”
Ông ấy viết ra một câu mật chú nhỏ trên một mẩu giấy, có thể chỉ ba dòng thôi: “Buddham sharanam gachchhami, sangham sharanam gauchchhami, dhammam sharanam gauchchhami - Tôi đi tới chân Phật, tôi đi tới chân của công xã Phật, tôi tới chân của pháp, luật tối thượng.”
Và thầy bảo người này, “Anh cầm câu mật chú nhỏ này theo mình, nhẩm nó năm lần, chỉ năm lần thôi. Đó là một quá trình đơn giản. Nhớ một điều kiện: trong khi anh đang đọc nó, đi tắm, đóng cửa lại, ngồi im lặng - và trong khi anh đang nhẩm nó, đừng nhớ tới khỉ.”
Người này nói, “Thầy nói điều vô nghĩa gì vậy? Sao con lại phải nhớ tới khỉ ngay chỗ đầu tiên? Con chưa bao giờ nhớ tới chúng trong cả đời con!”
Thầy nói, “Điều đó tuỳ anh thôi, nhưng ta phải bảo anh một điều kiện. Đây là cách thức câu mật chú đã được trao cho ta, với điều kiện này. Nếu anh chưa hề nhớ tới khỉ, chừng ấy là tốt. Bây giờ về nhà đi, và đừng bao giờ quay lại ta nữa. Anh đã có bí mật, anh biết điều kiện. Hoàn thành điều kiện đó và anh sẽ có quyền năng huyền bí, và bất kì điều gì anh muốn làm, anh có thể làm: anh có thể bay trên trời, anh có thể đọc ý nghĩ của người khác, anh có thể hiện ra mọi thứ, và vân vân.”
Người này chạy xô về nhà; người đó thậm chí quên mất không cám ơn thầy. Đó là cách thức tham lam vận hành: nó không biết cám ơn, nó không biết biết ơn. Tham lam tuyệt đối vô nhận biết về lòng biết ơn; nó chưa hề bắt gặp điều đó. Tham lam là tên trộm và kẻ trộm không cám ơn.
Người này xô đi, nhưng người đó phân vân lắm: ngay trên đường về nhà mình, khỉ đã bắt đầu xuất hiện trong đầu người đó. Người đó thấy nhiều loại khỉ: nhỏ và lớn, mồm đỏ và mồm đen, và người đó phân vân ghê lắm - “Có chuyện gì thế nhỉ?” Thực ra người đó không nghĩ về bất kì điều gì khác ngoài khỉ. Và chúng trở nên càng lớn hơn, chúng bu lại khắp xung quanh.
Người đó về nhà, người đó đi tắm, nhưng khỉ không rời bỏ người đó. Bây giờ người đó trở nên nghi ngờ rằng chúng sẽ không rời bỏ người đó trong khi người đó tụng mật chú. Người đó thậm chí còn chưa tụng mật chú, người đó đơn giản mới chuẩn bị. Và khi người đó đóng cửa lại, phòng đã đầy những khỉ. Nó đông đúc đến mức người đó không còn chỗ cho cả bản thân mình! Người đó nhắm mắt lại và có khỉ, người đó mở mắt ra và cũng có khỉ. Người đó không thể nào tin vào điều đang xảy ra! Cả đêm người đó cố gắng. Người đó cứ định tắm, và người đó cứ thử và lại thất bại, và thất bại hoàn toàn.
Đến sáng người đó tới thầy, trả lại câu mật chú và nói, “Xin thầy giữ câu mật chú này. Điều này làm con phát điên! Con không muốn làm bất kì phép mầu nào nữa, nhưng xin thầy giúp con gạt bỏ những con khỉ này đi!”
Không thể nào gạt bỏ được dù chỉ một ý nghĩ! Và nếu bạn muốn gạt bỏ nó, việc đó thậm chí trở thành khó khăn hơn, bởi vì khi bạn muốn gạt bỏ một ý nghĩ, đó là vấn đề - một khoảnh khắc rất quyết định - về ai là chủ: tâm trí hay bạn? Tâm trí sẽ cố gắng theo mọi cách có thể để chứng minh rằng nó là chủ chứ không phải bạn.
Người chủ đã từng là nô lệ trong hàng thế kỉ, và nô lệ đã từng là chủ trong hàng triệu kiếp. Bây giờ nô lệ không thể rời bỏ mọi đặc quyền của nó, các ưu tiên, dễ dàng đến thế. Nó sẽ cho bạn sự chống cự lớn.
Thử nó đi! Hôm nay tắm, đóng cửa lại, nhẩm đọc câu mật chú đơn giản này: “Buddham sharanam gachchhami, sangham sharanam gauchchhami, dhammam sharanam gauchchhami - và đừng để con khỉ nào tới bạn...
Bạn cười vào người đáng thương này. Bạn sẽ ngạc nhiên: bạn là người đó đấy.
Sigmund Freud hay kể một câu chuyện khác:
Chuyện có lần xảy ra trong một khách sạn lớn mà một người tới trọ. Người quản lí có đôi chút ngần ngại khi trao phòng cho người đó mặc dầu vẫn còn phòng trống. Người này nói, “Sao ông lại ngần ngại thế?”
Người này nói, “Lí do là, ngay phía dưới cái phòng đó có một chính khách trọ, một người rất nổi tiếng và rất quyền thế, rất có ảnh hưởng. Và ông ấy bị chọc tức bởi những điều nhỏ nhặt, cho nên chúng tôi phải giữ căn phòng phía trên ông ấy để trống ba ngày từ khi ông ấy tới đây - bởi vì bất kì ai bước đi, tiếng ồn nào đó được tạo ra, nếu ông di chuyển vật gì đó, tiếng ồn nào đó được tạo ra, và ông ấy trở nên phát bẳn lên và giận dữ đến mức ông ấy tạo ra điều om sòm về nó.”
Người lạ nói, “Đừng lo! Tôi sẽ rất cẩn thận. Hơn nữa, tôi cũng chỉ ở có một đêm. Tôi sẽ trở về quãng gần mười hai giờ đêm bởi vì tôi có nhiều việc phải làm trong thành phố, và tôi sẽ đi sáng sớm, năm giờ sáng. Không có mấy khả năng giữa mười hai giờ đêm và năm giờ sáng tôi sẽ làm điều gì đó sẽ gây chọc giận cho con người vĩ đại này. Nhiều nhất thì tôi sẽ ngủ và mơ, và tôi nghĩ rằng giấc mơ của tôi sẽ không quấy rầy ông ấy.”
Người quản lí bị thuyết phục: “Nếu người đó chỉ định ở có năm giờ thì không có vấn đề gì.” Người đó được phép vào ở.
Lúc mười hai giờ người này về phòng mình, kiệt sức: làm việc cả ngày, cả nghìn lẻ một thứ la hét trong đầu người đó. Người đó đã hoàn toàn quên mất vị chính khách. Người đó đi vào phòng. Người đó mệt mỏi quá. Người đó ngồi lên giường, tháo một chiếc giầy và quẳng nó vào góc buồng. Thế rồi bỗng nhiên tiếng động của chiếc giầy nhắc nhở người đó rằng vị chính khách, vị lãnh đạo vĩ đại, sẽ bị quấy rầy, có thể tỉnh giấc. Cho nên chiếc giầy kia người đó tháo ra rất im lặng.
Sau một giờ vị chính khách gõ cửa phòng người đó. Người đó thoát ra khỏi giấc ngủ, mở cửa và nói, “Tôi có làm gì đâu? - vì trong một giờ tôi đã ngủ rồi.”
Vị chính khách đỏ mặt vì giận dữ. Ông ta nói: “Vâng! Thế chiếc giầy kia đâu? Tôi không thể nào xoay xở mà ngủ được. Cái giầy kia cứ treo đó, cứ thành câu hỏi liên tục trong tâm trí tôi - chiếc giầy kia đi đâu rồi? Liệu người này có ngủ với một giầy vẫn còn đi hay không? Một chiếc tôi biết ông đã ném ra, nhưng chuyện gì với chiếc kia? Tôi đã thử đủ mọi cách để gạt bỏ cái ý tưởng này - rằng đấy không phải là mối bận tâm của tôi. Làm sao mà tôi bận tâm tới giầy của ông? Nhưng tôi càng cố gắng để vứt bỏ cái ý tưởng này tôi lại càng trở nên bị nó xâm chiếm. Bây giờ chỉ còn mỗi một cách có thể để ngủ được: tới đánh thức ông dậy và hỏi ông điều gì đã xảy ra. Chừng nào tôi còn chưa biết được thì tôi không thể nào ngủ được.”
Rất khó thậm chí để gạt bỏ một ý nghĩ ngớ ngẩn, hoàn toàn vô nghĩa với bạn, không có mục đích gì, điều gì đó chỉ ngẫu nhiên, không phải là việc của bạn. Nhưng nó vẫn cứ theo đuổi bạn, nó có thể ám ảnh bạn, nó có thể hành hạ bạn. Nó có thể trở thành một thứ mạnh mẽ đến mức nó có thể làm bạn phát điên.
Mọi người không nhìn vào trong. Họ biết rằng tốt hơn cả là đừng nhìn vào bởi vì điều đó rất xấu hổ. Thấy bản thân mình như một kẻ nô lệ là điều sỉ nhục. Và tâm trí đã ở trên ngai vàng lâu thế, nó đã trở nên quen là người chủ. Và nó không là người chủ.
Bạn được sinh ra là tâm thức, không là tâm trí. Cốt lõi bên trong nhất của bạn là tâm thức, không là tâm trí. Tâm trí không là gì cả ngoài các ý nghĩ được tích luỹ, đồ đồng nát của quá khứ. Bạn khác toàn bộ với nó.
Khi quan sát nó, dần dần, dần dần bạn sẽ thấy khoảng cách. Một ý nghĩ nảy sinh trong bạn, quan sát nó. Quan sát nó không có bất kì phán xét nào. Đừng ủng hộ hay chống đối, đơn giản nhìn vào nó, thấy trong nó, giống như tấm gương phản chiếu nó. Và một điều sẽ trở nên chắc chắn: rằng nó là tách biệt với bạn. Nó tới và đi, và bạn ở lại mãi mãi. Sự phản chiếu trong tấm gương không phải là tấm gương. Nhiều phản chiếu tới rồi đi, tấm gương còn lại. Tấm gương chỉ là năng lực của việc soi gương. Một ý nghĩ có đó - giận, tham, ghen - ý nghĩ nào đó, một loại ý nghĩ nào đó có đấy. Nó không phải là bạn!
Nhưng toàn thể huấn luyện của chúng ta, toàn thể ước định của chúng ta, về cơ bản là sai. Ngôn ngữ của chúng ta về cơ bản là sai bởi vì chúng cho chúng ta khái niệm sai. Khi bạn thấy ý nghĩ về đói nảy sinh trong tâm trí bạn, bạn lập tức nói, “Tôi đói,” điều hoàn toàn vô nghĩa. Bạn chưa bao giờ đói và bạn không thể nào đói được, bởi vì tâm thức không liên quan gì tới đói, thức ăn, sự thoả mãn. Điều thực tế đang xảy ra là: thân thể đói - bạn nhận biết về điều đó. Bạn đơn giản phản ánh tình huống đó của thân thể.
Để cho thật chính xác bạn nên nói, “Tôi nhận biết rằng thân thể tôi đang đói, tôi thấy rằng thân thể tôi cần thức ăn.”
Nhưng mọi ngôn ngữ đều nói, “Tôi đói, tôi khát.” Tôi biết việc nói, “Tôi khát,” là đơn giản hơn là nói đi nói lại, “Tôi nhận biết rằng thân thể tôi khát.”
Một trong các nhà huyền môn Ấn Độ vĩ đại tới thăm Mĩ - tên ông ấy là Swami Ram. Ông ấy quen nói về bản thân mình ở ngôi thứ ba, ông ấy chưa hề dùng từ ‘tôi’. Ông ấy sẽ chỉ gọi bản thân mình là Ram. Ông ấy sẽ nói, “Ram đói. Ram khát. Bây giờ Ram buồn ngủ.” Đấy là cách thức rất kì lạ bởi vì chúng ta không quen với nó.
Khi ông ấy tới Mĩ lần đầu tiên, mọi người không thể hiểu được ông ấy, hay sẽ hiểu ông ấy chỉ theo cách sai lầm, hiểu nhầm ông ấy. Ông ấy sẽ nói, “Ram đói.’ Họ sẽ nhìn quanh - Ram đâu rồi? Và thế rồi ông ấy sẽ chỉ cho họ: “Thân thể này là Ram, thân thể này đang đói.”
Và họ sẽ nói, “Thế thì sao ông không đơn giản nói ‘tôi đói’? Sao đi vòng vèo thế, sao đi vòng tròn thế? ‘Ram đói.’ Thế thì chúng tôi phải hỏi, ‘Ram là ai?’ Thế thì ông lại phải nói, ‘Thân thể này là Ram.’
Nhưng Ram sẽ nói, ‘Tôi không thể khẳng định cái gì đó mà không đúng. Tôi không thể nói ‘tôi đói’ bởi vì tôi không đói.”
Có lần chuyện xảy ra là ông ấy đang ngồi trong một công viên, một công viên công cộng, và vài người đã tụ tập quanh ông để hỏi các câu hỏi. Một người hỏi, “Chúng tôi đã nghe nói về Krishna rằng ông ấy quen thổi sáo để cho mọi người quên đi công việc của mình và chỉ xô về ông ta mà vui thích, dường như bị ám ảnh. Bí mật của ông ấy là gì?”
Ram chỉ mặc một tấm vải, ông ấy chỉ bao bọc quanh mình bằng một cái chăn. Ông ấy ném cái chăn đi - thay vì trả lời, ông ấy tạo ra một tình huống. Đó là cách mà các nhà huyền môn vĩ đại làm việc. Ông ấy ném cái chăn đi, ông ấy hoàn toàn trần trụi, và ông ấy chạy mất. Mọi người đều chạy theo ông ấy! Không chỉ những người bao quanh ông ấy mà những người khác đang đứng đây đó, hay những người mới tới đi dạo buổi sáng, và những người đang ngồi trên ghế đọc báo, họ cũng ném báo đi. Một đám đông lớn chạy theo ông ấy, còn ông ấy thì cứ cười rúc rích, và cả đám đông theo ông ấy.
Và thế rồi ông ấy đứng lại dưới một cái cây và ông ấy nói, “Tại sao các bạn theo tôi? Để làm gì? Tôi thậm chí không thổi sáo! Và các bạn đã hỏi tôi tại sao mọi người lại quen trở nên bị ám ảnh bởi chiếc sáo của Krishna.”
Bất kì khi nào một cái gì đó của cõi bên kia xảy ra, mọi người đều trở nên say mê. “Các bạn bị say mê rồi,” ông ấy nói. “Và Ram không làm điều gì đặc biệt. Ram chỉ trở thành trần trụi và đã chạy như một đứa trẻ trong ánh mặt trời buổi sáng.”
Ai đó vẫn còn chưa quen với cách ông ấy nói, hỏi lại, “Ai là Ram này?” Và lần nữa ông ấy nói, “Thân thể này là Ram, tâm trí này là Ram, còn tôi là người quan sát hệt như các bạn là người quan sát. Cũng giống như các bạn đã quan sát thân thể này chạy trần trụi trong ánh mặt trời buổi sáng, tôi cũng quan sát. Các bạn quan sát từ bên ngoài, tôi quan sát từ bên trong. Chúng ta cả hai đều là người quan sát.”
Đây là cách thức trở nên không đồng nhất với tâm trí: là người quan sát.
Phật nói: Như người làm tên chuốt gọt và làm thẳng các mũi tên, người chủ định hướng các ý nghĩ sai lạc của mình. Thế thì điều đó là có thể và chỉ thế thì: khi bạn đã trở thành người quan sát, khi bạn đã thu gọn ý nghĩ của mình thành các đối tượng được quan sát, nội dung của tâm trí không còn mạnh nữa. Bạn đã thoát ra khỏi quyền lực của nó, bạn đang đứng tách rời. Bạn là khán giả, nhân chứng. Khi bạn đã trở thành nhân chứng, bạn sẽ có khả năng chỉ đạo ý nghĩ của mình. Thế thì ý nghĩ có thể được dùng, thế thì ý nghĩ là đẹp.
Tâm trí là cơ chế phức tạp nhất trong toàn thể sự tồn tại, và tâm trí con người còn hơn bất kì cái gì khác. Nó là cái máy tiến hoá nhất, nó có thể được dùng cho những việc lớn lao. Nhưng bạn phải là người chủ, chỉ thế thì bạn mới có thể dùng nó.
Nhưng tình huống là tới mức chiếc xe đang lái người lái xe.
Người lái xe đã trở thành hoàn toàn vô nhận biết về bản thân mình; có thể người đó đang say. Người đó đơn giản đi tới bất kì đâu mà xe đưa người đó tới. Bây giờ người đó nhất định sa xuống hố, nhất định bị tai nạn! Và nếu cuộc sống của bạn đầy những tai nạn như thế thì cũng không ngẫu nhiên chút nào - nó phải như thế thôi.
Bạn đang theo cái máy. Nó là cái máy tính sinh học, tâm trí của bạn; hay nếu bạn có thể dùng nó như người chủ, nguy hiểm nếu nó dùng bạn. Đây là cảnh nô lệ. Việc thoát khỏi nó là biết tới cái gì đó về tự do.
Và nỗ lực đầu tiên nên giống như người vót tên làm cho mũi tên thật thẳng.
Tâm trí bạn không trong trạng thái hài hoà; tâm trí bạn đang trong đống lộn xộn, không cái gì thẳng ở đấy. Mọi thứ đã trở thành một mê cung rất phức tạp, một điều khó hiểu. Bạn không biết cái gì là cái gì và cái nào là cái nào. Bạn không biết bạn đang làm gì và tại sao. Và khoảnh khắc này, ý nghĩ này chiếm hữu bạn, khoảnh khắc khác, ý nghĩ khác chiếm hữu bạn, và cả hai có thể mâu thuẫn nhau. Cho nên một đằng bạn làm điều gì đó và đằng khác bạn làm ngược nó. Do đó, mới có thất bại hoàn toàn của cuộc sống, lãng phí rất lớn năng lượng và thời gian và cơ hội.
Quan sát các ý nghĩ của bạn mâu thuẫn làm sao. Một phần nói có, phần khác lập tức nói không, không bao giờ bỏ sót cơ hội nói không. Bây giờ vừa nói có và nói không cùng nhau, là lãng phí năng lượng của bạn. Hoặc là nói có và là toàn bộ, thế thì ý nghĩ của bạn là thẳng; hay nói không và là toàn bộ, thế thì ý nghĩ của bạn là thẳng. Nhưng nói có và không cùng nhau, hay luân phiên - lúc này nói có, lúc khác nói không - bạn sẽ đạt tới đâu? Bạn bước một bước theo hướng này, rồi bước khác lại theo hướng khác. Bạn sẽ vẫn còn bị mắc kẹt tại cùng một chỗ, hay nhiều nhất bạn sẽ đi trong vòng tròn. Nhưng cuộc sống của bạn sẽ không là cuộc sống của trưởng thành, bạn sẽ không trưởng thành. Bạn chắc chắn có thể già đi nhưng bạn sẽ không bao giờ trưởng thành cả, bạn sẽ không bao giờ đạt tới chín chắn.
Làm thẳng các ý nghĩ của bạn đi! Nó gần như là rừng rậm hoàn toàn trong tâm trí bạn - mọi con đường đều mất hút. Bạn không biết cái gì xảy ra. Bạn không thể dừng chúng lại, bởi vì dừng lại làm cho bạn hoảng sợ. Mọi người khác đang làm nhiều thế, mọi người khác đang thành đạt, đạt tới, hoàn thành tham vọng của họ, làm sao bạn có thể dừng được? Bạn phải tiếp tục, và bạn phải tiếp tục với tốc độ lớn và sự thích thú lớn và nhiệt tình. Và bạn không biết bạn đang đi đâu, mục đích là gì. Bạn thực sự muốn đạt được cái gì trong cuộc sống? Tiền bạc? Và cho dù bạn đạt được nhiều tiền bạc, bạn sẽ làm gì với nó?
Bạn có thể mua về nhiều khổ hơn, tất nhiên, khi bạn có nhiều tiền; đó là điều bạn đang định làm. Bạn sẽ cứ mua cùng thứ mà bạn đang mua bây giờ. Tất nhiên, bạn có thể mua chúng với số lượng lớn hơn, có vậy thôi. Bạn sẽ sống trong ngôi nhà lớn hơn, nhưng bạn sẽ sống; ngôi nhà ấy không định sống nó. Nếu bạn lo âu trong ngôi nhà nhỏ, bạn có thể còn lo âu hơn trong ngôi nhà lớn hơn, bởi vì bạn sẽ có nhiều không gian hơn để mà lo âu. Nếu bạn dốt nát, hoàn toàn dốt nát về bản thân mình, làm sao tiền sẽ giúp được? Làm sao được nổi tiếng sẽ giúp được? Bạn có thể trở thành người cải cách thế giới, nhưng điều đó sẽ không làm thay đổi cái gì. Tối tăm bên trong của bạn sẽ vẫn còn như cũ; nó thậm chí có thể trở thành tối tăm hơn.
Điều đầu tiên Phật nói là: người chủ cũng định hướng các ý nghĩ sai lạc của mình. Người đó không cho phép các ý nghĩ đi theo những con đường mâu thuẫn. Người đó không cho phép ý nghĩ này bị ý nghĩ khác phá huỷ. Người đó không cho phép các ý nghĩ chỉ đạo người đó - người đó là người chỉ đạo. Người đó làm chủ chúng; người đó dùng chúng như các đồ đạc, dụng cụ đẹp. Và thế thì chắc chắn người đó đi tới sự hoàn thành, bởi vì người đó biết nơi mình đang đi tới và người đó biết điều mình đang làm.
Trên từng bước của cuộc hành trình của mình, người đó nhận biết hoàn hảo về chỗ của mình; người đó có cảm giác chắc chắn về chiều hướng. Người đó không chạy theo đủ mọi hướng một cách đồng thời; người đó có một hướng. Một cách tự nhiên người đó trở thành được tích hợp, người đó trở thành quyền lực lớn. Không đạt tới bất kì quyền lực chính trị nào, người đó trở thành quyền lực lớn. Quyền lực của người đó nảy sinh từ bản thể riêng của người đó, nó là của riêng người đó. Không ai có thể lấy nó đi được; nó không phụ thuộc vào bất kì ai. Ngay cả cái chết cũng không thể nào lấy nó đi khỏi người đó, ngay cả cái chết cũng bất lực.
Nhưng mọi người đang sống trong trạng thái mất trí như thế. Trạng thái này là mất trí! Mọi người cảm thấy bị xúc phạm khi tôi nói rằng toàn thể nhân loại là mất trí, nhưng tôi có thể làm được gì? Nó là vậy. Sự kiện này phải được phát biểu ra, dù nó đau đớn đến đâu. Tôi cũng bị đau bởi nó, tôi cảm thấy tiếc cho nhân loại, nhưng điều đó phải được nói: rằng toàn thể nhân loại là điên. Điều bạn gọi là con người bình thường, là không bình thường chút nào. Họ là điên bình thường, chắc chắn; cái điên khùng của họ gần như giống nhau, do đó họ là bình thường. Nhưng họ không là chuẩn, họ không phải là nguyên lí, họ không phải là tiêu chí về lành mạnh. Toàn thể trái đất là nhà thương điên lớn.
Kahli Gibran có một câu chuyện hay:
Một người trở nên mất trí; người đó bị tống vào nhà thương điên. Một người bạn tới thăm người đó. Người bạn này là một giáo sư, một giáo sư triết học, đã viết nhiều sách, là một học giả nổi tiếng, cũng là một nhà tâm lí. Người điên đang ngồi trên ghế dài dưới gốc cây trong vườn, được bao bọc bởi bức tường lớn. Vị giáo sư tới, ngồi bên cạnh và hỏi người đó, “Anh cảm thấy bên trong chỗ này thế nào?”
Người điên cười. Người đó nói, “Tôi cảm thấy cũng tốt thôi - như tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây.”
Vị giáo sư phân vân. Ông ta nói, “Sao vậy? Tại sao anh cảm thấy hạnh phúc thế trong nhà thương điên này?”
Người điên nói, “Nhà thương điên sao? Đây mà ông lại gọi là nhà thương điên à? Tôi đã bỏ nhà thương điên ở bên ngoài rồi - đây là nơi lành mạnh nhất trên thế giới! Nhà thương điên là ở bên ngoài kia; bức tường này bảo vệ chúng tôi khỏi người điên. Nếu như ông trở nên mệt mỏi với người điên bên ngoài, ông bao giờ cũng được đón chào ở đây. Vào đi! Nơi đây rất an bình - không ai can thiệp vào công việc của bất kì ai. Nơi đây rất im lặng. Rất ít người ở đây, và tôi chưa bao giờ thấy mọi người lành mạnh như vậy trong cả đời tôi - họ tất cả đều giống tôi!”
Đó là định nghĩa của người đó về lành mạnh: người đó lành mạnh và họ đều giống người đó. Mọi người ở bên ngoài là mất trí.
Nhưng cùng tiêu chí đó được những người bên ngoài tuân theo: bạn nghĩ bản thân mình là lành mạnh bởi vì bạn giống hệt như người hàng xóm của bạn. Nhưng ai biết được? Người hàng xóm cũng có thể mất trí nữa.
Toàn thể lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng đây là nhân loại mất trí; cái gì đó về cơ bản sai với nó. Trong ba nghìn năm, con người đã đánh nhau trong năm nghìn cuộc chiến tranh.
Bạn sẽ gọi nhân loại này là lành mạnh được không? Mọi người đều tham lam, ghen tị, sở hữu - và bạn sẽ gọi nhân loại này là lành mạnh sao? Mọi người đều chẹt họng người khác - và bạn gọi nhân loại này là lành mạnh sao? Bình thường tất nhiên - bình thường theo nghĩa là họ giống nhau tất.
Có lần Mark Twain đăng yết thị, xem như một trò lừa, rằng ông ấy mất một con mèo đen đến mức người ta không thể thấy nó dưới ánh sáng thường, và ông ấy muốn xin lại nó. Gần một nghìn người tiếp xúc với ông ấy nói rằng đã thấy nó.
Nhìn quanh đi, quan sát mọi người, và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trạng thái mất trí hoàn toàn mà được coi là bình thường. Bình thường là gì? Cái gì là định nghĩa về con người bình thường?
Người đó phải tràn đầy tình yêu, người đó phải tràn đầy phúc lạc. Người đó phải bạo dạn. Người đó phải vui vẻ và cực lạc. Người đó phải có khả năng hát và cười và nhảy múa. Người đó phải có khả năng tận hưởng những điều nhỏ bé của cuộc sống. Người đó phải là toàn bộ trong bất kì cái gì người đó làm. Ý nghĩ của người đó sẽ thẳng: nếu người đó nói không, người đó ngụ ý không, nếu người đó nói có, người đó ngụ ý có. Người đó sẽ không ngoại giao, người đó sẽ không chính trị theo nghĩa người đó nói điều này, người đó ngụ ý điều khác, và sẽ làm điều thứ ba. Bạn không thể hình dung ra điều đó, bạn không bao giờ có thể chắc chắn người chính trị sẽ làm gì. Người đó có một khuôn mặt bên ngoài và thực tại khác bên trong. Người đó là hai mặt, trong ràng buộc kép. Người đó mỉm cười với bạn, người đó chào đón bạn - và người đó ghét bạn, người đó nguyền rủa bạn bên trong. Người đó là kẻ thù, vậy mà người đó lại giả vờ là người bạn.
Đây là mất trí! Đạo đức giả này là mất trí, chia chẻ này là mất trí. Bầu không khí tinh thần phân liệt này là mất trí. Đấy không phải là con người lành mạnh mà chúng ta có khả năng tạo ra. Chúng ta đã thất bại cho tới giờ... và chúng ta phải làm điều gì đó rất quyết liệt bây giờ, bằng không nhân loại sẽ diệt vong. Bây giờ người mất trí có quá nhiều quyền năng huỷ diệt trong tay họ đến mức một cuộc chiến nữa và nhân loại sẽ kết thúc và hành tinh này cũng kết thúc luôn.
Cái gì đó cực kì quyết liệt được cần tới, bước nhảy lượng tử được cần tới. Nhưng điều này là có thể chỉ qua những người lắng nghe chư phật.
... Người chủ định hướng các ý nghĩ sai lạc của mình.
Như cá ra khỏi nước
Mắc cạn trên bờ,
Ý nghĩ quẫy lộn và vùng vẫy.
Vì làm sao chúng có thể giũ sạch ham muốn?
Ý nghĩ không thể sống ngoài ham muốn, cũng như cá không thể sống bên ngoài biển. Ý nghĩ không thể sống ngoài biển của ham muốn: ý nghĩ về cơ bản là công cụ của trạng thái ham muốn. Và chúng ta liên tục ham muốn, ham muốn thứ này thứ nọ. Chúng ta không thể dừng suy nghĩ nếu chúng ta cứ ham muốn. Trước hết là ham muốn, chính gốc rễ, cần phải bị cắt bỏ.
Cái gì có đó để ham muốn trong cuộc sống? Những người đã biết, những người đã nhận ra cuộc sống, đều nói không có gì đáng ham muốn trong cuộc sống. Sống nó đi! Và sống một cách toàn thể nhất có thể được, và sống từng khoảnh khắc tới mức tối đa của nó. Siết chặt nó một cách toàn bộ. Nhưng không có gì để ham muốn. Ham muốn dẫn bạn đi lạc lối bởi vì nó dẫn bạn vào tương lai.
Uống khoảnh khắc hiện tại đi, bởi vì khoảnh khắc hiện tại là cánh cửa tới Thượng đế. Thượng đế chỉ có một thời: thời hiện tại. Ngài không biết quá khứ và không biết tương lai. Nếu bạn cũng muốn là một phần của Thượng đế... và đó là cách duy nhất để lành mạnh, để mạnh khoẻ. Chỉ người tôn giáo mới lành mạnh và mạnh khoẻ. Nếu bạn muốn là một phần của Thượng đế, bạn sẽ phải học thảnh thơi trong khoảnh khắc hiện tại.
Chết quá khứ và chết tương lai, và sống trong hiện tại. Đừng cho phép bản thân bạn đi khỏi hiện tại, dù chỉ một li đây đó; bằng không bạn bao giờ cũng cứ bỏ lỡ chuyến tầu.
Và tâm trí liên tục chạy từ vật này sang vật khác, từ người này sang người khác. Bạn có vợ, nhưng tâm trí đang chạy theo vợ của người khác. Bạn có con, nhưng chúng trông không bao giờ đẹp như con người khác. Cỏ bao giờ cũng xanh hơn ở phía bên kia của hàng rào. Mọi người khác dường như hạnh phúc hơn là bạn.
Và thế rồi tất nhiên, bạn suy diễn một cách logic: “Họ có nhà lớn hơn, trẻ con ngoan hơn, vợ đẹp, nhiều tiền, nhiều quyền, nhiều danh, cho nên đây là những thứ mình cũng cần. Chừng nào mình còn chưa có được tất cả những thứ này, làm sao mình có thể hạnh phúc được?” Bạn làm cho hạnh phúc của bạn thành có điều kiện. Và khoảnh khắc một người làm cho hạnh phúc của người đó thành có điều kiện, người đó mang định mệnh thất bại; người đó sẽ còn bất hạnh trong cả đời mình.
Hạnh phúc là vô điều kiện; không cái gì được cần để hạnh phúc. Chỉ sống động là cần - và bạn là điều đó, bạn đã là điều đó rồi. Chỉ có ý thức là cần - và bạn đã là điều đó rồi. Do đó các nhà huyền môn và chư phật nói rằng phúc lạc là chính bản tính của chúng ta. Nhưng tâm trí là kẻ chạy và nó cứ lôi bạn đi.
Vua gọi viên thái giám tới, “Ta đang buồn đây,” ông ta nói. “Đi kiếm cho ta phi tần số 256.”
Thế là viên thái giám chạy ra ngoài lâu đài và vào hậu cung. Ông ta chạy qua vườn, qua vườn cây ăn quả, trèo lên bậc thang. Không mấy chốc ông ấy trở lại với phi tần số 256. Một lúc sau vua lại vời thái giám tới và nói, “Ta muốn nữa. Đi kiếm cho ta phi tần số 87.” Viên thái giám lại chạy và kiếm phi tần này về. Thế rồi vua lại muốn phi tần 68, ngay sau đó là phi tần 92.
Khi ông ta trở lại với phi tần 92 thì viên thái giám thở hổn hển nặng nhọc. Thế rồi bỗng nhiên ông ta đổ sập và chết.
Lời bàn: Không phải việc yêu giết chết bạn, chính là việc chạy quanh.
Tâm trí liên tục chạy quanh. Nó chưa bao giờ ngồi, nó không thể ngồi lại được. Ngồi dường như là cái chết cho nó, và theo một cách nào đó, điều đó là vậy thật. Đó là lí do tại sao thiền nhân nói, nếu bạn có thể ngồi im lặng trong vài giờ mỗi ngày, không làm gì cả, thậm chí không tụng mật chú, bởi vì đấy là việc chạy của tâm trí, cùng tâm trí ấy... Nó có thể hát bài hát dân gian, nó có thể tụng mật chú tôn giáo, điều đó không tạo ra khác biệt gì. Nó muốn công việc nào đó, nó muốn hoạt động, nó muốn bận bịu, nó muốn chạy. Cuộc sống của nó là việc chạy.
Thiền nhân nói cứ ngồi đấy, không làm gì. Điều khó khăn nhất trên thế giới này là chỉ ngồi không làm gì. Nhưng một khi bạn đã biết tới cái mẹo về nó... Nếu bạn cứ ngồi vài tháng không làm gì cả trong vài giờ mỗi ngày, dần dần, dần dần nhiều điều sẽ xảy ra. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, bạn sẽ mơ. Nhiều ý nghĩ sẽ chen chúc trong tâm trí bạn, nhiều điều. Tâm trí sẽ nói, “Sao mình phí hoài thời gian của mình thế này? Mình có thể đã kiếm được ít tiền. Ít nhất mình có thể đi xem phim, giải trí cho mình, hay mình có thể thảnh thơi và tán gẫu. Mình có thể xem ti vi hay nghe đài, hay ít nhất mình cũng có thể đọc báo mà mình chưa đọc. Sao mình làm phí thời gian thế này?”
Tâm trí sẽ cho bạn cả nghìn lẻ một biện luận, nhưng nếu bạn cứ nghe mà không bị bận tâm bởi tâm trí... Nó sẽ làm đủ trò: nó sẽ gây ảo giác, nó sẽ mơ, nó sẽ làm buồn ngủ. Nó sẽ làm tất cả cái gì có thể để lôi bạn ra khỏi việc ngồi. Nhưng nếu bạn cứ ngồi, nếu bạn nhẫn nại, một ngày nào đó mặt trời lên.
Một ngày nào đó điều ấy xảy ra, bạn không cảm thấy buồn ngủ, tâm trí đã trở nên mệt mỏi về bạn, chán ngán bạn, nó vứt bỏ cái ý tưởng rằng bạn có thể bị mắc bẫy, nó đơn giản bị kết thúc với bạn! Không có buồn ngủ nữa, không ảo giác, không mơ, không ý nghĩ. Bạn đơn giản ngồi đó không làm gì... và tất cả là im lặng và tất cả là an bình và tất cả là phúc lạc. Bạn đã đi vào Thượng đế, bạn đã đi vào chân lí.
Chúng run rẩy, chúng chập chờn,
Chúng vẩn vơ theo ý chúng.
Kiểm soát chúng là tốt.
Và làm chủ chúng đem lại hạnh phúc.
Quan sát, và bạn sẽ thấy tâm trí run rẩy, các ý nghĩ run run, săn đuổi lẫn nhau, chạy theo mọi hướng có thể, nhất quán, không nhất quán, có nghĩa, vô nghĩa.
Một hôm nào đó, ngồi trong phòng của bạn, đóng cửa lại, và bắt đầu viết ra các ý nghĩ xảy ra cho bạn. Điều đó sẽ giúp cho bạn trở nên nhận biết. Cứ viết ra bất kì cái gì xảy ra. Đừng sửa chữa, đừng làm cho chúng có vẻ nhất quán, hay. Điều đó không dự định để cho mọi người xem, nó chỉ dành cho việc quan sát của bạn thôi. Trong mười lăm phút cứ viết ra, thế rồi đọc nó, và bạn sẽ phân vân: mình có điên hay cái gì đó không nhỉ? Loại sự việc gì đang xảy ra trong đầu mình thế? Mọi thứ, không liên quan tới mức bạn không thể nào quan niệm nổi có bất kì mối quan hệ nào với chúng. Bất kì cái gì đều dẫn tới bất kì cái gì khác một cách ngẫu nhiên.
Con chó bắt đầu sủa ở nhà hàng xóm và tâm trí bạn bắt đầu vận hành. Bạn nhớ tới con chó bạn quen biết từ hồi còn nhỏ, và đột nhiên tâm trí nhảy từ con chó đó sang người bạn cũng hồi còn nhỏ... và từ người bạn này sang trường học, và thầy giáo. Và theo cách này tâm trí cứ nhảy mãi, và bạn sẽ tới mảnh đất mà không ai biết ở đâu. Và đấy mới chỉ là được bắt đầu bởi việc sủa của con chó mà nó không biết gì về bạn, nó không quan tâm chút nào tới bạn, nhưng nó lẩy cò một quá trình. Bạn có thể đạt tới bất kì đâu! Và mỗi lần điều đó xảy ra, bạn sẽ đạt tới chỗ nào đó khác.
Tâm trí cứ nhảy từ chỗ nọ sang chỗ kia, và tâm trí có nhiều thông tin đến mức nó có thể tạo ra mọi loại thế giới.
Quan sát nó bạn sẽ thấy chân lí trong phát biểu của Phật: Chúng run rẩy, chúng  chập chờn, chúng vẩn  vơ  theo ý chúng. Chúng không nghe bạn, chúng có ý chí riêng. Mỗi ý nghĩ đều có ý chí riêng của nó và cứ khăng khăng duy trì bản thân nó. Nó không muốn được làm qua loa, nó không muốn bạn xen vào. Nếu bạn xen vào, nó chống lại, nó phản đối. Mọi ý nghĩ đều muốn tính cá nhân riêng của nó. Và hàng triệu ý nghĩ này trong đầu bạn phá huỷ tính cá nhân của bạn, bởi vì tất cả chúng đều đòi tính cá nhân của riêng chúng và tất cả chúng đều đòi tự trị và tự do. Và nếu bạn nói điều gì đó, thì chúng hỏi, “Ông là ai?” Và mỗi lần chúng sẽ chỉ cho bạn vị trí của bạn, chúng sẽ thu bạn về không là cái gì.
Chừng nào chúng còn chưa bị kiểm soát, Phật nói, thì không có khả năng cho phúc lạc xảy ra cho bạn. Bạn sẽ vẫn còn là một đống lộn xộn, bạn sẽ vẫn còn lẫn lộn.
Bệnh nhân: “Tôi có ham muốn điên khùng, mất trí là kẹp nát bà trong vòng tay tôi.”
Bà bác sĩ tâm thần: “Bây giờ anh đang nói điều có nghĩa đấy!”
Điều đó phụ thuộc vào bạn, cái gì bạn gọi là có nghĩa và cái gì bạn gọi là vô nghĩa. Có những triết gia trên thế giới nói tất cả đều vô nghĩa, và có những triết gia trên thế giới nói mọi thứ đều có nghĩa, nhận thức được. Đây là thế giới hợp lí nhất, họ nói, rất logic. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn, điều bạn gọi là có nghĩa và điều bạn coi là nhận thức được. Điều đó phụ thuộc vào huấn luyện của bạn, vào dạy dỗ của bạn, vào ước định của bạn, vào cách bạn đã bị thôi miên.
Bây giờ, ăn thịt là nhận thức được nếu bạn đã được nuôi lớn lên trong một nhà mà không ai nghĩ tới ăn chay; cho dù họ có nói về nó, họ chỉ nói để cười người ăn chay: “Những người ngu xuẩn này cứ nghĩ rằng bởi việc trở thành người ăn chay là họ trở thành tôn giáo.” Nếu bạn được sinh ra trong một nhà ăn chay, trong một gia đình ăn chay, thế thì người ăn thịt là quỉ. Họ không phải là người chút nào: họ là tiện dân, họ không phải là con người, họ là con vật.
Bản thân bạn không bao giờ biết cái gì là phải, cái gì là trái; bạn biết chỉ theo điều người khác đã nói cho bạn. Đây không phải là cách có thể dẫn bạn vào lành mạnh. Bạn sẽ phải trở nên nhận biết hơn, tỉnh táo hơn, quan sát hơn. Bạn sẽ phải quyết định theo cách riêng của mình. Bạn đã sống một cuộc sống vay mượn. Bạn sẽ phải ngẫm nghĩ - bạn trở thành một con người chỉ khi bạn bắt đầu ngẫm nghĩ về mọi điều theo cách riêng của mình. Khi bạn quan sát một cách đúng đắn, chính xác, khi bạn phán xét, khi bạn đánh giá, khi bạn cân nhắc mọi thứ và bạn bắt đầu sống theo tâm thức riêng của mình ngày một nhiều hơn, bạn sẽ đạt tới tự do. Và tự do đem tới phúc lạc.
Tự do nghĩa là bạn có kiểm soát tâm trí, cái gọi là tâm trí của bạn, cái không phải là của bạn chút nào bởi vì nó đã được trao cho bạn bởi người khác, theo từng mảnh. Một phần của nó thuộc về mẹ bạn, phần khác thuộc về bố bạn, phần khác thuộc về bác bạn, và cứ thế mãi... thuộc về tu sĩ, về thầy giáo, về cậu bé hàng xóm... Bạn đã thu thập các mảnh từ khắp nơi trên thế giới - từ sách vở bạn đã đọc và phim bạn đã xem.
Nếu bạn nhìn vào trong nó, bạn sẽ ngạc nhiên - bạn không có tâm trí nào của riêng của bạn. Mọi thứ đều được vay mượn! Làm sao bạn có thể đích thực được? Bạn chỉ là hiện tượng chồng chất, các mảnh từ bao nhiêu nguồn khác nhau đến mức chúng không bao giờ có thể tan ra và trở thành một được. Nhưng một điều không được vay mượn bên trong bạn và đó là tâm thức của bạn, đó là nhận biết của bạn. Cái đó bạn đã mang theo mình, cái đó là một phần của cốt lõi bên trong của bạn. Tuỳ thuộc vào nó đi và đừng bao giờ tuỳ thuộc vào tâm trí. Trở thành độc lập với tâm trí và tuyệt đối tuỳ thuộc vào tâm thức, và bạn đang lấy bước đi lớn nhất trong cuộc sống của bạn.
Nhưng chúng tinh tế làm sao,
Chúng khó nắm làm sao!
Nhiệm vụ là phải làm lắng chúng,
Và bằng việc cai quản chúng để tìm ra hạnh phúc.
Đây sẽ không phải là công việc dễ dàng. Nó là gian nan, bởi vì tâm trí rất tinh ranh và ý nghĩ rất tinh vi.
Một người lính đang giải thích sự đầu thai của linh hồn cho người lính khác và bảo người đó rằng nếu người đó bị chết, thân thể người đó sẽ thối rữa trên chiến trường và cuối cùng chìm vào trong đất. Vào mùa xuân hoa đẹp sẽ mọc lên tại chỗ đó.
“Và đó là tôi, phải không?” người lính kia hỏi.
“Không, đợi một chút đã. Thế rồi một con bò tới và ăn bông hoa cùng lá và bỏ lại đằng sau một đống phân bò lớn. Thế rồi tôi tới, đi dạo trên cánh đồng này cùng với cô bạn gái, tôi thấy đống phân bò và tôi đập nhẹ nó bằng chiếc gậy và tôi nói, ‘Chào Bill! Sao thế, anh chẳng thay đổi chút xíu gì!”
Tâm trí rất tinh ranh - nó bao giờ cũng có thể tìm ra cách để vẫn còn như cũ. Nó có thể tìm ra những cách mới để cho nó có thể vẫn còn cũ. Nó có thể tìm ra những vỏ bọc mới để nó có thể ẩn đằng sau chúng; nó có thể tìm ra cách hợp lí hoá hay.
Cẩn thận đấy! Tâm trí không phải là hiện tượng đơn giản đâu, nó phức tạp, tinh vi, rất khó nắm bắt. Nếu bạn cố bắt giữ nó, bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu bạn đẩy nó ra qua cửa trước, nó sẽ tới từ cửa sau. Nếu bạn muốn kiểm soát nó và kìm nén nó, nó sẽ bắt đầu vận hành từ vô thức của bạn - điều còn nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì nó sẽ vẫn kiểm soát bạn, mặc dầu bây giờ bạn sẽ tuyệt đối không nhận biết về kiểm soát của nó. Kẻ thù không còn thấy được nữa, có vậy thôi, nhưng kẻ thù có đó. Và khi kẻ thù là vô hình, kẻ thù là mạnh hơn.
... Chúng tinh tế làm sao, và chúng khó nắm làm sao! Nhiệm vụ là phải làm lắng chúng... Cho nên nhớ lấy, chúng không bị kìm nén đâu, chúng không bị bắt đâu. Nhiệm vụ là phải làm lắng chúng và bằng việc cai quản chúng, để tìm ra hạnh phúc.
Chính là qua việc làm lắng chúng mà người ta trở thành người cai quản, không phải là bởi việc cai quản chúng mà bạn mới làm yên lặng chúng. Nhớ quá trình đó: nó có vẻ tương tự, nhưng không phải. Nó rất, rất khác, thực ra là đối lập hoàn toàn. Bạn phải làm dịu chúng trước, làm lặng chúng trước.
Và cách làm lặng chúng chỉ là quan sát một cách im lặng không phán xét, không nói cái này tốt, cái này xấu. Khoảnh khắc bạn nói tốt và xấu là bạn đã nhảy vào bãi lầy. Tâm trí đã tóm được bạn, bạn đã bị mắc bẫy.
Bạn đơn giản quan sát! Thầy giáo đạo đức của bạn không cho phép bạn quan sát. Bạn ngồi và chỉ nhìn... một ý nghĩ giết ai đó tới. Tâm trí bạn thích thú với ý nghĩ giết người. Đây là một phần. Phần khác của tâm trí nói, “Điều này rất xấu, đây là tội lỗi. Mình thậm chí không nên nghĩ ý nghĩ như vậy, thậm chí nghĩ tới nó cũng là tội rồi.” Đây là phần khác của tâm trí. Bạn trở nên bị đồng nhất với phần kia, phần đạo đức. Bạn nói, “Đây là lương tâm của mình.” Nó không phải là lương tâm của bạn: nó đã được đặt vào trong bạn. Nó là xã hội đang kiểm soát bạn từ bên trong; nó là một chiến lược của xã hội để kiểm soát bạn. Bạn không biết cái gì là phải và cái gì là trái.
Hồn nhiên đi! Cứ quan sát, quan sát cả hai. Một phần của tâm trí nói, “Giết người kia đi - nó đã sỉ nhục mình!” Phần khác của tâm trí nói, “Điều này xấu, điều này là vô đạo đức. Mình sẽ rớt xuống địa ngục mất, mình sẽ đau khổ trong lần sinh thành tiếp, mình sẽ bị trừng phạt vì điều đó.” Biết cho rõ vào, phần thứ hai này cũng là tâm trí, và không có chọn lựa giữa hai mảnh của tâm trí. Quan sát cả hai, tận hưởng cả hai. Thấy mâu thuẫn này của tâm trí - đừng bị đồng nhất với phần nào.
Nhớ lấy, bản ngã muốn được đồng nhất với phần tốt, phần đạo đức. Nó cảm thấy đẹp: “Mình chống lại việc giết người, trông đây! Mình không ủng hộ nó.” Bạn chỉ bị một phần khác của tâm trí tóm bắt. Bạn vẫn là nô lệ. Phạm nhân của bạn và thánh nhân của bạn, cả hai đều là nô lệ.
Người tự do thực sự là tự do khỏi cả tốt lẫn xấu. Người đó ở bên ngoài thiện và ác. Người đó chỉ là tâm thức và không là gì khác. Người đó đơn giản quan sát. Và nếu bạn có thể chỉ quan sát, không bị đồng nhất, dần dần, dần dần tâm trí lắng xuống, và trong việc lắng xuống đó là quyền năng của bạn. Một ngày nào đó, khi tâm trí hoàn toàn mất đi, đã trở thành tĩnh lặng toàn bộ, bạn là người cầm quyền tối cao.
Với chuyên tâm
Người chủ chế ngự ý nghĩ của mình.
Người đó chấm dứt vẩn vơ của chúng.
Được ngồi trong hang của trái tim,
Người đó tìm thấy tự do
Và khi tâm trí không còn nữa, bạn đi đâu? Bỗng nhiên, khi tâm trí không còn nữa, bạn đi vào trong trái tim. Bạn tuột ra khỏi tâm trí, ra khỏi nắm giữ của cái đầu. Và thế thì trái tim, hang của trái tim, là lâu đài của bạn. Tâm trí là sản phẩm phụ của xã hội: trái tim là sự mở rộng của Thượng đế.
Điều này là có thể chỉ nếu bạn làm việc toàn tâm toàn ý để làm tĩnh lặng tâm trí, để nhận biết tâm trí, để hoàn toàn quan sát, không có bất kì phán xét nào và không có bất kì đồng nhất nào.
Người chủ chế ngự ý nghĩ của mình. Người đó chấm dứt vẩn vơ của chúng. Được ngồi trong hang của trái tim, người đó tìm thấy tự do.
Cái đầu là nô lệ, trái tim là tự do. Cái đầu là khổ, trái tim là phúc lạc tối thượng.
Aes dhammo sanantano.
Xem Chương 10 - Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post