Chương 9. Nhìn!

Chương 9. Nhìn!

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 3

Chương 9. Nhìn!


Chi Ch’ang khao khát là cung thủ vĩ đại nhất thế giới, cho nên anh ta trở thành học trò của Wei Fei.

Đầu tiên Wei Fei lệnh cho anh ta học không chớp mắt. Chi Ch’ang bò dưới khung cửi của vợ và nằm ngửa ở đó nhìn chăm chăm không chớp mắt vào con thoi khi nó chạy lên và xuống ngay trước mắt anh ta. Sau hai năm anh ta đã đạt tới điểm không chớp mắt cho dù một trong các lông mi mắt anh ta bị mắc vào con thoi.

"Biết cách không chớp mắt chỉ là bước đầu tiên," Wei Fei nói, "tiếp đó ông phải học nhìn. Thực hành nhìn vào mọi thứ, và nếu thời gian tới khi cái vụn vặt dường như dễ thấy, và cái nhỏ dường như khổng lồ, tới gặp ta thêm một lần nữa."

Chi Ch’ang tìm một con bọ tí hon khó thấy được với mắt trần, đặt nó lên một nhành cỏ và treo nó cạnh cửa sổ thư phòng. Thế rồi anh ta chọn vị trí ở cuối phòng và ngồi đó hết ngày nọ tới ngày kia nhìn chăm chăm vào con bọ. Ban đầu anh ta gần như không thể thấy được nó, nhưng sau mười ngày anh ta bắt đầu tưởng tượng rằng nó đã hơi lớn hơn.

Trong ba năm anh ta hầu như không rời khỏi thư phòng. Thế rồi một hôm anh ta cảm nhận rằng con bọ cạnh cửa sổ đã to như con ngựa. "Mình đã làm được điều đó!" Anh ta kêu lên.

Lần này thầy giáo khá ấn tượng nói, "Làm tốt đấy!" Chi Ch’ang sớm trở thành người làm chủ cung thuật, và không công phu nào của cung thủ giờ dường như ở ngoài năng lực của anh ta. Anh ta dường như gần đạt tới tham vọng của mình, nhưng với ngạc nhiên pha lẫn bứt rứt anh ta nhận ra rằng vẫn còn một chướng ngại: chừng nào thầy Wei Fei còn sống, Chi Ch’ang không bao giờ có thể gọi bản thân mình là cung thủ vĩ đại nhất thế giới.

Một hôm đi qua cánh đồng, Chi Ch’ang nhìn thấy Wei Fei ở đằng xa. Không chần chừ một khoảnh khắc, anh ta giương cung lên, lắp tên, và nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, ông thầy già đã cảm thấy điều sắp xảy ra và trong chớp nhoáng cũng đã lắp một mũi tên. Cả hai người đồng thời bắn. Mũi tên của họ đụng nhau nửa đường và cùng rơi xuống đất. Cuộc đọ cung tên tiếp tục cho tới khi ống tên của thầy hết nhưng một mũi tên vẫn còn với học trò. "Giờ là vận may của mình!" Chi Ch’ang lẩm bẩm và lập tức nhắm bắn mũi tên cuối cùng. Thấy điều này, Wei Fei bẻ một cành con từ bụi gai - bụi gai bên cạnh ông ấy, và khi mũi tên bay tới tim ông ấy, ông ấy búng nhẹ đầu mũi tên bằng đầu của một trong những gai và làm cho nó rơi xuống đất dưới chân mình.

"Anh bạn ơi," Wei Fei nói, "Như anh nhận thấy, ta giờ đã truyền cho anh mọi tri thức về cung thuật mà ta có. Nếu anh muốn đào sâu hơn vào những điều bí ẩn này, anh phải tìm Thầy có tuổi Kan Dương. So với kĩ năng của ông ấy, cung thuật của chúng ta chỉ như bước đi chập chững yếu ớt của trẻ thơ.”

Sau nhiều tháng leo trèo gian nan, Chi Ch’ang lên tới hang nơi Kan Dương cư ngụ và tuyên bố với ông già này, "Tôi đã tới để tìm xem liệu tôi có là cung thủ vĩ đại như tôi tin không." Và không đợi lời đáp, anh ta lắp tên, nhắm vào đàn chim di cư, và bắn rơi năm con một lúc.

Ông già mìm cười và nói, "Nhưng điều này đơn thuần là bắn bằng cung và tên. Anh còn chưa học bắn mà không bắn sao? Lại đây với ta."

Chi Ch’ang im lặng đi theo ông ấy tới mép vách đá lớn. Khi anh ta liếc nhìn xuống, anh ta xây xẩm mặt mày và anh ta bắt đầu chóng mặt. Trong khi đó thầy Kan Dương chạy nhẹ nhàng tới gờ đá hẹp chĩa thẳng ra qua vách đứng, và vừa quay tròn vừa nói, "Giờ chỉ cho ta kĩ năng thực của anh. Lại đây nơi ta đang đứng và cho ta xem cung thuật của anh."

Khi Chi Ch’ang bước lên gờ đá, nó bắt đầu đung đưa ra trước ra sau. Anh ta cố lắp tên, nhưng anh ta sớm cảm thấy rằng anh ta đang mất cân bằng. Anh ta nằm ra trên gờ đá bám chặt cạnh của nó bằng ngón tay. Chân anh ta run và mồ hôi chảy ròng từ toàn thân.

Ông già cười, đưa tay ra và giúp Chi Ch’ang đi xuống. Khi nhảy lên gờ đá, đích thân ông ấy nói, "Này anh bạn, cho phép ta chỉ cho anh xem cung thuật thực sự là gì." "Cung đâu?" Chi Ch’ang hỏi.

"Cung à?" Ông già vừa cười vừa nói. "Khi mà người ta còn yêu cầu cung và tên, người ta vẫn còn ở ngoại vi của nghệ thuật này. Cung thuật thực sự không cần cả cung và tên."

Thẳng ngay trên đầu họ là một con diều hâu đang quay tròn trên trời. Người ẩn cư nhìn lên nó và Chi Ch’ang nhìn theo cái nhìn của ông ấy. Con chim ở cao tới mức ngay cả với đôi mắt sắc sảo của anh ta nó có vẻ giống như một hạt vừng nhỏ. Kan Dương lắp mũi tên vô hình vào cái cung vô hình, kéo dây cung tới mức căng hết sức của nó, và thả tên ra. Khoảnh khắc tiếp con diều hâu thôi vỗ cánh và rơi như hòn đá xuống đất.

Trong chín năm Chi Ch’ang ở lại trên núi cùng ông già ẩn cư. Anh ta đã trải qua những môn học nào trong thời gian này chẳng ai biết.

Khi tới năm thứ mười, anh ta trở về nhà, mọi người đều ngạc nhiên với thay đổi trong anh ta. Vẻ mặt cương quyết và kiêu ngạo trước đây đã biến mất; nhường chỗ cho nó cái nhìn của kẻ ngờ nghệch đã tới. Thầy cũ của anh ta, Wei Fei, tới thăm anh ta và nói sau một thoáng nhìn, "Giờ ta thấy rằng anh đã thực sự trở thành chuyên gia! Tới mức ta không còn xứng đáng chạm chân anh." Cư dân của thành phố của anh ta hoan nghênh Chi Ch’ang như cung thủ vĩ đại nhất thế giới và nóng lòng chờ đợi kì công mà chắc chắn anh ta sẽ sớm thi triển. Nhưng Chi Ch’ang không làm gì để thoả mãn mong đợi của họ. Cây cung lớn bằng gỗ dương xỉ mà anh ta đã mang cùng mình trên cuộc hành trình hiển nhiên anh ta đã bỏ lại sau. Khi ai đó đề nghị anh ta giải thích anh ta trả lời với giọng từ tốn, "Giai đoạn tối thượng của hoạt động là bất hoạt; giai đoạn tối thượng của nói là không nói; điều tối thượng trong bắn là không bắn."

Chi Ch’ang trở nên già. Càng ngày ông ta càng dường như đã đi vào trạng thái mà cả tâm trí và thân thể có vẻ không còn là những thứ bên ngoài, nhưng tự bản thân chúng tồn tại trong nghỉ ngơi và giản dị tao nhã. Bộ mặt lãnh đạm của ông ấy gạt bỏ khỏi bản thân nó mọi vết tích của việc diễn đạt; không lực bên ngoài nào có thể làm rối sự bình thản đầy đủ của ông ấy.

Bây giờ hiếm khi ông ấy nói, và lúc này người ta không thể biết được liệu ông ấy còn thở hay không. Vào xế chiều của đời mình, ông ấy không còn biết sự khác biệt giữa 'cái này' và 'cái nọ'. Kính vạn hoa của ấn tượng giác quan không còn làm ông ấy quan tâm; với mọi người ông ấy chăm nom, mắt ông ấy có thể đã là tai, tai ông ấy là mũi, mũi ông ấy là mồm.

Vào năm cuối cùng, chuyện kể rằng một hôm ông ấy tới thăm nhà người bạn và thấy trên bàn là một đồ dùng ngờ ngợ quen quen, tuy nhiên ông ấy không thể nhớ được tên là gì. Ông ấy quay sang người bạn và nói, "Xin nói cho tôi: vật kia trên bàn của ông - tên nó là gì, và nó được dùng làm gì?"

Người bạn lắp bắp theo giọng kính nể, "Ồ, thưa thầy. Thầy quả thực phải là thầy vĩ đại nhất của mọi thời đại. Chỉ như vậy thầy mới có thể quên cái bát - cả tên của nó và việc dùng của nó!"

Người ta nói rằng một thời gian nào đó sau điều này trong thành phố, hoạ sĩ vứt cọ vẽ, nhạc sĩ làm đứt dây đàn, và thợ mộc xấu hổ khi bị thấy còn dùng thước.

Một người trong số mọi người một hôm hỏi Thầy Nhất Hưu: "Thưa thầy, xin thầy viết ra cho tôi vài câu châm ngôn trí huệ cao?"

Nhất Hưu lấy ra một cọ vẽ và viết chữ "Nhìn."

"Cái đó là tất cả sao?" người này nói, "Thầy không thêm vài từ nữa à?"

Thế là Nhất Hưu viết hai lần: "Nhìn, Nhìn."

"Toàn như nhau," người thất vọng này nói, "Tôi chẳng thấy chiều sâu hay tinh tế gì mấy trong điều thầy đã viết ở đó."

Thế là Nhất Hưu lại viết cùng từ này ba lần.

Hơi cáu kỉnh, người này nói: "Sau rốt, từ ‘nhìn’ này ngụ ý gì?"

Và Nhất Hưu đáp, "Nhìn ngụ ý Nhìn."

Một từ ‘nhìn’ này hàm chứa toàn thể thông điệp của Thiền. Fra Giovanni vào năm1513 sau Công nguyên đã nói: "Sự tăm tối của thế giới đang hiện hữu nhưng là cái bóng. Đằng sau nó, vậy mà trong tầm với, là niềm vui. Chúng ta có thể nói, có rạng ngời và vinh quang trong bóng tối. Nhưng thấy đi, và để thấy chúng ta chỉ phải nhìn. Tôi cầu xin bạn nhìn!"

Từ ‘nhìn’ đích xác là toàn thể bản chất của Thiền. Cách nhìn chứa mọi tôn giáo. Cách nhìn với con mắt thuần khiết, nhiều tới mức sự thống nhất trong việc nhìn đi tới chỗ đối thể và chủ thế cả hai cùng biến mất và chỉ cái nhìn thuần khiết còn lại. Trong sự thuần khiết đó của việc nhìn - không người nào nhìn và không người nào nhìn vào bất kì cái gì - trong sự thuần khiết đó của việc nhìn, darshan, trong cái nhìn đó, chân lí được biết tới.

Thiền nhân nói về ba cột trụ của Thiền. Đây là ba cột trụ - họ chuẩn bị bạn cho cái nhìn. Thứ nhất là: vô tướng. Thứ hai là: vô trí. Thứ ba là: vô hồn.

Điều này có vẻ kì lạ, đặc biệt bởi vì những người đã quen với cái gọi là tôn giáo đều biết nó gần như lời nói sáo rỗng - rằng con người có ba sự tồn tại: thể chất, tâm lí và tâm linh. Và chính khách và tu sĩ và các giáo sư liên tục nói về lành mạnh, cân bằng, giữa thể chất và tâm lí và tâm linh.

Thiền nói: Vô trí ngụ ý không tâm lí; vô tướng ngụ ý không thân thể, không vật chất; và vô hồn ngụ ý không linh hồn, không cái ngã. Thiền nói: Thể chất là bản ngã thô - bản ngã số một. Tâm lí là có tinh tế hơn chút ít, ít thô hơn, nhưng vẫn là bản ngã - bản ngã số hai. Và cái gọi là tâm linh là bản ngã tinh vi nhất - bản ngã số ba. Nhưng chúng tất cả là bản ngã. Vả cả ba bản ngã này làm cho người ta thành người ích kỉ, tạo ra người ích kỉ.

Chính Thiền đi tới rễ sâu nhất của bệnh được gọi là con người. Nó nói: Chừng nào người ta chưa đi tới thấy rằng hình tướng là ảo vọng, rằng ý nghĩ là ảo vọng, không chỉ điều đó, mà rằng người đã tin, đã suy luận, ở đằng sau tâm trí, cái ngã, cũng là ảo vọng... khi tất cả ba điều này đã được biết, được nhìn vào, và được thấy thiếu trong bản chất, nảy sinh cái nhìn. Cái nhìn đó cho bạn cái là thực - cái đang hiện hữu.

Đây là ba Cột trụ của Thiền.

Vô tướng ngụ ý mọi hình tướng trên thế giới đều là thay đổi, trong một luồng. Đứa trẻ đang trở thành thanh niên, và thanh niên đang trở thành người già, và người già sắp chết, và việc chết là để sẵn sàng được sinh ra lần nữa. Hình tướng này thường xuyên đổi sang hình tướng khác. Nó là một luồng các hình tướng. Vô hình tướng là bản chất, vì không hình tướng nào còn lại. Mọi hình tướng tới và đi; chúng là mơ, bong bóng - bong bóng xà phòng. Chúng có đó khoảnh khắc này và khoảnh khắc khác chúng không có đó. Sự tồn tại của chúng là nhất thời. Chúng được làm từ chất liệu mà mơ được làm ra.

Cái thực là cái còn lại mãi mãi và mãi mãi. Cái thực là cái vô thời gian. Hình tướng không phải là thực vì chúng không còn lại. Nhìn vào trong các hình tướng đi. Khi Nhất Hưu nói, "Nhìn" - cái nhìn thứ nhất ngụ ý nhìn vào trong bản ngã thô nhất - bản ngã số một. Thầy Nhất Hưu đã chỉ ra một câu châm ngôn lớn - câu lớn nhất. Khi ông ấy nói nhìn thứ nhất và viết từ nhìn, ông ấy đang nói, "Nhìn vào trong thân thể, vào trong hình tướng; ông không là cái đó - và nó là không thực. Chất liệu là rất không bản chất, ảo vọng, ma thuật."

Cái nhìn thứ nhất là nhìn vào trong bản ngã số một. Một khi bạn đã hiểu rằng hình tướng liên tục thay đổi, bạn không thể trở nên bị gắn bó với hình tướng, bạn không thể bị đồng nhất với hình tướng. Làm sao bạn có thể bị đồng nhất với cái tới và đi? Buổi sáng, trời là sáng; buổi đêm, trời là tối. Bạn đang ngồi trong phòng của bạn. Buổi sáng tới và căn phòng trở nên đầy tia sáng và có ánh sáng. Và buổi trưa tới, và buổi tối tới; trời trở thành tối và mặt trời biến mất và căn phòng trở thành tối. Trời là đêm và trời hoàn toàn tối.

Bạn không thể nói, "Tôi đã là buổi sáng," hay "Tôi đã là buổi trưa," hay "Tôi đã là buổi tối," hay "Tôi là buổi đêm." Bạn không thể nói được. Bạn là người quan sát, người nhìn. Buổi sáng tới và đi, buổi tối tới và đi. Bạn liên tục quan sát.

Thời thơ ấu là buổi sáng, thời thanh niên là buổi trưa, tuổi già là buổi tối, và thế rồi đêm tối - chết. Và cứ thế tiếp tục... bánh xe chuyển.

Nhưng bạn là ai? Nhìn!

Cái nhìn thứ nhất của Nhất Hưu ngụ ý nhìn vào hình tướng, cái thô nhất. Học từ đó đi. Một khi bạn đã nhìn vào trong cái thô nhất và bản ngã số một đã biến mất, bạn sẽ có khả năng nhìn vào trong cái nhìn thứ hai - tâm lí. Bạn có thể thấy thân thể bạn chỉ là thể lỏng, luồng chảy, thường xuyên thay đổi. Tâm trí của bạn cũng vậy! Ý nghĩ đang chuyển động nhanh thế. Không một khoảnh khắc nào ý nghĩ còn lại. Nó tới và đi. Làm sao bạn có thể là những ý nghĩ này? Những ý nghĩ nào chỉ giống như mây bay trên trời, lưu thông trên đường. Bạn là người quan sát. Nhìn...!

Lần thứ hai khi Nhất Hưu nói, "Nhìn, Nhìn," ông ấy ngụ ý nhìn vào trong bản ngã số hai, tâm lí. Nếu bạn nhìn sâu, bạn sẽ đi tới biết bạn không là tâm trí. Vô tướng, vô trí.

Thế thì còn lại loại bản ngã tinh vi nhất - bản ngã số ba. Bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn là hồn, cái ngã. Cái đó nữa là giả. Nhìn vào trong cái đó nữa đi! Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng khi bạn nhìn vào trong bản thân bạn, bạn thấy trống rỗng bao la và không cái gì khác. Ngay cả cái ngã cũng không được tìm thấy. Khách khứa đã biến mất, và đột nhiên bạn thấy rằng ngay cả chủ nhà cũng không còn đó. Khách và chủ đã toàn là ma; họ tất cả đã biến mất. Im lặng còn lại, hoàn toàn im lặng, không âm thanh - không khách không chủ. Mọi đối thoại đã dừng lại, mọi rối loạn đã biến mất. Có trống rỗng hoàn toàn, hư không.

Đây là nhìn vào trong cái thứ ba, khi Nhất Hưu nói, "Nhìn, Nhìn, Nhìn" - bản ngã thứ ba, bản ngã tinh vi nhất, khó khăn nhất và khó nhìn vào nhất.

Có những người, cái gọi là người duy vật, người nói cái thô là cái thực. Họ dừng ở đó, họ không đi ra ngoài điều đó - Charvakas, người Mác xít, người cộng sản. Họ dừng ở cửa thứ nhất, họ không bao giờ đi ra ngoài nó. Có những người duy tâm, người đi sâu hơn một chút. Họ nói hình tướng là không thực, nhưng tâm trí là chân lí; vật chất là không thực, nhưng tâm trí là thực. Họ tin vào tâm trí đối lại với vật chất; họ dừng ở cửa thứ hai. Thế rồi có người tâm linh; họ cũng đi sâu hơn một chút. Họ nói ngay cả tâm trí cũng là không thực, duy nhất cái ngã, hồn, atman, là thực.

Thiền đi xa nhất, sâu nhất. Không ai đã xuyên thấu sâu thế vào điều bí ẩn của con người như Phật đã đi vào. Phật nói: Ngay cả cái ngã, ngay cả hồn, atman, cũng là không thực. Nó là dấu vết cuối cùng của bản ngã, rất rất cuối cùng, nhưng dầu vậy nó là dấu vết cuối cùng của bản ngã. Chính ý tưởng rằng "Tôi đây" là sự tiếp tục tồn tại, cái bóng của bảng ngã cũ. Khi bạn nhìn vào trong điều này nữa, cái ngã cũng biến mất. Và khi tất cả đã mất, cái gì còn lại? Chỉ cái nhìn thuần khiết. Điều này rất khó hiểu chừng nào bạn chưa đi vào trong nó một cách có tính tồn tại. Duy nhất cái nhìn thuần khiết - vì thế thì nó trở thành phi logic. Làm sao có thể có cái nhìn thuần khiết nếu không có người nào nhìn? Nhưng đó là cách nó là vậy.

Điều đó là nghịch lí. Trong ngôn ngữ khó mà nói cái gì còn lại. Duy nhất cái nhìn thuần khiết còn lại - không có người nào đang nhìn! Không có người nào bạn đang nhìn vào. Cái được nhìn và người nhìn, cả hai đã biến mất; chủ thể và đối thể cả hai đã biến mất. Chỉ có cái nhìn thuần khiết. Im lặng, nhưng im lặng rất sống động. Không có cách nào để định nghĩa nó, không thể định nghĩa được. Bạn thậm chí không thể nói đây là cái ngã - chỉ việc chứng kiến, sakshin.

Nhưng dùng từ ‘nhân chứng’ có thể tạo ra phiền phức, vì khoảnh khắc chúng ta dùng từ 'nhân chứng' chúng ta bắt đầu nghĩ ai đó có đó, người đang chứng kiến. Cho nên Phật nó: Vô nhân chứng! Chỉ việc chứng kiến. Không người nhìn! chỉ cái nhìn. Không thiền nhân! chỉ việc thiền. Không người nào đã đạt tới samadhi, nhưng chỉ có samadhi thuần khiết. Điều này là khó vì chúng ta đã được nuôi dưỡng theo cấu trúc ngôn ngữ nào đó.

Khi ai đó đang chạy chúng ta nói có hai thứ: người chạy và việc chạy. Phật nói chỉ có việc chạy, không có người chạy. Người chạy chỉ là việc suy ra. Phật nói chỉ có hành động, hoạt động; không có người hành động. Khi bạn nói cây đang mọc, bạn tin - một cách ngầm ẩn - rằng cây là một thứ và việc mọc là thứ khác. Phật nói chỉ có việc mọc, không có cây. Khi sông đang chảy, bạn nói sông đang chảy. Phật nói chỉ có việc chảy. Sông ở đâu?

Phật tin vào động từ và ngôn ngữ của chúng ta được bắt rễ trong danh từ. Điều đó tạo ra rắc rối. Phật nói sự tồn tại là động từ. Nó là quá trình. Không có vật chút nào! Tất cả là quá trình.

Tôi đang nói với bạn, nhưng không có người nói. Và bạn đang nghe tôi, nhưng không có người nghe. Nếu bạn có thể hiểu điều đó một cách có tính tồn tại, chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói rằng ngay cả bản ngã thứ ba cũng biến mất.

Ngay bây giờ, để nó là kinh nghiệm có tính tồn tại đi. Có người nghe hay chỉ có việc nghe? Nếu bạn nhìn ngược lại sau, nếu bạn cố tóm lại, người nghe bước vào. Người nghe là kí ức. Nếu bạn bắt đầu nghĩ về nó, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy người nghe ở đó, vì người nghe là kí ức. Nhưng khi bạn đang nghe chỉ có việc nghe, không có người nghe. Khi bạn đang chạy, chỉ có việc chạy. Khi bạn đã đi tới điểm mà bạn dừng lại, ngồi dưới cây nghỉ ngơi, và thế rồi bạn nhìn ngược lại trong kí ức - bạn thấy người chạy. Người chạy là bịa đặt của kí ức. Nó không có trong thực tại, trong sự tồn tại. Nó chỉ là dấu vết trong kí ức đã được để lại từ nhiều hành động. Làm sao nối những hành động đó vào trong một hành động? Những hạt hành động tách rời phải được nối lại, bằng không sẽ khó cho bạn nhớ. Cho nên bạn tạo ra sợi chỉ. Bạn xâu những hạt đó lại bằng ý tưởng về người chạy - cái đó trở thành bản ngã của bạn.

Có những hành động nguyên tử riêng biệt, và không có gì nối chúng lại. Đó là điều vật lí hiện đại đã đi tới. Quan điểm của các nhà vật lí hiện đại về sự tồn tại là đích xác có tính Phật, rất gần với Phật. Vật lí hiện đại cũng nói chỉ có những sự tồn tại nguyên tử. Và những sự tồn tại nguyên tử đó cũng là không bản chất theo bất kì cách nào; chúng chỉ là các trường năng lượng, không phải vật chất - chỉ các trường năng lượng. Và có thay đổi thường xuyên. Không cái gì còn lại mãi. Mọi thứ là trong luồng chảy.

Ba cột trụ này phá huỷ toàn thể cấu trúc bản ngã của bạn. Đây là một loại ba ngôi rất phủ định. Ki tô giáo có ba ngôi: Thượng đế Cha, Con và Thánh Linh. Và người Hindu có quan niệm về trimurti: ba mặt của Thượng đế - Brahma, Vishnu, Mahesh. Nhưng tất cả chúng đều là những thứ khẳng định.

Cách tiếp cận Thiền này hướng tới thực tại là hoàn toàn phủ định. Đây là ba cột trụ: vô tướng, vô trí, vô hồn. Khi bạn đã nhìn xuyên qua mọi thứ và đã thấy "Không. Không. Không." thế thì cái gì còn lại? Cái được bỏ lại là không thể được xác định. Cái được bỏ lại là chân lí. Phật giữ im lặng về nó. Nó không thể được nói. Khoảnh khắc bạn nói nó, bạn làm sai lạc nó.

Trạng thái này - khi bạn đã đi tới biết vô tướng, vô trí, vô ngã - được gọi là vô trong tiếng Trung Quốc, được gọi là samadhi trong tiếng Phạn, satori trong tiếng Nhận Bản. Vài đặc tính của samadhi, thế thì bạn sẽ có khả năng đi vào trong câu chuyện hay này.

Có bẩy đặc trưng của samadhi. Thứ nhất là: tính một, cái một. Nhị nguyên biến mất. Phân chia giữa cái biết và người biết biến mất. Trộn lẫn nảy sinh, mơ hồ nảy sinh. Không còn có hai. Nhưng nhớ: khoảnh khắc Phật nói không còn có hai, ông ấy không nói có một. Ông ấy giữ im lặng hoàn toàn về cái một. Ông ấy nói chỉ nói không có hai - vì khoảnh khắc bạn nói một, bạn lại mang hai vào. Một là vô nghĩa nếu không có hai. Không hai - có vậy thôi.

Người chạy và việc chạy không có đó. Bạn và tôi không có đó. Người nói và người nghe không có đó.

Sự tồn tại là một thể thống nhất hữu cơ. Không có nhị nguyên trong nó. Nó toàn là tính một, nhưng Phật không bao giờ gọi nó là một. Ông ấy rất cẩn thận. Ông ấy tránh mọi loại cạm bẫy logic. Ông ấy rất, rất tỉnh táo không rơi vào trong bất kì nguỵ biện logic nào. Ông ấy sẽ không nói sự tồn tại là một, vì bạn sẽ ngụ ý gì bởi một nếu không có hai? Số một là có nghĩa chỉ cùng với số hai. Không có số hai, một sẽ không ngụ ý bất kì cái gì chút nào.

Nếu chúng ta nói Thượng đế là sáng, điều đó chỉ có thể có nghĩa nếu tối tồn tại. Thế thì Quỉ trở thành tối. Không có hoàn cảnh của Quỉ và tối, điều này sẽ ngụ ý gì - "Thượng đế là sáng"? Nó sẽ không ngụ ý bất kì cái gì. Phật đơn giản nói Thượng đế không sáng không tối. Thượng đế không là hai. Chân lí không là hai.

Đó là kinh nghiệm đầu tiên về samadhi, rằng dần dần tính hai của sự sống biến mất.

Tại sao tính hai được tạo ra? Nó được tạo ra bởi ba bản ngã này. Khi tôi thấy thân thể này là thân thể của tôi, thế thì thân thể của bạn trở thành thân thể của bạn. Khi tôi trở nên bị gắn bó với hình tướng của tôi, hình tướng của bạn trở thành xa lạ - người khác. Khoảnh khắc tôi nhìn thân thể của tôi không là thân thể của tôi, khoảnh khắc tôi nhìn bản thân tôi là vô tướng, thế thì người khác cũng biến mất. Cùng với cái ngã người khác biến mất. Không có cái 'tôi', cái 'người' không thể tồn tại. Chúng tồn tại cùng nhau theo cặp.

Cho nên đặc trưng thứ nhất của samadhi là: tính hai trong cuộc sống biến mất. Hài hoà lớn nảy sinh. Nó toàn là một - đó là nghĩa của trộn lẫn. Mơ hồ nảy sinh vì cái hai. Thế thì có va chạm, va chạm liên tục.

Đặc trưng thứ hai của samadhi là: 'tính cực thích' - phúc lạc, cái đẹp. Chừng nào bạn chưa đi tới việc triệt tiêu tối thượng này của mọi bản ngã, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ là phúc lạc. Khổ là sản phẩm phụ của bản ngã. Và bởi vì có ba bản ngã, có ba loại khổ: khổ thể chất, khổ tâm lí, và khổ tâm linh.

Bạn có thể đã không nghe nói về loại thứ ba - khổ tâm linh. Bạn có thể thậm chí đã không nghĩ về nó như khổ. Nhưng nhìn đi: một người là nghèo và người đó muốn là giầu. Người đó khổ. Mọi người đều biết người đó khổ. Và nếu bạn đi tới tu sĩ tôn giáo, ông ta sẽ nói, "Đừng tham. Tiền chỉ là đồ bẩn thỉu, đừng bận tâm về nó. Được phúc lành là người nghèo. Ông được mãn nguyện với bất kì cái gì ông có đi." Nhưng thế thì người này bắt đầu cố trở thành nhạc sĩ giỏi hơn, hay nhà thơ hay hơn, hay hoạ sĩ giỏi hơn. Bạn sẽ không chống lại anh ta nhiều thế như bạn vậy khi anh ta đã rất tham tiền. Nếu anh ta rất tham chính trị và quyền lực và thế này thế nọ, mọi người chắc đã kết án anh ta. Nhưng bây giờ nếu anh ta muốn cố tạo ra bức tranh đẹp hơn, nghệ thuật đẹp hơn, viết ra thơ hay hơn, không ai sẽ chống lại anh ta nhiều thế. Nhưng anh ta sẽ lại ở trong khổ lần nữa. Bây giờ khổ sẽ nhiều tính tâm lí hơn. Anh ta muốn trở thành một Shakespeare.

Nó là cùng một trò chơi được chơi trên bình diện khác. Đầu tiên anh ta muốn trở thành một Rockefeller, bây giờ anh ta muốn trở thành một Shakespeare - nhưng việc trở thành có đó. Nếu bạn đi tới người cảm nhận, người đó sẽ nói đây là cùng tham đang khẳng định bản thân nó trên bình diện khác, trên bình diện sâu hơn. Bỏ nó đi. Điều này là vô nghĩa. Cho dù bạn trở thành một Shakespeare, không cái gì được đạt tới. Shakespeare khổ như bạn vậy. Cho dù bạn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lớn, bạn sẽ không phúc lạc. Bạn có thể đi và xem các hoạ sĩ và nhạc sĩ lớn, họ không phúc lạc.

Cho nên, bạn trở thành Christ hay Phật - điều đó sẽ giúp đỡ. Bạn trở thành một Krishna. Cái có đó là phúc lạc tồn tại! Và thế thì người ta bắt đầu cố trở thành một Christ, hay một Phật Điều này tạo ra khổ tâm linh. Nó là cùng cái khổ đó.

Bây giờ nó đã xuyên thấu thậm chí sâu hơn, bây giờ nó đã đi tới mức bản ngã thứ ba - tâm linh. Bây giờ không ai sẽ kết án bạn - chừng nào bạn chưa bắt gặp vị Phật, không ai sẽ kết án bạn! Họ sẽ nói bạn là người tâm linh. Nếu bạn kêu và khóc và khổ vì bạn muốn đạt tới Thượng đế, và bạn muốn đạt tới samadhi và moksha và niết bàn, ai sẽ kết án bạn? Mọi người sẽ tôn thờ bạn. Họ sẽ nói, "Trông đấy, người tâm linh vĩ đại làm sao đang ở đây! Người đó không khao khát tiền, người đó không bận tâm về danh. Người đó đơn giản kêu và khóc vì Thượng đế. Đây là người tâm linh."

Đây là cái gọi là thánh nhân của bạn. Nhưng nếu bạn nhìn sâu bạn sẽ thấy họ khổ về tâm linh. Bây giờ, vấn đề là như nhau. Đầu tiên bạn muốn trở thành một Rockefeller, thế rồi bạn muốn trở thành một Shakespeare, bây giờ bạn muốn trở thành Phật. Nhưng bạn muốn trở thành! Việc trở thành vẫn còn dai dẳng. Tanha - việc trở thành - vẫn còn dai dẳng.

Ham muốn là ai đó khác vẫn tiếp tục. Bây giờ bạn muốn trở thành Thượng đế! Không cái gì đã thay đổi.

Có ba loại khổ vì có ba loại bản ngã. Khi mọi bản ngã đã bị bỏ đi, khi không còn vấn đề gì còn lại, khi mọi ham muốn của bạn đã thất bại... Để tôi nhắc lại điều đó. Trong tâm linh, trong tôn giáo, duy nhất người đã thất bại hoàn toàn mới thành công.

Điều đó sẽ có vẻ giống như nghịch lí. Thất bại hoàn toàn với ham muốn là đi vào trong thế giới thực. Chừng nào bạn còn hi vọng thành công nào đó ở đâu đó, bạn sẽ không bao giờ đi vào thực tại. Thế thì hi vọng của bạn sẽ liên tục lôi bạn đi xa và đi xa. Người không lo nghĩ về trở thành bất kì cái gì - thậm chí không cả về Phật...

Mới hôm nọ tôi đã đọc về một người đã từng thiền trong nhiều năm - gần năm mươi năm. Và ông ấy đã trở nên rất, rất già.

Ông ấy đi tới Thầy và nói với Thầy, "Năm mươi năm rồi! Thầy nghĩ điều đó chẳng đủ sao? Tôi đã từng thiền và thiền. Tại sao tôi vẫn chưa trở thành Phật?"

Thầy cười và Thầy nói, "Bây giờ điều đó giải thích tại sao ông vẫn chưa trở thành Phật - vì ông muốn trở thành. Do đó ông liên tục bỏ lỡ. Bây giờ điều đó giải thích mọi thứ!"

Nếu bạn muốn trở thành Phật bạn sẽ không bao giờ trở thành, vì Phật là người đã bỏ mọi loại trở thành, người hoàn toàn hạnh phúc trong khoảnh khắc này - không vì lí do chút nào. Ông ấy không có đâu mà đi, không mục đích để đạt tới, không mục tiêu. Ông ấy đã bỏ toàn thể tâm trí ham muốn với mọi tầng của nó - hết tầng nọ tới tầng kia.

Tâm trí giống như củ hành: một tầng, thể chất; tầng khác, tâm lí; tầng khác, tâm linh. Người đã ném đi tất cả những tầng đó, người đã bóc củ hành của mình hoàn toàn, và đã đi tới cốt lõi bên trong nhất Và bạn có biết cốt lõi bên

trong nhất là gì không? Nó là trống rỗng. Nếu bạn liên tục bóc hành, chung cuộc bạn đi tới hư không. Chỉ hư không còn lại trong tay bạn. Trong hư không có cực thích, có phúc lạc.

Với việc trở thành có khổ. Nếu bạn muốn trở thành cái gì đó bạn sẽ trong đau đớn, khổ sở, phiền não, lo âu. Nếu bạn hiểu rằng không có gì để trở thành bạn đã là cái đó. Dù bạn

là bất kì cái gì, bạn có đó! Không có cách nào cải tiến nó. Không có nhu cầu cải tiến nó. Vì bạn là được hoàn hảo. Chính cái bình thường của bạn là hoàn toàn phi thường. Nhận ra điều này là đi tới phúc lành. Thế thì toàn thể sự tồn tại bắt đầu trút phúc lành lên bạn. Nó bao giờ cũng trút xuống, nhưng vì bạn quá bận tâm tới ham muốn và trở thành riêng của bạn, bạn đã không sẵn có cho nó, bạn đã không mở cho nó.

Đặc trưng thứ ba của samadhi là: chói sáng - trong suốt, ánh sáng và sáng tỏ bên trong vô cùng.

Khi mọi bản ngã này biến mất, mọi tấm rèm biến mất khỏi mắt bạn, cái nhìn trở thành thuần khiết, hồn nhiên, trong suốt được đạt tới. Thế thì bạn đơn giản thấy! Và chân lí là hiển nhiên thế. Nó không bị giấu kín. Nó không ẩn nấp ở đâu đó, nó không né tránh bạn. Nó không ở trên hành tinh khác nào đó - nó ở ngay trước mũi bạn. Nhưng mắt bạn bị nhắm. Khi mắt bạn mở ra và bạn có sự trong suốt  và sáng tỏ để nhìn điều hiển nhiên! Chân lí là điều hiển nhiên.

Và đặc trưng thứ tư của samadhi là: nghỉ ngơi, thảnh thơi.

Làm sao bạn có thể nghỉ ngơi được với khao khát

thường xuyên này để trở thành cái gì đó! Làm sao việc nghỉ ngơi là có thể được? Bạn sẽ vẫn còn căng thẳng. Nghỉ ngơi là có thể chỉ khi mọi việc hướng theo mục đích đã bị bỏ đi; khi tâm trí đạt tới không còn vận hành nữa trong bạn, có nghỉ ngơi, có thảnh thơi.

Ý nghĩ là tâm trí trong chuyển động. Vô ý nghĩ là tâm trí đang nghỉ ngơi. Samadhi là việc chứng kiến cả hai - siêu việt. Bạn đã từng chạy theo mọi thứ - bạn đã thấy điều đó và khổ của nó. Thế thì bạn dừng lại, và bạn đã thấy cái đẹp của nó, nghỉ ngơi, thảnh thơi. Bạn đã thấy cả hai, và người đã thấy cả hai đột nhiên siêu việt trên cả hai.

Có thảnh thơi mà không là thảnh thơi bình thường. Bạn biết loại thảnh thơi nào đó: khi bạn cảm thấy kiệt sức, bạn thảnh thơi. Nhưng thảnh thơi đó là rất không nghỉ ngơi. Nó không phải là dừng của việc trở thành; nó chỉ là mệt mỏi. Bạn đã từng làm việc, suốt cả ngày; đến đêm bạn phải rơi vào giấc ngủ - nhưng giấc ngủ của bạn sẽ vẫn còn là không nghỉ ngơi. Bạn sẽ có nhiều mơ và ác mộng. Và trong ngủ nữa bạn sẽ liên tục di chuyển; tâm trí bạn sẽ vẫn liên tục thêu dệt cả nghìn lẻ một giấc mơ.

Bình thường, điều chúng ta biết về nghỉ ngơi chỉ là mặt bên kia của không nghỉ ngơi - mệt mỏi, kiệt sức.

Có một loại thảnh thơi mới. Khi bạn đã thấy mệt mỏi của ham muốn và bạn đã thấy nghỉ ngơi của vô ham muốn, một loại thảnh thơi mới toàn bộ nảy sinh. Thế thì bạn được thảnh thơi vì bạn không có. Bạn được thảnh thơi vì không có người nào bị căng thẳng! Chính cái phức tạp này đã biến mất. Làm sao bạn có thể bị căng thẳng được? Không có người nào cả. Bạn không thể tạo ra một loại thắt nút bên trong bạn vì bạn không có! Bạn đã đơn giản biến mất. Đó là trống rỗng bên trong bạn. Bạn không thể tạo ra thắt nút trong trống rỗng.

Đặc trưng thứ năm của samadhi là: nhận biết - ý thức, nhìn, chứng kiến; giai đoạn thứ tư người Hindus gọi là turiya. Đây là điều Nhất Hưu ngụ ý khi ông ấy nói, "Nhìn, Nhìn, Nhìn." Và khi ông ấy được hỏi, "Thầy ngụ ý gì bởi ‘Nhìn’?" Ông ấy nói, "Nhìn ngụ ý Nhìn."

Để mắt mở đi. Tỉnh táo, lưu tâm. Nhìn mọi thứ như chúng vậy. Không tạo ra hư cấu, không phóng chiếu.

Bạn đi xem phim     Đôi khi thử một thực nghiệm. Đôi khi thử một thực nghiệm với máy chiếu trong nhà bạn. Bạn phải để màn ảnh ở khoảng cách nào đó với máy chiếu, thế thì phim được chiếu là rõ nét. Thế rồi bắt đầu mang màn ảnh lại gần máy chiếu hơn. Chúng sớm bắt đầu trở nên mờ, chúng không còn nét nữa. Bạn không thể làm bất kì phân biệt nào xem cái gì là cái gì, cái nào là cái nào. Vẫn mang nó lại gần hơn nữa. Bây giờ không thể nào thấy ra bất kì nghĩa nào từ cái mà là cây và cái mà là người và cái mà là chó và cái mà là xe hơi. Tất cả bị khuếch tán. Đem nó lại gần hơn nữa bạn càng mang nó lại gần hơn, sự phân biệt càng bị mất hơn. Thế rồi tới một điểm mà màn ảnh đã tới rất gần máy chiếu: chỉ có ánh sáng trắng còn lại. Hình bóng đen đã biến mất ánh sáng trắng thuần khiết. Khi tia sáng rời khỏi máy chiếu, nó là ánh sáng trắng thuần khiết. Nó càng ra xa, thế thì nó phân chia thành đen và trắng. Khoảng cách nào đó được cần để thấy hình ảnh rõ nét.

Trong nhận biết, đích xác điều này xảy ra. Khi bạn trở nên rất rấy tỉnh táo, bạn bắt đầu nhìn rất gần vào thực tại, và phân biệt bắt đầu biến mất. Cây không còn là cây và sông không còn là sông và núi không còn là núi. Tất cả bắt đầu tan chảy thành một. Thế thì bạn trở nên thậm chí nhận biết hơn. Và bạn nhìn vào mọi vật càng nét hơn màn ảnh thậm chí tới gần hơn. Thế thì chỉ có ánh sáng trắng thuần khiết - mọi phân chia đã biến mất. Đó là điều được gọi là nhận biết. Thế thì mọi ảo vọng về sống không còn có giá trị, chỉ có ánh sáng thuần khiết - ánh sáng của nhận biết.

Đặc trưng thứ sáu của samadhi là: bất tử, vô thời gian, vĩnh hằng. Khi bạn không có, làm sao bạn có thể chết được? Khi không có bản ngã trong bạn, làm sao bạn có thể chết?

Nhiều người thường hỏi Phật trong thời của ông ấy, cả nghìn lần câu hỏi này đã được hỏi: "Cái gì sẽ xảy ra cho thầy, thưa Thầy, khi thầy chết?" Và Phật bao giờ cũng mỉm cười và ông ấy nói, "Không có người nào chết." Nhưng ông ấy làm cho rõ ràng rằng "Ta không nói rằng ta là bất tử. Không có người nào là bất tử nữa."

Bây giờ ngu xuẩn của chúng ta là tới mức đầu tiên chúng ta nghĩ chúng ta sẽ chết, vì bản ngã có đó và chúng ta sợ liệu chúng ta sẽ có khả năng giữ nó, phóng chiếu nó hay không. Thế rồi ai đó tới, người biết. Và người đó nói, "Không cái gì chết." Thế thì chúng ta phóng chiếu cái giả khác: chúng ta bắt đầu nghĩ chúng ta là bất tử. Nhưng lỗi cơ bản vẫn còn là như cũ. Ban đầu chúng ta đã nghĩ "chúng ta sẽ chết" - chúng ta đã chết và chúng ta sẽ chết. Dầu vậy chúng ta hiện hữu - giờ chúng ta sẽ không chết.

Phật nói: "Ta sẽ không chết bởi vì ta không có. Không phải là ta là bất tử. Không có người nào để chết, và không có người nào để là bất tử. Không có cái ngã, cho nên làm sao chết là có thể được?"

Đây là quan điểm khác toàn bộ! Đây là khác biệt giữa Vedanta và Phật. Đây là khác biệt giữa Shankara và Phật. Và sáng suốt của Phật là xuyên thấu hơn nhiều so với sáng suốt của Shankara. Shankara liên tục nói, "Ông là bất tử vì hồn là bất tử. Nó không thể chết được - nó là bất tử." Phật cũng nói rằng bạn sẽ không chết, nhưng ông ấy không bao giờ nói rằng bạn là bất tử. Ông ấy nói, "Ông sẽ không bao giờ chết vì ông không thể chết được - ngay chỗ đầu tiên ông không có."

Thấy điều đó - rằng "Tôi không có" - là bỏ cả tử và bất tử. Thời gian biến mất. Bất tử của bạn là gì? Nó sẽ chỉ là việc kéo dài của thời gian, ngày càng lâu hơn. Nó sẽ là gì? Bẩy mươi năm bạn sẽ sống - bẩy trăm năm? Bẩy triệu năm? Nhưng nó sẽ chỉ là việc kéo dài ra. Vĩnh hằng của bạn là gì? Chẳng là gì ngoài ham muốn bám víu, ham muốn bao giờ cũng vẫn còn lại. Để làm gì? Chỉ ham muốn mù bám lấy sự tồn tại sao? Chỉ ham muốn mù, thèm khát mù về sống sao?

Phật nói: "Tại sao ông bận tâm với tử và bất tử?" Sâu bên dưới, những người nói họ sẽ chết và những người nói họ sẽ không bao giờ chết, cả hai là cùng như nhau, vì cả hai đều tin vào bản ngã.

Những người theo Charvakas, những người duy vật chất, nói, "Chúng ta sẽ chết"; và cái gọi là người tâm linh nói, "Chúng ta sẽ không chết." Nhưng cả hai đều quan tâm tới bản ngã.

Phật mang làn gió mới vào trong tâm trí con người, trong ý thức của con người. Ông ấy nói: "Ông sẽ không chết - không phải vì ông là bất tử - nhưng vì ông không có!" Thấy ra vấn đề của nó đi! Thay đổi triệt để, cách mạng cơ bản của nó! Bất tử là một phần của hiện tượng samadhi.

Và đặc trưng thứ bẩy là: vô hạn. Không gian biến mất. Bạn ở không đâu cả và vậy mà ở mọi nơi. Bạn là không ai cả và vậy mà là mọi người.

Đây là bẩy đặc trưng của samadhi. Và đây là điều đã xảy ra cho cung thủ này người muốn trở thành cung thủ vĩ đại nhất thế giới. Câu chuyện này không nói ông ấy đã học cái gì trong chín năm đó khi ông ấy đã ở cùng ông già này trên núi. Đây là điều ông ấy đã học - samadhi ông ấy đã học. Đó là lí do tại sao tôi đã bắt đầu với samadhi, để cho bạn trở nên nhận biết về điều ông ấy đã học ở đó, vì đó là điểm thực trong câu chuyện này.

Toàn thể câu chuyện xoay quanh một từ: samadhi - wu satori.

Bây giờ tới câu chuyện này:

Chi Ch’ang khao khát là cung thủ vĩ đại nhất thế giới,

Đó là điều mọi người đều khao khát là vậy - là vĩ đại nhất trên thế giới. Cung thủ, hoạ sĩ, nhà thơ, chính khách, hay cái gì bạn đặt tên cho nó, nhưng đó là điều tâm trí khao khát là vậy: là vĩ đại nhất thế giới.

Tâm trí là hành trình bản ngã. Tâm trí muốn đứng trước tất cả mọi người. Thực ra, điều đó là không thể được. Do đó, tâm trí chung cuộc dẫn tới thất vọng. Không thể nào là người thứ nhất trong hàng vì không có hàng; chúng ta đang đứng trong đường tròn. Bao giờ cũng có ai đó ở trước bạn. Bao giờ cũng sẽ có ai đó ở trước bạn. Bạn không thể đi tới điểm mà bạn là người thứ nhất. Ngay cả những người trở thành tổng thống và thủ tướng và vua - ngay cả họ cũng không bao giờ là người thứ nhất. Thực ra, khoảnh khắc họ bắt đầu cảm thấy họ là người thứ nhất, họ trở nên nhận biết về họ bất lực và không tự lực làm sao.

Chúng ta không đứng trong hàng đợi, chúng ta đang đi trong đường tròn. Ai đó ở sau bạn, ai đó ở trước bạn. Thực ra, nếu bạn nhìn sâu, người ở sau bạn cũng ở trước bạn. Nếu bạn nhìn toàn thể đường tròn, người đang đứng đằng sau bạn, từ đầu kia người đó là ở trước bạn. Và người đang đứng ở trước bạn, từ đầu kia là ở sau bạn. Nó là đường tròn.

Sự sống chuyển vận trong đường tròn, nó không đường thẳng. Mọi thứ chuyển vận trong đường tròn! Để điều này chìm vào trong tim bạn. Bất kì khi nào bạn đang nghĩ về bất kì vấn đề gì trong sự sống, bao giờ cũng vẫn còn theo đường tròn. Nó không là đường thẳng. Sao chuyển động theo đường tròn, trái đất chuyển động theo đường tròn, mùa vụ chuyển động theo đường tròn. Thời thơ ấu, thời thanh niên, tuổi già chuyển động theo đường tròn. Mọi thứ chuyển động theo đường tròn. Chuyển động theo đường thẳng là kết cấu tâm trí, tưởng tượng. Thực ra có các nhà toán học mới, hình học mới - hình học phi Euclidean - tin rằng bạn không thể vẽ được đường thẳng. Điều đó là không thể được. Đường thẳng là không thể vẽ được, vì chúng ta đang ở trên hình cầu - trái đất là tròn.

Bạn có thể vẽ đường thẳng chỉ ngay trước bạn trên sàn này. Nhưng nó sẽ không thực là thẳng. Nếu bạn liên tục vẽ nó từ cả các đầu, một ngày nào đó nó sẽ trở thành đường tròn quanh trái đất. Cho nên khi nó có vẻ là thẳng, nó chỉ là một mảnh của đường tròn lớn, nó là một cung - một đường tròn không đầy đủ, có vậy thôi. Nó đã là không thẳng rồi. Đường thẳng không thể được vẽ.

Vì đường thẳng không tồn tại, Albert Einstein đã phải đề nghị một điều rất ngớ ngẩn: rằng không gian bị cong. Đường thẳng không thể tồn tại được, cho nên không gian phải bị cong. Ngay cả không gian - điều ngụ ý hư không - bị cong, nó không thẳng. Rất khó quan niệm được làm sao hư không có thể bị cong. Cái gì đó có thể bị cong, nhưng làm sao hư không có thể bị cong? Hư không là hư không! Làm sao đường cong nảy sinh từ hư không được? Nhưng Einstein là đúng. Ông ấy nói rằng khi hư không tồn tại như đường thẳng, thế thì chúng ta thậm chí không thể quan niệm được không gian như đường thẳng. Nó bị cong.

Mọi thứ là đường cong... cho nên không ai đã bao giờ đi tới là người thứ nhất. Thực ra, những người nghĩ họ đã đi tới là người thứ nhất đều là những người thất vọng nhất trên thế giới. Đó là lí do tại sao Phật đã rời bỏ vương quốc của ông ấy, đã trở thành người ăn xin, khi nhận ra sự kiện rằng "Mình dường như là người thứ nhất với mọi mục đích rõ ràng, nhưng mình không có."

Người này, Chi Ch’ang khao khát là cung thủ vĩ đại nhất thế giới, cho nên anh ta trở thành học trò của Wei Fei.

Đầu tiên Wei Fei ra lệnh cho anh ta học không chớp mắt.

Tập trung là sự cần thiết đầu tiên cho bất kì người nào có bất kì loại tham vọng nào. Tập trung là cách thức tới tham vọng. Người này đã tham vọng. Thầy nói, "Được. Điều đầu tiên cần học là không chớp mắt."

Chi Ch’ang bò dưới khung cửi của vợ và nằm ngửa ở đó nhìn chăm chăm không chớp mắt vào con thoi khi nó chạy lên và xuống ngay trước mắt anh ta. Sau hai năm anh ta đã đạt tới điểm không chớp mắt cho dù một trong các lông mi mắt anh ta bị mắc vào con thoi.

Anh ta đã đạt tới tập trung.

"Biết cách không chớp mắt chỉ là bước đầu tiên," Wei Fei nói…

Thầy nói, "Tốt, nhưng đây chỉ là bước đầu tiên."

"… Tiếp đó ông phải học nhìn. Thực hành nhìn vào mọi thứ, và nếu thời gian tới khi cái vụn vặt dường như dễ thấy, và cái nhỏ dường như khổng lồ, tới gặp ta thêm một lần nữa."

Bây giờ bước thứ hai là nhìn vào mọi thứ xuyên thấu tới mức ngay cả những ngôi sao nhỏ có vẻ lớn.

Điều đó tuỳ vào bạn nhìn xuyên thấu thế nào, bạn nhìn vào mọi thứ sâu thế nào. Nếu bạn nhìn một cách dửng dung, ngay cả Himalayas cũng là thứ nhỏ. Điều đó là tương đối. Nếu bạn nhìn rất rất sâu, ngay cả một hạt nhỏ là lớn hơn Himalayas. Điều đó tuỳ theo tỉ lệ: bạn nhìn sâu thế nào. Nguyên tử trở thành càn khôn nếu cái nhìn là càn khôn; và càn khôn trở thành nguyên tử nếu cái nhìn là nguyên tử.

Bình thường chúng ta nhìn rất dửng dưng. Chúng ta liên tục bỏ lỡ. Thượng đế ở mọi nơi! Từ mọi cây Ngài đã từng gọi bạn, và từ mọi tảng đá Ngài đã từng mời bạn. Trong mọi dòng sông là bài giảng của Ngài, nhưng bạn dửng dưng. Bạn không biết cách nhìn cho nên bạn liên tục bỏ lỡ. Ngài ở trong cái chi li nhất, trong cái nhỏ nhất, nhưng bạn liên tục bỏ lỡ. Không phải vì Ngài không có đó mà bạn bỏ lỡ - bạn chỉ bỏ lỡ vì bạn không biết cách nhìn.

Thầy nói "Bây giờ học nhìn. Thực hành nhìn vào mọi thứ và nếu thời gian tới khi ông bắt đầu nhìn cái nhỏ là khổng lồ thì quay lại."

Chi Ch’ang tìm một con bọ tí hon khó thấy được với mắt trần, đặt nó lên một nhành cỏ và treo nó cạnh cửa sổ thư phòng. Thế rồi anh ta chọn vị trí ở cuối phòng và ngồi đó hết ngày nọ tới ngày kia nhìn chăm chăm vào con bọ. Ban đầu anh ta gần như không thể thấy được nó, nhưng sau mười ngày anh ta bắt đầu tưởng tượng rằng nó đã hơi lớn hơn.

Trong ba năm anh ta hầu như không rời khỏi thư phòng. Thế rồi một hôm anh ta cảm nhận rằng con bọ cạnh cửa sổ đã to như con ngựa. "Mình đã làm được điều đó!" Anh ta kêu lên.

Lần này thầy giáo khá ấn tượng nói, "Làm tốt đấy!"

Vì người này đã làm cái gì đó có giá trị: anh ta đã biến đổi kích cỡ của một con bọ nhỏ chỉ bằng việc nhìn vào nó thường xuyên. Bây giờ càn khôn có thể được thấy trong nguyên tử. Và đó là một trong những bài học cơ bản trong cung thuật. Bạn phải thấy vật nhỏ là khổng lồ chỉ thế thì mục tiêu của bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lỡ - chỉ thế thì bạn sẽ trở thành cung thủ.

Trong Thiền cung thuật đã được dùng trong nhiều thế kỉ như một kĩ thuật cho thiền. Chính bởi vì nó cần gần như cùng phẩm chất như thiền cần. Thứ nhất: mắt không chớp. Thứ hai: năng lực nhìn vào mọi vật sâu tới mức mọi vật bắt đầu thay đổi kích cỡ của chúng; kích cỡ của chúng bắt đầu tuỳ thuộc vào cái nhìn của bạn.

Chi Ch’ang sớm trở thành người làm chủ cung thuật, và không công phu nào của cung thủ giờ dường như ở ngoài năng lực của anh ta, nhưng với ngạc nhiên pha lẫn bứt rứt anh ta nhận ra rằng vẫn còn một chướng ngại: chừng nào thầy Wei Fei còn sống, Chi Ch’ang không bao giờ có thể gọi bản thân mình là cung thủ vĩ đại nhất thế giới.

Đó là điều bao giờ cũng xảy ra cho tham vọng. Khi bạn ở gần mục đích, đột nhiên bạn nhận ra rằng một điều đang bị thiếu rất cơ bản - ai đó vẫn ở trước bạn. Và tham vọng là rất bạo hành. Cho dù đó là Thầy của bạn, bạn có thể giết ông ấy. Tham vọng là bạo hành. Người tham vọng không bao giờ có thể là bất bạo hành. Người tham vọng không bao giờ có thể yêu. Ngay cả Thầy riêng của bạn cũng không an toàn! Người tham vọng là người nguy hiểm. Tham vọng là chất độc. Nó đầu độc bạn.

Bây giờ cung thủ này đã nhận ra sự kiện rằng "Mình đã trở thành cung thủ vĩ đại nhất, nhưng duy nhất một vấn đề vẫn còn lại - Thầy đang sống. Mình không bao giờ có thể tuyên bố là người thứ nhất chừng nào thầy vẫn còn sống.' Kết luận tự nhiên: giết ông ấy.

Tham vọng giết. Bạn đã từng giết, mọi người đã từng giết, vì có tham vọng. Theo cách trực tiếp, theo cách gián tiếp, mọi người đều là kẻ sát nhân - vì mọi người là tham vọng. Duy nhất vô tham vọng là bất bạo hành.

Cho nên để điều đó bao giờ cũng được nhớ: bạn không thể trở thành bất bạo hành nếu vẫn còn tham vọng - bất kì loại tham vọng nào sẽ không bao giờ cho phép bạn từ bi. Làm sao bạn có thể từ bi được nếu có tham vọng? Bạn vẫn phải tranh đấu, vẫn phải làm ra con đường của bạn. Và khi có tham vọng, mọi phương tiện đều là đúng. Ai bận tâm về phương tiện? Mục đích là thứ duy nhất!

Một hôm đi qua cánh đồng, Chi Ch’ang nhìn thấy Wei Fei ở đằng xa.

Anh ta thấy ông già này. Và đây là Thầy của anh ta, và thầy đã từng dạy anh ta tất cả những năm này.

Không chần chừ một khoảnh khắc, anh ta giương cung lên, lắp tên, và nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, ông thầy già đã cảm thấy điều sắp xảy ra và trong chớp nhoáng cũng đã lắp một mũi tên.

Thầy phải đã chú ý tới điều đó từ ngày người này đã tới với Thầy, vì người tham vọng không bao giờ là đệ tử. Người tham vọng không bao giờ bị buông xuôi. Việc buông xuôi của anh ta chỉ là kĩ thuật; việc buông xuôi của anh ta không từ tim.

Thầy phải đã biết điều đó! "Sớm hay muộn anh ta sẽ đối đầu với ta. Sớm hay muộn tham vọng của anh ta sẽ tạo ra ý tưởng này trong tâm trí anh ta để tiêu diệt ta." Cho nên Thầy phải đã tỉnh táo. Mọi Thầy bao giờ cũng tỉnh táo về các đệ tử tham vọng.

Có mọi khả năng rằng Judas đã là đệ tử tham vọng nhất của Jesus. Ông ta có lí do để là vậy. Ông ta đã là người thông thái nhất, uyên thâm nhất, lí trí nhất, và ông ta thường nghĩ rằng ông ta thậm chí là thông minh hơn Jesus. Ông ta thường tranh cãi với Jesus. Và nếu bạn nghe luận cứ của ông ta, đôi khi bạn sẽ cảm thấy bị thuyết phục bởi ông ta hơn là bởi Jesus, vì Jesus không có tính tranh cãi. Ông ấy có lí lẽ riêng của ông ấy, nhưng những lí lẽ đó là rất tinh tế. Chỉ khi bạn có mắt bạn có thể thấy, bằng không thì không thấy được. Lí lẽ của Judas là rất rõ ràng, rất quen thuộc.

Một hôm một người đàn bà tới và đổ nước hoa rất có giá trị lên chân của Jesus. Judas có đó và ông ta không bỏ lỡ cơ hội này. Ông ta nói, "Trông đấy, thầy đáng phải ngăn cản cô ta! Điều này là phí hoài! Nó có giá trị tới mức toàn thị trấn có thể đã được mời tham dự bữa tiệc, và mọi người là nghèo." Biện luận của ông ta là đích xác biện luận của những người xã hội hay người cộng sản. Judas là người xã hội. Ông ta nói, "Cả làng có thể đã ăn ngon. Họ có thể đã tận hưởng. Thầy nên ngăn cản cô ta! Điều vô nghĩa này là gì vậy?"

Và Jesus nói gì? Jesus nói, "Người nghèo bao giờ cũng ở đây khi ta đã qua đời. Ông có thể phục vụ họ khi ta qua đời."

Bây giờ điều này không rất hấp dẫn - hay bạn nghĩ nó rất hấp dẫn? Nó dường như không rất hấp dẫn. Dường như là một luận cứ rất bất lực: "Ta sẽ sớm qua đời, cho nên để cô ấy làm bất kì cái gì cô ấy muốn làm. Người nghèo bao giờ cũng sẽ có ở đây."

Trên bề mặt Judas dường như là cứng rắn hơn. Nếu việc bỏ phiếu được yêu cầu, Judas sẽ thắng. Nhưng vấn đề của Jesus là từ bình diện khác toàn bộ. Ông ấy nói, "Những thứ này không thành vấn đề. Cho dù ông cho toàn thể làng bữa ăn, điều đó sẽ không giúp gì mấy đâu. Nhưng ngăn cản người đàn bà này, người đã tới với lời cầu nguyện thế trong tim, chắc đã phá huỷ khả năng lớn của trưởng thành. Nói không với cô ấy, dừng cô ấy lại, chắc đã là rất rất có tính phá huỷ. Cô ấy là tinh tế, cô ấy là mong manh."

Không phải là Jesus nhìn vào nước hoa. Ông ấy đang nhìn vào tim của người đàn bà này. Nhưng đầu không bao giờ nhìn vào tim. Đầu có lí lẽ riêng của nó.

Đệ tử của Phật, Đề bà đạt đa, đã phản bội ông ấy. Ông ta là một trong những người thông minh nhất quanh ông ấy. Ông ta là một trong những anh họ của Phật. Ông ta đã xuất thân từ hoàng gia như bản thân Phật vậy. Ông ta đã phản bội Phật.

Con rể riêng của Mahavir đã phản bội ông ấy. Anh ta đã là người có giáo dục, có văn hoá nhất quanh Mahavir. Tại sao? Người tham vọng đấy. Con rể đó của Mahavir đã có tham vọng trở thành thầy giáo vĩ đại nhất thế giới, và Mahavir đang đứng trên đường. Chừng nào Mahavir còn sống đó đã là khó khăn.

Đề bà đạt đa có tham vọng trở thành Phật vĩ đại nhất thế giới, và chừng nào Phật Gautam còn sống điều đó là khó. Đề bà đạt đa đã cố giết Phật theo nhiều cách; ông ta đã làm nhiều nỗ lực trong đời Phật. Tham vọng là độc. Nó làm cho mọi người mù.

Mũi tên của họ đụng nhau nửa đường và cùng rơi xuống đất. Cuộc đọ cung tên tiếp tục cho tới khi ống tên của thầy hết nhưng một mũi tên vẫn còn với học trò.

Điều này là biểu tượng. Thầy già rồi, học trò còn trẻ.

Thầy đã sẵn sàng chết.

"Giờ là vận may của mình!" Chi Ch’ang lẩm bẩm và lập tức nhắm bắn mũi tên cuối cùng. Thấy điều này, Wei Fei bẻ một cành con từ bụi gai - bụi gai bên cạnh ông ấy, và khi mũi tên bay tới tim ông ấy, ông ấy búng nhẹ đầu mũi tên bằng đầu của một trong những gai và làm cho nó rơi xuống đất dưới chân mình.

Đây là thủ đoạn cuối cùng Thầy vẫn chưa dạy. Mọi Thầy đều phải cẩn thận giữ lại ít nhất một điều bí mật.

Nhưng bây giờ Thầy nói, "Anh bạn ơi..."

Nghe lời này. Thầy nói, "Anh bạn ơi." Thầy ngụ ý gì? Thầy đang nói, "Ta không còn là Thầy của ông. Ông không còn là đệ tử của ta. Giờ tha thứ cho ta. Giờ quên ta đi! Giờ ta tuyên bố ông là bạn ta, và ta đã dạy cho ông mọi điều ta biết -ngay cả thủ đoạn cuối cùng. Ông đã nhìn thấy nó và ông biết nó."

"Như anh nhận thấy, ta giờ đã truyền cho anh mọi tri thức về cung thuật mà ta có. Nếu anh muốn đào sâu hơn vào những điều bí ẩn này, anh phải tìm Thầy có tuổi Kan Dương. So với kĩ năng của ông ấy, cung thuật của chúng ta chỉ như bước đi chập chững yếu ớt của trẻ thơ.”

Bây giờ, cho dù anh ta có định giết Thầy của mình, Thầy phái anh ta vào cuộc hành trình khác. Thầy phái anh ta tới Thầy riêng của mình, ông già trên núi. Thầy nói, "Điều chúng ta biết chỉ là trẻ con. Bản thân ta còn chưa là cung thủ vĩ đại nhất thế giới. Xin ông có thể thứ lỗi cho ta. Nếu ông thực sự muốn trở thành cung thủ vĩ đại nhất trên thế giới, giờ ông đi sang thầy khác. Thầy riêng của ta vẫn còn sống. So với tài nghệ của ông ấy, chúng ta chẳng biết gì."

Sau nhiều tháng leo trèo gian nan, Chi Ch’ang lên tới hang nơi Kan Dương cư ngụ và tuyên bố với ông già này, "Tôi đã tới để tìm xem liệu tôi có là cung thủ vĩ đại như tôi tin không." Và không đợi lời đáp, anh ta lắp tên, nhắm vào đàn chim di cư, và bắn rơi năm con một lúc.

Ông già mìm cười và nói, "Nhưng điều này đơn thuần là bắn bằng cung và tên. Anh còn chưa học bắn mà không bắn sao? Lại đây với ta."

Đó là khác biệt giữa người kĩ thuật và nghệ nhân. Người kĩ thuật biết mọi kĩ thuật, nhưng điều đó là không đủ. Bạn có thể biết tất cả về cách vẽ, vậy mà bạn không trở thành một Michelangelo. Bạn có thể biết tất cả về âm nhạc và cách tạo ra nó, vậy mà bạn không trở thành một Beethoven. Tri thức về kĩ thuật là được cần, nhưng không phải là tất cả - là cần, nhưng không đủ. Siêu việt thực chỉ tới khi kĩ thuật bị quên đi, khi kĩ thuật không còn được cần tới, khi bạn có thể làm việc mà không có kĩ thuật. Đó là nghĩa của nó.

"Nhưng điều này đơn thuần là bắn bằng cung và tên."

Tốt, khi có dùng cung và tên - nhưng điều này chẳng là gì cả.

"Anh còn chưa học bắn mà không bắn sao?"

Nếu bạn thiền với kĩ thuật, nó đơn thuần là bắn bằng cung và tên. Ngày bạn bỏ mọi kĩ thuật thiền, và thiền chảy mà không có bất kì kĩ thuật nào và không có bất kì phương pháp nào, nó là việc bắn thực. Khi thiền trở thành hoàn hảo, thiền biến mất. Đó là điểm hoàn hảo - khi bạn không cần nó.

Khi yêu trở thành hoàn hảo, bạn quên từ 'yêu'. Khi bạn đã thực sự đạt tới và bạn đã trở nên hạnh phúc, bạn không biết rằng bạn hạnh phúc. Làm sao bạn có thể biết rằng bạn là hạnh phúc? Chỉ người bất hạnh có thể biết rằng người đó là hạnh phúc. Nó chỉ được biết tới trong so sánh, bởi tương phản.

Nếu bạn tạo ra âm nhạc trên nhạc cụ, bạn chưa biết rằng có âm nhạc mà đã tuôn tràn trong sự tồn tại, và nó không cần nhạc cụ để tạo ra nó. Nó chỉ cần tim mở để nghe nó. Thực ra, khi âm nhạc được tạo ra bởi nhạc cụ, cái gì đó của âm nhạc bao quanh, cái rung động khắp sự tồn tại được phản xạ trong nó. Có vậy thôi. Cái gì đó của nó được phản xạ trong nhạc cụ - đó là tiếng vọng, tiếng vọng xa xăm. Ngay cả cái đó thoả mãn nhiều thế, vậy phải nói gì về âm nhạc thực? Âm nhạc thực đó, ở Ấn Độ chúng ta gọi là Anahat Nad - không được đánh, không được tạo ra bởi việc đánh nhạc cụ, không được tạo ra bởi việc kéo, đánh dây, bởi việc làm bất kì nỗ lực nào, nhưng bởi việc trở thành im lặng hoàn toàn tới mức người ta nghe thấy nó.

Đó là điều Thiền nhân gọi là 'tiếng vỗ tay của một bàn tay.' Mọi âm thanh khác được tạo ra bằng việc đánh - hai bàn tay vỗ. Nhưng khi hai bàn tay đang vỗ, âm thanh là nhất thời. Nó sẽ có đó trong một khoảnh khắc, nó sẽ dính ở đó một khoảnh khắc, và thế rồi nó mất đi. Nhưng có âm nhạc vĩnh hằng - âm nhạc vi diệu mà những người Pythagore nói tới, âm nhạc của các vì sao - cái phải được nghe. Không có nhu cầu tạo ra nó. Nó đã có đó rồi. Nó đã từng có đó. Nó là chính bản tính của bản thân sự tồn tại.

Thế rồi thầy nói, "Lại đây với ta."

Chi Ch’ang im lặng đi theo ông ấy tới mép vách đá lớn. Khi anh ta liếc nhìn xuống, anh ta xây xẩm mặt mày và anh ta bắt đầu chóng mặt.

Mép cạnh lớn nhìn xuống từ mỏm đá... vực thẳm, và anh ta phải đã cảm thấy nôn nao, buồn nôn phát sinh trong dạ dầy. Anh ta phải đã trở nên sợ.

Khi bạn sợ, làm sao bạn có thể là cung thủ? Khi chết vẫn ảnh hưởng tới bạn, làm sao bạn có thể là cung thủ hoàn hảo? Khi sợ có đó, run có đó. Và nếu run có đó, làm sao việc ngắm của bạn là hoàn hảo? Có thể người thường sẽ không thấy việc run trong tay bạn khi bạn đang bắn tên, nhưng bạn không thế tránh được mắt của người biết. Người đó sẽ thấy cái run trong tay bạn, việc run run. Nếu tim bạn đang run...

Điều đang xảy ra ở kia khi đứng trên mỏm đá không là gì mới; chỉ chết đã được mang tới là sự kiện hiển nhiên đương đầu với anh ta. Người này đã trở nên sợ. Anh ta phải bao giờ cũng sợ chết.

Thực ra, tâm trí bao giờ cũng sợ chết, và tâm trí tham vọng còn sợ nhiều hơn thế. Tâm trí tham vọng sợ chết rất nhiều. Nỗi sợ là: Chuyện có sắp xảy ra là mình sẽ có khả năng làm nó trước khi chết tới không? Mình sẽ xoay xở được không? Mình sẽ thành công trước khi chết tới, hay mình sẽ thất bại? Người tham vọng sợ chết nhiều hơn người không tham vọng. Người không tham vọng chẳng có gì để mất. Nếu chết tới được. Người đó đã không hoàn thành bất kì tham vọng nào ở đây, cho nên chết không thể lấy đi bất kì cái gì từ người đó.

Thầy già này phải đã nhìn. Đôi mắt già đó xuyên thấu. Đôi mắt cổ đại đó phải đã thấy sự run rẩy bên trong người này. Thực ra, qua tham vọng chúng ta muốn chứng tỏ bản ngã của chúng ta chống lại chết, nhưng không cái gì có thể được chứng tỏ chống lại chết. Bản ngã phải ra đi, bản ngã phải chết. Nó không thể là bất tử. Bạn có thể có nhiều tiền như bạn ham muốn, nhưng bạn sẽ phải chết. Bạn có thể có nhiều quyền lực như có thể, nhưng bạn sẽ phải chết. Không cái gì có thể bảo vệ được bạn.

… anh ta liếc nhìn xuống, anh ta xây xẩm mặt mày và anh ta bắt đầu chóng mặt. Trong khi đó thầy Kan Dương chạy nhẹ nhàng tới…

Nghe này:

…chạy nhẹ nhàng tới gờ đá hẹp chĩa thẳng ra qua vách đứng, và vừa quay tròn vừa nói, "Giờ chỉ cho ta kĩ năng thực của anh. Lại đây nơi ta đang đứng và cho ta xem cung thuật của anh."

Khi Chi Ch’ang bước lên gờ đá, nó bắt đầu đung đưa ra trước ra sau. Anh ta cố lắp tên, nhưng anh ta sớm cảm thấy rằng anh ta đang mất cân bằng. Anh ta nằm ra trên gờ đá bám chặt cạnh của nó bằng ngón tay. Chân anh ta run và mồ hôi chảy ròng từ toàn thân.

Bât giờ ông già này đã làm cho anh ta trở về thực tại của anh ta. Tất cả bản ngã đó, tất cả tham vọng đó, tất cả ý tưởng đó về là cung thủ vĩ đại nhất thế giới - tất cả được kết thúc! Chỉ nỗi sợ - và anh ta run như đứa trẻ nhỏ bị lạc.

Mọi thành tựu của chúng ta đều giống điều đó. Khi bạn đối diện chết, tất cả chúng sẽ là vô nghĩa. Đột nhiên bạn sẽ thấy bạn chỉ là cùng đứa trẻ bạn bao giờ cũng vậy - sợ sệt, run rẩy.

Ông già cười, đưa tay ra và giúp Chi Ch’ang đi xuống. Khi nhảy lên gờ đá, đích thân ông ấy nói, "Này anh bạn, cho phép ta chỉ cho anh xem cung thuật thực sự là gì." "Cung đâu?" Chi Ch’ang hỏi.

Một cách tự nhiên... Nếu bạn đi tới Phật bạn sẽ hỏi, "Thưa Phật, thầy thiền thế nào? Phương pháp của thầy là gì?" Nếu bạn đi tới Jesus, bạn sẽ hỏi, "Thưa thầy, thầy cầu nguyện thế nào? Lời cầu nguyện của thầy là gì?" Bạn sẽ hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn.

Jesus chẳng có gì để nói với Thượng đế. Lời cầu nguyện của ông ấy không phải là lời nói cái gì đó cho Thượng đế. Lời cầu nguyện của ông ấy chỉ là lời cầu nguyện về lắng nghe. Và Phật không thực hành bất kì thiền nào, vì mọi thực hành là của tâm trí. Tâm trí đã biến mất. Phật là thiền.

Điều này là khó cho chúng ta. Phật không hành thiền, Phật là thiền.

Mọi người tới tôi. "Osho ơi, thầy có yêu chúng tôi không?" họ hỏi. Điều đó là khó cho họ, vì họ chỉ biết một loại yêu - cái phải được làm. Họ không biết loại yêu khác, loại thực. Có yêu và có Yêu! Loại kia không cần được làm, nó đơn giản có đó.

Tôi không yêu bạn. Tôi là yêu. Đó là loại khác toàn bộ. Điều đó có thể không được cảm thấy rất thoải mái cho bản ngã của bạn, nhưng bạn không biết đồng tiền thực. Bạn chỉ biết đồng tiền giả. Yêu thực không là mối quan hệ - nó là trạng thái của hiện hữu.

"Cung đâu?" Chi Ch’ang hỏi.

"Cung à?" Ông già vừa cười vừa nói. "Khi mà người ta còn yêu cầu cung và tên, người ta vẫn còn ở ngoại vi của nghệ thuật này. Cung thuật thực sự không cần cả cung và tên."

Nghệ thuật thực bao giờ cũng không cần kĩ thuật. Nếu bạn bị dính líu vào kĩ thuật, bạn ở ngoại vi. Tốt! Không cái gì sai về nó. Nhưng nhớ: người ta phải đi ra ngoài chúng. Người ta phải đi ra ngoài mọi giam hãm. Người ta phải đi ra ngoài

 

mọi phương pháp. Người ta phải trở thành tự phát tới mức không phương pháp nào được cần. Thiền là bạn. Yêu là bạn. Thượng đế là bạn.

Thẳng ngay trên đầu họ là một con diều hâu đang quay tròn trên trời. Người ẩn cư nhìn lên nó và Chi Ch’ang nhìn theo cái nhìn của ông ấy. Con chim ở cao tới mức ngay cả với đôi mắt sắc sảo của anh ta nó có vẻ giống như một hạt vừng nhỏ. Kan Dương lắp mũi tên vô hình vào cái cung vô hình, kéo dây cung tới mức căng hết sức của nó, và thả tên ra. Khoảnh khắc tiếp con diều hâu thôi vỗ cánh và rơi như hòn đá xuống đất.

Điều đó xảy ra. Nó không phải là phép màu. Nếu tâm trí là im lặng toàn bộ không nghĩ về bất kì cái gì, điều đó xảy ra. Đó là lí do tại sao mọi kinh sách cổ của thế giới nói một điều rằng trước khi bạn đạt tới samadhi bạn phải bỏ mọi loại ý nghĩ sai khỏi tâm trí bạn, bằng không bạn có thể là mối nguy hiểm cho nhân loại.

Bây giờ có bí mật về tại sao Patanjali nhấn mạnh nhiều thế vào việc đầu tiên loại bỏ mọi thiếu sót khỏi tâm trí, tại sao Phật nhấn mạnh vào việc loại bỏ mọi ý tưởng sai khỏi tâm trí, tại sao Mahavir nói bỏ bạo hành, bỏ phi chân lí, bỏ gắn bó. Tại sao? Vì một khi bạn đạt tới im lặng, bất kì cái gì nảy sinh trong tâm trí bạn sẽ lập tức được hoàn thành. Bạn có thể trở thành nguy hiểm. Và đôi khi điều đó xảy ra...

Đôi khi việc xảy ra là một người trở nên có tính thiền và nhiều nguy hiểm xảy ra trên thế giới. Điều đó đã xảy ra trong trường hợp của Rasputin. Ông ấy đã là một người có tính thiền, nhưng không được chuẩn bị cho nó. Ngẫu nhiên ông ấy bắt gặp thiền. Ông ấy đã cầu nguyện cần mẫn, ông ấy đã cầu nguyện lâu trong nhiều năm, và thế rồi ông ấy biết. Và thế rồi ông ấy trở nên có năng lực làm nhiều thứ. Bất kì cái gì ông ấy nói, đã xảy ra.

Ông ấy nói với Sa hoàn nước Nga    Vợ của Sa hoàng

sùng kính ông ấy lắm, nhưng Sa hoàng có chút ít ngần ngại. Và Rasputin đã sợ rằng Sa hoàng có thể tống ông ấy ra. Một hôm ông ấy nói với Sa hoàng, "Nhớ lấy, nếu tôi chết, toàn thể vương quốc của ông sẽ biến mất. Chỉ có cùng tôi vương quốc của ông có thể ở lại." Và đó là cách nó đã xảy ra. Ông ấy đã bị giết và điều tiếp là cách mạng. Toàn thể gia đình của Sa hoàng bị giết - mười tám thành viên, ngay cả đứa bé hai tháng. Mọi điều Rasputin đã nói đã được hoàn thành. Ông ấy rất tiên tri.

Điều đôi khi xảy ra là một người ngẫu nhiên vớ được thiền. Tốt hơn cả là đi rất chậm, rất cẩn thận. Nó không phải là phép màu! Nếu một người như Kan Dương đơn giản tưởng tượng rằng con diều hâu sẽ rơi xuống, nó sẽ rơi xuống - vì chúng ta được nối lẫn nhau.

Điều gì xảy ra khi tôi cử động tay tôi? Điều đó là phép màu. Một ý nghĩ nảy sinh trong tôi để cử động tay, và tay cử động. Bây giờ tay là vật chất và ý nghĩ không phải là vật chất. Đó là điều bí ẩn cho khoa học. Người ta vẫn không giải thích được điều đó xảy ra như thế nào - ý nghĩ nảy sinh và tay cử động. Ý nghĩ được biến đổi thành vật chất ở đâu, và làm sao nó có thể được biến đổi? Nếu tay có thể cử động, thế thì tại sao tay của bạn không thể cử động? Nếu ý nghĩ nảy sinh trong tôi rằng "Để tay bạn cử động," tay bạn cũng có thể cử động. Và bạn có thể thử điều đó. Và đôi khi bạn sẽ ngạc nhiên. Điều đó xảy ra...

Bạn đang đi theo ai đó. Cứ liên tục nhìn và gáy người đó. Sau hai, ba phút, nói thầm sâu bên trong thật to - bên trong, không nói to bên ngoài - nhưng nói mạnh bên trong, "Nhìn lại tôi đi." Và bạn sẽ ngạc nhiên: người này lập tức nhìn lại bạn. Cái gì đã xảy ra? Ý nghĩ này đã được truyền. Ý nghĩ này đã nhảy, đạt tới người kia.

Người có năng lực như Kan Dương có thể dễ dàng làm điều đó - chỉ ý tưởng! Và con diều hâu là không xa xôi. Chúng ta được nối liền. Chúng ta sống trong đại dương ý nghĩ, chúng ta tất cả là cùng nhau. Từng thứ ảnh hưởng tới thứ khác, chúng ta là thành viên của lẫn nhau.

Trong chín năm Chi Ch’ang ở lại trên núi cùng ông già ẩn cư. Anh ta đã trải qua những môn học nào trong thời gian này chẳng ai biết.

Khi tới năm thứ mười, anh ta trở về nhà, mọi người đều ngạc nhiên với thay đổi trong anh ta. Vẻ mặt cương quyết và kiêu ngạo trước đây đã biến mất…

Mọi tính tham vọng đó, mọi hành trình bản ngã đó rằng "Tôi muốn trở thành cung thủ vĩ đại nhất trên thế giới" đã biến mất. Với ông già này, thực ra, cái ngã đã biến mất. Tất cả ba bản ngã kia - vật lí, tâm lí, tâm linh - đã biến mất. Ông ấy không còn kiêu căng, cũng không còn khiêm tốn nữa.

… nhường chỗ cho nó cái nhìn của kẻ ngờ nghệch đã tới.

Như một kẻ ngốc, kẻ ngờ nghệch. Dường như ông ấy không còn bất kì tâm trí nào. Dường như ông ấy vô tâm, hay như đứa trẻ, hay như kẻ ngu, hay như người đần. Đây là trạng thái cao nhất: là người ngờ nghệch. Đích xác điều giống thế này đã xảy ra cho thánh Francis ở Assisi. Ông ấy đã là người ngờ nghệch. Đích xác điều đó là cùng hoàn cảnh với Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử; và đặc biệt trong Đạo, đây là trạng thái cao nhất: trở thành người ngờ nghệch - không biết cái gì là cái gì, không biết chút nào. Khi mọi cái ngã đã biến mất, có im lặng và dốt nát hoàn toàn. Và dốt nát là rất thân thiết. Người ta không biết cái gì. Người ta không có - làm sao người ta có thể biết bất kì cái gì?

Thầy cũ của anh ta, Wei Fei, tới thăm anh ta và nói sau một thoáng nhìn, "Giờ ta thấy rằng anh đã thực sự trở thành chuyên gia! Tới mức ta không còn xứng đáng chạm chân anh."

Cư dân của thành phố của anh ta hoan nghênh Chi Ch’ang như cung thủ vĩ đại nhất thế giới và nóng lòng chờ đợi kì công mà chắc chắn anh ta sẽ sớm thi triển. Nhưng Chi Ch’ang không làm gì để thoả mãn mong đợi của họ.

Không có người nào còn lại để thoả mãn mong đợi của họ. Ông ấy chỉ là người ngờ nghệch bây giờ, sự trống rỗng.

Cây cung lớn bằng gỗ dương xỉ mà anh ta đã mang cùng mình trên cuộc hành trình hiển nhiên anh ta đã bỏ lại sau. Khi ai đó đề nghị anh ta giải thích anh ta trả lời với giọng từ tốn, "Giai đoạn tối thượng của hoạt động là bất hoạt; giai đoạn tối thượng của nói là không nói; điều tối thượng trong bắn là không bắn."

Điều tối thượng có tính phủ định. Tính khẳng định là ở ngoại vi, tính phủ định là ở trung tâm. Điều tối thượng giống như hư không - shunyata.

Chi Ch’ang trở nên già. Càng ngày ông ta càng dường như đã đi vào trạng thái mà cả tâm trí và thân thể có vẻ không còn là những thứ bên ngoài, nhưng tự bản thân chúng tồn tại trong nghỉ ngơi và giản dị tao nhã.

Giản dị tao nhã... Nó đã không là giản dị được thực hành. Nó đã không là giản dị được tu luyện. Nó đã là tao nhã, nó đã là tự nhiên. Bản ngã đã biến mất - đó là lí do tại sao có giản dị! Bạn có thể thực hành sự giản dị, nhưng thế thì nó chỉ là trang điểm cho bản ngã.

Có hai loại giản dị. Một giản dị: cái gọi là mahatma, thánh nhân, người thực hành nó. Nó là biện pháp rất tính toán, hành động tính toán. Nó rất tinh ranh, nó không giản dị. Nó là mẽ ngoài. Thế rồi có một loại giản dị khác: tao nhã, thanh nhã, tự phát, không trau dồi, tự nhiên, giống như đứa trẻ, không tự ý thức. Do đó có tao nhã, do đó có thanh nhã.

Bộ mặt lãnh đạm của ông ấy gạt bỏ khỏi bản thân nó mọi vết tích của việc diễn đạt; không lực bên ngoài nào có thể làm rối sự bình thản đầy đủ của ông ấy.

Bây giờ hiếm khi ông ấy nói, và lúc này người ta không thể biết được liệu ông ấy còn thở hay không. Vào buổi tối của cuộc đời mình, ông ấy không còn biết sự khác biệt giữa 'cái này' và 'cái nọ'. Kính vạn hoa của ấn tượng giác quan không còn làm ông ấy quan tâm; với mọi người ông ấy chăm nom, mắt ông ấy có thể đã là tai, tai ông ấy là mũi, mũi ông ấy là mồm.

Mọi phân biệt đã biến mất. Ông ấy đã không biết gì - ông ấy đã không biết ‘cái này’ và ‘cái nọ'. Cả nghìn lẻ một thứ tất cả trở thành một. Mọi thứ trở thành được hợp nhất trong mọi thứ khác. Nó đã là một thể thống nhất, toàn thể sự tồn tại này, không có bất kì phân biệt nào, không có bất kì phân chia nào. Mọi phân ngăn, mọi phân loại, bị bỏ lại sau.

Vào năm cuối cùng, chuyện kể rằng một hôm ông ấy tới thăm nhà người bạn và thấy đang nằm trên bàn là một đồ dùng ngờ ngợ quen quen, tuy nhiên ông ấy không thể nhớ được tên là gì. Ông ấy quay sang người bạn và nói, "Xin nói cho tôi: vật kia trên bàn của ông - tên nó là gì, và nó được dùng làm gì?"

Người bạn lắp bắp theo giọng kính nể, "Ồ, thưa thầy. Thầy quả thực phải là thầy vĩ đại nhất của mọi thời đại. Chỉ như vậy thầy mới có thể quên cái bát - cả tên của nó và việc dùng của nó!"

Người ta nói rằng một thời gian nào đó sau điều này trong thành phố, hoạ sĩ vứt cọ vẽ, nhạc sĩ làm đứt dây đàn, và thợ mộc xấu hổ khi bị thấy còn dùng thước.

Đây là điều Thiền là gì.

Thiền không là phương pháp. Thiền là đi ra ngoài mọi phương pháp. Thiền không là con đường! Thiền là bỏ đi mọi con đường để về nhà. Thiền không là cuộc hành trình - không có mục đích trong nó. Thiền là việc biến mất của mọi cuộc hành trình và việc đột nhiên nhận ra rằng bạn đã có đó, rằng bạn bao giờ cũng có đó.

Thiền là việc chói sáng bất thần, bất ngờ, không dần dần, vì dần dần ngụ ý thực hành, từng bước một. Thiền là bất thần. Không cái gì phải được thực hành. Nó đã là hoàn cảnh.

Cái mà bạn đang tìm đã có bên trong bạn. Người tìm kiếm là cái được tìm. Bạn chỉ phải dừng việc tìm và nhìn. Nhìn vào trong hình tướng của bạn, và bạn sẽ không thấy nó. Nhìn vào trong tâm trí của bạn, và bạn sẽ không tìm thấy nó. Nhìn vào trong cái ngã của bạn, và bạn sẽ không thấy nó. Và khi tất cả ba điều này đã không được tìm thấy, bạn sẽ tìm ra bạn là ai!

Xem tiếp Chương 10Quay về Mục Lục Tập 3Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post