Chương 8. Không có gáy sách này

Chương 8. Không có gáy sách này

Price:

Read more

Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã

Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho

Bài nói về Thiền

Tập 2

Chương 8. Không có gáy sách này


Câu hỏi 1

Hôm nọ thầy đã nói về hệ thống niềm tin. Một trong những hệ thống niềm tin của tôi đã là ở chỗ tôi là không hoàn hảo - ở chỗ tôi phải phấn đấu cho hoàn hảo. Làm SLS (xê mi na sống thành công) tôi có cảm giác rằng tôi là hoàn hảo như tôi vậy ngay bây giờ - với mọi giận, sầu, yêu, ghét, buồn, chán, phòng thủ, dục. Tôi nghĩ thầy có lần đã nói rằng chúng ta là các thượng đế nhưng rằng chúng ta chỉ không nhận ra điều đó. Xin thầy giải thích sự đầy đủ của hiện hữu của chúng ta.

Điều này chỉ ra hệ thống niềm tin đi sâu thế nào, nó trở thành một phần của vô thức của bạn thế nào. Bây giờ ngay cả ý tưởng về hoàn hảo vẫn còn dai dẳng. Ban đầu bạn đã cố trở nên hoàn hảo, bây giờ bạn tin bạn là hoàn hảo - nhưng bạn không bỏ ý tưởng về hoàn hảo.

Đầu tiên bạn đã cố trở nên đầy đủ hơn, bạn phải cảm thấy không đầy đủ; dầu vậy bạn bám vào phân biệt cũ. Bây giờ điều này dường như là rẻ hơn và dễ hơn để tin tưởng - rằng bạn đã đầy đủ, bạn không cần đi bất kì đâu nữa. Nhưng bạn phải là đầy đủ, bạn phải là hoàn hảo. Cái gì sai trong việc là không đầy đủ? Và cái gì là sai trong việc là không hoàn hảo?

'Sls' của bạn bị lỡ rồi; bạn đã không thể có được bất kì cái gì từ nó. Bạn vẫn còn là cùng người đó, bạn đã không thay đổi bất kì cái gì; hệ thống niềm tin của bạn vẫn còn không được đụng tới. Và sớm hay muộn bạn sẽ lại trong khó khăn. Vì bạn sẽ giận, bạn sẽ chán, bạn sẽ buồn - không thể nào nghĩ được rằng giận của bạn là hoàn hảo, rằng buồn của bạn là hoàn hảo, rằng chán của bạn là hoàn hảo, điều đó là không thể được. Sớm hay muộn, lại con rắn cũ sẽ bắt đầu duỗi bản thân nó ra; lần nữa bạn sẽ bắt đầu cố gắng.

Khi bạn buồn, bạn sẽ không cố là không buồn sao? Khi bạn khổ, bạn sẽ không cố thoát ra khỏi nó sao? Bạn sẽ thực sự chấp nhận nó một cách toàn bộ không? Khi bạn ở trong rãnh tối, bạn không bắt đầu phấn đấu lần nữa vì sáng sao? Lần nữa nó sẽ quay lại; bạn đã đơn giản trì hoãn nó. Bạn chứa mọi thứ bạn đã chứa trước đây, bạn đã đơn giản đổi nhãn của bình chứa. Nhưng nội dung vẫn còn cùng như cũ.

Đó không phải là thông điệp của tôi. Thông điệp của tôi là: Là không đầy đủ là đẹp. Thật ra, là không đầy đủ là yêu cầu cơ bản của việc là sống động. Ngày bạn là hoàn hảo, bạn chết. Hoàn hảo là chết, không hoàn hảo là sống. Không hoàn hảo không nên bị kết án, nhưng được coi như tính mở. Không hoàn hảo ngụ ý mở - vẫn tăng trưởng, vẫn chuyển động, vẫn sống. Không hoàn hảo ngụ ý bạn vẫn có tương lai, không hoàn hảo ngụ ý bạn vẫn có hi vọng, không hoàn hảo ngụ ý ngày mai sẽ là hứng thú. Đó là điều không hoàn hảo ngụ ý.

'Không hoàn hảo' không phải là từ làm giảm giá trị, nó gần đồng nghĩa với luồng chảy sống. Đầy đủ, bạn sẽ đi đâu? bạn sẽ làm gì? Đầy đủ ngụ ý việc tăng trưởng đã dừng lại, bạn đã đi tới chính chỗ kết thúc của bạn. Mọi điều là tiềm năng đã trở thành thực tại - đó là điều đầy đủ ngụ ý. Bây giờ không có gì khác ngoài chết.

Không hoàn hảo ngụ ý vẫn có nhiều điều đang chờ đợi, nhiều điều sẽ xảy ra. Tôi không nói cố gắng để nó xảy ra, tôi nói nó xảy ra nếu bạn chấp nhận không hoàn hảo của bạn, và bạn sống nó trong tính toàn bộ. Đây là hai điều khác nhau. Tin rằng không hoàn hảo của bạn là hoàn hảo là hoàn toàn sai. Nhưng là toàn bộ trong từng khoảnh khắc - khi bạn là không hoàn hảo, là không hoàn hảo một cách toàn bộ đi. Và thế thì từ tính toàn bộ đó bạn bắt đầu trưởng thành.

Và tôi không nói rằng bạn sẽ bao giờ trở thành hoàn hảo, vì ngày bạn trở thành hoàn hảo bạn không còn được cần nữa - người hoàn hảo bị loại bỏ ngay lập tức. Cho nên sự sống không bao giờ trở thành hoàn hảo; nó liên tục vận động. Từ tính toàn bộ này sang tính toàn bộ khác, từ không hoàn hảo này sang không hoàn hảo khác, nó tiếp diễn, nó tiếp diễn. Không hoàn hảo đơn giản là sự sống, tính sống động, tăng trưởng, tiến hoá. Cho nên tại sao liên tục kết án không hoàn hảo? Bây giờ bạn nghĩ bạn đã có cảm giác rằng 'Tôi hoàn hảo như tôi vậy ngay bây giờ'. Bạn không vậy. Nhưng tôi không nói phấn đấu vì hoàn hảo; điều đó lại là cùng cái bẫy. Tôi nói dù bạn ở bất kì chỗ nào, sống khoảnh khắc này một cách toàn bộ đi - đây là cách duy nhất nó có thể được sống.

Nếu bạn buồn, sống nó một cách toàn bộ. Là buồn thực sự đi. Và nếu bạn thực sự buồn, bạn sẽ thoát ra khỏi nó sớm hơn. Nếu bạn không thực sự buồn, bạn ở trong nó nửa vời, nó sẽ còn dai dẳng lâu hơn.

Chuyện xảy ra, ai đó đã chết. Bạn đã yêu người đàn ông hay người đàn bà; người yêu không còn đó nữa. Thế thì anh ấy buồn, thế thì là thực sự buồn đi. Bạn nợ nhiều với anh ấy. Kêu và khóc; phát rồ lên. Đừng hờ hững, đừng chỉ làng nhàng vậy. Và đừng cố an ủi bản thân bạn rằng bây giờ điều đó là vô dụng. Nếu bạn cố an ủi, nỗi buồn sẽ lan toả qua thời kì lâu hơn - nó có thể tiếp tục trong nhiều năm. Đó là cách hàng triệu người đã trở nên buồn. Vì họ chưa bao giờ sống nỗi buồn của họ, họ đã trì hoãn nó. Khi bạn trì hoãn nó, nó vẫn còn trong vô thức của bạn, chờ đợi đến khoảnh khắc đúng để khẳng định lần nữa. Nó trở thành trọng lượng nặng trên tim bạn.

Khi nó có đó, đổ nó ra. Là buồn là hoàn toàn được. Chẳng có gì sai trong nó, đó là cách nó phải vậy. Nếu bạn thực sự buồn, bạn sẽ sớm thấy nỗi buồn đã tiêu tan, bay hơi. Bạn đã trải qua nó, nó được kết thúc. Bất kì cái gì nỗi buồn định trao cho bạn, nó đã trao cho bạn rồi; bây giờ không có nhu cầu vẫn còn ở quanh bạn. Nó sẽ đi xa. Và bạn sẽ đi ra mà tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, sống động hơn. Và bạn sẽ đi tới hạnh phúc hơn từ nó, được trải nghiệm nhiều hơn, chín chắn hơn.

Người đã không thấy ai đó được yêu bị chết còn chưa thấy cái cái gì đó, thực sự còn không chín chắn. Ở phương Đông chúng ta có câu ngạn ngữ: 'Bạn không chín chắn chừng nào bạn chưa thấy bố bạn chết. Bạn vẫn là đứa trẻ.' Khi bạn thấy bố bạn chết, cái gì đó sâu sắc chết đi trong bạn nữa. Vì bố là cuộc sống của bạn, mẹ là cuộc sống của bạn, họ đã cho bạn sự sống. Và những người đã trao sự sống cho bạn đang biến mất trong chết - sớm hay muộn chết của bạn cũng sẽ tới.

Khi bố mẹ bạn còn sống bạn có thể liên tục tin rằng bạn sẽ không chết. Nhưng một khi bố mẹ bạn chết, làm sao bạn có thể tiếp tục tin rằng bạn sẽ không chết? Ngay cả những người đã cho việc sinh ra bạn, họ không còn đó nữa; cội nguồn đã biến mất. Rễ đã biến mất - sớm hay muộn bạn sẽ biến mất.

Sống nó đi! Khóc, kêu, buồn, để nước mắt chảy ra. Rót toàn thể tim của bạn vào trong nó. Đừng sợ, đừng xấu hổ, đừng ngượng. Nếu bạn có thể sống nó trong tính toàn bộ bạn sẽ ra khỏi nó chín chắn hơn, trưởng thành hơn, tiếp đất hơn, và có năng lực sống hạnh phúc hơn.

Điều này sẽ có vẻ kì lạ - từ bất hạnh, làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc hơn? Vâng, đây là cách nó là vậy, đây là cách nó vận hành. Cũng giống như con lắc đồng hồ - nó đi sang phải, tới chính cực điểm phải, và từ đó nó bắt đầu chuyển sang trái. Khi nó đang đi sang phải nó thu lấy đà để đi sang trái. Khi nó đi sang trái nó thu lấy đà để đi sang phải. Sự sống chuyển giữa hai bờ đối lập; sự sống là dòng sông giữa hai bờ này.

Nếu bạn đã thực sự đi sâu vào trong nỗi buồn, bạn đang chuẩn bị đi vào trong hạnh phúc sâu như buồn của bạn đã là vậy. Mọi người khổ và mọi người không hạnh phúc vì họ không cho phép khổ của họ. Khi họ không cho phép khổ của họ, họ không cho phép hạnh phúc của họ nữa. Cái đu đang chuyển động theo tỉ lệ - nếu nó chuyển đi một dặm sang buồn, nó sẽ chuyển đi một dặm sang hạnh phúc. Nó bao giờ cũng sẽ theo tỉ lệ; sự sống liên tục làm cân bằng. Nếu bạn có thể đi mười dặm vào buồn, bạn sẽ đi mười dặm vào hạnh phúc - đích xác giống điều đó.

Cho nên sống bất kì cái gì có đó đi, sống nó trong tính toàn bộ. Tôi không nói trong hoàn hảo, vì đây là hai điều khác nhau. Khi bạn sống trong tính toàn bộ, bạn không có bất kì lí tưởng nào. Khi bạn bắt đầu sống một cách hoàn hảo, bạn có lí tưởng.

Chẳng hạn, nếu bạn đang khóc, là toàn bộ ngụ ý khóc từ tim bạn, cách nó được cảm thấy cho bạn. Nhưng nếu bạn là người hoàn hảo, bạn sẽ nhìn quanh - 'Ai là người khóc hoàn hảo? Việc khóc của ai là hoàn hảo? Ai là thầy về khóc?' Tìm ra thầy, học từ thầy kĩ thuật này, và làm cho thầy thành lí tưởng. Nước mắt lớn thế nào tới từ mắt thầy, và làm sao chúng chảy xuống, và làm sao thầy rót tim thầy ra, bằng nghệ thuật và kĩ năng nào. Để cho bạn học kĩ năng và nghệ thuật này, và bạn mang nước mắt lớn tới mắt bạn. Điều đó sẽ là giả. Hoàn hảo bao giờ cũng là giả - bạn đang bắt chước. Vì hoàn hảo phải có lí tưởng, và mọi lí tưởng đều tạo ra những người bắt chước.

Tính toàn bộ là của bạn, hoàn hảo được vay mượn - đó là khác biệt cơ bản. Hoàn hảo bạn học từ ai đó khác. Nếu bạn muốn trở thành người hoàn hảo, làm sao bạn sẽ trở thành một? Phật, Mahavir, Krishna, Christ, họ trở thành lí tưởng của bạn: Là giống Christ, thế thì bạn là người Ki tô giáo hoàn hảo. Là giống Phật, thế thì bạn là Phật tử hoàn hảo. Nhưng bạn có thể làm được cái gì? Nếu bạn muốn giống Phật bạn sẽ chỉ là việc bắt chước, bạn sẽ là đồ nhựa; bạn sẽ không là thực và đích thực. Bạn không thể là Phật được, Phật chỉ xảy ra một lần. Sự tồn tại không bao giờ lặp lại - sự tồn tại bao giờ cũng tăng trưởng vào những chiều hướng mới và sinh linh mới. Bạn sẽ lừa bản thân bạn, và bạn sẽ lừa thế giới, và sự tồn tại sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn về điều đó.

Bạn chỉ có thể là bản thân bạn; đó là lí tưởng của tính toàn bộ. Nếu bạn phải đi theo ai đó, bạn phải là giống ai đó khác, thế thì bạn đi theo hoàn hảo. 'Hoàn hảo' là từ bẩn: bỏ nó đi. Đó là một trong những từ nguy hiểm nhất đã từng được nhân loại sử dụng. Bỏ nó đi, là toàn bộ.

Tính toàn bộ không phải là lí tưởng rằng ở đâu đó trong tương lai bạn có thể ở đây. Khi bạn giận, là giận thực sự đi - nó là một phần của sự sống. Và từ giận, từ bi đi ra. Khi bạn là dục, là dục thực sự đi - vì từ tính dục nảy sinh hương thơm có tên là brahmacharya, vô dục. Nhưng nó bao giờ cũng là từ cái đối lập.

Bạn nói: Tôi có cảm giác rằng tôi là hoàn hảo như tôi vậy ngay bây giờ. Không, bạn không là vậy đâu, và chẳng ai đã bao giờ là vậy. Sự tồn tại không bao giờ bị vét cạn; tính tiềm năng là vô hạn. Cho nên khi tôi nói các bạn là các thượng đế, tôi ngụ ý gì? Tôi không ngụ ý rằng bạn là hoàn hảo; ngay cả các thượng đế cũng không hoàn hảo - vì thượng đế là sống động. Tôi ngụ ý gì khi tôi nói các bạn là các thượng đế? Tôi ngụ ý tiềm năng của bạn là vô hạn. 'Thượng đế' ngụ ý tiềm năng vô hạn - bạn có thể liên tục tăng trưởng, và bạn có thể liên tục tăng trưởng, và không có kết thúc cho nó. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, bạn có thể vẫn liên tục tăng trưởng.

Chết không bao giờ xảy ra. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói các bạn là các thượng đế, tôi ngụ ý các bạn là bất tử. Vedas nói: amritasya putrah - bạn là con của tính bất tử, không chết. Bạn bắt nguồn từ nước cam lồ, bạn được làm ra từ chất liệu mà nước cam lồ được làm ra - amritasya putrah. Các bạn là con trai, con gái của Thượng đế - điều đó đơn giản ngụ ý tiềm năng của bạn là vô hạn, nó không bao giờ có thể bị vét cạn. Dù bạn trở thành bất kì cái gì, bạn sẽ lại thấy những cánh cửa mới mở ra, những đỉnh núi mới thách thức, những cuộc phiêu lưu mới chờ đợi bạn, những chiều hướng mới vẫy gọi bạn tới, mời gọi tới, kích động. Người ta không bao giờ đi tới đầu kết thúc.

Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi gọi các bạn là các thượng đế. Thượng đế không ngụ ý hoàn hảo, Thượng đế đơn giản ngụ ý năng lượng liên tục vận động. Từng khoảnh khắc, bạn có thể là toàn bộ. Và từ tính toàn bộ này bạn có thể trượt vào trong tính toàn bộ khác; tính toàn bộ này giúp bạn là toàn bộ trong khoảnh khắc khác. Nếu bạn là giận một cách toàn bộ, thế thì bạn sẽ yêu một cách toàn bộ - tính toàn bộ trong giận giúp bạn là toàn bộ trong yêu.

Nhưng bạn là không đầy đủ; mọi thứ là không đầy đủ. Đó là lí do tại sao mọi sự đang tăng trưởng, đó là lí do tại sao có nhiều tiến hoá thế. Thượng đế, với tôi, là quan niệm tiến hoá. Tôi không nói về thượng đế của người khác - chúng là thứ chết. Nếu bạn hỏi người Hindu, anh ta sẽ nói Thượng đế là hoàn hảo. Nhưng hoàn hảo ngụ ý chết. Nếu bạn lại hỏi, 'Ngài đã là hoàn hảo được bao lâu?' thế thì họ sẽ trong khó khăn. Nếu họ nói ngài bao giờ cũng là hoàn hảo, thế thì ngài là chết; ngài không bao giờ được sinh ra. Thế thì Nietzsche là đúng rằng Thượng đế là chết. Thượng đế hoàn hảo là thượng đế chết.

Thượng đế, để hiện hữu chút nào, phải là không hoàn hảo như bạn vậy. Thế thì khác biệt gì giữa bạn và Thượng đế? Ngài là toàn bộ và bạn là không toàn bộ. Ngài chấp nhận sự không hoàn hảo của ngài; bạn không chấp nhận, bạn liên tục bác bỏ. Đó là khác biệt. Khác biệt không phải trong hoàn hảo, khác biệt là trong chấp nhận. Bạn phủ nhận, bạn bác bỏ, bạn che giấu, bạn phòng thủ, bạn vẫn còn đóng, bạn sợ. Bạn không bao giờ đi vào trong bất kì cái gì một cách thực sự, bạn vẫn còn ở ngoài nó - sợ sệt, sợ hãi, kinh khiếp, sẵn sàng trốn nếu đôi khi mọi sự trở thành quá nhiều. Bạn chỉ đi chừng chừng.

Khác biệt giữa bạn và Thượng đế chỉ là một điều: ngài đi hoàn toàn vào trong mọi thứ. Khi Thượng đế múa, không có vũ công, chỉ có điệu vũ - ngài là hoàn toàn thế trong nó. Khi Thượng đế yêu, không có người yêu, chỉ có yêu, ngài là hoàn toàn thế trong nó. Bạn không bao giờ là toàn bộ. Không hoàn hảo là bạn, không hoàn hảo là mọi thứ - những cây này, những chim này, những bầu trời này, mọi thứ là không hoàn hảo. Nhưng nhớ, bởi ‘không hoàn hảo’ tôi không nói bất kì cái gì có tính kết án, tôi đang ca ngợi sự sống. Tôi đang ca ngợi chính nhịp đập sự sống.

Bây giờ bạn hỏi tôi: Tôi nghĩ thầy có lần đã nói rằng chúng tôi là các thượng đế nhưng rằng chúng tôi chỉ không nhận ra điều đó. Xin thầy giải thích tính đầy đủ của con người chúng tôi. Lần nữa, bạn liên tục bị thần kinh. Người hoàn hảo là người thần kinh. Nếu bạn muốn bỏ chứng thần kinh bạn sẽ phải bỏ sự hoàn hảo - chính ý tưởng về hoàn hảo đang tạo ra chứng điên. Và thế thì bạn bắt đầu cảm thấy mọi thứ là được như nó vậy. Và điều đó không có nghĩa rằng nó sẽ không thay đổi. Mọi thứ đang thay đổi, nó là một luồng. Không cái gì còn nguyên; ngoại trừ thay đổi, mọi thứ thay đổi. Cho nên khoảnh khắc này điều này là đúng, khoảnh khắc khác điều khác là đúng, lại khoảnh khắc khác cái gì đó khác là đúng. Sự sống liên tục thay đổi. Và người không có lí tưởng nào đáp ứng lại thay đổi của sự sống, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, trong tính toàn bộ.

Câu hỏi 2

Chân lí là khám phá hay phát minh?

Chẳng là cái nào.

Có lần, khi bình luận về phát biểu của Isaac Newton rằng 'chủ định của nhà khoa học để giương buồm ra đại dương của cái không biết, và khám phá ra hòn đảo của chân lí,' Jerome Bruner dữ dội buột ra lời tuyên bố: 'Vô nghĩa - chủ định của nhà khoa học là giương buồm ra đại dương của cái không biết, và phát minh ra hòn đảo của chân lí!'

Nhấn mạnh - Isaac Newton nói 'khám phá', còn Jerome Bruner nói, 'Vô nghĩa. Nó là phát minh.' Và tôi muốn nói với Bruner: Bruner, đây toàn là trò nhảm nhí. Chủ định của nhà khoa học là giương buồm ra đại dương của cái không biết và khám phá lại hòn đảo của chân lí. Nó không là khám phá không là phát minh.

Khám phá ngụ ý 'cho lần đầu tiên'. Điều đó là ngu xuẩn. Vĩnh hằng đã có trong quá khứ - mọi chân lí mà chúng ta biết đi biết lại, chỉ là được khám phá lại. Chúng đã được khám phá nhiều lần; thế rồi chúng ta phát chán, thế rồi chúng ta bắt đầu quên chân lí. Nó trở thành quá nhiều, hay chán - thế rồi chúng ta quên chân lí. Thế rồi, sau vài thế kỉ, chúng ta lại khám phá ra nó. Chân lí không phải là cái gì đó mà được khám phá lần đầu tiên; nó được khám phá đi khám phá lại. Chân lí là vĩnh hằng. Chúng ta có thể đi xa khỏi nó - điều đó rất tự nhiên cho tâm trí con người, nó rất sớm phát chán. Nhưng một khi chúng ta đã quên, cái cũ lại có vẻ như mới.

Và đây là điều các nhà lịch sử cũng nói. Chẳng hạn, trong thời đại này, sự thực về nguyên tử là rất quan trọng. Nó là một trong những khám phá vĩ đại nhất - nhưng nó không là mới. Democritus nói về nó trong 'Eunon', trong triết học Hi Lạp. Mahavira nói về nó ở Ấn Độ. Kanad, thậm chí trước Mahavira, đã nói về nó - nhiều tới mức tên ông ấy, chính tên ông ấy 'Kanad' ngụ ý nguyên tử. Ông ấy đã nói nhiều về nguyên tử tới mức tên ông ấy trở thành Kanad - 'người nguyên tử'. Chúng ta đã quên tên thực của ông ấy, ông ấy đã nói nhiều thế về nguyên tử. Toàn thể triết lí của ông ấy là nguyên tử.

Bây giờ lần nữa chúng ta sẽ quên. Sau vài thế kỉ, Einstein sẽ bị quên đi - như Kanad bị quên, như Democritus bị quên, như Mahavira bị quên. Một khi chúng ta đã quên, chúng ta tình cờ gặp lại cùng chân lí này lần nữa, chúng ta gọi nó là 'khám phá'.

Isaac Newton không đúng, chân lí không bao giờ là khám phá. Nhưng Bruner cũng không đúng, ông ấy nói nó là phát minh. Chân lí không là phát minh. Tôi hiểu điều Bruner ngụ ý, ông ấy ngụ ý rằng mọi chân lí đều là những kết cấu tâm trí do con người phát minh ra. Chúng ta tạo ra chúng, chúng không thực có đó. Chúng ta tưởng tượng ra chúng - nó là việc tưởng tượng. Ông ấy cũng có ý kiến cá nhân nào đó trong nó, vì chúng ta liên tục lặp đi lặp lại thay đổi chân lí của chúng ta. Chân lí không thể thay đổi, tưởng tượng của chúng ta thay đổi. Khi tưởng tượng của chúng ta thay đổi, chúng ta nói về chân lí khác.

Cho nên mọi chân lí, theo Bruner, là phát minh của tâm trí. Nhưng nếu chân lí là phát minh của tâm trí, thế thì tôi muốn hỏi Bruner, 'Ông sẽ nói gì về dối trá?' Thế thì chân lí và dối trá sẽ ngụ ý cùng điều. Dối trá là phát minh, ảo vọng là phát minh - kết cấu tâm trí. Mơ là phát minh, phóng chiếu. Thế thì khác biệt gì giữa chân lí và dối trá? Theo Bruner, sẽ không có phân biệt gì; cả hai đều là những kết cấu tâm trí.

Nhưng có phân biệt. Đó là lí do tại sao tôi nói chân lí không là khám phá không là phát minh, chân lí là việc khám phá lại. Và chân lí không là kết cấu tâm trí - vì chỉ khi tâm trí dừng vận hành mới có chân lí. Đó là lí do tại sao tôi không gọi chân lí khoa học là ‘chân lí'; chúng chỉ là sự kiện.

Chỉ chân lí tôn giáo là chân lí thực; chúng không là sự kiện. Vì nhà khoa học không bao giờ làm mất tâm trí của ông ấy. Ông ấy làm việc qua tâm trí, ông ấy làm việc như tâm trí - chính tâm trí đang cố tìm ra. Chân lí tôn giáo là chân lí tối thượng, chân lí thuần khiết - không dối trá, không tâm trí nào được tham gia trong nó. Và cơ sở của mọi tôn giáo là bỏ tâm trí. Đó là điều thiền tất cả là gì - gạt tâm trí sang bên, và thế rồi nhìn. Nhìn không có tâm trí, nhìn không có cơ chế của tâm trí. Không có tâm trí không thể có kết cấu - vì khi người tạo kết cấu không có đó, không thể có bất kì kết cấu nào. Khi tâm trí không có đó, kết cấu tâm trí biến mất. Nhìn vào mọi thứ - nhưng không nghĩ, không suy tư, không mang việc suy nghĩ vào. Chỉ nhìn.

Khoa học khám phá sự kiện. Sự kiện có hàng triệu - đó là lí do tại sao, trong khoa học, chân lí không là số ít, nó là số nhiều. Có các chân lí, nhiều chân lí. Sinh học có chân lí riêng của nó, và hoá học có chân lí riêng của nó, và vật lí có chân lí riêng của nó, và toán học có chân lí riêng của nó - vân vân và vân vân. Có nhiều chân lí, vì có nhiều tâm trí.

Tôn giáo nói về một chân lí duy nhất. Nó không phải là nhiều chân lí - một thôi. Vì khi tâm trí bị bỏ đi, bạn không còn tách rời khỏi vũ trụ, bạn là một với vũ trụ. Trong tâm thức vũ trụ đó, trong sự mở rộng càn khôn đó, bất kì cái gì được biết tới đều là chân lí. Và nó không bao giờ thay đổi, nó vẫn còn như nó vậy.

Điều Phật đã khám phá, cái đó đích xác là cùng điều như Jesus đã khám phá về sau - được khám phá lại. Điều Jesus đã khám phá lại là cùng điều như Eckhart đã khám phá - được khám phá lại. Điều Eckhart đã khám phá là cùng một. Hàng triệu thánh nhân đã khám phá ra nó, trên khắp thế giới - Phật tử và người Hồi giáo và người Hindu và người Ki tô giáo và người Do Thái, Sufi và Hassid và Thiền nhân - tất cả họ đều đã khám phá cùng một điều lặp đi lặp lại.

Từng cá nhân đi tới nó một mình; người đó lại khám phá ra nó. Nhưng điều người đó khám phá là cũng tâm thức càn khôn, là cùng satchitanand - phúc lạc, chân lí, tâm thức. Nó là cùng một điều - nhưng khi bạn bắt đầu diễn đạt nó, khi bạn bắt đầu nói về nó, nó trở thành khác. Ngôn ngữ làm khác biệt - Jesus nói trong tiếng Aramaic, Phật nói trong tiếng Pali, Mahavira nói trong tiếng Prakrit, Huệ Năng nói trong tiếng Trung Quốc, Eckhart nói trong tiếng Đức, Lâm Tế nói trong tiếng Nhật Bản, vân vân và vân vân. Đây là khác biệt về ngôn ngữ. Và mọi cái gọi là ba trăm tôn giáo đều không là gì ngoài những khác biệt về ngôn ngữ. Họ dùng các chuyện ngụ ngôn khác nhau, cũng là tự nhiên. Họ biết những chuyện ngụ ngôn khác nhau, cho nên họ dùng các chuyện ngụ ngôn khác nhau.

Phật không thể nói như người thấy của Upanishads - không thể nói giống điều đó. Ông ấy biết các chuyện ngụ ngôn khác, ông ấy biết các biểu dụ khác, cái là gần với tim ông ấy hơn. Upanishad biết một loại ngôn ngữ khác, nghệ thuật diễn đạt tượng trưng khác.

Jesus có một thế giới lời khác. Jesus là thợ mộc - ông ấy nói như thợ mộc, rất trần tục. Lời của ông ấy có mùi của đất, của gỗ, của cây. Phật không thể nói giống điều đó, ông ấy là con vua. Ông ấy không bao giờ biết tới cây và đất, ông ấy không bao giờ bước đi trên đất, ông ấy đã sống trong cung điện. Ông ấy nói theo cách khác, cũng là tự nhiên - ông ấy đã được nuôi dưỡng theo cách khác, ông ấy có hình tượng khác. Ông ấy nói như vua - rất có văn hoá, rất rất cầu kì. Jesus là người chân chất. Do đó sức hấp dẫn của Jesus là hơn Phật nhiều, vì người chất phác có nhiều trong thế giới hơn các vua.

Chỉ vài người có thể hiểu Phật; Jesus có thể được hiểu bởi bất kì người nào và mọi người. Người nghèo nhất trên thế gian có thể hiểu được Jesus, vì Jesus nói trong ngôn ngữ của người nghèo nhất. Ông ấy cũng nói cho người nghèo - ngư phủ và nông dân và gái mãi dâm và người lao động, ông ấy nói cho những người này. Nếu ông ấy nói như Phật họ sẽ không hiểu. Và ông ấy không thể nói như Phật; bản thân ông ấy là thợ mộc. Toàn thể thời thơ ấu của mình, ông ấy đã làm việc trong xưởng mộc của bố ông ấy - mang khúc gỗ, chẻ gỗ, giúp bố. Ông ấy biết mùi của gỗ. Và thợ mộc sống giữa ngư phủ, nông dân - đó là khách hàng, ông ấy biết ngôn ngữ của họ.

Không phải ngẫu nhiên mà toàn thế giới, đặc biệt thế giới người nghèo, có sức kéo lớn tới Jesus.

Ở Ấn Độ, người Ki tô giáo đã không có khả năng cải đạo các brahmin. Bạn không thể cải đạo brahmin; ông ấy nói một ngôn ngữ khác toàn bộ. Với ông ấy, Jesus có vẻ không đạt chuẩn - ông ấy biết Veda và Upanishad và Gita và Dhammapada; ông ấy sống trong một thế giới rất phức tạp của tâm trí. Nhưng người Ki tô giáo đã thành công với người nghèo - với người lao động, với dân làng, với các bộ lạc nguyên thuỷ, họ đã thành công. Họ lập tức hiểu ngôn ngữ của Jesus. Họ có thể không hiểu Krishna, ông ấy nói về triết lí lớn. Jesus nói về chính sự kiện thực chứng.

Đây là những khác biệt - bằng không họ đang nói về cùng thực tại, họ đang nói về cùng chân lí. Cho nên bất kì khi nào người ta đã đạt tới, người ta đi tới thấy, nó là cùng thực tại được khám phá đi khám phá lại mãi.

Và từng người phải khám phá nó theo cách riêng của mình. Bạn không thể vay mượn nó từ ai đó khác. Tôi không thể trao nó cho bạn, tôi không thể chuyển nó cho bạn. Tôi có thể nói cách tôi cảm thấy nó, tôi có thể nói cách tôi đã đi tới nó, tôi có thể nói về con đường dẫn tới nó. Nhưng bạn sẽ phải đi, và bạn sẽ phải khám phá nó. Và khi bạn khám phá nó, ngôn ngữ của bạn sẽ khác ngôn ngữ của tôi. Nó nhất định là như vậy - ngôn ngữ của bạn sẽ là của bạn, nó sẽ có chữ kí của bạn trên nó. Đó là lí do tại sao có nhiều tôn giáo thế. Về căn bản tôn giáo là một. Nó không thể là hai; nó tìm và kiếm cái một. Nó không phải là khám phá, như Newton nói. Nó không phải là phát minh, như Bruner nói. Nó là khám phá lại.

Câu hỏi 3

A nói: Nếu bạn muốn biết bản thân bạn, bạn cần ngồi tĩnh lặng. Nhưng nếu bạn muốn là bản thân bạn, bạn phải di chuyển.

B nói: Nếu biết cái ngã mình kết thúc trong chứng ngộ, thế thì hành động phải chứa việc làm tối đi.

Thầy nói gì, thưa Osho?

Biết cái ngã chẳng liên quan gì tới chỉ ngồi im lặng. Và nếu bạn đạt tới biết cái ngã chỉ bằng ngồi im lặng - không bao giờ chuyển động, không bao giờ hoạt động, không bao giờ năng động, không bao giờ sống - biết cái ngã của bạn sẽ là biết cái ngã chết.

Biết cái ngã phải là toàn bộ. Nó phải được biết trong khi bạn đang ngồi im lặng, và nó phải được biết trong khi bạn đang trong chuyển động. No phải được biết trong bất hoạt, nó phải được biết trong hoạt động. Con người thực của biết cái ngã là cả hai cùng nhau - cả hai đồng thời. Người đó hành động cộng với bất hành. Đó là nghĩ của từ Trung Quốc vi vô vi. Vi nghĩa là hành động, vô nghĩa là không, vi nghĩa là hành động - hành động vô hành động. Vi vô vi: hành động- vô-hành động.

Đây là tính cực: từ hành động sang vô hành động, từ vô hành động sang hành động. Con người của biết cái ngã chuyển sang cả hai cực, người đó thoải mái với cả hai. Ngồi, người đó ở trong Thượng đế. Bước, người đó cũng ở trong Thượng đế. Không làm bất kì cái gì, người đó ở trong Thượng đế. Làm cả nghìn lẻ một thứ, người đó ở trong Thượng đế. Trong đền chùa người đó ở trong Thượng đế, ở bãi chợ người đó ở trong Thượng đế.

Nhưng tôi có thể hiểu được câu hỏi của bạn. Nó là một trong những câu hỏi luôn luôn tái diễn, và đã tạo ra nhiều rắc rối. Vì có những người nghĩ nếu bạn ở trong thế giới bạn không thể biết được bản thân bạn, bạn không thể trở nên chứng ngộ. Rời khỏi thế giới, từ bỏ thế giới, trốn khỏi thế giới - thế giới là mối gây rối và sao lãng. Cho nên đi lên Himalayas, đi vào hang động nào đó sâu trong Himalayas. Ở đó, một mình - chỉ thế thì bạn mới có thể biết Thượng đế.

Nhưng Thượng đế này sẽ rất nghèo. Và việc biết này về Thượng đế sẽ là việc biết rất rất thiếu đói, nó sẽ không là giầu có. Vì khi bạn không hoạt động, sẽ có đờ đẫn trong con người bạn, sự chết. Bụi sẽ lắng đọng trong bạn. Bạn sẽ như nước tù đọng - tù đọng, không chuyển động; bạn sẽ không tươi tắn như dòng sông. Cho dù bạn im lặng, cho dù bạn an bình, bạn sẽ là chết. Vâng, sao sẽ được phản xạ trong bạn, nhưng bạn sẽ không đi ra đại dương. Sông còn sống động hơn.

Nhưng tôi không nói rằng những người đang ở bãi chợ là sẽ biết Thượng đế chỉ bởi vì ở trong bãi chợ. Vì nếu bạn không im lặng bên trong, bãi chợ có thể trở thành nhà thương điên - nó đang trở thành vậy.

Có hai loại người - và họ không thực sự là kẻ thù, họ có cùng một thái độ. Một loại tin rằng đây là thế giới duy nhất, đây là tất cả mọi thứ có đó trong sự sống - cho nên sống nó đi. Chạy xô vào trong tham vọng, ham muốn, ý nghĩ; làm nhiều thứ - đạt tới, thành đạt, trở thành. Người này, dần dần, đưa bản thân mình thành điên.

Người khác, thấy mọi chứng điên này xảy ra, trốn khỏi thế giới, ngồi im lặng trong hang, trở thành nằm im lìm, đờ đẫn và chết. Người ở bãi chợ là sống động, nhưng người đó không có im lặng. Và người ở trong hang là im lặng, nhưng người đó không còn sống động nữa. Cả hai đều bỏ lỡ.

Đó là lí do tại sao, với sannyasin của tôi, tôi nhấn mạnh: Là sống động và là im lặng, cùng nhau. Bạn sẽ là giầu có hơn. Ở trong thế giới và vậy mà không là của nó. Là hoa sen - vẫn còn trong nước nhưng không bị nước chạm tới. Thế thì có cái đẹp và có duyên dáng, và sự sống làm giầu cho bạn. Vì sự sống không là gì ngoài Thượng đế, biểu lộ theo nhiều nhiều cách. Thế thì sự sống không còn bị coi như việc sao lãng, mà như cơ hội để trưởng thành, như thách thức.

Đừng nghĩ về sự sống như việc làm sao lãng, nhưng như thách thức. Khi ai đó xúc phạm bạn, bạn có thể nghĩ người đó đang quấy phá bạn - đó là một cách diễn giải. Hay bạn có thể nghĩ người đó đang thách thức bạn. Liệu bạn bị quấy phá hay không, điều đó tuỳ vào bạn. Nếu bạn không bị rối trí, người đó đã cho bạn một cơ hội lớn để trưởng thành. Bạn sẽ cám ơn người đó. Bạn sẽ đi tới người đó và nói lời cám ơn, bạn sẽ chuyển việc cám ơn của bạn tới người đó - vì người đó đã xúc phạm, và vậy mà bạn đã không bị làm sao lãng; cái gì đó đã trở thành rất, rất vững chắc trong bạn, cái gì đó đã được tích hợp.

Người đàn bà đẹp đi qua, và không có sao lãng - không phải là bạn né tránh; không phải là bạn không nhìn cô ấy.

Mới hôm nọ, ai đó đã gửi một đoạn cắt từ một tờ báo London, rằng người lãnh đạo giáo phái Swami Narayan đã đi tới London.

Trong bốn mươi năm ông ấy đã không nhìn một người đàn bà. Ngay cả trong máy bay ông ấy cũng được che màn, và cô tiếp viên đã được cảnh báo không đi tới ông ấy. Những thu xếp đặc biệt đã được làm để cho ông ấy có thể tránh đàn bà. Thế rồi ở sân bay London ông ấy đã được đưa đi từ máy bay vào một xe hơi che kín. Ở sân bay một chỗ che màn đặc biệt đã được thu xếp ở đó cho ông ấy trước khi ông ấy được rời đi. Và bây giờ ở London ông ấy đi với mắt hội tụ xuống đất. Ông ấy thậm chí không thể xem buổi lễ mừng trên vi vi, vì Nữ hoàng không phải là vua. Cho nên một người bình luận đặc biệt... ông ấy ngồi trong một phòng khác và người bình luận đặc biệt chỉ bình luận cho ông ấy, để cho ông ấy nghe về điều đó.

Bây giờ, kiểu người này - bạn gọi họ là sống sao? Và bạn có nói về họ rằng họ đã siêu việt trên dục không? Bạn không thể tìm thấy suy đồi nhiều hơn; điều này dường như là cực kì suy đồi. Người này cần được phân tâm, đưa vào bệnh viện - thậm chí sốc điện sẽ là tốt. Bây giờ, điều này là ngớ ngẩn. Và người này nghĩ rằng ông ấy đang tới gần hơn tới Thượng đế. Sợ đàn bà nhiều thế đơn giản ngụ ý bạn sợ tính dục của bạn. Bằng không đàn bà có thể làm gì? Cô tiếp viên hàng không đáng thương có thể làm được gì? Tại sao bạn sợ nhiều thế? Sợ này là chỉ dẫn về đè nén.

Và kiểu người này sẽ thường xuyên nghĩ về đàn bà. Ông ta không thể nghĩ về Thượng đế được. Ông ta không lo nghĩ về Thượng đế chút nào, ông ta lo nghĩ về đàn bà. Khi nào ông ta sẽ tìm ra thời gian để nghĩ về Thượng đế? Và cho dù ông ta nghĩ về Ram, ông ta sẽ né tránh Sita - và họ cả hai đang đứng cùng nhau. Nếu ông ta nghĩ về Krishna ông ta sẽ né tránh các bạn gái của Krishna, vì họ đang nhảy múa quanh ông ấy. Người này không thể đi vào đền thờ Kali, vì bà ấy là đàn bà.

Làm sao người này xoay xở để sống trong tử cung của người mẹ? Được che màn sao?

Đây là ngu xuẩn cực kì - nhưng ngu xuẩn này đã được coi là phẩm chất tôn giáo lớn. Đây là chứng thần kinh nhân danh tôn giáo. Không, nếu bạn đã siêu việt trên tính dục của bạn, bạn sẽ dần dần bắt đầu quên ai là đàn bà, ai là đàn ông.

Phật đang ngồi dưới cây thiền. Vài người từ thị trấn đã tới đi cùng một gái mãi dâm để cắm trại, và tất cả họ đã trở nên say và họ cởi quần áo của cô gái mãi dâm, và cô ấy trở nên sợ. Họ đã say quá nhiều. Trần truồng, cô ấy trốn đi. Đến sáng khi gió mát bắt đầu thổi, họ trở nên tỉnh táo chút ít và họ thấy rằng người đàn bà này đã trốn mất. Cho nên họ bắt đầu đi tìm cô ấy trong rừng, và họ bắt gặp Phật đang ngồi dưới cây. Cho nên họ nghĩ, 'Chúng ta phải hỏi người này, ông ta phải đã thấy cô ấy - vì đây là con đường duy nhất cô ấy có thể đi, không có đường khác.'

Thế là họ hỏi Phật, 'Ông có thấy một người đàn bà đẹp, trần truồng, đi qua không?'

Phật nói, 'Các ông đến hơi muộn rồi; các ông đáng phải tới từ mười năm trước.'

Họ nghĩ người này điên. Ông ta nói về cái gì vậy - 'mười năm trước sao'? Họ hỏi, 'Ông ngụ ý gì?'

Ông ấy nói, 'Trong mười năm, ta đã mất mọi phân biệt. Vâng, ai đó đã đi qua - nhưng dù cô ấy là đàn bà hay đàn ông... các ông đang hỏi câu hỏi sai với người sai. Vâng, ai đó đã đi qua. Ta đã nghe thấy tiếng bước chân của ai đó, ta đã thấy ai đó đi qua. Nhưng nói liệu cô ấy là đàn ông hay đàn bà là khó, vì ta đã không tìm đàn ông hay đàn bà.'

Chừng nào bạn chưa tìm, làm sao bạn có thể thấy được? Bạn đã không quan sát đôi khi điều đó xảy ra cho bạn sao? Một hôm bạn ở trong chợ, và ai đó tới và nói nhà bạn bị cháy. Và thế rồi bạn chạy xô về nhà bạn. Một người đàn bà đẹp đi qua - bạn có thấy không? Bạn nhìn, chắc chắn bạn nhìn - nhưng bạn có thấy không? Và nếu ngày mai ai đó nhắc bạn rằng người đàn bà đẹp đã đi qua, bạn sẽ nói, 'Quên mọi thứ về nó đi. Nhà tôi bị cháy - làm sao tôi có thể thấy được người đàn bà đẹp? Có thể ai đó đi qua, nhưng tôi không nhớ. Nó chẳng tạo ra tác động nào lên tôi, tôi đã bị tập trung nhiều thế vào nhà tôi.'

Một ngày khác, cùng người này sẽ thấy người đàn bà này. Và nếu cô ấy đẹp, sẽ nhìn một cách tỉnh táo hơn, sắc sảo hơn, gần hơn. Bạn chỉ thấy cái bạn đang tìm.

Phật nói, 'Từ mười năm trước, ta đã thôi tìm đàn bà. Ta không đi kiếm; họ đã biến mất khỏi bên trong ta. Thật ra, ta không còn là đàn ông nữa.'

Những lời kì lạ, nhưng đúng vô cùng. Phật nói, 'Thật ra, ta không còn là đàn ông nữa, vì ta không còn đi tìm đàn bà.' Đàn ông tìm đàn bà - đó là điều đàn ông ngụ ý gì. Đàn bà đi tìm đàn ông, đó là điều đàn bà ngụ ý gì.

Bạn không thể định nghĩa đàn ông là đàn ông nếu anh ta thôi tìm đàn bà - anh ta không còn là đàn ông. Và Phật nói, 'Ta không còn là đàn ông. Điều đó rất khó, thưa các ông, để nói cho các ông, nhưng ai đó đã đi qua. Các ông có thể đi và hỏi, ai đó phải đã thấy.' Bây giờ, điều này dường như là cái gì đó có giá trị.

Toàn thể cách tiếp cận của tôi là: Bạn sẽ sống trong thế giới, nhưng bạn phải sống ở đây với nhận biết lớn. Quan sát, nhìn, sống, đi vào trong mọi thứ. Đừng phủ nhận bất kì cái gì và đừng đè nén. Chỉ bằng trải nghiệm cái toàn thể của sự sống, người ta đi ra ngoài nó. Chỉ trải nghiệm giải thoát.

Cho nên tôi không ủng hộ chỉ ngồi im lặng trong hang. Và tôi không ủng hộ chỉ được tham gia vào trong cả nghìn lẻ một hoạt động vì bạn không biết cách ngồi im lặng. Vâng, đôi khi ngồi im lặng, và đôi khi đi vào hành động. Và dần dần tạo ra chiếc cầu giữa bất hành và hành động.

Và bởi vì nhiều hoà điệu với con người bạn tới mức cả hành động lẫn bất hành sẽ không tạo ra bất kì khác biệt nào cho bạn. Hành động, làm việc, di chuyển, tuôn chảy, bạn sẽ vẫn còn ngồi im lặng. Điều đó là cái gì đó xứng đáng đạt tới - khi bạn di chuyển và không cái gì chuyển trong bạn, khi bạn chạy và không cái gì chạy trong bạn, khi bạn nói và dầu vậy bạn vẫn còn hoàn toàn im lặng. Khi bạn làm cả nghìn lẻ một thứ và bạn không là người làm chút nào, thế thì bạn đã đạt tới sự tổng hợp tôi gọi là tính tâm linh.

Bằng không, cả hai loại đều là 'làm tối đi'; họ không là chứng ngộ. Một loại bị làm tối đi bởi quá nhiều hoạt động và bận bịu, loại kia bị làm tối đi bởi quá nhiều bất hoạt và không bận bịu. Cả hai đều bỏ lỡ.

Chứng ngộ là việc tổng hợp lớn, hài hoà lớn của các cái đối lập. Nó là vi vô vi.

Câu hỏi 4

Osho ơi, thầy không cho phép tôi lắng đọng ở bất kì chỗ nào. Đến lúc tôi cảm thấy được lắng đọng, thầy nói cái gì đó lại làm cho tôi không lắng đọng lần nữa. Tại sao thầy liên tục tạo ra lẫn lộn trong đệ tử của thầy?

Khoảnh khắc bạn bắt đầu lắng đọng, bạn đang trở thành chết. Bạn phải được không lắng đọng. Lắng đọng ngụ ý bạn dừng sống. Lắng đọng ngụ ý bạn đã trở thành người chủ hộ, bạn không còn là sannyasin.

Đừng bao giờ lắng đọng: là chuyển động. Cuộc sống phải là cuộc hành hương. Sống trong nhà nhưng không trở thành người chủ hộ. Nghĩ về nhà bạn như chiếc lều - bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng có thể nhổ chúng lên khỏi đất và bạn có thể di chuyển. Vẫn còn di chuyển, tuôn chảy, đi vào trong cái không biết.

Vâng, đó là điều tôi làm - khoảnh khắc bạn bắt đầu cảm thấy được lắng đọng, tôi làm cho bạn không lắng đọng. Đó là điều thầy được cần tới - liên tục thúc giục, không bao giờ cho phép bạn lắng đọng. Bạn sẽ muốn tạo ra niềm tin nào đó, hệ thống niềm tin nào đó, và bạn muốn lắng đọng và trở nên thoải mái và quên mọi điều về cuộc hành trình, truy hỏi, du hành, những mảnh đất không biết, những biển chưa thăm dò - bạn muốn quên đi tất cả những cái đó.

Bạn muốn ngôi nhà nhỏ, lắng đọng với một chỗ thoải mái, ấm cúng để ở. Chuyển động thường xuyên này cho cảm giác như bất tiện. Bạn đang tìm sự thuận tiện, và tôi đang cố cho bạn cuộc hành trình. Cuộc hành trình là gây phiền hà, cuộc hành hương là gây phiền hà - nhưng nếu bạn muốn đạt tới chân lí bạn phải là người hành hương.

Đó là lí do tại sao tôi liên tục làm cho bạn không được lắng đọng. Tôi không ở đây để cho bạn hệ thống niềm tin nào đó, tôi ở đây chỉ để cho bạn niềm thôi thúc tìm kiếm - chỉ niềm thôi thúc là người phiêu lưu, thôi thúc lấy cú nhảy vào trong cái không biết.

Và khoảnh khắc nó trở thành được biết, bỏ nó đi! Nó được kết thúc! Bạn đã uống nước quả từ nó, bây giờ đừng liên tục nhai xương chết nữa. Không có nước quả trong xương chết, không có nước quả trong niềm tin chết. Bất kì khi nào cái gì đó giữ bạn vẫn đi, nó là sống động: uống mọi nước quả có thể, uống cho tới no. Và khoảnh khắc bạn cảm thấy bây giờ nó là khô, bỏ nó đi: di chuyển.

Có hàng triệu hoa; đừng bị gắn bó với một hoa. Vẫn còn là ong - vẫn còn là ong bay từ hoa nọ sang hoa kia. Liên tục di chuyển... mọi hoa trong thế giới này đều mang mật cho bạn. Tại sao bạn phải lắng đọng chút nào? Tại sao bạn vội vàng lắng đọng thế?

Và lẫn lộn là phương pháp để giải lắng đọng cho bạn. Nhưng một ngày nào đó, khi bạn đã được giải lắng đọng hàng triệu lần và đã lẫn lộn hàng triệu lần, tâm thức mới sẽ nảy sinh trong bạn - và ngay cả tôi sẽ không có khả năng làm lẫn lộn bạn. Đó là điều tôi đang chờ đợi. Ngày tôi không thể làm bạn lẫn lộn, bạn đã trở thành chín chắn, trưởng thành - không phải là bạn đã trở nên được lắng đọng. Lẫn lộn tới vì bạn muốn lắng đọng, vì bạn bắt đầu cảm thấy được lắng đọng, và thế thì tôi làm bạn không lắng đọng. Do đó có lẫn lộn. Bạn nói, 'Lần nữa. Lần nữa chúng tôi lại đi.

Và như bây giờ tôi cảm thấy ấm cúng thế và tôi cảm thấy thoải mái thế, và tôi đã nghĩ rằng tỏ ngộ là rất gần... và nó có vẻ rất xa xôi.'

Đến lúc bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ... đó là điều bạn gọi là ‘lắng đọng'. Tôi không là điệu ru con, tôi là tiếng còi báo động. Thế thì bạn cảm thấy bị lẫn lộn. Bạn muốn bám lấy cái cũ, và tôi đang phá huỷ nó, và tôi đang cho bạn ý tưởng nào đó, con đường mới nào đó, thôi thúc mới nào đó. Bây giờ bạn đang trong khó khăn. Lẫn lộn là, bạn muốn bám lấy cái cũ, tôi muốn đẩy bạn vào cái mới. Do đó có lẫn lộn. Một khi bạn dừng bám lấy cái cũ, sẽ không có lẫn lộn. Và thế thì tôi sẽ không có khả năng giải lắng đọng cho bạn chút nào. Vì bạn không còn tìm kiếm lắng đọng - làm sao tôi có thể giải lắng đọng cho bạn được?

Suy ngẫm về chuyện ngụ ngôn nhỏ này, câu chuyện thực.

Mã Tổ nghe nói Đại Mai ở trên núi, và phái một sư tới hỏi ông ấy câu hỏi này...

Mã Tổ là một Thiền sư lớn, và Đại Mai là một trong các đệ tử của ông ấy - Mã Tổ có hàng nghìn đệ tử. Thầy phái ai đó tới hỏi đệ tử câu hỏi nào đó - vì anh ta ở trên núi, một mình, thiền, chỉ ngồi im lặng ở đó. Bây giờ, thầy phải cảm thấy rằng anh ta đang lắng đọng hay cái gì đó. Cho nên thầy phái một người đi. Thầy không thể đi được - thầy rất già, sẽ khó cho thầy trèo lên núi - nhưng thầy muốn biết liệu Đại Mai này có thể vẫn không lắng đọng hay không. Thầy phải nghĩ giải lắng đọng cho Đại Mai này, cho nên...

Mã Tổ nghe nói về Đại Mai ở trên núi và phái một sư tới hỏi ông ấy câu hỏi này: 'Ông đã được cái gì khi ông gặp đại sư Mã Tổ và cái gì thúc giục ông ở đây?'

Đại Mai đáp, 'Đại sư đã bảo tôi rằng tức tâm tức Phật và đó là lí do tại sao tôi đã tới ở đây.'

Sư nói, 'Giáo pháp của đại sư giờ đã đổi rồi.'

Đại Mai hỏi, 'Bây giờ nó là gì?'

Sư đáp, 'Thầy nói phi tâm phi Phật.'

Đại Mai cười và nói, 'Ông già đó đang mê hoặc tâm trí người khác chưa có ngày kết. Mặc ông phi tâm phi Phật. Tôi chỉ biết, tức tâm tức Phật.'

Khi sư này trở về thưa với Mã Tổ, thầy rất sung sướng và nói, 'Mai giờ chín rồi.'

'Đại Mai' trong tiếng Trung Quốc nghĩa là 'quả mơ lớn'. 'Mơ lớn giờ chín rồi, ta không thể giải lắng đọng cho ông ấy.' Bây giờ ngay cả thầy cũng không thể giải lắng đọng được cho đệ tử. Đệ tử này đã đạt tới; bây giờ ông ấy biết mọi thủ đoạn của ông già này.

Nếu bạn có được giải lắng đọng, điều này đơn giản ngụ ý bạn còn chưa hiểu tôi. Và tôi sẽ liên tục giải lắng đọng cho bạn, cho tới khi bạn hiểu. Một ngày nào đó bạn sẽ hiểu điều tôi đang làm ở đây - phá huỷ các hệ thống niềm tin, từng cái một. Và không trao bất kì hệ thống niềm tin nào cho bạn như cái bổ sung.

Bạn không lo nghĩ nhiều về phá huỷ hệ thống niềm tin - nếu bạn tới như người Ki tô giáo và tôi phá huỷ Ki tô giáo của bạn, bạn không lo nghĩ nhiều. Bạn sẽ muốn trở thành một người theo Osho - thế thì điều đó là được. Nhưng khi tôi bắt đầu phá huỷ điều đó nữa, thế thì bạn nói, 'Bây giờ điều này là quá đáng. Bằng cách nào đó tôi đã xoay xở thoát ra khỏi Ki tô giáo và tôi đã được lắng đọng vào trong tính chất Osho này - và người này bây giờ đang đưa tôi ra khỏi cái đó nữa. Vậy tôi sẽ tiếp đất ở đâu?'

Tôi không muốn bạn lắng đọng vào bất kì chỗ nào. Cái toàn thể là nhà bạn - sao chọn nhà nhỏ? Sao tạo ra vườn nhỏ? Toàn thể chốn hoang vu là của bạn, thế giới rộng lớn này là nhà của bạn, cái toàn thể này thuộc về bạn.

Đừng trở thành ngay cả một 'người', đừng tin vào bất kì ‘chủ nghĩa, đạo’ nào. Khi bạn bỏ mọi ‘chủ nghĩa, đạo’, chân lí tới với bạn - không bao giờ trước điều đó. Cái giá đó phải được trả.

Câu hỏi 5

Tại sao người ta nói rằng sự sống là kì lạ hơn hư cấu?

Vì nó là vậy. Hư cấu là sản phẩm phụ của sự sống; làm sao chúng có thể kì lạ hơn sự sống được? Hư cấu chỉ là cái bóng của sự sống; làm sao chúng có thể kì lạ hơn bản thân sự sống được? Hư cấu do con người làm ra, và sự sống được Thượng đế làm ra. Bất kì cái gì con người có thể làm đều có những giới hạn; bất kì cái gì Thượng đế làm đều là vô giới hạn, vô hạn.

Con người có thể tạo ra hư cấu kì lạ, nhưng con người không thể tạo ra điều bí ẩn thực. Ngay cả hư cấu kì lạ nhất mà con người có thể tạo ra sẽ vẫn còn là sản phẩm của con người. Bạn có thể bị mê mải với nó, hay nhiều nhất gấp đôi, hay, nếu bạn rất trì trệ, nhiều nhất gấp ba. Ngay cả người trì trệ nhất cũng không thể đi xem cùng một phim bốn lần. Thế thì nó không còn là kì lạ nữa.

Nhưng sự sống là giống như công án Thiền; nó không có câu trả lời. Nó là dấu hỏi, và nó vẫn còn là dấu hỏi, và bạn càng truy hỏi trong nó, dấu hỏi càng trở thành lớn hơn. Bạn càng biết thêm về nó, bạn càng biết ít hơn. Một hôm nào đó, khi bạn đã thực sự biết nó, bạn tuyên bố dốt nát hoàn toàn của bạn. Đó là điều Socrates làm khi ông ấy nói, 'Tôi không biết một thứ gì.' Đó là điều Upanishads nói: 'Người nghĩ mình biết, là không biết. Và người nói mình không biết, là người biết - đi theo người đó, đi cùng người đó, giữ vết của người đó, không cho người đó đi thoát. Người đó có chìa khoá - người nói, "Tôi không biết."'

Tại sao? Những tuyên bố này là gì? Vấn đề là, khi bạn thực sự biết sự sống, đột nhiên nó được hiển lộ cho bạn, điều làm sao bạn có thể biết được? Sự sống là điều bí ẩn; nó không có giải pháp. Và mọi ngày, theo nhiều cách, bạn bắt gặp điều bí ẩn này. Nhưng vì bạn đã trở thành người am tường bạn không thấy những bí ẩn này. Bạn cứ lặp lại câu trả lời đờ đẫn nào đó mà là vô nghĩa, vô tích sự.

D. H. Lawrence đang bước đi trong vườn cùng với một cậu bé, và cậu bé hỏi, 'Bác nói cho cháu đi, tại sao cây là xanh?' Bây giờ, nếu có nhà khoa học nào đó, nhà khoa học ngu xuẩn nào đó, ông ấy chắc đã nói, 'Vì chất diệp lục,' hay cái gì đó như thế. Nhưng Lawrence không phải là nhà khoa học, và không là người ngu chút nào. Ông ấy là một trong những nhà huyền bí lớn mà phương Tây đã tạo ra, nhưng không được biết tới là nhà huyền bí. Một trong những người Tantra lớn mà phương Tây đã tạo ra, nhưng không được biết tới như người Tantra.

Nếu bạn không là nhà khoa học, người bình thường, bạn chắc đã cảm thấy lúng túng. Bạn chắc đã trả lời cái gì đó này khác, hay bạn chắc đã ép đứa trẻ giữ yên lặng. Bạn chắc đã nói, 'Khi nào cháu lớn lên, cháu sẽ biết.' Đó là điều các ông bố liên tục làm. Họ không biết, cả bố họ cũng không biết, cả bố của bố của họ cũng không biết - và họ liên tục nói, 'Khi con trở thành người lớn con sẽ biết. Đừng quấy rầy bố.'

Nhưng D. H. Lawrence là con người đích thực. Ông ấy nhìn vào mắt đứa trẻ và ông ấy nói, 'Chúng xanh bởi vì chúng xanh.' Ông ấy đang nói không có câu trả lời. 'Bác dốt' ông ấy nói - 'Bác dốt như cháu vậy.'

Và đừng nghĩ cho dù một khoảnh khắc rằng nếu bạn bắt gặp Thượng đế và bạn hỏi ông ấy tại sao cây là xanh... Ông ấy cũng sẽ nhún vai, tôi bảo bạn vậy. Ông ấy sẽ không có khả năng trả lời bạn, vì ông ấy không phải là thầy giáo trường.

Có lần điều đó xảy ra, một nhà thơ lớn, Coleridge, đã viết một bài thơ nhỏ. Một đứa trẻ ở nhà hàng xóm tới, vì bài thơ này đã được dạy trong trường học, và cô giáo thấy khó giải thích nó. Cho nên cô giáo nói với đứa trẻ này, 'Con sống ngay cạnh nhà nhà thơ này - con đi tới ông ấy đi. Ông ấy phải biết bài thơ này ngụ ý gì.'

Và Coleridge nhìn vào mắt đứa trẻ và nói, 'Vâng, khi bác viết nó, hai người biết nó ngụ ý gì - nhưng bây giờ chỉ một người biết.' Đứa trẻ nói, 'Người đó là ai? Người đó phải là bác!' Và nhà thơ cười, và ông ấy nói, 'Bác không phải là người đó. Khi bác viết bài thơ này, bác và Thượng đế biết nghĩa. Bây giờ chỉ Thượng đế biết.'

Và tôi bảo bạn ngay cả Thượng đế cũng chẳng biết. Tri thức là ngu xuẩn thế, Thượng đế không thể được nghĩ như người am tường. Thượng đế không là bác học, không là học giả, Thượng đế là người yêu. Bản thân Thượng đế là nhà thơ. Ông ấy hát bài thơ, nhưng bạn không thể mong đợi ông ấy biết nghĩa của nó. Ông ấy tạo ra hoa đẹp, nhưng bạn không thể mong đợi biết nghĩa của chúng. Thật ra không có nghĩa.

Một khi bạn biết nghĩa của cái gì đó, thế thì nó không còn nghĩa nữa. Để tôi nhắc lại điều đó: Một khi bạn biết nghĩa của bất kì cái gì, thế thì không còn nghĩa nữa, thế thì nó mất mọi nghĩa. Ngày bạn biết yêu là gì, yêu trở thành vô nghĩa. Bạn có thể biết hoá học của yêu - các hooc môn và hoá chất và thế này thế nọ - và thế thì yêu bị kết thúc.

Bất kì cái gì, khoảnh khắc bạn biết nghĩa của nó, đều trở thành vô nghĩa. Bản thân Thượng đế là nghĩa, nhưng ông ấy không biết nghĩa là gì. Đây là điều bí ẩn của sự sống. Bạn sẽ bắt gặp nó mọi ngày, nếu bạn có chút ít nhạy cảm hơn. Tri thức làm cho mọi người thành không nhạy cảm - tri thức làm cho họ thành người đần độn tới mức họ liên tục mang trong đầu họ nhiều tri thức. Và tri thức của họ không là gì ngoài việc dán nhãn.

Có đoá hoa đang nở, và ai đó hỏi, 'Nó là cái gì?' Và bạn nói, 'Hoa hồng.' Và bạn nghĩ bạn đã trả lời rồi sao? Đây có phải là câu trả lời không? Bằng việc gọi nó là một cái tên, bằng việc dán nhãn cho điều bí ẩn nào đó trong sự sống, bạn có nghĩ bạn biết không? Chỉ bằng việc nói nó là hoa hồng, bạn đã nói gì? Bạn đã chẳng nói lấy một lời về hoa hồng. Hoa hồng không có tên, đó chỉ là cách phân loại nó - một tiện dụng. Nhưng bạn ngụ ý gì bởi việc gọi nó là hoa hồng? Bạn có thể gọi nó bằng cái tên khác, và hoa hồng sẽ vẫn còn là hoa hồng. Cho nên cái tên không phải là hoa hồng. Thế thì nó là gì? Chỉ bằng việc gọi nó là cái tên, bạn bị lừa. Bạn nghĩ bạn biết; bạn đã dán nhãn nó. Việc dán nhãn không phải là việc biết - và cái gọi là khoa học liên tục chỉ làm việc dán nhãn.

Nếu bạn đi vào trong thế giới của các nhà khoa học, công việc của ông ấy là dán nhãn. Ông ấy liên tục dán nhãn. Ông ấy càng đặt nhiều nhãn lên thực tại, ông ấy càng trở thành nhà khoa học lớn hơn, ông ấy càng trở nên vĩ đại hơn. Và thế rồi chúng ta liên tục ném những cái nhãn đó vào đầu trẻ em, và bảo chúng nhồi nhét các cái nhãn đó, để cho chúng trở thành người biết.

Hoa hồng là điều bí ẩn lớn thế. Tennyson đã nói, 'Nếu tôi có thể hiểu một đoá hoa, rễ và tất cả, tôi chắc đã hiểu toàn thể sự tồn tại.' Vâng, trong một đoá hoa nhỏ toàn thể sự tồn tại được bao hàm - bằng việc biết một hoa nhỏ, bạn sẽ biết cái toàn thể của nó. Hay, chừng nào bạn chưa biết cái toàn thể của nó, bạn thậm chí không thể biết được bộ phận - cái toàn thể và bộ phận là cùng nhau thế.

Đó là lí do tại sao người ta nói rằng sự sống là kì lạ hơn hư cấu. Sự sống tới từ Thượng đế; chính cội nguồn là huyền bí. Sự sống là điều bí ẩn, và điều bí ẩn mà không có lời giải. Nó không giống như điều bí ẩn bạn thấy trong các tạp chí hay trong sách - tại phần sau của sách câu trả lời được cho. Không có phần sau của cuốn sách này. Mm? Bạn có thể liên tục tìm câu trả lời, nhưng không có câu trả lời viết ra ở bất kì chỗ nào.

Nghe vài câu chuyện này.

Có tám cậu bé bong bóng, với tóc dài, đi vào quán cà phê bên đường, và họ thấy anh chàng này tại bàn. Cậu ta có một cốc cà phê và một đĩa đầy trứng và thịt lợn xông khói và xúc xích. Vậy là họ đi tới chỗ cậu đó, cả tám người trong họ, và bắt đầu ăn chúng với cậu ta. Người thứ nhất rót cà phê lên đầu cậu ta, người thứ hai xiên xúc xích của cậu ta bằng chiếc dĩa và ấn chúng vào mắt cậu ta, người thứ ba đập tan chiếc đĩa trên đầu cậu ta, người thứ tư nhét thịt lợn xông khói vào tai cậu ta, và người thứ năm nói, 'Ô, tốt hơn cả chúng ta để cho cậu ta đi bây giờ và để bản thân chúng ta có cái gì đó để ăn và uống.'

Thế là họ đi qua người đang phục vụ và nói, 'Chẳng phải anh ta là kiểu người bảo vệ cho bản thân anh ta sao?'

Và người đang phục vụ nói, 'Không, và anh ta không phải là người lái xe giỏi đâu. Anh ta vừa chẹt qua tám chiếc mô tô đấy.'

Sự sống là giống nhiều với hư cấu. Những điều kì lạ xảy ra trong sự sống.

Ngày xưa có một người đàn ông, và một người đàn bà, họ có một con chó. Họ du hành trong cùng một khoang tầu hoả. Người đàn ông bắt đầu hút thuốc và con chó bắt đầu ho. Quí bà nói, 'Nếu ông không dừng hút thuốc tôi sẽ vứt thuốc lá của ông ra ngoài cửa sổ.' Người đàn ông không dừng hút thuốc, cho nên quí là lấy thuốc lá của ông ấy và ném nó ra ngoài cửa sổ. Thế rồi người đàn ông lấy ra điếu thuốc lá khác và bắt đầu lại hút. Con chó bắt đầu lại ho. Quí bà nói, 'Nếu ông không dừng hút thuốc tôi sẽ ném thuốc lá của ông ra ngoài cửa sổ nữa đấy.'

Thế là người đàn ông nói, 'Nếu bà vứt thuốc lá của tôi ra ngoài cửa sổ lần nữa, tôi sẽ vứt con chó của bà ra ngoài cửa sổ nữa đấy,' và tiếp tục hút thuốc. Thế là quí bà lấy thuốc lá của ông ấy và ném nó ra khỏi cửa sổ. Người đàn ông túm lấy con chó và vứt nó ra khỏi cửa sổ.

Khi họ tới ga tiếp con chó đã có đó đang đợi tầu hoả. Và bạn nghĩ nó có gì trong mồm? Thuốc lá.

Hay câu chuyện thứ ba này.

Bà Mildred quyết định mua một con vẹt để làm bạn đồng hành của mình. Cửa hàng thú cưng địa phương là một lựa chọn tốt, nhưng một con chim với bộ lông mầu lục và lam sáng lập tức thu hút sự chú ý của bà ấy khi đang mổ chùm nho. Điều khá tò mò là ông chủ tiệm dường như ngần ngại bán nó.

'Tôi nghĩ nó không thực sự là loại vẹt dành cho bà,' ông ấy giải thích một cách thoái thác.

'Sao lại không?'

'Nó không tới từ gia đình rất tử tế đâu. Bây giờ, nếu bà cẩn thận theo cách này, tôi nghĩ tôi có con chim...'

'Nhưng tôi không thích bất kì con nào trong những con kia, tôi muốn con này,' Mildred khăng khăng.

'Rất tốt, thưa bà.' Để ý tới sự loé sáng quyết tâm trong mắt của Mildred, ông chủ tiệm bán cho bà ấy con chim này và chiếc lồng được rèn bằng sắt đắt giá đi cùng nó.

Mildred để con vẹt trong phòng khách và nín thở đợi nghe lời đầu tiên của nó. Con vẹt vỗ cánh, nhìn quanh nhà, và nói, 'Nhà mới. Rất tốt.' Mildred sung sướng.

Vào bốn giờ rưỡi hai con gái thiếu niên của Mildred trở về từ trường. Con vẹt liếc mắt nhìn họ và nói, 'Gái mới. Rất tốt.'

Mildred vỗ tay vui mừng. Con vẹt này không chỉ là nột hạng cao quí, mà nó còn có cách xử sự hoàn hảo. Không ngạc nhiên gì người đàn ông ở cửa hàng thú cưng đã không muốn xa lìa nó!

Lúc năm giờ rưỡi chồng bà ấy Henry trở về từ văn phòng. Con vẹt bay tới phía trước chuồng và nói, 'Nhà mới. Gái mới. Cùng khách hàng cũ. Ông khoẻ không, Henry?'

Sự sống chắc chắn là kì lạ hơn hư cấu.

Câu hỏi 6

Thầy nói chúng tôi phải bỏ mọi tiếng nói bên trong mà bố mẹ chúng tôi, các thầy cô giáo và xã hội đã tạo ra trong chúng tôi. Nhưng bây giờ đôi khi tôi có cảm giác rằng lời của thầy đang trở thành cái gì đó như cái ở trong tôi. Làm sao tôi có thể xoay xở được điều đó?

Bạn sẽ phải giết tôi nữa. Đó là điều các Thiền sư ngụ ý khi họ nói, 'Nếu ông gặp Phật trong thiền, giết ông ấy ngay lập tức.' Điều đó không phải là bất kính về Phật, đó đơn giản là tình yêu và kính trọng lớn với Phật. Đó là tôn kính lớn lao.

Nhưng đệ tử một ngày nào đó phải được tự do với thầy nữa. Thầy có thể được dùng như chiếc nạng lúc bắt đầu, nhưng không mãi mãi. Bạn có thể dùng lời của tôi để bỏ các lời khác, nhưng lời của tôi cũng là lời, nhớ lấy - một ngày nào đó bạn phải bỏ chúng nữa, bằng không thì chẳng cái gì sẽ xảy ra. Bạn đã bỏ lời của bố bạn, lời của mẹ bạn, và bạn thay thế chúng bằng lời của tôi. Nhưng lần nữa bạn bị mắc vào trong lời. Bạn đã đổi kinh sách của bạn, nhưng kinh sách vẫn còn. Điều đó sẽ không giúp ích gì. Tâm trí được cần ở chỗ không lời nào tồn tại, không bám víu vào bất kì cái gì.

Nếu bạn thực sự yêu tôi, một ngày nào đó bạn phải làm hành động tối thượng đó nữa: bạn phải giết tôi nữa. Bạn phải bỏ tôi, bạn phải bỏ lời của tôi. Và điều đó không ngụ ý bất kính, nhớ lấy. Thật ra đó là điều tối thượng trong kính trọng, vì đó là điều tôi muốn bạn làm.

Bạn có chiếc gai trong chân, bạn cố khều chiếc gai nhọn đó ra bằng chiếc gai khác - bạn tìm chiếc gai khác trong vườn và bạn nhể chiếc gai đầu tiên ra bằng chiếc thứ hai. Nhưng bạn sẽ làm gì với chiếc gai thứ hai? Nó đã giúp đỡ; cám ơn, biết ơn đi - nhưng vứt nó đi, không bắt đầu tôn thờ nó.

Phật thường nói rằng thầy giống như chiếc bè. Bạn đi qua sông bằng bè - thế rồi bạn làm gì? Bạn biết ơn chiếc bè, nhưng bạn không mang chiếc bè trên đầu bạn vào thị trấn. Ông ấy nói: Có lần điều đó xảy ra, bốn kẻ ngu đi qua sông trên chiếc bè. Và ở bờ bên kia họ biết ơn chiếc bè tới mức họ đội chiếc bè trên đầu đi vào bãi chợ. Mọi người hỏi, 'Các ông đang làm gì? Các ông mang chiếc bè này đi đâu?' Họ nói, 'Bây giờ chúng tôi sẽ mang nó cả đời chúng tôi, vì đây là chiếc bè đã cứu mạng chúng tôi. Chúng tôi chắc đã bị ăn thịt bởi thú hoang nếu như chúng tôi ở lại bờ bên kia - chiếc bè này đã mang chúng tôi sang bờ bên này. Chúng tôi biết ơn thế, làm sao chúng tôi có thể bỏ chiếc bè này được? Chúng tôi sẽ mang nó đi cả đời chúng tôi.'

Bây giờ điều này là ngu xuẩn. Đây không phải là kính trọng, đây đơn giản là ngu xuẩn. Phật nói khi bạn đã đi qua sông rồi, cảm thấy cám ơn, nói lời cám ơn nồng nhiệt. Cúi lạy, chạm chân thầy, và đi tiếp.

Câu hỏi 7

Hôm nọ thầy đã cho bài giảng hay thế về mơ. Tôi muốn lắng nghe và hiểu thật nhiều, nhưng tôi phải tranh đấu để giữ cho mắt mở. Chung cuộc, tôi từ bỏ tranh đấu, nằm ra và ngủ trong phần còn lại của bài giảng. Khi thầy nói, 'Đây là điều tỏ ngộ là gì,' tôi thức dậy với cảm giác đã bỏ lỡ cái gì đó rất bản chất.

Đây là câu hỏi rất ngu nhưng tôi không biết làm sao đưa nó ra. Xin thầy bình luận về ngủ trong bài giảng?

Câu hỏi này là từ Anuprada. Anuprada, bạn có thể ngủ. Mọi người được phép làm bất kì cái gì mà cảm thấy thích nó là đúng trong khoảnh khắc này. Nếu bạn cảm thấy thích ngủ, rơi vào giấc ngủ đi. Chỉ một điều cần nhớ: Đừng ngáy - vì điều đó làm cho người khác thức.

Câu hỏi 8

Chẳng phải là mọi tác phẩm nghệ thuật, và mọi thơ ca, đều nảy sinh từ mâu thuẫn, từ trận chiến giữa có và không đó sao? Mục đích của tranh đấu này trong chúng ta chẳng phải ngụ ý im lặng sao?

Không phải mọi thơ ca, không phải mọi bức hoạ, không phải mọi âm nhạc, không phải mọi nghệ thuật đều nảy sinh từ mâu thuẫn. Nhưng chín mươi chín phần trăm nảy sinh từ mâu thuẫn. Đó là lí do tại sao chín mươi chín phần trăm nghệ thuật có hơi chút bệnh hoạn. Picasso là bệnh hoạn, Vincent van Gogh cũng vậy. Bạn bao giờ cũng sẽ thấy các nhà thơ, các hoạ sĩ, có chút ít ốm yếu đâu đó lập dị, dở hơi, gàn.

Bây giờ các nhà tâm lí nói rằng nếu bạn gàn mà vẽ tranh, điều đó giúp họ trở thành bình thường. Điều đó đã được thử trên khắp thế giới - 'trị liệu qua nghệ thuật' họ gọi nó là vậy. Nếu một người điên được cho các bức tranh để vẽ, bằng việc vẽ anh ta tống cái điên khùng của mình ra. Nếu anh ta liên tục vẽ, sau vài tuần bạn sẽ thấy anh ta quay về bình thường. Cái gì đó đã được tẩy ra khỏi anh ta qua nghệ thuật.

Sigmund Freud đã có thái độ này, rằng mọi nghệ thuật đều là bệnh hoạn. Không phải tất cả - tôi sẽ không đồng ý với ông ấy tới mức độ đó - nhưng chín mươi chín phần trăm của nó là vậy. Điều đó là từ mâu thuẫn, điều đó là từ xung đột, cọ sát. Mọi nghệ sĩ lớn đều khổ nhiều. Một Dostoevsky là người rất ốm bệnh. Từ ốm bệnh của mình, mâu thuẫn, từ xung đột bên trong của ông ấy, ra đời tác phẩm lớn như Anh em nhà Karamazov.

Van Gogh cũng vậy, rất không lành mạnh. Nhưng từ sự không lành mạnh của ông ấy mà những bức tranh lớn tới. Thật ra, có thể là bởi vì ông ấy đã vẽ, điều đó giữ cho ông ấy ở gần hơn với việc bình thường. Nếu như ông ấy mà không được phép vẽ ông ấy chắc đã phát điên sớm hơn. Nếu như Dostoevsky mà không được phép viết ông ấy chắc đã tự tử, ông ấy có thể đã phát điên sớm hơn. Những điều này giống như nôn mửa. Và tôi không nói rằng có cái gì đó kết án được trong nó, tôi đơn giản phát biểu một sự kiện: chín mươi chín phần trăm nghệ thuật là bệnh hoạn. Cho nên nếu con người trở nên lành mạnh, nếu con người trở nên bình thường, nếu con người trở nên có tính thiền hơn, loại nghệ thuật này sẽ biến mất.

Do đó có sợ trong tâm trí của các nghệ sĩ rằng nếu mọi người thực sự có tính thiền thế thì cái gì sẽ xảy ra cho nghệ thuật? Sẽ không có thơ hay và sẽ không có tác phẩm hay và sẽ không có tranh đẹp và không có âm nhạc hay. Không, họ không cần sợ - một phần trăm của nghệ thuật không bắt nguồn từ bệnh hoạn, nó bắt nguồn từ im lặng. Ajanta, Ellora, Khajuraho, chúng bắt nguồn từ tâm thức mang tính thiền bên trong, chúng bắt nguồn từ thiền.

Những tượng vĩ đại về Phật đã không bắt nguồn từ bệnh hoạn, chúng đã bắt nguồn từ kinh nghiệm bên trong lớn. Những ngôi đền vĩ đại của thế giới, những nhà thờ vĩ đại của thế giới, đã không bắt nguồn từ bệnh hoạn. Chúng là niềm hứng khởi, vươn ngày càng cao hơn lên trời - hướng tới siêu tâm thức, hướng tới Thượng đế.

Bài giảng của Jesus không phải là từ bệnh hoạn - đó là một phần trăm. Freud thậm chí sẽ không tính tới điều đó; ông ấy nghĩ ngay cả Jesus cũng bị thần kinh. Freud thậm chí sẽ không tính tới Phật - ngay cả các khẳng định của Phật cũng là thần kinh. Điều đó đi quá xa; theo cách đó bản thân Freud chứng tỏ là thần kinh. Thế thì về tâm lí riêng của ông ấy thì sao? Sáng tạo riêng của ông ấy thì sao? Nó là công trình nghệ thuật lớn - về nó thì sao? Nó có thần kinh không?

Và nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ tính Freud và Adler và Jung vào chín mươi chín phần trăm.

Nhưng, một phần trăm đã xảy ra, và một phần trăm đó có thể tăng trưởng nhiều hơn. Vâng, loại nghệ thuật này sẽ biến mất, kiểu nghệ thuật của Picasso sẽ biến mất, nếu mọi người có tính thiền nhiều hơn. Nhưng không cái gì bị mất. Nhiều nghệ thuật hơn với phẩm chất của một phần trăm đó sẽ đi vào trong thế giới.

Khác biệt là gì? Làm sao bạn sẽ biết khác biệt này? Nếu bạn đứng trước tượng Phật và thiền về nó trong nửa giờ, bạn sẽ thấy khác biệt này. Và thế rồi đi và thiền nửa giờ về tranh của Picasso, và bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay lập tức. Nửa giờ, và bức tranh sẽ bắt đầu dẫn bạn tới điên. Bạn sẽ cảm thấy rất không thoải mái, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rất rất bất ổn. Bạn không thể nhìn vào tranh của Picasso trong nửa giờ.

Thật ra Picasso không bao giờ có bất kì bức tranh nào trong phòng riêng của ông ấy - thậm chí tranh riêng của ông ấy. Một lần chuyện xảy ra, ai đó đã hỏi, 'Mọi người có khả năng đảm đương để có tranh của ông trong phòng khách của họ, trong phòng ngủ của họ - sao ông không có?' Ông ấy cười. Ông ấy nói đùa, 'Vì tôi không thể đảm đương có được.' Nhưng đó không phải là điều thực. Có tranh của Picasso trong phòng ngủ của bạn ngụ ý ác mộng chắc chắn - điều đó là nguy hiểm. Và Picasso phải biết. Ông ấy đã khổ từ những bức tranh đó; bây giờ thêm chúng là không cần thiết.

Một loại nghệ thuật mới sẽ đi vào trong thế giới nếu đa số lớn mọi người trở nên có tính thiền, cái đó sẽ là duyên dáng, im lặng, cái đó sẽ có phẩm chất của cái gì đó siêu việt. Quan sát nó, nhìn vào nó, bạn sẽ bắt đầu bay hơi trong bầu trời. Nó sẽ mang tới cho bạn thông điệp của Thượng đế; nó sẽ mang tới cho bạn thông điệp của những khả năng vô hạn riêng của bạn.

Đi và xem Taj Mahal - đó là phẩm chất đó. Cái đẹp không chỉ trong kiến trúc của nó, cái đẹp là cái gì đó siêu việt. Trong đêm trăng tròn, chỉ ngồi cạnh Taj Mahal, bạn được chuyển tới thế giới khác. Bạn sẽ quay lại bình thản hơn, yên tĩnh hơn; bạn sẽ cảm thấy thanh bình nảy sinh trong bạn. Nó là âm nhạc trong đá cẩm thạch, nó là thơ ca trong đá cẩm thạch - và thơ ca với phẩm chất của Upanishad, Gita, Dhammapada, Bài giảng trên núi, Đạo Đức Kinh.

Nghệ thuật một phần trăm đó sẽ tăng trưởng, nếu bạn tăng trưởng trong im lặng. Nhưng nghệ thuật thần kinh, nghệ thuật bệnh hoạn sẽ biến mất. Và điều tốt là nó biến mất.

Câu hỏi 9

Con hoang là gì?

Bây giờ điều này có hơi chút quá kĩ thuật. Và tôi tự hỏi tại sao ai đó quan tâm nhiều thế về từ 'con hoang' này. Câu hỏi này đã tới một lần trong vài ngày trước dưới một cách khác; bây giờ nó lại ở đây. Dường như là trong lương tâm của ai đó từ này đang ngồi đó nặng nề - ai đó bị rối bởi từ này.

Nhưng vì bạn đã hỏi, tôi sẽ phải nói cho bạn đôi điều. Con hoang tới theo đủ mọi kích cỡ và mọi hình dáng; về căn bản chúng có thể được chia thành ba loại. Trước hết, một giai thoại nhỏ, và thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu chúng dễ dàng hơn.

Một đôi háo hức được nhân viên hạt vội vàng điền vào giấy đăng kí kết hôn, và thế rồi họ lao tới thẩm phán hoà giải.

'Tôi rất tiếc,' thẩm phán nói, khi ông ta nhìn vào giấy đăng kí, 'nhưng nó không có tên con gái trên nó.' 'Ông không thể cho tên đó vào được sao?' cô gái hỏi. 'Quả thực không,' thẩm phán nói, 'anh chị phải đem nó về nhân viên hạt để làm.'

Thế là họ vội vàng quay lại nhân viên này, và khi họ trở lại với ông thẩm phán, ông ta nhìn vào giấy đăng kí lần nữa và nói, 'Không có ngày tháng trên nó.' 'Nhưng ông không thể...' 'Không đâu!'

Thế là họ trở lại với nhân viên này. Một lần nữa họ xuất hiện trước ông thẩm phán, và lần này ông ấy nói, 'Nó không có dấu của hạt trên nó. Và đừng có yêu cầu tôi đóng dấu lên nhé. Đó không phải là việc của tôi. Đem nó lại cho nhân viên hạt đi.'

Chán ghét hoàn toàn, đôi này quay về nhân viên quận, và cuối cùng trở lại nhà của thẩm phán. 'Này, điều đó là tốt hơn rồi,' ông thẩm phán nói khi ông ta chấp thuận giấy đăng kí. Thế ông ta nhìn lên lần đầu tiên để ý thấy một cậu bé ba tuổi đi cùng đôi này.

'Thằng bé kia là con ai vậy?' ông ta hỏi. 'Của chúng tôi đấy,' cô gái trả lời. 'Của anh chị à? Điều đó có nghĩa anh chị đã có đứa bé này trước khi anh chị...'

'Vâng,' bố đứa bé nói. 'Trước khi chúng tôi lấy nhau.'

'Này, tôi coi điều đó không phải là chuyện của tôi,' ông thẩm phán nói, 'nhưng tôi hi vọng anh chị nhận ra rằng thằng bé này là con hoang kĩ thuật.'

'Điều đó chẳng kì lạ sao,' ông bố trẻ bẻ lại. 'Đó đích xác là điều nhân viên quận đã nói ông là vậy!'

Cho nên loại thứ nhất là con hoang kĩ thuật. Điều đó ngụ ý người được sinh ra chỉ từ yêu, không có bất kì giấy đăng kí kết hôn nào - người được sinh ra mà không có hôn nhân. Nhưng đó không phải là loại tồi nhất. Loại tồi nhất là người được sinh ra từ hôn nhân mà không có yêu. Và loại đó tồn tại cả triệu người; đó là phần lớn nhân loại.

Đó là con hoang thực. Đây chỉ là con hoang kĩ thuật - con trai hay con gái được sinh ra từ yêu vô cùng. Không cái gì sai trong nó; nó chỉ là vấn đề kĩ thuật, không cái gì về căn bản là sai. Nó là đứa con hoàn hảo; đó là cách nó phải vậy.

Trong một thế giới tốt hơn, những người này sẽ không bị gọi là con hoang - vì nó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn mọi vật. Những người này sẽ được kính trọng nhiều hơn những người được sinh ra chỉ từ giấy đăng kí kết hôn, hôn nhân, pháp lí, bằng không thì không có tình yêu. Không có tình yêu được hình thành, không có tình yêu được sinh ra - họ là con hoang thực. Và những con hoang thực này liên tục gọi loại thứ nhất là 'con hoang'.

Nhưng ngay cả điều đó cũng không là tồi nhất. Con hoang thực thực sự là loại thứ ba người được sinh ra không từ yêu không từ hôn nhân, chỉ ngẫu nhiên. Đây là ba loại cơ bản. Nhưng tại sao bạn lo nghĩ? Nếu bạn thuộc loại thứ nhất, là hạnh phúc hoàn hảo đi.

Tôi không biết tại sao Jesus đã không làm phúc lớn lên các con hoang: 'Được phúc lành là các con hoang, vì vương quốc của họ là vương quốc của Thượng đế, vì họ được sinh ra từ tình yêu thuần khiết.' Mm? ông ấy đáng ra có thể đã làm phát biểu này chứ. 'Thống khổ dồn lên những con hoang thực sự! Vì họ chỉ được sinh ra từ hôn nhân, do đó họ sẽ sống trong địa ngục.'

Và tôi không biết bất kì chỗ nào khác nơi chúng ta có thể gửi người thực thực sự tới.

Đừng lo nghĩ, đừng coi nó là nghiêm chỉnh, đừng để nó nghiền nát bạn. Từ tình yêu, điều đó là hoàn toàn tốt - từ tình yêu là từ Thượng đế. Hôn nhân là phát minh xã hội, là thể chế. Sớm hay muộn, hôn nhân sẽ biến mất - phải biến mất. Mọi người phải sống trong yêu. Tại sao mọi người phải cố sống trong thể chế? Tại sao mọi người phải cố sống trong hôn nhân? Hôn nhân đã được tạo ra vì mọi người không chịu trách nhiệm, hôn nhân đã được tạo ra bởi vì mọi người không yêu. Hôn nhân là cái thay thế - cái gì đó bị thiếu trong cuộc sống thực của mọi người, cho nên hôn nhân đã được tạo ra.

Một khi bạn yêu người đàn bà hay người đàn bà yêu bạn, yêu là đủ! Yêu sẽ chăm nom bản thân nó. Và nếu yêu không thể chăm nom cho bản thân nó, cái gì khác có thể chăm nom? Thế thì chỉ có giấy đăng kí.

Như tôi thấy nó, trong một trăm hôn nhân chín mươi chín hôn nhân chỉ là mãi dâm được cấp phép. Chúng không là hôn nhân. Hôn nhân chỉ là hôn nhân thực khi nó phát triển ra từ yêu. Hợp pháp, bất hợp pháp không thành vấn đề. Điều thực thành vấn đề là yêu. Nếu yêu tồn tại giữa hai người, nó là phúc lành. Nếu yêu không tồn tại giữa hai người, thế thì mọi luật pháp của bạn gắn lại với nhau không thể bắc cầu qua họ được. Thế thì họ tồn tại tách biệt, thế thì họ tồn tại tách rời, thế thì họ tồn tại trong xung đột, thế thì họ bao giờ cũng tồn tại trong chiến tranh. Và họ tạo ra mọi loại rắc rối cho nhau. Họ khó chịu lẫn nhau, chì chiết lẫn nhau, sở hữu lẫn nhau, bạo hành, áp bức, chi phối, độc tài.

Trong một thế giới tốt hơn, với nhân loại tốt hơn, mọi sự sẽ là khác. Trong một thế giới tốt hơn, trẻ em được sinh ra từ tình yêu sẽ không bị gọi là con hoang; đứa trẻ chỉ được sinh ra từ giấy đăng kí kết hôn, luật pháp, sẽ bị gọi là con hoang.

Xem tiếp Chương 9Quay về Mục Lục Tập 2

Quay về Mục Lục Toàn Tập

Ads Belove Post