Chương 3. Hương vị bí mật của mật trên lưỡi

Chương 3. Hương vị bí mật của mật trên lưỡi

Price:

Read more

Osho - Đạo: Đường vô lộ (Tập 2)
Chương 3. Hương vị bí mật của mật trên lưỡi


Một người tên là Hoa Tử ở đất Dương Lí nước Tống, khi đứng tuổi mắc bệnh quên, sáng lấy cái gì thì tối quên rồi, tối cho ai cái gì thì sáng đã quên rồi, đi đường thì quên mình định đi đâu, ở nhà thì quên ngồi, lúc này quên lúc trước, lúc sau quên lúc này. Cả nhà rầu rĩ lắm.
Nhờ thầy bói cho, quẻ không dạy gì cả; nhờ thầy pháp cúng cho, không hết; nhờ thầy lang trị cho, cũng trơ trơ.
Nước Lỗ có một nho sinh tự giới thiệu là có thể trị được. Vợ con Hoa tử hứa nếu trị được thì xin tặng nửa gia tài.
Nho sinh đó bảo:
- Bệnh đó vốn không thể bói mà biết được, không thể cúng mà hết được, không thể dùng thuốc mà trị được.
Tôi thử sửa tâm tính ông ấy, đổi trí lự ông ấy, may ra đỡ được chăng.
Thế rồi nho sinh đó cởi hết áo của Hoa tử ra, thấy ông ta đòi mặc; bắt ông ta chịu đói, thấy ông ta đòi ăn; nhốt ông ta vào chỗ tối, thấy ông ta đòi ra chỗ sáng. Và nho sinh đó vui vẻ bảo con Hoa tử:
- Bệnh có thể chữa được đấy; nhưng phương của tôi bí truyền, không thể cho người khác biết được. Xin ngăn hết các người chung quanh, để tôi ở riêng với ông nhà bảy ngày.
Người nhà làm theo, không biết nho sinh đó trị cách nào mà căn bệnh đã mấy năm đó khỏi hẳn.
Hoa tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng, đuổi vợ, đánh con, vác cây mác đuổi nho sinh.
Người Tống níu lại, hỏi tại sao, Hoa tử đáp:
- Trước kia tôi quên hết, thanh thản, không biết trời đất có hay không nữa. Nay bừng tỉnh, những gì xảy ra mấy chục năm nay, còn hay mất, thua hay được, vui buồn, yêu ghét, bời bời muôn mối trong lòng, tôi sợ những nỗi còn mất, thua được, vui buồn, yêu ghét lại sẽ làm rối loạn trong lòng tôi nữa; có muốn quên một lát, phỏng còn được nữa không?
Đây là một trong những chuyện ngụ ngôn vĩ đại nhất của Liệt Tử, hàm chứa ý nghĩa và sáng suốt sâu lắng. Nó dựa trên kinh nghiệm lớn lao về thế giới tâm thức bên trong. Nó là ngược đời nhưng nó chỉ ra cái gì đó tuyệt đối.
Chúng ta đi vào trong nó rất êm ái, tinh tế, cẩn thận. Nó có nhiều điều cho bạn, nó có nhiều điều chỉ ra cho bạn. Nó có thể cho bạn sáng tỏ lớn lao trên con đường của bạn. Nhưng trước khi chúng ta đi vào trong, vài mô thức về Đạo giáo sẽ có ích.
Thứ nhất, Đạo giáo tin rằng trí nhớ là vấn đề. Bởi vì trí nhớ chúng ta không thực sự sống động. Trí nhớ níu chúng ta lại trong quá khứ, nó chưa bao giờ cho phép chúng ta ở trong hiện tại. Nó là trọng lượng chết. Và nó cứ lớn lên mọi ngày. Mọi ngày quá khứ đều trở nên ngày một lớn hơn và lớn hơn và lớn hơn. Mọi ngày càng nhiều kinh nghiệm, càng nhiều trí nhớ, trở nên được tích luỹ lại. Và chúng níu bạn lại.
Đứa trẻ là tự do. Nó không có quá khứ. Người già không tự do. Người đó có quá khứ dài. Đứa trẻ không có gì để nhìn lại sau, nó có mọi thứ để nhìn về phía trước - nó có tương lai đang mở ra cho nó, cuộc phiêu lưu lớn. Người già không có gì trong tương lai. Mọi thứ đã xảy ra rồi. Và mọi thứ đã xảy ra rồi cứ làm huyên náo tâm trí người đó. Nó là trọng lượng kéo người đó xuống hướng về đằng sau, nó không cho phép người đó đi cùng thời gian. Người đó tụt lại sau.
Trí nhớ là điều bắt rễ bạn vào quá khứ. Chừng nào bạn chưa trở nên tự do với quá khứ tới mức bạn không cần nhìn lại - trí nhớ không còn quấy rối bạn, trí nhớ không còn che mờ bạn - bạn sẽ không có khả năng sống trong hiện tại. Và nếu bạn không thể sống được trong hiện tại thì tương lai không phải là của bạn - bởi vì tương lai được tiếp xúc chỉ qua việc sống trong hiện tại, tương lai trở thành thực tại chỉ qua việc sống trong hiện tại. Hiện tại là cánh cửa qua đó tương lai đi vào và quá khứ đi ra. Nếu bạn nhìn vào quá khứ bạn sẽ bỏ lỡ tương lai, bởi vì trong lúc bạn nhìn vào quá khứ, tương lai đang đi vào trong hiện tại và bạn không thể nhìn cả hai điều này đồng thời được. Bạn có mắt để nhìn phía trước, bạn không có mắt ở sau đầu bạn. Tự nhiên chưa bao giờ dự định cho bạn nhìn lại sau bằng không thì mắt bạn đáng phải có ở sau đầu bạn chứ. Tự nhiên đã dự định rằng bạn nên nhìn về phía trước, tự nhiên đã không trao cho bạn bất kì công cụ nào để nhìn về phía sau.
Cho nên khi bạn nhìn ra sau bạn phải quay lưng lại, và trong khoảnh khắc bạn nhìn ra sau và đầu bạn quay vào quá khứ đã chết, tương lai đang biến thành hiện tại. Bạn sẽ bỏ lỡ việc sinh đó, bạn bao giờ cũng sẽ bỏ lỡ tương lai đang biến thành hiện tại - và đó là thực tại duy nhất có đó.
Bây giờ, điều gì xảy ra? Nếu bạn quan tâm quá nhiều tới quá khứ, bị gắn bó quá nhiều với kí ức của bạn, bạn bắt đầu tạo ra tương lai không thực nữa - trong tưởng tượng. Người bị quá gắn bó với quá khứ cũng phóng chiếu tương lai. Người đó sống trong kí ức và qua kí ức người đó tạo ra tương lai tưởng tượng. Cả hai đều không thực. Quá khứ không còn nữa, bạn không thể sống lại nó được nữa, không có khả năng nào. Cái đã qua rồi là qua mãi mãi, không thể nào đem nó lại được. Bởi vì đem nó lại là không thể được, bạn bắt đầu tưởng tượng một kiểu tương lai tương tự, cái gì đó tương tự - chút ít được trang điểm hơn, chút ít dịu ngọt hơn, chút ít tốt hơn. Bạn bắt đầu tưởng tượng tương lai nhưng tương lai đó dựa trên kinh nghiệm quá khứ của bạn. Nó có thể dựa trên cái gì khác được?
Bạn yêu người đàn bà. Gần như mọi thứ đều tốt trong người đàn bà này ngoại trừ vài điều thôi. Bây giờ bạn phóng chiếu một giấc mơ: trong tương lai bạn sẽ thấy người đàn bà, người sẽ tốt như người đàn bà quá khứ nhưng với thói quen sai đã bị dẹp đi, với những thói quen sai đã bị gạt bỏ. Trong tương lai bạn sẽ có ngôi nhà đẹp như trong quá khứ, còn đẹp hơn - nhưng bạn sẽ xoay xở để có vài điều mà đã không có đó trong quá khứ.
Tưởng tượng của bạn không là gì ngoài quá khứ được thay đổi. Đây là cách mọi người đang sống. Quá khứ không còn nữa và tương lai không là gì ngoài ham muốn để lặp lại quá khứ - tất nhiên, theo cách tốt hơn, nhưng nó là cùng quá khứ đó thôi. Bạn ăn cái gì đó hôm qua, bạn muốn ăn nó lần nữa ngày mai. Hôm qua bạn đã yêu người đàn ông hay đàn bà, ngày mai bạn sẽ lại thích yêu người đàn ông hay đàn bà. Bạn muốn lặp lại.
Tâm trí là cái máy lặp lại; tâm trí liên tục khao khát về cùng một thứ. Và mọi khoảnh khắc thực tại đều là mới; nó chưa bao giờ như cũ. Bạn không thể bước vào cùng một dòng sông hai lần. Cuộc sống là việc chuyển động, thay đổi liên tục. Chỉ thay đổi là thường hằng, mọi thứ khác đang thay đổi. Chỉ sự thay đổi là không thay đổi. Đó là thực tại.
Nhưng thế thì bạn tạo ra thực thể rởm, giả của việc bịa đặt riêng của bạn - được bịa ra trong tâm trí, được chế tạo bởi ham muốn của bạn - và bạn bắt đầu sống trong nó.
Đạo giáo nói rằng để hiện hữu trong thực tại người ta phải thoát ra khỏi tâm trí của mình, người ra phải trở thành vô trí. Để hiện hữu trong thực tại người ta phải nhổ bật gốc rễ bản thân mình khỏi quá khứ, người đó phải quên quá khứ đi. Để nhớ cái đang đó, mắt phải không bị che mờ hoàn toàn bởi quá khứ - chỉ thế thì bạn mới có thể nhìn vào trong thực tại được. Mắt bị che mờ bởi quá khứ là mắt bị mù. Bạn không thực sự mù, bạn chỉ bị che mờ bởi quá khứ. Bạn không thể thấy được trực tiếp vì nhiều tấm màn che lấp mắt bạn. Những tấm màn đó đã được quá khứ tạo ra.
Một người xúc phạm bạn hôm qua và hôm nay bạn bắt gặp người đó trên đường. Quá khứ nảy sinh. Tấm màn rủ xuống che lấp mắt bạn. Đây là cùng người đã xúc phạm bạn. Bạn phải báo thù. Bạn phải chơi lại người đó theo cùng kiểu - ăn miếng trả miếng. Bạn bắt đầu nổi giận, bạn phát rồ. Bây giờ bạn đang bỏ lỡ người này. Có thể rằng người này không còn là cùng người đó nữa; thực ra, người đó không thể là cùng người đó được. Người đó có thể đã hối hận, người đó có thể đã suy nghĩ đăm chiêu cả đêm, người đó có thể đã quyết định tới bạn và xin lỗi, người đó có thể tới để xin lỗi bây giờ. Nhưng bạn không thể thấy được. Mắt bạn bị che mờ bởi giận dữ và giận của bạn tô mầu cho thực tại. Cho dù người đó cố xin lỗi, bạn vẫn sẽ nghĩ rằng người đó phải đang cố lừa dối bạn, hay người đó đã trở nên sợ việc trả thù của bạn, hay người đó là người tinh ranh - cảnh giác vào, nó đang định lừa mình thôi, dối mình thôi. Ngay bây giờ nó đang cố làm bạn bè với mình nhưng một ngày nào đó nó sẽ lại gây rắc rối cho mình.
Tất cả những ý nghĩ này sẽ có đó và bạn sẽ không có khả năng thấy người đó là gì, bạn sẽ bỏ lỡ thực tại. Và khi thấy tất cả những mây mù này trên mặt bạn, có mọi khả năng là, mặc dầu người đó đã tới để xin lỗi, người đó bây giờ có thể không xin lỗi nữa. Thấy rằng bạn đang trong cơn thịnh nộ và bạn sẽ không hiểu, người đó có thể đổi ý. Chúng ta ảnh hưởng lẫn nhau. Và thế thì, nếu người đó đổi ý, ý niệm của bạn được xác nhận, chúng thậm chí trở nên mạnh hơn. Đây là cách mọi sự đang xảy ra.
Người có sáng tỏ không bao giờ mang quá khứ. Người đó đơn giản nhìn vào thực tại mà không có can nhiễu nào từ quá khứ. Đó là nghĩa của câu chuyện này. Vứt bỏ kí ức nghĩa là vứt bỏ tâm trí. Vứt bỏ tâm trí nghĩa là vứt bỏ toàn thế giới. Vứt bỏ tâm trí nghĩa là vứt bỏ bản ngã - thế thì bạn không còn định tâm vào cái ta, thế thì bạn không có tâm trí nào về bất kì cái gì. Thế thì bạn sống cuộc sống mà không có tâm trí riêng của bạn - đó là nghĩa của Đạo. Thế thì tâm trí của Thượng đế vận hành qua bạn, bạn không có tâm trí riêng của bạn. Bạn vận hành nhưng bây giờ bạn không vận hành từ trung tâm riêng của bạn. Bây giờ trung tâm của cái toàn thể trở thành trung tâm của bạn. Bạn hành động nhưng bạn không là người làm thêm nữa, Thượng đế hành động. Buông xuôi của bạn là toàn bộ.
Mới hôm nọ tôi đã đọc một chuyện ngụ ngôn Hasid hay.
Một thanh niên hỏi một giáo sĩ già, 'Trong quá khứ, vào thời xưa, những ngày vàng son, chúng tôi đã nghe nói rằng mọi người vẫn thường thấy Thượng đế bằng mắt họ, mọi người thường đối diện với Thượng đế. Thượng đế thường bước đi trên đất, Thượng đế thường gọi tên mọi người. Thượng đế rất gần gũi. Điều gì đã xảy ra bây giờ? Sao Thượng đế không gần gũi thế? Sao chúng tôi không thể thấy ngài một cách trực tiếp? Sao ngài ẩn kín? Ngài đã đi đâu rồi? Sao ngài đã quên trái đất? Sao ngài không bước đi thêm nữa trên đất? Sao ngài không cầm tay những người đang loạng choạng trong bóng tối? Ngài vẫn thường làm điều đó trước đây.'
Ông giáo sĩ già nhìn đệ tử này và nói, 'Con ơi, ngài vẫn ở đó nơi ngài ở đấy thôi, nhưng con người đã quên mất cách cúi mình xuống đủ thấp để nhìn thấy ngài.'
Cúi mình xuống thấp... Con người đã quên mất cách cúi mình thấp, con người đang đứng một cách ngạo mạn, con người đang đứng rất tự kiêu, con người đang đứng rất thẳng, con người đang đứng tách rời khỏi Thượng đế, con người đã trở thành hòn đảo, con người không còn là một phần của vũ trụ, một phần của cái toàn thể. Thượng đế vẫn ở đích xác nơi ngài thường ở - ngài vẫn cố cầm tay bạn nhưng bạn không sẵn lòng. Ngài vẫn đối diện với bạn nhưng bạn nhìn sang bên. Ngài vẫn ở đó, gọi tên bạn, nhưng bạn đầy những tiếng ồn riêng của bạn, nói chuyện bên trong, liên tục huyên thuyên - bạn đã trở thành kẻ huyên thuyên.
Con người đã quên mất cách cúi mình thấp, cúi xuống.
Ở phương Đông, cúi mình bao giờ cũng là điệu bộ rất có ý nghĩa. Đệ tử tới thầy, cúi lạy, nằm dài ra đất. Đó là điệu bộ của buông xuôi. Người đó nói, 'Tôi không còn nữa.' Người đó nói, 'Tôi sẽ không tồn tại thêm nữa như bản thân tôi. Bây giờ tôi sẽ là phương tiện, tôi sẽ thụ động. Thầy rót vào và tôi sẽ là bụng mẹ, thầy rót vào và tôi sẽ là nơi nhận. Tôi sẽ không tranh đấu. Tôi buông xuôi.' Trong buông xuôi đó, cái gì đó cực kì có giá trị xảy ra.
Với thầy bạn bắt đầu học ABC về buông xuôi - thế rồi một ngày nào đó, khi bạn đã học được buông xuôi là gì, bạn thử nó với Thượng đế. Thầy chỉ là vườn trẻ, chỉ là bắt đầu, bắt đầu của buông xuôi. Khi bạn đã học được niềm vui của nó, cái đẹp của nó, phúc lành của nó, thế thì bạn muốn đi tiếp vào biển sâu hơn. Bạn đã học bơi chỗ gần bờ, bây giờ bạn muốn đi tới điểm xa nhất. Thế thì Thượng đế là sẵn có. Nhưng nếu bạn tồn tại như bạn vậy, nếu bạn tồn tại như cái ta, thế thì điều đó là không thể được. Thế thì bạn tồn tại như một bản ngã.
Bản ngã là điều chuyện ngụ ngôn này ngụ ý bởi kí ức. Các chuyện ngụ ngôn của Đạo là rất tinh tế.
Bây giờ chúng ta đi vào trong nó.
Một người tên là Hoa Tử ở đất Dương Lí nước Tống, khi đứng tuổi mắc bệnh quên.
Đó là cách nói rằng người đó trở thành thiền nhân.
Đó là cách diễn đạt của Đạo nhân - mất trí nhớ, mắc bệnh quên. Nó nghĩa là: trở thành vô cá nhân. Nó nghĩa là: trở thành vô bản ngã. Nó nghĩa là: trở nên thoát khỏi nắm giữ của tâm trí, vứt bỏ trọng lượng của quá khứ. Nó không phải là cái gì đó bị kết án, nhớ lấy, nó là đánh giá cao.
Trong giới Đạo nhân, khi ai đó nói 'Ông ấy đã bị bệnh quên' người đó đang ca ngợi người này, nhớ lấy. Đạo nhân có cách nói riêng của họ về mọi thứ, cách thức rất đặc thù để nói về mọi thứ. Nhưng nghĩa của điệu bộ của họ là sâu lắng.
Một người tên là Hoa Tử ở đất Dương Lí nước Tống, khi đứng tuổi mắc bệnh quên.
Ông ấy trở thành vô trí, ông ấy quên mất tất cả về quá khứ của mình, ông ấy quên tất cả điều đã xảy ra - cứ dường như mọi bụi bặm trên tấm gương đã rơi đi mất. Ông ấy đi tới tồn tại trong hiện tại - đó là điều nó ngụ ý. Ông ấy không còn trong quá khứ nữa, ông ấy đã không tồn tại qua quá khứ, ông ấy đã không vận hành qua quá khứ, ông ấy đã bắt đầu vận hành trong hiện tại ngay lập tức. Khoảnh khắc sang khoảnh khắc, ông ấy sống bây giờ - không thu thập, không tích luỹ, không tích trữ tri thức nào hay thông tin nào. Bất kì cái gì mà tính toàn bộ đem tới trong khoảnh khắc đều là tất cả. Nếu ông ấy cảm thấy đói, ông ấy tìm thức ăn, nhưng ông ấy không có ý tưởng nào về thức ăn gì ông ấy đã ăn trước đây. Và khoảnh khắc ngon miệng của ông ấy được hoàn thành, ông ấy quên tất cả về nó. Ông ấy không mang ý tưởng này trong tâm trí, ông ấy không có tưởng tượng về thức ăn, dù là trước hay sau. Khoảnh khắc này là tất cả, bây giờ và ở đây là tất cả, không có rồi thì và không có ở kia.
Đây là tỏ ngộ đầu tiên - khi một người trở nên được thoát khỏi bắt giữ của quá khứ, nắm giữ của quá khứ, hệt như con rắn trườn ra khỏi bộ da cũ. Ông ấy đã trở thành tuyệt đối mới, như cây cối, sau khi rũ bỏ mọi lá cũ trong mùa lá rụng, đã đâm chồi những lá mới. Khoảnh khắc cái gì đó trở thành cũ, một khoảnh khắc cũ, nó bị bỏ ngay lập tức. Người ta cứ trượt đi trượt lại vào hiện tại. Nó là phong cách sống mới toàn bộ - cách thức của Đạo, cách thức của Thiền, cách thức của tính chất sannyas.
Quan sát nó trong cuộc sống riêng của bạn. Bạn sống thế nào? Bạn có đem quá khứ vào đi vào lại không? Vậy bạn bao giờ cũng sống qua quá khứ sao? Cuộc sống của bạn có bị tô mầu bởi kí ức không? Thế thì bạn đang sống cuộc sống trần tục. Sống trong kí ức là sống trong thế giới, sansara; sống không kí ức là sống trong Thượng đế, sống không kí ức là sống trong niết bàn, chứng ngộ.
Nhớ lấy, bằng việc nói rằng Hoa Tử mất kí ức, bị bệnh quên, bạn không nên dịch nó thành có nghĩa là ông ấy trở nên đãng trí, không. Điều đó không phải là nghĩa của nó. Trở nên đãng trí là điều khác toàn bộ. Nó là bệnh, bệnh đãng trí nghĩa là kí ức vẫn còn bền vững nhưng trở nên bị bóp méo. Bạn biết nhưng bạn không biết một cách khắng khít. Người đãng trí không phải là con người của Đạo. Người đãng trí đơn giản bị đãng trí. Người của Đạo là ở trong hiện tại rất nhiều, người đó không bị đãng trí. Thực ra, người đó ở trong hiện tại nhiều tới mức kí ức không thể can nhiễu được. Hiện diện của người đó là mênh mông; hiện diện của người đó là mạnh mẽ, ánh sáng của sự hiện diện mạnh tới mức kí ức không thể can nhiễu vào được. Người đó vận hành từ hiện tại, bạn vận hành từ kí ức.
Cho nên khi ai đó trở nên đãng trí người đó trông như bị ốm - cũng là tự nhiên - bởi vì người đó cứ quên hoài. Nhưng đấy không phải là người đó thực sự quên, người đó nhớ rằng người đó đã quên - khác biệt này phải được hiểu. Người đó nhớ rằng người đó đã quên; người đó biết rằng người đó biết và vậy mà người đó không thể nhớ được nó. Đó là người đãng trí.
Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về Thomas Edison. Ông ấy là người có thể được gọi là đãng trí hoàn hảo.
Một hôm ông ấy đi vào tiệm ăn, ăn bữa trưa, bước ra và gặp người bạn ngoài cửa, ngay trên phố. Họ nói chuyện vài phút và rồi người bạn nói, 'Sao ông không đi cùng tôi và cùng ăn trưa?' Thế là ông ấy nói, 'Phải đấy. Ông làm tôi nhớ ra. Tôi đến để ăn trưa mà.'
Thế rồi họ đi vào bên trong tiệm ăn lần nữa. Thức ăn được đưa lên. Người bạn nói với Edison, 'Ông trông hơi phân vân.' Và Edison nói, 'Vâng. Có vấn đề gì nhỉ? Tôi không cảm thấy thèm ăn chút nào.' Và người phục vụ cười to và anh ta nói, 'Thưa ngài, ngài đã ăn bữa trưa ở đây chỉ mới năm phút trước.'
Đây là đãng trí.
Có lần chuyện xảy ra là ông ấy quên mất tên riêng của mình. Ông ấy đang đứng xếp hàng và khi đến lượt ông ấy và tên ông ấy được xướng lên, ông ấy bắt đầu nhìn đây đó, tìm người có tên vừa được đọc. Và thế rồi ai đó đứng đằng sau ông ấy nói với ông ấy, 'Thưa ông, như tôi biết, ông là Edison. Cho nên ông đang tìm ai vậy?' Và Edison nói, 'Cám ơn ông. Thực ra, tôi đã quên hoàn toàn rồi.'
Đây là đãng trí. Edison không phải là con người của tỏ ngộ; ông ấy vẫn sống trong kí ức nhưng kí ức của ông ấy là mớ hỗn độn. Ông ấy không thể hình dung ra được cái gì là cái gì. Ông ấy không phải là vị Phật, ông ấy không phải là Hoa Tử. Ông ấy không sống trong khoảnh khắc, ông ấy vẫn sống trong quá khứ. Tất nhiên, quá khứ của ông ấy là rất bát nháo. Đãng trí là quá khứ láo nháo, kí ức láo nháo, trí nhớ tồi tệ.
Nhưng người bị bệnh quên, mất trí nhớ theo nghĩa Đạo nhân dùng từ này là người vận hành bên ngoài sự hiện diện của tâm trí mình - sự hiện diện của tâm trí.
Mới vài ngày trước đây tôi có đọc một hồi kí của một người rất hiếm hoi. Ông ấy là một thánh nhân đã chết vài năm trước rồi. Ông ấy sống trong thời gian thực sự dài - gần một trăm bốn mươi năm. Tên ông ấy là Shivapuri Baba, Shivapuri Baba của Nepal. Trong hồi kí của mình ông ấy kể một câu chuyện.
Khi ông ấy tới Jaipur một người rất giầu cho ông ấy một hộp đầy tiền, toàn tờ một trăm ru pi. Khi ở trên tầu ông ấy nhìn vào cái hộp; nó toàn các tờ bạc và ông ấy muốn biết ông ấy có bao nhiêu tờ bạc. Thế là ông ấy bắt đầu đếm. Trong khoang chỉ có hai người, Shivapuri Baba, một ông già cổ đại rất già, lúc đó ông ấy phải đã quãng một trăm hai mươi tuổi rồi - và một bà người Anh, một thiếu phụ. Bà ta trở nên quan tâm. Ông già ăn xin này ở toa hạng nhất và mang cả hộp toàn những tờ bạc một trăm ru pi sao?
Một ý tưởng tới trong tâm trí bà ta. Bà ta nhảy lên và nói, 'Ông cho tôi một nửa số tiền đi bằng không tôi sẽ kéo dây báo động và tôi sẽ bảo với họ rằng ông định hiếp tôi.' Shivapuri Baba cười và đưa tay vào tai ra dấu ông ấy điếc. Và ông ấy đưa cho bà ta một tờ giấy và nói 'Viết ra đi. Tôi không nghe được.' Thế là bà ta viết điều đó ra. Ông ấy cầm lấy nó và cất nó vào trong ví và nói, 'Bây giờ kéo dây báo động đi.'
Đây là sự hiện diện của tâm trí! Nó không vận hành từ quá khứ bởi vì điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây và nó có thể không xảy ra lần nữa. Nhưng, trong một chớp loé, như tia sét. Người thực sự trong hiện tại sẽ hành động từ sự hiện diện của mình.
Bạn chắc đã bị rắc rối bởi vì bạn đã nhìn vào trong kí ức của bạn - phải làm gì bây giờ? Bạn sẽ bắt đầu dò dẫm trong kí ức của bạn - có cái gì đó trong quá khứ mà từ đó bạn có thể có ý tưởng nào đó về cái gì cần làm bây giờ không?
Nhưng trong cuộc sống thực không cái gì đã bao giờ được lặp lại. Mọi thứ đều mới. Đó là lí do tại sao đáp ứng của bạn bao giờ cũng không kịp. Bạn hành động từ quá khứ và sự việc là tuyệt đối mới, nó chưa bao giờ xảy ra trước đây, bạn không có kinh nghiệm nào về nó. Kinh nghiệm của bạn có thể là về cái gì đó tương tự nhưng nó không thể về đích xác cùng một thứ. Nó không phải là việc lặp lại, tình huống không bao giờ lặp lại. Có thể nó là cái gì đó tương tự - bạn đã bị gạt bởi ai đó, cái gì đó tương tự. Bạn đã bị lừa bởi ai đó, cái gì đó tương tự. Bạn đã bị đe doạ bởi ai đó, cái gì đó tương tự. Nhưng nó không đích xác là như nhau. Cho nên khi bạn bắt đầu nhìn vào trí nhớ của bạn bạn đang chứng tỏ rằng bạn không có sự hiện diện của tâm trí.
Đây là điều ngược đời: người của vô trí là người có sự hiện diện của tâm trí; và người của tâm trí, người với trí nhớ, là người vắng mặt. Người đó nhìn vào quá khứ. Tình huống là ở đây bây giờ, đương đầu với bạn; nó là việc đương đầu. Đáp ứng ngay bây giờ đi, tựa tấm gương. Tấm gương phản xạ bất kì ai tới trước nó. Nó không nhìn vào trí nhớ: người này đã từng ở đây trước đây, ở trước mình, cho nên làm sao phải xạ được người đó? Nó đơn giản phản xạ. Khi không có trí nhớ, đấy không phải là đãng trí, tấm gương đơn giản rõ ràng, bụi không có đó, bụi không phải là việc làm sao lãng. Phản xạ sẽ rõ ràng và từ phản xạ đó sẽ tới hành động. Khi bạn hành động từ khoảnh khắc hiện tại, hành động của bạn bao giờ cũng toàn bộ. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thất vọng.
Hai người Anh ở London.
'Tớ nói, Derrick này!' Quincy gọi. 'Cậu bao nhiêu tuổi rồi, anh bạn?'
'Ổn. Ổn thôi,' Derrick nói. 'Nhiều việc làm. Kinh doanh phát triển, trẻ con khoẻ, thời tiết dễ chịu và đủ mọi loại lời nhảm nhí.'
'Tốt cả. Còn gì khác không?'
'Để tớ xem - à ừ - vợ chôn rồi.'
'Thật thế à?'
'Phải thế chứ. Chết rồi, cậu biết đấy.'
Bây giờ người này là người đãng trí. Không phải là người đó đã mất trí nhớ, người đó mất trí nhớ tồi tệ. Nhớ tới khác biệt này. Thỉnh thoảng chúng có vẻ giống như một, nhưng chúng không giống nhau.
Câu chuyện này của Hoa Tử là về một người đã mất trí nhớ, bị bệnh quên, người mất tâm trí, người mất quá khứ của mình, người đã trở nên không bị nặng gánh.
Nói điều đó theo lời của Christ là - người trở thành trẻ con lần nữa có khả năng vào trong vương quốc của Thượng đế.
Nhưng với gia đình này, với bạn bè ông ấy, ông ấy phải đã đặt ra vấn đề lớn. Một cách tự nhiên, họ phải đã tự hỏi cái gì đã xảy ra cho ông già này. Một thảm hoạ. Họ phải đã nghĩ ông ấy đã rơi vào giấc ngủ sâu, một loại giấc ngủ. Nhưng đích xác điều ngược lại mới là hoàn cảnh - họ đã ngủ và người này đã thức tỉnh khỏi giấc ngủ. Nhưng họ chỉ có thể hiểu được ngôn ngữ của ngủ cho nên họ phải đã nghĩ rằng người này đã rơi vào giấc ngủ.
Một người nhanh trí ở thành phố lớn rẽ nhầm chỗ và thấy mình bị lạc một cách bất lực trong miền quê Kentucky. Sau khi nảy lên nảy xuống dọc con đường quê sỏi đá trong hơn một giờ, anh ta đi tới chỗ giao đường. Ở đó, đứng bên lề đường, là một người vùng núi trông kì lạ.
'Này, anh bạn!' anh ta kêu lên. 'Anh có thể nói cho tôi con đường bên phải dẫn tới đâu không?'
'Tôi không biết rõ đâu,' cậu con trai miền quê trả lời chậm chạp.
'Thôi được, thế thì, tôi tự hỏi liệu cậu có thể cho tôi biết con đường bên trái dẫn tôi tới đâu không?'
Nhưng lần nữa cậu trai lắc đầu. 'Tôi không biết cả đường ấy nữa.'
Chút ít xáo trộn, anh chàng thành phố sủa lên, 'Cậu có quá sáng dạ không?'
'Có thể không,' người miền núi lè nhè, 'nhưng tôi không bị lạc.'
Những người khác phải đã nghĩ rằng ông già này, Hoa Tử, bị u mê. Ông ấy đã thay đổi đối lập lại thế, ông ấy đã thay đổi nhiều tới mức cả làng - họ hàng, bạn bè, gia đình, con trai, con gái, vợ - đều phải đã trở nên rất lo lắng. Phải làm gì với người này?
sáng lấy cái gì thì tối quên rồi...
Ông ấy thực sự trở thành đứa trẻ lần nữa. Đó là phẩm chất của hồn nhiên.
...tối cho ai cái gì thì sáng đã quên rồi, đi đường thì quên mình định đi đâu, ở nhà thì quên ngồi, lúc này quên lúc trước, lúc sau quên lúc này.
Đây không phải là đãng trí. Ông ấy đơn giản không thu thập quá khứ nữa. Không phải là ông ấy có trí nhớ tồi, ông ấy bị cắt khỏi trí nhớ hoàn toàn. Ông ấy giống như đứa trẻ.
Bạn giận đứa trẻ và đứa trẻ giận bạn. Nhìn vào khuôn mặt nó mà xem! Nó giận và đỏ mặt tới mức nó sẽ giết bạn. Nó nói, 'Cháu sẽ không bao giờ nói chuyện với bác nữa. Hết rồi!' Và khoảnh khắc sau, nó lại ngồi vào lòng bạn và nói chuyện vui. Nó đã quên rồi. Bất kì cái gì nó đã nói trong cơn bùng phát, nó không mang theo điều đó. Điều đó đã không trở thành hành lí trong tâm trí nó. Vâng, trong kích thích của khoảnh khắc, nó đã giận dữ, nó đã nói cái gì đó, nhưng bây giờ giận dữ qua rồi và mọi điều nó đã nói vào khoảnh khắc đó đã trôi mất. Nó đã không trở nên bị dính líu với điều đó mãi mãi, đấy là bùng phát tạm thời, gợn sóng. Nhưng nó không bị đông cứng trong điều đó, nó là hiện tượng tuôn chảy. Gợn sóng đã có đó, con sóng đã nổi lên, bây giờ sóng không còn nữa. Nó sẽ không mang con sóng mãi mãi và mãi mãi. Cho dù bạn làm nó nhớ lại, nó sẽ cười. Nó sẽ nói, 'Toàn vô nghĩa!' Nó sẽ nói, 'Cháu không nhớ. Nó là vậy à'?' Nó sẽ nói, 'Cháu có thực nói điều đó không? Không thể được!' Nó sẽ nói, 'Làm sao cháu có thể nói điều đó được? Bác phải tưởng tượng ra điều đó rồi.'
Đó là bùng phát. Điều này phải được hiểu. Người sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc lúc thì giận dữ, lúc thì hạnh phúc, lúc thì buồn bã. Nhưng bạn có thể tuỳ thuộc vào điều đó - người đó sẽ không mang những điều này mãi mãi. Người mà rất bị kiểm soát và không cho phép bất kì xúc động nào nảy sinh trong bản thể mình là rất nguy hiểm. Nếu bạn xúc phạm người đó, người đó không giận. Người đó giữ nó lại. Dần dần người đó sẽ tích luỹ nhiều giận dữ tới mức người đó sẽ làm cái gì đó thực sự xấu.
Không có gì sai trong bùng phát giận dữ - điều đó là đẹp theo một cách nào đó. Nó đơn giản chỉ ra rằng người này vẫn còn sống. Bùng phát tạm thời đơn giản chỉ ra rằng người này không chết, rằng người đó đáp ứng với tình huống - và đáp ứng một cách đích thực. Khi người đó cảm thấy rằng tình huống là tới mức giận dữ được cần tới, giận dữ có đó. Khi người đó cảm thấy rằng tình huống là tới mức hạnh phúc được cần tới, hạnh phúc có đó. Người đó đi cùng tình huống. Người đó không có định kiến ủng hộ hay chống đối. Người đó không có ý thức hệ như vậy. Người đó không có ý tưởng nào đó rằng bạn phải không giận dữ, rằng dù tình huống là bất kì cái gì bạn vẫn phải vẫn còn không giận dữ.
Nếu một người cố không giận dữ theo cách đó, người đó sẽ làm gì? Người đó sẽ kìm nén giận dữ của mình. Và thỉnh thoảng giận dữ sẽ nảy sinh trong những tình huống mà nó có vẻ gần như điên, không tương xứng. Người đó sẽ có khả năng giết hại ai đó hay tự tử hay làm cái gì đó thực sự có hại - bởi vì khi nhiều giận dữ thế được thoát ra nó rất độc, rất huỷ diệt.
Giận dữ thường không có gì sai trong nó. Thực ra, người có thể trở nên giận dữ và quên tất cả về nó khoảnh khắc tiếp thực sự là một người rất tốt. Bạn bao giờ cũng sẽ thấy người đó thân thiện, sống động, đáng yêu, từ bi. Người bao giờ cũng kìm giữ xúc động của mình, kiểm soát và kiểm soát và kiểm soát, người của cái gọi là kỉ luật, không bao giờ là người tốt. Người đó bao giờ cũng sẽ bầy tỏ rằng người đó linh thiêng hơn bạn, nhưng bạn có thể thấy giận dữ trong mắt người đó, bạn có thể thấy nó trên khuôn mặt người đó, bạn có thể thấy nó trong mọi điệu bộ - cách người đó bước đi, cách người đó nói, cách người đó quan hệ với mọi người - bạn bao giờ cũng có thể thấy nó ở đó, sôi lên. Người đó sẵn sàng bùng phát vào mọi khoảnh khắc. Đây là những kẻ giết người, đây là những tội phạm, đây là những người làm điều ác thực.
Và nếu người đó cứ kiểm soát, mọi kiểm soát của người đó sẽ làm cho bản ngã của người đó ngày một mạnh hơn. Và bản ngã còn nguy hiểm hơn giận dữ nhiều lắm. Giận dữ là con người, chẳng cái gì sai về nó cả. Nó là đơn giản. Nó đơn giản là tình huống trong đó bạn bị kích động, và bạn sống động cho nên bạn đáp ứng với nó. Điều đó nói lên rằng bạn sẽ không chịu thua; nó nói lên rằng đây không phải là tình huống mà bạn có thể chấp nhận được; nó nói lên rằng đây là tình huống trong đó bạn muốn nói không. Nó là việc phản đối, và không cái gì sai về nó cả.
Tôi không chống lại giận dữ, tôi chống lại giận dữ bị tích luỹ. Tôi không chống lại dục, tôi chống lại dâm dục bị tích luỹ. Bất kì cái gì trong khoảnh khắc này là tốt, bất kì cái gì được mang từ quá khứ là xấu, là mắc bệnh, là ốm yếu.
Người này đã trở thành giống đứa trẻ.
lúc này quên lúc trước, lúc sau quên lúc này.
Jesus nói với đệ tử của ông ấy, 'Đừng nghĩ về ngày mai. Nhìn hoa loa kèn trên cánh đồng kia, chúng đẹp làm sao. Chúng không nghĩ về quá khứ, chúng không nghĩ về tương lai. Chúng không lo nghĩ chút nào về cái gì sắp xảy ra và cái gì đã xảy ra. Chúng đơn giản sống ở đây bây giờ, đó là cái đẹp của chúng.' Đó là cái đẹp của cây và đá và sao và sông. Toàn thể sự tồn tại là đẹp bởi vì nó không có quá khứ.
Con người là xấu. Quá khứ làm cho con người thành xấu. Ngoài con người, không cái gì là xấu, bởi vì chỉ con người mới nghiền ngẫm về quá khứ và tương lai và cứ bỏ lỡ cuộc sống, cái đang sẵn có trong hiện tại. Đó là cuộc sống duy nhất có đấy, điệu vũ duy nhất có đấy. Một cách tự nhiên bạn trở thành xấu - bởi vì bạn không có cơ hội nào để sống, để sống một cách đích thực.
Tôi đã nghe một giai thoại hay.
Một người, thợ may, đang nói chuyện với bạn anh ta về chuyến đi săn.
'Một lần,' thợ may nói, 'tôi ở châu Phi đi săn sư tử. Tôi khám phá ra một con đang đứng cách xa quãng ba mét - và tôi ở đó mà không có súng. Con sư tử tới gần hơn. Bây giờ nó chỉ còn cách mét rưỡi.'
'Chuyện gì xảy ra?' người kia nín thở hỏi.
'Thế này, Well, nói dài mà làm ngắn, nó nhảy lên và giết tôi.'
'Anh ngụ ý gì về nó giết anh?' người bạn hỏi. 'Anh vẫn đang ngồi đây, rất sống động.'
'Ha ha!' thợ may nói. 'Anh gọi thế này là sống sao?'
Ngay cả những người trông sống động cũng không thực sống động đâu. Họ đã từng bị giết và không chỉ một lần, nhiều lần rồi. Bị giết bởi quá khứ, con sư tử của quá khứ, bị giết bởi tương lai, con sư tử của tương lai. Và họ đang bị giết hàng ngày, họ đang bị sát hại hàng ngày bởi hai kẻ thù này.
Có một chuyện ngụ ngôn Phật giáo hay có nhiều nghĩa. Mọi nghĩa đều hay, nhưng hôm nay cố hiểu nó theo một nghĩa nào đó.
Trong khu rừng một người đang chạy, cố thoát khỏi sư tử đang đuổi theo anh ta, săn anh ta. Người này đi tới một vách đá thẳng đứng. Không còn đường khác cho nên anh ta dừng lại. Trong một khoảnh khắc anh ta không biết phải làm gì. Anh ta nhìn xuống. Đó là một thung lũng rất sâu, một vực thẳm lớn. Nếu anh ta nhảy anh ta đi đời. Nhưng dầu vậy vẫn còn khả năng cho anh ta - phép màu xảy ra. Cho nên anh ta nhìn xuống kĩ hơn và ở đó, sâu trong thung lũng, hai con sư tử nữa đang đứng, nhìn lên. Cho nên hi vọng đó bị kết thúc.
Con sư tử đang tới gần hơn, gầm lên; người này có thể nghe thấy tiếng gầm. Khả năng duy nhất của anh ta là bám và chiếc rễ cây treo lơ lửng thò ra trên thung lũng. Anh ta không thể nhảy được và anh ta không thể đứng trên vách đá cho nên anh ta nắm lấy rễ cây. Chiếc rễ rất mảnh mai và anh ta sợ là vào bất kì khoảnh khắc nào chúng sẽ đứt. Mà không chỉ thế, lúc đó là buổi tối rất lạnh, đêm đang tới, và mặt trời đã lặn xuống rồi. Và tay anh lạnh tới mức anh ta sợ anh ta sẽ không có khả năng giữ được lâu. Rễ đang sắp tuột khỏi tay anh ta. Tay tê cứng. Chết là chắc rồi. Từng khoảnh khắc cái chết đều có đó.
Thế rồi anh ta nhìn lên. Hai con chuột đang gặm chiếc rễ cây. Một con mầu trắng và một con mầu đen biểu tượng cho ngày và đêm, biểu tượng cho thời gian. Thời gian đang chạy nhanh và hai con chuột đang gặm chiếc rễ và chúng thực sự làm việc lớn lao. Chúng gần như đến cuối rồi, chúng chỉ chuẩn bị chấm dứt - lúc đó trời tối và chúng cũng phải đi và nghỉ chứ, cho nên chúng đang kết thúc trong vội vàng. Bất kì khoảnh khắc nào chiếc rễ sẽ đứt ra khỏi cây.
Người này lại nhìn lên và trên cây có tổ ong từ đó mật ong rỏ ra. Người đó quên mọi thứ và cố bắt lấy một giọt mật rơi trên lưỡi và người đó thành công. Và vị mới thực sự là ngọt ngào.
Bây giờ chuyện ngụ ngôn này có nhiều nghĩa. Tôi đã nói về chuyện ngụ ngôn này theo những cách khác nhau. Lần này tôi muốn chỉ ra một nghĩa nào đó: khoảnh khắc này. Trong quá khứ một sư tử đang tới, trong tương lai hai sư tử đang đợi; thời gian trôi qua nhanh, chết là rất cận kề vì nó bao giờ cũng vậy; hai con chuột đang gặm chính chiếc rễ của cuộc sống nhưng, nếu bạn có thể sống trong hiện tại, hương vị là cực kì ngọt. Nó thực sự đẹp.
Người này đã sống trong khoảnh khắc và đã quên mọi thứ. Với khoảnh khắc này không có chết, không có sư tử, không thời gian, không cái gì tồn tại - chỉ hương vị bí mật của mật ong trên lưỡi người đó.
Đây là cách sống, đây là cách duy nhất để sống - bằng không bạn sẽ không sống. Từng khoảnh khắc... đây là tình huống. Chuyện ngụ ngôn này thực sự rất mang tính tồn tại. Bạn là người đang bám vào chiếc rễ của cây, bị cái chết bao quanh mọi nơi, với thời gian đang trôi qua nhanh. Bất kì khoảnh khắc nào bạn sẽ rơi vào trong cái chết và biến mất. Bây giờ phải làm gì? Lo nghĩ về quá khứ? Lo nghĩ về tương lai? Lo nghĩ về chết? Lo nghĩ về thời gian? Hay tận hưởng khoảnh khắc này?
Không nghĩ về ngày mai nghĩa là để cho khoảnh khắc này trở thành giọt mật ngọt trên lưỡi bạn. Ngay cả chết có đấy, sống vẫn đẹp. Cho dù quá khứ không tốt lắm và ai biết được về tương lai - nó có thể không tốt lắm, như mọi thứ đang đó thì thật là vô vọng mà hi vọng, nhưng khoảnh khắc này là đẹp. Nhìn vào khoảnh khắc này đi. Để cho nó trở thành giọt mật trên lưỡi bạn. Khoảnh khắc này là cực kì đẹp. Cái gì bỏ sót? Cái gì thiếu?
Ở trong khoảnh khắc này - đó là nghĩa của cách diễn đạt của Đạo nhân: Hoa Tử mất trí nhớ, mắc bệnh quên.
Cả nhà rầu rĩ lắm.
Nhờ thầy bói cho, quẻ không dạy gì cả; nhờ thầy pháp cúng cho, không hết; nhờ thầy lang trị cho, cũng trơ trơ.
Bây giờ điều đó là đẹp - và có nghĩa. Nó không phải là bệnh cho nên không thầy lang nào có thể chữa được nó. Nếu mà nó là bệnh thì thầy lang có thể đã chữa được nó. Nó không phải là cái gì vật lí. Người này hoàn toàn mạnh khoẻ.
Thực ra, ông ấy không bao giờ có thể đã từng mạnh khoẻ được như ông ấy phải đã mạnh khoẻ vào lúc đó. Khi bạn quên quá khứ của mình bạn quên tất cả ốm bệnh của bạn nữa. Quá khứ là kho chứa mọi bệnh. Khi bạn quên quá khứ bạn không trẻ không già, bạn đơn giản hiện hữu. Và đó là khoảnh khắc của mạnh khoẻ và toàn thể.
Người này phải đã rất mạnh khoẻ cho nên thầy lang có thể làm được gì? Gia đình đã mời các thầy lang nhưng họ không thể điều trị được cho ông ấy. Nó không phải là bệnh. Bệnh có thể được chữa trị, nhưng đây không phải là bệnh.
Và gia đình đã mời thầy bói để nói về vận mệnh của ông ấy nhưng không thành công vì người không có trí nhớ không có tưởng tượng về tương lai. Và người không có tưởng tượng về tương lai là không thể dự đoán được. Bạn không thể dự đoán được cái gì về người đó. Người đó chỉ mở ra. Bình thường mọi người là dự đoán được vì họ có phóng chiếu nào đó vào tương lai, có ý tưởng nào đó về tương lai, hạt mầm cho tương lai. Hạt mầm đó một ngày nào đó sẽ mọc ra.
Đó là cách thầy bói, người xem tướng tay, người đoán vận mệnh sống, họ sống trên tưởng tượng của bạn. Nếu bạn đi tới thầy bói ông ấy sẽ nhìn vào bàn tay bạn và ông ấy sẽ nói, 'Có khả năng lớn là tiền sẽ tới - nhưng nó sẽ không ở lại.' Điều đó có thể được nói về bất kì ai ngoại trừ người như tôi. Bạn không thể nói điều đó về tôi được! Nhưng điều đó có thể được nói về bất kì ai - tiền sẽ tới. Mọi người đều hi vọng điều đó cho nên ai sẽ phủ nhận rằng nó sẽ tới? Đó là lí do tại sao người đó đã đi tới thầy bói - để cho ý tưởng của người đó được chấp thuận, được xác nhận. Tiền sẽ tới, nhưng người đó sẽ không có khả năng giữ nó. Ai đã bao giờ có khả năng giữ được tiền? Tiền tới và đi.
Thực ra, tiền tồn tại chỉ trong việc tới và đi của nó. Nếu bạn có khả năng giữ nó, nó không còn là tiền nữa. Bạn có thể giữ cả nghìn tờ bạc trong nhà bạn, bạn có thể tích trữ nó dưới đất, nhưng nó không còn là tiền nữa. Bạn có thể giữ đá ở đó, nó sẽ hệt vậy thôi. Tiền tồn tại chỉ trong việc tới và việc đi của nó. Khi ai đó cho bạn tờ một trăm ru pi, khi tờ bạc đổi tay, thế thì nó là tiền. Chỉ một khoảnh khắc nó là tiền - khi nó đổi tay. Thế rồi người đó kiếm được cái gì đó từ nó và bạn được cái gì đó từ nó. Khi bạn trao nó cho ai đó khác, lần nữa nó sẽ là tiền. Đó là lí do tại sao tờ bạc được gọi là tiền lưu thông. Tiền lưu thông nghĩa là chuyển động. Chúng phải chuyển động. Chúng càng chuyển động, tiền càng có nhiều.
Đó là lí do tại sao có nhiều tiền ở Mĩ và ít tiền ở Ấn Độ. Có nhiều chuyển động thế. Mọi người chỉ tiêu tiền - tiêu cái họ có và tiêu ngay cả cái họ hi vọng họ sẽ có một ngày nào đó. Mọi người đang mua xe và tủ lạnh và mọi thứ trên cơ sở nhiều lần. Một ngày nào đó họ hi vọng họ sẽ có tiền và thế rồi họ sẽ trả. Nhưng họ đang mua những thứ đồ ngay bây giờ. Có tiền ở Mĩ vì mọi người phải đi tới biết rằng tiền tồn tại trong chuyển động của nó. Để tiền thay đổi qua tay mọi người. Và nó càng qua tay nhiều người, đất nước càng trở nên giầu hơn và giầu hơn và giầu hơn.
Để tờ một trăm ru pi luân chuyển ở đây. Nếu chúng ta là năm trăm người và tờ một trăm ru pi đổi qua các tay, nó trở thành năm trăm tờ một trăm ru pi. Mỗi lần nó tới một người, người đó sẽ có một trăm rupi. Nhưng để một người giữ tờ bạc này và thế thì nhóm này sẽ nghèo. Thế thì chỉ một người có tờ một trăm ru pi. Nếu nó đã đổi tay và chuyển đi, thế thì mọi người sẽ tận hưởng một trăm ru pi. Tất nhiên, sẽ có nhiều của cải hơn.
Dự đoán là có thể chỉ về những người có ý tưởng về tương lai.
Có một câu chuyện về Phật. Khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy đi dọc bờ sông và một nhà chiêm tinh đi qua, người tới từ Benares. Ông ta đã trở thành một học giả lớn về chiêm tinh và đang về nhà với mọi bằng cấp và chứng chỉ sẵn có vào thời đó. Và đột nhiên ông ta thấy dấu chân của Phật trên cát. Ông ta không thể tin được vào mắt mình vì trong sách của ông ta có nói dấu chân như vậy thuộc vào một người đã chinh phục toàn thể thế giới, một chakravatin người là hoàng đế của toàn thế giới, của sáu lục địa. Nhưng tại sao một hoàng đế của sáu lục địa lại bước đi trong trưa nóng bỏng bên dòng sông nghèo nàn này? Và bước đi trên cát nóng mà không giầy? Không thể được!
Ông ta trở nên phân vân. Ông ta chỉ vừa tới từ Benares và dường như là đây là việc đương đầu đầu tiên lật ngược lại mọi học hỏi của ông ta. Khoa học của ông ta sai sao? Cái gì đã xảy ra? Tại sao hoàng đế phải tới đây?
Thế là ông ta đi theo dấu chân này. Phật đang ngồi dưới gốc cây. Nhìn vào Phật ông ta thậm chí càng phân vân hơn. Kẻ ăn xin! Và việc phân vân càng trở nên lớn hơn bởi vì ông ấy trông như hoàng đế - khuôn mặt ông ấy, duyên dáng của ông ấy, an bình của ông ấy. Ông ta đã thấy nhiều hoàng đế; thực ra, không ai đã nhìn nhiều hoàng đế hơn người này. Nhưng quần áo ông ấy, và cách ông ấy ngồi dưới gốc cây, và thậm chí không kẻ hầu người hạ xung quanh...?
Ông ta đi tới Phật và ông ta nói, 'Thưa ngài, điều này là điều rất quyết định cho tôi. Xin cho phép tôi được quấy rầy ngài. Xin nói cho tôi chỉ một điều thôi vì toàn thể cuộc đời tôi sẽ phụ thuộc vào nó. Tôi tới từ Benares mang theo mọi sách vở này. Tôi đã dành hai mươi năm nghiên cứu chiêm tinh, và ở đây ông đang ngồi và khuấy đảo mọi tri thức của tôi. Cho nên hoặc ông nói cho tôi rằng chiêm tinh là vô dụng thế thì tôi có thể ném hết những sách vở này xuống sông và về nhà và quên mọi thứ về nó hoặc ông nói cho tôi điều gì đã xảy ra. Những dấu chân này là dấu chân của một chakravatin, một hoàng đế cai quản toàn thế giới, hoàng đế vĩ đại nhất, người cai quản cả sáu lục địa. Mọi chỉ dẫn đều có đây. Nhưng ngài đang làm gì ở đây?'
Phật cười và nói, 'Ông không cần vứt sách vở của ông đi, ông có thể đem chúng về nhà. Ông sẽ không bắt gặp một người như ta lần nữa rất dễ dàng đâu. Đừng bị rối loạn. Những người ông sẽ gặp, ông sẽ có khả năng dự đoán. Nhưng đúng là, với ta ông không thể dự đoán được gì cả - bởi vì ta đã đi ra ngoài tâm trí. Mọi dự đoán đều là về tâm trí. Người sống trong tâm trí là dự đoán được.'
Điều này là có ý nghĩa. Những người sống trong tâm trí là dự đoán được bởi vì họ là máy móc. Bạn có thể nói điều họ sẽ làm ngày mai bởi vì họ sẽ lặp lại. Không cái gì mới sẽ xảy ra. Họ sẽ đơn giản lặp lại quá khứ của họ. Nhưng người đã đi ra ngoài tâm trí là không thể dự đoán được bởi vì người đó sẽ không bao giờ lặp lại cái gì. Cho nên bạn không thể dùng bất kì manh mối nào từ quá khứ của người đó để dự đoán.
Thầy bói đã thất bại. Họ không thể nói được gì về người này. Và thầy pháp đã được mời tới nhưng ông ta cũng không thể làm được gì. Thầy pháp chỉ có thể làm được một điều: ông ta có thể cầu nguyện. Ông ta có thể làm nghi lễ nào đó để giúp. Nhưng người đã vượt ra ngoài tâm trí không cần lời cầu nguyện; không lời cầu nguyện nào sẽ là giúp đỡ gì cho người đó. Thực ra, lời cầu nguyện nghĩa là yêu cầu Thượng đế làm cái gì đó cho bạn. Người đã đi ra ngoài tâm trí đã trở thành một phần của Thượng đế - không có ai để cầu nguyện và không có ai để được cầu nguyện. Ai có đó để hỏi? Chỉ có mỗi Thượng đế.
Không, những nghi lễ và thánh lễ có triển vọng sẽ không giúp gì cho nên không ai có thể giúp được.
Nước Lỗ có một nho sinh tự giới thiệu là có thể trị được. Vợ con Hoa tử hứa nếu trị được thì xin tặng nửa gia tài.
Nho sinh là người theo hành vi chủ nghĩa đầu tiên của thế giới. Pavlov và B. F. Skinner là đệ tử của họ. Khổng Tử nói rằng hành vi của con người có thể được thay đổi, bị thao túng, qua thưởng và phạt. Đó là kĩ thuật đã được dùng trong nhiều thời đại bởi các nhà đạo đức. Bạn thưởng cho đứa trẻ nếu nó tuân theo ý tưởng của bạn, bạn phạt đứa trẻ nếu nó đi ngược lại bạn. Qua trừng phạt và khen thưởng bạn dần dần ước định tâm trí nó.
Mọi tâm trí đều được ước định - và điều người theo Mao đang làm ở Trung Quốc ngày nay là rất cổ đại ở Trung Quốc. Khổng Tử đã dạy nó rất kĩ. Ý tưởng này phải được hiểu. Ý tưởng này là ở chỗ con người có thể bị thao túng nếu bạn hành hạ người đó hay nếu bạn thưởng người đó. Qua tham và sợ con người có thể bị thao túng. Đó là điều bạn đã từng làm cho con bạn, đó là điều đã được làm cho bạn bởi bố mẹ bạn và bởi xã hội bạn.
Bạn đang làm gì với tội phạm trong nhà tù? Hành hạ họ. Cố ước định tâm trí họ. Tại sao tu sĩ cứ nói về địa ngục và cõi trời? Ý tưởng về địa ngục và cõi trời là gì? Nó chính là ý tưởng đơn giản về phạt và thưởng. Nếu bạn tuân theo tu sĩ bạn sẽ được thưởng ở cõi trời; nếu bạn không theo tu sĩ bạn sẽ bị phạt ở địa ngục. Và họ đã vẽ địa ngục theo mầu sắc mà mọi người sẽ trở nên sợ hãi, mọi người sẽ bắt đầu run rẩy. Thế thì người ta bắt đầu kìm mình lại, kìm nén bản thân mình.
Nho sinh nói rằng anh ta có thể chữa được cho ông ấy. Bây giờ, đầu tiên, người này không ốm cho nên nói rằng người đó có thể được chữa là ngu xuẩn. Nhưng cùng ngu xuẩn đó tiếp tục, ngay cả bây giờ. Có nhiều người ở các nước phương Tây không điên nhưng bị chữa bởi các nhà tâm lí. Họ không điên thực; thực ra, họ đã đi lên cao hơn người thường chút ít. Họ là điều người Sufi gọi là mastas những người đã trở nên say sưa với Thượng đế. Nhưng họ đã bị điều trị. Và điều trị của họ là gì? Choáng điện, đánh, hành hạ, theo cả nghìn lẻ một cách. Điều trị choáng điện là hành hạ, phát minh mới nhất để hành hạ con người. Những người này được đưa vào trong nhà thương điên và bị buộc phải sống cuộc sống rất lệ thường.
Nhiều người trong số họ là tiến xa hơn nhân loại bình thường, nhiều người trong số họ đã đạt tới tâm thức tốt hơn. Nhưng một cách tự nhiên họ đã trở thành bị tách rời khỏi nhân loại bình thường.
Và người bình thường dường như là qui tắc, người bình thường dường như là người mạnh khoẻ. Người bình thường không phải là bình thường đâu, nhớ lấy, người bình thường đơn giản nghĩa là đám đông, quần chúng, số đông. Số đông không mạnh khoẻ và số đông không lành mạnh theo bất kì cách nào; thực ra, không hành vi cá nhân nào là mất trí như hành vi của số đông. Số đông là mất trí hơn. Không người Hindu nào là mất trí như xã hội Hindu. Không người Hồi giáo nào là mất trí như xã hội Hồi giáo. Quần chúng Hồi giáo có thể đi và đốt đền thờ và giết người Hindu, nhưng hỏi từng cá nhân của đám đông đó và bạn sẽ không tìm ra bất kì cá nhân nào mất trí như thế. Mọi cá nhân sẽ nói rằng bằng cách nào đó điều đó xảy ra. Người đó chỉ ở đó và bằng cách nào đó người đó gia nhập vào cùng đám đông. Hỏi từng cá nhân và bạn sẽ được cho biết rằng điều đó là không tốt. Đám đông đã làm điều đó. Đám đông bao giờ cũng mất trí. Chiến tranh, xung đột giữa các tôn giáo và quốc gia - đây toàn là vì tâm trí đám đông.
Tâm trí đám đông là mất trí, nhưng các nhà tâm lí và các nhà tâm thần và các nhà phân tâm cố điều chỉnh con người nếu người đó đi ra ngoài chút ít. Nếu Freud mà sẵn có thì Hoa Tử chắc đã được làm phân tâm rồi. Nếu Skinner mà có đó thì ông ấy chắc đã bị tái ước định. Đó là điều nho sinh này nói.
Nho sinh đó bảo:
- Bệnh đó vốn không thể bói mà biết được, không thể cúng mà hết được, không thể dùng thuốc mà trị được. Tôi thử sửa tâm tính ông ấy, đổi trí lự ông ấy, may ra đỡ được chăng.
Anh ta nói rằng anh ta sẽ tái ước định, cải tạo tâm trí ông ấy. Làm sao bạn tái ước định tâm trí? Bạn bắt đầu hành hạ thân thể. Khi thân thể bị hành hạ, tâm thức bay bên ngoài phải đi xuống để chăm sóc thân thể, một cách tự nhiên. Bạn tồn tại trong thân thể, thân thể là phương tiện của bạn. Nếu thân thể bạn bị hại tự nhiên bạn không thể bay cao được, bạn phải quay lại để bảo vệ thân thể. Đó là cách tái ước định. Và đó là điều anh ta đã làm.
Thế rồi nho sinh đó cởi hết áo của Hoa tử ra...
Nếu đó là mùa đông và anh ta lột trần Hoa Tử ra, một cách tự nhiên, khi ông ấy bắt đầu run lên, tâm trí sẽ đột nhiên quay lại: 'Mình run quá, Hoa Tử. Đi tìm quần áo đi.' Và ông ấy sẽ bắt đầu đi tìm quần áo.
...thấy ông ta đòi mặc; bắt ông ta chịu đói, thấy ông ta đòi ăn; nhốt ông ta vào chỗ tối, thấy ông ta đòi ra chỗ sáng.
Tâm thức của ông ấy đã tuôn chảy cao hơn tâm trí. Nếu bạn hành hạ thân thể, tâm thức phải quay lại với thân thể. Bạn có quan sát điều đó không? Nếu gai nhỏ xuyên vào chân bạn, tâm thức sẽ đi tới đó. Chiếc gai nhỏ, nhưng tâm thức phải đi tới đó, nó là biện pháp an toàn. Bằng không gai sẽ trở thành độc, sẽ trở thành thối. Một phần của cơ chế duy trì cuộc sống là ở chỗ tâm thức phải đi tới đó và chăm sóc nó và xem gai được lấy ra. Khi gai còn đó, bạn quên mọi thứ khác.
Bạn không quan sát điều đó sao? Nếu răng bạn bị đau bạn quên mọi thứ khác. Thế thì toàn thể tâm thức của bạn tụ tập quanh cái răng của bạn. Cái đau đó phải được giải quyết trước hết. Nếu bạn bị đau đầu, thế thì mọi thứ khác bị quên đi. Ai đó có thể chơi bản nhạc hay, nếu bạn bị đau đầu bạn không thể nghe được. Ai đó có thể nhảy múa nhưng bạn không thể xem nó được. Có thể có cái đẹp khắp xung quanh nhưng làm sao bạn có thể nhìn cái đẹp được? Bạn không tự do. Đau đầu của bạn đang kéo bạn xuống đi vào thân thể.
Đây là điều nho sinh này đã làm. Anh ta bỏ đói người này, lột trần người này, cho người này vào chỗ tối - một cách tự nhiên, người này bắt đầu tìm ánh sáng, tìm hơi ấm, quần áo, thức ăn.
Và nho sinh đó vui vẻ bảo con Hoa tử:
- Bệnh có thể chữa được đấy; nhưng phương của tôi bí truyền, không thể cho người khác biết được. Xin ngăn hết các người chung quanh, để tôi ở riêng với ông nhà bảy ngày.
Người nhà làm theo.
Nghệ thuật này chẳng có mấy bí mật. Nghệ thuật này đơn giản là đe doạ con người bằng cái chết - hoặc đánh người đó hay nhảy lên ngực người đó với chiếc mác. Cho nên người này bị đe doạ với cái chết. Trong khoảnh khắc đó người đó phải quay lại thân thể mình. Và khi người ta về tới thân thể mình, tâm trí bắt đầu vận hành lại bởi vì tâm trí là một phần của thân thể. Tâm trí là cái máy tinh tế của thân thể.
Người này, Hoa Tử, đã mất tiếp xúc với tâm trí mình nhưng tâm trí vẫn có đó - tâm trí bao giờ cũng ở đó. Ngay cả khi một người đi ra ngoài tâm trí, tâm trí vẫn còn đó, nằm im lìm, ngủ, trong thân thể. Nếu bạn bị kéo về trong thân thể, tâm trí bị khuấy động lại và bắt đầu vận hành.
Người nhà làm theo, không biết nho sinh đó trị cách nào mà căn bệnh đã mấy năm đó khỏi hẳn.
Hoa tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng,
Thực ra, ông ấy thức tỉnh mọi lúc này, nhưng bây giờ ông ấy đã rơi vào giấc ngủ. Nhưng với tâm trí nho sinh, hay với tâm trí bình thường của nhân loại, điều đó dường là ông ấy đã thức dậy.
Hoa tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng...
Tự nhiên thôi, điều là ngủ với chúng ta không phải là ngủ với ông ấy.
Điều đó thường xảy ra trong trường hợp của Ramakrishna. Hát bài ca về Kali, nhảy múa trước Kali, nhiều lần ông ấy ngã và trở nên vô ý thức. Ông ấy sẽ là vô ý thức với chúng ta, nhưng với ông ấy, ông ấy sẽ là siêu ý thức. Từ bên ngoài điều đó có vẻ như ông ấy trong cơn mê. Nếu bạn hỏi nhà phân tâm họ sẽ nói đây là cuồng loạn, cơn cuồng loạn.
Nếu bạn đi tới nhà tâm thần và hỏi về Ramakrishna ông ấy sẽ chứng minh rằng ông này bị loạn thần kinh. Họ đã làm cùng điều đó với Jesus cho nên họ sẽ không để Ramakrishna một mình. Jesus thần kinh, họ nói. Ramakrishna thậm chí chắc còn thần kinh hơn với họ. Trong sáu ngày thỉnh thoảng ông ấy vẫn còn vô ý thức - vô ý thức đối với chúng ta. Để tôi nhắc đi nhắc lại cho bạn: với bản thân mình ông ấy là siêu ý thức. Thực ra, ông ấy ý thức bên trong bản thân ông ấy tới mức toàn thể tâm thức của ông ấy đều tham gia ở đó, mọi tâm thức đều được đưa từ bên ngoài vào bên trong, nó đi tới trung tâm. Đó là lí do tại sao ở bên ngoài ông ấy là vô ý thức.
Bạn là có ý thức ở bên ngoài bởi vì ở bên trong bạn là vô ý thức. Trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn là giấc ngủ say và ngáy, đó là lí do tại sao bạn trông thức thế ở bên ngoài. Mọi sự thay đổi. Khi một người như Ramakrishna đi vào trong cốt lõi của mình, người đó rơi vào giấc ngủ ở bên ngoài, và ở bên trong người đó trở nên thức tỉnh. Với chúng ta điều đó dường như là người đó đã quên hết, với người đó điều đó dường như người đó đã nhớ lại tất cả.
Hoa tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng...
Cùng điều đó thường xảy ra cho Ramakrishna. Mọi người sẽ cố đem ông ấy về. Một cách tự nhiên các đệ tử sẽ trở nên rất sợ - ông ấy có quay lại hay không? Và họ sẽ xoa bóp chân ông ấy bằng bơ sữa trâu và long não và họ sẽ xoa bóp đầu ông ấy và toàn thân ông ấy và họ sẽ cố đem ông ấy lại bằng cách nào đó. Thỉnh thoảng các đệ tử thậm chí còn làm cái gì đó có vẻ xấu và ác. Họ sẽ làm ông ấy ngạt bằng việc bịt mũi - bởi vì khi thân thể bị ngạt và nhu cầu lớn về không khí nảy sinh, tâm thức phải quay lại.
Hay thỉnh thoảng họ sẽ đốt những thứ rất đắng quanh ông ấy và khói sẽ chui vào mũi ông ấy và ông ấy sẽ đau khủng khiếp. Và ông ấy sẽ bắt đầu cử động, rền rĩ, và thế rồi ông ấy sẽ quay lại. Và đây là các đệ tử, không phải kẻ thù. Nhưng bằng cách nào đó bạn có thể làm hại cho dù trong khi vẫn tưởng bạn đang làm điều tốt.
Khi ông ấy quay lại ông ấy sẽ kêu khóc và đệ tử sẽ hỏi, 'Sao thầy khóc?' Ông ấy sẽ nói, 'Các ông đã làm gì vậy? Tại sao các ông đã đem ta về lại? Ta đang cực kì hạnh phúc bên trong. Ta đã ở trong một thế giới khác toàn bộ. Ta đã trong thế giới của Thượng đế. Thượng đế hiện diện rất nhiều. Ta được mưa rào bởi phúc lạc. Tại sao các ông đã đem ta lại? Để ta đi nữa đi.'
Hoa tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng
Tự nhiên thôi. Hiển nhiên.
đuổi vợ, đánh con, vác cây mác đuổi nho sinh.
Có thể đó là cùng chiếc mác mà nho sinh này đã dùng để đe doạ ông ấy tới chết.
Người Tống níu lại, hỏi tại sao, Hoa tử đáp:
- Trước kia tôi quên hết, thanh thản, không biết trời đất có hay không nữa. Nay bừng tỉnh, những gì xảy ra mấy chục năm nay, còn hay mất, thua hay được, vui buồn, yêu ghét, bời bời muôn mối trong lòng, tôi sợ những nỗi còn mất, thua được, vui buồn, yêu ghét lại sẽ làm rối loạn trong lòng tôi nữa; có muốn quên một lát, phỏng còn được nữa không?
Điều bạn nghĩ là nhớ lại thì là quên lãng cho người đã về tới nhà. Điều bạn trông như quên lãng thì thực sự là nhớ lại cho người đã thức tỉnh tới linh hồn người đó. Nhớ điều ngược đời này.
Ngôn ngữ là khác. Bạn ngủ nhưng bạn nghĩ đây là trạng thái thức, bạn nghĩ đây là trạng thái của nhận biết. Bạn sai lầm. Do đó, khi một người trở nên thực sự nhận biết, điều đó với bạn dường như là người đó đã rơi vào giấc ngủ. Bạn quá tự ý thức, cho nên khi một người mất cái ta của người đó và thực sự trở nên có ý thức bạn cho là người đó đã phát điên. Cứ dường như là người đó ốm. Người đó đã trở thành cái toàn thể, người đó đã trở thành mạnh khoẻ.
Hoa Tử nói, 'Trước kia tôi quên hết, thanh thản, không biết trời đất có hay không nữa.' Không có biên giới cho tôi, không có định nghĩa cho tôi. Tôi là tất cả, tôi là cái toàn thể, tôi là một với vũ trụ, không cái gì tách bạch tôi. Tôi đã trong thống nhất vô cùng - UNIO MYSTICA đã có cái một. Và nó là đẹp, nó là phúc lành.
'Nay bừng tỉnh, những gì xảy ra mấy chục năm nay, còn hay mất, thua hay được, vui buồn, yêu ghét, bời bời muôn mối trong lòng, tôi sợ những nỗi còn mất, thua được, vui buồn, yêu ghét lại sẽ làm rối loạn trong lòng tôi nữa;'
Bây giờ tôi quay lại với điên khùng. Toàn thể quá khứ lại mở ra cánh cửa của nó. Đó là cơn ác mộng.'
Bây giờ ông ấy đã nếm trải vài khoảnh khắc của quên lãng, của tự nhớ. Bây giờ ông ấy đang trong trạng thái so sánh, đó là lí do tại sao ông ấy giận. Bạn không thể so sánh được bởi vì bạn đã không kinh nghiệm cái gì bên ngoài quá khứ, bên ngoài kí ức, bên ngoài tâm trí. Bạn chưa bao giờ nếm trải cái gì, không một giọt của vô trí. Đó là lí do tại sao bạn không thể so sánh được.
Điều này sẽ xảy ra một ngày nào đó nếu bạn tiếp tục thiền. Một ngày nào đó đột nhiên bạn sẽ thấy rằng bạn đã cất cánh từ tâm trí. Sân bay của tâm trí bị bỏ xa đằng sau và bạn đang soải cánh bay cao trong bầu trời. Thế rồi lần đầu tiên bạn sẽ nói, 'Cuộc sống đẹp làm sao. Sự tồn tại đẹp làm sao.' Bạn sẽ cảm thấy cực kì biết ơn. Thế rồi quay về với tâm trí sẽ có cảm giác dường như bạn quay lại trong nhà thương điên. Kí ức là nhà thương điên.
bời bời muôn mối trong lòng, tôi sợ những nỗi còn mất, thua được, vui buồn, yêu ghét lại sẽ làm rối loạn trong lòng tôi nữa;
Đây là quá khứ và bây giờ tương lai đang tới và ông ấy sẽ bị nặng gánh ngày một nhiều hơn bởi vì quá khứ sẽ phát triển mọi ngày.
có muốn quên một lát, phỏng còn được nữa không?
Trong quên lãng đó bạn về nhà. Trong quên lãng đó bạn nhớ. Trong quên lãng đó lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết. Trong quên lãng đó bạn ở trong hiện tại, ở đây bây giờ. Bạn đi vào vĩnh hằng. Quên lãng đó là cánh cửa tới cái vĩnh hằng.
Kabir đã nói, 'Khi tôi có, Thượng đế không có, Bây giờ tôi không có và Thượng đế có.' Kabir đã nói, 'Khi tôi thường nghĩ, tôi thường lỡ. Bây giờ tôi đã quên cách nghĩ và tất cả đều sẵn có. Đầu tiên tôi thường tìm và chỉ có thất vọng và thất vọng, bây giờ tôi không còn đó để tìm và ngài có đó đang tìm tôi.
Tôi đã quên tất cả, và trong chính việc quên đó, tôi đã nhớ.'
Quên nghĩa là quên thế giới, quên nghĩa là quên cái không bản chất, quên nghĩa là quên bụi bặm và nhớ tới gương, nhớ tới tâm thức.
Tâm trí liên tục bịa đặt, tưởng tượng. Tâm trí là kẻ nói dối, nó cứ nói dối bạn. Dối trá là cái nó cho bạn cái gì đó mà không thực, cái gì đó mà trông cứ dường như là thực nhưng là không thực.
Bạn vẫn chưa chán với nó sao? Con người trở thành tôn giáo khi người đó chán với tâm trí.
Nghe giai thoại nhỏ này.
'Tại sao tôi phải mua con chó lai kia bằng hai mươi đô la?' đạo diễn chương trình ti vi hỏi người đại lí.
'Vì nó là con chó biết nói,' đại lí nói.
'Nghe đây, tôi phát ốm và mệt với cái lệ thường chó nói đó rồi,' ông đạo diễn nói. 'Đem con chó lại rồi biến đi.'
Đột nhiên con chó nhảy lên bàn của ông đạo diễn. 'Dạ thưa ông, tôi biết tôi không có vẻ gì là con chó hấp dẫn nhất trên thế giới, nhưng đấy không phải là lỗi của tôi. Ông chủ hiện thời của tôi không bao giờ nuôi tôi. Ông ấy là đại lí loại rẻ, thâm hiểm, bất lương. Ông ấy đã kiếm tài sản qua việc đặt chỗ cho tôi trong những nhà hát và phòng hoà nhạc lớn nhất trên thế giới. Tôi đã đàm luận với các vua và những người cao quí, tổng thống và thủ tướng. Tôi đảm bảo với ông rằng nếu ông mua tôi, tôi sẽ làm cho ông nửa triệu đô la ngay năm đầu tiên.'
Ông đạo diễn sững sờ với sự lưu loát của con chó, quyền năng nói của nó, phóng chiếu mãnh liệt của nó.
'Con chó này nói cứ như sinh viên tốt nghiệp Harvard,' ông ta nói. 'Sao ông muốn bán nó cho tôi chỉ với hai mươi đô la? Ông có điên không đấy?'
'Bởi vì,' nhân viên nói, 'tôi chán ngán với việc dối trá thường xuyên của nó.'
Tâm trí là cái máy nói dối. Nó chưa bao giờ cho phép bạn thấy chân lí. Hoặc nó nói dối về quá khứ hoặc nó nói dối về tương lai. Và nhớ lấy, bất kì cái gì bạn ghi nhớ về quá khứ, điều đó là không đúng, nó đã được sửa qua, nó đã được tạo đi tạo lại bởi tâm trí. Nhiều thứ bị bỏ đi, nhiều thứ được thêm vào và tâm trí cứ động tới nó mọi ngày. Bạn không bao giờ có thể chắc chắn được với tâm trí - nó là cái máy nói dối.
Khi một người thực sự chán ngán với cái máy này thế thì lối rẽ, chuyển đổi, bước nhảy lượng tử, trở thành có thể.
Chuyện ngụ ngôn này là về tâm trí - và làm sao, bởi vì tâm trí, chúng ta đã quên Thượng đế, chúng ta đã quên Đạo. Chuyện ngụ ngôn này nói rằng chừng nào bạn còn chưa thoát ra khỏi tâm trí bạn sẽ không bao giờ có thể biết được chân lí. Nếu bạn muốn biết chân lí thì không có cách nào khác hơn là thoát ra khỏi tâm trí. Đó là điều thiền tất cả là gì - cách thoát ra khỏi tâm trí, cách không cho phép tâm trí thường xuyên can thiệp vào thực tại.
Đây là chuyện ngụ ngôn vĩ đại. Bình thường cái gọi là tôn giáo không là gì ngoài đạo đức. Họ ước định tâm trí bạn. Đạo là quá trình giải ước định. Tôn giáo thường thôi miên tâm trí bạn, Đạo là quá trình giải thôi miên. Người ta đơn giản bóc tâm trí ra, như bạn bóc củ hành và bạn thấy hết lớp nọ tới lớp kia, lớp nọ chồng lên lớp kia. Cứ bóc mãi, cứ bóc mãi... và một khoảnh khắc tới khi chẳng cái gì còn lại trong tay bạn. Cái không đó chính là điều Đạo là gì. Cái không đó là tất cả, điều Phật gọi là shunya, cái không, trống rỗng.
Cái trống rỗng đó là cội nguồn của tất cả. Khi bạn đã có lần chạm tới, sống, ở trong cái trống rỗng đó, chỉ thế thì bạn sẽ biết bạn đã bỏ lỡ biết bao. Lần đầu tiên bạn sẽ trở nên nhận biết rằng bạn đã ngủ hàng thế kỉ, nhiều kiếp rồi. Ngay bây giờ bạn đang ngủ.
Gurdjieff hay nói với đệ tử của ông ấy rằng họ là những người mộng du - đi, bước, nói trong giấc ngủ của họ. Điều đầu tiên không phải là đạo đức mà là làm sao gây choáng cho bạn vào nhận biết. Đệ tử vĩ đại nhất của Gurdjieff là P.D. Ouspensky. P.D. Ouspensky đã dành cuốn sách của ông ấy 'Đi tìm điều huyền bí' cho thầy ông ấy với lời đề tựa: Tặng Gurdjieff, tặng thầy của tôi, người đã quấy rối giấc ngủ của tôi mãi mãi.
Vâng, thầy có đó để quấy rối giấc ngủ của bạn. Giấc ngủ không là gì ngoài tâm trí; tâm trí là cái tên khác cho giấc ngủ của bạn. Đây là phân biệt giữa tư tưởng Khổng Tử và tư tưởng Lão Tử. Khổng Tử là nhà đạo đức bình thường, người khắt khe đạo đức, người tin vào ước định mọi người, vào rèn kỉ luật mọi người. Lão Tử là người nổi dậy, người tin vào việc đưa mọi người ra bên ngoài mọi ước định - giải ước định mọi người. Chỉ trong tự do Thượng đế mới là có thể, chỉ trong tự do hoàn toàn chân lí mới là có thể.
Tìm kiếm tự do hoàn toàn này đi. Phá huỷ các ước định đi. Phá huỷ dần mọi tầng dìm bạn xuống. Cất cánh bay lên đi. Toàn thể bầu trời là của bạn - thực ra, ngay cả bầu trời cũng không là giới hạn.
Xem Chương 4Quay về Mục lục

Ads Belove Post