Chương 10. Không trong tâm trí là mọi điều

Chương 10. Không trong tâm trí là mọi điều

Price:

Read more

Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 10. Không trong tâm trí là mọi điều


Dùng tâm trí để tìm thực tại là ảo tưởng. Không dùng tâm trí để tìm thực tại là nhận biết. Giải phóng bản thân mình khỏi lời nói là giải thoát. Vẫn còn không có vết nhơ bởi bụi của cảm giác là canh giữ Pháp. Siêu việt lên trên sống và chết là đang rời nhà. Không chịu đựng sự tồn tại khác là đạt tới Đạo. Không tạo ra ảo tưởng là chứng ngộ. Không tham dự vào dốt nát là trí huệ. Không ưu phiền là niết bàn. Và không hình tướng của tâm trí là bờ bên kia.
Trong ánh sáng của Pháp công bằng, người hữu tử trông không khác hiền nhân. Lời kinh nói rằng Pháp công bằng là cái gì đó mà người hữu tử không thể hiểu thấu được còn hiền nhân không thể công phu được. Pháp công bằng chỉ được thực hiện bởi bồ tát và phật vĩ đại. Nhìn cuộc sống khác với cái chết hay chuyển động khác với tĩnh lặng là thiên vị. Công bằng có nghĩa là nhìn vào đau khổ như không khác niết bàn bởi vì bản chất của cả hai là trống rỗng. Bằng việc tưởng tượng họ đặt dấu chấm hết cho đau khổ và đi vào niết bàn, a la hán chấm dứt bị mắc bẫy bởi niết bàn. Nhưng bồ tát biết rằng đau khổ về bản chất là trống rỗng. Và bằng việc vẫn còn trong trống rỗng, họ vẫn còn trong niết bàn. Niết bàn có nghĩa là không sinh không tử. Nó vượt ra ngoài sinh và tử và ra ngoài niết bàn. Khi tâm trí dừng chuyển động, nó đi vào niết bàn. Niết bàn là tâm trí trống rỗng.
... Một nơi không người là nơi không có tham lam, giận dữ hay ảo tưởng.
... Bất kì ai biết rằng tâm trí là hư cấu và không có cái gì thật đều biết rằng tâm trí của riêng mình không tồn tại không không tồn tại. Người hữu tử tạo ra tâm trí, nói nó tồn tại. Và a la hán phủ định tâm trí, nói rằng nó không tồn tại. Nhưng bồ tát và phật không tạo ra không phủ định tâm trí. Đây là điều được ngụ ý bởi tâm trí cái không tồn tại không không tồn tại. Tâm trí không tồn tại và không không tồn tại được gọi là Trung Đạo...
Khi tâm trí ông không khuấy động bên trong, thế giới không phát sinh bên ngoài. Khi thế giới và tâm trí cả hai đều minh bạch, đây là cái nhìn đúng đắn. Và hiểu biết như vậy là hiểu biết đúng.
Những lời kinh này của Bồ đề đạt ma là vàng ròng ngoại trừ một điểm: cứ khi nào ông ấy nhắc tới a la hán, ông ấy đột nhiên trở thành tuyệt đối mù quáng. Quan niệm của ông ấy về a la hán là nhược điểm duy nhất ông ấy không thể bỏ được. Tôi sẽ nhắc bạn bất kì khi nào ông ấy rơi xuống thấp hơn trí huệ tối thượng và trở thành bị gắn bó với ý kiến của ông ấy. Điều cực kì đáng ngạc nhiên là một người với tầm cỡ của Bồ đề đạt ma lại có thể hành xử giống hệt như bất kì người dốt nát nào trong những tình huống nào đó. Nhưng điều này nhắc nhở chúng ta về nhược điểm của con người và điều này có thể có ích cho bạn để không trở thành gắn bó quá nhiều với ý kiến của mình, bởi vì mọi ý kiến đều sẽ làm cho bạn thành mù quáng, mù quáng với ý kiến đối lập.
Con người của hiểu biết thuần khiết là có sẵn cho mọi mâu thuẫn mà không chọn lựa nào. Người đó vẫn còn vô chọn lựa, chỉ nhận biết im lặng, biết rằng chúng là mâu thuẫn nhưng biết rằng chung cuộc chúng gặp gỡ ở đâu đó. Sống gặp chết, ngày gặp đêm, yêu gặp ghét, có gặp không. Với người ở bên ngoài mọi ý kiến, với người đó có là thiên vị mà không cũng là thiên vị. Thực ra, khi chúng cả hai gặp nhau và hội nhập vào nhau, khi có không còn là có và không không còn là không, khi điều đó là tuyệt đối không định nghĩa được bởi vì nơi có và không gặp gỡ, điều đó vượt ra ngoài việc quan niệm - đây là siêu việt - đi ra ngoài tâm trí.
Nhưng thậm chí những người như Bồ đề đạt ma cũng vẫn có những chỗ mù quáng nào đó. Đấy là cái gì đó giống như các nhà khoa học nói: ít nhất mười phần trăm người trên thế giới bị mù mầu mặc dầu họ không nhận biết về điều đó. Đấy là một tỉ lệ phần trăm lớn; nó có nghĩa là cứ trong mười người, một người sẽ bị mù mầu. Và với mù mầu họ ngụ ý rằng người này không thể thấy được chút nào về mầu nào đó.
Hiếm khi người ta đi tới phát hiện ra chứng mù mầu của mình. Điều đó đã xảy ra trong cuộc đời của George Bernard Shaw. Trong sáu mươi năm ông ấy không nhận biết rằng mình bị mù mầu. Vào sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông ấy, một người bạn đã gửi tặng một món quà là bộ com lê đẹp, nhưng người đó quên mất không gửi chiếc cravat cùng bộ với com lê. Và Bernard Shaw thích bộ com lê này và ông ấy bảo thư kí của mình rằng họ phải đi ngay để tìm chiếc cravat xứng với bộ com lê, “Bởi vì tối nay nhiều bạn bè sẽ tới chúc mừng sinh nhật tôi và tôi muốn dùng bộ com lê này cho buổi tối.”
Họ đi ra cửa hiệu nơi có những chiếc cravat chất lượng tốt nhất và ông ấy đã nhìn nhiều chiếc cravat và cuối cùng ông ấy chọn lấy một chiếc. Chủ tiệm choáng, thư kí của ông ấy cũng choáng; họ không thể nào tin được vào điều ông ấy làm. Nó trông rất kì khôi; bộ com lê mầu lục và ông ấy chọn cravat mầu vàng. Đồng thời cả thư kí và ông chủ tiệm đều nói với ông ấy, “Trong kì dị lắm. Ông đã chọn một mầu rất kì cục. Với mầu lục, mầu vàng này trông không hợp chút nào.”
George Bernard Shaw nói, “Các ông ngụ ý gì? Chúng cùng mầu đấy chứ.” Ông ấy không có con mắt nhìn mầu vàng; mầu vàng với ông ấy trông như mầu lục. Ông ấy không thể nào thấy được mầu vàng chút nào. Nhưng đấy cũng chỉ là ngẫu nhiên. Có lẽ hàng triệu người sống và chết mà không biết rằng họ bị mù mầu. Nếu hoàn cảnh nào đó này mà không xảy ra, George Bernard Shaw sẽ chết - ông ấy đã sống sáu mươi năm, bốn mươi năm nữa ông ấy có thể sống thêm, ông ấy có thể đã sống trọn thế kỉ - và vẫn còn không nhận biết về điểm mù nào đó trong mắt mình.
Cái gì đó tương tự xảy ra cho mọi người. Mặc dầu họ có thể có nhận biết lớn lao, vẫn có nhưng điểm mà tại đó họ mù, và chừng nào những chỗ mù đó còn chưa biến mất, việc chứng ngộ của người đó không thể được gọi là hoàn hảo. Nó vẫn còn bất toàn, không đầy đủ. Và điều đáng ngạc nhiên là khi Bồ đề đạt ma nói về những điều lớn lao, ông ấy chính xác thế, hoàn hảo không chê vào đâu được, nhưng chỉ trên vài điểm ông ấy đơn giản quên mất mọi thứ và rơi vào trong trạng thái bình thường của tâm trí nơi mọi người trở thành ngoan cố, định kiến.
Bạn phải nhớ tới ông ấy và học một bí mật từ ông ấy, để cho điều này không xảy ra với bạn.
Lời kinh:
Dùng tâm trí để tìm thực tại là ảo tưởng.
Và mọi triết gia đều đã làm điều đó và mọi nhà thượng đế học đã làm điều đó. Những nhà tư tưởng vĩ đại không làm gì khác hơn ngoài việc chơi đùa với từ ngữ. Dùng tâm trí để tìm thực tại là ảo tưởng. Tâm trí không thể biết tới thực tại. Nó là cái gì đó giống thế này: nếu bạn muốn nghe nhạc bằng mắt, bạn sẽ sẽ không có khả năng làm được, bởi vì mắt không được dành cho việc nghe. Hay nếu bạn muốn thấy ánh sáng qua tai thì bạn sẽ không thể nào làm được, bởi vì tai không được dành để thấy ánh sáng. Tai là dành cho âm thanh, mắt là dành cho ánh sáng. Mỗi chúng có một chiều hướng chức năng nào đó.
Chức năng của tâm trí là tạo ra ý nghĩ, mơ, tưởng tượng, ảo tưởng, ảo giác, ảo vọng đủ kiểu. Chức năng của nó không phải là để tìm ra thực tại.
Không dùng tâm trí để tìm thực tại là nhận biết.
Không dùng tâm trí là cách để tìm ra thực tại. Bằng việc trở nên hoàn toàn im lặng, không ý nghĩ nào, chỉ là một bảng đá sạch, một tabula rasa - trong sáng tỏ đó, trong cảm nhận đó, người ta đi tới biết đến cái là thực, cả bên trong lẫn bên ngoài, bởi vì thực tại là một.
Chính tâm trí phân chia nó thành bên trong và bên ngoài. Khi tâm trí rút lui, phân chia bị loại bỏ. Thế thì bạn là thực tại; thế thì ngay cả ngôi sao xa xôi nhất được nối với bạn và ngay cả một nhành cỏ nhỏ bé nhất cũng được nối với bạn. Đấy tất cả là một sự tồn tại. Bỗng nhiên bạn không còn tách biệt nữa, bạn đã rơi vào trong cái toàn thể. Mọi bức tường đã biến mất giữa bạn và sự tồn tại.
Kinh nghiệm này trong Upanishads, người thấy đã tuyên bố là Aham Brahmasmi - Ta là Thượng đế. Đấy không phải là từ bản ngã; đấy là từ khiêm tốn hoàn toàn. Nhưng cái gì có thể được làm? Khoảnh khắc tâm trí biến mất bạn là một với cái toàn thể. Điều đó phải được nói.
Giải phóng bản thân mình khỏi lời nói là giải thoát.
Trong một phát biểu nhỏ có kinh sách ẩn kín. Ông ấy là con người đơn giản; ông ấy không dùng lời hoa mĩ có học, lời đao to búa lớn. Ông ấy đơn giản phát biểu chân lí phi thường và kinh nghiệm tối thượng trong những lời đơn giản và bình thường.
Giải phóng bản thân mình khỏi lời nói là giải thoát... không giải phóng bản thân bạn khỏi thế giới, không giải phóng bản thân bạn khỏi vợ bạn hay chồng bạn, không giải phóng bản thân bạn khỏi tiền bạc hay nhà cửa mà chỉ giải phóng bản thân bạn khỏi lời nói. Và chắc chắn thế giới thực của bạn không là gì ngoài lời nói.
Vợ khác gì hơn lời nói? Có thời cô ấy không là vợ bạn, bỗng nhiên một ngày nào đó một tu sĩ ngu xuẩn bắt đầu tụng mật chú mà ông ta cũng không hiểu - mà cả những người đang cưới nhau cũng không biết toàn thể nghi lễ đang diễn ra đó nghĩa là gì.
Một sannyasin xây dựng gia đình vài ngày trước đây và cô ấy bảo tôi rằng cô ấy bị ngạc nhiên bởi các tu sĩ. Nghi lễ diễn ra trong một giờ rưỡi, nhưng chồng cô ấy cho tu sĩ năm ru pi và bảo ông ta làm nhanh lên. Toàn thể nghi lễ diễn ra nhanh chóng thế; tu sĩ bắt đầu tụng nhanh thế và kết thúc toàn thể mọi sự trong vòng mười lăm phút. Và trong mười lăm phút đó đã được bao hàm tất cả những khoảnh khắc khi thợ chụp ảnh nói, “Chờ cho một chút!” Và tu sĩ sẽ dừng lại để cho thợ chụp ảnh chụp và khi ảnh được chụp xong thì ông ta lại bắt đầu nghi lễ. Vợ là gì và chồng là gì ngoại trừ một trò chơi của lời nói?
Bạn đi vào trong thế giới này không có của cải gì và bạn đi ra khỏi thế giới này không có của cải gì. Một ngày nào đó toàn bộ mọi sự trở thành chỉ giống như giấc mơ mà bạn có thời đã từng thấy. Vào khoảnh khắc chết của mình bạn có thể nhớ lại tất cả những điều này cứ dường như chúng đã được thấy trong mơ. Vào lúc xảy ra thì chúng thật thế, nhưng vào lúc chết mọi thứ sẽ trở thành không thực - chỉ lời trong tâm trí.
Từ bỏ thực không phải là về thế giới. Từ bỏ thế giới và trốn vào Himalaya hay vào tu viện nào đó là vô nghĩa. Điều thực là vứt bỏ lời khỏi tâm trí bạn để cho bạn có thể trở thành người quan sát im lặng, nhân chứng thuần khiết. Và đây là điều Bồ đề đạt ma gọi là giải thoát.
Vẫn còn không bị nhơ bởi bụi của cảm giác là canh giữ Pháp.
Mọi điều được cần từ bạn để có tính tôn giáo đích thực, là luôn cảnh giác rằng bạn không bị xúc động, tình cảm, tâm trạng mang đi; là bạn vẫn còn ở trên và ở ngoài bất kì chiến lược nào của tâm trí để kéo bạn xuống. Nhận biết và tỉnh táo là tất cả những điều cần thiết để có tính tôn giáo đích thực.
Bạn không phải đến bất kì nhà thờ nào hay bất kì giáo đường Do Thái nào hay bất kì đền chùa nào. Bạn đơn giản phải đi vào bên trong và tỉnh táo.
Siêu việt lên trên sống và chết là đang rời bỏ nhà.
Tôi muốn thêm hai lời vào câu kinh này, bằng không câu kinh này có thể bị hiểu lầm. Tôi muốn nói rằng: Siêu việt lên trên sống và chết là đang rời bỏ thế giới này, không rời bỏ nhà, bởi vì nhà thực của bạn là nơi bạn đang đi tới. Thế giới này không phải là nhà thực của bạn. Nó chỉ là cái gọi là nhà thôi. Chỉ để an ủi mà gọi nó là nhà.
Tôi đã kể cho các bạn câu chuyện về một nhà huyền môn Sufi. Một đêm ở Baghdad, nhà vua nghe thấy ai đó bước trên mái cung điện mình. Ông ấy kêu lên, “Ai đấy? Và ngươi làm gì ở đó thế”
Người này không phải là kẻ cắp. Không sợ sệt gì người đó nói, “Đừng kêu lên, điều đó có thể quấy rối giấc ngủ của người khác. Đấy không phải là việc của ông. Ta đang đi tìm lạc đà của ta. Lạc đà của ta bị lạc và bây giờ là lúc để ông đi ngủ.”
Nhà vua không thể nào tin được loại người điên nào lại có thể ở trên mái cung điện đi tìm lạc đà. Ông ta gọi lính gác tới và họ tìm kiếm khắp lâu đài nhưng không thể tìm ra người này. Và ngày hôm sau khi ông ta đang ngồi trong triều đình thì ông ta nghe thấy cùng giọng nói đó lần nữa; ông ta nhận ra giọng nói ấy.
Nhà vua lập tức nói, “Đem người đó vào,” bởi vì người đó đang tranh cãi với lính gác ngay cổng rằng người đó muốn ở trong nhà trọ lớn.
Và lính gác nói, “Ông sẽ gặp vấn đề không cần thiết. Đây là cung điện của nhà vua; đây không phải là nhà trọ lớn!”
Người này nói, “Ta biết nó là cái nhà trọ lớn và anh chỉ là lính gác. Đừng làm phiền ta. Để ta vào. Ta muốn thảo luận vấn đề với bản thân nhà vua. Nếu ta có thể thuyết phục ông ta rằng đây là nhà trọ lớn thế thì ta sẽ ở lại. Nếu ông ấy có thể thuyết phục ta nó không phải là nhà trọ lớn, thế thì tất nhiên ta sẽ ra đi. Nhưng ta sẽ không nghe anh; anh chỉ là lính gác.”
Vào đúng khoảnh khắc đó một thông điệp đưa tới từ bên trong, “Đừng cản người này. Chúng ta đang tìm người đó; đưa người đó vào.”
Nhà huyền môn Sufi được triệu vào và nhà vua nói, “Ông dường như là một kẻ rất kì lạ. Ta nhận ta tiếng nói của ông. Ông là người trên mái đi tìm lạc đà và bây giờ ông lại đang gọi cung điện của ta, nhà ta, là nhà trọ sao?”
Người đó cười to và nói, “Ông dường như là con người của hiểu biết nào đó. Có thể nói chuyện với ông được. Đúng, chính ta là người đi tìm lạc đà trên mái cung điện. Đừng cho rằng ta điên khùng. Nếu ông có thể tìm phúc lạc khi vẫn ngồi trên ngai vàng, nếu ông có thể tìm Thượng đế trong khi vẫn liên tục đi chinh phục và tàn sát và thiêu người sống, có gì sai trong việc tìm kiếm lạc đà trên mái cung điện? Ông nói cho ta xem nào!
“Nếu ta không nhất quán ông cũng không nhất quán. Và có gì đúng mà ông gọi cung điện này là nhà ông, bởi vì ta đã từng ở đây từ trước và trên cùng ngai vàng này ta đã thấy một người khác ngồi đó. Ông ta trông cũng giống như ông thôi - có chút ít già hơn.”
Nhà vua nói, “Người đó đã là bố ta, bây giờ ông ấy đã mất rồi.” Và nhà huyền môn nói, “Ta đã ở đây thậm chí trước cả lúc đó và ta đã thấy một người khác. Ông ta trông cũng chút ít giống ông nhưng rất già.” Nhà vua nói, “Ông phải đấy, người đó là ông nội ta.” Và nhà huyền môn nói,
“Điều gì đã xảy ra với ông ấy?” Nhà vua nói, “Ông ấy đã chết rồi.”
Và nhà huyền môn nói, “Khi nào ông sẽ chết? Họ cũng đã tin rằng đây là nhà họ. Ta đã tranh luận với ông của ông. Bây giờ anh chàng đáng thương này đang trong mồ. Ta đã tranh luận với bố của ông; anh chàng đó cũng đã trong mồ. Bây giờ ta tranh luận với ông và một ngày nào đó ta sẽ quay lại nữa và ta sẽ tranh luận với con ông và ông sẽ trong mồ. Cho nên đây là loại nhà nào mà mọi người cứ thay đổi mãi thế? Nó là cái nhà trọ lớn. Đây chỉ là một đêm nghỉ lại, và thế rồi người ta phải ra đi.”
Nhà vua bị sốc nhưng im lặng. Cả triều đình im lặng. Người này là phải. Và nhà huyền môn cuối cùng nói, “Nếu ông thực sự muốn biết nhà ông ở đâu, đi ra nghĩa địa nơi cuối cùng ông sẽ phải định cư, nơi ông của ông ở đó, nơi bố của ông ở đó. Đó là cung điện thực mà ông có thể gọi là nhà của mình, nhưng không phải là cung điện này. Tại đây ta định ở lại dường như nó là nhà trọ lớn.”
Nhà vua chắc chắn không phải là người thường. Ông ấy đứng dậy và bảo nhà huyền môn, “Tôi xin lỗi, tôi sai. Ông đúng. Ông có thể ở lại lâu chừng nào ông muốn. Tôi sẽ đi tìm nhà thực của mình. Đây không phải là nhà thực của tôi.”
Thế giới này chỉ là một nhà trọ lớn.
Trong kinh này nói: Siêu việt lên trên sống và chết là đang rời bỏ nhà. Tôi muốn nói: Siêu việt lên trên sống và chết là đang rời bỏ để về nhà, vì ngôi nhà thực mà tại đó bạn không phải đi đâu nữa cả - là chỗ trú ngụ vĩnh hằng, tối thượng và tuyệt đối của bạn.
Không chịu đựng sự tồn tại khác là đạt tới Đạo. Không tạo ra ảo tưởng là chứng ngộ.
Rút gọn lại một phát biểu: Không trong tâm trí là mọi thứ - giải thoát, tìm thấy nhà thực, chứng ngộ, tìm ra con đường.
Không tham dự vào dốt nát là trí huệ.
Phát biểu này có chút ít lạ kì bởi vì mọi người không tham dự vào trong dốt nát. Không ai muốn dốt nát cả; sao người ta lại phải tham dự vào dốt nát? Do đó tôi muốn thay đổi nó, mặc dầu ý nghĩa vẫn như thế. Từ sẽ không là dốt nát, từ sẽ là: Không tham dự vào tri thức là trí huệ.
Tham dự vào tri thức là thực sự che giấu dốt nát của bạn. Đó là tham dự thực, mê đắm trong dốt nát. Nhưng trên bề mặt bạn bị tham dự vào trong việc có nhiều thông thái hơn, uyên bác hơn, có học hơn - là học giả, kẻ sĩ. Và việc tham dự nhiều như thế vào tri thức là rào chắn cho trí huệ. Trí huệ tới cho những người hồn nhiên với mọi tri thức.
Khoảnh khắc bạn vứt bỏ mọi tri thức bạn cũng vứt bỏ mọi dốt nát. Chúng tồn tại cùng nhau như hai mặt của một đồng tiền. Và thế thì cái còn lại là hồn nhiên thuần khiết.
Không ưu phiền là niết bàn... không bị ưu phiền gì - bởi bất kì đau khổ, bởi bất kì phiền não, bởi bất kì giận dữ, bởi bất kì tham lam nào - không ưu phiền là niết bàn. Bạn đã về tới nhà. Cái tên của nhà là niết bàn.
... Và không hình tướng của tâm trí là bờ bên kia.
Khi tâm trí biến mất, cùng với tâm trí toàn thể thế giới này biến mất. Cùng với tâm trí, biến mất toàn thể dốt nát này, toàn thể tri thức này, tất cả những ác mộng này của cuộc sống. Tâm trí là kẻ tạo ra toàn thể vở kịch này mà bạn cứ thấy. Một khi tâm trí biến mất bờ bên kia xuất hiện ngay lập tức - tới ngày một gần hơn.
Bờ bên kia là nhà thực của bạn.
Bờ bên kia là bất tử của bạn, vĩnh hằng của bạn.
Bờ bên này bao gồm cái chết, bệnh tật, tuổi già và đủ mọi loại khổ. Bờ bên kia là hi vọng, hi vọng về việc được giải thoát, hi vọng về việc được cứu vớt, hi vọng về việc được cứu thoát khỏi cơn ác mộng mà trong đó chúng ta tất cả đang sống. Và bí mật này là đơn giản: không là tâm trí, mà chỉ là tâm thức thuần khiết, tâm thức không ý nghĩ, một bầu trời không mây.
Trong ánh sáng của Pháp công bằng, người hữu tử trông không khác hiền nhân. Lời kinh nói rằng Pháp công bằng là cái gì đó mà người hữu tử không thể hiểu thấu và hiền nhân không thể công phu. Pháp công bằng chỉ được thực hành bởi bồ tát và phật vĩ đại.
Nhưng ông ấy không bao hàm a la hán. Đó là điểm mù của ông ấy. Mặc dầu Bồ đề đạt ma có đôi mắt rất to, ông ấy không thể thấy một điều đơn giản: a la hán vĩ đại thuộc vào cùng loại như bồ tát và phật vĩ đại.
Nhìn cuộc sống khác với cái chết hay chuyển động khác với tĩnh lặng là thiên vị. Công bằng có nghĩa là nhìn vào đau khổ như không khác niết bàn bởi vì bản chất của cả hai là trống rỗng. Bằng việc tưởng tượng họ đặt dấu chấm hết cho đau khổ và đi vào niết bàn, a la hán chấm dứt bị mắc bẫy bởi niết bàn.
Điều này tuyệt đối sai. A la hán đạt tới cùng chiều cao như bồ tát. Con đường của họ là khác nhau, nhưng người ta có thể đạt tới đỉnh núi từ những con đường khác nhau. Ông ấy có thể đã nói rằng cái gọi là hiền giả và thánh nhân chấm dứt bị mắc bẫy bởi niết bàn - nhưng không là a la hán. A la hán là phật đích thực cũng như bồ tát. Khác biệt duy nhất của họ là ở chỗ a la hán không quan tâm tới bất kì ai khác - rằng họ phải được giúp đỡ, rằng họ phải được giúp đỡ cho chứng ngộ của họ. A la hán đơn giản bận tâm tới chứng ngộ của riêng họ. Bồ tát quan tâm tới chứng ngộ của người khác nữa. Đó là khác nhau duy nhất. Bằng không kinh nghiệm của họ là như nhau, chiều cao của họ là như nhau, vị trí của họ có cùng tính tối thượng như nhau.
Nhưng có nhiều cái gọi là hiền giả và thánh nhân, người không là a la hán cũng không bồ tát, người đã thực hành kỉ luật khổ hạnh, người đã tự hành hạ mình, người đã làm đủ mọi thứ trong khả năng con người để làm, nhưng tất cả đều được làm bằng tâm trí của họ. Điều đó tạo ra mọi khác biệt. Nó đã không là trưởng thành tự phát và tự nhiên; họ đã ép buộc nó. Họ đã quản lí, đặt kỉ luật, thực hành. Họ bao giờ cũng làm điều đúng, nhưng việc làm đúng của họ là không tự phát. Đấy là suy nghĩ có cân nhắc. Họ liên tục cân nhắc ủng hộ và chống đối - cái gì đúng và cái gì sai. Họ bao giờ cũng tra cứu kinh sách - cái gì đúng, cái gì sai. Họ không có sáng suốt riêng của họ.
Tôi gọi họ là cái gọi là thánh nhân và hiền giả. Họ trông có vẻ gần giống như phật, nhưng sâu bên trong có bóng tối lớn. Tự tính của riêng họ còn chưa được nhận ra. Họ đã không đạt tới samadhi. Họ vẫn còn lang thang trong tâm trí thách đố và cả triệu con đường của nó. Việc công phu lớn lao của họ, chủ nghĩa khổ hạnh của họ, kỉ luật của họ, không là gì ngoài phóng chiếu của tâm trí họ.
Cho nên có thể nói rằng cái gọi là các thánh nhân và hiền giả kết thúc bị mắc bẫy bởi niết bàn. Toàn thể ham muốn của họ là trở nên được chứng ngộ. Nhưng đó là vấn đề: bạn không thể ham muốn được chứng ngộ. Ham muốn là rào chắn. Bạn có thể trở nên chứng ngộ, nhưng bạn không thể ham muốn trở nên chứng ngộ được. Khoảnh khắc bạn ham muốn bạn bị mắc bẫy. Bạn bị mắc bẫy bởi ham muốn riêng của mình.
Bạn không thể làm chứng ngộ là đối tượng của tham lam của bạn.
Bạn không thể làm nó thành đối tượng của tham vọng của bạn.
Và đó là chỗ cái gọi là hiền giả và thánh nhân đi vào. Họ đã làm chứng ngộ, giải thoát, moksha, niết bàn thành mục đích - sự thành đạt. Thế thì điều đó trở thành trò bản ngã. Họ bị mắc bẫy, mắc bẫy tồi tệ.
Niết bàn phải nở hoa bên trong bạn. Khi bạn đã vứt bỏ tâm trí với mọi ham muốn của nó, với mọi tham vọng của nó, với mọi chương trình để thành đạt của nó, khi bạn đã vứt bỏ toàn thể tâm trí đầy tham lam... Dù cho tham lam liên quan tới tiền bạc, hay tham lam liên quan tới chứng ngộ, điều đó không khác biệt gì. Tâm trí có thể cứ thay đổi từ đối tượng sang đối tượng. Nhưng nó vẫn còn là cùng tâm trí đầy tham lam. Khoảnh khắc tâm trí bị vứt bỏ hoàn toàn, bạn bỗng nhiên thấy chứng ngộ không phải là mục đích. Nó là tự tính của bạn. Bỗng nhiên hoa sen nở các cánh của nó ra và bạn tràn đầy ương thơm. Và hương thơm này là không khác biệt trong a la hán hay trong bồ tát. Họ cả hai đều là phật, họ cả hai đều là người chứng ngộ.
Bởi vì tôi không thuộc vào bất kì tôn giáo nào, tôi không thuộc về bất kì giáo phái đặc biệt nào - tôi đơn giản không thuộc vào bất kì ai cả, tôi chỉ thuocj vào bản thân mình - tôi có thể thấy rõ ràng nơi mọi người bị mắc bẫy trong ý thức hệ riêng của mình. Ngay cả một người như Bồ đề đạt ma không thể dung thứ được ý tưởng rằng a la hán là cùng như bồ tát. Ông ấy thuộc vào loại bồ tát.
Và đấy không phải là trường hợp chỉ với ông ấy. Có những a la hán kết án bồ tát theo cùng cách đó. Nhưng với tôi không thành vấn đề liệu ai đó thuộc vào loại này hay loại khác. Tôi có thể tuyệt đối công bằng. Và công bằng của tôi là vấn đề của tôi bởi vì tôi nói ra những điều mà không bận tâm về ai sẽ hài lòng về phát biểu của tôi, ai sẽ không hài lòng về phát biểu của tôi.
Đây là một thế giới rất kì lạ. Nếu tôi nói điều gì đó làm vừa lòng bạn, bạn sẽ quên hết mọi điều về nó. Nhưng nếu tôi nói điều gì đó không vừa lòng bạn, bạn sẽ không quên nó, và bạn sẽ không tha thứ cho tôi.
Tôi đã nói những điều về Jesus mà không người Ki tô giáo nào đã từng nói. Tôi đã ca ngợi con người này còn hơn bất kì người Ki tô giáo nào trong hai nghìn năm qua. Nhưng khi tôi phê phán đôi điều về Jesus, ngay lập tức toàn thể thế giới Ki tô giáo quay sang chống lại tôi. Họ đã im lặng khi tôi nói và ca ngợi những phát biểu vĩ đại của Jesus. Họ đã hạnh phúc, nhưng thậm chí không ai nói ra lấy một lời. Nhưng khi tôi phê bình Jesus ở vài điều, toàn thể thế giới Ki tô giáo, điều có nghĩa là gần nửa thế giới, lập tức quay sang tiêu diệt phong trào của tôi.
Sách của tôi đã bị giáo hoàng cấm. Vài hiệp hội Ki tô giáo đã xuất bản sách của tôi về Jesus, nhưng khi tôi phê bình Jesus họ thậm chí đã đốt sách của tôi mà trong đó tôi đã ca ngợi Jesus.
Mọi người rất hay động lòng. Nếu tôi ca ngợi điều gì đó họ sẽ không nói gì cả. Họ đơn giản sẽ tận hưởng sự kiện rằng tâm trí họ đang được ca ngợi. Vấn đề không phải là Jesus, vấn đề là tâm trí người Ki tô giáo. Nhưng khi tôi nói điều gì đó mà tôi thấy rõ ràng sai ở Jesus, thế thì điều đó làm tổn thương tâm trí người Ki tô giáo.
Chẳng hạn, tôi đang nói đôi điều chống lại Bồ đề đạt ma, nhưng tôi đang nói nhiều điều hơn ủng hộ ông ấy - những điều đó sẽ bị quên mất. Nhưng điều tôi nói chống lại ông ấy... các nước thuộc vào Phật giáo Đại Thừa sẽ lập tức nổi giận.
Toàn bộ cuộc đời tôi, công trình của cả đời tôi là làm sao ảnh hưởng tới mọi người và tạo ra kẻ thù.
Lần nữa: Nhưng bồ tát biết rằng đau khổ về bản chất là trống rỗng. Và bằng việc vẫn còn trong trống rỗng, họ vẫn còn trong niết bàn. Niết bàn có nghĩa là không sinh không tử. Nó vượt ra ngoài sinh và tử và ra ngoài niết bàn.
Nhưng điều này được nói chỉ về bồ tát, không về a la hán. Tôi muốn làm rõ ràng rằng điều đó nói tới cả a la hán lẫn bồ tát.
Khi tâm trí dừng chuyển động, nó đi vào niết bàn. Niết bàn là tâm trí trống rỗng.
Tâm trí trống rỗng có thể bị diễn giải sai. Tôi sẽ gợi ý tốt hơn cả là gọi nó là “vô trí”, bởi vì tâm trí không bao giờ trống rỗng cả. Khoảnh khắc tâm trí trống rỗng, nó không còn đó nữa. Tâm trí trống rỗng là việc dùng từ mâu thuẫn - mâu thuẫn ngay trong thuật ngữ. Không có cái gì giống như tâm trí trống rỗng cả; tâm trí bao giờ cũng là các quá trình suy nghĩ. Nó bao giờ cũng là lưu thông của ý nghĩ, xúc động, mơ mộng, tưởng tượng.
Khi tâm trí trống rỗng, không có tâm trí. Tốt hơn cả là dùng từ “vô trí” thay cho việc dùng từ tâm trí “trống rỗng”. Tâm trí trống rỗng có thể bị hiểu sai. Mọi người có thể bắt đầu nghĩ rằng tất cả những điều họ phải làm là làm trống rỗng tâm trí.
Và bạn không thể nào làm trống rỗng tâm trí được cho dù bạn có làm việc đến vô tận. Bạn phải vứt bỏ nó - cả loạt. Bạn không thể làm trống rỗng nó dần dần được, bởi vì tại đây bạn làm trống rỗng nó, còn từ mọi hướng khác, mọi thứ sẽ cứ đi vào trong nó.
Bạn không thể làm trống rỗng được tâm trí.
Hoặc là bạn níu bám nó hoặc là bạn đơn giản vứt bỏ nó. Không có con đường ở giữa.
... Nơi không người là nơi không có tham lam, giận dữ hay ảo tưởng.
... Bất kì ai biết rằng tâm trí là hư cấu và trống rỗng mọi thứ thật đều biết rằng tâm trí của riêng mình không tồn tại mà cũng không không tồn tại. Người hữu tử tạo ra tâm trí, nói nó tồn tại. Còn a la hán phủ định tâm trí, nói rằng nó không tồn tại. Nhưng bồ tát và phật không tạo ra cũng không phủ định tâm trí. Đây là điều được ngụ ý bởi tâm trí không tồn tại cũng không không tồn tại. Tâm trí không tồn tại và không không tồn tại được gọi là Trung Đạo...
Ông ấy không bao giờ có thể quên lên án a la hán. Dường như là cái gì đó thường xuyên làm tổn thương ông ấy. Tình huống này lại như cũ: thay vì nói a la hán, ông ấy nên nói cái gọi là hiền giả và thánh nhân giữ việc phủ định tâm trí. Nhưng bồ tát, a la hán và phật không tạo ra cũng không phủ định tâm trí. Họ đơn giản đi ra ngoài nó; họ không đánh nhau với nó, bởi vì đánh nhau với tâm trí là cho nó thực tại, là thừa nhận sức mạnh của nó. Không cần đánh nhau. Người ta chỉ phải là nhân chứng.
Không đánh nhau, chỉ là nhân chứng, tâm trí biến mất.
Trước ngọn lửa của chứng kiến, không có khả năng nào cho tâm trí còn lại bên trong bạn cho dù là một giây. Tạo ra ngọn lửa của chứng kiến, tạo ra ngọn lửa của nhận biết. Điều này được a la hán, bồ tát và chư phật thực hiện mà không có bất kì phân biệt nào.
Khi tâm trí ông không khuấy động bên trong, thế giới không phát sinh bên ngoài.
Đây là phát biểu hay, hàm chứa bao la. Nó nói thế giới bên ngoài không là gì ngoài phóng chiếu của bạn. Khi tâm trí bạn khuấy động bên trong, thế giới được tạo ra bên ngoài.
Có lần chuyện xảy ra là nhà thơ Đức, Heinrich Heine, bị lạc trong rừng. Ông ấy đi săn, nhưng lạc đường và lạc bạn cùng đi. Và trong ba ngày ông ấy không gặp người nào. Ông ấy đã hoàn toàn mệt mỏi, đói lả và liên tục lo lắng về thú hoang dã.
Trong đêm ông ấy hay trèo lên cây để bằng cách nào đó tự bảo vệ mình khỏi thú hoang. Đêm thứ ba là đêm trăng tròn và ông ấy đang ngồi trên cây. Ba ngày đói và mệt mỏi rã rời... ông ấy đã không ngủ. Và ông ấy thấy trăng đẹp. Ông ấy đã viết nhiều bài thơ hay về trăng, nhưng hôm nay lại khác bởi vì tâm trí ông ấy ở trong tình huống khác.
Thay vì thấy trăng, ông ấy thấy một lát bánh mì đi lên trên trời. Trong nhật kí ông ấy viết, “Tôi không thể nào tin nổi vào mắt mình. Tôi bao giờ cũng thấy khuôn mặt người yêu của mình trong trăng. Tôi chưa bao giờ nghĩ đó là một lát bánh mì...!”
Nhưng một người đã đói ba ngày... tâm trí người đó đang phóng chiếu một điều, và đó là thức ăn. Mặt trăng biến mất và lát bánh mì trôi nổi trên trời.
Cái bạn thấy không phải là cái đang có đó.
Cái bạn thấy là cái tâm trí bạn phóng chiếu ra.
Tôi đã kể cho các bạn một câu chuyện về Mulla Nasruddin. Anh ta có một ngôi nhà đẹp trên núi và anh ta thuê một trong những phụ nữ xấu nhất có thể có để chăm nom nhà. Tất cả các bạn bè đều hỏi, “Mulla, phải có lí do nào đó - sao anh chọn người phụ nữ xấu nhất đấy?” Mulla nói, “Có lí do. Và khi thời gian tới, tôi sẽ nói cho các bạn.”
Và điều này đã tạo ra thậm chí nhiều cám dỗ hơn để biết. Hết lần nọ đến lần kia họ cứ hỏi. Việc hỏi về người phụ nữ xấu xí này trở thành cám dỗ liên tục cho họ. Thỉnh thoảng Mulla hay đi lên núi để nghỉ, và anh ta sẽ nói với bạn bè, “Tôi đi ba tuần đây,” và anh ta sẽ trở về trong một tuần.
Và họ sẽ hỏi, “Anh đi ba tuần cơ mà...?” Anh ta nói, “Vâng, tôi đi ba tuần, nhưng cái gì đó đã xảy ra và tôi phải quay về.”
Và điều này cứ xảy đi xảy lại mãi. Anh ta sẽ đi sáu tuần và trong vòng hai tuần anh ta trở lại. Cuối cùng họ nói, “Anh đang tạo ra bí ẩn. Anh giữ người phụ nữ xấu ở đó, anh lên đó ba tuần, anh trở về trong một tuần. Anh không bao giờ giữ lời cả.”
Mulla nói, “Tốt hơn cả bây giờ tôi kể cho các anh sự thật. Sự thật là, tôi đã giữ người phụ nữ xấu xí đó bởi một lí do đặc biệt. Và lí do là ở chỗ khi tôi lên nhà trên núi, người phụ nữ đó trông xấu xí. Cô ấy ghê tởm thế, không chỉ xấu xí. Nhưng không có phụ nữ nào khác, sau bẩy hay tám ngày, cô ấy trông không ghê tởm nữa. Sau hai tuần, cô ấy trông thậm chí không xấu. Sau bốn tuần, cô ấy bắt đầu trông thậm chí đẹp. Đó là lúc tôi phải ra đi - bây giờ nguy hiểm đang ở gần. Bất kì khi nào người phụ nữ đó bắt đầu trông đẹp, đó là lúc lập tức phải rời khỏi núi bởi vì bây giờ có nguy hiểm.”
Tâm trí đã bắt đầu tạo ra thực tại riêng của nó. Bây giờ nó không quan tâm chút nào sự kiện thực tại là gì; bây giờ nó đang tạo ra hư huyễn riêng của nó. Bởi vì không ở với phụ nữ bốn tuần, chắc chắn có cơn đói, đói sinh học, và cơn đói đó tạo ra lát bánh mì.
Không phải là ngẫu nhiên mà người ta gọi phụ nữ đẹp là “món ăn”, “món ăn ngon”. Tại sao một phụ nữ, một phụ nữ đẹp, trong gần như mọi ngôn ngữ, đều được gọi là “món ăn ngon”?
Có lẽ bởi vì, cũng giống như thức ăn là cơn đói và sinh học, dục là cơn đói và sinh học. Cả hai là cơn đói khác nhau, nhưng cả hai đều là cơn đói. Thế giới mà bạn thấy quanh mình phần lớn là việc phóng chiếu của tâm trí bạn. Khi tâm trí biến mất hoàn toàn, bạn sẽ thấy một thế giới hoàn toàn khác. Với mọi phóng chiếu ra đi, thế thỉ chỉ cái thực - cái thực khách quan - còn lại.
Và với cái thực khách quan, không có gắn bó. Gắn bó phát sinh chỉ với tâm trí phóng chiếu của bạn.
Khi tâm trí ông không khuấy động bên trong, thế giới không phát sinh bên ngoài. Khi thế giới và tâm trí cả hai đều trong suốt, đây là cái nhìn đúng đắn. Và hiểu biết như vậy là hiểu biết đúng.
Bồ đề đạt ma đúng trên mọi điểm cơ bản, và nên được hiểu thật sâu sắc nhất có thể được, bởi vì ông ấy có thể giúp bạn cực kì lớn lao trên con đường - nhưng nhớ những điểm mù của ông ấy.
Tránh những điểm mù đó, bởi vì những điểm mù đó làm cho sự cao thượng của ông ấy kém đi chút ít như nó đáng thế nếu không có chúng. Nó làm cho trí huệ của ông ấy bị nhơ đi chút ít, bị hỏng đi chút ít. Nó không còn là không có vết nhơ nào, nó không còn tuyệt đối và hoàn hảo. Cái gì đó bị mất đi, ông ấy bị định kiến. Ông ấy đã gia nhập một phái.
Con người của hiểu biết đúng đắn vẫn còn một mình; người đó không gia nhập bất kì phái nào, bất kì tổ chức nào, bất kì nhà thờ nào, bất kì tôn giáo nào. Người đó có sẵn cho mọi dạng hiểu biết, nhưng người đó vẫn còn không thiên vị. Với tôi không thiên vị này là một trong những nền tảng của tôn giáo.
Người Ki tô giáo không mang tính tôn giáo chỉ bởi vì người đó là Ki tô giáo. Người Hindu giáo không mang tính tôn giáo chỉ bởi vì người đó đã trở thành một phần của học thuyết có tổ chức. Người Jaina không mang tính tôn giáo bởi vì người đó đã chọn một dòng phái nào đó.
Người tôn giáo đích thực là cá nhân.
Người đó một mình, và trong tính một mình của người
đó có cái đẹp lớn lao, cao thượng lớn lao.
Tôi dạy các bạn cái một mình đó. Tôi dạy các bạn cái
đẹp, cái cao thượng, và hương thơm của tính một mình.
Trong tính một mình của bạn, bạn sẽ đạt tới những đỉnh cao của Everest. Trong tính một mình của bạn, bạn sẽ có khả năng chạm tới ngôi sao xa xôi nhất. Trong tính một mình của bạn, bạn sẽ nở hoa tới tiềm năng toàn bộ của mình.
Đừng bao giờ trở thành người tin, đừng bao giờ trở thành tín đồ, đừng bao giờ trở thành một phần của bất kì tổ chức nào. Vẫn còn đúng đích thực với bản thân mình. Đừng phản bội bản thân mình.
Được chứ Maneesha?
Vâng, thưa Osho.

Ads Belove Post