Chương 2. Đối thoại kiếm chỗ trọ

Chương 2. Đối thoại kiếm chỗ trọ

Price:

Read more

Không nước Không trăng - Osho

Bài nói về các chuyện thiền

Chương 2. Đối thoại kiếm chỗ trọ



Có một truyền thống cổ tại một số chùa thiền Nhật Bản là nếu một sư lang thang có thể thắng bằng lí luận về Phật giáo với một trong những sư trụ trì, người đó có thể được nghỉ lại trong đêm. Nếu không thì ông ta phải đi tiếp.

Có một ngôi chùa như vậy ở miền bắc Nhật Bản do hai anh em trụ trì. Người anh là người rất có học còn người em lại hơi ngu, mà anh ta chỉ có một mắt.

Một tối một sư lang thang tới hỏi xin trọ nhờ. Người anh rất mệt vì đã nghiên cứu nhiều giờ liền, cho nên ông ta bảo người em ra mà tranh luận.

"Yêu cầu rằng cuộc đối thoại phải trong im lặng," người anh nói.

Chút lâu sau lữ khách tới gặp người anh và nói, "Em ông thật là người tuyệt diệu. Anh ta đã thắng cuộc tranh luận này rất thông minh, cho nên tôi phải đi tiếp. Xin chào ông."

"Trước khi ông đi," người anh nói, "xin ông kể lại cuộc đối thoại cho tôi."

"Thế này," lữ khách nói, "đầu tiên tôi giơ một ngón tay lên để biểu thị cho Phật. Thế là em ông giơ hai ngón tay lên biểu thị cho Phật và giáo huấn của ngài. Cho nên tôi giơ ba ngón tay lên để biểu thị cho Phật, giáo huấn và những người theo ngài. Thế rồi cậu em thông minh của ông dứ nắm đấm vào mặt tôi để chỉ ra rằng tất cả ba đều thành một sự hiểu biết."

Nói xong lữ khách bỏ đi.

Chút lâu sau người em tới trông rất buồn. "Anh hiểu em đã thắng cuộc tranh luận," người anh nói.

"Thắng gì đâu," người em nói, "ông lữ khách kia là người rất xấc xược."

"Ô hay?" người anh nói, "kể cho anh về chủ đề cuộc tranh luận."

"Sao," người em nói, "cái lúc hắn ta thấy em, hắn ta giơ ngay một ngón tay lên để sỉ nhục em bằng việc chỉ ra rằng em có mỗi một mắt. Nhưng bởi vì hắn ta là người lạ em nghĩ em phải lịch sự, cho nên em giơ hai ngón tay lên chúc mừng hắn ta có hai mắt. Vào lúc này, thằng cha bất lịch sự ấy lại giơ ba ngón tay lên để chỉ ra rằng giữa chúng ta chỉ có ba mắt mà thôi, cho nên em phát điên và doạ đấm vào mũi hắn ta - thế là hắn ta chuồn."

Người anh cười.

Mọi tranh luận đều vô tích sự và ngu xuẩn. Tranh luận như vậy là ngu xuẩn, bởi vì không ai có thể đạt tới chân lí qua thảo luận, qua tranh luận. Bạn có thể kiếm được chỗ trọ qua đêm, nhưng có vậy thôi. Do đó mới có truyền thống này.

Truyền thống này là hay. Trong bất kì đạo tràng nào ở Nhật Bản, trong nhiều thế kỉ, nếu bạn hỏi xin chỗ trọ, bạn phải tranh luận. Nếu bạn thắng trong cuộc tranh luận, bạn có thể ở lại qua đêm - điều này rất biểu tượng - nhưng chỉ cho đêm đó thôi. Đến sáng bạn phải đi. Điều này chỉ ra rằng thông qua tranh luận, logic, lí luận, bạn không bao giờ có thể đạt tới mục tiêu, chỉ được chỗ trọ đêm. Và chớ tự lừa mình rằng chỗ trọ đêm là mục tiêu. Bạn phải đi tiếp. Đến sáng bạn lại phải đi trên đôi chân mình.

Nhưng nhiều người đã tự lừa dối mình. Họ nghĩ rằng bất kì cái gì họ đã đạt tới qua logic đều là mục tiêu. Chỗ trọ đêm đã trở thành tối thượng. Họ không đi, và nhiều sáng đã trôi qua. Logic có thể dẫn tới những kết luận giả thiết, chưa bao giờ là chân lí. Logic có thể dẫn tới cái gì đó xấp xỉ chân lí, nhưng chưa bao giờ là chân lí cả.

Và nhớ, cái xấp xỉ tới chân lí là dối trá, bởi vì điều đó có nghĩa gì? Hoặc là cái gì đó là đúng hoặc không đúng, không có cái ở giữa. Hoặc là cái gì đó là đúng hoặc nó là không đúng. Bạn không thể nói rằng điều này là đúng một nửa; không có cái gì giống thế - cũng giống như không thể có nửa vòng tròn, bởi vì chính từ vòng tròn đã có nghĩa đầy đủ. Nửa vòng tròn không tồn tại. Nếu nó là một nửa, nó không phải là vòng tròn.

Nửa chân lí không tồn tại. Chân lí là toàn thể, bạn không thể có nó theo từng mảnh, bạn không thể có nó theo từng phần. Chân lí xấp xỉ là lừa dối, nhưng logic chỉ có thể đưa đến lừa dối. Bạn có thể có chỗ trọ qua đêm, chỉ để nghỉ ngơi, thảnh thơi, nhưng đừng làm nó thành nhà bạn. Đến sáng bạn phải đi nữa, cuộc hành trình không thể kết thúc tại đó. Mọi sáng nó sẽ bắt đầu lại. Thảnh thơi trong logic, trong lí luận, nhưng đừng vẫn còn trong nó, đừng trở thành tĩnh tại với nó - và liên tục nhớ rằng bạn phải đi.

Truyền thống này là hay. Cho nên một điều cần được hiểu về truyền thống và ý nghĩa này; nó là biểu tượng. Điều thứ hai: tất cả mọi thảo luận đều ngu xuẩn, vì thông qua thảo luận bạn không bao giờ có thể hiểu được người khác. Bất kì điều gì người đó nói đều bị hiểu lầm. Một tâm trí bị uốn theo chiến thắng, chinh phục, không thể hiểu được. Điều đó là không thể được, bởi vì hiểu biết cần tâm trí bất bạo hành. Khi bạn tìm kiếm cách để thắng, bạn bạo hành.

Tranh luận là bạo hành. Bạn có thể giết chết qua nó, bạn không thể sống lại qua nó. Bạn không thể cho cuộc sống qua nó, bạn có thể sát hại qua nó. Chân lí có thể bị sát hại qua tranh luận, nhưng chúng không thể được phục sinh. Đó là bạo hành; chính thái độ đó là bạo hành. Thực sự, bạn không kiếm chân lí, bạn kiếm chiến thắng. Khi thắng lợi là mục đích, chân lí sẽ bị hi sinh. Khi chân lí là mục đích, bạn có thể hi sinh chiến thắng nữa.

Và chân lí nên là mục đích, không phải là chiến thắng, bởi vì khi chiến thắng là mục đích, bạn là chính khách, không phải là người tôn giáo. Bạn hung hăng, bạn đang cố gắng bằng cách nào đó áp đảo người khác, bạn đang bằng cách nào đó chi phối và áp chế. Và chân lí không bao giờ có thể trở thành sự chi phối được, nó không bao giờ phá huỷ người khác. Chân lí không bao giờ có thể là thắng lợi theo nghĩa là bạn đã áp đảo người khác. Chân lí đem tới nhún nhường, khiêm tốn. Nó không phải là vị kỉ - nhưng mọi tranh luận đều vị kỉ. Cho nên tranh luận không bao giờ có thể dẫn tới cái thực; nó bao giờ cũng dẫn tới cái không thực, cái phi chân lí, bởi vì chính hiện tượng mà bạn theo đuổi, thắng lợi, là ngu xuẩn. Chân lí thắng, không phải bạn, không phải tôi. Trong thảo luận bạn thắng hoặc tôi thắng, chân lí không bao giờ thắng.

Người tìm kiếm thực sự sẽ cho phép chân lí thắng cả hai. Người tranh luận đang đòi hỏi rằng thắng lợi phải thuộc về tôi, nó không nên thuộc về người khác. Trong chân lí, không có người khác. Trong chân lí, chúng ta gặp nhau và trở thành một. Cho nên ai có thể là người thắng và ai có thể là kẻ thua? Trong chân lí, không ai thua. Trong chân lí, chân lí được và chúng ta mất. Nhưng trong thảo luận thì tôi là tôi và anh là anh; thực sự không có cây cầu.

Làm sao bạn có thể hiểu người khác khi bạn đối lập người đó? Hiểu biết là không thể được. Hiểu biết cần thông cảm, hiểu biết cần tham dự. Hiểu biết nghĩa là lắng nghe người khác một cách toàn bộ, chỉ thế thì hiểu biết mới nở hoa. Nhưng nếu bạn đang thảo luận cái gì đó, đang tranh luận, cãi lại, bạn không lắng nghe người khác, bạn chỉ giả vờ rằng bạn nghe thôi. Sâu bên dưới bạn đang chuẩn bị, sâu bên dưới bạn đã đi sang bước tiếp - khi người kia dừng lại, bạn sẽ nói cái gì. Bạn đang sẵn sàng cách thức để bác bẻ người đó. Bạn đã không lắng nghe người đó và bạn đang cố gắng bác bẻ người đó!

Thực sự, chân lí không có ý nghĩa trong thảo luận, trong tranh luận. Cho nên tranh luận không bao giờ là việc trao đổi, không thể nào qua tranh luận mà đi tới đồng cảm được. Bạn có thể cãi lại, và bạn càng cãi lại nhiều... bạn càng sa sút hơn. Bạn càng tranh luận, lỗ hổng lại càng lớn, nó trở thành vực thẳm; không thể có được mảnh đất gặp gỡ. Đó là lí do tại sao các triết gia chẳng bao giờ gặp nhau, các bác học chẳng bao giờ gặp nhau: họ là những nhà lí sự lớn. Và vực thẳm tồn tại. Họ không thể gặp được người khác - không thể được.

Chỉ người yêu mới có thể gặp nhau, nhưng người yêu không thể trong tranh luận được - họ có thể trao đổi. Đó là lí do tại sao có nhiều nhấn mạnh thế ở phương Đông về shraddha - tin cậy, niềm tin. Nếu bạn tranh cãi với thầy mình, lỗ hổng sẽ rộng ra. Thế thì tốt hơn cả là đi; thế thì để thầy thành chỗ trọ đêm, nhưng đi. Ở cùng thầy sẽ không đưa bạn tới đâu cả, lỗ hổng sẽ rộng ra. Nếu bạn thích cãi lại, thế thì lỗ hổng không thể được bắc cầu. Điều đó là không thể được. Tin cậy có nghĩa là thông cảm; tin cậy nghĩa là bạn không biện luận - bạn phải tới để nghe, không tới để biện luận. Bạn phải tới để hiểu, không để tranh luận. Bạn phải không tới để thắng; thay vì thế, bạn sẵn sàng thua.

Đệ tử thực bao giờ cũng trong tìm kiếm việc thua thầy. Đó là khoảnh khắc vĩ đại nhất trong cuộc sống của đệ tử, khi đệ tử hoàn toàn bị phá huỷ và thua. Không phải là thầy sẽ thắng; thầy sẽ thua, đệ tử sẽ thua. Và khi đệ tử không còn đó nữa - hoàn toàn bị thua, biến mất - chỉ thế thì lỗ hổng mới được bắc cầu qua, và thầy có thể thấm vào bạn.

Do đó, chuyện đã xảy ra: Jesus đi lang thang khắp nước, nhưng tất cả các đệ tử mà ngài có thể thu nhận đều là những người bình thường, không người nào được giáo dục, không người nào là học giả. Không phải đã không có học giả đâu; đã có những học giả vĩ đại vào thời đó. Người Do Thái đã đạt tới đỉnh vinh quang của họ, đó là lí do tại sao họ có thể tạo ra được một con người như Jesus. Jesus đã là cực đỉnh. Jesus có thể xảy ra - điều đó chứng tỏ rằng người Do Thái đã chạm tới đỉnh của họ. Chẳng bao giờ họ lại đạt tới đỉnh cao đó một lần nữa. Đã có các học giả lớn, những cuộc tranh luận lớn đã được thu xếp. Giáo đường Do Thái là chỗ học tập, một đại học thực. Mọi người sẽ du hành từ khắp nước tới để thảo luận, để tranh luận, để biện luận, để xác minh; nhưng đấy chỉ là biện luận. Không một học giả nào theo Jesus.

Thực sự, tất cả các học giả đều nhất trí đồng ý rằng con người này nên bị tiêu diệt đi. Tất cả các học giả, người có học, đều sẵn sàng giết chết con người này. Tại sao? - bởi vì con người này đã chống lại biện luận. Ông ấy đã kéo đổ chính cơ sở của họ; toàn bộ cấu trúc sẽ sập đổ. Con người này đang nói điều gì đó chống lại lí luận. Ông ấy đang nói về niềm tin, ông ấy đang nói về tình yêu, ông ấy đang nói về cách tạo ra cây cầu giữa hai trái tim.

Tranh luận là giữa hai tâm trí, hai cái đầu; tình yêu, sự giao thiệp, sự tin cậy, là giữa hai trái tim. Ông ấy đã mở ra con đường mới - của tình bạn, của tính đệ tử, của trưởng thành. Ông ấy đã nghĩ dưới dạng một chiều hướng hoàn toàn khác - phẩm chất là khác. Ông ấy đang nói rằng, "Gạt kinh sách sang bên đi. Kinh thánh của các ông là không cần, bởi vì chúng chỉ là lời." Học giả, bác học không thể dung thứ được điều đó. Jesus bị đóng đinh.

Ông ấy chỉ có thể tìm được người đơn giản: ngư phủ, tiều phu, thợ giầy - những người đơn giản. Tất cả các đệ tử của ông ấy, trừ Judas, đều không có giáo dục. Chỉ mỗi Judas có văn hoá, một quí ông lịch sự, và ông ấy đã bán Jesus chỉ với ba mươi đồng bạc. Judas lịch sự, có văn hoá này đã phản bội ông ấy, và Jesus biết rằng nếu bất kì ai có thể phản bội mình thì đấy là Judas. Tại sao? Bởi vì trái tim có thể bị phản bội chỉ bởi cái đầu. Tình yêu chỉ có thể bị phản bội bởi logic; không cái gì khác có thể bị phản bội.

Cho nên đây là điều thứ hai cần nhớ trước khi tôi đi vào câu chuyện này; rằng qua logic, qua cái đầu, thích tranh cãi, bạn trở thành xa lạ, người lạ lẫn nhau; cây cầu ở giữa bị mất. Làm sao bạn có thể đạt tới chân lí khi bạn không thể hiểu được người khác, khi bạn thậm chí không có khả năng lắng nghe người đó, khi tâm trí bạn cứ nghiêng mãi về cãi lí, tranh đấu? Bạn bạo hành, hung hăng. Hung hăng này sẽ không có ích gì cả.

Cho nên tất cả mọi tranh luận đều vô tích sự, chúng chẳng bao giờ dẫn tới đâu cả. Cho dù bạn có cảm thấy rằng một kết luận được đạt tới, kết luận đó cũng là bị ép buộc; nó không được đạt tới qua thảo luận. Bạn có thể làm người khác im lặng nhưng thuyết phục không bao giờ tới từ điều đó, không bao giờ. Và tôi nói điều đó một cách dứt khoát: không bao giờ. Nếu bạn có mánh khoé logic nào đó, bạn có thể làm cho người khác phải im lặng. Người đó có thể không có khả năng trả lời lại bạn. Bạn biết nhiều hơn người đó biết. Bạn biết nhiều mánh khoé hơn người đó biết. Bạn có thể dồn người đó vào góc tường qua lời nói và lí luận và người đó không thể trả lời được. Nhưng điều này không phải là cách thuyết phục người đó. Sâu bên dưới người đó biết rằng, "Một ngày nào đó ta sẽ tìm nhiều mánh khoé hơn và đẩy anh vào đúng chỗ của mình. Ngay bây giờ ta không thể trả lời được. Thôi được, ta chấp nhận thua." Người đó đã bị thua, nhưng không thắng.

Và đây là hai điều khác nhau. Khi bạn thắng qua trái tim người kia không bị thua - người đó sung sướng. Người đó thắng trong thắng lợi của của bạn, người đó tham dự. Đấy không phải là thắng lợi của bạn - chân lí đã thắng, và bạn cả hai có thể mở hội. Nhưng khi bạn làm một người bị thua, người đó không bao giờ thắng cả; người đó vẫn còn là kẻ thù. Sâu bên dưới người đó đang đợi đến đúng khoảnh khắc người đó có thể tự khẳng định mình.

Không tranh luận nào có thể trở thành thuyết phục cả. Và nếu thuyết phục không được đạt tới, kết luận ở đâu? Kết luận là bị ép buộc, nó bao giờ cũng chưa chín mùi. Điều đó cũng giống như việc phá thai, nó không phải là việc sinh tự nhiên. Bạn đã ép buộc - đứa trẻ chết được sinh ra hay đứa trẻ què quặt, người sẽ vẫn còn bị què quặt, yếu đuối và chết trong cả đời mình.

Socrates hay nói, "Tôi là bà đỡ, tôi giúp việc sinh nở tự nhiên." Thầy là bà đỡ. Thầy không định ép buộc, bởi vì việc sinh bị ép buộc không thể là việc sinh thực. Nó giống cái chết nhiều hơn và ít giống cuộc sống.

Cho nên thầy không bao giờ tranh cãi cả. Và nếu đôi khi thầy tỏ ra cãi lại, thì thầy chỉ đùa với bạn thôi - và việc đùa là bởi một lí do nào đó. Chớ trở thành nạn nhân. Thầy đang đùa với lí do nào đó; thầy có thể hay cãi lại chỉ để tìm ra xem liệu việc cãi lại của bạn có bị khuấy động lên hay không. Nếu nó bị khuấy động lên, bạn đã bị lỡ. Nếu bạn có thể lắng nghe việc cãi lại của thầy mà không trở nên cãi lại, thầy sẽ không đùa với bạn nữa. Thầy phải nhìn vào bên trong bạn. Bạn có thể lắng nghe có ý thức, cãi lại vô ý thức. Thế thì thầy phải lôi cái vô ý thức của bạn cho bật ra để cho bạn có thể trở nên nhận biết về nó.

Đôi khi thầy sẽ có vẻ cứ như thầy hung hăng, cứ như thầy thích thú làm bạn thua. Nhưng thầy không bao giờ thoả thích với việc thua của bạn - chỉ làm cho bản ngã bạn thua thôi, không phải bạn; chỉ để phá huỷ bản ngã của bạn, không phải bạn. Và nhớ: bản ngã là chất độc, nó đang phá huỷ bạn. Một khi chất độc bị phá huỷ, bạn sẽ tự do và sống động lần đầu tiên. Dạt dào ánh sáng sẽ xảy ra cho bạn lần đầu tiên. Thầy đang phá huỷ bệnh tật, không phải bạn.

Đôi khi thầy có thể phải hay cãi lại. Có những bậc thầy rất hay cãi lại. Không thể nào đánh bại được họ, không thể nào chơi chữ với họ được. Nhưng họ chỉ giúp đem tâm thức của bạn lên, để cho bạn có thể trở nên nhận biết liệu niềm tin của bạn có đúng hay không.

Chuyện xảy ra: Một người Sufi, Junnaid, đã sống với thầy mình. Và thầy lại hay cãi lại đến mức bất kì điều gì bạn nói, thầy đều ngay lập tức phủ định nó. Nếu bạn nói, "Đang ban ngày," thầy sẽ nói, "Không, đang đêm chứ" - mà thực sự thì không phải như vậy, trời đang ban ngày.

Bất kì điều gì Junnaid nói, anh ta bao giờ cũng thấy rằng thầy sẽ phủ định nó. Và anh ta đơn giản cúi đầu và nói, "Vâng, thưa thầy, điều đó là phải."

Một hôm thầy nói, "Junnaid, con đã thắng. Ta không thể nào tạo ra việc cãi lại trong con. Và ta hiển nhiên giả dối đến mức bất kì ai người chưa bao giờ tranh cãi điều gì cũng phải nói, 'Ngu xuẩn làm sao. Đang giữa ban ngày. Không cần phải tranh cãi nữa, điều đó quá hiển nhiên.' Vậy mà con đã nói, 'Vâng, thưa thầy, trời đang đêm.' Sự tin cậy trong con thật sâu.

Bây giờ ta sẽ không bao giờ cãi lí với con nữa, bây giờ ta có thể nói chân lí, bởi vì con đã sẵn sàng."

Khi trái tim nói có toàn bộ, thế thì bạn sẵn sàng lắng nghe. Và chỉ thế thì chân lí mới có thể được hiển lộ cho bạn. Cho dù chỉ một thoáng chút còn lại bên trong bạn, chân lí không thể được nói ra cho bạn, bởi vì cái 'không' đó sẽ phá huỷ toàn bộ mọi việc. Cái không, dù nhỏ đến đâu, cũng vẫn mạnh mẽ, rất mạnh; thế thì chân lí sẽ được nói ra nhưng nó sẽ không được hiển lộ cho bạn. Cái không sẽ che giấu nó lại.

Đó là lí do tại sao mọi tranh luận đều vô tích sự. Và đó là lí do tại sao tôi cứ lặp đi lặp lại rằng toàn bộ nỗ lực của triết học đều vô dụng. Nó chẳng đạt tới kết luận nào - nó không thể đạt tới được.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện, rồi tôi sẽ đi vào giai thoại thiền này.

Ngày xưa chuyện xảy ra, một tể tướng vĩ đại của của một vương quốc vĩ đại chết. Vị tể tướng này là người hiếm thấy, rất thông minh, gần như trí huệ, rất tinh ranh, sắc sảo, nhà ngoại giao lớn, và rất khó tìm được người thay thế. Người ta đã kiếm trong cả vương quốc. Tất cả các quan thượng thư đều được phái đi tìm ít nhất ba người; thế rồi quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra và một người trong số họ sẽ được chọn.

Trong nhiều tháng việc tìm kiến được diễn ra. Cả vương quốc đều bị lục tìm; mọi ngóc ngách xó xỉnh đều được kiếm. Thế rồi người ta tìm ra được ba người. Một người là nhà khoa học lớn, một nhà toán học lớn. Người đó có thể giải được bất kì bài toán toán học nào, và toán học thực sự là khoa học tích cực duy nhất - mọi khoa học đều là nhánh của nó - cho nên ông ta là ở tận gốc rễ.

Người khác là một triết gia lớn, ông ấy là người làm ra hệ thống lớn, ông ấy có thể tạo ra tất cả từ không cái gì. Chỉ từ lời, ông ấy có thể tạo ra những hệ thống hay thế - đấy là phép mầu, chỉ triết gia mới có thể làm được điều đó. Họ chẳng có gì trong tay cả; họ là những nhà ảo thuật vĩ đại nhất. Họ tạo ra Thượng đế, họ tạo ra lí thuyết về sự sáng tạo, họ tạo ra mọi thứ - và chẳng có gì trong tay họ cả. Nhưng họ lại là các nghệ sĩ khôn ranh về lời lẽ: họ gắn lời lại với nhau theo cách mà họ cho bạn cảm giác về thực chất - mà chẳng có gì ở đó cả.

Và người thứ ba là một người tôn giáo, một con người của niềm tin, lời cầu nguyện, sùng kính. Và những người đã đi tìm ba người này đều phải rất khôn ngoan, bởi vì họ đã tìm được ba người.

Ba người này biểu thị cho ba chiều hướng của tâm thức. Đây là ba khả năng duy nhất: con người của khoa học, con người của triết học và con người của tôn giáo - đây là điều cơ bản. Con người của khoa học liên quan với những thực nghiệm; chừng nào cái gì đó còn chưa được chứng minh bằng thực nghiệm, nó vẫn còn là chưa được chứng minh. Người đó mang tính kinh nghiệm, thực nghiệm; chân lí của người đó là chân lí của thực nghiệm.

Con người của triết lí là con người của logic, không của thực nghiệm. Thực nghiệm không phải là vấn đề; chỉ qua logic người đó chứng minh hay bác bỏ. Người đó là con người thuần khiết, còn thuần khiết hơn cả nhà khoa học, bởi vì nhà khoa học phải đem thực nghiệm vào, thế thì phòng thí nghiệm bước vào. Con người của triết lí làm việc không cần phòng thí nghiệm - chỉ trong tâm trí, với logic, với toán học. Toàn bộ phòng thí nghiệm của người đó là tâm trí của người đó. Người đó có thể chứng minh hay bác bỏ chỉ qua biện luận logic. Người đó có thể giải quyết bất kì câu đố nào hay người đó có thể tạo ra bất kì kiểu câu đố nào.

Và chiều hướng thứ ba là chiều hướng tôn giáo. Con người này không nhìn cuộc sống như bài toán. Cuộc sống không phải là bài toán đối với người tôn giáo. Nó không phải là cái gì đó cần được giải, nó là cái gì đó để được sống.

Người tôn giáo là con người của kinh nghiệm, nhà khoa học là con người của thực nghiệm, triết gia là con người của suy nghĩ. Con người của kinh nghiệm mang tính tôn giáo, người đó nhìn vào cuộc sống như cái gì đó để được sống. Nếu có bất kì giải pháp nào, nó sẽ tới qua việc kinh nghiệm, nó sẽ tới qua việc sống. Không cái gì có thể được quyết định trước qua logic, bởi vì cuộc sống lớn hơn logic. Logic chỉ là bọt nước trong đại dương bao la của cuộc sống, cho nên nó không thể nào giải thích được tất cả. Và các thực nghiệm có thể được làm chỉ khi bạn đứng riêng ra, thực nghiệm có thể được làm chỉ với các sự vật.

Cuộc sống không phải là đối tượng, nó là chính cốt lõi của tính chủ quan. Khi bạn thực nghiệm, bạn khác; khi bạn sống, bạn là một. Cho nên người tôn giáo nói, "Chừng nào bạn còn chưa là một với cuộc sống, bạn chẳng bao giờ có thể biết được nó." Làm sao bạn có thể biết được nó từ bên ngoài? Bạn có thể đi lòng vòng, quanh quẩn, nhưng bạn sẽ không bao giờ chạm tới mục tiêu. Cho nên không thực nghiệm, không suy nghĩ, mà kinh nghiệm; đơn giản, tin cậy - con người của niềm tin.

Họ đã tìm kiếm và họ đã thấy ba người này, và thế rồi ba người này được triệu về kinh cho phán xét cuối cùng. Nhà vua nói, "Trong ba ngày các ông nghỉ ngơi và sẵn sàng đi. Vào sáng ngày thứ tư sẽ có cuộc thi, chung khảo. Một trong các ông sẽ được chọn và người đó sẽ trở thành tể tướng của ta - người chứng tỏ là trí huệ nhất."

Họ bắt đầu làm việc theo cách riêng của mình. Ba ngày là không đủ! Nhà khoa học phải nghĩ về nhiều thực nghiệm, và làm ra từ nó - ai biết được kiểu thi nào sắp sửa diễn ra đây? Cho nên ông ta không thể nào ngủ được trong ba ngày, không có thời gian: và ông ấy có cả cuộc đời mình để ngủ một khi ông ấy được chọn, cho nên sao phải bận tâm về ngủ? Ông ấy sẽ không ngủ, ông ấy không ăn - không có đủ thời gian, và nhiều điều cần được làm trước kì thi.

Triết gia bắt đầu suy nghĩ, nhiều vấn đề cần được giải quyết: "Ai biết kiểu vấn đề gì sẽ được hỏi đây?" Chỉ người tôn giáo mới thoải mái. Ông ta ăn, và ăn ngon. Chỉ người tôn giáo mới có thể ăn ngon, bởi vì ăn là cúng dường, nó là cái gì đó thiêng liêng. Ông ấy ngủ ngon. Ông ấy sẽ cầu nguyện, ngồi bên ngoài, đi dạo, nhìn cây, và biết ơn Thượng đế; bởi vì với người tôn giáo không có tương lai và không có kì thi chung khảo. Mọi khoảnh khắc đều là thi, cho nên làm sao bạn có thể chuẩn bị cho điều đó được? Nếu cái gì đó là trong tương lai, bạn có thể chuẩn bị; nhưng nếu cái gì đó là ngay bây giờ, ở đây, làm sao bạn có thể chuẩn bị cho nó được? Bạn phải đối diện với nó. Và không có tương lai.

Đôi khi nhà khoa học nói, "Ông đang làm gì vậy? Phí thời gian - ăn, ngủ, cầu nguyện. Ông có thể làm lời cầu nguyện về sau." Nhưng ông ta sẽ cười và ông ta không tranh luận, ông ta không phải là con người của lí sự.

Triết gia sẽ nói, "Ông cứ ngủ, ông cứ ngồi ngoài vườn, ông cứ nhìn lên cây. Điều này sẽ chẳng có ích gì. Thi cử không phải là trò chơi trẻ con, ông phải sẵn sàng cho nó." Nhưng ông ta sẽ cười. Ông ta tin nhiều vào tiếng cười hơn là logic.

Và vào sáng ngày thứ tư, khi họ bắt đầu tới cung điện cho cuộc thi chung khảo, nhà khoa học ở vào tình thế thậm chí không bước nổi. Ông ta mệt mỏi với những thực nghiệm của mình, dường như cả cuộc đời ông ta đã tiêu tan. Ông ta mệt gần chết, cứ dường như bất kì lúc nào ông ta cũng sẽ rơi và đi vào giấc ngủ. Mắt ông ta díp lại và tâm trí ông ta bị trục trặc. Ông ta gần như phát điên.

Còn triết gia thì sao? Ông ta không mệt mỏi thế, nhưng ông tại không chắc chắn hơn bao giờ hết, bởi vì ông ta đã nghĩ và nghĩ và biện luận và biện luận, mà không lí lẽ nào có thể trở thành kết luận. Ông ta thành mụ mẫm, trong đống lộn xộn, ông ta là hỗn độn. Ngày ông ta tới ông ta đã có thể trả lời nhiều điều, nhưng bây giờ thì không. Thậm chí câu trả lời chắc chắn của ông ta đã trở thành không chắc chắn. Bạn càng nghĩ nhiều, triết lí lại càng trở thành vô dụng. Chỉ kẻ ngốc mới có thể tin vào những điều chắc chắn. Bạn càng nghĩ nhiều, càng nhiều thông minh tới với bạn, bạn càng thấy đây chỉ là lời, không có thực chất. Nhiều lần ông ta đã muốn quay lại bởi vì điều này sẽ chẳng hữu dụng gì. Ông ta không còn trong tình trạng tốt. Nhưng nhà khoa học nói, "Thôi nào! Ta hãy thử. Chúng ta mất gì nào? Nếu chúng ta thắng, thế là tốt. Nếu chúng ta không thắng, thế cũng là tốt. Nhưng chúng ta thử. Đừng có thoái chí."

Chỉ người tôn giáo mới bước đi một cách hạnh phúc, ca hát. Ông ta có thể nghe tiếng chim trên cây, ông ta có thể thấy mặt trời lên, ông ta có thể thấy tia sáng mặt trời trên giọt sương. Toàn thể cuộc sống là phép mầu thế. Ông ta không lo nghĩ bởi vì không có thi cử - ông ta sẽ đi và đối diện với sự việc, ông ta đơn giản đi và xem điều xảy ra. Ông ta không xin cái gì, ông ta không trông đợi, ông ta tươi tắn, trẻ trung, sống động - và có vậy thôi. Đó là cách người ta nên tiếp cận tới Thượng đế; không phải bằng công thức có sẵn, không với lí thuyết đã làm sẵn, không với nhiều công việc nghiên cứu kinh nghiệm, không với nhiều danh hiệu tiến sĩ. Không, điều đó sẽ chẳng ích gì. Đây là cách người ta nên đi - ca hát và nhảy múa tới ngôi đền. Và nếu bạn sống động, thế thì bất kì cái gì tới, bạn cũng đều có thể đáp ứng cho nó, bởi vì đáp ứng là thông qua việc sống, nó là thông qua trái tim, và trái tim lại sẵn sàng khi nó đang ca hát, khi nó đang nhảy múa.

Họ tới. Nhà vua đã nêu ra một phương cách rất đặc biệt. Họ được đưa vào trong một căn phòng nơi nhà vua đã đặt cố định một ổ khoá, một vấn đề toán học khó. Nhiều con số có trên ổ khoá, nhưng không có chìa. Những con số đó đã được gắn vào theo cách nào đó: bí mật ở đó, nhưng người ta phải kiếm nó và tìm ra nó. Những con số đó được xếp theo cách nào đó thì cửa sẽ mở ra. Nhà vua đưa họ vào và nói, "Đây là câu đố toán học, một trong những điều vĩ đại nhất đã từng được biết tới. Bây giờ các ông phải tìm ra manh mối - không có chìa. Nếu các ông có thể tìm ra manh mối, câu trả lời cho vấn đề toán học này, ổ khoá sẽ mở. Và người đầu tiên ra khỏi phòng này sẽ là người được chọn. Cho nên bây giờ bắt đầu đi." Nhà vua đóng cửa lại và đi.

Lập tức nhà khoa học bắt đầu thảo ra nhiều thực nghiệm, nhiều điều, nhiều vấn đề trên giấy. Ông ta nhìn - quan sát các con số trên ổ khoá. Không có thời gian để mất, đấy là vấn đề sống và chết. Triết gia thì nhắm mắt, bắt đầu nghĩ dưới dạng toán học điều cần làm, làm sao giải cho câu đố này. Câu đố này hoàn toàn mới.

Đó là vấn đề với tâm trí: nếu cái gì đó cũ, câu trả lời có thể được tìm thấy, nhưng nếu cái gì đó tuyệt đối mới, làm sao bạn có thể làm việc về nó qua tâm trí được? Tâm trí hoàn toàn có hiệu quả với cái cũ, cái biết rồi, cái thường lệ. Tâm trí tuyệt đối vô hiệu quả khi phải đương đầu với cái chưa biết.

Người tôn giáo chưa bao giờ đi tới ổ khoá, bởi vì người đó có thể làm được gì? Người đó không biết gì về toán cả, người đó không biết bất kì khoa học thực nghiệm nào. Người đó có thể làm gì? Người đó chỉ ngồi trong góc. Người đó hát một chút, cầu nguyện Thượng đế, nhắm mắt lại. Hai người kia cứ nghĩ rằng người đó không phải là đối thủ cạnh tranh chút nào. "Theo một đằng thì điều đó cũng tốt, bởi vì mọi sự phải được quyết định giữa hai ta." Thế rồi bỗng nhiên họ trở nên nhận biết rằng người đó đã rời khỏi phòng, người đó không có đó. Cửa đã mở.

Nhà vua tới và nói, "Các ông đang làm cái gì bây giờ thế? Chuyện này xong rồi. Người thứ ba đã ở ngoài."

Nhưng họ hỏi, "Làm sao vậy?... bởi vì ông ấy có làm cái gì đâu."

Thế là họ hỏi người tôn giáo. Ông ta nói, "Tôi chỉ ngồi. Tôi đã cầu nguyện và tôi chỉ ngồi rồi một tiếng nói cất lên bên trong tôi, "Mình ngu rồi. Phải lại mà xem chứ. Cửa không bị khoá.' Và tôi chỉ đi tới cửa; nó không khoá thật. Chẳng có vấn đề gì để được giải quyết cả, thế là tôi đi ra."

Cuộc sống không phải là bài toán. Nếu bạn cố gắng giải nó bạn sẽ bỏ lỡ nó. Cửa đang mở, nó chưa bao giờ bị khoá cả. Nếu cửa bị khoá, các nhà khoa học sẽ tìm ra giải pháp. Nếu cửa bị khoá, các triết gia có thể tìm ra hệ thống để mở nó. Nhưng cửa không khoá, cho nên chỉ niềm tin mới có thể đi qua - không giải pháp nào, không câu trả lời làm sẵn nào. Cứ đẩy cửa mở ra và đi ra ngoài.

Cuộc sống không phải là câu đố để được giải, nó là bí ẩn để được sống. Nó là bí ẩn sâu sắc, cho nên tin cậy và cho phép bản thân bạn đi vào trong nó. Không tranh luận nào có thể có ích gì - với ai đó khác, hay với bản thân bạn bên trong tâm trí - không tranh luận. Mọi tranh luận đều vô tích sự và ngu ngốc.

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào câu chuyện hay này:

Có một truyền thống cổ tại một số chùa thiền Nhật Bản là nếu một sư lang thang có thể thắng bằng lí luận về Phật giáo với một trong những sư trụ trì, người đó có thể nghỉ lại trong đêm. Nếu không thì ông ta phải đi tiếp.

Cãi lí có thể cho bạn đến mức này thôi - một chỗ trọ đêm, nhưng có vậy thôi.

Có một ngôi chùa như vậy ở miền bắc Nhật Bản do hai anh em trụ trì. Người anh là người rất có học còn người em lại hơi ngu, mà anh ta chỉ có một mắt.

Hai kiểu người cần có để cai quản một ngôi chùa: người có học và người rất ngu. Và đây là cách tất cả các ngôi chùa được cai quản - hai kiểu người: người có học, người đã trở thành tu sĩ, và người ngu, người đi theo họ. Đây là cách thức mọi ngôi chùa được cai quản.

Cho nên những câu chuyện này không chỉ là câu chuyện, chúng là những chỉ báo tới những sự kiện đặc thù. Nếu người ngu biến mất khỏi trái đất, sẽ không có chùa chiền. Nếu người có học biến khỏi chùa chiền, sẽ không có chùa chiền. Nhị nguyên là cần để cho ngôi chùa tồn tại. Đó là lí do tại sao bạn không thể tìm thấy được Thượng đế trong chùa - bởi vì bạn không thể tìm được ngài trong nhị nguyên.

Những chùa này là sáng tác của những người láu cá để khai thác kẻ ngu. Mọi đền chùa đều là sáng tác - người láu cá khai thác... họ phải trở thành tu sĩ. Tu sĩ là người láu cá nhất, họ là kẻ khai thác lớn nhất, và họ khai thác theo cách bạn không bao giờ có thể nổi lên chống lại họ được. Họ khai thác bạn để vì riêng bạn, họ khai thác bạn vì điều tốt cho bạn. Tu sĩ là kẻ láu cá nhất bởi vì họ nhào nặn các lí thuyết từ chỗ không có gì: mọi lí thuyết, mọi điều họ đã tạo ra - nhiều vô kể! Láu cá là cần để tạo ra các lí thuyết tôn giáo. Và họ cứ tạo ra những dinh thự lớn tới mức người thường gần như không thể nào đi vào được những dinh thự đó. Và họ dùng những biệt ngữ, họ dùng những thuật ngữ đến mức bạn không tài nào hiểu được họ đang nói về cái gì. Và khi bạn không thể hiểu nổi, bạn nghĩ họ rất uyên thâm. Bất kì khi nào bạn không thể hiểu được một điều, bạn đều nghĩ nó rất uyên thâm - "Nó ở bên ngoài mình."

Nhớ điều này: Phật nói theo ngôn ngữ rất bình thường ai cũng có thể hiểu được. Đó không phải là ngôn ngữ của tu sĩ. Jesus nói theo những chuyện ngụ ngôn nhỏ - bất kì người nào vô học cũng đều có thể hiểu được điều đó - ông ấy chưa bao giờ dùng bất kì lối nói tôn giáo nào. Mahavira nói, trao giáo huấn của mình, trong ngôn ngữ của người bình thường và thông thường nhất.

Mahavira và Phật chưa bao giờ dùng chữ Phạn, chưa bao giờ, bởi vì tiếng Phạn là ngôn ngữ của tu sĩ, của brahmin. Tiếng Phạn là ngôn ngữ khó nhất. Các tu sĩ đã làm cho nó khó thế - họ đã trau chuốt rồi trau chuốt rồi trau chuốt. Chính từ sanskrit (tiếng Phạn) nghĩa là trau chuốt, tinh luyện. Họ đã làm tinh luyện nó tới mức mà chỉ nếu bạn là người rất rất có học thì bạn mới có thể hiểu điều họ đang nói, bằng không nó ở ngoài.

Phật dùng ngôn ngữ của mọi người, tiếng Pali. Pali là ngôn ngữ của mọi người, của dân quê. Mahavira dùng tiếng Prakrit. Prakrit là dạng còn chưa tinh luyện của Sanscrit; Prakrit là dạng tự nhiên của Sanscrit - không văn phạm, không nhiều nhặn gì. Học giả còn chưa vào, ông ta chưa tinh luyện các lời để chúng trở thành vượt ra ngoài những người thường. Nhưng các tu sĩ đã dùng Sanscrit, họ vẫn còn dùng nó. Bây giờ không ai hiểu Sanscrit cả, nhưng họ cứ dùng Sanscrit bởi vì toàn bộ nghề nghiệp của họ tuỳ thuộc vào việc tạo ra lỗ hổng, không phải cây cầu - trong việc tạo ra lỗ hổng. Nếu người thường không thể hiểu được, chỉ thế thì tu sĩ mới có thể tồn tại. Nếu người thường hiểu điều họ đang nói thì tu sĩ bị bỏ qua, bởi vì họ chẳng nói gì cả.

Có lần Mulla Nasruddin tới bác sĩ - các bác sĩ đã học được thủ đoạn này từ các tu sĩ: họ viết chữ Latin và Hi Lạp, và họ viết theo cách cho dù họ phải đọc lại nó cũng là điều khó. Không ai hiểu được họ viết ra cái gì. Cho nên Mulla Nasruddin tới bác sĩ và anh ta nói, "Ông nghe đây, xin hãy nói thẳng. Hãy nói cho tôi sự kiện. Chớ có dùng tiếng Latin và Hi Lạp."

Bác sĩ nói, "Nếu anh cứ khăng khăng vậy, và nếu anh cho phép tôi được thẳng thắn, thì anh không ốm đau gì cả. Anh chỉ đơn giản lờ phờ."

Nasruddin nói, "Được rồi, cám ơn ông. Bây giờ hãy viết điều đó trong tiếng Hi Lạp và Latin đi để tôi có thể trưng nó ra cho gia đình tôi."

Người láu cá bao giờ cũng khai thác người thường. Đó là lí do tại sao Phật, Jesus và Mahavira chưa bao giờ được những brahmin, học giả, người láu cá kính trọng, bởi vì họ mang tính phá hoại, họ đang phá đi toàn bộ việc kinh doanh của những người này. Nếu mọi người đều hiểu, không cần tu sĩ nữa. Vì sao? - vì tu sĩ là trung gian. Ông ta hiểu ngôn ngữ của Thượng đế. Ông ta hiểu ngôn ngữ của bạn. Ông ta dịch ngôn ngữ của bạn thành ngôn ngữ của Thượng đế. Đó là lí do tại sao họ lại nói tiếng Phạn là dev-bhasha, ngôn ngữ của Thượng đế: "Bạn không biết tiếng Phạn à? - Tôi biết, cho nên tôi trở thành mối nối trung gian, tôi trở thành người thông dịch. Bạn nói cho tôi điều bạn muốn đi và tôi sẽ nói điều đó trong tiếng Phạn cho Thượng đế, bởi vì ông ấy chỉ biết mỗi tiếng Phạn thôi." Và tất nhiên bạn phải trả tiền cho điều đó.

Có hai kiểu người được cần tới trong đền chùa.

Có một ngôi chùa ... do hai anh em trụ trì. Người anh là người rất có học còn người em lại hơi ngu, mà anh ta chỉ có một mắt.

Cái gì là tượng trưng cho một mắt trong câu chuyện này? Người ngu bao giờ cũng một chiều: người đó chưa bao giờ ngờ vực, người đó bao giờ cũng chắc chắn. Còn người có học bao giờ cũng đôi đường: người đó ngờ vực, người đó liên tục tự chia mình làm đôi. Người đó bao giờ cũng tranh cãi bên trong, đối thoại liên tục bên trong; người đó biết cả hai phía.

Người có học là người hai mặt - hai mắt. Người ngu là người một mắt - người đó bao giờ cũng chắc chắn, người đó không cãi lí, người đó không phân chia. Đó là lí do tại sao, nếu bạn nhìn vào người ngu, người ngu còn có vẻ giống như thánh nhân hơn là người có học. Nếu bạn nhìn vào thánh nhân, ông ấy có cái gì đó tương tự như người ngu nữa - về người ngu, về kẻ ngốc. Phẩm chất khác nhau, nhưng cái gì đó lại hệt như nhau; cái nhãn là khác. Người ngu là ở bậc thang đầu tiên còn thánh nhân ở bậc thang cuối cùng, nhưng cả hai đều ở các đầu của chiếc thang. Người ngu không biết, đó là lí do tại sao người đó lại đơn giản, một mắt. Thánh nhân biết, đó là lí do tại sao người đó đơn giản. Người đó cũng một mắt; người đó gọi là nó là con mắt thứ ba. Hai mắt đã biến mất vào trong con mắt thứ ba này. Người đó cũng là một mắt - một. Người đó là thống nhất, còn người ngu cũng là thống nhất. Nhưng khác biệt là gì?

Dốt nát cũng có sự hồn nhiên về nó, cũng giống như trí huệ có sự hồn nhiên về nó. Người có học là ở giữa: người đó là người dốt mà cứ nghĩ rằng mình trí huệ. Đây là phân chia của người có học: người đó là kẻ dốt và nghĩ mình trí huệ. Người đó không ở mức này cũng chẳng ở mức kia, người đó treo ở giữa. Đó là lí do tại sao người đó bao giờ cũng căng thẳng. Người dốt nát thảnh thơi, người trí huệ thảnh thơi. Người dốt nát còn chưa bắt đầu chuyến du hành của mình, người đó còn ở nhà. Người trí huệ đã đạt tới mục đích, người đó ở nhà. Người có học ở giữa, tìm chỗ trọ ở đạo tràng nào đó - cho dù là được một đêm, thế cũng được - người đó là kẻ lang thang.

Khất sĩ Phật tử đã là những người lang thang, và Phật đã nói, "Là kẻ lang thang cho tới khi các ông đạt tới. Là kẻ lang thang đi. Không chỉ ở bên trong mà cả ở bên ngoài nữa, là kẻ lang thang cho tới khi các ông đạt tới. Đừng dừng lại trước điều đó." Khi bạn đã đạt tới, khi bạn đã trở thành một siddha, một Phật, thế thì bạn được phép ngồi.

Dốt nát và trí huệ có phẩm chất tương tự - đó là hồn nhiên; không phải là tinh ranh. Cho nên đôi khi chuyện xảy ra là một người của Thượng đế lại được biết như người ngu, kẻ ngu - người ngu của Thượng đế. Thánh Francis được biết tới như người ngu của Thượng đế. Ông ấy thế đấy! Nhưng là người ngu của Thượng đế lại là người trí huệ vĩ đại nhất có thể được, bởi vì bản ngã đã mất đi. Bạn không nói rằng bạn biết, cho nên bạn ngu bởi vì bạn không công bố tri thức. Nếu bạn không công bố, ai sẽ chấp nhận rằng bạn là người biết? Ngay cả khi bạn công bố cũng chẳng ai chấp nhận. Bạn phải gõ điều đó vào đầu người khác. Bạn phải làm cho họ im lặng, cãi lí về nó. Khi họ không thể nói được gì, thế thì, với một trái tim miễn cưỡng, họ chấp nhận rằng có thể, có thể bạn hiện hữu. Nhưng họ bao giờ cũng sẽ nói, "Có thể." Họ sẽ giữ khả năng này để mở rằng một ngày nào đó họ có thể phủ nhận nó.

Và nếu bạn không công bố, ai sẽ chấp nhận bạn? Và nếu bản thân bạn nói, "Tôi là kẻ dốt nát, tôi chẳng biết gì," ai sẽ nghĩ rằng bạn là người biết? Mọi người sẽ chấp nhận ngay lập tức nếu bạn nói, "Tôi không biết." Họ sẽ chấp nhận điều đó ngay lập tức; họ sẽ nói, "Chúng tôi đã biết điều đó từ trước rồi. Chúng tôi chấp nhận điều đó, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với anh rằng anh không biết."

Kẻ ngu của Thượng đế! Nếu bạn đọc một trong những tác phẩm vĩ đại của Dostoevsky, thì bạn sẽ cảm thấy kẻ ngu của Thượng đế này nghĩa là gì. Dostoevsky bao giờ cũng có, trong nhiều tác phẩm của ông ấy, một nhân vật là kẻ ngu của Thượng đế. Trong Anh em nhà Karamazov người đó có đó. Người đó hồn nhiên, bạn có thể khai thác người đó. Cho dù bạn có khai thác người đó, người đó sẽ vẫn tin cậy vào bạn. Bạn có thể phá huỷ người đó, nhưng bạn không thể phá huỷ được tin cậy của người đó - đó là cái đẹp.

Điều gì xảy ra cho bạn? Nếu một người lừa bạn, toàn thể nhân loại trở thành kẻ lừa dối. Nếu một người lừa bạn, bạn đã mất đi niềm tin cậy của mình vào con người - không phải với con người này, mà với toàn thể nhân loại. Nếu hai hay ba người lừa bạn, bạn đưa ra đánh giá rằng không người nào còn đáng tin nữa. Mọi sự thật đều mất đi rồi.

Dường như là bạn muốn không tin cậy ngay từ đầu và hai hay ba người này đã cho bạn cái cớ. Bằng không bạn sẽ nói, "Con người này không đáng tin cậy... nhưng cả nhân loại sao? - Tôi không biết, cho nên tôi phải tin cậy chừng nào mâu thuẫn còn chưa được chứng minh." Và nếu bạn thực sự là người tin cậy, bạn sẽ nói, "Không chỉ con người này hoàn toàn không đáng tin cậy vào khoảnh khắc này, con người này đã không đáng tin cậy... nhưng khoảnh khắc tiếp ai mà biết được? Bởi vì thánh nhân có thể trở thành tội đồ, tội đồ có thể trở thành thánh nhân."

Cuộc sống là chuyển động. Chẳng cái gì tĩnh tại cả. Khoảnh khắc này người này yếu kém, nhưng khoảnh khắc tiếp người đó có thể nắm quyền kiểm soát và sẽ không lừa dối nữa. Cho nên ngày hôm sau, nếu người đó tới, bạn sẽ lại tin người đó bởi vì hôm nay khác rồi, con người này khác rồi; sông Hằng đã chảy nhiều thế, nó không là cùng dòng sông đó.

Có lần chuyện xảy ra: một người tới gặp Mulla Nasruddin và hỏi vay ít tiền. Nasruddin biết người này, biết rõ rằng số tiền này sẽ không được trả lại, nhưng đấy là số tiền nhỏ đến mức anh ta nghĩ, "Thôi cứ để anh ta lấy nó; cho dù anh ta không trả lại số tiền này, thì cũng chẳng mất gì. Cho nên sao lại nói không vì số tiền nhỏ này?" Thế là anh ta đưa cho người đó số tiền.

Sau ba ngày người này trả lại. Nasruddin ngạc nhiên. Điều đó dường như là không thể nào xảy ra được, đó đã là phép mầu, rằng người này đã trả lại tiền. Sau hai hay ba ngày người này lại tới và hỏi vay một số tiền lớn. Nasruddin nói, "Bây giờ à! Lần trước anh đã lừa tôi." Anh ta nói, "Lần trước anh đã lừa tôi - bây giờ tôi sẽ không cho phép điều đó lặp lại đâu."

Người này nói, "Anh nói gì vậy? Lần trước tôi đã trả lại tiền anh rồi."

Anh ta nói, "Vâng, anh đã trả lại nó, nhưng anh đã lừa tôi - bởi vì tôi chưa bao giờ tin rằng anh sẽ trả lại nó. Nhưng lần này thì không. Thế là đủ rồi. Lần trước anh đã cư xử ngược với sự trông đợi của tôi. Nhưng thế là đủ; bây giờ tôi không định đưa nó cho anh."

Đây là cách tâm trí tinh ranh làm việc.

Một người là kẻ dốt nát trong ngôi chùa này - một người đơn giản, một mắt, chắc chắn. Một người là người có học, và người có học thì bao giờ cũng mệt mỏi vì người đó làm việc vất vả thế chẳng về cái gì cả. Bận rộn thế mà chẳng có công việc gì, ông ta bao giờ cũng mệt mỏi.

Một tối một sư lang thang tới hỏi xin trọ nhờ. Người anh rất mệt vì đã học nhiều giờ liền...

Bạn không thể nào tìm thấy một người có học mà lại không mệt mỏi. Đi mà xem! Tới các nhà bác học vùng Kashi và xem. Bao giờ cũng mệt mỏi, bao giờ cũng mệt mỏi, làm việc vất vả thế - toàn bằng lời. Nhớ lấy, ngay cả người lao động cũng không mệt mỏi thế bởi vì người đó làm việc với cuộc sống. Khi bạn làm việc chỉ bằng lời, những lời vô tích sự, chỉ với cái đầu, bạn bị mệt mỏi. Cuộc sống tiếp thêm sinh lực! Cuộc sống làm tươi tắn lại! Nếu bạn ra vườn và làm việc, bạn vã mồ hôi nhưng lại thu được năng lượng nhiều hơn, bạn không bị mất năng lượng. Bạn đi dạo và bạn thu được nhiều năng lượng hơn, bởi vì bạn đang sống trong khoảnh khắc này. Nếu bạn chỉ đóng mình trong nghiên cứu bằng lời, bằng lời bạn cứ suy nghĩ và suy nghĩ và suy nghĩ mãi - nó là quá trình chết thế, bạn sẽ mệt mỏi. Người có học bao giờ cũng mệt mỏi. Kẻ ngu bao giờ cũng tươi tắn, thánh nhân bao giờ cũng tươi tắn. Họ có nhiều phẩm chất tương tự.

... cho nên ông ta bảo người em ra mà tranh luận. "Yêu cầu rằng cuộc đối thoại phải trong im lặng," người anh nói.

... Bởi vì ông ta biết rằng em mình là kẻ ngu. Cho nên im lặng là vàng nếu bạn ngu, và im lặng là vàng nếu bạn là thánh nhân nữa. Nếu bạn biết điều gì đó, thì bạn sẽ vẫn còn im lặng. Nếu bạn không biết, thì tốt hơn cả là hãy còn im lặng.

Người trí huệ trở nên im lặng vì người đó biết, và bất kì điều gì người đó biết thì đều không thể nói ra được. Người ngu phải im lặng, bởi vì bất kì điều gì người đó nói thì người đó sẽ bị vướng mắc. Người ngu có thể lừa dối nếu người đó im lặng nhưng người đó không thể lừa được nếu người đó nói, bởi vì bất kì điều gì bắt nguồn từ người đó đều sẽ đem ra cái ngu xuẩn của người đó. Người anh có học này biết rõ rằng người em mình không phải là con người của lời nói, là người đơn giản, hồn nhiên, dốt nát, cho nên anh ta nói, "Yêu cầu rằng cuộc đối thoại phải trong im lặng."

Chút lâu sau lữ khách tới gặp người anh và nói, "Em ông thật là người tuyệt diệu.

Người này cũng phải là một người có học, và nếu người ngu im lặng, người đó có thể làm thất bại cả người có học. Nếu bạn nói, bạn sẽ bị mắc, bởi vì thế thì bạn đi vào trong thế giới của người có học. Với lời, bạn không thể thắng được.

Người này cũng là người có học, con người của lời nói. Sẽ rất khó cho người đó vẫn còn im lặng và tranh luận. Làm sao thảo luận được? Nếu bạn không được phép nói, chỉ dùng điệu bộ thôi, toàn bộ mọi sự trở thành câm và toàn bộ láu cá của bạn bị mất, bởi vì nếu bạn không được phép nói... Đó là hiệu quả duy nhất của bạn. Cho nên nếu người có học vẫn còn im lặng, người đó có thể bị người ngu làm cho thua nữa, bởi vì toàn bộ tính hiệu quả của người đó bị mất - nó thuộc vào lời.

Trong im lặng người đó là người ngu - đây là ý nghĩa. Đó là lí do tại sao học giả sẽ không bao giờ im lặng, họ bao giờ cũng huyên thuyên. Nếu không ai có đó, họ huyên thuyên với chính mình, nhưng họ cứ huyên thuyên. Họ cứ nói và nói và nói, bên trong và bên ngoài, bởi vì qua việc nói này mà tính hiệu quả của họ phát triển ngày một lớn hơn, họ trở thành ngày một tài giỏi hơn. Nhưng nếu họ chạm trán với im lặng, bỗng nhiên tất cả mọi nghệ thuật của họ đều bị mất. Họ còn ngốc hơn cả người ngốc. Thậm chí người ngốc cũng có thể làm họ thất bại. Họ bị ra ngoài cái thế giới chuyên nghiệp của mình, họ đơn giản bị tắt công tắc đi. Người đó phải gặp rất nhiều khó khăn.

Người đó nói, "Em ông thật là người tuyệt diệu. Anh ta đã thắng cuộc tranh luận này rất thông minh, cho nên tôi phải đi tiếp. Xin chào ông."

Nếu bạn chạm trán với người có học, vẫn im lặng đi. Đối diện với người đó bằng điệu bộ. Bạn sẽ làm người đó thua bởi vì người đó chẳng biết gì về điệu bộ cả, người đó không biết gì về im lặng. Thực sự, rất khó cho người đó còn lại mà không có lời. Lữ khách này lập tức nghĩ mình đã bị thua - ông ta phải đi tiếp và tới đạo tràng khác trước khi quá trễ, và tìm anh chàng nào đó có thể tranh luận với mình bằng lời, về mặt trí tuệ.

Điệu bộ là sống động; khi bạn đưa tay lên, toàn bộ con người bạn cũng đi theo nó. Khi bạn nhìn bằng mắt, toàn bộ con người bạn cũng dồn theo chúng. Khi bạn bước, bạn bước như một con người toàn thể. Chân bạn tự chúng không thể bước được, nhưng đầu bạn cứ tự nó xoay tròn quanh nó. Cái đầu có thể trở thành tự trị. Không phần nào khác của thân thể có thể trở thành tự trị. Cho nên nếu bạn muốn nghiên cứu về con người, đừng nghe điều người đó nói. Thay vì thế, nhìn cách người đó cư xử, cách người đó vào phòng, cách người đó ngồi, cách người đó bước, cách người đó nhìn. Nhìn vào điệu bộ của người đó, chúng sẽ để lộ ra chân lí.

Lời là kẻ lừa dối. Chúng ta nói để không lộ ra chúng mà để che giấu chúng. Cho nên im lặng và nhìn vào con người - cách người đó đứng, cách người đó ngồi, cách người đó nhìn, điệu bộ nào người đó làm. Và ngôn ngữ thân thể là rất, rất tự nhiên; nó tới từ chính ngọn nguồn, cho nên rất khó để lừa dối qua nó. Bạn có thể nói điều gì đó, nhưng khuôn mặt bạn lại cứ nói điều gì đó khác. Bạn có thể nói, "Mình phải", nhưng mắt bạn, chính cách thức của bạn, cách bạn đứng, lại nói rằng bạn biết mình sai. Bạn có thể biểu lộ qua lời của mình rằng bạn tin tưởng, nhưng toàn bộ thân thể bạn lại biểu lộ run rẩy và chỉ ra rằng bạn không tin cậy.

Khi kẻ cắp đi vào, nó đi theo cách khác. Khi kẻ dối trá xuất hiện, nó xuất hiện theo cách khác. Khi con người của chân lí bước đi, người đó bước đi khác. Người đó không có gì phải che giấu, người đó không có lí do để lừa dối. Người đó là đúng đắn, việc bước của người đó là hồn nhiên. Cứ làm điều gì đó mà bạn phải che giấu, rồi tự ngắm nhìn mình mà xem - thân thể bạn sẽ nói ra mọi điều khác. Ngay cả khi bước đi bạn cũng đang che giấu điều gì đó. Bụng bạn không tự nhiên, bạn tỉnh táo, mắt bạn nhìn mọi nơi để xem liệu có ai đó đang nhìn hay không, liệu bạn có bị bắt hay không. Mắt bạn ranh mãnh, chúng không là chỗ hồn nhiên - tinh ranh. Ngắm nhìn chuyển động của thân thể bạn, chúng sẽ cho bạn bức tranh đúng đắn về bản thân bạn. Đừng nghe lời nói.

Điều này tôi phải làm liên tục. Mọi người tới tôi với đủ mọi loại dối trá. Tôi phải nhìn vào điệu bộ của họ, không nhìn vào điều họ nói. Họ có thể chạm chân tôi nhưng toàn bộ điệu bộ của họ lại đang phơi bầy bản ngã, cho nên việc chạm chân là vô dụng. Họ đang thao túng nó. Họ không chỉ lừa tôi, họ đang lừa bản thân mình. Toàn bộ điệu bộ của họ nói, "Bản ngã đây!" và bất kì điều gì họ nói qua lời đều là khiêm tốn.

Bạn không thể lừa dối được thông qua thân thể; thân thể bạn còn đúng hơn tâm trí bạn. Và tất cả các tôn giáo đã được các tu sĩ đặt ra đều nói với bạn, "Chống thân thể và sống cùng tâm trí" - bởi vì tu sĩ sống trong tâm trí, khai thác qua tâm trí. Với thân thể thì không thể nào khai thác được; thân thể là chân thực. Thậm chí hàng thế kỉ sống không chân thực cũng không có khả năng phá huỷ tính chân thực của thân thể. Thân thể vẫn còn chân thực, nó biểu lộ rõ ràng bạn là ai.

Anh ta đã thắng cuộc tranh luận này rất thông minh, cho nên tôi phải đi tiếp. Xin chào ông."

"Trước khi ông đi," người anh nói, "xin ông hãy kể lại cuộc đối thoại cho tôi."

Ông ta phải đã phân vân. Làm sau cậu em ngu ngốc của mình lại có thể láu cá được? Điều gì đã xảy ra? Nó hoàn toàn là kẻ ngu - làm sao nó có thể thảo luận được, làm sao nó có thể tranh luận được, làm sao nó có thể đã thắng được? Cho nên ông ta hỏi,

"Trước khi ông đi," người anh nói, "xin ông hãy kể lại cuộc đối thoại cho tôi."

"Thế này," lữ khách nói, "đầu tiên tôi giơ một ngón tay lên để biểu thị cho Phật."

... bởi vì con người của hiểu biết, ngay cả khi người đó làm điệu bộ, thì cũng dùng điệu bộ làm lời, bởi vì người đó chỉ biết một ngôn ngữ. Nếu người đó hôn người yêu của mình, bên trong người đó sẽ nói từ hôn. Điều này là ngu xuẩn; bạn hôn, không có nhu cầu lặp lại 'hôn' bên trong, nhưng người đó vẫn nói. Bạn quan sát bản thân mình: trong khi làm tình, bạn sẽ nói bên trong, "Mình đang làm tình." Vô nghĩa làm sao! Không ai hỏi bạn cả. Không ai có đó để mà được nói cho. Tại sao bạn cứ lặp lại thế? Bất kì khi nào bạn làm điều gì đó, sao bạn cứ phải nói nó ra bằng lời? Bởi vì không nói ra lời bạn không thấy thoải mái. Bạn chỉ thoải mái với lời. Với Thượng đế bạn không thể thấy thoải mái. Với từ thượng đế thì được - đó là lí do tại sao con người của hiểu biết sẽ tới đền chùa, tới đền thờ hồi giáo, tới nhà thờ; tại đó nữa người này cũng cứ huyên thuyên. Người đó sẽ huyên thuyên với Thượng đế - nhưng bằng lời.

Soren Kierkegaard đã nói, "Khi lần đầu tiên tôi bước vào nhà thờ, tôi hay nói. Tôi hay nói mọi điều, phàn nàn, cầu nguyện. Nhưng thế rồi, dần dần tôi cảm thấy điều đó thật xuẩn ngốc. Tôi đang nói với ông ấy và tôi không dành cho ông ấy cơ may, cơ hội nào để ông ấy nói với tôi cả. Tốt hơn cả là hãy lắng nghe; khi bạn ở trước Thượng đế, thì tốt hơn cả là hãy lắng nghe." Cho nên ông ta đã bỏ việc nói. Dần dần, ông ấy bỏ mọi lời cầu nguyện. Ông ấy chỉ đi vào trong nhà thờ và ngồi im lặng, nhưng trong sự im lặng của ông ấy còn có lời bên trong. Ông ấy không dùng chúng ở bên ngoài, nhưng bên trong chúng vẫn xoay tròn.

Cho nên, dần dần ông ấy cũng phải vứt bỏ lời bên trong - chỉ thế thì việc nghe mới trở thành có thể. Thế thì bạn đi vào chiều hướng hoàn toàn khác - của lắng nghe, của thụ động, của nhạy cảm. Bạn trở thành bụng mẹ. Thế thì bạn có thể nhận được chân lí - thế thì bạn không nói, thế thì bạn không hung hăng. Chỉ thế thì Thượng đế mới làm việc và bạn cho phép ông ấy làm việc. Thế thì người đó trở thành tuyệt đối im lặng; thế thì người đó thôi tới nhà thờ.

Ai đó hỏi, "Tại sao? Tại sao ông lại thôi không tới nhà thờ nữa?"

Ông ấy nói, "Bây giờ tôi đã biết nhà thờ nghĩa là gì; nó chỉ nghĩa là im lặng và lắng nghe. Điều đó có thể được làm ở bất kì đâu, và vậy tốt hơn cả là làm điều đó ở đâu đó khác bởi vì nhiều người tới đó, tới nhà thờ, huyên thuyên. Họ làm phiền tôi. Tốt hơn cả là đến một gốc cây. Tốt hơn cả là ở dưới bầu trời."

Nhà thờ là lớn hơn ở đó, tự nhiên hơn. Và nếu bạn phải im lặng, thế thì Thượng đế là ở mọi nơi. Nếu bạn phải nói, thế thì đi tới đền chùa. Nhưng nếu bạn phải im lặng, sao phải đi chỗ nào? Ngài ở mọi nơi, nhưng bạn không thể im lặng được. Bạn làm điều gì đó và bạn lặp lại điều đó bên trong. Bạn cảm thấy đói và bạn nói, "Tôi đói." Cảm thấy đói chưa đủ sao? Chừng nào bạn chưa nói ra điều đó, bạn vẫn còn chưa thoải mái; bạn đã trở thành nghiện với lời.

Con người này... người có học, phải thực sự là người có học hoàn hảo:

"Thế này," ông ta nói, "đầu tiên tôi giơ một ngón tay lên để biểu thị cho Phật. Thế là em ông giơ hai ngón tay lên biểu thị cho Phật và giáo huấn của ông ấy" - pháp, dhamma.

Người không thể dùng điệu bộ mà không có lời thì sẽ diễn giải điệu bộ của người khác cũng bằng lời. Bây giờ nhìn vào móc nối này. Điều gì xảy ra? Và bạn cũng sẽ móc nối điệu bộ của người khác theo cùng cách bạn diễn giải lời riêng của mình.

Người đó nghĩ, "Ngón tay này, một ngón tay đại diện cho..." Ngón tay chẳng đại diện cho ai cả. Ngón tay tự nó là đủ. Ngón tay chỉ là ngón tay. Tại sao làm nó thành đại diện? Nó không đại diện cho ai cả. Và ngón tay đẹp thế, sao nó phải đại diện cho cái gì? Nhưng tâm trí bao giờ cũng thích những điều phụ. Ngón tay là không đủ, nó phải đại diện cho ai đó.

Nếu bạn nhìn vào bông hoa, bạn không thể nhìn vào bông hoa này một cách trực tiếp được; ngay lập tức nó phải đại diện cho cái gì đó. Cho nên bạn nói, "Trông cứ như khuôn mặt vợ tôi." Ngay cả đến mặt trăng bạn cũng nói, "Trông như mặt người yêu của tôi." Vô nghĩa làm sao. Mặt trăng là mặt trăng. Và con người này, khi người đó nhìn vào khuôn mặt người yêu của mình, sẽ nói, "Trông cứ như mặt trăng." Mặt trăng không đủ cho chính nó mà mặt người yêu cũng không đủ cho chính nó. Và mọi thứ đều tự nó là đủ rồi. Không ai đại diện cho bất kì ai cả.

Mọi người đều chỉ đại diện cho mình. Mọi người đều nguyên bản, duy nhất. Không ai là bản sao cả. Còn khi bạn nói ngón tay đại diện cho Phật, Phật đã trở thành nguyên bản, ngón tay đã trở thành bản sao. Không! Phật này không thể cho phép điều đó. Tôi không thể cho phép điều đó! Ngón tay đẹp thế không đại diện cho ai cả. Nhưng nếu bạn nghĩ ngón tay bạn đại diện cho Phật, thế thì hai ngón tay của người khác sẽ đại diện cho Phật và pháp của ông ấy - giáo huấn của ông ấy. Bởi vì cách bạn hiểu người khác không phải là qua lắng nghe người khác, bạn hiểu người khác qua việc nghe tâm trí riêng của mình. Bạn diễn giải người khác. Khi tôi nói điều gì đó, đừng bao giờ tin rằng bạn đã nghe cùng điều đó. Khi tôi nói điều gì đó, bạn nghe điều gì đó, nhưng điều đó không liên quan tới tôi, nó được móc nối với quá trình suy nghĩ của riêng bạn.

Quá trình suy nghĩ của ông ấy là, "Ngón tay này đại diện cho Phật." Thế thì khi người kia giơ lên hai ngón tay, ông ta vô nhận biết một cách phúc lạc về điều người kia ngụ ý. Bạn không thể hiểu được người khác nếu bạn có lời bên trong; bởi vì thế thì mọi thứ sẽ móc vào lời của bạn, vào quá trình suy nghĩ của bạn, và thế thì nó bị tô mầu. Lữ khách này nghĩ người kia đang nói hai điều có đó, không phải một: Phật và pháp của ông ấy - giáo huấn của ông ấy, luật của ông ấy.

"Cho nên tôi giơ ba ngón tay lên" - nhìn vào móc nối này bên trong.

Bạn đang không trao đổi với người khác chút nào. Bạn đang trao đổi với bản thân mình. Đây là điều điên khùng là gì. Điên khùng nghĩa là không liên quan tới người khác, chỉ đi vào bên trong và móc nối khoảnh khắc mới của bạn với quá khứ, kinh nghiệm mới với kinh nghiệm quá khứ - diễn giải, tô mầu nó.

"Cho nên tôi giơ ba ngón tay lên" - bởi vì nếu người kia nói, "Phật, pháp," thì mình sẽ nói, "Phật, pháp, tăng sangha - Phật, giáo huấn của ông ấy và tín đồ của ông ấy."

Có ba - đây là ba chỗ qui y của Phật tử. Khi một khất sĩ muốn được điểm đạo, trở thành khất sĩ, người đó nói, "Buddham sharanam gachchhami - tôi đi, tôi qui y nơi Phật. Dhamma sharanam gachchhami - tôi qui y vào giáo huấn. Shangham sharanam gachchhami - tôi qui y vào sangha, vào những người theo Phật." Đây là ba chỗ qui y, tam bảo của Phật giáo.

Nhưng người này không nhìn vào điều mà người kia đang làm - hoàn toàn không liên quan! - cho nên ông ta giơ ba ngón tay lên.

"Cho nên tôi giơ ba ngón tay lên để biểu thị cho Phật, giáo huấn và những người theo ông ấy. Thế rồi cậu em thông minh của ông dứ nắm đấm vào mặt tôi để chỉ ra rằng tất cả ba đều thành một điều nhận ra."

Nói xong lữ khách bỏ đi.

Chút lâu sau người em tới trông rất buồn. "Anh hiểu em đã thắng cuộc tranh luận," người anh nói.

"Thắng gì đâu," người em nói, "ông lữ khách kia là người rất xấc xược."

"Ô hay?" người anh nói, "kể cho anh về chủ đề cuộc tranh luận."

"Sao," người em nói, "cái lúc hắn ta thấy em, hắn ta giơ ngay một ngón tay lên để sỉ nhục em bằng việc chỉ ra rằng em có mỗi một mắt.

Bạn hiểu theo bản thân mình: bạn đọc sách, bạn hiểu chỉ điều bạn đã biết. Và bạn nghe, nhưng bạn lại diễn giải bằng quá khứ, quá khứ của bạn bước vào. Người một mắt bao giờ cũng nhận biết về vết thương này. Người đó đang mang một vết thương; tại mọi nơi người đó đều tìm sự xúc phạm. Chẳng ai lo nghĩ về bạn đâu, nhưng nếu bạn có cảm giác tự ti thế thì bạn đang tìm ai đó, người sắp sửa xúc phạm bạn. Bạn chắc chắn về điều đó, và thế thì bạn sẽ diễn giải. Người kia có thể nói, "Phật"; bạn sẽ thấy người đó đang biểu lộ rằng bạn chỉ có một mắt. Chẳng ai bận tâm với mắt của bạn cả, nhưng chúng ta diễn giải theo hiểu biết của mình.

Một người tới Bayazid, nhà huyền môn Sufi, và hỏi ông ta một câu hỏi. Ông ta nói, "Quay lại sau một năm nữa, bởi vì ngay bây giờ anh đang ốm. Bên trong anh đang rối loạn và ta không thể thốt ra chân lí được bởi vì anh sẽ không hiểu nó - anh sẽ hiểu lầm nó. Cho nên trong một năm cố khoẻ lên, im lặng, thiền và thế rồi quay lại. Nếu lúc đó ta cảm thấy rằng anh có thể lắng nghe được, ta sẽ nói. Bằng không đi sang ai đó khác mà hỏi."

Người này lắng nghe, ra đi. Trong một năm anh ta đã làm mọi nỗ lực để mạnh khoẻ, im lặng, an bình - nhưng chẳng bao giờ quay lại nữa.

Cho nên Bayazid hỏi, "Điều gì đã xảy ra cho người tìm kiếm kia?"

Ai đó nói, "Chúng tôi đã hỏi anh ta, 'Sao anh không đến?' Anh ta nói, 'Bây giờ thì chẳng cần đến nữa, bởi vì tôi có thể hiểu được từ đây, chỗ tôi đang ở, điều Bayazid có thể nói.'"

Đây là ngược đời: khi bạn không sẵn sàng, bạn hỏi, nhưng thế thì chẳng cái gì có thể được nói cho bạn. Khi bạn sẵn sàng, bạn không hỏi, nhưng chỉ thế thì cái gì đó mới có thể được nói cho bạn.

Nếu bạn là người một mắt, bạn bao giờ cũng tìm kiếm sự xúc phạm, và nếu bạn tìm kiếm sự xúc phạm, bạn sẽ thấy chúng - đây mới là vấn đề. Nếu bạn đang tìm cái gì đó, đây là điều không may: bạn sẽ tìm thấy nó. Không phải là bất kì ai cũng xúc phạm bạn đâu; bạn sẽ tìm thấy nó. Cho nên đừng tìm những điều như vậy, bằng không bạn sẽ thấy chúng ở mọi nơi.

Ai đó sẽ cười - không cười bạn, bởi vì bạn là ai? Sao bạn lại nghĩ bản thân mình là trung tâm của thế giới? Đây là khuynh hướng bản ngã. Bạn đi qua phố và ai đó cười, còn bạn thì nghĩ rằng họ đang cười mình. Sao lại cười bạn? Bạn là ai? Sao bạn mặc nhiên coi rằng bạn là trung tâm của toàn thế giới? Ai đó cười - cười bạn; ai đó xúc phạm, xúc phạm bạn; ai đó giận - giận bạn.

Trong cả đời tôi, tôi không gặp lấy được một người giận tôi. Nhiều người giận nhưng không ai giận tôi cả, bởi vì tôi không phải là trung tâm của thế giới. Sao họ phải giận tôi? Họ giận - đó là cái gì đó được móc với con người riêng của họ, không với tôi. Tôi đã bắt gặp những người thậm chí còn bạo hành với tôi, nhưng họ không bạo hành với tôi. Bạo hành này tới từ quá khứ của họ; tôi không phải là nguyên nhân nguồn gốc của nó. Tôi có thể là cái cớ, nhưng tôi không là nguyên nhân. Chỉ là cái cớ - nếu tôi không có đó, ai đó khác sẽ làm cùng việc đó; ai đó khác sẽ trở thành nạn nhân. Cho nên chỉ là ngẫu nhiên mà tôi đã ở đó.

Khi vợ bạn phát điên với bạn, ngẫu nhiên mà bạn có đó. Trốn đi! Và đừng nghĩ quá nhiều rằng cô ấy giận bạn. Cô ấy giận, bạn có đó, có vậy thôi. Cô ấy chắc đã giận với người phục vụ, với trẻ con, với cái đàn piano, với mọi thứ!

Mọi người đều sống qua quá khứ riêng của mình. Chỉ chư phật mới sống trong hiện tại. Không ai khác sống trong hiện tại.

Người này nghĩ, "Được rồi, hắn ta đang chỉ ra rằng mình chỉ có một mắt. Hắn ta thật thô lỗ. Hắn ta đang xúc phạm mình, chỉ có một mắt. Nhưng bởi vì hắn ta là người lạ mình nghĩ mình phải lịch sự."

Nhưng khoảnh khắc bạn nghĩ bạn phải lịch sự, bạn không lịch sự. Làm sao bạn có thể lịch sự được? - ý tưởng này đã đi vào: nếu bạn nghĩ người khác thô lỗ, bạn đã trở thành thô lỗ. Không có vấn đề bây giờ, bởi vì chính cái ý tưởng "người khác thô lỗ" là do cái thô lỗ của riêng bạn đã lòi ra. Qua cái thô lỗ của bạn mà người khác dường như thô lỗ, bạn đã tô mầu cho người khác. Người khác đang giơ ngón tay lên đại diện cho Phật, người đó thậm chí còn không nhìn vào mắt bạn. Người đó không quan tâm, người đó chỉ muốn chỗ trú ngụ.

Một Phật... và điều diễn giải là, "Hắn ta đang chỉ ra rằng mình chỉ có một mắt; hắn ta thô lỗ." Khi bạn nghĩ về ai đó rằng người đó thô lỗ, nhìn ngược lại đi: bạn thô lỗ đấy. Đó là lí do tại sao bạn lại diễn giải điều đó.

Nhưng sao bạn lại thô lỗ? - bởi vì thô lỗ của bạn là cách bảo vệ cho vết thương của bạn. Những người thô lỗ bao giờ cũng phải chịu đựng cảm giác tự ti. Nếu một người không chịu gánh nặng của phức cảm tự ti theo bất kì cách nào, người đó sẽ không thô lỗ. Thô lỗ là bảo vệ của người đó. Qua thô lỗ người đó bảo vệ vết thương của mình. Người đó nói, "Ta sẽ không cho phép anh chạm tới vết thương của ta. Ta sẽ không cho phép anh xúc phạm ta."

Người đó bảo vệ, nhưng bảo vệ lại trở thành phóng chiếu. Người đó nghĩ rằng bạn thô lỗ, chỉ thế thì người đó mới có thể thô lỗ. Đây là cách để thô lỗ. Trước hết bạn phải chứng minh rằng người khác là thô lỗ, ấy thế mà bản ngã bạn vẫn nói, "Mình sẽ cố gắng lịch sự."

Khi bạn lịch sự, lịch sự của bạn chẳng là gì khác hơn mẽ ngoài. Bên trong, thô lỗ đã đi vào, và chẳng chóng thì chầy nó sẽ bùng nổ.

Nhưng em nghĩ bởi vì hắn ta là người lạ em phải lịch sự, cho nên em giơ hai ngón tay lên chúc mừng hắn ta có hai mắt.

Điều này chỉ là giả dối. Làm sao bạn có thể chúc mừng người nào nếu bạn bị xúc phạm? Nếu bạn cảm thấy bạn có một mắt mà người kia lại có hai mắt, làm sao bạn có thể chúc mừng người đó được? Sâu bên dưới bạn có thể ghen tị, nhưng làm sao bạn có thể chúc mừng được? Làm sao chúc mừng có thể bắt nguồn từ ghen tị được? Nhưng mọi chúc mừng của bạn đều đi ra theo cách đó. Đấy là cách thức lịch sự, đấy là văn hoá, xã giao. Nếu bạn thua ai đó, ngay cả thế bạn cũng chúc mừng người đó vì thắng lợi của người đó. Giả dối làm sao! Nếu bạn thực sự là người như vậy, bạn đã không đánh nhau chút nào. Khi bạn đánh nhau, bạn là kẻ thù, còn bây giờ bạn thua và bạn tới và chúc mừng người đó. Nhưng sâu bên dưới có ghen tị, bạn đang sôi lên, bạn muốn giết chết người này. Bạn sẽ thử - trong tương lai, bạn sẽ thấy!

Nhưng xã hội cần xã giao. Tại sao xã hội cần xã giao? - bởi vì mọi người bạo hành thế. Nếu như không có xã giao, chúng ta đã liên tục chẹn họng lẫn nhau. Xã hội phải tạo ra rào chắn. Bạn phải không được phép chẹn họng lẫn nhau, bằng không cuộc sống sẽ thành không thể được.

Nhưng các bạn vẫn liên tục chẹn họng nhau. Xã giao của bạn, văn hoá của bạn, cách thức văn minh của bạn, cách cư xử của bạn, chỉ để che giấu sự kiện này. Họ không cho phép văn minh thực xảy ra. Điều giả dối - đó là lí do tại sao cứ mười năm người ta lại cần một cuộc chiến lớn mà trong đó mọi xã giao, mọi cách cư xử, mọi đạo đức đều bị vứt đi và các bạn có thể xông vào họng nhau mà không phạm tội gì. Thế thì giết người trở thành trò chơi; bạn càng giết nhiều người, bạn càng vĩ đại. Bạn càng lỗ mãng, bạn càng là một chiến binh vĩ đại.

Và trở về đất nước mình bạn sẽ được đón nhận như những anh hùng; Padmabbushan, Mahavirchakra, bội tinh Victoria sẽ được trao cho bạn. Bạn sẽ nhận được huân chương. Những huân chương này được trao để làm gì? Để trở thành man rợ, trở thành kẻ giết người; và bởi vì bạn đã là kẻ giết người vĩ đại nên huân chương này được đất nước bạn trao cho bạn. Và chúng ta gọi những đất nước này là văn minh - và kẻ giết người được thừa nhận, kẻ giết người được ca ngợi... Nhưng chỉ những kẻ tàn sát số đông thôi, giết người cá nhân và bạn sẽ bị tù, điều đó không thể được phép. Chỉ đôi khi, khi cả xã hội phát điên, đó là chiến tranh; mọi thứ đều bị gạt sang bên, bản chất thực của bạn mới được phép. Đó là lí do tại sao mọi người đều cảm thấy sung sướng khi có chiến tranh. Đáng phải ngược lại - không ai nên cảm thấy sung sướng khi có chiến tranh. Nhưng mọi người đều cảm thấy sung sướng bởi vì bây giờ bạn được phép là con vật. Bạn bao giờ cũng muốn là thế. Nền văn hoá của bạn, lối xã giao của bạn, cách cư xử của bạn đều chỉ là cách thức lịch sự để che giấu con vật đằng sau.

Người này nói,"Cho nên em giơ hai ngón tay lên chúc mừng hắn ta có hai mắt. Vào lúc này, thằng cha thô lỗ ấy lại giơ ba ngón tay lên để chỉ ra rằng giữa chúng ta chỉ có ba mắt mà thôi

Bất kì điều gì bạn làm, vết thương của bạn sẽ đi vào. Người kia đang nói, "Tam bảo của Phật," nhưng với bạn đấy chỉ là vết thương quay lại. Bạn đã cố gắng lịch sự, bạn đã cố gắng không thô lỗ, thậm chí bạn đã cố gắng chúc mừng nữa. Nhưng bạn là bạn, tâm trí bạn vẫn tiếp tục.

Bây giờ người đó đang giơ lên ba ngón tay. Lần nữa tâm trí bạn đi vào và nói, "Thằng đểu! Nó đang nói rằng hai chúng ta có ba mắt." Lần nữa người đó lại biểu lộ rằng bạn có một mắt. Bây giờ điều này là quá thể. Bây giờ thế là đủ!

"Cho nên em phát điên và doạ đấm vào mũi hắn ta - thế là hắn ta chuồn."

Anh ta đã phát điên ngay từ chính lúc đầu. Trước khi họ gặp nhau, anh ta đã phát điên rồi, bởi vì bạn không thể tạo ra tính điên khùng nếu nó đã không có đó. Bạn chỉ có thể tạo ra những thứ đã có đó, sáng tạo của bạn không phải là từ cái không. Nó chỉ là việc một trạng thái không biểu lộ trở thành trạng thái biểu lộ. Giận dữ có đó, bạn không cần tạo ra nó. Ai đó trở thành cái cớ - nó bùng ra. Bạn không giận dữ vào người đó, người đó không là nguyên nhân. Bạn đã mang giận dữ này - người đó trở thành cái cớ. Tính điên khùng ở bên trong; không ai có thể làm bạn phát điên nếu bạn không đã điên rồi. Nhưng chúng ta bao giờ cũng nghĩ rằng ai đó làm cho chúng ta giận dữ, ai đó làm cho chúng ta thất vọng, ai đó làm cho chúng ta thế này và thế nọ.

Không ai làm cái gì cho bạn cả. Ngay cả bạn có bị bỏ lại một mình thì bạn cũng sẽ phát điên, bạn sẽ giận dữ. Ngay cả nếu toàn thế giới có biến mất thì vẫn sẽ có những khoảnh khắc bạn thấy buồn, sẽ có những khoảnh khắc bạn thấy sung sướng, sẽ có những khoảnh khắc bạn giận dữ, sẽ có những khoảnh khắc bạn sẽ rất khoan dung - mặc dầu không có ai cả.

Đấy chính là câu chuyện bên trong của bạn nảy nở ra. Đây là điều con người của hiểu biết đi tới nhận ra - rằng toàn bộ mọi sự đều là sự nảy nở của tôi. Bạn chỉ cho tôi cơ hội, tình huống, nhưng toàn bộ mọi sự là sự nảy nở ra từ tôi.

Hạt mầm rơi xuống đất, nảy mầm, cái cây lớn lên. Đất, không khí, mưa, mặt trời, chúng tất cả chỉ đem cho cơ hội, nhưng cái cây vẫn còn ẩn kín trong hạt mầm. Bạn mang toàn bộ cái cây của sự nảy nở của mình; mọi người khác đều trở thành cơ hội. Bất kì khi nào bất kì cái gì xảy ra, bạn đừng nhìn ra ngoài, nhìn vào trong đi, bởi vì sự việc, như nó đang xảy ra, được gắn nối với quá khứ của bạn, không với người ở đây.

"Cho nên em phát điên và doạ đấm vào mũi hắn ta - thế là hắn ta chuồn."

Người anh cười.

Người anh có thể thấy cả hai quan điểm. Anh ta có thể thấy rằng kẻ lang thang có học chưa bao giờ nói điều này cho người em, chưa bao giờ làm điệu bộ với người em. Anh ta có thể thấy người em ngu xuẩn của mình chẳng bao giờ hiểu nổi cái gì đã được làm điệu bộ. Họ vẫn còn chưa tiếp xúc nhau - một vực thẳm có đó, không cầu. Họ đã tranh luận, họ đã kết luận. Một người đã thua, một người đã trở nên thắng, và họ chưa bao giờ gặp gỡ - không được đến một khoảnh khắc. Anh ta cười.

Cái cười này trở thành việc chứng ngộ. Cái cười này có thể trở thành việc hiểu biết sâu sắc, sự biến đổi. Nếu cái cười này không phải về sự ngốc nghếch của người em này hay sự ngốc nghếch của kẻ lang thang kia, nếu cái cười này là về toàn bộ tình huống này: cách thức cái đầu vận hành, cách thức hai cái đầu không bao giờ có thể gặp gỡ, cách thức hai quá khứ không bao giờ có thể gặp gỡ, cách thức hai tâm trí bao giờ cũng vẫn còn tách biệt - rằng không có cách nào cho họ gặp gỡ và trộn lẫn với nhau... Nếu người đó cười vào toàn bộ tình huống này, không vào người em này hay kẻ lang thang có học kia - bởi vì nếu người đó cười vào người em này hay kẻ lang thang có học kia, cái cười này không thể nào trở thành chứng ngộ được, người đó sẽ vẫn còn như cũ - nhưng nếu người đó cười vào toàn bộ tình huống này: cách thức tâm trí vận hành, cách thức tâm trí tranh cãi, cách thức tâm trí cứ tự đi bên trong, chưa bao giờ đi ra, cách thức tâm trí bao giờ cũng đóng kín, nó chưa bao giờ mở ra, cách thức tâm trí chỉ là giấc mơ bên trong, cơn ác mộng...

Nếu người đó hiểu rằng, cái cười này sẽ trở thành việc gây choáng váng. Cái thùng, toàn bộ cái thùng sẽ rơi xuống, nước sẽ tuôn ra - không nước, không trăng.

Đủ cho hôm nay.

Xem tiếp Chương 3 - Quay về Mục lục


Ads Belove Post