Chương 9. Triết gia hỏi Phật

Chương 9. Triết gia hỏi Phật

Price:

Read more

Không nước Không trăng - Osho

Bài nói về các chuyện thiền

Chương 9. Triết gia hỏi Phật



Một hôm một triết gia tới Phật và hỏi, "Không lời, không vô lời, thầy sẽ nói cho tôi chân lí được chứ?"

Phật im lặng.

Triết gia này cúi mình và cám ơn Phật, nói, "Với lòng tốt đáng yêu của thầy, tôi đã xoá đi ảo tưởng của mình và đi vào con đường đúng."

Sau khi triết gia này đã đi, Ananda hỏi Phật triết gia này đã đạt được cái gì.

Phật đáp, "Ngựa hay chạy ngay khi thấy bóng roi."

Một hôm một triết gia tới Phật và hỏi, "Không lời, không vô lời, thầy sẽ nói cho tôi chân lí được chứ?"

Rất hiếm khi triết gia tới vị phật. Điều đó gần như không thể được. Nhưng bất kì khi nào điều đó xảy ra, nó có thể trở thành cuộc cách mạng, nó có thể trở thành sự biến đổi trong triết gia này. Tại sao việc triết gia tới Phật lại quan trọng? Bởi vì triết lí và tôn giáo là rất đối kháng; cách tiếp cận của họ hoàn toàn đối lập, đối diện nhau.

Triết học tin vào suy nghĩ còn tôn giáo tin vào tin cậy. Nhà tư tưởng hoài nghi dễ dàng, nhưng không thể tin cậy dễ dàng như vậy. Tâm trí hoài nghi là cần để là một triết gia, tâm trí rất ngờ vực. Để mang tính tôn giáo, tin cậy sâu sắc là cần thiết - không ngờ vực tất cả, không hoài nghi tất cả. Triết gia tin vào logic; người tôn giáo sống qua tình yêu, và không có cách nào để giúp cho tình yêu và logic gặp gỡ. Không có cách nào; chúng không bao giờ gặp gỡ, con đường của chúng không bao giờ giao lẫn nhau. Chúng có thể chạy song song nhau - giống như hai đường ray tầu hoả - nhưng chúng chưa bao giờ gặp nhau. Chúng có thể rất gần, nhưng chúng bao giờ cũng chạy song song. Cho dù bạn nghĩ chúng gặp nhau ở đâu đó, đấy là ảo tưởng.

Đứng ở đường ray tầu hoả và nhìn đường ray chạy song song: ở đường chân trời xa xa bạn sẽ cho là chúng gặp nhau. Chúng không gặp nhau, đó là ảo tưởng. Đi tới điểm đó và bạn sẽ thấy chúng vẫn song song. Hai đường song song không bao giờ có thể gặp nhau. Trái tim và cái đầu là những đường song song, chúng chưa bao giờ gặp nhau. Bạn có thể lấy cái nhẩy, từ đường này bạn có thể sang đường kia - điều đó là có thể. Bạn có thể lấy cái nhẩy từ cái đầu sang trái tim, nhưng không có sự liên tục; nó là cái nhẩy.

Nếu bạn tin vào cái đầu quá nhiều - điều đó có nghĩa là tin vào hoài nghi - cái nhẩy này là không thể được. Đã có những triết gia vĩ đại; họ nghĩ và nghĩ, và họ trầm tư mặc tưởng, và họ đã tạo ra những hệ thống lớn, những phép mầu về lời, nhưng họ không gần chân lí hơn bất kì người dốt nát nào. Thay vì thế, ngược lại, người dốt nát có thể lại gần hơn, bởi vì ít nhất người đó cũng khiêm tốn trong cái dốt nát của mình, ít nhất người đó không bản ngã, ít nhất người đó có thể lắng nghe người khác. Ít nhất nếu vị phật tới thị trấn người dốt nát có thể đi tới ông ấy, bởi vì người đó biết là mình không biết - khiêm tốn chừng nấy là có đó. Triết gia không thể đi tới được bởi vì ông ta đã biết. Đó là vấn đề: không biết gì, người đó vẫn nghĩ là mình biết.

Đây là điều xảy ra với tôi hàng ngày. Nếu một triết gia tới, một nhà tâm thần tới - một người đã nghiên cứu tâm lí, triết lí và tôn giáo ở đại học nào đó - khó, gần như không thể nào có bất kì giao cảm nào với người đó. Bạn có thể thảo luận, nhưng bạn không thể gặp gỡ - bạn sẽ đi song song. Bạn có thể có vẻ như gần bởi vì bạn dùng cùng lời, nhưng đấy chỉ là dáng vẻ ngoài.

Sao lại khó thế cho logic và tình yêu gặp nhau? - bởi vì tình yêu cần hành động rất dũng cảm, và hành động dũng cảm đó là đi vào trong cái chưa biết. Logic bao giờ cũng là kẻ hèn nhát, nó chưa bao giờ đi vào trong cái chưa biết. Logic nói, "Trước hết mình phải biết đã. Khi lãnh thổ này đã được biết rõ, thế thì mình sẽ đi."

Logic không có phiêu lưu trong nó. Tình yêu mang tính phiêu lưu tuyệt đối; đôi khi nó thậm chí còn có vẻ ngu xuẩn. Với tâm trí logic nó bao giờ cũng ngu xuẩn: "Mình đang làm gì đây, đi vào trong cái chưa biết mà không biết mình đi đâu sao? Mình đang làm gì? Và rời bỏ lãnh thổ đã được biết, an ninh, an toàn, trở thành vô gia cư không cần thiết. Đừng làm mất cái mình đã có, trước hết phải chắc chắn cái mình sẽ đạt được." Đây là vấn đề. Logic nói, "Trước hết phải biết cho rõ bước tiếp; chỉ thế thì mới rời bước mình đang đứng." Thế thì bạn không bao giờ có thể rời bước này, bởi vì không có cách nào biết bước tiếp chừng nào bạn chưa đạt tới nó. Logic là...

Tôi đã từng nghe: Có lần chuyện xảy ra, Mulla Nasruddin muốn học bơi. Anh ta tới thầy giáo và thầy giáo bảo, "Đi cùng tôi, tôi đi ra sông đây. Học bơi không khó, anh sẽ học được. Điều đó là đơn giản, ngay cả trẻ con cũng có thể học được."

Nhưng ngẫu nhiên, khi Nasruddin tới gần bờ sông, anh ta trượt chân. Chỗ đó bùn lầy và anh ta ngã xuống, và anh ta trở nên rất sợ hãi. Anh ta chạy tới điểm xa nhất trên bờ, dưới cây. Thầy giáo chạy theo. Ông ta nói, "Sao anh chạy trốn thế? Anh chạy đi đâu?"

Nasruddin nói, "Nghe đây: trước hết dạy cho tôi việc bơi đã, chỉ thế thì tôi mới tới gần hơn. Điều này là nguy hiểm! Nếu cái gì đó đi sai, ai sẽ chịu trách nhiệm? Cho nên tôi chỉ tới gần dòng sông khi tôi đã học được việc bơi."

Nhưng có cách nào để học bơi mà không đi vào dòng sông không? Cho nên, Mulla Nasruddin vẫn còn lại mà thậm chí chẳng học bơi.

Điều đó là quá nguy hiểm, bước này là quá ngu xuẩn. Một người, người có học, con người của logic, không thể lấy bước đó. Logic trở thành nấm mồ. Bạn trở thành ngày một bị giam hãm hơn bởi vì cuộc sống là nguy hiểm. Không có cách nào để tránh nó, nó bao giờ cũng đi vào trong cái không biết. Dòng sông bao giờ cũng đi tới biển cả. Đây là cách cuộc sống diễn tiến: nó bao giờ cũng rời bỏ cái đã biết, đi vào trong cái không biết. Đó là cách cuộc sống hiện hữu. Không cái gì có thể được làm về nó. Nếu bạn cố gắng làm điều gì đó - thế thì sông Hằng nên chảy hướng về ngọn nguồn, dòng Gangtori, bởi vì đó là điều đã biết; không hướng tới Ganga Sagar, không hướng tới đại dương.

Trong huyền thoại châu Phi có một con chim: tên là woofle-woofle - châu Phi. Con chim này là một trong những huyền thoại nhất của tất cả các huyền thoại của thế giới. Con chim đó có một đặc thù: nó không quan tâm tới nơi nó đi, nó chỉ quan tâm tới chỗ nó bắt nguồn - cho nên nó đi ngược lại. Nó không bao giờ đạt tới đâu cả bởi vì nó bao giờ cũng quan tâm tới nơi nó bắt nguồn. Nó quan tâm tới quá khứ. Cũng dường như là bạn già và lại đi tới bụng mẹ. Điều này là không thể được - nhưng đây là cách tâm trí con người vận hành.

Với logic bạn đi tới cội nguồn; với tình yêu bạn đi tới việc nở hoa tối thượng - chiều hướng là khác nhau. Logic hỏi, "Ai tạo ra thế giới?" Nó quan tâm tới đấng sáng tạo, vào quá khứ, cội nguồn nguyên thuỷ - dòng Gangtori, từ đó mà sông Hằng tuôn chảy. Tình yêu không bao giờ hỏi ai tạo ra thế giới. Nó đã đó rồi, vậy sao phải bận tâm? Bất kì ai đã tạo ra ABC cũng chẳng khác biệt gì. Bất kì ai đã tạo ra thế giới, điều đó ảnh hưởng thế nào tới bạn? Dù cho đó là thần Hindu, Brahma hay tam thể Ki tô giáo - điều đó tạo ra khác biệt gì?

Tình yêu quan tâm tới việc nở hoa tối thượng sẽ là cái gì. Tình yêu quan tâm tới phật tính. Tình yêu quan tâm tới điều sắp xảy ra cho tôi, cho hạt mầm của tôi, cách thức nó nở hoa. Chú ý tới khác biệt: logic bao giờ cũng quan tâm tới cái đã biết, trong quá khứ, con đường mà bạn đã đi qua; tình yêu bao giờ cũng quan tâm tới cái không biết, tới việc nở hoa tối thượng, con đường mà bạn chưa từng du hành qua - không chỉ chưa từng du hành qua, con đường mà bạn thậm chí còn chưa tưởng tượng được, thậm chí chưa mơ thấy.

Đó là lí do tại sao hiếm khi triết gia tới phật. Họ đi theo các hướng đối lập nhau; triết gia đi về quá khứ, vị phật đi về tương lai. Điểm xuất phát của họ có thể là một, nhưng không có điểm gặp gỡ. Nhưng khi một triết gia tới một phật... hiếm khi điều đó xảy ra, nhưng bất kì khi nào điều đó xảy ra đều có sự biến đổi ngay lập tức.

Tại sao? Bởi vì nếu một triết gia tới một phật, điều đó có nghĩa là sâu bên dưới ông ấy đã hiểu thất bại của triết lí. Bằng không, sao ông ấy lại tới? Sâu bên dưới ông ấy đã cảm thấy thất bại của logic. Ông ấy đã làm đủ mọi nỗ lực để biết chân lí qua nó: tranh cãi về và về, ủng hộ, thiên vị, chống đối. Ông ấy đã tranh cãi và tranh cãi và bây giờ đã đi tới điểm ông ấy biết toàn bộ mọi sự đều vô tích sự; chẳng cái gì có thể được biết qua nó cả. Thất bại này cho ông ấy khiêm tốn sâu sắc nhất có thể có trong thế giới này. Thậm chí người dốt nát cũng không khiêm tốn được như thế, bởi vì người đó không bị thất bại sâu sắc như vậy. Người đó đã không đi tới biết đau khổ của thất bại. Người đó đã không bị ném từ đỉnh xuống thung lũng.

Triết gia này đã nghĩ rằng mình đã ở đỉnh. Bỗng nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy đã đứng trong thung lũng và mơ về đỉnh. Chưa bao giờ có đỉnh cả: ông ấy chưa di chuyển lấy một li. Chân lí vẫn còn là cái chưa biết như từ bao giờ. Toàn bộ cuộc sống của ông ấy đã phí hoài. Khi ai đó đi tới cảm thấy điều này, bỗng nhiên bản ngã biến mất, người ta trở nên khiêm tốn. Và chừng nào bạn còn chưa khiêm tốn, bạn không thể tới vị phật được. Chỉ khiêm tốn, khiêm nhường sâu sắc, mới có thể đem bạn tới vị phật - bây giờ bạn sẵn sàng học, bởi vì bạn không biết gì cả.

Cho nên có hai kiểu dốt nát: dốt thông thường là khi con người dốt nát nhưng không nhận biết rằng mình là kẻ dốt nát. Khi triết gia trở nên nhận biết rằng mình là kẻ dốt nát - đây là kiểu dốt nát thứ hai, rất sâu: ông ấy đã đi tới nhận ra rằng mình là kẻ dốt nát, ông ấy hoàn toàn nhận biết rằng mình là kẻ dốt nát - khi dốt nát là việc nhận biết về bản thân mình, điều đó trở thành bước đầu tiên của trí huệ.

Cho nên điều đầu tiên để hiểu:

Một hôm một triết gia tới Phật và hỏi

Có nhiều triết gia vào thời của Phật. Thực sự, chưa bao giờ có nở hoa trí tuệ như vậy như đã xảy ra vào thời đó - không chỉ ở Ấn Độ, trên khắp thế giới. Phật đã có đó; Mahavira đã có đó; Prabuddha Katyayan, nhà logic vĩ đại; Ajit Keshakambal, triết gia vĩ đại; Makkhaili Goshal, một trí thức hiếm hoi; Sanjay Vilethiputtra và nhiều người khác đã có đó ở Bihar. Bây giờ tên của họ không còn được biết tới bởi vì họ chưa bao giờ tạo ra bất kì việc theo sau nào. Đích xác vào cùng thời đó ở Hi Lạp có Socrates, Plato, Aristotle - ba người đã tạo ra toàn bộ tâm trí phương Tây. Đích xác vào cùng thời gian đó ở Trung Quốc đã có Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mencius. Dường như là tại đỉnh đó, khắp trên thế giới, tâm trí ở đỉnh Everest của nó.

Chỉ có ba nền văn hoá: một là văn hoá Trung Quốc, nền văn hoá khác là Ấn Độ và cái nữa là Hi Lạp. Chỉ ba nền văn hoá tồn tại, tất cả các nền văn hoá khác đều chỉ là sản phẩm phụ. Toàn bộ phương Tây bắt nguồn bằng tâm trí Hi Lạp tại Athen. Toàn bộ nền văn minh Trung Quốc, một kiểu văn minh hoàn toàn khác, đã nảy sinh từ sự đương đầu của Lão Tử và Khổng Tử và tất cả những điều đẹp ở Ấn Độ đều bắt nguồn từ Phật, Mahavira. Và tất cả những người này đã tồn tại vào cùng một khoảnh khắc của lịch sử.

Các nhà lịch sử nói rằng lịch sử chuyển vận như bánh xe: có những khoảnh khắc khi trí thông minh ở đỉnh cao của nó, có những khoảnh khắc khi thông minh đi xuống. Đây là những thời khi thông minh đang ở đỉnh của nó. Nhiều người đã là triết gia, đặc biệt ở Ấn Độ; toàn bộ đất nước đều mang tính triết lí. Mọi người đi từ góc này sang góc kia tìm kiếm chân lí - hàng triệu người tìm kiếm!

Chỉ khi có hàng triệu người tìm kiếm, vài người mới có thể trở nên chứng ngộ, bởi vì nó là một thứ kiểu hình kim tự tháp. Kim tự tháp có đáy rất rộng, và thế rồi, dần dần, đi tới đỉnh. Một Phật tồn tại chỉ khi tại đáy rộng có hàng triệu người đang tìm kiếm chân lí; bằng không ông ấy không thể tồn tại được. Không có khả năng nào, ông ấy không thể đứng được. Ông ấy sẽ đứng ở đâu? Ông ấy cần hàng triệu, hàng triệu người tìm kiếm; họ trở thành đáy.

Và trong những ngày đó khi hệ thống được tạo ra ở mọi nơi, và những hệ thống phức tạp, tinh vi đến mức chưa bao giờ có bất kì cái gì so sánh được với chúng... Các nhà lịch sử triết học và tôn giáo nói rằng vào lúc đó Ấn Độ đã biết tất cả những gì đã được biết về triết học - mọi hình bóng và sắc thái của ý nghĩ, mọi cách tiếp cận. Ấn Độ đã nhìn vào tất cả các con đường và khả năng, và mọi khả năng đều đã chấm dứt. Bây giờ, kể từ thời đó, đã chẳng có cái gì mới trong triết học; và nếu bạn nghĩ có cái gì đó mới, nó chỉ nghĩa là bạn không đủ quen thuộc với Ấn Độ. Đã chẳng có gì mới từ thời Phật, bởi vì vào thời đó mọi thứ đều được tìm kiếm, gần như mọi khả năng đã chấm dứt.

Và nếu bạn nghĩ...Tại phương Tây mọi người đi tới nhận ra điều gì đó và nghĩ rằng họ cho cái gì đó mới. Nó có vẻ mới bởi vì họ không quen thuộc với nó, họ không biết nó. Và bây giờ toàn bộ kho báu này bị giấu kín trong tiếng Pali, trong tiếng Prakrit và trong tiếng Phạn, những ngôn ngữ không được nói, không được dùng. Nhưng mọi sắc thái của ý nghĩ...

Chẳng hạn khi Sigmund Freud nói lần đầu tiên rằng, "Tôi nghi ngờ là tâm trí có ý thức không phải là toàn thể tâm trí. Sâu bên dưới ý thức có tầng tiềm thức. Và thậm chí bên ngoài điều đó, tôi ngờ có một tầng vô thức," người ta đã cho là đấy là một khám phá rất cách mạng. Nhưng trong thời của Phật điều này đã được biết tới; không chỉ điều này - Phật đã nói còn các tầng thêm nữa. Ông ấy nói về bẩy tầng của tâm trí. Ba tầng này có đó, như Freud nói - nhưng bốn tầng nữa... và nếu ông ấy đã đúng tới tầng thứ ba, có mọi khả năng ông ấy sẽ đúng bên ngoài chúng, bởi vì ông ấy đang trên đường phải.

Thế rồi Jung gợi ý rằng bên ngoài vô thức dường như có vô thức tập thể - đó là tầng thứ tư của Phật. Bây giờ toàn bộ tâm lí đã đi tới tầng thứ tư này. Tất cả bốn tầng đều đã được Phật gợi ý - nhưng ba tầng nữa có đó; chẳng chóng chầy chúng ta sẽ phát hiện ra chúng.

Vì thế nên chưa bao giờ có việc đánh giá cao về suy nghĩ logic. Và việc chẻ sợi tóc làm tư còn đi tới chính cực điểm của nó. Phật nói về bẩy tầng của tâm trí còn Prabuddha Katyayan nói về bẩy trăm tầng của tâm trí. Không thể hiểu thấu nổi, nhưng rất logic... và khả năng là ở chỗ tâm trí có thể bị phân chia thành bẩy trăm tầng.. Không cái gì là không thể được.

Vào thời đó một triết gia tới Phật. Trước hết bạn hãy cố gắng hiểu vị thế của Phật; vị thế của Phật là chống siêu hình mọi cách có thể được, ông ấy không phải là triết gia. Thực sự, bạn không thể tìm thấy một người chống triết lí hơn Phật, bởi vì ông ấy nói tất cả mọi câu hỏi triết lí đều vô nghĩa. Bây giờ đây là quan điểm ở phương Tây - Bertrand Russell, Wittgenstein. Phát hiện mới nhất ở phương Tây là Wittgenstein, và đây là quan điểm của Wittgenstein: rằng tất cả mọi câu hỏi, câu trả lời triết lí đều vô nghĩa. Dẫu vậy, nếu bạn hỏi một câu hỏi, một câu hỏi triết lí, Bertrand Russell vẫn trả lời nó có hay không. Phật không bao giờ trả lời, bởi vì nếu nó là vô nghĩa, sao lại trả lời? Phật sẽ giữ im lặng.

Cho nên điều đó là thường lệ, bất kì khi nào Phật tới một trị trấn, các bhikkhus (khất sĩ) của Phật sẽ vào thị trấn đó và thông báo với mọi người: "Xin đừng hỏi mười một câu hỏi." Họ có một danh sách mười một câu hỏi; trong mười một câu hỏi này tất cả mọi siêu hình đều chấm dứt, bạn không thể hỏi cái gì trong mười một câu hỏi đó. Chúng là toàn bộ phạm vi của mọi việc hỏi triết lí.

Cho nên trước đó, trước khi Phật tới một thị trấn, các khất sĩ sẽ tới và lan truyền tin tức: "Xin đừng hỏi về mười một câu hỏi này, bởi vì ông ấy sẽ không trả lời. Nếu các ông có cái gì đó ngoài mười một câu hỏi này các ông có thể tới, các ông được mời." Nhưng không có gì trong mười một câu hỏi đó, cho nên phải làm gì?

Con người này không phải là triết gia, ông ấy không ngờ vực, ông ấy không tin vào hoài nghi. Và ông ấy không tin vào hoài nghi nhiều tới mức ông ấy chẳng bao giờ nói về tin cậy. Điều này phải được hiểu, bởi vì tin cậy chỉ được cần tới nếu bạn đang hoài nghi. Nếu bạn không hoài nghi, sao phải nói về tin cậy? Mọi việc nói về niềm tin đều có nghĩa hoài nghi đã bước vào. Ông ấy chưa bao giờ nói, "Hãy tin!" bởi vì, ông ấy nói, không có vấn đề về tin hay không tin; người ta phải hiện hữu. Nó không phải là câu hỏi trí tuệ - bởi vì niềm tin và hoài nghi cả hai vẫn còn là trí tuệ. Từ đâu mà bạn hoài nghi? Từ tâm trí. Từ đâu mà bạn sẽ tin? Từ tâm trí.

Cho nên tin tưởng của bạn cũng sẽ từ cùng gốc rễ. Nó đã bị đầu độc rồi. Ai sẽ tin? Và ai sẽ hoài nghi? Bạn sẽ vẫn còn như cũ, và bạn mới là vấn đề. Cho nên Phật đánh thẳng vào gốc rễ; ông ấy nói, "Không cần tin cậy, không cần hoài nghi. Các ông đơn giản tới ta và hiện hữu. Đừng đi vào cực đoan này, đừng đi sang cực đoan kia. Đừng lấy bất kì quan điểm nào, đơn giản ở giữa." Đó là lí do tại sao con đường của ông ấy được biết tới là con đường giữa - majhim nikaya trung đạo: không bao giờ đi tới cực đoan. Đây là một trong những khám phá nguyên bản nhất về tâm trí con người và vận hành của nó, bởi vì tâm trí bao giờ cũng thích đi sang cái đối lập.

Bạn yêu một người. Qua tình yêu bạn khuếch đại người đó lên, người đó trở thành thượng đế. Thế rồi tình yêu biến mất; ngay lập tức bạn bắt đầu ghét. Thế rồi bạn làm đích xác điều đối lập lại - không ai dừng ở giữa. Thế thì người đó co lại dưới cái ghét của bạn, trở thành quỉ. Có cách nào đứng giữa Thượng đế và Quỉ và không đi sang cái đối lập không? Tâm trí cảm thấy rất dễ dàng đi từ điều này sang điều ngược lại. Không có vấn đề gì, bạn đã làm điều đó: bạn hoài nghi một người, thế rồi bạn có thể tin tưởng; bạn tin tưởng một người, thế rồi bạn có thể hoài nghi.

Phật nói dừng lại ở giữa, bởi vì ở giữa không có tâm trí; tâm trí chỉ tồn tại ở các cực đoan. Yêu? Tâm trí ở đó. Ghét? Tâm trí ở đó. Ủng hộ? Tâm trí ở đó. Phản đối? Tâm trí ở đó. Tại giữa, tâm trí không thể tồn tại. Tại giữa không có khả năng về bất kì ý nghĩ nào, bởi vì hoặc ý nghĩ sẽ là về hoài nghi hoặc về tin cậy, về yêu hay ghét, kẻ thù hay bạn bè. Và bạn biết rõ rằng trong mọi người bạn kẻ thù đều ẩn kín, trong mọi kẻ thù người bạn là có thể.

Một trong những tâm trí tinh ranh nhất của thế giới, Machiavelli, đã viết trong cuốn sách của ông ấy - Hoàng tử, ""Chớ nói điều gì cả, cho dù với người bạn mình, điều bạn không muốn nói cho kẻ thù, bởi vì bạn là kẻ thù tiềm năng vào ngày nào đó. Và chớ nói điều gì chống lại kẻ thù, điều mà bạn không muốn nói chống lại người bạn, bởi vì thế thì bạn sẽ gặp rắc rối ngày nào đó. Nếu kẻ thù trở thành bạn, bạn sẽ bị lúng túng."

Và đây là gợi ý của một chính khách cho các hoàng tử, cho các chính khách khác. Cho nên chính khách vẫn còn tỉnh táo; họ càng trở nên thời thế hơn, bạn càng ít có thể tìm ra trong lời của họ, phát biểu của họ, ai đang nói phản đối, ai đang nói ủng hộ. Lời của họ trở thành ngày một khó nắm hơn, cho nên có thể là nếu bạn biến thành kẻ thù, họ sẽ không bị rắc rối. Nếu kẻ thù biến thành bạn... Và chính trị thay đổi hàng ngày; nó cũng giống như khí hậu vậy, còn bạn chưa bao giờ biết...

Tôi đã nghe nói: Hai chính khách đang nói về một lữ khách bạn bè thứ ba. Một người nói, "Con người này là không trung thực, tinh ranh, thô thiển tới mức tôi chưa bao giờ biết được bất kì ai như thế. Đây là người không trung thực nhất ở đây." Và ông ta nói, "Và tôi cảm thấy rằng ông không biết anh ta rõ như tôi biết anh ta."

Người kia nói, "Không, anh sai rồi. Tôi cũng biết anh ta rất rõ."

Người thứ nhất nói, "Làm sao ông có thể biết anh ta rất rõ được? Tôi là người bạn thân nhất của anh ta!"

Chỉ bạn mới biết nhau rất rõ. Và ông ta đang nói rằng anh ta là người không trung thực nhất, kẻ bất lương nhất. Và ông ta nói, "Làm sao ông có thể biết anh ta rất rõ được? Tôi là người bạn thân nhất của anh ta."

Tình bạn và thù nghịch là hai mặt của một tâm trí. Bạn hãy dừng lại ở giữa! Và Phật đã dừng lại ở giữa... và ông ấy đã giúp nhiều người dừng lại ở giữa. Điều đó cũng giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Bạn đã quan sát người đi trên dây chưa, điều người đó làm ấy? Một trong những chân lí sâu sắc nhất của cuộc sống được lộ ra ở đó. Bất kì khi nào người đó cản thấy rằng mình sắp ngã về bên trái, người đó lập tức chuyển về bên phải. Điều đó không dễ thấy với bạn, bởi vì bạn nghĩ người đó đang chuyển sang phải, nghiêng về bên phải. Nhưng bất kì khi nào người đó nghiêng về bên phải, người đó đều biết rằng mình sắp ngã về bên trái. Chỉ để cân bằng, khi người đó cảm thấy mình sắp ngã về bên phải, người đó lập tức nghiêng về bên trái; cái đối lập phải được chọn để thu lấy cân bằng.

Khi bạn yêu một người quá nhiều vào buổi sáng, buổi tối bạn phải ghét người đó, bằng không bạn sẽ ngã khỏi dây thừng - đấy là việc đi trên dây. Nếu bạn yêu một người quá nhiều, bạn đã nghiêng quá nhiều sang trái; bây giờ bạn ngã. Để thu lấy cân bằng bạn phải nghiêng sang phải. Những người yêu bao giờ cũng tranh đấu; đó chỉ là một loại giữ cân bằng, không gì khác, không gì nghiêm trọng cả. Điều đó là tự nhiên - trừ phi bạn xuống dây, đó là việc khác.

Đó là điều Phật nói: ông ấy nói, "Đừng nghiêng sang phải, đừng nghiêng sang trái." thế thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ ngã khỏi dây. Và cái dây đó là tâm trí, cái dây đó là bản ngã; bạn phải giữ cân bằng nó, liên tục cân bằng nó. Cho nên... điều đó có vẻ ngược đời thế.

Bất kì khi nào bạn ghét người mình yêu, vợ bạn, bạn bè bạn, thực sự bạn đang cố gắng giữ lấy cân bằng để cho bạn có thể yêu nữa. Bằng không bạn sẽ ngã khỏi tâm trí. Và không có tâm trí không có yêu, không có ghét - ít nhất, cái ghét mà bạn biết, cái yêu mà bạn biết; chúng không có đó. Một loại từ bi khác nảy sinh mà vượt ra ngoài nhị nguyên, nhưng cái đó nảy sinh chỉ khi bạn đã mất cái dây, mất nỗ lực giữ cân bằng trên dây. Khi bạn mất, bản ngã bạn mất - bản ngã là sự cân bằng tinh tế.

Một hôm một triết gia tới Phật và hỏi, "Không lời, không vô lời, thầy sẽ nói cho tôi chân lí được chứ?"

Ông ta đang hỏi điều gì đó không thể được; nhưng gần vị phật điều, không thể được lại trở thành có thể được - và chỉ gần vị phật điều không thể được mới trở thành có thể được. Tại đó tất cả những luật, mọi luật thông thường đều bị phá vỡ.

Ông ấy đang hỏi cái gì? Ông ấy đang hỏi: Không lời và không vô lời, thầy sẽ nói cho tôi chân lí được chứ? Điều này đã xảy ra nhiều lần. Nó cũng đã xảy ra một lần trước đây với Phật: một người khác tới, nhưng người này phải đã hoàn toàn khác về chất, bởi vì Phật đã cư xử khác.

Vị phật không có câu trả lời cố định. Ông ấy không có sự ám ảnh, bởi vì ông ấy có vô trí. Bất kì khi nào một người tới trước ông ấy, người đó chỉ giống như tấm gương - ông ấy phản xạ người đó. Người khác hỏi cùng câu hỏi - người này đến và hỏi, "Thưa thầy, thầy có thể nói cho tôi điều gì đó về chân lí mà không dùng lời không?"

Phật nói, "Thế thì ông sẽ phải hỏi mà không dùng lời. Ông hỏi, và ta sẽ nói. Nếu ông không thể hỏi mà không dùng lời, làm sao ông trông đợi...? Cho nên đi đi, tự mình rèn luyện đi! Sẵn sàng để hỏi nó mà không dùng lời, rồi đến."

Nhưng với triết gia này, Phật đã không đáp lại theo cách đó. Và thực sự người này đã hỏi một câu hỏi khác, bởi vì người này là khác. Câu hỏi mang ý nghĩa của người hỏi. Câu hỏi không có ý nghĩa trong lời. Nó mang bạn, phẩm chất của bạn. Bạn có thể hỏi cùng câu hỏi, nhưng nó không thể ngụ ý cùng một điều. Nếu bạn khác đi, câu hỏi sẽ khác. Lời mang nghĩa từ người. Lời bản thân nó là vô nghĩa. Bạn có thể tra cứu từ điển, và bạn có thể đi tới biết nghĩa của lời, nhưng điều đó không phải là nghĩa thực, nghĩa sống, nó là chết. Khi một người dùng một từ, người đó cho nó một nghĩa sống, một nghĩa thực. Ý nghĩa tới từ người.

Người này đã hỏi... ông ấy đã hỏi cái gì? Một câu hỏi rất tinh tế. Ông ấy nói, "Không lời, không vô lời, thầy sẽ nói cho tôi chân lí được chứ?"

Không lời, điều đó là dễ - bạn có thể còn im lặng. Nhưng không vô lời điều đó trở thành không thể được, bởi vì nếu bạn vẫn còn im lặng bạn đang dùng vô lời rồi. Và người này đã hỏi, "Đừng dùng lời, đừng dùng vô lời, và nói cho tôi chân lí." Im lặng không ích gì, lời không ích gì. Ngôn ngữ sẽ không hữu dụng gì mấy, và im lặng cũng không hữu dụng gì mấy. Thế thì Phật sẽ làm gì?

Phật im lặng - nhưng cái im lặng này lại khác.

Có hai kiểu im lặng. Khi bạn giữ im lặng, đấy là tĩnh lặng bị áp đặt. Lời ở bên trong bạn, tiếng động có đó; im lặng chỉ trên bề mặt. Bạn có vẻ im lặng; bạn không im lặng. Đây là kiểu im lặng bạn biết. Có kiểu im lặng khác - là trên bề mặt bạn cũng im lặng, và bạn có thể bị bó buộc bên trong cũng im lặng. Nếu bạn đang trong nguy hiểm - ai đó đe doạ bạn, rằng người đó sẽ giết bạn - thế thì bạn sẽ trở nên im lặng bên trong nữa, nhưng cái im lặng này sẽ là vô lời. Cái im lặng thứ nhất, khi trên bề mặt bạn im lặng - bên trong có lời và việc nói chuyện - đó là im lặng có lời. Cái im lặng thứ hai sẽ là im lặng vô lời, sẽ không có tiếng ồn bên trong - bởi vì trong tình huống nguy hiểm, trong cú sốc, tiếng ồn đã ngưng lại.

Nhưng đấy vẫn không phải là cái im lặng của vị phật. Im lặng của vị phật là kiểu im lặng thứ ba mà bạn chưa từng biết. Nó không là im lặng có tiếng động hay vô tiếng động. Phật im lặng; không phải là ông ấy buộc lời của mình phải im lặng - nó không phải là tĩnh lặng bằng nỗ lực - ông ấy đơn giản im lặng bởi vì không có gì khác để làm. Cái im lặng này là tích cực, không đối lập với lời. Cái im lặng này là ở giữa, không ở các cực đoan. Một cực đoan là lời, cực đoan kia là vô lời. Im lặng này là ở chính giữa: không có lời, không có vô lời. Ông ấy đơn giản im lặng - không chống lại tiếng ồn.

Nếu bạn chống lại tiếng ồn, thế thì im lặng của bạn có thể bị phá rối rất dễ dàng. Bạn biết nhiều người đang cầu nguyện hay thiền, và đứa trẻ bắt đầu cười to hay khúc khích và họ bị quấy rối. Có tiếng ồn nào đó trên phố, tiếng ồn giao thông; có ai đó bóp còi, và họ bị quấy rối. Cái im lặng bị ép buộc có thể bị phá rối rất dễ dàng. Chỉ im lặng bị ép buộc mới có thể bị phá rối. Nhưng nếu bạn thực sự im lặng theo nghĩa của vị Phật, đứa trẻ bắt đầu khúc khích, con chim bắt đầu hót, ai đó bóp còi - tiếng động sẽ có đó, nhưng bạn không bị quấy rối. Tiếng động sẽ tới và qua đi, chỉ như trong căn phòng rỗng: tiếng động tới từ cửa này và đi ra từ cửa kia. Không có ai bên trong có thể bị quấy rối.

Nhưng nếu bạn có cái im lặng bị ép buộc, thế thì bạn có đó, bản ngã có đó - chỉ cưỡi lên tâm trí, chỉ ép buộc tâm trí, chỉ làm mọi nỗ lực để im lặng. Đây là im lặng gượng gạo, gượng ép. Nó có thể bị quấy rối rất dễ dàng, ngay cả đứa trẻ cũng có thể quấy rối nó. Thế thì đây là kiểu phật tính gì? Đây không phải là phật tính, đây chỉ là đồng tiền giả.

Nhớ lấy, trong khi thiền điều này sẽ là vấn đề sâu sắc nhất của bạn. Thông thường bạn hay huyên thuyên nói chuyện. Bạn có thể chuyển sang đầu đối lập rất dễ dàng; bạn có thể buộc việc huyên thuyên không có đó.

Điều đó cũng giống như đứa trẻ đang chơi, chạy quanh, làm nhiều điều vô ích, và bạn đe nó rằng nó sẽ bị phạt: "Ngồi vào góc nhà!" Và bạn mạnh còn nó bất lực, cho nên nó ngồi vào góc nhà, trông cứ như phật - nhưng sôi sùng sục, bùng bổ bên trong, chỉ sẵn sàng chớp lấy bất kì cơ hội nào để nó có thể bắt đầu chạy lại lần nữa.

Nhìn đứa trẻ khi bạn đã buộc nó phải im lặng, đấy sẽ là kiểu in lặng thứ hai. Nó không chuyển động; nếu bạn ép buộc nó quá nhiều nó thậm chí sẽ không chuyển động thân thể, nó sẽ nhắm mắt lại - nhưng nó làm gì? Tự ép buộc mình, tự đánh nhau với mình; thường xuyên cố gắng. Nó tự ấn mình xuống, ngồi lên ngực mình. Nó sẽ không thể thở được vởi vì nó sợ - bởi vì nếu bạn thở chuyển động bắt đầu.

Đó là lí do tại sao không ai thở cả, thực sự. Bạn đã đánh mất chiều hướng của việc thở từ thời trẻ thơ khi bạn bị ép buộc. Mọi người đều thở từ phổi trên. Việc thở không thể đi sâu bởi vì bạn sợ. Từ chính tuổi thơ của mình, bạn đã bị ép buộc...

Nhìn đứa trẻ ngủ. Nhìn điều đang xảy ra: ngực nó vẫn không chuyển động, bụng nó chuyển động. Hơi thở của nó đi vào sâu nhất, tới tận đáy. Bụng nó chuyển động, ngực nó không chuyển động. Đứa trẻ này còn chưa phải là một phần của xã hội, nó không phải là công dân, nó vẫn còn hoang dã. Bạn sẽ phải huấn luyện nó, thế thì bạn sẽ phải dùng bắt buộc.

Và bất kì khi nào bạn nói với đứa trẻ, "Không làm điều này!" nó thao túng mình như thế nào? Điều thứ nhất là không thở. Bất kì khi nào bạn kìm nén cái gì đó bạn bắt đầu thở nông. Kìm nén và thở nông là đồng nghĩa. Bất kì khi nào bạn ném đi kìm nén, bạn bày tỏ; việc thở đi sâu. Chỉ khi bạn ngủ say việc thở mới đi sâu, bởi vì trong giấc ngủ bạn không thể kìm nén được, bản ngã đã rơi vào vô ý thức. Cho nên trong giấc ngủ bạn thở từ bụng; đó là loại thở đúng. Hay trong khi làm tình việc thở của bạn cũng đi sâu; nó phải đi sâu, bởi vì mọi kìm nén đều bao quanh dục, và nếu bạn làm tình, nếu bạn cho phép dục, thế thì mọi kìm nén đều bị quẳng đi. Thế thì hơi thở đi sâu, nó đi tới bụng; bạn lại thở như trẻ con, bạn lại trở thành hoang sơ, bạn lại trở thành tự nhiên, bạn lại trở thành tự phát.

Nhìn đứa trẻ khi bạn doạ nó - và nhìn vào các sư trong đạo tràng. Bạn cũng đã đe doạ họ. Sợ địa ngục, trong tham lam thiên đường, họ ngồi đó, bị kìm nén. Im lặng của họ là của cực kia, cực đoan kia; họ vô lời, họ đã ép buộc lời phải biến mất, nhưng họ lại không ở bên ngoài cả hai.

Phật vẫn còn im lặng. Phật là của chiều thứ ba. Ông ấy sẽ không nói gì - lời là không được phép. Ông ấy sẽ không kìm nén lời, bởi vì vô lời không được phép. Ông ấy đơn giản còn lại đó, không nghĩ ngợi, không thiền - đơn giản có đó như cái cây.

Trong năm trăm năm sau Phật, tượng ông ấy vẫn không được tạo ra. Trong năm trăm năm đã không có bức tranh nào của Phật; và bất kì khi nào Phật được biểu diễn, mọi người chỉ vẽ cây bồ đề. Điều đó là hay, bởi vì ông ấy giống như cái cây. Bạn có thể nói cái cây này đang im lặng không? Bạn không thể nói được điều đó, bởi vì cái cây này chưa bao giờ gây tiếng động làm sao nó có thể im lặng được? Bạn có thể nói cái cây này đang thiền không? Làm sao nó có thể thiền được? Nó chưa bao giờ nghĩ, không có việc suy nghĩ, cho nên làm sao nó có thể thiền được? Thế thì cây này ở đâu? Cây này là trong chiều thứ ba nơi không có huyên thuyên tồn tại và không có vô huyên thuyên tồn tại. Cái cây này là ở giữa, đích xác ở giữa.

Bạn có thể không phải là vị phật, nhưng cái cây này là cây bồ đề. Và nếu bạn có thể ngồi dưới một cái cây, cũng giống như cây, bạn sẽ trở thành vị phật. Và bất kì cây nào cũng đều có thể trở thành cây bồ đề, mọi cây đều là vậy; chỉ chư phật mới được cần tới để khám phá ra cây nào là cây bồ đề. Ngồi dưới bất kì gốc cây nào, và nếu bạn ở giữa, cây trở thành cây bồ đề. Tất cả các cây đều là vậy, chỉ ai đó là được cần tới để làm lộ ra sự kiện này, bởi vì cây không tin vào quảng cáo - bằng không chúng sẽ để lộ.

Phật im lặng.

Triết gia này cúi mình và cám ơn Phật, nói, "Với lòng tốt đáng yêu của thầy, tôi đã xoá đi ảo tưởng của mình và đi vào con đường đúng."

Dường như là huyền bí, hay ngớ ngẩn, bởi vì Phật đã chẳng nói gì và ông ấy đã hiểu - và tôi đã từng nói những điều này và bạn đã không hiểu. Có nhiều người ở cùng với Phật và ông ấy đã nói đi nói lại với họ, và họ đã không hiểu - còn người này lại hiểu mà chẳng có lời, chẳng vô lời. Điều gì đã xảy ra? Kiểu trao đổi nào đã xảy ra trong khoảnh khắc đó khi Phật giữ im lặng?

Không tri thức nào đã được truyền trao, hiển nhiên - bởi vì bạn không thể truyền trao tri thức mà không có lời, bạn không thể truyền trao tri thức mà không vô lời. Có hai kiểu tri thức: một, tri thức thông thường có thể được truyền trao qua lời. Có loại tri thức khác, huyền bí, mà có thể được truyền trao qua vô lời - huyền bí, viễn cảm. Bạn không cần nói ra điều đó, nhưng nó có thể được truyền trao. Cả hai đều không được phép.

Triết gia kia nói, "Không dùng lời và không dùng vô lời. Tôi đã chán ngán cả hai rồi. Tôi chán ngán với mọi cực đoan. Tôi đã đi vào trong logic quá nhiều - từ cái này tới cái nọ. Tôi đã sống tất cả mọi khả năng của logic... và đủ rồi! Thầy đơn giản cho tôi chân lí mà không lời, không vô lời."

Và điều gì đã xảy ra, kiểu truyền trao nào vậy? Giao cảm nào đã xảy ra trong khoảnh khắc này? Trong một khoảnh khắc điều đó đã xảy ra. Và triết gia này cúi mình và cám ơn Phật và nói, "Với lòng tốt đáng yêu của thầy, tôi đã xoá đi ảo tưởng của mình và đi vào con đường đúng."

Khi vị Phật im lặng, và nếu bạn cũng có thể im lặng, thế thì hiện hữu được truyền trao, không phải tri thức; không phải điều Phật biết, mà điều Phật hiện hữu. Hiện hữu được truyền trao. Bỗng nhiên ông ấy đi vào bạn, nếu bạn im lặng. Và con người này, người chân thành hỏi về con đường chân lí và người đã yêu cầu không dùng lời và không dùng vô lời, người đã phủ nhận mọi nhị nguyên, đã sẵn sàng. Phật giữ im lặng. Triết gia này nhìn vào Phật - cái nhìn có đó. Ông ấy đã chăm chú, ông ấy đã để toàn bộ sự chú ý vào. Điều gì xảy ra?

Ông ấy đã không nghĩ - ông ấy đã chấm dứt điều đó, ông ấy đã nghĩ đủ rồi. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng bất kì khi nào triết gia tới, đó cũng là sự biến đổi. Ông ta đã chán ngán nó rồi. Bạn vẫn còn chưa chán với nó. Bạn vẫn còn níu bám nó, bởi vì bạn đã không nghĩ đến chính tận cùng. Bạn vẫn còn hi vọng rằng ngày nào đó, qua suy nghĩ, bạn có thể đi tới kết luận, bởi vì bạn đã không đi tới chính tận cùng. Nếu bạn đi tới chính tận cùng bạn sẽ biết rằng suy nghĩ không bao giờ cho bất kì kết luận nào, nó không bao giờ mang tính kết luận cả. Nó chỉ cho bạn cảm giác rằng chẳng mấy chốc cánh cửa sẽ mở. Cánh cửa mở, tất nhiên, nhưng chỉ mở sang căn phòng khác.

Thế rồi có cánh cửa khác. Nó cũng mở, nhưng lại vào căn phòng khác. Bạn chưa bao giờ ra khỏi nó; ngôi nhà dường như vô hạn, hàng triệu căn phòng. Từ phòng này bạn sang phòng khác, từ phòng khác bạn sang phòng khác nữa, và bạn cứ đi mãi và bao giờ cũng hi vọng, "Cánh cửa này sẽ đưa mình ra."

Nếu bạn đã đi tới chính tận cùng, như người này đã đi, thế thì bạn có thể nghe trong im lặng. Người đó không chờ đợi câu trả lời nào, bởi vì người đó biết các câu trả lời không thể được cho mà không có lời, các câu trả lời không thể được cho mà không vô lời - tất cả các câu trả lời sẽ hoặc thế này hoặc thế nọ.

Phật giữ im lặng. Ông ấy đã nhìn vào Phật. Trong cái nhìn đó hai cá tính tan biến. Họ không còn là hai - trong khoảnh khắc đó chỉ có một; hai thân thể, hai trái tim đập, nhưng một sự hiện hữu, tất cả mọi biên giới đều bị siêu việt lên. Phật xâm nhập vào ông ấy, ông ấy đi vào. Đó là truyền trao hiện hữu. Người này đã nếm trải điều Phật là gì, không phải điều ông ấy biết. Phật không biết nhiều - bạn có thể đánh bại Phật rất dễ dàng. Bạn có thể dễ dàng biết nhiều hơn, bây giờ tri thức nhiều hơn là có sẵn; đấy không phải là vấn đề. Nhưng Phật có nhiều hiện hữu hơn.

Gurdjieff thường hay hỏi mọi người tìm kiếm, bất kì ai tới ông ấy... câu hỏi thứ nhất mà Gurdjieff hay hỏi là liệu bạn đi tìm tri thức hay hiện hữu. "Ông muốn biết nhiều hơn, hay ông muốn hiện hữu nhiều hơn?" Đây là những chiều hướng khác biệt căn bản. Và nếu ai đó nói, "Tôi muốn biết nhiều hơn," Gurdjieff sẽ nói, "Cánh cửa này bị đóng lại rồi. Ta không ở đây để truyền đạt tri thức cho anh. Anh đi đi... có nhiều khoa, đại học, cao đẳng; họ truyền đạt tri thức - anh tới đó. Khi anh chán với tri thức, thế thì hãy tới và gõ cửa. Nếu ta còn sống, cánh cửa này sẽ mở, nhưng cánh cửa này chỉ mở cho những người đang đi tìm hiện hữu."

Bạn định tìm gì...? Cho dù bạn tới để biết, làm sao điều đó có ích được? Một người có thể biết mọi điều về nước, nhưng làm sao điều đó thoả mãn được cho cơn khát? Điều đó rõ ràng ngu xuẩn thế! Bạn có thể biết rằng H2O là cơ sở của mọi nước, và một người đang sắp chết khát trong sa mạc và bạn viết ra công thức này trên giấy rằng đây là bí mật về nước. Người đó sẽ nói, "Được thôi, đây là bí mật. Nhưng cơn khát của tôi sao?"

Một người sắp chết vì tình và bạn nuôi dưỡng anh ta bằng tri thức về tình yêu. Điều đó sẽ có ích thế nào được? Có cả triệu cuốn sách về tình yêu, nhưng thậm chí không một người yêu nào có thể được thoả mãn bởi chúng. Điều đó sẽ có ích thế nào được? Một người đang chết; người đó đang chết còn bạn cứ nói về bất tử. Điều này sẽ không nuôi dưỡng người đó. Điều này sẽ không tạo ra sự bất tử cho người đó.

Hiện hữu là cần thiết; ai đó truyền đạt hiện hữu, không tri thức. Tri thức là về và về; hiện hữu là tại trung tâm, tri thức là ở ngoại vi. Bạn đã tới tôi... bạn có tới để thu thập thêm tri thức không? Thế thì bạn đã tới sai người rồi; thế thì bạn đang làm phí thời gian của mình. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm hiện hữu, thế thì điều gì đó là có thể.

Vào khoảnh khắc đó phép mầu này đã xảy ra, bí ẩn của Phật mở ra. Nó bao giờ cũng mở ra trong im lặng, cũng giống như hoa mở ra vào nửa đêm. Không ai biết: nó mở ra trong im lặng. Nếu ai đó có đó mà có thể kiên nhẫn, thế thì hoa có thể truyền đạt, chia sẻ sự hiện hữu của nó. Phật đã đi vào trong khoảnh khắc đó.

Ananda, một đại đệ tử của Phật, không thể hiểu nổi điều đã xảy ra, bởi vì ông ấy theo tri thức. Ông ấy được cần tới theo một cách nào đó, nhưng ông ấy không phải là người tìm kiếm đúng, và chính bởi vì Ananda mà chúng ta mới biết tất cả những điều Phật nói. Ông ấy thu thập - ông ấy là cái máy ghi âm. Nhưng bây giờ máy ghi âm có sẵn đấy, cho nên tôi không cần Ananda nào cả. Và điều đó là không tốt - một thứ mà có thể được làm bằng thiết bị máy móc không nên được làm bằng con người, bởi vì làm nó người đó trở thành máy.

Ananda có thể nhắc lại mọi lời Phật đã dùng trong bốn mươi năm. Trí nhớ của ông ấy thuộc vào loại trí nhớ hiếm hoi. Khi Phật chết ông ấy đã nhắc lại toàn bộ bốn mươi năm - hàng nghìn trang, và ông ấy đã ghi chúng lại. Ông ấy là cần thiết, nhưng ông ấy không phải là người tìm kiếm thực - một cái máy ghi, và một cái máy ghi tốt, nhưng với bản thân mình ông ấy đã bỏ lỡ cái gì đó.

Nếu các bạn ghi lại điều tôi đang nói, các bạn bỏ lỡ cái gì đó. Đừng là trí nhớ trước tôi, đừng ghi lại - hiểu đi! Bởi vì khi bạn đang cố gắng ghi, bạn hiểu lầm. Và có nhiều người nghĩ, "Trước hết ghi lại nó đã, thế rồi chúng ta cố gắng và hiểu nó."

Tôi đã thấy nhiều người ghi chép. Tại đây tôi đang nói và họ đang ghi chép. Tại đây họ đang lỡ tôi, và về nhà họ sẽ nhìn vào bản ghi chép và cố gắng hiểu chúng. Có những người đi lên Himalayas, và thế rồi họ sẽ làm gì ở đó? Họ sẽ chỉ đi săn tìm phong cảnh và cảnh đẹp rồi chụp ảnh. Tại đó Himalayas không tồn tại, chỉ có máy ảnh. Thế rồi trở về nhà họ sẽ nhìn vào tập album và hưởng thú chúng. Bạn có thể mua ảnh, chẳng cần phải lên Himalayas. Các nhà chụp ảnh chuyên nghiệp đang làm điều đó - không cần bạn phải đi - và bạn cũng không thể làm tốt hơn các nhà chuyên môn, ảnh của bạn sẽ mang tính nghiệp dư. Nhưng thế thì, ngồi ở nhà, bạn sẽ tận hưởng chúng. Bạn bỏ lỡ Himalayas và bạn mang về chỉ những tấm ảnh loại xoàng.

Cố hiểu điều tôi đang nói. Cố hiện hữu đi! Đừng ghi lại nó, không cần đâu. Quên điều tôi nói đi. Nếu bạn đã thực sự hiểu, nó sẽ theo bạn như hương thơm. Không cần mang nó trong kí ức, nó sẽ là một phần của hiện hữu của bạn.

Trong khoảnh khắc đó, triết gia này đã hiểu. Ông ta cúi mình trong sự biết ơn sâu sắc. Và ông ấy đã nói gì? Những lời này rất có ý nghĩa. Ông ấy nói, "Với lòng tốt đáng yêu của thầy..." Không "Với trí huệ vĩ đại của thầy..." Không! Không, "Thầy biết nhiều thế, thầy là người biết tất cả. Trí huệ của thầy, tri thức của thầy..." Không, đấy không phải là vấn đề - "Với lòng tốt đáng yêu của thầy..."

Phật nói rằng khi một người trở nên chứng ngộ, người đó có hai điều trong mình - chúng nở hoa đồng thời. Một là karuna - lòng tốt, lòng tốt đáng yêu - cái kia là trí huệ, prajna: hai điều này nở hoa trong người đó. Cho nên nếu bạn là người tìm kiếm theo tri thức, ông ấy sẽ nói với bạn qua trí huệ của mình, nhưng điều đó chỉ là thứ yếu. Nhưng nếu bạn là người tìm kiếm hiện hữu, ông ấy sẽ nói với bạn qua lòng tốt đáng yêu - qua karuna của ông ấy. Trí huệ có thể bỏ lỡ mục tiêu, nhưng karuna không bao giờ bỏ lỡ, lòng tốt đáng yêu không bao giờ bỏ lỡ.

Khi người này nói, "Không lời và không vô lời, thầy sẽ nói cho tôi chân lí được chứ?" ông ấy đang nói, "Tôi không ở đây để biết nhiều hơn. Tôi đã làm quá nhiều về điều đó rồi; tôi đã thu thập quá nhiều tri thức nhưng nó chưa bao giờ cho tôi tự do. Thay vì thế, ngược lại, nó trở thành cầm tù. Bây giờ tôi ở đây để biết điều gì đó về hiện hữu, về bản thân mình. Tôi muốn nếm trải không phải là lời. Tôi muốn đi vào."

Phật vẫn còn im lặng, nhìn từ toàn bộ hiện hữu của ông ấy vào người này với tình yêu tuôn chảy sâu sắc và lòng tốt. Bất kì khi nào bạn nhìn vào ai đó với tình yêu sâu sắc, cái gì đó tuôn chảy từ bạn vào người kia, cũng giống như dòng sông chảy ra đại dương. Nhưng người kia cần giống như thung lũng, chỉ thế thì nó mới có thể chảy; bằng không nó không thể chảy được.

Mới hôm nọ ai đó đã hỏi tôi, "Tôi đã tới để gặp thầy; thầy đang ngồi trên ghế còn tôi đang đứng dưới. Tại sao? Sao không có chiếc ghế khác cho tôi?"

Tôi nói, "Điều đó là có thể và tôi chẳng mất gì trong việc đó cả. Bạn có thể có cái ghế cao hơn tôi, hay bạn có thể trèo lên mái và ngồi ở đó; nhưng tôi chẳng mất gì cả. Bạn sẽ mất nhiều bởi vì điều đó đơn giản là biểu tượng."

Bạn phải ở thung lũng, chỉ thế thì dòng sông mới có thể chảy, cũng giống như nước chảy xuống thung lũng. Bạn phải ở thung lũng - khiêm tốn sâu sắc, cảm nhận, bụng mẹ - để cho bạn có thể nhận được.

Con người này vẫn còn im lặng trước Phật - khiêm tốn, sẵn sàng đón nhận. Và Phật đã nhìn vào trong ông ấy với tình yêu sâu sắc, tình yêu vô hạn, Phật đã tuôn chảy vào ông ấy... ông ấy đã có được hương vị. Ông ấy đã sống với Phật trong một khoảnh khắc. Ông ấy đã có thoáng nhìn, cứ dường như trong một khoảnh khắc bóng tối biến mất và có tia chớp - mọi thứ đều thay đổi.

Ông ấy cúi mình trong lòng biết ơn sâu sắc và nói, "Với lòng tốt đáng yêu của thầy, tôi đã xoá đi ảo tưởng của mình..." Ảo tưởng không thể bị xoá đi qua lí thuyết. Không triết lí nào có thể giúp được. Ảo tưởng là rất thật; chúng cần cái gì đó thật hơn chúng đang đấy, chỉ thế thì chúng mới có thể bị xua tan đi.

Nếu bạn đang trong ảo tưởng dục, không lí thuyết nào sẽ giúp được gì. Chỉ tình yêu tuôn chảy về bạn mới xua tan chúng, bởi vì tình yêu là thực tại cao hơn dục. Nếu bạn đang trong ảo tưởng về thế giới, chỉ vị phật mới có thể xua tan chúng. Nếu ông ấy tuôn chảy vào bạn, vào khoảnh khắc đó không có thế giới. Vào khoảnh khắc đó chỉ Phật tồn tại, không có thế giới. Vào khoảnh khắc đó, ngay cả người tìm kiếm cũng không có đó. Ông ấy nói

"Tôi đã xoá đi ảo tưởng của mình và đi vào con đường đúng."

Sau khi triết gia này đã đi, Ananda hỏi Phật...

Ông ta phải đã phân vân, "Điều gì xảy ra nhỉ?" Phật đã chẳng nói gì. Nếu ông ấy nói, Ananda đã ghi lại lời đó rồi. Nếu tôi giữ im lặng máy ghi âm này sẽ bỏ lỡ. Máy ghi âm, nếu nó có thể hỏi, sẽ hỏi, "Điều gì đã xảy ra?" - bởi vì máy ghi âm chỉ có thể ghi cái thấy được, âm thanh, vật lí. Tâm linh hoàn toàn ở bên ngoài nó.

Ananda đã phân vân sâu sắc - "Điều gì xảy ra nhỉ?" Ông ta phải đã sẵn sàng: "Con người này đã nêu ra một câu hỏi lớn. Bây giờ Phật sẽ nói gì đây?" Và thế rồi Phật chẳng nói gì cả. Không chỉ điều đó - nhiều lần đã xảy ra là Phật sẽ không nói gì cả, điều đó không mới - nhưng con người này đã cúi mình cứ dường như ông ấy đã nhận được cái gì đó. Và ông ấy đã nói, "Tôi đã đi vào con đường đúng." Và ông ấy nói, "Qua lòng tốt đáng yêu của thầy, tất cả mọi ảo tưởng của tôi đã bị xoá sạch."

Ananda đã hiện diện và ông ấy đã lỡ. Làm sao bạn sẽ có khả năng để hiểu điều đã xảy ra? Tại sao Ananda đã bỏ lỡ? Ông ấy đã không khiêm tốn; điều đó đã còn là cả vấn đề cho ông ấy. Ông ấy là anh họ của Phật, anh họ lớn nhất - điều đó đã tạo ra toàn bộ rắc rối. Ông ấy sâu bên dưới bao giờ cũng tin rằng ông ấy lớn hơn Phật - và ông ấy biết con người này từ thời thơ ấu: "Chú ấy có thể đã trở nên trí huệ theo cách nào đó, chú ấy có thể đi lên trước mình chút ít, nhưng mình là anh lớn của chú ấy." Điều đó cứ tiếp diễn trong vô thức của ông ấy, đã tạo ra rào chắn.

Điều đó là rất khó... nếu một Jesus được sinh ra trong gia đình bạn, rất khó cho người mẹ, cho người bố, cho các anh trai, chị gái, cho gia đình, cho thị trấn, để thừa nhận ông ấy. Không thể được! - bởi vì làm sao bạn có thể tin rằng phép mầu có thể xảy ra trong gia đình bạn? Làm sao bạn có thể tin được rằng phép mầu đã xảy ra cho con người này, mà lại không xảy ra cho bạn? Không, điều đó là không thể được. Bạn biết mình rõ lắm, bạn biết người khác nữa. Thế thì hoặc là người này đang lừa dối, hoặc cái gì đó không quan trọng mấy đã xảy ra mà cũng có thể xảy ra cho bạn nữa - một chút ít nỗ lực nữa là cần, không vấn đề nào khác có đó.

Điều này vẫn còn là rào chắn, và Ananda vẫn còn mù quáng. Ông ấy đã hỏi sau khi triết gia này đã đi rằng triết gia này đã đạt tới cái gì, "Bởi vì tôi chẳng thấy cái gì được trao đổi cả. Tôi không thấy cái gì xảy ra, và con người này lại nói anh ta đã đạt tới con đường, anh ta đã đi vào. Điều gì đã xảy ra?"

Phật đáp - và lời đáp thực là hay. Ông ấy nói, "Ngựa hay chạy ngay khi thấy bóng roi."

Có ba kiểu ngựa - tất cả ba kiểu này đều có ở đây! Kiểu thứ nhất: nếu bạn chưa đánh nó, nó sẽ không nhúc nhích. Bạn đánh nó và nó sẽ bằng cách nào đó mang tải trọng đi một chút. Bạn dừng đánh và nó dừng lại. Bạn phải thường xuyên cạnh nó, đánh nó, vung roi lên - chỉ thế thì chút ít tiến bộ mới được thực hiện.

Thế rồi có kiểu ngựa khác: không cần phải đánh nhiều thế. Chỉ một lần bạn doạ nó hay bạn sắp đánh nó, là nó sẽ chuyển động.

Và thế rồi có kiểu ngựa thứ ba, loại tốt nhất. Chỉ mới thấy cái bóng roi, chưa thấy roi, chỉ mới cái bóng roi - bạn thậm chí chưa cần giơ roi lên, chỉ mới có khả năng, và nó sẽ phi. Kiểu ngựa thứ ba này đạt tới chứng ngộ, trong một khoảnh khắc.

Phật đã không làm gì cả. Ông ấy không quất roi vào người này, không doạ ông này bằng địa ngục và thiên đường. Ông ấy thậm chí đã không nói gì cả, ông ấy vẫn còn im lặng. Và trong im lặng này cái bóng đã được thấy. Thế là đủ.

Có lần chuyện xảy ra: ba mục sư của Akbar, đại đế Moghul, đã làm điều gì đó sai. Đó là tội ác, cho nên ông ta đã hỏi một người, "Ta phải làm gì? Trừng phạt gì đây?"

Người này nói, "Bệ hạ hỏi thế là đủ." Ông ta về nhà và tự tử. Người thứ hai bị tống vào tù trong hai năm, còn người thứ ba bị đưa ra treo cổ.

Các mục sư khác trở nên rất phân vân bởi vì tội ác là như nhau; họ tất cả đều là tòng phạm trong một tội ác và cả ba đều đã nhận tội. Cho nên họ hỏi, "Đây là kiểu công bằng gì thế này, mà một người thậm chí không được nói gì, ông ta được thả về nhà? Người khác đã bị tù hai năm, còn người thứ ba bị treo cổ."

Akbar nói, "Họ là ba kiểu ngựa khác nhau. Với kiểu thứ nhất, chỉ cái bóng của roi là đủ. Ta đã hỏi ông ta, ông ta thích kiểu trừng phạt nào, còn ông ta nói thế này là đủ. Ông ta về nhà, tự tử. Điều này không quá nhiều đâu! Việc trừng phạt đủ đã được đưa ra.

"Người thứ hai đã bị tống vào tù trong hai năm bởi vì ít hơn thế sẽ không có tác dụng. Bây giờ người đó đang liên tục nghĩ: 'Điều ta đã làm là tồi tệ, và ngay khi ta ra tù ta sẽ làm điều tốt để thu lại cân bằng.' Ông ta không cảm thấy phạm tội gì, chỉ bỏ lỡ, và ông ta sẽ thu lại. Ông ta nghĩ và lập kế hoạch về cách ra và cách...

"Người thứ ba - ngay cả cuộc sống giam cầm cũng không đủ, bởi vì ông ta chẳng cảm thấy chút nào rằng tội ác đã được làm. Thay vì thế, ngược lại, ông ta nghĩ rằng đấy là vì ông ta không đủ láu cá, đó là lí do tại sao ông ta đã bị bắt. Lần sau ông ta sẽ láu cá hơn, ông ta sẽ học các bí mật, ông ta sẽ học các mưu mẹo - nhiều hơn và tốt hơn - có vậy thôi. Ông ta không cảm thấy phạm tội. Không việc trừng phạt nào có thể giúp cho con người này, con người này phải bị loại bỏ khỏi xã hội. Còn người thứ nhất đã tự loại bỏ bản thân mình bởi vì điều đó đã là quá nhiều."

Phật nói, "Ngựa hay chạy ngay khi thấy bóng roi."

Nếu bạn hiểu, cái bóng là đủ; không địa ngục nào là cần cho bạn. Địa ngục được tạo ra cho kiểu ngựa thứ ba: những người sẽ không nghe. Không thiên đường nào là cần cho bạn cả, vì lòng tham và sự ban thưởng của bạn; cuộc sống là đủ nếu bạn hiểu.

Và nếu bạn cảm, bạn sẽ bắt đầu thay đổi qua việc cảm của mình. Chuyển hoá xảy ra nếu bạn trở nên ngày một nhạy cảm hướng tới cuộc sống. Chính nhạy cảm cho bạn nhận biết, tỉnh táo. Bằng không ngay cả Phật cũng chẳng thể giúp được.

Tôi đã nghe: Mulla Nasruddin chỉ ngón tay vào một ông chủ ngân hàng vừa từ văn phòng ra và nói, "Xin ông hai hào cho một chén cà phê?"

Mulla trông quẫn trí, buồn bã đến mức người này cảm động với anh ta, và người này nói, "Đây là một đồng ru pi. Cầm lấy nó và uống được tám chén cà phê." Thế là Mulla đi.

Ngày hôm sau anh ta lại ở đó trên bậc cửa văn phòng, và khi ông chủ ngân hàng bước ra, anh ta đấm vào mặt mình, vào mũi.

Người này nói, "Này, anh làm gì vậy? Và đây là điều sau khi ta đã cho anh một ru pi mới hôm qua sao? Đây là cái kiểu cám ơn gì vậy?"

Mulla nói, "Ông và tám chén cà phê tệ hại của ông." Và anh ta lại đấm vào mũi mình lần nữa và nói, "Chúng làm cho tôi thức cả đêm!"

Không ai đã nói với anh ta, "Đi uống tám chén cà phê ngay bây giờ!" Đừng uống quá nhiều liều ngay cả với vị phật, điều đó sẽ làm cho bạn thức cả đêm - và bạn có thể muốn đấm vào mũi mình! Hiểu biết, nhậy cảm. Đi theo hiểu biết của bạn, triển vọng của bạn, khả năng của bạn. Bao giờ cũng nhìn vào cái bóng của roi, và đi theo cái bóng. Tỉnh táo hơn, ngày một nhiều tỉnh táo hơn, bằng không ngay cả tôn giáo cũng có thể là chất độc; bằng không bạn có thể rơi vào địa ngục bởi vì vị phật.

Phật không phải là điều chắc chắn, ông ấy không phải là sự đảm bảo. Cuối cùng nhận biết riêng của bạn... Nếu bạn nhận biết, dần dần, bạn sẽ thấy rằng ngày càng ít ý nghĩ tới trong tâm trí. Thùng cũ vỡ. Nước tràn ra. Nó không tạo ra phản xạ của mặt trăng, và chỉ khi phản xạ mất đi bạn mới có thể nhìn lên bầu trời, nhìn vào trăng thực. Không nước, không trăng.

Đủ cho hôm nay.

Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục


Ads Belove Post