Chương 8. Chút ít hương vị của phật tính

Chương 8. Chút ít hương vị của phật tính

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 5)
Chương 8. Chút ít hương vị của phật tính


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi đã kinh nghiệm hương thơm và nước cam lồ của phật trường trong khi tôi đã từng ở đây. Làm sao chúng tôi giữ được điều này cùng mình trong khi chúng tôi ở xa, đặc biệt ở giữa các thế lực phản phật trường?
Jagdeesh Bharti, kinh nghiệm sự hiện diện của điều thiêng liêng là được biến đổi một cách bản chất tới mức cho dù bạn muốn đánh mất nó đi, bạn không thể đánh mất nó được. Nó trở thành một phần của bản thể bạn, và còn hơn thế khi bạn bị bao quanh bởi các thế lực phản phật trường. Nó sẽ kết tinh lại đó. Sự tương phản bao giờ cũng có ích. Sự tương phản không thể phá huỷ được nó; nó trở thành thách thức, nó là cơ hội. Đừng bao giờ nghĩ về nó như tai hoạ.
Tôi phái các sannyasin của tôi tới những góc xa xôi nhất của thế gian; đó là phương cách, bởi vì khi họ đi xa, xa hẳn khỏi tôi, họ bắt đầu dựa nhiều hơn vào nhận biết riêng của họ - họ phải vậy thôi. Họ bắt đầu có tính tự phát nhiều hơn - họ phải vậy thôi. Họ trở nên có trách nhiệm hơn, và từng khoảnh khắc họ phải tỉnh táo, quan sát, bởi vì có nhiều điều thế để phá huỷ kho báu của họ. Chính sự tồn tại của các phản lực trở thành thách thức thường xuyên cho họ. Nó giúp cho sự hoà hợp.
Cho nên bạn không cần lo nghĩ; hương thơm sẽ còn lại với bạn. Nước cam lồ đã là một phần của bản thể bạn. Và trong khi bạn đang ở Chicago bạn sẽ thấy bản thân bạn gần với tôi hơn là bạn có thể ở đây, bởi vì ở đây có nhiều sannyasin thế, bạn bị mất hút trong nhiều người. Ở đó bạn sẽ một mình và bạn có thể quan hệ với tôi một cách trực tiếp hơn, thân thiết hơn. Và khoảng cách vật lí không tạo ra khác biệt chút nào. Tình yêu không biết tới khoảnh cách. Thế thì Chicago trở thành ngoại ô của Pune. Và bất kì khi nào bạn nhắm mắt lại, bạn sẽ thấy tôi ở đó. Cách đúng để thấy tôi là thấy tôi bằng mắt nhắm. Bằng mắt mở bạn chỉ có thể thấy phần vật lí của tôi, bằng mắt nhắm bạn có thể thấy tôi thực.
Một nhà huyền môn Ấn Độ vĩ đại, Paltu, đã nói điều gì đó rất kì lạ; không ai khác đã bao giờ nói điều đó. Ông ấy đã nói: Chỉ những người mù mới có khả năng hiểu ta, chỉ những người mù mới có khả năng thấy ta - ta là ai. Một phát biểu rất kì lạ khi bạn nghĩ tới các phát biểu khác của các nhà huyền môn khác.
Chẳng hạn, Jesus nói: Những người có tai, nghe ta! Những người có mắt nhìn ta!
Paltu nói: Chỉ người mù mới có thể thấy được ta. Ông ấy ngụ ý, "Ta có thể được thấy chỉ bằng mắt nhắm." Khi mắt bạn mở năng lượng của bạn đi vào con đường hướng ngoại. Và tôi không có đó. Bạn có thể tìm thấy tôi chỉ khi mắt bạn nhắm lại; thế thì trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, tại điện thờ bên trong nhất bạn sẽ thấy tôi. Đó là cách đệ tử bao giờ cũng tìm thấy thầy.
Và đó là cách đệ tử, theo một nghĩa nào đó trở nên tuyệt đối sùng kính thầy, và theo một nghĩa khác lại trở nên tuyệt đối tự do với thầy. Bởi vì khi bạn đã tìm thấy thầy bên trong bản thân mình, thế thì không có phụ thuộc vào thầy bên ngoài; thế thì thầy bên ngoài chỉ là sự phản xạ của thầy bên trong. Do đó mọi người cứ nhìn vào tôi về điều họ muốn thấy, họ cứ phóng chiếu. $ketdoan $modoan
Có ba loại thiền nhân trên thế giới. Loại thứ nhất thiền với mắt mở. Có các phương pháp thiền có thể được thực hiện chỉ bằng mắt mở. Với mắt mở bạn có quan hệ với tự nhiên, dạng hiển lộ vật lí của Thượng đế, với mọi vẻ đẹp của nó, mọi niềm hân hoan của nó, chim hót và cây nở hoa và các vì sao. Với mắt mở bạn có thể thấy Thượng đế hiển lộ; do đó có vài kĩ thuật thiền phải được thực hiện bằng mắt mở.
Và có vài kĩ thuật phải được thực hiện bằng mắt nhắm. Thế thì bạn thấy Thượng đế không hiển lộ, điều còn quan trọng hơn nhiều, bởi vì cái hiển lộ là nhất thời còn cái không hiển lộ là vĩnh hằng. Tôi ở đây trong thân thể này; đây là hiện tượng nhất thời. Ngày mai tôi có thể không ở đây trong thân thể vật lí.
Các sannyasin của tôi phải học điều đó - dù họ ở Pune hay Chicago họ đều phải học kết nối với tôi, liên hệ với tôi bằng mắt nhắm. Thế thì tôi là mãi mãi; thế thì bất kì khi nào họ nhắm mắt lại họ sẽ được bao quanh bởi tôi. Nó là không phải là hình dạng, nó sẽ không phải là khuôn mặt, nó sẽ đơn giản là hương thơm; nó sẽ không là đoá hoa mà chỉ là hương thơm. Bạn có thể bắt giữ đoá hoa nhưng bạn không thể bắt giữ hương thơm được. Bạn có thể kinh nghiệm nó nhưng bạn không có cách nào giữ nó trong nắm tay bạn. Bạn không thể chạm vào nó được, nhưng bạn có thể bị xúc động, cực kì xúc động bởi nó, được biến đổi bởi nó, được chuyển hoá bởi nó.
Và có vài cách thiền được thực hiện với mắt nửa nhắm nửa mở; Phật đặc biệt nhấn mạnh vào việc thực hiện thiền của bạn với mắt nửa nhắm nửa mở. Tại sao? Con đường của ông ấy là trung đạo trong mọi thứ. Ông ấy là con người rất nhất quán. Ông ấy nói: Đích xác ở giữa, bởi vì nếu bạn ở bên ngoài với mắt mở bạn có thể trở nên bị gắn bó với thế giới hiển lộ; nếu bạn nhắm mắt bạn có thể bị gắn bó với thế giới không hiển lộ. Nhưng với mắt nửa nhắm nửa mở bạn sẽ vẫn còn tách rời với cả hai. Bạn sẽ chỉ là người quan sát, ở giữa. Phía này là sự tồn tại của tự nhiên, phía kia là sự tồn tại của Thượng đế, và bạn đơn giản đứng ở giữa - điều đó nữa là một cách thiền.
Gợi ý riêng của tôi là: thứ nhất thiền với mắt mở; thứ hai, thiền với mắt nửa nhắm nửa mở; thứ ba, thiền với mắt nhắm. Dần dần, dần dần đi vào trong cái không biết và cái không thể biết.
Jagdeesh Bharti, bạn nói, "Tôi đã nếm trải hương thơm và nước cam lồ của phật trường trong khi tôi đã từng ở đây."
Nỗ lực của tôi là làm cho toàn thể trái đất này thành một phật trường, để cho ở bất kì chỗ nào các sannyasin của tôi có đó thì đều có phật trường nhỏ. Và bởi vì bạn là một trong các sannyasins của tôi, bạn sẽ vận hành ở đó như một phương tiện cho tôi. Cho phép tôi vận hành qua bạn và phật trường nhỏ sẽ được tạo ra. Dần dần, dần dần từng sannyasin của tôi phải trở thành một phật trường, người đó phải mang quanh bản thân mình hương thơm của chứng ngộ, của tình yêu, của lời cầu nguyện. Người đó phải tạo ra bầu khí hậu nhỏ bao quanh người đó ở bất kì chỗ nào người đó tới. Người đó phải vẫn còn trong bầu không khí nhỏ đó của riêng người đó; bất kì chỗ nào người đó tới nó sẽ đi theo người đó như cái bóng.
Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ rót đầy toàn trái đất bằng nhiều, nhiều sannyasin, và bất kì chỗ nào có sannyasin, đều có ốc đảo. Và riêng một sannyasin thôi cũng có thể khởi động quá trình này, và nhiều linh hồn nữa có thể được bắt lửa, có thể được làm thành ngọn lửa. Và điều này sẽ xảy ra với bạn. $ketdoan $modoan
Tôi đã thấy trong bạn tiềm năng lớn, bạn có thể trở thành phương tiện thật cho tôi, bạn có thể là cây trúc hổng và tôi có thể ca bài ca. Bây giờ lan toả hương thơm và nước cam lồ mà bạn đã nếm trải - chúng ta còn có thể cho bạn bè mình cái gì khác? Chúng ta có thể cho người yêu của mình, vợ mình, chồng mình, con mình, bố mẹ mình cái gì khác? Cái gì hơn nữa có đó để cho hay cái gì quí giá hơn để cho họ ngoài chút hương vị của phật tính?
Bất kì cái gì bạn đã nếm trải ở đây, chia sẻ nó và bằng việc chia sẻ nó sẽ cứ phát triển mãi. Trong thế giới bên trong kinh tế là khác hoàn toàn với bên ngoài. Ở bên ngoài, nếu bạn chia sẻ bạn mất; bất kì cái gì bạn cho đều mất đi với bạn. Trong thế giới bên trong bất kì cái gì bạn níu bám lấy đều mất đi, bất kì cái gì bạn chia sẻ đều là của bạn mãi mãi; không chỉ nó là của bạn mãi mãi mà nó còn được nhân lên. Cho nhiều và bạn sẽ có nhiều hơn.
Đi cùng vui vẻ lớn đi, bạn đang mang kho báu theo mình đấy. Bạn là sứ giả và bạn đang mang thông điệp mà nhân loại ngày này đang cực kì cần thiết. Nó bao giờ cũng được cần tới, nhưng chưa bao giờ nhiều như ngày nay.
Con người chưa bao giờ trong phiền não thế trước đây, con người chưa bao giờ trong thất vọng thế trước đây, con người chưa bao giờ cảm thấy vô nghĩa thế trước đây. Con người cần những người có sự hiện diện có thể làm cho mình cảm thấy thoải mái, thảnh thơi, sự hiện diện có thể cho mình hi vọng rằng nghĩa là có thể, rằng cuộc sống có thể được sống theo cách mới toàn bộ, rằng có những cách sống mới, thái độ mới với cuộc sống, rằng người ta không cần vẫn còn trống rỗng. Thế thì người ta có thể có một loại tràn đầy mới mà không tới từ tiền, từ quyền, từ danh, mà tới chỉ qua nhận biết có tính thiền, nhận biết yêu thương.
Đi như sứ giả của tôi đi, lan toả bất kì cái gì bạn đã nếm trải ở đây cho thật nhiều người nhất, và bạn sẽ thấy: bạn càng lan toả thông điệp này, bạn sẽ càng trở nên bắt rễ sâu hơn vào trong nó. Bạn sẽ không mất mối liên hệ; đừng lo nghĩ chút nào. Tôi sẽ tới cùng bạn, đi theo bạn. Bạn sẽ thấy tôi bao giờ cũng ở rất gần bạn.
Vâng, đôi khi bạn có thể tán gẫu với tôi, và nếu đôi khi ý niệm nảy sinh phải có đối thoại chút ít với tôi, đừng cảm thấy điều đó là kì dị. Cứ để đối thoại xảy ra và bạn sẽ ngạc nhiên là câu hỏi của bạn được trả lời theo cùng cách mà tôi vẫn trả lời chúng ở đây. Chúng sẽ được trả lời từ nơi thầm kín sâu nhất của bản thể bạn. Chúng sẽ được trả lời bởi trung tâm riêng của bạn; câu hỏi tới từ chu vi còn câu trả lời tới từ trung tâm. Lúc ban đầu nó có vẻ như tôi đang trả lời bạn, nhưng sớm hay muộn bạn sẽ khám phá ra rằng chúng được trả lời bởi cái ta thực riêng của bạn.
Thầy chỉ đại diện cho cái ta thực của bạn; thầy nói với bạn chỉ để khêu gợi trung tâm đang ngủ của bản thể bạn. Một khi trung tâm này thức dậy, thầy trở nên im lặng với đệ tử.
Có một câu chuyện Sufi về Bahauddin, một trong những nhà huyền môn Sufi vĩ đại.
Ông ấy đã sống cùng các đệ tử của mình, vài trăm đệ tử, trong sa mạc. Vài lữ khách đi qua thoáng nghĩ do tò mò muốn xem điều gì xảy ra, nên họ đi tới tu viện và hỏi xin phép. Họ muốn xem điều gì đã xảy ra và họ không thể tin được vào mắt mình: hàng trăm người trông như điên khùng. Ai đó đang nhảy múa, ai đó đang la hét. Ai đó đang nói với trời, và toàn hỗn độn. Họ nói, "Người này, Bahauddin, dường như điên khùng và ông ấy đã tụ tập đủ mọi loại người điên khùng ở đây. Cái gì đang diễn ra thế nhỉ?" Và Bahauddin ngồi ở giữa tất cả những điều đó. $ketdoan $modoan
Họ đi tiếp tới đích của mình. Khi họ quay lại, vì tò mò họ nghĩ, "Bây giờ cái gì đang xảy ra? Chúng ta nên tới và xem." Họ tới đó. Bahauddin vẫn ngồi ở cùng chỗ, mọi đệ tử đã từng hò hét và trông điên khùng chỉ vài tháng trước, tất cả đang ngồi trong im lặng, dường như không có ai ở đó cả. Tu viện im lặng thế, hoàn toàn tĩnh lặng thế.
Bây giờ họ thậm chí còn phân vân hơn: "Cái gì đã xảy ra thế nhỉ? Tất cả những cái điên khùng đã biến đâu rồi?" Không một lời được Bahauddin thốt ra, không câu hỏi nào được các đệ tử hỏi. Các khán giả vẫn còn đó trong vài phút và thế rồi họ đi.
Sau vài năm họ lại đi qua và họ nói, "Bây giờ chúng ta xem điều gì xảy ra." Họ đi tới đó; Bahauddin vẫn ngồi ở giữa và không đệ tử nào xung quanh; toàn thể tu viện trống rỗng. Bây giờ họ không thể kìm được tò mò của mình, còn tò mò hơn bởi vì Bahauddin có một mình. Họ nghĩ, "Sao không hỏi ông ấy?"
Thế là họ hỏi. "Khi lần thứ nhất chúng tôi tới vài năm trước đây," họ nói, "cả địa ngục bị thả lỏng, và chúng tôi nghĩ rằng ông đã điên và các tín đồ của ông cũng điên. Điều gì đã xảy ra vào thời gian đó?"
Bahauddin nói, "Thanh tâm. Họ ném ra những cái điên khùng mà họ đã tích lại trong nhiều, nhiều kiếp bởi vì xã hội kìm nén, bởi vì mọi người các ông, bởi vì xã hội kìm nén, bởi vì xã hội điên khùng. Ta đã cho phép họ ném nó ra, gạt bỏ nó đi."
Mọi người hỏi, "Thế rồi cái gì đã xảy ra? Khi chúng tôi quay lại họ tất cả đều im lặng!"
Bahauddin nói, "Họ đã ném ra tất cả những cái ở bên trong và không còn lại cái gì; họ trở nên lành mạnh. Do đó họ ngồi trong im lặng."
Những người đó nói, "Chúng tôi có thể hiểu được hai điều này. Nhưng cái gì đã xảy ra bây giờ? Họ đã đi đâu cả rồi?"
Bahauddin nói, "Bây giờ họ đã đi để lan toả thông điệp. Bây giờ không còn gì nữa cho họ làm. Họ đã nếm nước cam lồ; bây giờ họ đã đi tới những góc xa xôi nhất của thế gian để mang thêm người điên khùng tới. Và lần sau khi các ông tới các ông sẽ lại thấy cùng điều xảy ra: người điên khùng ném ra tất cả những cái điên khùng của họ."
Jagdeesh là giáo sư tâm lí ở Chicago. Đi tới đó và đem thật nhiều người điên khùng tới tuỳ khả năng của bạn. Giúp cho công việc của tôi. Và giúp cho công việc của tôi là ở cùng tôi, giúp cho công việc của tôi là thân thiết thực sự với tôi. Và tôi sẽ thường xuyên theo dõi bạn.
Nhớ lấy, dù bạn ở bất kì chỗ nào, rằng tôi đều ở cùng bạn. Và chẳng mấy chốc nó sẽ không chỉ là ý niệm, nó sẽ trở thành hiện thực; nó là thực tại - bạn chỉ phải phát hiện ra nó. Và các thế lực phản phật trường sẽ giúp cho bạn nhiều lắm. Bởi vì các thế lực phản phật trường này bạn sẽ trở nên kết tinh hơn, bạn sẽ trở nên định tâm hơn, bắt rễ hơn.
Đây là một phần của quá trình trưởng thành, việc phái bạn đi vào bãi chợ lặp đi lặp lại.


Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy nói nhiều thế về nhân chứng, nhưng nhân chứng là gì và người phán xét là gì? Làm sao chúng tôi có thể biết được cái nào là cái nào - nhân chứng hay người phán xét?
Deva Bhumika, điều đó rất đơn giản; phân biệt rất rõ ràng. Không thể bị lẫn lộn về nó được. Người phán xét bao giờ cũng phán xét, nói, "Cái này là tốt, cái này không tốt. Cái này đức hạnh, cái này tội lỗi. Cái này đạo đức, cái này vô đạo. Cái này nên vậy và cái này không nên vậy." Người phán xét là liên tục phán xét. Một ý nghĩ trôi qua trong đầu và lập tức người phán xét nói, "Có ý nghĩ như thế là không tốt, đây là ý nghĩ xấu, ác." Hay người phán xét nói, "Đây là ý nghĩ hay, yêu mến nó, nuôi dưỡng nó, quí trọng nó; nó là rất quí."
Người phán xét bao giờ cũng đưa ra đánh giá, ủng hộ hay chống đối. Nó có ý niệm tiên thiên về cái gì là đúng và cái gì là sai. Người phán xét được xã hội trao cho bạn; do đó có những người phán xét khác nhau trong bạn. Người Ki tô giáo có người phán xét khác người Hindu.
Tôi đã nghe:
Một người đàn bà đi bơi ngoài biển, ra xa quá, bị chết đuối và được những người gác kéo ra khỏi biển. Họ làm mọi nỗ lực để hồi sinh cô ta nhưng quá chậm, thế là họ phải để xác cô ấy ở đó và họ đi tới trạm điện thoại gần nhất để thông báo cho văn phòng của họ rằng người đàn bà đã chết. Chuyện xảy ra đâu đó trên bờ biển nước Pháp.
Khi họ quay lại họ ngạc nhiên; một người Pháp đang làm tình với người đàn bà chết. Họ nói, "Anh làm gì vậy? Anh có điên hay cái gì không - người đàn bà này chết rồi!"
Người Pháp nói, "Trời, tôi cứ tưởng cô ấy là người Cơ đốc giáo!"
Bây giờ người đàn bà Cơ đốc giáo không được mong đợi tận hưởng hay chuyển động hay la hét với vui vẻ hay kêu lên "Alleluia!" Không, không chút nào. Cô ấy phải nằm ra đó tuyệt đối chết. Chỉ đàn bà xấu mới làm chuyển động, đàn bà tốt không bao giờ. Họ đơn giản nằm đó, họ đơn giản chịu đựng.
Người Cơ đốc giáo có lương tâm khác, do đó có phán xét khác. Người Hindu có lương tâm khác, do đó đánh giá khác. Người Jaina có lương tâm khác, do đó có đánh giá khác. Và lương tâm được xã hội tạo ra, phán xét là trong phục vụ xã hội. Từ chính thời thơ ấu chúng ta bắt đầu dạy trẻ em cái gì là đúng và cái gì là sai. Và dần dần chúng tiêm nhiễn điều đó, chúng bắt chước điều đó, nó trở thành một phần của ước định của chúng.
Người phán xét là đang phục vụ xã hội mà trong đó bạn đã từng được nuôi lớn; do đó có nhiều người phán xét như có các văn hoá, xã hội, tôn giáo, ý thức hệ.
Nhưng nhân chứng là một; không có khác biệt gì giữa người Ki tô giáo và người Hindu và Phật tử. Nhân chứng là một. Nhân chứng không được xã hội trao cho bạn; nó là việc thức tỉnh của linh hồn bạn, nó là nhận biết. Điều được ngụ ý bởi là nhân chứng là ở chỗ bạn không kết án, bạn không ca ngợi. Bạn không đánh giá chút nào - bạn không nói cái gì, bạn đơn giản thấy.
Một ý nghĩ thoáng qua bên trong tâm trí bạn; bạn đơn giản thấy nó, tựa tấm gương. Bạn không nói tốt, xấu; bạn không dán nhãn nó. Bạn đơn giản thấy nó đi vào, nó ở trước bạn, nó đi ra. Bạn không đưa ra lời bình luận nào về nó là gì. Nhân chứng là tâm thức tựa tấm gương thuần khiết; người phán xét là khác nhau nhưng nhân chứng là một. Nếu người Ki tô giáo trở thành nhân chứng người đó sẽ là một như người Hindu khi người đó trở thành nhân chứng. $ketdoan $modoan
Đó là lí do tại sao Phật và Jesus và Moses và Mohammed là không khác nhau; họ là các nhân chứng. Nhưng người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, Phật tử, người Do Thái, họ khác nhau. Họ sống qua ý thức hệ được xã hội trao cho, và xã hội có quyền lợi riêng của nó. Bạn có thể được trao cho những ý niệm rất ngu xuẩn và bạn sẽ mang những ý niệm đó cả đời mình. Chừng nào bạn còn chưa nỗ lực lớn lao để thức tỉnh bản thân mình bạn sẽ vẫn còn bị giam trong ý thức hệ của mình; chúng sẽ chi phối bạn. Đây là chiến lược xã hội để chi phối bạn. Họ không chỉ đặt cảnh sát ở bên ngoài, và quan toà và chính phủ; bên trong họ cũng can thiệp vào bản thể bạn, bên trong xã hội cũng xâm nhập vào bạn.
Người phán xét đơn giản chỉ ra sự xâm nhập của xã hội. Nếu chúng ta định tạo ra một nhân loại tốt hơn chúng ta phải chấm dứt việc tạo ra những người phán xét. Chúng ta phải giúp mọi người có ý thức. Đừng trao lương tâm cho mọi người, cho họ ý thức. Và ý thức của họ về các kiếp sống của họ phải có tính quyết định; thế thì họ phải hành động từ nhận biết riêng của họ, không bằng những lời răn được trao cho, không bằng những qui tắc do người khác trao cho. Đó là cách thức của sự nô lệ. Đó là cách chúng ta đã tồn tại cho tới giờ.
Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn vứt bỏ lương tâm của bạn; đó là lí do tại sao mọi tôn giáo đều chống lại tôi. Điều đó là tự nhiên. Họ đồng ý ở một điểm. Ở Ấn Độ, người Ki tô giáo, người Hindu, người Jaina, Phật tử, người Mô ha mét giáo, họ tất cả đều đồng ý ở một điểm: rằng tôi là một người nguy hiểm, rằng mọi người nên bị ngăn cản không cho lại gần tôi, rằng rào chắn nên được tạo ra để cho không ai có thể tới dưới ảnh hưởng của tôi, bởi vì với họ điều đó dường như là ảnh hưởng ác độc.
Mới hôm nọ tôi thấy một tạp chí Italia với bức hình tôi trên trang bìa trước - tôi thích nó - bức hình tôi với hai cái sừng. Đó là cách tôi phải xuất hiện với các giáo hoàng của Vatican, đó là cách tôi xuất hiện với các shankaracharyas, đó là cách tôi xuất hiện với các sư Jaina. Điều đó là tự nhiên; tôi xuất hiện cho họ là người nguy hiểm nhất. Và lí do? - bởi vì bất kì điều gì họ đã tạo ra tôi đang cố phá đi, bởi vì với tôi họ đã tạo ra chỉ sự tù túng cho bạn. Họ đã tạo ra xiềng xích cho bạn, nhà tù tinh vi cho bạn. Lương tâm là sự nô lệ tinh vi nhất.
Sống qua ý thức, đừng qua lương tâm. Tỉnh táo tới mức bạn có thể nhận trách nhiệm về cuộc đời riêng của mình. Chứng kiến là khác toàn bộ với đánh giá; chứng kiến là đơn giản. Bạn tới trước gương; dù bạn đẹp hay xấu gương cũng chẳng đưa ra bình luận nào. Nó đơn giản soi gương bạn, có vậy thôi, dù bạn là bất kì cái gì, không bình luận, không đánh giá. Nó không nói, "Bạn xấu lắm - biến đi!" hay, "Bạn đẹp đấy - ở lại đây thêm chút nữa. Tôi thích bạn, tôi thích bầu bạn với bạn." Nhân chứng trở thành tấm gương, người đó cứ quan sát.
Và phép mầu là, nếu bạn có thể quan sát tâm trí mình mà không trở thành người phán xét, bạn sẽ đi ra ngoài tâm trí rất chóng. Chính phán xét của bạn tạo ra vướng mắc với tâm trí. Điều này bạn thích và bạn níu bám lấy nó, điều khác bạn không thích và bạn muốn đẩy nó đi. Bạn trở nên bị đồng nhất, bạn bị tham dự với tâm trí, bạn trở nên bị đồng nhất với tâm trí. Và bạn không biết chân lí là gì và bạn không biết cái tốt là gì và bạn không biết cái đẹp là gì. Mọi điều bạn biết đều được vay mượn, mọi điều bạn biết đều là điều xã hội đã bảo bạn. $ketdoan $modoan
Và xã hội đã lặp lại trong nhiều thế kỉ, và cứ lặp lại cùng những điều. Xã hội không được chứng ngộ; còn chưa có xã hội đã chứng ngộ, chỉ cá nhân mới chứng ngộ.
Bạn có thể trở nên chứng ngộ bởi việc trở nên ý thức hơn, nhiều phần nhân chứng hơn. Ít phát xét đi và bạn sẽ ngạc nhiên rằng khi bạn trở thành nhân chứng và bạn không phán xét bản thân mình, bạn dừng phán xét người khác nữa. Và điều đó làm cho bạn nhân bản hơn, từ bi hơn, hiểu biết hơn. Người phán xét bản thân mình liên tục thì nhất định phán xét người khác nữa. Thậm chí còn hơn - người đó sẽ độc ác, người đó sẽ khắc nghiệt với người khác. Nếu người đó kết án bản thân mình về cái gì đó, người đó sẽ kết án người khác thậm chí còn hơn; người đó bao giờ cũng tìm lỗi. Người đó sẽ không bao giờ thấy được niềm vinh quang của bản thể bạn; người đó sẽ quá quan tâm tới những chuyện lặt vặt, với điều tầm thường. Người đó sẽ trở nên quá quan tâm với những hành động nhỏ bé của bạn.
Nếu người đó thấy vị Phật đang nhấm nháp trà, người đó sẽ trở nên quan tâm nhiều tới trà hơn là vị phật. Người đó sẽ nói, "Phật, và nhấm nháp trà sao?" Bạn sẽ ngạc nhiên, có những người, chẳng hạn Mahatma Gandhi - ông ấy chống lại trà... "Đó là tội lỗi!" Đó chính là tội lỗi trong đạo tràng của ông ấy. Nếu ai đó bị phát hiện đang uống trà thì ồn ào lớn được tạo ngay ra về nó. Một lần bản thân ông ấy trải qua việc nhịn ăn ba ngày để làm thuần khiết bản thân mình bởi vì một trong các đệ tử của ông ấy đã uống trà. Ông ấy tự trừng phạt mình - điều đó là cách thức rất tinh vi và tinh ranh để trừng phạt đó.
Nghĩ mà xem: nếu bạn làm điều gì đó và tôi cứ nhịn ăn trong ba ngày, điều đó sẽ là hành hạ lớn cho bạn; bạn sẽ không thể ngủ được trong ba ngày đó; điều đó sẽ đè nặng lên bạn. Bạn sẽ nghĩ đi nghĩ lại, "Sao mình đã làm điều như vậy? Thầy đang chịu khổ!"
Và ông ấy đang làm thuần khiết bản thân mình. Tại sao? - bởi vì ông ấy nói, "Nếu tôi thực sự thuần khiết thế thì không đệ tử nào có thể làm gì sai được. Làm sao đệ tử có thể làm cái gì sai nếu thầy tuyệt đối thuần khiết?" Đó là số học của ông ấy. Cho nên ông ấy sẽ trừng phạt bản thân ông ấy. Việc trừng phạt bản thân mình là một loại tự bạo, nhưng nó có tác dụng; nó có tác dụng tốt hơn là trừng phạt người khác - bởi vì những người đã tụ tập quanh người như thế đều yêu ông ấy; đó là lí do tại sao họ đã tụ tập quanh ông ấy. Bây giờ vì một việc nhỏ thế... nhưng ông ấy đã tạo ra la hét ồn ào về trà và về hút thuốc.
Trong đạo tràng của ông ấy không ai được hút thuốc, không ai được uống trà, còn nói gì tới rượu? Nếu ông ấy mà gặp Jesus ông ấy sẽ kết án ông này ngay lập tức rồi; ông ấy sẽ nhịn ăn ít nhất ba tháng để làm thuần khiết bản thân mình và để giúp Jesus, bởi vì ông này hay uống rượu. Rượu ngon nhất bao giờ cũng do các tu viện Ki tô giáo chế ra; trong các hầm rượu của mình họ có rượu cổ nhất, ngon nhất.
Bây giờ điều này phải là điều không thể nào quan niệm nổi với Mahatma Gandhi - một người như Jesus mà lại uống rượu sao? Nhưng Phật tử đã từng uống trà qua nhiều thời đại và chẳng có vấn đề gì cả. Thực ra ở Nhật Bản họ đã làm nó thành buổi lễ lớn. Họ uống trà có tính thiền tới mức từng thiền viện đều có một ngôi đền đặc biệt. Vâng, nó được gọi là ngôi đền nơi họ tới uống trà.
Bạn không được đi giầy vào ngôi đền này. Bạn không được nói chuyện trong ngôi đền uống trà. Có qui trình đặc biệt và toàn thể mọi sự đều có tính thiền tới mức khách sẽ tới một cách im lặng và họ sẽ ngồi trong tư thế thiền. Người chủ, thường là một bà, sẽ chuẩn bị trà, và hương trà, và ấm nước cùng âm thanh và âm nhạc của nó... Và mọi người đều sẽ im lặng ngồi và nghe âm thanh của ấm nước, và mọi người sẽ ngửi hương thơm của trà. Và họ trở nên sẵn sàng; khi trà sẵn sàng họ cũng sẵng sàng, trở nên im lặng hơn, yên tĩnh hơn. $ketdoan $modoan
Thế rồi trà được rót ra trong những chiếc chén và đĩa đẹp, rất thẩm mĩ, được làm đặc biệt, thủ công, cho nên chúng có thể duy nhất. Và thế rồi mọi người sẽ uống trà - không như mọi người vẫn làm ở ga xe hoả: người ta nhấp một ngụm và thế rồi người ta nhìn vào con tàu, thế rồi ngụm khác và thế rồi họ lại nhìn tàu, bằng cách nào đó họ phải nuốt xong nó và chạy đi bắt kịp tàu, bằng không tàu có thể đi mất - không giống điều đó. Ngồi im lặng hàng giờ, nhấm nháp trà chậm rãi. Không vội gì. Đó là thiền.
Bây giờ, tôi sẽ nói rằng Thiền nhân đang thực sự làm điều gì đó còn hay hơn Mahatma Gandhi. Nghệ thuật thực là biến đổi cái trần tục thành cái linh thiêng. Đó là cái chạm của thầy. Thầy chạm vào bụi và nó trở thành vàng. Bây giờ trà được biến đổi thành lời cầu nguyện. Điều này là đẹp, điều này là giả kim thuật; bây giờ uống trà trở thành việc chứng kiến, việc quan sát.
Nhưng nếu bạn có định kiến chống lại cái gì đó... và mọi người đều có định kiến; toàn thế giới đều định kiến theo cách này cách khác. Và tôi ở đây để phá huỷ đi mọi định kiến của bạn. Tất cả những cái đã từng được cấy vào bạn đều phải được lấy ra; bạn phải được làm cho thuần khiết trở lại, thuần khiết như đứa trẻ, hồn nhiên, không biết cái gì là sai và cái gì là đúng, chỉ chứng kiến.
Từ việc chứng kiến đó mà đáp ứng nảy sinh - đáp ứng có tính toàn bộ bởi vì toàn thể trái tim bạn ở đằng sau nó, đáp ứng là toàn bộ bởi vì nó là đáp ứng riêng của bạn, không phải việc lặp lại giáo huấn của ai đó khác; đáp ứng mà bạn không bao giờ hối tiếc, đáp ứng mà sẽ không làm cho bạn mặc cảm, rằng "Mình đã làm điều gì đó sai," điều sẽ không làm cho bạn cảm thấy bản ngã, rằng "Mình đã làm điều gì đó lớn lao." Đáp ứng là đáp ứng đơn giản, nó không làm bạn cảm thấy kém cỏi hay cao siêu. Nó đơn giản là yêu cầu của khoảnh khắc đó. Nó tới từ việc chứng kiến của bạn và nó được chấm dứt. Nó không để lại dấu vết nào đằng sau.
Linh hồn chứng kiến giống như bầu trời. Chim bay trên trời nhưng chúng không để lại dấu chân nào. Đó là điều Phật nói, rằng người đã thức tỉnh sống theo cách người đó không để lại dấu chân nào. Người đó không có vết thương nào và không có vết sẹo nào; người đó chưa bao giờ nhìn lại - chẳng có vấn đề gì. Người đó đã sống khoảnh khắc đó toàn bộ tới mức còn cần gì để nhìn lại sau lặp đi lặp lại nữa? Người đó chưa bao giờ nhìn lên trước, người đó chưa bao giờ nhìn về sau, người đó sống trong khoảnh khắc này.
Phán xét tới từ quá khứ, và chứng kiến là ý thức hiện tại. Chứng kiến là bây giờ và ở đây, còn phán xét là ở đâu đó khác trong quá khứ. Bất kì khi nào bạn phán xét bất kì cái gì, thử một thực nghiệm nhỏ: thử tìm ra ai đã cho bạn ý niệm này. Và nếu bạn đi sâu vào trong nó, bạn sẽ ngạc nhiên: bạn thậm chí có thể nghe thấy mẹ bạn nói nó, hay bố bạn, hay thầy giáo của bạn ở trường phổ thông. Bạn có thể nghe thấy giọng nói của họ vẫn vang vọng trong kí ức của bạn, nhưng nó không phải là của bạn. Và bất kì cái gì không phải là của bạn đều xấu; và bất kì cái gì của bạn cũng đều đẹp, nó có sự duyên dáng.


Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Sao thầy lại kể nhiều chuyện cười về người Do Thái thế?
Sanatano, người Do Thái có tính khôi hài mà không ai khác có. Chẳng hạn, người Hindu không có chuyện cười, không một chuyện cười nào có thể gọi là có tính Hindu. Mọi chuyện cười mà người Ấn Độ kể cho nhau đều bắt nguồn từ phương Tây. Ấn Độ đã đánh mất cảm giác khôi hài; nó đã trở thành quá nghiêm chỉnh.
Người Do  Thái không  thể trở nên quá  nghiêm chỉnh được bởi lẽ đơn giản là trong hàng thế kỉ cuộc sống của họ đã là đau khổ lớn lao. Chính khôi hài giúp cho họ sống sót. Họ phải tạo ra cảm giác khôi hài lớn lao.
Ấn Độ đã sống theo cách hờ hững. Nó không đau khổ nhiều, chẳng ai đã hành hạ nó nhiều, không ai bị khuất phục bằng việc phá huỷ nó. Nó chưa bao giờ cần tới cảm giác khôi hài để cứu bản thân nó khỏi nghiêm chỉnh; ngược lại, bởi vì cuộc sống là đơn giản, không mấy đau khổ và đau đớn, mọi người đã trở nên nghiêm chỉnh.
Người Do Thái có những chuyện cười hay nhất trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đây là quan sát của tôi: chính cảm giác khôi hài đã cứu họ;  bằng không họ đã bị tiêu diệt từ lâu rồi. Họ phải tạo ra cảm giác khôi hài lớn; ngay cả trong trại tập trung của Adolf Hitler họ vẫn đùa. Đó là cách của họ để vẫn còn sống.
Và tôi thích chuyện cười, do đó tôi yêu người Do Thái nữa.
Hai người Do Thái gặp nhau lần đầu tiên. "Anh từ đâu tới?" một người hỏi.
"Miami Beach, Florida," người kia trả lời. "Anh từ đâu tới?"
"Lincoln, Nebraska," người thứ nhất trả lời. "Dân số của Miami Beach thế nào?"
"Ồ, quãng một trăm nghìn người." "Và bao nhiêu người Do Thái ở đó?" "Quãng chín mươi nghìn."
"Thế họ làm gì để sống?"
"Ồ, họ là bác sĩ, luật sư, chánh án, kế toán viên, người giầu về hưu, chủ ngân hàng, vân vân."
"Và nói cho tôi về mười nghìn người kia đi? Họ làm gì?"
"Họ là cảnh sát, thợ mộc, người lao động vân vân. Vậy bây giờ anh kể cho tôi về Lincoln, Nebraska đi. Dân số ở đó thế nào?"
"Quãng độ ba trăm nghìn người."
"Và bao nhiêu trong số họ là người của chúng ta?" "Tôi đoán có quãng năm nghìn người."
"Úi chào!" người kia nói, "Làm sao các anh cần nhiều người phục vụ thế?"
Do Thái là dân tộc thông minh, người Do Thái là người thông minh, họ chiếm nhiều giải thưởng Nobel hơn bất kì ai khác. Thông minh đó cũng có đó bởi vì họ đã chịu đựng lâu, và họ bao giờ cũng tìm ra cách mới để sống sót.
Thông minh nảy sinh khi nó bị thách thức; thông minh nảy sinh, trở nên sắc bén, khi nó được dùng. Nếu nó không được dùng nó tụ bụi bặm lại. Khi nó không được dùng, khi không có nhu cầu dùng nó, nó chết. Cũng dường như bạn không dùng chân trong nhiều năm - bạn sẽ mất chúng, bạn sẽ không có khả năng bước đi. Cứ dường như bạn nhắm mắt trong ba năm, bạn sẽ mất thị lực của mình. $ketdoan $modoan
Kẻ trộm có thị lực tốt hơn bất kì ai khác; một cách tự nhiên, bởi vì họ phải nhìn trong bóng tối vào nhà mọi người. Có thể họ đã đi vào nhà lần đầu tiên: họ không biết cửa ở đâu và tường ở đâu và đồ đạc được kê thế nào - dầu vậy họ vẫn phải bước một cách im lặng. Họ bắt đầu có được thị lực tốt hơn bất kì ai. Bạn sẽ không tìm ra tên trộm nào đeo kính đâu; ít nhất tôi vẫn chưa tìm thấy người nào. Cho nên bất kì khi nào bạn thấy một người không đeo kính, thận trọng đấy! Ai biết được? Phải theo dõi.
Người đeo kính, bạn không cần lo nghĩ về người đó. Người đó thậm chí không thể tìm thấy đồ đạc của riêng mình; làm sao người đó có thể thấy đồ của bạn được? - không thể được. Người đó không thể tìm thấy các thứ trong nhà riêng của mình nữa là.
Người Do Thái đã thực sự sống cuộc sống lâu, lâu dài, gian khó bởi vì người Ki tô giáo. Toàn thể ý niệm này là ngớ ngẩn, bởi vì một khi Jesus đã bị đóng đinh rồi, người Do Thái đã không cần bị hành hạ mãi mãi nữa. Và người Do Thái mà bạn hành hạ đã không đóng đinh Jesus; những người đó đã qua đời rồi. Nhưng đó là cách định kiến ngu xuẩn vẫn tiếp tục, và người Ki tô giáo đặc biệt cứ lặp lại cùng một điều mãi.
Tội lỗi mà Adam và Eve phạm phải vẫn còn đè nặng lên họ. Bây giờ nếu Adam và Eve phạm nó, họ sẽ đau khổ vì nó. Sao bạn lo nghĩ? Bạn đã không phạm nó mà. Nhưng họ nghĩ nó là ở trong dòng máu của bạn; nó đã tới bạn bởi vì bạn ở trong cùng dây chuyền, trong cùng sự liên tục. Điều này là ngớ ngẩn, hoàn toàn ngớ ngẩn.
Phật có một con trai, Mahavira có con gái; con gái phải cho sinh thành ra vài đứa con - chúng ở đâu? Mahavira không được con cháu mình mang theo. Con trai và con gái của Zarathustra ở đâu? Zarathustra không được con trai và con gái mình mang theo. Mọi người đều sống cuộc sống riêng của mình và chết cái chết riêng của mình. Mọi người đều duy nhất.
Nhớ lấy, thân thể tới từ bố mẹ nhưng không phải linh hồn. Và nó cũng là vậy với Adam và Eve. Adam và Eve không được mang theo bởi tế bào máu. Hoàn toàn ngu xuẩn mà đi hành hạ người Do Thái vì cái gì đó đã xảy ra từ hai nghìn năm trước. Nhưng hành hạ đó vẫn tiếp tục. Theo một cách nào đó nó đã là ân huệ trá hình: nó là tai hoạ nhưng nó đã cho người Do Thái sự sắc bén, sự chói sáng, thông minh, cảm giác khôi hài. Họ có thể cười ngay cả khi họ đối diện với cái chết.
Tôi đã nghe nói rằng trong trại tập trung họ đã sống sót  không phải bằng thức ăn,  bởi vì thức ăn không đủ - họ sống sót bằng chuyện cười. Ngay cả khi đi vào lò thiêu, đi vào phòng khí ga, họ vẫn kể chuyện cười cho nhau, cười to. Dân tộc hay thế!
Người Ki tô giáo không đùa với các giám mục, giáo hoàng của họ; người Hindus chưa bao giờ đùa chống lại các mahatmas của họ, không thể được. Người Do Thái đùa ngay cả về các giáo sĩ của mình; họ đùa nhiều về giáo sĩ hơn so với bất kì người nào khác. Điều đó chỉ ra sự thân mật, điều đó bày tỏ tình yêu và sự kính trọng, nhớ lấy. Điều đó chứng tỏ rằng giáo sĩ không phải là cái gì đó của người ngoài, ông ấy là người trong.
Có một nhiệm vụ trong cộng đồng Do Thái. Họ đang gây quĩ cho giáo đường - giáo đường Do Thái đang trong tình trạng tồi tệ - thế là họ phải bán vé số. Và hôm nay ngày đã tới khi ba giải nhất sẽ được trao.
Một người được mời lên và người ta tuyên bố rằng người đó được giải ba - chiếc xe Lincoln Continental. Chiếc xe đẹp có đó trên sân khấu. Đó là giải ba. $ketdoan $modoan
Thế rồi một người được mời lên, người được giải nhì - người đó được trao cho một chiếc bánh lớn. Người đó đã hi vọng rằng mình có thể được cho máy bay hay cái gì đó. Giải ba mà được chiếc Lincoln Continental và giải nhì lại là cái bánh! Người đó nói với người đang phân phát giải thưởng, "Ông có điên không?"
Nhưng người này nói, "Ông không hiểu. Chiếc bánh được bản thân vợ giáo sĩ làm đấy."
Người đó điên tiết lên nói, "Đéo vợ thằng giáo sĩ!" Và người này nói, "Nhưng đó là giải nhất."
Chỉ người Do Thái mới có thể đùa theo cách này; điều đó chỉ ra sự thân mật, điều đó chỉ ra sự kính trọng, tình yêu. Giáo sĩ là một phần của cộng đồng.
Ba người bị thương trong vụ máy bay rơi ở châu Phi và phục hồi sức khoẻ ở một bệnh viện Ma rốc. Ở Ma rốc họ cho phép người chăn cừu đem đàn cừu vào thị trấn để cho ăn cỏ - điều giúp làm cho cỏ ngắn đi.
Bị giam trong căn phòng bệnh viện vài tháng, một hôm, một trong ba người, người Ki tô giáo, nhìn ra ngoài cửa sổ. Có đàn cừu đang ăn cỏ buổi trưa.
Người Ki tô giáo trỏ vào một con cừu cái và kêu lên, "Tôi ước con đó là Elizabeth Taylor!"
Người thứ hai, người Mô ha mét giáo, nói, "Tôi ước đó là Raquel Welch!"
Và người thứ ba, một người Do Thái, nói, "Tôi chỉ ước trời tối thôi."

Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Có lần thầy nói rằng diễn kịch là tâm linh nhất trong các nghề nghiệp, và bây giờ chúng tôi có một nhóm diễn kịch. Thầy có thể nói điều gì đó về diễn kịch không?
Krishna Prem, diễn kịch chắc chắn là tâm linh nhất trong các nghề bởi lí do đơn giản là diễn viên phải ở trong sự ngược đời: người đó phải trở nên bị đồng nhất với vai mà mình diễn, và vậy mà vẫn còn là người xem.
Nếu người đó đóng vai Hamlet người đó phải trở nên tuyệt đối tham dự vào việc là một Hamlet, người đó phải quên đi bản thân mình toàn bộ trong việc diễn của mình, và vậy mà tại cốt lõi sâu nhất của bản thể mình người đó vẫn còn là khán giả, người xem. Nếu người đó thực sự trở nên bị đồng nhất với Hamlet, thế thì nhất định có rắc rối.
Ở Ấn Độ kinh sách phổ thông nhất của người Hindu là ramayana, câu chuyện về Rama. Nó được diễn trên khắp đất nước mọi năm; nó đã được diễn trong hàng nghìn năm và mọi làng đều có nhóm diễn nhỏ riêng của mình để đóng vở Ramleela. Trong Ramleela, Rama, một trong các nhân vật, là hoá thân của Thượng đế, và Ravana, kẻ đối lập ông ấy, là hoá thân của quỉ. Cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối; đó là chuyện ngụ ngôn.
Rama cưới Sita, một trong những người đàn bà đẹp nhất thời đó. Vào những ngày đó hôn nhân không được dàn xếp; chúng được gọi là swayamvar. Swayamvar nghĩa là người đàn bà tự do chọn lựa, và đặc biệt đàn bà thuộc hoàng gia thường ra điều kiện. Những người hoàn thành các điều kiện này sẽ được công nhận là được chọn. $ketdoan $modoan
Điều kiện mà Sita đưa ra là ở chỗ bất kì người nào có thể đập vỡ chiếc cung lớn của Shiva bằng tay không của mình thì sẽ được chọn. Bây giờ cái cung của Shiva bền chắc và được làm bằng thép tới mức không ai thậm chí có thể uốn cong nó bằng tay không của mình được, nói gì tới việc đập vỡ nó thành từng mảnh?
Mọi hoàng tử của cả nước đều tụ hội lại. Rama cũng tới nữa, và Ravana nữa. Ravana là vua của Sri Lanka, và có nỗi sợ lớn bên phía bố của Sita bởi vì họ không muốn Ravana thắng cuộc thi đấu. Và có mọi khả năng là ông ấy sẽ thắng bởi vì ông ấy là người mạnh nhất vào những ngày đó. Ông ấy cũng là người sùng kính Shiva, và sự sùng kính của ông ấy lên tới mức một khi Shiva đã xuất hiện cho ông ấy và bảo ông ấy, "Ông có thể hỏi bất kì cái gì và ta sẽ trao nó cho ông."
Ravana có mười cái đầu, một biểu dụ hay, mười mặt; mọi người đều có. Ai có thể chỉ có một mặt được? - chỉ vị phật thôi, mặt nguyên thuỷ; bằng không mọi người đều có nhiều mặt. Bạn cần một mặt với vợ mình, mặt khác với tình nhân của mình. Bạn không thể vận hành bằng cùng mặt với cả hai người này được. Bạn cần một mặt cho người phục vụ của bạn, mặt khác cho ông chủ của bạn. Nếu người phục vụ và ông chủ cả hai đều hiện diện, khi bạn nhìn sang trái, vào người hầu, bạn biểu lộ cho người đó mặt này, và khi bạn nhìn sang phải, vào ông chủ của bạn, bạn biểu lộ cho ông ấy mặt khác; bạn bắt đầu mỉm cười và vẫy đuôi.
Tương truyền rằng Ravana có mười mặt. Ông ấy hỏi Shiva, "Xin cho tôi ân huệ này rằng nếu một trong các cái đầu của tôi bị chặt đi, ngay lập tức cái đầu khác sẽ mọc ra và tôi bao giờ cũng có mười đầu, không bao giờ ít hơn thế." Và Shiva đã ban phúc cho ông ấy; người sùng kính thế của Shiva và người mạnh mẽ nhất mà bạn có thể không chặt được đầu ông ấy - nó lập tức mọc lại ngay đầu mới. Có sợ hãi, sợ hãi lớn về sức mạnh của ông ấy. Ông ấy có thể thắng mọi cuộc đấu.
Và Janaka, bố của Sita, thực sự trong lo âu lớn. Phải làm cái gì đó chứ, thế là một mưu đồ được thực hiện. Khi mọi hoàng tử và vua đã tụ tập và cuộc đấu sắp sửa xảy ra và cung được mang tới, một sứ giả giả chạy tới Ravana và nói, "Ngài làm gì ở đây thế? Đất nước ngài đang bốc cháy. Sri Lanka đang cháy!"
Thế là ông ta ngay lập tức chạy xô về Sri Lanka. Trong khi đó Rama thắng cuộc đua và cưới Sita. Đây là câu chuyện.
Bây giờ, trong một làng chuyện xảy ra: vở kịch đã được diễn, và khi sứ giả tới và nói với Ravana, "Quê nhà ông đang bốc cháy!" anh ta nói, "Kệ cho nó cháy. Tôi không quan tâm. Lần này tôi sẽ chiếm Sita. Có thế thôi!"
Thực ra, người này bao giờ cũng yêu người đàn bà đang đóng vai Sita, sâu bên dưới trong trái tim mình. Anh ta hoàn toàn quên mất vở kịch; anh ta trở nên hoàn toàn bị đồng nhất. Nó trở thành thực tại. Anh ta nổi lên... bây giờ đó không phải là chiếc cung thực của Shiva, chỉ là chiếc cung do một thợ mộc trong làng làm ra. Anh ta bẻ nó thành nhiều mảnh và ném nó đi ngay trước khi bất kì ai có thể ngăn cản anh ta. Thế rồi anh ta nói với Janaka, "Bây giờ, Sita đâu?"
Bây giờ, phải làm gì với người như vậy? Và toàn thể khán giả đơn giản bị choáng. Anh ta đã kết thúc toàn bộ câu chuyện, bởi vì bây giờ không thể có thêm cho nó được nữa. Toàn thể câu chuyện tuỳ thuộc vào việc Ravana né tránh, Rama lấy vợ, và thế rồi cuộc đấu tranh khi Ravana đánh cắp Sita, và cuộc chiến và toàn thể mọi sự xảy ra. Nhưng nếu Ravana cưới Sita, thế thì tất cả kết thúc trong hai phút - và nó mới chỉ bắt đầu, cảnh đầu tiên. Và người đã trở thành Ravana là người khoẻ nhất trong làng, một cách tự nhiên, và Rama chỉ là cậu trẻ. Anh ta có thể nghiền nát Rama bất kì lúc nào! $ketdoan $modoan
Trong một chốc, có im lặng như tờ. Nhưng Janaka, bố của Sita, là môt ông già, một người có kinh nghiệm; ông ấy đã đóng vai này nhiều lần rồi. Ông ấy nói, "Dường như là người hầu của ta đã đem nhầm cung. Đây không phải là cung thực, hạ màn xuống và đem cung thực ra đây!" Màn được hạ xuống... mười người phải khênh Ravana ra, nhưng anh ta la hét và mọi người có thể nghe thấy anh ta nói, "Sita đâu rồi? Lần này tôi sẽ không để mất đâu!"
Bằng cách nào đó người ta cho anh ta uống thuốc ngủ, anh ta được cho đi ngủ - bằng không anh ta có thể quay lại lần nữa và gây rắc rối - và người khác phải đóng vai này. Anh ta đã trở nên bị đồng nhất quá nhiều. Anh ta quên mất rằng đây chỉ là vở kịch.
Diễn viên thực phải sống theo ngược đời: người đó phải diễn cứ dường như người đó là điều mình đang diễn, và vậy mà sâu bên dưới người đó biết  rằng "Mình không phải là điều này." Đó là lí do tại sao tôi nói nghề diễn viên là tâm linh nhất trong các nghề.
Người tâm linh thực sự biến đổi toàn thể cuộc sống của mình thành việc diễn xuất. Thế thì toàn thể cõi thế gian này chỉ là sân khấu thôi, và mọi người đều không là gì ngoài các diễn viên, và chúng ta đang diễn xuất một vở kịch. Thế thì nếu bạn là kẻ ăn xin bạn đóng vai của mình hay nhất có thể được đi, và nếu bạn là vua bạn đóng vai mình hay nhất có thể được đi. Nhưng sâu bên dưới kẻ ăn xin vẫn biết, "Mình không phải là nó," và vua cũng biết, "Mình không phải là nó."
Nếu kẻ ăn xin và nhà vua cả hai đều biết rằng "Điều mình đang làm và đang diễn chỉ là việc diễn thôi; nó không phải là mình, không phải là thực tại của mình," thế thì cả hai đều đi tới chính trung tâm của bản thể mình, điều tôi gọi là chứng kiến. Thế thì họ đang thực hiện những việc diễn nào đó và cả việc chứng kiến nữa.
Cho nên, Krishna Prem này, diễn xuất chắc chắn là nghề tâm linh nhất, và tất cả những người tâm linh không là gì ngoài các diễn viên. Toàn thể thế gian này là sân khấu của họ, và toàn thể cuộc sống không là gì ngoài vở kịch đang được diễn.

Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Dường như không ai hiểu tôi ngoài thầy. Tôi đã từng tới các nhà phân tâm, nhưng họ cũng dường như không hiểu tôi. Tại sao và làm thế nào thầy xoay xở để hiểu được mọi loại người thế?
Gatha, bí mật nền tảng nhất là ở chỗ tôi chưa bao giờ cố gắng hiểu họ chút nào. Tôi đơn giản nhìn vào họ, tôi yêu họ, tôi chấp nhận họ như họ đang vậy. Chính nỗ lực hiểu người khác là thu họ lại thành đối thể của truy hỏi; điều đó là vô đạo đức. Người đó trở thành một đối thể. Và thu một người thành đối thể là điều xấu nhất bạn có thể làm cho bất kì ai. Bạn là ai để hiểu người khác? Hiểu bản thân bạn đi, bởi vì ở đó đối thể và chủ thể là một; người quan sát và kẻ bị quan sát là một. Ở đó người biết và cái được biết là một.
Nhưng làm sao bạn có thể biết được người khác? Bạn có thể yêu và qua tình yêu phép màu này xảy ra. Nếu bạn yêu người khác, hiểu biết lớn nảy sinh theo cách riêng của nó. Không phải là bạn cố gắng hiểu người khác: bạn đơn giản yêu người khác như người đó đang vậy, không phán xét nào. $ketdoan $modoan
Nhà phân tâm không thể hiểu được bạn, Gatha này, bởi vì người đó có phán xét riêng của mình. Trước khi bạn bắt đầu nói bất kì điều gì người đó đã phán xét bạn theo cách bạn bước vào, cách bạn ngồi vào ghế. Người đó quan sát bạn, người đó đã biết tất cả những chiến lược này, ngôn ngữ thân thể; người đó đã thu bạn thành một vật. Người đó sẽ không cho phép tình yêu xảy ra; người đó đã là người điều tra, xa xôi, người điều tra khoa học. Bạn là con chuột lang; người đó đang sỉ nhục bạn, xúc phạm bạn.
Người ta nói nhà phân tâm là người nhìn vào người khác khi đàn bà đẹp bước vào. Ông ấy không nhìn vào người đàn bà đẹp, ông ấy nhìn vào người khác - cách họ cảm giác về người đàn bà đẹp, điều họ nghĩ về người đàn bà đẹp. Toàn thể mối quan tâm của ông ấy là để thấm sâu vào bí ẩn của mọi người, tại sao và như thế nào... Người đó muốn thu mọi thứ thành tri thức thao tác được.
Và khoảnh khắc bạn nằm xuống tràng kỉ của nhà phân tâm, ông ấy thu bạn về ít hơn con người. Thực ra, khi bạn nằm ra trên tràng kỉ, bạn mất nhiều. Nằm trên tràng kỉ là tư thế tốt để ngủ, bạn trở thành nguồn cho vô thức; bạn trở nên không phòng thủ, mong manh. Và nhà phân tâm hay nhà tâm thần đứng đằng sau tấm rèm để cho sự có mặt của người đó không giữ bạn tỉnh táo. Người đó muốn bạn trở nên không tỉnh táo nhất có thể được để cho trong việc không tỉnh táo của mình bạn có thể buột mồm nói ra nhiều thứ mà bạn sẽ không nói với bất kì ai khác. Người đó muốn chọc vào vô thức của bạn; người đó muốn mở khoá bạn. Người đó đối xử với bạn dường như bạn là cái máy.
Và thế rồi ngay lập tức người đó dán nhãn điều này là phức hợp tự ti, điều kia là tinh thần phân liệt, điều này là thần kinh, điều kia là rối loạn tâm thần. Bạn bị loại bỏ; bây giờ người đó sẽ đối xử với cái nhãn mà người đó đã trao cho bạn - người đó không quan hệ gì với con người, người đó quan hệ với các cái nhãn thôi. Người đó không thể hiểu được bạn. Thực  ra người đó thậm chí không hiểu bản thân mình, và yêu cầu đầu tiên để hiểu bất kì ai trong thế giới này là hiểu bản thân mình.
Nếu bạn hiểu bản thân mình bạn sẽ không bao giờ cố gắng hiểu bất kì ai cả. Bạn sẽ yêu, bạn sẽ chấp nhận, và việc chấp nhận và yêu của bạn sẽ là vô điều kiện. Tình yêu của tôi với bạn là vô điều kiện, tôi không ra điều kiện nào cả. Tôi không cho bạn kỉ luật nào đó để theo; tôi muốn bạn là bản thân bạn, toàn bộ bản thân bạn. Tôi cho bạn tự do tuyệt đối là bản thân bạn. Tôi hỗ trợ bạn theo mọi cách có thể được, để cho bạn có thể độc lập.
Nhà phân tâm không thực sự làm cho bạn độc lập đâu; người đó làm cho bạn ngày một phụ thuộc nhiều hơn để cho phân tâm cứ diễn ra kéo dài hết năm này tới năm khác. Và khi bạn mệt mỏi với nhà phân tâm này bạn phải đi tới nhà phân tâm khác. Điều đó trở thành phong cách sống của bạn, chuyển từ nhà phân tâm này sang nhà phân tâm khác.
Và các nhà phân tâm này cũng trong khổ như bạn đang vậy; họ không phải là người khác, họ không thể thế được, bởi vì duy nhất một điều tạo ra khác biệt thôi - đó là tình yêu, và cái đó đang thiếu. Chỉ một điều làm biến đổi con người và đó là thiền, và cái đó đang thiếu.
Sigmund Freud chẳng biết gì về thiền cả; tất cả đều là phân tích trí tuệ. Ông ấy thực sự sợ thiền, sợ rơi vào trong biển cả chưa thăm dò, không dò được độ sâu. $ketdoan $modoan
Phân tích là ở trong tay bạn; nó là một thứ của tâm trí. Nhà phân tâm là trong cùng con thuyền như bạn đang ở.
Một người bị vỡ mộng tìm đường tới nhà tâm thần. Khi anh ta được mời vào, anh ta giải thích, "Mọi người đều bỏ quên tôi. Cứ dường như là tôi không có đó chút nào, cứ dường như tôi là không khí, họ không để ý tới tôi, họ..."
Nhà tâm thần đứng dậy, nhẹ nhàng bước ra cửa mở nó ra nói, "Xin mời bệnh nhân tiếp!"
Người đó không khác bạn đâu. Chắc chắn người đó thông thái rồi, nhưng người đó không trí huệ. Người đó đang chịu đựng cùng vấn đề, cùng giận dữ, ghen tị, sở hữu, như bạn đang chịu đựng. Ngay cả người vĩ đại nhất trong các nhà phân tâm, như Reich, một trong những người vĩ đại nhất của thế kỉ này... Vợ ông ấy đã viết trong hồi kí của mình về Reich là ông ấy nói nhiều về gạt bỏ ghen tị thế, ông ấy nói nhiều về tự do trong dục thế. Và khi có liên quan tới bản thân mình, ông ấy đã làm nhiều đàn bà cảm động, nhưng ông ấy chưa bao giờ cho phép vợ mình có tự do nào. Ông ấy nghi ngờ và sở hữu tới mức ông ấy sẽ mở mọi thư viết cho vợ mình. Và ông ấy để mắt lên bà ấy; ông ấy sẽ bảo con cái ghi lại lưu ý về ai tới khi ông ấy không ở nhà.
Bây giờ người này nói về gạt bỏ ghen tị, sở hữu, và ông ấy thực sự là nhà trí thức lớn, nhưng khi có liên quan tới cuộc sống riêng của mình, ông ấy hành xử theo cùng cách. Và nhiều người là tín đồ của Reich những người cứ lặp lại ông ấy, chưa bao giờ biết con người thực này.
Vợ của một nhà phân tâm nổi tiếng tổ chức tiếp tân một số khách khứa vào một tối.
Đến một chỗ trong bữa tiệc đứa con trai mười tuổi của bà ấy lẻn vào phòng, diện trong bộ quần áo phụ nữ mặc buổi tối, mầu đen không dây đeo, môi trát đầy son, đi giầy da cao gót, và đội mũ lông trên đầu.
Hoàn toàn tự nhiên, bà này bị choáng.
"Rodney!" bà ấy kêu lên. "Con hư lắm, thằng con trai hư đốn! Lên gác đi và cởi bộ quần áo của bố con ra trước khi ông ấy về và bắt được con!"
Họ không thể hiểu được bạn. Thực ra, không ai có thể hiểu được bạn ngoại trừ người chứng ngộ, một Phật, một Jesus, một Lão Tử - nhưng không phải Freud, Jung, Adler, họ không thể hiểu được. Họ chưa có ánh sáng đó trong bản thể mình; họ không thể mưa rào ánh sáng đó lên bạn được. Họ không phải là người thực sự đích thực; họ không đích thực cũng như bạn đang vậy, và cũng ngu và xuẩn như bạn vậy.
Trong buổi đi dạo tuyệt vời ở Himalayas người bố, nhà phân tâm nổi tiếng, bỗng nhiên nghe thấy con trai mình la lên khi nó bị ngã xuống một hẻm núi sâu. "Johnny!" ông ấy kêu lên tuyệt vọng. "Đừng di chuyển, bố sẽ kiếm dây thừng để kéo con lên!"
Vài giờ sau ông ta quay lại với chiếc dây thừng. Ném dây xuống ông ấy kêu, "Johnny con, nắm lấy dây thừng."
"Bố ơi, con không còn tay nào đâu," là câu trả lời vọng lên từ sâu bên dưới.
"Dùng răng cắn mạnh vào dây thừng và bố sẽ kéo lên."
Dần dần, dần dần từng mét một, Johnny được kéo lên. Khi chỉ còn vài mét cuối cùng người cha gọi, "Johnny, mọi sự ổn thoả chứ?"
"Vâââââng ạạạạ!"

Ads Belove Post