Chương 2. Trái tim không có câu hỏi

Chương 2. Trái tim không có câu hỏi

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 5)
Chương 2. Trái tim không có câu hỏi


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy có thực phải phá vỡ trái tim tôi không?
Có chứ, Somendra. Đó là công việc bạc bẽo, nhưng nó phải được làm. Con người tồn tại trên ba bình diện: cái đầu - thế giới của ý nghĩ, quá trình tư duy - bình diện nông cạn nhất. Dưới nó là trái tim - thế giới của cảm giác, xúc động, tình cảm - chút ít sâu hơn ý nghĩ, nhưng không phải là sâu nhất. Và bình diện thứ ba là cõi của bản thể - không ý nghĩ, không cảm giác - bạn đơn giản hiện hữu.
Công việc của tôi bắt đầu bằng việc phá huỷ quá trình suy nghĩ trước nhất - hiển nhiên, bởi vì đó là chỗ bạn đang ở. Tôi phải nện búa vào đầu bạn một cách tàn nhẫn. Một khi năng lượng của bạn đã chuyển từ đầu xuống tim, tôi bắt đầu phá vỡ trái tim bạn nữa. Trước hết tôi dùng trái tim bạn như sự cám dỗ: tôi bảo bạn đi từ đầu xuống tim. Chỉ để cho bạn cái đích không xa lắm, bởi vì đích ở quá xa không thể hấp dẫn bạn được. Nếu nó quá xa nó có vẻ như không thể được; đích phải trong phạm vi nắm bắt của bạn.
Bị bắt rễ trong tâm trí, thế giới của bản thể là rất rất xa xăm; nó gần giống như không tồn tại. Do đó trái tim là chỗ ở giữa, chỗ nghỉ; nó không phải là đích. Một ngày nào đó bạn phải sẵn sàng để rời bỏ nó nữa, nhưng trước điều đó thì tôi vẫn dùng nó như cám dỗ cho bạn.
Tôi nói về tình yêu và cái đẹp và niềm cực lạc của cảm xúc... đó chỉ là phương cách để cho bạn có thể đi từ đầu xuống tim. Một khi bạn đã đi từ đầu xuống tim rồi, thế thì tôi bắt đầu nện búa vào tim bạn nữa. Thế thì tôi phải giúp bạn gạt bỏ cảm xúc - bởi vì cảm xúc cũng ngu xuẩn như ý nghĩ.
Logic ngu đã đành, tình yêu ngu chẳng kém - đôi khi thậm chí còn ngu hơn! Logic là trò chơi, tình yêu cũng là trò chơi, và bạn phải nhận biết về tất cả các trò chơi mà bạn có khả năng chơi. Logic lừa dối, tình yêu cũng lừa dối. Người ta phải vươn lên các chiều cao hay chìm xuống các chiều sâu nơi logic và tình yêu cả hai đều biến mất. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền: mặt này là đầu bạn, mặt kia là tim bạn.
Triết gia cư xử bằng cái đầu, nhà thơ cư xử bằng trái tim, nhưng nhà huyền môn ở bên ngoài cả hai. Nhà huyền môn siêu việt lên; ông ấy là bản thể thuần khiết, chỉ là tâm thức, không là ý nghĩ không là cảm xúc.
Do đó, Somendra này, tôi phải phá vỡ trái tim bạn. Tôi đã phá huỷ tâm trí bạn rồi - bước đầu tiên đã được thực hiện. Bước thứ hai còn khắc nghiệt hơn, bởi vì trái tim ở gần với bản thể hơn cái đầu. Rất dễ thấy rác rưởi của cái đầu; rất khó thấy rác rưởi của trái tim. Cái đầu chẳng phản xạ cái gì của bản thể; do đó việc bỏ đồng nhất bản thân bạn với cái đầu không phải là vấn đề lớn thế. Dễ dàng thấy rằng ý nghĩ là tách rời với bạn; rất khó thấy rằng tình cảm là khác bạn. Chúng gần thế và chúng phản xạ cái gì đó của bản thể bạn. Tình cảm hoà điệu nhiều hơn với bản thể bạn; do đó có khả năng bị chúng lừa dối.
Công việc lớn hơn bắt đầu khi bạn bắt đầu bỏ sự đồng nhất bản thân mình với trái tim mình. Trái tim không phải là linh hồn của bạn; chắc chắn nó tốt hơn cái đầu. Và tại sao nó lại tốt hơn? Nó tốt hơn chỉ bởi vì nó ở gần bản thể hơn, nhưng cho dù nó ở gần hơn vẫn còn khoảng cách. Sự gần gũi cũng là khoảng cách. Bạn phải rơi sâu hơn nữa. Bạn phải đi tới điểm, tới trung tâm, mà từ đó bạn có thể thấy các ý nghĩ và cảm xúc tất cả đều tách rời với bạn, nơi bạn trở thành chỉ là tấm gương. $ketdoan $modoan
Khoảnh khắc đó là khoảnh khắc của chứng ngộ; bạn trở thành vị phật. Ít hơn điều đó sẽ không có tác dụng, ít hơn điều đó là không xứng đáng.

Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Nếu cõi trời và địa ngục là trên cùng một bình diện, chỉ bị phân chia bởi hàng rào giẻ rách, sao phía tích cực của tâm trí được giả định là tốt hơn phía tiêu cực?
Saguna này, đó là cùng câu hỏi được nêu theo cách khác thôi: tâm trí là tiêu cực, trái tim là tích cực. Ngôn ngữ của tâm trí được bắt rễ vào không; tâm trí thích thú ghê lắm khi nói không. Bạn càng có thể nói không, bạn càng được coi là nhà tư tưởng lớn.
Có câu chuyện hay của Dostoyevsky, Thằng Ngốc.
Ngày xưa ở một thị trấn có một người bị cả đám đông kết án là kẻ ngốc vĩ đại nhất đã từng sống. Hiển nhiên anh ta liên tục gặp khó khăn. Dù anh ta nói bất kì cái gì, mọi người đều bắt đầu cười, cho dù anh ta đang nói điều gì đó hay, đúng. Nhưng bởi vì biết rằng anh ta là kẻ ngốc, mọi người đều nghĩ rằng bất kì cái gì anh ta làm và nói đều ngô nghê cả. Anh ta có thể trích dẫn các hiền nhân nhưng dầu vậy mọi người vẫn cứ cười anh ta.
Anh ta đi tới một ông già trí huệ và kể cho ông ấy rằng anh ta cảm thấy muốn tự tử, rằng anh ta không thể sống được thêm nữa. "Sự kết án thường xuyên này là quá nhiều rồi - tôi không thể chịu được nó thêm nữa. Hoặc giúp tôi thoát khỏi nó, hoặc là tôi sẽ tự giết mình vậy."
Ông già trí huệ cười to. Ông ấy nói, "Chẳng có mấy vấn đề, đừng lo. Làm một điều này thôi, và lại đây sau bẩy ngày - bắt đầu nói không với mọi thứ. Bắt đầu hỏi về từng thứ và mọi thứ. Nếu ai đó nói, 'Trông kìa - nhìn mặt trời lặn, đẹp làm sao!' lập tức hỏi liền, 'Đẹp quái gì đâu? Tôi chẳng thấy cái đẹp nào cả - chứng minh điều đó đi! Đẹp là gì? Chẳng có cái đẹp trong thế giới này, nó tất cả đều vô nghĩa!' Cứ khăng khăng đòi bằng chứng; nói, 'Chứng minh xem đẹp ở đâu. Cho tôi thấy nó, cho tôi sờ nó! Cho tôi một định nghĩa.' Nếu ai đó nói, 'Âm nhạc là cực lạc,' lập tức nhảy vào nó và hỏi, 'Cực lạc là gì? Âm nhạc là gì? Định nghĩa thuật ngữ của anh một cách rõ ràng. Tôi không tin vào bất kì cực lạc nào. Nó tất cả đều ngu xuẩn, tất cả đều ảo tưởng. Và âm nhạc chẳng là gì ngoài tiếng ồn.'
"Làm điều này với mọi thứ, và sau bẩy ngày lại đây với ta. Có tính phủ định, hỏi các câu hỏi - những câu hỏi không thể được trả lời: Đẹp là gì? Tình yêu là gì? Cực lạc là gì? Cuộc sống là gì? Cái chết là gì? Thượng đế là gì?"
Sau bẩy ngày chàng ngốc tới gặp người trí huệ - rất nhiều, nhiều người theo sau. Anh ta được đeo vòng hoa và ăn vận đẹp. Người trí huệ hỏi, "Điều gì đã xảy ra?"
Và người ngốc nói, "Thật là màu nhiệm! Bây giờ cả thành phố coi tôi là người khôn ngoan nhất trên thế giới. Mọi người đều nghĩ tôi là triết gia vĩ đại, nhà tư tưởng vĩ đại. Và tôi đã làm cho mọi người phải im lặng, mọi người đã trở nên sợ tôi. Với sự hiện diện của tôi họ vẫn còn im lặng, bởi vì bất kì điều gì họ nói, tôi lập tức biến nó thành câu hỏi và tôi trở nên tuyệt đối phủ định. Thủ đoạn của thầy có tác dụng đấy!" $ketdoan $modoan
Và người trí huệ hỏi, "Những người theo anh ngoài kia là ai vậy?"
Anh ta nói, "Đây là đệ tử của tôi - họ muốn học từ tôi khôn ngoan là gì!"
Đây là cách nó vậy: tâm trí sống trong cái không, nó là người nói không; chất nuôi dưỡng nó tới từ việc nói không với từng và mọi thứ. Tâm trí về căn bản là vô thần, phủ định. Không có gì giống như tâm trí khẳng định cả.
Trái tim mang tính khẳng định; cũng như tâm trí nói không, trái tim nói có. Tất nhiên, nói có là tốt hơn nói không, bởi vì người ta không thể thực sự sống bằng việc nói không được. Bạn càng nói không, bạn càng trở nên co lại, đóng lại. Bạn càng nói không, bạn càng ít sống động. Mọi người có thể nghĩ bạn là nhà tư tưởng lớn, nhưng bạn đang co lại và chết; bạn đang tự tự tử dần.
Nếu bạn nói không với tình yêu, bạn kém hơn bạn trước đó; nếu bạn nói không với cái đẹp, bạn còn kém hơn bạn trước đó. Và nếu bạn cứ nói không với từng và mọi thứ, bạn đang biến mất đi theo từng khúc một. Chung cuộc chỉ còn lại một cuộc sống rất trống rỗng - vô nghĩa, không có ý nghĩa nào, không vui vẻ nào, không điệu vũ nào, không lễ hội nào.
Đó là điều đã xảy ra cho tâm trí hiện đại, cho con người hiện đại. Con người hiện đại đã nói 'không' nhiều hơn bao giờ trước đây. Do đó mới có câu hỏi: Nghĩa của cuộc sống là gì? Sao chúng ta lại sống? Sao cứ sống mãi thế? Chúng ta đã nói không với Thượng đế, chúng ta đã nói không với cõi bên kia, chúng ta đã nói không với tất cả những điều mà vì nó con người đã sống suốt nhiều thời đại. Chúng ta đã chứng minh cho sự bằng lòng của trái tim mình rằng tất cả các giá trị mà con người đã sống vì chúng đều không có giá trị - nhưng bây giờ chúng ta gặp khó khăn, trong phiền não sâu sắc. Cuộc sống đã trở nên ngày một không thể được với chúng ta. Chúng ta cứ sống chỉ bởi vì chúng ta là những kẻ hèn nhát; bằng không chúng ta đã phá huỷ tất cả các lí do để sống. Chúng ta cứ sống bởi vì chúng ta không thể tự tử được; chúng ta sợ chết, do đó chúng ta cứ sống. Chúng ta sống từ sợ, không từ yêu.
Tốt hơn cả là có tính khẳng định, bởi vì bạn càng có tính khẳng định, bạn càng đi nhiều tới trái tim. Trái tim không biết tới ngôn ngữ phủ định. Trái tim không bao giờ hỏi, "Đẹp là gì?" Nó tận hưởng điều đó, và trong việc tận hưởng điều đó, nó biết điều đó là gì. Nó không thể định nghĩa được điều đó, nó không thể tự giải thích được, bởi vì kinh nghiệm này tới mức điều đó là không thể giải thích nổi, không thể diễn đạt nổi. Ngôn ngữ không đủ thích hợp, không biểu tượng nào có ích. Trái tim biết yêu là gì, nhưng không hỏi. Tâm trí chỉ biết câu hỏi và trái tim chỉ biết câu trả lời. Tâm trí cứ hỏi nhưng nó không thể trả lời được.
Do đó triết học không có câu trả lời... toàn câu hỏi và câu hỏi và câu hỏi. Từng câu hỏi đều trở thành, dần dần, dần dần cả nghìn lẻ một câu hỏi. Trái tim không có câu hỏi - đó là một trong những điều huyền bí của cuộc sống - nó có mọi câu trả lời. Nhưng tâm trí sẽ không nghe trái tim; không có giao cảm giữa hai điều này, không có trao đổi, bởi vì trái tim chỉ biết ngôn ngữ của im lặng. Không ngôn ngữ nào khác được biết bởi trái tim, không ngôn ngữ nào khác được hiểu bởi trái tim - và tâm trí không biết gì về im lặng. Tâm trí là mọi sự ồn ào: một câu chuyện do kẻ ngốc kể lại, đầy những thịnh nộ và ầm ĩ, chẳng có nghĩa lí gì. $ketdoan $modoan
Trái tim biết ý nghĩa là gì. Trái tim biết vinh quang của cuộc sống, vui vẻ vô biên của sự tồn tại vô cùng. Trái tim có năng lực mở hội, nhưng nó không bao giờ hỏi. Do đó tâm trí nghĩ trái tim mù quáng. Tâm trí đầy hoài nghi, trái tim đầy tin cậy; chúng là các cực đối lập.
Đó là lí do tại sao người ta nói rằng khẳng định tốt hơn phủ định. Nhưng nhớ lấy: điều khẳng định được nối với điều phủ định, hai mặt của cùng một hiện tượng.
Tôi không ở đây để dạy bạn cách thức của trái tim. Vâng, tôi dùng chúng, nhưng chỉ như một phương cách: để đem bạn ra khỏi tâm trí của bạn tôi dùng trái tim như phương tiện; để đem bạn sang bờ bên kia tôi dùng trái tim như con thuyền. Một khi bạn đã sang tới bờ bên kia rồi, thuyền phải bị bỏ lại đằng sau; bạn không được mong đợi mang chiếc thuyền trên đầu mình.
Mục đích là vượt ra bên ngoài nhị nguyên. Mục đích là đi ra ngoài cả không và có, bởi vì có của bạn có thể có nghĩa chỉ trong hoàn cảnh của không; nó không thể tự do với không được. Nếu nó tự do với không, nó sẽ còn có nghĩa gì nữa? Có của bạn chỉ có thể tồn tại cùng với không, nhớ lấy; và không của bạn chỉ có thể tồn tại cùng với có. Chúng là các cực đối lập, nhưng chúng giúp lẫn nhau theo cách tinh tế. Có sự thông đồng: chúng cầm tay nhau, chúng nâng đỡ nhau, bởi vì chúng không thể tồn tại tách rời được. Có có nghĩa chỉ bởi vì không; không có nghĩa chỉ bởi vì có. Và bạn phải vượt ra ngoài sự thông đồng này, bạn phải vượt ra ngoài nhị nguyên này.
Saguna này, đó là cùng câu hỏi như của Somendra đã hỏi theo cách khác, từ một góc độ khác. Nhưng nó không phải là câu hỏi mới, nó không phải là câu hỏi khác; nó là cùng câu hỏi đó được nói ra khác thôi.
Tôi không dạy bạn cách sống khẳng định, tôi không dạy bạn cách sống phủ định: tôi dạy bạn cách siêu việt. Mọi nhị nguyên đều phải bị vứt bỏ: nhị nguyên của tâm trí và trái tim, nhị nguyên của vật chất và tinh thần, nhị nguyên của tư duy và xúc động, nhị nguyên của khẳng định và phủ định, nhị nguyên của nam và nữ, âm và dương, nhị nguyên của ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết... mọi nhị nguyên. Nhị nguyên như thế phải bị vứt bỏ, bởi vì bạn ở bên ngoài nhị nguyên.
Khoảnh khắc bạn bắt đầu đi xa khỏi cả hai có và không, bạn sẽ có những thoáng nhìn đầu tiên về điều tối thượng. Do đó cái tối thượng vẫn còn tuyệt đối không thể diễn đạt nổi; bạn không thể nói không, bạn không thể nói có.
Phật Gautama chưa bao giờ nói không với Thượng đế, chưa bao giờ nói có với Thượng đế. Ông ấy dường như là người duy nhất trong toàn thể lịch sử con người là người không vô thần không hữu thần. Điều này là duy nhất, là cái gì đó có giá trị mênh mông. Ông ấy là người tiên phong; ông ấy đột phá vào một chiều hướng mới, ông ấy là một đột phá.
Mọi người liên tục hỏi, như họ bao giờ cũng hỏi, "Thượng đế có tồn tại không?" và họ mong đợi một câu trả lời phân loại, có hoặc không. Họ đâm ra bị phân vân bởi Phật, bởi vì ông ấy không bao giờ trả lời rõ ràng liệu Thượng đế có tồn tại hay không. Ngược lại, ông ấy sẽ hướng câu hỏi vào cái gì đó khác; ông ấy có thể bắt đầu nói về cái gì đó khác. Và tác động của ông ấy và từ trường của ông ấy mạnh tới mức bạn sẽ quên tất cả về điều bạn đã tới để hỏi ông ấy; bạn sẽ chỉ nhớ lại về sau rằng ông ấy đã lừa bạn. Bạn đã hỏi ông ấy về Thượng đế còn ông ấy đã không nói một lời về điều đó. $ketdoan $modoan
Nhiều người nghĩ, "Ông ấy không tin vào Thượng đế và đó là lí do tại sao ông ấy im lặng về Thượng đế, bởi vì ông ấy sợ rằng nếu ông ấy nói không thế thì người tôn giáo sẽ bỏ ông ấy." Nhiều người nghĩ, "Ông ấy biết có Thượng đế, nhưng ông ấy không nói thế bởi vì ông ấy không muốn người vô thần bỏ ông ấy." Và nhiều người nghĩ, "Bởi vì ông ấy chẳng biết gì, ông ấy hoàn toàn dốt nát, đó là lí do tại sao ông ấy vẫn còn im lặng về câu hỏi nền tảng nhất này." Nhưng họ tất cả đều sai.
Ông ấy im lặng bởi vì Thượng đế nghĩa là cái gì đó siêu việt lên trên; có là không liên quan cũng như không là không liên quan. Chẳng thể nói gì về Thượng đế cả; im lặng về ngài là câu trả lời đúng duy nhất. Ông ấy thực sự đang trả lời rồi. Rất ít, hiếm người hiểu ông ấy.
Có lần một người tới. Người đó chạm chân Phật và hỏi ông ấy, "Thượng đế có tồn tại không?" - câu hỏi muôn thủa.
Phật nói - đó bao giờ cũng là cách thức của ông ấy, nó sẽ chỉ ra cho bạn phương pháp của ông ấy - ông ấy nói, "Khi ta còn trẻ ta hay thích cưỡi ngựa lắm." Bây giờ, người này đang hỏi về Thượng đế, còn ông ấy bắt đầu nói về ngựa! Nhưng ông ấy là người dẻo miệng... người này trở nên quan tâm tới ngựa, và Phật nói, "Ta bắt gặp bốn loại ngựa. Một loại là loại ngu và bướng nhất: ông đánh ngựa, thế mà nó vẫn chẳng thèm nhúc nhích. Nhiều người giống như thế đấy. Loại thứ hai là: ông đánh nó và nó sẽ đi, nhưng nó đi chỉ nếu ông đánh nó, nếu ông quất roi vào nó. Nhiều người giống thế. Và loại thứ ba ông không cần đánh - ông chỉ mới giơ roi lên với nó và thế là đủ; nếu nó biết ông có roi trong tay, thế là đủ. Và ta cũng còn bắt gặp những con ngựa rất hiếm hoi: ngay cả roi cũng chẳng cần - chỉ cái bóng của roi là đủ."
Và thế rồi ông ấy nhắm mắt lại và ngồi im lặng. Người này cũng nhắm mắt lại và ngồi im lặng cùng Phật.
Đại đệ tử của Phật, Ananda, cũng hiện diện; ông ấy quan sát toàn thể sự việc. Ông ấy có thể thấy rằng người này đã hỏi về Thượng đế, và Ananda cũng tò mò về điều Phật vừa nói - và ông ấy bắt đầu nói về ngựa! Ananda không thoải mái về điều đó: "Đây không phải là cách thức, đây là quanh co, đây là lừa người. Ông ta đang hỏi về Thượng đế và thầy bắt đầu nói về ngựa!" Ông ấy ghi nhận vấn đề, "Khi người này đi rồi mình sẽ hỏi. Thế này thì quá đáng! Nếu ông ta nói về Thượng đế, ít nhất thầy có thể nói về thiền, nhưng không về ngựa! Nếu thầy không muốn nói về Thượng đế, nói về thiền, nói về im lặng, nhưng cái gì đó có liên quan. Nói về vô ham muốn, hay ít nhất thầy có thể nói, 'Thượng đế là không thể định nghĩa được. Không thể nói gì về Thượng đế cả, nhưng ta có thể chỉ cho ông cách để cho ông cũng có thể kinh nghiệm điều đó.' Điều đó sẽ là đúng, từ bi. Nhưng cái loại đùa cợt gì thế này - thầy nói về ngựa sao?"
Nhưng còn hơn thế, ông ấy phân vân khi Phật nhắm mắt và người kia cũng làm theo. Và có im lặng lớn lao thế, rắn chắc thế, bản chất thế, gần như sờ thấy được; bạn có thể đã chạm vào nó, bạn có thể đã cảm thấy đường viền của nó. Ananda không phải là người rất im lặng, nhưng ngay cả ông ấy cũng bị xúc động bởi hai người này đang ngồi đối diện nhau trong im lặng mênh mông thế. Ông ấy có thể thấy khuôn mặt của Phật và ông ấy có thể thấy khuôn mặt của người kia được biến đổi ngay trước mắt ông ấy. Duyên dáng hạ xuống, bình an lớn lao nổi lên.
Và thế rồi sau một giờ hay đại loại như thế người kia mở mắt ra, chạm chân Phật với lòng biết ơn sâu sắc, cám ơn ông ấy và ra đi. $ketdoan $modoan
Ananda hỏi Phật, "Điều đó không thể nào hiểu nổi với tôi: ông ta hỏi về Thượng đế và thầy nói về ngựa. Nhưng tôi biết thầy, tôi đã nghe thầy làm điều này cho nhiều người - nhưng hơn thế tôi bị phân vân về điều đã được truyền giữa hai người. Tôi biết thầy, cho nên không phải là vấn đề gì lớn với tôi là thầy nhắm mắt lại và thầy trở nên im lặng. Tôi biết rằng khó cho thầy nói hơn là ở trong im lặng - im lặng là tự nhiên cho thầy, tự phát cho thầy - nhưng điều gì đã xảy ra cho người kia? Tôi có thể thấy rằng ông ta đã trở nên im lặng và sau vài phút ông ta đã trong im lặng sâu sắc thế - cứ dường như ông ta đã sống với thầy hàng năm rồi. Ngay cả tôi cũng không biết tới im lặng thế! Và thế rồi điều gì đã xảy ra trong im lặng đó? Giao cảm nào đã xảy ra? Trao đổi nào đã xảy ra? Cái gì đã được truyền? Ông ta đã biết ơn vì cái gì? Sao ông ta cám ơn thầy nhiều thế?"
Phật nói, "Có bốn loại ngựa - ông là loại thứ nhất đấy, Ananda, còn ông ta là loại thứ tư! Chỉ cái bóng của roi thôi là đủ rồi, ông ta đã hiểu. Và ta không nói về ngựa đâu, ta đang nói về Thượng đế đấy; nhưng Thượng đế không thể được nói tới một cách trực tiếp. Và ta không nói về ngựa đâu, ta đang nói về thiền đấy. Nhưng ta biết người này - ông ta cũng là người yêu ngựa. Khi ta thấy ông ta tới trên con ngựa của mình ta biết điều đó ngay lập tức: ông ấy có loại ngựa hiếm thế, chỉ người yêu ngựa mới có thể chọn được ngựa như vậy. Đó là lí do tại sao ta nói về ngựa - đó là ngôn ngữ mà ông ta có thể hiểu được, và ông ta đã hiểu nó. Và khi ta nhắm mắt ông ấy thấy cái bóng của chiếc roi. Ông ta nhắm mắt lại - ông ta đã hiểu rằng điều tối thượng không thể được nói tới, nhưng ông có thể im lặng về nó, hoàn toàn im lặng về nó, và trong im lặng điều đó được biết tới. Đó là kinh nghiệm siêu việt: nó ở bên ngoài tâm trí và bên ngoài trái tim, nó ở bên ngoài có và bên ngoài không, nó ở bên ngoài phủ định, bên ngoài khẳng định."
Nhưng nếu bạn định chọn giữa phủ định và khẳng định, thế thì tôi sẽ nói: chọn khẳng định - bởi vì dễ dàng tuột ra khỏi có hơn là tuột ra khỏi không - bởi vì không không có nhiều không gian trong nó; nó là bóng tối, là nhà giam tăm tối. Có là rộng hơn; nó mở nhiều hơn, mong manh hơn. Đi khỏi cái không bạn sẽ thấy điều đó là rất khó: bạn không có nhiều không gian, bạn bị bao quanh trong nó từ mọi phía, và tất cả các cánh cửa và tất cả các cửa sổ đều bị đóng. Không là không gian đóng.
Sống trong phủ định là điều ngu xuẩn nhất mà con người có thể làm, nhưng hàng triệu người đang sống trong phủ định. Con người hiện đại đặc biệt đang sống trong phủ định. Người đó đang lặp lại câu chuyện của Turgenev, Thằng Ngu,  bởi vì sống trong phủ định người đó cảm thấy lớn lao, bản ngã của người đó cảm thấy rất được thoả mãn. Bản ngã là nhà tù được tạo ra bởi những viên gạch của không; phủ định là thức ăn của nó.
Cho nên nếu bạn phải chọn, Saguna này, giữa phủ định và khẳng định, chọn khẳng định. Ít nhất bạn sẽ có chút ít phạm vi rộng hơn; vài cửa sổ và cửa ra vào sẽ còn mở, gió và mặt trời và mưa sẽ sẵn có cho bạn. Bạn sẽ có vài thoáng nhìn về bầu trời mở bên ngoài và các vì sao và mặt trăng. Và đôi khi hương thơm của hoa sẽ bắt đầu tới với bạn, và đôi khi bạn sẽ được xúc động bởi vui vẻ của việc sống động. Và sẽ dễ dàng hơn để đi từ có tới cõi bên kia.
Từ không đi tới có, và từ có đi tới cõi bên kia. Cõi bên kia không khẳng định không phủ định - và cõi bên kia là Thượng đế, và cõi bên kia là chứng ngộ.


Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Sao tôi cảm thấy đau đớn nhiều thế trong việc buông bỏ những thứ gây cho tôi khổ sở?
Deva Akal, những thứ làm cho bạn khổ phải cho bạn hoan lạc nào đó nữa; bằng không vấn đề không nảy sinh đâu. Nếu chúng là thuần khổ bạn đã vứt chúng đi rồi. Nhưng trong cuộc sống, chẳng cái gì thuần khiết cả; mọi thứ đều trộn lẫn với cái đối lập của nó. Mọi thứ đều mang cái đối lập của nó trong bụng nó.
Điều bạn gọi là khổ ấy, phân tích nó ra, thấm sâu vào trong nó đi, và bạn sẽ thấy rằng nó có cái gì đó mà bạn muốn có. Có thể nó chưa phải là thực, có thể nó chỉ là hi vọng, có thể nó chỉ là một lời hứa hẹn cho ngày mai, nhưng bạn sẽ níu bám lấy khổ, bạn sẽ níu bám lấy đau, trong hi vọng rằng ngày mai cái gì đó mà bạn bao giờ cũng mong ước và khao khát sẽ xảy ra.
Bạn chịu khổ sở trong hi vọng về hoan lạc. Nếu nó là thuần khổ thì không thể nào níu bám lấy nó được. Quan sát đi, tỉnh táo hơn về khổ của bạn. Chẳng hạn, bạn đang cảm thấy ghen tuông. Nó tạo ra khổ. Nhưng nhìn quanh mà xem - phải có cái gì đó khẳng định trong nó. Nó cũng cho bạn bản ngã nào đó, cảm giác nào đó về việc con người bạn tách rời khỏi người khác, cảm giác cao siêu nào đó. Ghen tuông của bạn ít nhất cũng giả vờ là tình yêu. Nếu bạn không cảm thấy ghen tuông bạn sẽ nghĩ có thể bạn không yêu thêm nữa. Và bạn đang níu bám lấy ghen tuông bởi vì bạn muốn níu bám lấy tình yêu của mình - ít nhất cũng là ý niệm về tình yêu. Nếu người đàn bà của bạn hay người đàn ông của bạn đi với ai đó khác và bạn không cảm thấy ghen tuông chút nào, bạn lập tức sẽ trở nên ý thức rằng bạn không còn yêu nữa. Bằng không, trong hàng thế kỉ bạn đã từng được dạy rằng người yêu là phải ghen tuông. Ghen tuông đã trở thành một phần cố hữu của tình yêu của bạn: không có ghen tuông tình yêu của bạn chết; chỉ với ghen tuông cái gọi là tình yêu của bạn mới có thể sống. Nếu bạn muốn có tình yêu của mình bạn sẽ phải chấp nhận ghen tuông của mình và khổ mà nó tạo ra.
Và tâm trí bạn rất tinh ranh và rất láu cá trong việc tìm cách hợp lí hoá. Nó sẽ nói, "Cảm thấy ghen tuông là tự nhiên." Và điều đó dường như là tự nhiên bởi vì mọi người khác đều làm cùng điều đó. Tâm trí bạn sẽ nói, "Cảm thấy bị tổn thương là tự nhiên khi người yêu của mình rời bỏ mình. Bởi vì mình đã yêu nhiều thế, làm sao mình tránh được tổn thương, vết thương, khi người yêu của mình bỏ mình?"
Thực ra, bạn đang tận hưởng vết thương của mình nữa, theo cách rất tinh vi và vô ý thức. Vết thương của bạn đang cho bạn ý niệm rằng bạn là người yêu vĩ đại, rằng bạn yêu nhiều, rằng bạn yêu sâu sắc, rằng bạn yêu sâu lắng tới mức bạn bị tan nát bởi vì người yêu của bạn đã rời bỏ bạn. Cho dù bạn không bị tan nát bạn sẽ giả vờ bị tan nát - bạn sẽ tin vào dối trá riêng của mình. Bạn sẽ hành xử cứ như bạn đang trong khổ lắm, bạn sẽ kêu và khóc, và nước mắt của bạn có thể không thực chút nào, nhưng chỉ để an ủi bản thân mình rằng bạn là người yêu lớn lao, bạn phải kêu than và khóc lóc.
Quan sát mọi loại khổ: hoặc nó phải có hoan lạc nào đó trong nó, cái mà bạn không sẵn lòng để bị mất, hoặc nó có hi vọng nào đó trong nó mà cứ lủng lẳng trước bạn như củ cà rốt. Và nó trông gần thế, ngay bên góc đấy, và bạn đã đi lâu thế và bây giờ mục đích ấy vẫn cứ gần thế, sao lại vứt nó đi? Bạn sẽ tìm cách hợp lí hoá nào đó trong nó, thói đạo đức giả nào đó trong nó.
Mới mấy ngày trước đây một sannyasin đã viết cho tôi rằng người đàn ông của cô ấy đã bỏ cô ấy và cô ấy không cảm thấy khổ gì - cái gì sai với cô ấy? "Sao tôi không cảm thấy khổ? Tôi có quá cứng rắn, như đá không? Tôi chẳng cảm thấy khổ nào cả," cô ấy viết cho tôi. Và cô ấy khổ bởi vì cô ấy không cảm thấy khổ! Cô ấy đã mong đợi bị tan nát. "Ngược lại," cô ấy viết, "tôi có thể thú nhận là tôi cảm thấy hạnh phúc - và điều đó làm cho tôi rất buồn. Đây là loại tình yêu gì vậy? Tôi cảm thấy hạnh phúc, nhẹ gánh; một tải trọng lớn đã biến mất khỏi bản thể tôi." Cô ấy hỏi tôi, "Thưa thầy kính yêu, điều đó có bình thường không? Tôi đúng hay cái gì đó về căn bản sai với tôi?" $ketdoan $modoan
Chẳng cái gì sai với cô ấy cả, cô ấy tuyệt đối đúng. Thực ra, khi những người yêu, sau việc ở cùng nhau lâu, lâu dài và tất cả khổ nhất định xảy ra trong khi các bạn sống cùng nhau, bỏ nhau, đó là việc làm giảm nhẹ. Nhưng điều đó là chống lại bản ngã, việc thú nhận điều đó, rằng đó là việc giảm nhẹ. Ít nhất trong vài ngày bạn sẽ đi với khuôn mặt dài, với nước mắt lưng tròng - giả dối, nhưng đây là ý niệm đã thống trị trong thế giới.
Nếu ai đó chết và bạn không cảm thấy buồn thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó chắc chắn sai với bạn. Làm sao bạn có thể tránh nỗi buồn khi ai đó chết được? - bởi vì chúng ta đã được bảo điều đó là tự nhiên, điều đó là thông thường, và mọi người đều muốn tự nhiên và thông thường. Điều đó không tự nhiên đâu, điều đó chỉ là trung bình thôi. Nó là phi tự nhiên, nó chỉ là thói quen đã được trau dồi từ lâu, lâu rồi; bằng không chẳng có gì để than vãn và khóc lóc cả.
Cái chết không phá huỷ cái gì cả. Thân thể là cát bụi và rơi trở lại về cát bụi, còn tâm thức có hai khả năng: nếu nó vẫn còn có ham muốn thế thì nó sẽ đi vào trong bụng mẹ khác, hay nếu tất cả các ham muốn đã biến mất thế thì nó sẽ đi vào trong bụng mẹ của Thượng đế, đi vào trong vĩnh hằng. Chẳng cái gì bị phá huỷ cả. Thân thể lại trở thành một phần của đất, đi vào nghỉ ngơi, còn linh hồn đi vào trong tâm thức vũ trụ hay đi vào trong thân thể khác.
Nhưng bạn than vãn và khóc lóc và bạn mang nỗi buồn của mình trong nhiều ngày. Đó chỉ là xã giao, hay nếu nó không là xã giao thế thì có mọi khả năng là bạn chưa bao giờ yêu người mới chết đó và bây giờ bạn đang cảm thấy hối hận; bạn chưa bao giờ yêu người này một cách toàn bộ và bây giờ không còn thời gian nữa. Bây giờ người đó đã biến mất, bây giờ người đó sẽ không bao giờ sẵn có nữa. Có thể bạn đã cãi nhau với chồng mình và anh ấy đã chết trong đêm trong giấc ngủ của anh ấy. Bây giờ bạn sẽ nói rằng bạn đang khóc bởi vì anh ấy đã chết, nhưng thực sự bạn khóc bởi vì bạn thậm chí đã không có khả năng cầu xin sự tha thứ của anh ấy, bạn thậm chí đã không có khả năng nói lời vĩnh biệt. Trận cãi lộn vẫn còn lơ lửng trên bạn như đám mây mãi mãi.
Nếu một người sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong tính toàn bộ, thế thì chẳng bao giờ có hối hận cả, không mặc cảm. Nếu bạn đã yêu một cách toàn bộ, không có vấn đề gì. Một ngày nào đó nếu người yêu ra đi điều đó đơn giản nghĩa là, "Bây giờ con đường của chúng ta tách ra. Chúng ta có thể nói lời tạm biệt, chúng ta có thể cám ơn nhau. Chúng ta đã chia sẻ nhiều thế, chúng ta đã yêu nhiều thế, chúng ta đã làm giầu cho cuộc sống của nhau nhiều thế - cái gì có đó để mà than vãn và khóc lóc và tại sao phải khổ?"
Nhưng mọi người bị vướng vào hợp lí hoá của họ tới mức họ không thể thấy được bên ngoài cách hợp lí hoá của mình. Và họ bao giờ cũng hợp lí hoá mọi thứ; ngay cả những điều hiển nhiên đơn giản cũng trở thành rất phức tạp.
"Tôi yêu con ngựa của tôi," Andrew nói với nhà tâm thần.
"Điều đó chưa là gì cả," bác sĩ tâm thần đáp. "Nhiều người yêu con vật. Vợ tôi và tôi có một con chó mà chúng tôi yêu lắm." $ketdoan $modoan
"À, nhưng bác sĩ này, đó là sự hấp dẫn sinh lí mà tôi cảm thấy với con ngựa của mình!"
"Hừm!" nhà phân tích nói. "Nó là loại ngựa nào vậy? Đực hay cái?"
"Ngựa cái, tất nhiên rồi!" Andrew nói. "Bác sĩ nghĩ tôi là gì - đồng dục sao?"
Bạn hỏi tôi, Akal, "Sao tôi cảm thấy đau đớn nhiều thế trong việc buông bỏ những thứ gây cho tôi khổ?"
Bạn chưa được thuyết phúc rằng chúng gây cho bạn khổ đâu. Tôi đang nói rằng chúng gây ra khổ cho bạn, bạn còn chưa được thuyết phục. Và vấn đề không phải là việc tôi nói điều đó. Vấn đề căn bản là: bạn sẽ phải hiểu, "Đây là những điều gây ra khổ cho mình," và bạn sẽ phải thấy rằng có những đầu tư vào khổ của bạn. Nếu bạn muốn những đầu tư đó bạn sẽ phải học sống với khổ; nếu bạn muốn vứt bỏ khổ, bạn sẽ phải vứt bỏ những đầu tư đó nữa.
Bạn đã quan sát nó chưa, nhìn vào nó chưa? - nếu bạn nói về khổ của mình cho mọi người, họ cho bạn thông cảm  lớn lao. Mọi người đều thông cảm với người khổ. Bây giờ, nếu bạn thích được sự thông cảm từ mọi người bạn không thể vứt bỏ khổ của mình đi được; đó là đầu tư của bạn.
Chồng khổ về nhà, vợ yêu thương, thông cảm. Anh ta càng khổ, con anh ta càng ân cần chăm sóc anh ta; anh ta càng khổ, bạn bè anh ta càng thân thiện với anh ta. Mọi người đều chăm sóc anh ta. Khoảnh khắc anh ta bắt đầu trở nên hạnh phúc họ rút lại sự thông cảm của họ, tất nhiên thôi - người hạnh phúc không cần thông cảm. Anh ta càng hạnh phúc, anh ta càng thấy rằng chẳng ai chăm sóc tới mình. Cứ dường như là mọi người đột nhiên trở nên cứng rắn, đông cứng. Bây giờ, làm sao bạn có thể bỏ được khổ của mình?
Bạn sẽ phải vứt bỏ ham muốn được chú ý này, ham muốn này để được thông cảm từ mọi người. Thực ra, ham muốn được thông cảm từ mọi người là rất xấu - nó làm cho bạn thành kẻ ăn xin. Và nhớ lấy, thông cảm không phải là yêu; họ đang làm nghĩa vụ với bạn, họ đang hoàn thành một loại bổn phận - nó không phải là yêu. Họ có thể không thích bạn, nhưng dầu vậy họ sẽ thông cảm với bạn. Đây là lịch sự, văn hoá, văn minh, xã giao - nhưng bạn đang sống trên những điều giả dối. Khổ của bạn là thực còn điều bạn có được trong mặc cả là giả. Tất nhiên, nếu bạn trở nên hạnh phúc, nếu bạn vứt bỏ khổ của mình, điều đó sẽ là thay đổi triệt để trong phong cách sống của bạn; mọi sự có thể bắt đầu thay đổi.
Có lần một người đàn bà tới tôi, người đàn bà trong số những người giầu nhất ở Ấn Độ, và cô ấy nói với tôi, "Tôi muốn thiền, nhưng chồng tôi chống lại điều đó."
Tôi hỏi cô ấy, "Sao chồng bạn chống thiền?"
Cô ấy nói, "Anh ấy nói, 'Như cách em đang đấy, anh yêu em. Anh không biết điều gì sẽ xảy ra sau thiền. Nếu em bắt đầu thiền em nhất định sẽ thay đổi; thế thì anh không biết liệu anh sẽ có khả năng yêu em hay không, bởi vì em sẽ là con người khác.'"
Tôi nói với người đàn bà này, "Chồng bạn có vấn đề ở đó - chắc chắn mọi sự sẽ khác. Bạn sẽ tự do hơn, độc lập hơn. Bạn sẽ vui vẻ hơn, và chồng bạn sẽ phải học sống với người đàn bà mới. Anh ấy có thể không thích bạn theo cách đó, anh ấy có thể bắt đầu cảm thấy kém cỏi. Ngay bây giờ anh ấy là cao siêu với bạn."
Đó là lí do tại sao trong nhiều thời đại đàn ông đã không cho phép đàn bà thiền, tham gia vào các kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc. Đàn ông đã không cho phép đàn bà đọc Vedas, Upanishads, những kinh sách vĩ đại của thế giới. Trong nhiều tôn giáo đàn bà không được phép đi vào tu viện hay giáo đường. Trong Jaina giáo người ta nói rằng bạn không thể được giải thoát từ thân thể đàn bà; trước hết bạn sẽ phải được sinh ra là đàn ông, chỉ thế thì bạn mới có thể được giải thoát. Từ thân thể đàn bà không có cách nào tới Thượng đế. $ketdoan $modoan
Tại sao? Tại sao có nỗi sợ này? Lí do rất tâm lí: đàn ông bao giờ cũng sợ đàn bà trở nên hạnh phúc hơn mình, an bình hơn mình, hoà điệu hơn, tích hợp hơn mình - bởi vì một khi họ được tích hợp hơn, hoà điệu hơn với bản thể của họ và với bản thể của cái toàn thể, hài hoà hơn với sự tồn tại, hoà hợp hơn... Và đàn bà có thể đạt tới sự hài hoà dễ dàng hơn đàn ông, nhớ lấy. Bởi những lí do sinh học nào đó, đàn bà có khả năng đi vào thiền hơn đàn ông. Năng lượng nam tính là năng nổ, bạo hành, đi ra, hướng ngoại, và năng lượng nữ tính là hướng nối, thụ động, đi vào.
Do đó điều Jaina giáo nói là tuyệt đối sai - không chỉ tuyệt đối sai đâu: chính cái đối lập lại có thể là chân lí. Dễ đi vào Thượng đế qua thân thể đàn bà hơn là qua thân thể đàn ông. Thân thể đàn bà hài hoà hơn, thân thể đàn ông không hài hoà thế. Thân thể đàn bà cân bằng hơn, tròn trĩnh hơn; đó là lí do tại sao cô ấy trông đẹp thế. Thân thể cô ấy ít căng thẳng, nhiều thảnh thơi hơn.
Các bà mẹ trở nên nhận biết về việc mang thai sau vài tháng liệu đó là con trai hay con gái trong bụng họ, bởi vì con trai bắt đầu phô trương và làm các thứ bên trong bụng mẹ, đá, đạp... nó không thể nghỉ ngơi. Bạn có thể quan sát những bé gái nhỏ - chúng hoàn toàn hạnh phúc ngồi trong một góc với búp bê của chúng. Con con trai thì sao? - chúng không thể ngồi được.
Mới mấy ngày trước đây một cậu bé nhận tính chất sannyas. Tôi phải hỏi nó, "Cháu có thể im lặng trong một phút để cho bác có thể giải thích tên cháu cho mẹ cháu được không?" Nhưng nó thậm chí không có khả năng im lặng được lấy một phút. Bé gái nhỏ tới nhận tính chất sannyas; khi tôi nói với chúng, "Nhắm mắt lại và ngồi im lặng," chúng ngồi đẹp thế; chúng có thể ngồi hàng giờ. Khi bé trai nhỏ tới và tôi nói với chúng, "Nhắm mắt lại," chúng phải nhắm nghiền mắt chúng lại! Chúng sợ rằng nếu chúng không làm quá nhiều thì mắt sẽ mở ra. Chúng cũng tò mò về điều đang xảy ra, điều đang diễn ra bên ngoài.
Khi bé gái nhận tính chất sannyas chúng nhìn vào tôi. Còn bé trai? - chúng nhìn vào Krishna Bharti và máy quay của anh ta! Tất cả chúng đều ở khắp chỗ này! Tôi đeo mala cho chúng và chúng nhìn mọi người để xem đáp ứng là gì. "Mọi người cười, thích thú, hay quan sát?" Chúng là những người trình diễn lớn! Và tò mò háo hức làm chúng thường xuyên căng thẳng.
Đang trong tuần trăng mật, Kit và Netty mua một con vẹt biết nói và đem nó về phòng khách sạn của họ. Khi họ làm tình con chim cứ tiếp tục bình luận liên tiếp. Cuối cùng Kit quăng chiếc khăn tắm trùm lên chiếc lồng và nói, "Nếu mày không câm đi tao tống mày ra vườn thú!"
Để sẵn sàng ra đi vào sáng hôm sau, họ không thể nào đóng được chiếc va li căng phồng và quyết định một người sẽ đứng lên nó trong khi người kia cố gắng thắt nó lại.
"Em yêu," Kit nói, "em trèo lên nó đi và anh sẽ thử."
Điều đó không có tác dụng. Thế là anh ta nói, "Bây giờ anh sẽ trèo lên nó và em thử."
Điều đó cũng vẫn không có tác dụng. $ketdoan $modoan
"Này," Kit nói cả hai chúng ta cùng trèo lên trên và thử."
Con vẹt giật mạnh cái khăn rơi ra và nói, "Vườn thú hay không vườn thú, điều này ta đã thấy rồi!"
Con vẹt phải đã là con đực!
Tôi bảo người đàn bà này, "Chồng bạn đúng đấy: trước khi bạn đi vào con đường của thiền bạn phải xem xét nó, bởi vì có nguy hiểm đằng trước."
Cô ấy đã không nghe tôi; cô ấy bắt đầu thiền. Bây giờ cô ấy li dị. Cô ấy tới tôi sau vài năm và nói, "Thầy đúng. Tôi càng trở nên im lặng, chồng tôi càng trở nên điên tiết với tôi. Anh ấy chưa bao giờ bạo hành thế - cái gì đó kì lạ đã bắt đầu xảy ra," cô ấy nói với tôi. "Tôi càng trở nên im lặng và yên tĩnh, anh ấy càng trở nên hung hăng hơn." Toàn thể tâm trí nam tính gia trưởng của anh ấy bị lâm nguy. Anh ấy muốn phá huỷ an bình và im lặng đã xảy ra cho người đàn bà này để cho anh ấy có thể vẫn còn cao siêu. Và bởi vì điều đó không thể xảy ra được theo cách anh ấy muốn, anh ấy đã li dị người đàn bà này.
Đó là một thế giới rất kì lạ! Nếu bạn trở nên an bình mối quan hệ của bạn với mọi người sẽ thay đổi, bởi vì bạn là một người khác. Nếu mối quan hệ của bạn có đó bởi vì khổ của bạn nó có thể biến mất.
Tôi có một người bạn. Anh ấy là giáo sư ở cùng trường đại học nơi tôi đã là giáo sư; anh ấy đã là một người lao động xã hội vĩ đại. Ở Ấn Độ, đối xử với đàn bà goá vẫn là vấn đề. Không ai muốn lấy họ, và đàn bà goá không được ủng hộ về cưới xin; điều đó dường như là tội lỗi. Và vị giáo sư này đã quyết định lấy một người đàn bà goá. Anh ấy không bận tậm liệu mình có yêu người đàn bà này hay không - điều đó là phụ, không liên quan - mối quan tâm duy nhất của anh ấy là ở chỗ cô ấy phải là goá phụ. Và anh ấy đã thuyết phục cô ấy, dần dần cô ấy sẵn sàng.
Tôi bảo người này, "Trước khi anh lấy cú nhảy, cân nhắc nó ít nhất ba ngày - đi vào trong biệt lập. Anh có yêu người đàn bà này không, hay đấy chỉ là việc phục vụ xã hội lớn lao mà anh đang làm?" Cưới người goá ở Ấn Độ được coi là điều gì đó rất cách mạng, điều gì đó triệt để. "Anh có đang cố gắng chứng minh rằng anh là nhà cách mạng không? Nếu anh cố gắng để chứng minh rằng anh là nhà cách mạng, thế thì anh nhất định gặp rắc rối đấy - khoảnh khắc anh cưới, cô ấy sẽ không còn là người goá và mối quan tâm của anh sẽ bị mất."
Anh ấy đã không nghe tôi. Anh ấy đã lấy... và sau sáu tháng anh ấy bảo tôi, "Anh đúng đấy." Anh ta khóc. Anh ta nói, "Tôi đã không thấy ra vấn đề: tôi đã yêu cảnh goá của cô ấy, không yêu cô ấy vì bản thân cô ấy, và bây giờ chắc chắc cô ấy không còn là người goá nữa."
Thế là tôi nói, "Anh làm một điều - tự tử đi! Làm cho cô ấy thành goá lần nữa, và để cho ai đó khác một cơ hội để là nhà cách mạng! Anh còn có thể làm được cái gì khác?"
Tâm trí con người ngu xuẩn thế, vô ý thức thế.
Phật nói nó trong giấc ngủ sâu, ngủ, ngáy. $ketdoan $modoan
Akal, bạn không thể buông bỏ được những thứ gây cho bạn khổ bởi vì bạn còn chưa thấy những đầu tư, bạn còn chưa nhìn sâu vào trong chúng. Bạn chưa thấy rằng có hoan lạc nào đó bạn đưa ra từ khổ của bạn.
Bạn sẽ phải vứt cả hai - và thế thì không có vấn đề gì. Thực ra, khổ và hoan lạc chỉ có thể được vứt đi cùng nhau. Và thế thì phúc lạc nảy sinh.
Phúc lạc không phải là hoan lạc, phúc lạc thậm chí không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc bao giờ cũng bị gắn với bất hạnh và hoan lạc bao giờ cũng bị gắn với đau. Vứt cả hai đi... Bạn muốn vứt khổ để cho bạn có thể hạnh phúc - điều đó là cách tiếp cận tuyệt đối sai. Bạn sẽ phải vứt bỏ cả hai. Thấy rằng chúng là cùng nhau, người ta vứt chúng đi; bạn không thể chọn một phần.
Trong cuộc sống, mọi thứ đều có sự thống nhất hữu cơ. Đau đớn và hoan lạc không phải là hai điều. Thực sự, nếu chúng ta làm ra ngôn ngữ khoa học hơn, chúng ta sẽ vứt bỏ những từ này: đau và lạc. Chúng ta sẽ làm ra một từ thôi: đau-lạc, hạnh phúc bất hạnh, ngày đêm, sống chết. Đây là từng từ một vì chúng không bao giờ tách rời được.
Và bạn muốn chọn một phần thôi: Bạn muốn chỉ có hoa hồng và không có gai, bạn muốn chỉ có ngày và không có đêm, bạn muốn chỉ có yêu và không ghét. Điều này sẽ không xảy ra đâu - điều này không phải là cách thức mọi sự đang vậy. Bạn sẽ phải vứt bỏ cả hai, và thế thì nảy sinh một thế giới khác toàn bộ: thế giới của phúc lạc.
Phúc lạc là an bình tuyệt đối, không bị quấy rối, không bị quấy rối bởi đau đớn không bị quấy rối bởi hoan lạc.
Để kỉ niệm lần thứ bốn mươi ngày cưới, Seymour và Rose trở về cùng căn phòng khách sạn tầng hai nơi họ đã trải qua tuần trăng mật. "Bây giờ," Seymour nói, "cũng giống như đêm đầu tiên, chúng ta cởi quần áo ra, vào góc phòng đối diện, tắt đèn đi, rồi chạy vào nhau và ôm nhau."
Họ cởi quần áo, đi vào các góc phòng đối diện, tắt đèn đi và chạy về phía nhau. Nhưng giác quan định hướng của họ đã cùn nhụt đi sau bốn mươi năm, cho nên Seymour bắt trượt Rose và ông ta lao thẳng qua cửa sổ. Ông ta nhào ra bãi cỏ trong sự bàng hoàng.
Seymour gõ cửa sổ hành lang để gợi sự chú ý của người tiếp tân. "Tôi bị ngã từ tầng trên," ông ta nói. "Tôi trần truồng và tôi phải trở lại phòng của mình."
"Được thôi," người tiếp tân nói, "Không ai sẽ nhìn ông đâu."
"Anh có điên không đấy? Tôi phải bước qua khu tiếp tân mà tôi lại đang trần truồng đây."
"Không ai có thể thấy ông đâu," người tiếp tân nhắc lại. "Mọi người đều ở tầng trên đang cố lôi bà già ra khỏi quả đấm cửa!"
Mọi người đều ngu xuẩn thế! Không chỉ người trẻ đâu - bạn càng già, bạn càng trở nên ngu hơn. Bạn càng kinh nghiệm nhiều, dường như bạn càng tích luỹ nhiều ngu xuẩn hơn qua cuộc sống. Thực sự hãn hữu lắm một người mới bắt đầu quan sát, nhìn nhận cuộc sống riêng của mình và hình mẫu sống riêng của mình.
Nhìn khổ của bạn là gì, ham muốn nào gây ra nó, và tại sao bạn đang níu bám lấy những ham muốn đó. $ketdoan $modoan
Và đấy không phải là lần đầu tiên mà bạn níu bám lấy những ham muốn đó đâu; đây đã từng là hình mẫu của cả đời bạn và bạn đã chẳng đạt tới đâu cả. Bạn cứ đi theo vòng tròn, bạn chưa bao giờ đi tới trưởng thành thực sự nào. Bạn vẫn còn là đứa trẻ, ngu xuẩn. Bạn được sinh ra với thông minh mà có thể làm bạn thành vị phật, nhưng nó bị mất hút vào những điều không cần thiết.
Một nông dân chỉ có hai còn bò đực già bất lực đã mua một con bò đực mới, trẻ, cường tráng. Ngay lập tức con bò mới nhảy lên hết con bò cái này tới con bò cái khác trên đồng cỏ. Sau khi quan sát điều này trong một giờ, một trong những con bò già bắt đầu gõ chân xuống đất và thở phì phì.
"Có chuyện gì thế?" con kia hỏi. "Anh mới có ý niệm gì sao?"
"Không," con bò đực thứ nhất nói, "nhưng tôi không muốn anh chàng trẻ kia nghĩ tôi là một trong những con bò cái."
Cho nên ngay cả trong tuổi già của mình  mọi người vẫn cứ mang bản ngã của họ. Họ phải giả vờ, họ phải làm bộ làm tịch, và cả đời họ chẳng là gì ngoài câu chuyện dài về khổ. Dầu vậy họ vẫn bảo vệ nó. Thay vì thực sự thay đổi nó, họ rất phòng thủ.
Akal, vứt mọi tính phòng thủ đi, vứt mọi áo giáp đi. Bắt đầu quan sát cách bạn sống cuộc sống thường ngày của mình, khoảnh khắc qua khoảnh khắc. Và bất kì điều gì bạn đang làm, đi vào những chi tiết của nó. Bạn không cần phải đi tới nhà phân tâm, bạn có thể tự mình phân tích từng hình mẫu của cuộc sống của mình - nó là quá trình đơn giản thế! Quan sát và bạn sẽ có khả năng thấy điều đang xảy ra, điều đã từng xảy ra cho tới giờ. Bạn đã từng chọn lựa, và đó đã từng là vấn đề - bạn đã từng chọn phần này chống lại phần khác, và chúng cả hai là cùng nhau.
Phật nói: đạt tới nhận biết vô chọn lựa - đừng chọn lựa chút nào. Quan sát và nhận biết mà không chọn lựa, và ông sẽ đạt tới phúc lạc, ông sẽ đạt tới thiên đường hoa sen.

Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu, Tôi là ai?
Narayano, nó là câu hỏi để được làm thành việc thiền đấy. Nó không phải là câu hỏi để được hỏi, nó là câu hỏi để được suy tư - bởi vì không ai có thể trả lời được nó cho bạn và câu trả lời của mọi người không thể trở thành câu trả lời của bạn được. Đây là một trong những câu hỏi không thực là câu hỏi mà là điều bí ẩn.
Vâng, bạn có thể cứ đi hỏi các học giả, và học giả ngu xuẩn nào đó sẽ nói, "Bạn là Thượng đế, bạn là linh hồn, bạn là thế này và bạn là thế nọ. Bạn là tâm thức vĩnh hằng, bản thể bất tử." Nhưng bạn có cho rằng những từ đó sẽ có nghĩa nào với bạn không? Chúng sẽ là những từ trống rỗng. Đây không phải là câu hỏi để được hỏi, đây là câu hỏi để được đi vào.
Raman Maharshi đã làm điều đó thành cách thiền duy nhất của mình; đó là cách thiền duy nhất ông ấy đã trao cho các đệ tử của mình - một phương pháp rất hiệu lực. Chỉ ngồi im lặng, trước hết hỏi bằng miệng, "Tôi là ai?" Và thế rồi dần dần để cho những từ này biến mất và chỉ một cảm giác còn lại, "Tôi là ai?" - chỉ là cảm giác. Và cuối cùng để cho cảm giác này cũng biến mất... một dấu hỏi không nói ra lời, không xúc động. Không phải là bạn hỏi, "Tôi là ai?" mà bạn đã trở thành bản thân dấu chấm hỏi. Ngồi im lặng, vẫn còn là dấu hỏi này, bạn sẽ đi vào trong bản thể mình, bạn sẽ biết.
Việc biết không xảy ra qua kinh sách, nó không thể được dạy. Tôi biết câu trả lời, nhưng câu trả lời của tôi là câu trả lời của tôi; nó không thể trở thành câu trả lời của bạn được. Bạn có thể lặp lại nó như vẹt, bạn có thể tin vào nó, nhưng nó sẽ không biến đổi bạn. Không thông tin nào đã từng đem tới bất kì biến đổi nào. $ketdoan $modoan
Hỏi câu hỏi này là sai: suy tư về câu hỏi này là đúng. Tôi không thể trả lời bạn là ai được, nhưng tôi có thể nói mỗi điều này: bắt đầu hỏi bản thể riêng của bạn, "Tôi là ai?" và tâm trí bạn sẽ bắt đầu cung cấp cho bạn nhiều câu trả lời. Nếu bạn là người Ki tô giáo nó sẽ cho câu trả lời Ki tô giáo, nếu bạn là người Hindu nó sẽ cho câu trả lời Hindu, nếu bạn là Phật tử nó sẽ cho câu trả lời Phật giáo. Tất cả những câu trả lời đó đều sai. Cho nên cứ nói, "Neti, neti - không thế này không thế nọ." Cứ nói, "Đây không phải là câu trả lời." Bất kì câu trả lời nào do tâm trí cung cấp cũng đều lừa dối - cảnh giác!
Khi bạn đã phá huỷ tất cả những câu trả lời do tâm trí cho và tâm trí là trống rỗng và không có câu trả lời nào được cho thêm nữa, câu trả lời sẽ nảy sinh trong bạn. Khi tâm trí dừng lại, câu trả lời nảy sinh. Nó sẽ không trong lời, nó sẽ là kinh nghiệm.
Đừng hỏi tôi, Narayano, tự hỏi bạn đi. Ngồi im lặng bất kì khi nào bạn có thể tìm thấy thời gian.
Nhưng bạn phải đang hỏi người khác câu hỏi này rồi. Mọi người cứ đi, từ thầy này sang thầy khác, hỏi cùng câu hỏi, nhận cùng câu trả lời. Câu hỏi vẫn còn ở chỗ của nó; câu trả lời không tạo ra khác biệt gì. Bạn phải đã hỏi câu hỏi này từ nhiều người rồi- việc tìm kiếm của bạn là lâu rồi. Bạn đã từng ở mọi đạo tràng và chúng tất cả đều cung cấp cho bạn các câu trả lời, và dầu vậy bạn vẫn không được thoả mãn. Khi nào bạn mới đi tới thấy ra vấn đề, rằng không câu trả lời nào được bên ngoài trao cho bạn lại có thể làm thoả mãn, nó không thể cho bạn mãn nguyện được?
Vứt câu hỏi này đi. Đừng hỏi nó, bởi vì nếu bạn hỏi ai đó, có những người sẽ trả lời đấy. Có những người sống trên câu hỏi của bạn - các bác học, các tu sĩ, các học giả, các giáo sư - toàn thể công việc của họ là cứ cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của bạn. Và bạn không thể thấy ra vấn đề sao, rằng không câu trả lời nào đã bao giờ là câu trả lời của bạn?
Đến lúc rồi, bắt đầu tự hỏi mình đi. Ít nhất thì cũng là câu hỏi này, "Tôi là ai?" phải được hỏi trong chỗ thầm kín sâu nhất của bản thể bạn. Bạn phải vang vọng với câu hỏi này. Nó phải rung động trong bạn, đập rộn ràng trong máu bạn, trong tế bào bạn. Nó phải trở thành dấu hỏi trong chính linh hồn bạn.
Và khi tâm trí im lặng, bạn sẽ biết. Không phải là câu trả lời nào đó sẽ được bạn nhận trong lời đâu, không phải là bạn sẽ có khả năng viết nó ra trong sổ tay của mình rằng "Đây là câu trả lời," không phải là bạn sẽ có khả năng nói cho bất kì ai rằng "Đây là câu trả lời." Nếu bạn có thể nói cho bất kì ai, nó không phải là câu trả lời đâu. Nếu bạn có thể viết nó ra trong cuốn sổ, nó không phải là câu trả lời. Khi câu trả lời thực xảy ra, nó có tính tồn tại tới mức nó không thể nào được diễn đạt. Hỏi người khác là ngu xuẩn. Hỏi bản thân mình là trí huệ.
Rạp xiếc đã kết thúc màn biểu diễn cuối cùng ở một thị trấn thôn quê thì một trong những con ngựa vằn lăn ra ốm. Bác sĩ thú y địa phương gợi ý cho con vật này nghỉ, cho nên ông chủ rạp xiếc dàn xếp đưa nó vào một nông trại gần đó.
Con ngựa vằn lấy cuộc sống mới bằng việc gặp gỡ tất cả các con vật ở sân nuôi gà vịt. Nó bắt gặp một con gà giò và hỏi, "Tôi là ngựa vằn, bạn là ai?"
"Tôi là gà giò," con gà nói. "Bạn làm gì?" ngựa vằn hỏi. "Tôi bới đất và đẻ trứng."
Ngựa vằn bước tới con bò cái. "Tôi là ngựa vằn.
Bạn là ai?"
"Tôi là bò cái," bò cái nói.
"Bạn làm gì?" ngựa vằn hỏi.
"Tôi ăn cỏ trên cánh đồng và cho sữa."
Ngựa vằn tiếp đó gặp bò đực. "Tôi là ngựa vằn," nó nói. "Bạn là ai?"
"Tôi là bò đực."
"Và bạn làm gì?" ngựa vằn hỏi.
"Tôi làm gì!" bò đực khụt khịt. "Sao thế, bạn trông như con lừa ngu - cởi bộ quần áo ngủ ra và tôi sẽ chỉ cho bạn!"

Ads Belove Post