Chương 2. Vào đúng khoảnh khắc

Chương 2. Vào đúng khoảnh khắc

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 11)
Chương 2. Vào đúng khoảnh khắc

Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao tôi không thể nhận tính chất sannyas? Tôi cứ nghĩ và nghĩ và nghĩ.
Richard, tính chất sannyas chẳng liên quan gì tới suy nghĩ chút nào. Đó là con đường của người điên tới chứng ngộ! Bằng suy nghĩ bạn không bao giờ đi tới quyết định khi có liên quan tới tính chất sannyas. Suy nghĩ, nhiều nhất, chỉ có thể giúp bạn trì hoãn nó, và bạn có thể cứ trì hoãn nó tới vô hạn. Suy nghĩ, thực tế, là quá trình trì hoãn.
Tính chất sannyas không phải là cái gì đó bạn có thể nghĩ về. Bạn không biết nó, bạn đã không kinh nghiệm nó. Suy nghĩ đi vào bên trong thế giới của cái đã biết; nó không có cách tiếp cận nào hướng tới cái không biết, không bắc cầu với cái không biết. Và tính chất sannyas là không biết với bạn. Bạn có thể đã thấy các sannyasin; điều đó không có nghĩa là bạn biết tính chất sannyas là gì. Bằng việc thấy người yêu bạn không thể biết tình yêu là gì. Bằng việc thấy thiền nhân bạn không thể biết thiền là gì. Có những điều chỉ được biết bằng việc tồn tại.
Tính chất sannyas không phải là hiện tượng triết lí, nó là cái gì đó có tính tồn tại. Bạn phải lấy cú nhảy... thế rồi nghĩ về sau, thế rồi nghĩ nhiều tuỳ thích, tới mãn nguyện của trái tim bạn. Nhưng một khi bạn đã nếm trải nó, thế thì không có cách nào quay lui.
Suy nghĩ là một phần của cái đầu còn tính chất sannyas xảy ra trong tim; nó là chuyện tình. Nó hoàn toàn điên, điên như tình yêu hay thậm chí còn điên hơn, bởi vì tình yêu xảy ra về mặt sinh học còn tính chất sannyas xảy ra về mặt tâm linh.
Tính chất sannyas xảy ra chỉ cho rất ít, rất hiếm người. Tình yêu là bình thường; nó xảy ra cho con vật, cho chim chóc, ngay cả cho cây cối. Nó không có gì đặc biệt. Tôn giáo là tuyệt đối siêu tự nhiên: nó vượt qua thế giới bản năng của bạn. Nhưng trái tim chúng ta không vận hành, còn cái đầu không thể làm việc được ở chỗ trái tim.
Đó là điều bạn đang làm đấy, Richard. Bạn có thể cứ làm nó, nhưng bạn sẽ không bao giờ đi tới thế giới của tính chất sannya. Cái đầu bất lực; nó không thể hành động được bởi vì nó không bao giờ tự phát. Chính chỉ là cái đầu hành động. Cái đầu chỉ phản ứng; cái đầu chỉ cứ lặp lại quá khứ. Bạn đã không là sannyasin trước đây, cho nên làm sao bạn có thể nghĩ về nó được? Bạn có thể nghĩ gì về nó? Không có cơ sở để bắt đầu.
Chỉ trái tim mới đủ dũng cảm lấy cú nhảy vào trong cái không biết, vào trong cái không quen thuộc. Nhưng với cái không quen thuộc hàng triệu khả năng mở ra. Với cái không biết bạn bắt đầu trưởng thành. Với cái biết bạn cứ đi theo vòng tròn. Có chút ít trái tim đi, đừng nhiều ý nghĩ thế.
Richard, tên của bạn nghĩa là cứng rắn. Siêu việt lên trên tính cứng, trở nên mềm mỏng thêm chút ít, nữ tính thêm chút ít, tròn trĩnh thêm chút ít đi. Mất đi vài góc nhọn sẽ cực kì có ích. Logic là cứng rắn, tình yêu là mềm mại. Logic là hình vuông, tình yêu là đường cong! Logic bao giờ cũng là kẻ hèn nhát; nó nghĩ và nghĩ trước khi nó hành động. Và, thực tế, lúc thời gian tới để hành động thì đã quá muộn rồi; khoảnh khắc đó đã qua rồi.
Cuộc sống không tĩnh tại. Nó sẽ không đứng tĩnh lặng vì bạn đâu, nó sẽ không đợi bạn đâu. Ai biết được? Ngày mai tôi có thể dừng cho tính chất sannyas - thế thì sao? Thế thì bạn sẽ lỡ tầu! Và nhớ lấy, tính chất sannyas tôi đang trao cho bạn không ai khác có thể trao cho bạn được. Thu lấy chút dũng cảm đi. Hôm nay là ngày đó rồi!
Hai bộ xương trong góc phòng đang càu nhàu về trái tim, bụi bặm, chán chường.
"Dẫu sao đi chăng nữa chúng ta đang ở đây để làm gì?" một bộ xương hỏi.
"Chết tiệt nếu tao biết," bộ xương thứ hai đáp. "tao sẽ đi ngay nếu tao có lòng."
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi sợ sống còn hơn chết. Điều đó là có thể không?
Yogananda, điều đó phải là có thể nếu nó xảy ra cho bạn! Bạn có nghĩ rằng bạn đang xoay xở làm điều không thể được không? Thực tế, đó là hiện tượng rất thông thường, chẳng có gì phi thường về nó cả - rất bình thường. Không ai sợ chết hơn sống. Sợ chết không là gì nếu so với sợ sống.
Đó là lí do tại sao hàng nghìn người quanh trái đất tự tử, và nhiều người nữa nghĩ nhiều lần trrong đời họ về tự tử. Nhiều người thử nhưng bị ngăn cản; nhiều người thử nhưng nửa vời. Nhưng rất ít người thử sống. Con số người thử sống cuộc sống còn ít hơn nhiều so với những người thử tự tử hay thực tế tự tử.
Người sống cuộc sống trở thành vị phật. Bạn có bao nhiêu chư phật? Họ có thể được đếm trên đầu ngón tay bạn. Chỉ thỉnh thoảng mới có người như Jesus, Zarathustra, Lão Tử. Hàng thế kỉ qua đi; hàng triệu người tới và đi, thế rồi chỉ có một người thực sự sống, sống đích thực, sống tới cực điểm, sống bạo dạn. Thế thì những người khác làm gì? Cuộc sống của họ không phải là cuộc sống; ngược lại, nó là việc né tránh cuộc sống thường xuyên. Họ đơn giản tự bảo vệ bản thân mình khỏi cuộc sống. Họ đang ẩn trong lỗ đen nhân danh an ninh, an toàn, thoải mái. Họ đơn giản cố gắng lảng tránh cuộc sống.
Bạn có thể quan sát bản thân mình - bạn có sống không? Bạn có thể quan sát người khác quanh bạn - họ có thực sự sống không? Mọi người chỉ trở nên nhận biết rằng họ đã sống khi họ chết. Khi cái chết gõ cửa bạn, bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết: "Trời đất, mình đã sống! Và bây giờ cái chết đã tới." Nhưng khi cái chết tới, cả triệu người cảm thấy được nhẹ gánh - nhẹ gánh nặng, về những lo âu, về sợ sống thường xuyên.
Chết không có sợ trong nó. Khi bạn không còn nữa, có thể có sợ nào được? Chết không thể làm đau bạn được - sống có thể làm đau bạn. Sống làm đau bởi vì người ta cần rất thông minh, tỉnh táo để sống. Nếu bạn sống vô ý thức, sống nhất định là kinh nghiệm đau đớn, phiền não. Sống có thể là cực lạc nữa, nhưng chỉ khi bạn tỉnh táo, nhận biết. Sống là cơ hội, nhưng nó đòi hỏi; nó là thách thức, nó là phiêu lưu, phiêu lưu từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác vào nơi chưa hề có bản đồ.
Bạn không thể là kẻ bắt chước nếu bạn thực sự muốn sống. Bạn không thể là người Ki tô giáo và người Hindu và người Mô ha mét giáo. Nếu bạn thực sự muốn sống bạn phải là bản thân mình - đơn giản là bản thân mình. Bạn không thể là bất kì ai khác được; đó là cách né tránh cuộc sống thực.
Thượng đế chưa bao giờ lặp lại. Ông ấy tạo ra từng và mọi cá nhân duy nhất, tuyệt đối duy nhất. Bạn không được chế tạo như xe hơi trên dây chuyền lắp ráp. Do đó Jesus sẽ không bao giờ có lần nữa, Krishna sẽ không bao giờ có lần nữa, dù họ đẹp đến đâu. Thượng đế không tin vào bản sao; ông ấy bao giờ cũng tạo ra các cá nhân. Ông ấy là đấng sáng tạo và không đấng sáng tạo nào muốn lặp lại.
Nhưng đó là điều bạn đã từng được bảo phải làm, và bạn đang làm điều đó. Ai đó cố gắng giống Krishna hay giống Khổng Tử hay giống Mohammed; những người này đã trở thành lí tưởng của bạn. Thế thì bạn cứ bỏ lỡ cái bạn đang là - và đó là cách duy nhất bạn có thể là. Bạn trở thành rởm. Vâng, là rởm dường như có chút ít thoải mái hơn là nguyên bản, bởi vì bạn có thể điều chỉnh theo xã hội rởm dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Khi mọi người đều giả như bạn, bạn có thể dễ dàng trở thành một phần của đám đông. Khi bạn thực và đích thực, sống cuộc sống theo cách riêng của bạn, theo ánh sáng riêng của bạn, không bản kế hoạch tổng thể nào do người khác trao cho bạn - bởi cha mẹ, bởi tu sĩ, bởi chính khách - khi bạn đang đi mọi ngày vào trong cái không biết không có ý tưởng về cái gì sẽ xảy ra, với sáng tạo lớn lao, nhạy cảm, nhận biết, nhưng không có ý thức hệ cố định; khi bạn thám hiểm những đồng cỏ mới hơn, những đỉnh mới của bản thể, thế thì chắc chắn bạn không còn là một phần của đám đông.
Và đám đông ghét cá nhân bởi lẽ đơn giản là họ khác biệt thế. Nó ghét họ bởi vì họ là người nổi dậy. Nó ghét họ bởi vì họ không thể bị bắt làm nô lệ một cách dễ dàng; thực tế, không thể nào bắt họ làm nô lệ được. Nó ghét họ vì thông minh của họ, nó ghét họ vì niềm vui của họ, nó ghét họ vì tính sáng tạo của họ. Nó muốn phá huỷ họ.
Yogananda, đó là lí do tại sao mọi người sợ sống: sống có nhiều nguy hiểm. Phần sống đầy hiểm nguy.
Người ta chẳng bao giờ biết cái gì sẽ xảy ra khoảnh khắc tiếp; mọi thứ đều có thể. Bạn không thể sống với mong đợi được bởi vì cuộc sống không có nghĩa vụ phải hoàn thành ham muốn của bạn. Bạn có thể sống với trái tim cởi mở, nhưng bạn không thể sống với mong đợi được. Bạn càng có nhiều mong đợi, bạn sẽ càng thất vọng.
Và thế rồi bạn có thể đi lạc lối. Trong chết, không ai có thể đi lạc lối; trong sống bạn có thể đi lạc lối. Trong sống bạn có thể phạm lầm lỗi, sai lầm. Thực tế, nếu bạn thực sự muốn sống bạn sẽ phải phạm nhiều lỗi và nhiều sai lầm. Nhớ lấy điều đó: đừng bao giờ sợ phạm lỗi và sai lầm; bằng không bạn sẽ bị tê liệt bởi vì sợ. Cứ phạm sai lầm và lỗi đi. Chỉ nhớ một điều: đừng phạm cùng sai lầm lần nữa. Một lần là đủ. Phát minh ra sai lầm mới, khám phá ra lỗi lầm mới! Đừng cứ rơi vào cùng rãnh - tìm ra rãnh mới! Bằng việc phạm sai lầm, bằng việc đi lạc lối, bạn trưởng thành. Đó là cách duy nhất để trưởng thành.
Sống là nguy hiểm; chết là rất ấm cúng, rất thoải mái. Nằm ra trong nấm mồ của mình, có nguy hiểm nào? Không có vấn đề gì, không lo âu. Bạn không thể phá sản, vợ bạn không thể rời bỏ bạn, bạn không thể chết thêm được nữa. Bạn an toàn thế trong chết! Sống là không an toàn - bất kì cái gì cũng có thể. Sống đầy ngẫu nhiên. Người điên nào đó có thể chặt đầu bạn...!
Tôi đã nghe:
Một nhà phân tâm lớn đang đọc, ngồi trong vườn dưới gốc cây, và con gái ông ta, mới tám, chín tuổi đang chơi với bạn trên bãi cỏ. Bỗng nhiên nó đánh vào đầu đứa bạn bằng gậy cứng tới mức máu bắt đầu chảy ra từ đầu. Nhà phân tâm chạy xô tới, nhưng trước khi ông ta có thể nói được cái gì, con gái ông ta quay sang ông ta và hỏi, "Bố ơi, bây giờ bảo con sao con lại làm điều này!"
Nó phải đã nghe lặp đi lặp lại rằng bố nó cứ đi tìm lí do cho mọi hành động, lí do vô ý thức và thế này và thế nọ, cho nên nó hỏi, "Bây giờ bảo con sao con lại làm điều này."
Sống có thể làm bất kì cái gì và bạn thậm chí không thể hỏi tại sao: bạn phải chấp nhận điều đó. Không có ai trả lời. Do đó có nỗi sợ, Yogananda. Bạn nói, "Tôi sợ sống hơn là chết."
Mọi người đều sợ sống hơn; đó là lí do tại sao mọi người chết. Mọi người chết gần như vào độ tuổi ba mươi. Tất nhiên, họ không được đưa vào nấm mồ của mình vào lúc đó; họ đi tới nấm mồ của mình quãng tuổi bẩy mươi, tám mươi. Năm mươi năm giữa cái chết của họ và việc họ vào trong nấm mồ chỉ là việc kéo lê. Chính phép màu là thấy người chết vẫn bước đi, nói, làm đủ mọi thứ. Điều đó chắc chắn là phép màu!
Yêu cuộc sống đi. Đó là lí do tại sao với tôi sống là tôn giáo duy nhất, thượng đế duy nhất. Sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó. Và cái đẹp là ở chỗ nếu bạn sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó thì không có cái chết. Thân thể nhất định chết đi một ngày nào đó, nhưng bạn không phải là thân thể. Nếu bạn đã sống cuộc sống của mình một cách toàn bộ, nếu bạn đã yêu cuộc sống của mình một cách toàn bộ, bạn đã bắt gặp điều vĩnh hằng trong mình. Đó là gặp gỡ với Thượng đế. Đó là đương đầu với chân lí siêu việt trên thời gian. Và biết nó là biết phúc lạc; biết nó là biết tất cả những cái đáng biết.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy gọi chỗ này là quán rượu ạ? Quán rượu sao? Tôi đã bị bám vào quanh quán rượu này trong hai năm và tôi vẫn không thể nào có được bia đúng!
Niranjan, Perce bước vào chỗ mà bữa tối cuối cùng đã được tổ chức, ngồi xuống bàn và nói với người phục vụ, "Cho tôi rượu scotch và soda!"
"Tôi rất tiếc, thưa ngài," người phục vụ nói, "mọi thứ chúng tôi phục vụ chỉ là rượu thôi."
"Được, cho tôi một miếng thịt nướng ngon vào khoai tây bỏ lò và salad."
"Rất tiếc, nhưng mọi thứ chúng tôi phục vụ là bánh mì thôi."
"Lạ quá! chỉ bánh mì và rượu! Anh chàng tổ chức bữa tiệc này đáng phải bị đóng đinh!"
Niranjan, xin đừng đóng đinh tôi! Đây không phải là bữa tối cuối cùng! Và nếu bạn không thể tìm được bia đúng, lí do là vì bạn không phải là người đúng. Bạn đã đầy bia rồi, làm sao có thể tìm được bia đúng? Làm sao bạn có thể xoay xở biết cái gì là đúng và cái gì là sai? Tôi không nghĩ rằng mạch máu của Niranjan có máu - chỉ toàn bia! Tới Trung tâm y tế và khám xem sao. Bạn không thể có máu trong mạch máu của mình được: bạn thực sự đầy bia!
Nếu kẻ ăn thịt người nào đó tìm thấy bạn thì họ sẽ nhảy múa vui vẻ lắm. Họ sẽ tìm ra bia đúng! Và họ sẽ không giết bạn hay nấu bạn đâu - họ sẽ nhấm nháp bạn!
Michael đón một cô tóc vàng ở quán rượu và sau vài chầu rượu họ đi về phòng khách sạn và làm tình. Vào giữa đêm Michael thức dậy ra nhà tắm và để ý rằng người đàn bà đã tháo chân gỗ ra và để nó bên cạnh giường.
Khi cô gái ngủ, Michael bắt đầu đùa với lò xo và phanh của chân gỗ đó và cuối cùng thấy mình đã làm rời chân gỗ ra và không thể nào gắn lại được nữa.
Anh ta đi vào trong phòng và dừng một người nồng nặc hơi rượu, nói, "Ông có thể giúp tôi được không? Tôi có một người đàn bà trong phòng với một chân bị rời ra và tôi dường như không thể gắn nó lại được."
"Đồ chết tiệt!" người say nói, "Tôi có một người đàn bà trong phòng tôi với cả hai chân rời ra và tôi thậm chí không thể tìm được cái phòng phải gió đó!"
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Người tìm kiếm có phải chịu khổ không tránh khỏi trên đường không?
Deva Louis, điều đó tất cả còn tuỳ. Trưởng thành trong bản thân nó không có khổ; khổ tới từ việc chống cự của bạn hướng tới trưởng thành. Khổ do bạn tạo ra bởi vì bạn chống lại liên tục, bạn không cho phép nó xảy ra. Bạn sợ đi toàn bộ với nó; bạn chỉ đi nửa vời. Do đó mới có khổ - bởi vì bạn trở nên bị phân chia, bạn trở nên chia chẻ. Một phần của bạn hợp tác và một phần của bạn chống lại nó, kháng cự lại nó. Xung đột này bên trong bạn tạo ra đau khổ.
Cho nên vứt bỏ ý tưởng này đi - nhiều người có ý tưởng đó - rằng bạn phải khổ nếu bạn định trưởng thành. Điều đó là cực kì vô nghĩa. Nếu bạn hợp tác một cách toàn bộ thì không có khổ chút nào. Nếu bạn đang trong buông bỏ, thay vì đau khổ bạn sẽ hân hoan. Mọi khoảnh khắc của nó đều sẽ là khoảnh khắc của phúc lạc và phúc lành.
Cho nên đừng đổ trách nhiệm lên sự trưởng thành. Tâm trí chúng ta rất thủ đoạn và tinh ranh: nó bao giờ cũng đổ trách nhiệm lên ai đó, lên cái gì đó; nó chưa bao giờ nhận trách nhiệm về bản thân nó. Bạn là nguyên nhân của khổ.
Nếu bạn có thể nhớ được ba điều.... Điều thứ nhất là: vứt bỏ quá khứ nếu bạn muốn trưởng thành, bởi vì chính từ quá khứ mà chống cự nảy sinh. Bạn bao giờ cũng phán xét từ quá khứ. Quá khứ không còn nữa, nó tuyệt đối không liên quan, nhưng nó cứ can thiệp. Bạn cứ phán xét theo nó; bạn cứ nói, "Cái này là đúng và cái kia là sai," và tất cả những ý tưởng đó về đúng và sai, tất cả những phán xét đó đều tới từ cái gì đó đã chết. Phần chết của bạn vẫn còn đè nặng lên bạn tới mức nó không cho phép bạn di chuyển.
Vứt bỏ quá khứ hoàn toàn đi và bạn sẽ ngạc nhiên: nhiều khổ đã biến mất.
Điều thứ hai cần nhớ là: đừng tạo ra mong đợi về tương lai. Nếu bạn mong đợi, thế thì bạn lại sẽ tạo ra khổ, bởi vì mọi sự sẽ không xảy ra theo ý bạn đâu; mọi sự sẽ xảy ra theo cái toàn thể. Sóng, con sóng nhỏ trong đại dương, không thể là nhân tố quyết định được. Đại dương quyết định; sóng phải trong trạng thái buông bỏ. Nếu sóng muốn đi sang phương đông, thế thì sẽ có rắc rối, thế thì sẽ có đau đớn. Nếu gió không thổi về phương đông, nếu đại dương không sẵn lòng, thế thì sóng sẽ làm gì? Nó sẽ khổ. Nó sẽ gọi đó là số mệnh, nó sẽ gọi đó là hoàn cảnh, điều kiện xã hội, cấu trúc kinh tế, xã hội tư bản, văn hoá tư sản, vô ý thức Freud... và bây giờ bạn sẽ gọi nó là đau đớn phát triển. Nhưng bạn đơn giản dịch chuyển trách nhiệm.
Điều thực là ở chỗ bạn khổ từ mong đợi của bạn. Khi chúng không được hoàn thành - và chúng chẳng bao giờ được hoàn thành cả - thất vọng nảy sinh, thất bại nảy sinh, và bạn cảm thấy bị bỏ mặc, cứ dường như sự tồn tại không chăm nom gì tới bạn.
Vứt bỏ mong đợi về tương lai đi. Vẫn còn cởi mở, vẫn còn sẵn có cho bất kì cái gì xảy ra, nhưng đừng lập kế hoạch trước. Đừng tạo ra ý tưởng tâm lí, cố định nào về tương lai - rằng mọi sự phải như thế này - và nhiều khổ nữa sẽ biến mất. Hai điều này là nguyên nhân gốc rễ của khổ.
Và điều thứ ba là: phong trào Tiềm năng Con người thiếu cái gì đó bản chất. Nó cố giúp bạn trưởng thành, nhưng nó lại chưa có khả năng tạo ra không gian thiền trong bạn. Cho nên có vật lộn thường xuyên, nỗ lực, ý chí, nhưng không có thảnh thơi, không có nghỉ ngơi. Do đó điều thứ ba cần được nhớ và mọi khổ sẽ biến mất: tạo ra năng lượng thiền, tạo ra không gian thiền trong bạn. Phương pháp phương Tây thiếu cái gì đó rất bản chất.
Đó là lí do tại sao ở đây trong công xã của tôi nỗ lực là để dùng mọi phương pháp phương Tây bên cạnh mọi phương pháp phương Đông. Đây có thể là chỗ duy nhất trên toàn thế giới ngày nay nơi Đông và Tây thực sự gặp gỡ, và không gặp gỡ theo cách ngoại giao như họ gặp nhau ở Liên hợp quốc. Ở đây họ thực sự hội nhập - không chính trị, không ngoại giao, bởi vì gặp gỡ ngoại giao không phải là gặp gỡ, nó chỉ là mẽ ngoài, nó là rởm. Chính gặp gỡ tình yêu đang xảy ra ở đây. Lần đầu tiên Đông và Tây ở trong chuyện tình.
Phương Tây đã phát triển vài phương pháp rất quan trọng: động thái, đương đầu, nguyên thuỷ, sinh năng và nhiều thứ khác. Phương Đông cũng đã phát triển nhiều phương pháp: ngồi thiền, Vipassana, xoáy tít Sufi, yoga, Mật tông. Cách tiếp cận của họ khác nhau, khác tới mức cả hai chỉ có một nửa của một toàn thể; do đó cả hai đều thiếu cái gì đó. Phương pháp phương Đông có thể tạo ra không gian thiền, nhưng họ làm cho bạn hướng nội tới mức bạn bắt đầu trốn khỏi cuộc sống; mọi phương pháp phương Đông đề đã chứng tỏ là kẻ trốn chạy trong quá khứ. Bạn muốn đi vào tu viện, bạn muốn đi lên Himalaya, bạn muốn đi vào hang động ở đâu đó và sống một mình. Họ dạy bạn cách ở một mình, vui vẻ một mình - nhưng thế thì cái gì đó bị lỏ lỡ.
Sống cũng là quan hệ, sống cũng là cùng nhau, sống cũng là giao cảm. Điều hay là phúc lạc khi bạn một mình, nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện; bạn cũng nên phúc lạc khi bạn ở cùng với ai đó. Và khi bạn phúc lạc với ai đó, phúc lạc đạt tới đỉnh cao hơn. Khi bạn một mình bạn giống như người độc tấu sáo; khi bạn phúc lạc với nhau trong quan hệ, âm nhạc giống dàn nhạc nhiều hơn.
Phương Tây đã tạo ra các phương pháp cho bạn sức thúc đẩy nhiều hơn tới hướng ngoại. Họ cho phép bạn dùng các phương pháp, kĩ năng để quan hệ, và để tận hưởng mối quan hệ. Chúng là các phương pháp yêu, nhưng cái gì đó bị lỡ. Bạn tận hưởng quan hệ, nhưng bất kì khi nào bạn một mình... và về bản chất bạn đều một mình. Bạn được sinh ra một mình và bạn sẽ chết đi một mình, và tại cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, bạn bao giờ cũng một mình. Cho nên trên bề mặt bạn vẫn còn hạnh phúc, nhưng sâu bên dưới dòng chảy tinh tế của khổ vẫn tiếp tục. Bạn không thể đương đầu với bản thân mình được, bạn không thể đối diện với bản thân mình, bạn không thể gặp gỡ bản thân mình.
Phương Tây đã thất bại bởi vì mọi thứ nó đã phát triển đều hướng ngoại; phương Đông đã thất bại bởi vì tất cả những điều nó đã phát triển đều hướng nội. Và con người không hướng ngoại không hướng nội.
Tôi muốn điều được nói công khai ra là phân loại của Carl Gustav Jung là tuyệt đối sai. Con người không thể bị phân chia dễ dàng thế thành các phân loại - rằng ai đó là hướng ngoại và ai đó là hướng nội - bởi vì con người là toàn bộ, một toàn thể. Con người có bên trong và con người có bên ngoài, và cả hai đều phải được nuôi dưỡng và cả hai đều phải được hoàn thành.
Cho nên nếu bạn chỉ theo phương pháp phương Tây bạn sẽ trải qua nhiều đau đớn bởi vì bạn sẽ không có khả năng tạo ra không gian thiền qua chúng. Nếu bạn chỉ theo phương pháp phương Đông bạn sẽ có khả năng tạo ra không gian thiền, nhưng bạn sẽ trở nên tuyệt đối vô dụng trong thế giới, và bạn sẽ bỏ lỡ sự giầu có tới trong giao cảm với các sinh linh khác.
Nỗ lực của tôi ở đây là để tạo ra sự tổng hợp đầu tiên giữa hướng ngoại và hướng nội và giúp con người trở nên có khả năng của cả hai, cùng nhau, đồng thời, dễ dàng chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội và từ hướng nội sang hướng ngoại tới mức không cần phân chia con người thành các phân loại như thế. Con người có thể trở nên linh động thế.
Điều đó đơn giản như khi bạn ra khỏi nhà mình: bạn không nghĩ rằng bạn đang trở nên hướng ngoại khi đi ra khỏi nhà mình. Khi bạn cảm thấy trời lạnh bên trong nhà và ngoài nhà không có mây và trời nắng, bạn bước ra, nhưng bạn không nghĩ chút nào. Bạn không quyết định, "Bây giờ mình muốn là người hướng ngoại." Hay khi mặt trời trở nên quá nóng và bạn bắt đầu cảm thấy bức, bạn không ra quyết định một cách có chủ ý, "Mình phải đi vào. Bây giờ mình muốn là người hướng nội." Không, khi mặt trời quá nóng bạn đơn giản đi vào nhà! Và khi bên trong quá lạnh bạn đi ra ngoài. Đi ra khỏi nhà hay đi vào nhà không phải là vấn đề chút nào, bởi vì bạn tự do với bên trong và bên ngoài.
Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn được tự do với bên trong và bên ngoài, bởi vì bạn không là bên trong không là bên ngoài, bạn là cái gì đó siêu việt trên cả hai. Cái bên trong và cái bên ngoài chỉ là các bộ phận của tính cách của bạn; nó là ngôi nhà trong đó bạn sống mà có cả bên ngoài và bên trong. Nhưng nhận biết của bạn không có bên trong và không có bên ngoài.
Cho nên ba điều này cần được nhớ: vứt bỏ quá khứ, vứt bỏ mong đợi tương lai, và điều thứ ba, tạo ra sự tổng hợp giữa hướng ngoại và hướng nội... và mọi khổ biến mất.
Deva Louis, khổ không phải là không thể tránh được đối với người tìm kiếm tâm linh. Khổ của bạn là vì bạn không nhận biết về trách nhiệm riêng của mình. Không phải bởi vì sự trưởng thành mà bạn khổ. Khổ của bạn là vì bạn vô ý thức về sự chống đối của mình, về khuynh hướng quá khứ của bạn, về mong đợi tương lai của bạn, và bạn vô nhận biết rằng bạn không có không gian thiền nào bên trong mình.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Liệu có thể bỏ lỡ người quí hoàn hảo không?
Điều đó là có thể không?
Prem Maitri, điều đó tuỳ thuộc vào bạn có ý thức thế nào. Nếu bạn có ý thức thì không thể bỏ lỡ được. Nếu bạn thực sự biết người quí hoàn hảo, nếu bạn nhận ra nó, nếu nó là linh ảnh riêng của bạn, hiểu biết riêng của bạn, thì không thể nào bỏ lỡ nó được. Nhưng nó có thể không như vậy. Bạn có thể đã nghe người khác nói, "Đây là người quí hoàn hảo"; điều đó có thể là hiểu biết được vay mượn. Thế thì đấy không chỉ là khả năng bỏ lỡ nó, điều tuyệt đối không tránh khỏi là bạn bỏ lỡ nó - không thể nào không bỏ lỡ nó.
Nếu bạn bắt gặp vị phật và bạn bày tỏ kính trọng chỉ bởi vì người khác đang bày tỏ kính trọng của họ, bởi vì người khác đang nói, "Ông ấy là vị phật, ông ấy đã chứng ngộ, ông ấy đã thức tỉnh," bạn sẽ lỡ. Nhưng nếu bạn cho dù có một thoáng nhìn của riêng mình vào bản thể của vị phật, chỉ chút ít hương vị môi trường của ông ấy, chỉ một kinh nghiệm nhỏ về hương thơm của ông ấy, thế là đủ; không thể nào bỏ lỡ được. Thế thì không lực nào trên thế giới có thể làm sao lãng được bạn. Nhưng nó phải là kinh nghiệm riêng của bạn. Và chúng ta vô ý thức tới mức chẳng cái gì dường như là kinh nghiệm riêng của chúng ta.
Mọi người nói rằng Jesus là Christ, cho nên bạn tin vào điều đó. Nhưng những người đã đóng đinh ông ấy, họ chẳng thể thấy được cái gì trong ông ấy cả; bằng không, bạn có cho rằng có khả năng cho họ đóng đinh một người như Jesus không? Họ đã đóng đinh ông ấy dễ dàng thế. Chẳng cảm thấy vấn đề gì; lương tâm của họ không bị quấy rối. Họ đã làm điều đó cũng như họ vẫn thường giết các tội phạm mọi năm. Ngày họ đóng đinh Jesus họ cũng đã đóng đinh hai kẻ cắp. Họ đối xử với cả ba người này theo cùng cách; thực tế, họ đối xử với kẻ cắp theo cách còn nhân đạo hơn vởi vì kẻ cắp giống họ nhiều hơn.
Hàng nghìn người đã tụ tập lại để xem. Không ai than, không ai khóc, không ai có đau đớn gì trong tim. Ngay cả các đệ tử riêng của Jesus cũng trốn hết, sợ rằng họ có thể bị bắt.
Khi mọi người đã đi rồi - khi màn trình diễn đã xong rồi - và Jesus đã gần chết trên cây thập tự, ba người lính ở đó chơi bài. Họ có bổn phận canh giữ để không ai có thể đánh cắp xác chết của Jesus. Cho nên chỉ ngồi dưới cây thập tự họ chơi bài!
Và Maitri, bạn hỏi, "Liệu có thể bỏ lỡ người quí hoàn hảo không?"
Ba người lính kia là người hệt như bạn thôi. Tất nhiên, bây giờ bạn sẽ nghĩ, "Những người lính kia phải đã hoàn toàn ngu xuẩn, những kẻ tội đồ lớn, vô ý thức, không biết điều họ đang làm - chúng ta không thể làm điều đó," bởi vì bây giờ bạn đã nghe tuyên truyền trong hai nghìn năm liên tục rằng Jesus là Christ. Nhưng người Do Thái vẫn không nghĩ rằng ông ấy là Christ; họ vẫn nghĩ rằng ông ấy là lang băm, rằng ông ấy là kẻ lừa dối, rằng ông ấy là cứu tinh giả. Tuyên truyền liên tục trong hai nghìn năm đã không ích chút nào; họ vẫn níu bám lấy ý tưởng của họ.
Bạn có cho rằng bạn sẽ nhận ra Phật không? Bây giờ, tất nhiên - bởi vì bây giờ hai mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi và Phật đã trở nên ngày càng lớn hơn, khổng lồ thế; ông ấy lừng lững trên đường chân trời như mặt trời mọc đẹp đẽ - bạn không thể nào tin được rằng mọi người có thể đã bỏ lỡ ông ấy. Nhưng họ đã bỏ lỡ ông ấy! Ngay cả bố của ông ấy cũng không thể nhận ra được rằng ông ấy đã chứng ngộ; ngay cả vợ của ông ấy cũng không thể nào nhận ra được rằng ông ấy đã chứng ngộ. Chỉ có vài người có dũng cảm nhận ra ông ấy - bởi vì nhận ra ông ấy nghĩa là bạn phải thay đổi kiểu sống của mình, nhận ra ông ấy nghĩa là bạn không thể vẫn còn như cũ chút nào. Nhận ra vị phật nghĩa là bạn đang thức dậy.
Quán cà phê lớn đang đông đúc. Một hàng người dài mang khay di chuyển chậm chạp tới quầy thì ai đó hô lên, "Cháy! Nhà McGinty cháy rồi!"
Khay đĩa vỡ lảng xoảng khi một người Italia ở đầu hàng nhảy bổ điên cuồng ra khỏi nhà hàng, chạy quanh góc phố, và sang bên kia phố, đâm sầm vào mọi người và xô ngã nhiều người khi anh ta tìm lối chạy về nhà.
Thế rồi, bất ngờ, sau khi anh ta thoát chết trong gang tấc nhiều lần, người này dừng lại, vỗ tay lên đầu và gào lên, "Này, tôi đang làm gì nhỉ? Tên tôi không phải là McGinty!"
Mọi người đang sống trong vô ý thức thế. Nói gì tới việc nhận ra vị phật? - bạn thậm chí không biết mình là ai!
Maitri, có thể bỏ lỡ người quí hoàn hảo nếu bạn không nhận biết. Nhưng nếu bạn nhận biết thì không thể nào bỏ lỡ được. Tất cả đều tuỳ thuộc vào nhận biết của bạn.
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa Thầy kính yêu,
Thượng đế có thực sự làm ra thế giới không, và chỉ trong sáu ngày?
Sujata, nhìn vào thế giới, một điều là chắc chắn: nó đã được làm ra trong vội vàng. Bất kì ai đã làm ra nó, nó trong đống lộn xộn tới mức nó phải đã được làm ra trong sáu ngày. Liệu Thượng đế có làm ra nó hay không thì tôi không thể nói được, bởi vì nếu bạn nhìn vào thế giới nó dường như giống sáng tạo của quỉ hơn là của Thượng đế!
Con người có tính phá huỷ, bạo hành, điên khùng tới mức rất không thể nào có chuyện Thượng đế đã làm ra kiểu tâm trí này. Hoặc là quỉ làm ra nó hoặc đó chỉ là lần đầu tiên Thượng đế làm ra nó cho nên ông ấy đã phạm phải nhiều sai lầm. Và ông ấy đã trở nên sợ việc sáng tạo riêng của mình tới mức ông ấy đã không thử lại nữa. Dường như ông ấy đã trốn mất rồi! Nhìn điều mình đã làm, ông ấy phải đã trở nên khiếp đảm.
Câu chuyện là ở chỗ ông ấy đã làm ra cấy cối và núi non và dòng sông và con vật. Vào ngày thứ sáu ông ấy làm ra con người và kể từ đó ông ấy đã không làm cái gì nữa. Dường như con người đã đưa ông ấy về ý thức của ông ấy: "Mình đang làm gì nhỉ?" Ông ấy đơn giản dừng lại một cách tuyệt đối.
Nhưng, Sujata, sao những câu hỏi như vậy lại làm bạn bận tâm? Nó chẳng phải là việc của bạn! Một điều là chắc chắn: bạn đã không làm ra nó, cho nên sao bạn phải lo nghĩ? Bạn không chịu trách nhiệm, tôi không chịu trách nhiệm - tôi đã không làm ra nó. Cho nên sao chúng ta phải phí thời gian của mình với nó? Có nhiều người khùng người chẳng có gì để làm - để điều đó cho họ nghĩ đi. Đây là chủ đề lớn lao; người ta có thể cứ nghĩ về chúng mãi mãi; chúng không chấm dứt. Đó là lí do tại sao triết lí bắt đầu nhưng không bao giờ chấm dứt, thượng đế học bắt đầu nhưng không bao giờ chấp dứt. Nó đi trong vòng tròn. Từng câu trả lời đều đem tới nhiều câu hỏi hơn nó trả lời.
Nếu tôi nói, "Vâng, Thượng đế đã làm ra nó," thế thì lập tức nhiều câu hỏi sẽ nảy sinh: "Tại sao ông ấy đã làm ra nó ngay chỗ đầu tiên? Sao ông ấy không hỏi chúng ta liệu chúng ta có muốn được làm ra hay không? Điều này dường như là hành độc độc đoán thế, không dân chủ chút nào - mọi người được làm ra mà thậm chí không hỏi họ! Và tại sao ông ấy làm ra kiểu thế giới này khi ông ấy là toàn năng, toàn diện, toàn thức? Ông ấy phải đã thấy điều gì sắp xảy ra, ông ấy phải thấy tương lai chứ. Ông ấy phải đã thấy rằng sẽ có Genghis Khan và Tamerlane và Adolf Hitler và Mussolini và Tojo; ông ấy phải đã thấy tất cả những người này chứ. Ông ấy phải đã thấy rằng con người sẽ đánh nhau hàng nghìn cuộc chiến tranh. Ông ấy phải đã thấy rằng chẳng chóng thì chầy con người sẽ khám phá ra bom nguyên tử và bom khinh khí và tia chết và đủ thứ linh tinh khác. Thế thì tại sao ông ấy đã tạo ra thế giới này? Ông ấy có là bạo chúa không? Ông ấy có thích thú mọi khổ sở này không? Và cả triệu người sống trong khổ thế - và ông ấy tiếp tục làm gì? Ông ấy không thể tới và giúp được sao?"
Trong kinh sách có nói... trong Shrimad Bhagavadgita, Krishna tuyên bố: Ta sẽ tới bất kì khi nào có quá nhiều khổ sở. Thế chưa đủ sao, nỗi khổ mà con người đang sống bây giờ? Khi nào ông ấy sẽ tới? Và ông ấy làm gì khi ông ấy thực sự tới? Ông ấy đã chẳng giúp người nào. Thực tế, vào thời của ông ấy đã diễn ra cuộc chiến lớn nhất ở Ấn Độ. Nếu chúng ta tin vào kinh sách, biết bao nhiêu người đã chết trong cuộc chiến đó... toàn thể Ấn Độ đã không thể chứa được nhiều người thế. Thậm chí bây giờ toàn thế giới chỉ chứa nhiều hơn ba lần. Đó phải đã là cuộc chiến nào đó! Ngày nay cuộc chiến như vậy chắc đã là còn một người trong ba người; vào những ngày đó, năm nghìn năm trước, dân số không lớn thế. Nó có thể đã là tận cùng của toàn thể nhân loại. Đó là loại giúp đỡ gì vậy?
Và Thượng đế tới trong Jesus: ngài chỉ phái đứa con duy nhất của ngài tới cứu nhân loại. Không ai dường như đã được cứu. Jesus thậm chí đã không thể cứu được bản thân mình - ông ấy đã bị đóng đinh! Vị cứu tinh bị đóng bởi những người mà ông ấy đã tới; ông ấy đã tới để cứu họ.
Cả nghìn câu hỏi sẽ nảy sinh. Bỏ những câu hỏi đó cho người điên đi.
Hai bạn tù của viện tâm thần Michigan đang tán gẫu trong phòng giải trí. Người điên thứ nhất nói, "Đừng nói với ta, ta là Napoleon!"
"Ông ngụ ý gì vậy, ông là Napoleon à?" người điên thứ hai hỏi.
"Ta bảo ông đừng nói với ta. Ta là Napoleon."
"Làm sao ông biết ông là Napoleon?" "Thượng đế bảo ta, ta là Napoleon."
Một tiếng nói nhỏ bé lanh lảnh cất ra từ góc phòng, "Ta không nói thế!"
Cứ để những vấn đề thượng đế học như thế cho lũ điên!
Một số khách thăm tới nhà thương điên được người gác đưa đi quanh.
"Ông thấy người đàn ông ở chỗ kia không?" người gác nói. "Anh ta nghĩ anh ta là Trời."
Một trong những khách thăm tiến tới người điên và hỏi, "Ông có thực sự làm ra trái đất này trong bẩy ngày không?"
Người điên cười khẩy vào ông ấy, "Ta không trong tâm trạng nói tới công việc!"
Sujata, đây không thực sự là những câu hỏi tôn giáo đâu, mặc dầu người tôn giáo đã từng nói về những câu hỏi này trong hàng thế kỉ - bởi vì tôn giáo đã từng bị người mất trí chi phối hàng thế kỉ.
Những câu hỏi tôn giáo thực liên quan tới bạn, với vô ý thức của bạn và cách biến đổi vô ý thức của bạn thành ý thức. Tôn giáo thực không phải là siêu hình; nó được bắt rễ trong tâm hồn, nó có tính tâm hồn, bởi vì tôn giáo thực nghĩa là cách siêu việt lên trên tâm trí. Chừng nào bạn chưa hiểu tâm trí bạn không thể siêu việt lên trên nó được.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa Thầy kính yêu,
"Giữ mồm miệng," thầy nói.
Khó thay! Gần như không thể được cho người Italia. Cách tiếp cận của tôi tới Bồ đề tâm trong những ngày này được chứa trong câu chuyện nhỏ này mà đã từng ám ảnh tôi trong nhiều tháng:
Có người nhỏ bé này (bất kì ai) mà tôi gặp trên phố (bất kì đâu) và người đó rất khổ, giống như mọi người ở mọi nơi... và thấy tôi sau một thời gian dài, người đó nói, "Này, anh trông khá thế!" "Hừ," tôi đáp, "tôi muốn nói cùng điều đó với anh, nhưng anh trông buồn thế!"
"Này, anh biết cuộc đời tôi đấy... Tôi cảm thấy khổ thế. Nhưng anh thì sao? Sao anh trông rạng ngời thế?"
"Thế này," tôi nói với anh ta bằng một nụ cười, "tôi đã tìm ra thầy."
"À!" anh ta nhìn tôi một cách buồn bã. "và sao anh lại không bảo tôi?"
Cho nên xin thầy, thầy và các anh chàng khác, Phật, đừng bảo tôi giữ mồm miệng. Tôi không thể chịu được anh chàng nhỏ bé cứ gõ cửa ngay cả khi tôi đang nhảy múa, và hỏi, "Sao anh không bảo tôi?"
Sarjano, bây giờ bạn đã bảo anh ấy rồi, điều gì xảy ra? Người nhỏ bé đó chưa tới tôi. Chỉ việc bạn bảo người đó thì sẽ không tạo ra khác biệt gì đâu; người đó đơn giản nghĩ rằng bạn điên.
Người khổ nghĩ rằng nếu bạn trông phúc lạc thì bạn điên. Họ không thể tin được rằng bất kì ai cũng có thể phúc lạc; điều đó ở bên ngoài việc hiểu thấu của họ. Toàn thể cuộc sống của họ là khổ thế, làm sao họ có thể tin được có khả năng nào của việc được phúc lạc? - trừ phi bạn điên. Nếu bạn bảo họ rằng bạn đã tìm thấy thầy họ có thể không nói gì trước mặt bạn, nhưng sau lưng bạn họ sẽ cười bạn; họ sẽ nghĩ cái gì đó đã đi sai. Họ sẽ không tin bạn. Làm sao người ta có thể trở nên phúc lạc bằng việc tìm ra thầy được? Họ không thể thấy ra được mối quan hệ họ hàng nào giữa vấn đề của họ và việc tìm ra thầy. Nếu vợ của họ chì chiết họ tới chết, làm sao việc tìm ra thầy sẽ thay đổi được điều đó? Bây giờ thầy sẽ chì chiết bạn còn hơn! Nếu họ khổ do ác mộng - và mọi người đều khổ từ ác mộng, ngày nọ, ngày kia - làm việc tìm ra thầy sẽ giúp được sao? Họ không thể hiểu được nghĩa nào của phát biểu này.
Tôi có thể hiểu được khó khăn của bạn, Sarjano. Rất khó giữ im lặng khi bạn biết câu trả lời, nhưng một phần của việc là Bồ tát là học nghệ thuật im lặng. Để cho họ hỏi đi hỏi lại. Để cho họ cảm thấy rằng phúc lạc của bạn không phải chỉ là cái gì đó điên rồ, rằng phúc lạc của bạn là cái gì đó thực, đích thực. Cứ để họ cảm thấy điều đó theo cách riêng của họ. Để họ tới và gõ cửa nhà bạn lặp đi lặp lại.
Chỉ vào đúng khoảnh khắc, khi bạn thấy rằng họ có thể hiểu được, khi bạn cảm thấy rằng trái tim họ cởi mở, khi bạn thấy niềm khao khát thực, niềm mong ước trong họ, khi việc tìm kiếm đã nảy sinh trong họ, chỉ thế thì mới nói với họ; bằng không bạn sẽ đơn giản làm phí hơi mình. Và nếu bạn cứ nói với mọi người và không ai lắng nghe, chẳng chóng thì chầy bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi về toàn thể sự việc.
Phật là phải - rằng anh chàng kia gần như bao giờ cũng đúng. Tất nhiên, ông ấy không nói cho người Italia! Đó không phải là vấn đề của ông ấy, đó là vấn đề của tôi! Nhưng tôi biết cách xoay xở điều đó.
Chân lí khăng khăng rằng nó phải được nói ra, mặc dầu nó không thể được nói ra - đó là điều ngược đời - nhưng nó khăng khăng rằng nó phải được nói ra.
Khi bạn biết và bạn thấy rằng người khác có thể được giúp, không thể nào cưỡng lại được cám dỗ nói cho họ - nhưng đó là phần của việc là Bồ tát.
Ai đó khác đã hỏi: "Thưa Thầy kính yêu, thầy nói năm mươi phần trăm số người trở thành a la hán và năm mươi phần trăm trở thành Bồ tát. Dầu vậy thầy nói đi nói lại rằng có nhiều nhà huyền môn mà rất ít thầy - dường như có mâu thuẫn trong đó...?"
Không có mâu thuẫn nào trong đó cả. Vâng, dường như có đấy, nhưng chỉ dường như thôi. Không phải tất cả Bồ tát đều là thầy. Bồ tát là người cố giúp người khác; thầy là người thành công trong việc giúp người khác. Chỉ cố không có nghĩa là bạn sẽ thành công. Nhiều người cố, rất ít người thành công. Bất kì ai đạt tới chân lí đều nhất định bị cám dỗ nói nó. Nếu người đó theo bản chất không phải là a la hán thì người đó sẽ cố nói nó cho từng người và mọi người, và người đó sẽ bị coi là dở hơi. Trao đổi là nghệ thuật khó, và trao đổi chân lí tối thượng là hiện tượng khó nhất trên thế giới. Thầy là người chờ cho tới đúng thời.
Nhiều người đã hỏi tôi tại sao tôi giữ im lặng mặc dầu tôi đã trở nên chứng ngộ năm 1953. Trong gần hai mươi năm tôi chưa bao giờ nói điều gì về nó cho bất kì ai, trừ phi ai đó đích thân hoài nghi về nó, trừ phi ai đó nói với tôi về hoài nghi của người đó, "Chúng tôi cảm thấy rằng cái gì đó đã xảy ra cho ông. Chúng tôi không biết nó là gì, nhưng một điều là chắc chắn: rằng cái gì đó đã xảy ra và ông không còn là cùng người như chúng tôi đang là - và ông đang che giấu điều đó."
Trong hai mươi năm đó không quá mười người đã hỏi tôi, và cho dù tôi đã né tránh họ nhiều nhất có thể được trừ phi tôi cảm thấy rằng ham muốn của họ là chính đáng. Và tôi chỉ nói với họ khi họ đã hứa giữ bí mật điều đó. Và họ tất cả đều hoàn thành điều đó. Bây giờ họ tất cả đều là sannyasin, nhưng họ tất cả đều hoàn thành điều đó, họ giữ nó là điều bí mật. Tôi nói, "Ông đợi đấy. Đợi cho đúng khoảnh khắc. Chỉ thế thì tôi sẽ công bố nó."
Tôi đã học nhiều từ chư phật quá khứ. Nếu Jesus mà giữ yên tĩnh hơn chút ít về việc là con của Thượng đế thì chắc đã ích lợi cho nhân loại hơn nhiều. Tôi đã thấy ra vấn đề là chừng nào tôi chưa dừng việc du hành trong cả nước tôi sẽ không tuyên bố về nó; bằng không tôi sẽ bị giết - bạn chắc đã không ở đây.
Có lần tôi đã chấm dứt việc du hành, trộn lẫn vào đám đông, chuyển từ thị trấn này sang thị trấn khác.... Trong hai mươi năm liên tục tôi đã di chuyển, và đã không có một vệ sĩ nào. Shiva và các võ sĩ đạo của anh ấy còn chưa tới! Và tôi thường xuyên trong nguy hiểm. Đá ném vào tôi, giầy ném vào tôi.
Tôi tới một thị trấn sau khi du hành hai mươi bốn giờ trên tàu hoả và đám đông không cho tôi xuống ga; họ buộc tôi quay về. Đánh nhau xảy ra sau đó giữa những người muốn tôi xuống tàu và những người không muốn tôi xuống, ít nhất là vào thị trấn của họ.
Nếu tôi mà công bố điều đó tôi chắc đã bị giết rất dễ dàng. Sẽ chẳng có vấn đề gì trong điều đó; nó sẽ đơn giản thế. Nhưng trong hai mươi năm tôi đã giữa tuyệt đối im lặng về điều đó. Tôi đã tuyên bố điều đó chỉ khi tôi thấy rằng bây giờ tôi đã thu thập đủ người có thể hiểu được điều đó. Tôi đã thu thập được đủ người, những người của tôi, người thuộc về tôi. Tôi tuyên bố điều đó chỉ khi tôi biết rằng bây giờ tôi có thể tạo ra thế giới nhỏ riêng của tôi và tôi không còn quan tâm tới đám đông và quần chúng và dân chúng ngu xuẩn.
Sarjano, có khó khăn đấy. Tôi có thể hiểu được khó khăn của bạn. Nhưng xin giữ cái mồm to của bạn ngậm lại - người Italy hay không Italy! Bằng không bạn sẽ đơn giản bị coi là dở hơi. Và nếu bạn không thể giữ được mồm đóng lại, thế thì tôi sẽ tuyên bố, "Anh ấy dở hơi!" Thế thì chẳng ai sẽ nghe bạn. Thế thì bạn có thể cứ nói với những người nhỏ bé này, "Tôi đã tìm thấy thầy," nhưng họ sẽ nói, "Thầy nói ông dở hơi!"
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao mọi thứ đều lộn tùng phèo ở đây?
Anurati, nó phải thế thôi bởi vì người Italia đấy!
Người ta phải tìm ra lí do nào đó....
Người Italia chết và lên Ngọc Môn tại đó anh ta được Thánh Peter đón chào và có ấn tượng với Sách Vàng. Sau khi nhìn chăm chú vào khuôn mặt nông, cằm yếu và đôi mắt gian giảo của đương đơn mới, Thánh Peter tuyên bố với giọng rền vang như sấm, "Ta tin ông không phải là người Italia?"
Giọng của Thánh Peter trở nên sang sảng, "Ông có phải là người Italia không?"
Lời đáp của người Italia thật nhu mì, "Dạ không ạ, thưa ngài, tôi là người Puerto Rico."
Thánh Peter mỉm cười. "Qua, anh bạn," ông ấy nói, "Vào đi."
Ngay cả Thánh Peter cũng sợ!
Và thế rồi có một cô gái Italia - xấu tới mức khi cô ấy đi vào phòng tất cả chuột đều nhảy lên ghế.
Người nào có thể hoài nghi rằng New York là thành phố lớn?
Người Do Thái sở hữu nó, người Ai rơ len cai quản nó - và người Italia sau năm mươi năm vẫn còn tự hỏi cái gì đã xảy ra!
Columbus tình cờ phát hiện ra châu Mĩ thế nào? Ông ấy cố gắng thoát ra khỏi Italy.
Thượng đế đã nói gì khi ngài làm ra người Italy đầu tiên?
"Cứt! Tao đéo làm nữa!"
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 3 Quay về Mục lục

Ads Belove Post