Chương 68: Hai khó khăn

Chương 68: Hai khó khăn

Price:

Read more

Osho – Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Chướng ngại cho thiền
Chương 68: Hai khó khăn

Chỉ có hai khó khăn trên con đường thiền: một là bản ngã. Bạn liên tục bị xã hội, gia đình, trường học, nhà thờ, mọi người xung quanh chuẩn bị cho bạn có bản ngã. Ngay cả tâm lí học hiện đại cũng dựa trên việc làm mạnh cho bản ngã.
Bản ngã
Toàn bộ ý tưởng của giáo dục và tâm lí học hiện đại là ở chỗ chừng nào người ta còn chưa có bản ngã rất mạnh mẽ, người đó sẽ không thể nào tranh đấu được trong cuộc sống, nơi có nhiều cạnh tranh đến mức nếu bạn là người khiêm nhường, bất kì ai cũng sẽ gạt bạn ra rìa; bạn bao giờ cũng bị tụt phía sau. Bạn cần bản ngã rất cứng rắn, mạnh mẽ để tranh đấu trong thế giới cạnh tranh này; chỉ thế thì bạn mới có thể trở nên thành công. Trong bất kì lĩnh vực nào - đấy có thể là kinh doanh, đấy có thể là chính trị, đấy có thể là bất kì nghề nghiệp nào - bạn cần tính cách rất quả quyết, và toàn bộ xã hội chúng ta ăn khớp với nhau để tạo ra cá tính quả quyết trong đứa trẻ.
Ngay từ thủa ban đầu chúng ta đã bảo nó, “Con phải nhất lớp”; khi đứa trẻ được nhất lớp, mọi người đều ca ngợi nó. Bạn đang làm gì vậy? Bạn đang nuôi dưỡng bản ngã của nó từ ngay ban đầu. Bạn đang trao cho nó tham vọng nào đó: “Con có thể trở thành tổng thống nước ta, con có thể trở thành thủ tướng nước ta.” Nó bắt đầu cuộc hành trình với những ý tưởng này, và bản ngã của nó cứ trở nên ngày càng lớn hơn khi nó thành công.
Theo mọi cách bản ngã là loại tật bệnh lớn nhất có thể xảy đến cho con người. Nếu bạn thành công, bản ngã của bạn trở nên lớn - đó là mối nguy hiểm, vì thế thì bạn sẽ phải loại bỏ tảng đá lớn ngáng con đường phát triển. Hay nếu bản ngã nhỏ, bạn không thành công, bạn đã chứng tỏ thất bại, thế thì bản ngã của bạn sẽ trở thành vết thương.
Thế thì nó bị tổn thương, thế thì nó tạo ra phức cảm tự ti - thế thì nó nữa cũng tạo ra vấn đề. Bạn bao giờ cũng sợ phải đi vào trong bất kì cái gì, ngay cả thiền, vì bạn biết bạn bị thất bại, rằng bạn sẽ làm hỏng - điều đó đã trở thành tâm trí bạn. Mọi nơi bạn đều làm hỏng, còn thiền là việc lớn đến thế... bạn không thể thành công được. Nếu bạn đi vào trong thiền với ý tưởng này - rằng thất bại chắc chắn có đấy, rằng nó là định mệnh của bạn, đó là số phận của bạn - thế thì tất nhiên bạn không thể thành công được. Cho nên nếu bản ngã là lớn, nó ngăn cản bạn. Và nếu bản ngã rất nhỏ, nó trở thành vết thương, mà nó cũng ngăn cản bạn. Trong mỗi trường hợp bản ngã là một trong những vấn đề.133
Trong bụng mẹ, mỗi đứa trẻ đều phúc lạc sâu sắc. Tất nhiên nó vô ý thức về điều đó, nó chẳng biết gì về điều đó cả. Nó là một với cái phúc lạc ấy đến mức không có người biết nào còn lại đằng sau. Phúc lạc là con người nó, và không có phân biệt giữa người biết và cái được biết. Cho nên tất nhiên là đứa trẻ chẳng nhận biết được rằng nó là phúc lạc. Bạn trở nên nhận biết chỉ khi bạn mất đi cái gì đó.
Vấn đề là thế đấy. Rất khó biết được điều gì đó nếu không mất nó, vì khi bạn chưa mất nó, bạn còn toàn bộ là một với nó. Không có khoảng cách: người quan sát và cái được quan sát là một; cái được biết và người biết là một. Mọi đứa trẻ đều trong trạng thái phúc lạc sâu sắc. Các nhà tâm lí cũng đồng ý với điều này. Họ nói rằng toàn bộ việc tìm kiếm tôn giáo chẳng là gì khác hơn là cách tìm lại bụng mẹ. Họ dùng nó như lời phê bình về tôn giáo, nhưng với tôi đấy không phải là lời phê bình chút nào cả.
Đấy đơn thuần là chân lí. Đúng đấy, việc tìm kiếm tôn giáo là cuộc tìm kiếm bụng mẹ. Cuộc tìm kiếm tôn giáo là cuộc tìm kiếm để làm cho toàn bộ sự tồn tại là bụng mẹ. Đứa trẻ tuyệt đối hài hoà với người mẹ. Đứa trẻ chẳng bao giờ ra ngoài sự hài hoà với người mẹ. Đứa trẻ không biết rằng nó là tách biệt với người mẹ. Nếu người mẹ mạnh khoẻ, đứa trẻ mạnh khoẻ; nếu người mẹ ốm yếu, đứa trẻ ốm yếu. Nếu người mẹ buồn, đứa trẻ buồn; nếu người mẹ vui, đứa trẻ vui. Nếu người mẹ nhảy múa, đứa trẻ nhảy múa; nếu người mẹ ngồi im lặng, đứa trẻ im lặng. Đứa trẻ chưa có biên giới của riêng nó. Đây là phúc lạc thuần khiết nhất, nhưng nó phải bị mất đi.
Đứa trẻ được sinh ra, và bỗng nhiên nó bị ném ra khỏi trung tâm. Bỗng nhiên nó bị bật gốc rễ khỏi đất, khỏi người mẹ. Nó mất cái neo cố định và nó không biết nó là ai. Chẳng cần gì phải biết đến điều đó khi nó là một với người mẹ. Không cần phải biết - nó là tất cả, và không cần phải biết, không có phân biệt. Không có ‘người’, cho nên không có vấn đề về ‘ta’. Thực tại là không phân chia.
Nó là adwaita - adwaita thuần khiết, bất nhị thuần khiết. Nhưng một khi đứa trẻ được sinh ra, cuống nhau bị cắt đứt và nó bắt đầu thở hơi thở riêng của nó; bỗng nhiên toàn bộ con người nó trở thành cuộc truy tìm để biết nó là ai. Điều ấy là tự nhiên. Bây giờ nó bắt đầu trở nên nhận biết về các giới hạn của mình - thân thể nó, nhu cầu của nó. Đôi khi nó hạnh phúc, đôi khi nó bất hạnh; đôi khi nó thoả mãn, đôi khi nó không thoả mãn; đôi khi nó đói và khóc và chẳng có dấu hiệu về người mẹ ở đâu cả; đôi khi nó ở bên bầu vú mẹ, lại tận hưởng là một với mẹ. Nhưng bây giờ có nhiều tâm trạng và nhiều xu thế, và nó sẽ bắt đầu, chốc lát thôi, cảm thấy phân tách. Li dị đã xảy ra; đám cưới đã tan vỡ. Nó đã hoàn toàn trong hôn nhân với mẹ; bây giờ nó bao giờ cũng tách rời. Và nó phải tìm ra nó là ai. Trong toàn bộ cuộc đời người ta cứ cố gắng tìm ra mình là ai.
Đây là câu hỏi nền tảng nhất. Trước hết đứa trẻ trở nên nhận biết về ‘của cháu’, rồi đến ‘cháu’, rồi ‘anh’, rồi đến ‘tôi’. Đây là cách thức nó xử lí. Đây đúng là thủ tục, đúng theo trình tự này. Trước hết nó trở nên nhận biết về cái ‘của cháu’. quan sát nó mà xem, vì đây là kết cấu của bạn, cấu trúc bản ngã của bạn. Trước hết đứa trẻ trở nên nhận biết về ‘của cháu’ - đồ chơi này của cháu, mẹ này của cháu. Nó bắt đầu sở hữu. Người sở hữu vào trước; việc sở hữu là rất cơ sở. Do đó tất cả các tôn giáo đều nói: trở thành vô sở hữu, vì với sở hữu, địa ngục bắt đầu.
Quan sát đứa nhỏ: rất ghen tị, sở hữu, mỗi đứa đều cố gắng vồ lấy mọi thứ từ mọi người khác và cố gắng bảo vệ đồ chơi của riêng mình. Và bạn sẽ thấy những đứa trẻ rất bạo hành, gần như dửng dưng với nhu cầu của người khác. Nếu đứa trẻ đang chơi với đồ chơi của nó và đứa trẻ khác tới, bạn có thể thấy một Adolf Hitler, một Genghis Khan, một Nadirshah. Nó sẽ bám lấy đồ chơi của mình; nó sẵn sàng đánh đấm, nó sẵn sàng đánh nhau. Đó là vấn đề lãnh thổ, vấn đề thống trị.
Sở hữu vào trước; đó là chất độc cơ bản. Và đứa trẻ bắt đầu nói, ‘Cái này của cháu.” Một khi cái ‘của tôi’ đi vào, bạn là kẻ cạnh tranh với mọi người. Một khi cái ‘của tôi’ đi vào, cuộc đời của bạn bây giờ là cuộc đời của cạnh tranh, vật lộn, xung đột, bạo hành, gây gổ.
Bước tiếp sau cái ‘của tôi’ là cái ‘tôi’. Khi bạn có cái gì đó tuyên bố là của bạn, bỗng nhiên qua tuyên bố đó nảy sinh ý tưởng rằng bây giờ bạn là trung tâm của những vật sở hữu của mình. Vật sở hữu trở thành lãnh thổ của bạn, và qua những vật sở hữu đó mà nảy sinh ý tưởng mới: ‘tôi’. Một khi bạn đã lắng xuống với ‘tôi’, bạn có thể thấy rõ ràng rằng bạn có biên giới, và những người bên ngoài biên giới đó là ‘người’. Người khác trở thành rõ ràng, bây giờ mọi thứ bắt đầu rơi sang bên. Vũ trụ là một, nó là một đơn vị. Chẳng cái gì bị phân chia cả. Mọi thứ đều được nối với mọi thứ khác; đó là việc nối chằng chịt nhau.
Bạn được nối với đất, bạn được nối với cây cối, bạn được nối với các vì sao; sao được nối với bạn; sao được nối với cây cối, với các con sông, với những rặng núi. Mọi thứ đều được liên nối với nhau. Chẳng có gì tách biệt cả; chẳng có gì có thể tách biệt cả. Tách biệt là không thể được.
Mỗi khoảnh khắc bạn đều đang thở - bạn hít vào, bạn thở ra - một cách liên tục có cây cầu với sự tồn tại. Bạn ăn, sự tồn tại đi vào trong bạn; bạn ỉa, nó trở thành phân bón - táo trên cây sẽ thành một phần trong thân thể ngày mai, và một số phần trong thân thể bạn sẽ chết và trở thành phân bón, sẽ trở thành thức ăn cho cây cối... cho và nhận liên tục. Không khoảnh khắc nào nó dừng lại cả. Khi nó dừng, bạn chết.
Chết là gì? - tách biệt là chết. Được trong thống nhất là sống, bị ra ngoài thống nhất là chết. Cho nên bạn càng nghĩ, “Ta là tách biệt,”, bạn sẽ càng ít nhạy cảm, chết, yếu đi, đờ đẫn nhiều hơn. Bạn càng cảm thấy được nối nhiều, toàn bộ sự tồn tại này là một phần của bạn và bạn là một phần của toàn bộ sự tồn tại. Một khi bạn đã hiểu rằng chúng ta là thành viên của lẫn nhau, bỗng nhiên cái nhìn thay đổi. Thế thì những cây này không còn xa lạ nữa; chúng liên tục chuẩn bị thức ăn cho bạn. Khi bạn hít vào, bạn lấy ô xi vào, khi bạn thở ra, bạn nhả các bô níc; cây hít vào các bô níc và nhả ra ô xi - có chia sẻ liên tục.
Chúng ta trong hoà hợp. Thực tại là một thể thống nhất, còn với ý tưởng ‘tôi’, ‘người’, chúng ta bị gạt ra ngoài lề thực tại. Và một khi quan niệm sai lắng đọng bên trong, toàn bộ cái nhìn của bạn trở thành lộn ngược... “Tôi’, rồi ‘người’, và thế thì suy nghĩ làm nảy sinh cái ‘tôi’. “Tôi’ là dạng vi tế nhất, cô đọng nhất của sở hữu. Một khi bạn thốt ra ‘tôi’, bạn đã phạm thượng. Một khi bạn nói ‘tôi’, bạn bị rạn vỡ hoàn toàn khỏi thực tại - không thực seự rạn vỡ, nếu không, bạn sẽ chết; nhưng trong ý tưởng của mình, bạn đã hoàn toàn bị rạn vỡ khỏi thực tại. Bây giờ bạn sẽ trong cuộc chiến liên tục với thực tại. Bạn sẽ đánh nhau với gốc rễ của riêng mình. Bạn sẽ đánh nhau với chính mình.
Đó là lí do tại sao Phật nói: “Là mẩu gỗ trôi giạt.” Bạn có thể là mẩu gỗ trôi giạt chỉ nếu bạn đã loại bỏ ý tưởng về cái ‘tôi’ - nếu không, bạn không thể nào là mẩu gỗ trôi giạt được; vật lộn sẽ còn dai dẳng. Đó là lí do tại sao nó lại trở thành khó đến thế khi bạn đến với thiền. Nếu tôi nói chỉ ngồi im lặng, bạn không thể làm được điều đó - việc đơn giản đến thế. Người ta sẽ nghĩ đấy là điều đơn giản nhất; chẳng cần gì phải dạy về nó cả. Người ta đơn thuần chỉ phải ngồi và ở đấy. Nhưng bạn không thể ngồi được vì cái ‘tôi’ không thể cho phép bạn có lấy một khoảnh khắc thảnh thơi. Một khi một khoảnh khắc thảnh thơi là được phép, bạn sẽ có thể thấy được thực tại. Một khi thực tại được thấy, cái ‘tôi’ sẽ phải bị loại bỏ. Thế thì nó không thể dai dẳng được. Cho nên cái ‘tôi’ thậm chí chưa bao giờ cho phép bạn có lấy một ngày nghỉ. Cho dù bạn có đi lên núi, tới nơi nghỉ mùa hè, cái ‘tôi’ cũng chẳng bao giờ cho phép bạn có ngày nghỉ ngay ở đấy.
Bạn mang đài, bạn mang ti vi; bạn mang tất cả các vấn đề của mình và bạn vẫn còn bận bịu. Bạn đã lên đó để thảnh thơi, nhưng bạn cứ tiếp tục toàn bộ mẫu hình của mình theo cùng cách. Bạn đâu có thảnh thơi. Cái ‘tôi’ không thể thảnh thơi được. Nó tồn tại qua căng thẳng. Nó sẽ tạo ra những căng thẳng mới, nó sẽ tạo ra những lo nghĩ mới; nó sẽ thường xuyên chế ra những vấn đề mới, nó sẽ không cho phép bạn có được nghỉ ngơi nào. Dù chỉ nghỉ ngơi một phút thôi, toàn bộ ngôi nhà của cái ‘tôi’ cũng bắt đầu đổ sập - vì thực tại đẹp đẽ thế còn cái ‘tôi’ xấu thế.
Người ta tiếp tục tranh đấu theo cách của mình một cách không cần thiết. Bạn đang tranh đấu vì những cái đang sắp sửa xảy ra theo cách của riêng nó. Bạn đang tranh đấu một cách không cần thiết. Bạn đang ham muốn những thứ đang sắp sửa là của bạn nếu bạn không ham muốn. Trong thực tế, bằng ham muốn bạn sẽ làm mất chúng. Đó là lí do tại sao Phật nói: “Nổi với dòng suối. Để cho nó đưa ông ra đại dương.” ‘Của cháu’, ‘cháu’, ‘người’, ‘tôi’ - đây là cái bẫy. Và cái bẫy này tạo ra khổ, thần kinh, điên loạn.
Bây giờ vấn đề là: đứa trẻ phải trải qua điều đó, vì nó không biết mình là ai và nó cần một loại cá tính - có thể là cá tính sai lầm, nhưng thế còn tốt hơn là không cá tính nào. Nó cần cá tính nào đó. Nó cần biết đích xác mình là ai, cho nên cái trung tâm giả kia mới được tạo ra. Cái ‘tôi’ không phải là trung tâm thực của bạn. Nó là trung tâm giả - vị lợi, giả tạo, chỉ do bạn bày đặt ra. Nó chẳng liên can gì tới trung tâm thực của bạn cả.
Trung tâm thực của bạn là trung tâm của tất cả. Cái ta đích thực của bạn là cái ta của tất cả. Tại trung tâm, toàn bộ sự tồn tại là một - hệt như nguồn gốc của ánh sáng, mặt trời, mọi tia đều là một. Chúng càng đi xa thêm, chúng càng cách xa lẫn nhau thêm.
Trung tâm thực sự của bạn không chỉ là trung tâm của bạn, nó là trung tâm của cái tổng thể. Nhưng chúng ta đã tạo ra những trung tâm nhỏ bé của riêng mình, nhân tạo, do chúng ta chế tạo ra. Có nhu cầu... vì trẻ con sinh ra không có biên giới nào, không có ý tưởng về nó là ai. Đó là sự cần thiết sống còn. Làm sao nó sống còn được? Nó phải được đặt cho một cái tên; nó phải được trao cho ý tưởng về mình là ai. Tất nhiên ý tưởng này đến từ bên ngoài: ai đó nói bạn đẹp, ai đó nói bạn thông minh, ai đó nói bạn sinh động thế. Bạn thu thập những điều mọi người nói.
Từ tất cả những điều mà mọi người nói về bạn, bạn thu thập hình ảnh nào đó. Bạn chưa bao giờ nhìn vào bản thân mình, vào bạn là ai. Hình ảnh này cứ thế mà giả tạo mãi - vì chẳng ai khác có thể biết được bạn là ai, và chẳng người nào khác có thể nói bạn là ai. Thực tại bên trong không sẵn có cho bất kì ai khác ngoại trừ bạn. Thực tại bên trong của bạn không thể thấm vào bất kì ai khác ngoại trừ bạn. Chỉ bạn mới có thể ở đó.
Cái ngày bạn hiểu được rằng cá tính của bạn là giả tạo, được gắn với nhau, rằng bạn đã thu thập ý kiến của người khác..., đôi khi cũng nên nghĩ lại; ngồi im lặng nghĩ xem bạn là ai. Nhiều ý tưởng sẽ nảy sinh. Cứ quan sát chúng từ đâu tới và bạn sẽ có thể tìm tới ngọn nguồn. Một số thứ đến từ mẹ bạn - nhiều đấy, phải đến tám mươi, chín mươi phần trăm. Cái gì đó đến từ bố bạn, cái gì đó đến từ thầy giáo phổ thông của bạn, cái gì đó đến từ bạn bè bạn, cái gì đó đến từ xã hội. Quan sát xem: bạn có thể phân chia chúng đến từ đâu. Chẳng có gì đến từ bạn cả, thậm chí một phần trăm cũng không đến từ bạn. Đây là kiểu cá tính gì thế này, mà trong đó bạn chẳng có đóng góp gì hết cả? Và bạn là người duy nhất trong thực tế có thể đóng góp vào đó một trăm phần trăm.
Cái ngày bạn hiểu được điều này, tôn giáo trở thành quan trọng. Cái ngày bạn hiểu được điều này, bạn bắt đầu tìm kiếm kĩ thuật nào đó, phương pháp nào đó để đi vào con người bên trong của mình; làm sao biết đích xác, thực sự bạn là ai. Không còn việc thu thập những hình ảnh từ bên ngoài nữa, không còn yêu cầu người khác phản chiếu thực tại của bạn nữa - mà trực tiếp đối mặt với nó, ngay lập tức; để đi vào trong bản tính của bạn, để cảm thấy nó có đấy. Cần gì phải hỏi bất kì ai nữa? Và bạn định hỏi ai? Họ cũng vô hiểu biết về chính họ. Họ chẳng biết về chính họ; làm sao họ có thể biết được về bạn?
Xem cách thức những điều này vận hành, cách thức những điều này cứ thế vận hành, cách thức những điều này cứ thế xảy ra: sai lầm này kéo theo sai lầm khác. Bạn gần như bị lừa, bị dối. Bạn bị lừa gạt, và những người đã lừa dối bạn có thể đã làm điều đó một cách không hiểu biết. Họ có thể còn bị người khác lừa dối nữa. Bố bạn, mẹ bạn, thầy bạn đã từng bị những người khác lừa dối - bố họ, mẹ họ, thầy giáo họ. Và đến lượt họ lừa dối bạn. Bạn có định làm cũng những việc đó với con bạn không?
Trong thế giới tốt đẹp hơn, nơi mọi người thông minh hơn, nhận biết hơn, người ta sẽ dạy trẻ con rằng ý tưởng cá tính là sai lầm: “Nó là cần đấy, chúng ta trao nó cho con, nhưng đấy chỉ là cho thời gian hiện nay, trước khi bản thân con khám phá ra con là ai.”
Nó sẽ không là thực tại của bạn. Và bạn càng tìm ra bạn là ai sớm chừng nào, càng tốt chừng đó. Bạn càng loại bỏ được ý tưởng này sớm chừng nào, càng tốt chừng đó - vì từ chính khoảnh khắc đó bạn sẽ thực sự được sinh ra, và bạn sẽ thật sự là thực, là chân thực. Ý tưởng mà chúng ta thu thập từ người khác tạo cho chúng ta cá tính, và tri thức mà chúng ta đi tới biết được từ bên trong cho chúng tính cá nhân. Cá tính là giả tạo, cá nhân mới là thực. Cá tính là vay mượn; thực tại, tính cá nhân, cái chân thực của bạn, không bao giờ là vay mượn cả. Không ai có thể nói được bạn là ai.
Chí ít, một điều mà không người nào khác có thể làm được - đó là, trao cho bạn câu trả lời bạn là ai. Không, bạn phải trả lời, bạn phải đào sâu vào con người riêng của mình. Hết tầng nọ đến tầng kia của cá tính, cá tính giả tạo, cần phải bị phá vỡ. Có nỗi sợ khi người ta đi vào trong bản thân mình, vì hỗn độn sẽ tới. Một cách nào đó bạn phải xoay xở với tính cách giả tạo của mình. Bạn phải thanh toán với nó. Bạn biết tên bạn là thế này thế nọ; bạn có tín nhiệm nào đó, xác nhận nào đó, bằng cấp nào đó, bậc đại học, cao đẳng, danh tiếng, tiền bạc, kế thừa. Bạn có một số cách để xác định bản thân mình. Bạn có định nghĩa nào đó - dù thế nào đi chăng nữa cũng có tác dụng, nó có ảnh hưởng. Đi vào nghĩa là loại bỏ định nghĩa có tác dụng này... sẽ có hỗn độn.
Trước khi bạn có thể đi vào trung tâm của mình, bạn sẽ phải đi qua chính trạng thái hỗn độn này. Đó là lí do tại sao có nỗi sợ. Chẳng ai muốn đi vào trong cả. Người ta cứ dạy: “Biết bản thân ngươi”; chúng ta nghe, nhưng chúng ta chẳng bao giờ nghe cả. Chúng ta chẳng bao giờ bận tâm về nó. Có ý tưởng nào đó trong tâm trí rằng hỗn độn sẽ là mất mát và bạn sẽ bị mất trong đó, bạn sẽ nhấn sâu vào nó. Bởi nỗi sợ hỗn độn đó, chúng ta cứ níu bám lấy bất kì cái gì từ bên ngoài. Nhưng điều này chỉ làm lãng phí cuộc đời bạn.134

Tâm trí huyên thuyên
Chướng ngại thứ hai cho con đường thiền là tâm trí huyên thuyên thường xuyên của bạn. Bạn không thể ngồi dù chỉ là một phút, tâm trí cứ huyên thuyên: các ý nghĩ có liên quan, chẳng liên quan, có nghĩa, vô nghĩa cứ diễn ra. Đó là luồng lưu thông thường xuyên và nó bao giờ cũng là giờ cao điểm.135
Bạn thấy đoá hoa và bạn diễn tả thành lời về nó; bạn thấy một người đi qua phố và bạn diễn tả thành lời về điều đó. Tâm trí có thể dịch mọi vật tồn tại thành lời, mọi thứ đều được biến đổi. Những lời này tạo ra rào chắn, những lời này trở thành tù túng. Luồng thường xuyên hướng về biến mọi thứ thành lời chính là rào chắn. Nó là chướng ngại cho tâm trí mang tính thiền.
Cho nên yêu cầu đầu tiên hướng tới trưởng thành thiền là phải nhận biết về diễn đạt thành lời thường xuyên của mình, và bạn phải có khả năng chấm dứt điều đó. Thấy mọi sự; đừng diễn đạt thành lời. Nhận biết về hiện diện của chúng, nhưng đừng biến chúng thành lời. Để mọi vật không có ngôn ngữ; để cho mọi người không có ngôn ngữ; để cho tình huống không có ngôn ngữ. Đấy không phải là điều không thể làm được, điều này là tự nhiên và có thể. Chính tình huống như nó hiện có bây giờ mới là nhân tạo, nó là tình huống được bịa ra, nhưng chúng ta đã trở nên quá quen với nó, nó đã trở thành máy móc đến mức chúng ta thậm chí không nhận biết được biến đổi, chuyển dịch kinh nghiệm thành lời.
Mặt trời đang lên có đấy. Bạn chẳng bao giờ nhận biết đến lỗ hổng giữa việc thấy nó và việc diễn tả bằng lời. Bạn thấy mặt trời, bạn cảm thấy nó, và ngay lập tức bạn diễn tả nó thành lời. Lỗ hổng giữa việc thấy và việc diễn tả thành lời bị mất đi; người ta chẳng bao giờ cảm thấy. Trong khoảng hở đó, trong lỗ hổng đó, người ta phải trở nên nhận biết. Người ta phải nhận biết về sự kiện rằng việc mặt trời lên không phải là lời. Nó là sự kiện, sự hiện diện, tình huống. Tâm trí tự động biến kinh nghiệm thành lời nói. Những lời này được tích luỹ và rồi đi vào giữa sự tồn tại (cái tồn tại) và tâm thức.
Thiền có nghĩa là sống không lời nói, sống không ngôn ngữ. Thế thì những điều chồng chất lên kí ức, những kí ức ngôn ngữ này, trở thành chướng ngại cho trưởng thành thiền. Thiền nghĩa là sống không lời, sống trong tình huống vô ngôn ngữ. Đôi khi điều này xảy ra một cách tự phát. Khi bạn đang yêu ai đó, điều này xảy ra.
Nếu bạn thực sự yêu, thế thì bạn cảm thấy sự hiện diện - không qua ngôn ngữ. Bất kì khi nào hai người yêu nhau thấy thân mật với nhau, họ trở nên im lặng. Không phải là không có gì để bầy tỏ; ngược lại, có tràn ngập được bầy tỏ. Nhưng lời nói, chẳng bao giờ có đấy; chúng không thể có đấy được. Chúng chỉ đến khi tình yêu đã qua đi. Nếu hai người yêu nhau mà chẳng bao giờ im lặng, nếu họ bao giờ cũng cứ nói, đấy là chỉ dẫn rằng tình yêu đã chết. Bây giờ họ đang lấp lỗ hổng bằng lời nói. Khi tình yêu còn sống, lời nói không có đó, bởi vì chính sự tồn tại của tình yêu đã tràn ngập, đã thấm nhuần đến mức hàng rào ngôn ngữ và lời nói bị vượt ra. Và thông thường, nó chỉ bị vượt qua trong tình yêu.
Thiền là cực điểm của yêu: yêu không cho riêng một người, mà yêu cho toàn bộ sự tồn tại. Với tôi, thiền là mối quan hệ sống với toàn bộ sự tồn tại bao quanh bạn. Nếu bạn có thể trong tình yêu với bất kì tình huống nào, thế thì bạn là trong thiền...
Xã hội cho bạn ngôn ngữ, nó không thể tồn tại không ngôn ngữ; nó cần tới ngôn ngữ. Nhưng sự tồn tại không cần tới ngôn ngữ. Tôi không nói rằng bạn nên tồn tại không có ngôn ngữ. Bạn sẽ phải dùng nó, nhưng cơ chế diễn tả thành lời, phải là một cơ chế mà bạn có thể bật hay tắt được. Khi bạn đang tồn tại như một con người xã hội, cơ chế ngôn ngữ là cần; không có nó bạn không thể tồn tại trong xã hội. Nhưng khi bạn một mình với sự tồn tại, cơ chế này phải tắt đi; bạn phải có khả năng tắt nó đi. Nếu bạn không thể tắt được nó đi, cơ chế này sẽ phát điên.
Nếu bạn không thể tắt được nó đi - nếu nó cứ tiếp tục mãi, và bạn không có khả năng tắt nó đi, thế thì cơ chế này sẽ choán giữ bạn. Bạn sẽ trở thành nô lệ cho nó. Tâm trí phải là công cụ, không phải là ông chủ. Nhưng nó đã trở thành ông chủ. Khi tâm trí là ông chủ, trạng thái vô thiền tồn tại. Khi bạn là ông chủ, tâm thức bạn là ông chủ, trạng thái thiền tồn tại. Cho nên thiền có nghĩa là làm chủ cơ chế, trở thành người chủ của cơ chế.
Tâm trí, và chức năng ngôn ngữ của tâm trí, không phải là cái tối thượng. Bạn còn vượt ra ngoài nó và sự tồn tại cũng ở ngoài nó. Tâm thức vượt ra ngoài ngôn ngữ; sự tồn tại nằm ngoài ngôn ngữ. Khi tâm thức và sự tồn tại là một, chúng trong chia sẻ. Trạng thái này được gọi là thiền. Chia sẻ giữa tâm thức và sự tồn tại là thiền.
Ngôn ngữ phải bị loại bỏ. Tôi không ngụ ý nói rằng bạn phải đẩy nó sang bên, rằng bạn phải kìm nén nó hay khử bỏ nó. Điều tôi muốn nói là ở chỗ cái gì đó cần tới trong xã hội đã trở thành thói quen hai mươi bốn giờ một ngày cho bạn và cái đó không cần đến như thế.
Khi bạn bước đi, bạn cần đưa chân ra nhưng chúng phải không chuyển động khi bạn ngồi. Nếu chân bạn cứ di chuyển trong khi bạn ngồi, bạn thành điên, thế thì chân thành không lành mạnh. Bạn phải có khả năng tắt chúng đi. Theo cùng cách đó, khi bạn không nói với bất kì ai, ngôn ngữ phải không có đấy. Nó là công cụ nói, kĩ thuật để trao đổi; khi bạn đang trao đổi điều gì đó, ngôn ngữ phải được dùng tới; nhưng khi bạn không trao đổi với ai, nó không nên có đó.
Nếu bạn có thể làm được điều này - và điều ấy là có thể nếu bạn hiểu nó - thế thì bạn có thể trưởng thành trong thiền. Tôi nói “bạn có thể trưởng thành” vì các quá trình cuộc sống không bao giờ là những phần thêm chết dí, chúng bao giờ cũng là quá trình trưởng thành. Cho nên thiền là quá trình trưởng thành, không phải là kĩ thuật. Kĩ thuật bao giờ cũng là chết; nó có thể được bổ sung thêm cho bạn, nhưng quá trình, bao giờ cũng sống. Nó trưởng thành, nó mở rộng.
Ngôn ngữ là cần tới, nó là cần thiết, nhưng bạn phải đừng bao giờ cứ ở trong nó mãi. Phải có những khoảnh khắc mà bạn tồn tại và không có việc diễn tả bằng lời. Khi bạn chỉ tồn tại thôi, điều đó không có nghĩa là vô vị - tâm thức có đó, và nó còn sắc bén hơn, sống động hơn, vì ngôn ngữ làm mờ xỉn tâm thức. Ngôn ngữ chắc chắn là lặp lại nhưng sự tồn tại, chẳng bao giờ lặp lại cả. Cho nên ngôn ngữ tạo ra chán. Ngôn ngữ càng quan trọng với bạn, tâm trí càng hướng ngôn ngữ nhiều hơn - bạn càng bị chán hơn. Ngôn ngữ là lặp lại, sự tồn tại không lặp lại. Khi bạn thấy hoa hồng, đấy không phải là việc lặp lại. Đấy là hoa hồng mới, hoàn toàn mới. Trước đây nó chưa bao giờ có và nó cũng chẳng bao giờ có lại nữa. Lần đầu tiên và cuối cùng, nó có đấy.
Nhưng khi chúng ta nói đây là hoa hồng, từ ‘hoa hồng’ là việc lặp lại: nó bao giờ cũng đã có đó rồi; nó bao giờ cũng sẽ có đó. Bạn đã giết chết cái mới bằng từ cũ. Sự tồn tại bao giờ cũng trẻ trung, và ngôn ngữ, bao giờ cũng già nua. Qua ngôn ngữ bạn thoát khỏi sự tồn tại, qua ngôn ngữ bạn thoát khỏi cuộc sống, vì ngôn ngữ là chết. Bạn càng dính líu nhiều với ngôn ngữ, bạn càng bị u mê bởi nó. Học giả hoàn toàn chết vì ông ấy là ngôn ngữ, lời nói và chẳng là gì khác cả. Sartre đã viết trong tự truyện của mình. Ông gọi nó là: Lời.
Thiền nghĩa là sống, sống hoàn toàn, và bạn có thể sống hoàn toàn chỉ khi bạn im lặng. Bằng cách im lặng tôi không nói là vô ý thức. Bạn có thể im lặng và vô ý thức, nhưng đấy không phải là im lặng sống - lần nữa, bạn sẽ lỡ.136
Vậy phải làm gì? Câu hỏi là có quan hệ đấy. Quan sát - đừng cố dừng lại. Không cần phải làm bất kì hành động nào chống lại tâm trí cả. Ngay chỗ đầu tiên, ai sẽ thực hiện điều đó? Đó sẽ là tâm trí đánh nhau với bản thân tâm trí. Bạn sẽ phân chia mình ra làm hai: một đằng cố cai quản hết, ngồi trên trốc, cố giết chết các phần khác của chính nó - một điều vô lí, đấy là trò chơi ngu xuẩn. Nó có thể đưa bạn tới quái đản. Đừng cố dừng tâm trí hay suy nghĩ - chỉ quan sát nó, cho phép nó thôi. Cho phép nó hoàn toàn tự do. Để nó chạy nhanh như nó muốn. Bạn đừng cố bằng bất kì cách nào điều khiển nó. Chỉ là nhân chứng. Điều đó là đẹp đẽ!
Tâm trí là một trong những cơ chế đẹp nhất. Khoa học còn chưa thể nào tạo ra được bất kì thiết bị nào như tâm trí. Tâm trí vẫn còn là kiệt tác duy nhất - phức tạp thế, mạnh mẽ vô cùng thế, với biết bao nhiều tiềm năng. Quan sát nó đi! Tận hưởng nó đi! Và đừng quan sát như kẻ thù, vì nếu bạn nhìn tâm trí như kẻ thù, bạn không thể quan sát được. Bạn đã bị định kiến; bạn đã chống lại. Bạn đã quyết định rằng cái nào đó là sai với tâm trí - bạn đã kết luận. Và bất kì khi nào bạn nhìn vào ai đó như kẻ thù, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn sâu được. Bạn chẳng bao giờ nhìn thẳng vào mắt; bạn tránh né.
Quan sát tâm trí nghĩa là: nhìn vào nó với tình yêu sâu sắc, với tôn kính sâu sắc, biết ơn - đấy là món quà của Thượng đế cho bạn! Chẳng có gì sai trong bản thân tâm trí cả. Chẳng có gì sai trong bản thân suy nghĩ cả. Nó là quá trình đẹp đẽ như các quá trình khác. Mây bay trên trời là đẹp - tại sao ý nghĩ thoáng qua bầu trời bên trong lại không đẹp? Hoa nở trên cây là đẹp - tại sao ý nghĩ nở hoa trong con người bạn lại không đẹp? Sông chảy ra đại dương là đẹp, tại sao dòng suối ý nghĩ này chạy đi đâu đấy tới địa chỉ chưa biết lại không đẹp? Chẳng lẽ nó lại không đẹp sao?
Nhìn với lòng biết ơn sâu sắc đi. Đừng là người tranh đấu mà là người yêu. Quan sát những sắc thái vi tế của tâm trí; tính khí bất thần, tính khí đẹp đẽ; bước nhảy hay tiến bộ bất thần; các trò chơi mà tâm trí cứ chơi hoài, những giấc mơ nó thêu dệt ra - tưởng tượng, kí ức; cả nghìn lẻ một phóng chiếu mà nó tạo ra. Quan sát! Đứng đó, ở cách xa, khoảng xa, trung lập, không liên can, chốc lát thôi bạn sẽ bắt đầu cảm thấy...
Khi quan sát của bạn trở thành sâu sắc hơn, nhận biết của bạn cũng trở nên sâu sắc hơn, lỗ hổng bắt đầu nảy sinh, có khoảng hở. Ý nghĩ này trôi qua, ý nghĩ khác còn chưa tới; có lỗ hổng. Đám mây này đã bay qua, đám mây khác đang tới; có lỗ hổng.
Trong những lỗ hổng đó, lần đầu tiên bạn sẽ có những thoáng nhìn về vô trí, bạn sẽ có hương vị của vô trí. Gọi nó là hương vị của Thiền, của Đạo hay Yoga. Trong những khoảng hở ngắn ngủi đó, bỗng nhiên bầu trời sáng tỏ và mặt trời toả nắng. Bỗng nhiên thế giới tràn đầy bí ẩn vì tất cả mọi rào chắn đều đã bị loại bỏ. Màn ảnh trên mắt bạn không còn đó nữa. Bạn thấy rõ ràng, bạn thấy thấu suốt; toàn bộ sự tồn tại trở thành trong suốt.
Ban đầu những khoảng hở này chỉ là những khoảnh khắc hiếm hoi, ít ỏi và cách xa nhau. Nhưng chúng sẽ cho bạn những thoáng nhìn về samadhi là gì. Những vũng im lặng nhỏ - chúng sẽ tới và chúng sẽ biến mất. Nhưng bây giờ bạn biết rằng bạn đang trên con đường phải - bạn bắt đầu quan sát nữa.
Khi một ý nghĩ thoáng qua, quan sát nó; khi một khoảng hở thoáng qua, quan sát nó. Mây đẹp; ánh nắng mặt trời đẹp. Bây giờ bạn không có tâm trí cố định; bạn không nói, “Mình chỉ thích khoảng hở.” Điều ấy là ngu xuẩn - vì một khi bạn trở nên bị gắn bó chỉ muốn có khoảng hở, bạn đã quyết định chống lại suy nghĩ. Và thế thì những khoảng hở này sẽ biến mất. Chúng xảy ra chỉ khi bạn ở rất xa, cách biệt. Chúng xảy ra, chúng không thể bị đem đến. Chúng xảy ra, bạn không thể buộc chúng xảy ra. Chúng xảy ra một cách tự phát.
Cứ quan sát đi. Để cho các ý nghĩ tới và đi - bất kì chỗ nào nó muốn tới và đi - chẳng có gì sai! Đừng cố thao tác và đừng cố lèo lái; cứ để cho ý nghĩ di chuyển hoàn toàn tự do. Và thế thì các khoảng hở lớn sẽ tới. Bạn sẽ được ân huệ với những tỏ ngộ (satoris) nho nhỏ, tỏ ngộ nhỏ. Đôi khi hàng phút trôi qua mà chẳng có ý nghĩ nào ở đó; sẽ không có giao thông - im lặng hoàn toàn, không bị quấy rối.
Khi lỗ hổng lớn hơn tới, bạn sẽ không chỉ có sáng tỏ khi nhìn vào thế giới - với lỗ hổng lớn hơn bạn sẽ có sáng tỏ mới nảy sinh; bạn sẽ có thể nhìn vào thế giới bên trong nữa. Với những lỗ hổng đầu tiên, bạn sẽ nhìn vào thế giới: cây cối sẽ xanh hơn như chúng vẫn được thấy bây giờ. Bạn sẽ được bao bọc bởi âm nhạc vô hạn - âm nhạc theo các hình cầu. Bạn sẽ bỗng nhiên trong sự hiện diện của Thượng đế - không thể nói lên được, bí ẩn, chạm vào bạn mặc dầu bạn không thể hiểu thấu được nó; bên trong bạn đạt tới và còn vượt ra ngoài. Với những lỗ hổng lớn hơn, cũng điều đó sẽ xảy ra bên trong. Thượng đế sẽ không chỉ là bên ngoài, bạn sẽ bỗng nhiên ngạc nhiên - Thượng đế cả ở bên trong nữa. Ngài không chỉ là cái được thấy, ngài còn là cả người thấy nữa - bên trong và bên ngoài. Nhưng đừng gắn bó với cả hai điều đó.
Gắn bó là thức ăn cho tâm trí tiếp tục. Chứng kiến không gắn bó là con đường để dừng nó lại mà không có nỗ lực nào để dừng nó. Và khi bạn bắt đầu tận hưởng những khoảnh khắc phúc lạc này, bạn có khả năng duy trì chúng cho thời kì dài hơn nảy sinh.
Cuối cùng, chung cuộc, một ngày nào đó bạn trở thành người chủ. Thế thì khi bạn muốn nghĩ, bạn nghĩ; nếu ý nghĩ là cần thiết, bạn dùng nó; nếu ý nghĩ không cần thiết, bạn cho phép nó nghỉ. Không phải là tâm trí đơn thuần không có đó nữa - tâm trí vẫn có đó, nhưng bạn có thể dùng nó hay không dùng nó. Bây giờ đấy là quyết định của bạn. Cũng giống như chân: nếu bạn muốn chạy, bạn dùng chúng; nếu bạn không muốn chạy, bạn đơn thuần nghỉ - chân vẫn đấy. Theo cùng cách đó, tâm trí bao giờ cũng có đó.
Vô trí không phải là đối lập với tâm trí, vô trí là vượt ra ngoài tâm trí. Vô trí không đến qua giết chết và phá huỷ tâm trí; vô trí đến khi bạn đã hiểu tâm trí một cách toàn bộ đến mức việc suy nghĩ cũng chẳng cần đến nữa. Hiểu biết của bạn đã thay thế nó.137
Xem tiếp Chương 69Quay  về Mục lục

Ads Belove Post