Chương 8. Khoảnh khắc quyết định ở trong tay

Chương 8. Khoảnh khắc quyết định ở trong tay

Price:

Read more

Osho - Thiền động (Đi tìm điều huyền bí - Tập 1)
Chương 8. Khoảnh khắc quyết định ở trong tay

Khá nhiều câu hỏi đã được nhận trong ba ngày qua, tôi muốn hôm nay trả lời ngắn gọn thật nhiều nhất trong số chúng.
Một bạn đã nói rằng khi Vivekananda hỏi Ramakrishna, "Thầy đã thấy Thượng đế chưa?" Ramakrishna trả lời lại, "Có chứ, ta đã thấy thượng đế như ta thấy ông ngay bây giờ." Và người bạn này muốn biết liệu người đó có thể đặt cùng câu hỏi đó với tôi không.
Trước hết, Vivekananda, trong khi đặt ra câu hỏi này, đã không hỏi xin phép Ramakrishna, ông ta đã đặt thẳng câu hỏi này ra. Còn bạn không làm như vậy, bạn chỉ muốn biết liệu bạn có thể làm được như vậy không. Một Vivekananda là cần để nêu ra câu hỏi này. Và nhớ lấy, câu trả lời của Ramakrishna đặc biệt ngụ ý dành cho Vivekananda, ông ấy sẽ không đưa ra cùng câu trả lời này cho bất kì ai khác.
Trong thế giới tâm linh mọi câu trả lời đều rõ ràng mang tính cá nhân, chúng được dành cho các cá nhân có liên quan. Tại đó người trả lời, dĩ nhiên là quan trọng, nhưng người được trả lời cũng không kém phần quan trọng. Người cho là có ý nghĩa, nhưng người nhận, người phải hiểu nó, cũng không kém phần quan trọng.
Rất nhiều người yêu cầu tôi chạm vào họ để cho họ có cùng kinh nghiệm mê say như Vivekananda đã được Ramakrishna chạm tới. Nhưng họ không biết tại sao hàng nghìn người khác, những người mà Ramakrishna đã chạm vào, đã không trải qua cùng kinh nghiệm đó. Để Vivekananda có kinh nghiệm này, Ramakrishna chỉ được năm mươi phần trăm công lao thôi, năm mươi phần trăm kia thuộc về Vivekananda. Đó là công việc năm mươi năm mươi.
Và cũng không nhất thiết là kinh nghiệm này sẽ xảy ra nếu Ramakrishna đã chạm vào Vivekananda vào một ngày khác. Nó đã xảy ra trong một khoảnh khắc đặc biệt, cho nên khoảnh khắc này cũng quan trọng. Bạn không là cùng một người cả hai mươi bốn giờ một ngày. Trong quá trình hai mươi bốn giờ bạn biến thành bất kì số người nào, như vậy. Trong một khoảnh khắc đặc biệt... Vivekananda hỏi, "Thầy đã thấy Thượng đế chưa?" Những lời này đơn giản thế. Điều đó đối với chúng ta dường như chúng ta hiểu điều Vivekananda đang hỏi. Nhưng không, chúng ta không thực hiểu đâu.
Câu hỏi "Thầy đã thấy Thượng đế chưa?" không đơn giản thế, mặc dầu trên bề mặt dường như là ngay cả học sinh lớp một cũng có thể hiểu nó. "Thầy đã thấy Thượng đế chưa?" thực sự là câu hỏi khó. Và Ramakrishna không đơn thuần trả lời câu hỏi của Vivekananda, ông ấy thực sự đáp ứng lại khao khát của Vivekananda, đam mê của ông ấy. Người đã thức tỉnh không trả lời câu hỏi của bạn, họ đáp ứng lại khao khát của bạn, đam mê của bạn. Vivekananda với toàn bộ khao khát của ông ấy, toàn bộ thèm khát của ông ấy về Thượng đế đã đi vào câu hỏi này, và Ramakrishna đơn giản đáp ứng cho người đứng đằng sau câu hỏi này.
Một sáng đẹp trời, Phật tới thăm một làng và ai đó hỏi, "Có Thượng đế không?" Và Phật nói, "Không, không có Thượng đế." Đến giữa ngày một người khác tới ông ấy và nói, "Tôi nghĩ không có Thượng đế. Thầy phải nói gì về điều đó?" Và Phật trả lời, "Thượng đế có chứ." Đến tối người thứ ba nói với ông ấy, "Tôi không biết liệu Thượng đế có hay không. Thầy nói gì?" Với người này Phật nói, "Tốt hơn cả là im lặng đi; đừng nói có hay không."
Một đệ tử của Phật, người đi cùng ông ấy trên chuyến du hành, rất sửng sốt khi ông ta nghe ba câu trả lời khác nhau của thầy mình cho cùng một câu hỏi. Thế là trước khi đi ngủ buổi đêm ông ấy bảo Phật, "Tôi rất đỗi ngạc nhiên bởi những câu trả lời của thầy tới mức tôi dường như phát điên mất. Trong câu trả lời cho cùng một câu hỏi liệu Thượng đế có hay không thầy nói 'không' vào buổi sáng, 'có' vào buổi trưa, và 'chẳng có chẳng không' vào buổi tối."
Phật nói với người đó, "Không câu trả lời nào được trao cho ông cả; chúng đã được dành cho những người có liên quan, những người đã nêu ra câu hỏi của mình. Chúng chẳng liên quan gì tới ông cả. Sao ông nghe chúng? Làm sao ta có thể trả lời cho ông khi ông đã không hỏi những câu hỏi này? Cái ngày ông đem câu hỏi của mình tới thì ông cũng sẽ có câu trả lời." Đệ tử này nói, "Nhưng dẫu sao đi chăng nữa tôi đã nghe câu trả lời rồi."
Thế là Phật nói, "Những câu trả lời đó được ngụ ý dành cho người khác, và chúng hợp với những nhu cầu khác nhau của họ. Người tới gặp ta vào buổi sáng là người tin, người hữu thần, và anh ta muốn rằng ta phải xác nhận niềm tin của anh ta. Anh ta không biết liệu có Thượng đế hay không. Anh ta chỉ muốn thoả mãn bản ngã mình rằng ta cũng hỗ trợ cho niềm tin của anh ta. Anh ta đã tới để kiếm hỗ trợ của ta, xác nhận của ta. Do đó ta nói, 'Không, không có Thượng đế đâu.' Do vậy ta đã làm anh ta choáng tới tận gốc rễ. Anh ta đã không biết Thượng đế; nếu anh ta thực sự biết, anh ta đã không đến ta. Anh ta không biết tìm kiếm xác nhận từ tri thức của mình. Cho dù cả thế giới có phủ nhận Thượng đế, anh ta sẽ nói, 'Có Thượng đế; vấn đề phủ nhận đơn giản không nảy sinh.' Nhưng người này vẫn còn đang truy tìm, tìm kiếm; anh ta không biết theo cách riêng của mình. Đó là lí do tại sao ta phải nói không với anh ta. Thực tế anh ta đã dừng việc tìm kiếm, và ta đã phải cho anh ta cú ngạc nhiên choáng váng để cho anh ta bắt đầu tìm kiếm lại. Người đã tới với ta vào buổi trưa là người không tin, người vô thần; anh ta tin rằng không có Thượng đế. Với anh ta, ta nói, 'Có Thượng đế.' Anh ta nữa, đã dừng việc tìm kiếm; anh ta cũng muốn rằng ta phải xác nhận niềm tin vô thần của anh ta. Còn người tới vào buổi tối thì không hữu thần không vô thần. Cho nên sẽ không thích hợp mà gắn anh ta với bất kì niềm tin nào, bởi vì cả có và không đều gắn với nhau. Cho nên ta đã bảo anh ta rằng nếu anh ta muốn câu trả lời đúng, thì anh ta tốt hơn cả là giữ yên tĩnh và không nói có hay không. Và khi có liên quan tới ông, câu hỏi không nảy sinh, bởi vì ông vẫn còn chưa hỏi câu hỏi của mình."
Tôn giáo là chuyện riêng tư cao độ. Nó cũng giống như tình yêu. Nếu, từ tình yêu, ai đó nói điều gì đó cho người yêu, thì điều đó không cần phải phát thanh ở bãi chợ. Đó là chuyện hoàn toàn thân mật và cá nhân. Và nó mất hết mọi ý nghĩa của nó một khi bạn mang nó ra công cộng. Theo cùng cách này các chân lí tôn giáo đều mang tính cá nhân cao, chúng được truyền cho cá nhân này từ cá nhân khác; chúng không phải là cái gì đó ném theo gió.
Cho nên hỏi câu hỏi đó đi, và hỏi điều bạn cần phải hỏi, nhưng chỉ khi bạn trở thành một Vivekananda, khi bạn có cùng đam mê và mãnh liệt như ông ấy có.
Nhưng một Vivekananda không hỏi xin phép, ông ấy hỏi thẳng câu hỏi của mình.
Một thời gian ngắn trước đây tôi đã ở một thị trấn nơi một thanh niên tới tôi và hỏi liệu anh ấy có nên trở thành sannyasin không. Tôi bảo anh ấy, "Chừng nào bạn cảm thấy thích tư vấn người khác, đừng nhận tính chất sannyas; bằng không bạn sẽ ăn năn. Và sao bạn lôi tôi vào rắc rối này? Điều đấy là để cho bạn quyết định chứ. Cái ngày bạn cảm thấy rằng bạn không thể trì hoãn được nó cho dù cả thế giới có chen vào đường của bạn, ngày đó sẽ là ngày điểm đạo của bạn để mang tính sannyas. Chỉ thế thì tính chất sannyas mới có thể mang lại kết quả và vui mừng, không trước đó." Rồi anh ta hỏi, "Thế về thầy thì sao?" Tôi nói, "Tôi chẳng bao giờ đi tư vấn ai cả. Ít nhất trong cuộc đời này tôi đã không tư vấn ai cả. Và nếu tôi phải tư vấn chút nào, tôi sẽ tư vấn bản thể bên trong riêng của tôi. Sao đi tư vấn người khác? Và làm sao bạn có thể tin cậy vào điều người khác nói? Bạn không thể dựa vào lời khuyên của người khác được.
Bất kì điều gì bạn làm, bạn không thể phụ thuộc vào điều người khác khuyên bạn làm."
Và liệu có gì khác biệt nếu tôi nói rằng có Thượng đế? Điều đó có tạo ra khác biệt gì cho bạn khi bạn đọc nó trong cuốn sách mà Ramakrishna đã bảo với Vivekananda, "Ta thấy Thượng đế còn sinh động hơn là ta thấy ông"? Bạn có thể viết ra cuốn sách khác nói rằng bạn đã hỏi tôi và tôi nói, "Có, có Thượng đế. Và tôi thấy Thượng đế còn rõ ràng hơn tôi thấy bạn." Điều đó có tạo ra khác biệt không? Cho dù cả nghìn cuốn sách nói rằng có Thượng đế, điều đó tất cả đều vô ích. Chừng nào câu trả lời rằng có Thượng đế chưa tới từ bản thể bên trong của bạn, tất cả mọi câu trả lời từ người khác đều sẽ không ích lợi gì cả. Câu trả lời vay mượn sẽ không có tác dụng. Việc vay mượn có thể có ích trong mọi bước đường khác của cuộc sống, nhưng nó sẽ không có tác dụng trong hoàn cảnh về Thượng đế. Cho nên tại sao bạn hỏi tôi? Và làm sao câu trả lời có hoặc không của tôi có thể có ích được cho bạn? Nếu bạn phải hỏi một chút gì, hỏi bản thân mình đi. Và nếu câu trả lời không mà tới từ bạn, thế thì coi nó là định mệnh bắt buộc nó vậy. Thế thì đợi nó một cách im lặng; và sống không có câu trả lời, sống với việc không biết. Nếu bạn có thể sống với việc không biết, thế thì một ngày nào đó câu trả lời sẽ tới trên con đường của bạn.
Và tất cả mọi câu trả lời đều nằm bên trong chúng ta, chỉ nếu chúng ta biết cách hỏi đúng, chỉ nếu chúng ta biết nghệ thuật đặt câu hỏi đúng. Và nếu chúng ta không biết cách đặt câu hỏi đúng và cứ đi hỏi cả thế giới, điều đó sẽ hoàn toàn vô ích. Khi một người như Vivekananda hỏi một câu hỏi và Ramakrishna trả lời nó, không phải là câu trả lời của Ramakrishna giúp đỡ cho Vivekananda. Vivekananda hỏi với khao khát mãnh liệt đến mức câu trả lời của Ramakrishna thậm chí dường như không là của Ramakrishna, mà là của riêng ông ấy, tới từ bản thể bên trong nhất của ông ấy. Đó là lí do tại sao nó có ích, bằng không thì nó chẳng có ích. Khi một người hỏi ai đó một câu hỏi nảy sinh từ rất sâu trong bản thể mình, và sự khẩn thiết của nó tới mức người ta có thể đánh cược cả đời mình cho nó, thế thì câu trả lời nhận được trở thành câu trả lời riêng của người ta, nó không là câu trả lời của người khác nữa. Thế thì người khác chỉ là tấm gương cho người đó, phản xạ câu trả lời riêng của người đó. Nếu Ramakrishna nói, "Có, có Thượng đế," điều đó không thực là câu trả lời của Ramakrishna; ông ấy chỉ phản xạ lại bản thể bên trong của Vivekananda. Và bởi lí do này nó trở thành câu trả lời đích thực, dường như ông ấy đã nghe tiếng vọng riêng của mình, tiếng nói của bản thể bên trong nhất của riêng mình được vọng qua Ramakrishna. Với Vivekananda, Ramakrishna đường như không là gì ngoài tấm gương.
Vivekananda đã đặt cùng câu hỏi này cho người khác trước khi ông ấy tới Ramakrishna. Người đó là Maharshi Devendranath, ông của nhà thơ vĩ đại Rabindranath Tagore. Ông ấy được  gọi là Maharshi Devendranath - nhà tiên tri lớn - và ông ấy hay dành cả đêm trên con thuyền trên sông Hằng và làm sadhana của mình - thực hành tâm linh - tại nơi ẩn cư. Vào giữa đêm, bóng tối của trăng hạ huyền, Vivekananda bơi qua sông và trèo vào chiếc thuyền của ông ấy, tròng trành từ đầu nọ tới đầu kia. Vivekananda đẩy cửa vẫn đóng hờ và đi vào trong cabin. Trời tối và Devendranath đang ngồi với mắt nhắm trong suy tư. Vivekananda nắm lấy cổ áo ông ta và lay ông ta. Devendranath thất kinh khi thấy một thanh niên, ướt sũng, bỗng nhiên đi vào trong cabin của mình giữa đêm khuya vắng. Cả con thuyền tròng trành. Ngay khi ông ấy mở mắt ra, Vivekananda trút luôn câu hỏi của mình vào ông ấy, "Tôi ở đây để hỏi liệu có Thượng đế hay không." Devendranath đầu tiên bảo anh ta hãy thảnh thơi và rồi ông ấy cảm thấy lưỡng lự về câu hỏi của người thanh niên này. Bạn có thể hình dung hoàn cảnh khó khăn của người đang giữa đêm thanh vắng bỗng nhiên bắt gặp một thanh niên không quen biết tới chỗ ẩn cư đơn độc của mình bằng việc bơi qua sông và quát vào mình câu hỏi, "Có Thượng đế không?" theo một cách dường như anh ta đang chĩa súng vào ông ấy. Cho nên ông ấy nói, "Đợi một chút và thảnh thơi đi. Và trước hết cho ta biết anh là ai và anh đem cái gì tới đây. Vấn đề là gì?" Và ngay lập tức Vivekananda thả tay nắm cổ áo ông ấy ra, rời khỏi căn phòng và nhảy tùm xuống nước. Khi maharshi hô lên với anh ta, "Nghe đây, anh thanh niên," Vivekananda hô lại, "Lưỡng lự của ông đã nói mọi điều rồi, và bây giờ tôi đi đây."
Lưỡng lự thực sự đã nói mọi điều. Devendranath lưỡng lự nhiều tới mức ông ấy trì hoãn câu hỏi thực "Có Thượng đế hay không". Về sau ông ấy thú nhận rằng ông ấy đã thực sự bối rối bởi vì trước đây chưa bao giờ ông ấy phải đương đầu với câu hỏi này theo cách thức kì cục thế. Trong các cuộc họp công cộng và trong đền chùa và đền hồi giáo mọi người đã hỏi ông ấy các câu hỏi về Thượng đế và tôn giáo và ông ấy đã giải thích cho họ Veda, Upanishad và Gita đã nói gì về điều đó. Cho nên tự nhiên ông ấy phải bước lùi lại trước cách thức hỏi của Vivekananda. Về sau ông ấy thú nhận rằng ông ấy đã thực sự trong tình huống lúng túng, ông ấy không thể nghĩ nổi cái gì khi người thanh niên này đã bắn câu hỏi này vào ông ấy. Và ông ấy cũng nói rằng, "Khi người thanh niên này đã đi rồi, lần đầu tiên tôi biết lưỡng lự của tôi là tôi đã không có câu trả lời."
Cho nên hỏi câu phải hỏi của bạn, nhưng chỉ khi bạn được chuẩn bị cho nó. Tới tôi khi các bạn sẵn sàng hỏi câu hỏi và nhận câu trả lời. Bởi vì vấn đề sẽ không dừng lại với một mình câu trả lời cho câu hỏi. Sau khi Ramakrishna đã trả lời cho ông ấy, Vivekananda không còn là điều ông ấy vẫn là trước khi nêu ra câu hỏi này. Ông ấy đã đi tới lúc đầu là Narendranath và sau câu trả lời của Ramakrishna ông ấy đã biến thành Vivekananda. Hỏi bạn điều cần thiết, nhưng thế thì bạn sẽ phải được chuẩn bị cho thay đổi triệt để thế, thay đổi của toàn thể cuộc đời bạn. Và bạn có thể có câu trả lời. Nhưng nhớ lấy, Narendranath đã không trở về nhà là Narendranath, bởi vì khi Ramakrishna nói, "Có Thượng đế, và ta thấy ông ấy còn rõ ràng hơn ta thấy ông; vì có lúc ta có thể nói rằng ông là không thực, nhưng ta không thể nói như vậy đối với Thượng đế," Vivekananda đã không nói, "Vâng thưa thầy, câu trả lời của thầy là tốt, và tôi đang định trích dẫn thầy trong bài báo trả lời của tôi." Ông ấy đơn giản không thể về nhà như ông ấy đã từng là; câu trả lời đó đã kết liễu ông ấy như ông ấy đã từng là; Narendranath đã bị kết thúc.
Các bạn có thể có câu trả lời; tôi sẽ không có khó khăn gì với bất kì điều gì trong việc trao cho bạn câu trả lời. Nhưng chính bạn mới là người thực sự khó khăn. Cho nên hãy tới khi bạn cảm thấy đam mê thế về nó. Và điều đó sẽ là hay nếu bạn tới theo cách kì cục, trong đêm khuya thanh vắng và túm lấy cổ áo tôi. Nhưng nhớ lấy, vào lúc bạn túm lấy cổ áo tôi, bạn sẽ bị sa vào lưới của tôi, và thế thì bạn không thể chạy thoát được. Đó không phải là thảo luận học thuật nơi vấn đề kết thúc với hỏi và trả lời. Điều đó không là gì cả. Đó là vấn đề của sống và chết; bạn sẽ phải đánh cược chính bản thân cuộc sống của mình.
Một bạn khác hỏi: khi chúng tôi gieo hạt mầm, phải mất thời gian cho nó mọc lên. Còn thầy nói con người là hạt mầm, hạt mầm của tính thượng đế, và rằng con người có thể mọc lên trong tính thượng đế ngay chính khoảnh khắc này, ngay lập tức. Xin thầy giải thích điều dường như mâu thuẫn này?
Chắc chắn là tôi nói điều đó đấy. Khi chúng ta gieo hạt mầm, nó cần thời gian để mọc lên. Nhưng thực sự nó không cần thời gian để mọc, nó cần thời gian chỉ để làm tan rã và tan biến như hạt mầm. Việc mọc xảy ra trong khoảnh khắc; hạt mầm bùng nổ thành việc mọc cây. Nhưng cần thời gian, tất nhiên, cho hạt mầm để tan rã và tan biến như hạt mầm. Cho nên tôi không nói rằng các bạn không thể cần thời gian để làm tan biến như một bản ngã, mà tôi nói rằng Thượng đế không bao giờ cần thời gian cả, ngài tới trong khoảnh khắc. Chẳng hạn, nếu chúng ta đun sôi nước, phải mất thời gian để đạt tới điểm sôi, để được sôi lên ở một trăm độ. Nhưng một khi nước chạm tới điểm sôi, nó biến thành hơi nước chẳng mất thời gian nào. Đó là cú nhảy; ngay khi nước đạt tới điểm sôi, nó lấy cú nhảy; nó biến mất là nước, trở thành hơi. Không phải là nước sẽ biến thành hơi dần dần, từng mẩu một; không, nó biến thành hơi trong một cú, trong một cú nhảy. Tất nhiên, nước cần thời gian để đạt tới điểm sôi. Nó vẫn là nước cho tới khi nó chạm tới điểm không quay lại - một trăm độ. Cho dù tại chín mươi chín độ, nó vẫn còn dưới dạng nước.
Thượng đế là sự bùng nổ - bước nhảy. Ngài là điểm bùng phát. Chừng nào bạn còn chưa đạt tới điểm đó, bạn vẫn còn là một con người, cho dù nỗ lực của bạn, giống như nước, đã đạt tới chín mươi chín độ. Khi bạn đạt tới điểm sôi, bạn sẽ biến thành Thượng đế. Nơi bạn kết thúc, Thượng đế bắt đầu.
Cho nên tôi nói, nó có thể xảy ra vào chính khoảnh khắc này. Tôi ngụ ý gì bởi khoảnh khắc này? Nó ngụ ý rằng nếu chúng ta đã được chuẩn bị để đi tới điểm sôi, thì điều đó có thể xảy ra trong khoảnh khắc. Chẳng phải đã lâu rồi chúng ta đều trong vạc dầu đó sao? Hết kiếp nọ tới kiếp kia chúng ta đã cố gắng để được đun nóng lên theo cách thức thiêng liêng, và chúng ta đã không đạt tới một trăm độ. Bạn cần thêm bao nhiêu thời gian nữa? Bạn chưa lấy đủ thời gian sao? Không, chúng ta đã dùng đủ thời gian rồi; nhưng chúng ta không biết nghệ thuật đun nóng và đạt tới điểm sôi. Ngay cả khi chúng ta đạt tới chín mươi chín độ, chúng ta lập tức quay lại và bắt đầu nguội đi, bởi vì chúng ta sợ một trăm độ. Tôi đã để ý điều đó trong việc thiền bao nhiêu người trong các bạn quay lại sau khi đạt tới chín mươi chín độ.
Điều đáng ngạc nhiên là làm sao những điều tầm thường lặt vặt làm bạn quay lại. Dường như bạn đã định quay lại rồi. Điều đó cũng giống như một người lên tàu hoả để đi Bombay, và thấy hai người đang to tiếng nói chuyện với nhau và người đó từ bỏ cuộc hành trình của mình và trở về nhà lấy cớ là cuộc nói chuyện to quá của hai người kia đã làm nhiễu loạn anh ta và anh ta không đến được Bombay. Hiển nhiên là người này không muốn tới Bombay, vì nhiễu loạn như vậy là không thể tránh khỏi trong cuộc hành trình kiểu như thế này. Nếu người ta phải tới Bombay người đó cứ đi mặc cho những nhiễu loạn tí ti như vậy; người đó không bao giờ từ bỏ cuộc hành trình của mình. Thay vì thế những nhiễu loạn trên đường khích lệ người đó đi nhanh hơn để cho người đó không phải nghe những chuyện tán gẫu vô ích.
Nhưng người ta từ bỏ thiền bởi những lí do rất tầm thường. Người ta từ bỏ bởi vì ai đó kéo họ lại một chút, hoặc chạm vào người họ hoặc ai đó ngã ra đất và bắt đầu khóc. Dường như người đó muốn từ bỏ và do vậy chờ đợi bất kì cái cớ nào để hạ thấp nhiệt tình của mình. Thậm chí một tiếng hét nhỏ cũng trở thành cái cớ lớn cho người đó dừng không thiền thêm nữa. Tiếng hét có liên quan gì tới bạn? Và người đó không biết mình đang bị mất gì, mình đang phải trả giá gì cho những cái cớ lặt vặt đó. Và người đó cũng không biết mình đang nói gì.
Một thời gian ngắn trước đây một người bạn đã gặp tôi trên đường và nói, "Xin thầy yêu cầu những người này ở đây đừng bị kích động nhiều quá, yêu cầu họ chơi nó với âm điệu thấp hơn, bằng không tình huống bùng nổ có thể được tạo ra. Hai người đang thiền bỗng nhiên thành trần truồng." Anh ta nói điều đó khá đáng yêu: rằng người nào đó bực mình bởi vì hai người đã lột quần áo của họ ra, và do vậy tôi nên kìm họ lại.
Mọi người đều trần truồng bên trong quần áo của mình và không ai bực mình về điều đó cả. Bên trong quần áo tất cả chúng ta đều trần truồng và không ai bị quấy rầy cả. Nhưng mọi người đều bị quấy rầy bởi hai người cởi quần áo của họ ra trong khi thiền. Đó là điều nực cười thế. Có thể hiểu được nếu ai đó đã cởi quần áo của bạn ra và bạn tức giận. Nhưng sao bạn tức giận về ai đó cởi quần áo riêng của họ ra? Tức giận là được nếu ai đó đã cướp quần áo của bạn, mặc dầu điều đó nữa cũng là vô nghĩa. Jesus đã nói, "Nếu ai đó lấy đi của ông chiếc áo choàng, cho người đó cái áo sơ mi nữa. Có thể, người đó không thể lấy nữa được bởi vì xấu hổ." Việc phản đối của người đó là được biện minh nếu ai đó đã vứt bỏ áo choàng của mình. Nhưng sao người đó làm mất trí của mình nếu ai đó cởi áo choàng của riêng mình ra? Dường như là người đó chỉ đợi cơ hội ai đó cởi áo choàng của mình ra và người đó làm dịu đi nỗ lực của mình và đổ mọi oán trách lên người kia.
Điều đáng ngạc nhiên là làm sao ai đó định ở trần mà quấy rối việc thiền của bạn được, chừng nào bạn còn chưa quan sát chặt chẽ người đó làm như vậy. Bạn có thiền không hay làm cái gì vậy? Trong thực tế, bạn phải không biết ai cởi quần áo của người đó và điều đang xảy ra xung quanh bạn. Bạn phải làm việc thiền của mình và vẫn còn giới hạn vào bản thân mình. Hay bạn phải quan tâm tới điều người khác làm? Bạn là thợ giặt hay thợ may mà bạn quan tâm nhiều thế tới quần áo của người khác vậy? Lo lắng của bạn là không có cơ sở và vô nghĩa.
Và người cởi quần áo của mình... nghĩ về điều đó. Bạn sẽ biết điều đó nếu bạn được yêu cầu tụt quần áo của bạn ra. Thế thì bạn sẽ biết rằng người ta có những lí do lớn lao để cởi quần áo mình ra; cái gì đó phải đã xảy ra cho người đó để làm như vậy. Có lẽ bạn sẽ không làm điều đó cho dù người ta cho bạn một trăm nghìn ru pi tiền thưởng. Và người này đã cởi quần áo của mình mà chẳng được cúng tặng như vậy, và bạn bực mình một cách không cần thiết. Một lí do mạnh mẽ nào đó phải đã nảy sinh, nhắc nhở người đó làm như vậy. Chúng ta vẫn còn chưa biết cách nhìn và hiểu cuộc sống với sự thông cảm và chăm nom.
Khi Mahavira cởi bỏ quần áo của mình lần đầu tiên, ông ấy bị nhận gạch và đá. Còn bây giờ ông ấy được tôn thờ. Và những người tôn thờ ông ấy đang bán quần áo khắp mọi nơi. Các tín đồ của Mahavira tất cả đều là nhà buôn quần áo. Điều này thật lạ thế. Và chính những người này đã ném đá vào ông ấy. Và để chuộc lỗi về điều đó họ bây giờ bán quần áo để cho không ai bị hướng theo việc ở trần. Các nhà buôn quần áo đều là tín đồ của Mahavira còn bản thân ông ấy thì sống trần. Khi ông ấy cởi bỏ quần áo của mình, ông ấy đã bị đuổi ra khỏi hết làng nọ tới làng kia. Không một làng nào cho ông ấy trú ngụ. Bất kì nơi đâu ông ấy tới, ông ấy đều bị đuổi đi bởi vì ông ấy trần truồng. Và bây giờ ông ấy được yêu mến và tôn thờ - ông ấy, người đã bị từ chối cho trú ngụ - không chỉ trong một làng hay nhà trọ, ông ấy còn không được phép có chỗ trú ngụ ngay cả ở vùng đất hoả táng bên ngoài làng và là nơi xác chết được đem thiêu. Chó hoang được thả ra đuổi ông ấy để cho ông ấy không tới gần làng. Cái gì có đó gây rắc rối cho mọi người? Chẳng có gì ngoại trừ rằng Mahavira đã vứt bỏ quần áo của mình.
Điều đáng ngạc nhiên là đơn thuần vứt bỏ quần áo về phần một người ... Lí do có thể là gì? Nỗi sợ đằng sau điều đó là gì? Nỗi sợ là thực sự khủng khiếp. Chúng ta trần trụi bên trong, chúng ta hoàn toàn bị thoái hoá và nghèo nàn trong bản thể mình tới mức như cảnh tượng về khu chợ trơ trụi - trơ trụi được gắn chặt với nghèo nàn và nghèo khó - nhắc nhở chúng ta về thoái hoá và nghèo nàn bên trong của riêng chúng ta. Không có lí do nào khác hơn điều này.
Và nhớ lấy, tính trần truồng là một điều và tính trần trụi là một điều hoàn toàn khác. Nhìn vào Mahavira không ai có thể nói rằng ông ấy trần truồng cả, ông ấy trông đẹp thế. Và chừng nào còn có liên quan tới chúng ta thì chúng ta trông trần truồng và xấu xí ngay cả trong những bộ áo quần đẹp nhất của mình.
Bạn đã quan sát cẩn thận những người cởi quần áo của họ trong khi thiền chưa? Bạn không dám, mặc dầu bạn phải đã lén nhìn vào họ lúc này lúc khác, bằng không thì bạn đã không tức giận về điều đó và nghĩ về tình huống bùng nổ nảy sinh từ nó. Cùng người bạn đó đã viết cho tôi rằng đàn bà đặc biệt bị quấy rối bởi sự việc này. Điều đó nghĩa là gì? Họ ở đây chỉ để quan sát nếu ai đó cởi quần áo mình ra sao? Họ ở đây để thiền; thay vì họ lén nhìn người khác. Họ đã từ bỏ việc nhớ tới mình, họ đã dừng việc quan sát bản thân mình thay vì vậy họ làm bận rộn mình với việc nhìn xoi mói và rình mò vào những người trần trụi. Thế thì tình huống này nhất định mang tính bùng nổ. Ai yêu cầu bạn để mắt tới họ? Bạn có mắt của mình được bịt kín. Làm sao điều đó thành vấn đề nếu ai đó ở trần? Khi có liên quan tới người ở trần, người đó đã không quan sát bạn chút nào. Nếu một người cởi trần mà tới tôi và phàn nàn rằng sự hiện diện của đàn bà rất gây ngượng nghịu cho người đó, thì điều đó còn thể hiểu được. Điều kì lạ là đàn bà thấy họ trong trạng thái bùng nổ bởi vì anh ấy. Tâm trí bạn chắc lấy làm vui sướng nếu chỉ bạn mới nhìn anh ta một cách cẩn thận. Thế thì được nhiều thứ; tâm trí bạn sẽ cảm thấy sung sướng và nhẹ gánh. Điều đó sẽ tạo ra khác biệt lớn cho bạn. Nhưng dường như là chúng ta quyết tâm tránh xa tất cả những cái thực sự có lợi. Và có lẽ chúng ta khao khát chuốc lấy thảm hoạ. Và không có kết thúc cho niềm tin và quan niệm điên khùng của chúng ta.
Một thời điểm tới trong quá trình thiền, và nó tới theo cách không cưỡng lại được với một số người, khi họ phải cởi quần áo mình ra. Và họ cởi quần áo ra với việc cho phép của tôi. Cho nên nếu bạn muốn bùng nổ, tốt hơn cả bạn nổ vào tôi. Mọi người để trần thân thể mình ở đây đều đã có phép của tôi. Tôi đã đồng ý với hành động của họ. Họ tới tôi và nói rằng trong quá trình thiền họ cảm thấy rằng nếu họ không cởi quần áo ra thì cái gì đó bên trong họ sẽ bị chặn lại. Và tôi đã yêu cầu họ cứ tiến lên mà không cần quần áo. Và đó là điều phải liên quan tới họ, chứ không tới bạn. Cho nên tại sao bạn lo nghĩ về điều đó? Và nếu bất kì ai nhiếc móc họ về điều này, người đó đã làm một việc rất sai. Bạn không có quyền làm như vậy.
Bạn nên hiểu rằng sẽ tới một khoảnh khắc của hồn nhiên khi nhiều điều trở thành cản trở cho tâm trí hồn nhiên. Quần áo bao gồm một trong những ức chế mạnh nhất của con người; chúng tạo nên điều sâu nhất trong những điều kiêng kị. Chúng biểu thị cho một trong những thói quen cổ nhất và hằn sâu nhất của con người. Và một khoảnh khắc tới trong cuộc sống xã hội của chúng ta khi những quần áo chúng ta trở thành biểu tượng cho toàn thể nền văn minh của chúng ta. Nhưng điều đúng tương đương là một khoảnh khắc tới với một số người, không phải cho tất cả mọi người, khi họ cảm thấy như trọng lượng không cần thiết của tâm trí.
Phật mặc quần áo trong cả đời mình, và Jesus cũng vậy. Nhưng Mahavira đã vứt bỏ chúng. Và đã xảy ra việc một người đàn bà dám làm như vậy, như Mahavira, mặc dầu đàn bà vào thời của Mahavira đã không thể dám thế. Mahavira có một số rất lớn các đệ tử nữ, họ còn đông hơn các đệ tử nam. Trong số các đệ tử của ông ấy chỉ có mười nghìn đàn ông và có tới bốn mươi nghìn đàn bà. Nhưng không một đệ tử nữ nào của ông ấy có thể thu được dũng cảm để cởi bỏ quần áo. Đó là lí do tại sao Mahavira đã phải nói rằng những người đàn bà đó phải được sinh ra lần nữa, bởi vì chừng nào họ còn chưa lấy hoá thân thành nam giới thì họ không thể đạt tới được moksha hay giải thoát. Bởi vì người còn sợ việc cởi bỏ quần áo sẽ rất sợ cởi bỏ thân thể. Do đó Mahavira phải đặt ra một luật rằng tự do là không thể có được qua hoá thân nữ giới; đàn bà phải lấy hoá thân nam giới cho ý định này. Không có lí do nào khác cho luật này.
Nhưng cũng đã có những người đàn bà bạo dạn nữa: một người như vậy là Lalla ở Kashmir. Nếu Mahavira mà gặp Lalla thì ông ấy sẽ không đặt ra nguyên tắc như vậy. Lalla ở Kashmir đích xác giống hệt Mahavira; nếu bạn hỏi một người Kashmiri về bà ấy thì người đó sẽ nói, "Chúng tôi ở Kashmir chỉ biết hai cái tên: Allah và Lalla; chỉ hai cái tên thôi." Lalla đã sống trần, và toàn thể Kashmir ngưỡng mộ và yêu mến bà ấy. Trong sự trần trụi của bà ấy mọi người lần đầu tiên thấy cái đẹp và sự hồn nhiên mà đơn giản phi thường. Bà ấy toả ra sự hồn nhiên và niềm vui sướng của trẻ thơ. Nếu Mahavira gặp bà ấy, thì ông ấy đã cứu được vết nhơ dính vào ông ấy. Có vết nhơ trên Mahavira, và đó là ở chỗ ông ấy nói tự do là không thể được qua hoá thân nữ giới. Nhưng Mahavira không chịu trách nhiệm về điều đó, thực sự những người đàn bà quanh ông ấy mới đáng nhận sự trách móc. Thấy họ ông ấy nói, "Làm sao đàn bà có thể vứt bỏ được gắn bó của họ với thân thể nếu gắn bó của họ với quần áo còn mạnh thế? Níu bám của họ vào quần áo bên ngoài mạnh đến mức không thể trông đợi họ gạt bỏ níu bám của mình vào quần áo bên trong, chính là thân thể."
Tôi không yêu cầu các bạn cởi quần áo của mình, nhưng nếu ai đó làm điều đó thì chẳng có lí do gì để cấm người đó bất kì cái gì. Nếu thậm chí trong một trại thiền chúng ta không thể cho phép tự do này - rằng người ta có thể tự do tới mức độ này, nếu người đó quyết chí, thế thì sẽ không thể nào tìm ra tự do này ở bất kì đâu khác trên thế giới này. Và trại thiền được ngụ ý dành cho người tìm kiếm, không cho khán giả. Tại đây chừng nào người ta không chen vào đường của người khác, người đó được quyền theo tự do tuyệt đối của mình. Nếu ai đó xâm phạm vào tự do của bạn, rắc rối bắt đầu, và bạn có lí do để phàn nàn. Nếu ai đó bắt đầu ở trần và đánh vào bạn, nếu người đó làm bạn bị thương, có mọi lí do để kìm người đó lại. Nhưng chừng nào người đó đang làm điều gì đó với bản thân mình, làm việc riêng của mình, bạn không là ai để mà can thiệp vào chuyện của người đó và bạn không có quyền đưa ra bất kì phản đối nào.
Điều chúng ta coi là nhiễu loạn đối với thiền là rất buồn cười. Nếu ai đó ở trần, việc thiền của nhiều người khác bị làm hỏng. Điều không tốt là cứ cố giữ việc thiền què quặt, việc thiền yếu đuối và nhu nhược như thế này. Giá trị của nó là gì? Điều này, rằng nếu người ta không cởi quần áo của mình thì bạn đã làm được nó rồi. Nhưng điều đó là không thể được. Không, bạn phải gạt bỏ những vấn đề nhỏ mọn đó đi, những vấn đề quá mức nhỏ mọn. Sadhana, hay việc theo đuổi tâm linh, là vấn đề của lòng dũng cảm lớn lao. Tại đây chúng ta phải tự mình cởi bỏ hết tầng nọ đến tầng kia, như chúng ta bóc hành. Theo nghĩa sâu sắc nhất của nó sadhana là việc đương đầu với sự trần trụi bên trong nhất của người ta. Không nhất thiết phải cởi bỏ quần áo, nhưng với một số người, đôi khi tình huống có thể nảy sinh khi sẽ cần phải làm như vậy. Và nhớ rằng bạn không thể nghĩ về tình huống này từ bên ngoài được; mà bạn cũng không có quyền để phán xét liệu nó đúng hay không đúng, cũng không bàn tán về nó. Bạn là ai để làm như vậy? Làm sao bạn chen vào việc này? Và làm sao bạn có thể biết về nó được? Bạn có cho rằng những người đuổi Mahavira ra khỏi làng họ là những người độc ác không? Không, họ cũng văn minh và văn hoá như bạn vậy và, giống bạn, họ nghĩ rằng vì ông ấy ở trần nên ông ấy không có chỗ trong họ.
Nhưng chính điều không may là ở chỗ mọi lần chúng ta đều lặp lại cùng sai lầm. Người bạn gặp tôi trên phố đã nói bằng tình yêu và sự thông cảm rằng tôi nên kìm những người này lại đừng để cởi trần ra, bằng không thì việc tham dự vào việc thiền của chúng ta ở Bombay sẽ sụp đổ nhanh chóng. Thì cứ để cho nó sụp đổ đi; cứ để cho không một ai tới cả! Không có nhu cầu chút nào để những người sai tới thiền. Với tôi sẽ chẳng có khác biệt gì nếu chỉ một người đến. Cũng người bạn đó nói rằng đàn bà sẽ tránh xa hoàn toàn; không người nào trong số họ sẽ dự trại nữa. Thì cứ để họ tránh xa ra. Ai bảo họ đến trại này? Đấy là để cho họ quyết định, và quyết định cho chính họ. Và nếu họ chọn tham dự, thì họ có thể làm như vậy theo điều kiện của tôi. Trại này không thể được tổ chức theo điều khoản của họ. Và ngày tôi sẽ tổ chức trại theo điều khoản của bạn, sẽ là tốt nếu các bạn không tham dự nó chút nào. Thế thì tôi sẽ không dùng bất kì cái gì cho bạn cả.
Trại thiền sẽ được cai quản theo điều khoản của tôi. Tôi không tới vì các bạn, mà tôi cũng không thể hướng tôi theo ước muốn của các bạn. Các bạn không thể chỉ đạo và ra lệnh cho tôi được. Các guru, các bậc thầy, những người không còn nữa, trở nên được nhiều người ưa chuộng sau khi họ đã chết và đã qua đời bởi chính lí do là các bạn có thể thao túng và quản lí họ tuỳ ý bạn, họ không thể làm được điều gì cả. Nhưng nếu bậc thầy còn sống, thầy nhất định là khó khăn cho bạn. Đó là lí do tại sao một Mahavira sống bị đánh và một Mahavira chết được tôn thờ trên khắp thế giới. Bậc thầy sống chuyên gây rắc rối phiền hà, bởi vì bạn không thể chặn thầy được, bạn không thể kiểm soát được thầy.
Trong mắt tôi không có lí do nào khác cho việc tới của bạn có tính hợp thức nào ngoại trừ một lí do. Và người tới và người không tới đều không quan trọng gì với tôi cả. Tôi muốn rằng bất kì ai tới cũng đều phải tới với hiểu biết đầy đủ tại sao người đó tới và để làm gì.

Một bạn hỏi: xin thầy giải thích đầy đủ sahaja yoga - vô nỗ lực, tự nhiên và yoga tự phát - nghĩa là gì?
Sahaja yoga là môn yoga khó nhất, bởi vì chẳng có gì khó hơn việc là sahaja - vô nỗ lực, tự nhiên và tự phát. Ý nghĩa của sahaja là gì? Sahaja nghĩa là: để cho bất kì cái gì xảy ra cứ xảy ra, đừng kháng cự lại nó. Bây giờ một người đã trở nên trần trụi; điều này có thể là tự nhiên và dễ dàng cho người đó để là vậy. Nhưng trong thực tế nó đã trở thành khó thế. Mang tính sahaja nghĩa là tuôn chảy như không khí và nước, và không cho phép trí năng chen vào giữa đường của bất kì cái gì đang xảy ra.
Ngay khi trí năng chen vào đường, ngay khi nó can thiệp vào, chúng ta dừng là sahaja, tự nhiên, và bắt đầu là asahaja, phi tự nhiên. Ngay khi chúng ta quyết định cái gì phải là và cái gì không phải là, thì chúng ta lập tức bắt đầu phi tự nhiên. Và chúng ta trở thành tự nhiên khi chúng ta chấp nhận cái xảy ra, cái đang đó.
Cho nên điều đầu tiên cần hiểu là ở chỗ sahaja yoga là yoga khó nhất. Đừng nghĩ rằng nó rất dễ dàng như thuật ngữ này gợi ý. Có quan niệm sai rằng sahaja yoga là cách thức dễ dàng của sadhana hay kỉ luật tâm linh. Mọi người trích dẫn Kabir: "Sadho, sahaj samadhi bhali; Hỡi người tìm kiếm, cực lạc tự nhiên là điều tốt nhất." Tất nhiên, nó là điều tốt nhất, nhưng nó cũng là điều rất khó. Bởi vì không cái gì khó hơn đối với con người là tự nhiên. Con người đã trở thành phi tự nhiên, con người đã du hành đi xa khỏi việc là tự nhiên đến mức bây giờ thật dễ dàng cho con người phi tự nhiên và rất khó để là tự nhiên.
Nhưng thế thì chúng ta phải hiểu đôi điều trong hoàn cảnh này, bởi vì điều tôi đang dạy chính là bản thân sahaja yoga.
Áp đặt học thuyết và giáo điều lên cuộc sống là làm suy đồi cuộc sống. Nhưng tất cả chúng ta đều làm điều đó; tất cả chúng ta đều áp đặt các học thuyết và lí tưởng lên bản thân mình. Ai đó bạo hành và người đó đang cố gắng là bất bạo hành. Ai đó giận dữ và người đó đang cố an bình. Ai đó độc ác và người đó đang cố tốt bụng. Kẻ trộm đang cố làm người hào phóng, và kẻ ác cố thánh thiện. Đây là cách tất cả chúng ta đang là; chúng ta bao giờ cũng cố gắng áp đặt cái gì đó lên cái chúng ta đang là. Nhưng kết quả là gì?
Chúng ta không chỉ thất bại khi chúng ta không thành công theo nỗ lực này, chúng ta thất bại cả khi chúng ta thành công nữa. Bởi vì dù kẻ trộm có cố gắng đến đâu, người đó cũng không thể hào phóng được; người đó tất nhiên có thể đem cho từ thiện và người đó có có ảo tưởng về việc hào phóng; nhưng tâm trí của kẻ trộm bao giờ cũng tìm ra cách để trộm thông qua từ thiện.
Tôi đã nghe nói rằng hiền nhân Eknath có lần đi hành hương. Khi ông ấy sắp sửa rời khỏi làng mình thì một tên trộm ở chỗ ông ấy bày tỏ ước muốn đi cùng ông ấy trong cuộc hành hương này. Anh ta nói từ khi anh ta phạm tội, anh ta đã rất mong muốn gột sạch tội lỗi của mình bằng việc đầm mình vào sông Hằng linh thiêng. Eknath nói, "Tôi không phản đối việc đi cùng của ông với tôi, vì tất cả những người đi với tôi đều là kẻ trộm thuộc đủ mọi loại, nhưng có khó khăn đấy. Những kẻ trộm khác này nói rằng tôi không nên đem ông đi cùng vì họ sợ ông sẽ đánh cắp các thứ của họ và gây cho họ rắc rối. Cho nên ông có thể đi cùng với một điều kiện kiên quyết là ông sẽ không say mê ăn cắp trong khi đi hành hương." Anh ta nói, "Tôi xin thề, tôi sẽ không ăn cắp trong cuộc hành hương - từ đầu tới cuối."
Khi cuộc hành trình bắt đầu tên trộm gia nhập nhóm người hành hương của Eknath, cũng toàn là trộm cắp cả. Họ đều là trộm cắp thuộc các loại khác nhau. Tất cả mọi tên trộm đều không thuộc cùng một loại. Một loại trộm làm việc như các quan toà và các loại trộm khác hoạt động theo cách khác. Đủ mọi loại trộm, kể cả tên trộm này, đều đi hành hương.
Khi cuộc hành trình bắt đầu, tên trộm nghèo cảm thấy rất không thoải mái. Thói quen trộm cắp cũ của anh ta và lời hứa của anh ta với Eknath đã đẩy anh ta vào rắc rối. Anh ta trải qua ngày, nhưng đêm thật khó khăn. Khi những người hành hương khác ngủ rồi, anh ta cảm thấy bứt rứt, bởi vì đây là giờ làm việc của anh ta. Bằng cách nào đó anh ta cũng trải qua được một hay hai ngày nhưng đến ngày thứ ba anh ta tự nói với mình, "Mình sợ cuộc hành hương này sẽ kết liễu mình mất, vì nó kéo dài hàng tháng trời. Làm sao mình chịu được lâu thế? Và nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ mình có thể quên mất nghề của mình nếu mình không ăn cắp nhiều tháng ròng. Nếu vậy, mình sẽ làm gì khi mình về nhà? Cuộc hành hương rồi sẽ kết thúc; nó không thể kéo dài cả đời được."
Thế là rắc rối bắt đầu với đêm thứ ba. Đó là một loại rắc rối tôn giáo và có trật tự. Anh ta ăn cắp, nhưng theo một phong cách hoàn toàn mới và khác biệt. Anh ta lấy từ túi của người hành hương này và để chúng vào túi của người khác; anh ta chẳng lấy gì cho mình cả.
Sáng hôm sau mọi người hành hương đều tức giận. Từng người trong họ đều bị mất cái gì đó mà sau đó lại được tìm thấy trong túi của ai đó khác. Có năm mươi cho tới một trăm người hành hương - con số khá lớn - và thật khó định vị mọi thứ. Mọi người đều phân vân, họ không thể biết tất cả điều đó là cái gì. Đồ không biến mất, nhưng chúng tất cả đều đã đổi chỗ. Thế rồi điều đó làm loé lên ý nghĩ cho Eknath rằng điều đó có thể là việc làm của cùng một kẻ trộm, người đã trở thành người hành hương. Thế là ông ấy thức vào đêm. Sau nửa đêm ông ấy thấy cũng tên trộm đó rời khỏi giường và bỏ các thứ từ túi này sang túi khác. Eknath tới giữ anh ta lại và hỏi, "Này, anh làm gì vậy?" Người này nói, "Tôi biết tôi đang có lời thề rằng tôi sẽ không ăn cắp, và tôi giữ lời thề của mình. Tôi không ăn cắp đồ vật, tôi chỉ thay đổi chỗ của chúng. Tôi không lấy cái gì cho mình cả; tôi chỉ bỏ nó từ túi này ra và đặt nó vào túi khác. Và điều này chắc chắn không thuộc vào lời cam kết của tôi với ông."
Eknath hay nói về sau rằng dù tên trộm có thể cố gắng thay đổi bằng cách nào, điều đó cũng chẳng khác biệt.
Tất cả những điều phi tự nhiên của cuộc sống chúng ta đều là điều này - rằng chúng ta bao giờ cũng cố gắng để khác với cái chúng ta đang thực là. Không, sahaja yoga sẽ nói, đừng cố gắng khác hơn điều bạn đang là; biết điều bạn đang là và sống nó. Nếu bạn là kẻ trộm biết rằng bạn là kẻ trộm và sống cuộc sống của kẻ trộm một cách đầy đủ. Điều này rất gian nan, bởi vì ngay cả kẻ trộm cũng cảm thấy được hài lòng khi nghĩ rằng mình đang cố gắng gạt bỏ việc trộm cắp. Người đó không gạt bỏ bản thân mình thực sự khỏi điều  đó, nhưng người đó cảm thấy được nhẹ nhõm để nghĩ rằng mặc dầu mình là kẻ trộm hôm nay mình sẽ thôi là kẻ trộm ngày mai. Ngay cả bản ngã của kẻ trộm cũng nhận được sự hài lòng từ ý nghĩ rằng mặc dầu người đó bị ép buộc bởi hoàn cảnh mà phải trộm cắp, một ngày nào đó sẽ sớm đến khi người đó sẽ là một người nhân đức, và không là kẻ trộm. Cho nên trong hi vọng vào ngày mai người đó thoải mái ăn trộm hôm nay.
Sahaja yoga nói rằng nếu bạn là kẻ trộm thế thì biết rằng bạn là kẻ trộm đi và cứ trộm cắp một cách có hiểu biết về điều đó, nhưng không với hi vọng rằng ngày mai bạn sẽ thôi là kẻ trộm. Và nếu chúng ta biết đúng điều chúng ta đang thực là, nếu chúng ta chấp nhận bản thân mình như chúng ta đang là và thực tế sống với nó, thế thì cuộc cách mạng có thể xảy ra ngay hôm nay. Nếu kẻ trộm nhận biết đầy đủ rằng mình là kẻ trộm thì người đó không thể vẫn còn là kẻ trộm lâu được. Trong thực tế, chính cách thức của người đó để tiếp tục là kẻ trộm là ở chỗ người đó nói rằng mình không thực là kẻ trộm, và trong những hoàn cảnh tốt hơn trong tương lai người đó sẽ không là kẻ trộm nữa. Ý tưởng hay lí tưởng này làm cho anh ta vẫn thoải mái là trộm; anh ta ăn trộm và vậy mà vẫn còn không phải là kẻ trộm. Người khác nói rằng anh ta không bạo hành, chính là hoàn cảnh đã buộc anh ta phải bạo hành. Ai đó khác nói rằng anh ta mất bình tĩnh bởi vì người khác xúc phạm anh ta, bằng không anh ta không phải là người giận dữ; anh ta bị buộc thành giận dữ. Anh ta thậm chí xin tha thứ; anh ta nói, "Xin tha thứ cho tôi, anh trai ơi, tôi cũng ngạc nhiên làm sao tôi đã dùng những lời lẽ thế để chống lại anh. Tôi không thực là người ngạo mạn đâu." Do vậy lòng tự hào của anh ta, bản ngã anh ta được khôi phục lại. Trong thực tế, tất cả mọi ăn năn đều là cách để khôi phục bản ngã. Người giận dữ này cứu lấy bản ngã mình bằng việc cầu xin tha thứ.
Sahaja yoga nói: Biết rằng bạn là điều bạn đang là, và đừng cố gắng đi xa khỏi nó cho dù một li; đừng cố gắng khác với nó theo cách thức nhỏ nhặt nhất. Và khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết hoàn toàn về tội lỗi của nó, nỗi đau của nó, nỗi khổ của nó, nỗi cơ cực của nó, ngọn lửa địa ngục của nó, bạn sẽ lập tức nhảy ra khỏi nó và bạn sẽ được tự do với nó không cần thời gian nào; bạn sẽ phải thoát ra ngoài nó một cách toàn bộ.
Nếu kẻ trộm biết bản thân mình một cách đầy đủ là kẻ trộm và không nuôi dưỡng trong tâm trí mình cho dù một ý nghĩ nhỏ nhặt nhất rằng mình sẽ thôi là kẻ trộm; nếu người đó biết rằng mình là kẻ trộm hôm nay và người đó sẽ là kẻ trộm vĩ đại hơn ngày mai, bởi vì trong hai mươi bốn giờ thói quen của người đó sẽ được làm mạnh thêm; nếu người đó chấp thuận định mệnh của mình là kẻ trộm một cách hoàn toàn và với hiểu biết đầy đủ, bạn có cho rằng người đó có thể vẫn còn là kẻ trộm cho dù lấy một khoảnh khắc không? Nhận biết này rằng mình là kẻ trộm sẽ chìm vào trong tim người đó giống như viên đạn và nó sẽ đơn giản là không thể được cho người đó để sống với hoàn cảnh này cho dù một khoảnh khắc. Trong chính khoảnh khắc đó cách mạng sẽ xảy ra, chuyển hoá sẽ xảy ra.
Nhưng chúng ta rất láu lỉnh, và chúng ta có những phương cách láu lỉnh riêng của mình. Chúng ta là kẻ trộm và chúng ta mơ trở thành người nhân đức, và đây là cách những giấc mơ này giúp chúng ta vẫn còn là kẻ trộm liên miên. Thực tế các giấc mơ của chúng ta vận hành giống như cái giảm xóc có đó giữa hai giá chuyển hướng của ô tô ray để hấp thu những cú xóc của chuyển động. Cái giảm xóc hấp thu xóc và hành khách được bảo vệ khỏi bị thương. Giấc mơ của chúng ta cũng giống như cái giảm xóc trong xe mô tô. Khi chiếc xe chạy trên đường gập ghềnh, nó hấp thu những cú xóc và quí ông trong xe được cứu khỏi bị đau và không thoải mái. Tương tự các học thuyết và nguyên tắc làm việc như tầng đệm và hấp thu xóc trong cuộc sống của chúng ta. Tôi là kẻ trộm và tôi giữ ý tưởng về không ăn cắp. Tôi bạo hành và tôi có bất bạo hành làm khẩu hiệu của mình; tôi nói bất bạo hành là điều cao nhất của tôn giáo. Lí tưởng này là tầng đệm của tôi, nó giúp tôi vẫn còn bạo hành. Bởi vì bất kì khi nào tôi phải đương đầu với sự kiện về bạo hành của mình, tôi sẽ tự nói với mình, "Bạo hành gì? Mình là người tin vào bất bạo hành; bất bạo hành là tôn giáo cao nhất cho mình. Nếu thỉnh thoảng mình đi lệch khỏi nó, đấy là vì mình yếu đuối; nhưng mình định đạt tới lí tưởng của mình ngày mai hay ngày kia. Và cho dù mình không làm được trong kiếp này, mình sẽ làm nó trong kiếp sau. Nhưng bất bạo hành vẫn còn là ngôi sao dẫn đường của mình."
Có thể chứ, tôi mang lá cờ bất bạo hành trên khắp thế giới, và liên tục bạo hành bên trong. Lá cờ này là sự trợ giúp cho bạo hành của tôi.
Dù bất kì đâu bạn bắt gặp một người có dán nhãn bất bạo hành là cao nhất, biết điều chắc chắn rằng người bạo hành đang ở quanh đâu đó. Không thể có lí do nào khác cho dấu hiệu hay lá cờ bất bạo hành; nó bao giờ cũng tới cùng người bạo hành. Bất bạo hành là cái mộc để che giấu bạo hành và duy trì nó. Con người có đủ mọi loại phương cách, và chỉ các phương cách, nhiều tới mức con người đánh mất bản thân mình trong đám đông của mình.
Mang tính sahaja, là tự nhiên nghĩa là: cái đang hiện hữu, cứ hiện hữu: bây giờ không có cách nào để bước ra khỏi nó; mình phải sống nó; và mình sẽ sống nó, là nó.
Nhưng việc hiện hữu này và sống với cái đang đó, đau đớn tới mức điều đó gần như không thể được. Bạn có biết bạn sẽ làm gì nếu bạn bị ném xuống địa ngục không? Bạn sẽ thấy với ngạc nhiên của mình rằng chỉ với giúp đỡ của giấc mơ của mình, bạn mới có thể sống được trong địa ngục. Bạn sẽ nhắm mắt lại và chôn vùi bản thân mình trong mơ và mơ. Bạn đã nhịn ăn một ngày chưa? Thế thì bạn biết mình đã trải qua giấc mơ ngày của mình về thức ăn và chỉ thức ăn thế nào. Mơ về thức ăn giúp cho bạn vượt qua việc nhịn ăn của mình. Nếu bạn dừng mơ bạn sẽ phải kết thúc việc nhịn ăn của mình ngay lập tức. Nhưng giấc mơ rằng bạn đang ăn ngon vào sáng hôm sau giữ cho bạn trải qua việc nhịn ăn.
Tôi nhớ tới một giáo sư là đồng nghiệp của tôi ở đại học. Chúng tôi đã cùng làm việc một thời gian dài. Cùng làm việc với anh ta một thời gian dài tôi để ý rằng thỉnh thoảng anh ta bỗng nhiên bắt đầu nói về đồ ngọt. Tôi phân vân khi thấy rằng anh ta nói về đồ ngọt chỉ thỉnh thoảng thôi, và thế rồi tôi quan sát anh ta cẩn thận và thấy ra rằng cứ vào thứ bảy là anh ta say mê nói về đồ ngọt.
Một thứ bảy, khi anh ta tới đại học, tôi bảo anh ta rằng tôi chắc chắn anh ta sẽ nói về đồ ngọt cả ngày hôm đó. Anh ta giật mình và nói, "Sao anh nói vậy?" Thế rồi tôi bảo anh ta, "Trong hai tháng qua tôi đã ghi lại về anh điều nói lên rằng mọi thứ bảy anh đều đem đồ ngọt vào các cuộc nói chuyện. Có phải là anh nhịn ăn vào thứ bảy không?" Vị giáo sư này giật mình và anh ta buột mồm nói ra, "Nhưng ai bảo anh về điều đó?"
Rồi tôi bảo anh ta, "Không cần biết ai nói với tôi về điều đó; đấy là phát hiện riêng của tôi."
Anh ta nói, "Đúng là tôi đã nhịn ăn hôm thứ bảy, nhưng làm sao anh có thể biết được điều đó?" Để giải thích điều đó tôi nói, "Tôi nghĩ rằng một người khoẻ mạnh bình thường, người ăn và uống tốt thì sẽ không nói về thức ăn như cách anh vẫn làm vào thứ bảy. Và tôi biết rằng anh ăn tốt, và vậy mà cứ vào thứ bảy anh luôn luôn nói về những đồ ăn ngon theo cớ này cớ khác." "Anh đã nắm được nó đúng đấy," anh ta thừa nhận. "Vào thứ bảy tôi chỉ toàn nghĩ về thức ăn; thực sự tôi vẫn lập kế hoạch cả ngày tôi sẽ ăn gì ngày hôm sau. Đây là cách tôi vượt qua ngày nhịn ăn của mình. Vào thứ bảy tôi nhịn ăn."
Thế rồi tôi gợi ý rằng anh ta nên nhịn ăn ngày nào đó mà không nghĩ tới thức ăn, anh ta nên chỉ nhịn thôi. Và anh ta nói, "Điều này thì không thể được; thế thì việc nhịn sẽ phải bị từ bỏ mất. Chính nhờ sự giúp đỡ của những ý nghĩ này về thức ăn mà tôi mới có khả năng vượt qua thời gian nhịn. Hi vọng vào ngày mai làm cho tôi trải qua việc nhịn ăn hôm nay; bằng không thì điều đó là không thể được."
Người bạo hành liên tục mang tính bạo hành trong hi vọng rằng mình sẽ không bạo hành một ngày nào đó. Người giận dữ liên tục giận dữ với hi vọng rằng mình sẽ là người tốt bụng và từ bi trong tương lai. Kẻ trộm liên tục là kẻ trộm với hi vọng rằng mình sẽ hào phóng về sau. Tội phạm vẫn còn là tội phạm với hi vọng rằng người đó sẽ đức hạnh ngày hôm sau. Những hi vọng này là rất phi tôn giáo. Được kết thúc với chúng đi. Cái đang hiện hữu, cứ hiện hữu. Biết điều này cái đang hiện hữu và sống với nó. Cái đang hiện hữu là một sự kiện; sống với sự kiện đó. Sống với tính sự kiện của cuộc sống của bạn.
Nhưng sống với sự kiện là điều rất gian truân, vất vả và đau đớn. Sẽ rất đau cho tâm trí khi nghĩ rằng mình không phải là người tốt. Cho nên người có dục đọc những cuốn sách về brahmacharya, vô dục; đó là cách người đó chịu đựng dâm dục của mình. Người đó đang bị thiêu đốt bởi những ham muốn dục, và người đó đọc sách về vô dục và tin rằng mình là người tìm kiếm vô dục. Cuốn sách này về brahmacharya giúp người đó tiếp tục dâm dục. Người đó nói rằng chỉ hôm nay người đó say mê trong dục, từ ngày mai người đó sẽ cương quyết theo lời thề của mình về vô dục. Cho nên điều đó không xấu, người đó hợp lí hoá.
Có lần tôi ngẫu nhiên làm khách trong một gia đình. Ông già trong gia đình đó bảo tôi rằng ông ấy đã ba lần được điểm đạo vào brahmacharya bởi một sư nào đó. Tôi ngạc nhiên khi nghe điều đó, và tôi nói với ông ấy, "Người ta lấy lời thề vô dục một lần là đủ rồi. Làm sao ông phải lấy những ba lần cơ chứ?" Ông ấy hỏi tôi với cảm giác không thoải mái, "Ông định nói gì? Tôi đã nói cho vài người bạn về điều đó và họ tất cả đều khen ngợi tôi vì làm điều đó những ba lần. Không ai đã hỏi về hành động của tôi ngoại trừ ông." Tôi nói, "Lời thề vô dục chỉ có thể được lấy một lần thôi. Làm sao mà ông đã phải lấy nó những ba lần?" Ông ấy nói rằng bởi vì ông ấy đã không giữ được lời thề của mình, nên ông ấy đã phải lấy nó hai lần và lần thứ ba nữa. Và khi tôi hỏi, "Thế lần thứ tư thì sao?" ông ấy nói, "Đến lần đó tôi đã không còn dũng cảm nữa; tôi đã mất tự tin rồi."
Vào lúc ông già này bị kết thúc với lời thề của mình ông ấy đã tới độ tuổi sáu mươi. Ông ấy mang dâm dục của mình với sự giúp đỡ của lời thề về brahmacharya.
Chúng ta là những người rất kì lạ. Đây là asahaja yoga, yoga phi tự nhiên, mà chúng ta thực hành. Chúng ta đều có dâm dục và chúng ta đọc các sách về brahmacharya. Sách về brahmacharya có tác dụng như tầng đệm trong mối quan hệ với dâm dục của chúng ta. Đọc nó, chúng ta tự nhủ mình ở chỗ riêng tư, "Ai nói mình dâm dục? Vì mình đọc sách về vô dục, chính là lí tưởng của mình, mình thực sự là người vô dục chứ. Nếu mình mê say chút ít trong dục hiện tại, thì đấy là vì yếu đuối của mình, bởi vì nghiệp quá khứ của mình hay có thể bởi vì thời điểm đúng còn chưa tới. Nhưng nó sẽ sớm trôi qua thôi." Đây là cách dục và vô dục đi đôi với nhau; vô dục phục vụ như cái hấp thu xóc và lái dục theo sự thoải mái cứ tiếp diễn mãi.
Đây là trạng thái rất phi tự nhiên của mọi thứ. Để quay về với trạng thái tự nhiên bạn sẽ phải loại bỏ cùng lúc tầng đệm và cái hấp thu xóc. Nếu có ổ gà trên đường, bạn phải biết chúng. Lái xe mà không có bộ giảm xóc hay bộ hấp thu xóc mà xem. Thế thì chính ổ gà đầu tiên sẽ giết chết bạn, sẽ va mạnh vào xương bạn, và bạn sẽ ra khỏi xe ngay và nói lời tạm biệt nó. Thế thì bạn sẽ không lái cái xe đó lần nữa. Bỏ nhíp xe đi và rồi lái nó xem. Chính việc va vào tảng đá cuội sẽ đánh ngã bạn và bạn sẽ bái biệt ngay chiếc xe. Và bạn sẽ không dùng chiếc xe đó lần thứ hai nữa. Nhưng bộ hấp thu xóc lắp ở dưới đáy xe không để cho bạn phải chịu khổ sở như vậy.
Sahaja yoga nghĩa là: cái đang hiện hữu, cứ hiện hữu; cứ là nó. Đừng cố gắng phi tự nhiên. Biết cái đang đấy, chấp nhận nó và sống với nó. Thế thì cuộc cách mạng là chắc chắn. Người chấp nhận cái đang đó và sống nó thì nhất định sẽ thay đổi. Thế thì không có cách nào để trải qua sáu mươi năm trong dục và dâm dục mặc cho lời thề vô dục. Lời thề là cách thức của dâm dục. Nếu tôi đã xúc phạm bạn trong cơn giận của mình và tôi không xin lỗi về điều đó, ngược lại tôi cứ tới bạn và nói rằng đấy là cách tôi đang là, tôi là loại người sai trái, người dễ dàng nổi giận..."Tôi có thể làm điều đó lần nữa đấy, cho nên sao tôi phải xin lỗi? Và bạn nên biết rõ điều đó nếu bạn muốn tiếp tục là bạn tôi "... Bạn có cho rằng tình bạn của tôi sẽ sống không? Tất cả bạn bè tôi sẽ rời bỏ đi, tất cả mọi mối quan hệ của tôi sẽ gặp khó khăn và tôi sẽ bị bỏ lại sống một mình với giận dữ của mình. Thế thì giận dữ sẽ là bạn duy nhất của tôi; không ai sẽ ở quanh tôi để chịu đựng cơn giận của tôi. Thế thì tôi sẽ phải sống một mình và toàn bộ với cơn giận dữ của tôi. Tôi sẽ có thể sống được với nó không? Không, tôi sẽ nhảy ra khỏi nó, bằng việc nói "Nó điên khùng làm sao!"
Nhưng chúng ta có những phương cách riêng của mình. Chồng cãi nhau với vợ vào buổi sáng và gọi vợ là con mụ lẳng lơ và xông về văn phòng của mình. Anh ta trở về vào buổi chiều với kem và bộ áo quần sari lụa để phỉnh phờ cô ấy. Và vợ nghĩ rằng anh ta vẫn là người chồng đáng yêu cũ. Chồng, qua ăn năn, khôi phục lại mối quan hệ của mình với vợ, anh ta trở lại nơi chiếc cà vạt đã bị vứt đi. Và với kem và bộ quần áo sari lụa trong tay cô ấy, người đàn bà lần nữa lại trở thành người vợ cũ tốt bụng. Nhưng câu chuyện này sẽ lặp lại bản thân nó vào buổi tối theo cách nó đã xảy ra vào buổi sáng. Và vào buổi tối chồng sẽ lại quì xuống và van xin tha thứ của vợ. Và sáng hôm sau sẽ lại không khác. Cùng câu chuyện này lặp lại hết ngày nọ tới ngày kia, hết tháng nọ sang tháng kia, hết năm nọ sang năm kia. Do vậy nó chạy qua cả đời.
Cả chồng lẫn vợ đều không được chuẩn bị để biết sự thật của họ, chân lí của họ. Họ không được chuẩn bị để đối diện với thực tại, sự không thành thực và lừa dối có trong cuộc sống thường ngày của họ. Không xem xét tới điều đó trong một khoảnh khắc họ liên tục lừa dối lẫn nhau. Và giống như đôi này, tất cả chúng ta đều liên tục lừa dối lẫn nhau trong cả đời mình. Và điều còn tồi tệ hơn, chúng ta không chỉ lừa dối người khác mà chúng ta còn tự lừa dối mình.
Sahaja yoga nghĩa là: không tự lừa dối mình. Biết và chấp nhận bản thân mình đích xác như bạn đang đấy và như cách bạn đang là mà không có bất kì dè dặt nào. Nếu bạn làm như vậy, chuyển hoá sẽ xảy ra ngay lập tức. Chuyển hoá xảy ra đồng thời với hiểu biết và chấp nhận. Thế thì bạn sẽ không phải chờ đợi nó. Người ta có đợi đến mai không nếu nhà người đó cháy và người đó biết điều đó? Người đó sẽ thoát ngay ra khỏi nhà mình trong một phần giây. Cái ngày chúng ta hoàn toàn thấy cuộc sống của mình như nó đang đó - và nó là ngôi nhà đang cháy - thì khoảnh khắc của chuyển hoá tới. Nhưng chúng ta có cách thức lừa dối riêng của mình. Ngôi nhà đang cháy và chúng ta đã trang hoàng phần bên trong nó bằng hoa. Tay chúng ta trong xiềng xích và chúng ta mạ chiếc xiềng này bằng vàng, và do vậy khi chúng ta thấy sự lộng lẫy của vàng chúng ta không thấy xiềng xích. Chúng ta đầy những ốm yếu và vết thương, nhưng chúng ta đã che đậy các vết thương của mình bằng băng mầu, và chúng ta thấy mầu sắc chứ không thấy vết thương đằng sau chúng.
Lừa dối này sâu sắc và bao la tới mức chúng ta dành cả đời mình cho nó và khoảnh khắc của chuyển hoá không tới. Chúng ta cứ trì hoãn khoảnh khắc đó. Cái chết tới, nhưng không khoảnh khắc nào bị trì hoãn cả. Chúng ta chết, nhưng chúng ta không thay đổi; chúng ta đơn giản không có khả năng thay đổi.
Thay đổi, chuyển hoá có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc nào một cách thực sự. Sahaja yoga nói: sống với cái đang đấy, và bạn sẽ được biến đổi. Bạn không phải làm nỗ lực thay đổi; chân lí thay đổi. Jesus nói, "Chân lí giải thoát." Nhưng chúng ta không biết chân lí. Chúng ta sống trong dối trá, chúng ta sống trong cái không thực; nhưng chúng ta trang hoàng cho cái không thực của mình trước khi chúng ta sống với chúng. Và cái không thực trói buộc, trong khi chân lí giải thoát. Ngay cả chân lí đau đớn nhất cũng còn tốt hơn dối trá dễ chịu nhất. Cái không thực dễ chịu mới thực sự nguy hiểm. Nó sẽ trói buộc bạn; nó sẽ là tù túng của bạn. Và ngay cả chân lí đau đớn cũng là giải thoát, ngay cả cái đau của nó cũng là giải thoát. Cho nên sống với chân lí đau đớn, và đừng nuôi dưỡng dối trá dù chúng có thể dễ chịu thế nào. Đây là toàn bộ sahaja yoga.
Đây là toàn bộ sahaja yoga. Và thế rồi tới samadhi, cực lạc hay thức tỉnh, hay bất kì cái gì bạn gọi nó. Bạn sẽ không phải tìm kiếm samadhi đâu; nó sẽ tới theo cách riêng của nó.
Khóc khi bạn muốn khóc, và cười khi bạn muốn cười, và biết rằng nó đang xảy ra.
Tôi nghe nói rằng ở Nhật Bản một bậc thầy chết và hàng nghìn người tụ tập để dự đám tang của ông ấy; ông ấy nổi tiếng thế. Nhưng ông ấy có một đệ tử còn nổi tiếng hơn ông ấy. Và khi mọi người tới họ thấy rằng đệ tử nổi tiếng này của ông ấy đang ngồi ngoài trời và khóc cay đắng. Họ nói với ông ta, "Chúng tôi lấy làm kinh ngạc khi thấy ông khóc, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng ông là một trong những người chứng ngộ. Sao ông phải khóc?" Đệ tử này nói, "Các ông ngu lắm, tôi không định thôi khóc vì các ông nói tôi chứng ngộ đâu. Việc khóc là điều hoàn toàn khác. Giữ chứng ngộ của các ông cho chính mình đi; tôi không cần nó đâu." Thế rồi khách nói, "Nhưng mọi người sẽ nói gì? Nếu ông không thể chấm dứt việc khóc được thế thì đi vào bên trong đi; đừng khóc chỗ công khai thế này. Bằng không điều đó sẽ làm phát sinh tai tiếng. Chúng tôi tin rằng ông đã đạt tới trạng thái cân bằng hoàn hảo, trạng thái của tri thức tối thượng. Chúng tôi tin rằng ông là một trong những người trí huệ nhất, và rằng chẳng cái gì có thể ảnh hưởng được tới ông - cả hạnh phúc lẫn nỗi buồn."
Thế rồi đệ tử này nói, "Các ông hiểu điều đó sai tuốt. Chính là trước khi chứng ngộ thì rất ít điều ảnh hưởng được tới tôi, bởi vì nhạy cảm của tôi còn mờ nhạt và tôi không thể bị tấn công được và khó đương đầu. Bây giờ mọi thứ đều ảnh hưởng tới tôi từ đầu nọ tới đầu kia, cho nên tôi sẽ khóc từ tậm tim mình. Tôi chẳng bận tâm về điều các ông nói, về chứng ngộ của các ông. Vứt nó ra ngoài cửa sổ đi."
Nhưng như những người sùng kính vẫn làm, họ tiếp tục thuyết phục ông ấy và nói, "Ông nên nghĩ tới hổ thẹn mà điều đó sẽ gây ra. Cho nên cho dù ông phải khóc, thì khóc một cách riêng tư, bí mật; bằng không những tin đồn ác ý sẽ lan khắp nước." Một trong những người sùng kính thách thức, "Ông bao giờ cũng nói rằng linh hồn là bất tử, thế thì tại sao ông khóc than?"
Thế rồi hiền nhân này nói, "Ai khóc cho linh hồn? Tôi đang khóc cho thân thể của thầy tôi; tôi không khóc cho linh hồn, cái còn mãi và vĩnh hằng. Thân thể nữa, cái bị mất đi khỏi thầy tôi thật xinh đẹp và, và bây giờ nó sẽ không còn trở lại với đất nữa. Ngôi đền trong đó linh hồn của thầy tôi cư ngụ cũng không kém phần đáng yêu, và nó sẽ không xảy ra lần thứ hai. Tôi đang khóc cho thân thể đó." Và khi người sùng kính này thách thức, "Vậy là ông khóc cho thân thể!" thì đệ tử chính này nói, "Ông có định áp đặt điều kiện cho việc khóc không đấy? Ông sẽ không cho phép tôi khóc sao?"
Chỉ một tâm trí đúng đắn, một tâm trí đích thực, một tâm trí sống trong chân lí, mới có thể là tâm trí tự do. Tâm trí đúng đắn là tâm trí đích thực, nghĩa là khóc khi bạn muốn khóc và cười khi bạn muốn cười. Nếu bạn phải giận dữ thì hoàn toàn đích thực trong giận dữ của bạn đi. Nếu bạn giận dữ thì trở thành bản thân việc giận dữ để cho bạn và tất cả mọi người quanh bạn biết giận dữ là gì. Giận dữ đó sẽ là việc giải thoát; nó sẽ giải phóng bạn thình lình. Thay vì giận dữ trong một lúc, từng tí một theo cách hờ hững, giận dữ một lần cho dứt khoát, để cho nó thiêu cháy bạn và thiêu cháy những người khác quanh bạn và bạn biết nó tất cả là gì. Thông thường cơn giận của chúng ta hờ hững thế, nhạt nhẽo thế, không đích thực đến độ chúng ta không biết cơn giận đích thực và thực sự là gì. Chúng ta giận dữ một phần và một phần không giận dữ; chúng ta giận dữ theo từng mảnh; và đó là điều làm cho nó không đích thực. Hành trình cuộc sống của chúng ta là ở mức chúng ta bước lên rồi lại bước lùi; cho nên chúng ta đi bây giờ ở đây, chúng ta vẫn còn tĩnh tại và trì trệ. Thực sự không có hành trình; chúng ta chỉ trì trệ và sống vô vị.
Sahaja yoga nói: bất kì cái gì có đó trong cuộc sống, chấp nhận nó, biết nó và sống nó. Từ chấp nhận này, từ việc biết và sống này sẽ tới điều chúng ta gọi là chuyển hoá hay biến đổi. Và chuyển hoá này sẽ đưa bạn đạt tới Thượng đế.
Điều tôi gọi là thiền, và điều chúng ta có ở đây, là quá trình của sahaja yoga. Tại đây các bạn chấp nhận tất cả mọi điều xảy ra cho mình, các bạn buông bỏ bản thân mình hoàn toàn và chấp nhận tất cả mọi điều xảy ra theo cách riêng của nó. Bằng không thì sẽ không thể nghĩ được rằng những người có giáo dục và có văn hoá, những người giàu có và sành điệu cứ khóc lóc và gào thét, nhảy nhót lung tung và nhảy múa điên dại như người rồ. Đây không phải là điều bình thường. Đây là cái gì đó phi thường và vô giá nữa. Đó là lí do tại sao khán giả bị hoang mang và người đó không hiểu tất cả những cái đó là gì. Người đó cảm thấy bị sửng sốt và thế rồi người đó cười vào tất cả mọi thứ. Nhưng người đó không nhận biết rằng nếu người đó mà tham gia với các bạn, người đó cũng trải qua cùng những kinh nghiệm kì quái đó. Hay có thể tiếng cười của người đó chỉ là biện pháp bảo vệ, người đó cười chỉ để tự bảo vệ mình, người đó muốn nói qua tiếng cười của mình rằng người đó sẽ không làm điều các bạn đang làm đâu; điều đó không dành cho người đó. Đó là điều người đó nghĩ, nhưng tiếng cười của người đó về phần nó lại nói điều gì đó khác. Nó nói rằng theo một cách nào đó người đó nữa cũng có điều gì đó cần làm với nó. Tiếng cười của người đó nói rằng theo một cách nào đó người đó thực sự có liên quan với nó. Sự buồn cười của người đó chỉ ra rằng nếu như người đó mà tham gia vào điều đang xảy ra ở đây thì người đó sẽ làm cùng những điều này. Người đó nữa cũng đã ngăn cản và kìm nén bản thân mình; người đó nữa đã đè nén nước mắt và tiếng cười của mình, điệu vũ của mình và cực lạc của mình.
Bertrand Russell nói trong những ngày cuối đời của ông ấy rằng nền văn minh đã cướp đi của con người vài điều quí giá và nhảy múa là một trong chúng. Ông ấy nói rằng ông ấy không thể nghĩ được việc đứng giữa quảng trường Trafalgar và nhảy múa, mặc dầu chúng ta vẫn tuyên bố rằng chúng ta là người tự do và rằng chúng ta có nhiều tự do hơn tổ tiên mình đã từng có. Ông ấy cũng quan sát rằng một mặt con người đã bô bô rằng thế giới đã đi vào kỉ nguyên tự do và tự quyết và mặt khác con người không được tự do nhảy múa ở bãi chợ, và nếu con người làm như vậy thì cảnh sát giao thông lập tức sẽ bắt người đó với tội danh cản trở giao thông. Và hơn nữa người đó sẽ bị coi là ca bệnh tâm thần. Bertrand Russell cũng nhớ lại rằng bất kì khi nào ông ấy tới thăm những bộ lạc nguyên thuỷ nhảy múa một cách phóng túng dưới trời sao thì ông ấy đau đớn nhận ra rằng con người văn minh đã thực sự đánh mất điều có giá trị đó.
Cái được của nền văn minh là nhỏ còn cái mất của nó thì lớn vô cùng. Con người văn minh đã đánh mất tính tự nhiên và đơn giản của mình, con người đã đánh mất chính bản tính mình. Và, còn hơn thế, con người là nạn nhân của đủ mọi loại hư hỏng.
Thiền là cách làm cho bạn thành tự nhiên và đơn giản, khôi phục bạn trở lại với tự nhiên của mình một lần nữa.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là ở chỗ điều đã xảy ra ở đây trong ba ngày này có ý nghĩ lớn lao. Một số bạn đã có kinh nghiệm duy nhất và số khác đã có thoáng nhìn về chúng, trong khi vài người khác đã làm nhiều nỗ lực, nhưng không thể có được nó, mặc dầu chắc chắn họ đã có tiến bộ nào đó. Nhưng mọi người đã làm chút ít điều tốt ngoại trừ vài người có ảo tưởng rằng họ là các nhà trí thức và người trong thực tế có ít thông minh và nhiều tri thức sách vở hơn. Ngoại trừ vài người này, mọi người đã tham dự vào thiền, và mặc cho nhiều khó khăn một loại năng lượng đặc biệt đã được tạo ra ở đây và nhiều điều đã xảy ra có ý nghĩa.
Nhưng đây chỉ mới là bắt đầu.
Nếu bạn dành một trong hai mươi bốn giờ hàng ngày của bạn cho việc thiền này, một cánh cửa có thể mở ra cho cuộc sống của bạn. Đóng bản thân bạn vào trong một căn phòng trong trọn một giờ và bảo với mọi người trong gia đình bạn đừng lo nghĩ về điều có thể xảy ra trong một giờ đó. Thế rồi cởi quần áo ra và hoàn toàn trần trụi và làm việc thiền trong tư thế đứng. Trải chiếc chiếu lên sàn nhà để cho bạn không bị thương trong trường hợp bạn ngã ra. Đứng dậy và thiền, nhưng trước khi làm điều đó, thông báo với các thành viên gia đình bạn rằng nhiều điều có thể xảy ra bên trong phòng này - bạn có thể la hét, bất kì điều gì cũng có thể xảy ra - nhưng họ không nên quấy rối bạn. Và tiến hành thực nghiệm này hàng ngày trong trọn một giờ cho tới khi chúng ta gặp lại nhau tại trại tiếp. Nếu các bạn đã tham gia vào trại này ở đây mà tiếp tục thực hành này tại chỗ của mình, tôi sẽ bàn đến một trại tách biệt cho họ, nơi tiến bộ lớn sẽ là điều có thể.
Có khả năng lớn lao; khả năng thực tế là vô tận. Nhưng bạn sẽ phải làm vài nỗ lực... Nếu bạn tiến lên một bước, Thượng đế sẽ tiến một trăm bước tới bạn. Ngài bao giờ cũng sẵn sàng tới với bạn. Nhưng nếu bạn không tiến bước nào, thế thì chẳng có cách nào để giúp bạn cả. Cho nên đem việc thiền này về nhà và tiếp tục thực hành nó đều đặn và nhiệt tình.
Tôi biết nhiều điều sẽ ngăn cản các bạn. Con bạn sẽ nói, "Có chuyện gì xảy ra với bố thế? Bố chưa bao giờ như thế này cả; bố bao giờ cũng bạo dạn và nghiêm chỉnh. Và bây giờ bố đang nhảy múa và nhảy nhót và la hét. Bất kì khi nào chúng con làm huyên náo trong nhà, bố luôn luôn giao việc cho chúng con. Tất cả điều này là gì vậy?" Trẻ con chắc chắn sẽ cười bạn. Bạn nên yêu cầu chúng ta tha thứ vì bạn đã cố gắng kiểm soát chúng trong quá khứ, thừa nhận sai lầm của bạn một cách cởi mở và bảo chúng cứ chơi đùa và nhảy múa một cách tự do để giữ cho thiên hướng tự nhiên của chúng sống động cho việc nhảy múa và chơi đùa. Điều đó sẽ là ích lợi lớn cho chúng trong tương lai. Chúng ta áp đặt tuổi già lên con trẻ quá sớm. Cho nên bảo gia đình bạn đừng tò mò và tọc mạch về điều bạn làm trong căn phòng này trong một giờ, và đừng biện minh với bạn về lí do này. Nếu một khi bạn làm điều đó thành rõ ràng, sẽ không có rắc rối trong tương lai. Trong vài ngày họ sẽ quen với chuyện của bạn, họ sẽ để cho bạn với chính bạn.
Và thế rồi bạn sẽ thấy rằng thiền có hiệu quả của nó không chỉ lên bạn mà lên cả gia đình.
Nếu có thể, dành một căn phòng tách biệt cho thiền, và dùng nó chỉ riêng cho thiền. Đừng dùng căn phòng đó cho bất kì ý định nào khác. Nó có thể là một căn phòng nhỏ, nhưng giữ cho nó được khoá lại. Nếu bất kì thành viên nào của gia đình bạn muốn tham gia cùng bạn, cho phép họ với điều kiện là họ thiền cùng bạn và không làm điều gì khác. Chuyện khác đi nếu không có sẵn một căn phòng tách biệt, nhưng phòng tách biệt cho thiền sẽ có nhiều ưu thế. Nếu nó được dùng chỉ riêng cho thiền, nó sẽ được nạp năng lượng thiền. Và khi bạn vào nó bạn sẽ thấy rằng nó không phải là chỗ bình thường.
Chúng ta phát ra năng lượng của mình vào mọi lúc khắp xung quanh chúng ta; chúng ta gửi ra các tia của năng lượng tinh thần khắp xung quanh chúng ta. Và không gian bao quanh chúng ta, ngay cả bên trong căn phòng, cũng hấp thu năng lượng này. Đó là lí do tại sao vài nơi vẫn còn là linh thiêng trong hàng nghìn năm. Nếu một người như Mahavira, Phật hay Krishna ngồi ở một chỗ đặc biệt, chỗ đó nhận rung động phi thường của ông ấy, tác động siêu phàm của ông ấy, cái có thể kéo dài hàng nghìn năm. Từ chỗ như vậy việc người ta đi vào trong thế giới khác, thế giới tâm linh, trở nên dễ hơn nhiều.
Mọi người thực hành tốt - và tôi có tiêu chuẩn riêng để phán xét người thực hành tốt và đó là ở chỗ người đó có ngôi đền trong nhà mình, bằng không thì người đó là người cùng khổ - phải có ngôi đền trong một phần ngôi nhà của người đó. Ít nhất một phòng trong mọi ngôi nhà nên được dành riêng và được dùng làm ngôi đền, như cánh cửa sang thế giới khác. Đừng dùng căn phòng đó cho bất kì cái gì khác. Vào nó một cách im lặng và dùng nó cho thiền. Các thành viên khác của gia đình dần dần sẽ bắt đầu quan tâm tới thiền, bởi vì thế thì những thay đổi mà nó sẽ tạo cho bạn cũng sẽ bắt đầu biểu lộ ra.
Bây giờ mọi người đã bắt đầu đi tới vài người ở đây, những người đã kinh nghiệm những thay đổi trong chính họ, những thay đổi rất có ý nghĩa, và họ hỏi những người này, "Cái gì đã xảy ra cho anh thế?" Vài người này đến lượt họ tới tôi để hỏi làm sao họ có thể trả lời những người tọc mạch này. Cùng cách mà con bạn, bố mẹ bạn và những người khác sẽ hỏi bạn; họ sẽ trở nên quan tâm thế tới thiền. Và nếu bạn kiên nhẫn đủ lâu với sadhana của mình, thế thì một ngày sẽ không xa nữa khi biến cố trọng đại nhất trong các biến cố sẽ xảy ra trong cuộc sống của bạn - vì điều đó chúng ta phải trải qua vô hạn kiếp sống và điều chúng ta có thể bỏ lỡ trong vô hạn kiếp sống.
Vài năm sắp tới sẽ là những năm rất có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại. Bây giờ một nhúm người sẽ chẳng có ích gì trong vấn đề tâm linh. Chừng nào tính tâm linh hùng vĩ còn chưa được sinh ra, chừng nào phong trào tâm linh hùng vĩ và đông đảo còn chưa quét qua trái đất này, chưa tạo ra tác động của nó lên hàng triệu con người, thì sẽ không thể nào cứu được thế giới này khỏi bãi lầy của chủ nghĩa duy vật. Đó sẽ là khoảnh khắc rất rất trọng yếu trong cuộc sống con người; năm mươi năm sắp tới sẽ manh tính định mệnh và quyết định. Hoặc tôn giáo sẽ sống, hoặc phi tôn giáo hoàn toàn, tất cả mọi cái chống lại tôn giáo, sẽ sống. Năm mươi năm này cũng sẽ quyết định về Phật, Mahavira, Krishna, Jesus, Mohammed, Rama và phần còn lại của họ. Tất cả những ngôi sao sáng này sẽ ở một bên cán cân trong khi bên cán cân kia sẽ là đám đông các chính khách điên khùng, các nhà duy vật và những người dốt nát khác nhất quyết lừa dối mình và những người khác nữa. Họ đông về số lượng, trong khi chỉ một nhúm người ở phía bên chỉ trích. Và trong thời gian năm mươi năm một quyết định sẽ được đưa ra.
Cuộc đấu tranh đã diễn ra từ thời thượng cổ đã đạt tới khoảnh khắc quyết định của nó. Và nhìn vào tình huống như nó có được trong hiện tại, không có mấy hi vọng. Nhưng tôi không thất vọng bởi vì với tôi dường như là có thể tìm được cách thức đơn giản và tự nhiên rất sớm sủa mà sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong cuộc sống của hàng triệu người về mặt tâm linh.
Vài cá nhân có thể chẳng ích gì trong thời hiện tại. Ngày xưa nếu chỉ một người trở nên chứng ngộ cũng đã đủ rồi. Bây giờ điều này không có tác dụng. Theo góc nhìn của việc bùng nổ dân số lớn vô cùng đang xảy ra trên thế giới này, vài cá nhân không thể làm được việc. Bây giờ cái gì đó hữu hình có thể có chỉ nếu, tương xứng với dân số khổng lồ, hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng và tham gia vào tâm linh. Và điều đó là có thể như tôi thấy nó đây. Nếu vài người tạo nên hạt nhân và bắt đầu làm việc, thế thì Ấn Độ có thể đóng vai trò có ý nghĩa trong khoảnh khắc tranh đấu đó. Đất nước này đã từng nghèo khó và khổ, thoái hoá và nô lệ, bị lạc lối và bị dẫn sai đường, vậy mà mảnh đất này vẫn có những kho báu được gìn giữ tốt với nó. Suốt hàng thế kỉ những người như vậy đã bước đi trên mảnh đất này mà ánh sáng của họ, hương thơm của họ, khao khát của họ đã để lại những rung động trong không trung, đã để lại dấu ấn của họ lên mọi nhành cỏ ở đây. Con người tất nhiên đã đi sai, nhưng cát bụi của đất nước này vẫn còn nhớ tới bước chân của Phật bước đi trên nó. Con người của đất nước này đã đi sai, nhưng cây cối vẫn còn ấp ủ kí ức rằng Mahavira đã có thời đứng dưới bóng chúng. Con người thực sự đã đi sai, nhưng biển cả bao quanh đất nước này vẫn biết một giọng nói khác biệt mà chúng đã nghe trong quá khứ. Con người không nghi ngờ gì nữa đã đi lạc lối, nhưng bầu trời của đất nước này vẫn tràn đầy hi vọng. Mọi thứ vẫn ở đó, chỉ con người phải trở về nhà.
Về sau, tôi đã thường cầu nguyện với hi vọng rằng sự bùng nổ tập thể trong các kiếp sống của hàng triệu người có thể là điều có khả năng. Và bạn có thể giúp ích rất nhiều trong nỗ lực này. Sự bùng nổ như vậy trong cuộc sống riêng của bạn sẽ có giá trị mênh mông không chỉ cho bạn, mà cho toàn thể nhân loại. Với hi vọng này và lời cầu nguyện rằng bạn sẽ không chỉ thắp lên ngọn đèn riêng của bạn, mà ngọn đèn của bạn sẽ giúp cho những ngọn đèn chưa thắp khác được thắp lên, tôi công bố lời chào tạm biệt các bạn.
Tôi biết ơn các bạn đã nghe tôi trong an bình và với tình yêu thế, và tôi cúi lạy Thượng đế đang ngồi bên trong từng người các bạn. Xin chấp nhận lời chào của tôi.

Ads Belove Post