Chương 12. Kinh Kim Cương

Chương 12. Kinh Kim Cương

Price:

Read more

Osho - Kinh Kim Cương
Chương 12. Kinh Kim Cương

Đây là những gì tôi đã được nghe vào thời ấy. Phật ngụ tại thành Sravasti. Buổi sáng sớm ông ấy mặc trang phục, khoác áo cà sa, cầm bình bát đi vào thành Sravasti khất thực. Khi trở về, ăn xong, ông ấy xếp gọn y bát, rửa chân và ngồi lên chiếc bồ đoàn dành cho ông ấy, hai chân xếp chéo, thân ngay thẳng, mắt chăm chú nhìn về phía trước. Lúc ấy các tu sĩ, từng nhóm đông, tiến tới cung kính đảnh lễ Phật xong đi vòng ba lần qua bên phải ông ấy rồi ngồi xuống.
Lúc ấy tôn giả Subhuti cũng đang ngồi giữa hội chúng. Ông đứng lên, vắt một vạt áo lên vai, quì gối bên phải xuống đất, chắp hai tay hướng về Phật mà thưa rằng, ‘Bạch Thế Tôn, thật là kì diệu, hỡi Diệt Độ, vô cùng kì diệu sự hộ trì mà Như Lai đã ban cho các vị bồ tát, những sinh linh thượng đẳng! Vậy, Bạch Thế Tôn, hành giả đi theo con đường của bồ tát phải làm sao để an trụ tâm, làm sao để hàng phục tâm?’
Sau những lời này Phật bảo, ‘Vậy, Subhuti, lắng nghe cho rõ và chăm chú! Hành giả đi theo con đường của bồ tát cần phải nghĩ rằng , ‘Tất cả các loài chúng sinh trong vũ trụ, dù nhiều vô lượng, ta phải dẫn dắt họ đến niết bàn, nơi chẳng còn để lại cái gì ở phía sau. Tuy nhiên, mặc dù vô lượng vô biên chúng sinh đã được dẫn dắt vào niết bàn, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được vào niết bàn.’ Tại sao? Bởi vì nếu vị bồ tát còn có ý nghĩ về một ‘chúng sinh’ thì không thể gọi là bồ tát. Tại sao vậy? Bởi vì, nếu một ai đó còn có ý nghĩ về ta, về người, về linh hồn, về mạng sống, thì không phải là bồ tát.’
‘Bởi vì, dù bất cứ ở đâu, vị bồ tát khi bố thí không nên chấp vào bất cứ một điều gì. Bồ tát nên bố thí mà không cần được trợ giúp bởi một tín hiệu nào. Tại sao vậy? Bởi vì nếu bồ tát bố thí một cách hoàn toàn vô tư thì phúc đức thật là vô lượng.’
Phật hỏi, ‘Subhuti, ông nghĩ sao, ông có cho rằng thấy được các tướng của Như Lai là thấy được Như Lai không?’ Ông Subhuti thưa , ‘Bạch Thế Tôn, không thể cho rằng thấy được các tướng của Như Lai là thấy được Như Lai. Tại sao vậy? Vì Như Lai đã dạy rằng các tướng của Như Lai không phải thật là các tướng của Như Lai.’ Phật nói tiếp, ‘Bất kì cái gì có hình tướng đều là giả. Nếu các ông hiểu rằng tất cả mọi hình tướng đều không thật, tức là các ông thấy được Như Lai.’
Ông Subhuti hỏi Phật, ‘Bạch Thế Tôn, trong thời vị lai, thời mạt pháp, trong năm trăm năm cuối cùng, vào lúc chính pháp suy đồi, sụp đổ, chúng sinh nghe giảng Kinh này chẳng biết có hiểu được chân lí hay không?’ Phật bảo, ‘Subhuti, ông chớ nói như vậy! Cả trong thời vị lai mạt pháp cũng có những chúng sinh khi nghe giảng kinh này sẽ hiểu được chân lí. Bởi vì, Subhuti, trong thời vị lai, mạt pháp vẫn sẽ có những vị bồ tát. Những vị này đã trồng căn lành không phải chỉ một đời Phật mà họ đã nhiều kiếp tu hành, từ vô lượng vô số chư Phật, nên khi được nghe những lời kinh này, họ sẽ hiểu và sẽ tin. Subhuti! Như Lai biết rõ họ, nhờ trí huệ của Phật, Như Lai thấy rõ họ, nhờ huệ nhãn của Phật. Subhuti! Như Lai hoàn toàn biết rõ họ. Và tất cả họ sẽ được phước đức vô lượng vô biên.’
‘Tại sao vậy? Bởi vì những vị bồ tát này không còn chấp có ta, có người, có linh hồn, có mạng sống, cũng không chấp có chính pháp và không chính pháp. Họ cũng không còn có cảm nhận hay không cảm nhận.
Này Subhuti, nếu các vị bồ tát ấy còn phân biệt có chính pháp và không chính pháp thì còn phân biệt có ta, có người, có linh hồn, có mạng sống. Cũng vì lẽ đó mà Như Lai thường dạy: pháp của ta cũng như chiếc đò đưa người qua sông, các ông không nên chấp bám vào pháp. Chính pháp còn phải bỏ, huống chi là không chính pháp.
Phật hỏi, ‘Subhuti, ông nghĩ sao? Như Lai có thành Phật không? Và Như Lai có thuyết pháp không?’ Subhuti thưa, ‘Bạch Thế Tôn, theo chỗ tôi hiểu những gì Phật nói Như Lai không thành Phật và Như Lai cũng không thuyết pháp. Tại sao vậy? Vì pháp của Như Lai không thể nắm bắt được, không thể nói được, chẳng phải chính pháp cũng chẳng phải không chính pháp. Vì sao vậy? Vì cái Tuyệt đối làm nức lòng các bậc thánh hiền.’
Lúc ấy Phật bảo, ‘Phải, Subhuti, bởi vì Như Lai đã dạy rằng các pháp riêng biệt của chư Phật không phải riêng biệt của vị phật. Vì vậy mới gọi là các pháp riêng biệt của chư Phật.’
Phật hỏi, ‘Subhuti, ông nghĩ sao, vị Tu đà hoàn có nghĩ rằng mình đắc quả Tu đà hoàn chăng?’
Subhuti thưa, ‘Bạch Thế Tôn, không. Tại sao vậy? Bởi vì vị Tu đà hoàn không còn thấy mình chứng đắc quả Tu đà hoàn mới gọi là Tu đà hoàn.’
Phật hỏi, ‘Subhuti, ông nghĩ sao, vị Alahán có nghĩ rằng mình đắc quả Alahán chăng?’
Subhuti thưa, ‘Bạch Thế Tôn, không. Tại sao vậy? Bởi vì vị Alahán không còn thấy mình chứng đắc quả Alahán mới gọi là Alahán. Tại sao vậy?
Bạch Thế Tôn, cũng như tôi đây, tôi không nghĩ mình đã tu chứng, nên Như Lai mới gọi tôi là người trong cõi lặng, tôi không nghĩ mình đắc quả Alahán nên Như Lai nói Subhuti là bậc Alahán không còn ham muốn, người không ở đâu cả nên gọi là người trong cõi lặng.’
Phật hỏi, ‘Subhuti, ông nghĩ sao, trong quá khứ Như Lai có đắc pháp với Dipankara không?’ Subhuti thưa, ‘Bạch Thế Tôn, không. Như Lai không có đắc pháp nào cả.’ Phật lại hỏi, ‘Vị bồ tát có nói rằng mình tạo nên phật trường hài hoà không?’ Subhuti thưa, ‘Bạch Thế Tôn, vị bồ tát không nói rằng mình tạo nên phật trường hài hoà. Tại sao vậy? Vì Như Lai đã dạy rằng các phật trường hài hoà là không hài hoà, vậy mới gọi là những phật trường hài hoà.’
Phật bảo, ‘Subhuti, ông tưởng tượng có một người đàn ông và một người đàn bà đem bố thí tất cả tài sản của họ, nhiều như cát sông Hằng, và một người khác trích một đoạn bốn câu nói về pháp của Kinh này, đem giảng cho nhiều người được hiểu. Do việc này, công đức của người sau sẽ nhiều vô lượng vô biên so với người trước.’
Khi ấy, tôn giả Subhuti xúc động rơi nước mắt, bạch Phật rằng, ‘Bạch Thế Tôn, thật là huyền diệu, vô cùng huyền diệu, hỡi Diệt Độ, cách thức Như Lai giảng dạy nghĩa lí cao siêu tuyệt vời của Kinh này! Nhờ vậy, tôi đã hiểu và đó không phải là một cảm nhận. Tại sao vậy? Bởi vì các Đức  Phật, những  vị  toàn  giác, đã buông bỏ tất cả mọi cảm nhận.’
Phật nói, ‘Đúng vậy, Subhuti! Nếu có người nào nghe kinh này mà không nghi ngờ, không sợ hãi, không kinh khiếp, thì người này sẽ được phước đức vô lượng, là người thật hi hữu. Còn nữa, Subhuti, sự nhẫn nhục hoàn toàn của Như Lai thực ra không phải là hoàn toàn. Tại sao vậy? Bởi vì, Subhuti, trong một kiếp trước của ta, khi vua Kalinga xẻo thịt tay chân ta, lúc ấy ta không cảm nhận về cái ta, về con người, về linh hồn, về mạng sống. Tại sao vậy? Bởi vì, Subhuti, nếu lúc ấy ta có cảm nhận về cái ta, thì đồng thời ta cũng đã có cảm nhận về sự oán hận.’
‘Và còn nữa, Subhuti, chính vì lợi ích của tất cả chúng sinh mà vị bồ tát phải bố thí như thế. Tại sao vậy? Bởi vì, Subhuti, sự cảm nhận của một con người, đơn giản là sự không cảm nhận. Tất cả chúng sinh mà Như Lai đã nói đến, thực ra chẳng có chúng sinh nào. Tại sao vậy? Bởi vì tất cả những gì có hình tướng đều là giả. Như Lai nói đúng sự thật, không có gì khác hơn. Như Lai không nói sai.’
‘Subhuti, Như Lai đồng nghĩa với phản ánh như thế.’ Phật hỏi: ‘Subhuti, ông nghĩ sao, ông có cho rằng Như Lai “đã từng nói pháp chăng”? ‘ Subhuti, bất kì ai mà nói, “Như lai đã nói pháp”, thì người đó sẽ nói sai, người đó hiểu sai ta bởi việc chỉ nắm được cái không có đó. Tại sao vậy?
‘Bởi vì ngay cả một pháp nhỏ nhất cũng không tìm được hay nhận được. Vì thế mà mới gọi là “chứng ngộ hoàn hảo, chính đẳng chính giác”. Lại nữa, Subhuti, tự mọi vật đều là pháp và chẳng có gì trong đó khác biệt. Do đó mới được gọi là “chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính giác”. Tự mọi vật qua việc thiếu vắng cái ta, cái người, linh hồn, mạng sống và chứng ngộ hoàn hảo chính đẳng chính giác được biết đầy đủ như sự toàn bộ của tất cả pháp.
‘Ông nghĩ sao, Subhuti, ông có cho rằng Như lai “đã đem lại giải thoát cho chúng sinh” không? Đừng nghĩ như thế, Subhuti! Tại sao vậy? Vì chẳng có chúng sinh nào mà Như Lai đã giải thoát cả.’
Lại nữa Phật đã dạy nhân đoạn kệ sau: ‘Nếu dùng sắc thấy ta,
Nếu dùng âm thanh cầu ta, Họ đều cố gắng sai, Không thể thấy Như Lai.’
Từ Pháp người ta thấy các vị phật, Từ Pháp - thân có hướng dẫn của họ.
Vậy mà bản tính đúng đắn của Pháp không thể nào được thấy rõ,
Và không ai có thể ý thức về nó như một vật.’
‘Bất kì ai nói rằng Như Lai đi hay đến, đứng, ngồi hay nằm, người đó đều không hiểu ý nghĩa của giáo huấn ta. Tại sao vậy? ‘Như Lai’ là tên gọi cho người chẳng đi đâu cả, không đến đâu cả. Do vậy mới gọi là “Như Lai, Alahán, người hoàn toàn chứng ngộ.”
Hết quyển “Kinh Kim cương”Quay về Mục lục

Ads Belove Post