Chương 3. Nhớ tới chỗ giữa

Chương 3. Nhớ tới chỗ giữa

Price:

Read more

Osho – Kỉ luật của siêu việt – Tập 4
Chương 3. Nhớ tới chỗ giữa

Một đêm một sư trích đọc lời kinh được lưu truyền lại từ Kashyapabuddha. Âm thanh của ông ta thê lương thế và giọng ông ta yếu ớt thế, cứ dường như ông ta sắp chết.
Phật hỏi sư này, "Ông làm nghề gì trước khi ông trở thành sư vô gia cư?" Sư này nói, "Tôi rất thích chơi đàn ghi ta."
Phật nói, "Ông thấy đàn thế nào khi dây đàn quá chùng?" Sư này nói, "Không âm thanh nào có thể có được."
"Khi dây đàn quá căng thì thế nào?"
"Chúng đứt."
"Khi chúng không quá căng không quá chùng thì thế nào?" "Mọi nốt đều vang đúng âm thanh của nó."
Thế rồi Phật nói với sư này: Kỉ luật tôn giáo cũng giống như chơi đàn ghi ta vậy. Khi tâm trí được điều chỉnh đúng và chuyên tâm yên tĩnh, đạo là đạt tới được; nhưng khi ông quá sốt sắng hướng theo nó, thân thể ông trở nên mệt mỏi; và khi thân thể ông mệt mỏi, tinh thần ông trở nên mệt mỏi; khi tinh thần ông mệt mỏi, kỉ luật của ông sẽ thả lỏng; và với việc thả lỏng kĩ luật sẽ có nhiều điều xấu kéo theo. Do đó, bình thản và thuần khiết, và đạo sẽ đạt được.
Toàn thể khổ của con người là do xa khỏi trung tâm của mình. Đây là điều chỉnh sai giữa trục và bánh xe. Có việc điều chỉnh sai giữa bạn và thực tại, và điều chỉnh sai đó tự biểu lộ nó theo cả nghìn lẻ một cách. Bạn càng xa khỏi thực tại, bạn càng khổ hơn. Địa ngục là điểm xa nhất với thực tại. Bạn càng gần với thực tại, bạn càng gần với cõi trời. Khi không có điều chỉnh sai giữa bạn và thực tại, bạn là bản thân thiên đường.
Vấn đề không phải là đi bất kì đâu, vấn đề là làm sao có được hài hoà với thực tại. Nó là việc khám phá lại - bởi vì trong bụng mẹ từng đứa trẻ đều được định tâm trong thực tại. Trong bụng mẹ từng đứa trẻ đều phúc lạc sâu sắc. Tất nhiên nó không nhận biết về điều đó, không biết gì về điều đó. Nó là một với phúc lạc của nó tới mức không có người biết còn lại đằng sau. Phúc lạc là bản thể của nó, và không có phân biệt giữa người biết và cái được biết. Cho nên tất nhiên đứa trẻ không nhận biết rằng nó là phúc lạc. Bạn trở nên nhận biết chỉ khi bạn đã đánh mất cái gì đó.
Mulla Nasruddin một hôm nói với con trai mình, "Con không biết hạnh phúc là gì chừng nào con còn chưa lấy vợ - và thế thì lại quá trễ."
Nó là vậy đấy. Rất khó biết cái gì đó mà không làm mất nó, bởi vì khi bạn không làm mất nó thì bạn là một với nó một cách toàn bộ. Không có khoảnh cách: người quan sát và vật được quan sát là một; cái được biết và người biết là một. Mọi đứa trẻ đều trong trạng thái phúc lạc sâu sắc.
Các nhà tâm lí cũng đồng ý với điều này. Họ nói rằng toàn thể tìm kiếm tôn giáo đều không là gì ngoài cách tìm lại bụng của người mẹ. Họ dùng điều đó như việc phê phán tôn giáo, nhưng với tôi điều đó không phải là phê phán chút nào. Nó đơn giản đúng. Vâng, tìm kiếm tôn giáo lại là tìm kiếm bụng mẹ. Tìm kiếm tôn giáo lại là tìm kiếm để làm cho toàn thể sự tồn tại này là bụng mẹ.
Đứa trẻ là tuyệt đối trong hoà điệu với người mẹ. Đứa trẻ chưa bao giờ ở ngoài hoà điệu với người mẹ. Đứa trẻ không biết rằng nó là tách rời khỏi người mẹ. Nếu người mẹ mạnh khoẻ đứa trẻ mạnh khoẻ; nếu người mẹ ốm đứa trẻ ốm; nếu người mẹ buồn đứa trẻ buồn; nếu người mẹ hạnh phúc đứa trẻ hạnh phúc; nếu người mẹ nhảy múa đứa trẻ nhảy múa; nếu người mẹ ngồi im lặng đứa trẻ im lặng. Đứa trẻ chưa có biên giới riêng của nó. Đây là phúc lạc thuần khiết nhất, nhưng nó phải bị mất đi.
Đứa trẻ được sinh ra, và bỗng nhiên nó bị ném ra khỏi trung tâm. Bỗng nhiên nó bị nhổ bật rễ khỏi đất, khỏi người mẹ. Nó mất cái neo cố định của mình và nó không biết nó là ai. Không có nhu cầu biết điều đó khi nó còn ở cùng người mẹ. Không có nhu cầu để biết - nó là tất cả, và không có nhu cầu để biết, không có phân biệt. Không có 'bạn', cho nên không có vấn đề về 'tôi' Thực tại là không phân chia. Nó là advait, advait thuần khiết, bất nhị thuần khiết.
Nhưng một khi đứa trẻ được sinh ra, dây rốn bị cắt đi và nó bắt đầu thở theo cách riêng của nó, bỗng nhiên toàn thể con người nó trở thành cuộc truy tìm để biết mình là ai. Điều đó là tự nhiên. Bây giờ nó bắt đầu trở nên nhận biết về các biên giới của mình - thân thể nó, nhu cầu của nó. Lúc thì nó hạnh phúc, lúc thì bất hạnh, lúc thì nó được đáp ứng, lúc thì không được đáp ứng; lúc thì nó đói và khóc và không có dấu hiệu gì về người mẹ ở đâu cả; lúc thì nó ở trên ngực mẹ, lại tận hưởng việc là một với mẹ. Nhưng bây giờ có nhiều tâm trạng và nhiều bầu khí hậu, và nó sẽ bắt đầu, dần dần, cảm thấy tách biệt. Li dị đã xảy ra; hôn nhân đã tan vỡ.
Nó đã tuyệt đối lấy mẹ nó; bây giờ nó bao giờ cũng tách biệt. Và nó phải tìm ra nó là ai. Và cả đời người ta cứ cố gắng để tìm ra mình là ai. Đây là câu hỏi nền tảng nhất.
Đầu tiên đứa trẻ trở nên nhận biết về 'của tôi', thế rồi về 'cho tôi', thế rồi về 'người', thế rồi về 'tôi'. Đây là cách sự việc diễn ra. Đây chính xác là thủ tục, đích xác theo thứ tự này. Trước hết nó trở nên nhận biết về 'của tôi'. Quan sát điều đó đi, bởi vì đây là việc xây dựng của bạn, cấu trúc của bản ngã bạn. Đầu tiên đứa trẻ trở nên nhận biết về 'của tôi' - đồ chơi này là của tôi, người mẹ này là của tôi. Nó bắt đầu sở hữu. Người sở hữu đi vào trước hết; tính sở hữu là rất cơ bản. Do đó mọi tôn giáo đều nói: Trở nên không sở hữu - bởi vì với sở hữu địa ngục bắt đầu. Quan sát trẻ nhỏ mà xem: rất ghen tị, sở hữu, từng đứa trẻ đều cố gắng vồ lấy mọi thứ từ mọi người khác và cố gắng bảo vệ đồ chơi riêng của mình. Và bạn sẽ thấy trẻ con rất bạo hành, gần như dửng dưng với nhu cầu của người khác. Nếu đứa trẻ đang chơi với đồ chơi của nó và đứa trẻ khác tới bạn có thể thấy một Adolf Hitler, một Genghis Khan, một Nadirshah. Nó sẽ bám lấy đồ chơi của mình; nó sẵn sàng đánh, nó sẵn sàng đánh nhau. Đó là vấn đề lãnh thổ, vấn đề chi phối. Tính sở hữu đi vào trước hết; đó là phần cơ sở. Và đứa trẻ bắt đầu nói, "Cái này là của con."
Bây giờ xem đấy - chẳng cái gì có thể là 'của tôi' trong thực tại, trong chân lí. Chúng ta đến với đôi bàn tay trắng, chúng ta đi với đôi bàn tay trắng. Toàn thể câu chuyện này về 'của tôi' và 'của bạn' chỉ là mơ. Nhưng một khi đứa trẻ nói, "Đây là của tôi," bây giờ nó đang đi vào điều chỉnh sai với thực tại. Cho nên bạn sẽ thấy rằng bạn càng có ý tưởng này về 'của tôi', thì bạn sẽ càng khổ thêm, bạn sẽ càng khổ sở thêm. Mọi nơi: "Nhà này là của tôi; người đàn bà này là của tôi; người đàn ông này là của tôi," và mọi nơi bạn lập tức tuyên bố và sở hữu... và khổ đi vào.
Hai người đang yêu nhau. Nếu đấy chỉ là lúc ban đầu thì cái 'của tôi' còn chưa bắt đầu - bởi vì nếu 'của tôi' mà chưa bắt đầu, thì tâm trí chưa bắt đầu. Một khi 'của tôi' bắt đầu, bản ngã đang trên đường rồi. Bản ngã là cái 'của tôi' được kết tinh. Và một khi 'của tôi' bắt đầu, thì tình yêu bị mất. Tình yêu là đẹp chỉ khi không có 'của tôi'. Nhưng nó đi vào ngay lập tức, bởi vì điều đó đã trở thành chính cấu trúc của chúng ta. Đó là nền tảng của chúng ta trong thế giới này. Chúng ta được đặt cơ sở sai.
Tôi đã nghe...
Đứa trẻ chơi này mới sáu tuổi và nó đang chơi với đứa con gái nhà bên cạnh mới năm tuổi.
"Chơi vật nhau không?" nó hỏi. Cô bé nói, "Tớ không vật được. Tớ là con gái."
Nó tiếp tục, "Chơi bóng không?"
Cô bé đáp, "Tớ không chơi bóng được. Tớ là con gái."
Cuối cùng nó nói, "Thôi được, đằng ấy có muốn chơi nhà không?"
Cô bé nói, "Ô có chứ. Tớ sẽ là bố."
Từ chính lúc ban đầu, ai chi phối ai? ai sở hữu ai? Do đó mọi tôn giáo - phương đông, phương tây - tất cả các tôn giáo đã tồn tại trên trái đất đều nhấn mạnh vào không sở hữu, không gắn bó - bởi vì điều đó sẽ lấy đi chính đất bằng dưới chân bạn. Nếu bạn trở nên không sở hữu thì bản ngã không thể tồn tại được. Nếu bạn trở nên nhận biết về khiếm khuyết cơ sở này của con người bạn, việc tuyên bố về 'của tôi' này, bạn sẽ ngạc nhiên rằng mọi khổ của bạn có thể được vứt bỏ đi bằng việc vứt bỏ mỗi từ này thôi. Đây không chỉ là một từ, nó là toàn thể phong cách sống của bạn. Kiểu sống sai dựa trên 'của tôi'; kiểu sống đúng không biết tới 'của tôi', không biết tới 'của anh'.
Một khi chúng ta nói 'của tôi' chúng ta đang làm cho bản thân mình tách rời khỏi cái toàn thể. Bây giờ phân biệt này sẽ phát triển, và từng bước sẽ đem bạn đi xa hơn.
Tôi đã nghe...
Một đứa bé đang ngồi cùng với gia đình; bố và mẹ đang cãi nhau, như thông thường. Thế rồi bố trở thành gần phát điên. Sợ mình có thể đánh người đàn bà, hay sợ mình có thể làm điều gì đó sai, anh ta chạy ra khỏi nhà.
Đứa bé vẫn quan sát. Nó nói, "Bố có quay về không ạ?"
Mẹ nó nói, "Có chứ, trong mười lăm phút nữa bố sẽ quay về."
Đứa bé nói, "Ôi trời! Con cứ tưởng được ăn món tráng miệng của bố."
Một khi 'của tôi' đi vào thế thì bạn là kẻ cạnh tranh với mọi người. Một khi 'của tôi' đi vào, cuộc sống của bạn bây giờ sẽ là cuộc sống của cạnh tranh, tranh đấu, xung đột, bạo hành, công kích.
Bước tiếp của 'của tôi' là 'tôi'. Khi bạn có cái gì đó để tuyên bố như của mình, bỗng nhiên qua tuyên bố đó phát sinh ý tưởng rằng bây giờ bạn là trung tâm của các sở hữu của mình. Việc sở hữu trở thành lãnh thổ của bạn, và qua những sở hữu đó nảy sinh ý tưởng mới: 'tôi'.
Một khi bạn được đọng lại với cái 'tôi', bạn có thể thấy rõ ràng rằng bạn có biên giới, và những người ngoài biên giới này là 'người'. Người khác trở thành rõ ràng; bây giờ mọi sự bắt đầu rời ra.
Vũ trụ là một, nó là một thể thống nhất. Không cái gì bị phân chia. Mọi thứ đều được nối với mọi thứ khác. Đó là tính nối vô cùng. Bạn được nối với đất, bạn được nối với cây, bạn được nối với sao; sao được nối với bạn, sao được nối với cây, với sông, với núi. Mọi thứ đều được liên nối. Không cái gì tách rời; không cái gì có thể phân tách. Phân tách là không thể được.
Từng khoảnh khắc bạn đều thở - bạn thở vào, bạn thở ra - liên tục có cây cầu với sự tồn tại. Bạn ăn, sự tồn tại đi vào bạn; bạn bài tiết, nó trở thành phân - táo trên cây sẽ trở thành một phần thân thể bạn ngày mai, và phần nào đó của thân thể bạn sẽ ra đi và trở thành phân, sẽ trở thành thức ăn cho cây cối... cho và nhận liên tục. Không một khoảnh khắc nào nó dừng lại. Khi nó dừng lại, bạn chết.
Chết là gì? - sự tách bạch là cái chết. Trong thống nhất là sống, ngoài thống nhất là chết. Cho nên bạn càng nghĩ, "Mình tách biệt," bạn càng kém nhạy cảm hơn, chết nhiều hơn, kéo lê, đần độn. Bạn càng cảm thấy mình được nối, toàn thể sự tồn tại này lại càng là một phần của bạn và bạn là một phần của toàn thể sự tồn tại này. Một khi bạn hiểu rằng chúng ta là thành viên của nhau, thế thì bỗng nhiên tầm nhìn thay đổi. Thế thì những cây này không còn xa lạ nữa; chúng vẫn liên tục chuẩn bị thức ăn cho bạn. Khi bạn thở vào bạn lấy ô xi vào, khi bạn thở ra bạn cho các bô nic; cây cối thở vào bằng các bô nic và thở ra ô xi - có giao cảm liên tục. Chúng ta trong hoà điệu. Thực tại là một thể thống nhất. Và với ý tưởng về 'tôi', 'người', chúng ta đang rơi ra ngoài thực tại. Và một khi quan niệm sai này lắng đọng ở bên trong, toàn thể phân chia của bạn trở thành lộn ngược.
Tôi đã nghe...
Một thanh niên New York đến Texas lần đầu tiên. Thấy một đàn trâu, anh ta hỏi người chủ chúng là gì.
"Chúng chỉ là lợn hoang," người chủ nói. "Mọi thứ ở Texas đều to cả."
Chút ít sau vị khách lại thấy một đàn chim đại bàng và hỏi chúng là gì.
"Chúng chỉ là chim sẻ thôi," người chủ nói. "Mọi thứ đều to ở Texas."
Cuối đêm vị khách đi tìm nhà vệ sinh và rơi vào trong bể bơi. "Lạy thánh Pete!" anh ta kêu lên "Không ai kéo cái xối nước cả!"
Một khi bạn có quan niệm sai về sự vật, thế thì quan niệm đó sẽ bóp méo mọi thứ. Nếu 'mọi thứ đều to ở Texas', thế thì bể bơi phải là cái bệ xí! Điều đó là tự nhiên - quan niệm sai này dẫn tới quan niệm sai khác và quan niệm sai nhỏ dẫn tới quan niệm sai lớn hơn. Nếu bạn lắng đọng với điều này, một ngày nào đó bạn đơn giản không biết thực tại là gì. Bạn đơn giản bị che phủ bởi quan niệm riêng của mình.
'Cho tôi', rồi 'người', và thế rồi như sự phản chiếu nảy sinh 'tôi', 'tôi' là dạng tinh vi nhất, kết tinh nhất của tính sở hữu. Một khi bạn đã thốt ra 'tôi', thì bạn đã phạm vào điều báng bổ. Một khi bạn đã nói 'tôi', bạn bị ngắt hoàn toàn khỏi sự tồn tại - không thực sự bị ngắt, bằng không bạn sẽ chết. Nhưng trong ý tưởng của mình thì bạn đã hoàn toàn bị ngắt khỏi thực tại. Bây giờ bạn sẽ trong tranh đấu liên tục với thực tại. Bạn sẽ tranh đấu với gốc rễ riêng của mình, bạn sẽ tranh đấu với bản thân mình.
Đó là lí do tại sao Phật nói: Là mẩu gỗ trôi giạt. Bạn có thể là mẩu gỗ trôi giạt chỉ nếu bạn đã vứt bỏ ý tưởng về tôi - bằng không bạn không thể là mẩu gỗ trôi giạt được. Vật lộn sẽ dai dẳng. Đó là lí do tại sao bạn thấy khó khi đi tới thiền. Nếu tôi nói ngồi im lặng, bạn không thể làm được điều đó - điều đơn giản thế. Người ta sẽ coi đó là điều đơn giản nhất; đáng ra không cần phải dạy điều đó. Người ta phải đơn giản ngồi và hiện hữu. Nhưng bạn không thể ngồi được bởi vì cái 'tôi' không thể cho phép bạn có lấy một khoảnh khắc thảnh thơi. Hễ một khoảnh khắc của thảnh thơi mà được phép, bạn sẽ có khả năng thấy thực tại. Một khi thực tại được biết tới, cái 'tôi' sẽ phải bị vứt bỏ. Thế thì nó không thể còn dai dẳng được. Cho nên cái 'tôi' thậm chí không bao giờ cho phép bạn có ngày nghỉ. Cho dù bạn đi lên núi, tới chỗ nghỉ mùa hè, cái 'tôi' vẫn không bao giờ cho phép bạn có ngày nghỉ kể cả ở đó. Bạn mang radio đi, bạn mang ti vi đi; bạn mang tất cả các vấn đề của mình và bạn vẫn còn bận bịu. Tại đó, tại nơi nghỉ an dưỡng trên đồi núi, bạn đã đi tới để thảnh thơi, nhưng bạn vẫn tiếp tục toàn thể hình mẫu của mình theo cùng cách. Bạn không thảnh thơi.
Cái 'tôi' không thể thảnh thơi được. Nó tồn tại qua căng thẳng. Nó sẽ tạo ra căng thẳng mới, nó sẽ tạo ra lo nghĩ mới, nó sẽ thường xuyên chế tác ra vấn đề mới, nó sẽ không cho phép bạn nghỉ ngơi gì. Cho dù nghỉ ngơi lấy một phút và toàn thể ngôi nhà của cái 'tôi' bắt đầu sụp đổ - bởi vì thực tại đẹp thế và cái 'tôi' xấu thế. Người ta liên tục tranh đấu theo cách của mình một cách không cần thiết. Bạn đang tranh đấu vì những thứ sắp xảy ra theo cách riêng của chúng. Bạn đang tranh đấu một cách không cần thiết. Bạn đang ham muốn những điều sẽ là của bạn nếu bạn không ham muốn. Thực tế, bởi việc ham muốn bạn sẽ làm mất chúng.
Đó là lí do tại sao Phật nói: Nổi cùng với dòng chảy. Cứ để nó đưa bạn ra đại dương.
'Của tôi', 'cho tôi', 'người', 'tôi' - đây là cái bẫy. Và cái bẫy này tạo ra khổ, loạn thần kinh, điên khùng.
Bây giờ vấn đề là: đứa trẻ phải trải qua nó, bởi vì nó không biết mình là ai và nó cần căn cước nào đó - có thể là căn cước giả, nhưng điều đó còn tốt hơn là không căn cước gì. Nó cần căn cước nào đó. Nó cần biết đích xác nó là ai, cho nên một trung tâm giả được tạo ra. Cái 'tôi' không phải là trung tâm thực của bạn. Nó là trung tâm giả - tiện dụng, giả vờ, chỉ do bạn chế tác ra. Nó chẳng liên quan gì tới trung tâm thực của bạn. Trung tâm thực của bạn là trung tâm của tất cả. Cái ta thực của bạn là cái ta của tất cả. Tại trung tâm này, toàn thể sự tồn tại là một - cũng như tại trung tâm của ánh sáng, mặt trời, mọi tia sáng đều là một. Chúng càng đi xa, chúng càng xa lẫn nhau hơn.
Trung tâm thực của bạn không phải chỉ là trung tâm của bạn thôi, nó là trung tâm của cái toàn thể. Nhưng chúng ta đã tạo ra những trung tâm nhỏ của riêng mình, tự chế tác, do bản thân chúng ta chế tạo ra. Có nhu cầu... bởi vì đứa trẻ được sinh ra không có biên giới nào, không có ý tưởng về mình là ai. Đó là sự cần thiết sống còn. Làm sao nó sẽ tồn tại được? Nó phải được cho một cái tên, nó phải được cho một ý tưởng về nó là ai. Tất nhiên ý tưởng này tới từ bên ngoài; ai đó nói bạn đẹp, ai đó nói bạn thông minh, ai đó nói bạn sinh động thế. Bạn thu lấy những thứ mà mọi người nói. Từ tất cả những điều mọi người nói về bạn, bạn thu thập một hình ảnh nào đó. Bạn chưa bao giờ nhìn vào bản thân mình, vào bạn là ai. Hình ảnh này sẽ là giả - bởi vì không ai khác có thể biết được bạn là ai, và không ai khác có thể nói bạn là ai. Thực tại bên trong của bạn là không sẵn có cho bất kì ai khác ngoại trừ bạn. Thực tại bên trong của bạn là không thể xuyên thấu được với bất kì ai khác ngoại trừ bạn. Chỉ bạn mới có thể ở đó.
Cái ngày bạn nhận ra rằng căn cước của mình là giả, được gắn lại nhau; bạn đã thu thập ý kiến từ mọi người...
Đôi khi bạn nghĩ, chỉ ngồi im lặng và nghĩ xem mình là ai. Nhiều ý tưởng sẽ nảy sinh. Cứ quan sát xem chúng tới từ đâu và bạn sẽ có khả năng tìm ra cội nguồn. Cái gì đó tới từ mẹ bạn - nhiều đấy; quãng tám mươi đến chín mươi phần trăm. Cái gì đó tới từ bố bạn, cái gì đó tới từ thầy giáo phổ thông của bạn, cái gì đó tới từ bạn bè bạn, cái gì đó tới từ xã hội. Quan sát xem: bạn sẽ có khả năng phân chia nó tới từ đâu. Chẳng cái gì tới từ bạn cả, thậm chí không đến một phần trăm tới từ bạn. Đây là kiểu căn cước gì mà trong đó bạn đã không đóng góp gì cả thế? Và bạn là người duy nhất có thể có đóng góp, thực tế, cho cả một trăm phần trăm.
Cái ngày bạn hiểu ra điều này, tôn giáo trở thành quan trọng. Cái ngày bạn nhận ra điều này bạn bắt đầu tìm kiếm kĩ thuật nào đó, phương pháp nào đó để đi vào trong bản thể mình; cách biết đích xác, thực sự, mang tính tồn tại, bạn là ai. Không còn là tuyển tập các hình ảnh từ bên ngoài, không yêu cầu người khác để soi gương thực tại của bạn - mà đối diện trực tiếp với nó, ngay lập tức; để đi vào trong bản tính của bạn, để cảm thấy nó ở đó. Cần gì phải hỏi người nào? Và bạn hỏi ai? Họ cũng dốt nát về bản thân họ như bạn dốt nát về bản thân mình. Họ không biết tới bản thân họ; làm sao họ có thể biết tới bạn được? Xem cách mọi sự vận hành, cách mọi sự cứ vận hành, cách mọi sự cứ xảy ra: giả dối này dẫn tới giả dối khác. Bạn gần như bị lừa dối, bị lừa bịp. Bạn bị lừa gạt, và những người đã lừa gạt bạn có thể đã làm điều đó một cách vô tình. Họ có thể đã bị người khác lừa. Bố bạn, mẹ bạn, thầy giáo của bạn, đã bị những người khác lừa - bố họ, mẹ họ, thầy giáo họ. Và đến lượt mình họ đã lừa bạn. Bạn có định làm cùng điều đó với con mình nữa không?
Trong một thế giới tốt hơn, nơi mọi người thông minh hơn, nhận biết hơn, họ sẽ dạy con họ rằng ý tưởng về căn cước là giả tạo: "Nó là cần thiết, chúng ta đem nó cho con, nhưng nó chỉ dùng cho thời bây giờ thôi, trước khi bản thân con khám phá ra mình là ai. Nó sẽ không phải là thực tại của con đâu. Và con càng sớm tìm ra con là ai thì càng tốt. Con càng sớm có thể vứt bỏ cái ý tưởng này đi, thì càng tốt - bởi vì từ chính khoảnh khắc đó con sẽ thực sự được sinh ra, và con sẽ thực sự là thực, đích thực. Con sẽ trở thành cá nhân."
Các ý tưởng mà chúng ta thu thập từ người khác cho chúng ta cá tính, còn hiểu biết mà chúng ta đi tới biết từ bên trong cho chúng ta tính cá nhân. Cá tính là giả, cá nhân là thực. Cá tính được vay mượn; thực tại, tính cá nhân, cái đích thực của bạn, không bao giờ có thể được vay mượn. Không ai có thể nói được bạn là ai.
Thân thể bạn có thể được người khác nhìn thấy. Họ có thể nói liệu thân thể bạn là đẹp hay không, và điều đó nữa cũng còn tuỳ - bởi vì không có tiêu chuẩn nào cho cái đẹp tồn tại. Điều đó tuỳ thuộc vào ý tưởng của người ta, vào điều người ta coi là đẹp. Hai người chẳng bao giờ đồng ý được. Điều đó gần giống như 'thích' và 'không thích'. Bạn có thể rơi vào tình yêu với người đàn bà và bạn có thể nghĩ cô ấy là người đàn bà đẹp nhất trên thế giới - và bạn của bạn có thể cười bạn. Tôi không nói họ đúng, tôi không nói bạn đúng. Tôi đơn giản nói rằng không có tiêu chuẩn. Bạn có thể coi người đàn bà này là khủng khiếp và bạn của bạn là điên, nhưng không có tiêu chuẩn. Không có cách thức khách quan để biết ai đẹp, cái gì đẹp. Điều đó tuỳ vào tâm trí bạn, sự huấn luyện của bạn.
Tôi đã nghe lỏm được...
Voi đực đang nhìn voi cái lắc lư bên cạnh. Nó nói, gần như bị quyến rũ, "Úi giời! hoàn hảo 250 nhân 210 nhân 400!"
Với voi, tất nhiên, đó là tỉ lệ đẹp - không phải cho con người. Và cũng như bạn cười về tỉ lệ này, voi cười về ý tưởng cái đẹp của bạn.
Thực tế ngay cả ý tưởng của một cá nhân về cái đẹp cũng thay đổi. Thời thơ ấu bạn có các ý tưởng khác về cái đẹp, thời thanh niên các ý tưởng khác, trong tuổi già lại các ý tưởng khác. Và thế thì điều đó tuỳ thuộc vào sự cần thiết của bạn, nhu cầu của bạn.
Tôi đã nghe...
Có một quảng cáo trong một tạp chí cho nông dân. Người nông dân đã quảng cáo rằng anh ta muốn gặp một đàn bà quãng ba mươi tuổi. Bản thân anh ta bốn mươi mốt. Mục đích: hôn nhân. Nhưng một điều kiện phải được đáp ứng: người đàn bà phải có máy kéo, và cô ấy phải gửi bức ảnh của máy kéo đó!
Điều đó tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn, vào ý tưởng của bạn, vào triết lí của bạn, tôn giáo, huấn luyện, văn hoá. Ai đó có thể nói điều gì đó về thân thể bạn; điều đó nữa cũng không khách quan. Ai đó có thể nói điều gì đó về tâm trí bạn - thầy giáo có thể nói bạn rất thông minh - nhưng điều đó nữa cũng còn tuỳ. Bởi vì không có cách nào quyết định được ai là thông minh. Chính ý tưởng về tỉ số thông minh, cách đo thông minh, đã thất bại. Các nhà tâm lí đã tưởng rằng họ có khả năng đo thông minh, nhưng điều đó đã thất bại. Bây giờ nó lạc hậu rồi. Nó chẳng ngụ ý gì nhiều.
Ai thông minh? - đứa trẻ có khả năng toán học, hay đứa trẻ rất có khả năng hội hoạ? Ai thông minh? - đứa trẻ có thể làm thơ, hay đứa trẻ có thể làm động cơ hay cái máy? Ai thông minh? Đơn giản không có cách nào nói được cả. Tất nhiên, thông thường, nhà toán học, nhà cơ khí, nhà công nghệ, sẽ được coi là thông minh - bởi vì người đó có nhiều tiện ích hơn. Bức tranh không có mấy tiện ích. Bài thơ không có giá trị tồn tại; bạn không thể buôn bán nó được. Ở bãi chợ không ai bận tâm tới nó. Nhưng nếu bạn có thể tạo ra vật dụng, thiết bị máy móc, thì nhiều người sẽ quan tâm tới nó. Nhưng làm sao để quyết định?
Trong xã hội khác... Chẳng hạn: ở Trung Quốc cổ đại, ba nghìn năm trước, người có thể soạn thơ được coi là thông minh hơn người có thể phát minh ra cái máy - bởi vì xã hội đã tồn tại trên các nguyên tắc khác. Lão Tử đã nói rằng máy móc là cách để lừa gạt tự nhiên, để khai thác tự nhiên. Chúng mang tính công kích. Con người không cần các thứ máy móc nào; thơ ca, tranh vẽ, điêu khắc, âm nhạc còn có giá trị hơn. Cho nên đứa trẻ là nhạc sĩ bẩm sinh được coi là thông minh hơn nhà toán học - bởi vì bạn sẽ làm gì với nhà toán học? Nó để dùng làm gì? Nhưng trong thế giới hiện đại nhà toán học hữu dụng hơn, có nhiều tiện ích hơn, có nhiều giá trị thị trường hơn.
Nhưng điều này sẽ không là như vậy được lâu đâu. Chẳng chóng thì chầy, thậm chí trong thế kỉ này, vài nước sẽ đi tới mức giầu có mà họ lại sẽ cần tới âm nhạc, thơ ca, điêu khắc. Mọi người sẽ thích nghe âm nhạc vĩ đại, sẽ thích xem múa, sẽ thích đi vào các lĩnh vực của cái đẹp, sẽ thích đi vào hoà điệu sâu sắc hơn với thực tại. Ai sẽ bận tâm về nhà toán học, nhà công nghệ, kĩ sư? Chẳng chóng thì chầy điều này sẽ thay đổi. Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội.
Mọi người có thể nói điều gì đó về thân thể bạn, điều gì đó về tâm trí bạn, nhưng điều đó nữa cũng chẳng có giá trị gì. Ai có thể nói điều gì về linh hồn bạn? - ngay cả mẹ bạn người đã cho việc sinh thành ra bạn cũng chẳng nói được, ngay cả bố bạn cũng chẳng nói được.
Khi Phật trở nên chứng ngộ ông ấy trở về nhà. Người bố đã rất giận, vậy cũng là tự nhiên. Rất khó mà thoả mãn cho người bố, bởi vì bất kì điều gì bạn làm cũng sẽ chống lại tham vọng của ông ấy. Rất khó thoả mãn cho người bố. Nếu bạn không có cá tính nào, nếu bạn không có tính cá nhân nào, nếu bạn không có thông minh duy nhất nào, thì bạn đần độn. Bạn có thể vâng lời, nhưng thế thì người bố lại không được thoả mãn bởi vì đần độn của bạn, ngu xuẩn. Bạn vâng lời, được; nhưng phỏng có ích gì cho việc bạn vâng lời? Bạn chẳng có gì để cho cả. Nếu bạn thông minh, duy nhất, có cái gì đó để cho, thế thì bạn không thể vâng lời được. Thông minh bao giờ cũng mang tính nổi dậy. Chỉ người đần độn và ngu xuẩn mới vâng lời.
Trong thế giới ngày nay có nhiều nổi dậy thế chỉ bởi vì đã có bùng nổ của thông minh. Từng thế hệ đều thông minh hơn thế hệ trước, do đó mới nhiều nổi dậy hơn, nhiều không vâng lời hơn, nhiều hỗn loạn hơn trên thế giới. Bạn có thể quan sát điều đó trong con bạn. Quan sát con bạn một cách không thiên vị. Bạn có thông minh như vậy không khi bạn còn là đứa trẻ? Bây giờ nhìn trẻ con; chúng thông minh thế. Bạn có thể không thấy điều đó, bởi vì điêu đó gây tổn thương. Bạn có thể không thấy điều đó, bạn có thể phủ nhận điều đó, nhưng quan sát xem - và điều đó phải là như vậy. Điều tự nhiên là tâm thức cứ tiến hoá. Cho nên khi đứa trẻ thông minh, nó mang tính nổi dậy, và người bố không được thoả mãn. Khi đứa trẻ vâng lời nhưng nó không thông minh, thế nữa người bố cũng không thoả mãn. Thật khó mà thoả mãn được người bố.
Ngay cả Phật cũng không thể thoả mãn được cho bố mình. Bố của Phật phải đã cho rằng ông ấy đã trở thành kẻ hippie. Có thể thuật ngữ này hồi đó còn chưa có, cho nên ông ấy phải đã nghĩ dưới một thuật ngữ khác nào đó, nhưng đó đích xác là điều ông ấy nói với Phật khi ông ấy về. Ông ấy rất bực mình, tức tối, và ông ấy nói, "Con đã làm gì vậy? Con là con vua, và con đi như kẻ ăn xin sao? Vứt ngay tất cả những cái vô nghĩa này và trở về nhà. Ta là bố của con. Mặc dầu con đã làm đau ta, và con đã là nỗi đau tới tận cổ ta, dầu vậy trái tim ta vẫn là trái tim của người bố: ta có thể tha thứ cho con. Cánh cửa của ta vẫn còn mở. Con có thể tới."
Phật cười. Ông ấy nói, "Bệ hạ không biết ta chút nào. Ta đã đi vào một vương quốc vĩ đại." Người bố, tất nhiên, trở nên điên tiết hơn. Ông ta nói, "Chấm dứt mọi điều này đi! Ta biết con rõ lắm. Ta đã cho sinh thành ra con." Phật nói, "Chỗ đó bệ hạ lầm, chỗ đó bệ hạ phạm lỗi. Bệ hạ đã sinh thành ra thân thể ta, nhưng không sinh ra ta; và bệ hạ chẳng biết ta chút nào. Cho dù ta đang đứng trước bệ hạ, bệ hạ cũng không thấy ta. Bệ hạ đầy những ý tưởng rằng bệ hạ là bố và ta là con của bệ hạ. Ý tưởng đó đang vận hành tựa như rào chắn. Nhìn vào ta đây! Người con đã rời bỏ ngôi nhà của bệ hạ đã không quay lại. Người đó đã mất rồi, người đó đã chết! Ta là một con người hoàn toàn mới. Ta tới với một căn cước mới, ta tới với một hiểu biết mới: ta tới như nhận biết. Ta đã đi như vô ý thức. Ta đã đi như Gautam Siddhartha, con bệ hạ. Bây giờ ta tới như Phật, như được chứng ngộ, vừa mới được chứng ngộ. Ta đã đi với căn cước giả, bây giờ ta tới với hiểu biết thực về ta là ai. Nhìn vào ta!"
Thực tế, không có cách nào để bất kì ai khác thấy thực tại của bạn. Bạn phải tự mình đi vào trong nó. Điều đó không thể được người phục vụ làm, bạn không thể trả tiền cho ai đó để họ làm điều đó cho bạn được.
Một thánh nhân Sufi vĩ đại được Caliph Omar triệu tới để cầu nguyện trong triều đình ông ấy. Thánh nhân tới, nhưng ông ấy nói, "Tôi không thể làm điều đó được. Có vài điều bệ hạ phải làm cho chính mình. Bệ hạ phải tự thở cho mình; không ai khác có thể làm được điều đó. Bệ hạ phải tự làm tình với người đàn bà của bệ hạ; không ai khác có thể làm điều đó cho bệ hạ. Và bệ hạ phải cầu nguyện cho bản thân mình; tôi không thể làm được điều đó. Rất tiếc." Ông ấy nói, "Tôi có thể cầu nguyện, nhưng đó sẽ là lời cầu nguyện cho bản thân tôi. Nó sẽ không dành cho bệ hạ."
Ông ấy đã đem chân lí vĩ đại về nhà; có những điều mà không ai có thể làm thay bạn được. Ít nhất một điều mà không ai có thể làm cho bạn được - đó là, cho bạn câu trả lời bạn là ai. Không, bạn phải đi, bạn phải đào sâu vào bản thể riêng của mình. Tầng tầng của căn cước, căn cước giả, phải bị phá vỡ.
Có nỗi sợ khi người ta đi vào trong bản thân mình, bởi vì hỗn loạn bước vào. Bằng cách nào đó bạn đã điều khiển với căn cước giả của mình. Bạn đã lắng đọng với nó. Bạn biết tên mình là thế này thế nọ; bạn có những tin tưởng nào đó, chứng chỉ, bằng cấp, đại học, cao đẳng, danh vọng, tiền bạc, di sản. Bạn có cách nào đó để xác định bản thân mình. Bạn có định nghĩa nào đó, có tác dụng thế nào đó - nhưng nó có tác dụng. Đi vào nghĩa là vứt bỏ cái định nghĩa có tác dụng này... sẽ có hỗn loạn.
Trước khi bạn có thể đi tới trung tâm của mình, bạn sẽ phải đi qua trạng thái rất hỗn loạn. Đó là lí do tại sao có nỗi sợ. Không ai muốn đi vào trong cả. Mọi người cứ dạy: Biết bản thân mình; chúng ta nghe, nhưng chúng ta chẳng bao giờ nghe thấy cả. Chúng ta chưa bao giờ bận tâm về điều đó. Có ý tưởng nào đó trong tâm trí rằng hỗn loạn sẽ làm cho không rõ ràng và bạn sẽ bị lạc trong nó, bạn sẽ bị nhấn chìm vào trong nó. Bởi nỗi sợ hỗn loạn đó, chúng ta cứ níu bám lấy bất kì cái gì từ bên ngoài. Nhưng điều này đang làm phí hoài cuộc sống của bạn.
Cái ngày bạn trở nên đủ dũng cảm để đi vào trong bản thể mình, bạn đã trở thành một sannyasin. Tính chất sannyas nghĩa là: bây giờ bạn nắm lấy cuộc sống của mình trong bàn tay mình. Bây giờ bạn đang cố gắng để sống cuộc sống của bạn một cách đích thực. Bây giờ bạn không còn đóng vai diễn nữa. Bây giờ bạn sẽ không cho phép bất kì ai khác viết câu chuyện về cuộc đời bạn. Bây giờ bạn sẵn sàng trải ra cái mà bạn bao giờ cũng mang như hạt mầm bên trong mình. Hỗn loạn là vấn đề duy nhất; cho nên khi mọi người trở nên mang tính tôn giáo họ bắt đầu tìm cách nào đó để né tránh hỗn loạn. Điều đó phải được hiểu trước khi bạn có thể đi vào trong lời kinh này.
Căn cước nào đó có đấy. Chẳng hạn: bạn giầu, bạn có nhiều tiền - đó là căn cước của bạn. Khi một người bắt đầu nghĩ, "Làm sao để biết bản thân mình?" và khi người đó đi tới nghe chân lí luôn do các hiền nhân giải thích: rằng 'của tôi', 'cho tôi', 'người', 'tôi', đều phải bị loại bỏ, người đó nghĩ, "Được rồi, vậy mình sẽ vứt bỏ tất cả mọi của cải của mình và mình sẽ trở thành nghèo." Người đó vứt bỏ một căn cước - căn cước của việc là nghèo - nhưng người đó đã đi sang cực đoan khác. Để tránh một điều sai người đó đã đi sang cái sai đối lập. Và đây là điều nền tảng: nếu bạn đi ngược lại cái sai quá nhiều, bạn sẽ lại đi vào cái sai khác. Cái sai này bị đối lập bởi điều khác không thể nào được làm cho đúng; cái đối lập cũng sai. Chỉ ở chính giữa, đâu đó đấy, mới là chân lí.
Khi bạn giầu bạn có một căn cước. Bạn vứt bỏ cái đó, bạn trở thành nghèo, bạn trở thành người ăn xin; bây giờ bạn có căn cước khác. Căn cước thứ nhất đã được vay mượn từ xã hội, căn cước thứ hai cũng được vay mượn từ xã hội. Bây giờ mọi người sẽ nói rằng bạn đã từ bỏ thế giới, bạn là một sannyasin vĩ đại, bạn đã vứt bỏ thế giới, bạn đơn giản là vĩ đại. Bạn đã vĩ đại bởi vì bạn đã có tiền; bây giờ bạn vĩ đại bởi vì bạn đã từ bỏ tiền - nhưng căn cước đang tới từ bên ngoài. Ban đầu bạn đã giầu, bây giờ bạn nghèo; bây giờ nghèo là giầu sang của bạn. Bạn đã có bản ngã, bạn trở nên khiêm tốn; nhưng bây giờ khiêm tốn là bản ngã của bạn.
Người ta có thể đi từ bệnh tật này sang bệnh tật khác rất dễ dàng, cũng giống như con lắc có thể đung đưa từ cực đoan này sang cực đoan khác.
Phật nói: Các cực đoan chính là cái sai. Là người cực đoan là ở chỗ sai. Ở giữa, được cân bằng - samyak - và đó là chỗ cái đúng. Ở chính giữa, đừng đi từ cực này sang cực khác. Đó là điều mọi người đang làm. Ai đó đang chạy theo đàn bà, thế rồi một ngày nào đó anh ta quyết định điều đó là vô tích sự; anh ta bắt đầu chạy xa khỏi đàn bà. Nhưng việc chạy vẫn tiếp tục. Đầu tiên anh ta săn đuổi, bây giờ anh ta sợ đàn bà nào đó có thể săn đuổi anh ta. Và đó là cách điều đó xảy ra: nếu bạn săn đàn bà, cô ấy chạy. Nếu bạn bắt đầu chạy khỏi cô ấy, cô ấy bắt đầu săn bạn. Cuộc sống rất bí ẩn... nhưng việc chạy vẫn tiếp tục. Nó là trò chơi. Người ta chỉ có thể là kẻ đi săn và người ta phải là kẻ bị săn. Hoặc bạn là kẻ đi săn hoặc đàn bà trở thành kẻ đi săn, nhưng trò chơi vẫn tiếp tục.
Phật nói: Dừng ở giữa.
Lời kinh này là một phần của câu chuyện rất nổi tiếng trong cuộc đời Phật. Câu chuyện này là về một hoàng tử có tên Srona.
Srona là một hoàng tử rất giầu có, và anh ta đã sống cuộc sống của một người siêu hưởng lạc: ăn, uống, vui vẻ. Anh ta đã sống thật sâu trong mê đắm. Anh ta chưa bao giờ biết gì về kỉ luật, anh ta chưa bao giờ nghe nói gì về nhận biết. Đàn bà, rượu - đó là tất cả, đó là toàn thể cuộc đời anh ta... bị hàm chứa trong hai từ: đàn bà và rượu. Cả ngày anh ta say sưa, và cả đêm anh ta mê đắm trong hoạt động dục. Anh ta là gã điên khùng. Nhưng dần dần điều cực đoan bắt đầu làm anh ta mệt mỏi. Dần dần anh ta đã trở nên tỉnh táo về điều anh ta đang làm cho cuộc sống của mình.
Khi bạn mê đắm quá nhiều, một ngày nào đó, nếu bạn có chút ít thông minh, bạn bắt đầu cảm thấy toàn thể cái vô tích sự của nó.
Một hôm khi Phật đi qua thị trấn của anh ta, anh ta nghe nói về Phật. Anh ta đã từng suy nghĩ nhiều ngày, "Phải có cách sống khác chứ, và phải có nhiều điều để sống hơn là cách mình đang sống nó chứ." Biết rằng Phật đã tới, anh ta tới để gặp ông ấy. Anh ta là một người cực đoan. Thấy Phật - im lặng của ông ấy, duyên dáng của ông ấy, an bình của ông ấy - anh ta bị xúc động. Trái tim anh ta bị tràn ngập. Anh ta cúi lạy Phật và anh ta nói, "Xin thầy cho tôi tính chất sannyas ngay khoảnh khắc này!"
Phật nói, "Đợi đã. Đừng vội thế."
"Nhưng," anh ta nói, "tôi không thể đợi được. Tôi không biết cái gì đang đợi. Khi tôi muốn làm cái gì đó, tôi muốn làm ngay cái gì đó. Và thế là đủ! Tôi đã sống cuộc sống của truỵ lạc, và tôi đã đơn giản làm phí hoài bản thân mình. Nó đã mang tính tự tử. Bây giờ tôi không thể trở về nhà được. Thầy chấp nhận tôi đi."
Ngay cả các đệ tử của Phật cũng nói, "Sao thầy không chấp nhận anh ta? Thầy chưa bao giờ nói không với bất kì ai. Sao thầy ngần ngại?" Ananda nói, "Sao thầy ngần ngại? Anh ta là một hoàng tử lớn, rất nổi tiếng, và anh ta đã sẵn sàng. Anh ta đã sẵn sàng buông xuôi toàn bộ."
Phật nói, "Ta ngần ngại bởi vì ta sợ rằng đây có thể chính là cực đoan khác. Người này đã từng mê đắm. Bây giờ người này có thể từ bỏ và chỉ đi sang cực đoan kia - và từ bỏ là ở giữa."
Nhưng Srona cứ khăng khăng; anh ta không chịu đi. Anh ta ngồi đó từ sáng tới tối. Anh ta là con người kiểu đó. Phật càng nói không, anh ta càng trở nên nhất quyết. Sáng hôm sau, Phật chấp nhận anh ta làm đệ tử. Lời kinh này là về Srona.
Chuyện kể rằng khi Srona trở thành khất sĩ, thành sư, lập tức anh ta chuyển sang cực đoan kia - cực đoan mà Phật e ngại, e sợ. Khất sĩ, khất sĩ của Phật, sư của ông ấy, thường ăn một bữa mỗi ngày; Srona sẽ chỉ ăn hai bữa mỗi tuần. Các khất sĩ đi, từ thị trấn này sang thị trấn khác; thế thì họ đi trên đường. Nhưng Srona này không bao giờ đi trên đường. Anh ta đi trong rừng, bị thương. Chân anh ta bắt đầu chảy máu; có những vết thương. Khất sĩ của Phật là những người rất yên bình, im lặng - bởi vì toàn thể giáo huấn là duy trì ở giữa. Họ không bao giờ mê đắm và họ không bao giờ khổ hạnh, nhưng Srona này đã trở thành nhà khổ hạnh lớn. Khi mọi người ngồi dưới gốc cây, anh ta sẽ đứng dưới mặt trời nóng. Anh ta có thân thể đẹp đẽ, anh ta là một thanh niên đẹp trai. Anh ta trở nên sậm da, đen cháy đi, và trong vòng vài tháng không thể nào nhận ra được anh ta. Khi mọi người từ kinh đô tới họ đều ngạc nhiên; anh ta đã thay đổi nhiều thế. Anh ta đã trở nên còm nhom và dặt dẹo, mắt anh ta đã mất đi ánh rực rỡ, khuôn mặt anh ta đã mất đi mọi vẻ duyên dáng; anh ta đã bắt đầu trở thành xấu xí. Và anh ta bao giờ cũng bị ốm, bởi vì thân thể chấp nhận giới hạn cho những điều nào đó. Nhưng anh ta không lo nghĩ; thực tế, anh ta đã tận hưởng điều đó. Và tất cả các sư đều bắt đầu cảm thấy rằng anh ta là linh hồn vĩ đại nào đó. Mọi người bắt đầu cảm thấy rằng anh ta cao siêu hơn họ. Bây giờ một bản ngã mới nảy sinh trong Srona.
Lời kinh này là về Srona.
Một đêm một sư trích đọc lời kinh được lưu truyền lại từ Kashyapabuddha. Âm thanh của ông ta thê lương thế và giọng ông ta yếu ớt thế, cứ dường như ông ta sắp chết.
Tất nhiên anh ta phải đã trở nên rất buồn, anh ta phải đã trở nên rất sa sút và thất vọng, anh ta phải đã mất mọi vui vẻ. Anh ta đã tự hành hạ mình. Anh ta phải đã mang chút ít bạo ngược. Anh ta đã phá huỷ bản thân mình và tận hưởng bạo hành. Anh ta phải đã trở nên rất nghiêm chỉnh, mặt dài ra; anh ta phải đã trở nên ốm yếu rất sâu sắc, mọi hoạt bát biến mất. Anh ta đã không phải là việc nở hoa. Thực tế, cái cây đang chết.
Anh ta đọc kinh này, vốn được Kashyapadbudha cho. Khi bạn đọc kinh bạn phải đọc nó trong vui vẻ - bằng không thì điều đó là vô nghĩa. Khi bạn cầu nguyện, nếu bạn không thể cầu nguyện một cách vui vẻ, điều đó là vô nghĩa - đừng phí thời gian của bạn. Bởi vì lời cầu nguyện của bạn chẳng bao giờ đạt tới Thượng đế chừng nào nó còn chưa cưỡi lên con ngựa của vui vẻ. Chừng nào bạn còn chưa thể mở hội, lời cầu nguyện của bạn chẳng bao giờ được nghe đâu. Chỉ qua lễ hội mà nó mới đạt tới Thượng đế - bởi vì Thượng đế chỉ hiểu một ngôn ngữ thôi, và đó là lễ hội; không ngôn ngữ nào khác - ngài không hiểu tiếng Anh đâu, ngài không hiểu tiếng Phạn đâu, ngài không hiểu tiếng A rập đâu. Ngài chỉ hiểu một ngôn ngữ: ngôn ngữ của hoa, ngôn ngữ của mây, ngôn ngữ của công, ngôn ngữ của chim cu cu, ngôn ngữ của vui vẻ, ngôn ngữ của mầu xanh lá cây, của dòng sông chảy ra đại dương, của băng hà trườn xuống núi. Ngài biết điệu vũ, ngài biết ca hát là gì. Lời là không có nghĩa, chỉ âm nhạc thôi. Ngài hiểu âm thanh, ngài không hiểu lời.
Ngôn ngữ do con người tạo ra, vui vẻ là từ Thượng đế. Cho nên bất kì khi nào bạn thiền, bạn cầu nguyện, bạn đọc kinh, làm điều đó trong vui vẻ. Bằng không thì đừng làm điều đó. Không có nhu cầu bởi vì điều đó là vô dụng. Bạn đang làm phí thời gian của mình. Và bạn có thể làm ngài khó chịu, và ngài có thể bực mình, và bạn có thể hối hận về sau. Ít nhất cũng đừng làm khó chịu ngài.
Tôi đã nghe nói về một nhà huyền môn Sufi, Hassan. Ông đã đi qua một tu viện, và một người đang đọc Koran. Tiếng ông ta kinh thế, và ông ta đang đọc nó một cách khủng khiếp, và ông ta buồn thế và nghiêm chỉnh thế - cứ dường như mọi tiếng cười của ông ta đã khô héo cả. Tiếng ông ấy vang như tiếng ma.
Hassan nói, "Ông đang làm gì vậy?"
Ông ta nói, "Lạy Trời, tôi đang đọc Koran đây."
Hassan nói, "Lạy Trời, ông thôi đi!"
Chừng nào bạn còn chưa làm điều đó trong vui vẻ, xin đừng làm điều đó. Vì Trời, đừng bao giờ làm điều đó. Làm kẻ vô thần và không tin vào Thượng đế còn tốt hơn là làm cái gì đó trong nỗi buồn, thất vọng, hơn là làm cái gì đó xấu xí và gọi nó là lời cầu nguyện.
Nhưng bạn chỉ có thể làm điều bạn đang là. Vui vẻ bạn không thể điều khiển được nó một cách bất thần. Chừng nào nó còn chưa bật ra, chừng nào nó còn chưa trào ra từ trong bản thể bạn, chừng nào nó còn chưa chảy ra như sáp, bạn không thể điều khiển được nó. Và đó không phải là vấn đề điều khiển khuôn mặt bạn, bởi vì Thượng đế không nhìn vào mặt bạn; Thượng đế đang nhìn vào tim bạn... cho nên bạn không thể lừa dối được. Chừng nào vui vẻ còn chưa có trong bản thể bạn, nó sẽ không đạt tới - lời cầu nguyện của bạn sẽ không bao giờ được nghe.
Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh rằng nếu bạn có thể nhảy múa và ca hát, điều đó sẽ có tác dụng. Không có nhu cầu nói hẳn ra lời cầu nguyện của bạn: để nó được thể hiện ra trong điệu vũ, để nó được thể hiện ra trong việc hát. Không có nhu cầu. Bạn có thể chơi ghi ta hay bạn có thể thổi sáo - điều đó sẽ có tác dụng. Bạn đang dùng cái gì đó phổ quát.
Âm thanh của ông ta thê lương thế và giọng ông ta yếu ớt thế, cứ dường như ông ta sắp chết.
Phật hỏi sư này, "Ông làm nghề gì trước khi ông trở thành sư vô gia cư?" Sư này nói, "Tôi rất thích chơi đàn ghi ta."
Phật nói, "Ông thấy đàn thế nào khi dây đàn quá chùng?" Sư này nói, "Không âm thanh nào có thể có được."
Khi dây quá chùng, không thể có âm thanh được...
"Khi dây đàn quá căng thì thế nào?"
"Chúng đứt."
"Khi chúng không quá căng không quá chùng thì thế nào?"
"Mọi nốt đều vang đúng âm thanh của nó."
Thế rồi Phật nói với sư này: Kỉ luật tôn giáo cũng giống như chơi đàn ghi ta vậy. Khi tâm trí được điều chỉnh đúng và chuyên tâm yên tĩnh, đạo là đạt tới được.
Thực tế, khi tâm trí ở chính giữa, không chùng quá không căng quá; cân bằng, yên tĩnh, tĩnh lặng, không đi sang trái không đi sang phải; khi con lắc của tâm trí đã dừng lại ở giữa, thời gian biến mất, đồng hồ dừng lại. Trong chính khoảnh khắc đó Đạo là đạt tới được. Thực tế, Đạo được đạt tới. Đây là cách thức: ở giữa là Đạo. Bạn đang bỏ lỡ Đạo bởi vì bạn không ở giữa - và Đạo là ở giữa. Trong những tình huống cuộc sống, trong mọi tình huống, người ta phải tỉnh táo không đi tới cực đoan. Bằng không, đôi khi dây quá chùng và âm nhạc không nảy sinh, và đôi khi chúng quá căng và chúng đứt. Và thay vì âm nhạc họ tạo ra tiếng ồn. Âm nhạc là có thể chỉ khi mọi sự ở chính giữa. Có một điểm mà dây không căng không chùng.
Bạn phải đã thấy điều đó: bất kì khi nào nhạc sĩ Ấn Độ chơi đàn, đầu tiên họ cố gắng đưa nhạc cụ về điểm giữa. Người đánh trống sẽ đánh thử vào cặp trống nhỏ và sẽ cảm xem liệu nó có ở giữa hay không; bằng không người đó sẽ thắt chặt cái gì đó hay làm chùng lỏng cái gì đó. Người chơi đàn veena sẽ thắt chặt hay làm chùng dây đàn của mình.
Có lần chuyện xảy ra:
Một phó vương được ông tổng trấn Lucknow mời, và để đón chào ông này, ông tổng trấn đã yêu cầu các nhạc sĩ giỏi nhất của mình chơi cái gì đó mừng ông phó vương. Và tất nhiên, cũng như điều đó vẫn được thực hiện theo cách truyền thống, các nhạc sĩ bắt đầu lên và hạ dây đàn của họ. Viên tổng trấn hỏi viên phó vương, "Ông thích kiểu nhạc nào nhất?" Chỉ để lịch sự ông này nói, "Đích xác nhạc đang được chơi đấy" - chỉ để lịch sự mà thôi! Ông ấy có hiểu cái gì đang diễn ra đâu. Và thế rồi, chỉ để lịch sự, viên tổng trấn ra lệnh cho các nhạc sĩ tiếp tục. Trong ba giờ họ đơn giản cứ tiếp tục thế.
Có một điểm mà dây không chùng không căng - và chỉ thầy mới biết nó. Dễ dàng chơi ghi ta; khó đưa ghi ta về việc điều chỉnh đó khi âm nhạc được sinh ra, và được sinh ra một cách tự nhiên, sinh ra vô nỗ lực. Người ta trở thành thầy hay nhà soạn nhạc đại tài khi người đó có thể làm hài hoà nhạc cụ của mình. Chơi nhạc không khó thế; điều chỉnh khó hơn - bởi vì để điều chỉnh bạn phải học cái đích xác ở giữa. Bạn phải rất tỉnh táo, rất nhạy cảm. Tai bạn phải rất, rất nhạy cảm. Chỉ thế thì bạn mới có thể tìm được chỗ giữa ở đâu.
Và Phật nói:
Kỉ luật tôn giáo cũng giống như chơi đàn ghi ta vậy. Khi tâm trí được điều chỉnh đúng và chuyên tâm yên tĩnh, đạo là đạt tới được; nhưng khi ông quá sốt sắng hướng theo nó, thân thể ông trở nên mệt mỏi; và khi thân thể ông mệt mỏi, tinh thần ông trở nên mệt mỏi; khi tinh thần ông mệt mỏi, kỉ luật của ông sẽ thả lỏng; và với việc thả lỏng kĩ luật sẽ có nhiều điều xấu kéo theo. Do đó, bình thản và thuần khiết, và đạo sẽ đạt được.
Trong mọi tình huống cuộc sống, bạn phải ghi nhớ điều đó. Lời kinh này là cực kì quan trọng - bởi vì tâm trí có khuynh hướng đi vào cực đối lập. Và nếu bạn đi sang cực đối lập bạn lại bỏ lỡ chỗ giữa, và bạn lại xa với chỗ giữa như bạn đã xa trước đây. Ai đó là người bản ngã - người đó trở thành người khiêm tốn.
Con người thực của nhận biết thì không bản ngã không khiêm tốn. Người đó không biết ngôn ngữ của khiêm tốn và bản ngã. Khiêm tốn là cái đối lập của bản ngã. Nó không thực là đối lập; nó là cùng ngôn ngữ. Khi bạn nói ai đó khiêm tốn, bạn ngụ ý cái gì? Bạn nói rằng người đó không phải là người bản ngã - điều đó nghĩa là từ đỉnh của bản ngã người đó đã đi tới thung lũng của khiêm tốn. Nhưng nếu bạn bắt gặp vị Phật bạn không thể nói ông ấy là người khiêm tốn được, bạn không thể nói ông ấy là người bản ngã được. Ông ấy đơn giản hiện hữu. Ông ấy đã không vứt bỏ đỉnh cho tới thung lũng. Ông ấy đã chỉ đi tới đất bằng. Đó là một trong những điều khó hiểu nhất.
Một Jesus là không khiêm tốn theo nghĩa như các thánh khác khiêm tốn. Một Jesus không là người bản ngã theo nghĩa mọi người là bản ngã. Ông ấy đơn giản không biết bản ngã là gì và khiêm tốn là gì: ông ấy đã vứt bỏ cái nhị nguyên đó. Ông ấy đơn giản hiện hữu, và ông ấy đáp ứng từ hiện hữu của mình. Đôi khi ông ấy sẽ có vẻ rất bản ngã với bạn; đó là diễn giải của bạn. Đôi khi ông ấy có vẻ rất khiêm tốn với bạn; điều đó nữa cũng là diễn giải của bạn.
Chẳng hạn: người Ki tô giáo sẽ nói về những câu chuyện mà trong đó Jesus có vẻ rất khiêm tốn - rằng ông ấy chạm và lau chân cho đệ tử của mình... khiêm tốn thế. Nhưng họ tránh vài điều trong đó ông ấy không có vẻ khiêm tốn vậy. Ông ấy đã đuổi những kẻ cho vay lãi ra khỏi ngôi đền bằng roi trong tay. Bằng cách nào đó, họ né tránh câu chuyện này - bởi vì ở đó ông ấy đã chẳng khiêm tốn chút nào. Ông ấy đã trong cơn cuồng nộ. Ông ấy đã là người nổi dậy, nhà cách mạng.
Thực tế, ông ấy không khiêm tốn cũng chẳng bản ngã.
Cùng điều này cũng đúng cho tất cả những người đã đạt tới. Krishna đã làm việc như người đánh xe cho Arjuna: đó là khiêm tốn của ông ấy. Người Hindu nói về điều đó nhiều lắm "Khiêm tốn làm sao". Người chống Hindu sẽ không nói về điều đó. Họ sẽ nói, "Bản ngã làm sao. Ông ấy nói với Arjuna, 'Quên mọi tôn giáo đi và tới dưới chân ta'. Bản ngã làm sao. Anh còn có thể hỏi điều gì hơn nữa? Đây là đỉnh của bản ngã." Nhưng thực tế ông ấy chẳng là cả hai. Nếu tình huống đòi hỏi, ông ấy có thể trở thành người đánh xe cho đệ tử riêng của mình. Ông ấy có thể dẫn ngựa ra sông, tắm cho chúng, cọ rửa cho chúng, xoa bóp cho chúng... ngựa là đệ tử của ông ấy. Và thế rồi trong khoảnh khắc khác ông ấy có thể nói với Arjuna, "Quên tất cả điều ta đã nói. Vứt bỏ mọi tôn giáo, vứt bỏ mọi ý thức hệ. Tới dưới chân ta." Bây giờ, điều này rất ngược đời.
Nhưng con người của nhận biết thực thì không khiêm tốn không bản ngã. Với bất kì tình huống này, người đó đều đáp ứng một cách toàn bộ.
Nhớ lấy, Phật nói: Bất kì khi nào ông đang ở giữa, đấy là ông đang trên Đạo. Bất kì khi nào ông nghiêng sang phải hay sang trái, ônh đang đi lạc lối.
'Giữ ở giữa' là điều ông ấy ngụ ý bởi việc bình thản, bởi vì bất kì khi nào bạn nghiêng sang trái hay sang phải, bạn đều trở nên bị kích động. Cho nên đừng bao giờ là người cực tả và đừng bao giờ là người cực hữu. Ở giữa và bạn sẽ không ở đâu cả, và bạn sẽ là không ai cả - bởi vì ở giữa, tất cả mọi kích động đều mất. Người ta đơn giản bình thản.
Và đó là điều ông ấy ngụ ý bởi 'là thuần khiết'. Khi bạn nghiêng sang trái, bên trái làm biến chất bạn. Khi bạn nghiêng sang phải, bên phải làm biến chất bạn. Khi bạn không nghiêng ngửa, khi bạn đơn giản ở giữa, chẳng cái gì làm biến chất bạn. Bạn trở thành không thể bị biến chất. Bạn là thuần khiết.
Do đó, bình thản và thuần khiết, và đạo sẽ đạt được.
Tôi bảo bạn rằng đứa trẻ học 'của tôi', 'cho tôi', 'người', 'tôi'. Bây giờ, bạn có thể đi sang điều đối lập và bạn có thể nói, "Cái không là của tôi." Và bạn có thể nói rằng không có bản ngã trong bạn, và bạn không sở hữu cái gì; 'cho tôi' không tồn tại, và bạn cũng là một dạng thiêng liêng, một dạng của cái vô hình dạng. Nhưng nếu đó chỉ là việc đi sang cực đoan kia thế thì chẳng cái gì có được. Nếu đó là hiểu biết từ chỗ giữa, thế thì cái gì đó là thu được. Nhưng từ chỗ giữa bạn sẽ không nói, "Tôi không sở hữu cái gì” - nhớ điều đó. Điều này là có thể chỉ nếu bạn vẫn nghĩ rằng cái gì đó có thể được sở hữu. Một ngày nào đó bạn nghĩ bạn có thể sở hữu, ngày khác bạn phủ nhận và bạn nói, "Tôi không sở hữu gì cả. Tôi từ bỏ." Nhưng trong từ bỏ của bạn có sở hữu rồi. Làm sao bạn có thể từ bỏ thế giới nếu bạn không sở hữu nó?
Con người thực sự của hiểu biết không bao giờ từ bỏ cái gì. Người đó đơn giản hiểu: "Chẳng có cái gì để sở hữu, cho nên làm sao tôi có thể từ bỏ được?"
Người ta nói về một hoàng đế Nhật Bản là ông ấy đã từ bỏ vương quốc của mình và đi tới một Thiền sư. Ông ấy cúi lạy dưới chân thầy và nói cực kì khiêm tốn, "Tôi đã từ bỏ vương quốc."
Thiền sư nói, "Thế thì tốt hơn cả là ông đi và sở hữu nó lần nữa, giành lấy nó lần nữa đi. Tốt hơn cả là ông đi đi."
Hoàng đế rất bối rối. Ông ấy nói, "Thầy ngụ ý gì? Tôi đã thực sự từ bỏ nó."
Thầy nói, "Nếu ông đã thực sự từ bỏ nó, thế thì làm sao ông có thể nói rằng ông đã từ bỏ nó? - bởi vì từ bỏ thực chính là hiểu biết đơn giản rằng không cái gì thuộc vào ông cả. Chẳng có gì để mà từ bỏ."
Từ bỏ là có thể chỉ nếu, ngay chỗ đầu tiên, bạn chấp nhận rằng sở hữu là có thể. Không gắn bó là có thể chỉ nếu, ngay chỗ đầu tiên, bạn chấp nhận rằng gắn bó là có thể. Con người thực của hiểu biết đi tới biết rằng gắn bó là không thể có. Gắn bó là giả. Sở hữu là giả; điều đó là không thể được. Không thể nào sở hữu được. Thế thì phỏng có ích gì mà từ bỏ? Phỏng có ích gì mà trở thành không gắn bó? Gắn bó đơn giản biến mất. Nếu gắn bó biến mất và không còn gì đằng sau, thậm chí không có không gắn bó, ý tưởng về không gắn bó, thế thì bạn là thuần khiết và bình thản. Nếu gắn bó biến mất nhưng bây giờ nó được thay thế bằng không gắn bó, bạn đã đi sang cực đoan khác. Khi bạo hành biến mất, không phải là có không bạo hành trong bạn đâu. Phỏng có ích gì mà không bạo hành? Bạo hành đã biến mất, và cả không bạo hành cùng nó. Nhị nguyên đi đôi với nhau. Bây giờ bỗng nhiên bạn bị bỏ lại một mình, thuần khiết. Nếu bạn đi vào cái này, bạn đi vào cả cái kia nữa.
"Này, anh thanh niên, tôi hiểu anh muốn trở thành con rể tôi," người bố nói với anh bạn trai của con gái ông ta, Mulla Nasruddin.
"Không thưa bác, không đích xác vậy đâu," Nasruddin đáp. "Nhưng nếu cháu cưới con gái bác, cháu thấy chẳng có cách nào cháu có thể thoát ra khỏi điều đó."
Người này đã hỏi, "Này, anh thanh niên, tôi hiểu anh muốn trở thành con rể tôi"; và Nasruddin nói, "Không thưa bác, không đích xác vậy đâu. Nhưng nếu cháu cưới con gái bác, cháu thấy chẳng có cách nào cháu có thể thoát ra khỏi điều đó!"
Nếu bạn cưới con gái của ai đó bạn trở thành con rể nữa, đồng thời. Không thể chọn riêng một trong hai điều đó được; chúng đi cùng nhau. Thực tế gọi chúng là hai là không đúng. Chúng là một hiện tượng nhưng được nhìn từ hai phía.
Khi bạn trở nên bạo hành, không bạo hành bước vào. Khi bạn trở thành không bạo hành, bạo hành đợi đằng sau. Chúng đi cùng nhau. Mọi nhị nguyên đều đi cùng nhau. Khi dục biến mất, vô dục cũng biến mất - nhớ điều đó. Nếu bạn bắt đầu tuyên bố rằng bạn đã trở nên vô dục thế thì hoạt động dục vẫn tồn tại, và bất kì ngày nào nó đều có thể bùng nổ. Bạn đang ngồi trên núi lửa. Khi dục đã mất đi thì nghĩa của vô dục là gì? Thế thì nó đơn giản vô nghĩa, từ này là vô nghĩa. 'Vô dục' có thể mang nghĩa chỉ trong tham chiếu tới dục.
Phật nói: Khi cả hai nhị nguyên đều mất đi, ông đơn giản ở giữa - im lặng, bình thản, thuần khiết. Đạo được đạt tới. Đạo là Trung Đạo.
Cuối cùng, để cho bạn bao giờ cũng nhớ tới nó, để tôi cô đọng toàn thể vấn đề trong một câu: Bất kì khi nào bạn mệt mỏi, nản chí, bị kết thúc với cái gì đó, vẫn còn tỉnh táo đi - tâm trí sẽ có khuynh hướng đi sang cái đối lập.
Khi dây quá chùng, tâm trí sẽ có khuynh hướng làm chúng quá căng - và ở đó bạn lỡ. Và khi tâm trí quá căng, sợi dây quá căng, một ngày nào đó bạn sẽ bị mệt mỏi về điều đó nữa bởi vì âm nhạc sẽ không thoát ra từ nó. Thế thì tâm trí sẽ có khuynh hướng lại làm cho chúng chùng ra nữa.
Đây là cách cuộc sống cứ diễn ra... kiếp này tiếp kiếp khác, bạn cứ chuyển từ cực này sang cực khác. Bạn trở thành quả bóng - bị đá từ bên này sang bên kia, bị đá từ bên kia sang bên này. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi trò chơi này, trò chơi luân hồi này, trò chơi của thế giới này, thế thì ở vào giữa. Bất kì khi nào một khoảnh khắc tới để quyết định, rất tỉnh táo; đừng bao giờ đi sang cực đối lập kia. Nhớ vẫn còn ở giữa.
Nếu bạn có thể học vẫn còn ở giữa thì bạn đã học được tất cả mọi điều có đó để học, và tất cả mọi điều đáng học. Đạo của Phật được gọi là majjhim nikai, 'Trung Đạo'. Ông ấy là một trong những người tìm kiếm xuyên thấu nhất về chân lí. Ông ấy đã làm cái gì đó rất sâu sắc, đã khám phá ra cái gì đó mà bạn có thể dùng được. Nó không phải là nghi lễ, nó không phải là lời cầu nguyện. Nó là cái gì đó liên quan tới nhận biết của bạn. Toàn thể lĩnh vực công trình của ông ấy là nhận biết.
Cho nên vẫn còn ở giữa đi. Nếu bạn đã ăn quá nhiều, đừng bắt đầu nhịn ăn. Điều đó rất đơn giản. Đó là cách mọi người vẫn cứ làm. Tôi biết nhiều người: hai hay ba tháng đầu họ sẽ nhịn ăn và ăn kiêng, và thế rồi họ sẽ xô tới thức ăn. Và thế rồi họ sẽ trở nên bị ám ảnh; trong hai hay ba tháng họ sẽ ăn quá nhiều. Lần nữa, bất kì cái gì mà nhịn ăn đã có tác dụng cho thân thể họ đều bị hoàn tác lại. Lần nữa họ sẵn sàng nhịn ăn. Theo cách này họ cứ tiếp diễn - quả bóng bị đá từ đây qua đó.
Thức ăn đúng, số lượng đúng, được ăn với nhận biết, là đủ. Bạn không cần ăn quá nhiều, bạn không cần nhịn.
Nhớ tới chỗ giữa và bạn bao giờ cũng đúng.

Ads Belove Post