Chương 4. Dục là bí ẩn sâu sắc nhất trong thế giới này

Chương 4. Dục là bí ẩn sâu sắc nhất trong thế giới này

Price:

Read more

Osho – Từ Dục tới Siêu tâm thức
Chương 4. Dục là bí ẩn sâu sắc nhất trong thế giới này

Đây là một câu chuyện. Trong một trường làng nhỏ, thầy giáo đang dạy về câu chuyện về Rama. Gần như tất cả tụi trẻ đều ngủ gà ngủ gật. Việc này chẳng phải là bất thường khi nghe kể lại về Ramayana; thậm chí người lớn cũng ngủ chợp đi vào những lúc như thế. Câu chuyện này đã được kể đi kể lại biết bao nhiêu lần nên nó mất ý nghĩa; tính mới lạ mất rồi.
Thầy giáo kể một cách máy móc, thậm chí cũng chẳng thèm liếc nhìn vào cuốn sách để mở trước mình, và thậm chí người ngoài còn có thể thấy rằng ông ấy cũng ngủ lơ mơ nốt. Ông ấy đã thuộc lòng câu chuyện và đang thuật lại các tình tiết như một con vẹt. Ông ấy chẳng nhận biết điều mình đang nói. Người thuộc điều gì đó không bao giờ biết ý nghĩa của điều mình đang nói.
Bỗng nhiên có xúc động mạnh trong lớp: viên thanh tra bước vào. Học sinh trở nên chăm chú, còn thầy giáo cũng trở nên tỉnh ra. Thầy giáo tiếp tục bài giảng.
Viên thanh tra nói, “Tôi lấy làm sung sướng được thấy thầy đang dạy về Ramayana. Tôi sẽ hỏi tụi trẻ đôi điều về Rama.” Cứ cho là tụi trẻ dễ dàng nhớ được câu chuyện về mọi sự tan vỡ hay về chiến trận, ông ta hỏi một câu hỏi đơn giản: “Nói cho tôi, ai đã bẻ gẫy cung của Shankara?”
Một cậu bé giơ tay, đứng dậy và nói: “Em xin lỗi, thưa thầy. Em đã không bẻ gẫy nó. Em nghỉ học nửa tháng nay. Và em không biết ai đã bẻ gẫy nó cả. Em muốn làm sáng tỏ điều này ngay bây giờ, bởi vì bất kì khi nào bất kì cái gì xảy ra trong trường thì em cũng là người đầu tiên bị khiển trách về điều đó.”
Điều này giáng cho viên thanh tra như một cú sét trên trời xanh. Ông ta quay sang phía thầy giáo, người vừa định giơ roi lên, và nghe thấy thầy giáo nói, “Thằng ranh con này chắc chắn là thủ phạm. Nó là đứa tồi tệ nhất trong tất cả lũ trẻ.” Ông ta gầm lên với cậu bé, “Nếu em không làm điều đó thế thì tại sao em lại đứng lên và nói rằng em không làm điều đó?” Ông ta nói với viên thanh tra, “Ông đừng có bị lừa bởi lời nói dịu ngọt của thằng bé này.”
Viên thanh tra nghĩ tốt hơn cả là đừng nói gì, cho nên ông ta đơn giản quay đi và rời khỏi lớp. Nhưng ông ta cũng điên tiết, và đi thẳng tới văn phòng hiệu trưởng để thuật lại đầy đủ sự vụ. Ông ấy hỏi để biết ông hiệu trưởng định làm gì về vụ này.
Ông hiệu trưởng cố thuyết phục ông thanh tra đừng theo đuổi vấn đề này thêm nữa. Ông ta giải thích rằng tạm thời trong những ngày đó không nên nói bất kì điều gì với học sinh. “Ai làm gẫy nó thì có vấn đề gì,” ông ấy nói, “cứ để cho vấn đề chìm đi. Trường mới yên được hai tháng qua. Trước đó, học sinh đã đập phá và đốt cháy nhiều đồ đạc. Tốt hơn cả là hãy nín thing đi. Nói bất kì cái gì với chúng trong những ngày này sẽ chỉ vời thêm rắc rối nghiêm trọng. Có thể có bãi khoá, dharna, nhịn ăn đến chết vào bất kì lúc nào!”
Viên thanh tra lặng người vì sửng sốt; ông ta hoàn toàn sững sờ. Ông ta tới ông chủ tịch hội đồng các nhà trường và kể cho ông này về tất cả những điều đã xảy ra - rằng Ramayana đã được dạy trong lớp, rằng một đứa nhỏ đã nói nó không làm gẫy cung của Shankara, rằng thầy giáo đã nói rằng đứa trẻ này phải là thủ phạm, rằng ông hiệu trưởng đã cầu xin bỏ qua vấn đề này dù ai chịu trách nhiệm, nói rằng sẽ không khôn ngoan mà theo đuổi điều này, rằng thường xuyên có mối lo sợ về bãi khoá, vân vân và vân vân. Viên thanh tra hỏi quan điểm của ông chủ tịch.
Ông chủ tịch nói ông ấy cảm thấy ông hiệu trưởng cũng khôn ngoan trong đường lối xử lí. “Hơn nữa,” ông ấy thêm, “đừng bận tâm về thủ phạm. Ai làm gẫy cung thì có là vấn đề gì, hội đồng sẽ cho sửa chữa lại nó. Sửa lại nó còn hơn là đào bới vào nguyên nhân.”
Viên thanh tra, người đã hoàn toàn phẫn nộ bởi tình huống này, kể lại kinh nghiệm đó cho tôi. Tôi bảo anh ta về cơ bản chẳng có gì mới trong câu chuyện của anh ta cả. Đấy là nhược điểm thông thường của con người cứ khoác lác về những điều chúng ta chẳng biết gì hết cả.
Không ai nhớ được phần trong Ramayana về việc làm gẫy cung của Shankara. Chẳng tốt hơn đối với họ là hỏi, “Shankara nào” sao? Nhưng không ai được chuẩn bị để thừa nhận dốt nát của riêng mình. Không người nào có được dũng cảm đó. Đây đã là cạm bẫy lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nhược điểm này đã chứng tỏ là mang tính tự tử. Chúng ta hành động cứ dường như là chúng ta đã biết hết mọi thứ và kết quả là làm lẫn lộn các kiếp sống của mình. Tất cả các câu trả lời của chúng ta cho tất cả các vấn đề của chúng ta đều giống như câu trả lời do cậu bé, do thầy giáo, do ông hiệu trưởng và ông chủ tịch đưa ra. Cố gắng trả lời mà không hiểu câu hỏi làm cho con người thành ngu xuẩn. Đây là việc hoàn toàn tự lừa dối mình.
Bên cạnh điều này, hãy có thái độ dửng dưng. Người dửng dưng sẽ hỏi, ‘Bây giờ, thực sự, việc gì phải làm ồn ào lên nếu chúng ta không biết ai làm gẫy cây cung của Shankara?”
Tương phản với vấn đề của câu chuyện đần độn này, còn có điều bí ẩn sâu lắng hơn trong cuộc sống, và giải pháp đúng của chúng lại tuỳ thuộc vào liệu cuộc sống có thể tử tế hay không, liệu cuộc sống có thể hài hoà hay không, liệu xu hướng hiện tại của chúng ta có là hướng đúng cho tiến bộ hay không, và vân vân. Chúng ta nghĩ là chúng ta biết các câu trả lời, nhưng hậu quả chứng tỏ cảm nhận của chúng ta về cuộc sống thực sự không thích hợp làm sao. Cuộc sống của mỗi một trong chúng ta chứng tỏ rằng chúng ta không biết gì về cuộc sống hết cả. Nếu không thì làm sao lại có biết bao nhiêu thất vọng, bao nhiêu khổ, bao nhiêu lo âu thế?
Tôi nói cùng điều này khi có liên quan cả tới tri thức chúng ta về dục. Chúng ta không biết gì về nó cả. Có lẽ bạn sẽ không đồng ý. Bạn sẽ biện minh, “Hoàn toàn có thể là chúng tôi không biết gì về linh hồn hay Thượng đế, nhưng làm sao thầy có thể nói chúng tôi không biết gì về dục cả?” Bạn có lẽ sẽ đáp lại rằng bạn có vợ và rằng bạn đã có con. Và vậy mà tôi lại dám bảo với bạn rằng bạn không biết gì về dục, mặc dầu có thể rất khó cho bạn để đồng ý với điều tôi nói. Bạn có thể đã trải qua kinh nghiệm dục, nhưng bạn không biết về dục nhiều hơn con vật. Việc trải qua một quá trình một cách máy móc thì không đủ để biết nó.
Một người đã lái chiếc xe ô tô hàng nghìn cây số, nhưng điều đó không nhất thiết ngụ ý rằng người đó biết điều gì về động cơ. Người đó có thể chế giễu phát biểu của tôi, nói rằng người đó đã lái xe hàng nghìn cây số, nhưng tôi vẫn đánh bạo đưa ra lời kết tội rằng người đó chẳng biết gì về ô tô cả. Tôi nhắc lại, lái xe là khác với việc biết máy móc bên trong.
Người ta nhấn phím và đèn sáng. Người đó lại nhấn nó và đèn tắt. Người đó đã làm điều ấy vô số lần. Người đó có thể nói rằng người đó biết tất cả về điện bởi vì người đó có thể bật đèn lên hay tắt đi theo ý muốn, và chúng ta sẽ nói rằng người đó là kẻ ngu, rằng thậm chí đến trẻ con cũng có thể bật tắt công tắc, rằng không cần có tri thức nào về điện ở đây cả.
Ai cũng có thể xây dựng gia đình. Ai cũng có thể tạo ra con cái. Điều đó chẳng liên can gì với việc hiểu về dục cả. Con vật cũng sinh sản, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng biết điều gì về dục.
Chân lí của vấn đề là ở chỗ dục vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Không triết lí hay khoa học nào về dục đã được phát triển bởi vì mọi người đều tin là mình đã biết về dục. Không ai đã từng thấy nhu cầu về kinh sách về dục. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng của loài người.
Cái ngày chúng ta phát triển hoàn toàn kinh sách, khoa học, hệ thống đầy đủ các tư tưởng về dục, chúng ta sẽ tạo ra một giống người mới. Thế thì, sẽ không có việc tạo ra những con người què quặt, yếu đuối, tẻ nhạt, xấu xí như vậy. Người ốm đau, yếu đuối, đờ đẫn sẽ không còn thấy có trên trái đất này nữa.
Không cần chút nào để tiếp tục tạo ra loại thế hệ hiện tại, một thế hệ sinh ra từ tội lỗi và mặc cảm. Nhưng chúng ta không nhận biết về điều này. Chúng ta đang trong thói quen bật tắt đèn, và đã kết luận là chúng ta biết mọi điều về điện.
Thậm chí đến cuối đời mình, con người vẫn không đi tới biết được dục là gì. Người đó chỉ biết “bật” và “tắt” - không gì hơn.
Chúng ta chưa bao giờ đi sâu vào trong chủ đề dục, chưa bao giờ suy ngẫm về việc thực hành dục, chưa bao giờ cố gắng đi tới đáy của nó, chưa bao giờ thiền về nó - bởi vì ảo tưởng rằng chúng ta biết mọi điều có đó là biết về nó. Khi mọi người đã biết mọi điều, cần gì phải xem xét chủ đề này nữa? Và theo cùng một nhịp, tôi muốn nói cho bạn rằng không có bí ẩn nào sâu sắc hơn, không có bí mật nào sâu sắc hơn, không có chủ đề nào sâu sắc hơn dục - trong thế giới này và trong bản thân cuộc sống.
Chúng ta chỉ biết về nguyên tử mới gần đây thôi, và thế giới đã trải qua sự thay đổi cực kì phi thường. Nhưng khi chúng ta thành công trong việc biết về nguyên tử của dục một cách đầy đủ, nhân loại sẽ đi vào kỉ nguyên trí huệ mới. Không thể nào tiên đoán được tầm cỡ, mức độ lớn lao của các chiều cao chúng ta có thể đạt tới khi chúng ta thăm dò quá trình và kĩ thuật của việc tạo ra cuộc sống. Nhưng một điều có thể được phát biểu là chắc chắn: dục là bí ẩn nhất, sâu sắc nhất, quí giá nhất và, đồng thời, là chủ đề hẩm hiu nhất; và chúng ta hoàn toàn trong bóng tối về nó. Chúng ta chưa bao giờ để ý tới hiện tượng quan trọng này. Con người trải qua quá trình giao hợp trong suốt cả đời mình, nhưng người ta chẳng biết nó là gì cả.
Khi, vào ngày đầu tiên, tôi nói về cái hư không, về vô ngã, về vô trí, nhiều bạn bè đã không được thuyết phục. Sau đó, một người bạn đã nói với tôi, “Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó trước đây, nhưng điều ông nói đã xảy ra.” Một bà nào đó tới tôi và bảo tôi, “Tôi chưa bao giờ kinh nghiệm điều này chút nào. Khi ông nói về nó, tôi nhớ lại rằng tâm trí tôi trở nên tĩnh lặng và hài lòng, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy vô ngã hay bất kì kinh nghiệm sâu sắc hơn nào.” Có thể là nhiều người cũng chưa từng nghĩ về điều này trước đây, cho nên chúng ta hãy xem xét theo quan điểm mới.
Ngay chỗ đầu tiên, con người không được sinh ra với tri thức có sẵn về khoa học dục. Hiếm người, người còn giữ lại những ấn tượng của nhiều kiếp sống quá khứ, có khả năng hiểu đầy đủ nghệ thuật về dục, về đường hướng dục hay tri thức về tính phức tạp của dục. Đây là những linh hồn có thể đạt tới trạng thái vô dục thực sự. Với người đã biết đầy đủ về thực tại dục, về quan hệ mật thiết đầy đủ của dục, dục trở thành vô dụng. Người đó đơn giản đi qua nó; người đó siêu việt lên trên nó. Nhưng trong truyền thống chúng ta không thảo luận về dục với những người đã đạt tới siêu việt. Bên cạnh đó, những người đã đạt tới thuần khiết của vô dục thì có thể nói về các lần sinh thành trước đây và các kiếp sống trước của họ chỉ sau nỗ lực khổng lồ.
Chỉ người vô dục hoàn hảo mới có thể tiết lộ ra chân lí hoàn hảo về dục và điều thiêng liêng. Người theo thuyết duy cảm không hiểu gì về những cái tinh tế và, bởi vì dốt nát của họ, các kiếp sống của họ bị nhận chìm trong dâm dục cho đến cuối cùng. Con vật có lịch biểu cho việc giao cấu như tôi đã bảo bạn trước đây; chúng có mùa vụ. Con vật đợi cho tới đúng tâm trạng, đúng tâm tính, nhưng con người không có thời gian xác định cho nó. Tại sao có điều này? Đấy là vì con vật tồn tại ở tầng dục sâu hơn con người.
Nhưng người đã nghiên cứu về dục, người đã đi sâu vào nó, người đã thiền về những kinh nghiệm nhiều kiếp, đều nêu ra rằng nếu giao hợp chỉ kéo dài một phút thì con người sẽ ham muốn nó lần nữa vào ngày hôm sau, nhưng nếu nó có thể được kéo dài trong ba phút thì người đó sẽ không nghĩ về dục trong một tuần tiếp sau. Hơn nữa, họ đã quan sát rằng nếu giao hợp có thể được kéo dài trong bẩy phút thì người đó sẽ tự do khỏi dục đến mức không ý nghĩ đam mê dục nào nảy sinh trong người đó trong ba tháng. Và nếu thời kì giao hợp có thể kéo dài ba giờ thì người đó sẽ tự do với dục mãi mãi; người đó sẽ không bao giờ ham muốn nó lần nữa!
Nhưng kinh nghiệm của con người nói chung chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc; thậm chí khó mà tưởng tượng được thời kì ba giờ. Tuy nhiên, tôi lặp lại: nếu một người có thể vẫn còn trong tư thế giao hợp, có thể vẫn còn trong samadhi đó, trong chìm ngập ba giờ, thế thì chỉ hành động giao hợp đó cũng đủ để giải phóng người đó khỏi dục cho phần còn lại trong cuộc đời mình. Nó để lại sau một kinh nghiệm mãn nguyện, một kinh nghiệm phúc lạc đến mức nó kéo dài cả đời. Sau việc giao hợp hoàn hảo đó không còn rào chắn để đạt tới vô dục thực sự.
Thậm chí sau cả đời kinh nghiệm dục chúng ta cũng chẳng bao giờ đạt tới bất kì đâu gần cái giai đoạn tối cao đó, gần điều thiêng liêng đó. Tại sao? Người ta đạt tới tuổi già chín muồi, đi tới cuối cuộc sống của mình, nhưng người đó chưa bao giờ được tự do khỏi thèm khát dục, khỏi đam mê giao hợp. Tại sao? Bởi vì người đó chưa bao giờ hiểu mà cũng không được bảo cho về nghệ thuật dục, về khoa học dục. Người đó chưa bao giờ xem xét nó; người đó chưa bao giờ thảo luận về nó với người đã chứng ngộ.
Bạn có thể ngần ngại rằng một kinh nghiệm mà thường chỉ kéo dài một khoảnh khắc lại có thể được kéo dài trong ba giờ, cho nên tôi sẽ nêu ra cho bạn một số điểm chỉ dẫn. Nếu bạn chú ý tới chúng, cuộc hành trình tới vô dục sẽ trở nên đơn giản hơn.
Việc thở của người ta càng nhanh, thời gian giao hợp càng ngắn; hơi thở người ta càng bình thản và chậm chạp việc đó càng kéo dài hơn. Và giao hợp càng kéo dài lâu, càng nhiều khả năng từ dục tạo ra cánh cửa tới samadhi, một kênh cho siêu tâm thức. Như tôi đã nói trước đây, việc hiểu về vô ngã, về vô thời gian, bắt đầu hé mở ra cho con người trong samadhi-dục đó. Việc thở phải rất chậm. Việc làm chậm hơi thở sẽ mở ra viễn cảnh ngày càng sâu sắc hơn của nhận thức rõ.
Một điều khác cần phải nhớ trong hành động giao hợp là ở chỗ nhận biết của bạn nên được tập trung vào giữa hai con mắt, ở chỗ của agnichakra. Nếu sự chú ý được tập trung vào đó, thời hạn cực đỉnh có thể được kéo dài - thậm chí tới ba giờ. Và hành động giao hợp như vậy có thể bắt rễ chắc chắn một người vào mảnh đất của vô dục - không chỉ cho kiếp sống này mà cho kiếp sống tiếp nữa. Một bà có viết cho tôi, nói rằng Vinoba là vô dục, và hỏi do đó liệu tôi có đồng ý rằng ông ấy có thể chẳng bao giờ đã kinh nghiệm về samadhi không. Bà ấy tiếp tục nói rằng vì tôi cũng vô dục và không gia đình, rằng tôi có thể không có kinh nghiệm về samadhi. Nếu bà ấy có mặt ở đây tôi muốn bảo với bà ấy rằng cả Vinoba lẫn tôi lẫn bất kì ai khác cho vấn đề đó, đều có thể nhận biết cái giai đoạn đó và ý nghĩa của vô dục mà không cần kinh nghiệm thực về dục. Tôi cũng muốn bảo với bà ấy rằng kinh nghiệm này có thể ở kiếp sống này, hay nó có thể ở kiếp sống quá khứ. Người đã đạt tới vô dục trong kiếp sống này thì có nó cho hợp nhất giao hợp sâu sắc trong kiếp trước và không cho cái gì khác cả. Đây chỉ là việc giải thích. Nếu một người đã có kinh nghiệm sâu sắc về dục trong kiếp trước, người đó sẽ được sinh ra tự do với dục trong kiếp này; dục sẽ không quấy rối người đó, thậm chí trong tưởng tượng của người đó. Ngược lại, người đó sẽ ngạc nhiên làm sao mà mọi người khác lại hành xử về dục; người đó sẽ ngạc nhiên rằng mọi người lại điên khùng về dục thế. Người như vậy thậm chí sẽ phải cố gắng để phân biệt giữa đàn ông và đàn bà.
Nếu một người tưởng tượng mình đơn giản là vô dục từ thời niên thiếu, rằng mình có thể là người vô dục mà không có kinh nghiệm gì về dục, người đó sẽ trở thành thần kinh. Những người bao giờ cũng nói lải nhải về vô dục, người hò hét về việc tôn trọng vô dục, đang gây ra tan rã của con người. Chẳng có gì nhiều hơn tan rã có thể tới từ điều này. Vô dục không thể nào bị áp đặt; vô dục tiến hoá như tinh hoa của kinh nghiệm bên trong. Brahmacharya, vô dục, là kết quả của kinh nghiệm thanh thản và sâu lắng - và kinh nghiệm đó là về dục. Nếu trong dục người ta đã có sự khải lộ tuyệt đối, cho dù chỉ một lần, người ấy được thoát ra khỏi dục cho cuộc hành trình các kiếp sống không có tận cùng.
Cho tới nay, tôi đã thảo luận về hai nhân tố để đạt tới kinh nghiệm tuyệt đối đó: việc thở của người ta phải nhẹ, nhẹ đến mức gần như không có đó chút nào, và nhận biết của người ta nên được tập trung vào agnichakra, vào điểm giữa hai mắt. Nhận biết của người ta càng tập trung nhiều vào trung tâm này, việc giao hợp càng sâu sẽ tự động có đó. Và thời gian của giao hợp sẽ tỉ lệ trực tiếp với việc chậm của hơi thở. Và thế thì, lần đầu tiên, bạn sẽ hiểu rằng sự hấp dẫn không phải là vào việc giao hợp; lực từ hút là lực của samadhi. Nếu bạn có thể leo lên những đỉnh cao đó, nếu bạn có thể thoáng nhìn vào cái rực rỡ đó, nó sẽ chói sáng con đường tương lai của bạn.
Trong một thời gian dài con người đã nằm trong căn phòng bẩn thỉu, dơ dáy, đầy những mùi khó ngửi. Tường bị nứt nẻ và bôi bẩn. Thế rồi, người đó đứng dậy và mở cửa sổ ra. Bây giờ người đó có thể thấy mặt trời sáng lạn trên trời; bây giờ người đó có thể thấy chim chóc bay tự do trên trời. Bây giờ, người đó, người đột nhiên nhận ra bầu trời bao la, về mặt trời và mặt trăng, về chim bay, về cây cối rung rinh và hoa thơm, sẽ không còn ở trong căn phòng bẩn thỉu, hôi hám, tối tăm thêm một khoảnh khắc nào nữa - người đó sẽ chạy xô ra dưới trời rộng mở.
Người đã có thoáng nhìn về samadhi trong dục, dù thoáng qua nhanh đến đâu, đều sẽ tức khắc biết tới sự khác biệt giữa bên trong và bên ngoài, giữa tự do và cầm tù. Nhưng, theo cách nào đó, tất cả chúng ta đều được sinh ra trong xà lim chật khít, bao quanh bởi tường, và chúng đen tối và bẩn thỉu. Điều bản chất là nhận ra thế giới bên ngoài đang tồn tại; tri thức này chung cuộc gây cảm hứng cho chúng ta bay ra. Nhưng người không mở ra cánh cửa sổ và chỉ ngồi trong một góc nói mình không muốn biết về ngôi nhà bẩn thì không thể thay đổi tình trạng của mình được thêm một chút nào. Người đó sẽ vẫn còn trong ngôi nhà bẩn thỉu mãi mãi.
Người vô dục theo kiểu tự mình thì bị cầm tù rất nhiều trong xà lin của dục chứ không phải ai khác. Khác biệt duy nhất giữa người đó và bạn là ở chỗ người đó có thái độ đóng kín trong khi mắt bạn thì lại mở. Điều bạn làm về mặt vật lí, người ấy làm về mặt tinh thần. Hơn nữa, hành động vật lí là tự nhiên, nhưng tưởng tượng gián tiếp về nó lại là đồi bại. Cho nên tôi thuyết phục bạn đừng chống lại dục mà thử, một cách thông cảm, để hiểu nó. Cho dục trạng thái thiêng liêng trong cuộc sống của bạn. Chúng ta đã thảo luận về hai hướng dẫn. Điều quan trọng thứ ba cần phải nhớ là thái độ với cách tiếp cận của bạn. Vào lúc giao hợp chúng ta ở gần với Thượng đế. Thượng đế tồn tại trong chính hành động sáng tạo cho sinh thành nên cuộc sống mới, và do vậy thái độ của người ta nên giống như thái độ của người đi vào chùa chiền, đền đài hay nhà thờ. Vào lúc cực thích chúng ta ở gần nhất với điều Tối cao. Chúng ta trở thành công cụ: một cuộc sống mới đang được chuyển vận vào sự tồn tại; chúng ta tạo ra đứa trẻ. Thế nào? Trong giao hợp chúng ta ở gần nhất với bản thân Đấng sáng tạo, và cái bóng của ngài biến chúng ta thành người sáng tạo nữa. Nếu chúng ta tiếp cận tới dục với tâm trí thuần khiết và với cảm giác kính trọng, chúng ta có thể dễ dàng có thoáng nhìn về ngài.
Nhưng hỡi ôi, chúng ta tiếp cận tới dục một cách dửng dưng. Chúng ta tiếp cận tới dục với thái độ kết án, với cảm giác mặc cảm, và chúng ta không cảm thấy sự tồn tại của Đấng sáng tạo. Người ta không bao giờ nên tiếp cận tới dục trong khi người ta đang phiền não, trong thù hận, trong ghen tị, trong căm phẫn; người ta không bao giờ nên tiếp cận tới dục mà tràn đầy với lo nghĩ hay trong bầu không khí bẩn thỉu. Nhưng việc thực hành nói chung lại là ngược lại. Người ta càng cảm thấy tràn đầy giận dữ, chán nản, trong đau khổ hay thất vọng, người ta càng đi vào trong dục. Người vui vẻ không săn đuổi dục, nhưng người buồn bã lại đi vào dục bởi vì người đó thấy nó như lối thoát hoàn hảo khỏi cái bất hạnh của mình. Nhưng nhớ, nếu bạn tiếp cận dục với đắng cay, với hằn học, với kết án hay trong buồn bã, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới mãn nguyện đó, tới nhận biết mà toàn bộ linh hồn bạn khao khát.
Tôi thúc giục tiếp cận tới dục chỉ khi bạn vui vẻ, chỉ khi bạn tràn đầy tình yêu và, điều cuối cùng nhưng không phải là ít nhất, chỉ khi bạn đang trong trạng thái cầu nguyện. Chỉ khi bạn cảm thấy rằng trái tim bạn tràn đầy niềm vui, an bình và biết ơn, hãy nghĩ tới giao hợp. Người tiếp cận tới giao hợp giống như vậy thì có thể đạt tới thăng hoa, và nhận biết tối thượng, thậm chí chỉ một lần, cũng đủ để giải phóng người ta khỏi dục mãi mãi. Với chỉ một kinh nghiệm, bạn có thể phá vỡ rào chắn và đi vào phần ngoại vi của samadhi.
Đứa trẻ chui ra từ bụng mẹ là nỗi buồn lớn; nó giống như cây bị bật gốc khỏi đất. Toàn bộ bản thể nó mong mỏi được nối lại với đất; sự gắn bó của nó với đất có nghĩa là cuộc sống của nó; sức sống của nó, cái nuôi dưỡng nó. Nó đã bị bật gốc rễ, và nó kêu la phản đối để trở lại, vì bây giờ nó đã bị chia rẽ khỏi đường sống. Đứa trẻ bị cắt khỏi thế giới của nó khi nó ra khỏi bụng mẹ, và bây giờ linh hồn nó, toàn bộ bản thể nó muốn hợp nhất lại với người mẹ, với cội nguồn. Niềm khao khát này là cơn khát về tình yêu. Chúng ta còn ngụ ý gì khác nữa về tình yêu?
Mọi người đều muốn say mê trong việc cho và nhận tình yêu; mọi người đều muốn hợp nhất lại với dòng suối cuộc sống - và hợp nhất đó tới trong việc hoàn thành hành động dục, trong giao hợp, trong việc nối liền đàn ông và đàn bà. Dục là việc kinh nghiệm lại sự hợp nhất nguyên thuỷ.
Việc sắp đôi đàn ông và đàn bà có ý nghĩa rất sâu sắc: bản ngã bay hơi trong sự đồng hoá này của hai con người. Người thực sự hiểu bản chất của sự hợp nhất này, của niềm khao khát về tình yêu và cái một này, cũng có thể hiểu ý nghĩa của loại hợp nhất khác - nhà yoga hợp nhất; thầy tu hợp nhất; vị thánh hợp nhất; thiền nhân hợp nhất. Người ta cũng được hợp nhất trong giao hợp: căn cước người đó gộp với căn cước của người kia, và họ trở thành một. Trong samadhi, người ta hợp nhất với toàn bộ vũ trụ và trở thành một với nó. Trong dục có sự gộp lại của hai người, trong khi trong samadhi, người ta mất đi căn cước của mình và trở thành một với vũ trụ. Cuộc gặp gỡ giữa hai người là tạm thời, nhưng hợp nhất của người ta với vũ trụ lại là vĩnh hằng.
Bất kì hai người nào cũng là những sinh linh hữu hạn, và do đó hợp nhất của họ không thể vô hạn được, không thể kéo dài mãi được. Và có cọ xát; có giới hạn của hôn nhân, và của tình yêu vật lí: chúng ta không thể hợp nhất mãi mãi. Chúng ta tới với nhau trong một khoảnh khắc cực lạc, nhưng lần nữa chúng ta phải tách ra. Phân tách này là đau đớn và do vậy người yêu liên tục trong trạng thái thất vọng. Người kia dường như là nguyên nhân cho cảm giác buồn nản này, cho cảm giác đơn độc này, và hằn học bùng phát trong mối quan hệ.
Người có hiểu biết sẽ nói rằng hai người mang hai căn cước khác nhau căn bản và rằng họ có thể gặp gỡ tạm thời nhưng không thể vẫn còn hợp nhất mãi mãi, thậm chí về mặt tâm linh; rằng chính từ đam mê không thể dập tắt nổi này mà xung đột nẩy sinh giữa những người yêu và rằng người ta bắt đầu coi khinh người kia; rằng căng thẳng, xung đột, cảm giác ghét bỏ và thậm chí cảm giác hận thù len vào, và rằng đấy là vì người ta hình dung người kia có lẽ là không sẵn sàng và do vậy hội nhập không hoàn chỉnh. Nhưng không cá nhân nào có thể bị trách cứ bởi không hoàn chỉnh này. Con người là sinh linh hữu hạn và hội nhập của họ cũng chỉ có thể là hữu hạn được thôi. Hội nhập của họ không thể mãi mãi được.
Hợp nhất vĩnh hằng chỉ có thể có với Thượng đế, với Brahma, với sự Tồn tại. Những người đã hiểu ra cái tinh tế của giao hợp thì có thể tưởng tượng ra, nếu hợp nhất của một khoảnh khắc với một cá nhân có thể ban cho niềm phúc lạc thế, thì kết quả của việc gặp gỡ với cái Vĩnh hằng sẽ phải đến thế nào. Nhưng người trung bình thậm chí không thể nào hình dung ra được cái đỉnh cực lạc đó. Nó là kì diệu, thanh tao, vượt ra ngoài lời nói. Nó là phúc lạc vĩnh hằng.
Giả sử bạn đang ngồi trước cây nến, cố gắng tưởng tượng khác biệt giữa ánh sáng của cây nến và ánh sáng của mặt trời. Nỗ lực so sánh ấy là vô vọng. Cây nến chỉ là vật tí hon thế còn mặt trời lại mênh mông thế, vào quãng sáu mươi nghìn lần lớn hơn quả đất chúng ta. Mặc dầu nó ở cách xa chúng ta chín mươi ba triệu dặm nó vẫn cấp nhiệt cho chúng ta, làm cháy sém chúng ta, cho nên làm sao chúng ta có thể ước lượng được khác biệt giữa ánh sáng của cây nến và ánh sáng của mặt trời?
Nhưng dù con số thiên văn có thể là bất kì cái gì, về mặt toán học vẫn có thể tính toán ra khác biệt bởi vì cả hai đều bên trong phạm vi nhận thúc con người; khác biệt có thể được xác định. Nhưng không thể nào xác nhận khác biệt giữa cực lạc của cực thích và phúc lạc vĩnh hằng của samadhi. Gặp gỡ dục của hai sinh linh tạm thời là điên cuồng; trong hợp nhất với Vũ trụ người ta làm mất bản thân mình giống như giọt nước trong dại dương. Không có cách nào để so sánh chúng, không có đơn vị nào để đo độ lớn của hợp nhất này.
Người ta có còn khao khát dục sau khi chạm tới niềm phúc lạc này không? Người ta thậm chí có còn nghĩ về cực thích thoáng qua này không sau khi người ta đã đạt tới đại dương vĩnh hằng? Một thoáng nhìn về cái vĩnh hằng cũng đủ thuyết phục người ta rằng cực thích là vô nghĩa, rằng trái ngược lại nó là điên khùng. Thế thì, những đam mê hiện tại của người ta chẳng mấy chốc trở thành khó chịu; thế thì, chúng dường như là làm kiệt quệ, lãng phí năng lượng, nguồn gốc của phiền não. Sau bình minh chắc chắn này lên với con người, người đó trên con đường tới mục đích mong muốn, tới bản thân vô dục.
Con đường từ dục tới samadhi là con đường dài. Samadhi là mục tiêu tối thượng; dục chỉ là bước đầu tiên. Và tôi muốn chỉ ra rằng những người từ chối thừa nhận bước đầu tiên, người chỉ trích bước đầu tiên, thì thậm chí không thể nào đạt tới bước thứ hai được. Họ không thể nào tiến bộ được chút gì. Điều bắt buộc là phải tiến bước thứ nhất có ý thức, hiểu biết và nhận biết. Nhưng cảnh giác: dục không phải là mục đích tự nó; dục là cái bắt đầu. Để tiến bộ, nhiều và nhiều bước nữa là cần thiết.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của nhân loại đã là không thích ngay cả việc tiến bước đầu tiên. Và lại muốn đạt tới bước cuối cùng! Người coi thường bậc thang thứ nhất vậy mà vẫn tham vọng nắm lấy bậc thang cao nhất của chiếc thang; người đó không có kinh nghiệm về ánh sáng của cây nến và vậy mà người ấy lại muốn đòi cái rực rỡ của mặt trời! Điều này là không thể được. Chúng ta phải học để hiểu ánh sáng mờ nhạt của cây nến, sáng lên trong một chốc và ngay lập tức bị tắt ngấm bởi một làn gió nhẹ, để hiểu thấu ý nghĩa của mặt trời. Để khuấy động lòng khao khát, cái ham muốn, cái bất ổn về bước cuối cùng, sự thôi thúc đạt tới mặt trời, thì bước đầu tiên phải được khởi đầu cho đúng.
Việc thưởng thức đúng về nhạc nhẹ có thể lát đường cho âm nhạc vĩnh hằng; kinh nghiệm về cây nến mờ nhạt có thể đưa chúng ta tới ánh sáng vô hạn; việc biết về một giọt nước là bản dạo đầu để biết đại dương.
Tri thức về nguyên tử có thể làm lộ ra bí ẩn của tất cả các lực vật chất, của các lực về chất liệu, và vậy mà tự nhiên đã ban cho chúng ta một nguyên tử nhỏ về dục, nhưng chúng ta chẳng nhận ra nó chút nào. Chúng ta thậm chí không thừa nhận nó một cách đầy đủ. Điều này là vì chúng ta không có sáng tỏ của tâm trí, cũng không có cảm giác về cái bí ẩn để nhận ra nó, để hiểu nó hay để kinh nghiệm nó. Và do vậy chúng ta ở cực kì xa xôi với việc hiểu quá trình có thể đưa chúng ta từ dục tới samadhi. Ngay khi con người hiểu ra và tôn kính quá trình siêu việt này, người đó sẽ đưa tới trật tự mới và cao hơn của xã hội.
Đàn ông và đàn bà là hai cực khác nhau, cực dương và cực âm của năng lượng. Gặp gỡ đúng đắn của hai cực này làm hoàn chỉnh một mạch và tạo ra một loại điện. Và hiểu biết trực tiếp về điện này là có thể nếu thời kì giao hợp, khi bạn đang buông xuôi sâu sắc và đầy đủ cho lẫn nhau, có thể duy trì trong thời gian lâu hơn. Nếu nó có thể được kéo dài trong một giờ, điện tích cao tạo ra vầng hào quang điện sẽ tự nó tiến hoá; nếu dòng điện thân thể đi trọn toàn bộ và đầy đặn, người ta thậm chí còn có thể thấy một đường ánh sáng trong bóng tối. Một đôi kinh nghiệm dòng điện năng lượng này thì đang uống chiếc cốc tràn đầy nhất của cuộc sống.
Nhưng chúng ta không nhận biết gì về hiện tượng này. Chúng ta thấy bài nói như vậy là rất kì lạ bởi vì chúng ta không tin vào điều chúng ta chưa kinh nghiệm. Nhưng tôi nói, nếu bạn còn chưa gặp phải kinh nghiệm này, bạn nên nghĩ về nó và thử lại. Bạn nên ôn lại cuộc sống mình, đặc biệt chương về dục, từ ABC. Dục không nên chỉ là công cụ giải trí, nó cũng nên là phương tiện cho việc đi lên về tâm linh. Dục là quá trình logic. Tôi không nghĩ việc ra đời của Christ hay của Mahavira hay của Phật là ngẫu nhiên; mỗi sự sinh thành đều là kết quả của hợp nhất đầy đủ nhất của hai người. Hợp nhất càng sâu sắc, kết quả càng tốt hơn. Nhưng ngày nay, phẩm chất của nhân loại đang chìm xuống ngày một thấp hơn. Một số người trách cứ điều đó dựa trên suy đồi của các chuẩn đạo đức, trong khi những người khác lại coi nó là hiệu ứng của Kaliyuga, thời kì hỗn loạn đã định sẵn, nhưng tất cả các giả thuyết này đều sai và vô giá trị.
Suy đồi trong con người chính là do sự thô bỉ của thái độ chúng ta đối với dục, trong cả lí thuyết cũng như thực hành. Dục đã mất đi cái thiêng liêng nguyên thuỷ của nó. Cái cảm giác kính trọng nguyên thuỷ con người có với dục đã bị làm lu mờ. Dục đã bị suy thoái thành cơn ác mộng máy móc. Và thái độ này với dục để lộ ra bạo hành tinh vi, theo nghĩa đen của từ này. Dục không còn là kinh nghiệm của tình yêu nữa. Dục không còn là phương tiện của điều thiêng liêng. Dục không còn là hành động thiền. Và bởi vì điều này, nhân loại đang sa ngã dần vào trong vực thẳm.
Kết quả của bất kì điều gì chúng ta làm cũng đều phụ thuộc vào thái độ tâm trí chúng ta làm điều đó. Nếu nhà điêu khắc say tạc tượng, bạn có trông đợi người đó sáng tạo ra công trình nghệ thuật đẹp không? Nếu nữ diễn viên ba lê đang nhảy múa, bạn có trông đợi từ cô ấy buổi diễn điêu luyện không nếu cô ấy đang rối loạn, giận dữ hay tràn đầy buồn rầu? Tương tự, cách tiếp cận của chúng ta tới dục đã bị sai.
Dục là chuyện hay bị lãng quên nhất trong các kiếp sống của chúng ta. Chẳng phải đó là sai lầm cực kì đó sao rằng hiện tượng mà sự sinh sản của cuộc sống phụ thuộc vào, mà con cái mới phụ thuộc vào, mà linh hồn mới đi vào trong thế giới này phụ thuộc vào, lại thường bị lãng quên nhiều nhất? Bạn có lẽ không nhận biết rằng cực đỉnh trong giao hợp tạo ra tình huống trong đó linh hồn giáng xuống, và cuộc sống mới do đó được thụ thai. Bạn chỉ tạo ra hoàn cảnh thôi; khi hoàn cảnh cần thiết và thích hợp cho một linh hồn đặc biệt được đáp ứng, thì linh hồn đó được sinh ra. Phẩm chất của linh hồn này có liên quan tới hoàn cảnh đó. Con cái được thụ thai trong giận dữ, mặc cảm hay lo lắng thì bị khổ sở từ lúc sinh.
Tiêu chuẩn về con cháu chúng ta có thể được cải thiện, nhưng để thụ thai linh hồn cao cấp hơn thì hoàn cảnh cũng phải mang phẩm chất cao hơn. Chỉ thế thì những linh hồn cao siêu mới có thể được sinh ra; chỉ thế thì chuẩn cho nhân loại chung cuộc mới được nâng cao lên. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng khi con người đã quen thuộc với khoa học về dục, với nghệ thuật về dục, khi người đó có khả năng truyền đạt tri thức này cho thanh niên và người già, chúng ta sẽ có khả năng tạo ra hoàn cảnh sẽ cho sinh thành ra điều Aurobindo và Nietzsche đã gọi là Siêu nhân. Một hậu thế như vậy có thể được sinh ra! Một thế giới như vậy có thể được tạo ra! Nhưng trước đó thì không thể có tiến bộ; trước đó thì không thể có an bình trên thế giới; trước đó thì chiến tranh không thể dự kiến trước được, hận thù không thể bị dẹp đi, vô đạo đức không thể chữa lành được, cái ác không thể nào trừ tiệt được, truỵ lạc không thể nào bị nhổ bật gốc rễ và bóng tối hiện tại không thể nào bị quét đi.
Cho dù chúng ta có bắt ép tất cả các tiện nghi và canh tân vào phục vụ; cho dù các chính khác, các nhà xã hội và các lãnh tụ tôn giáo có làm hết sức mình, chiến tranh vẫn cứ không dừng lại, căng thẳng sẽ không bị xoá đi, và bạo hành cùng ghen tị sẽ không biến mất. Trong mười nghìn năm qua, các tổ sư, chúa cứu thế và các lãnh tụ đã từng thuyết giảng chống lại chiến tranh, chống lại bạo hành, chống lại giận dữ vân vân - nhưng chẳng ai chịu nghe cả. Ngược lại, chúng ta giết người đã thuyết giảng về cẩm nang tình yêu, người đã cố gắng dạy chúng ta không bạo hành, người đã chỉ cho chúng ta con đường tâm linh. Gandhi dạy chúng ta thực hành phi bạo lực, làm thuần khiết linh hồn chúng ta, để sống trong hài hoà với nhau, và chúng ta đã thưởng cho ông ấy viên đạn. Đó là cách chúng ta bầy tỏ lòng biết ơn của mình với phục vụ cao quí của ngài.
Tất cả các tổ sư của nhân loại, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đều không thành công. Họ đã thất bại. Không một ý tưởng và giá trị nào được họ mường tượng và khởi xướng lại đem lại kết quả. Không người nào trong họ đã có khả năng đưa ra liều thuốc bách bệnh thực tế; tất cả các ý tưởng nghe cao siêu của họ đều thất bại. Vĩ đại hơn điều vĩ đại nhất, vàng son hơn điều vàng son nhất - tất cả đều không đạt tới gì cả. Họ đã tới, họ đã thuyết giảng, và họ đã qua đi. Và con người vẫn loạng choạng trong bóng tối, vẫn chìm sâu hơn trong một loại địa ngục trên trái đất. Điều này chẳng chứng tỏ đã có một nhận thức sai cơ bản nào đó trong giáo huấn của họ và trong điều họ đã thuyết giảng sao?
Con người thất vọng bởi vì người đó được thai nghén trong thất vọng. Người đó đem mầm mống của thất vọng từ ngay chính lúc ban đầu; chính linh hồn của người đó bị mắc bệnh. Bệnh này, bệnh ung thư khổ và buồn này, được bắt rễ trong chiều sâu của linh hồn người ấy. Toàn bộ con người của người ấy được tạo thành vào khoảnh khắc người ấy được thụ thai, và do vậy các Phật sẽ thất bại, các Mahavira sẽ thất bại, các Christ sẽ thất bại, các Krishna sẽ thất bại. Họ tất cả đều đã thất bại.
Chúng ta có thể không thừa nhận điều đó một cách công khai, do ý thức tới lịch sự hay xã giao, nhưng nhân loại đang trở nên ngày một vô nhân đạo hơn từng ngày một. Mặc cho biết bao nhiêu bài nói về bất bạo lực, tình yêu và dung thứ, chúng ta chỉ vượt lên hơn bản thân mình bằng việc tiến tới bom cô ban từ dấu chữ thập. Tôi được biết rằng chúng ta đã giết quãng ba mươi triệu người trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - và sau cuộc đình chiến ngắn chúng ta đã nói về hoà bình và tình yêu. Trong chiến tranh thế giới thứ hai chúng ta đã giết bẩy mươi lăm triệu người - và sau đó chúng ta bắt đầu thương lượng về hoà bình và cùng tồn tại một lần nữa. Từ Bertrand Russell tới Vinoba, mọi người đều kêu rằng phải duy trì hoà bình, và vậy mà chúng ta lại chuẩn bị cho cuộc đại chiến thứ ba. Và theo so sánh, cuộc chiến này sẽ làm cho các cuộc chiến trước đó dường như là trò chơi trẻ con.
Ai đó có lần đã hỏi Einstein điều gì có thể xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ ba. Einstein nói ông ấy không thể nói trước điều gì về chiến tranh thứ ba cả, nhưng điều ông ấy có thể tiên đoán cái gì đó về chiến tranh thế giới thứ tư. Rất ngạc nhiên, người hỏi hỏi thế nào, Einstein đáp rằng một điều chắc chắn về chiến tranh thế giới thứ tư, và đó là sẽ không có chiến tranh thế giới thứ tư, bởi vì không có khả năng nào cho bất kì ai còn sống sót qua chiến tranh thế giới thứ ba.
Đây là kết quả của các giáo lí đạo đức và tôn giáo của nhân loại, nhưng nguyên nhân nằm ở đâu đó và đang cần xem xét lại một cách khẩn thiết. Chừng nào và trừ phi chúng ta thành công trong việc đem lại hài hoà cho hành động dục, trong việc phổ biến cú pháp tâm linh cho dục, trong việc đi tới tôn kính dục như cánh cổng đi tới samadhi, bằng không nhân loại tốt hơn sẽ không thể nào đi vào hiện hữu được. Chừng nào điều này chưa xảy ra, chắc chắn rằng nhân loại sắp tới sẽ còn tồi hơn điều tồi tệ nhất, bởi vì con cái thấp kém của ngày hôm nay sẽ trải qua dục và sẽ tạo ra con cái còn tồi hơn bản thân chúng. Phẩm chất của từng thế hệ mới sẽ kém đi mãi; điều này ít nhất cũng có thể tiên đoán được. Nhưng chúng ta đã đạt tới mức độ thấp đến mức, nhiều nhất, cũng không có việc hạ thấp thêm nữa. Toàn thế giới đã gần trở thành một nhà thương điên khổng lồ.
Theo con số thống kê người ta đã soạn ra, các nhà tâm thần Mĩ đã suy luận ra rằng chỉ mười tám phần trăm dân số thành phố New York có thể được coi là bình thường về tâm thần. Nếu chỉ mười tám phần trăm là bình thường về tâm thần, thế thì điều kiện của tám mươi hai phần trăm còn lại là gì? Họ đang trong trạng thái tan rã thực sự. Và bản thân bạn cũng sẽ ngạc nhiên mà biết về khối lượng điên khùng đang ẩn bên trong bạn nếu bạn chỉ ngồi im lặng trong một góc và suy ngẫm về bản thân mình trong một khoảnh khắc. Cách thức bạn kiểm soát và ngăn chặn cái điên khùng của mình tuy thế lại là vấn đề khác. Một thoáng thất bại xúc động và bất kì người nào cũng đều có thể trở thành điên cuồng theo đúng nghĩa.
Hoàn toàn có thể là trong thời gian một trăm năm toàn bộ thế giới sẽ trở thành một nhà thương điên khổng lồ. Tất nhiên, một mặt, sẽ có nhiều ưu điểm: chúng ta sẽ không cần chữa trị cho điên khùng; chúng ta không cần các nhà tâm thần để chữa thần kinh. Không ai sẽ cảm thấy mình điên cả, bởi vì triệu chứng đầu tiên của người điên là ở chỗ người đó sẽ không bao giờ thừa nhận mình điên. Căn bệnh này cứ tăng lên mãi. Bệnh tật này, phiền não tinh thần này, bóng tối tinh thần này, vẫn còn tăng lên nữa. Nhân loại mới không bao giờ có thể được sinh ra trừ phi dục được thăng hoa, trừ phi hành động dục trở thành thiêng liêng.
Tôi đã nhấn mạnh vào một ý tưởng chắn chắn trong ba ngày qua: con người mới phải được sinh ra! Linh hồn của con người đang khắc khoải để leo lên các đỉnh cao, để đạt tới bầu trời, để được chứng ngộ như mặt trăng và các vì sao, để nở hoa như đoá hoa, để làm ra âm nhạc, để nhảy múa. Linh hồn con người đang trong phiền não; linh hồn con người đang khát bỏng. Nhưng con người mù quáng. Con người cứ du hành lòng vòng trong cái vòng luẩn quẩn: người đó không thể nào bứt ra khỏi nó; người đó không thể nào vươn lên trên nó. Nguyên nhân là gì? Có một nguyên nhân, và một nguyên nhân duy nhất: quá trình sinh sản hiện tại của con người là ngớ ngẩn; nó đầy những cái điên khùng. Và nó là như vậy bởi vì chúng ta đã không có khả năng làm cho dục trở thành cánh cửa tới samadhi. Hành động dục có chứng ngộ có thể mở ra cánh cổng tới samadhi.
Trong ba ngày nay tôi đã khởi thảo mới vài nguyên tắc. Bây giờ tôi muốn tóm tắt lại một điểm và thế rồi kết luận cho bài nói hôm nay.
Tôi muốn nói rằng những người đưa chúng ta ra xa khỏi chân lí của cuộc sống là kẻ thù của nhân loại. Những người bảo bạn đừng bao giờ nghĩ về dục là kẻ thù của bạn; họ đã không cho phép bạn nghĩ về điều đó, suy ngẫm về điều đó. Nếu không thì làm sao có thể có việc chúng ta vẫn còn chưa phát triển thái độ hợp lí đối với chủ đề này?
Hơn nữa, những người nói rằng dục không có liên quan gì tới tôn giáo thì hoàn toàn không đúng, bởi vì chính năng lượng dục, dưới dạng đã được biến đổi và được làm thuần khiết, đi vào cõi tôn giáo. Việc làm thuần khiết năng lượng sống này nâng con người lên những cõi mà chúng ta còn biết rất ít về chúng. Việc biến đổi năng lượng dục của mình nâng con người lên một thế giới không có chết, không có buồn, lên một thế giới không có gì ngoài niềm vui, niềm vui thuần khiết. Và bất kì ai sở hữu năng lượng này, sinh lực này, đều có thể nâng mình lên cõi giới của tâm thức vui vẻ, chân thực, tới satchitanand.
Nhưng chúng ta đã lãng phí năng lượng này. Chúng ta giống như cái gầu với lỗ thủng ở đáy, và chúng ta dùng cái gầu này để kéo nước từ giếng lên. Nhưng tất cả nước dò rỉ hết trong quá trình này và cái chúng ta kết thúc là cái gầu rỗng. Chúng ta giống như con thuyền với lỗ thủng ở đáy: chúng ta chèo thuyền chỉ để chìm. Thuyền như vậy không bao giờ có thể đạt tới bờ bên kia; định mệnh của nó là chìm ở giữa dòng. Tất cả dò rỉ này là do chệch hướng sai của luồng năng lượng dục.
Những người trưng bầy ảnh khoả thân, viết sách khiêu dâm và sản xuất phim dâm đãng không chịu trách nhiệm về dò rỉ năng lượng này. Trách nhiệm cho những loại hư hỏng này nằm ở những người đã đặt rào chắn lên con đường của hiểu biết về dục. Chính bởi vì những người này ảnh khoả thân mới thành nhu cầu, sách con lợn mới được bán, phim cởi truồng mới được làm, và chúng ta thấy những kết quả bẩn thỉu và ngớ ngẩn hàng ngày. Người chịu trách nhiệm là những người chúng ta gọi là thánh nhân và thầy tu. Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào trong nó, bạn sẽ thấy rằng họ là những tác nhân quảng cáo thực cho khiêu dâm.
Một câu chuyện nhỏ và tôi sẽ kết thúc bài nói hôm nay.
Một linh mục nào đó vừa định tiến hành buổi lễ ở nhà thờ của làng gần đó. Ông ta gần như chạy để tới đó đúng giờ. Đi ngang qua cánh đồng trên đường, ông ấy thấy một người bị thương đang ngã sóng soài trong mương bên cạnh. Một con dao nhô ra từ ngực người này và anh ta đang bị chảy máu. Ông linh mục cân nhắc việc nâng anh ta dậy và chăm sóc anh ta, nhưng với ý nghĩ thứ hai, ông ta cảm thấy điều đó có thể làm chậm mất việc tới nhà thờ của mình. Ông ta đã chọn “Tình yêu” làm chủ đề cho buổi lễ; ông ấy đã quyết định bình về câu châm ngôn nổi tiếng của Christ, “Tình yêu là Thượng đế.” Ông ta đã chuẩn bị về mặt tinh thần lời bình luận của mình khi ông ta vội vã đi trên đường.
Nhưng người bị thương này mở mắt ra và kêu lên, “Thưa cha, con biết rằng cha đang đi tới nhà thờ để thuyết giảng buổi lễ về chủ đề tình yêu. Con đã tới dự nhà thờ nữa, nhưng bọn cướp đã đâm con và ném con xuống đây. Xin cha nghe con, nếu con còn sống con sẽ kể cho mọi người rằng một người sắp chết bên đường và rằng, thay vì cứu anh ta, cha lại chạy đi để thuyết giảng trong buổi lễ về tình yêu. Con cảnh cáo cha, chớ có bỏ con.”
Điều này làm cho linh mục hoảng sợ chút ít. Ông ta hiểu rằng nếu người này mà còn sống và kể lại sự vụ này, mọi người trong làng sẽ nói rằng buổi lễ của ông ấy tất cả chỉ là trò bịp bợm. Vị linh mục không lo lắng về người sắp chết, nhưng lo về ý kiến công chúng, cho nên ông ta tiến lại người này một cách bất đắc dĩ. Khi ông ấy tới gần hơn ông ấy thấy khuôn mặt người này rõ ràng hơn: dường như là quen quen nào đó. Ông ta nói, “Con ta, dường như là ta đã gặp con đâu đó trước đây.”
Người bị thương nói, “Ông phải đã gặp rồi. Ta là quỉ Satan, và ta có quan hệ rất lâu đời với các linh mục và nhà lãnh đạo tôn giáo. Nếu ta không quen thuộc với ông, thế thì còn ai khác sẽ có thể?”
Linh mục thế rồi mới nhớ lại anh ta một cách rõ ràng; ông ta đã thấy ảnh của người này trong nhà thờ. Ông ấy lùi lại. Ông ấy nói, “Ta không thể cứu mi. Tốt hơn cả là mi chết đi. Mi là quỉ Satan. Chúng ta bao giờ cũng muốn mi chết đi và cũng tốt là mi đang sắp chết. Tại sao ta phải cố gắng cứu mi? Thậm chí chạm vào mi cũng là tội lỗi. Ta đi đường của ta đây.”
Satan cười to và nói, “Nghe đây, cái ngày ta chết thì mi cũng thất nghiệp thôi; mi không thể tồn tại mà thiếu ta được. Mi là người mi đang là bởi vì ta đang sống; ta là cơ sở cho nghề nghiệp của mi. Tốt hơn cả là mi cứu ta đi, bởi vì nếu ta chết thì tất cả các linh mục và các nhà truyền giáo sẽ thất nghiệp. Họ sẽ trở nên tuyệt chủng; sẽ không có bất kì nhu cầu thêm nào về họ nữa.”
Linh mục nghĩ đi nghĩ lại trong một lúc và thấy chân lí trong đó. Ngay lập tức, ông ta nâng người sắp chết lên vai mình và nói, “Satan yêu mến của ta, đừng lo. Ta đang mang mi tới bệnh viện để chữa trị. Nhanh chóng mạnh khoẻ lên. Chớ có chết, lạy chúa, mi cũng phải đấy; nếu mi chết thì chúng ta sẽ thất nghiệp.”
Có lẽ bạn không thể quan niệm nổi rằng Satan là gốc rễ của tu sĩ và rằng tu sĩ đứng sau công trình của Satan, nhưng Satan rất bận rộn trong khai thác dục và khai thác dục là ở gốc rễ của mọi điều. Qua sương mù, chúng ta không thể thấy rằng tu sĩ đứng sau tất cả chấn động này, rằng dục đã trở thành ngày càng hấp dẫn hơn bởi vì thoái hoá của nó do các tu sĩ gây ra, rằng con người đã trở thành ngày một thèm khát hơn bởi vì việc nói xấu liên tục về dục của các tu sĩ. Các tu sĩ càng cố gắng triệt tiêu ý nghĩ của người ta về dục thì nó lại càng trở nên bí ẩn hơn, nó lại càng làm phát sinh tò mò hơn.
Con người bất lực; con người là nô lệ cho dục, và bất lực này là bị coi thường. Chúng ta muốn tri thức, không phải dốt nát. Tri thức về riêng nó là sức mạnh, còn tri thức về dục thì thậm chí lại là sức mạnh lớn hơn. Thật nguy hiểm mà tiếp tục sống trong dốt nát về dục.
Có thể là chúng ta không lên tới mặt trăng. Không có nhu cầu thực để lên tới mặt trăng. Loài người có thể chẳng lợi lộc gì nhiều nếu chúng ta lên tới mặt trăng, mà thế giới cũng không đi tới kết thúc nếu chúng ta không thể đạt tới chiều sâu tám cây số dưới Thái bình dương, nơi ánh mặt trời không thể xuyên thấu vào đó. Việc đạt tới những điều này sẽ không làm lợi cho loài người mấy. Cũng chẳng quan trọng ghê lắm liệu chúng ta có chẻ nguyên tử ra được hay không. Nhưng để thành công trong việc tạo ra con người mới, vấn đề của mối quan tâm tối thượng và là vấn đề cực kì cần thiết là chúng ta chấp nhận dục, là chúng ta đi tới biết đầy đủ về dục, là chúng ta hiểu nó và là chúng ta siêu việt lên trên nó.

Tôi đã giải thích đôi điều cho bạn trong ba ngày qua, và ngày mai tôi sẽ cố gắng để trả lời các câu hỏi của các bạn. Các câu hỏi của các bạn nên được đưa ra một cách trung thực; thái độ mà các bạn vừa hỏi về linh hồn và về Thượng đế sẽ không có tác dụng đâu. Đây là câu hỏi về việc sống, về cuộc sống, và chỉ nếu việc hỏi của bạn là trực tiếp và trung thực thì chúng ta có thể đào sâu vào chủ đề này được. Chân lí bao giờ cũng sẵn sàng để được khám phá; chúng ta chỉ đòi hỏi sự tò mò có ý thức, trung thực và đúng đắn để đi tới biết nó. Nhưng không may là điều đó chúng ta lại thiếu.

Ads Belove Post