Chương 1. Tình yêu là gì?

Chương 1. Tình yêu là gì?

Price:

Read more

Osho – Từ Dục tới Siêu tâm thức
Chương 1. Tình yêu là gì?

Cảm thấy nó thì dễ, định nghĩa tình yêu quả thực khó. Nếu bạn hỏi cá biển giống gì, cá sẽ nói, “Đây là biển. Biển là tất cả xung quanh. Và nó là thế.” Nhưng nếu bạn cứ nài nỉ mãi - “Xin định nghĩa biển đi” - thế thì vấn đề trở thành quả thực rất khó.
Điều cao thượng nhất và tuyệt vời nhất trong cuộc sống có thể được sống, có thể được biết tới, nhưng chúng lại khó định nghĩa, khó mô tả.
Khổ của con người là thế này: trong bốn đến năm nghìn năm qua con người đơn giản nói và nói mãi về cái gì đó mà con người phải đã sống một cách tha thiết nhất, về cái gì đó mà phải được nhận ra từ bên trong - về tình yêu. Đã có những bài nói vĩ đại về tình yêu, vô số bản tình ca đã được hát lên, và những bài thánh ca thành kính vẫn liên tục được tụng niệm trong chùa chiền, đền đài và nhà thờ - tất cả những điều đó chẳng được tiến hành nhân danh tình yêu sao? - Vậy mà vẫn không có chỗ cho tình yêu trong cuộc sống con người. Nếu chúng ta đào sâu vào trong ngôn ngữ của nhân loại, chúng ta sẽ không tìm ra từ nào không thật hơn từ “tình yêu”.
Tất cả các tôn giáo đều mang thái độ kì quặc về tình yêu, nhưng loại tình yêu thấy được ở mọi nơi, loại tình yêu đã bao bọc con người như bất hạnh cha truyền con nối nào đó, thì chỉ thành công trong việc đóng lại tất cả các cánh cửa tới tình yêu trong cuộc sống con người. Nhưng đám đông tôn thờ những nhà lãnh đạo tôn giáo như đấng sáng tạo của tình yêu. Họ đã làm cho tình yêu thành giả; họ đã chặn lại mọi dòng suối của tình yêu. Trong trường hợp này không có khác biệt cơ bản nào giữa Đông và Tây, giữa Ấn Độ và Mĩ.
Dòng suối tình yêu đó vẫn còn chưa trào lên bề mặt trong con người. Và chúng ta đóng góp điều này cho chính bản thân con người. Chúng ta nói nó hiện hữu bởi vì con người bị tha hoá và tình yêu đã không tiến hoá, và không có dòng chảy tình yêu trong các kiếp sống của mình. Chúng ta trách nó dựa trên tâm trí; chúng ta nói tâm trí độc. Tâm trí không độc. Những người đã làm thoái hoá tâm trí, đã đầu độc tình yêu; họ đã không cho phép trưởng thành của tình yêu. Chẳng có gì trong thế giới này độc cả. Không cái gì xấu trong toàn bộ sự sáng tạo của Thượng đế; mọi thứ đều là nước cam lồ. Chỉ mỗi con người biến chiếc cốc đầy nước cam lồ này thành nước độc. Và thủ phạm chính là cái gọi là các thầy giáo, cái gọi là những người linh thiêng và thánh nhân, chính khách.
Suy ngẫm về điều này thật chi tiết vào. Nếu bệnh này không được hiểu ngay ra, nếu nó không được làm lành mạnh ra, chẳng có khả năng nào cho tình yêu trong cuộc sống của con người - bây giờ hay trong tương lai.
Điều mỉa mai là ở chỗ ngay từ đầu chúng ta đã chấp nhận một cách mù quáng nguyên nhân cho điều này từ chính cội nguồn đáng bị trách cứ về việc không làm rạng lên tình yêu trên đường chân trời của con người. Những nguyên tắc lầm lạc vẫn được lặp đi lặp lại mãi qua nhiều thế kỉ, chúng ta không thấy được dối trá cơ bản đằng sau những nguyên tắc nguyên thuỷ đó. Và thế rồi hỗn loạn được tạo ra, bởi vì con người bản năng không thể trở thành cái mà những qui tắc phi tự nhiên này nói người đó đáng phải trở thành. Chúng ta đơn giản chấp nhận rằng con người là sai.
Trong thời cổ đại, tôi đã từng nghe, một người bán quạt rong ngày nào cũng đi qua trước cung điện nhà vua. Anh ta khoe khoang về những chiếc quạt duy nhất và tuyệt vời của mình. Anh ta tuyên bố chưa ai đã từng thấy những chiếc quạt như vậy trước đây.
Nhà vua có một bộ sưu tập tất cả các loại quạt từ mọi xó xỉnh trên thế giới và do vậy ông ta tò mò. Một hôm ông ta ngó nghiêng qua ban công để xem người bán quạt duy nhất và tuyệt vời này. Với ông ta những cái quạt ấy có vẻ tầm thường, chẳng đáng giá một xu, nhưng dẫu sao ông ta vẫn gọi người này lên lầu. Nhà vua hỏi, “Độc đáo của quạt này là gì? Và giá của chúng ra sao?”
Người bán rong đáp, “Tâu Bệ hạ, chúng không đắt lắm đâu. So với phẩm chất của những quạt này, giá rất thấp: một trăm ru pi một quạt.”
Nhà vua ngạc nhiên, “Những một trăm ru pi sao! Quạt một xu này có ở khắp chợ. Mà ngươi lại đòi những một trăm ru pi! Có gì đặc biệt về những chiếc quạt này?”
Người này nói, “Phẩm chất của chúng! Mỗi chiếc quạt này được đảm bảo thọ tới một trăm năm. Thậm chí trong một trăm năm nó cũng không hỏng.”
“Mới nhìn dường như nó không thể nào thọ nổi một tuần. Ngươi định xỏ ta chăng? Đây rõ ràng là dối trá? Mà dối trá với vua nữa?”
Người bán hàng trả lời, “Tâu Bệ hạ, thần không dám. Bệ hạ biết rất rõ rằng thần hàng ngày đi qua dưới ban công bệ hạ, để bán quạt. Giá là một trăm ru pi một quạt, và thần chịu trách nhiệm nếu nó không thọ được một trăm năm. Hàng ngày thần đều có ở phố. Và trên hết, bệ hạ là người cai trị mảnh đất này. Làm sao thần có thể an toàn được nếu định lừa bệ hạ?”
Cái quạt được mua với giá đã rao. Mặc dầu nhà vua không tin gì người bán rong, nhưng ông ta chết vì tò mò muốn biết người này có nền tảng gì mà đưa ra phát biểu như vậy. Người bán hàng được lệnh phải đến trình diện vào ngày thứ bẩy.
Chốt trung tâm của quạt rời ra sau ba ngày, và cái quạt rã ra trước khi hết một tuần.
Nhà vua chắc chắn người bán quạt sẽ không bao giờ quay lại nữa, nhưng ông ta rất ngạc nhiên là người này lại đến trình diện như đã được yêu cầu - đúng lúc, đúng ngày thứ bẩy.
“Xin tuân chỉ bệ hạ.”
Và vua nổi giận. “Ngươi là kẻ bất lương! Ngươi là đồ ngu! Nhìn đây. Quạt của ngươi đấy, tan thành từng mảnh. Đây là hiện trạng của nó trong một tuần, và ngươi lại đảm bảo nó sẽ thọ một trăm năm! Ngươi có điên không, hay chỉ là kẻ siêu dối trá?”
Người này khiêm tốn đáp lại, “Với tất cả sự cung kính, theo thần dường như Bệ hạ không biết cách dùng quạt. Chiếc quạt này phải thọ được một trăm năm; điều đó là đảm bảo. Bệ hạ đã quạt thế nào?”
Nhà vua nói, “Trời đất. Bây giờ ta phải học cả cách quạt nữa sao!”
“Xin bệ hạ bớt giận. Làm sao cái quạt này lại tới nông nỗi này chỉ trong có bẩy ngày? Bệ hạ đã quạt như thế nào?”
Nhà vua nhấc quạt lên, chỉ ra cách thức mình dùng quạt.
Người này nói, “Bây giờ thần hiểu rồi. Bệ hạ không nên quạt như thế.”
“Còn cách nào khác nữa?” nhà vua hỏi.
Người này giải thích, “Bệ hạ hãy giữ chiếc quạt đứng yên. Để nó đứng yên ngay trước bệ hạ và thế rồi bệ hạ lắc lư đầu mình. Chiếc quạt sẽ thọ được một trăm năm. Bệ hạ sẽ qua đời nhưng chiếc quạt vẫn còn nguyên không suy suyển. Chẳng có gì sai với quạt cả; cách bệ hạ quạt là sai. Bệ hạ giữ chiếc quạt cho chắc rồi chuyển động đầu mình. Quạt của thần nào có lỗi gì đâu? Lỗi là ở bệ hạ, không phải là ở chiếc quạt của thần.”
Nhân loại bị buộc tội mắc lỗi tương tự. Nhìn nhân loại đi. Con người ốm yếu thế, ốm yếu từ những bệnh tật tích luỹ trong năm, sáu, mười nghìn năm. Người ta cứ lặp đi lặp lại mãi rằng chính con người sai, không phải là nền văn hoá.
Con người đang mục ruỗng, vậy mà nền văn hoá lại được ca tụng. Nền văn hoá vĩ đại của chúng ta! Tôn giáo vĩ đại của chúng ta! Mọi thứ đều vĩ đại! Và nhìn quả của nó!
Họ nói, “Con người là sai; con người phải tự thay đổi mình,” vậy mà chẳng ai đứng lên để hỏi liệu mọi thứ không giống như chúng hiện thế là do nền văn hoá và tôn giáo của chúng ta, không thể nào làm tràn đầy con người bằng tình yêu sau mười nghìn năm, có dựa trên các giá trị sai hay không. Và nếu tình yêu đã không tiến hoá trong mười nghìn năm qua dựa trên nền văn hoá và tôn giáo này, thì bạn có rút nó ra từ tôi cũng chẳng có tương lai nào để thấy một con người yêu thương. Cái gì đó không thể nào đạt tới được trong mười nghìn năm qua thì cũng không thể nào đạt tới được trong mười nghìn năm tiếp. Con người ngày nay sẽ là hệt như con người ngày mai. Mặc cho những lớp nhãn hiệu bao bọc bên ngoài, nền văn minh và công nghệ thay đổi theo thời đại nhưng con người vẫn như cũ và sẽ như cũ mãi.
Chúng ta không được chuẩn bị để duyệt xét lại nền văn hoá và tôn giáo của mình, vậy mà chúng ta vẫn cứ ca bài tán dương của họ hết hơi trong phổi, và hôn chân các thánh nhân và người coi sóc của họ. Chúng ta thậm chí không đồng ý nhìn lại, suy ngẫm về cách thức và chiều hướng suy nghĩ của mình, để kiểm tra lại xem liệu họ có không lầm lạc hay không, để xem liệu họ có không phải là sai tất cả hay không.
Tôi muốn nói rằng cơ sở là khiếm khuyết, rằng những giá trị đó là giả. Bằng chứng là con người ngày nay. Còn có thể có bằng chứng nào khác được nữa?
Nếu chúng ta gieo hạt mầm và quả là độc và đắng, điều đó chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng hạt mầm ấy phải đã là độc và đắng rồi. Nhưng tất nhiên khó nói trước liệu một hạt mầm đặc biệt sẽ cho quả đắng hay không. Bạn có thể xem nó rất cẩn thận, ép nó hay đập nó ra, nhưng bạn không thể nào dự đoán để chắc được liệu quả sẽ ngọt hay không. Bạn phải đợi phép thử của thời gian.
Gieo một hạt mầm. Cây sẽ mọc lên. Năm tháng sẽ qua đi. Cây sẽ trồi lên, sẽ vươn rộng cành của nó lên trời, sẽ mang trĩu quả - và chỉ thế thì bạn mới đi tới biết liệu hạt mầm đã được gieo ấy có đắng hay không. Con người hiện đại là quả của những hạt mầm đó của văn hoá và tôn giáo đã được gieo từ mười nghìn năm trước và đã được nuôi dưỡng từ đó tới giờ. Và quả này đắng; nó đầy những xung đột và khổ.
Nhưng chúng ta lại chính là những người tán dương các hạt mầm đó và trông đợi tình yêu nở hoa từ chúng. Không thể thế được, tôi nhắc lại, bởi vì bất kì khả năng nào cho việc sinh thành ra tình yêu cũng đều bị tôn giáo giết chết. Khả năng đã bị đầu độc. Còn nhiều hơn trong con người, tình yêu có thể được thấy trong chim chóc, con vật và cây cối, trong những đối tượng không có tôn giáo hay văn hoá. Tình yêu hiển nhiên có nhiều trong con người chưa văn minh, trong những tiều phu lạc hậu, hơn là trong con người văn minh và văn hoá, cái gọi là tiến bộ ngày nay. Và, nhớ lấy, người nguyên thuỷ không có văn minh, văn hoá hay tôn giáo phát triển.
Tại sao con người dần trở thành ngày càng cằn cỗi tình yêu nhiều thế khi con người tự nhận là ngày càng văn minh hơn, văn hoá hơn và tôn giáo hơn, đều đặn đi tới chùa chiền, đền đài và nhà thờ để cầu nguyện? Có những nguyên nhân nào đó và tôi muốn thảo luận về chúng. Nếu những nguyên nhân này có thể được hiểu ra, thì dòng suối vĩnh hằng của tình yêu có thể tuôn ra. Nhưng nó vẫn đang bị nhốt vào trong tảng đá; nó không thể trào ra bề mặt. Nó bị vây khắp xung quanh, và dòng sông Hằng không thể nào phun ra, không thể nào tuôn chảy tự do được.
Tình yêu là ở bên trong con người. Nó không được nhập khẩu từ bên ngoài. Nó không phải là hàng hoá mua bán khi chúng ta ra chợ. Nó có đó như hương thơm của cuộc sống. Nó ở bên trong mọi người. Việc tìm kiếm tình yêu, theo đuổi tình yêu, không phải là hành động tích cực; nó không phải là hành động công khai qua đó bạn phải đi đâu đó và kéo nó ra.
Một nhà điêu khắc đang làm việc với một tảng đá. Một người tới để xem việc tạc tượng thế nào và chẳng thấy dấu hiệu gì của tượng cả, anh ta chỉ thấy tảng đá bị đục đẽo nham nhở đây đó bằng búa và đục.
“Ông làm gì thế?” người này hỏi. “Ông không định làm tượng sao? Tôi tới để xem tạc tượng, nhưng tôi chỉ thấy ông đục vỡ đá.”
Nghệ nhân nói, “Bức tượng đã có ẩn bên trong rồi. Không cần phải làm nó. Bằng cách nào đó, phải tách bạch cái khối đá vô dụng vốn trộn lẫn vào đó, ra khỏi nó, và thế thì bức tượng sẽ tự lộ ra. Bức tượng không được làm ra, nó được phát hiện ra. Nó được khám phá ra; nó được đưa ra ánh sáng.”
Tình yêu bị giam kín trong con người; nó chỉ cần được khơi ra. Vấn đề không phải là làm sao tạo ra nó, mà là làm sao khám phá ra nó. Chúng ta đã tự bao bọc mình bằng cái gì? Cái gì không cho phép tình yêu trào lên bề mặt?
Hỏi người hành nghề y xem mạnh khoẻ là gì. Thật là rất kì lạ, nhưng không bác sĩ nào trên thế giới có thể nói cho bạn biết mạnh khoẻ là gì! Toàn bộ y học đều liên quan tới sức khoẻ, chẳng lẽ không ai có thể nói mạnh khoẻ là gì sao? Nếu bạn hỏi bác sĩ, ông ấy sẽ nói ông ấy chỉ có thể bảo cho bạn bệnh tật là gì hay triệu chứng là gì. Ông ấy có thể biết thuật ngữ kĩ thuật khác cho từng bệnh và mọi bệnh và ông ấy cũng có thể mô tả về cách chữa. Nhưng mạnh khoẻ sao? Về mạnh khoẻ ông ấy chẳng biết gì cả. Ông ấy chỉ có thể phát biểu rằng cái còn lại khi không có bệnh tật là mạnh khoẻ. Đấy là vì mạnh khoẻ bị ẩn kín bên trong con người. Mạnh khoẻ vượt ra ngoài định nghĩa của con người.
Bệnh tật tới từ bên ngoài do đó nó có thể được xác định; mạnh khoẻ tới từ bên trong do đó nó không thể nào được xác định. Mạnh khoẻ thách đố định nghĩa. Chúng ta chỉ có thể nói rằng việc thiếu vắng bệnh tật là mạnh khoẻ. Chân lí là ở chỗ mạnh khoẻ không phải là được tạo ra; nó hoặc bị ẩn kín bởi bệnh tật hoặc nó tự hiển lộ khi bệnh tật đã lui hay được chữa lành. Mạnh khoẻ là ở bên trong chúng ta. Mạnh khoẻ là bản tính của chúng ta.
Tình yêu cũng ở bên trong chúng ta. Tình yêu là bản tính cố hữu của chúng ta. Về cơ bản, đòi hỏi con người sáng tạo ra tình yêu là sai. Vấn đề không phải là cách tạo ra tình yêu, mà là cách nghiên cứu và tìm ra tại sao nó lại không có khả năng biểu lộ bản thân mình. Cái gì là chướng ngại? Khó khăn là gì? Cái đập ngăn cản nó là gì?
Nếu không có rào chắn, tình yêu sẽ tự biểu lộ. Không cần phải thuyết phục nó hay hướng dẫn nó. Mọi người sẽ tràn đầy tình yêu nếu không có những rào chắn của nền văn hoá giả dối và những truyền thống có hại và hèn hạ. Chẳng cái gì có thể kiềm chế được tình yêu. Tình yêu là không tránh khỏi. Tình yêu là bản tính của chúng ta.
Sông Hằng chảy từ Himalayas. Nó là nước; nó đơn giản chảy - nó không hỏi tu sĩ về con đường ra đại dương. Bạn đã bao giờ thấy sông đứng ở ngã tư đường hỏi viên cảnh sát đại dương ở đâu không? Dù đại dương có thể xa xôi đến đâu, dù nó ẩn kín đến đâu, dòng sông chắc chắn sẽ tìm ra con đường. Đó là điều không tránh khỏi: nó có thôi thúc bên trong. Nó không có sách hướng dẫn, nhưng, bao giờ cũng vậy, nó sẽ đạt tới đích của mình. Nó sẽ xuyên qua núi non, băng qua đồng bằng và cắt ngang qua vùng quê trong cuộc chạy đua để đạt tới đại dương. Ham muốn vô biên, một lực, một năng lượng tồn tại bên trong tâm điểm của trái tim nó.
Nhưng giả sử con người ném chướng ngại vật vào con đường của nó thì sao? Giả sử đập được con người xây dựng lên thì sao? Dòng sông có thể vượt qua và phá tan những rào chắn tự nhiên - chung cuộc chúng không phải là rào chắn cho nó chút nào - nhưng nếu rào chắn nhân tạo được lập ra, nếu con đập được bố trí ngang qua nó, thì có thể là nó không thể nào đạt tới đại dương được. Con người, trí thông minh tối cao của sáng tạo, có thể chấm dứt việc đạt tới đại dương của dòng sông nếu con người quyết định làm như vậy.
Trong tự nhiên, có thống nhất nền tảng, hài hoà. Các chướng ngại vật tự nhiên, những cái đối lập rõ ràng thấy được trong tự nhiên, là những thách thức để khuấy động năng lượng; chúng phục vụ như những lời kêu gọi lanh lảnh để khuấy động cái vẫn tiềm ẩn bên trong. Không có sự không hài hoà trong tự nhiên.
Khi chúng ta gieo một hạt mầm, dường như là tầng đất trên hạt mầm này đang ép nó xuống, đang cản trở sự lớn lên của nó. Điều ấy dường như là vậy, nhưng trong thực tế thì tầng đất đó lại không phải là chướng ngại; không có tầng đất đó, hạt mầm không thể mọc mộng được. Đất ép hạt mầm xuống để cho hạt mầm có thể xốp ra, rã ra, và tự biến đổi mình thành cây non. Bề ngoài có thể dường như là đất đang kiềm chế hạt mầm, nhưng đất chỉ đang thực hiện nghĩa vụ của người bạn. Đó là hoạt động lâm sàng. Nếu hạt mầm không lớn lên thành cây, chúng ta suy luận rằng đất có thể đã không thích hợp, rằng hạt mầm có thể đã không có đủ nước hay rằng nó có thể đã không nhận đủ ánh nắng mặt trời - chúng ta không trách hạt mầm. Nhưng nếu hoa không nở ra trong cuộc sống con người thì chúng ta nói bản thân con người phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Không ai nghĩ về phân bón kém phẩm chất, hay thiếu nước hay thiếu ánh mặt trời và làm điều gì đó về nó, bản thân con người bị buộc tội là xấu. Và do vậy cây con người vẫn còn không phát triển, đã bị kìm nén bởi sự không thân thiện và đã không thể nào đạt tới giai đoạn nở hoa.
Tự nhiên là hài hoà có nhịp điệu. Nhưng cái giả tạo mà con người đã áp đặt lên tự nhiên, những điều con người đã bố trí chen ngang nó và những dàn cảnh máy móc mà con người đã ném vào dòng chảy của cuộc sống, thì đã tạo ra những chướng ngại ở nhiều nơi, đã làm dừng dòng chảy. Và dòng sông bị làm thành thủ phạm. “Con người là xấu; hạt mầm có chất độc,” họ nói.
Tôi muốn lưu ý bạn về sự kiện rằng những chướng ngại cơ bản đều là nhân tạo, đều do bản thân con người tạo ra - nếu không thì dòng sông tình yêu sẽ tuôn chảy tự do và đạt tới đại dương của Thượng đế. Tình yêu là cố hữu trong con người. Nếu các chướng ngại được loại bỏ đi bằng nhận biết, tình yêu có thể tuôn chảy. Thế thì, tình yêu có thể dâng lên để chạm tới Thượng đế, chạm tới điều Tối cao.
Những chướng ngại nhân tạo này là gì? Chướng ngại hiển nhiên nhất đã là đối lập với dục và với đam mê dục. Rào chắn này đã phá huỷ khả năng của việc sinh thành tình yêu trong con người.
Chân lí đơn giản là ở chỗ dục là điểm bắt đầu của tình yêu. Dục là chỗ bắt đầu của cuộc hành trình tới tình yêu. Nguồn gốc, cội nguồn Gangotri của sông Hằng của tình yêu, là dục, đam mê dục - và mọi người đều cư xử nó như kẻ thù. Mọi nền văn hoá, mọi tôn giáo, mọi guru, mọi nhà tiên tri đều đã công kích vào Gangtotri này, vào cội nguồn này, và dòng sông vẫn còn bị kiềm chế. Bao giờ cũng có những tiếng kêu la, “Dục là tội lỗi. Dục là phi tôn giáo. Dục là độc hại,” nhưng chúng ta dường như chưa bao giờ hiểu rằng sau cùng chính bản thân năng lượng dục ra đi và đạt tới đại dương bên trong của tình yêu. Tình yêu là việc biến đổi của năng lượng dục. Việc nở hoa của tình yêu là từ hạt mầm của dục.
Nhìn vào hòn than, bạn sẽ chẳng hề chú ý rằng khi than được biến đổi nó trở thành kim cương. Các phần tử trong than cũng là cùng những phần tử trong kim cương. Về bản chất, không có phân biệt cơ bản nào giữa chúng. Sau khi trải qua quá trình hàng nghìn năm, than biến thành kim cương.
Nhưng than bị coi là không quan trọng. Khi than được trữ trong nhà, nó được cất ở chỗ khách khứa không thể thấy được, trong khi kim cương được đeo quanh cổ hay trên ngực để cho mọi người đều có thể thấy chúng. Kim cương và than là một: chúng là hai điểm trên một cuộc hành trình bởi cùng một phần tử. Nếu bạn chống lại than bởi vì mới thoáng nhìn nó chẳng là gì nhiều hơn việc tạo ra mồ hóng đen, khả năng của việc biến đổi nó thành kim cương sẽ kết thúc ngay tại đó. Bản thân than có thể đã được biến đổi thành kim cương. Nhưng chúng ta ghét than. Và do vậy, khả năng cho bất kì tiến bộ nào cũng đều chấm dứt.
Chỉ năng lượng dục mới có thể nở hoa thành tình yêu. Nhưng mọi người, kể cả các nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, đều chống lại nó. Sự đối lập này sẽ không cho phép hạt mầm được đâm chồi, và cung điện của tình yêu bị phá huỷ ngay tại nền móng. Sự thù nghịch với dục đã phá huỷ khả năng của tình yêu. Và do vậy, than không có khả năng trở thành kim cương.
Bởi quan niệm sai lầm này mà không ai cảm thấy cần thiết phải trải qua những giai đoạn nhận biết về dục và phát triển nó và đi qua quá trình biến đổi nó. Làm sao chúng ta có thể biến đổi được người là kẻ thù của chúng ta, người đối lập chúng ta, người liên tục trong chiến tranh với chúng ta? Cãi lộn giữa con người và năng lượng của người đó đã bị áp đặt lên bản thân người đó. Con người đã được dạy phải tranh đấu chống lại năng lượng dục của mình, đối lập với thôi thúc dục của mình.
“Tâm trí là chất độc, cho nên hãy tranh đấu chống lại nó,” con người được bảo như vậy. Tâm trí tồn tại trong con người, và dục cũng tồn tại trong người đó - ấy vậy mà con người được trông đợi thoát khỏi những xung đột bên trong. Sự tồn tại hài hoà được trông đợi ở người đó. Người đó phải tranh đấu và bình định nữa. Đấy là giáo lí của các lãnh tụ của người đó. Một mặt họ làm cho người đó phát điên và mặt khác họ mở nhà thương điên để chữa cho người đó. Họ lan truyền mầm bệnh và thế rồi họ xây dựng bệnh viện để chữa bệnh.
Một xem xét quan trọng khác là ở chỗ con người không thể bị tách rời khỏi dục được. Dục là một điểm chủ yếu của con người; con người được sinh ra từ đó. Thượng đế đã làm cho năng lượng dục thành điểm bắt đầu của sự sáng tạo. Và các vĩ nhân coi là tội lỗi điều mà bản thân Thượng đế không coi là tội lỗi! Nếu Thượng đế coi dục là tội lỗi, thế thì không có tội nhân nào lớn hơn Thượng đế trong thế giới này, không tội nhân nào lớn hơn trong vũ trụ này.
Chẳng lẽ bạn chưa hề hiểu rằng việc nở hoa của đoá hoa là cách diễn đạt của đam mê dục, rằng đấy là dục tính hay sao? Con công múa trong niềm vinh quang: nhà thơ sẽ cất lên bài ca về nó; thánh nhân cũng sẽ tràn đầy niềm vui - nhưng họ không nhận biết rằng điệu vũ đó cũng là cách diễn đạt công khai của đam mê dục hay sao, rằng đấy chủ yếu là dục tính hay sao? Công múa để làm vui lòng ai? Con công này đang gọi người yêu của nó, vợ nó. Chim đỗ quyên đang hót; tiếng cúc cu là tiếng hót: một cậu bé đã trở thành thanh niên, một cô gái sắp thành phụ nữ. Tất cả những điều này là gì? Đây là vở kịch gì, leela gì? Đây tất cả đều là những chỉ dẫn về tình yêu, về năng lượng dục. Những biểu hiện này của tình yêu là những cách biểu thị đã được biến đổi của dục - sôi sục với năng lượng, thừa nhận dục. Trong toàn bộ cuộc sống người ta, tất cả những hành động từ tình yêu, mọi thái độ và thôi thúc từ tình yêu, đều nở hoa từ năng lượng dục.
Tôn giáo và văn hoá đổ chất độc chống dục vào tâm trí con người. Chúng tạo ra xung đột, chiến tranh; chúng đưa con người vào trận chiến chống lại năng lượng nguyên thuỷ của riêng mình - và do vậy con người đã trở thành yếu ớt, thô kệch, thô lỗ, không có tình yêu và đầy cái vô giá trị. Không thù hằn, nhưng tình bằng hữu được tạo ra từ dục. Dục nên được nâng lên đến những độ cao thuần khiết hơn.
Trong khi ban phúc lành cho một đôi mới cưới, một hiền nhân đã nói với cô dâu, “Chúc cho con là người mẹ của mười đứa trẻ và, cuối cùng, chúc cho chồng con trở thành đứa trẻ thứ mười một.”
Nếu đam mê được biến đổi, người vợ có thể trở thành người mẹ; nếu thèm khát dục được siêu việt lên, dục có thể trở thành tình yêu. Chỉ năng lượng dục mới có thể nở hoa trong lực của tình yêu. Nhưng chúng ta đã trút đầy con người với đối kháng dục và kết quả là ở chỗ tình yêu đã không nở hoa. Điều tới muộn hơn, hình hài tới, chỉ có thể có bởi việc chấp nhận dục. Dòng suối tình yêu không thể xuyên qua được bởi vì sự đối lập mạnh. Dục, mặt khác, cứ khuấy lộn bên trong, và tâm thức của con người bị sa lầy với dâm dục.
Tâm thức con người đang trở nên ngày càng mang tính dục hơn. Những bài ca, bài thơ, bức vẽ của chúng ta và thực tế tất cả mọi hình ảnh trong chùa chiền đền đài của chúng ta đều tập trung quanh dục - bởi vì tâm trí chúng ta cũng xoay xung quanh cái trục dục. Không con vật nào trên thế giới này nhiều dục như con người. Con người mang tính dục ở mọi nơi - thức hay ngủ, trong thái độ cũng như trong nghi lễ. Mọi khoảnh khắc con người đều bị ám ảnh bởi dục.
Bởi vì thù hằn này với dục, bởi vì đối lập và kìm nén này, con người đang tàn tạ từ bên trong. Con người không bao giờ có thể giải phóng bản thân mình ra khỏi cái gì đó là chính gốc rễ của cuộc sống mình, và bởi vì xung đột bên trong thường xuyên này mà toàn bộ hiện hữu của người đó đã trở thành thần kinh. Người đó ốm yếu. Dâm dục bị thoái hoá này, hiển nhiên thế trong nhân loại, chính là do lỗi của cái gọi là các lãnh tụ và thánh nhân; họ đáng trách bởi điều đó. Chừng nào con người còn chưa tự giải phóng mình khỏi các thầy giáo như vậy, các nhà đạo đức và lãnh tụ tôn giáo, khỏi các buổi lễ giả dối của họ, khả năng cho tình yêu nổi lên trong người đó vẫn là bằng không.
Tôi nhớ một câu chuyện cổ:
Vào chủ nhật một nông dân nghèo rời nhà ra đi và ở cổng anh ta gặp một người bạn thời niên thiếu, người tới gặp anh ta.
Anh nông dân này nói, “Chào bạn! Nhưng bạn ở đâu sau bao nhiêu năm trời vậy? Vào đi! Nhìn đây, tôi đã hứa gặp vài người bạn và khó mà hoãn lại cuộc thăm viếng này, cho nên cứ nghỉ ngơi trong nhà tôi đi. Tôi sẽ trở lại trong khoảng một giờ nữa. Tôi sẽ về ngay và chúng ta có thể chuyện trò dài dài.”
Người bạn nói, “Ôi không, tôi cùng đi với anh chẳng tốt hơn sao? Nhưng quần áo tôi bẩn cả rồi. Nếu anh có thể cho tôi cái gì đó sạch sẽ, tôi sẽ thay quần áo và đi với anh.”
Có lần trước đây nhà vua đã ban cho anh nông dân này bộ quần áo quí giá và anh nông dân này đã cất chúng đi để dành cho cơ hội lớn. Vui vẻ, anh ta đem chúng ra. Anh bạn anh ta mặc chiếc áo khoác quí vào, đội khăn xếp, thắt đai và đi đôi giầy đẹp. Anh ta trông cứ y như chính nhà vua vậy. Nhìn vào người bạn, anh nông dân cảm thấy có chút ít ghen tị; trong so sánh anh ta có vẻ giống như người hầu. Anh ta bắt đầu tự hỏi liệu mình có phạm phải sai lầm không khi đem cho đi bộ quần áo tốt nhất của mình, và anh ta bắt đầu cảm thấy tự ti. Bây giờ mọi người sẽ nhìn vào bạn ta, anh ta nghĩ, còn mình thì giống như người đi ké, giống như kẻ hầu.
Anh ta cố gắng làm nguôi tâm trí mình bằng việc nghĩ về bản thân mình như người bạn tốt và như con người của Thượng đế. Anh ta sẽ chỉ nghĩ về Thượng đế và những điều cao quí, anh ta quyết định. “Sau rốt, có quan trọng gì về cái áo choàng đẹp hay cái mũ đắt tiền?” Nhưng anh ta càng cố gắng biện minh cho bản thân mình, cái áo và cái mũ lại càng xâm lấn tâm trí anh ta hơn.
Trên đường, mặc dầu họ đã bước đi cùng nhau, nhưng khách qua đường chỉ nhìn vào anh bạn; chẳng ai để ý tới anh nông dân này. Anh ta bắt đầu cảm thấy thất vọng. Anh ta tán gẫu với anh bạn, nhưng bên trong anh ta lại chẳng nghĩ được gì khác hơn cái áo khoác và cái mũ đó!
Họ tới ngôi nhà định đến thăm và anh ta giới thiệu cho bạn mình: “Đây là bạn tôi, người bạn thời niên thiếu. Anh ấy là người rất đáng yêu.” Và bỗng nhiên anh ta buột mồm, “Còn bộ quần áo sao? Chúng là của tôi!”
Người bạn sững sờ. Chủ nhà cũng ngạc nhiên. Anh ta hiểu ra ngay rằng lời bình luận đó là không thể biện bạch nổi, nhưng thế thì quá muộn rồi. Anh ta lấy làm tiếc về sai lầm của mình và tự chỉ trích mình bên trong.
Ra khỏi nhà này, anh ta xin lỗi anh bạn mình.
Người bạn nói, “Tôi như bị sét đánh. Làm sao anh có thể nói điều gì đó như thế được?”
Anh nông dân nói, “Xin lỗi. Chỉ tại cái lưỡi tôi. Tôi thật sai lầm.”
Nhưng cái lưỡi chẳng hề nói dối. Lời chỉ bật ra từ mồm người ta nếu có cái gì đó trong tâm trí người ta; lưỡi chưa bao giờ sai lầm cả. Anh ta nói, “Thứ lỗi cho tôi. Làm sao một điều như vậy lại có thể được thốt ra, tôi cũng chẳng biết nữa.” Nhưng anh ta biết rất rõ rằng ý nghĩ đó đã trồi ra từ tâm trí anh ta.
Họ bắt đầu sang nhà một người bạn khác. Bây giờ anh ta đã quyết tâm vững chắc là không nói rằng quần áo là của mình nữa; anh ta luyện cho tâm trí mình. Vào lúc họ tới cổng, anh ta đã tới một quyết định không lay chuyển nổi rằng anh ta sẽ không nói quần áo là của mình.
Con người đáng thương kia đâu có biết rằng anh ta càng quyết tâm không nói điều gì đó, nhận biết bên trong lại càng bắt rễ chắc chắn rằng quần áo là thuộc về anh ta. Hơn thế nữa, khi nào một quyết định vững chắc như thế được đưa ra? Khi một người đưa ra quyết tâm vững chắc, giống như lời nguyền về vô dục chẳng hạn, điều đó có nghĩa là dâm dục của người đó đang thúc đẩy một cách liều lĩnh từ bên trong. Nếu một người quyết tâm sẽ ăn ít hay sẽ nhịn ăn từ hôm nay trở đi, điều đó hàm nghĩa người đó có ham muốn sâu sắc để ăn nhiều hơn. Những nỗ lực như vậy là kết quả không tránh khỏi do xung đột bên trong. Chúng ta là chính nhược điểm của chúng ta. Nhưng chúng ta quyết định kiềm chế chúng; chúng ta quyết tâm tranh đấu chống lại chúng - và một cách tự nhiên, điều này trở thành ngọn nguồn của xung đột tiềm thức.
Cho nên, tham gia vào cuộc đấu tranh nội tâm, anh nông dân của chúng ta đi vào nhà. Anh ta bắt đầu rất thận trọng: “Đây là bạn tôi” - nhưng anh ta để ý rằng chẳng ai để ý gì tới mình cả; rằng mọi người đều đang nhìn vào anh bạn và bộ quần áo với sự kính phục, và điều đó tác động vào anh ta, “Đấy là áo choàng của mình! Và mũ của mình nữa!” Nhưng anh ta tự nhắc mình lại là đừng có nói về quần áo. Anh ta quyết tâm. “Ai cũng có quần áo thuộc loại này loại khác, nghèo hay giầu. Đấy là việc bình thường,” anh ta tự giải thích cho mình. Nhưng bộ quần áo cứ đung đưa trước mắt anh ta giống như con lắc, sang bên nọ bên kia, bên nọ bên kia.
Anh ta tiếp tục việc giới thiệu: “Anh ấy là bạn tôi. Người bạn thời niên thiếu. Một quí ông rất tốt. Còn quần áo sao? Đấy là của anh ấy, và không phải của tôi.”
Mọi người đều ngạc nhiên. Họ chưa bao giờ nghe thấy việc giới thiệu như vậy trước đây: “Quần áo là của anh ấy và không phải của tôi”!
Sau khi họ ra về, anh ta lại xin lỗi một cách hào phóng. “Sai lầm lớn quá,” anh ta thú nhận. Bây giờ anh ta thú nhận về điều phải làm và điều không phải làm. “Quần áo chẳng bao giờ nắm giữ tôi như thế này trước đây! Ôi Thượng đế, điều gì xảy ra cho con thế này?”
Điều gì đã xảy ra cho anh ta vậy? Anh chàng đáng thương này đã không biết rằng kĩ thuật anh ta dùng cho mình là kĩ thuật mà thậm chí nếu bản thân Thượng đế có thử, thì quần áo cũng ôm giữ luôn cả ngài nữa!
Người bạn, bây giờ tràn đầy căm phẫn, nói anh ta sẽ không đi thêm nữa với anh chàng nông dân này. Anh nông dân nắm lấy tay anh ta và nói, “Đừng làm thế. Tôi sẽ bất hạnh cho phần còn lại của đời mình, vì đã có những cách cư xử xấu thế với bạn bè. Tôi thề không đề cập tới quần áo lần nữa. Với cả tấm lòng tôi, tôi thề với Thượng đế tôi sẽ không đề cập tới quần áo thêm tí gì nữa.”
Nhưng người ta bao giờ cũng nên thận trọng về những người hay thề bởi vì có cái gì đó sâu hơn nhiều có dính líu vào khi người ta quyết tâm điều gì đó. Quyết tâm được tạo ra bởi tâm trí bề mặt, còn cái điều chống lại quyết tâm đó vẫn còn nằm bên trong mê cung của tâm trí tiềm thức. Nếu tâm trí được chia thành mười phần, nó sẽ chỉ là một phần, chỉ là phần trên, phần tham gia vào quyết tâm đó; chín phần còn lại sẽ chống lại nó. Lời nguyền vô dục được đưa ra bởi một phần của tâm trí, chẳng hạn, trong khi phần còn lại của tâm trí thì điên lên vì dục - trong khi phần còn lại đang gào thét vì chính cái đã được Thượng đế cắm sâu vào con người. Nhưng vào khoảnh khắc đó, là cái nó có thể là.
Họ đi tới nhà người bạn thứ ba. Anh nông dân kìm mình lại một cách chặt chẽ. Những người bị kiềm chế thì rất nguy hiểm, bởi vì núi lửa sống đang tồn tại bên trong họ. Bề ngoài họ cứng nhắc và đầy những kiềm chế, trong khi thôi thúc của họ để tháo bỏ lại bị đóng cương chặt chẽ bên trong.
Nhớ lấy, bất kì cái gì bị bó buộc thì cũng hoặc không liên tục được hoặc không đầy đủ được bởi vì kìm hãm lớn lao áp vào. Đôi khi bạn cũng phải thảnh thơi; đôi khi bạn cũng phải nghỉ ngơi. Làm sao bạn có thể siết chặt nắm đấm mãi được? Cả hai mươi bốn giờ sao? Bạn càng siết chặt nó, nó lại càng mệt mỏi, và nó lại càng nhanh chóng sẽ mở ra. Làm việc vất vả hơn, tiêu phí đi nhiều năng lượng hơn, và bạn sẽ thậm chí còn mệt mỏi nhanh hơn. Bao giờ cũng có phản động chống lại hành động, và nó bao giờ cũng như lời nhắc. Tay bạn có thể vẫn còn để mở mọi lúc, nhưng nó không thể vẫn còn siết chặt mọi lúc được. Bất kì cái gì làm bạn mệt mỏi cũng không thể nào là một phần tự nhiên của cuộc sống. Bất kì khi nào bạn bắt buộc phải làm cái gì đó, một thời kì nghỉ ngơi nhất định phải có theo sau. Và như vậy, thánh nhân càng khổ hạnh, ông ta càng nguy hiểm. Sau hai mươi bốn giờ kìm hãm, tuân theo các qui tắc kinh sách, ông ta sẽ phải thả lỏng ít nhất một giờ, và trong thời kì này sẽ có bùng phát của tội lỗi bị kìm nén, ông ta sẽ thấy mình ở giữa địa ngục.
Cho nên, anh nông dân giữ mình chặt chẽ trong việc kiểm tra để không nói về quần áo. Hình dung ra hoàn cảnh của anh ta mà xem. Nếu bạn thậm chí còn tí chút tôn giáo, bạn có thể hình dung trạng thái tâm trí của anh ta. Nếu bạn đã từng thề, hay đưa ra lời nguyền, hay kìm hãm mình theo lí do tôn giáo nào đó, bạn sẽ hiểu tình cảnh đáng thương của tâm trí anh ta rất rõ.
Họ đi vào nhà tiếp. Anh nông dân đổ mồ hôi khắp người; anh ta kiệt sức. Người bạn cũng lo lắng.
Anh nông dân cứng người vì lo âu. Chậm rãi và cẩn thận anh ta thốt ra từng từ để giới thiệu: “Làm quen với bạn tôi đây. Anh ấy là một người bạn rất xa xưa. Anh ấy là người rất tốt.”
Anh ta ấp úng một lúc. Một thúc đẩy khổng lồ tới từ bên trong. Anh ta biết anh ta bị loại ra. Anh ta buột mồm nói to, “Còn quần áo sao? Tôi xin lỗi, tôi sẽ không nói điều gì về chúng cả, bởi vì tôi đã thề không nói chút gì về quần áo cả!”
Điều đã xảy ra cho người này cũng đã xảy ra cho toàn thể nhân loại. Bởi kết án, dục đã trở thành nỗi ám ảnh, bệnh hoạn, truỵ lạc. Nó đã trở nên bị đầu độc.
Từ tuổi nhỏ trẻ con đã được dạy rằng dục là tội lỗi. Cô gái lớn lên và cậu con trai lớn lên; tuổi thành niên tới và họ lấy nhau - thế rồi cuộc hành trình đi vào đam mê dục bắt đầu trong kết án được bầy tỏ rằng dục là tội lỗi. Ở Ấn Độ con gái được dạy chồng mình là Thượng đế. Làm sao cô ấy có thể tôn kính như Thượng đế với người nào đó đưa cô ấy vào tội lỗi? Con trai được bảo, “Đây là vợ anh, người tình của anh, bạn đời anh.” Kinh sách nói rằng đàn bà là cánh cửa xuống địa ngục, cái giếng tội lỗi, và bây giờ anh con trai cảm thấy mình có một con quỉ sống là người tình của cuộc đời mình. Anh con trai nghĩ, “Đây là nửa tốt hơn của mình sao - nửa tốt hơn hướng tới địa ngục, hướng tới tội lỗi sao?” Làm sao bất kì hài hoà nào có thể xảy ra trong cuộc đời anh ta được?
Các giáo lí truyền thống đã phá huỷ cuộc sống hôn nhân của toàn thế giới. Khi cuộc sống hôn nhân đầy những định kiến, đầy những chất độc, không thể có khả năng nào cho tình yêu cả. Nếu chồng và vợ không thể nào yêu nhau một cách tự do, một cách cơ bản và tự nhiên, thế thì ai có thể yêu ai được? Nhưng tình trạng rối loạn này có thể được uốn nắn; tình yêu lộn xộn này có thể được làm thuần khiết. Tình yêu này có thể được nâng lên tới chiều cao ngất đến mức nó sẽ phá tan mọi rào chắn, giải quyết tất cả những phức tạp và nhận chìm chồng và vợ trong niềm vui thuần khiết và thiêng liêng. Tình yêu cao thượng đó là có thể có. Nhưng nếu nó bị làm tàn lụi đi, nếu nó bị đầu độc, cái gì sẽ trưởng thành từ nó? Làm sao nó có thể nở hoa thành hoa hồng tình yêu tối cao?
Thầy tu lang thang cắm trại trong một làng. Một người tới và bảo ông ta là anh ta muốn hiểu rõ Thượng đế.
Thầy tu hỏi, “Anh đã bao giờ yêu bất kì ai chưa?” “Không, tôi không mặc cảm về cái điều tầm thường đó,” người này đáp. “Tôi chưa bao giờ hạ mình xuống thấp thế; tôi muốn hiểu rõ Thượng đế.”
Thầy tu lại hỏi, “Anh chưa bao giờ cảm thấy đau khổ về tình yêu sao?”
Người tìm kiếm nhấn mạnh. “Tôi đang nói sự thực,” người này đáp.
Con người đáng thương này nói thực. Trong cõi tôn giáo đã yêu là không đủ tư cách. Anh ta chắc chắn rằng nếu anh ta nói anh ta đã yêu ai đó thì thầy tu sẽ yêu cầu anh ta tự loại bỏ tình yêu từ đấy trở đi - từ bỏ gắn bó và bỏ tất cả các xúc động trần tục lại sau, trước khi tìm kiếm hướng dẫn của ông ấy. Cho nên cho dù anh ta đã yêu ai đó, anh ta vẫn cảm thấy phải trả lời phủ định. Bạn có thể tìm đâu được một người chưa bao giờ yêu một chút gì không?
Thầy tu hỏi tới lần thứ ba, “Nói điều gì đó đi. Nghĩ cho cẩn thận. Thậm chí không một chút xíu tình yêu - với ai đó, với bất kì ai chứ? Anh thậm chí đã bao giờ yêu một người một chút nào không?”
Người khao khát nói, “Tôi xin lỗi, nhưng sao ông lại cứ hỏi mãi về cùng một câu hỏi thế? Tôi sẽ không chạm tới tình yêu bằng cây sào ba mét đâu. Tôi muốn đạt tới tự hiểu biết. Tôi muốn được Thượng đế.”
Với điều này thầy tu đáp, “Thế thì anh sẽ phải thứ lỗi cho ta. Đi tới ai đó khác đi. Kinh nghiệm của ta cho ta biết rằng nếu anh đã yêu ai đó, bất kì ai, rằng nếu anh thậm chí đã có thoáng nhìn về tình yêu, thì ta có thể giúp anh mở rộng nó, ta có thể giúp nó lớn lên - có lẽ đạt tới Thượng đế. Nhưng nếu anh chưa bao giờ yêu, thế thì anh chẳng có gì trong mình cả; anh không có hạt mầm để mọc thành cây. Đi và hỏi ai đó khác. Anh bạn, với việc thiếu vắng tình yêu ta không thấy bất kì lối mở nào tới Thượng đế cả.”
Tương tự, nếu không có tình yêu giữa chồng và vợ... Bạn lầm thảm hại nếu bạn nghĩ rằng chồng không yêu vợ mình có thể yêu con mình. Vợ sẽ chỉ có thể yêu con mình với cùng mức độ như cô ấy yêu chồng mình, bởi vì con là phản xạ của chồng cô ấy. Nhưng nếu không có tình yêu với chồng, làm sao có thể có tình yêu với con được? Và nếu con không được trao cho tình yêu, nếu nuôi dưỡng nó và nuôi nấng nó không có tình yêu, làm sao bạn có thể trông đợi nó yêu mẹ và bố nó được? Gia đình là đơn vị của cuộc sống; bản thân thế giới là một gia đình lớn. Nhưng cuộc sống gia đình đã bị đầu độc bởi việc kết án dục này. Và chúng ta than vãn rằng chẳng tìm được tình yêu ở đâu cả! Trong hoàn cảnh này, làm sao bạn trông đợi tìm ra tình yêu ở đâu?
Mọi người đều nói mình yêu. Mẹ, vợ, con, anh, chị, bạn - tất cả đều nói họ yêu. Nhưng nếu bạn quan sát cuộc sống trong sự toàn bộ của nó, thì không có bằng chứng tình yêu trong cuộc sống chút nào. Nếu biết bao nhiêu người đều tràn đầy tình yêu thì đáng phải có mưa rào tình yêu; đáng phải có khu vườn đầy những hoa, nhiều hoa hơn và thậm chí còn nhiều hoa hơn nữa. Nếu như có ngọn đèn tình yêu cháy sáng trong mọi nhà, thì thế giới này phải có biết bao nhiêu ánh sáng rồi! Nhưng thay vì thế, chúng ta lại thấy bầu không khí ghê tởm lan tràn. Không có đến một tia sáng tình yêu tìm thấy được trong sự sắp xếp đáng tiếc này của mọi thứ.
Cũng là hợm hĩnh mà tin rằng tình yêu ở mọi nơi. Và chừng nào chúng ta vẫn còn chìm ngập trong ảo tưởng này, tìm kiếm chân lí thậm chí không thể nào bắt đầu được. Chẳng ai yêu bất kì ai ở đây cả. Và chừng nào dục tự nhiên còn chưa được chấp nhận không bị kết án thì không thể có tình yêu được. Cho đến lúc đó, không ai có thể yêu được bất kì ai.
Điều tôi muốn nói là thế này: dục là thiêng liêng. Năng lượng nguyên thuỷ của dục có sự phản xạ của Thượng đế trong nó. Điều đó là hiển nhiên: nó là năng lượng tạo ra cuộc sống mới. Và đó là điều vĩ đại nhất, lực bí ẩn nhất của tất cả.
Chấm dứt thù địch này với dục đi. Nếu bạn muốn cơn mưa rào tình yêu trong cuộc sống của mình, từ bỏ xung đột này với dục. Chấp nhận dục với niềm vui. Thừa nhận tính thiêng liêng của nó. Đón nhận nó một cách biết ơn và ôm choàng nó ngày càng sâu sắc hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng dục có thể làm lộ ra tính thiêng liêng như vậy; nó sẽ để lộ ra tính thiêng liêng của nó tương ứng theo mức độ chấp nhận của bạn. Và cách tiếp cận của bạn là tội lỗi và bất kính, đó là cách thức dục đương đầu với bạn sẽ xấu xí và tội lỗi làm sao.
Khi đàn ông lại gần vợ mình anh ta nên có cảm giác thiêng liêng, dường như anh ta đang đi vào đền đài. Và khi vợ tới với chồng mình, cô ấy nên tràn đầy kính trọng người có Thượng đế ở gần. Trong khoảnh khắc dục, những người yêu trải qua giao hợp, và trạng thái đó rất gần với ngôi đền của Thượng đế, với nơi ngài biểu lộ trong sự sáng tạo vô hình.
Phỏng đoán của tôi là ở chỗ con người có thoáng nhìn chói sáng đầu tiên về samadhi trong kinh nghiệm về giao hợp. Chỉ trong những khoảnh khắc giao hợp con người mới hiểu rõ rằng có thể cảm thấy tình yêu sâu sắc như thế, có thể kinh nghiệm niềm phúc lạc chói sáng như thế. Và những người thiền về chân lí này trong khuôn khổ tâm trí đúng, những người thiền về hiện tượng dục này, về giao hợp, đều đi tới kết luận rằng trong những khoảnh khắc của cực thích tâm trí trở thành trống rỗng ý nghĩ. Tất cả mọi ý nghĩ đều rút hết vào khoảnh khắc đó. Và trống rỗng này của tâm trí, hư không này, chân không này, cái đông cứng này của tâm trí, là nguyên nhân của cơn mưa rào niềm vui thiêng liêng.
Làm sáng tỏ bí mật này tới điểm này, người ta đào sâu thêm. Nếu tâm trí có thể được giải thoát khỏi ý nghĩ, nếu những con sóng ý nghĩ của tâm thức có thể được làm tĩnh lặng bởi quá trình khác, người đó lập luận, thì người đó có thể đạt tới niềm phúc lạc thuần khiết! Và từ điều này hệ thống yoga đã phát triển, từ điều này thiền và cầu nguyện tới. Cách tiếp cận mới này chứng tỏ rằng thậm chí không cần giao hợp tâm thức vẫn có thể được làm tĩnh lặng và ý nghĩ bị làm bay hơi. Con người đã phát hiện ra rằng niềm vui sướng theo tỉ lệ đáng kinh ngạc thu được trong hành động giao hợp cũng có thể thu được mà không cần việc này.
Bởi bản chất của quá trình này, hành động giao hợp chỉ có thể là tạm thời bởi vì nó bao gồm việc tiêu tốn luồng năng lượng. Với niềm vui thuần khiết, với tình yêu hoàn hảo, với sự khuây khoả đẹp đẽ trong đó nhà yogi tồn tại vào mọi thời đại, thì một đôi bạn tình chỉ đạt tới trong một vài khoảnh khắc. Nhưng, về cơ bản, không có khác biệt giữa họ. Người đó, người nói rằng vishyanand và brahmanand, rằng người ham mê các giác quan của mình và người ham mê Thượng đế đều là anh em, đã không chủ tâm phát biểu chân lí. Cả hai cùng tới từ một bụng mẹ. Khác biệt duy nhất là khoảng cách giữa trái đất và bầu trời.
Tại giai đoạn này tôi muốn trao cho bạn nguyên lí thứ nhất. Nếu bạn muốn biết chân lí cơ bản về tình yêu, điều kiện tiên quyết đầu tiên là chấp nhận tính thiêng liêng của dục, chấp nhận cái thiêng liêng của dục theo cùng cách bạn chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế - với trái tim cởi mở. Và bạn càng chấp nhận dục đầy đủ hơn với trái tim và tâm trí cởi mở, bạn lại càng được tự do khỏi nó hơn. Nhưng bạn càng kìm nén nó nhiều bạn sẽ càng trở thành bị gắn với nó, giống như là anh nông dân kia, người đã trở thành nô lệ cho quần áo mình. Phạm vi của việc chấp nhận của bạn là phạm vi của tuyên bố của bạn. Chấp nhận toàn bộ về cuộc sống, về tất cả những cái là tự nhiên trong cuộc sống, về tất cả những cái Thượng đế trao cho trong cuộc sống, sẽ dẫn bạn tới thực tại cao nhất của điều thiêng liêng - tới những đỉnh cao còn chưa được biết tới, tới những đỉnh cao siêu phàm. Tôi gọi chấp nhận đó là hữu thần. Và đức tin đó trong điều Thượng đế trao chính là cánh cửa đi tới giải thoát.
Tôi coi những người hay giáo lí kìm giữ con người không cho chấp nhận rằng cái mà là tự nhiên trong cuộc sống và trong sự phối hợp thiêng liêng, là kẻ vô thần. “Phản đối cái này; kìm nén cái kia. Tự nhiên là tội lỗi, xấu xa, dâm đãng. Bỏ cái này; bỏ cái kia.” Tất cả những điều này thiết lập nên chủ nghĩa vô thần, như tôi hiểu nó. Những người thuyết giảng từ bỏ cũng là kẻ vô thần.
Chấp nhận cuộc sống dưới dạng tự nhiên và thuần khiết của nó và phát triển mạnh tính đầy đủ của nó. Bản thân tính đầy đủ sẽ nâng bạn lên, dần từng bước. Và chính cùng việc chấp nhận dục này sẽ nâng bạn lên những đỉnh cao thanh thoát mà bạn không có khả năng nào tưởng tượng ra được. Nếu dục là than, chắc chắn một ngày nào đó sẽ tới khi nó tự biểu lộ bản thân là kim cương. Và đó là nguyên lí thứ nhất.
Điều nền tảng thứ hai tôi muốn nói cho bạn là về cái gì đó mà văn minh, văn hoá và tôn giáo ngay bây giờ, đã làm thành chai cứng bên trong chúng ta. Và đó là bản ngã, cái ý thức rằng “tôi đây”.
Bản chất của năng lượng dục thúc dục nó phải tuôn chảy hướng tới tình yêu, nhưng hàng rào của cái “tôi” đã bao quanh nó như bức tường và do vậy tình yêu không thể tuôn chảy. Cái “tôi” rất mạnh mẽ, cả trong người xấu cũng như người tốt, trong kẻ xấu xa cũng như trong người thánh thiện. Người xấu có thể xác nhận cái “tôi” theo nhiều cách, nhưng người tốt cũng khua cái “tôi” to lắm: họ muốn lên tận trời; họ muốn được giải thoát; họ đã từ bỏ thế giới này; họ đã xây dựng đền đài; họ không phạm tội lỗi; họ muốn làm điều này; họ muốn làm điều nọ. Nhưng cái “tôi” đó, cái dấu hiệu chỉ dẫn đó, bao giờ cũng hiện diện.
Bản ngã của người ta càng mạnh càng khó cho người đó hợp nhất với bất kì ai. Bản ngã len vào giữa; cái “tôi” tự xác nhận nó. Đó là bức tường. Nó tuyên bố, “Anh là anh còn tôi là tôi.” Và do vậy thậm chí kinh nghiệm thân mật nhất cũng không đem mọi người lại gần lẫn nhau. Thân thể có thể gần nhau nhưng mọi người vẫn còn xa nhau. Chừng nào vẫn còn cái “tôi” bên trong, cảm giác về người khác này không thể nào tránh được.
Một hôm Sartre nói một điều tuyệt vời: “Người khác là địa ngục.” Nhưng ông ấy đã không giải thích thêm gì nữa tại sao người khác là địa ngục, hay thậm chí tại sao người khác là người khác. Người khác là người khác bởi vì tôi là tôi, và trong khi tôi là tôi, thì thế giới bao quanh là người khác - khác và xa lạ, bị cô lập - và không có quan hệ nào.
Chừng nào còn có cảm giác tách bạch này, tình yêu không thể nào được biết tới. Tình yêu là kinh nghiệm của sự hợp nhất. Việc phá huỷ các bức tường, sự trộn lẫn của hai năng lượng là điều kinh nghiệm tình yêu là gì. Tình yêu là cực lạc khi các bức tường giữa hai người bị đập vụn, khi hai cuộc sống gặp nhau, khi hai cuộc sống hợp nhất.
Khi hài hoà như vậy tồn tại giữa hai người tôi gọi nó là tình yêu. Và khi nó tồn tại giữa một người và đám đông, tôi gọi nó là giao cảm với Thượng đế. Nếu bạn có thể trở nên được hội nhập với tôi trong kinh nghiệm như vậy - để cho tất cả các rào chắn đều tan chảy, để cho thẩm thấu xảy ra tại mức độ tâm linh - thế thì đó là tình yêu. Và nếu hợp nhất như vậy xảy ra giữa tôi và mọi người khác và tôi làm mất đi căn cước của mình trong cái Tất cả, thế thì sự đạt tới đó, hội nhập đó, là với Thượng đế, với Đấng toàn năng, với Đấng toàn trí, với Tâm thức Vũ trụ, với Điều tối cao hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Và do vậy, tôi nói rằng tình yêu là bước đầu tiên và rằng Thượng đế là bước cuối cùng - cái đích cuối cùng và cao quí nhất.
Làm sao có thể xoá đi bản thân mình được?
Chừng nào tôi còn chưa làm tan biến bản thân mình đi, làm sao người khác hợp nhất được với tôi? Người khác được tạo ra do phản ứng với cái “tôi” của tôi. Tôi càng hô to “tôi” thì sự tồn tại của người khác càng trở nên mạnh hơn. Người khác là tiếng vọng của cái “tôi”.
Và “tôi” là gì? Bạn đã bao giờ nghĩ một cách bình thản về nó chưa? Nó có ở trong chân bạn, tay bạn, trong đầu bạn hay tim bạn không? Hay nó chỉ là bản ngã?
Cái “tôi” của bạn là gì và ở đâu, bản ngã của bạn ấy? Cảm giác về nó có đấy, ấy vậy mà lại chẳng tìm thấy nó ở chỗ đặc biệt nào cả. Ngồi im lặng một lúc mà tìm cái “tôi” đó. Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng mặc cho việc tìm kiếm ráo riết bạn sẽ không tìm thấy cái “tôi” của bạn ở đâu cả. Khi bạn tìm kiếm sâu sắc bên trong bạn sẽ hiểu rõ là không có cái “tôi”. Như vậy, không có bản ngã. Khi có chân lí về cái ta thì cái “tôi” không có đó.
Sư Nagsen rất được kính trọng đã được Hoàng đế Malind vời vào triều đình.
Sứ giả tới Nagsen và nói, “Thưa hoà thượng Nagsen, hoàng đế muốn gặp ngài. Tôi đến đây để mời ngài.”
Nagsen đáp, “Nếu ông ấy cần ta tới, ta sẽ tới. Nhưng, ta xin lỗi, không có người nào như Nagsen ở đây cả. Đấy chỉ là cái tên, chỉ là cái nhãn tạm thời mà thôi.”
Người đưa tin báo lại cho hoàng đế rằng Nagsen là người rất kì lạ: ông ta đã trả lời ông ta sẽ tới, nhưng lại nói rằng không có Nagsen như thế ở đó. Hoàng đế cũng ngạc nhiên với điều kì lạ đó.
Nagsen tới đúng hẹn, trong chiếc xe hoàng gia, và hoàng đế ra đón ông ấy tận cổng. “Hoà thượng Nagsen, ta đón chào ông đây!”
Nghe thấy điều này, nhà sư cười phá lên. “Tôi chấp nhận lòng hiếu khách của bệ hạ như Nagsen, nhưng xin nhớ không có ai tên là Nagsen cả.”
Hoàng đế nói, “Ông cứ nói kiểu thách đố. Nếu ông không phải là ông, thế thì ai đang chấp nhận lời mời của ta? Ai đang đáp lại sự đón chào này?”
Nagsen nhìn ra sau mình và hỏi, “Đây chẳng phải là chiếc xe mà tôi đã tới sao?”
“Đúng đấy, nó là chính chiếc xe ấy đấy.” “Xin tháo ngựa ra.”
Việc này được thực hiện.
Vừa chỉ vào ngựa, nhà sư vừa hỏi, “Đây có phải là chiếc xe không?”
Hoàng đế nói, “Làm sao ngựa lại có thể được gọi là xe?”
Theo dấu hiệu của nhà sư, ngựa được dẫn đi, và thanh gióng xe được dùng để buộc ngựa cũng được dỡ ra.
“Các thanh gióng này có phải là xe của bệ hạ không?” “Tất nhiên là không rồi, đây là những gióng xe chứ không phải xe.”
Nhà sư lại tiếp tục, ra lệnh bỏ bớt từng bộ phận một, và mỗi lần hỏi hoàng đế phải trả lời, “Đây không phải là chiếc xe.”
Cuối cùng chẳng còn lại gì nữa.
Nhà sư hỏi, “Bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi? Từng bộ phận của nó đã được lấy đi và bệ hạ đều nói, ‘Cái này không phải là xe.’ Thế thì nói cho thần, bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi?”
Khải lộ làm hoàng đế giật mình.
Sư tiếp tục. “Bệ hạ vẫn theo được ý thần chứ? Chiếc xe là sự lắp ghép; nó là một tuyển tập những thứ nào đó. Chiếc xe không có bản thể riêng của nó. Xin bệ hạ nhìn vào bên trong. Bản ngã của bệ hạ ở đâu? Cái ‘tôi’ của bệ hạ ở đâu?”
Bạn sẽ thấy rằng cái “tôi” đó chẳng có ở đâu cả. Nó là biểu lộ của nhiều năng lượng; có thế thôi. Nghĩ về từng và mọi chi, về từng và mọi khía cạnh của bản thân bạn, và thế rồi khử bỏ dần mọi thứ, từng thứ một. Chung cuộc, cái không sẽ còn lại. Tình yêu được sinh ra từ cái không đó. Cái không đó là Thượng đế.
Trong làng một người mới mở cửa hàng cá với tấm biển lớn: “Bán cá tươi ở đây.”
Ngay ngày đầu tiên một người bước vào cửa hiệu và đọc, “Bán cá tươi ở đây.” Anh ta cười to, “’Cá tươi’ ư? Cá ươn bán ở mọi chỗ khác chắc? Phỏng có ích gì mà viết cá ‘tươi’?”
Chủ tiệm cho rằng anh ta phải; thêm vào đó, ‘tươi’ gây ra ý tưởng về ‘ươn’ cho khách hàng. Ông ta xoá đi chữ “tươi” trong biển hiệu. Tấm biển bây giờ ghi là “Bán cá ở đây.”
Một cụ bà, đến thăm cửa hàng ngày hôm sau, đọc to, “’Bán cá ở đây’ sao? Ông còn bán cá ở nơi nào đó khác chăng?”
Chữ “ở đây” bị xoá đi. Bây giờ tấm biển đọc là “Bán cá.”
Ngày thứ ba một khách hàng khác tới cửa hiệu và nói, “’Bán cá’ à? Có ai cho không cá đâu?”
Chữ “bán” lại bị xoá đi. Bây giờ chỉ còn lại mỗi chữ “cá”.
Một người có tuổi tới và nói với chủ hiệu, “’Cá’ à? Người mù, ngay từ xa, cũng có thể biết được mùi của cá được bán ở đây.”
Chữ “cá” bị loại bỏ đi. Tấm biển bây giờ để trống.
Một khách qua đường hỏi, “Sao tấm biển lại trống huếch thế kia?”
Tấm biển cũng bị bỏ đi nốt. Chẳng còn lại gì sau quá trình khử bỏ dần; mọi từ đều đã bị loại bỏ, từng từ một. Và cái còn lại đằng sau là cái không, cái trống rỗng.
Tình yêu chỉ có thể được sinh ra từ cái trống rỗng. Chỉ cái trống rỗng mới có khả năng hội nhập với cái trống rỗng khác; chỉ cái không mới có thể hợp nhất toàn bộ với cái không khác. Không phải hai cá nhân, mà là hai chân không mới có thể gặp gỡ, bởi vì bây giờ không có rào chắn. Tất cả mọi thứ khác đều có tường bao; chân không không có gì cả.
Cho nên điều thứ hai cần phải nhớ là ở chỗ tình yêu được sinh ra khi tính cá nhân tan biến, khi cái “tôi” và “người khác” không còn nữa. Bất kì cái gì còn lại thế thì đều là mọi thứ, vô giới hạn - nhưng không cái “tôi”. Với sự đạt tới đó, tất cả mọi rào chắn đều vỡ vụn và xảy ra sự ùa tới của những sông Hằng đã sẵn sàng.
Chúng ta đào giếng. Nước đã có đó rồi, bên trong; không phải mang nó từ đâu tới cả. Chúng ta chỉ đào đất và đá lên và bỏ chúng đi. Chúng ta đang làm đích xác điều gì vậy? Chúng ta tạo ra cái trống rỗng để cho nước vốn ẩn bên trong có thể tìm ra không gian để đi vào, không gian để nó tự biểu lộ ra trong đó. Cái mà đang ở bên trong đó mong muốn có chỗ; nó muốn có không gian. Nó khẩn cầu cái trống rỗng - cái mà nó chưa có - để cho nó có thể đi ra, để cho nó có thể phụt ra.
Nếu giếng đầy những cát và đá, khoảnh khắc chúng ta vét bỏ cát và đá đi, nước sẽ sủi lên. Tương tự, con người tràn đầy tình yêu, nhưng tình yêu cần không gian để xuất đầu lộ diện. Chừng nào trái tim và tâm hồn bạn còn nói “tôi” thì bạn vẫn còn là chiếc giếng cát và đá, và dòng suối tình yêu sẽ không sủi lên trong bạn.
Tôi đã từng nghe rằng ngày xưa có một cây đại thụ uy nghi, với cành lá xum xuê trải rộng ra hướng lên trời. Khi nó đang trong độ ra hoa, bướm ong đủ loại, đủ mầu, đủ kích cỡ, dập dìu quanh nó. Khi nó nở hoa và kết quả, chim chóc từ những mảnh đất xa xôi tới và hót trong nó. Các cành cây, như những bàn tay giang rộng, ban phúc lành cho tất cả những ai tới và ngồi dưới bóng chúng. Một cậu bé hay tới chơi dưới nó, và cây đại thụ này nảy sinh lòng yêu mến với cậu bé này.
Tình yêu giữa cây đại thụ này và cậu bé là có thể, nếu cái lớn không nhận biết rằng nó là lớn. Cái cây này không biết nó là lớn; chỉ con người mới có loại tri thức đó. Cái lớn bao giờ cũng có bản ngã như mối quan tâm chủ chốt của nó, nhưng với tình yêu thì không ai là lớn hay là nhỏ cả. Tình yêu ôm choàng bất kì ai tới gần.
Cho nên cái cây này đã nẩy sinh tình yêu với cậu bé này, người hay tới chơi gần nó. Cành của nó thật cao, nhưng nó uốn xuống và hạ chúng xuống thấp để cho cậu bé có thể hái hoa và hái quả. Tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cúi mình; bản ngã không bao giờ sẵn sàng cúi mình cả. Nếu bạn lại gần bản ngã, cành của nó thậm chí sẽ còn vươn cao lên hơn nữa; nó sẽ cứng rắn thêm để cho bạn không thể nào đạt tới nó được.
Đứa bé vui đùa tới, và cái cây hạ thấp cành của nó xuống. Cây rất hài lòng khi đứa bé hái hoa; toàn bộ bản thể nó tràn ngập với niềm vui sướng của tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể cho cái gì đó; bản ngã bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể lấy.
Cậu bé lớn lên. Đôi khi cậu ngủ trong lòng cây, đôi khi cậu ăn quả của nó, và đôi khi cậu đội vòng miện bằng hoa của cây và hành động như một ông vua rừng rậm. Người ta trở thành giống như ông vua khi hoa của tình yêu có đó, nhưng người ta trở nên nghèo nàn và khổ khi gai của bản ngã hiện diện. Việc thấy cậu bé đeo vương miện hoa và nhảy múa làm tràn ngập lòng cây niềm vui sướng. Nó lắc lư chòm lá trong tình yêu; nó hát ca trong gió thoảng. Đứa bé càng lớn hơn nữa. Nó bắt đầu trèo lên cây để đung đưa trên các cành cây. Cây cảm thấy rất hạnh phúc khi đứa bé nghỉ ngơi trên cành của nó. Tình yêu hạnh phúc khi nó đem tới nguồn an ủi cho ai đó; bản ngã chỉ hạnh phúc khi nó đem tới điều bực dọc.
Với thời gian qua đi, gánh nặng của những nghĩa vụ khác xảy đến cho cậu bé. Tham vọng lớn lên; nó phải qua các kì thi; nó có bạn bè để tán gẫu và đi chơi, cho nên nó không tới cây thường xuyên nữa. Nhưng cây vẫn chờ đợi khắc khoải cậu bé tới. Nó cất tiếng gọi từ trong linh hồn mình, “Lại đây đi. Lại đây đi cậu bé. Ta đang đợi con.” Tình yêu chờ đợi ngày và đêm. Và cái cây chờ đợi. Cái cây cảm thấy buồn khi cậu bé không tới. Tình yêu buồn bã khi nó không thể chia sẻ; tình yêu buồn bã khi nó không thể cho được. Tình yêu biết ơn khi nó có thể chia sẻ. Khi nó có thể là kẻ buông xuôi, một cách toàn bộ, thì tình yêu là hạnh phúc nhất.
Khi cậu bé lớn lên, cậu ngày càng ít ra chơi với cây. Người trở nên lớn, người có tham vọng lớn lên, thì thấy ngày càng ít thời gian dành cho tình yêu. Chàng trai bây giờ mê mải trong các việc trần thế.
Một hôm, trong khi chàng trai đi ngang qua, cái cây nói với nó, “Ta đợi con mà con không tới. Ta trông đợi con hàng ngày.”
Chàng trai nói, “Cây có gì nào? Tại sao ta lại phải tới với cây? Cây có tiền không? Ta đang kiếm tiền đây.” Bản ngã bao giờ cũng có động cơ. Chỉ nếu có mục đích nào đó cần phải được đáp ứng thì bản ngã mới tới. Nhưng tình yêu không động cơ. Tình yêu là phần thưởng của riêng nó.
Cây giật mình nói, “Con sẽ tới ta chỉ nếu ta cho cái gì đó sao?” Cái mà không cho đi được thì không phải là tình yêu. Bản ngã tích cóp, nhưng tình yêu cho vô điều kiện. “Chúng ta không có bệnh tật đó, và chúng ta vui sướng,” cây nói. “Hoa nở trên chúng ta. Nhiều quả chín trên chúng ta. Chúng ta cho bóng mát. Chúng ta đung đưa trong làn gió thoảng, và ca lên những bài ca. Chim hồn nhiên nhảy nhót trên cành chúng ta và hót líu lo thậm chí chúng ta chẳng có tiền. Ngày chúng ta dính líu với tiền, chúng ta sẽ phải đi tới đền đài như các anh, những con người yếu đuối vẫn làm, để học cách kiếm được an bình, để học cách tìm ra tình yêu. Không, chúng ta không có bất kì nhu cầu nào về tiền cả.”
Chàng trai nói, “Thế thì sao ta phải tới cây? Ta sẽ đi tới nơi có tiền. Ta cần tiền.” Bản ngã cứ đòi hỏi tiền bởi vì nó cần quyền lực.
Cây nghĩ một lúc rồi nói, “Đừng đi đâu khác nữa, con yêu. Hái quả của ta và bán đi. Con sẽ kiếm tiền theo cách đó.”
Chàng trai lập tức tươi lên. Anh ta trèo lên cây và hái hết quả cây; thậm chí cả quả còn xanh cũng bị rung cho rơi xuống. Cái cây cảm thấy rất hạnh phúc, cho dù vài cành và nhánh cây đã bị gẫy, cho dù nhiều lá đã rụng xuống đất. Đau đớn cũng làm cho tình yêu hạnh phúc, nhưng thậm chí sau khi đau đớn, bản ngã cũng chẳng hạnh phúc. Bản ngã bao giờ cũng ham muốn hơn nữa. Cây không để ý rằng chàng trai thậm chí đã chẳng hề quay lại để cám ơn nó. Nó đã được lời cám ơn của nó rồi khi chàng trai chấp nhận lời đề nghị hái và bán quả của nó.
Chàng trai không quay lại sau một thời gian dài. Bây giờ chàng ta đã có tiền và chàng ta bận rộn làm ra nhiều tiền hơn từ số tiền đó. Chàng ta đã quên mất tất cả về cây. Nhiều năm trôi qua. Cây buồn bã. Nó nóng lòng mong đợi sự trở lại của chàng trai - giống như người mẹ có bầu vú căng đầy sữa nhưng đứa con bị lạc. Toàn bộ con người của người mẹ cầu khẩn đứa con; người mẹ tìm kiếm điên dại về đứa con mình để cho nó có thể tới làm nhẹ bớt cho mình. Đấy cũng là tiếng khóc thầm của cây đó. Toàn bộ bản thể nó đau đớn quằn quại.
Sau nhiều năm, bây giờ đã là người lớn, chàng trai tới với cây.
Cái cây nói, “Lại đây, con ta. Lại đây ôm lấy ta.”
Người này nói, “Thôi trò uỷ mị ấy đi. Đấy là trò trẻ con. Ta không còn là trẻ con nữa.” Bản ngã coi tình yêu là điên khùng, như chuyện hão huyền ngây thơ.
Nhưng cây vẫn mời anh ta: “Lại đây đi, đánh đu trên cành ta. Lại nhảy múa. Lại chơi với ta.”
Người này nói, “Thôi lời vô dụng này đi! Ta cần xây nhà. Cây có thể cho ta nhà được không?”
Cây than: “Nhà sao! Ta không có nhà.” Chỉ con người mới sống trong nhà. Không ai khác sống trong nhà cả ngoài con người. Và bạn có chú ý tới điều kiện của anh ta sau việc giam hãm mình trong bốn bức tường không? Nhà anh ta càng lớn con người càng trở nên nhỏ bé hơn. “Chúng ta không ở trong nhà, nhưng con có thể chặt cành ta - và thế thì con có thể có khả năng làm nhà.”
Không phí chút thời gian nào, người này đem rìu tới và chặt rời tất cả các cành của cái cây này. Bây giờ cây chỉ còn là cái thân trơ trụi. Nhưng tình yêu không để ý đến những điều như thế - cho dù mọi cành của nó có bị chặt rời vì người nó yêu. Tình yêu là việc cho; tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cho.
Người này thậm chí chẳng bận tâm tới việc cám ơn cây. Anh ta làm nhà mình. Và ngày tháng bay đi trong nhiều năm.
Cái thân cứ chờ đợi và chờ đợi mãi. Nó muốn gọi người ấy, nhưng nó không có cành cũng chẳng có lá để đem cho nó sức mạnh. Gió thổi qua, nhưng nó thậm chí cũng chẳng thể xoay xở để gửi gió một thông báo. Và linh hồn nó vẫn vang vọng với lời cầu nguyện duy nhất: “Lại đây. Lại đây, con ta. Lại đây.” Nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.
Thời gian qua đi và người này bây giờ đã già. Một lần ông ta đi ngang qua và ông ta tới đứng cạnh cây.
Cây hỏi, “Ta có thể làm được gì nữa cho con? Con đã tới sau một thời gian rất, rất lâu.’
Ông già nói, “Cây còn có thể làm được cái gì khác cho ta? Ta muốn đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm được nhiều tiền hơn. Ta cần một chiếc thuyền để du hành.”
Mừng rỡ, cây nói, “Nhưng điều đó không thành vấn đề, tình yêu của ta. Chặt thân ta ra, và làm thuyền từ đó. Ta sẽ rất sung sướng nếu ta có thể giúp con đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm tiền. Nhưng con nhớ, ta bao giờ cũng chờ đợi con trở về.”
Người này đem tới một cái cưa, cưa thân cây ra, làm chiếc thuyền và dương buồm ra đi.
Bây giờ cái cây chỉ còn là cái gốc nhỏ bé. Và nó chờ đợi cho người yêu trở về. Nó chờ đợi, nó chờ đợi và nó chờ đợi mãi. Người này sẽ chẳng bao giờ trở lại; bản ngã chỉ tới khi có cái gì đó kiếm được và bây giờ cây chẳng có gì cả, hoàn toàn không còn gì để cho nữa. Bản ngã không tới nơi không có gì để được. Bản ngã là kẻ ăn xin vĩnh viễn, trong trạng thái đòi hỏi liên tục, còn tình yêu là từ thiện. Tình yêu là ông vua, hoàng đế! Có ông vua nào vĩ đại hơn tình yêu không?
Một đêm tôi đã nghỉ lại gần gốc cây đó. Nó thì thào với tôi, “Người bạn đó của tôi vẫn chưa trở lại. Tôi rất lo nghĩ về hoàn cảnh ông ta bị chết đuối hoặc bị lạc. Ông ta có thể bị lạc ở một trong những quốc gia xa xăm đó. Ông ta có thể không còn sống nữa. Tôi ước ao biết được tin tức về ông ta làm sao! Vì tôi cũng gần hết đời mình rồi, tôi muốn được thoả mãn với ít nhất vài tin tức về ông ấy. Thế thì tôi có thể chết một cách hạnh phúc. Nhưng ông ấy sẽ không tới cho dù tôi có gọi ông ấy. Tôi chẳng còn lại gì để cho còn ông ấy chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy.”
Bản ngã chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy; ngôn ngữ của việc cho là tình yêu.
Tôi không thể nói điều gì nhiều hơn thế. Hơn nữa, chẳng có gì nhiều để nói hơn là điều này: nếu cuộc sống trở thành giống như cái cây đó, vươn rộng cành của nó ra xa và rộng để cho tất cả mọi người đều có chỗ trú ẩn trong bóng râm của nó, thế thì chúng ta sẽ hiểu tình yêu là gì. Không có kinh sách, không sơ đồ, không từ điển về tình yêu. Không có bộ nguyên tắc nào cho tình yêu cả.
Tôi tự hỏi tôi có thể nói gì về tình yêu! Tình yêu khó diễn đạt thế. Tình yêu chỉ có đó. Bạn có thể đã thấy nó trong mắt tôi nếu bạn tới và nhìn vào chúng. Tôi tự hỏi liệu bạn có thể cảm thấy nó khi cánh tay tôi giang ra ôm choàng hay không.
Tình yêu.
Tình yêu là gì?
Nếu tình yêu không được cảm thấy trong mắt tôi, trong cánh tay tôi, trong im lặng của tôi, thế thì nó chẳng bao giờ có thể được hiểu từ lời tôi cả.
Tôi lấy làm biết ơn vì việc kiên nhẫn lắng nghe của các bạn. Và cuối cùng, tôi cúi mình trước điều Tối cao ngụ trong tất cả chúng ta.
Xin chấp nhận sự kính trọng của tôi.

Ads Belove Post