Chương 7. Sheela - Kẻ tình nghi

Chương 7. Sheela - Kẻ tình nghi

Price:

Read more

Liệu Bhagwan Shree Rajneesh có bị đầu độc không?
Sue Appleton


Chương 7. Sheela - Kẻ tình nghi

Liệu còn có những kẻ tình nghi nào nữa không?
Khi nghe thấy việc bảo lãnh ban đầu ở Charlotte, N.C., trợ lí luật sư Mĩ Robert Weaver đã bảo với quan toà rằng nếu Bhagwan được thả theo bảo lãnh thì có thể là một số đệ tử của ông sẽ cố gắng giết ông. Để hỗ trợ cho lời vu cáo này Weaver trích dẫn tiết lộ trước đó của Bhagwan cho nhà cầm quyền rằng cựu thư kí của mình, Sheela, đã thử đầu độc người trông nom nhà cửa và bác sĩ riêng của ông.
Liệu có thể Sheela cũng đã đầu độc Bhagwan không?
Ma Anand Sheela là thư kí của Bhagwan từ 1981 đến 1985, thời gian mà thị chỉ đạo xây dựng thành phố Rajneeshpuram. Thị cũng chỉ đạo việc xây dựng một quyền lực riêng của mình và tích luỹ quĩ cá nhân bí mật rất lớn. Và thị đã thu được danh tiếng quốc gia như người phát ngôn duy nhất cho Bhagwan Shree Rajneesh. Tiền bạc, quyền lực và danh vọng - việc thu được tất cả những điều này là có thể bởi vì Bhagwan đang trong im lặng và cô lập, và Sheela là mối nối duy nhất với ông. Hàng trăm nghìn người ngưỡng mộ Bhagwan trên khắp thế giới đã làm bất kì cái gì thị bảo họ nhân danh Bhagwan. Và không có ai cãi lại thị. Mục tiêu duy nhất mà thị không thể nào đạt tới được, và điều thị thực hiện sẽ không thể nào có được khi Bhagwan còn sống, là ước mơ của thị trở thành người đứng đầu ‘Nhà thờ chủ nghĩa Rajneesh’. (‘Nhà thờ’ hoàn toàn là sự bịa đặt của riêng thị, điều Bhagwan về sau loại bỏ khi tìm ra về nó.)
Năm 1984 Sheela hiểu rằng thế giới của thị sắp sửa sụp đổ. Bhagwan công bố rằng ông sẽ bắt đầu nói lại với công luận, mặc cho tất cả nỗ lực của thị thuyết phục ông làm ngược lại. Còn tồi tệ hơn, ông bắt đầu mời một vài người tới và nói với họ - nhất là Ma Prem Hasya, một minh tinh Hollywood đầy quyến rũ, người sau này thay thế Sheela làm thư kí. Thông báo viết được ghi lên tường. Sheela không còn là mối nối duy nhất với Bhagwan nữa. Thị không còn được các phương tiện truyền thông săn đuổi nữa như người phát ngôn của Bhagwan - ông sẽ đích thân nói. Thị đang sắp mất mọi thứ.
Bằng cớ bây giờ có được chỉ ra rằng vào khoảng thời gian đó Sheela, trong thất vọng, bắt đầu hợp lực với các quan chức chính phủ và thu xếp cách thức để Bhagwan bị đầu độc, bằng cách định giết hai người chủ chốt chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ông. Khi nỗ lực của thị thất bại, chính phủ đã dàn cảnh việc bắt giữ và giam cầm Bhagwan, để hoàn tất tiến trình.
Sheela đã bị chính phủ bắt chỉ khi kế hoạch của thị để giết hại một số kẻ đồng mưu chính phủ bị đưa ra ánh sáng, nhưng thị được xử cực kì gọn bởi những tội lỗi thị đã nhận. Thị được phép ở trong một trong những nhà tù tiện nghi nhất nước Mĩ, tại đó thị có thể hàng ngày tiếp xúc với bạn bè mình ở châu Âu và tiến hành các cuộc họp báo đều đặn.
Nếu Sheela không để lộ mối nối của thị với chính phủ thì thị có thể bước ra khỏi nhà tù tương đối vô sự, sau khi thọ án hơn ba năm bởi những tội âm mưu giết người, hành hung, đốt phá, nghe trộm điện thoại và đầu độc 750 người bằng khuẩn salmonella. Nếu thị xúc phạm chính phủ theo bất kì cách nào thì thị có thể bị truy tố về các tội phụ (chính phủ đặc biệt giấu nhẹm những lời buộc tội chống lại Sheela trên nhiều tội mà với nó chính phủ có bằng chứng, kể cả âm mưu giết quan chức chính phủ), và khoá kín trong tù với an ninh tối đa cho cuộc đời còn lại của thị.
Không ai trông đợi Sheela nói ra nữa. Sheela bao giờ cũng tô vẽ bản thân mình như kẻ đối lập với các quan chức chính phủ, nhưng tài liệu do Công ti dịch vụ pháp lí Rajneesh thu được theo Luật Tự do thông tin Mĩ chỉ ra rằng một trong những phụ tá chóp bu của thị, Ma Yoga Vidya, đã cung cấp thông tin cho chính phủ liên bang. Những tiếp xúc với cộng đồng tình báo Mĩ đã nêu tên thị như một nguồn thông tin.
Vidya bị tố cáo nghe trộm điện thoại và vi phạm luật di trú, tuy nhiên điều này không đủ cơ sở để trục xuất thị về Đức - nơi thị đã sống công khai từ khi thị rời bỏ Rajneeshpuram. Thị không bị tố cáo bởi nhiều vi phạm nghiêm trọng, cho dù thị là giám đốc chương trình Chia sẻ nhà, nơi nhiều nhân chứng xác nhận về những cuộc hành hung và việc quản lí bất hợp pháp thuốc Haldol cho hàng nghìn người vô gia cư, những người đã được đưa tới Rajneeshpuram. Vidya nghe nói đã có mặt trong cuộc họp khi việc giết bác sĩ của Bhagwan và những người khác đã được thảo luận, ấy thế mà thị vẫn không bị tố cáo đồng loã trong những tội ác này.
Những người gần gũi Vidya và Sheela tin chắc rằng Vidya sẽ chẳng bao giờ có dũng cảm để chơi hai mặt với Sheela bằng cách trở thành một tay sai của chính phủ bên cạnh thị. Thị khiếp sợ Sheela, người thường mắng nhiếc thị và làm cho thị khóc trong phòng sau nhà ở của Sheela, Jesus Grove. Vidya nói với tác giả năm 1985 rằng thị lén trốn khỏi khách sạn của cộng đồng ở Portland để “gặp với bạn chúng ta”, chỉ ra rằng thị đã có cuộc gặp đều đặn với người được xem như phạm vi bên trong của Sheela, nhưng là người mà thị không thể gặp một cách công khai. Nếu Vidya hợp tác với chính phủ, thì tất cả đều đồng ý, đấy phải là dưới sự chỉ đạo của Sheela.
Những chiến thuật như thế không phải là bất thường đối với Sheela người có tay chân đặt làm chỉ điểm cho Sở di trú và nhập tịch, và xâm nhập vào các tổ chức chính trị quốc gia và địa phương cũng như văn phòng của các chính khách đối lập. Với những người biết tới thị, Sheela chưa bao giờ ở vào phía của bất kì ai ngoại trừ của riêng thị. Những đệ tử thân tín nhất của thị được coi như có thể cho hi sinh nếu họ trở thành “tiêu cực,” người được coi như là bất đồng với Sheela hay là người chỉ trích thị theo bất kì cách nào.
Sheela, một người phụ nữ cực kì tham vọng, đến với Bhagwan sau vài năm ở trường nghệ thuật và làm việc như người phục vụ. Tại Poona thị tranh đấu theo cách của mình để chiếm vị trí phụ tá cho Laxmi, rồi thư kí cho Bhagwan, trong cạnh tranh cay đắng với Arup, phụ tá khác của Laxmi. Sheela động viên mọi người đem vấn đề trực tiếp đến cho thị, dùng mưu chước lừa hai phụ nữ khác và củng cố quyền lực của mình.
Khi, với sự xúi bẩy của Sheela, Bhagwan tới Mĩ với lí do sức khoẻ thì Sheela, người duy nhất trong ba phụ nữ hàng đầu đã sống ở Mĩ và biết lối sống Mĩ, được chọn kế tục Laxmi. Bhagwan lúc đó vẫn im lặng, cho nên Sheela trở thành người phát ngôn duy nhất của ông.
Sheela khoác lác rằng thị chẳng tâm linh mà cũng không quan tâm gì tới những vấn đề phi vật chất như giác ngộ, thị còn tự thừa nhận nghiêm chỉnh mình là người có sứ mệnh đem “chủ nghĩa Rajneesh” đến thế giới. Từ trong tù thị vẫn tuyên bố mình là “người Rajneesh tối thượng.” ‘Chủ nghĩa Rajneesh’ là một khái niệm thực tế do Sheela bịa đặt ra để thoả mãn Sở lợi tức nội bộ và Sở di trú và nhập tịch, nơi vốn từ chối thừa nhận bất kì tôn giáo nào không rơi vào khuôn khổ Công giáo - Do Thái truyền thống. Sự phân biệt như vậy là trái hiến pháp, nhưng chừng nào chưa bị ép buộc bởi nhiều năm kiện tụng thì chính phủ liên bang dưới chính quyền Reagan vẫn còn không quan tâm đúng mức tới khái niệm về tự do tôn giáo.
Giáo huấn của Bhagwan bao giờ cũng nói rằng các tôn giáo có tổ chức với những giáo điều và tín ngưỡng của nó luôn luôn bài xích cá nhân. Mỗi người phải tìm kiếm tự do qua tôn giáo, điều duy nhất cho từng cá nhân. Vì giáo huấn này rõ ràng nên cũng chẳng hại gì để gọi nó là “chủ nghĩa Rajneesh” để thoả mãn cho giới quan liêu nhưng các sannyasin đã không bị lầm lẫn về nó.
Rõ ràng, Sheela là người lẫn lộn nhất. Thị cứ nhấn mạnh rằng cần phải tạo ra một cuốn sách gọi là “Sách về  chủ nghĩa Rajneesh” để thoả mãn chính phủ, mặc dầu chẳng luật sư nào bảo thị như vậy. Thị có một cuốn sách đặt ra “truyền thống” và “thực hành” về tôn giáo của chủ nghĩa Rajneesh, và thị coi nó là quan trọng, cứ nhấn mạnh mãi rằng những người du hành phải mang nó theo mình vào mọi lúc. Những người làm chứng trước toà án được bảo phải khăng khăng thề về điều đó dường như là nó tương đương với Kinh thánh, cho dù Kinh thánh không được dùng trong phòng toà án ở Oregon. Sheela có một bộ váy đỏ được làm ra, nghe nói theo sự chỉ đạo của Bhagwan, và mặc chúng trong tất cả các dịp “lễ hội”. Thị thậm chí còn mặc cả váy trắng khi du hành khắp châu Âu. Thị nói tới chính mình như “giáo hoàng của chủ nghĩa Rajneesh” cho tới khi Bhagwan biết về điều đó và bảo thị dừng lại.
Sheela cứ lặp đi lặp lại rằng Bhagwan đã bảo thị là một ngày nào đó thị sẽ gặp với tổng thống và hoàng gia, và cứ cho là vai trò của thị là người đứng đầu tôn giáo của ‘chủ nghĩa Rajneesh’. Sheela bây giờ nói rằng khi thị được thả khỏi nhà tù thì thị sẽ cống hiến bản thân mình như một cố vấn cho chính phủ, để hoàn thành lời tiên tri đó.
Trong một cuộc phỏng vấn được tiến hành từ nhà tù ‘Club Fed’ vào tháng 9/1987, thị nói: “Tôi nghĩ tôi sẽ trở lại là nhân vật quốc tế sắp tới đây. Một điều tôi thấy rất rõ ràng là tương lai tôi rất vàng son. Lớn lao và vàng son. Tôi thực tế đã có linh ảnh về tương lai mình. Tôi đã có linh ảnh về việc hiện tại đang làm cố vấn cho mức chính phủ cấp cao... Bhagwan đã bảo tôi, ‘Ta đang chuẩn bị cho con ngồi giữa các tổng thống và hoàng đế, để khuyên bảo họ.”
Sheela và đệ tử của thị, Shanti Bhadra, Puja và Savita, đều nói tới Sheela như ‘người Rajneesh số một”. Theo nghĩa này thì họ là phải. Sheela là người đầu tiên tin vào “chủ nghĩa Rajneesh”, và thị và những người của thị mới là những người Rajneesh. Những người còn lại bằng lòng là sannyasin, đi với nhau trên con đường cá nhân của mình.
Tại Rajneeshpuram, Sheela rõ ràng thấy bản thân mình là rất đặc biệt và cứ nhấn mạnh rằng mình phải được cấp cho những phòng đặc biệt với những tiện nghi sang trọng và riêng biệt bất kì khi nào thị du hành tới bất kì cộng đồng nào trên thế giới, mặc dầu thị thường chịu sự ác cảm của Bhagwan. Tại Jesus Grove thị cung cấp cho mình những cái tốt nhất. Thị có một thẻ tín dụng bạch kim mà thị thường dùng một cách tự do và du hành bằng máy bay phản lực riêng.
Xem như người phát ngôn của Bhagwan thị được các sannyasin rất kính trọng, và là trung tâm của sự chú ý vì mọi người đòi thông tin về Bhagwan. Tuy nhiên thị đau đớn nhận ra rằng thị là trung tâm của sự chú ý bởi vì mối liên hệ với Bhagwan, chứ không phải bởi riêng thị. Nếu như Bhagwan bắt đầu nói trở lại thì vị trí của thị sẽ giảm thành một điều vô ý nghĩa. Shanti Bhadra bây giờ nói rằng “Sheela là Bhagwan cho sannyasin”. Đó là cách thức Sheela muốn được làm, nhưng thị biết điều đó không đúng.
Sheela thường nói với những người thân tín của thị rằng Bhagwan đang đe doạ sẽ nói trở lại, rằng thị không muốn ông nói vì sức khoẻ của ông, những vấn đề an toàn sẽ tạo ra cho thị, và sự thù hận ông sẽ tạo ra bằng việc nói lên sự thật về các chính khách nước Mĩ. Điều thị đã nói là ở chỗ thị không muốn ông nói vì thị sẽ không còn được mọi người chú ý đến nữa. Thị mô tả Bhagwan như một người không tự lo liệu được, người cần tới thị chăm sóc cho ông, vì sự giác ngộ của ông đã làm cho ông không thể nào chăm lo được chính mình.
Nếu Bhagwan mà chết đi hay trở thành ốm yếu đến mức ông không thể nào nói được thì Sheela tin thị sẽ an toàn ở vị trí của mình như người cầm đầu chủ nghĩa Rajneesh. Sau khi tiêm nhiễm hương vị quyền lực và danh vọng thị bất đắc dĩ phải từ bỏ nó. Bên cạnh sự khao khát quyền lực và chú ý, Sheela còn có một động cơ khác là giúp chính phủ khử bỏ Bhagwan.
Thị nản chí rằng ông bao giờ cũng bỏ qua những lời tán tỉnh tình dục của thị và ghen tuông điên cuồng với bất kì ai và mọi người làm việc gần gũi về thể chất với ông, hay người nhận được sự chú ý của ông. Sheela, người bị cưỡng hiếp khi còn là phụ nữ trẻ, gặp khó khăn rất lớn khi giải quyết mối quan hệ của thị với đàn ông. Tình dục của thị là một cái gì đó bị méo mó bởi kinh nghiệm quá khứ. Thị làm cho các thành viên cộng đồng khiếp hãi nhiều lần bởi việc thảo luận các vấn đề về mối quan hệ của thị trong cuộc họp cộng đồng dưới chiêu bài nói thẳng. Điều thực tế lộ ra là ở chỗ thị có quan hệ với đàn ông ngay từ hồi còn ở trường trung học nữ sinh.
Không thể nào giải quyết được sự hấp dẫn của thị với tình dục khác giới của đàn ông, thị bao quanh mình những người đồng tính luyến ái, người không gây ra đe doạ gì. Cuối cùng thị bỏ chồng Jay để lấy một người đàn ông đồng tính luyến ái, người đã bị phải lòng vì quyền lực của thị, nếu không phải là thân thể thị. Theo nhiều cách, Sheela có sự phải lòng tình dục của cô gái nữ sinh với Bhagwan. Thị từ lâu đã ghen tuông với Vivek, người trong nom nhà cửa cho Bhagwan, vì sự gần gũi thể chất của cô với Bhagwan và thị coi Vivek như vợ của Bhagwan, và coi bản thân mình như người hầu gái của Bhagwan. Sheela thường buộc tội Vivek muốn ngủ với Bhagwan, nhưng chính Sheela mới là người ở cả đêm khi thị tới thăm Bhagwan, chỉ trong trường hợp ông muốn thị ở lại. Ông thì chưa bao giờ làm như vậy cả. Khi cuối cùng thị rời bỏ Rajneeshpuram năm 1985 thì Sheela nức nở rằng Bhagwan đã thay thế thị bằng người đàn bà khác (Hasya, thư kí mới của ông), cho nên thị không thể nào chịu đựng ở lại được nữa.
Việc không đáp ứng của Bhagwan với những mơ tưởng tình dục của thị với ông làm Sheela nản chí và nổi giận. Thị trở thành ngày càng ghen tuông mê muội với những người sống trong nhà Bhagwan, trong khi lại bảo tất cả những người nghe rằng chính họ mới ghen tị với thị. Câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Địa ngục cũng chẳng đáng sợ bằng người đàn bà bị khinh miệt,” hoàn toàn đúng cho trường hợp Sheela.
Dù Sheela được thúc đẩy bằng sự khát khao quyền lực hay ngưỡng mộ, sự ghen tuông của người đàn bà bị thất vọng, hay tổ hợp của hai điều này, thì những sự kiện vẫn chỉ ra rằng thị có ý định đầu độc Bhagwan, và rằng thị trông đợi chính phủ bỏ qua cho hành động của mình. Hành động của Sheela chứng tỏ rằng những kế hoạch của thị là dài hạn. Thị tin vào những người viết thư đe doạ và thực hiện những cú điện thoại đe doạ với người khác trong cộng đồng, nói rằng họ muốn giết Bhagwan. Một số thư đe doạ là thực, nhưng nhiều thư thì không thực. Điều này phục vụ cho Sheela theo hai mục đích. Nó cho phép thị nói rằng cần có an ninh chặt chẽ để bảo vệ Bhagwan, và do đó làm câm lặng những sannyasin bất đồng. Nó cũng đưa ra cái cớ có nhiều “kẻ tình nghi bên ngoài” nếu bất kì điều gì xảy ra cho Bhagwan.
Hai người Sheela muốn loại bỏ nhất, hoặc bằng cách làm họ xa lánh khỏi Bhagwan hoặc bằng cách giết chết họ, là hai người có thể chú ý nhất đến những thay đổi về sức khoẻ của Bhagwan. Họ là Devaraj, bác sĩ của Bhagwan và Vivek, người trông nom nhà cửa cho Bhagwan. Không chỉ Vivek rất chăm nom tới sức khoẻ của Bhagwan mà cô còn rất cảnh giác trong việc bảo vệ ông, cho nên sẽ rất khó cho bất kì ai đến gần ông mà không có sự để ý của cô. Để đầu độc Bhagwan thành công một cách chậm rãi và tránh sự nghi ngờ, Sheela phải loại bỏ hai người này.
Một sự xét duyệt lại Sheela năm ngoái tại Rajneeshpuram chỉ ra các mẫu hình đầu độc đã được nói tới để loại bỏ người thân cận nhất với Bhagwan và cho phép Sheela tiếp cận gần ông hơn. Một khi thị có cơ hội, thị có thể giết ông hay giữ ông ốm yếu đủ để duy trì việc kiểm soát tổ chức mà thị đã tạo ra quanh ông.
Vào đầu tháng 4/1984, Sheela tiến hành một nỗ lực công cộng cụ thể để làm nhiều cư dân trong nhà của Bhagwan, Lão Tử, xa lánh Bhagwan và các thành viên cộng đồng. Mục tiêu đặc biệt của thị là Devaraj và Vivek. Thị tổ chức nhiều cuộc mít tinh công cộng tại đó thị khiển trách các cư dân tại nhà Lão Tử bởi “thái độ xấu” và ham muốn của họ là “đặc biệt”, một sự buộc tội mà thị rõ ràng đã không tìm ra sự mỉa mai nào. Thị cho lan truyền tin đồn rằng Vivek đối xử xấu với Bhagwan, và rằng ngôi nhà của ông dơ dáy.
Vào đầu tháng năm thị xúi bẩy “cuộc khủng hoảng” viêm màng tiếp hợp trong đó đại đa số thành viên cộng đồng đều bị chẩn đoán là bị bệnh viêm màng tiếp hợp và phải được cách li. Những nạn nhân được nêu ra có dấu hiệu trên mắt mà là thông thường trong một không khí lờ mờ như thế, nhưng thực thì không phải chịu bệnh viêm màng tiếp hợp tí nào. Một cách trùng hợp, tất cả các cư dân tại nhà Lão Tử trừ một người đều bị chẩn đoán là có bệnh này và được cách li. Hai phụ tá chóp bu của Sheela, Savita và Krishna Deva, đã kiểm tra những người bị giữ cách li để dò la họ hay tồi tệ hơn, cho tới khi Sheela trở về từ cuộc họp với Bhagwan nói, “Chúng tôi phải gọi K.D và Savita ra chỗ khác.”
Trong khi đó, Sheela gửi một nhóm người tới nhà Lão Tử, với mục đích dọn sạch chỗ đó. Nhiều người tin rằng những thiết bị nghe lén sau này tìm thấy ở đó đã được đặt vào lúc ấy, có thể đoán là để cho phép Sheela thu thập nhiều thông tin để “dùng chống lại” các cư dân, và để tìm ra liệu họ có nói lại bất kì thông tin gì về các hoạt động của thị cho Bhagwan không.
Sheela bắt đầu yêu cầu Bhagwan để gặp ông và các cư dân tại nhà Lão Tử, để cho thị có thể trình bầy trường hợp của mình. Thị đã chuẩn bị những người được lọc lựa của mình cho cuộc họp, bảo từng người họ phải nói gì. Một người phụ nữ, người được coi là có sự tin cậy của Bhagwan đã bị ép buộc phải nói rằng Sheela nên chuyển vào Nhà Lão Tử.
Khi cuộc họp xảy ra, Sheela đang trong sự tỉnh thức đột ngột. Bhagwan bảo thị rằng vấn đề thực trong cuộc tranh cãi chính là sự ghen tuông của thị. Thị đã từng ghen tuông ở Poona vì thị không được mời vào sống trong nhà Lão Tử cho đến cùng, và rằng việc ghen tuông vẫn tiếp tục chống lại các cư dân hiện tại của nhà Lão Tử. Ông chuyển sang “lời buộc tội” mà thị đã tung ra chống lại nhiều cư dân, bảo thị rằng thị quá suy luận. Cuối cùng ông nói ông muốn toàn bộ vấn đề này được loại bỏ ngay lập tức.
Vào lúc đó Sheela biết rằng thị sẽ không thành công trong việc thuyết phục Bhagwan đẩy “kẻ thù” mà thị cảm nhận ra xa. Thị thất vọng trong vài ngày rồi bắt đầu kế hoạch tiếp. Thị bắt đầu có những cuộc họp bí mật trong phòng ngủ của mình.
Trước đó, cửa phòng thị luôn mở. Bây giờ thì nó đóng im ỉm cả ngày, với biển “Xin đừng quấy rầy” treo trên tay cầm cửa. Nghe nói các cuộc họp về các biện pháp “an ninh” mới, nhưng về sau bằng chứng chỉ ra những cuộc họp này là sự mở đầu của một âm mưu giết người. Thực tế, Sheela đã đặt nền tảng cho một cách tiếp cận khác trước khi gặp với Bhagwan. Thị đã bảo một sannyasin rằng Devaraj lập kế hoạch giết Bhagwan, lí do căn bản mà sau này thị sẽ dùng để thuyết phục mọi người cố gắng giết ông và Vivek.
Hai tháng sau đó Sheela, theo chỉ thị của Bhagwan, công bố rằng ông đã chọn ba uỷ ban để tiếp tục ông trong trường hợp ông chết. Hai uỷ ban đầu, những người ở đó được coi là đã giác ngộ và những người sẽ trở nên giác ngộ vào lúc Bhagwan chết, được dự định là uỷ ban lập đường lối thực. Sheela và hầu hết những người chóp bu của thị đều không có trong những uỷ ban này. Thay vì thế, các uỷ ban được thành lập chủ yếu là những người Sheela đã xác định như kẻ thù của mình, như các cư dân ở nhà Lão Tử, nhóm lãnh đạo, và các sannyasin Ấn Độ lâu năm.
Uỷ ban thứ ba, trong đó có Sheela và người của thị là uỷ ban có trách nhiệm tiến hành theo chỉ đạo của hai uỷ ban kia. Người trong uỷ ban đó được gọi là Bồ tát và sẽ được giác ngộ khi họ chết. “Thế đấy,” Vidya nói, “Bodhischleps. Các anh cứ làm việc làm việc, làm việc cho đến chết. Thế rồi ông ấy nói anh được giác ngộ.” Sheela và những người thân cận thị, đặc biệt là Vidya, rất đau khổ bởi thông báo này. Điều đó không chỉ nói lên rằng Sheela sẽ không quản lí “tổ chức” sau khi Bhagwan chết, mà dưới con mắt họ thì điều đó còn làm giảm vị thế của họ trong cộng đồng bằng cách xác định họ như những người sẽ không giác ngộ rất lâu sau nhiều thành viên cộng đồng khác. Devaraj được coi là đã giác ngộ còn Vivek thì sẽ giác ngộ khi Bhagwan chết. Cái chết của Bhagwan tại điểm này sẽ có nghĩa là quyền lực chuyển sang những người mà Sheela ghét.
Sheela làm mọi việc có thể để xoá bỏ thông tin này. Thị đã không đưa ra thông báo cho cộng đồng, chỉ tuyên bố cho một nhóm khách thăm đã tới vào lễ hội mùa hè. Thị không viết ra bản danh sách tên có sẵn và cắt bỏ bài báo đáng phải xuất hiện trong tạp chí Bhagwan Magazine. Cuối cùng, thị sửa chữa lời bình của Bhagwan về các uỷ ban trên băng video, điều vẫn được tiến hành mỗi đêm khi ông nói cho một nhóm sannyasin tại nhà Lão Tử. Ngay sau thông báo, Devaraj đã bị bỏ thuốc độc vào thức ăn lần đầu tiên và gần chết. Ba người khác, những người đã được công bố giác ngộ cũng bị ốm một cách bí hiểm. Những người khác thì bị săn đuổi và bị buộc tội nghĩ về mình đặc biệt bởi vì họ đã giác ngộ. Ngoài điều này, thông báo dường như là, ít nhất cũng tạm thời, sự bảo hiểm cuộc sống cho Bhagwan.
Trong vài tháng tiếp đó Sheela bận rộn với các kế hoạch tuyển lựa sannyasin cho các vị trí khác nhau trong quận Wasco, cho nên cuộc tranh tụng về sử dụng đất có thể được giải quyết vĩnh viễn. (Điều nực cười và tranh tụng về sử dụng đất có liên quan tới thị gần đây đã được quyết định nghiêng về Thành phố Rajneeshpuram.)
Các kế hoạch của Sheela, kể cả đưa vào hàng nghìn người vô gia cư để cho họ có thể đăng kí bầu cử, đăng kí cử tri giả, và đầu độc toàn bộ thành phố The Dalles bằng khuẩn salmonella để cho mọi người không thể đi bỏ phiếu được. Kế hoạch của thị thất bại. Vào tháng 1/1985, thị có hai người ném bom cháy vào Phòng kế hoạch quận Wasco, vì người vạch kế hoạch đã tích cực phản đối sự phát triển trong Rajneeshpuram. (Xem Bhagwan: The Buddha For the Future của Juliet Forman, The Rebel Publishing House, 1987).
Tháng 4/1985 Bhagwan nói rằng thông báo của ông tuyên bố về những người giác ngộ chỉ là trò đùa. Vào lúc đó không rõ liệu cấu trúc của uỷ ban có là trò đùa không, nhưng Sheela lập tức coi là như vậy. Việc loại bỏ Bhagwan lại có thể có thêm một lần nữa.
Vào tháng 6/1985 hoạt động đầu độc tại Rajneeshpuram được tăng tốc. Devaraj và Vivek cả hai đều bị đầu độc bằng chè và cà phê đem cho họ tại nhà của Sheela, và Devaraj lại bị đầu độc nữa trong khi ăn tại nhà ăn cộng đồng. Vào giữa tháng đó, một trong những tay sai của Sheela, Ma Anand Su và ít nhất một người nữa tới nhà Lão Tử muộn trong đêm với thuốc mê và một ống xi ranh đầy chất độc để giết Vivek. Trước đó họ đã bố trí để bạn trai của Vivek bị phái đi trực đêm cho thành phố Antelope, cách xa hai mươi dặm. Và trước đó Sheela đã có khoá của cả buồng của Vivek lẫn Bhagwan và đã làm thêm khoá nữa. Không may cho Su và Sheela, và may mắn cho Vivek, Vivek đã đặt chốt cửa bên trong của cả hai cửa phòng Vivek và Bhagwan, và đã cài chúng đúng chỗ khi cô ngủ. Khoá của Su không mở được cửa đêm đó.
Vào ngày 6/6/1985, trong ngày lễ Thầy, Ma Shanti Bhadra đã tiêm cho Devaraj một liều chất độc có tiềm năng gây chết người. Ông đã báo động cho một bác sĩ khác, người này đưa ông đi gấp tới trung tâm cấp cứu. Puja, hộ lí của Sheela, cũng vội tới đó và cố cản trở việc chữa chạy bằng cách vứt bỏ thuốc giải độc mà các sĩ điều trị đã đưa ra, và bằng cách làm chậm trễ máy bay đưa Devaraj tới bệnh viện Bend. Mặc cho những nỗ lực của thị, Devaraj vẫn sống, và chuyển lời tới Vivek để bảo Bhagwan điều đã xảy ra. (Về toàn bộ câu chuyện những sự kiện này, xin xem cuốn sách của Devaraj Bhagwan: The Last and the First World Teacher, The Relel Publishing House, 1988).
Bhagwan hỏi Sheela về vụ việc và thị chối đây đẩy rằng người của thị có thể đã làm mọi thứ. Vivek và Devaraj tiếp tục tìm ra bằng chứng. Trong khi đó, Bhagwan bắt đầu nói mọi sáng tại Rajneesh Mandir cho toàn bộ cộng đồng và mỗi đêm tại Jesus Grove cho thành viên của báo chí. Sheela nổi giận. “Dẫu sao thì ai mời ông ta tới nhà tôi vậy?” thị càu nhàu với một người quét dọn. Mỗi đêm thị đều đưa Bhagwan tới nhà thị, nơi mọi người chờ đợi nồng nhiệt để đón chào ông và gần như chẳng cho thị một cái liếc mắt. Nếu ông nhẩy múa với bất kì ai nhiều hơn một lần thì thị sẽ đứng nhìn chằm chằm, mặt thị đầy giận dữ. Thị bắt đầu gặp ông ngày càng ít dần, cử Savita hay Vidya làm thư kí thay chỗ thị, và cuối cùng lập kế hoạch rời bỏ một tình huống mà đã quá nặng không thể giải quyết được nữa.
Thị đã thất bại trong nỗ lực khử bỏ Devaraj và Vivek, và Bhagwan biết về những nghi ngờ với thị. Nếu Bhagwan được báo động thì thị không thể chắc tới gần ông được nếu như thị không khử bỏ những người thân cận ông. Đã đến lúc phải bỏ đi. Thị bỏ các kế hoạch, đóng gói của báu dành dụm, làm những thu xếp cuối cùng, (theo đồn đại thì thị đã lấy đi bốn mươi triệu đô la), và bỏ đi hôm 14/09.
Sheela đi qua Đức nơi thị sống hoàn toàn cởi mở, đều đặn cho báo chí phỏng vấn. Điều có ý nghĩa là thị ở Đức. Thị có thể đi sang Thuỵ sĩ, nơi mà chính phủ Mĩ không thể dẫn độ được thị. Thị biết điều này bởi vì Vidya đã có nghiên cứu tại Công ti dịch vụ pháp lí Rajneesh về luật dẫn độ quốc tế. Vậy thì tại sao thị lại công khai hoá việc ở Đức của mình? Câu trả lời hiển nhiên là ở chỗ thị không ngờ bị chính phủ Mĩ dẫn độ về tội phạm của mình. Một chỉ dẫn thêm nữa về điều này là ở chỗ thị có bằng cớ băng và thuốc để công khai trong căn hộ của thị khi thị bị bắt, được các quan chức bắt giữ mô tả là “bằng chứng đáng kể.”
Sheela dường như không nghĩ chính phủ có ý định dẫn độ. Điều thị không biết là ở chỗ đệ tử trước đó của thị, Ava, đã biến thành bằng cớ của nhà nước và nói với công tố viên rằng Sheela đã lập kế hoạch giết cả viên chưởng lí Oregon và luật sư Mĩ tại Oregon. Viên công tố không hài lòng. Họ giữ thông tin đó trong khi bố trí để bắt Sheela, Shanti Bhadra và Puja ở Đức. Ngay khi việc bắt giữ được hoàn tất, thì họ tiết lộ bằng cớ của mình khi nghe nói việc bảo lãnh của Bhagwan ở Bắc California.
Khi tiến trình dẫn độ trở nên bị sa lầy ở Đức, và dường như là thời gian có thể hết hạn trước khi việc dẫn độ được hoàn tất, viên luật sư Mĩ vùng Oregon đã tự thân đi sang Đức để kết thúc việc dẫn độ. Một hành động không tiền khoáng hậu như thế của viên luật sư Mĩ có lẽ là lời giải thích tốt nhất cho sự kiện là ông ta là số một trong bản danh sách nhằm tới các quan chức công cộng của Sheela, điều Ava đã tiết lộ.
Vào lúc đó, Sheela, Shanti Bhadra và Puja đã được đưa trở về Mĩ để ra toà, và chính phủ Mĩ yêu cầu chính phủ Đức cho phép khởi tố họ dựa trên nền tảng phụ thêm cho những điều đã được nói trong lệnh dẫn độ nguyên gốc. Sheela và nhóm chống lại nỗ lực này. Điều đó có vẻ là việc khởi tố tội phạm và việc bào chữa.
Thế rồi đến kết thúc đáng ngạc nhiên. Bất thần Sheela đồng ý nhận là có tội với một phần những lời buộc tội và đồng ý với việc mở rộng của lệnh dẫn độ để đổi lấy bản án bị tù (thực tế là đã được thực hiện) không nhiều hơn bốn năm rưỡi. Tất cả thời gian ở tù đều ở nhà tù liên bang với an ninh tối thiểu tại Pleasanton, California, với mật danh ‘Club Fed’ vì những tiện nghi giải trí, người tù có văn hoá và chính sách thăm viếng cực kì tự do. Nó giống như khu trường đại học với hàng rào bao quanh hơn là nhà tù.
Những người quan sát có hiểu biết đều choáng váng, còn những nạn nhân bị đầu độc thì phản đối. Một luật sư về tội phạm cựu chiến binh và là trợ lí trước đây của luật sư Mĩ mô tả bản án này “rất nhẹ” cho những tội đã phạm. Các công tố viên vội vã nói với báo chí rằng họ đã đồng ý với thoả thuận tố tụng để tiết kiệm tiền cho người dân đóng thuế. Sau rốt, mục tiêu của chính phủ đưa “người Rajneesh” ra ngoài Oregon đã được thực hiện.
Lời giải thích của công tố viên không nói đúng. Việc thoả thuận tố tụng nói chung được dùng để tránh xử án trong trường hợp việc kết tội là không chắc chắn hay có sự buộc tội kép, nhưng là một thoả hiệp đến cực điểm để giảm bản án từ 300 năm xuống bốn năm là không được để ý đến trong trường hợp chính phủ gần như bảo đảm về việc kết tội. Sheela đã bị buộc tội với những tội đủ để tống thị vào tù trong 355 năm, nếu bị kết tội. Bất kì bồi thẩm đoàn Oregon nào cũng đều sẵn lòng để kết tội Sheela về hầu hết mọi việc, có hay không có chứng cớ. Các công tố viên đều biết về việc này. Sheela đòi họ đã đưa ra những tuyên bố tương tự cho luật sư của thị. Vậy thì tại sao họ lại đồng ý với việc thoả tuận tố tụng để cho Sheela thoát ra dễ dàng đến vậy? Nếu việc thoả thuận số tiền của Sheela là phí tổn cho chính phủ để đưa thị ra toà thì liệu điều đó có đủ biện minh cho một thoả hiệp như vậy không? Cứ xét đến việc chính phủ phải chi ra một số tiền khổng lồ để tiến hành những cuộc điều tra công khai hay dấu giơm về cộng đồng Rajneesh dưới sự bảo trợ của cả chính phủ bang và liên bang thì lập luận rằng chính phủ cần tiết kiệm tiền bạc đơn thuần không làm cho ai tin được.
Tài liệu in nhỏ về việc thoả thuận tố tụng liên bang thậm chí còn nhiều thông tin hơn. Không chỉ chính phủ đồng ý bỏ không xét một số lời buộc tội đã nêu mà chính phủ còn đồng ý không khởi tố Sheela về việc vi phạm luật thuế lợi tức liên bang, các vi phạm khác về luật di trú liên bang, và vi phạm luật liên bang có liên quan tới buôn lậu tiền bạc và những vật có giá trị khác. Không một đối xử tồi nào với một người đàn bà có hàng dài những nhân chứng chống lại thị và không lời bào chữa mà là bạo dạn và phủ nhận.
Tuy nhiên, phần đáng quan tâm nhất của thoả thuận này có lẽ lại là điều không được đưa vào trong đó. Thoả thuận này loại trừ rõ rệt bất kì hành động giết người nào mà Sheela có thể đã dính líu vào, cả việc truy tố vì lập kế hoạch để hành hung hay giết các quan chức của Mĩ. Điều đáng quan tâm là ở chỗ bằng chứng hiển nhiên đã được cung cấp cho chính phủ về hành động giết người có thể có liên quan tới chương trình Chia sẻ nhà, và về âm mưu của Sheela giết các quan chức công khai. Mặc cho các bằng chứng đó, không có lời buộc tội nào đã được đưa ra có liên quan tới những tội ác đó.
Cho nên vào bất kì lúc nào, chính phủ cũng có thể truy tố Sheela về những tội phạm nghiêm trọng này, theo lời của bản thoả thuận, “tìm kiếm mọi hình phạt do luật cho phép kể cả việc giam cầm tối đa và những bản án tiếp theo.” Thế đấy, chính phủ đã không tiến hành truy tố, nhưng Sheela sống trong đe doạ.
Tại sao chính phủ lại phải vội vã tới Đức để dẫn dộ Sheela sau khi biết về âm mưu giết người của thị, dùng bằng cớ của âm mưu này khi biết việc bảo lãnh cho Bhagwan, đưa ra vấn đề chính của âm mưu này với báo chí, và rồi chẳng bao giờ truy tố Sheela về tội lỗi cả? Tại sao Sheela lại được xử cho một bản án nhẹ thế với tất cả những tội lỗi mà thị đã phạm phải? Sara Jane Moore, bạn tù thân của Sheela tại Pleasanton, đã ở đó nhiều năm trước thị, và sẽ còn nhiều năm nữa ở đó vì tội giết người có chủ tâm, trong khi giết người có chủ tâm chỉ là một trong những tội lỗi mà Sheela đã phạm phải. Và tại sao mối đe doạ truy tố về những tội nghiêm trọng vẫn còn bị treo lế lửng trên đầu Sheela?
Chỉ có một giải thích ăn khớp với các sự kiện, và đó là điều Sheela đã đồng loã trước đó với chính phủ để đầu độc Bhagwan, và đã được thưởng bằng bản án nhẹ. Vì thị không thể tin được nên chính phủ treo trên đầu thị mối đe doạ về truy tố thêm nếu thị để lộ ra tội đồng loã với họ. Nhưng một điều là chắc chắn - Sheela đã không thành công trong kế hoạch của thị để đầu độc Bhagwan. Thị không thể xoay xở được bước sơ khởi chủ chốt về việc đầu độc bác sĩ và người coi sóc nhà cửa của ông. Và không khử bỏ được hai người này thì thị hoàn toàn không thể thâm nhập tới Bhagwan được, hay tới đồ ăn, thức uống của ông.
Điều đó để chúng ta quay lại chỉ với chính phủ Mĩ.
Chú thích của tác giả:
Phần lớn tài liệu của chương bẩy, về Sheela, được Sangeet Duchane cung cấp, một luật sư sống trong nhà của Sheela tại Rajneeshpuram. Cuốn sách của Duchane về Sheela, “Sheela: bản sao phụ nữ của Adolph Hitler” xuất bản năm 1988.

Ads Belove Post