Chương 10. Chỉ có sự cảm thông mới chữa lành vết thương

Chương 10. Chỉ có sự cảm thông mới chữa lành vết thương

Price:

Read more

Osho - Lòng trắc ẩn - Sự nở hoa cuối cùng của tình yêu
Sức mạnh sưởi ấm của tình yêu


Mỗi con người đều được nuôi dưỡng để hướng tới sự hoàn hảo. Nhưng chẳng có ai sống tuyệt đối thực tế. Thực tế chính là căn bệnh thường thấy ở con người.
Mỗi người chúng ta đều trưởng thành với suy nghĩ họ sẽ phải là điều gì đó, là ai đó ở một nơi nào đó trong tương lai. Một hình mẫu được đưa ra và bạn phải giống như hình mẫu ấy. Và khi bạn không đạt tới hình mầu đó, bạn luôn cảm thấy lo lắng.
Vì thế khi ai đó tiếp tục trách móc những điều thực tế là không thực tế thì sự thật vẫn luôn là sự thật. Và sự hoàn hảo đó sẽ tiếp tục hướng bạn vào tương lai mà xa rời khỏi hiện tại.
Lý tưởng sẽ trở thành cơn ác  mộng thường thấy vì nó luôn ám ảnh trách cứ bạn. Bạn làm điều gì cũng là không hoàn hảo vì bạn đã có một chuẩn mực hoàn hảo quá lí tưởng. Bạn đạt được thứ gì thì vẫn là không đủ do bạn đã có một kì vọng quá lớn, điều mà bạn không bao giờ thấy thỏa mãn.
Trong một khoảng thời gian, không gian và những hạn chế xung quanh nhất định, bạn là một con người. Hãy chấp nhận sự hạn chế đó. Sự hoàn hảo luôn đi kèm với sự điên cuồng. Họ sẽ là những con người mê muội khi nhận thấy điều gì mình làm cũng là chưa đủ tốt. Và sẽ không có cách nào để làm điều gì đó hoàn hảo, sự hoàn hảo là ngoài khả năng của con người. Trên thực tế, không hoàn hảo là con đường duy nhất.
Vậy thì tôi hướng dẫn các bạn điều gì trong cuốn sách này? Tôi không nói với các bạn về sự hoàn hảo mà muốn nói đến tính hoàn chỉnh. Đó là một điều khác biệt hoàn toàn. Là hoàn chỉnh chứ không phải là hoàn hảo. Khi tôi nói tới sự hoàn chỉnh tức là nói tới những điều thuộc về thực tế, hiện hữu tại đây; bạn là điều gì hãy làm nó một cách hết mình. Bạn có thể không làm công việc được hoàn hảo nhưng sự không hoàn hảo của bạn sẽ tràn đầy ý nghĩa và vẻ đẹp vì bạn đã nỗ lực hết mình.
Đừng bao giờ cố trở nên hoàn hảo vì nó sẽ gây cho bạn rất nhiều điều lo lắng phiền muộn. Vốn dĩ đã có rất nhiều vấn đề xung quanh chúng ta, đừng gây thêm rắc rối cho chính mình.
Tôi đã từng nghe: Garfinkel ướt sũng đầy lo lắng ngồi trên tàu bế đứa con trai ba tuổi. Cứ vài phút Garfinkel lại tát đứa bé.
Một người phụ nữ ngồi kế bên nói, "Nếu anh còn tát cháu bé một lần nữa tôi sẽ cho anh gặp những rắc rối nhớ đời!"
Garfinkel nói, "Rắc rối ứ? Bà sẽ gây rắc rối cho tôi sao? Thưa quý bà, đối tác làm ăn của tôi đã ăn trộm tiền của tôi rồi bỏ trốn với vợ và chiếc xe của tôi. Con gái tôi hiện đang ở trong một chiếc xe bus và mang thai sáu tháng, nó là đứa không chồng. Tôi đã đánh mất túi hành lí rồi lên nhầm chuyến tàu, và thằng nhóc này vừa nhai những tấm vé của tôi rồi ném đi. Quý bà giờ lại muốn gây thêm rắc rối cho tôi sao?"
Vậy thì còn có thể có những rắc rối nào nữa? Bạn nghĩ nó đủ thì nó sẽ đủ sao?
Cuộc sống vốn không phức tạp, hãy tốt hơn với chính bản thân bạn. Đừng tạo ra những điều lí tưởng. Cuộc sống đang tạo ra các vấn đề nhưng chúng rồi sẽ được giải quyết. Nếu lên nhầm chuyến tàu, bạn có thể đổi chuyến; nếu bị mất vé bạn có thể mua lại chúng; nếu vợ bạn bỏ trốn, bạn có thể tìm người phụ nữa khác. Những vấn đề mà cuộc sống gây ra cho bạn sẽ được giải quyết nhưng những vấn đề mà chủ nghĩa hoàn hảo gây ra thì bạn sẽ không bao giờ xử lí được vì chúng là không thể.
Ai đó đang cố gắng trở thành Jesus... Ở thời điểm này điều đó là không thể; nó sẽ không thể xảy ra nếu tạo hóa không cho phép. Việc có Chúa Jesus sẽ chỉ xảy ra duy nhất một lần; tạo hóa không cho phép sự lặp lại. Ai đó đang cố gắng trở thành Phật nhưng những gì anh ta đang làm cũng là điều bất khả thi. Vì đơn giản điều đó sẽ không xảy ra, không bao giờ; vì nó đi ngược lại với tự nhiên. Bạn chỉ có thể là chính mình. Vì thế hãy cố gắng hết mình. Bạn ở đâu hay làm gì cũng hãy cố gắng hết mình. Hãy tìm hiểu và tự điều chỉnh giải quyết tất cả. Đừng lo lắng tới chuyện liệu những gì bạn làm có hoàn hảo hay không. Nếu như bạn đã hết mình thì như vậy là đã đủ. Và nếu bạn thực sự hăng say với việc bạn đang làm ấy, như thế bạn sẽ cảm nhận được cảm giác mãn nguyện vì bạn đã tìm hiểu, cảm nhận nó, bạn sẽ có được cảm giác mới mẻ, trẻ trung và hưng phấn.
Mỗi việc đem lại cho bạn sự hứng phấn thì sẽ không bao giờ khiến bạn cảm thấy nặng nề. Tình yêu hết mình sẽ không làm bạn thấy gánh nặng, yêu ích kỉ, gánh nặng ấy sẽ lớn biết bao. Sống hết mình bạn sẽ chẳng còn sợ cái chết; nhưng sống cho riêng mình cái chết sẽ đáng sợ biết bao!
Hãy quên đi hai chữ 'hoàn hảo'. Nó là một trong những từ ngữ đầy tính phạm tội nhất. Nó nên được loại bỏ trong mọi ngôn ngữ và loại bỏ khỏi trí óc của con người. Không ai là có thể trở nên hoàn hảo được. Bạn có nhận thấy điều đó hay không? Thậm chí nếu Chúa có ở đây và bạn tới gặp Ngài, bạn có thể thấy được những sai sót của Ngài không? Sẽ là rất nhiều sai sót vì thế mà Ngài mới đang ẩn trốn. Nài sợ các bạn. Sai sót, sai sót và sai sót. Bạn đếm được chúng chứ? Bạn sẽ tìm thấy vô số sai sót. Trên thực tế nếu bạn là một người chuyên đi tìm các lỗi sai như thế, bạn sẽ chẳng tìm thấy điều gì là đúng vào đúng thời điểm và đúng chỗ. Mọi thứ với bạn dường như chỉ là một đống hỗn độn.
Thậm chí đến Chúa cũng không hoàn hảo; Ngài chỉ luôn hết mình. Ngài cảm thấy vui thú với những gì Ngài làm và luôn hứng thú với những điều ấy. Nhưng Ngài không hoàn hảo. Nếu Chúa hoàn hảo thì những sáng tạo sẽ không thể hoàn hảo. Vượt qua được mức độ hoàn hảo này thì một mức độ hoàn hảo khác sẽ lại tới.
Mọi tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới này đều cho rằng Chúa là hoàn hảo. Tôi không nói như vậy. Tôi nói Chúa là trọn vẹn, Chúa là thần thánh, Chúa là tất cả - nhưng Ngài không hoàn hảo. Mặc dù có lẽ Ngài đang cố gắng... Nếu Chúa hoàn hảo thì sẽ như thế nào? Khi ấy Trái Đất có lẽ chết. Một khi có điều gì đó hòan hảo, cái chết sẽ xảy ra vì sẽ không còn có tương lai. Cây cối vẫn lớn, trẻ nhỏ sẽ vẫn ra đời, mọi thứ sẽ vẫn tiếp diễn. Và mọi vật sẽ tiếp tục phát triển. Bạn có thể nhận thấy sự phát triển ấy không? Đó chính là ý nghĩa của sự tiến hóa: Mọi vật đều sẽ thay đổi và phát triển. Vượn phát triển thành loài người; đó là một sự tiến hóa. Loài người sẽ trở thành thần thánh, trở thành Chúa với chính họ; đó cũng là sự tiến hóa.
Teilhard de Chardin nói rằng tại điểm Omega thì mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo. Nhưng không có  điểm này. Điểm Omega không tồn tại. Và không thể tồn tại. Thế giới luôn phát triển; ở đó có sự tiến hóa, con người chúng ta đang tiến tới điểm đó nhưng sẽ không bao giờ chạm tới được do một khi chúng ta đạt tới thì mọi thứ sẽ kết thúc. Chúa sẽ vẫn cố gắng thử bằng nhiều cách khác.
Có một điều chắc chắn đó là Chúa hạnh phúc với công việc của Ngài, nếu không Ngài đã từ bỏ nó. Chúa vẫn đang dốc sức mình vào công việc ấy. Khi Chúa vui vẻ với bạn thì đó... Hãy luôn vui vẻ với chính mình. Hãy để niềm vui luôn mang giá trị vô tận. Tôi là một người theo chủ nghĩa vui vẻ. Hãy luôn nhớ rằng niềm vui là một tiêu chuẩn. Bạn làm gì thì hãy luôn giữ sự vui vẻ cho mình. Đừng buồn phiền vì nó đã hoàn hảo hay chưa.
Tạo sao lại có sự mê mẫn với hoàn hảo? Đó là do tâm trạng của bạn, bạn mâu thuẫn vì hồi hộp, căng thẳng, luôn thấy khó khăn, rắc rối. Trong tiếng Anh có từ ‘đau khổ’ bắt nguồn từ ý nghĩa ‘mẫu thuẫn’. Luôn giày vò vì một điều gì đó chính là ý nghĩa của ‘đau khổ’. Bạn sẽ luôn thấy đau khổ nếu không thoải mái với chính bản thân mình. Đừng đòi hỏi những điều không thể mà hãy thật tự nhiên, thả lỏng, yêu thương bản thân mình và những người xung quanh.
Và hãy nhớ rằng một con người không thể yêu bản thân mình, luôn chỉ trích chính mình thì cũng sẽ không thể yêu thương người khác được. Một người hoàn hảo sẽ không chỉ là hoàn hảo với riêng mình mà còn phải là sự hoàn hảo trong mắt người khác. Một người hà khắc với mình thì cũng sẽ hà khắc với người khác và những mong muốn của anh ta sẽ không bao giờ có thể đáp ứng được.
Ở Ấn Độ có Mahatma Gandhi, một con người theo chủ nghĩa hoàn hảo, gần như là đã bị bệnh về thần kinh. Con người này luôn nghiêm khắc với các đệ tử của mình, thậm chí họ còn không được uống trà. Trà! Bởi vì nó có chất caffeine. Nếu ai đó bị phát hiện là đang uống trà, đó sẽ là một tội rất nặng. Tình yêu cũng bị cấm kị. Nếu hai người yêu nhau thì tội đó cũng nặng nề giống như cả thế giới sẽ bị chôn vùi vì điều đó. Ông ấy luôn theo dõi các đệ tử của mình. Nhưng cũng luôn như vậy với bản thân. Bạn chỉ có thể ở bên người khác chỉ khi bạn là chính mình.
Nhưng những người như thế lại trở thành những nhà lãnh đạo vì họ đã gây ra rất nhiều tội lỗi với người khác. Nếu bạn càng gây ra nhiều lỗi với người khác thì bạn càng có thể trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại. Nguyên nhân là do như vậy sẽ có nhiều người hơn cảm thấy rằng đúng thế, bạn có thể giúp họ trở nên hoàn hảo. Họ không hoàn hảo và vì thế bạn có thể giúp đỡ họ.
Tôi không giúp được các bạn trở nên hoàn hảo; tôi không quan tâm tới những điều phù phiếm ấy. Tôi chỉ có thể giúp bạn là chính mình. Nếu bạn không hoàn hảo, bạn vẫn thật xinh đẹp; nếu bạn hoàn hảo, điều đó lại có nghĩa là bạn đã quá đẹp.
Đừng cố trở nên hoàn hảo vì cho dù như thế bạn có thể trở nên lí tưởng! Bạn có lẽ vốn đã hoàn hảo rồi, vậy hãy lắng nghe tôi đem tới cho bạn những rắc rối! “Người này nói hãy không hoàn hảo” là điều không cần thiết. Nếu bạn hoàn hảo thì cũng hãy chấp nhận điều đó.
Hãy cố gắng yêu thương chính mình. Đừng nên suốt ngày chỉ trích. Một khi con người có sự chấp nhận, tất cả những nhà thờ, các nhà chính trị và mục sư sẽ biến mất.
Một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo thì thường có vấn đề về thần kinh. Không chỉ thế mà anh ta sẽ còn có xu hướng gây ra những chuyện điên rồ xung quanh bản thân. Vì thế đừng trở thành một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo và nếu có ai đó như vậy xung quanh bạn thì bạn hãy nhanh chóng tránh xa trước khi người đó truyền bá những suy nghĩ về sự hoàn hảo vào trí óc bạn.
Tất cả những người thuộc chủ nghĩa hoàn hảo đều có một chuyến đi dài. Chỉ nghĩ về bản thân bạn trong khuôn mẫu của sự hoàn hảo và lí tưởng thì chẳng có gì trừ việc tô điểm thêm cho chuyến đi của bạn. Một người khiêm tốn thường chấp nhận cuộc sống là không hoàn hảo. Một người khiêm tốn hay một người theo tín ngưỡng nào đó đều sẽ chấp nhận rằng con người chúng ta có những điểm hạn chế.
Đó là định nghĩa về sự khiếm tốn. Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo đó chính là khiêm tốn. Và một người khiêm tốn sẽ trở nên hoàn thiện hơn bởi vì anh ta không phải phủ nhận bất cứ điều gì, không phải từ chối điều gì. Anh ấy chấp nhận bản thân dù tốt hay xấu. Và một người khiêm tốn sẽ vô cùng giàu có vì anh ta chấp nhận những gì mình có như cá tính, giới tính hay nguồn gốc. Ở đáy sâu của sự chấp nhận ấy đã diễn ra những thay đổi lớn trong con người. Tất cả những điều xấu sẽ biến mất và anh ta sẽ trở nên hài hòa hơn, hoàn thiện hơn.
Tôi không ủng hộ các vị thánh nhưng tôi ủng hộ những người thần thánh tài giỏi. Một vị thánh là người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, còn người thần thánh tài giỏi lại khác hoàn toàn. Zen Master là một người như thế trong khi thánh Catholic là vị thánh. Chữ ‘thánh’ thực sự rất không tốt. Nếu nó bắt nguồn từ chữ ám chỉ con người bị kiềm chế bởi quyền uy. Hiện tại ai có thể sắp đặt người nào đó trở thành thánh, đó có phải là một bằng cấp hay chứng chỉ hay không? Nhưng nhà thờ tiếp tục làm những điều thật ngớ ngẩn. Thậm chí còn trao cả bằng phong thưởng! Một vị thánh có thể chết từ 300 năm trước và nhà thờ sẽ sửa đổi ý nghĩa đó. Thế giới đã thay đổi và sau 300 năm, nhà thờ lại trao tặng bằng phong thưởng; đó là sự kiềm chế khi một con người thực sự là một vị thánh, chúng ta chẳng bao giờ hiểu được con người đó. Và nhà thờ có lẽ đã giết chết con người ấy. Đó là cách mà Joan of Arc trở thành thánh; họ đã giết cô nhưng sau đó họ thay đổi suy nghĩ của họ. Mọi người gần gũi với Joan of Arc rất khó khăn trong việc chấp nhận cô. Trước tiên họ giết cô rồi lại đi sùng bái cô. Sau hàng trăm năm, xương của cô được tìm thấy và mọi người tôn thờ nó. Cô đã được chôn bởi chính con người và chính nhà thờ đó. Người thần thánh chỉ thần thánh vì chính bản thân họ, chứ không phải vì một vài  nhà thờ quyết định thưởng cho họ cái thần thánh ấy.
Tôi đã từng nghe:
Cậu bé Jacobson 19 tuổi sống sót sau trận tàn sát ở Ba Lann, rồi sinh sống ở trại tập trung của Đức với hàng tá trải nghiệm về việc chống đối Semitic.
Cậu bé cầu nguyện khi đang ngồi trong một nhà ngục của nhà thờ, “Ôi Chúa, có thực sự chúng con là sự lựa chọn của Ngài hay không?”
Có một giọng nói như vang tới từ thiên đường, “Đúng vậy Jacobson, những người Jews là những người ta chọn.”
Một người đàn ông già lên tiếng, “Ồ vậy tức là lần này Ngài sẽ không chọn những người khác nữa chứ?”
Hãy ghi nhớ rằng những người thuộc chủ nghĩa hoàn hảo là những người được Chúa chọn lựa. Trên thực tế, cái ngày mà bạn hiểu ra rằng bạn đang tạo ra những điều bí ẩn cho chính mình bởi chính những ý tưởng của bạn, bạn sẽ phá vỡ những tư tưởng đó. Sau đó bạn sẽ sống thật  giản đơn vì hiện thực của bạn. Đó là một sự chuyển hóa hết sức tuyệt vời.
Đừng cố gắng để trở thành người được Chúa chọn mà hãy cố gắng là một con người.

Chương 10. Chỉ có sự cảm thông mới chữa lành vết thương

Tất cả bệnh tật của con người là do thiếu tình thương yêu. Những con người ấy mắc lỗi trong cách kết nối tình thương yêu. Anh ta có lẽ không thể yêu hoặc không thể hận tình yêu thương từ người khác. Anh ta cũng có lẽ là không thể chia sẻ bản thân mình. Đó chính là một điều bí ẩn tạo ra bệnh tật bên trong con người.
Những vết thương bên trong tâm hồn con người có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng có thể là những căn bệnh về thể chất, hoặc bệnh về tinh thần nhưng từ đáy sâu con người đó là vì thiếu tình thương yêu. Giống như thức ăn cần thiết cho con người và tình yêu thì cần thiết cho linh hồn. Con người không thể sống mà không có thức ăn và cũng như vậy linh hồn không thể tồn tại nếu không có tình yêu. Trên thực tế, linh hồn sẽ chưa bao giờ được ra đời nếu như không có tình thương yêu, sự sinh tồn của nó sẽ là không có.
Bạn nghĩ đơn giản rằng mình có một linh hồn; bạn tin rằng bạn có linh hồn vì bạn sợ cái chết. Nhưng bạn không hề có điều đó nếu như bạn không được yêu thương. Chỉ khi yêu bạn mới cảm nhận được về một ai đó hơn cả thể xác và trí óc.
(Chương này còn tiếp)

Ads Belove Post