Chương 6. Buổi sáng thứ ba

Chương 6. Buổi sáng thứ ba

Price:

Read more

Osho - Con đường hoàn hảo
Chương 6. Buổi sáng thứ ba
6 tháng 6 năm 1964, buổi sáng


Tôi không có khả năng cho bạn sự thật. Nếu một người nào đó có khả năng cho bạn điều đó thì bạn có thể chắc chắn rằng, người đó đã bắt đầu bằng việc cho bạn điều dối trá. Không ai có khả năng cho bạn sự thật. Đây không phải là bình luận về khả năng của người cho, mà chỉ để chỉ ra rằng, sự thật là một thứ sống động. Đó không phải là vật thể vô tri giác có thể được tặng hoặc được lấy đi. Đó là kinh nghiệm sống động mà con người phải tự mình đạt được.
Những vật thể vô hồn có thể được chuyển từ người này tới người khác mà không hề có sự trải nghiệm. Liệu tôi có thể chuyển cho bạn tình yêu, sự trải nghiệm tình yêu thương mà tôi đã có không? Liệu tôi có thể chuyển cho bạn tình yêu, sự trải nghiệm tình yêu thương mà tôi đã có không? Liệu tôi có thể chuyển cho bạn vẻ đẹp và âm nhạc mà tôi đã bắt gặp không? Làm cách nào tôi có thể tặng bạn niềm vui mà tôi đã trải nghiệm ở mức độ khác thường bằng cái nhìn tự nhiên thông thường của tôi! Không có cách nào để làm như vậy. Tôi cảm thấy áy náy và dằn vặt về điều đó, nhưng tôi không thể làm được gì. Bất lực làm sao!
Người bạn của tôi bị mù bẩm sinh. Tôi ước ao làm cách nào có thể chuyển thị lực của tôi cho bạn mình, nhưng điều đó là không thể. Có lẽ vào một ngày điều đó là có thể bởi vì mắt là một phần của cơ thể và có thể có khả năng cấy ghép. Nhưng thị lực để nhìn sự thật thì không bao giờ có thể được chuyển giao cho dù con người ước mong nó mãnh liệt như thế nào. Điều đó thuộc về linh hồn mà không phải cơ thể.
Bất kỳ điều gì đạt được trong thế giới của bản thể thì cũng chỉ đạt được thông qua tự nỗ lực. Trong thế giới của linh hồn, không có nợ nần, không có vay mượn, việc phụ thuộc vào người khác là điều không thể. Không ai có thể bước đi tới đó bằng đôi chân đi mượn. Ở đó không có nơi ẩn náu tách rời khỏi bản thể con người. Để đạt được sự thật bạn phải là nơi ẩn náu của chính mình. Đây là điều kiện không thể tránh.
Vì điều này mà tôi đã nói, tôi không có khả năng tặng bạn sự thật. Lời nói chỉ để giao tiếp, lời nói là không sự sống, là vô hồn - và sự thật luôn giữ nguyên phía sau. Sự giao tiếp này của lời nói không bao giờ là sự giao tiếp thực sự. Những điều sống động - ý nghĩa của chúng, tâm hồn của chúng, kinh nghiệm của chúng là vấn đề cốt lõi của chúng - lại không đồng hành cùng chúng. Chúng giống như lọ mực rỗng, giống như viên đạn không thuốc. Chúng như những cơ thể chết, như những thi hài. Chúng chỉ có thể là gánh nặng cho bạn; chúng chưa bao giờ giải phóng bạn. Với lời nói bạn chỉ có thể mang thi hài của sự thật. Không có nhịp đập của sự thật trong thi hài.
Như tôi đã nói, sự thật không thể được trao cho. Nhưng tôi có thể là sự trợ giúp nào đó để giúp bạn đặt gánh nặng đang cõng trên lưng xuống. Đó là gánh nặng mà bạn đã mang trong nhiều cuộc đời, và nó đã trở thành quá nặng, không thể chịu đựng nổi. Bạn phải được tự do khỏi gánh nặng của lời nói này. Giống như những lữ hành trở nên bị bao phủ bởi bụi đường khi bước đi trên con đường dài, bụi của lời nói và của ý nghĩ tụ lại cùng nhau trong suốt hành trình của cuộc đời, đây là điều tự nhiên. Nhưng bạn phải rũ sạch hết bụi này.
Lời nói là những thứ vô hồn; chúng không phải là sự thật. Không có lời nói của bất kỳ ai là sự thật. Đừng thu lượm chúng. Thu lượm chúng là điều độc hại. Cuộc hành hương tới sự thật không thể được tạo ra bởi việc mang gánh nặng này. Giống như người leo núi phải bỏ lại hành lý của mình trước khi chinh phục những đỉnh cao, người đã tham gia vào hành trình với sự thật thì tốt hơn hết là bỏ lại gánh nặng của lời nói. Chỉ có tâm thức tự do khỏi lời nói thì mới có khả năng đạt được những giá trị cao quý của sự thật.
Tôi chỉ thuyết giảng một loại lời nói và ý nghĩ không ích kỷ, không chiếm hữu. Gánh nặng vô nghĩa của nó đang gây cho hành trình của bạn khó khăn ghê gớm. Trang tử đã từng nói, “Cái lưới để bắt cá. Bắt cá và quẳng cái lưới đi”. Nhưng chúng ta là những ngư dân quá tồi đến nỗi chúng ta lại bị mắc vào lưới và quên những chú cá. Hãy nhìn vào đầu bạn xem. Bạn đang mang những con thuyền trên đầu và bạn đã quên rằng bạn là cánh buồm của nó.
Lời nói là biểu tượng. Chúng là ký hiệu chỉ ra. Bản thân chúng không phải là sự thật. Hiểu ý nghĩa của những ký hiệu và sau đó quẳng chúng đi. Thu lượm những ký hiệu không khác gì thu lượm những thi hài.
Lời nói giống như ngón tay chỉ trăng. Con người tập trung mọi sự chú ý của mình vào ngón tay thì sẽ lỡ mất trăng. Mục đích của những ngón tay là chúng dẫn bạn xa khỏi chúng. Nhưng ngược lại, chúng lôi kéo bạn tới chính chúng, thế rồi chúng không những trở nên vô dụng mà còn thực sự tai hại.
Không phải là những lời nói về sự thật đã trở thành ngọn nguồn rủi ro đối với bạn sao? Chúng đã không tách bạn với người khác, con người với con người sao? không phải tất cả sự ngu dốt và tàn bạo phảm phải dưới cái tên của tôn giáo vì lời nói sao? Không phải tất cả các giáo phái này được biết đến như là những tôn giáo khác nhau chỉ dựa trên những lời nói khác nhau sao?
Sự thật là duy nhất và chỉ có thể là duy nhất, còn lời nói thì rất nhiều, giống như trăng chỉ có một trong khi ngón tay chỉ trăng thì có hàng nghìn lẻ một. Những người cứ bám chặt lấy một hoặc vô số những lời nói chỉ ra sự thật thì phải có trách nhiệm đối với nhiều môn phái tôn giáo khác nhau. Những tôn giáo này đã không xuất phát từ sự thật mà từ những lời nói. Sự thật là duy nhất. Tôn giáo cũng là duy nhất. Những người vứt bỏ những lời nói thì đạt được một mình tôn giáo này và đạt được một mình sự thật này. Không có tương đương.
Do vậy mà tôi không muốn chất thêm gánh nặng cho bạn bằng việc nói nhiều hơn. Bạn đã thực sự bị suy sụp dưới sự đè nén của những lời nói. Tôi nhìn thấy rõ ràng rằng cổ của bạn bị cong xuống dưới sức nặng của chúng.
Những người đã biết sự thật không bao giờ cất lời nói. Môi của họ mím chặt. Không có câu nói nào được nghe từ họ. Họ đã nói đủ rồi sao? họ gợi ý rằng sự thật nằm trong sự im lặng sao? rằng chính im lặng là sự thật sao? Nhưng chúng ta không có khả năng hiểu ngôn ngữ của họ. Chúng ta không thể hiểu bất kỳ điều gì mà không nhờ lời nói. Sự hiểu biết của chúng ta chỉ giới hạn trong lời nói, và vì vậy họ nói với chúng ta thông qua trung gian là lời nói. Họ nói với chúng ta về những điều không thể giao tiếp bởi lời nói. Đó là lòng từ bi của họ đưa họ tới nỗ lực của điều không thể này, vì sự ngu dốt của chúng ta mà chúng ta cố nắm bắt mọi lời nói của họ. Lời nói kết hợp với sự ngu dốt hình thành nên môn phái - và một lần nữa chúng ta lại bị lấy đi sự thật và tôn giáo thực sự lại càng xa rời chúng ta mãi mãi.
Bạn phải vượt lên trên lời nói. Chỉ khi đó bạn mới biết những gì phía sau lời nói. Lời nói chỉ làm đầy những ký ức của chúng ta. Nhận biết không xuất hiện từ chúng. Và xin đừng nhầm lẫn giữa ký ức với nhận biết. Một lần nào đó biết, thế rồi và tất cả ký ức không là gì nhiều hơn sự ghì lại quá khứ. Đó là sự học hỏi mà không phải là nhận biết.
Một người nào đó đã hỏi Ramana Maharshi rằng, nên làm gì để biết sự thật. Ông ta đã trả lời, “hãy quên mọi thứ bạn biết”. Nếu bạn có thể quên tất cả thì bạn sẽ biết! Vì sự quên này mà sự trong trắng và hồn nhiên mới xuất hiện, và cũng từ những điều đó mà sự thật và bản thể ta được biết đến.
Khi nói, ý nghĩ được hình thành từ lời nói không cản trở ánh sáng tâm thức bạn nhận ra lối vào. Nó soi sáng và bạn đạt được sự nhận biết. Bạn phải mở những ô cửa và cửa đi của tâm thức. Và những bức tường vây quanh tâm thức cũng phải bị làm cho sụp xuống. Thế rồi bạn sẽ đối mặt với ánh sáng mà nó là bản chất thực sự của bạn. Về sự thật, khi con người nhìn thấy mặt trời thì cũng phải trở nên như mặt trời - trống rỗng, tự do, vô hạn. Những ý nghĩ không cho phép điều này xảy ra. Chúng bao quanh bạn như những đám mây. Những đám mây này phải bị xua tan. Thế thì làm cách nào tôi có thể che phủ những đám mây ý nghĩ lên tâm trí bạn?
Tôi đang nói với bạn điều gì, tôi muốn nói với bạn nhưng không thể nói những điều không phải là ý nghĩ hoặc không phải quan niệm -đó là trải nghiệm, là nhận biết trực tiếp. Điều tôi muốn giao tiếp với bạn thì lại chỉ là ý nghĩ - đó đã từng là kinh nghiệm của thế giới bên ngoài, một vài lời nói hoặc những thứ khác hẳn đã được giao tiếp. Nhưng trải nghiệm này không phải của thế giới bên ngoài. Đó là chiêm nghiệm của con người đã trải nghiệm mọi điều. Đó là chiêm nghiệm của con người đã trải nghiệm mọi điều. Đó là nhận biết của người biết. Lừa dối là điều khó khăn.
Với kiến thức đã được thừa nhận, người biết và nhận biết là khác biệt, người nhìn và việc nhìn là riêng biệt, nhưng trong việc nhận biết bản thể ta thì chúng là không riêng biệt. Ở đó, người biết, việc biết và nhận biết là duy nhất. Cho nên ở đây lời nói quá vô dụng. Chúng không có ý nghĩa gì để sử dụng trong hoàn cảnh này. Sử dụng chúng như thế này là thổi phồng chúng trên khả năng của chúng, trên tiềm năng của chúng. Không có gì ngạc nhiên khi chúng trở nên què quặt và tẻ nhạt trong cuộc ganh đua này. Mặc dù chúng cho sự biểu hiện của cơ thể, dạng bên ngoài của sự thật thì chúng cũng không thể chạm được tới trung tâm của sự thật. Sự thật được biết đến chỉ khi lời nói không hiện diện.
Làm cách nào mà lời nói có thể biểu cảm sự thật? rằng những gì đạt được trong trạng thái vô nghĩ không thể bị giới hạn bởi nghĩ. Có cách nào để trói chặt bầu trời không? và chúng ta gọi nó là bầu trời nếu nó có thể được buộc chặt sao? Nhưng tại sao chúng ta không nghĩ về sự thật theo cách này? Và sự thật thì ít vô hạn và bao la hơn bầu trời sao?
Nếu bầu trời bị bó lại và mang ra bán ngoài chợ thì chẳng có ai đến đó để mua. Nhưng chúng ta cố để mua sự thật! Sự thật, Thượng đế và mosksha đều được bán ngoài chợ. Và những người bán không bị phê phán. Họ chỉ đơn giản là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngay khi có người mua, có khách hàng của sự thật thì sẽ không thể đóng cửa những cửa hàng bày bán sự thật đã được chế tạo ra. Tất cả các tổ chức và tất cả các môn phái vận hành dưới chiêu bài tôn giáo và biến thành các cửa hàng này. Bạn mua sự thật được chế tạo sẵn trong những cửa hàng đó. Không chỉ quần áo may sẵn được bày bán ở đó mà sự thật được chế tạo sẵn cũng được bày bán ở đó. Tôi không thể trao cho bạn sự thật được chế tạo sẵn. Sự thật được chế tạo sẵn đơn giản là không tồn tại.
Tôi nhớ lại câu chuyện. Một vị guru, một người thuyết giảng, có một lần đã hỏi môn đệ câu hỏi về sự  thật. Sau đó môn đệ trả lời và vị guru nói. “Đúng, đúng vậy”. Ngày hôm sau vị guru hỏi câu hỏi tương tự. Môn đệ nói mình đã trả lời câu hỏi đó vào ngày trước đó. Vị guru yêu cầu ông ta trả lời một lần nữa. Môn đệ đó đã lặp lại những gì ông ta đã nói ngày hôm trước, thế rồi vị guru nói, “Không! không!” Môn đệ đã ngạc nhiên và hỏi vị guru của mình, “Hôm qua thầy nói ‘đúng, đúng như vậy’, thế thì tại sao thầy lại nói ‘không’ vào ngày hôm qua?” bạn có biết vị guru đã trả lời thế nào không? Ông ta nói, “Hôm qua là ‘có’, hôm nay là ‘không’.
Ý nghĩa câu chuyện này là gì? bạn có hiểu nó không? ý nghĩa là ở chỗ, câu trả lời của môn đệ đã trở thành rập khuôn, nó bị giam hãm trong một khuôn mẫu cố định. Nó đã bị mất sự sống; nó là tê liệt. Nó trở thành một phần của ký ức. Đó không phải là nhận biết. Ký ức của chúng ta ngập đầy những câu trả lời vô nghĩa như vậy đến mức sự sống không thể xuất hiện vì tất cả những thi hài này.
Những người bạn của tôi, bạn phải đánh thức những kinh nghiệm chứ không phải hồi ức. Hồi ức là gánh nặng vô nghĩa; kinh nghiệm là sự giải thoát sống đọng. Sự thật không thể bị giam hãm bởi thuật ngữ, hoặc bởi bất kỳ định nghĩa cứng nhắc nào của một vài nhà triết lý, tôn giáo hoặc hệ tư tưởng. Chúng ta không mong đợi sự thật phù hợp với bất kỳ hệ tư tưởng nào, hoặc bất kỳ trường phái tư tưởng nào. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm giới hạn nó trong bất kỳ khuôn mẫu nào cũng là điều phù phiếm.
Không phải là chúng ta phải giam hãm sự thật, mà ngược lại, chúng ta phải tự giải phóng chúng ta. Con người đến với sự thật không phải là giới hạn nó, mà con đường đó là, chúng ta tự khám phá chính chúng ta. Đừng giam hãm sự thật; hãy tự tháo xiềng xích cho các bạn. Đây là con đường duy nhất để đạt được. Nhận biết về sự thật chỉ có thể thông qua trải nghiệm. Nó không thể được biết đến bởi vì bất kỳ phương diện nào khác ngoài tự-nhận biết hoặc tự trải-nghiệm. Trải nghiệm và trải nghiệm một mình là nhân tố quyết định.
Có một lần tôi ở bên thác nước. Tôi đã uống nước của nó và cảm thấy vị ngọt. Điều này cũng được áp dụng cho sự thật. Uống và nhận biết. Nó có hương vị mà bạn chỉ có thể biết nó bằng việc uống nó.
Sự thật không phải là sản phẩm kiến thức của bạn. Nó không phải là sự sáng tạo của bạn. Bạn không thể sản xuất ra nó. Không ai thực hiện; không ai có thể. Nó đã thực sự có đó. Bạn không thể mua nó ở bất kỳ đâu, nó đã có ở đó rồi. Thời điểm bạn mở mắt ra thì nó trở nên hữu hình; thời điểm bạn nhắn mắt nó trở nên vô hình. Nó giống như ánh sáng. Bạn không phải mua nó. Bạn chỉ phải mở mắt mình và sau đó sự thật xuất hiện với tất cả sự trong trắng của nó, với sự tinh khiết tuyệt vời của nó, với sự tràn đầy của bản chất nó - và nó chuyển hóa bạn. Để điều này là có thể thì vấn đề cốt lõi là bạn không được làm méo mó chính mình bởi những ý nghĩ cũ rích và vay mượn, vì bạn không chấp nhận phần còn lại của người khác. Bạn phải biết rằng sự sống không có chỗ cho những điều tầm thường và vô nghĩa.
Vậy thì tôi nên nói điều gì với bạn? Tôi sẽ không nói về sự thật. Vậy thì tôi nên nói về cái gì? tôi sẽ nói với bạn về việc làm cách nào mà sự thật có thể được nhận ra. Tôi sẽ không nói với bạn về ánh sáng nhưng sẽ nói với bạn làm cách nào có thể mở mắt mình và nhìn thấy ánh sáng. Tôi sẽ không nói tôi đang nhìn thấy gì mà tôi sẽ nói làm cách nào tôi nhìn thấy nó. Sự đơn độc đó có thể được nói. Và đó sẽ là may mắn lớn nhất của bạn đến mức ít nhất thì điều này cũng có thể được nói nhiều mà không có những ảnh hưởng tại hại nào.
Tôn giáo, tôn giáo thực sự không liên quan đến học thuyết về sự thật, đúng hơn là nó liên quan đến phương pháp nhận biết sự thật. Vì vậy mà tôi không nói bất kỳ điều gì về sự thật. Tôi không muốn để lộ nó trước khi chính bạn nhìn thấy nó. Tôi mong muốn để lộ nó trước khi chính bạn nhìn thấy nó. Tôi mong muốn mang bạn đến nơi mà chính bạn có thể biết nó, để chỉ ra nơi mà bạn có thể có cái nhìn về nó, đến điểm nóng chảy, nơi mà sự ngu dốt của bạn sẽ bốc hơi và bạn sẽ đối mặt với ngọn lửa của chính bản thể bạn.
Bây giờ chúng ta hãy nói về quá trình đó. Những người khát khao bước rên con đường tới sự thật nhận ra hai ô cửa mở ra với họ: ô cửa đầu tiên là nghĩ về sự thật; ô cửa khác là theo Sadhana để đạt sự thật. Ô cửa đầu tiên là con đường của logic; ô cửa thứ hai là của yoga. Con đường đầu tiên là tư duy về sự thật; con đường thứ hai là kỷ luật dẫn bạn tới việc đạt được nó. Nhưng theo quan điểm của tôi chỉ có duy nhất một ô cửa. Đối với tôi ô cửa khác không tồn tại, nó chỉ đơn giản là biểu hiển. Ô cửa khác chỉ là ảo ảnh.
Con đường nghĩ về sự thật không phải là con đường thực sự. Đó là ô cửa giả tạo và ảo ảnh, vì vậy mà nhiều người bị lạc lối. Thông qua ô cửa của nghĩ, bằng việc nghĩ về sự thật bạn sẽ không bao giờ tới được nơi đâu. Không nghi ngờ gì nữa, con đường này dẫn bạn đi chệch hướng, nó sẽ không đưa bạn tới bất kỳ đâu, hoặc không tới bất kỳ đích nào như vậy. Thậm chí sau khi bước một mình trên con đường này trong thời gian rất dài, bạn sẽ nhận ra rằng, bạn đang đứng ở cùng một nơi mà bạn đã xuất phát. Đó chỉ là sự khởi đầu; không có điểm kết thúc. Và sự khởi đầu của hành trình không điểm kết chỉ có thể là giấc mơ.
Nghĩ về sự thật, bạn sẽ làm gì? Làm thế nào để bạn nghĩ về sự thật? Bạn không thể nghĩ về cái gì đó không được biết đến. Làm sao để có thể nghĩ về điều không biết? mục đích của nó chỉ là địa hạt của biết. Nghĩ có thể đưa ra những vấn đề, nghĩ không thể giải quyết chúng. Bất kỳ ai theo đuổi nghĩ sẽ nhận ra rằng chính mình bị lạc trong hỗn loạn, và tâm trí của người đó sẽ kết thúc trong trạng thái điên khùng. Nhiều nhà tư tưởng bị điên mà không vì tai nạn nào. Đây là cực đỉnh của nghĩ, đó là đích cuối cùng của nó. Cách nghĩ không bao giờ là cách đạt được sự thật.
Tôi có nên kể cho bạn câu chuyện, một câu chuyện tuyệt vời không?
Ngày xửa ngày xưa có một người đi tìm kiếm điểm tận cùng của thế giới. Sau một hành trình dài, sau cuộc hành hương gần như không có giới hạn, ông ta đã tới ngôi đền bên ngoài có ghi dòng chữ “Đây là điểm tận cùng của thế giới”. Ông ta rất ngạc nhiên, không thể tin những gì ông ta thấy ở đó. Ông ta rất ngạc nhiên, không thể tin những gì ông ta thấy ở đó. Ông ta lại tiếp tục và trong một khoảng thời gian ngắn, ông ta đã tới nơi thế giới trở thành tận cùng. Vực sâu thăm thẳm trước mặt ông ta, không thể dò được, trống rỗng. Ông ta nhìn xuống dưới. Tuyệt đối không có gì ở đó. Hơi thở của ông ta trở nên gấp gáp và đầu ông ta quay cuồng. Ông ta quay lại và chạy thục mạng. Và ông ta không bao giờ quay lại để nhìn vào vực thẳm đó nữa.
Đây là câu chuyện về sự tận cùng của nghĩ. Nếu chúng ta nghĩ về sự thật thì chúng ta sẽ tiếp tục nghĩ và nghĩ và nghĩ, và chúng ta sẽ tới điểm mà nghĩ nhiều hơn nữa là điều không thể. Và đây là giới hạn tận cùng của nghĩ. Sẽ có không gian, sự trống rỗng vô cùng trước mặt chúng ta và tâm trí chúng ta sẽ từ chối không bước thêm một bước nào nữa.
Thời điểm đó xuất hiện trong quá trình của nghĩ nếu chúng ta mang ý nghĩ đến tận cùng. Đó là điều chắc chắn. Nếu chúng ta vẫn còn cảm thấy có một cái gì đó nữa để nghĩ về thì tôi bảo đảm rằng, bạn đã không tới điểm tận cùng. Khi không còn gì nữa để nghĩ về, tuyệt đối không có gì, và không bước chân về phía trước nào là có thể thì biết rằng điểm kết thúc đó là thực, rằng bạn đã tới ngôi đền, nơi là tận cùng của thế giới.
Nếu con người đã tới tận cùng của thế giới muốn hỏi tôi anh ta phải làm gì, bạn có thể tưởng tượng tôi sẽ cho anh ta lời khuyên như thế nào không? Tôi hẳn là không khuyên anh ta hãy bỏ chạy thật xa. Tôi muốn nói với anh ta rằng, kể từ lúc anh ta thực hiện hành trình cho đến bây giờ, hẳn là tốt hơn nếu anh ta thực hiện thêm một bước nữa, bước cuối cùng và là bước quan trọng nhất. Tôi hẳn sẽ đề nghị anh ta hãy táo bạo nhảy vào sâu thẳm, vào không gian trống rỗng trước mặt anh ta. Tôi hẳn là muốn nói với anh ta rằng, chỉ có bước cuối cùng này là cần thiết, và tôi hẳn sẽ đề nghị anh ta giữ trong tâm trí mình rằng, nơi tận cùng thế giới cũng là nơi vương quốc của Thượng đế bắt đầu.
Không có nơi nào quan trọng hơn nơi thế giới kết thúc, bởi vì ở nơi đó địa hạt của Thượng đế bắt đầu. Sự hiện hình của Thượng đế bắt đầu khi ý nghĩ tới điểm kết thúc. Khi ý nghĩ kết thúc, sự thật được nhận ra. Bạn phải cho phép ý nghĩ biến đi và nhảy vào không nghĩ. Từ lời nói bạn phải nhảy vào rỗng không, vào trống rỗng. Đây là con đường. Đây là lòng dũng cảm. Đây là sự ăn năn sám hối. Đây là Sadhana.
Nếu ở nơi mà bạn nhìn thấy sự hữu hình của Brahma, Vishnu và Mahesha, thì hãy nhận biết rằng bạn vẫn đang còn nghĩ. Nếu bạn nhìn thấy Mahavira, Đức Phật hoặc Krishna thì hãy nhận biết rằng bạn vẫn đang còn mơ những giấc mơ. Thế thì bạn vẫn chưa đạt tới điểm kết thúc thực sự. Điểm kết thúc thực sự là nơi không còn gì để nghĩ về, không còn gì để nhìn, không còn gì để biết. Chỉ sự trống rỗng của bạn còn giữ lại. Thực tế, bạn cũng không có đó. Chỉ sự rỗng không, chỉ sự trống rỗng là còn đó.
Bạn đang đứng ở điểm tận cùng của thế giới. Tâm trí bạn muốn quay trở về. Nó muốn làm như vậy với tất cả sức mạnh của nó. Ở thời điểm đó lòng can đảm là cần thiết, và bạn cần phải thực hiện thêm một bước nữa. Thêm một bước, một cú nhảy là đủ. Và mọi thứ được biến đổi. Vậy thì không còn nghĩ nữa. Thế thì chỉ còn sự nhận biết. Và thế rồi bạn biết.
Bạn biết khi bạn bỏ rơi toàn bộ việc biết; bạn nhìn thấy khi bạn từ bỏ toàn bộ việc nhìn. Và khi bạn dừng ở mọi hướng, vậy thì lần đầu tiên bạn thực sự là bạn. Sadhana là bước nhảy vào thung lũng của cái chết. Nhưng đó là con đường duy nhất để nhận ra sự bất tử. Không phải là nghĩ, và nhảy khỏi nghĩ là điều cần thiết. Và bước nhảy khỏi nghĩ đó là thiền. Hàng ngày tôi đều nói điều cốt lõi này. Nghĩ là những con sóng trên bề mặt đại dương của tâm thức. Chúng giống như những bọt bong bóng chóng vánh, tan biến ngay khi vừa hình thành. Nó chỉ ra bề mặt bối rối và bất an, những gì được tìm ra trong chúng thì lại không được tìm ra ở độ sâu bên dưới. Giữ nguyên với sóng bọt là vẫn giữ nguyên với cái bóng của nước. Tất cả mọi ý nghĩ là nông cạn, là hời hợt. Không nghĩ nào có thể là sâu, giống như không có sóng nào ở sâu dưới đại dương. Sóng chỉ có thể trên bề mặt và nghĩ cũng chỉ là trò chơi trên bề mặt của tâm thức. Đại dương không phải trong sóng, sóng trong đại dương. Không thể có sóng nào mà không có đại dương, nhưng có thể có đại dương mà không có sóng. Không thể có bất kỳ nghĩ nào mà không có tâm trí nhưng có thể có tâm thức mà không có ý nghĩ.
Tâm thức là suối nguồn, là dòng chảy. Nếu bạn ước ao biết nó thì bạn phải ra bên ngoài những con sóng. Bạn phải vượt lên sóng. Bạn không thể ngồi yên trên bờ. Kabir đã từng nói, “Tôi đã tìm kiếm, nhưng vẫn ngồi trên bờ một cách ngớ ngẩn”. Xin đừng ngồi trên bờ giống như Kabir. Bạn phải xa khỏi bờ. Bờ có đó chỉ để bạn nhảy vào đại dương.
Và cũng có thể rằng con người có thể không đứng nguyên trên bờ mà vẫn giữ nguyên nổi trên mặt sóng. Theo quan điểm của tôi, đây cũng là bờ. Bất kỳ điều gì dừng bạn không lặn xuống thì là bờ. Mọi người bơi trong ý nghĩ giống như thế này. Họ có ảo ảnh rằng họ đã rời bỏ nhưng thực tế không phải như vậy. Để thăm dò độ sâu của biển họ phải để sóng lại phía sau.
Khi Mahavira ra đi mãi mãi, ông ấy đã để lại thông điệp cho môn đệ yêu quý của mình là Gautama, người đã vắng mặt thời điểm đó. Ông ấy nói, “Hãy nói với Gautama, rằng ông ta đã băng qua dòng sông một cách rất tuyệt vời, nhưng hãy hỏi ông ta tại sao bây giờ ông ta lại bám chặt lấy bờ. Hãy nói với ông ta bỏ nó lại phía sau”. Bờ mà Mahavira đề cập đến là gì vậy? Tôi cũng đang nói đến bến bờ tương tự. Đó là bến bờ của nghĩ, đó là bờ của con người đang bơi trong nghĩ.
Sự thật đạt được bởi việc lặn mà không phải bơi. Bơi xảy ra trên bề mặt; lặn mang bạn xuống độ sâu không thể thăm dò. Có hai câu thơ rất tuyệt của Bihar: “Những người chìm một nửa thì chìm toàn bộ; những người chìm toàn bộ băng qua đại dương”.
Vậy thì bạn dự định làm gì? nếu bạn muốn băng qua đại dương, vậy thì lòng can đảm để ngập chìm chính bạn là tuyệt đối cần thiết. Tôi thuyết giảng cho bạn sự quan trọng của việc ngập chìm chính bạn, sao cho bạn có thể băng qua đại dương, sao cho bạn có thể là bạn thực sự.
Xem Chương 7 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post