Osho - Thiền định Mỗi tuần - Tuần 3. Nỗi lo sợ đặc biệt

Osho - Thiền định Mỗi tuần - Tuần 3. Nỗi lo sợ đặc biệt

Price:

Read more

Osho - Luận về Cuộc đời
Thiền định Mỗi tuần - Tuần 3. Nỗi lo sợ đặc biệt
Ngày 15 Tháng Giêng
Nỗi lo sợ đặc biệt
Khi bạn không biết chắc rằng nó là gì, bạn lo sợ, đó là sự lo sợ tích cực. Điều này có nghĩa là bạn đang tiếp cận với một điều gì đó chưa được biết đến.

Khi nỗi lo sợ của bạn hướng về một đối tượng cụ thể nào đó thì đó là nỗi lo sợ thông thường. Người ta lo sợ về cái chết – đó là nỗi lo sợ thiên hướng; chẳng có gì đặc biệt. Lo sợ về tuổi già, về bệnh tật, về thiên tai là những nỗi lo sợ thông thường, phổ biến, đại chúng. Nỗi lo sợ đặc biệt là nỗi lo sợ không vì một đối tượng nào cả, khi bạn không tìm ra được lý do nào cả. Nó khiến người ta thực sự hoảng sợ! Nếu bạn có thể tìm được lý do thì tâm hồn bạn lập tức hài lòng với lý do đó. Nếu bạn có thể trả lời được tại sao thì tâm hồn bạn có được một lời giải thích để bám chặt lấy.
Tốt hơn hết chúng ta nên nhìn thẳng vào sự việc mà không đặt câu hỏi tại sao. Một điều gì đó chưa được biết đến đang lảng vảng quanh bạn, nó sẽ lảng vảng quanh bất kỳ ai muốn tìm kiếm nó. Đây là nỗi lo sợ mà ai cũng phải vượt qua được. Tôi không có mặt ở đây để đưa ra lời giải thích về nó mà là để thúc đẩy bạn tìm hiểu nó. Tôi không phải là một nhà phân tâm học, tôi là một người ủng hộ thuyết hiện sinh. Tôi cố gắng giúp các bạn có được khả năng trải nghiệm càng nhiều điều càng tốt: tình yêu, lo sợ, tức giận, tham lam, bạo lực, từ bi, vẻ đẹp và vân vân. Bạn càng trải nghiệm bạn càng là người hoàn hảo.
Ngày 16 Tháng Giêng
Thể xác bị phân chia
Trong xã hội nguyên thủy, người ta chấp nhận sự tồn tại của thể xác. Người ta không chỉ trích hay phán xét nó. Không có sự phân chia giữa phần thượng và phần hạ. Mọi thứ luôn đơn giản.



Trong khi chấp nhận thể xác, yoga (thuyết du-già) vẫn chưa khám phá được đầy đủ về nó. Thuyết này khuyên bạn nên kiểm soát thể xác. Mọi hình thức kiểm soát đều là sự đè nén nên bạn đè nén và sau đó quên đi tất cả về sự đè nén này. Người ta cho rằng cơ hoành là nơi phân chia thể xác thành phần thượng và phần hạ.
Ngày bạn thoát ra khỏi sự đè nén, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự do, vô cùng sống động, vô cùng linh hoạt. Bạn sẽ cảm thấy như thể mình vừa được tái sinh. Thể xác bị phân chia của bạn sẽ được nối liền. Trong các bài giảng dạy thuộc các tín ngưỡng, người ta phân chia thể xác thành phần thượng và phần hạ. Họ cho rằng phần hạ là phần trần tục cần phải được đè nén, phần thượng là phần thiêng liêng cần được thăng hoa. Thực ra không phải thế. Thể xác chỉ là một, sự phân chia này là sự nguy hiểm; nó khiến bạn bị gián đoạn. Theo thời gian, bạn phủ nhận nhiều điều trong cuộc sống. Những gì bạn cố gắng tìm cách đẩy lùi nhất định sẽ quay trở lại với bạn vào một ngày nào đó. Nó sẽ quay trở lại dưới hình thức là một chứng bệnh.
Ngày nay một vài nhà nghiên cứu y học cho rằng bệnh ung thư chẳng phải là gì cả ngoại trừ việc nó là do trong tâm hồn có quá nhiều căng thẳng. Bệnh ung thư chỉ tồn tại trong những xã hội đầy căng thẳng. Xã hội càng văn minh thì bệnh ung thư càng phổ biến. Nó không thể tồn tại trong xã hội nguyên thủy bởi trong xã hội nguyên thủy người ta chấp nhận sự tồn tại của thể xác. Người ta không chỉ trích hay phán xét gì về nó. Không có sự phân chia giữa phần thượng và phần hạ. Mọi thứ luôn đơn giản.
Ngày 17 Tháng Giêng
Sự ngu muội
Khi tôi dùng từ ngu muội, tôi không muốn sử dụng nó theo chiều hướng tiêu cực, tôi không có ý nói về sự thiếu hiểu biết. Tôi muốn nói đến một cái gì đó rất cơ bản, rất thật, rất cụ thể. Đó là sự thật về chúng ta. Đó là bản chất của sự tồn tại bí ẩn này và nó luôn đẹp đẽ.



Mọi kiến thức đều thừa. Kiến thức là thứ không cần thiết. Kiến thức chỉ tạo ra cho chúng ta ảo tưởng rằng chúng ta đã biết. Nhưng sự thật thì chúng ta vẫn không biết. Bạn có thể sống cùng một ai đó trong suốt cuộc đời mình và nghĩ rằng bạn biết rõ người đó nhưng thực ra bạn vẫn không biết. Bạn có thể sinh ra một em bé và nghĩ rằng mình biết rõ về nó nhưng thực ra bạn vẫn không biết.
Bất kỳ điều gì chúng ta nghĩ rằng mình đã biết cũng đều là sự ảo tưởng rằng chúng ta đã biết. Nhưng sự thật thì chúng ta vẫn không biết. Bạn có thể sống cùng một ai đó trong suốt cuộc đời mình và nghĩ rằng bạn biết rõ người đó nhưng thực ra bạn vẫn không biết. Bạn có thể sinh ra một em bé và nghĩ rằng mình biết rõ về nó nhưng thực ra bạn vẫn không biết.
Bất kỳ điều gì chúng ta nghĩ rằng mình đã biết cũng đều là sự ảo tưởng. Một người nào đó hỏi bạn rằng “Nước là gì?” và bạn nói “H2O”.
Khi đó bạn chỉ đang chơi một trò chơi nào đó mà thôi. Bạn không biết H là gì và cũng chẳng biết O là gì. Bạn chỉ gọi tên nó mà thôi. Một người nào đó lại hỏi bạn rằng H là gì, bạn lại trả lời rằng nó là chất Hyđrô, rồi bạn tiếp tục với cấu trúc phân tử của nó, hạt điện tử của nó. Nhưng, một lần nữa bạn chỉ gọi tên nó thôi. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn. Nó chỉ được hoãn lại và vẫn còn đó trong bạn sự ngu muội vô cùng. Trước đây chúng ta không biết nước là gì; giờ đây chúng ta không biết hạt điện tử là gì nên chúng ta vẫn chưa có được sự hiểu biết nào cả. Chúng ta đã chơi trò này – trò chơi gọi tên, phân loại, phân nhóm – nhưng cuộc sống vẫn là một chuỗi dài bí ẩn. Sự ngu muội đến mức không gì có thể đẩy lùi được nó. Khi bạn có thể thấu hiểu được nó, bạn có thể sống thanh thản cùng với nó. Nó rất đẹp, rất nhẹ nhàng... vì không có nơi nào để bạn đến cả. Bạn không cần phải tìm kiếm bất kỳ thứ gì vì bạn chẳng thể biết được bất kỳ thứ gì. Sự ngu dốt luôn phổ quát, cơ bản và rất thật. Nó bao la và sâu thẳm.
Ngày 18 Tháng Giêng
Phía sau sự tức giận
Bạn hãy biến đổi sự tức giận thành sự sáng tạo, sự thay đổi lớn lao sẽ xuất hiện trong bạn. Ngày mai bạn sẽ không phải hối tiếc vì sự tức giận của mình.



Trong số 100 người tức giận có 50% tức giận là do sinh lực sáng tạo của họ không được vận dụng. Vấn đề của họ không phải là sự tức giận nhưng họ vẫn cho rằng vấn đề của họ chính là sự tức giận. Khi một vấn đề được chẩn đoán một cách chính xác, một nửa sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Bạn hãy tập trung sinh lực của mình vào việc sáng tạo. Bạn hãy quên đi sự tức giận, hãy phớt lờ nó đi. Bạn hãy đưa sinh lực của mình hướng về sự sáng tạo. Bạn hãy đắm mình vào những gì bạn yêu thích. Thay vì biến sự tức giận thành một rắc rối của bản thân, bạn hãy để sự sáng tạo trở thành đối tượng chiêm nghiệm của mình. Bạn hãy biến đổi sự tức giận thành sự sáng tạo, sự thay đổi lớn lao sẽ xuất hiện trong bạn. Ngày mai bạn sẽ không phải hối tiếc vì sự tức giận của mình.
Ngày 19 Tháng Giêng
Sự tự phát
Dù làm gì bạn cũng nên hành động một cách trọn vẹn. Nếu bạn thích đi dạo, tốt thôi, bạn hãy đứng lên và đi dạo. Nếu đột nhiên bạn nhận thấy rằng mình không còn muốn bước đi nữa, bạn hãy ngồi xuống ngay; đừng bước thêm một bước nào để chống lại ý muốn của mình.



Dù điều gì có xảy ra, bạn hãy chấp nhận nó và vui với nó; đừng gượng ép. Nếu bạn muốn nói, bạn hãy nói. Nếu bạn muốn im lặng, bạn hãy im lặng – hãy làm theo ý muốn của mình. Đừng gượng ép chính mình dù chỉ trong một giây một phút vì một khi bạn gượng ép một thứ gì đó bạn sẽ phân chia nó, tạo ra xung đột trong chính nó và điều đó sẽ tạo ra mọi rắc rối, cuộc sống của bạn sẽ trở thành những phân mảnh.
Nhân loại đều mắc chứng tâm thần phân liệt vì chúng ta luôn được dạy rằng cần phải gượng ép ở một hình thức nào đó. Một phần trong bạn muốn bật cười, phần còn lại không cho phép bạn bật cười. Hai phần này bị tách rời và con người bạn luôn bị phân chia, phân mảnh. Bạn tạo ra người thắng và người thua, người trên và người dưới, phần thượng và phần hạ, nên xung đột luôn tồn tại. Vết rạn này ngày một rộng thêm. Vấn đề ở đây là làm thế nào để nối liền nó, để không còn tạo thêm nó nữa. Phái Thiền có một câu nói rất hay: Muốn ngồi, hãy ngồi. Muốn đi, hãy đi. Trên hết, đừng do dự.
Ngày 20 Tháng Giêng
Giữ lại
Tại sao chúng ta phải giữ lại? Chúng ta sợ nếu không giữ lại, nếu cho đi tất cả, chúng ta sẽ chẳng còn gì để cho đi. Thế nên chúng ta chỉ cho đi một phần; chúng ta vẫn đu đưa củ cà rốt. Chúng ta muốn mình luôn bí ẩn.



Bạn không cho phép người khác bước vào cuộc đời mình để biết rõ về bạn bởi bạn e rằng khi người đó đã biết rõ về bạn, người đó sẽ không còn quan tâm gì đến bạn nữa. Bạn giữ lại một góc cho riêng mình để người khác không ngừng đặt câu hỏi “Góc khuất kia là gì nhỉ?”. Mọi người không ngừng tìm kiếm, thuyết phục, rủ rê... Tương tự như thế, mọi người cũng giữ lại một phần cho riêng mình.
Chúng ta thích sự bí ẩn, thích sự chưa biết. Khi chúng ta biết, mọi việc kết thúc! Một tâm hồn hiếu kỳ sẽ luôn nghĩ về người khác. Đây là điều đã xảy ra với hàng triệu đôi vợ chồng: Khi họ biết về nhau một cách hoàn toàn – mọi việc kết thúc!
Ngày 21 Tháng Giêng
Hãy như một đứa trẻ
Chúng ta khác nhau về vẻ ngoài nhưng phần sâu thẳm bên trong không khác nhau. Phần hữu hình khác nhau nhưng phần vô hình luôn là một.



Có một câu tục ngữ nói rằng “Ai nghĩ rằng mình biết, người đó vẫn không biết”. Chính ý tưởng rằng bạn đã biết không cho phép bạn biết. Giống như một đứa trẻ, mắt bạn luôn thấm đẫm những băn khoăn. Thật khó có thể xác định được suy nghĩ trong bạn là của bạn hay do người khác tiêm nhiễm vào. Bạn không cần phải lo lắng vì về cơ bản tâm hồn luôn là một. Tâm hồn nhân loại là một tâm hồn phổ quát toàn cầu.
Chúng ta khác nhau về vẻ ngoài nhưng phần sâu thẳm bên trong không khác nhau. Phần hữu hình khác nhau nhưng phần vô hình luôn là một. Khi bạn thư giãn, tĩnh lặng bạn sẽ nhận thấy rằng những suy nghĩ đó không đến từ đâu cả. Chúng đến từ sâu thẳm trong tâm hồn bạn, đó cũng là sâu thẳm của tâm hồn nhân loại.

Ads Belove Post