Osho - Thiền định Mỗi tuần - Tuần 28. Trông chờ điều có thể

Osho - Thiền định Mỗi tuần - Tuần 28. Trông chờ điều có thể

Price:

Read more

Osho - Luận về Cuộc đời
Thiền định Mỗi tuần - Tuần 28. Trông chờ điều có thể

Ngày 9 Tháng Bảy
Thuật giả kim
Chiêm nghiệm thiền định là thuật giả kim; nó thay đổi toàn bộ tâm hồn bạn. Nó đẩy lùi mọi giới hạn, mọi hạn hẹp; nó làm cho bạn trở nên sâu rộng hơn.

Sự chiêm nghiệm thiền định giúp bạn tống khứ mọi giới hạn: những giới hạn của tín ngưỡng, quốc gia, chủng nòi. Sự sáng suốt không những giúp bạn tống khứ mọi sự vây hãm của mọi hệ tư tưởng mà còn giúp bạn vượt qua được mọi giới hạn về thể chất và tâm hồn.
Thể xác chỉ là ngôi nhà của bạn; bạn không ở trong đó. Tâm hồn chỉ là một cơ cấu được vận dụng. Nó không phải là ông chủ; nó là kẻ phục vụ. Khi bạn ý thức được rằng bạn không phải là thể xác cũng chẳng phải là tâm hồn, khi đó bạn bắt đầu phát triển, phát triển ngày một sâu rộng thêm – như đại dương, như bầu trời. Sự thay đổi đó sẽ tạo ra sự huy hoàng cho bạn.
Ngày 10 Tháng Bảy
Trông chờ điều có thể
Khi bạn trông chờ điều có thể, điều không thể cũng có thể xảy ra. Khi bạn trông chờ điều không thể, điều có thể cũng khó có thể xảy ra.

Có hai loại người: loại sinh lực thấp và loại sinh lực cao. Sinh lực cao không phải là tốt và sinh lực thấp không phải là xấu. Người sinh lực thấp di chuyển rất chậm chạp. Họ không nhảy nhót, họ không bộc phát. Họ phát triển như một nhánh cây. Họ tốn nhiều thời gian hơn, nhưng sự phát triển của họ ổn định hơn, chắc chắn hơn và việc té ngã là việc khó có thể xảy ra. Khi họ đạt được thứ gì đó không dễ dàng đánh mất nó.
Người có sinh lực cao thường di chuyển nhanh nhẹn. Họ nhảy nhót. Họ thường mọi việc một cách nhanh chóng. Đó là điều tốt, nhưng có một rắc rối xảy ra cho họ: Họ có thể dễ dàng đánh mất những gì họ đạt được giống như khi họ đạt được nó. Họ dễ dàng vấp ngã vì họ di chuyển quá nhanh, họ không phát triển. Sự phát triển phải xuất hiện đúng thời điểm, đúng vụ mùa bởi mùa màng luôn đến chầm chậm.
Người có sinh lực thấp sẽ bị hạ gục trong sự cạnh tranh của thế giới. Họ luôn luôn bị bỏ lại phía sau. Họ luôn bị loại bỏ, bị chèn ép. Nhưng đối với sự phát triển tâm hồn thì họ có thể phát triển tốt hơn so với người có sinh lực cao bởi họ có thể chờ đợi, có thể kiên nhẫn. Họ không nôn nóng, không vội vã. Họ không chờ đợi thứ gì xảy ra tức thì. Sự mong đợi của họ không bao giờ là điều không thể; họ chỉ trông chờ điều có thể.
Ngày 11 Tháng Bảy
Đốt cầu
Việc đốt những cây cầu nối liền với quá khứ là việc tốt. Khi đó chúng ta có thể luôn giữ được sự sống động, sự thanh khiết và không bao giờ đánh mất thời thơ ấu của mình. Nhiều khi chúng ta phải đốt bỏ tất cả các cây cầu để được trong trắng, để được quay trở về điểm khởi đầu.

Khi bạn khởi đầu một việc gì đó, khi đó bạn là một đứa bé. Khi bạn nghĩ rằng bạn đã đến nơi, đó là lúc bạn cần đốt bỏ mọi chiếc cầu nối liền với quá khứ, nếu không sự cứng nhắc đã được thiết lập trong tâm hồn bạn. Lúc này bạn trở thành một món hàng được bày bán giữa thương trường. Bất cứ ai muốn trở nên sáng tạo cũng phải quên đi những ngày đã qua trong quá khứ. Thực ra, họ cần phải quên đi từng khoảnh khắc đã qua bởi sự sáng tạo luôn đòi hỏi sự tái sinh liên tục. Nếu bạn không được tái sinh, bất kỳ thứ gì bạn tạo ra cũng chỉ là sự lặp đi lặp lại những điều xưa cũ. Nếu bạn được tái sinh, những điều mới mẻ mới có thể xuất hiện trong bạn.
Sự thật là: ngay cả những nghệ sĩ, những thi sĩ, những họa sĩ trứ danh nhất cũng tiến đến một điểm mà tại đó họ liên tục lặp đi lặp lại chính mình. Đôi khi tác phẩm đầu tiên của họ lại là tác phẩm vĩ đại nhất của họ. Kahlil Gibran đã viết tác phẩm The Prophet khi ông ta mới được hai mươi hay hai mươi mốt tuổi gì đó và đó là tác phẩm tuyệt vời cuối cùng của ông. Ông đã viết nhiều cuốn sách khác, nhưng không cuốn nào đạt được đỉnh cao như tác phẩm đầu tiên của ông. Vì một lý do nào đó thật tinh vi, ông vô tình lặp đi lặp lại tác phẩm này.
Thế nên một nghệ sĩ, một họa sĩ, một nhạc sĩ hoặc một vũ công, những người phải sáng tạo những điều mới mẻ qua từng ngày là những người cần phải hoàn toàn quên đi ngày hôm qua, không mảy may nhớ về nó nữa. Khi mọi thứ cũ kỹ đã được tẩy trừ thì sự sáng tạo tự nhiên xuất hiện.
Ngày 12 Tháng Bảy
Con tim bị bỏ quên
Chúng ta bỏ qua con tim mình để trực tiếp đến với lí trí. Chúng ta đã chọn lối đi tắt. Chúng ta bỏ quên con tim mình vì chúng ta cho rằng con tim là một cái gì đó rất nguy hiểm.

Con tim là một đối tượng không thể kiểm soát được và chúng ta luôn sợ hãi những điều mà chúng ta không thể kiểm soát được. Lý trí có thể kiểm soát được. Lý trí nằm trong chính bạn, nó nằm trong tay bạn, bạn có thể kiểm soát được nó. Con tim to lớn hơn bạn, lý trí nằm trong bạn. Khi con tim tỉnh giấc, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nhận thấy rằng bạn vô cùng nhỏ bé so với nó. Con tim luôn bao la, luôn to lớn hơn bạn. Chúng ta luôn lo sợ về việc bị lạc lối trong một cái gì đó quá bao la.
Chức năng của con tim luôn vô cùng bí ẩn và sự bí ẩn tự nhiên sẽ khiến người ta e sợ. Ai là người biết được điều gì sẽ xảy ra? Ai là người sẽ đối mặt với những gì sẽ xảy ra? Chúng ta không thể sẵn sàng đối mặt với những gì xảy ra nếu chúng ta bỏ quên con tim của mình. Khi con tim tỉnh giấc, mọi việc diễn ra một cách không mong đợi. Sự kỳ lạ là bản chất của con tim nên nhân loại đã quyết định bỏ quên nó, không động chạm đến nó, họ quyết định thẳng tiến về lý trí mà không qua con tim, tiếp xúc cùng thực tại bằng lý trí.
Ngày 13 Tháng Bảy
So sánh
Tôi đề nghị rằng bạn hãy vui với âm nhạc, thơ ca, thiên nhiên nhưng bạn cần tránh đừng bị phân tích, đừng chỉ trích hay nhận định nó. Đừng so sánh vì sự so sánh chỉ là điều phù phiếm.

Đừng so sánh hoa hồng với cúc vạn thọ. Cả hai đều là hoa nên rõ ràng là chúng có nhiều điểm giống nhau, nhưng đó là nơi mọi sự tương đồng đều kết thúc. Chúng cũng mang tính độc đáo duy nhất. Cúc vạn thọ là cúc vạn thọ... màu vàng của nó... màu vàng không ngừng nhảy nhót. Hoa hồng là hoa hồng... màu hồng của nó... sự sống động của nó. Cả hai đều là hoa nên bạn có thể tìm được nhiều điểm tương đồng giữa chúng, nhưng việc cố gắng phân tích khảo sát chúng lại là việc vô ích, phù phiếm. Bạn có thể quên đi sự độc đáo của chúng, sự độc đáo là vẻ đẹp. Có nhiều người vẫn không ngừng tìm kiếm điểm tương đồng; đâu là điểm giống nhau giữa Kinh Co-ran và Kinh Thánh, đâu là điểm giống nhau giữa Kinh Co-ran và Kinh Thánh, đâu là điểm giống nhau giữa Kinh Thánh và Kinh Vê-đa. Đây là những người ngu ngốc; họ hoang phí thời gian của họ và cũng sẽ hoang phí thời gian của người khác. Bạn hãy tránh xa việc so sánh bởi việc so sánh sẽ khiến cho bất kỳ thứ gì bạn quan sát trở thành tầm thường.
Jesus đã biến nước thành rượu vang. Đó là điều kỳ diệu của thơ ca: biến nước thành rượu vang. Những ngôn từ bình thường này khi xuất hiện trong thơ ca khiến người ta phải say khướt. Nhưng rồi có những chuyên gia có thể thực sự biến nước thành rượu vang. Họ là những người chống-đối-Chúa! Bạn đừng làm điều đó. Ngay cả khi bạn có thể biến nước thành rượu vang, tốt nhất bạn cũng không nên làm điều đó.
Ngày 14 Tháng Bảy
Sự bất diệt
Sự bất diệt không phải là sự liên tiến của thời gian một ca1mch mãi mãi. Đó là ý nghĩa trong từ điển: mãi mãi và mãi mãi. Nhưng sự mãi mãi cũng là một phần gắn liền với thời gian, thời gian được kéo dài, nó vẫn là thời gian.

Sự bất diệt không thuộc phạm vi của thời gian.
Khoảnh khắc hiện tại là cánh cửa hướng tới sự bất diệt. Quá khứ và tương lai là một phần của thời gian. Hiện tại không phải là một phần của thời gian, hiện tại chỉ là yếu tố xuất hiện giữa quá khứ và tương lai. Nếu bạn hoàn toàn tỉnh táo bạn mới có thể sống cùng hiện tại; nếu không bạn chẳng bao giờ biết được hiện tại là gì. Nếu bạn không tỉnh táo nó đã biến mất, nó đã trở thành quá khứ, nó trôi đi rất nhanh chóng.
Giữa quá khứ và tương lai luôn có một cánh cửa, một khoảng cách, một sự gián đoạn – hiện tại – đó là cánh cửa hướng tới sự bất diệt. Chỉ trong sự bất diệt niềm vui sướng mới có thể xuất hiện: trong thời gian chúng ta chỉ có thể có được sự hài lòng hoặc sự đau khổ nhưng cả hai là phù du. Bản chất của chúng không khác nhau. Sự đau khổ đến rồi lại đi, sự hài lòng đến rồi lại đi, cả hai đều là thoáng qua, là phù du. Chúng chỉ diễn ra nhất thời, chúng chỉ là những bọt bóng.
Niềm vui sướng không có sự đối ngẫu. Nó không có sự đối ngẫu giống như sự đối ngẫu giữa sự hài lòng và đau khổ, giữa ngày và đêm. Nó không hề biết đến yếu tố đối nghịch. Bạn hãy cố gắng sống cùng hiện tại. Đừng để mình bị níu kéo bởi quá khứ hoặc tương lai. Khi nào bạn nhận thấy mình bị níu kéo bởi ký ức, bởi sự tưởng tượng, bạn hãy chủ động quay trở lại với hiện tại, quay trở lại với nơi bạn đang ở, quay trở lại với thời khắc bạn đang tồn tại, quay trở lại với con người thật của mình. Đức Phật gọi đó là sự tự níu kéo chính mình; trong sự níu kéo đó dần dần bạn sẽ hiểu được sự bất diệt là gì.
Ngày 15 Tháng Bảy
Điểm trung lập
Chúng ta đã quá quen thuộc với việc lên và xuống. Khi chúng ta lên, chúng ta cảm thấy vui; khi chúng ta xuống, chúng ta cảm thấy buồn. Nhưng chỉ tại điểm giữa chúng ta mới không lên cũng chẳng xuống; đó là điểm trung lập, điểm vô tính.

Đôi khi điểm trung lập này khiến chúng ta phải hoảng sợ vì nếu chúng ta cảm thấy buồn thì chúng ta biết rõ nỗi buồn này là gì; nếu chúng ta vui thì chúng ta biết rõ niềm vui này là gì. Nhưng khi chúng ta không cảm thấy buồn cũng chẳng cảm thấy vui, khi đó chúng ta hoảng sợ. Nhưng điểm trung lập này rất đẹp đẽ. Nếu bạn chấp nhận nó, nó sẽ cho bạn sự sáng suốt vô cùng về cuộc sống của mình. Khi tinh thần bạn đi lên nó sẽ quấy rối bạn, nó sẽ khiến bạn phát sốt, khiến bạn bồn chồn. Khi tinh thần bạn đi xuống, bạn cũng bị quấy rối theo chiều hướng tiêu cực. Khi tinh thần bạn đi lên, bạn muốn bám chặt lấy trạng thái đó; khi tinh thần bạn đi xuống, bạn muốn tránh xa trạng thái đó. Nhưng khi tinh thần bạn dừng lại ở điểm giữa, ở điểm trung lập, thì mọi sự bồn chồn khắc khoải đều biến mất.
Qua điểm trung lập chúng ta có được sự sáng suốt vô cùng về bản thân mình vì khi đó tất cả đều trở nên hoàn toàn yên lặng. Khi đó không hề tồn tại niềm hạnh phúc cũng chẳng có sự đau khổ, mọi tiếng ồn ào đều biến mất chỉ còn lại sự tĩnh lặng tuyệt đối. Đức Phật đã nói nhiều về điểm trung lập này cùng các đệ tử của mình. Đây là yếu tố bắt buộc, mọi người phải đạt được trạng thái này rồi sau đó mọi điều tốt đẹp sẽ xuất hiện. Đức Phật gọi đây là sự trung lập.

Ads Belove Post