Read more
Buông xuôi bản chất xảy ra bên trong
bạn. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì ai bên ngoài bạn cả. Buông xuôi cơ bản là
thảnh thơi, tin cậy - cho nên đừng bị lầm bởi lời nói. Về mặt ngôn ngữ, buông
xuôi có nghĩa là buông xuôi theo ai đó, nhưng về mặt tôn giáo, buông xuôi đơn
giản có nghĩa là tin cậy, thảnh thơi. Nó là thái độ chứ không phải là hành
động: bạn sống qua tin cậy.
Để tôi giải thích. Bạn bơi trong nước,
bạn ra sông và bơi. Bạn làm gì? - bạn tin cậy vào nước. Người bơi giỏi tin cậy
đến mức người đó gần như trở thành một với sông. Người đó không tranh đấu,
người đó không níu bám vào nước, người đó không cứng nhắc và căng thẳng. Nếu
bạn cứng nhắc và căng thẳng, bạn sẽ bị chìm, nếu bạn thảnh thơi, sông sẽ lo
cho.
Đó là lí do tại sao bất kì khi nào bất
kì ai chết đi, xác chết nổi trên nước. Đây là phép màu. Ngạc nhiên làm sao!
Người sống bị chết và chết đuối bởi sông còn người chết đơn giản nổi trên mặt
nước. Điều gì đã xảy ra? Người chết biết bí mật nào đó về sông mà người sống
không biết. Người sống tranh đấu. Sông là kẻ thù. Người đó sợ, người đó không
thể tin cậy được. Nhưng người chết, không có đó, làm sao người đó có thể tranh
đấu được? Người chết hoàn toàn thảnh thơi, không căng thẳng - bỗng nhiên thân
thể nổi lên, sông lo cho. Không sông nào có thể nhấn chìm được người chết.
Tin cậy có nghĩa là bạn không tranh
đấu. Buông xuôi có nghĩa là bạn không nghĩ cuộc sống như kẻ thù mà như người
bạn. Một khi bạn tin cậy vào sông, bỗng nhiên bạn bắt đầu tận hưởng. Vui vẻ cực
kì phát sinh: vung vẩy, bơi lội, hay nổi hay lặn sâu. Nhưng bạn không tách rời
khỏi sông, bạn hội nhập, bạn trở thành một với nó.
Buông xuôi có nghĩa là sống trong cuộc
sống theo cùng cách như người bơi giỏi bơi trong sông. Cuộc sống là sông - hoặc
bạn có thể tranh đấu hoặc bạn có thể nổi. Hoặc bạn có thể đẩy sông và cố gắng
đi ngược dòng hoặc bạn có thể nổi với sông và đi bất kì nơi nào sông đưa bạn tới.
Buông xuôi không hướng tới ai đó, nó
đơn giản là cách sống. Thượng đế không cần phải buông xuôi vào ai cả. Có những
tôn giáo tin vào Thượng đế, có những tôn giáo không tin vào Thượng đế - nhưng
tất cả các tôn giáo đều tin vào buông xuôi, cho nên buông xuôi là Thượng đế
thực.
Thậm chí khái niệm về Thượng đế cũng có
thể vứt bỏ đi được. Phật giáo không tin vào bất kì Thượng đế nào, Jaina giáo
không tin vào bất kì Thượng đế nào, nhưng chúng đều là các tôn giáo. Ki tô giáo
tin vào Thượng đế, Mô ha mét giáo tin vào Thượng đế, Sikh giáo tin vào Thượng
đế; chúng cũng là tôn giáo. Ki tô giáo dạy buông xuôi vào Thượng đế, Thượng đế
chỉ là cái cớ để buông xuôi. Đó là sự giúp đỡ vì cũng khó cho bạn buông xuôi
không theo đối tượng nào cả. Đối tượng chỉ là cái cớ để cho nhân danh Thượng đế
bạn có thể buông xuôi. Phật giáo nói đơn giản buông xuôi - không có Thượng đế.
Bạn thảnh thơi. Vấn đề không phải là đối tượng nào đó, vấn đề là cái chủ quan
của riêng bạn. Thảnh thơi, không tranh đấu, chấp nhận.
Niềm tin vào Thượng đế là không cần
thiết. Trong thực tế, từ ‘niềm tin’ là xấu: nó không chỉ ra tin cậy, nó không
chỉ ra tin tưởng. Niềm tin gần như ngược với tin tưởng. Từ ‘niềm tin’ - belief
có gốc ‘lief’ - sẵn lòng: ‘lief’ có nghĩa là ham muốn, ước muốn. Bây giờ để tôi
giải thích điều đó cho bạn. Bạn nói, “Tôi tin vào Thượng đế, đấng từ bi” - bạn
đang định nói đích xác điều gì? Bạn đang nói, “Tôi ước ao có một Thượng đế là
người từ bi.” Bất kì khi nào bạn nói, “Tôi tin,” bạn đều nói, “Tôi ham muốn
mãnh liệt” - nhưng bạn không biết.
Nếu bạn biết, chẳng có vấn đề gì về
niềm tin cả. Bạn có tin vào cây cối ở đây không? Bạn có tin vào mặt trời vẫn
mọc vào mọi sáng không? Bạn có tin vào những vì sao không? Không có vấn đề về
niềm tin. Bạn biết rằng mặt trời có đó, rằng cây cối có đó. Không ai tin vào
mặt trời cả; nếu có người tin như thế, bạn sẽ nói người đó điên. Nếu ai đó tới
và nói, “Tôi tin vào mặt trời,” và cố gắng chuyển đổi bạn, bạn sẽ nói, “Anh
điên rồi!”
Tôi đã từng nghe một giai thoại:
Một bà nào đó, Bà Lewis, được bổ nhiệm
làm đại sứ Mĩ tại Italia. Bà ấy gần đây mới được cải đạo Cơ đốc, và tất nhiên,
khi người ta mới được cải đạo, họ rất nhiệt tình. Và bà ấy làm phiền mọi người.
Bất kì ai bà ấy tiếp xúc, bà ấy đều cố gắng làm cho người ấy thành người Cơ đốc
giáo.
Câu chuyện xảy ra khi bà ấy tới Italia
như một đại sứ, bà ấy tới gặp giáo hoàng. Một cuộc thảo luận dài tiếp theo, nó
cứ kéo dài mãi. Một phóng viên báo chí lẻn vào thật gần để nghe lỏm điều gì
đang diễn ra. Giáo hoàng chưa bao giờ để nhiều thời gian như thế với bất kì ai,
và cuộc thảo luận dường như rất sôi nổi và nhiệt tình. Điều gì đó đang diễn ra.
Khi giáo hoàng nói chuyện lâu như thế với vị đại sứ của một quốc gia giầu có
nhất và mạnh nhất trên thế giới, phải có tin tức gì đó đang xảy ra.
Chỉ để nghe lỏm người đó tới gần hơn
nữa. Người đó có thể nghe được mỗi một câu. Giáo hoàng đang nói ấp úng trong
tiếng Anh, “Thưa bà, bà không hiểu tôi. Tôi đã là người Cơ đốc giáo rồi!”
Bà ấy đang cố gắng cải đạo cho giáo
hoàng!
Nếu ai đó tới và nói với bạn, “Tin mặt
trời đi,” bạn sẽ nói, “Tôi đã là người Cơ đốc giáo rồi. Tôi đã tin rồi. Anh
không phải lo nghĩ về điều đó.” - bởi vì bạn biết
Ai đó hỏi Sri Aurobindo, “Ông có tin
vào Thượng đế không?” Ông ta nói, “Không.” Tất nhiên người hỏi rất choáng váng.
Người đó đến từ rất xa xôi, từ Đức, và người đó là người tìm kiếm lớn về Thượng
đế và người đó hi vọng nhiều lắm, thế mà con người này lại đơn giản nói không
thẳng thừng. Người đó nói, “Nhưng tôi tưởng rằng ông đã biết ngài.” Aurobindo
nói, “Đúng, tôi đã biết ngài, nhưng tôi không tin vào ngài.”
Một khi bạn biết, phỏng có ích gì mà
tin? Tin là trong dốt nát. Nếu bạn biết, bạn biết. Và cũng là tốt nếu bạn không
biết, biết rằng bạn không biết. Tin có thể lừa dối bạn. Tin có thể tạo ra bầu
không khí trong tâm trí bạn nơi mà không có việc biết, bạn bắt đầu nghĩ rằng
bạn biết. Tin là không tin cậy, và bạn càng nói mạnh rằng bạn tin một cách toàn
bộ, bạn càng sợ hoài nghi bên trong bạn.
Tin cậy không biết tới hoài nghi. Tin
chỉ là kìm nén hoài nghi; nó là ham muốn. Khi bạn nói, “Tôi tin vào Thượng đế,”
bạn nói, “Tôi không thể sống thiếu Thượng đế. Sẽ rất khó tồn tại được trong
bóng tối này, bị bao quanh bởi cái chết, không một khái niệm về Thượng đế.”
Khái niệm đó có ích. Người ta không cảm thấy đơn độc, người ta không cảm thấy
không được bảo vệ, bất ổn - do đó mới tin.
Martin Luther đã viết, “Thượng đế của
tôi là một pháo đài lớn.” Những lời này không thể tới từ người tin cậy: “Thượng
đế của tôi là một pháo đài lớn” sao? Martin Luther dường như đang đề phòng.
Thậm chí Thượng đế cũng chỉ là pháo đài để bảo vệ bạn, để làm cho bạn cảm thấy
an toàn sao? Thế thì đấy là từ cái sợ. Việc nghĩ rằng “Thượng đế là pháo đài
lớn của tôi” phát sinh từ sợ hãi, không phải từ tình yêu. Nó không phải là tin
cậy. Sâu bên dưới còn có hoài nghi và sợ hãi.
Tin cậy là đơn giản. Nó giống như đứa
trẻ tin cậy vào mẹ mình. Không phải là nó tin, tin còn chưa đi vào. Bạn có thời
đã là đứa trẻ nhỏ. Bạn tin vào mẹ bạn hay bạn tin cậy vào mẹ bạn? Hoài nghi còn
chưa nảy sinh, cho nên đâu là vấn đề về tin? Tin chỉ tới khi hoài nghi đã đi
vào; hoài nghi tới trước. Về sau, để kìm nén hoài nghi, bạn bắt giữ niềm tin.
Tin cậy là khi hoài nghi đã biến mất, tin cậy là khi hoài nghi không có đó.
Chẳng hạn, bạn thở. Bạn hít vào, rồi
bạn thở ra: liệu bạn có sợ việc thở ra không bởi vì ai biết được, nó có thể tới
nữa, nó có thể không tới nữa? Bạn tin cậy. Bạn tin cậy rằng nó sẽ tới. Tất
nhiên chẳng có lí do gì để tin cậy cả. Lí do là gì? Tại sao nó phải tới nữa?
Nhiều nhất bạn có thể nói rằng trong quá khứ nó đã xảy ra như vậy, nhưng điều
đó không phải là đảm bảo. Nó có thể không xảy ra trong tương lai. Nếu bạn trở
nên sợ hãi việc thở ra bởi vì nó có thể không tới nữa, thế thì bạn sẽ giữ việc
hít vào của mình. Đó là điều niềm tin là gì: níu bám, ôm giữ. Nhưng nếu bạn giữ
việc hít vào, mặt bạn sẽ tím lại và bạn sẽ cảm thấy ngạt thở. Và nếu bạn cứ làm
điều đó, bạn sẽ chết.
Tất cả các niềm tin đều bóp nghẹt và
tất cả các niềm tin đều giúp bạn không sống thực sự. Chúng làm u mê bản thể
bạn.
Bạn thở ra, bạn tin cậy vào cuộc sống.
Từ Phật giáo ‘niết bàn’ đơn giản có nghĩa là thở ra, tin cậy. Tin cậy là hiện
tượng rất, rất hồn nhiên. Niềm tin là của cái đầu, tin cậy là của trái tim.
Người ta đơn giản tin cậy vào cuộc sống bởi vì bạn xuất phát từ cuộc sống, bạn
sống trong cuộc sống và bạn sẽ trở lại với cội nguồn. Không có sợ. Bạn được
sinh ra, bạn sống, bạn sẽ chết; đấy là bánh xe. Cùng cuộc sống đã cho bạn cuộc
sống thì bao giờ cũng có thể cho bạn nhiều cuộc sống hơn, cho nên tại sao phải
sợ?
Tại sao níu bám lấy niềm tin? Niềm tin
là do con người tạo ra, tin cậy là do Thượng đế tạo ra. Niềm tin là triết lí,
tin cậy chẳng liên quan gì tới triết lí cả. Tin cậy đơn giản chỉ ra rằng bạn
biết tình yêu là gì. Nó không phải là khái niệm về Thượng đế ngồi đâu đó trên
trời và thao túng cùng quản lí. Tin cậy không cần Thượng đế - cuộc sống vô hạn
này, cái toàn bộ này, đầy đủ nhiều hơn nữa. Một khi bạn tin cậy thì bạn thảnh
thơi. Thảnh thơi đó là buông xuôi.
Bây giờ, “Thiền có phải là con đường
của buông xuôi không?”
Có đấy - tôn giáo, như nó hiện thế là buông
xuôi, thảnh thơi. Đừng níu bám vào cái gì. Níu bám chỉ ra rằng bạn không tin
cậy vào cuộc sống.
Mọi tối, Mohammed hay phân phát bất kì
cái gì ông ấy đã thu thập trong ngày. Tất cả! Không còn thậm chí đến một xu để
dành cho ngày mai bởi vì ông ấy nói, “Cùng cội nguồn đã cho hôm nay sẽ cho tôi
vào ngày mai. Nếu việc đó đã xảy ra hôm nay, tại sao lại không tin cậy vào ngày
mai? Tại sao phải dành dụm?”
Nhưng khi ông ấy sắp chết và ông ấy rất
ốm, vợ ông ấy trở nên lo nghĩ. Thậm chí vào nửa đêm có thể cần tới bác sĩ, cho
nên buổi tối bà ấy để dành năm rupee, năm dinar. Bà ấy sợ. “Chẳng ai biết được - ông ấy có thể
quá ốm vào ban đêm và có thể cần tới thuốc gì đó. Và nửa đêm mình đi đâu được?
Hay có thể cần tới bác sĩ và phải trả thù lao.” Không nói gì với Mohammed cả,
bà ấy để dành năm dinar.
Gần nửa đêm, Mohammed mở mắt và ông ấy
nói, “Tôi cảm thấy không tin cậy nào đó quanh tôi. Dường như cái gì đó đã được
để dành.”
Bà vợ trở nên rất sợ sệt và bà ấy nói,
“Xin lỗi ông, nhưng cứ nghĩ rằng có thể cần tới cái gì đó trong đêm nên tôi đã
để dành năm dinar.”
Mohammed nói, “Bà nghe và để cho tôi
chết được an bình, nếu không tôi sẽ cảm thấy mặc cảm, mặc cảm với Thượng đế của
tôi. Và nếu ngài hỏi tôi thì tôi sẽ thấy xấu hổ rằng vào khoảnh khắc cuối cùng
tôi đã chết trong không tin cậy sâu sắc. Bà đi ra ngoài đi!”
Bà vợ đi ra ngoài, tất nhiên không tin
tưởng gì, nhưng một người ăn xin đã đứng đó!
Khi bà ấy quay lại Mohammed nói, “Bà
thấy chưa, ông ta ăn ngon lành làm sao, và nếu chúng ta cần cái gì đó thế thì
người cho sẽ đứng bên ngoài cửa. Đừng lo nghĩ.”
Thế rồi ông ấy kéo chăn lên và chết
ngay lập tức, ông ấy thảnh thơi toàn bộ.
Níu bám vào bất kì cái gì, dù bất kì
cái gì, cũng đều chứng tỏ không tin cậy. Nếu bạn yêu một người đàn bà hay đàn
ông và bạn níu bám, điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn không tin cậy. Nếu bạn yêu
người đàn bà và bạn nói, “Ngày mai nữa, em còn yêu anh hay không?” bạn không
tin cậy rồi. Thế thì bạn tin vào toà án, vào cảnh sát, vào luật pháp hơn là vào
tình yêu. Bạn đang chuẩn bị cho tương lai. Nếu người đàn bà này hay người đàn
ông này cố lừa dối bạn vào ngày mai hay bỏ rơi bạn trong lúc khó khăn, bạn có
thể kiếm ủng hộ từ toà án và cảnh sát, và luật pháp sẽ về phe bạn và toàn thể
xã hội sẽ ủng hộ bạn. Bạn đang dàn xếp, sợ hãi.
Nhưng nếu bạn thực sự yêu, tình yêu là
đủ, còn đủ hơn nữa. Ai bận tâm tới ngày mai? Nhưng sâu bên dưới có hoài nghi.
Thậm chí khi bạn nghĩ bạn đang trong tình yêu, hoài nghi vẫn tiếp tục.
Chuyện kể rằng khi Jesus phục sinh sau
khi đóng đinh, người đầu tiên tới gặp ông ấy sống lại là Mary Magdalene. Cô ấy
đã yêu ông ấy vô cùng. Cô ấy chạy về phía ông ấy. Trong Tân Ước có nói rằng
Jesus đã nói, “Đừng chạm vào ta.” Tôi trở nên có chút ít nghi hoặc bởi vì Jesus
nói, ‘Đừng chạm vào ta,” nghe có vẻ không phải. Một cái gì đó ở đâu đó đã đi
sai. Tất nhiên, điều đó là được nếu giáo hoàng nói, “Đừng chạm vào ta,” nhưng
Jesus nói, “Đừng chạm vào ta” sao? - gần như không thể được. Cho nên tôi cố
gắng tìm bản gốc. Trong bản gốc có một từ, từ Hi lạp, mà có nghĩa vừa là ‘chạm’
vừa là ‘níu bám’. Thế là tôi tìm ra chìa khoá. Jesus nói, ‘Đừng níu bám vào
ta,” chứ không phải là ‘Đừng chạm vào ta,” nhưng người dịch đã diễn giải nó là,
‘Đừng chạm vào ta.” Người diễn giải đã đưa tâm trí riêng của người đó vào trong
đó. Jesus phải đã nói, “Đừng níu bám vào ta,” bởi vì nếu có tin cậy, không có
níu bám. Nếu có tình yêu, không có níu bám. Bạn đơn giản chia sẻ không níu bám
gì, bạn chia sẻ trong thảnh thơi sâu sắc.
Buông xuôi có nghĩa là buông xuôi cho
cuộc sống, buông xuôi cho cội nguồn từ đó bạn tới và là chỗ người ta một ngày
nào đó sẽ quay lại lần nữa. Bạn giống như một con sóng trong đại dương: bạn tới
từ đại dương, bạn trở lại đại dương. Buông xuôi có nghĩa là tin cậy vào đại
dương. Và tất nhiên, sóng còn có thể làm được gì ngoại trừ điều đó? Sóng phải
tin cậy vào đại dương - và bất kì khi nào bạn tin cậy hay không thì bạn vẫn cứ
còn là một phần của đại dương.. Không tin cậy, bạn sẽ tạo ra lo âu, có vậy
thôi. Chẳng cái gì sẽ thay đổi cả, chỉ bạn trở nên lo âu, căng thẳng, chán nản.
Nếu bạn tin cậy, bạn nở hoa, bạn nở bung, bạn mở hội trong khi biết rõ rằng sâu
bên dưới là mẹ bạn, đại dương. Khi mệt mỏi bạn sẽ quay trở lại và nghỉ ngơi
trong bản thể mẹ lần nữa. Khi nghỉ ngơi xong bạn quay trở lại để nếm trải bầu
trời và ánh mặt trời và các vì sao. Buông xuôi là tin cậy và nó chẳng liên quan
gì tới bất kì khái niệm Thượng đế nào, bất kì ý thức hệ gì về Thượng đế. Nó là
thái độ.
Thế thì bạn có thể hiểu ý nghĩa của lời
thốt ra cuối cùng của Phật: “Là ánh sáng lên bản thân mình.” Khi ông ấy nói là
ánh sáng lên bản thân mình, ông ấy ngụ ý: nếu bạn đã buông xuôi theo cuộc sống,
bạn đã trở thành ánh sáng lên bản thân mình. Thế thì cuộc sống dẫn bạn đi. Thế
thì bạn bao giờ cũng sống trong chứng ngộ. Khi ông ấy nói là ánh sáng lên bản
thân mình, ông ấy đang nói đừng theo ai cả, đừng níu bám vào ai cả. Học từ mọi
người nhưng không níu bám vào ai. Cởi mở, mong manh, những vẫn còn theo cách
riêng của mình, bởi vì cuối cùng kinh nghiệm tôn giáo không thể là kinh nghiệm
vay mượn được. Nó phải là sự tồn tại, nó phải là của riêng bạn. Chỉ thế thì nó
mới chân thực.
Nếu tôi nói điều gì đó còn bạn tin vào
nó, điều đó chẳng ích gì. Nếu tôi nói điều gì đó còn bạn tìm kiếm và bạn buông
xuôi và bạn tin cậy, thế thì bạn cũng kinh nghiệm cùng điều đó - thế thì nó đã
trở thành ánh sáng lên bản thân bạn. Ngoài ra, lời tôi sẽ vẫn chỉ là lời thôi;
nhiều nhất chúng có thể trở thành niềm tin. Chừng nào bạn còn chưa kinh nghiệm
chân lí, niềm tin không thể trở thành tin cậy được, chúng không thể trở thành
chân lí của riêng bạn được. Chân lí của tôi không thể là chân lí của bạn, nếu
không thì nó sẽ rất rẻ rúng. Nếu chân lí của tôi có thể là chân lí của bạn thế
thì sẽ không có vấn đề gì.
Đó là khác biệt giữa chân lí khoa học
và chân lí tôn giáo. Chân lí khoa học có thể được vay mượn. Chân lí khoa học,
một khi được biết tới, sẽ trở thành tài sản của mọi người khác. Albert Einstein
đã phát hiện ra lí thuyết tương đối. Bây giờ không cần mọi người phải phát hiện
lại nó nữa. Điều đó sẽ là ngu xuẩn. Một khi đã được phát hiện ra, nó trở thành
công cộng. Bây giờ nó là lí thuyết của mọi người. Một khi đã được phát hiện ra,
một khi đã được chứng minh, bây giờ thậm chí em bé học sinh cũng có thể học nó.
Bây giờ chẳng cần gì thiên tài cả, bạn không cần phải là một Albert Einstein -
chỉ một tâm trí tầm tầm cũng làm được, chỉ một tâm trí bình thường cũng làm
được. Bạn có thể hiểu nó và nó là của bạn. Tất nhiên, Einstein phải làm việc
trong nhiều năm, thế thì ông ấy mới có khả năng khám phá ra nó. Bạn không cần
làm việc. Nếu bạn sẵn sàng để hiểu và dành tâm trí mình cho nó, chỉ trong vài
giờ bạn sẽ hiểu.
Nhưng cùng điều đó không đúng về chân
lí tôn giáo. Phật đã phát hiện ra, Christ đã phát hiện ra, Nanak và Kabir đã
phát hiện ra, nhưng phát hiện của họ không thể trở thành phát hiện của bạn
được. Bạn sẽ phải phát hiện lại nó lần nữa. Bạn sẽ phải đi lại từ ABC, bạn
không thể chỉ tin vào họ được. Điều đó chẳng ích gì. Nhưng đó là điều mà nhân
loại vẫn đang làm: lầm chân lí tôn giáo như chân lí khoa học. Nó không phải là
chân lí khoa học, nó không bao giờ có thể trở thành tài sản công cộng được. Mỗi
cá nhân đều phải tới với nó một mình, mỗi cá nhân đều phải tới với nó hết lần
nọ đến lần kia. Nó không bao giờ có thể trở thành có sẵn trong chợ được. Bạn sẽ
phải trải qua gian khó; bạn sẽ phải tìm và kiếm, bạn sẽ phải đi theo cùng con
đường. Không thể nào làm ra lối tắt được. Bạn sẽ phải trải qua cùng khắc khổ
như Phật, cùng khó khăn như Phật, và bạn sẽ phải chịu cùng tai hoạ trên con
đường như Phật và bạn sẽ phải trong cùng hiểm nguy như Phật. Và một ngày nào
đó, khi mây biến mất, bạn sẽ nhảy múa và cực lạc như Phật.
Tất nhiên, khi Archimedes phát hiện ra,
ông ấy đã trần truồng chạy trên phố: “Eureka! Tôi đã tìm ra nó!” Bạn có thể
hiểu Archimedes trong những phút đó, trong những giây đó, nhưng bạn sẽ không
thể cực lạc được; nếu không thì mọi trẻ em học sinh sẽ chạy trần truồng ngoài
phố mà kêu, “Eureka!” Chẳng ai đã làm điều đó kể từ thời Archimedes làm; nó chỉ
xảy ra có một lần. Với Archimedes đấy là khám phá, rồi từ đó nó trở thành tài
sản công.
Nhưng cũng tốt là chân lí tôn giáo
không thể truyền trao cho bạn được, nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới cùng
vui vẻ như Phật hay Jesus hay Krishna - chẳng bao giờ - bởi vì bạn sẽ học nó
trong sách giáo khoa phổ thông. Bất kì kẻ ngu nào cũng có thể truyền nó cho
bạn. Thế thì toàn bộ kinh nghiệm cực thích sẽ bị mất.
Cũng tốt là kinh nghiệm tôn giáo phải
được kinh nghiệm qua cho từng cá nhân. Không ai có thể đưa bạn tới đó được cả.
Mọi người có thể chỉ ra cách thức và những chỉ dẫn này là rất tinh tế - đừng
bám lấy chúng theo sát từng chữ một. Phật đã nói, “Là ánh sáng lên bản thân
mình.” Ông ấy đang nói, “Nhớ lấy, chân lí của ta không thể nào là chân lí của
ông được, ánh sáng của ta không thể là ánh sáng của ông được. Tiêm nhiễm tinh
thần đó từ ta, trở thành khát khao hơn từ ta. Để tìm kiếm của ông trở thành
mãnh liệt và hoàn toàn dâng hiến cho nó. Học sùng kính của người đi tìm chân lí
từ ta nhưng chân lí, ánh sáng, sẽ bùng cháy bên trongông.
Ông sẽ phải khơi lên ngọn lửa bên trong mình.”
Bạn không thể vay mượn chân lí. Nó
không thể được truyền trao, nó không phải là tài sản. Nó là kinh nghiệm tinh tế
đến mức nó thậm chí không thể nào diễn đạt nổi. Nó là không diễn đạt được.
Nhiều nhất người ta chỉ cố gắng đưa ra vài hướng dẫn.
Quay về Danh mục câu hỏi
0 Đánh giá