Chương 7. Bạn đã ngủ đủ lâu rồi

Chương 7. Bạn đã ngủ đủ lâu rồi

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 8)
Chương 7. Bạn đã ngủ đủ lâu rồi

Tín đồ của người đã thức tỉnh
thức tỉnh
Và ngày và đêm họ quan sát
và thiền về thầy mình.
Tỉnh mãi mãi,
Họ lưu tâm tới luật.
Họ biết anh em họ trên đường.
Họ hiểu điều bí ẩn của thân thể.
Họ tìm thấy vui vẻ trong mọi sinh linh.
Họ thích thú trong thiền.
Khó sống trong thế giới
và khó sống ngoài nó.
Khó là một giữa nhiều người.
Và với người lang thang, con đường dài làm sao
lang thang qua nhiều kiếp!
Để người đó nghỉ ngơi.
Để người đó không khổ.
Để người đó không rơi vào khổ.
Nếu người đó là người tốt,
con người của tin tưởng, được kính trọng và thành công,
Bất kì đâu người đó tới, người đó đều được đón chào.
Giống như Himalaya
Người tốt chói sáng từ xa,
nhưng người xấu hành động không thấy được
như mũi tên trong đêm.
Ngồi.
Nghỉ.
Làm.
Một mình với bản thân mình,
Không bao giờ mòn mỏi.
Ở bìa rừng
Sống vui vẻ,
Không ham muốn.
Ba giáo sĩ canh tân và rất tiến bộ đang khoác lác về những cái nhìn tiên tiến về giáo đoàn tương ứng của họ.
"Chúng tôi hiện đại lắm," giáo sĩ thứ nhất nói, "chúng tôi đã lắp gạt tàn ở mọi chỗ ngồi để các thành viên có thể hút thuốc khi họ cầu nguyện."
"À!" người thứ hai cười hô hố. "Chúng tôi bây giờ có quán rượu nhỏ trong tầng hầm phục vụ bánh mì kẹp thịt sau buổi lễ."
"Hai anh trai," người thứ ba nói, "thậm chí chưa được cùng hạng như giáo đoàn của tôi đâu. Chúng tôi canh tân thế, chúng tôi đóng cửa vào ngày nghỉ Do Thái."
Đó là điều đã xảy ra cho tất cả cái gọi là tín đồ - người Ki tô giáo, người Do Thái, người Hindu, Phật tử. Họ không thực là tín đồ; họ là tín đồ chỉ trên danh nghĩa. Chỉ ngẫu nhiên của sinh đẻ mà người này là người Hindu và người kia là người Ki tô giáo. Điều đó không bắt nguồn từ chọn lựa riêng của bạn, nó không phải là cam kết của bạn. Bạn đã không chọn là người Ki tô giáo hay người Hindu hay Phật tử; do đó điều đó tuyệt đối vô nghĩa, nó không mạng trọng lượng nào.
Nó nhiều nhất là hiện tượng xã hội. Nó chẳng liên quan gì tới tôn giáo, chẳng có tính linh thiêng gì về nó cả - chỉ là tuân thủ xã hội, hữu dụng theo cách riêng của nó. Nhưng nhà thờ của bạn không là gì ngoài một câu lạc bộ. Cũng như có câu lạc bộ Rotarians, vậy có các câu lạc bộ Ki tô giáo. Bạn thuộc vào câu lạc bộ nào đó và câu lạc bộ này có những đặc quyền đó; thuộc vào nó, bạn cũng có quyền có những đặc quyền đó. Nó không phải là tìm kiếm chân lí bởi vì việc tìm kiếm chân lí không làm cho bạn thành một phần của truyền thống. Nó chắc chắn làm bạn thành đệ tử, nhưng không là một phần của tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức chết. Nó chắc chắn đem bạn tới gần với một Christ hay vị Phật, nhưng nó chẳng liên quan gì tới các kinh sách.
Thầy sống nhất định xảy ra cho người đi tìm chân lí, người muốn biết nghĩa của cuộc sống, người muốn đi tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể mình, người muốn biết chiều sâu và chiều cao của sự tồn tại. Người đó sẽ phải cầm tay thầy.
Thầy là người đã biết rồi. Thầy là người đã từng tới bờ bên kia và đã về bờ bên này để chỉ cho bạn con đường. Nhưng duy nhất thầy mới có thể chỉ ra con đường - thầy sống, nhớ lấy. Truyền thống chỉ là hoá thạch, cái xác. Vâng, có thời đã từng có ánh sáng, nhưng ánh sáng đó đã mất từ lâu vô hạn, từ lâu rồi. Hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua từ khi ngọn lửa của Phật trở thành một với ngọn lửa vũ trụ. Bây giờ bạn có thể cứ tôn thờ Phật, nhưng bạn sẽ không là đệ tử, theo nghĩa thực - bạn không thể thế được. Vị phật bạn tôn thờ là bịa đặt của riêng bạn, phóng chiếu của bạn. Bạn sẽ phải tìm ra vị phật thực, người đang sống, cũng sống động như bạn, người đang trong thân thể, người có ngọn lửa có thể giúp cây nến chưa cháy của bạn trở thành cháy sáng, người có ngọn lửa có thể tiêu tan bạn.
Nhưng nhà thờ và đền chùa và tín điều và giáo điều không thể làm tiêu tan bạn được, chúng không thể làm bạn bốc cháy được. Chúng không còn lửa nữa. Hai nghìn năm đã trôi qua từ khi có Christ. Bạn có thể cứ tôn thờ trong nhà thờ, nhưng bây giờ điều bạn làm là một loại nghĩa vụ xã hội. Bạn không được tham gia vào trong nó, trái tim bạn không ở đó. Hời hợt, chỉ ở ngoại vi, bạn có cái nhãn - người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo - nhưng đằng sau những cái nhãn đó bạn tất cả như nhau; không có khác biệt chút nào.
Lời kinh thứ nhất của Phật nói:
Tín đồ của người đã thức tỉnh
thức tỉnh...
Những người thực sự là tín đồ của người đã thức tỉnh là thức tỉnh. Đó là cách duy nhất để là tín đồ của người đã thức tỉnh - được là thức tỉnh. Vấn đề không phải là tôn thờ, không phải là kính trọng. Đó là vấn đề biến đổi bên trong. Đó là việc trải qua giả kim thuật bên trong.
Làm sao bạn có thể trải qua giả kim thuật bên trong được nếu thầy không hiện diện? Lỗ hổng của hàng nghìn năm không thể được bắc cầu qua. Nhưng không cần bắc cầu nó bởi vì bất kì khi nào có một người đã thức tỉnh, người đó cũng là cùng người, lửa đó là cùng lửa. Chẳng khác biệt gì việc lửa đang sống trong đèn nào. Đèn có thể lấy hình dạng này hay hình dạng nọ, đèn có thể được làm bằng kim loại này hay kim loại khác, điều đó không liên quan. Lửa không liên quan gì tới kim loại và hình dạng của đèn; lửa bao giờ cũng là lửa. Nhưng bạn sẽ phải tìm kiếm đèn có thể chỉ ra cho bạn con đường.
Khoảnh khắc bạn gặp người đã chứng ngộ, nếu bạn cho phép bản thân mình gặp người chứng ngộ, ba điều sẽ xảy ra trong cuộc đời bạn. Điều thứ nhất là, bạn trở thành học sinh. Học sinh nghĩa là người trở nên tham dự về mặt trí tuệ, người trở nên say mê về mặt trí tuệ, người bắt đầu cảm thấy rằng câu hỏi của mình đang được trả lời lần đầu tiên, tò mò của người đó tan biến đi lần đầu tiên. Lần đầu tiên có ai đó có thể trả lời cho người đó và câu trả lời là không được vay mượn; câu trả lời là từ thẩm quyền riêng của người đó. Câu trả lời không tới từ kí ức của người đó; câu trả lời trào lên từ chính trung tâm của người đó.
Và bạn có thể cảm thấy khác biệt, khác biệt lớn lao. Đó là khác biệt giữa hoa nhựa và hoa thực. Bạn có thể thấy rằng câu trả lời của người đó là tươi tắn, trẻ trung, đang thở. Chúng có nhịp tim đập, chúng không là thông tin chết. Người đó đã không thu thập tri thức; người đó đã biết, người đó đã thấy, người đó đã trở thành. Và bạn sẽ cảm thấy bản thể của người đó. Bước đầu tiên là trở thành học sinh; đó là cách cuộc hành trình bắt đầu.
Bước thứ hai là trở thành đệ tử. Khi không chỉ cái đầu của bạn đang trong trao đổi với thầy mà trái tim của bạn nữa, khi thầy không chỉ có vẻ logic mà tình yêu lớn lao nảy sinh trong bản thể bạn với thầy, thế thì bạn trở thành đệ tử. Đệ tử biết cách giao cảm, học sinh biết cách trao đổi. Học sinh sống theo mức trí tuệ, lời nói; đệ tử sống ở mức cảm, vô lời. Trái tim đệ tử bắt đầu mở ra. Cũng như mặt trời mọc buổi sáng và hoa bắt đầu nở ra, đệ tử cảm thấy việc mở ra nào đó đang xảy ra bên trong mình. Người đó không còn là cùng người cũ nữa. Thầy đã chạm vào bản thể người đó; cái gì đó đã thấm vào trong. Đệ tử đã trở nên mang thai.
Và bước thứ ba là thành người sùng kính. Học sinh quan hệ qua cái đầu, đệ tử quan hệ qua trái tim, và người sùng kính quan hệ qua tính toàn bộ của mình. Không còn vấn đề về cái đầu hay trái tim, thân thể hay tâm trí hay linh hồn; toàn thể bản thể người đó trở thành bị tràn ngập. Người đó trở thành một với thầy.
Không còn đối thoại của đầu hay tim. Không còn hai; ngọn lửa đã trở thành một.
Đây là khoảnh khắc của điểm đạo thực, của tính chất sannyas thực. Phật đang nói về nó. Ông ấy nói:
Tín đồ của người đã thức tỉnh thức tỉnh...
Họ trở thành giống như thầy. Họ có cùng phẩm chất, cùng hương thơm, cùng hào quang. Để hiểu vị phật, cách duy nhất là bản thân bạn trở thành vị phật; không có cách khác.
Đệ tử sẽ biết về vị phật; người sùng kính sẽ biết về vị phật. Đệ tử sẽ cảm thấy vị phật. Đệ tử ở chính giữa học sinh và người sùng kính. Đệ tử sẽ vẫn còn chút ít mơ hồ, mờ ảo; đệ tử sẽ không có sự sáng tỏ. Theo nghĩa đó, học sinh là rõ ràng - rõ ràng về trí tuệ. Người sùng kính là rõ ràng toàn bộ. Đệ tử ở giữa: cái gì đó rõ ràng và cái gì đó rất không rõ ràng; cái gì đó sáng và cái gì đó tối. Đệ tử ở trạng thái chạng vạng tranh tối tranh sáng, không ngày không đêm.
Phật đang nói về người sùng kính khi ông ấy dùng từ 'tín đồ'. Ông ấy không ngụ ý người Ki tô giáo, người Hindu, Phật tử. Ông ấy ngụ ý ai đó có dũng cảm để lấy cú nhào vào chính bản thể của thầy; người đó là tín đồ thực. Và trong cú nhào vào đó người đó bắt đầu có cùng phẩm chất - phẩm chất của việc thức tỉnh.
Thông thường bạn sống trong một loại giấc ngủ; giấc ngủ siêu hình bao quanh bạn. Và cho dù đôi khi có những khả năng, khả năng cho bạn được thức tỉnh, bạn né tránh, bởi vì bạn đã đầu tư quá nhiều vào giấc ngủ của mình. Bạn sợ việc thức dậy. Sâu bên dưới bạn biết rằng nếu bạn trở nên thức tỉnh, giấc mơ của bạn sẽ bị phá rối - và bạn có thể có những giấc mơ đẹp, giấc mơ hay, giấc mơ dịu ngọt. Và ai muốn bị quấy rối khi có nhiều giấc mơ đẹp thế bao quanh bạn? Và khi bạn đang mơ, bạn không nghĩ rằng bạn đang mơ; giấc mơ của bạn có vẻ thực.
Đó là một trong những điều kì lạ về giấc mơ:  chúng có tác động sâu lên bạn thế. Chúng thôi mien bạn sâu tới mức nhiều lần bạn đã biết rằng chúng là mơ khi bạn thức dậy buổi sáng, nhưng mọi đêm bạn lại rơi trở lại vào cùng việc thôi miên.
Đây là trường hợp xảy ra cho bạn trong nhiều kiếp sống thế. Bạn đã sống cùng loại cuộc sống lặp đi lặp lại - cùng ham muốn, cùng tham lam, cùng tham vọng - và mỗi lần bạn đều bị thất vọng, nhưng bạn lại sẵn sàng trở thành nạn nhân. Điều đó đích xác như mơ. Sáng nay nữa khi bạn thức dậy bạn nhớ nhiều giấc mơ thế từ ban đêm và bạn cười; nó có vẻ kì cục thế.
Nhưng để đêm lại tới và bạn sẽ lại mơ, và khi bạn mơ bạn sẽ tin vào chúng. Chúng là những kẻ lừa dối thực sự! Và khi người ta tin rằng đây là thực, tại sao người ta phải muốn thức dậy và phá rối nó? Bạn chống lại việc thức tỉnh. Cho dù bạn bắt gặp vị phật bạn sẽ không nhìn ông ấy đâu. Bạn sẽ nhìn sang bên đường; bạn sẽ không nhìn vào mắt ông ấy. Nỗi sợ... năng lượng của ông ấy có thể đập rộn ràng trong bạn. Do đó, nhiều lần bạn đã bắt gặp một Phật, một Krishna, một Mahavira, một Christ, một Mohammed, nhưng bạn đã bỏ lỡ lặp đi lặp lại theo cách riêng của bạn. Bạn sợ đương đầu với họ - việc đương đầu có thể tỏ ra quá nguy hiểm.
"A lô. Điện thoại đường dài đây. Tôi nối cuộc gọi cho ông từ Palm Springs."
"A lô, Herman, Rube đây. Nghe này, tớ bị mắc kẹt ở đây và tớ cần năm trăm đô la."
"Tớ không nghe được cậu. Cái gì đó không ổn với điện thoại."
"Tớ cần năm trăm đô la!"
"Tớ vẫn không thể nghe được cậu."
"Tôi nghe rõ ở đây mà," thao tác viên ngắt lời.
"Thế thì ông đưa anh ấy năm trăm đô đi!"
Bạn nghe chỉ nghe điều hợp với bạn; bạn né tránh việc nghe điều có thể gây rối. Bạn trở thành điếc, bạn trở thành câm, bạn trở thành mù. Bạn đã chọn một cuộc sống ngủ đặc biệt và bạn đã sống với phong cách đó lâu tới mức nó có vẻ gần như tự nhiên. Cái phi tự nhiên đã trở thành tự nhiên và cái tự nhiên đã hoàn toàn bị quên lãng.
Thức tỉnh nghĩa là lại thành tự nhiên. Thức tỉnh nghĩa là thức trong tâm thức của bạn, trong cốt lõi sâu nhất của trái tim bạn, để trở nên thức tỉnh. Chúng ta cứ đọc Kinh Thánh, Koran, Gita. Điều đó không phải là vấn đề. Vấn đề tới khi bạn bắt gặp một Mohammed. Dễ đọc Ayatollah Khomeiniac; khó bắt gặp Mohammed, bởi vì Mohammed nhất định giống như cú sốc điện. Ông ấy sẽ đi như cơn chấn động sâu vào trong bản thể bạn. Và những ayatollah này, những thầy tế này, họ chả có gì đáng sợ. Họ nói những điều vô nghĩa thế.
Mới hôm nọ tôi đã đọc... Những người này viết các chuyên luận lớn về Koran, và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết điều họ viết trong các chuyên luận đó. Những điều ngu xuẩn thế! - chẳng hạn: "Ông không được đứng đái hướng vào Kaaba." Siêu hình tuyệt vời! Tâm linh tuyệt vời! Bạn phải liên tục nhớ, bằng không, chuẩn bị mà xuống địa ngục. Nhưng điều này có thể được kiểm soát; người Mô ha mét giáo kiểm soát điều đó, họ nhớ hướng của Kaaba. Cứ dường như Thượng đế chỉ ở Kaaba và không ở đâu khác! Cứ dường như Kaaba là hướng duy nhất thiêng liêng và mọi hướng khác đều không thiêng liêng!
Tôi nhớ tới một câu chuyện hay trong cuộc đời của Nanak:
Ông ấy đi tới Kaaba và ông ấy ngủ để chân chĩa vào tảng đá Kaaba linh thiêng. Viên thầy tế của Kaaba tới và ông ta rất tức. Ông ta nói, "Ông giả vờ là người linh thiêng và ông thậm chí không biết tới các qui tắc thông thường! Dù ông có là người Mô ha mét giáo hay không, ít nhất ông cũng có thể lễ phép chứ! Ông có thể bày tỏ lịch sự chí ít thế này: ông không được để chân ông chĩa vào Kaaba. Đổi hướng chân ông đi!"
Nanak cười và ông ấy nói, "Ông vừa tới đúng lúc - đó là điều làm tôi phân vân đấy! Xin ông làm điều đó đi. Ông quay chân tôi sang bất kì hướng nào cũng được... bởi vì tôi đã thử rồi và tôi phải ngủ. Tôi đã thử rồi; cả nửa đêm tôi đã phí hoài rồi. Ông thử đi!"
Trong giận dữ sâu sắc, phát rồ, viên thầy tế quay chân của Nanak sang hướng đối lập. Ông ta bị choáng khi thấy rằng Kaaba lại di chuyển theo hướng chân của Nanak! Ông ta quay theo mọi hướng và Kaaba di chuyển theo.
Liệu điều đó có xảy ra hay không, đó không phải là vấn đề; nhưng câu chuyện này hay. Nó đơn giản nói rằng Thượng đế ở mọi nơi. Bất kì chỗ nào bạn để chân bạn, nó đều là hướng của Thượng đế, bởi vì chẳng cái gì khác tồn tại cả. Nhưng những học giả ngu xuẩn này, họ cứ nói những điều vô nghĩa và họ viết những chuyên luận to tát. Nhưng họ không nguy hiểm cho bạn.
Chẳng hạn, vào ngày bạn nhịn ăn, vào ngày của tháng Ramadan khi người Mô ha mét giáo nhịn ăn, ở các nước có sa mạc một vấn đề lớn đã nảy sinh: khi bạn đi trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn có thể nuốt cát bụi. Bây giờ vấn đề là - vấn đề lớn làm sao! - trong sa mạc vào ngày nhịn ăn, nếu bạn nuốt cát bụi, bạn có phá vỡ việc nhịn ăn của mình hay không? Bây giờ các ayatollah này nói việc nhịn ăn của bạn bị phá vỡ nếu bạn nuốt cát bụi một cách tự nguyện. Nhưng ai sẽ nuốt cát bụi một cách tự nguyện? Để làm gì? Cát bụi không phải là thức ăn, cát bụi không phải là chất nuôi dưỡng! Nhưng nếu điều đó xảy ra một cách không tự nguyện, thế thì việc nhịn ăn không bị phá vỡ.
Thế rồi trong nhiều thế kỉ mọi người cứ thảo luận những điều vô nghĩa ngu xuẩn thế - vô nghĩa cực kì! Họ sẽ bỏ lõ một Mohammed, họ sẽ bỏ lỡ một Moses, họ sẽ bỏ lỡ một Lão Tử; và thế rồi trong hàng thế kỉ họ sẽ thảo luận những điều vô dụng. Những điều vô dụng là không nguy hiểm.
Nguy hiểm thực tới từ những người thức tỉnh, bởi vì trong sự hiện diện của họ, bạn có thể trở nên bị tiêm nhiễm. Nhận biết có tính tiêm nhiễm! Nhưng đọc Koran và Kinh Thánh - đó chỉ là trò chơi chữ. Và nếu bạn đọc hàng ngày Kinh Thánh và Gita, thế thì lời chẳng có nghĩa gì cả. Bạn đơn giản lặp lại như con vẹt.
Hàng năm các vị chức sắc của nhà thờ từ Rome tới Israel và một buổi lễ theo truyền thống được cử hành lại. Một trong những giáo sĩ chính trao cuộn giấy nạm ngọc cho vị tu sĩ viếng thăm, người này cầm cuộn giấy trong một phút, lắc đầu, và rồi trả nó lại cho giáo sĩ dành cho việc sang năm.
Tuy nhiên năm nay giáo sĩ và tu sĩ tham gia vào buổi lễ nổi cơn tò mò về cuộn giấy và quyết định mở nó ra. Họ tháo lớp nạm ngọc, rồi dỡ từng thước giấy da mầu vàng với cột số dài ghi trên nó và những từ mờ nhạt. Giáo sĩ đeo kính lên và cuối cùng cũng xoay xở đọc được chữ Do Thái cổ. Đó là hoá đơn cho Bữa tối cuối cùng!
Trong hai nghìn năm họ đã trao nó cho người khác: "Xin ông trả tiền cho nó!" Và không ai bận tâm cái gì được viết trên nó, đích xác nó là cái gì. Kinh sách là rẻ và kinh sách là thao túng được. Bạn có thể xoay xở rất dễ dàng bất kì nghĩa nào từ chúng. Bạn có thể bịa, bạn có thể diễn giải, bạn có thể làm cả nghìn điều với kinh sách. Bạn có thể mang nó xuống mức riêng của bạn.
Nhưng bạn không thể đem vị phật xuống mức của bạn được. Nếu bạn muốn giao cảm với vị phật bạn phải đi tới mức của ông ấy, tới bình diện của bản thể. Và bình diện của ông ấy là bình diện của nhận biết. Tín đồ của người đã thức tỉnh thức tỉnh... Bạn là kẻ mộng du! Khả năng duy nhất trong cuộc sống của bạn để thức tỉnh là đi tới tiếp xúc với ai đó đã thức tỉnh. Chỉ lửa mới có thể làm cháy lên ngọn lửa trong bạn. Và bạn đang sống trong giấc ngủ sâu tới mức chừng nào ai đó chưa đánh bạn đủ mạnh giấc ngủ của bạn có thể vẫn không bị vỡ.
Bằng chứng tiến bộ của sách dạy nấu ăn cho người mê nhạc ja gần đây tới chỗ tôi. Thực đơn lộn xộn nhất là món sa lát. "Bạn cắt rau diếp, cà chua, dưa chuột và hạt tiêu xanh, rồi bạn thêm chút ít cần sa và để món sa lát tự trộn nó." Và đó là trạng thái bạn đang vậy đấy. Trong hàng thế kỉ món sa lát đều tự trộn nó - quá nhiều cần sa!
Mọi người đều tâm linh trong trạng thái ngủ say, mơ những giấc mơ lớn lao, nhưng chẳng đi được một li tiến hoá... bởi vì chỉ có hai trạng thái: hoặc bạn ngủ hoặc bạn thức. Toàn thể ý niệm này về tiến hoá tâm thức con người, ý niệm về tiến bộ, không là gì ngoài chiến lược của tâm trí để giữ bạn ngủ. Nó là thủ đoạn lớn của tâm trí. Tâm trí cứ bảo bạn, "Nhân loại đang tiến bộ. Đừng lo nghĩ - mọi thứ đều có thời của nó. Khi xuân tới, mình cũng sẽ trở thành vị phật tiến hoá. Đợi đấy!
Chẳng cái gì có thể được làm trước thời của nó. Chờ đến đúng thời và mình cũng sẽ chín muồi." Và bạn đã từng chờ đợi trong hàng thế kỉ và bạn có thể cứ chờ đợi hàng thế kỉ, thời điểm đúng sẽ chẳng bao giờ tới. Đây không phải là cách nó tới. Bạn phải bắt lấy nó chứ.
Bạn chỉ trong cơn mê sâu. Chư phật xảy ra và biến mất, ánh sáng giáng xuống từ cõi bên kia, nhưng bạn không để ý gì tới nó. Vâng, bạn làm một điều: khi vị phật qua rồi bạn tôn thờ ông ấy. Bạn làm ông ấy thành thượng đế, bạn tạo ra đền chùa cho ông ấy, bạn làm tượng ông ấy và bạn tôn thờ họ. Tượng là đồ chơi, chúng không thể đánh thức bạn được. Còn người thực thì sao? Người thực bạn né tránh. Và bởi vì bạn né tránh người thực, mặc cảm lớn nảy sinh trong bạn. Để làm mặc cảm đó đúng bạn tôn thờ.
Tôn thờ không có tính tôn giáo đâu; tôn thờ chỉ là từ mặc cảm. Bởi vì bạn chưa bao giờ nghe vị phật khi ông ấy còn sống, khi ông ấy chết bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Bây giờ phải làm gì? Làm sao gạt mặc cảm và gánh nặng của nó sang bên? Bạn tôn thờ. Bạn đền bù bằng tôn thờ, nhưng bạn vẫn còn như cũ. Và ngày và đêm họ quan sát và thiền về thầy mình.
Người sùng kính - tín đồ thực - thường xuyên quan sát điều người đó làm, cách người đó làm, lí do người đó làm. Ngay cả trong những việc nhỏ bé người đó cũng hoá giải tự động cho bản thân mình. Đi, người đó không chỉ bước đi; người đó bước đi với nhận biết có tính thiền. Người đó biết rằng người đó đang bước.
Ăn, người đó biết mình đang ăn. Bạn ăn và bạn làm cả nghìn lẻ một điều khác. Bạn cứ nuốt thức ăn, bạn cứ tọng thức ăn vào, bạn cứ tọng vào bản thân mình... và tâm trí cứ lập kế hoạch, cứ nhớ nhung, ham muốn, phóng chiếu. Bạn không ở đó trong hành động đó; bạn hoặc ở trong quá khứ hoặc ở trong tương lai. Và hiện tại là thời gian duy nhất, chỉ hiện tại là thực. Quá khứ là không thực, tương lai là không thực; cả hai đều không thực - và bạn bao giờ cũng sống trong cái không thực.
Đây là giấc ngủ: bạn cứ làm mọi điều... Bản thân bạn đôi khi nói, "Mình đã làm nó mặc cho bản thân mình." Bạn ngụ ý gì khi bạn nói "mặc cho bản thân mình"? Điều đó đơn giản nghĩa là bạn đã không ý thức và bạn đã làm nó - cứ dường như bạn chỉ là cái máy tự động, robot!
Một bà rất béo lên chiếc xe bus đông khách và xoay xở len mình vào trong. Bà ấy phải đi chặng xa và cảm thấy rất không thoải mái nên với tay xuống và tháo phéc mơ tuya ở sau lưng váy. Vài phút sau, cảm thấy hở, bà ấy lại với ra sau và đóng khoá lại. Mỗi lúc cảm thấy không thoải mái hơn, bà ấy lại với tay ra sau và tháo khoá, nhưng sau vài phút bà ấy lại với tay ra sau và khoá lại.
Điều này cứ diễn ra gần hai mươi phút cho tới khi cuối cùng người đàn ông đứng sau bà ấy nghiêng người lên trước và nói, "Xin bà nghe cho, thưa bà. Tôi không biết cái gì trong tâm trí bà, nhưng trong suốt nửa giờ qua bà cứ mở khoá quần tôi ít nhất là mười lần đấy!"
Mọi người không ý thức về điều họ làm! Họ chỉ cứ làm mọi thứ, nửa ngủ, nửa thức, trong một loại trạng thái ngất ngây.
Cô gái trẻ xinh tới đóng sầm cửa căn hộ của mình sau cuộc ân ái với một người không quen biết và loan báo với bạn chung phòng của mình, "Này anh, thật đúng là một nhân vật! Em đã tát vào mặt anh ta ba lần tối nay đấy!"
Anh bạn chung phòng háo hức hỏi, "Anh ta đã làm gì?"
"Chả làm gì cả!" cô gái thì thầm. "Em tát anh ta để xem anh ta có tỉnh không!"
Mọi người chỉ có vẻ thức; họ không thức. Mọi người chỉ có vẻ sống; họ không sống. mọi người chỉ có vẻ hiện hữu; họ không hiện hữu - bởi vì nếu họ thực sự có đó, thế thì không có khác biệt giữa họ và vị phật. Thế thì họ sẽ biết mọi bí mật của cuộc sống, thế thì họ sẽ biết ý nghĩa của cuộc sống. Thế thì cuộc sống của họ sẽ là lễ hội, lễ hội thường xuyên, vui vẻ, bài ca, điệu vũ. Nhưng mọi người đang sống trong địa ngục, trong khổ.
Khổ là biểu tượng của vô nhận biết; phúc lạc là biểu tượng của nhận biết.
Tỉnh mãi mãi,
Họ lưu tâm tới luật.
Người sùng kính thầy, sùng kính người đã thức tỉnh, liên tục thức tỉnh và họ liên tục làm mọi nỗ lực con người có thể được để hài hoà với vũ trụ, không lạc điệu với vũ trụ - bởi vì lạc điệu chính là khổ. Ở trong hoà điệu, trong hài hoà với vũ trụ, là phúc lạc, là vui vẻ, là âm nhạc, là thơ ca. Bạn bắt đầu nở hoa khoảnh khắc bạn hoà điệu với cái toàn thể. Bất kì khi nào bạn không hài hoà với cái toàn thể, cái gì đó nổi đoá trong bạn. Thế thì cái toàn thể không nuôi dưỡng bạn; thế thì bạn không còn được bắt rễ trong cái toàn thể. Thế thì bạn trở thành cái cây bị bật rễ, thế thì bạn không được nuôi dưỡng. Thế thì tán lá xanh của bạn bắt đầu biến mất. Thế thì hoa không thể xảy ra cho bạn được, bởi vì hoa là có thể chỉ khi bạn được ngập lụt bởi vui vẻ, tràn ngập bởi vui vẻ. Họ biết anh em mình trên đường.
Người sùng kính thực thức tỉnh tới mức họ ngay lập tức, một cách trực giác nhận ra bất kì ai có cùng phẩm chất - người anh em trên đường. Một sannyasin, nếu thực sự có tính thiền, sẽ lập tức biết sannyasin khác. Đây không phải là hiểu biết trí tuệ - không phải là người đó suy diễn rằng đây phải là một sannyasin - nhưng là một cảm giác trực giác đơn giản. Cái gì đó điểm vào người đó sâu bên dưới trong bản thể người đó. Cái gì đó tương tự thế là có đó hiện diện trong người kia mà người này biết, không có bất kì nỗ lực và luyện tập tinh thần nào. Người này biết qua trái tim rằng người kia bao giờ cũng trên đường.
Làm sao bạn nhận ra một người khi người đó thức tỉnh? Và làm sao bạn nhận ra một người khi người đó ngủ? Người ngủ không thể nhận ra được người ngủ khác và người ngủ không thể nhận ra được ai đó đang thức, điều đó là đúng. Nhưng nếu bạn thức bạn biết ai ngủ và ai thức. Đích xác theo cùng cách đó, ở bình diện cao hơn, điều đó lại xảy ra: người có chút ít nhận biết lập tức trở nên nhận biết về người anh em trên con đường.
Đó là cách công xã nảy sinh, qua việc nhận ra này. Công xã không phải là nhà thờ. Công xã không phải là tổ chức. Công xã không dựa trên giáo điều, trên tín điều. Công xã phát triển từ việc nhận ra trực giác rằng người khác cũng trong hoà điệu với cái toàn thể. Bạn có thể nghe thấy âm nhạc! Bạn có thể nghe thấy cái gì đó mà không thể nghe được bằng tai ngoài. Cái gì đó rung chuông trong tim bạn. Nó là hiện tượng bí ẩn. Phật nói: Họ biết anh em mình trên đường. Bất kì khi nào bạn thấy bất kì ai có tính thiền, từ việc thiền của mình bạn sẽ có khả năng nhận ra người đó.
Mọi công xã đều đã nảy sinh theo cách này. Tất nhiên, mọi công xã đều đã thất bại và chung cuộc trở thành tôn giáo. Đó là con đường của thế giới. Một khi thầy qua đời, công xã dần dần, dần dần bắt đầu mất đi phẩm chất nhận biết của nó, nó trở thành ngày một chính thức hơn. Khi đệ tử đầu tiên cũng đã biến mất, nó không còn là hiện tượng trái tim, nó trở thành hiện tượng cái đầu. Khi dòng truyền thừa thứ hai của các đệ tử cũng biến mất, chính chỉ vì việc sinh của mình mà bạn là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Thế thì bạn đi theo con đường chết chẳng dẫn tới đâu cả.
Họ hiểu điều bí ẩn của thân thể. Phật gọi công xã là thân thể. Người sùng kính thực sự bắt đầu cảm thấy sự hài hoà, sự là một với những anh em khác, tới mức họ trở thành một thân thể. Phật hay gọi nó là sangha - công xã, một thân thể, gia đình. Nếu cái gì đó xảy ra nó lập tức ảnh hưởng tới mọi người, con sóng bao quanh tất cả ngay lập tức.
Khi Phật chết ông ấy có hàng nghìn đệ tử. Họ lan toả khắp đất nước. Khoảnh khắc ông ấy chết, mọi đệ tử mà thực sự là đệ tử đều lập tức bị tác động dù họ ở đâu. Hàng nghìn dặm xa Phật, lập tức họ đều cảm thấy, "Thầy không còn nữa."
Đây là hiện tượng bí ẩn, nhưng bây giờ ngay cả khoa học cũng đang đi sâu vào trong hiện tượng này - từ một con đường khác, tất nhiên. Họ đã làm thực nghiệm trên con vật, đặc biệt mối quan hệ giữa mẹ và con. Và họ ngạc nhiên, hoàn toàn ngạc nhiên, bởi hiện tượng huyền bí này. Bạn đem con của bất kì con vật nào vào sâu trong biển cả, một hay hai dặm sâu trong biển, và bạn giết con con ở đó. Con mẹ ở trên bờ; có cả hai dặm nước ở giữa, nhưng con mẹ lập tức biết con con đã bị chết. Nó trở nên buồn bã, phiền muộn; nước mắt bắt đầu chảy.
Riêng ở nước Nga xô viết, họ đã làm việc chi li về hiện tượng này. Họ đã thử khoảng cách hàng nghìn dặm; và nếu con bị chết, mẹ lập tức bị ảnh hưởng. Dường như là có sợi dây rốn tâm linh giữa con và mẹ. Điều đó đã trở thành rất lẫn lộn trong con người, đó là lí do tại sao họ phải thực nghiệm với con vật. Con vật vẫn còn đơn giản, hồn nhiên; chúng chưa trở nên có giáo dục, có văn hoá, có văn minh. Nhưng điều không may này chưa xảy ra cho chúng; do đó họ làm việc với con vật, nhưng điều đó xảy ra trong con người nữa.
Nếu có mối quan hệ yêu thương sâu sắc giữa con và mẹ, cái chết của con ở bất kì đâu trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của mẹ ngay lập tức. Mối nối bí ẩn nào đó tồn tại giữa mẹ và con. Nhưng điều này không là gì nếu so với bí ẩn xảy ra giữa thầy và đệ tử, bởi vì mối quan hệ mẹ/con chỉ là thể chất còn mối quan hệ thầy/đệ tử là tâm linh. Nó sâu lắng hơn nhiều, sâu sắc hơn nhiều.
Phật nói: Họ hiểu điều bí ẩn của thân thể. Họ tìm thấy vui vẻ trong mọi sinh linh. Bạn chỉ thấy điều đó trong người khác, điều bạn đã thấy trong bản thân mình trước hết. Nếu bạn buồn bạn sẽ thấy cái buồn ở khắp mọi chỗ. Với người buồn ngay cả trăng tròn trông cũng buồn phiền, u ám, âu sầu. Với trái tim vui vẻ ngay cả đêm tối cũng chói sáng. Điều đó tất cả đều phụ thuộc vào bạn; điều đó tất cả đều phụ thuộc vào bạn thế nào, bạn ở đâu. Toàn thế giới đi cùng trái tim bạn, nó trở thành cái bạn đang là.
Bạn đã nghe điều đó được nói đi nói lại mãi rằng người thiêng liêng, người có tính thiền, người có tính cầu nguyện, lên cõi trời. Điều đó sai; chính điều đối lập mới là hoàn cảnh. Với người có tính cầu nguyện, với người có tính thiền, cõi trời tới. Không phải là người đó lên cõi trời - cõi trời tới với người đó, tới với trái tim người đó. Dù người đó ở đâu, người đó đều ở trong thiên đường. Và người ác, dù người đó ở đâu, người đó đều ở trong địa ngục. Không cần tống người đó xuống địa ngục, không cần có chỗ đặc biệt gọi là địa ngục. Chẳng ở đâu có địa ngục nào cả và chẳng ở đâu có cõi trời.
Nếu bạn vui vẻ bạn sống trong cõi trời, và hàng xóm của bạn có thể sống trong địa ngục. Và đôi khi điều đó xảy ra, khoảng khắc này bạn ở cõi trời và khoảnh khắc tiếp bạn ở địa ngục. Điều đó tất cả phụ thuộc vào trạng thái bên trong của bạn. Nếu bạn soải cánh bay cao, cõi trời mở ra. Nếu bạn chìm trong bóng tối, trong buồn khổ, địa ngục sẵn sàng đón chào bạn.
Họ tìm thấy vui vẻ trong mọi sinh linh.
Họ vui vẻ trong thiền.
Đây là lời kinh rất có ý nghĩa; nhớ lấy điều đó. Phật nói: Họ vui vẻ trong thiền. Dễ thiền nếu bạn không muốn phúc lạc - rất dễ thiền. Nếu bạn muốn chỉ phúc lạc và bạn không muốn trong thiền, điều đó nữa cũng dễ dàng. Tổ hợp hiếm hoi nhất là thiền cộng với phúc lạc. Thiền trừ phúc lạc là dễ dàng; phúc lạc trừ thiền là dễ dàng. Nhưng thiền trừ phúc lạc thì không là thiền đúng và phúc lạc trừ thiền không là phúc lạc đúng. Chúng là đúng chỉ khi chúng cùng nhau.
Nhiều người đã thử thiền mà không phúc lạc bởi vì nó đơn giản, ít phức tạp. Bạn phải làm mỗi một việc cho bản thân mình: rằng bạn phải làm tĩnh lặng tâm trí mình. Và bạn có thể buộc tâm trí mình phải tĩnh lặng, nhưng bạn sẽ trở nên buồn, bạn sẽ có mặt dài.
Đó là lí do tại sao các thánh nhân của bạn - cái gọi là thánh nhân - trông đều buồn. Buồn đã trở thành phẩm chất cần thiết cho việc là thánh nhân. Họ không thể cười, họ không thể nhảy múa, họ không thể hát, họ không thể yêu, họ không thể hân hoan. Họ nói về phúc lạc nhưng họ chỉ nói nó. Bạn không thấy phúc lạc nào trong mắt họ, bạn không thấy phúc lạc nào trong hoàn cảnh của họ, bạn không thấy phúc lạc nào toả ra từ trung tâm bên trong của họ. Họ trông buồn, đờ đẫn, chết, không thông minh, bởi lí do đơn giản rằng họ đã chọn lối tắt và không có lối tắt. Họ đã né tránh phức tạp của biến đổi tâm linh. Họ đã chọn thiền, họ đã buộc tâm trí họ phải im lặng. Đó là trạng thái tiêu cực; tâm trí họ chỉ trống rỗng, không im lặng - bị ép buộc thành tĩnh lặng. Nhưng điều đó không phải là phát triển tự nhiên của im lặng, nó không phải là việc nở hoa của im lặng. Im lặng của họ giống như nghĩa địa, nó không là im lặng của vườn.
Im lặng của vườn đầy âm nhạc: ong vo ve và chim hót và tiếng vọng xa xa của con chim cúc cu. Chúng tất cả đều trong nó, phần bản chất của nó. Vườn có im lặng rất sống động, đầy bài ca và vui vẻ. Nghĩa địa cũng im lặng, nhưng nó chỉ là im lặng của cái chết; bởi vì không có ai cả, do đó có im lặng.
Bạn có thể thiền, buộc bản thân mình im lặng, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ Thượng đế, bạn sẽ bỏ lỡ niết bàn. Và bạn cũng có thể thử phúc lạc; điều đó nghĩa là bạn có thể giả vờ, bạn có thể thực hành, bạn có thể diễn tập phúc lạc. Bạn bao giờ cũng có thể thử phúc lạc, mỉm cười, ít nhất có vẻ hạnh phúc.
Dần dần, dần dần nó trở thành được thực hành thế... như Jimmy Carter. Bây giờ nụ cười của ông ấy biến mất, nhưng nhớ hai năm trước - bạn có thể đếm được răng ông ấy! Bạn có thể thực hành nó. Tôi đã nghe nói rằng vào ngày đầu nhiệm kì tổng thống của ông ấy, vợ ông ấy phải khép mồm ông ấy lại trong đêm! Tôi không biết điều đó đúng đến đâu, nhưng nó có vẻ đúng - bởi vì nếu bạn thực hành cả ngày, thế thì ban đêm, cơ của bạn cũng trở thành bị cố định. Ngay cả trong giấc ngủ bạn cũng sẽ cứ mỉm cười.
Bạn có thể thực hành phúc lạc nữa, nhưng phúc lạc được thực hành là giả. Bất kì cái gì được thực hành đều giả, nhớ điều đó - đừng bao giờ quên điều đó. Mọi thứ phải tự phát và tự nhiên, không thực hành, không trau dồi. Phúc lạc được trau dồi chỉ là mặt nạ. Bạn mỉm cười, nhưng nụ cười không ở trong tim. Bạn bày tỏ vui vẻ, nhưng bạn không vui. Trái tim bạn là sa mạc; bạn để hoa nhựa chỉ trên bề mặt thôi. Họ có thể lừa người khác, nhưng họ không thể lừa được bạn và họ không thể lừa được thầy. Nụ cười của bạn, vui vẻ của bạn, là hình thức - chỉ là cách xử sự tốt.
Điều này nữa đã xảy ra. Đã có nhiều thánh nhân, rất phúc lạc, bao giờ cũng ca hát và nhảy múa, nhưng sâu bên dưới chỉ là sa mạc. Họ cả hai đã chọn chỉ một nửa, và một nửa chân lí là không thực hơn bất kì phi chân lí nào.
Chân lí phải toàn bộ, chân lí phải là toàn thể. Và chân lí toàn thể là: phúc lạc cộng với thiền. Tất nhiên, để làm được cả hai điều này là khó khăn, gian khổ. Tại sao? - bởi vì chúng dường như là các cực đối lập. Thiền nghĩa là im lặng và phúc lạc nghĩa là nhảy múa. Thiền nghĩa là tĩnh lặng và phúc lạc nghĩa là bài ca. Thiền nghĩa là thoát khỏi thế giới và phúc lạc nghĩa là chia sẻ với thế giới. Thiền bạn có thể làm trong hang động Himalaya, nhưng để phúc lạc bạn sẽ phải quay về thế giới.
Phúc lạc cần được chia sẻ; nó tồn tại trong chia sẻ. Nó không thể tồn tại khi bạn một mình, nó biến mất. Nó là giao cảm. Thiền có thể tồn tại trong sự một mình và phúc lạc có thể tồn tại trong việc ở cùng nhau. Nhưng khi cả hai tồn tại thế thì bạn phải học cách sống mới toàn bộ.
Phật sẽ cho bạn lời kinh ngay. Ông ấy nói:
Khó sống trong thế giới
và khó sống ngoài nó.
Khó là một giữa nhiều người.
Ông ấy nói: Khó sống trong thế giới... Chắc chắn, do đó hàng triệu người đã ưa thích thoát li. Bản thân ông ấy đã trốn đi lúc ban đầu - nhưng nhớ rằng ông ấy đã không trở nên chứng ngộ bởi vì việc trốn đi của mình. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ mặc cho việc trốn đi của mình. Ông ấy đã không trở nên chứng ngộ bởi vì ông ấy từ bỏ thế giới; ông ấy trở nên chứng ngộ cho dù ông ấy đã từ bỏ thế giới. Nó có đó mặc cho việc từ bỏ. Từ bỏ không phải là nguyên nhân của chứng ngộ của ông ấy, nó đã không gây ra điều đó. Chứng ngộ không do bất kì cái gì gây ra.
Cho nên khi ông ấy quay về thế giới sau chứng ngộ của mình, đi về cung điện để gặp bố mẹ mình - cha già của ông ấy, mẹ kế của ông ấy - vợ ông ấy, con ông ấy, vợ ông ấy hỏi một câu hỏi; một câu hỏi rất thích đáng mà cô ấy hỏi Phật Gautam. Cô ấy hỏi, "Anh nói cho em một điều - em đã đợi lâu chỉ để hỏi anh một điều. Dù anh đã đạt tới bất kì cái gì, chẳng lẽ không thể đạt được nó ở đây trong ngôi nhà này sao?
Có cần phải trốn khỏi cung điện và khỏi thế giới và khỏi em và khỏi con anh không? Điều đó có tuyệt đối cần thiết để đạt tới nó hay không?"
Và đó là thời điểm duy nhất mà Phật nhìn xuống không nói được gì. Im lặng của ông ấy là hùng biện. Ông ấy chấp nhận rằng có, điều đó là không cần thiết. Ông ấy trốn khỏi thế giới bởi vì sống trong thế giới thành quá nặng nề. Nó là nặng nề.
"Con, ta biết rằng con sẽ làm điều phải với cô gái bé bỏng này," nhà thuyết giáo nói. "Con cưới cô ấy và con sẽ ở chỗ cuối mọi rối loạn của mình."
Thế là anh ta đã là điều phải và anh ta cưới cô gái. Và rồi sáu tháng sau, khi anh ta lại gặp nhà thuyết giáo, anh ta cố giết ông ta.
"Ông là đồ dối trá khốn nạn!" anh thanh niên hét lên. "Ông bảo tôi nếu tôi cưới cô ấy tôi sẽ ở chỗ cuối của rối loạn của tôi. Rồi, tôi đã cưới cô ấy và cô ấy đã làm cho đời tôi khổ!"
"Điều đó có thể đúng đấy, con, nhưng con không thể trách ta được," mục sư đáp. "Ta đã nói con sẽ ở chỗ cuối của rối loạn, nhưng ta chưa bao giờ nói chỗ cuối nào."
Ở trong thế giới là vất vả, sống trong thế giới là khó khăn, bởi vì đó là việc sống với nhiều người trên cung trăng thế. Bản thân bạn đã là người trên cung trăng rồi và mọi người khác cũng là người trên cung trăng nốt! Thế giới này là đống lộn xộn thế. Dường như đơn giản không thể nào có chuyện làm sao Thượng đế tốt bụng lại có thể xoay xở trong vòng sáu ngày làm ra cái thế giới lộn xộn này! Không đủ thời gian… và thậm chí chẳng đàn bà nào tới cố vấn cho ngài! Vậy mà ngài vẫn xoay xở được.
Những người biết, họ nói ngài đã tạo ra Eve chỉ tận lúc cuối cùng đơn giản để cho cô ấy sẽ không cho ngài lời khuyên; bằng không trong sáu ngày sẽ không thể nào làm ra được thế giới đâu. Cô ấy sẽ can thiệp vào mọi thứ: "Làm nó theo cách này. Cái này không đúng." Và kể từ khi ngài tạo ra Eve, ngài đã không tạo ra được cái gì khác. Điều đó là quá nhiều! Một hôm ngài nhớ tới điều đó và ngài nói, "Đủ rồi!" Kể từ đó chẳng ai đã từng nghe nói về ngài nữa. Rơi lệ vì một kẻ lập dị tự tử, để lại một lời ghi chú ngắn nói, "Chào nhé, thế giới trầm tĩnh."
Thế giới thực sự là lạnh như băng - không nồng ấm ở bất kì đâu, không tình yêu ở chỗ nào, không từ bi ở chỗ nào. Khó sống trong thế giới và khó sống ngoài nó. Và cũng không dễ sống bên ngoài nó; sống bên ngoài nó thậm chí còn khó hơn. Con người ở trong thế lưỡng nan thế! Khó sống trong thế giới, khó không sống trong thế giới. Bạn đã bao giờ thử sống trong hang động Himalaya chưa?
Thử một tháng mà xem, và thế giới sẽ có vẻ đẹp thế và như cõi trời thế! Vài kinh nghiệm bạn đã có. Khó sống cùng vợ, nhưng khi cô ấy đi vài ngày về nhà mẹ cô ấy, lại rất khó sống mà không có cô ấy. Khi cô ấy ở cùng bạn, bạn muốn không có cô ấy; khi cô ấy đi, bạn muốn cô ấy trở lại ngay lập tức.
Nó sẽ là như vậy, bởi vì vấn đề chung cuộc là không sống trong thế giới mà cũng không sống ngoài nó. Vấn đề tối thượng là sống trong trạng thái của thức tỉnh. Nếu bạn sống trong giấc ngủ trong thế giới bạn sẽ khổ; nếu bạn sống bên ngoài thế giới bạn sẽ trong khổ hơn nhiều.
Tôi biết cả hai kiểu người, phàm nhân và người thế giới khác. Tôi biết người sống ở bãi chợ, và tôi biết người đã từ bỏ bãi chợ, và đã đi tới các tu viện. Cả hai đều khổ, khổ sâu sắc, bởi một lẽ đơn giản là chỉ thay đổi vị trí, chỉ thay đổi địa chỉ của bạn từ bãi chợ tới tu viện, chẳng tạo ra khác biệt chút nào. Bạn vẫn là con người ấy, ý thức của bạn vẫn không thay đổi. Và thay đổi được cần ở đây. Thế thì bạn có thể trở thành trung tâm của xoáy lốc. Thế thì bạn có thể sống trong xoáy lốc và vậy mà vẫn không bị rối loạn.
Nhưng Phật nói rằng điều đó rất hiếm. Khó là một giữa nhiều người. Điều đó xảy ra chỉ thỉnh thoảng thôi. Trong hàng triệu người, chỉ một người xoay xở để sống một cách vui vẻ dù người đó ở bất kì đâu - trong thế giới hay ngoài thế giới. Ai là người có thể xoay xở sống một cách vui vẻ được? - người sống trong nhận biết. Đó là thông điệp dứt khoát của Phật.
Và với người lang thang, con đường dài làm sao lang thang qua nhiều kiếp! Và bạn đã từng lang thang lâu làm sao! Khi nào bạn mới quyết định thức tỉnh? Bạn đã ngủ đủ lâu rồi. Bây giờ là lúc thức dậy và bắt đầu một loại cuộc sống hoàn toàn mới, cuộc sống được sống từ bên trong.
Thắp lên ngọn lửa bên trong về nhận biết, và thế thì dù bạn ở bất kì chỗ nào nó tất cả đều là vui vẻ. Để người đó nghỉ ngơi... Bạn cần nghỉ ngơi, bạn đã lang thang đủ rồi. Bạn mệt mỏi, hoàn toàn mệt mỏi, rã rời, chán chường.
Để người đó nghỉ ngơi.
Để người đó không khổ.
Để người đó không rơi vào khổ.
Thời điểm là ngay bây giờ. Đừng chịu khổ thêm nữa. Đừng rơi đi rơi lại vào khổ. Rơi vào quên lãng là khổ; nhớ lại là thoát ra khỏi khổ. Và nghỉ ngơi là bước cần thiết nhất cho việc nhớ lại, cho nhận biết. Thảnh thơi là toàn thể nghệ thuật của thiền và phúc lạc cả hai.
Làm sao bạn có thể nghỉ ngơi với nhiều ham muốn thế? Chúng cứ kéo bạn rời ra từng phần. Bạn chỉ có thể nghỉ ngơi được nếu bạn học bí mật của vô ham muốn; nếu bạn học sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mà không có tương lai nào; nếu bạn học sống không hi vọng về tương lai; nếu bạn sống một cách tập trung vào hiện tại, toàn bộ tham gia vào trong hiện tại, không lo nghĩ về quá khứ không lo nghĩ về tương lai, thảnh thơi, nghỉ ngơi. Thế thì cả thiền và phúc lạc đều là sự trưởng thành dễ dàng, tự phát từ trái tim yên tĩnh, từ bản thể thảnh thơi.
Nếu người đó là người tốt,
con người của tin tưởng, được kính trọng và thành công,
Bất kì đâu người đó tới, người đó đều được đón chào.
Và đừng lo nghĩ điều gì sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn không chăm sóc cho tương lai của mình, nếu bạn không lập kế hoạch, nếu bạn không thu xếp trước cho cái gì sẽ xảy ra cho bạn. Đừng lo nghĩ.
Phật nói: Nếu người đó là người tốt, con người của tin tưởng... người tin cậy vào sự tồn tại, thế thì đừng lo nghĩ: Bất kì đâu người đó tới, người đó đều được đón chào - ít nhất được đón chào bởi những người biết, ít nhất được đón chào bởi những người hiểu... và chỉ đón chào của họ mới có giá trị.
Giống như Himalaya
Người tốt chói sáng từ xa,
nhưng người xấu hành động không thấy được
như mũi tên trong đêm.
Đừng lo nghĩ điều sẽ xảy ra cho bạn. Bạn sẽ trở nên chói sáng thế - Giống như Himalaya - chói sáng từ xa hàng nghìn dặm. Bạn sẽ trở nên toả sáng tới mức mọi người sẽ bắt đầu đi tới bạn cứ dường như bạn là thỏi nan châm lớn. Từ xa và rộng, từ khắp các ngõ ngách trên thế gian, mọi người sẽ bắt đầu đi tới bạn, bị hút bởi lực không biết, bởi năng lượng bí ẩn.
Đừng lo nghĩ về tương lai, mọi thứ sẽ được chăm nom. Tin cậy tự nhiên đi. Aes dhammo sanantano: đây là luật vĩnh hằng, không cạn. Tin cậy, và tự nhiên sẽ mưa rào lên bạn hàng triệu phúc lành.
Ngồi... Đừng xô ra, đừng chạy. Đừng liên tục di chuyển vì cái này cái nọ. Ngồi. Đó đích xác là nghĩa của zazen. Từ 'zazen' đã bắt nguồn từ lời kinh này.
Ngồi.
Nghỉ.
Làm.
Zazen nghĩa là chỉ ngồi không làm gì. Điều đầu tiên cần làm là học ngồi, nghỉ ngơi sâu sắc. Trở thành cái vũng tĩnh lặng, thậm chí không một gợn sóng của ham muốn, không đi đâu cả, không tham vọng - thậm chí không vì Thượng đế, thậm chí không vì niết bàn.
Ngồi... không chỉ vật lí - cả về tâm lí, tâm linh nữa. Học ngồi đi; đó là zazen. Và nghỉ - và rơi vào trong nghỉ ngơi sâu sắc, cho nên việc thở trở thành tự nhiên, thân thể trở thành bình thản, mọi cơn sốt của ham muốn và rối loạn thường xuyên biến mất, bay hơi.
Và thế rồi, Làm. Việc làm đó sẽ có phẩm chất khác toàn bộ. Nó sẽ không là từ ham muốn; nó sẽ là tính sáng tạo. Nó sẽ là vì bạn có sẵn quá nhiều năng lượng tới mức bạn muốn chia sẻ năng lượng của mình với thế giới, tới mức bạn muốn tạo ra cái gì đó, tới mức bạn muốn làm cho thế giới đẹp thêm lên một chút, phúc lạc thêm một chút, nhân bản thêm một chút.
Một mình với bản thân mình,
Đừng bao giờ mệt mỏi.
Và nhớ khác biệt giữa cô đơn và một mình. Đừng bao giờ cảm thấy cô đơn. Bạn chưa bao giờ cô đơn cả. Tại cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, Thượng đế cư ngụ; ngài bao giờ cũng cùng với bạn. Và bất kì khi nào bạn một mình, chỉ thế thì bạn mới có khả năng nghe thấy tiếng bước chân ngài. Bất kì khi nào bạn một mình, chỉ thế thì bạn mới có khả năng nghe thấy âm nhạc của ngài, tiếng thì thào của ngài. Ngài chưa bao giờ nói to, ngài chỉ thì thào. Ngài tới rất im lặng và đi rất im lặng. Trong im lặng sâu sắc và bạn trở thành người chủ; và ngài là khách, Thượng đế là khách.
Ở bìa rừng
Sống vui vẻ…
Rừng đại diện cho cái không biết, cái không thể biết. Ở bìa rừng sống vui vẻ... Bao giờ cũng ở gần cái không biết và cái không thể biết và không sợ. Sống vui vẻ... bởi vì cái không biết, cái không thể biết, cũng là của bạn. Bạn thuộc vào nó, nó thuộc vào bạn. Sống vui vẻ...
Không ham muốn.
Đừng hỏi gì cả. Jesus nói: Hỏi, và điều đó sẽ được cho. Phật nói: Không hỏi, và điều đó sẽ được cho. Jesus nói: Tìm, và ông sẽ thấy. Phật nói: Không tìm, và ông sẽ thấy. Jesus nói: Gõ cửa, và cửa sẽ mở cho ông. Phật nói: Không cần gõ cửa; cửa đã mở rồi. Sao có khác biệt này giữa hai người chứng ngộ? Cả hai đều chứng ngộ. Khác biệt là bởi vì người nghe.
Jesus nói cho người rất bình thường; Phật nói cho công xã của ông ấy - đó là khác biệt. Ông ấy có thể nói chân lí cao nhất mà không thoả hiệp nào. Jesus không thể nói được. Jesus phải thoả hiệp với người nghe. Jesus sống không có công xã. Vâng, vài đệ tử thì ông ấy có, mười hai đệ tử - và mười hai đệ tử đó cũng không xứng đáng mấy. Phật có hàng nghìn đệ tử và cực kì có giá trị - bởi vì nhiều người trong số họ đã trở nên chứng ngộ trong khi Phật còn sống. Trong công xã của ông ấy có ít nhất một nghìn người chứng ngộ, có cùng trạng thái như bản thân ông ấy. Ông ấy có thể nói theo bất kì cách có thể nào và điều đó sẽ được hiểu; không có lo nghĩ về phần ông ấy bị hiểu lầm. Jesus phải thường xuyên cảnh giác, và ngay cả vậy ông ấy vẫn bị hiểu lầm và bị đóng đinh.
Ngồi. Nghỉ. Làm. Để ba từ này chìm sâu vào trong tim bạn. Học ngồi im lặng, yên tĩnh, không tranh đấu với bản thân bạn, thảnh thơi. Không trong tư thế yoga, nhớ lấy, bởi vì tư thế yoga là nỗ lực thường xuyên.  Không cần tư thế yoga nào cả. Ngồi theo bất kì cách nào bạn thấy thảnh thơi - ngay cả ghế cũng được. Phật thường ngồi trên sàn, điều đó là dễ dàng vào những ngày đó. Bạn có thể ngồi theo bất kì tư thế nào bạn thích. Bạn có thể dùng gối, gối Thiền, để ngồi lên; bạn có thể dùng ghế. Vấn đề không phải là tư thế; vấn đề là nghỉ ngơi bên trong.
Thoải mái đi... và khi năng lượng tích luỹ trong bạn, bắt đầu sáng tạo. Vẽ, hát, múa, hay làm bất kì cái gì bạn muốn làm để làm cho thế giới này đẹp hơn, chút ít nồng ấm hơn.
Chúng ta phải tạo ra thiên đường trên trái đất.

Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post