Read more
Không muốn gì bằng cả trái tim ông dừng
dòng suối.
Khi thế gian tan biến
mọi thứ trở thành rõ ràng.
Đi ra ngoài
đường này này hay đường kia, tới bờ xa hơn
nơi thế gian tan biến
và mọi thứ trở thành rõ ràng.
Bên ngoài bờ này và bờ xa hơn,
Bên kia cõi bên kia, nơi không có bắt đầu,
không kết thúc.
Không sợ, cứ đi.
Thiền.
Sống thuần khiết. Yên tĩnh.
Làm việc của ông, với quyền làm chủ.
Ban ngày mặt trời chiếu sáng,
và chiến binh trong giáp trụ rạng ngời.
Ban đêm trăng chiếu sáng,
và người chủ sáng lên trong thiền.
Nhưng ngày và đêm Người đã thức tỉnh
chiếu sáng trong rạng ngời của tâm linh.
"Trông kìa, thuyền trưởng
Columbus, đất liền! Chúng ta đã khám phá ra đất liền!"
"Tuyệt vời! Đánh điện cho
Hoàng hậu Isabella ngay lập tức!"
"Nhưng, thưa thuyền trưởng,
điện tín còn chưa được phát minh ra!"
"Mẹ kiếp! Tôi có-a phải tự
mình-a làm mọi thứ không!"
Khoa học là truyền thống, nó
không phụ thuộc vào khám phá của con người. Nó là sự liên tục; nhiều người đã
đóng góp, dầu vậy nhiều người sẽ còn đóng góp. Thế nữa nó cũng không bao giờ đầy
đủ; cái gì đó bao giờ cũng còn lại để được khám phá. Nó là hiện tượng xã hội.
Không có Newton sẽ không có khả năng về Albert Einstein; không có Albert
Einstein sẽ không có khả năng cho bất kì ai khác tìm ra cái gì đó bên ngoài các
khái niệm về tương đối. Khoa học là liên thuộc; nó không phải là công việc của
một người. Nhiều điều phải được chấp nhận từ người khác, nhiều điều phải được
vay mượn; nó là việc kế thừa. Do đó khoa học phụ thuộc vào quá khứ, nó được bắt
rễ trong quá khứ.
Tôn giáo là hoàn toàn khác: mọi
cá nhân phải khám phá ra theo cách riêng của mình. Tôn giáo không phải là truyền
thống và không bao giờ có thể là truyền thống. Bạn không thể vay mượn sáng suốt
từ ai đó khác được; sáng suốt phải đích thực của bạn. Chỉ thế thì nó mới có ý
nghĩa. Bạn có thể thấy chỉ qua con mắt riêng của mình, bạn có thể hiểu chỉ qua
thiền riêng của mình, bạn có thể kinh nghiệm chỉ qua việc nở hoa của trái tim
riêng của bạn.
Và không có vấn đề về phụ thuộc.
Nếu như không có Phật bạn có thể vẫn được thức tỉnh, nếu như không có Christ bạn
có thể vẫn chứng ngộ. Chứng ngộ của bạn tuyệt đối là của riêng bạn, nó mang
tính cá nhân. Đó là cái đẹp của tôn giáo; đó là lí do tại sao tôn giáo không thể
được dạy. Khoa học có thể được dạy; tôn giáo phải được khám phá lặp đi lặp lại
bởi từng và mọi cá nhân, bởi từng và mọi người tìm kiếm. Con đường của khoa học
giống như bước đi trên đất; bạn để lại dấu chân mình. Phật đã nói: Con đường của
tôn giáo giống như chim bay trên trời - chúng không để lại dấu chân nào... cho
nên không ai có thể theo vị phật được.
Bạn có thể yêu một Phật, nhưng
bạn không thể theo ông ấy được. Bạn có thể yêu một Christ, nhưng bạn không thể
theo ông ấy được. Vâng, tình yêu của bạn sẽ giúp bạn, sẽ giúp bạn hiểu, sẽ cho
bạn dũng cảm để truy tìm, sẽ làm mạnh tâm linh của bạn để đi vào trong cái
không biết. Nó sẽ là sự giúp đỡ mênh mông bởi vì cuộc hành trình này không có bản
đồ nào và bạn đang đi vào trong đại dương. Bờ bên kia, bờ xa hơn là không thấy
được; không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ đạt tới nó. Bằng việc yêu một Phật, một
Christ, một Zarathustra, một Krishna, một Lão Tử, tin cậy sâu sắc nảy sinh
trong bạn về bờ xa xăm - rằng nó tồn tại: "Nếu mình tìm với toàn bộ bản thể
mình, sẽ có khả năng mình có thể phát hiện ra nó." Nhưng rủi ro là lớn và
mọi thứ phải được bạn thực hiện. Bạn phải đi một mình. Bạn phải toàn bộ một
mình; không ai có thể đi cùng bạn trên con đường này.
Thầy có thể chỉ cho bạn con đường,
nhưng thầy không thể đi cùng bạn được. Thầy có thể đẩy bạn, thầy có thể động
viên bạn, thầy có thể giúp theo nhiều cách, nhưng dầu vậy bạn vẫn phải đi một
mình. Bạn phải khám phá ra mọi thứ, từng chi tiết của chân lí, lần nữa.
Trong khoa học lại hoàn toàn
khác: một khi chân lí được khám phá ra, nó được khám phá cho toàn thể nhân loại.
Một khi điện được khám phá ra, không có nhu cầu cho mọi người khám phá nó lặp lại
lần nữa. Điều đó sẽ là ngu xuẩn, cực kì ngu xuẩn. Một khi được khám phá ra nó
trở thành một phần của di sản kế thừa của toàn nhân loại.
Nhưng điều đó không đúng về
chân lí chủ quan, bên trong. Hàng nghìn lần nó đã được khám phá ra, nhưng khi
thành vấn đề, là cuộc truy tìm để bạn khám phá nó, bạn phải đi lại từ ABC, cứ
dường như bạn là người đầu tiên, cứ dường như không ai đã đi trước bạn. Bạn phải
phá vỡ tảng băng, bạn phải đi vào vùng đất chưa khai phá.
Đây là thách thức lớn. Kẻ hèn
nhát co lại từ điều đó, nhưng người dũng cảm cảm thấy cực kì hấp dẫn. Người
dũng cảm thấy nó gần như từ lực hút họ. Do đó Phật bao giờ cũng nói về bạo dạn.
Ông ấy nói: Không sợ, cứ đi.
Các tôn giáo khác, đặc biệt là
các tôn giáo có tổ chức, đều bắt rễ trong sợ hãi. Nếu Phật mà viết chuyện ngụ
ngôn cổ về Adam và Eve và việc đuổi họ khỏi cõi trời, ông ấy chắc đã viết nó
theo cách khác toàn bộ. Ông ấy đã ca ngợi Adam và Eve. Ông ấy sẽ không gọi đó
là tội lỗi nguyên thuỷ, ông ấy sẽ gọi đó là đức hạnh nguyên thuỷ - rằng họ đã nổi
dậy, rằng họ đã không sợ Thượng đế và trừng phạt, rằng họ đã là những người bạo
dạn.
Ông ấy sẽ không kết án họ, chừng
đó là chắc chắn; ông ấy sẽ ca ngợi họ vô cùng. Đó là thách thức cho tâm linh của
họ, cho chính linh hồn họ, để đã được dặn, "Không được ăn từ cây này, cây
tri thức, bởi vì nếu các ngươi ăn từ cây này các ngươi sẽ bị trừng phạt, trừng
phạt cực nặng - không chỉ các ngươi mà con cháu các ngươi cũng sẽ bị trừng phạt
đời đời kiếp kiếp."
Và trừng phạt sẽ là lớn. Thượng
đế đã nói với Adam và Eve, "Nếu các ngươi ăn từ cây tri thức, nếu các người
ăn quả của cây tri thức, các ngươi sẽ thành hữu tử. Ngay bây giờ các ngươi bất
tử." Cái chết sẽ là trừng phạt. Còn trừng phạt nào hơn có thể có đấy? Chết
là điều tối thượng trong trừng phạt.
Phật chắc đã đánh giá cao họ. Nếu
Adam và Eve không nổi dậy, không ăn từ cây tri thức, chắc đã không có nhân loại
- và chắc sẽ không có Christ, không có Phật, không có Zarathustra, không có Lão
Tử. Adam và Eve chắc vẫn lang thang trần trụi như con vật trong vường Địa đàng.
Chắc đã chẳng có cái gì như nhân loại. Tâm thức này, nhận biết này, truy tìm
này - chẳng cái gì đã có đó. Toàn thể công trạng thuộc về Adam và Eve.
Và con rắn không chắc đã là quỉ
đâu. Trong câu chuyện của Phật, rắn phải đã là vị phật cổ khêu gợi Adam và Eve,
"Cứ đi không sợ và ăn quả đấy đi và đừng sợ, đừng là kẻ hèn nhát!" Ở
phương Đông rắn bao giờ cũng đại diện cho trí huệ. Jesus cũng nói: Hãy khôn
ngoan như rắn. Rắn ở phương Đông đại diện cho quyền năng cố hữu, quyền năng hạt
mầm của việc nở hoa tối thượng của bạn; nó là tiềm năng của bạn. Do đó
kundalini được gọi là xà năng.
Kundalini nghĩa là con rắn nằm
đó đang ngủ say; nó phải được đánh thức dậy. Một khi nó thức dậy nó bắt đầu
ngóc lên. Khi nó đạt tới trung tâm tối thượng của bản thể bạn - sahasrar -
trung tâm cuối cùng, bậc thang cuối cùng của chiếc thang, bạn đã về tới nhà. Rắn
không phải là đại diện, dạng trá hình của quỉ. Phật chắc đã viết ra toàn bộ câu
chuyện này theo cách hoàn toàn khác.
Nhưng Ki tô giáo, Do Thái giáo,
cả hai đều hướng sợ hãi; Hồi giáo cũng vậy, Hindu giáo cũng vậy. Chỉ hai tôn
giáo trên thế giới, Phật giáo và Jaina giáo, là không; ngoài ra tất cả các tôn
giáo khác đều hướng sợ hãi. Chỉ hai tôn giáo này mới bắt rễ trong bạo dạn, và
tôi không thể thấy làm sao tôn giáo có thể hướng sợ hãi được. Trong mọi ngôn ngữ
của thế giới chúng ta đều có các từ như 'sợ Thượng đế' dành cho người tôn giáo;
điều đó là hoàn toàn vô nghĩa. Người tôn giáo không sợ Thượng đế, người đó yêu
Thượng đế - và yêu và sợ không tồn tại cùng nhau. Nếu bạn yêu ai đó bạn không sợ;
nếu bạn sợ bạn không thể yêu được.
Yêu không tồn tại trên thế giới
bởi lí do đơn giản là chúng ta đã cố tạo ra yêu qua sợ. Bố, mẹ, tu sĩ, chính
khách, họ tất cả đều cố tạo ra sợ trong bạn. Người mẹ nói, "Nghe mẹ, bằng
không con sẽ khổ!" Người bố nói, "Bố có quyền." Theo cả nghìn lẻ
một cách người đó chứng minh quyền lực của mình trên đứa trẻ bất lực và thế rồi
nói với đứa trẻ, "Yêu bố đi - bố là bố của con!" Tất nhiên đứa trẻ phải
giả vờ, bởi vì nó phụ thuộc, nó bất lực. Nó yêu người mẹ do sợ; tình yêu của nó
là giả. Nó yêu người bố vì sợ; đó chỉ là giả vờ, đó là đạo đức giả. Nó yêu Thượng
đế vì sợ - sợ địa ngục, sợ bị trừng phạt, sợ bị hành hạ.
Và bạn có biết không? Ki tô
giáo tin rằng nếu bạn bé? Trong bẩy mươi năm một phần ba đã dành cho ngủ; bạn
không thể phạm tội nào trong giấc ngủ của mình trừ phi mơ của bạn cũng được
tính là tội. Một phần ba khác đi vào văn phòng, vào xưởng máy, vào cánh đồng,
vào cửa hiệu.... Bạn có bao nhiêu thời gian để phạm tội? Cứ tính cả ngày - bạn
sẽ không tìm ra mấy thời gian. Và tội của bạn sẽ chỉ tầm thường. Vâng, bạn có
thể rơi vào tình yêu với vợ hàng xóm, nhưng vì điều đó bạn sẽ bị khổ mãi mãi
sao? Điều đó hoàn toàn không công bằng, không thoả đáng! Có thể ba hay bốn năm ở
tù trong địa ngục sẽ đủ, nhưng vĩnh viễn sao? Bạn có thể quan niệm được vĩnh hằng
không? Nó sẽ không bao giờ chấm dứt, khổ sẽ không tận cùng!
Điều này chỉ để tạo ra sợ. Và mọi
người yêu Thượng đế từ sợ hãi này, họ cầu nguyện từ sợ hãi này.
Phật chống lại sợ hãi; sợ là tội
lỗi nguyên thuỷ theo ông ấy. Ông ấy tin vào không sợ - ông ấy tin, và ông ấy
tin đúng; đó là kinh nghiệm của ông ấy. Đó cũng là kinh nghiệm của tôi nữa, rằng
tình yêu thực xảy ra chỉ khi sợ biến mất toàn bộ.
Tôn giáo thực đã không xảy ra
trên thế giới này bởi vì chúng ta đã từng cố tạo ra tôn giáo rẻ tiền dựa trên sợ.
Tình yêu thực đã không xảy ra trên thế giới. Vợ sợ chồng, do đó cô ấy giả vờ
yêu; chồng sợ vợ, do đó anh ấy cứ nói, "Cưng ơi, anh yêu em!" thật là
nhiều lần có thể được.
Đó là điều Dale Carnegie gợi ý
cho mọi đức ông chồng: "Dù anh yêu cô ấy hay không, đó không phải là vấn đề.
Cứ lặp lại điều đó thật nhiều lần trong ngày, như nhiều cơ hội có đó. Một hay
hai lần từ văn phòng điện về cho vợ chỉ nói 'Anh yêu em.'" Và đây tất cả đều
từ sợ.
Vì sợ mà thế giới bỏ lỡ hoa hồng
của tình yêu. Tình yêu có thể xảy ra - mọi người đều được sinh ra với năng lực
yêu vô hạn - nhưng sợ làm què quặt mọi người, làm tê liệt mọi người.
Phật nói với các Bồ tát của ông
ấy: Đi và dạy mọi người vài điều nền tảng này. Điều thứ nhất ông ấy nói:
Không muốn gì bằng cả trái tim ông dừng
dòng suối.
Những lời này là lời mã hoá; bạn
sẽ phải hiểu lời mã hoá của ông ấy. Vào những ngày xưa đó mọi sự toàn phải được
nhớ, cho nên chỉ những lời kinh rất nhỏ, những lời kinh rất cô đọng mới được
cho. Từng lời kinh đều được diễn đạt trong ngôn ngữ mã; bạn phải giải mã nó. Bạn
phải dịch nó vào ngôn ngữ đương đại; bằng không bạn sẽ bỏ lỡ ý nghĩa của nó.
Không muốn gì.... Làm sao điều
đó là có thể được - không muốn gì sao? Đó là chân lí nền tảng nhất trong giáo
huấn của Phật. Ông ấy không nói đừng muốn gì, nhớ lấy; điều đó sẽ là hiểu lầm.
Ông ấy nói: Không muốn gì, bằng cả trái tim ông dừng dòng suối.
Với "dòng suối" ông ấy
ngụ ý tâm trí. Ông ấy bao giờ cũng gọi tâm trí là dòng suối bởi vì nó cứ chảy;
dù bạn thức hay ngủ nó vẫn cứ chảy. Nó là dòng suối các ý nghĩ.
Trong thế giới hiện đại,
William James, một trong những nhà tâm lí lớn, lần đầu tiên dùng cách diễn đạt
Phật giáo về tâm trí; ông ấy gọi nó là "dòng suối tâm thức." Phật nói
nó giống như dòng sông thường xuyên chảy. Làm sao bạn có thể dừng nó lại được?
Các phương pháp cũ là kìm nén, kiểm soát, nhưng chúng đã thất bại, hoàn toàn thất
bại; chúng đã thất bại ngay cả vào thời của Phật.
Theo một nghĩa nào đó Phật là
nhà tâm lí đầu tiên của thế giới, không phải Sigmund Freud. Và cái nhìn sâu của
Phật vào tâm trí còn đi sâu hơn nhiều so với mọi nhà tâm lí gắn lại với nhau.
Không có cách nào gạt bỏ cơn lụt quá mạnh của năng lượng tâm trí, của chất liệu
tâm trí, chỉ bằng việc kiểm soát nó hay bằng việc kìm nén nó. Kìm nén tuyệt đối
mang tính phá huỷ. Nếu bạn kìm nén cái gì đó nó sẽ tới đi tới lại mãi và bạn sẽ
phải kìm nén nó lặp đi lặp lại. Cả đời bạn sẽ trở thành cuộc nội chiến; bạn sẽ
thường xuyên đánh nhau với bản thân mình. Và cuộc chiến sẽ không kết thúc bởi
vì bạn không thể phá huỷ được tâm trí theo cách này; đây không phải là cách để
gạt bỏ tâm trí. Thực tế, bạn đang cho tâm trí năng lượng lớn bằng việc đánh
nhau với nó.
Tâm trí có thể được cho năng lượng
theo hai cách: hoặc bằng việc đánh nhau với nó hoặc bằng việc mê say trong nó.
Cách này dẫn tới kìm nén, cách kia dẫn tới đồng nhất, và cả hai cứ nuôi dưỡng
tâm trí. Dòng suối trở nên ngày một lớn hơn.
Bạn có thể kìm nén - kìm nén là
dễ dàng - và toàn thể nhân loại đã học kìm nén bởi vì bạn bao giờ cũng sa ngã
vì dễ dàng. Kìm nén không phải là điều khó. Giận nảy sinh: bạn có thể ngồi trên
nó, bạn có thể cứ mỉm cười nụ cười giả tạo, và chẳng chóng thì chầy bạn sẽ quên
về nó. Nhưng nó có đó đang sôi lên bên trong bạn và bạn đang tích luỹ mọi ngày
nhiều giận hơn. Giận có cái đẹp của riêng nó nếu nó tự phát, nhưng bạn đang
tích luỹ giận, cái trở nên không liên quan, cái sẽ không tự phát.
Cái gì đó có thể đã xảy ra từ
mười năm trước; bây giờ nó không có tham chiếu tới thực tại, không hoàn cảnh -
và bỗng nhiên bạn bùng nổ. Bạn trông điên khùng. Đó là cách mọi người phát điên
khùng. Nếu họ đã giận từ mười năm trước khi hoàn cảnh đúng có đó, không ai đã gọi
họ là điên khùng, nhưng trong mười năm họ vẫn ngồi trên nó; thế thì điều đó trở
thành quá nhiều. Và thế thì trong mười năm liên tục họ đã tích luỹ ngày một nhiều
giận hơn. Mọi ngày họ đã kìm nén, họ đã ngồi trên núi lửa; chẳng chóng thì chầy
nó sẽ bùng ra. Hoặc là thế, hoặc bạn phải trở nên chết và đờ đẫn, không sống tới
mức chẳng cái gì có thể bùng ra được. Bạn phải rút lui bản thân mình toàn bộ khỏi
cuộc sống, vào tu viện, bạn phải trở nên không nhạy cảm với cuộc sống tới mức mọi
người có thể cứ xúc phạm bạn và bạn thu thập làn da dầy tới mức không cái gì
xuyên vào bạn được...
Giovanni bị xử tù vì đã làm
tình với xác vợ mình vài giờ sau cái chết của cô ấy. "Anh có gì nói để bào
chữa cho mình không?" chánh án hỏi.
"Nói thực nhé, thưa quí
ông," người Italy đáp, "Tôi đã không biết cô ấy-a chết đâu. Cô ấy
đã-a giống-a thế trong hai mươi năm qua-a rồi!"
Có hàng triệu người không thực
sự sống - sợ việc sống bởi vì nếu họ sống thì giận dữ của họ, thèm khát của họ,
tham lam của họ, tất cả trở thành sống động. Để giữ cho chúng bị kìm nén họ phải
sống ở mức tối thiểu; họ chưa bao giờ sống ở mức tối đa. Và không sống ở mức tối
đa là bỏ lỡ Thượng đế, là bỏ lỡ tất cả - tất cả cái đẹp và phúc lành của cuộc sống.
Bạn nên sống ở mức tối đa; chỉ
thế thì bạn mới đi tới biết cái đẹp vô cùng của sự tồn tại. Chỉ từ chiều cao đó
bạn mới trở nên nhận biết về huy hoàng mênh mông, về lễ hội thường xuyên vẫn diễn
ra mãi. Nhưng bạn không thể sống tới mức tối đa được; bạn sợ bởi vì nếu bạn sống
một cách toàn bộ thế thì mọi thứ bạn đã kìm nén sẽ trồi lên.
Hàng triệu người đã quyết định
vì cuộc sống chết; trước khi họ thực sự chết họ đã chết rồi. Họ chỉ sống ở mức
tối thiểu, để kiếm sống; không sống mà chỉ lờ phờ tẻ nhạt. Họ sợ thế - các tu
sĩ đã làm cho họ sợ thế.
Phật chống lại kìm nén. Và nếu
bạn kìm nén cái gì đó nó sẽ bắt đầu tìm cách khác nào đó để trồi ra, cách thức
hư hỏng nào đó. Đó là lí do tại sao tôi nói mọi đồi bại dục đều có nguồn gốc
tôn giáo, bởi lẽ đơn giản là mọi tôn giáo đều đã từng chống lại dâm dục.
Dục phải được biến đổi, không bị
kìm nén. Nó là năng lượng thuần khiết, nó là lửa! Nhưng bạn không cần đốt nhà
mình bằng lửa đó. Bạn có thể sưởi nóng ngôi nhà của mình khi nó quá lạnh, bạn
có thể làm cho nhà của mình đầy ánh sáng khi nó tối. Đó là cùng ngọn lửa trở
thành ánh sáng, trở thành nhiệt, nhưng nó cũng có thể thiêu cháy ngôi nhà bạn.
Bạn phải rất tỉnh táo, cẩn thận, thận trọng.
Sinh lực của bạn là trung lập:
chúng có thể làm hại bạn, chúng có thể giúp bạn; tất cả đều phụ thuộc vào bạn.
Đừng kết án chúng. Bạn chịu trách nhiện - và chỉ bạn thôi!
Nhưng mọi người cứ kết án dục
dường như dục có cái gì đó liên quan tới bạn. Dục không có gì liên quan tới bạn
cả; dục là năng lượng thuần khiết. Nhưng nếu bạn kìm nén nó, nó sẽ trở thành hư
hỏng; thế thì nó sẽ tìm ra các con đường. Nếu bạn đóng con đường tự nhiên, thế
thì nó tới qua con đường phi tự nhiên. Và bạn vẫn là cùng người ngu xuẩn đó, bạn
đã không thay đổi chút nào; hiểu biết của bạn đã không trưởng thành.
Mulla Nasruddin từ làng mình ra
thành phố lớn, và một người bạn giầu có mời anh ta tới xem nhạc kịch trong một
khoang xem.
Người bạn nói, "Chúng ta sẽ
ngồi gần người khác, cho nên để chắc anh về thay tất đi trước khi tới!"
Một thời gian ngắn sau khi vào
chỗ ngồi của mình trong rạp hát, người bên cạnh bắt đầu nhăn mũi vì mùi thối.
"Tôi đã bảo anh phải đổi tất
đi mà," người bạn nói với Mulla.
"Chắc chắn là tôi đã đổi rồi,"
Nasruddin nói. "Và hơn nữa tôi biết anh sẽ không tin tôi, cho nên tôi đem
đôi tất cũ để ngay trong túi tôi để chứng minh điều đó!"
Nếu bạn là cùng anh chàng ngu xuẩn
cũ đó thì chẳng thành vấn đề bạn làm gì với dục của bạn, với tham của bạn, với
ghen tị của bạn. Chúng sẽ quay lại dưới dạng khác, theo con đường khác nào đó;
chúng thậm chí trở thành tinh vi hơn.
Phật nói điều được cần tới là
nhận biết nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn - không kìm nén không kiểm soát. Nếu bạn
có thể trở nên nhận biết về ham muốn của mình, nếu bạn có thể quan sát ham muốn
của mình, thế thì phép màu xảy ra, phép màu lớn nhất trong tất cả các phép màu.
Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về ham muốn của mình, bạn có thể dễ dàng thấy
rằng không ham muốn nào có thể được hoàn thành; chính bản chất của nó là không
thể được hoàn thành. Mọi ham muốn đều chỉ là khao khát về cái gì đó không thể
có được, mọi ham muốn đều nghĩa là thêm nữa, nữa và nữa. Bây giờ, làm sao bạn
có thể hoàn thành khao khát thường xuyên này về thêm nữa? Bạn có thể có mọi của
cải của thế giới, dầu vậy ham muốn sẽ vẫn có đó.
Tôi đã nghe nói rằng khi
Diogenes nói với Alexander Đại đế, "Ông đã bao giờ nghĩ về một điều này
chưa? - mặc dầu nó là một khả năng rất xa vời, ông đã bao giờ nghĩ về nó chưa?
Ông có thể thực sự chinh phục cả thế giới - thế rồi cái gì nữa? Không có thế giới
khác để chinh phục, chỉ có duy nhất một thế giới này. Nếu ông thực sự thành
công - ông đã bao giờ cân nhắc về vấn đề đó chưa? - thế thì ông sẽ làm
gì?"
Và tương truyền rằng Alexander
trở nên rất buồn. Diogenes cười và ông ấy nói, "Trông đấy! Ông vẫn chưa
chinh phục được nó, nhưng chính ý tưởng rằng nếu ông chinh phục toàn thế giới...
ông sẽ làm gì tiếp đó? - bởi vì không có thế giới khác. Ông sẽ hoàn toàn lúng
túng, bởi vì tâm trí sẽ đòi hỏi thêm nữa. Nó sẽ không được thoả mãn chỉ với thế
giới này - nó sẽ không được thoả mãn đâu."
Tâm trí nghĩa là không hài
lòng; đó là chính bản tính của nó. Ham muốn là cách biểu lộ duy nhất của không
hài lòng này. Khi bạn quan sát ham muốn của mình bạn dần dần, dần dần trở nên
nhận biết về cái vô tích sự của việc ham muốn, bạn trở nên nhận biết về bản
tính ngớ ngẩn của việc ham muốn. Bạn trở nên nhận biết rằng bởi chính bản chất
của chúng ham muốn là không thể nào được hoàn thành. Thấy ra điều này, biến đổi
xảy ra, phép màu xảy ra, thay đổi triệt để tạo ra; nhưng bằng việc thấy điều
này - không bằng kìm nén, không bằng kiểm soát mà bằng hiểu biết.
Một nghệ sĩ violon bị thuyết phục
anh ta có thể dùng nghệ thuật của mình để thuần dưỡng con vật hoang. Cho nên,
violon trong tay, anh ta đi vào trung tâm rừng rậm châu Phi để chứng minh điều
đó.
Anh ta bắt đầu chơi nhạc và chẳng
mấy chốc chỗ quang đãng trong khu rừng đã đầy các con vật đủ các loại tụ tập lại
để nghe anh ta chơi đàn. Chim, sư tử, hà mã, voi - tất cả đều đứng vòng tròn mê
mải với âm nhạc tuyệt trần của anh ta.
Vừa lúc đó một con cá sấu bò
lên từ con sông cạnh đó và đi vào chỗ quang đãng và - đớp luôn! - ăn ngấu nghiến
nghệ sĩ violon.
Các con vật khác cực kì tức giận.
"Mày làm cái quái gì thế?" chúng hỏi. "Chúng tao đang thưởng thức
điều đó."
"Ê thì sao nào?" con
cá sấu nói, đưa tay bịt tai nó.
Tâm trí tuyệt đối điếc; nó cứ
làm cùng những điều ngu xuẩn mãi, chưa bao giờ nhìn, chưa bao giờ nghe thông điệp.
Mọi ham muốn đều đem bạn tới điểm thay đổi triệt để xảy ra, nhưng tâm trí không
thể thấy mà cũng không thể nghe được. Nó mù, nó điếc. Khi ham muốn này rụng đi
nó đơn giản nhảy sang ham muốn khác. Nếu ham muốn này thất bại, tâm trí nghĩ,
"Nếu ham muốn này đã thất bại điều đó không có nghĩa là tất cả các ham muốn
khác sẽ thất bại." Nó cứ hi vọng rằng sẽ phải có ham muốn nào đó có thể được
hoàn thành, có thể không lúc này nhưng lúc sau; nếu không hôm nay thì ngày mai;
nếu không trong kiếp này thì trong kiếp sau, trong cõi trời. Nhưng tâm trí cứ
nghĩ mãi theo cùng con đường mòn cũ.
Trong cảnh cuộc vây bắt ở ngân
hàng viên trung sĩ cảnh sát chạy tới viên thanh tra và nói, "Nó chạy mất rồi,
thưa ngài!"
Viên thanh tra nổi cáu.
"Nhưng tôi đã bảo ông để người ở mọi lối ra rồi cơ mà!" ông ta gầm
lên. "Làm sao nó có thể chạy mất được?"
"Nó ra bằng cửa vào thưa
ngài!"
Tâm trí bao giờ cũng tìm cách
thuyết phục bạn về cùng trò chơi ngu xuẩn. Phật nói quan sát nó. Chính là qua
quan sát mà không việc muốn nào xảy ra.
Và tính quan sát của bạn phải ở
cùng với toàn bộ trái tim bạn; nó phải không bộ phận, bằng không nó sẽ không có
tác dụng - bởi vì nếu bạn chỉ quan sát một phần thế thì phần đã không được tham
gia sẽ cứ giờ các thủ đoạn cũ, chiến lược cũ. Toàn thể trái tim của bạn phải có
tính quan sát để cho không chỗ tối nào còn lại trong bạn, để cho toàn thể bản
thể bạn trở nên nhận biết về cái ngớ ngẩn của việc ham muốn.
Jimmy Carter tới thăm một trong
những viện lớn nhất về mất cân bằng tinh thần. Ông ấy hoàn thành việc giám định
toà nhà chính và muốn xem Phần Nông trại. Lái xe của ông ấy không ở quanh đó
nên tổng thống lên chiếc xe bus thường.
Trong vài phút người quản lí
đưa lên một số bệnh nhân. Khi họ đã ngồi vào chỗ ông ấy bắt đầu đếm, "1,
2, 3, 4, 5...." Ông ấy tới tổng thống và nói, "Ông là ai?"
Ông Carter nói, "Sao, tôi
là tổng thống nước Mĩ đây!"
Người quản lí nói, "6, 7,
8...."
Chả thành vấn đề bạn là ai, bạn
ở đâu. Nếu bạn vẫn ham muốn, bạn vẫn điên: "6, 7, 8...." Bạn khùng
hâm. Thực tế, chừng nào bạn còn chưa đủ điên khùng, làm sao bạn có thể cố gắng
vất vả thế để là tổng thống của một nước? Trong nhiều năm mọi người cố gắng trở
thành tổng thống của một nước; gần hết cả đời họ được dành cho một mục đích đơn
giản, là tổng thống của một nước. Và cái gì được đạt tới? Với cùng năng lượng
đó họ có thể đã trở thành chư phật, với cùng năng lượng đó họ có thể đã trở nên
thức tỉnh. Nhưng chúng ta đưa năng lượng của mình vào những mục đích sai thế -
tiền, quyền, danh - và chúng tất cả dều dẫn tới điên khùng.
Việc ham muốn là điên khùng. Tận
hưởng cuộc sống đi! - nhưng đừng quá bận tâm về tương lai. Đừng hi sinh hôm nay
của bạn cho ngày mai; bằng không bạn bao giờ cũng sẽ bỏ lỡ mọi cơ hội mở ra cho
trưởng thành bên trong của bạn.
Không muốn gì, bằng cả trái tim
ông dừng dòng suối.
Quan sát. Cố hiểu chính bản chất
của việc ham muốn, và trong chính hiểu biết đó một điểm dừng sẽ tới theo cách
riêng của nó. Dòng suối đơn giản biến mất, bay hơi, cứ dường như nó chưa bao giờ
có đó. Và khoảnh khắc bạn tự do với tâm trí, bạn tự do với mọi khổ, với mọi
không hài lòng.
Khi thế gian tan biến
mọi thứ trở thành rõ ràng.
Với tan biến của tâm trí, toàn
thế giới mà tâm trí đã tạo ra quanh bản thân nó cũng tan biến đi, hiển nhiên -
thế giới tuỳ thuộc vào tâm trí, nó là phóng chiếu của tâm trí. Không phải là
cây sẽ biến mất và hoa hồng sẽ biến mất đâu... hoa hồng sẽ là hoa hồng nhiều
hơn và cây sẽ xanh nhiều hơn. Mọi người sẽ đẹp hơn nhiều; ngay cả đá cuội trên
bờ biển cũng sẽ như kim cương. Mọi thứ sẽ trở thành quí giá.
Thế giới này, thế giới thực
này, sẽ không biến mất với tâm trí bạn, nhưng bạn đang sống trong một thế giới
riêng tư hoàn toàn khác: thế giới của ham muốn của bạn. Bạn không thấy thế giới
thực, bạn chỉ thấy thế giới riêng tư của riêng mình được phóng chiếu lên thế giới
thực. Thế giới thực đơn giản được dùng như màn ảnh trên đó bạn cứ phóng chiếu
các ham muốn của mình. Bạn chưa bao giờ thấy cái đang đó; bạn chỉ cứ thấy cái bạn
ham muốn.
Người ta nói là thợ làm giầy
chưa bao giờ nhìn vào mặt mọi người, ông ta bao giờ cũng nhìn vào giầy của họ.
Tất nhiên ông ta không quan tâm tới khuôn mặt của họ, ông ta chẳng liên quan gì
tới mặt họ; ông ta quan tâm tới giầy của họ. Và bằng việc nhìn giầy ông ta biết
về người này; giầy chứa mọi thông điệp cho ông ấy: liệu người này giầu hay
nghèo, thành công hay không thành công. Giầy sẽ nói mọi điều: hình dáng của giầy,
tính mới, tính cũ, sự mệt mỏi của giầy; mọi thứ sẽ nói người này thuộc loại
nào. Giầy, được người làm giầy phân tích, sẽ cho bạn phân tích hoàn hảo về con
người này. Không có nhu cầu đi tới nhà phân tâm, bạn có thể đi tới người đóng
giầy, để giầy chỗ ông ấy. Và ông ấy có thể làm ra sơ đồ về bạn: bạn là loại người
nào, cái gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn.
Thợ may chưa bao giờ nhìn bạn,
họ chỉ nhìn quần áo của bạn. Họ quyết định từ quần áo của bạn. Mọi người chỉ
nhìn cái họ ham muốn và họ phóng chiếu ham muốn của họ. Nếu ai đó đầy thèm khát
thì ngay cả người đàn bà xấu cũng có thể trông đẹp.
Mulla Nasruddin thỉnh thoảng đi
tới ga trên đồi; anh ta có nhà gỗ ở đó. Thỉnh thoảng anh ta nói, "Tôi sẽ
đi ba tuần," và quay về chỉ sau mười ngày. Điều đó xảy ra nhiều lần nên
tôi hỏi anh ta, "Anh chưa bao giờ theo quyết định của mình. Anh nói, 'Tôi
sẽ đi ba tuần,' thế rồi anh quay về trong vòng một tuần. Đôi khi anh nói, 'Tôi
sẽ đi năm tuần,' và anh quay về trong mười ngày. Có chuyện gì vậy?"
Anh ta cười; anh ta nói,
"Tôi có tiêu chí và tôi không thể quyết định được từ đây. Ông biết rằng
tôi có căn nhà gỗ ở ga trên đồi - ở đấy, tôi đã để một người đàn bà ở đó để
trông nom căn nhà. Cô ấy là người đàn bà xấu nhất ông có thể quan niệm được và
bao lâu tôi sẽ ở đó được người đàn bà đó xác định."
Tôi nói, "Tôi không hiểu."
Anh ta nói, "Để tôi giải
thích. Cô ấy kinh tởm thế, gớm ghiếc thế, nhưng khi tôi tới đó, sau hai hay ba
ngày cô ấy không kinh tởm, không gớm ghiếc thế. Sau bốn hay năm ngày tôi thậm
chí bắt đầu thấy cái gì đó đẹp trong cô ấy. Đến ngày thứ bẩy hay thứ tám cô ấy
bắt đầu trông thực đẹp. Khoảnh khắc tôi thấy rằng ham muốn về cô ấy nảy sinh
trong tôi, tôi trốn đi - đó là cách tôi quyết định. Điều đó nghĩa là bây giờ đến
lúc cho tôi ra đi. Tôi biết cô ấy xấu, nhưng mắt tôi đang lừa dối tôi bây giờ,
bây giờ chúng đang phóng chiếu. Bây giờ thèm khát dục không được hoàn thành của
tôi bắt đầu phóng chiếu lên cô ấy; cô ấy không phải là điều cô ấy hiện ra cho
tôi. Thế thì tôi bắt đầu trốn đi - tôi sắp điên khùng. Thế thì tôi lập tức xô về
nhà; đó là lúc về nhà, bằng không sẽ có nguy hiểm. Và tôi không muốn làm tình với
người đàn bà gớm ghiếc đó. Tôi biết hoàn toàn rõ cô ấy kinh tởm, nhưng một lúc
tới, đâu đó ở giữa bẩy và mười ngày, khi cô ấy bắt đầu trông đẹp thế, cứ dường
như cô ấy là Sophia Loren."
Bạn kinh nghiệm điều này lặp đi
lặp lại mãi, nhưng bạn không hiểu. Khi lần đầu tiên bạn rơi vào tình yêu với
người đàn bà hay đàn ông, người kia có vẻ giống như nam thần hay nữ thần; đó là
phóng chiếu của bạn. Chẳng mấy chốc bạn sẽ bị vỡ mộng. Lỗi nằm ở bạn, không ở
người kia. Không phải là người kia đã lừa bạn đâu; người kia đã không làm gì cả.
Bạn đói, bạn khao khát, bạn sống với ham muốn bị kìm nén và ham muốn đó tạo ra ảo
tưởng cho bạn. Bạn rơi vào trong tình yêu, bạn thấy cái gì đó không có đó. Những
người yêu cứ thấy những điều không có đó, không ai khác thấy chúng; đó là lí do
tại sao những người yêu bị mọi người khác coi là điên. Bản thân họ sẽ nghĩ họ
điên sau hai hay ba tuần, nhưng khi họ đang trong tình yêu lần đầu tiên họ nghĩ
họ đã khám phá ra người đàn bà được làm ra cho họ - rằng họ được làm ra cho nhau.
Ở đây, tôi vẫn thường nhận được
thư. Một nữ sannyasin tìm thấy ai đó gần như mọi tháng và cô ấy viết cho tôi và
cô ấy quên mất tất cả về sự kiện là cô ấy đã từng viết nó trong ít nhất ba năm:
"Thưa Thầy kính yêu, dường như là chúng tôi đã được làm ra cho nhau."
Cô ấy không có ý tưởng nào rằng cô ấy đã viết điều này ít nhất năm mươi lần!
Nhưng khi cô ấy bị mê tít với ai đó cô ấy quên hết mọi thứ khác.
Tôi nhắc cô ấy. Cô ấy nói,
"Lần khác tôi có thể sai, nhưng lần này, tin tôi đi, chúng tôi được làm ra
cho nhau!" Và trong hai hay ba tuần những người này, người đã được làm ra
cho nhau bị kết thúc.
Thực tế, không ai được làm cho
bất kì ai khác; mọi người đều được làm ra cho chính bản thân mình. Không ai được
làm cho bất kì ai - Thượng đế chưa bao giờ làm ra bạn theo đôi cả! Vứt toàn bộ
cái vô nghĩa đó đi. Ngài đơn giản làm ra các cá nhân.
Ở phương Đông chúng ta có các
câu chuyện - chúng phải là chuyện thôi, chúng không thể là lịch sử được. Trong
kinh sách Jaina người ta nói rằng lúc ban đầu khi thế giới hình thành, Thượng đế
hay làm ra đàn ông và đàn bà cùng nhau. Từng người mẹ thường cho sinh đôi, một
gái, một trai; chúng sẽ là chồng và vợ. Chúng không phải là chị em hay anh em -
chúng được làm ra cho nhau! Điều đó phải là sự hoàn thành ước mong. Đàn ông bao
giờ cũng nghĩ, "Phải có ai đó mà mình sẽ khớp tuyệt đối. Ở đâu đó ai đó phải
tồn tại người đó chỉ dành cho mình và mình dành cho cô ấy." Không có ai chỉ
dành cho bạn hay bạn chỉ dành cho ai. Thượng đế tạo ra chỉ các cá nhân, Thượng
đế tin vào tính cá nhân - ngài là người theo chủ nghĩa cá nhân.
Thực tế, hôn nhân là bịa đặt của
con người, Thượng đế không tin vào hôn nhân. Bản thân ngài là một mình không có
vợ; bạn có thể thấy - vấn đề rõ ràng thế. Bằng không ngài ít nhất đã lấy Thánh
thần linh thiêng! Thánh thần linh thiêng có thể biến thành đàn bà hay đàn ông -
ma là ma thôi! Ngài không có thân thể nào; ngài có thể đã cho nó một thân thể.
Nếu ngài có thể tạo ra cả thế giới, ngài không thể tạo ra đàn bà cho bản thân
mình sao? Ngài hào phóng thế với đàn ông - ngài đã cho đàn ông người đàn bà đầu
tiên, Lilith. Và Lilith thực sự là người đàn bà đẹp, nhưng đêm đầu tiên đã có đấu
tranh về cái gối - người đàn bà được giải phóng đầu tiên! Phong trào giải phóng
phụ nữ đã bắt đầu với Lilith. Và đấu tranh là vì Thượng đế đã cho họ chỉ một
giường và cả hai đều muốn ngủ trên nó và giường lại không đủ lớn cho hai người.
Lilith đơn giản bác bỏ ý tưởng rằng cô ấy phải ngủ trên sàn. Cô ấy nói, "Nếu
anh muốn ngủ trên sàn anh có thể ngủ!"
Adam cảm thấy bị xúc phạn lắm -
một đàn ông, mà lại ngủ trên sàn, còn đàn bà ngủ trên giường sao? Đến nửa đêm họ
gõ cửa nhà Thượng đế và nói, "Ngài phải phân xử điều đó đi."
Thượng đế dường như rất kì lạ -
một chuyện đơn giản thế. Ông ấy đáng đã gọi Asheesh: "Làm giường đôi
đi!" Đó là điều tôi đã làm. Sao lại làm om sòm nhiều thế về điều đó? Hay nếu
Asheesh làm tốn thời gian dài - vì anh ta thường làm thế - ngài có thể đã vứt cái
giường đi: "Cả hai đứa có thể ngủ trên sàn, bình đẳng!" Ngài có thể
đã phái Deeksha đem bỏ nó đi; cô ấy sẽ bỏ mọi thứ đi, kể cả sàn! Nhưng cách thức
của Thượng đế là kì lạ.
Ngài đã làm Lilith biến mất
tiêu. Ngài nói, "Con biến đi. Con sẽ không có khả năng làm ra điều đó nữa."
Thế là ngài làm ra Eve, lấy một chiếc xương sườn của Adam để cho cô ấy là một
phần của Adam. Điều đó là hành động xấu, điều đó rất chống phụ nữ.
Và từ đó Thượng đế đã là mật
thám gia trưởng đàn ông!
Không ai được làm ra cho bất kì
ai khác, do đó không có hai người nào có thể khớp tuyệt đối. Mọi ý tưởng của bạn
về khớp với người khác đều là ảo tưởng, và chúng sẽ bị tan tành chẳng chóng thì
chầy. Hoặc bạn phải thoả hiệp hoặc bạn phải tách rời. Nhưng không ai được làm
cho người kia.
Những người hiểu, họ bắt đầu chấp
nhận tính duy nhất của người kia, họ bắt đầu kính trọng tính duy nhất của người
kia. Họ biết họ khác nhau, vậy mà họ đã quyết định ở cùng nhau. Và điều đẹp là ở
chỗ họ khác nhau bởi vì sự đa dạng đó đem lại sự phong phú cho cuộc sống.
Nhưng bạn cứ tạo ra thế giới quanh bản thân mình, thế giới ảo tưởng.
Phật đang nói về thế giới đó khi ông ấy nói: Khi thế gian tan biến - ông ấy ngụ
ý khi tâm trí tan biến với mọi phóng chiếu của nó - mọi thứ trở thành rõ ràng.
Khi tất cả mọi phóng chiếu của
bạn đều mất rồi bạn có sáng tỏ, sáng tỏ vô cùng, không mây mù trong tâm thức bạn.
Bạn có thể thấy xuyên thấu suốt. Việc thấy đó là tự do, việc thấy đó là cứu rỗi,
việc thấy đó là niết bàn, việc thấy đó là về nhà.
Đi ra ngoài…
Đi tới việc thấy đó đi. Đi ra
ngoài tâm trí, đi ra ngoài cái đã biết, bởi vì tâm trí bao gồm cái đã biết.
Và đi ra ngoài cái có thể biết
bởi vì bất kì cái gì có thể biết chẳng chóng thì chầy sẽ trở nên được biết và sẽ
lại tạo ra tâm trí. Cho nên đi ra ngoài cái biết - cái biết nghĩa là cái đã trở
thành tâm trí của bạn - và cái có thể biết - cái về tiềm năng sẽ trở thành tâm
trí của bạn chẳng chóng thì chầy. Đi ra ngoài cái biết và cái có thể biết để
cho bạn có thể đi vào trong cái không thể biết, vào trong điều huyền bí. Cõi
bên kia đại diện cho điều huyền bí.
đường này này hay đường kia…
Phật không phải là người cuồng
tín; ông ấy nói bạn theo con đường nào không thành vấn đề. Nhớ lấy: bạn phải đi
ra ngoài tâm trí. Đi theo bất kì đường nào! Đây là cái đẹp của ông ấy - nó rất
hiếm hoi. Bạn sẽ không tìm thấy phẩm chất này trong những người cuồng tín tôn
giáo đâu; ông ấy không phải là người cuồng tín chút nào. Ông ấy nói bạn đi theo
đường nào là không quan trọng, dù bạn bơi sang bờ bên kia hay bạn đi thuyền hay
bạn đi tàu hơi nước hay mọi cách bạn xoay xở... điều đó là tuỳ ở bạn thôi. Đi
sang bờ bên kia; đó mới là vấn đề. Mọi con đường đều hợp thức nếu nó dẫn tới bờ
bên kia, mọi con đường đều hợp thức nếu nó dẫn bạn đi ra ngoài tâm trí.
Và chỉ có hai con đường. Một là
nhận biết, thiền - con đường của Phật. Và con đường kia là tình yêu, sùng kính,
con đường của người Sufis. Về căn bản chỉ có hai con đường, nhưng Phật rất rõ
ràng. Ông ấy nói: đường này này hay đường kia....
Với "đường này" ông ấy
ngụ ý con đường của ông ấy; với "đường kia" ông ấy ngụ ý con đường của
tình yêu, của sùng kính. Đó không phải là con đường của ông ấy, nhưng ông ấy
không cấm bạn. Ông ấy không nói rằng bạn không thể đạt tới được bởi con đường
kia. Ông ấy không nói, "Con đường của ta là con đường duy nhất." Ông ấy
không nói, ông ấy không tuyên bố, "Chỉ những người tới với ta sẽ đạt tới
còn mọi người khác sẽ rơi xuống địa ngục." Không! Ông ấy nói, "Ông có
thể theo con đường khác nữa. Chỉ nhớ một điều trong tâm thức ông - rằng ông phải
vượt ra ngoài."
tới bờ xa hơn
nơi thế gian tan biến
và mọi thứ trở thành rõ ràng.
Bên ngoài bờ này và bờ xa hơn,
Bên kia cõi bên kia, nơi không có bắt đầu,
không kết thúc.
"Bên kia cõi bên kia"
là cách diễn đạt của Phật về Thượng đế; ông ấy không bao giờ dùng từ 'Thượng đế'.
Nhưng "bên kia cõi bên kia" đích xác là điều từ 'Thượng đế' đại diện.
Sao ông ấy nói "bên kia cõi bên kia"? Gọi nó là "cõi bên
kia" không đủ sao? Không đủ đâu, bởi vì khi bạn nói "cõi bên
kia" dường như bạn đã hiểu nó rồi; điều đó nghĩa là tâm trí bạn đã hiểu.
Khi bạn nói "bờ bên kia" điều đó nghĩa là nó là bờ kia, nhưng nó là
cái gì đó giống như bờ này; ít nhất nó
cũng là bờ cho nên nó phải là
cái gì đó giống bờ này - có thể có chút ít khác biệt, đẹp hơn, với nhiều cây
hơn, nhiều xanh hơn, nhiều hoa đẹp và hương thơm hơn - nhưng bờ vẫn là bờ.
"Bờ này" và "bờ
kia" tâm trí bạn có thể lĩnh hội được. Do đó ông ấy nói: Bất kì cái gì hiểu
được với tâm trí đều phải bị bỏ lại sau. Cõi bên kia là hiểu được.
Bên ngoài bờ này và bờ xa hơn -
bạn phải đi ra ngoài cả hai bờ - Bên kia cõi bên kia, nơi không có bắt đầu,
không kết thúc.
Khi một người tới Phật - người
đó đã thực hành thiền trong nhiều năm - người đó nói, "Thầy đã bảo tôi, 'Đạt
tới cái không,' và tôi đã đạt tới nó rồi. Bây gì tôi phải làm gì khác nữa?"
Phật nói, "Bây giờ quẳng
nó đi! Đi ra và quẳng nó đi!"
Người đó phân vân. Người đó
nói, "Tôi đã mất vài năm để đạt tới nó!"
Phật nói, "Mục đích duy nhất
trong việc đạt tới nó Một vua tới Phật mang theo nhiều kim cương trong tay này,
rất quí giá, rất hiếm hoi, và với bông sen trong tay kia, sen trái vụ. Ông ấy
muốn cúng dường kim cương. Phật nói, "Vứt nó đi!" Thế là ông ấy vứt
kim cương - do dự lắm, vì đó là cả kho báu lớn thế - cứ nghĩ, "Người này
không hiểu điều ông ấy đang nói." Nhưng mười nghìn sư đang có đó và không
vứt chúng sẽ có vẻ keo kiệt và mọi người sẽ cười và họ sẽ nói, "Nếu ông đã
tới cúng dường ông ấy cái gì đó và ông ấy ra lệnh, 'Vứt nó đi!' thế thì vứt nó
đi chứ! Ông đã cúng dường chúng cho ông ấy rồi, bây giờ làm gì chúng là việc của
ông ấy." Cho nên ông ta vứt chúng đi, nhưng rất ngần ngại.
Thế rồi ông ấy cúng dường bông
sen. Phật nói, "Vứt nó đi!" Ông ấ vứt bông sen đó nữa. Bây giờ ông ấy
đứng với bàn tay trống rỗng và Phật nói, "Vứt nó đi!" Bây giờ nhà vua
đâm ra lúng túng. Ông ta nói, "Thưa ngài, tôi chẳng có gì để vứt; tay tôi
hoàn toàn trống rỗng." Phật nói, "Thế thì vứt nó đi!" Bây giờ
nhà vua nghĩ, "Người này dở hơi! Ta đang nói tay ta trống rỗng, thế rồi mà
ông ta vẫn nói 'Vứt nó đi!'"
Một trong các Bồ tát của Phật,
Manjushree7, cười to và ông ấy nói, "Thưa ngài, ngài không hiểu thầy
Đó là nghĩa của việc đi ra bên
kia cõi bên kia. Đó là trạng thái tối thượng của niết bàn - khi bản ngã, tâm
trí, cá tính, tất cả đều dừng tồn tại và bạn biến mất trong điều huyền bí,
trong phép màu, trong vũ trụ.
Không sợ, cứ đi. Thiền.
Đây là điều thiền tất cả là gì:
quan sát ham muốn của bạn, hiểu bản chất của chúng... và để chúng rơi rụng như
lá khô khỏi cây trong mùa thu.
Sống thuần khiết.
Và khi thiền đã xảy ra và ham
muốn đã biến mất, thế thì sống từ hồn nhiên đó. Ngay bây giờ bạn đang sống từ
ham muốn. Bạn ham muốn cái này, bạn ham muốn cái nọ, và đôi khi bạn ham muốn
ngay cả Thượng đế, đôi khi bạn ham muốn niết bàn, đôi khi bạn ham muốn ngay cả
thiền, nhưng bạn sống từ ham muốn.
Có một loại cuộc sống khác - cuộc
sống thực - điều được sống qua hồn nhiên, không ham muốn. Cho nên bất kì cái gì
tới trên đường bạn đều tận hưởng, hạn hân hoan, nhưng bạn không ham muốn.
Sống thuần khiết - đó là điều
Phật gọi là cuộc sống thuần khiết: cuộc sống không được sống từ ham muốn.
Yên tĩnh.
Một cách tự nhiên bạn sẽ yên
tĩnh - khi không có ham muốn còn lại, không rối loạn nào còn lại.
Làm việc của ông, với quyền làm chủ.
Thế thì bất kì cái gì bạn đang
làm, bất kì cái gì bạn tận hưởng làm, làm nó với quyền làm chủ và khéo léo. Ông
ấy thích khéo léo lắm, ông ấy thích cái tuyệt hảo, ông ấy thích hoàn hảo. Ông ấy
không phải là người cầu toàn, nhớ lấy, bởi vì ông ấy không phải là người thần
kinh, nhưng ông ấy yêu hoàn hảo. Làm mọi thứ với tính toàn bộ của bạn. Bất kì
cái gì bạn đang làm, làm nó với tình yêu như thế, với cam kết như thế và sự
tham dự tới mức khoảnh khắc đó là toàn thể cuộc sống của bạn.
Có lần ai đó hỏi Vincent van
Gogh, "Tranh đẹp nhất của ông là tranh nào?"
Ông ấy đang vẽ một bức tranh.
Ông ấy nói, "Bức này - đây là bức đẹp nhất."
Vài tháng sau người này lại hỏi
- ông ấy lại đang vẽ cái gì đó - người này hỏi, "Tranh đẹp nhất của ông là
tranh nào?"
Ông ấy nói, "Tranh
này."
Người này nói, "Nhưng điều này
không đúng. Mới vài tháng trước ông nói về bức tranh khác nào đó đã là
tranh đẹp nhất của ông."
Vincent van Gogh nói, "Bất
kì cái gì tôi đang làm vào khoảnh khắc này đều là đẹp nhất. Nó bao giờ cũng thế
này, nó chưa bao giờ thế nọ. Nó bao giờ cũng bây giờ, nó chưa bao giờ lúc
khác."
Đây là cách thức của hoàn hảo,
cách thức của tuyệt hảo, cách thức của khéo léo, làm chủ. Bất kì cái gì bạn
đang làm, làm nó cứ dường như nó là vấn đề sinh và tử. Đưa toàn thể năng lượng
của bạn vào trong nó, và cho sẽ cho bạn phúc lạc vô cùng. Đừng nửa vời. Chỉ thế
thì tính sáng tạo mới nở hoa, chỉ thế thì bạn mới trở thành người tham gia vào
trong Thượng đế đấng sáng tạo.
Ban ngày mặt trời chiếu sáng,
và chiến binh trong giáp trụ rạng ngời.
Ban đêm trăng chiếu sáng,
và người chủ sáng lên trong thiền.
Đây là những lời mã hoá. Mặt trời
đại diện cho tấm gương. Nhưng chỉ bằng việc qua mặt trăng thay đổi triệt để xảy
ra: tia sáng vốn nóng, bạo hành, trở thành im lặng, mát mẻ, an bình.
Mặt trời đại diện cho chiến
binh, chiến sĩ, người lính. Mặt trăng đại diện cho sannyasin, thiền nhân, nhà
huyền môn.
Phật nói: Ban ngày mặt trời chiếu
sáng, và chiến binh trong giáp trụ rạng ngời.
Ngày thuộc về chiến binh, mặt
trời thuộc về chiến binh. Chiến binh nghĩa là người cố chinh phục người khác,
người cố trở thành người khác. Đó là nỗ lực ngu xuẩn, nhưng nó rẻ hơn. Dễ bắt
ai đó khác làm nô lệ, bao giờ cũng dễ tìm ra ai đó yếu hơn bạn, dễ áp đặt bản
thân bạn lên ai đó.
Nhưng nhà huyền môn, thiền nhân
đi vào chiều hướng hoàn toàn khác - người đó đi vào trong lãnh thổ của mình.
Người đó cố là người chủ của bản thân mình, không phải là người chủ của người
khác mà là chủ của bản thân mình - và điều đó là làm chủ đúng. Nỗ lực đầu tiên
là ngu xuẩn.
Và thế giới đã bị chi phối bởi
người lính trong hàng thế kỉ, đó là lí do tại sao thế giới vẫn còn trong đống lộn
xộn thế. Thế giới cần ngày một nhiều sannyasin hơn bởi vì từng sannyasin đều trở
thành mặt trăng: người đó biến đổi năng lượng bạo hành của thế giới thành vũng
năng lượng mát mẻ. Thế giới cần đầy các sannyasin, chỉ thế thì chúng ta mới có
thể có một thế giới quên đi cách thức chiến tranh và học ngôn ngữ của an bình
và tình yêu. Thế giới cần nhiều sannyasin như những người biến đổi năng lượng.
Đó đích xác là điều được ngụ ý
bởi phật trường: nơi nhiều sannyasins ở cùng nhau và tạo ra lực biến đổi lớn tới
mức tất cả mọi loại năng lượng đi qua phật trường đều trở nên mát mẻ, trở thành
nữ tính, trở thành giống như hoa và ít như đá. Chúng mất đi tính cứng rắn,
chúng trở nên tinh tế - tinh tế như cánh hoa hồng.
Ban đêm trăng chiếu sáng....
Đêm là thời gian của nhà huyền môn, ngày là thời gian của chiến binh. Đêm đại
diện cho thay đổi trong toàn thể bầu không khí. Dễ thiền trong đêm hơn là trong
ngày. Thiền gần với giấc ngủ hơn nhiều so với bất kì hoạt động nào khác, chỉ với
một khác biệt: trong giấc ngủ bạn rơi vào vô ý thức, trong thiền bạn vẫn còn ý
thức, nhưng với cùng thảnh thơi. Ban ngày khó ngủ; nếu bạn muốn ngủ ban ngày bạn
phải đóng cửa ra vào và cửa sổ và kéo mọi rèm để cho nó thành tối. Nếu tia sáng
mặt trời tới chúng sẽ không cho phép bạn ngủ; tia sáng mặt trời kích hoạt năng
lượng của bạn. Ban đêm giúp cho bạn thảnh thơi và nghỉ ngơi. Đó là thời gian của
nhà huyền môn.
Sannyasin nên dùng thời gian
ban đêm ngày một nhiều hơn cho thiền. Bạn có thể đi sâu hơn, và dễ dàng, bởi vì
gió đang thổi theo cách đó; bạn có thể đi cùng gió với ít nỗ lực hơn. Ban ngày
bạn đi ngược chiều gió. Ban ngày thiền tích cực là tốt; thiền động là tốt vào
ban ngày, thiền nhảy múa là tốt vào ban ngày. Nhưng ban đêm Vipassana, thiền im
lặng, chỉ ngồi và không làm gì, chỉ thảnh thơi bởi vì toàn bộ bầu không khí là
thảnh thơi.... Mặt trời đã xuống, cây đã rơi vào giấc ngủ; năng lượng đang bao
quanh bạn trong đêm mang phẩm chất hoàn toàn khác. Dễ dàng thiền.
Phật nói: người chủ sáng lên
trong thiền trong đêm.
Với "người chủ" ông ấy
ngụ ý người đang cố là người chủ của bản thân mình; với "chiến binh"
ông ấy ngụ ý người đang cố là chủ người khác. Nhưng một khi bạn đã đạt tới, một
khi bạn đã trở nên chứng ngộ, thế thì không có vấn đề về ngày và đêm, không có
vấn để mặt trời và mặt trăng.
Nhưng ngày và đêm Người đã thức tỉnh
chiếu sáng trong rạng ngời của tâm linh.
Vị phật, người thức tỉnh, người
chứng ngộ chiếu sáng cả trong đêm và trong ngày; không có khác biệt cho người
đó. Một khi bạn đã trở nên thức tỉnh, thế thì chẳng cái gì tạo ra khác biệt
nào. Nhưng cho tới khi điều đó xảy ra, vẫn cứ dùng bầu không khí đêm ngày một
nhiều hơn cho thiền.
Và khi trăng có đó trong đêm
còn dễ thiền hơn nhiều. Đêm trăng tròn là tốt nhất cho thiền. Nhiều người đã trở
thành phật đều đã đạt tới chứng ngộ của họ vào đêm trăng tròn, kể cả bản thân
Phật. Điều đó có thể là sự trùng hợp, nhưng điều có ý nghĩa cần nhớ: ông ấy đã
được sinh ra vào đêm trăng tròn, ông ấy đã trở nên chứng ngộ vào đêm trăng tròn
và ông ấy chết vào đêm trăng tròn. Cái gì đó trong trăng tròn dường như là đồng
bộ với năng lượng của ông ấy.
Dùng nó đi. Tỉnh táo và dùng mọi
khả năng để giúp bạn đi vào trong. Một khi bạn được thức tỉnh, thế thì không có
vấn đề gì. Thế thì bạn có thể thoải mái, nghỉ ngơi, an bình, ở bất kì đâu.
Ai đó hỏi Phật Buddha,
"Khi thầy chết thầy có lên cõi trời không?"
Phật nói, "Đừng hỏi câu hỏi
vô nghĩa. Bất kì chỗ nào vị phật ở cũng đều có cõi trời rồi. Chư phật không lên
cõi trời; bất kì chỗ nào vị phật tới, cõi trời đi tới đó."
Điều này gần với chân lí nhiều,
đẹp hơn nhiều; chính phát biểu này là có ý nghĩa. Không có vấn đề về người chứng
ngộ đi lên thiên đường - người chứng ngộ sống trong thiên đường ở bất kì chỗ
nào họ ở. Bạn có thể phái họ xuống địa ngục - nếu có địa ngục - và địa ngục sẽ
được biến đổi. Bằng chính hiện diện của họ địa ngục sẽ trở thành phật trường. Bằng
chính hiện diện của họ năng lượng của địa ngục sẽ trải qua biến đổi.
Có lần chuyện xảy ra:
Một linh mục Ki tô giáo đang giảng
đạo vào chủ nhật và ông ấy nói, "Những người không tin vào Thượng đế và sống cuộc sống vô
đạo đức sẽ xuống địa ngục; những người tin vào Thượng đế và sống đạo đức sẽ lên
cõi trời."
Một người đứng lên và hỏi,
"Một câu hỏi nảy sinh trong tôi. Câu hỏi là: Những người không tin vào Thượng
đế và sống cuộc sống đạo đức, họ sẽ đi đâu? Những người tin vào Thượng đế và sống
cuộc sống vô đạo đức, họ sẽ đi đâu?"
Linh mục đâm lúng túng; ông ấy
đã không nghĩ về điều đó. Câu hỏi này thật quỉ quyệt. Ông ấy nói, "Cho tôi
thời gian để cân nhắc về điều đó. Sau bẩy ngày tôi sẽ trả lời, chủ nhật
sau."
Bẩy ngày đó thực sự là địa ngục
cho ông ấy. Ông ấy cố gắng hình dung ra nó, nhưng không thể hình dung ra nó được.
Nếu ông ấy nói, "Những người không tin vào Thượng đế nhưng đạo đức vẫn lên
cõi trời," thế thì người này sẽ nói,
"Sao phải tin vào Thượng đế? Sao phải bận tâm về Thượng đế chút
nào? Cứ sống đạo đức là đủ rồi." Ông ấy nghĩ, "Và nếu mình nói những
người không tin vào Thượng đế và sống đạo đức phải xuống địa ngục, thì đạo đức
mất mọi liên quan. Thế thì sao phải đạo đức? Cứ tin vào Thượng đế là đủ. Tin
vào Thượng đế và sống vô đạo đức là có thể được. Sao bỏ lỡ cơ hội đó?" Ông
lấy làm cho mình phát rồ, ông ấy không thể ngủ được. Liên tục ông ấy nghĩ mãi
và tra cứu sách vở, nhưng không câu trả lời nào tới.
Chủ nhật tới; ông ấy dậy sớm
chút ít để tới nhà thờ cầu nguyện Jesus. "Xin hãy giúp tôi!" ông ấy cầu
nguyện với Jesus. Cả đêm ông ấy đã không ngủ cho nên trong khi ông ấy cầu nguyện
ông ấy rơi vào giấc ngủ, và ông ấy mơ một giấc mơ đẹp, một giấc mơ rất có ý
nghĩa. Ông ấy thấy rằng mình đang trong chuyến tàu hoả. Ông ấy hỏi tàu đi đâu
và các hành khách khác nói, "Tàu này đi lên cõi trời."
Ông ấy nói, "Điều này rất
tốt! Đó là điều tôi muốn thấy - thấy bằng chính mắt mình. Socrates chưa bao giờ
tin vào Thượng đế, nhưng ông ấy đã sống cuộc sống đạo đức. Phật chưa bao giờ
tin vào Thượng đế, nhưng ông ấy đã sống một trong những cuộc sống thuần khiết
nhất. Mahavira chưa bao giờ tin vào Thượng đế, nhưng ai có thể vượt qua được
Mahavira trong cuộc sống đạo đức của ông ấy? Nếu mình có thể tìm được ba người
này, thế thì vấn đề được giải quyết; nếu mình không tìm được họ ở đó, thế nữa vấn
đề cũng được giải quyết."
Chuyến tàu lên tới cõi trời;
ông ấy rất đỗi ngạc nhiên. Nhìn cõi trời, ông ấy không thể nào tin được vào nó
- nó trông giống địa ngục hơn! Tất nhiên tấm biển nói nó là cõi trời, nhưng nó
đã không được sơn vẽ lại, dường như nhiều thế kỉ rồi. Bao nhiêu bụi đã tụ lại,
mọi thứ đều bẩn thỉu. Nó trông như sa mạc: không mầu xanh, không cây cối, không
hoa hồng, không hoa sen. Ông ấy bắt gặp vài thánh nhân trông gần chết, bằng
cách nào đó kéo lê bản thân họ. Bụi cũng đã tụ lên họ cứ dường như họ đã quên
cách tắm, cứ dường như chẳng ai tắm trên cõi trời.
Ông ấy hỏi, "Socrates có
đây không? Phật có đây không? Mahavira có đây không?"
Những thánh nhân đó nói,
"Chưa bao giờ nghe nói tới những người đó."
Ông ấy chạy xô tới văn phòng hướng
dẫn. Ông ấy hỏi, "Có tàu nào đi xuống địa ngục không?"
Họ nói, "Có, tầu sắp đi
ngay đây. Ông có thể đáp nó ngay bây giờ."
Và ông ta xô lên tàu đi xuống địa
ngục, và khi địa ngục tới gần hơn ông ấy lại trong ngạc nhiên lớn: nhiều hương
thơm thế, nhiều xanh tươi thế, nhiều hoa thế, nhiều chim đẹp thế, và hót và nhảy
nhót. Ông ấy nói, "Có chuyện gì thế nhỉ?" Và mọi người trông vui vẻ
thế, rạng ngời thế. Ông ấy hỏi mọi người về ga này, "Đây có thực là địa ngục
không? Đây mà là địa ngục à?"
Họ nói, "Vâng, đây là địa
ngục, và không ai có thể tin được đây là địa ngục. Kể từ khi ba người -
Socrates, Phật và Mahavira - tới, mọi thứ đã thay đổi. Họ đã biến đổi toàn thể
cảnh quan. Chỉ cái tên là địa ngục bây giờ - nó thực sự là cõi trời. Và chỗ kia
chỉ là cõi trời theo tên thôi; nó đã trở thành địa ngục."
Tôi tuyệt đối đồng ý với giấc
mơ này. Tôi có thể quán tưởng rằng cái gọi là thánh nhân của bạn, dù họ ở đâu,
đều sẽ tạo ra địa ngục. Nhưng nếu một người như Phật hay Socrates hay Mahavira
hay Jesus hay Lão Tử hay Zarathustra mà trong địa ngục, thì địa ngục phải thay
đổi. Vấn đề không phải là chỗ; vấn đề là ai ở đó.
Nhưng ngày và đêm Người đã thức tỉnh
chiếu sáng trong rạng ngời của tâm linh.
Bạn có thể nói địa ngục hay cõi
trời... Người đã thức tỉnh chiếu sáng trong rạng ngời của tâm linh. Dù người đó
ở bất kì đâu, người đó đều tạo ra thế giới mới, người đó tạo ra năng lượng hoàn
toàn mới. Người đó là người biến đổi giả kim thuật.
Đầu tiên, đừng là người lính,
hãy là sannyasin, bởi vì đó là cách một ngày nào đó bạn có thể trở thành chư phật.
Đi tới việc tự làm chủ. Dùng mọi phương cách, phương pháp, để trở thành người
chủ cái ta của riêng bạn. Và thế rồi một ngày nào đó, khi tâm trí đã biến mất với
mọi ảo tưởng của nó và bạn đã đạt tới sáng tỏ, khi bạn có thể thấy cái đang đó
như nó vậy, bạn là vị phật. Thế thì bất kì chỗ nào bạn ở cũng đều có thiên đường.
Đủ cho hôm nay.