Read more
Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 9)
Chương 1. Cảnh giác
Vì nếu trong từ bỏ của mình
Ông coi thường và nuốt lời,
Nếu mục đích của ông lung lay,
Ông sẽ không thấy ánh sáng.
Làm điều ông phải làm
kiên quyết, bằng cả tấm lòng.
Lữ khách ngần ngại
chỉ tung bụi trên đường.
Không làm gì là tốt hơn làm điều sai trái.
Vì bất kì cái gì ông làm,
ông làm cho bản thân mình.
Như thị trấn biên giới được canh gác cẩn mật,
Canh gác bản thân ông bên trong và bên ngoài.
Không để một khoảnh khắc trôi qua sợ rằng
ông rơi vào bóng tối.
Cảm thấy xấu hổ chỉ ở nơi xấu hổ là nghĩa vụ.
Chỉ sợ cái đáng sợ.
Thấy cái ác chỉ trong cái là ác.
Sợ ông sai con đường đúng và rơi vào trong
bóng tối.
Thấy cái đang có.
Thấy cái không có.
Theo đường đúng.
Vươn lên.
Phật Gautama đã cho thế giới một
tôn giáo mang tính tâm hồn nhất. Nó là vô song; ngay cả các tôn giáo khác đều
không tới gần được điều đó. Chiều cao của nó, chiều sâu của nó, là vô cùng. Và
lí do tại sao Phật đã thành công trong việc cho tầm nhìn đẹp thế về cuộc sống
là rất đơn giản: ông ấy đã không tin; ông ấy truy tìm, ông ấy thám hiểm. Ông ấy
đã không tin vào truyền thống, ông ấy đã không tin vào kinh sách, ông ấy đã
không tin vào tu sĩ.
Đây là một trong những nền tảng
của ông ấy: rằng chừng nào bạn chưa biết, bạn không biết. Bạn có thể vay mượn
tri thức, bạn có thể trở nên thông thái, biết nhiều, là học giả, bác học, giáo
sư, nhưng bạn sẽ không là người thấy. Sâu bên dưới dốt nát sẽ còn dai dẳng và sẽ
ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn là cùng cái ta ấu
trĩ, chưa chín chắn, không được bắt rễ, không được định tâm, không được tích hợp.
Bạn sẽ không là cá nhân, bạn sẽ không có sự đích thực nào. Bạn sẽ giả, rởm, giả
mạo.
Nó là bước nhảy lượng tử vào
cái không biết. Khi bạn không tin vào truyền thống, khi bạn không tin vào kinh
sách, khi bạn không tin vào bất kì cái gì ngoại trừ kinh nghiệm riêng của bạn,
bạn đang đi vào trong cái không biết tất cả đều một mình. Điều đó cần bạo dạn,
điều đó cần dũng cảm. Và chỉ người dũng cảm mới có thể có tính tôn giáo thực sự.
Kẻ hèn nhát có đó trong nhà thờ,
trong đền chùa, trong nhà thờ Hồi giáo, có cả triệu, nhưng họ không tạo ra cái
đẹp tôn giáo nào, hương thơm tôn giáo nào trên thế giới này. Họ không làm cho
thế giới đẹp hơn, sống động hơn, nhạy cảm hơn. Họ không tạo ra cái gì. Họ chỉ
làm những nghi thức, thánh lễ. Bản thân họ chết và họ cứ lừa người khác; bản
thân họ bị lừa.
Tri thức vay mượn tạo ra lừa dối
lớn bởi vì bạn bắt đầu cảm thấy dường như bạn biết - và cái "dường
như" đó là cái "dường như" lớn.
Chân lí giải thoát, tin tưởng
gây mù. Chân lí giải thoát bởi vì nó phải là của bạn; nó phải là kinh nghiệm
bên trong, sự đương đầu với cái đang đó.
Phật là người không tin. Ông ấy
không là người vô thần như Karl Marx hay Friedrich Nietzsche; ông ấy cũng không
là người hữu thần như tất cả các tu sĩ của mọi tôn giáo. Ông ấy là người không
thể biết được. Ông ấy không tin mà cũng không không tin; ông ấy mở. Đó là món
quà vĩ đại của ông ấy cho thế giới: mở với chân lí.
Đi hoàn toàn trần trụi, không
có kết luận nào, không có ý thức hệ nào, định kiến nào. Bằng không có mọi khả
năng là bạn sẽ phóng chiếu ý tưởng riêng của bạn. Bạn sẽ không thấy cái đang
đó, bạn sẽ chỉ thấy cái bạn muốn thấy. Bạn sẽ tạo ra thực tại riêng của mình điều
nhất định là giả. Thực tại phải không được bịa ra, nó phải được khám phá ra. Nó
đã có đó rồi. Và nhớ, nó không phải là thực tại bị giấu kín, chính đôi mắt của
bạn bị che phủ bởi tầng tầng bụi.
Phật đã cho thế giới một tôn
giáo phi siêu hình, tôn giáo tâm hồn. Ông ấy đơn giản giúp bạn vượt ra ngoài
tâm trí. Ông ấy giúp bạn hiểu tâm trí bởi vì chính chỉ qua hiểu biết mà điều
siêu việt xảy ra.
Nhưng khi tôi nói rằng Phật đã
cho thế giới tôn giáo tâm hồn nhất, đừng hiểu lầm tôi. Ông ấy đã không cho tâm
lí; ông ấy đã cho tôn giáo tâm hồn, điều là hiện tượng hoàn toàn khác. Ông ấy
đã không cho tâm lí như Sigmund Freud, Carl Gustav Jung, Adler, Pavlov,
Skinner, vân vân. Những người này bị giới hạn vào tâm trí; họ nghĩ tâm trí là tất
cả. Không có gì bên ngoài tâm trí, cho nên phân tích tâm trí thôi. Nếu bạn đã
tìm thấy tâm trí bạn đã tìm thấy chân lí, theo họ. Đó là bắt đầu với thái độ
sai.
Con người không là thân thể
không là tâm trí. Con người là nhận biết bên trong, cái có thể nhìn vào thân thể,
cái có thể nhìn vào tâm trí, cái có khả năng chứng kiến tất cả. Bạn là nhân chứng.
Do đó tôi nói, Phật đã không
cho tâm lí. Tâm lí là hiện tượng rất bình thường. Nó không đem biến đổi cho cuộc
sống của bạn bởi vì nó không thể đem tới bất kì siêu việt nào. Nhiều nhất nó
giúp bạn được điều chỉnh thêm chút ít theo bản thân bạn và theo thế giới bao
quanh bạn, theo xã hội, theo những người mà bạn phải sống cùng. Nó giúp bạn trở
nên được điều chỉnh thêm chút ít.
Tâm lí về căn bản là chính thống;
nó không mang tính cách mạng, nó không thể thế được. Nó phục vụ cho nguyên trạng,
nó phục vụ cho thể chế. Nó giữ bạn ở bên trong các biên giới; nó không giúp bạn
vượt ra ngoài các biên giới. Nó không trong phục vụ cho bạn. Nó bị kiểm soát bởi
những người đương quyền - bởi nhà nước, bởi nhà thờ, bởi xã hội. Theo một cách
rất trá hình nó giữ bạn bị buộc vào tâm trí tập thể. Nó không giúp bạn trở
thành cá nhân, bởi vì là cá nhân là có tính nổi dậy, là cá nhân là đi theo cách
riêng của bạn, là cá nhân là thành kẻ nguy hiểm cho xã hội. Tư bản, cộng sản,
dù xã hội là bất kì cái gì - Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo - không
thành vấn đề; cá nhân là nguy hiểm bởi vì cá nhân cố gắng sống từ ánh sáng
riêng của mình. Người đó không theo ai cả. Người đó không là tín đồ, người đó
không là người bắt chước.
Phật cho một tôn giáo tâm hồn.
Tôn giáo theo nghĩa ông ấy giúp bạn hiểu tâm trí để cho bạn có thể vượt ra
ngoài nó - không phải để cho bạn có thể được điều chỉnh theo tâm trí tập thể mà
để cho bạn có thể vươn lên những tầm cao của tính cá nhân của bạn, tới các đỉnh
cao của định mệnh của bạn.
Tâm lí tin rằng con người thiếu
nghĩa trong cuộc sống của mình và nghĩa có thể tới chỉ qua trị liệu. Tâm trí về
bản chất nghĩa là nghĩa qua trị liệu. Còn tôn giáo chính là cái đối lập; tôn
giáo nghĩa là trị liệu qua nghĩa. Tôn giáo cho bạn nghĩa trước và rồi tự động
nghĩa trở thành lực chữa lành, nó trở nên có tính trị liệu.
Phật nói đi nói lại rằng,
"Ta là thầy chữa," rằng "Ta là ông lang trị liệu," rằng
"Chức năng của ta không phải là chức năng của triết gia mà là chức năng của
thầy chữa trị. Ta giúp mọi người trở nên lành mạnh hơn, trở thành toàn thể."
Và quá trình của ông ấy là gì? Quá trình của ông ấy là truyền đạt ý nghĩa cho
cuộc sống của bạn. Điều đó nữa ông ấy cũng làm theo cách mới sâu sắc; nó chưa
bao giờ được thực hiện trước đây như thế. Ông ấy không cho bạn bất kì nghĩa tuỳ
tiện nào bởi vì nghĩa tuỳ tiện sẽ được thấy là tuỳ tiện sớm hay muộn, và khoảnh
khắc nó sụp đổ bạn sẽ rơi vào trong bóng tối sâu sắc. Bóng tối sẽ còn tối hơn
nhiều so với nó trước đây. Bây giờ bạn đã mất nghĩa. Bạn sẽ cảm thấy như tự tử;
bạn sẽ cảm thấy cuộc sống chả đáng sống chút nào. Ngay cả thở cũng sẽ trở thành
khó khăn, vất vả. Câu hỏi sẽ nảy sinh: Tại sao? Tại sao tôi cứ sống nếu không
có nghĩa?
Phật không cho bạn ý nghĩa tuỳ
tiện nào. Do đó tôi nói ông ấy không có siêu hình. Ông ấy giúp bạn khám phá
nghĩa bản chất của cuộc sống của bạn. Ông ấy không cho bạn nghĩa, nhưng ông ấy
cho bạn phương pháp và phương tiện để khám phá ra nghĩa mà bạn đã mang bên
trong bản thân mình như hạt mầm.
Các nhà tâm lí cứ nói: Thứ nhất
tìm kiếm cho bạn vương quốc của Freud, Jung, Adler, Pavlov, Skinner và toán người
đó, và rồi mọi thứ khác sẽ được thêm vào cho bạn. Điều đó chưa bao giờ xảy ra;
điều đó chưa bao giờ xảy ra cho một cá nhân. Nó không thể xảy ra được theo
chính bản chất của mọi sự. Ngay cả Freud cũng biết chẳng có nghĩa nào, sống
không nghĩa, sống sâu trong thất vọng. Ông ấy nói rằng không có hi vọng nào cho
con người cả, rằng con người chưa bao giờ hạnh phúc, điều đó là không thể được.
Điều đó phải là hiểu biết của riêng người đó, kinh nghiệm riêng của người đó về
cuộc sống. Ông ấy nói rằng nhiều nhất chúng ta có thể giúp cho con người đỡ khổ
hơn, có vậy thôi. Đây là loại mục đích gì? - giúp con người chút ít đỡ khổ hơn!
Nó chẳng hấp dẫn gì mấy.
Con người cần phúc lạc, không
phải là khổ. Con người cần cái gì đó tích cực - cái gì đó để sống và cái gì đó
để chết, cái gì đó đầy giá trị mà thậm chí cuộc sống có thể được hi sinh vì nó.
Nhưng nó không nên là tuỳ tiện. Có nhiều nghĩa tuỳ tiện.
Adolf Hitler đã cho nước Đức một
nghĩa tuỳ tiện: Sống vì giống nòi Aryan, sống vì dòng máu thuần chủng Bắc Âu, bởi
vì bạn được sinh ra để cai trị thế giới. Ông ấy đã cho niềm hi vọng lớn, nhưng
nó đã thất bại. Điều đó nhất định xảy ra. Bản thân ông ấy đã tự tử; điều đó đã
gần như là định mệnh.
Các tôn giáo cứ cho nghĩa giả
cho cuộc sống của bạn. Họ cứ nói về kiếp sống khác, cõi bên kia: "Sau cái
chết có thiên đường dành cho những người đức hạnh và có địa ngục cho những người
không đức hạnh." Và ai đức hạnh? Người đi theo các tu sĩ là người đức hạnh.
Người không đi theo truyền thống, qui ước, người không phải là kẻ tuân thủ, nhất
định xuống địa ngục.
Vâng, từ sợ và tham bạn có thể
cho cuộc sống chút ít nghĩa, nhưng nó tuỳ tiện, nhân tạo tới mức không một cá
nhân nào trên thế gian, người ngu tới mức sớm hay muộn người đó sẽ không thấy
cái giả của nó.
Và bây giờ con người đã đến tuổi
trưởng thành; do đó các tôn giáo đang biến mất. Không có khả năng nào trong
tương lai cho Ki tô giáo, cho Hồi giáo, cho Hindu giáo, cho Do Thái giáo tồn tại.
Và nếu họ muốn tồn tại họ sẽ phải thay đổi toàn thể cái nhìn của họ, chính nền
tảng của họ.
Nhưng có mọi khả năng cho Phật
và các thông điệp của ông ấy thành phổ biến. Thực ra, thời của ông ấy đã tới.
Ông ấy trước thời của mình hai mươi nhăm thế kỉ. Bây giờ mới là thời đó, đúng
thời cho ông ấy. Ông ấy không nói về sợ, ông ấy không nói về tham, ông ấy không
nói về địa ngục và cõi trời, ông ấy thậm chí không nói về Thượng đế. Ông ấy hiện
đại thế, đương đại thế; ông ấy thuộc về thế kỉ của chúng ta. Ngay cả chúng ta
cũng không đương đại được như ông ấy. Ông ấy phá huỷ mọi cấu trúc cũ. Ông ấy giải
phóng tôn giáo khỏi mọi ý thức hệ đông cứng. Ông ấy đem nhiều thay đổi cách mạng
vào cái nhìn tôn giáo.
Trước hết ông ấy nói không cần
phải thông thái; người ta phải hồn nhiên. Chính là qua hồn nhiên mà chân lí được
biết tới, không qua tri thức.
Một hàng xóm nói, "Đêm qua
mèo nhà bác kêu kinh quá."
Người kia đáp, "Bác nói
đúng. Cứ khi nào nó ăn chim hoàng yến, nó nghĩ nó có thể hát."
Bạn có thể cứ ăn kinh sách; bạn
sẽ không có khả năng hát chút nào. Bạn có thể biết tất cả Vedas, Upanishads,
Gitas, Korans, Kinh Thánh, nhưng bạn sẽ vẫn còn ngu xuẩn như bao giờ. Tất nhiên
bạn sẽ bắt đầu ba hoa về thông thái của mình. Bạn sẽ bắt đầu khoe khoang về nó,
bạn sẽ trở thành kẻ trưng bày. Ngay cả khi bạn không biết gì bạn sẽ giả vờ rằng
bạn biết.
Tài sản đáng tự hào nhất của cô
Spinster Peabody là con Count, con mèo cực kì đẹp. Không may, nó bị mất hai
ngày rồi. Khi cô ấy mở cửa tủ lạnh, cô Peabody choáng gần chết. Con Count đông
cứng trong đó.
Cô ấy lập tức gọi tu sĩ tới,
ông ấy nói vẫn có thể có cơ may cứu con vật đáng thương này. "Cho nó hai
thìa xăng đi," ông ta bảo cô ấy.
Tay run rẩy, cô Peabody cậy mồn
Count ra và cẩn thận đổ thìa xăng theo kê đơn kì lạ của tu sĩ.
Vài giây trôi qua và chẳng cái
gì xảy ra cả. Cô ấy đã toan từ bỏ hi vọng thì bỗng nhiên con mèo mở mắt, kêu ré
lên nhức tai và nhảy qua phòng với tốc độ một trăm dặm một giờ, chạy qua các đồ
đạc, tường, thậm chí trần nhà. Count cứ giữ tốc độ này trong hai phút và rồi bỗng
nhiên dừng lại chết giữa đường chạy, không một cử động cơ.
Cô Peabody lại gọi tu sĩ.
"Ông nghĩ điều gì đã xảy
ra?" cô ấy hỏi. "Đơn giản," tu sĩ nói. "Nó bị hết xăng ấy
mà."
Các tu sĩ có mọi câu trả lời. Hỏi
họ bất kì cái gì, bất kì cái gì ngu xuẩn mà xem. Họ không thể nói, "Chúng
tôi không biết," điều đó là không thể được. Các tu sĩ không bao giờ nói rằng
họ dốt; toàn thể kinh doanh của họ phụ thuộc vào thông thái của họ.
Socrates nói: Tôi chỉ biết một
điều, rằng tôi không biết gì. Đó đích xác là cách tiếp cận của Phật nữa - và
Socrates và Phật là đương đại; họ có nhiều cái chung.
Nếu Socrates được sinh ra ở Ấn
Độ ông ấy chắc đã được gọi là phật. Ông ấy cũng tin cậy vào hồn nhiên, hồn
nhiên của đứa trẻ chẳng biết gì. Nếu bạn có thể lại trở thành đứa trẻ, chỉ thế
thì cánh cửa tới điều huyền bí có thể mở ra cho bạn. Bạn có thể thấy. Bụi trong
mắt bạn không là gì ngoài tri thức, thông tin, kinh sách.
Các nhà trị liệu tâm lí được mọi
người gọi là "kẻ co"; họ là vậy! Toàn thể nỗ lực của nhà trị liệu tâm
lí là thu bé bạn; ông ấy là kẻ giản lược. Ông ấy nghiên cứu chuột, và bất kì
cái gì ông đi tới biết về chuột ông ấy áp dụng cho bạn. Điều đó kinh tởm thế,
nhục nhã thế, ngớ ngẩn thế, phi logic! Ông ấy nghiên cứu cái thấp nhất để biết
cái cao nhất.
Bạn có thể chẳng biết gì về hoa
bằng việc nghiên cứu hạt mầm, bằng việc mổ xẻ hạt mầm, bằng việc phân tích hạt
mầm. Trong hàng nghìn năm bạn có thể cứ phân tích hạt mầm; bạn sẽ không bao giờ
bắt gặp mầu sắc của hoa hồng, hoa sen, hay hương thơm. Bạn sẽ không bao giờ biết
hương thơm nào ẩn trong hạt mầm. Việc phân tích không thể đem nó cho bạn.
Nghiên cứu chuột và thế rồi áp
dụng tri thức đó cho người đơn giản nói rằng người không là gì ngoài một loài vật,
chút ít phức tạp hơn, nhưng chẳng gì nhiều hơn thế. Qui giản luận bao giờ cũng
có nghĩa là đem mọi thứ về "những cái không là gì."
Hiểu biết thực của con người là
khả năng duy nhất không phải bởi nghiên cứu chuột mà bởi nghiên cứu chư phật,
christ, krishna - những người cao nhất. Bằng việc nghiên cứu các đỉnh cao bạn sẽ
biết đích xác bạn là ai, không phải bởi mẫu số nhỏ nhất mà bởi việc biểu lộ cao
nhất. Khi bạn nghiên cứu vị phật, khao khát lớn nảy sinh trong bạn để đạt tới
những đỉnh cao đó. Khi bạn nghiên cứu chuột, thế thì không có khao khát. Thực
ra, bạn cảm thấy rất được thoả mãn bất kì cái gì bạn đang là. Thực ra, bạn cảm
thấy hài lòng lớn lao là bạn có chút ít tốt hơn chuột, chút ít phức tạp hơn,
chút ít láu cá hơn. Bạn cảm thấy vừa lòng. Tôn giáo biến mất.
Tôn giáo sống trong khao khát của
bạn để đạt tới đỉnh, để đạt tới những chiều cao tối thượng, để đem toàn bộ tiềm
năng của bạn ra biểu lộ, vào thực tại. Tôn giáo là khoa học về hiểu cái ta.
Nếu nhà trị liệu tâm lí có thể
bị gọi là "kẻ co," thế thì người tôn giáo thực nên được gọi là
"người duỗi." Người đó kéo duỗi bạn tới tới những khả năng tối thượng.
Bây giờ là lời kinh:
Vì nếu trong từ bỏ của ông
Ông coi thường và nuốt lời,
Nếu mục đích của ông lung lay,
Ông sẽ không tìm thấy ánh sáng.
Phật sẽ nói đi nói lại về sáng
và tối; do đó hai từ này phải được hiểu. Chúng là các biểu dụ. Phật phải dùng
biểu dụ. Mọi chư phật, mọi người thức tỉnh, đều phải dùng biểu dụ. Ngôn ngữ
thông thường là không đủ, là rất không thích hợp. Khi bạn bắt đầu diễn đạt cái
gì đó bên trong, bạn cảm thấy khó. Ngôn ngữ không có lời cho nó, hay cho dù lời
có đó chúng quá nhỏ bé và kinh nghiệm là quá lớn. Kinh nghiệm không thể được chứa
trong những lời đó, do đó mới có việc dùng biểu dụ.
Biểu dụ đơn giản là phương tiện,
đừng bám lấy nghĩa của lời đúng theo từng từ. Hiểu nó như ngón tay chỉ trăng ấy.
Đừng bám lấy nghĩa từng lời; bằng không bạn sẽ gặp khó khăn bởi vì thế thì bạn
sẽ chỉ hiểu lầm. Biểu dụ là biểu dụ. Nó là thơ ca, nó không phải là văn xuôi. Bạn
phải có tính thơ ca chút ít, tưởng tượng chút ít, thông cảm chút ít để hiểu nó.
Lấy nghĩa đúng theo từng lời đã từng là thảm hoạ.
Nhưng đó là cách chúng ta bao
giờ cũng đọc. Ngay cả đọc vị phật chúng ta vẫn cố gắng đọc ông ấy đúng theo từng
lời. Thế thì sáng nghĩa là sáng và tối nghĩa là tối. Điều đó không phải vậy.
Jack về nhà từ đại học nhân kì
nghỉ. Một hôm anh ta hỏi người mẹ thất học của mình là liệu anh ta có thể tường
thuật cho mẹ không. Mẹ anh ta, không quen với những từ lớn lao như thế, hỏi anh
ta về nghĩa của 'tường thuật'.
"Tường thuật là câu chuyện,"
Jack nói.
Đêm đó, khi lên giường, Jack hỏi
mẹ liệu anh ta có thể giảm chiết áp đèn được không. Bà ấy muốn biết nghĩa của
'giảm chiết áp'.
"Bỏ đèn ra," Jack
nói.
Vài ngày sau mẹ Jack tổ chức bữa
tiệc ở nhà họ, và con mèo đi vẩn vơ vào phòng. Mẹ Jack lên giọng và nói một
cách tự tin, "Jack, lấy con mèo bằng tường thuật và giảm chiết áp
nó."
Cảnh giác với ảo tưởng đó.
Khi Phật dùng từ 'sáng' ông ấy
ngụ ý trạng thái của vô trí, bởi vì trạng thái của vô trí là trạng thái của
sáng vô cùng, cứ dường như hàng nghìn mặt trời đã mọc ra đồng thời trong linh hồn
bạn. Và bất kì khi nào Phật nói 'tối' ông ấy đều ngụ ý trạng thái của tâm trí.
Tâm trí tối, nó là đêm tối, thậm chí không có một tia sáng. Và chúng ta tất cả
đều sống trong tâm trí, chúng ta tất cả đều sống trong đêm tối, và chúng ta chẳng
có ý tưởng nào về bình minh bởi vì chúng ta chưa bao giờ ra khỏi tâm trí. Chúng
ta bám lấy tâm trí. Tâm trí là sự mù loà của chúng ta.
Một người có mắt chỉ khi người
đó đi ra ngoài tâm trí. Thế thì người đó bắt đầu thấy mọi thứ như chúng vậy.
Tâm trí bóp méo. Tâm trí chưa bao giờ cho phép bạn nhìn thực tại như nó vậy;
tâm trí phóng chiếu. Nó không cho phép toàn thể thực tại thấm vào tim bạn. Nó
chỉ cho phép hai phần trăm; chín mươi tám phần trăm bị bác bỏ. Và hai phần trăm
được phép này lại bị bóp méo theo cả nghìn lẻ một cách - được diễn giải, tô mầu
và đến lúc nó đạt tới bạn nó không còn là thực nữa. Cho nên bạn sống trong một
thế giới rất không thực. Nếu bạn sống trong tâm trí mình bạn sống trong mơ, bạn
sống trong giấc ngủ.
Cho nên bất kì khi nào Phật nói
'tối', ông ấy đều ngụ ý trạng thái vô ý thức, trạng thái máy móc trong đó bạn
đang vận hành nhưng bạn không nhận biết điều mình làm, trong đó bạn di chuyển
nhưng di chuyển của bạn không có phẩm chất của tỉnh táo trong nó. Bạn nói, bạn
nghe, bạn ăn, bạn bước, bạn đi ngủ, nhưng như người dở sống dở chết, vô ý thức.
Đây là bóng tối.
Khi bạn bắt đầu trở nên nhận biết
hơn về điều bạn đang làm, về điều bạn đang nghĩ, về điều bạn đang cảm, khi bạn
trở nên ngày một nhận biết hơn, ngày càng nhiều ánh sáng thấm vào bạn. Khi bạn
một trăm phần trăm nhận biết bạn tràn đầy ánh sáng.
Điều đó đích xác là nghĩa của từ
'chứng ngộ'. Từ 'chứng ngộ - enlightened' là việc dịch cho từ 'phật'. Phật
nghĩa là người đã chứng ngộ, người đã thức tỉnh, người nhận biết. Ông ấy nói:
Vì nếu trong từ bỏ của mình, ông coi thường và nuốt lời, nếu mục đích của ông
lung lay, ông sẽ không thấy ánh sáng.
Từ bỏ nghĩa là tính chất
sannyas. Từ bỏ có thể có hai kiểu. Kiểu thứ nhất - kiểu sai - là từ bỏ xảy ra
qua sợ hay tham. Bạn đã được bảo rằng nếu bạn từ bỏ thế giới này thế thì bạn sẽ
đạt tới hoan lạc của cõi trời. Bạn đã được bảo nếu bạn không từ bỏ bạn sẽ chịu
đau khổ vĩnh viễn và địa ngục. Nhiều người trở nên sợ địa ngục và nhiều người
trở nên tham cõi trời, và họ từ bỏ thế giới này. Đây là từ bỏ sai.
Bất kì cái gì bạn làm từ sợ và
tham đều nhất định sai bởi vì sợ và tham là trạng thái vô ý thức. Từ sợ bạn đã
mơ về địa ngục, từ sợ bạn đã mơ về cõi trời. Không có địa ngục, không có cõi trời
đâu. Đây tất cả đều là mơ của bạn. Khi bạn không mơ chút nào, khi ngủ đã biến mất
và bạn thức, không có cõi trời, không có địa ngục. Trạng thái đó Phật gọi là
"giải thoát": giải thoát khỏi tham, giải thoát khỏi sợ.
Và nếu bạn hành động từ nhận biết,
nếu từ bỏ của bạn xảy ra từ nhận biết, nó là từ bỏ đúng bởi vì thế thì bạn thực
sự không làm gì cả, mọi sự bắt đầu xảy ra. Bạn thấy cái gì đó sai; nó rơi rụng
đi, nó đơn giản rơi rụng đi. Bạn không phải làm nỗ lực nào. Bạn thấy cái xấu của
giận dữ và giận dữ bay hơi; chính việc thấy trở thành việc biến đổi. Bạn hiểu
ham muốn của bạn và cái vô tích sự của ham muốn của bạn - rằng nó không thể được
hoàn thành, rằng nó là không thể đáp ứng được, rằng bạn đang trong cái vòng luẩn
quẩn. Thấy ra điều đó - rằng bạn đang đi trong vòng tròn - bạn nhảy ra. Đây
cũng là từ bỏ, nhưng bạn không nhảy ra khỏi ham muốn vì ham muốn khác: để được
vào cõi trời, để tránh địa ngục. Bạn không nhảy ra khỏi ham muốn; bạn chỉ thay
đổi ham muốn này thành ham muốn khác. Bạn đang tráo đổi ham muốn trần tục bằng
ham muốn không trần tục, nhưng ham muốn là ham muốn. Bạn có thể thay đổi đối tượng,
nhưng bản chất của ham muốn là như nhau.
Đây là đóng góp lớn lao của Phật
cho tâm thức tôn giáo. Ông ấy nói: Đừng từ bỏ, để từ bỏ xảy ra. Nếu nó xảy ra
theo cách riêng của nó, nó có cái đẹp riêng của nó, nó có cái duyên đáng, và bạn
không bao giờ ăn năn, bạn không bao giờ nhìn lại. Nếu bạn từ bỏ, nếu bạn nỗ lực,
việc từ bỏ của bạn sẽ đem buồn rầu về cho bạn. Và nhiều lần bạn sẽ bắt đầu nghĩ
liệu bạn làm điều đúng hay sai. Nhiều lần tâm trí bạn sẽ vẩn vơ, nhiều lần ham
muốn về cái bị từ bỏ sẽ bao quanh bạn như đám mây. Nhiều lần bạn sẽ đầy thèm
khát và tham lam và sợ hãi. Nhiều lần thế giới sẽ lại hấp dẫn bạn. Điều đó là tự
nhiên.
Do đó Phật nói: Vì nếu trong từ
bỏ của mình, ông coi thường và nuốt lời, nếu ông do dự ông sẽ không thấy ánh
sáng.
Điều đó chỉ có thể xảy ra trong
loại từ bỏ sai là mục đích của bạn do dự, bởi vì khi bạn từ bỏ bằng nỗ lực nó
bao giờ cũng là chuyện nửa vời. Một phần tâm trí bạn nói, "Từ bỏ đi, bởi
vì nếu mình không từ bỏ mình sẽ thiệt." Một phần tâm trí bạn nói, "Đừng
từ bỏ. Ai biết liệu có kiếp sống sau cái chết hay không? Và ai biết liệu từ bỏ
có được thưởng hay không? Chẳng ai quay lại từ bờ bên kia để nói ra chân lí. Nó
có thể tất cả chỉ là tưởng tượng, nó có thể tất cả chỉ là chiến lược của các tu
sĩ. Ai mà biết được?"
Nghi ngờ nhất định vẫn còn dai
dẳng, và khi nghi ngờ có đó sẽ có do dự, và khi hoài nghi có đó bạn bị chia chẻ.
Khi hoài nghi có đó bạn không bao giờ có thể toàn tâm trong bất kì cái gì; bạn
vẫn còn bị phân chia. Bạn không bao giờ có thể là cá nhân, không phân chia. Và
người từ bỏ vì động cơ nào đó là đang từ bỏ qua tâm trí - và điều đó là không
thể được. Bạn không thể từ bỏ qua tâm trí được.
Tâm trí là cái đầu tiên cần bị
từ bỏ - và bạn đang cố gắng dùng tâm trí cho từ bỏ sao? Tâm trí sẽ đầu độc mọi
thứ. Nó sẽ tạo ra những ham muốn mới trong bạn, nó sẽ tạo ra tham lam mới, nó sẽ
tạo ra tham vọng mới, nó sẽ tạo ra bản ngã mới trong bạn. Cứ nhìn cái gọi là
người linh thiêng, cái gọi là thánh nhân và mahatmas. Họ trông còn bản ngã hơn
bất kì ai khác. Mặt họ trông buồn, cứ dường như họ đang trong nỗi đau lớn, chịu
đựng lớn. Và mắt họ thì sao? Họ nhìn vào bạn bao giờ cũng với thái độ của
"thánh thiện hơn ngươi." Họ là những kẻ kết án; họ sẽ gọi bạn là tội
nhân. Họ sẵn sang ném bạn vào địa ngục và ngọn lửa địa ngục. Với bản thân mình
họ đang hi vọng rằng họ sẽ ở cõi trời tận hưởng những hoan lạc cõi trời mãi mãi
và mãi mãi.
Đây là loại từ bỏ gì vậy? Đây
là loại từ bỏ sai và bạn không thể đạt tới ánh sáng qua nó; bạn sẽ cứ rơi vào
trong bóng tối ngày một sâu sắc hơn. Bạn đã lấy bước đầu tiên theo hướng sai,
và bước đầu tiên là bước quan trọng nhất bởi vì bước thứ hai sẽ đi theo bước thứ
nhất, và cứ thế tiếp diễn mãi. Và bạn sẽ cứ đi ngày càng xa hơn khỏi chân lí.
Do đó tôi không bảo các
sannyasin của tôi từ bỏ, mặc dầu từ bỏ xảy ra. Nhiều người trong các sannyasins
của tôi viết thư cho tôi, "Thầy kính yêu, thầy lừa chúng tôi. Chúng tôi cứ
tưởng chẳng cái gì phải từ bỏ cả, và bây giờ nhiều điều đơn giản biến mất."
Mới hôm nọ có một bức thư. Một
sannyasin đã viết rằng ham muốn dục của anh ta hoàn toàn biến mất và anh ta đã
cố cả đời để từ bỏ và nó và anh ta chưa bao giờ thành công. Và ở đây chúng ta
không dạy từ bỏ cái gì, thậm chí không từ bỏ ham muốn dục, cho nên thư của anh
ta có liên quan. Anh ta nói, "Thầy giở thủ đoạn với chúng tôi. Tôi cứ tưởng
rằng tôi đã tới đây để tận hưởng ham muốn dục của mình lần đầu tiên, bởi vì cả
đời tôi đã cố là sư. Mệt mỏi với nó, hoàn toàn thất bại trong từ bỏ nó, tôi đã
tới đây - và bây giờ nó đã biến mất!"
Điều này thật hay, nếu nó biến
mất theo cách riêng của nó. Nếu bạn đã không vứt bỏ nó, nó sẽ không quay lại nữa.
Nếu bạn đã vứt bỏ nó, nó nhất định quay lại bởi vì vứt bỏ nó đơn giản nghĩa là
kìm nén nó. Vứt bỏ không có nghĩa gì khác; nó đơn giản nghĩa là bạn đã kìm nén
nó một cách cưỡng bách. Sớm hay muộn, vào khoảnh khắc yếu đuối nào đó, nó sẽ
quay lại - và với việc trả thù. Nhưng nếu nó vứt bỏ theo cách riêng của nó... bạn
đã không làm gì để vứt bỏ nó, thậm chí không một quyết định; bạn đã không hành
động một cách có chủ ý về nó, đó là qua hiểu biết. Thấy ra cái vô tích sự của
nó, thấy rằng nó không đáp ứng gì, rằng nó là một loại đồ chơi.... Bạn có thể vẫn
còn tham gia trong nó, nó giữ cho bạn bận rộn. Nó giữ bạn nhiều bận rộn tới mức
bạn không có thời gian nhìn vào trong. Nhưng nó chưa bao giờ đưa bạn đi đâu cả;
bạn bao giờ cũng vẫn thế. Nó không đem tới tính toàn vẹn, nó không đem tới vui
vẻ. Bạn càng biết nó, nó càng trở thành hiện tượng nhàm chán. Bạn càng biết nó,
nó càng mang tới nhiều chán hơn.
Nếu bạn thực sự muốn tận hưởng
dục, là sư đi, là ni đi. Thế thì bạn sẽ tận hưởng nó. Thế thì bạn sẽ không nghĩ
về cái gì khác cả; hai mươi bốn giờ bạn sẽ tận hưởng nó. Trong tu viện còn cái
gì khác có đó để mà tận hưởng đâu? Tất nhiên nó sẽ chỉ là tưởng tượng. Tưởng tượng
là loại hành động khiêu dâm cá nhân. Không ai khác có thể thấy được điều bạn
đang thấy và bạn có thể cứ cười khúc khích và tận hưởng. Bạn có thể cứ đọc Kinh
Thánh, Koran, nên mọi người đều nghĩ bạn tôn giáo thế, ngoan đạo thế - và không
ai biết điều bạn thực sự làm bên trong.
Cái gọi là người tôn giáo là rất
khiêu dâm; họ nhất định như thế. Bạn càng nỗ lực trốn thoát khỏi đàn ông và đàn
bà, điều càng không được đáp ứng, càng bị kìm nén, nhất định trở thành hoạt động
trí não. Nó sẽ trở thành tưởng tượng trong tâm trí bạn, nó sẽ bắt giữ tưởng tượng
của bạn. Bạn sẽ mơ về nó, bạn sẽ nghĩ về nó, bạn sẽ bị bao quanh bởi nó. Bạn có
thể nhìn vào ghi chép về tất cả các sư và ni trên thế giới và bạn sẽ ngạc
nhiên: mọi sự đã xảy ra cho họ mà không xảy ra cho bất kì ai.
Vào thời Trung cổ các xơ đã báo
cáo hàng nghìn lần rằng quỉ tới và làm tình với họ. Bây giờ điều gì đã xảy ra
cho quỉ? Quỉ không tới thêm nữa. Quỉ thường là đủ rồi. Nhưng các xơ này, họ đã
tưởng tượng. Và khi trong nhiều năm bạn bị bỏ đói, bạn đã cố ý làm cái gì đó,
tưởng tượng thu lấy sức mạnh. Một khoảnh khắc tới khi bạn bắt đầu mơ bằng mắt mở;
bạn có thể thấy quỉ đang đứng đó.
Và các xơ đó đã có những tưởng
tượng làm sao! Nếu bạn chỉ nhìn vào tài liệu ghi chép bạn sẽ ngạc nhiên. Quỉ có
chim chẽ ra! Nó không phải là cơ quan sinh dục bình thường - mà chẽ ra, cho nên
nó có thể đi vào cả hai lỗ! Bây giờ những xơ này phải đã điên rồi, hoàn toàn
điên. Việc mang thai giả đã xảy ra... chẳng có gì ngoài không khí nóng trong bụng,
nhưng bụng sẽ cứ trở nên ngày một to hơn. Tưởng tượng lấy nhiều bám giữ của tâm
trí, của thân thể tới mức xơ đó nghĩ mình đã mang thai, cho nên cô ấy bắt đầu
tích luỹ khí trong bụng. Với mọi người cô ấy trông cứ dường như là đang có
mang. Cô ấy bước đi như đàn bà có mang. Và tất nhiên, cô ấy có thể làm được gì?
Nếu quỉ tới, cô ấy phải nhường thôi. Ai biết được? - quỉ có thể không tới nữa
thì sao!
Và đây không chỉ là về một tôn
giáo; đây là trường hợp với mọi tôn giáo. Ở Ấn Độ, kinh sách kể nhiều chuyện về
các sư vĩ đại, các nhà khổ hạnh, làm việc hành xác mình trong rừng. Và khi họ sắp
tới bờ thành công, đàn bà đẹp giáng xuống từ cõi trời để làm sao lãng anh chàng
đáng thương này. Họ đã không làm điều gì sai với bất kì ai và cho dù họ có làm
điều sai, thì đây là loại trừng phạt gì vậy? Đây là cái gì đó như phần thưởng
chứ! Đàn bà đẹp tới từ cõi trời, các nữ thần, tiên nữ, và họ nhảy múa trần truồng
trước các sư, và họ làm mọi loại cử chỉ dâm dục với các anh chàng đáng thương
này. Chi tiết được nêu trong kinh sách, những mô tả rất chi tiết, điều họ làm,
cách họ làm, cách họ cám dỗ những anh chàng đáng thương này. Và thế rồi anh ta
sa ngã từ đỉnh cao vĩ đại của mình, trở thành người hữu tử bình thường. Thế rồi
họ không tới thêm nữa. Điều này không là gì ngoài thủ dâm tâm trí, nhưng điều
này nhất định xảy ra nếu bạn kìm nén. Đây là loại từ bỏ sai. Nó đã chi phối
toàn thể quang cảnh tôn giáo trong nhiều thời đại, nó đã rất mang tính phá huỷ.
Loại từ bỏ đúng là rất tự nhiên
và tự phát. Nó không chống lại cái gì. Nó cho phép bạn quan sát, nhìn, hiểu, có
tính thiền nhiều hơn, để cho bạn có thể đem nhiều hiểu biết vào hành động của
mình, vào ý nghĩ của mình, vào tình cảm của mình. Từ hiểu biết được tích luỹ
đó, mọi sự bắt đầu xảy ra. Thế thì tâm trí không có đó để vẩn vơ. Chẳng cái gì
bị kìm nén cho nên chẳng cái gì quay lại. Thế thì mọi sự đơn giản bắt đầu biến
mất như giọt sương trong ánh mặt trời buổi sớm. Đó là khả năng duy nhất để tìm
ra ánh sáng.
Và nhớ lấy, ngay cả những người
đã từng dạy kìm nén, họ không gọi nó là kìm nén - họ gọi nó là sức mạnh ý chí.
Họ cho nó cái tên mĩ miều. Những điều xấu có thể được che giấu rất dễ dàng đằng
sau cái tên mĩ miều. Sức mạnh ý chí chẳng là gì ngoài sức mạnh bản ngã. Khi bạn
gọi nó là sức mạnh ý chí nó có vẻ hay; khi bạn gọi nó là sức mạnh bản ngã bạn
thấy cái xấu của nó.
Người tôn giáo là người không
còn hữu dụng cho bản ngã. Bản ngã nghĩa là bạo hành với bản thân bạn. Nó có thể
rất tinh vi, nó có thể không có vẻ như bạo hành. Bạn có thể cứ làm điều bạo
hành cho bản thân mình theo cách thức rất duyên dáng. Và các tu sĩ đã từng ép bạn
làm mọi điều, nhưng họ không nói rằng họ áp đặt. Họ đã từng ước định trẻ con,
thôi miên toàn thể xã hội, làm những điều nào đó. Và một khi bạn bị thôi miên
và bị ước định bạn nghĩ bạn đang làm nó theo cách riêng của mình, từ tự do
riêng của mình. Và điều đó là cực kì vô nghĩa. Người Hindu đã từng bị ước định
trong ba mươi năm là người Hindu không thể làm được gì bên ngoài tự do riêng của
mình trừ phi người đó vứt bỏ tất cả các cái vô nghĩa Hindu của mình. Và cùng điều
đó cũng là trường hợp với người Ki tô giáo và người Do Thái và người Jaina và
người Mô ha mét giáo và người Parsi và người Sikh.
Bước đầu tiên là vứt bỏ cái đã
từng bị áp đặt lên bạn. Nó có thể gần như là chưa từng bị áp đặt bởi vì lâu quá
rồi, bạn đã hoàn toàn quên lãng. Ba mươi năm, bốn mươi năm, năm mươi năm ước định
- ai nhớ khi nào nó bắt đầu, làm sao nó đã bắt đầu? Bạn trẻ thế, ba hay bốn tuổi...
và thế rồi giảng dạy bắt đầu và điều đó cứ ước định bạn. Nó có thể ước định bạn
vì bất kì cái gì, bất kì điều ngu xuẩn nào. Mọi người khác sẽ thấy cái ngu xuẩn;
chỉ bạn không thấy. Bạn sẽ nghĩ bạn đang làm cái gì đó lớn lao, cái gì đó tôn
giáo, cái gì đó thiêng liêng.
Stalin trao chỉ dẫn cho Mao Trạch
Đông về chủ nghĩa cộng sản thực hành. "Đồng chí," ông ta nói,
"làm sao đồng chí làm cho con mèo ăn hạt tiêu cay?"
"Có hai cách," Mao
nói. "Tôi có thể nhồi hạt tiêu ớt vào mồm nó hay tôi có thể làm con cá bằng
hạt tiêu và đem con cá cho mèo."
"Sai toét," Stalin
đáp. "Nó không hợp với ý thức hệ của chúng ta. Phương pháp thứ nhất là ép
buộc, phương pháp thứ hai là lừa dối. Đồng chí biết chúng ta chưa bao giờ ép buộc
hay lừa dối mọi người."
"Thế đồng chí làm bằng
cách nào?" Mao hỏi.
"Tôi sẽ xát hạt tiêu vào
đuôi mèo. Khi điều này bắt đầu trở thành đau nhức, mèo sẽ quay lại và liếm
đuôi, do vậy ăn hạt tiêu một cách tự nguyện."
Điều này đã được các tu sĩ làm
trong nhiều thế kỉ. Họ xát hạt tiêu vào đuôi bạn, và một ngày nào đó bạn bắt đầu
liếm đuôi mình và bạn nghĩ bạn đang làm điều đó một cách tự nguyện.
Bước đầu tiên hướng tới tôn
giáo thực là vứt bỏ Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Phật giáo, Jaina
giáo; vứt bỏ mọi ý thức hệ, tháo dỡ điều đã từng bị áp đặt lên bạn - lại là đứa
trẻ nhỏ. Thế thì bạn có thể bắt đầu thấy mọi thứ trong mầu thực của chúng, thế
thì bạn có thể bắt đầu thấy mọi thứ như chúng vậy. Trẻ con nhận biết về thực tại
còn nhiều hơn bạn nhận biết. Bạn càng trở nên già hơn, bạn càng ít nhận biết
hơn bởi vì bạn càng trở nên bị nặng gánh bởi kinh nghiệm, tri thức, ý kiến, ý
thức hệ.
Làm điều ông phải làm
một cách kiên quyết,
bằng cả trái tim ông.
Lữ khách ngần ngại
chỉ tung bụi trên đường.
Phật nói: Làm điều ông phải làm
một cách kiên quyết... Nhưng bằng kiên quyết ông ấy không ngụ ý ý chí, như điều
đó thường vẫn được ngụ ý trong các từ điển. Phật bị bắt buộc phải dùng từ của bạn,
nhưng ông ấy cho nghĩa mới với các từ của mình. Với 'kiên quyết' ông ấy ngụ ý từ
trái tim kiên quyết - không từ sức mạnh ý chí mà từ trái tim kiên quyết. Và nhớ,
ông ấy nhấn mạnh từ 'trái tim', không phải tâm trí. Sức mạnh ý chí là một phần
của tâm trí. Trái tim kiên quyết là trái tim không có vấn đề, trái tim không
còn bị phân chia, trái tim đã đi tới trạng thái tĩnh lặng, im lặng. Đó là điều
ông ấy gọi là trái tim kiên quyết.
Làm điều ông phải làm một cách
kiên quyết, bằng cả trái tim ông. Nhớ nhấn mạnh vào trái tim. Tâm trí không bao
giờ có thể là một; bởi chính bản chất của nó, nó là nhiều. Và trái tim bao giờ
cũng là một; bởi chính bản chất của nó, nó không thể là nhiều được. Bạn không
thể có nhiều trái tim được nhưng bạn có thể có nhiều tâm trí. Tại sao? - bởi vì
tâm trí sống trong nghi ngờ và trái tim sống trong tình yêu. Tâm trí sống trong
nghi ngờ còn trái tim sống trong tin cậy. Trái tim biết cách tin cậy; chính tin
cậy làm cho nó thành một. Khi bạn tin cậy, bỗng nhiên bạn trở nên được định
tâm.
Do đó mới có ý nghĩa của tin cậy.
Không thành vấn đề liệu tin cậy của bạn đặt vào người đúng hay không. Không
thành vấn đề liệu tin cậy của bạn sẽ bị khai thác hay không. Không thành vấn đề
liệu bạn có bị lừa bởi tin cậy của bạn hay không. Có mọi khả năng bạn có thể bị
lừa - thế gian này đầy những kẻ lừa dối. Điều thành vấn đề là ở chỗ bạn tin cậy.
Chính từ tin cậy của mình mà bạn trở nên được tích hợp, điều còn quan trọng hơn
nhiều so với bất kì cái gì khác. Vấn đề không phải là trước hết bạn phải chắc
chắn liệu một người có xứng đáng tin cậy hay không. Làm sao bạn chắc chắn được?
Và ai sẽ điều tra?
Đó sẽ là tâm trí, và tâm trí chỉ
biết cách nghi ngờ. Nó sẽ nghi ngờ. Nó sẽ nghi ngờ ngay cả người như Christ hay
Phật. Nó không thể đừng được.
Judas đã nghi ngờ Jesus. Ông ấy
không thể nào tin cậy được - ngay cả một người như Jesus. Và Jesus đã tin cậy
Judas; Jesus không thể nghi ngờ ngay cả người như Judas. Thấy ra vấn đề đi. Ai
là người được lợi? Nếu bạn nhìn hời hợt, thế thì dường như Jesus đã thua bởi vì
ông ấy đã bị đóng đinh. Nếu như ông ấy không tin cậy Judas ông ấy đã cứu được mạng
mình. Nhưng đấy chỉ là hiểu biết nông cạn. Thực ra người thua là Judas, không
phải Jesus. Người ta phải chết đi ngày này hay ngày nọ, và người ta không thể
chết một cái chết tốt hơn Jesus được. Chính cái chết của ông ấy đã đem tới cách
mạng trong tâm thức nhân loại.
Nếu Phật cũng bị đóng đinh
chúng ta chắc đã giầu có hơn nhiều. Chết trên giường sẽ không có mấy giúp đỡ. Và
Jesus đã làm ra khác biệt gì ở chỗ ông ấy chết? Nhưng người như Jesus dùng ngay
cả cái chết của mình làm tình huống, làm phương cách. Ông ấy dùng nó và ông ấy
dùng nó một cách rất tài tình. Socrates có thể đã không dùng được cái chết của
mình tài đến thế.
Có thể bởi vì cái chết của
Socrates mà Jesus đã học được bài học: cách dùng cái chết. Có những người ngu
không thể dùng được cuộc sống của họ một cách hữu dụng, một cách tài tình, một
cách duyên dáng, một cách đẹp đẽ, và có những người như Jesus thậm chí có thể
dùng cái chết của họ. Cái chết của họ cũng là phương cách.
Người thua thực sự là Judas, và
ông ấy hiểu ngay lập tức. Khi Jesus bị đóng đinh ông ấy cảm thấy xấu hổ tới mức
ông ấy tự tử ngày hôm sau. Bây giờ, tự tử là xấu; bị đóng đinh có cái đẹp. Nó
là hi sinh, hi sinh tối thượng, cúng dường tối thượng người ta có thể làm cho
Thượng đế. Và Jesus đã làm điều đó. Lời cuối cùng của ông ấy là, "Vương quốc
của ngài tới, ý của ngài được thực hiện." Ông ấy buông xuôi toàn bộ:
"Để cho vương quốc của ngài tới." Ông ấy đã xoá bản thân mình toàn bộ,
ông ấy vứt bỏ bản ngã của mình một cách toàn bộ: "Ý của ngài sẽ được thực
hiện." Ông ấy đã tin cậy Judas tuyệt đối. Ông ấy ôm ghì ông này, ông ấy
hôn ông này, ông ấy rửa chân cho ông này. Ông ấy biết rằng con người này sắp phản
bội ông ấy - và dẫu vậy, tin cậy của ông ấy vẫn toàn bộ.
Cho nên nhớ lấy, tin cậy không
có nghĩa là trước hết bạn phải điều tra, là trước hết bạn phải làm mọi điều cho
chắc chắn, được đảm bảo, và thế rồi bạn tin cậy. Điều đó không phải là tin cậy,
điều đó là nghi ngờ thực sự: bởi vì bạn không có khả năng nào để nghi ngờ, do
đó bạn tin cậy. Nếu khả năng khác nảy sinh về nghi ngờ, bạn sẽ lại nghi ngờ.
Tin cậy có mặc cho mọi nghi ngờ, mặc cho người này là gì hay người này sẽ làm
gì. Nó là từ trái tim, nó là từ tình yêu.
Khi bạn tin cậy và yêu với trái
tim kiên quyết, điều đó đem lại biến đổi. Thế thì bạn không bao giờ ngần ngại.
Ngần ngại đơn giản giữ bạn trong mảnh mẩu. Lấy bước nhảy lượng tử, không ngần
ngại hay mặc cho tất cả ngần ngạn, bạn trở nên được tích hợp. Ngần ngại biến mất;
bạn trở thành một. Và trở thành một là được giải thoát - được giải thoát khỏi
đám đông ngu xuẩn riêng của bạn mà đã từng tồn tại bên trong bạn, được giải
thoát khỏi ý nghĩa và ham muốn và kí ức của bạn, được giải thoát khỏi bản thân
tâm trí.
Lữ khách ngần ngại
chỉ tung bụi trên đường.
Không làm gì còn tốt hơn làm điều sai trái.
Vì bất kì cái gì ông làm,
ông làm cho bản thân mình.
Không làm gì còn tốt hơn...
nhưng không làm gì là rất khó. Khi bạn nghĩ bạn đang không làm gì... đó không
phải là điều Phật nói. Không làm gì nghĩa là tĩnh lặng, im lặng tới mức không
có hành động nào bên trong hay bên ngoài, thậm chí không ý nghĩ, không ham muốn.
Không làm gì còn tốt hơn - người
ta sẽ phải rất ý thức để không làm gì - làm điều sai trái. Điều sai có thể được
làm chỉ khi bạn vô ý thức. Định nghĩa về điều sai và đúng theo Phật là định
nghĩa rất khác; nó không có tính đạo đức. Ông ấy sẽ không nói, "Cái này
đúng và cái kia sai." Ông ấy sẽ không cho bạn danh sách mười lời răn; ông ấy
đã không cho lời răn nào. Thay vì thế ông ấy cho bạn tiêu chí để cho bạn có thể
phán xét trong cuộc đời của mình cái gì đúng, cái gì sai. Ông ấy đã không quyết
định điều đó. Điều đó không thể quyết định được bởi vì cuộc sống cứ thay đổi
hoài. Cái sai hôm này có thể đúng vào hôm khác; cái sai khoảnh khắc này có thể
đúng ngay khoảnh khắc khác. Cho nên bạn không thể dán nhãn các hành động là
đúng hay sai. Tình huống thay đổi, bạn thay đổi, mọi người thay đổi. Cho nên
không có khả năng nào cho bạn một danh sách nói, "Làm những điều này và
không làm những điều này."
Tất cả các tôn giáo khác đều đã
làm điều đó; Phật đã không làm điều đó. Ông ấy cho bạn tiêu chí, ông ấy cho bạn
sáng suốt. Ông ấy cho bạn hòn đá thử để cho bạn có thể thấy cái gì là vàng và
cái gì không phải là vàng. Tâm thức là hòn đá thử của ông ấy. Nếu bạn có ý thức
và không làm gì, điều đó còn tốt hơn nhiều việc làm cái gì đó sai, bởi vì làm
cái gì đó sai nghĩa là bạn vô ý thức. Làm bất kì cái gì từ vô ý thức đều sai và
làm bất kì cái gì, cho dùng là không cái gì, từ ý thức đều đúng.
Khi chai rượu Scotch vỡ toé
trên sàn, ba con chuột nhắt nốc ừng ực. Bây giờ chúng thực sự say bí tỉ.
"Tớ sẽ đi tìm Muhammad Ali
và đấm đầu anh ta ngã dúi dụi," con thứ nhất nói.
Con thứ hai nói, "Cứ để tớ
ở chỗ Idi Amin đó đi!
Tớ sẽ cho anh điều xảy tới cho
anh ta!"
"Các chàng cứ làm điều các
chàng muốn đi," con thứ ba nói. "Tớ á, tớ lên lầu trên và làm tình với
con mèo!"
Đó là điều đang xảy ra cho mọi
người, bởi vì mọi người đều sống trong trạng thái vô ý thức. Bạn vô nhận biết về
điều bạn đang làm, tại sao bạn làm, bạn là ai, tại sao bạn hiện hữu, bạn đi
đâu. Mọi thứ dường như trong bóng tối, và dầu vậy bạn cứ làm mọi thứ.
Phật nói tốt hơn là đừng làm gì
cả. Yên tĩnh, im lặng, tĩnh lặng, trong trạng thái vô làm, bởi vì điều đó là có
thể chỉ nếu bạn mang vào ngày một nhiều tỉnh táo. Và thế thì từ im lặng đó, từ
nhận biết đó, từ cái không đó, từ việc không làm đó, bất kì cái gì nảy sinh
cũng đều tốt, đều đức hạnh.
Vì bất kì cái gì ông làm, ông
làm cho bản thân mình. Nếu bạn làm hại mọi người, cái hại sẽ quay lại bạn. Nếu
bạn yêu mọi người, tình yêu sẽ quay lại bạn. Thế gian cứ vọng lại, phản xạ lại.
Thế gian cho bạn chỉ cái bạn đã cho thế gian ngay chỗ đầu tiên.
Như thị trấn biên giới được canh gác cẩn mật,
Canh gác bản thân ông bên trong và bên
ngoài.
Đó là điều ông ấy gọi là nhận biết: Cảnh
giác.
Không để một khoảnh khắc trôi qua sợ rằng
ông rơi vào bóng tối.
Thậm chí không một khoảnh khắc
nào bị bỏ không canh chừng. Từng khoảnh khắc bạn đều phải tỉnh táo, có ý thức.
Bước đi, bước có ý thức. Thở, thở có ý thức. Ăn, ăn có ý thức. Làm bất kì cái
gì bạn đang làm, nhưng đem phẩm chất của tâm thức vào trong việc của bạn. Ngồi,
ngồi có ý thức. Để ý thức trở thành dòng chảy ngầm, thường hằng, để cho bạn cứ
làm những việc thông thường, nhưng có dòng chảy ngầm của ý thức. Điều đó sẽ làm
cho cuộc sống của bạn có tính tôn giáo - không đi tới nhà thờ, không đi tới đền
chùa, không cầu nguyện với Thượng đế tưởng tượng nào đó, không lặp lại kinh
sách.
Cảm thấy xấu hổ chỉ ở nơi xấu hổ là nghĩa vụ.
Chỉ sợ cái đáng sợ.
Thấy cái ác chỉ trong cái ác.
Sợ ông sai con đường đúng và rơi vào trong
bóng tối.
Phật nói: Cảm thấy xấu hổ chỉ ở
nơi xấu hổ là nghĩa vụ. Đừng bận tâm điều người khác nói. Chừng nào tâm thức bạn
còn chưa nói điều đó là đáng xấu hổ thì chả cần lo nghĩ. Cho dù cả thế giới nói
rằng điều bạn đang làm là đáng xấu hổ, cứ để họ nói điều đó; bạn không cần lo
nghĩ về nó.
Đây là thông điệp rất cách mạng.
Bình thường bạn được bảo phải theo người khác, theo tập thể, theo tôn giáo
chính thức, theo bất kì cái gì đã được bảo từ hàng thế kỉ. Phật nói điều người
khác nói là không quan trọng. Điều thực sự thành vấn đề là ở chỗ nếu tâm thức của
bạn nói điều đó là đáng xấu hổ, thế thì vứt nó đi. Thực ra, sẽ không cần vứt bỏ
nó; nó sẽ rơi rụng theo cách riêng của nó. Cứ để tâm thức bạn quyết định trong
mọi vấn đề.
Chỉ sợ cái đáng sợ... và đừng sợ
địa ngục và đừng sợ trừng phạt sau cái chết. Đây là chiến lược của các tu sĩ để
khai thác mọi người, khai thác sợ hãi của họ. Mọi người sợ bởi vì mọi người đã
trở thành bản ngã và bản ngã bao giờ cũng sợ. Bản ngã nghĩa là bạn nghĩ về bản
thân mình tách rời khỏi cái toàn thể; thế thì sợ hãi nảy sinh bởi vì bạn không
tách rời khỏi cái toàn thể. Và khi bạn nghĩ bạn tách rời, câu hỏi nảy sinh:
Mình có thể vẫn còn tách rời được bao lâu? Cái chết sẽ tới; thế thì cái gì sẽ xảy
ra cho mình?
Bản ngã làm cho bạn ích kỉ thế,
định tâm vào cái ta tới mức bạn quên mất hoàn toàn rằng bạn thuộc về vũ trụ
vĩnh hằng. Không cần sợ rằng bạn chỉ là một con sóng trong đại dương; bạn sẽ ở
đây, dù như con sóng hay không như con sóng, nhưng bạn sẽ ở đây. Không ai có thể
tiêu diệt được bạn. Không cái gì đã bao giờ chết đi và không cái gì đã bao giờ
được sinh ra. Sóng nảy sinh và biến mất. Ngay cả trước khi nó phát sinh nó đã
có đó và khi nó đã biến mất nó vẫn có đó. Việc nảy sinh và biến mất này chỉ là
hiện tượng nhất thời: cái gì đó không biểu lộ trở thành biểu lộ.
Nhưng chúng ta rất sợ, và nỗi sợ
nảy sinh bởi vì chúng ta đã tin, chúng ta đã được bảo lặp đi lặp lại, bị thôi
miên để tin vào bản ngã. Toàn thể cấu trúc xã hội này mãi cho tới giờ, cho tới
nay, đã từng làm sâu sắc thêm thái độ sống bản ngã. Thế thì sợ hãi, thế thì
tham lam, thế thì tham vọng, đều là tự nhiên. Và bản ngã được dạy cho mọi đứa
trẻ; bản ngã của nó được làm mạnh để cho bạn có thể làm cho nó tham vọng. Từ
tham vọng nảy sinh chính trị. Bản ngã được tạo ra để cho bạn có thể làm cho nó
sợ. Từ nỗi sợ nảy sinh tôn giáo - cái gọi là tôn giáo.
Bé Sheldon có vẻ thích thú đi
vườn bách thú cùng bố nó. Tuy nhiên khi họ nhìn vào hổ, một thoáng băn khoăn hiện
lên trên mặt cậu bé. Bố nó hỏi có chuyện gì vậy.
"Con tự hỏi, bố ơi. Trong
trường hợp con hổ phá chuồng ra và ăn thịt bố, con đi xe bus nào về nhà?"
Ngay cả trẻ nhỏ cũng bị đầu độc
bởi ý tưởng về cái ta. Phật nói không có cái ta, không bản ngã. Sâu bên dưới bạn
không tách rời. Bạn không là hòn đảo; bạn là một phần của lục địa vạn vật. Cho
nên: Chỉ sợ cái đáng sợ. Thấy cái ác chỉ trong cái là ác. Đừng tin vào người
khác; chỉ tin vào mắt riêng của bạn, sáng suốt riêng của bạn... Sợ ông sai con
đường đúng và rơi vào trong bóng tối.
Tin vào ý tưởng của người khác,
bạn đang rơi vào trong bóng tối. Họ đang trong bóng tối và đi theo họ bạn sẽ đi
vào bóng tối. Nếu bạn muốn đạt tới ánh sáng bạn sẽ phải đi một mình.
Thấy cái có.... Phát biểu đơn
giản thế, nhưng nó chứa chính điều tinh tuý của tôn giáo.
Thấy cái có.
Thấy cái không có.
Đi theo đường đúng.
Vươn lên.
Thấy cái đang có.... Cái đó là
thiền. Gạt tâm trí bạn sang bên. Đối diện trực tiếp với thực tại. Đương đầu với
nó, mặt đối mặt. Gạt tâm trí sang bên. Nhìn vào thực tại một cách im lặng,
không ý nghĩ nào, để cho ý nghĩ không thể là cản trở, rào chắn, việc bóp méo. Đó
là điều thiền là gì: thấy cái có và thấy cái không có.
Quá khứ không có, nhưng tâm trí
vẫn còn trong quá khứ. Tương lai không có, nhưng tâm trí vẫn còn trong tương
lai. Và hiện tại có đó, nhưng tâm trí không có tiếp xúc với hiện tại. Và bất kì
khi nào bạn trong tiếp xúc với hiện tại, quá khứ không còn đó, tương lai không
còn đó. Khi bạn tuyệt đối ở đây và bây giờ, toàn bộ, hoàn toàn ở đây và bây giờ,
cuộc sống của bạn sẽ có phẩm chất mới của nó. Đó là tính thiêng liêng thực - bởi
vì bạn sẽ biết cái toàn thể và bạn sẽ trở thành cái toàn thể.
Phật gọi nó là con đường đúng,
con đường của người đã thức tỉnh. Bạn cũng có thể vươn lên những đỉnh cao này.
Vươn lên đi! Thức dậy đi!
Đủ cho hôm nay.