Chương 3. Chư phật chỉ trỏ đường thôi

Chương 3. Chư phật chỉ trỏ đường thôi

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 9)
Chương 3. Chư phật chỉ trỏ đường thôi
Ta sẽ chịu những lời gay gắt
như voi chịu giáo ngoài chiến trường.
vì nhiều người nói ngông cuồng.
Voi được thuần dưỡng ra chiến trận.
Vua cưỡi lên voi.
Người được thuần dưỡng là chủ.
Người đó có thể chịu được những lời gay gắt trong an bình.
Tốt hơn con la
hay con ngựa hay của Sindh hay con voi chiến to lớn
là người đã làm chủ bản thân mình.
Không cưỡi trên lưng chúng
người đó vẫn có thể tới đất nước chưa ai từng đặt chân tới,
nhưng chỉ theo cách riêng của người đó.
Voi to lớn Dhanapalaka
là hoang dã khi nó trong động dục,
và khi bị trói nó sẽ không ăn,
vẫn nhớ về rừng voi.
Người ngu nhàn rỗi.
Người đó ăn và người đó lăn vào trong giấc ngủ như lợn thiến trong chuồng heo.
Và người đó phải sống cuộc sống lặp đi lặp lại.
Tâm trí của riêng ta thường vẩn vơ
bất kì chỗ nào hoan lạc hay ham muốn hay thèm khát dẫn nó đi.
Nhưng bây giờ ta đã thuần phục được nó, ta hướng dẫn nó,
như người trông nom hướng dẫn voi hoang.
Thức dậy đi.
Là nhân chứng cho ý nghĩ của ông.
Voi kéo bản thân nó ra khỏi bùn lầy.
Theo cùng cách đó kéo bản thân ông ra khỏi lười biếng của ông.
Vấn đề nền tảng không phải là siêu hình, nó không liên quan tới thực tại tối thượng. Nó liên quan tới bạn, tâm trí bạn, vận hành của tâm trí bạn, giấc ngủ của bạn, trạng thái người mộng du của bạn.
Con người tồn tại bình thường chỉ theo máy móc. Người đó không nhận biết mặc dầu người đó tin mình nhận biết. Thực ra tin tưởng đó cản trở người đó trở nên nhận biết.
Con người ngủ say không chỉ trong đêm mà cả trong ngày nữa. Người đó thường xuyên mơ. Bạn có thể tự mình quan sát điều đó. Bất kì lúc nào bạn nhắm mắt, thảnh thơi chút ít và bạn sẽ ngạc nhiên: mơ bắt đầu chuyển động. Chúng đã di chuyển như luồng chảy ngầm. Bạn bận bịu với thực tại bên ngoài, do đó bạn không nhìn vào chúng, nhưng chúng có đó mọi lúc. Lưng bạn hướng vào chúng. Chỉ nhìn chút ít và bạn sẽ thấy cả nghìn giấc mơ đang chen chúc trong bạn: có thể, không thể, nhất quán, không nhất quán.
Khi bạn thấy trạng thái này, bạn sẽ hiểu tại sao nhân loại bao giờ cũng bỏ lỡ những người đã thức tỉnh. Người thức tỉnh không còn dòng chảy ngầm nào của mơ trong người đó. Người đó đầy tỉnh táo, nhận biết. Người đó nói ngôn ngữ của nhận biết còn bạn ngủ. Không có khả năng nào để trao đổi giữa bạn và người đã thức tỉnh. Người đó kêu to, người đó làm mọi nỗ lực để đạt tới bạn, để thấm vào bạn, để thấm vào giấc ngủ và vô ý thức của bạn, nhưng nó dầy đặc, đậm đặc và rất sâu. Hiếm khi bạn nghe người đó, rất hãn hữu, và ngay cả khi bạn nghe người đó bạn diễn giải sai về người đó. Ngay cả khi bạn nghe người đó bạn không lắng nghe người đó. Bạn giống như người say có vẻ như nghe thấy, nhưng dầu vậy vẫn cứ diễn giải tương ứng theo trạng thái say của người đó. Toàn thể nhân loại cần là một phần của tổ chức như Những người nghiện rượu vô danh. Bạn có thể không uống rượu cồn, bạn có thể không uống chất say nào, bạn có thể không uống hay tiêm ma tuý nào, nhưng xã hội cứ tiêm vào máu bạn, vào con người bạn, nhiều chất độc.
Chẳng hạn, từng đứa trẻ đều bị xã hội đầu độc qua dạy nó tham vọng. Tham vọng là chất độc còn nguy hiểm hơn nhiều so với bất kì rượu cồn nào đã từng nguy hiểm, còn nguy hiểm hơn nhiều so với cần sa hay LSD, bởi vì tham vọng phá huỷ toàn thể cuộc sống của bạn. Nó giúp bạn đi theo hướng sai. Nó giữ bạn tưởng tượng, ham muốn, mơ mộng, nó giữ bạn phí hoài cuộc sống của bạn. Tham vọng nghĩa là việc sáng tạo tinh vi của bản ngã, và một khi bản ngã được tạo ra, bạn ở trong nắm giữ của bóng tối. Và toàn thể cấu trúc xã hội tuỳ thuộc vào tham vọng. Là người đầu tiên! Dù bạn ở bất kì chỗ nào, dù bạn làm bất kì cái gì: là người đầu tiên! - cứ dường như là người đầu tiên có cái gì đó thiêng liêng về nó. Bằng phương tiện nào bạn trở thành người đầu tiên là không liên quan. Bằng phương tiện đúng hay sai, cứ thành công đã! Dường như thành công bản thân nó đã trở thành tương đương với cuộc sống, đồng nghĩa với cuộc sống.
Cuộc sống chẳng liên quan gì với thành công cả. Thành công giữ bạn chạy xô tới tương lai và điều đó trở thành chất gây say của bạn. Hi vọng, hi vọng về ngày mai, phí hoài cái bạn có hay cái bạn không có và sẽ không bao giờ có cả.
Rabinowitz bước vào một cơ sở sân khấu của Gold với một con rối kẹp nách.
"Tôi đưa tới đây một điều hấp dẫn sẽ làm cho ông một triệu đô la. Tôi kiếm được con chó rối nhỏ này biết chơi đàn piano điện tử và hát 'Mẹ Yiddish của tôi'."
"Tôi không tin điều đó," Gold nói.
Rabinowitz mở va li ra, kéo ra chiếc đàn piano tí xíu, đặt con rối lên đàn và con chó bắt đầu chơi đàn và hát.
Nhân viên sân khấu nghiêng người và kêu lên, "Trời đất! Chúng ta sẽ kiếm được món tiền lớn đây!"
Vừa lúc đó cánh cửa mở ra và một có chó to lớn bước vào, ngoạm lấy cổ con rối, và chạy ra ngoài cùng nó.
"Cái đồ chết tiệt gì thế này?" người nhân viên hỏi.
"Đấy là mẹ của con rối," Rabinowitz trả lời. "Nó muốn con rối thành bác sĩ!"
Điều đó đã được làm cho mọi đứa trẻ. Mẹ bạn muốn bạn là bác sĩ, bố bạn muốn bạn là kĩ sư, bác bạn muốn bạn là nhà khoa học và vân vân, vân vân. Và không ai hỏi bạn về bản chất được ngụ ý là cái gì. Họ cứ áp đặt các ý tưởng của họ lên bạn. Tham vọng của họ vẫn còn không được đáp ứng, họ phóng chiếu tham vọng của họ lên bạn. Họ muốn tham vọng của họ và bản ngã của họ được hoàn thành qua bạn. Và chúng sẽ vẫn còn không được thoả mãn nữa; do đó bạn phải làm cùng hư hỏng cho con cái riêng của mình. Chính từ thế hệ nọ sang thế hệ kia mà chất độc được truyền qua.
Trong nhiều thế kỉ con người đã sống trong tình huống điên khùng này. Bây giờ nó đã đạt tới cực đỉnh. Toàn trái đất đã trở thành gần như một nhà thương điên.
Nếu Phật đã không được hiểu trong hai mươi nhăm thế kỉ trước, sẽ còn khó hiểu ông ấy ngày nay hơn, bởi vì những tham vọng không được hoàn thành của hai mươi nhăm thế kỉ đang tràn ngập ở đó, chúng bao quanh bạn. Bạn bị ngập lụt với chúng. Tất cả những người đã sống và chết đã bỏ lại tham vọng của họ như thứ kế thừa cho bạn. Mắt bạn mù, tai bạn điếc, tim bạn chỉ bơm máu, chúng không còn cảm nữa....
Cha sở lái xe về nhà một đêm thì bỗng nhiên xe của ông ấy phát ra tiếng động khủng khiếp và dừng lại.
Cấm lấy chiếc đèn pin và hộp dụng cụ, ông ấy kéo nắp đậy xe lên và bắt đầu nhìn qua động cơ.
Khi ông ấy đang sửa qua loa với chiếc cờ lê trong tay, một người say địa phương choạng choạng đi qua và dừng lại hỏi, "Có gì không ổn à cha sở?"
"Ừ. Piston bị bể."
"Tôi cũng thế," người say đáp.
Bạn không trong ý thức của mình. Do đó chư phật đã bị hiểu lầm, và hiểu họ đã trở nên ngày một khó hơn. Nhớ điều đó trong tâm trí bạn khi bạn thiền về những lời hay này - những lời đơn giản, bởi vì chư phật bao giờ cũng dùng những lời đơn giản, nhưng với nghĩa sâu sắc vô cùng.
Phật nói:
Ta sẽ chịu những lời gay gắt
như voi chịu giáo ngoài chiến trường.
vì nhiều người nói ngông cuồng.
Ta sẽ chịu những lời gay gắt... Phật trông đợi rằng điều đó sẽ là phần thưởng của ông ấy. Ông ấy sẽ mưa rào lên bạn bằng tình yêu và từ bi của ông ấy và tất cả những điều bạn có thể làm là xúc phạm ông ấy, ném những lời gay gắt hay ném đá vào ông ấy. Mọi điều bạn có thể làm là một loại tổn hại nào đó. Bạn sẽ làm tổn thương ông ấy. Do đó ông ấy nói ngay lúc ban đầu: Ta sẽ chịu những lời gay gắt. Ông ấy trông đợi điều đó, và mọi vị phật đều đã trông đợi điều đó qua nhiều thời đại.
Có lần một đệ tử của Phật chuẩn bị đi thuyết giảng lời của Phật cho quần chúng. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ, và Phật nói, "Bây giờ ông sẵn sàng để đi, ông không cần đi cùng ta thêm nữa. Thỉnh thoảng ông có thể tới gặp ta; bằng không ông có thể giúp mọi người theo cách riêng của ông. Đi và giúp mọi người trở nên ngày một nhận biết hơn, mang tính thiền hơn."
Nhưng Phật cũng nói, "Một điều ta muốn hỏi: Ông muốn đi tới phần nào của đất nước?" Đã có một phần của Bihar, nơi Phật đã sống, nơi không sannyasin nào của Phật đã từng tới. Tên của phần này là Suka. Sannyasin mới chứng ngộ này nói, "Tôi sẽ đi tới Suka."
Phật nói, "Đừng đi tới đó. Không ai đã từng đi tới đó bởi lí do nào đó. Người ở đó rất hoang dã, vô văn hoá, ngu si, gian manh, sát hại, rất bạo hành. Đừng đi tới đó."
Nhưng đệ tử này nói, "Nếu có những người đang trong tình huống tồi tệ thế, họ cần chúng ta còn hơn bất kì ai khác. Lương y được cần tới chỉ khi mọi người ốm."
Phật nói, "Điều đó ta có thể hiểu được, nhưng trước khi ông đi, trước khi ta ban phúc lành cho ông đi, ta sẽ hỏi ba câu hỏi. Thứ nhất: Nếu họ xúc phạm ông, đáp ứng của ông là gì?"
Anh thanh niên nói, "Tôi sẽ cám ơn họ là họ chỉ xúc phạm tôi. Họ có thể đã đánh tôi. Họ là người tốt. Họ không đánh tôi; họ đơn giản xúc phạm tôi - và lời có thể làm được gì? Lời là lời, chúng không thể làm hại tôi được."
Phật nói, "Câu hỏi thứ hai: Nếu họ đánh ông, đáp ứng của ông sẽ là gì?"
Anh thanh niên nói, "Tôi sẽ cám ơn họ, tôi sẽ cảm thấy biết ơn là họ đánh tôi. Họ có thể đã giết tôi. Họ mới chỉ đánh tôi - họ từ bi thế, tốt thế. Giết tôi sẽ không dễ dàng thế với họ."
Phật nói, "Bây giờ, câu hỏi cuối cùng: Nếu họ giết ông, sắp chết, vào những khoảnh khắc cuối cùng, đáp ứng của ông sẽ là gì?"
Anh thanh niên nói, "Dầu vậy tôi vẫn biết ơn và cám ơn họ bởi vì họ đang lấy cuộc sống khỏi tôi mà trong đó tôi có thể đã làm điều gì đó sai. Nếu mà tôi sống thêm tôi có thể đã phạm phải tội ác nào đó, tội lỗi nào đó; tôi có thể đã sa ngã khỏi đỉnh cao nhận biết của mình. Họ đơn giản lấy đi cuộc sống vô dụng đối với tôi. Tôi đã đạt tới kho báu này, tôi không cần cuộc sống thêm nữa. Họ đang lấy đi cái gì đó vô dụng khỏi tôi và tôi sẽ biết ơn bởi vì, ai mà biết được, nếu như tôi đã sống nhiều hơn, trong tình huống nào đó tôi có thể đã đi lạc lối."
Phật nói, "Bây giờ ông có thể đi bất kì chỗ nào ông muốn đi với phúc lành của ta. Ông đã không chỉ trở nên chứng ngộ, ông đã trở nên có khả năng là thầy."
Nhớ điều đó, rằng mọi người chứng ngộ không phải là thầy, mặc dầu mọi thầy đều phải là người chứng ngộ. Nhiều người chứng ngộ đã sống trên thế gian này mà chưa bao giờ trở thành thầy bởi lí do đơn giản việc là thầy cần phẩm chất nào đó mà không nhất thiết cần cho người chứng ngộ. Chứng ngộ là quá trình cá nhân; nó là cái gì đó nội tâm, chủ quan, nó có thể xảy ra bên trong bạn. Là thầy nghĩa là có năng lực trao đổi, và không chỉ trao đổi mà còn giao cảm với người khác, những người khác gần như điên, những người khác gần như không có khả năng thấy mọi sự.
Keller trả nhiều tiền mua con chó Buck, kẻ tìm kiếm vàng. Một sáng Keller đi săn vịt cùng Buck. Trong mười phút anh ta bắn một con vịt rơi xuống ao.
Buck chạy băng qua bề mặt nước, nhặt con vịt lên, chạy trở về trên nước, và để con vịt dưới chân chủ mình.
Cả sáng hôm đó cứ con chim nào rơi xuống ao khi bị bắn đều được Buck chạy trên nước kiếm về mà thậm chí không ướt gót chân.
Đến quãng trưa Keller gặp một người đánh cá. Khi họ tán gẫu một con vịt bay qua và Keller nhanh chóng làm nó bị thương ở giữa hồ.
Lại lần nữa, Buck chạy trên nước, kiếm con vịt, và đem nó về.
"Tôi vừa mới mua con chó này hôm qua và tôi tốn khá nhiều xìn cho nó," Keller nói.
"Rồi, họ kéo một con nhanh nhất cho ông," người đánh cá nói. "Con chó thậm chí không thể bơi được!"
Trao đổi, giao cảm với cái không biết, với cái vô hình, với điều huyền bí, là một trong những điều vĩ đại nhất của nghệ thuật. Giúp mọi người thấy điều họ chưa bao giờ thấy trước đây mặc dầu nó bao giờ cũng quanh quẩn đâu đây, giúp mọi người nghe thấy điều họ chưa bao giờ nghe trước đây mặc dầu nó bao giờ cũng có đó, giúp mọi người im lặng, có tính thiền, là một trong những nghệ thuật khó khăn nhất bởi vì mọi người đều điên. Họ không biết im lặng là gì. Đánh thức họ ra khỏi giấc ngủ của họ gần như là phép màu.
Một người điếc tới thăm bạn mình và con chó nhà người đó sủa anh ta như điên. Không nghe được gì, anh ta nói với người bạn mình sau khi họ đã bày tỏ điệu bộ chào nhau, "Con chó của anh đêm qua ngủ không ngon."
"Sao anh nói vậy?"
"Nó nhìn tôi và cứ ngáp hoài."
Người điếc không thể nghe được, người đó không thể nghe thấy chó sủa; người đó chỉ có thể thấy cử động, điệu bộ, môi chuyển động, mồm mở ra và khép lại, và người đó sẽ diễn giải tương ứng với hiểu biết riêng của mình. Người đó nói, "Nó nhìn tôi mà cứ ngáp hoài."
Đó là cách chúng ta đã lắng nghe chư phật. Chúng ta đã không lắng nghe chút nào, chúng ta đã nghe lời của họ, chắc chắn. Nếu chúng ta lắng nghe họ thì đã không cần chúng ta đóng đinh Jesus hay đầu độc Socrates hay giết al-Hillaj Mansoor.
Phật nói - điều đầu tiên cần nhớ: Ta sẽ chịu những lời gay gắt như voi chịu giáo ngoài chiến trường. Đó là chiến trường giữa người đã thức tỉnh và đám đông chưa thức tỉnh. Nó thực sự là chiến trường lớn, nó là cuộc chiến, và người chưa thức tỉnh có nhiều còn người đã thức tỉnh chỉ có một. Và tất cả những người chưa thức tỉnh đều cảm thấy bẽ mặt nào đó trong sự hiện diện của người đã thức tỉnh. Họ cảm thấy dường như sự hiện diện của người đó chứng tỏ cho họ rằng họ đã không vươn tới được tầm cao thực của họ, rằng họ đã phí hoài kiếp sống của họ. Thay vì vươn lên tới tầm cao của mình họ muốn loại bỏ sự hiện diện của người đã thức tỉnh để cho họ có thể cảm thấy thoải mái. Bạn bao giờ cũng cảm thấy thoải mái với người giống như bạn; sự hiện diện của họ không làm cho bạn thấy kém cỏi theo bất kì cách nào. Sự hiện diện của Phật làm cho bạn cảm thấy kém cỏi và bạn nhất định trả thù. Nó là trận chiến, và vị phật phải giống như con voi đang chịu giáo đâm trong trận chiến.
Vì nhiều người nói ngông cuồng.... Không chỉ lời của họ sẽ gay gắt, chúng sẽ gần như bừa bãi, điên khùng. Tôi biết điều đó từ kinh nghiệm riêng của mình.
Trong hai mươi năm tôi đã du hành khắp đất nước này. Tôi đã gặp đủ mọi loại người ngông cuồng. Cần mời họ, cần chọn người của tôi từ đám đông, do đó tôi phải đi. Nhưng cách họ hành xử thật là lạ. Tôi không làm hại họ; tôi đơn giản bảo họ thức dậy theo cả nghìn lẻ một cách, nhưng họ ném đá vào tôi, họ quấy rối cuộc gặp mặt của tôi, họ ngăn cản tôi vào thị trấn của họ. Họ ngăn cản tôi xuống tàu hoả vào thị trấn của họ. Họ làm đủ mọi thứ... họ thực sự ngông cuồng chẳng vì lí do gì cả.
Họ vẫn đang làm điều đó, mặc dầu tôi không vào thị trấn của họ; mặc dầu bây giờ tôi chưa bao giờ đi bất kì đâu, họ vẫn cư xử theo cách ngông cuồng. Họ vẫn cứ nói những điều dị thường, nhưng vẫn tin. Và bây giờ không chỉ ở Ấn Độ họ mới nói những lời gay gắt về tôi, gần như trên khắp thế giới đều thế.
Mới hôm qua tôi nhận được một bài báo xuất bản ở London. Họ nói rằng tôi tẩy não mọi người ở đây và khi não của họ được tẩy đi hoàn toàn, thế thì đàn ông được cử đi buôn lậu còn đàn bà được cử đi làm mại dâm. Đó là điều tôi đang làm cho bạn, cho nên phải cảnh giác! Một khi não bạn bị tẩy hoàn toàn thì hai phương án này còn lại. Và người viết bài báo đó, viết nó với tin tưởng lớn lao cứ dường như anh ta biết.
Mới hôm nọ tôi nhận được một tin từ Bombay. Một sannyasin đã bắt gặp vài ảnh chụp trong trường quay. Sannyasin này có thể thấy những bức ảnh ai đó trông giống tôi. Mới thoáng nhìn anh ấy bị choáng; khi anh ấy nhìn kĩ hơn thì anh ấy có thể thấy đấy là ai đó khác, nhưng với sự tương tự nào đó. Bây giờ, họ đã hối lộ người này ở truồng giữa những đàn bà truồng, và họ đã chụp ảnh ông ta, và bây giờ họ sẽ xuất bản chúng trên khắp thế giới. Ý tưởng to tát! Tôi thực sự thích điều đó. Tưởng tượng nào đó.
Nhưng đây là cách họ bao giờ cũng đã làm. Và tôi không nói rằng họ làm điều đó một cách có chủ ý. Không, họ có thể nghĩ rằng họ đang phục vụ nhân loại, họ đang làm mọi người nhận biết về tôi là nguy hiểm. Họ có thể có mọi ý định tốt đằng sau tất cả những điều này; điều đó làm cho sự việc phức tạp hơn. Họ đơn giản là người phục vụ nhân loại.
Phật nói: Vì nhiều người nói ngông cuồng.
Cho nên nếu bạn muốn sống trong thế giới này và được thức tỉnh bạn sẽ phải sẵn sàng chấp nhận lời gay gắt của họ, hành động ngông cuồng của họ một cách kiên nhẫn, im lặng, với hiểu biết sâu sắc rằng họ có thể làm được gì? Bất kì điều gì họ có thể làm được, họ đều đang làm. Đấy không phải là lỗi của họ, họ đơn giản ngủ, và trong giấc ngủ của mình họ đang nói những điều ngớ ngẩn.
Khi ai đó say và bắt đầu nói những điều ngớ ngẩn bạn không để ý mấy tới điều đó. Bạn nói, "Người đó là người say" - nhưng đó là cách mọi người đang vậy.
Voi được thuần dưỡng ra chiến trận.
Vua cưỡi lên voi.
Người được thuần dưỡng là chủ.
Người đó có thể chịu được những lời gay gắt trong an bình.
Voi được thuần dưỡng ra chiến trận.... Với "voi được thuần dưỡng" Phật ngụ ý "người có kỉ luật." Lời 'voi được thuần dưỡng' là không thật chính xác đâu; tốt hơn nên nói "người có kỉ luật." Có khác biệt lớn lao giữa được thuần dưỡng và kỉ luật. Bạn có thể thuần dưỡng qua ép buộc, bó buộc, bạo hành, nhưng bạn không thể lập kỉ luật qua bó buộc được. Kỉ luật tới từ hiểu biết. Bạn có thể giúp mọi người hiểu tâm trí riêng của họ và vận hành của tâm trí của họ, trạng thái ngủ của họ, tính máy móc. Từ hiểu biết đó thay đổi xảy ra, thay đổi triệt để xảy ra: họ trở thành dịu dàng, từ bi, im lặng, an bình, hiểu biết nhiều hơn, sẵn có nhiều hơn, cởi mở nhiều hơn.
Voi được thuần dưỡng ra chiến trận.
Vua cưỡi lên voi.
Người được thuần dưỡng là chủ.
Người đó có thể chịu được những lời gay gắt trong an bình.
Người có kỉ luật cũng trở thành người chủ, cũng trở thành vua. Người đó cưỡi lên kỉ luật riêng của mình, hiểu biết riêng của mình. Người đó sống trong thế giới cùng mọi người hoang sơ, vô văn hoá, vô giáo dục theo nghĩa thực của giáo dục: họ không biết họ là ai. Điều đó nên là bước đầu tiên tới giáo dục đúng. Họ không quen với lãnh thổ riêng của họ. Đây là loại giáo dục gì mà không làm cho họ nhận biết về vương quốc bên trong riêng của họ, điều cứ nhồi vào họ với những thông tin vô nghĩa, vô dụng? - địa lí, lịch sử... bạn sẽ làm gì với Genghis Khan và Tamerlane? Tất cả điều đó phỏng có ích gì?
Nhưng chúng ta cứ nhồi vào mọi người những thông tin không cần thiết. Phỏng có ích gì mà biết Timbuktu ở đâu? Cứ để nó ở chỗ nó ở đi. Cho dù nó không có ở đâu cả, chẳng thành vấn đề gì. Và lịch sử của những kẻ sát nhân được gọi là vua, những kẻ sát nhân được gọi là người chinh phục, Alexander Đại đế hay Napoleon.... Và trong tương lai mọi người sẽ đọc về Adolf Hitler, Benito Mussolini, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, Ayatollah Khomeiniac. Điều đó tất cả tuyệt đối không liên quan.
Giáo dục cơ sở bị thiếu. Điều đầu tiên cần được dạy là thiền, nghệ thuật đi vào trong, bởi vì chỉ từ đó mới nảy sinh ra kỉ luật. Từ 'discipline - kỉ luật' là hay; nó nghĩa là khả năng học. Người có kỉ luật bao giờ cũng sẵn sàng học. Người đó không bao giờ đóng, người đó không bao giờ tuyên bố rằng mình biết mọi điều. Người đó biết điều người đó biết, và người đó cũng biết điều người đó không biết - và điều người đó biết là rất nhỏ, và điều người đó không biết là mênh mông. Người đó không thể ba hoa về tri thức của mình được. Thực ra người đó càng biết nhiều người đó càng trở nên nhận biết về cái chưa được thăm dò, về cái chưa được vẽ bản đồ, về cái không biết; và không chỉ cái không biết mà cả cái không thể biết. Càng ngày người đó càng cảm thấy điều huyền bí của sự tồn tại, càng ngày người đó càng ngạc nhiên hơn. Đó là tri thức đúng, giáo dục đúng, văn hoá đúng.
Thế thì người đó trở thành người chủ, nhà vua; chỉ thế thì người đó mới có thể làm nỗ lực để đạt tới mọi người. Chỉ thế thì người đó mới có thể trao đổi tình yêu của mình, hiểu biết của mình, cái biết của mình, cái thấy của mình.
Tốt hơn con la
hay con ngựa hay của Sindh
hay con voi chiến to lớn
là người đã làm chủ bản thân mình.
Phật không quan tâm tới Thượng đế, Phật quan tâm tới bạn. Tôn giáo của ông ấy hướng theo con người, không hướng theo Thượng đế. Một trong những nhà thơ lớn của Ấn Độ, Chandidas, đã cô đọng toàn thể giáo huấn của Phật vào một câu đơn giản: sabar upar manus satya - chân lí của con người là chân lí cao nhất, không có chân lí nào cao hơn nó - tahar upar nahin; không có gì cao hơn điều đó.
Phật đã cho con người chân giá trị tới mức không ai khác đã từng làm được. Mọi tôn giáo khác đều kết án con người, họ kết án con người để ca ngợi Thượng đế; và "Thượng đế" của họ không là gì ngoài tưởng tượng của họ. Do đó có nhiều thượng đế như có nhiều tôn giáo. Có ít nhất ba trăm tôn giáo trên thế giới, ba nghìn giáo phái của những tôn giáo này, và phải có ba mươi nghìn giáo phái con. Và nhiều thượng đế như các giáo phái này trên thế giới. Mọi giáo phái đều có ý tưởng riêng của họ về thượng đế, và Thượng đế chẳng tồn tại chút nào.
Điều tồn tại là sự tồn tại mang tính thượng đế, sự tồn tại thiêng liêng. Thượng đế không phải là người nhưng như sự hiện diện chắc chắn tồn tại. Nhưng để hiểu sự hiện diện đó, bạn phải hiểu sự hiện diện bên trong riêng của mình trước hết, bởi vì chính từ đó mà bạn có thể cất cánh, chính từ đó mà bạn có thể có thoáng nhìn đầu tiên về tính thượng đế là gì. Nếu bạn không biết tới bản thân mình bạn sẽ không bao giờ biết tới Thượng đế.
Bạn có thể cứ tôn thờ trong đền chùa, trong đền hồi giáo, trong nhà thờ, nhưng Thượng đế của bạn là ấu trĩ. So với giáo huấn của Phật, thượng đế được tôn thờ có vẻ rất ngu xuẩn. Người tôn thờ có vẻ ngu xuẩn, và thượng đế của họ, bởi vì thượng đế được những người tôn thờ ngu xuẩn tạo ra, cũng có vẻ ngu xuẩn. Thượng đế của bạn chẳng là gì ngoài phóng chiếu của bạn; họ không thể nhiều hơn trạng thái tâm trí riêng của bạn. Quan sát mà xem. Các thượng đế khác nhau được những người khác nhau tạo ra. Nếu ngựa có thể nghĩ về tôn giáo, thế thì thượng đế của chúng có thể là siêu ngựa. Nó không thể là người được, đến chừng đó là chắc chắn. Không ngựa nào có thể tin rằng người có chân giá trị nào trong người đó. Con người dường như là con vật man rợ nhất. Nếu ngựa mà tưởng tượng, chúng sẽ tưởng tượng quỉ dưới dạng người. Con người tưởng tượng Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình; do đó người da đen có thượng đế của họ như người da đen. Bạn có thể thấy tóc của thượng đế da đen, họ là người da đen; bạn có thể thấy môi của thượng đế người da đen và chúng dầy. Thượng đế của người Hindu là người Hindu, và thượng đế của người Trung Quốc là người Trung Quốc, lưỡng quyền nổi cao và mũi tất nhiên là của người Trung Quốc.
Mọi nước, mọi giống nòi, mọi tôn giáo đều nghĩ về Thượng đế tương ứng với ý tưởng riêng của họ về con người phải thế nào. Nhưng đấy tất cả đều là phóng chiếu của chúng ta. Phật không quan tâm chút nào tới chúng. Phật muốn bạn trở thành thượng đế. Ông ấy muốn bạn trở thành thiêng liêng. Bạn là thiêng liêng; ông ấy muốn bạn nhận ra sự kiện này. Không có ai cao hơn bạn. Tuyên bố này là cái gì đó siêu phàm, cái gì đó duy nhất. Không ai đã dám nói điều đó trước Phật để kính trọng con người nhiều như vậy.
Cha O'Reilly đã cầm gậy chơi golf lên và đang chơi trên thảm cỏ nhà thờ trong khi xơ McCarthy đứng xem. Cha O'Reilly vung gậy lên, và đánh vào quả bóng.
"Ôi, cứt thật! Trật rồi," ông ấy kêu lên.
"Cha O'Reilly ơi," xơ McCarthy nhắc nhở, "Thượng đế sẽ giận lắm nếu cha dùng từ như thế."
"Vâng, xơ ạ," cha O'Reilly đáp. "Tôi sẽ cố gắng kiểm soát ngôn ngữ của mình." Ông ấy giơ gậy lên thử lần nữa đánh vào quả bóng. "Ôi, cứt thật! Trật rồi," ông ấy kêu lên.
"Cha O'Reilly ơi, tôi chắc chắn Thượng đế sẽ trừng phạt cha nặng đấy nếu cha nói điều đó lần nữa!" xơ nói.
"Vâng, tôi sẽ đặc biệt cố gắng lần sau, xơ McCarthy à," linh mục nói. Ông ấy lại giơ gậy lên và đánh vào quả bóng. "Ồ, cứt thật! Trậtt rồi," ông ấy kêu lên.
Ngay lúc đó một tia sét nhoáng lên từ trên trời và xơ McCarthy biến mất trong ngọn lửa huỷ diệt. Thế rồi một giọng nói ồm ồm cất lên từ trên trời. "Ôi, cứt thật! Trật rồi."
Thượng đế của chúng ta không thể rất khác nhau được; họ đều là thượng đế của chúng ta, họ sẽ phản xạ lại chúng ta. Do đó Phật nói: Gạt bỏ mọi thượng đế đi.
Điều bạn tôn thờ trong đền chùa chẳng là gì ngoài hình ảnh riêng của bạn. Sẽ tốt hơn nếu bạn để cái gương và tôn thờ sự phản xạ của mình trong nó. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều, ít lừa dối hơn.
Nhấn mạnh của Phật là vào con người. Đó là tôn giáo hướng con người duy nhất trên thế giới. Và tất nhiên nó làm biến đổi con người, nó không làm bạn thành mê tín, nó không cho bạn tin tưởng nào. Nó cho bạn chìa khoá để mở các cánh cửa của bản thể riêng của bạn. Và khi bạn biết mình là ai, bạn sẽ biết toàn thể sự tồn tại này là gì và cái đẹp của nó và sự duyên dáng của nó và sự huy hoàng của nó.
Không cưỡi trên lưng chúng
người đó vẫn có thể tới đất nước chưa ai từng đặt chân tới,
mà chỉ theo cách riêng của người đó.
Nhớ lấy, bạn không thể tới được đất nước chưa từng ai đặt chân tới trên lưng của bất kì ai khác. Bạn sẽ phải tới theo cách riêng của bạn. Lời cuối cùng của Phật là: Là ánh sáng lên bản thân mình - bởi vì không có ánh sáng nào khác.
Ông ấy cho bạn tự do toàn bộ, ông ấy muốn bạn tự do với mọi loại tù túng. Ông ấy không muốn bạn là tín đồ, là người bắt chước; ông ấy muốn bạn đích thực là cái ta riêng của bạn.
Voi to lớn Dhanapalaka
là hoang dã khi nó đang động dục, và khi bị trói nó sẽ không ăn,
vẫn nhớ về rừng của voi.
Cho dù đó là con voi huyền thoại, Dhanapalaka được coi là con voi to lớn nhất đã từng có trên trái đất, con voi khôn ngoan nhất. Đó chỉ là câu chuyện hay. Nhưng ngay cả Dhanapalaka với sức mạnh như thế, với khôn ngoan như thế, cũng sẽ thành hoang dã khi nó đang động dục; khi nó bị khuấy động về dục nó không còn trong ý thức của nó nữa, nó trở thành điên.
Dục thực sự là quá trình bên trong gây ngất ngây cho bạn. Nó là hoá chất. Bạn chẳng liên quan gì tới nó. Nó là hoá chất thân thể bạn, nó là sinh lí của bạn, cái tiết ra hoá chất nào đó trong thân thể bạn và thế rồi trong trạng thái dục bạn có thể làm cái gì đó mà vì nó bạn sẽ ăn năn. Về sau bạn sẽ nói, "Tôi không thể nào tin được làm sao điều đó đã xảy ra. Điều đó đã xảy ra bất chấp tôi." Và điều đó không chỉ là dục; nhiều thứ thế đang xảy ra trong bạn qua sinh lí của bạn. Khi bạn giận, đấy không phải là bạn. Lại chất độc nào đó đang được tiết ra trong máu bạn và bạn ở dưới tác động của những chất độc này.
Phật nói: Nếu ông quan sát các quá trình dâm dục, giận dữ, tham lam, ông sẽ có khả năng thấy rằng những điều này được sinh ra không phải từ ông. Bạn chỉ là nhân chứng. Những điều này được sinh ra trong thân thể bạn, trong tâm trí bạn; và thân thể và tâm trí không phải là hai thứ, chúng là một. Bạn là thân tâm. Tâm trí là thân thể bên trong của bạn, và thân thể là tâm trí bên ngoài của bạn. Do đó thân thể ảnh hưởng tới tâm trí và tâm trí ảnh hưởng tới thân thể. Bạn là lực thứ ba.
Lực thứ ba đó được biết tới chỉ qua thiền; không có cách khác để biết nó, bởi vì chính qua thiền mà bạn trở nên không bị đồng nhất với cơ chế thân tâm. Bằng không bạn có thể rất mạnh mẽ, rất thông thái, thậm chí đôi khi trong vài khoảnh khắc rất khôn ngoan, nhưng tất cả những điều đó có thể đi vào trong một giây. Thân thể bạn có thể sở hữu bạn, sinh lí của bạn có thể trở thành mạnh trên bạn tới mức bạn trở thành nô lệ. Bạn mất quyền làm chủ. Bất kì khi nào bạn giận dữ, bất kì khi nào bạn ở trong cơn dục, bạn không còn là người chủ nữa, bạn đơn giản là nô lệ.
Phật không chống lại dục, nhớ lấy. Phật không chống lại giận dữ hay tham lam, ông ấy chống lại sự nô lệ. Bất kì cái gì tạo ra sự nô lệ trong bạn, ông ấy muốn bạn siêu việt lên trên nó. Nhớ khác biệt này. Có những người chống lại dục - họ chống dục bởi vì dục là khoái lạc, họ nói vậy; họ chống dục bởi vì dục làm bạn sướng. Họ chống lại sung sướng. Họ không thể dung thứ bất kì hạnh phúc nào ở bất kì đâu. Họ là những kẻ bạo ác, họ muốn toàn thế giới ở trong khổ; họ tận hưởng khổ. Họ không chỉ muốn người khác khổ, họ làm cho bản thân họ khổ nữa. Khổ là niềm vui của họ. Đó là trạng thái đồi bại, trạng thái bệnh hoạn.
Phật không chống lại dục bởi vì nó cho bạn hoan lạc; ông ấy đơn giản cố gắng làm cho bạn nhận biết về sự kiện đây là những điều làm cho bạn bị trói buộc vào một loại nô lệ bên trong nào đó. Bạn là nô lệ của hoá chất riêng của mình, bạn là nô lệ của sinh lí riêng của mình - và sự nô lệ này phải được siêu việt lên.
Voi to lớn Dhanapalaka là hoang dã khi nó đang động dục, và khi bị trói nó sẽ không ăn, vẫn nhớ về rừng voi. Khi nó bị dưới tác động của dục, nó không thể ăn được; nó chỉ nghĩ về rừng voi, nó nghĩ về voi cái. Toàn thể tâm trí của nó bị choán bởi tưởng tượng - và điều đó là đúng về bạn nữa. Bất kì khi nào bạn ở dưới tác động của bất kì quá trình hoá chất nào bạn không còn là bản thân mình nữa, bạn bị sao lãng khỏi bản thể thực của mình. Bạn không còn được định tâm. Bạn trở thành người lập dị. Điều đó đích xác là nghĩa của từ lập dị: bạn mất trung tâm của mình, bạn đi khỏi trung tâm.
Người ngu nhàn rỗi.
Người đó ăn và người đó lăn vào trong giấc ngủ như lợn thiến trong chuồng heo.
Và người đó phải sống cuộc sống lặp đi lặp lại mãi.
Phật muốn bạn được nhắc nhở rằng bạn sống như người ngu - nhàn rỗi, lười biếng, không làm nỗ lực nào để biến đổi bản thể bạn, không làm nỗ lực nào để siêu việt lên trên sự nô lệ của bạn, không làm nỗ lực nào để trở thành người chủ - nếu bạn muốn như kẻ ngu, chỉ ăn và lăn vào trong giấc ngủ của mình, như lợn thiến trong chuồng heo, bạn sẽ phải sống đi sống lại trong cùng cuộc sống ngu xuẩn. Bạn sẽ phải lặp lại nó. Thực ra bạn đã lặp lại nó nhiều lần rồi, và bạn vẫn chưa hiểu tại sao bạn lặp đi lặp lại nó. Bạn phải học bài học này. Bài học này là tự do. Nếu bạn không học nó bạn sẽ bị gửi lại về cùng trường, về cùng lớp lặp đi lặp lại mãi.
Đó là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của tâm linh Ấn Độ cho thế giới. Ấn Độ đã đóng góp vài điều; đây là một trong những đóng góp có ý nghĩa vĩ đại. Ý tưởng là ở chỗ sự tồn tại là cơ hội cho hiểu biết, cho siêu việt, cho trải qua thay đổi triệt để. Nó là trường học. Cuộc sống là trường học. Nếu bạn học đúng, nếu bạn lập kỉ luật đúng cho bản thân mình bạn sẽ không quay lại nữa, bạn sẽ tồn tại trong vũ trụ. Bạn sẽ không bao giờ trở lại thành cá nhân tách rời; bạn sẽ không bao giờ phải là bản ngã lần nữa. Bạn sẽ sống sự tồn tại vô ngã, như sóng đã tan biến trong đại dương.
Điều đó đã từng là mục đích tối thượng của các nhà huyền môn: biến mất vào trong vũ trụ, không tách rời; tan chảy và hội nhập vào trong vũ trụ. Tách rời đem tới lo âu, tách rời đem tới cái chết, tách rời đem tới khổ sở. Chúng ta khổ bởi vì chúng ta cảm thấy tách rời khỏi Thượng đế hay vũ trụ. Phúc lạc nảy sinh bất kì khi nào bạn cảm thấy là một với vũ trụ; khi bạn ở trong hài hoà với vũ trụ, phúc lạc nảy sinh. Có vui vẻ lớn lao, hân hoan; bạn biến mất, bạn chết đi theo cách này, nhưng bạn được tái sinh. Bạn được tái sinh như đại dương, bạn chết đi như giọt sương.
Nhưng nếu bạn không học bài học này bạn sẽ phải quay lại lần nữa. Chừng nào bạn còn chưa học bạn sẽ phải lặp lại cùng quá trình.
David, một sinh viên đại học, nhận được một cú điện thoại từ anh của mình Blake, trở về nhà.
"Chào, David," Blake nói. "Mèo của em chết rồi."
David sụp xuống. Anh ta bắt đầu khóc không kiềm chế nổi. Rồi cuối cùng anh ta cũng có thể trấn tĩnh lại mình, anh ta trách móc anh mình.
"Đồ khốn kiếp, Blake," anh ta nói với Blake. "Anh biết em yêu con mèo đó thế nào rồi. Anh đã không gọi điện cho em và tiết lộ tin tức, đó là điều thứ nhất - 'Mèo của em chết rồi.' Anh đáng phải thông báo cho em một cách dịu dàng chứ. Anh đáng ra có thể nói, 'Dave ơi, con mèo nhảy ra khỏi cửa sổ hôm nọ và leo lên máng nước mưa rồi leo lên mái và trượt chân và ngã,' và thế rồi anh có thể nói nó chết."
"Anh rất xin lỗi," Blake xin lỗi.
"Thôi được, quên điều đó đi," David nói. "Mẹ thế nào?"
"Thế này, mẹ trèo ra ngoài cửa sổ hôm nọ và bò lên máng nước...."
Học khó thế, chúng ta cứ lặp đi lặp lại cùng sai lầm mãi - có thể theo cách mới, theo kiểu cách mới, theo phong cách mới, nhưng nó vẫn cứ là cùng sai lầm đó. Bạn quan sát cuộc sống của bạn mà xem: bạn đã không phạm nhiều sai lầm đâu, bạn đã phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại thôi. Bạn đi theo vòng tròn. Làm sao bạn học được? Tôi không chống lại việc phạm sai lầm. Cứ phạn nhiều sai lầm như bạn có thể phạm, nhưng ít nhất xin đừng phạm cùng sai lầm hai lần. Thế thì chắc chắn hiểu biết lớn lao sẽ tới với bạn. Người ta học qua sai lầm, cho nên không cái gì sai trong sai lầm đến chừng mực đó. Cái sai là ở việc lặp đi lặp lại. Điều đó nghĩa là bạn không học gì cả.
Cả đời mình bạn đã từng giận dữ. Bạn đã học được gì từ điều đó? Cả đời mình bạn đã từng ghen tị. Bạn đã học được gì từ điều đó? Nếu bạn không học từ những kinh nghiệm này, bạn sẽ phải lặp lại cuộc sống của mình lần nữa. Học từ mọi kinh nghiệm, nhỏ hay lớn.
Bất kì khi nào bạn ghen tị bạn đều trong lửa cháy, trái tim bạn bùng cháy - và bạn biết điều bạn đang làm cho bản thân mình. Bạn biết cái sai của nó, nhưng bạn biết điều đó chỉ bởi vì người khác nói vậy. Đó không phải là hiểu biết riêng của bạn, sáng suốt riêng của bạn. Để điều đó là sáng suốt riêng của bạn đi, để cho lần sau khi tình huống nảy sinh cho ghen tị, bạn có thể cười vào nó, để cho lần sau cùng tình huống nảy sinh bạn không cư xử theo cùng hình mẫu cũ; bạn có thể thoát ra khỏi hình mẫu cũ.
Với tôi đây là tính chất sannyas: bao giờ cũng thoát ra khỏi hình mẫu cũ, bao giờ cũng trở nên mới, bao giờ cũng vẫn còn tươi tắn, trẻ trung, học hỏi. Thế thì cả đời bạn sẽ dạy cho bạn cái gì đó có giá trị mênh mông và bạn sẽ có khả năng chết đi trong im lặng sâu sắc, an bình, vui vẻ. Thế thì không có việc quay lại. Thế thì bạn trở thành một phần của cái toàn thể. Đó là niết bàn, đó là moksha.
Trong các tôn giáo phương Tây không có từ nào có thể dịch cho moksha hay niết bàn. Trong các tôn giáo phương Tây - Ki tô giáo, Hồi giáo là các nhánh của một tôn giáo, Do Thái giáo - có hai từ, địa ngục và cõi trời. Trong các tôn giáo Ấn Độ có ba từ: địa ngục, cõi trời và moksha. Địa ngục không ngụ ý gì khác ngoài khổ; nó là trạng thái tâm lí của khổ, trạng thái của tiêu cực, trạng thái của bóng tối, của đơn độc hoàn toàn. Còn cõi trời là vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khoẻ, ánh sáng. Nhưng có từ thứ ba, moksha. Moksha nghĩa là tự do, tự do khỏi cả cõi trời và địa ngục, tự do khỏi đau đớn và hoan lạc - bởi vì đau trói buộc bạn nhiều cũng như hoan lạc trói buộc bạn. Đau có thể là xiềng xích xấu và hoan lạc có thể là xiềng xích đẹp, được trang trí, có thể làm bằng vàng, nhưng nó xiềng xích bạn. Địa ngục có thể là chỗ nghèo nàn và cõi trời có thể là chỗ rất giầu nhưng nghèo và giầu là hai mặt của cùng một đồng tiền. Người ta phải tự do với cả hai.
Khi bạn tự do với cả hai, bạn tự do với tâm trí, bởi vì tâm trí sống trong nhị nguyên của cõi trời và địa ngục, của tối và sáng, của khổ và sướng, của ngày và đêm, của sống và chết. Khi bạn đã siêu việt lên trên cả hai và đạt tới cái thứ ba ở bên ngoài, cái siêu việt, đó là moksha. Moksha nghĩa là niết bàn; nó là việc dừng lại của bản ngã, và gặp gỡ và hội nhập vào trong vũ trụ. Điều đó đã từng là mục đích của huyền môn phương Đông.
Cũng như khoa học đã đạt tới những đỉnh tối thượng của nó ở phương Tây, tôn giáo đã đạt tới các đỉnh tối thượng của nó ở phương Đông. Bất kì khi nào Đông và Tây gặp gỡ sẽ có gặp gỡ lớn lao của khoa học và tôn giáo. Và điều đó sẽ là một trong những khoảnh khắc vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, bởi vì thế thì con người có thể sống bên ngoài một cuộc sống giầu có và bên trong một cuộc sống tràn đầy. Thế thì không cần nghèo như Ấn Độ đang vậy hay trống rỗng bên trong như Mĩ đang vậy. Người ta có thể giầu có bên ngoài, và người ta có thể giầu có bên trong đồng thời.
Người ngu nhàn rỗi.
Người đó ăn và người đó lăn vào trong giấc ngủ như lợn thiến trong chuồng heo.
Và người đó phải sống cuộc sống lặp đi lặp lại mãi.
Một ông già người Đức ngồi trước đống lửa và trong một khoảnh khắc trầm ngâm nói với con chó của mình, "Mày chỉ là một con chó, nhưng tao ước tao được là mày. Xi mày di ngủ, mày xẽ quay vòng pa lần rồi nằm xuống; xi tao di ngủ, tao pải khoá cửa, và xẽ vặn tồng hồ, và đuổi mèo ra, và tự mình cởi tuần áo, và vợ tao thức dậy và giao chợp, và dồi con nhỏ thức dậy và khóc và tao pải pế nó đi quanh nhà, và dồi tao mới có thể chui vào giường đúng lúc để dậy lần nữa.
"Xi mày dậy, mày xẽ duỗi người mày ra, gãi cổ một chút, và mày dậy. Tao phải nhóm lửa, làm pếp, cãi cọ chút ít với vợ tao, và cho tao ăn sáng. Mày nằm đó cả ngày và có nhiều hoan lạc. Tao pải làm việc cả ngày và gần như thân tâu ngựa. Xi mày chết, mày chết; xi tao chết, tao lại pải đi đâu đó."
Bạn không cần đi đâu đó nếu bạn học; nếu bạn học bài học bạn không cần đi đâu nữa. Bạn biến mất vào trong cái toàn thể, bạn ở mọi nơi và không ở đâu cả. Bạn không còn là một thực thể, bị giới hạn trong các biên giới.
Tâm trí của riêng ta thường vẩn vơ
bất kì chỗ nào hoan lạc hay ham muốn hay thèm khát dẫn nó đi.
Nhưng bây giờ ta đã thuần phục được nó, ta hướng dẫn nó,
như người trông nom hướng dẫn voi hoang.
Đây cũng là cái gì đó mới trong Phật. Người Ki tô giáo tin Jesus là đặc biệt; ông ấy là đứa con duy nhất của Thượng đế. Người Hindus tin Krishna là đặc biệt; ông ấy là hoá thân hoàn hảo của Thượng đế. Người Mô ha mét giáo tin Mohammed là đặc biệt; ông ấy là nhà tiên tri duy nhất của Thượng đế, sứ giả duy nhất. Người Jaina tin Mahavira là đặc biệt; ông ấy là tirthankara cuối cùng, thứ hai mươi tư, nhà tiên tri cuối cùng của Jaina giáo; sẽ không có thêm nhà tiên tri nữa sau Mahavira. Họ là duy nhất, những người này, đặc biệt, không phải là sinh linh bình thường như bạn và tôi.
Phật lại khác. Ông ấy nói, "Ta là sinh linh bình thường." Ông ấy nói, Tâm trí của riêng ta thường vẩn vơ.
Sách phúc âm chưa bao giờ nói điều gì như điều đó, không kinh sách Hindu nào đã từng nói điều gì giống như điều đó về Krishna hay Rama bởi vì điều đó sẽ làm cho họ thành bình thường như bạn. Họ được sinh ra là thượng đế.
Phật đơn giản nói, "Ta là sinh linh cũng hệt như các ông. Ta đã dò dẫm trong bóng tối cũng như các ông thôi. Ta đã làm đủ mọi thứ như các ông đang làm; ta chẳng đặc biệt theo bất kì cách nào. Mọi điều đã xảy ra cho ta đang xảy ra cho các ông và cái gì đó còn hơn thế đã xảy ra cho ta mà có thể xảy ra cho các ông nếu các ông cho phép nó xảy ra. Ta bình thường như các ông vậy; chỉ mỗi một điều đã xảy ra cho ta mà đã tạo ra mọi khác biệt. Ta đã trở nên nhận biết còn các ông vô nhận biết. Các ông đang mang chân lí trong các ông cũng như ta vậy. Ta nhận biết về nó; các ông không nhận biết về nó.
"Nhưng nhớ lấy, dù các ông biết tới chân lí hay các ông không biết, điều đó chả tạo ra khác biệt gì cho chân lí. Chân lí vẫn còn đúng. Biết hay không biết không tạo ra khác biệt gì. Chân lí là chân lí. Nó ở bên ngoài các ông," Phật nói, "nó ở trước ta. Ta đã quay vào trong; ta đã quay một trăm tám mươi độ, có vậy thôi. Chẳng có gì nhiều để mà ba hoa. Các ông cũng có thể làm được điều đó."
Đây lại là điều rất đặc biệt về Phật. Ông ấy chưa bao giờ tuyên bố rằng ông ấy là duy nhất; do đó ông ấy giúp được cho nhân loại nhiều hơn bất kì ai khác. Bởi vì ông ấy nói: ta cũng giống như các ông.... Tâm trí của riêng ta thường vẩn vơ bất kì chỗ nào hoan lạc hay ham muốn hay thèm khát dẫn nó đi.
Ông ấy không phủ nhận rằng đã có thèm khát trong ông ấy từ chính lúc ban đầu. Ông ấy không phủ nhận rằng đã có ham muốn, ông ấy không nói rằng ông ấy được sinh ra thuần khiết. Ông ấy đơn giản nói, "Ta cũng theo đuổi hoan lạc - ta cũng đầy những ham muốn như các ông đang vậy, và ta cũng đầy thèm khát như các ông đang vậy. Cho nên chẳng cái gì sai trong thèm khát, trong ham muốn, trong hoan lạc; nếu cái gì sai đó là trong vô nhận biết của các ông. Nhận biết đi; và thèm khát biến mất, và ham muốn biến mất và tham lam thường xuyên về hoan lạc biến mất."
Khi bạn trở nên nhận biết, bạn thoải mái thế, đầy phúc lạc thế, ai bận tâm tới hoan lạc? Khi bạn có kim cương ai quan tâm tới đá cuội? Khi bạn có cội nguồn không cạn của phúc lạc nội tâm ai còn đi ăn xin những hoan lạc nhỏ bé, hoan lạc xấu xí? - chúng đơn giản biến mất.
Phật nói: Nhưng bây giờ ta đã thuần phục được nó, ta đã đặt kỉ luật cho tâm trí ta, ta đã thiền, ta đã đi vào trong sự vận hành của tâm trí, ta đã nhìn thấy nó thấu suốt. Bây giờ ta đã trở thành người chủ. Thấy nó ta đã trở thành người chủ. Biết nó ta đã trở thành người chủ. Hiểu biết làm bạn thành người chủ. Bây giờ ta hướng dẫn nó, như người trông nom hướng dẫn voi hoang.
Cho nên đừng cảm thấy mặc cảm - đó là thông điệp của Phật - đừng cảm thấy mặc cảm vì tham của bạn, đừng cảm thấy mặc cảm vì giận của bạn, đừng cảm thấy mặc cảm vì thèm khát của bạn. Tất cả những điều bạn cần làm là trở nên nhận biết về tham của bạn, trở nên nhận biết về thèm khát của bạn, trở nên nhận biết về ham muốn của bạn, và nhìn phép màu xảy ra. Cũng như bạn đem ánh sáng vào trong phòng và bóng tối biến mất, đích xác giống điều đó, chính xác giống điều đó, khi bạn mang nhận biết vào, mọi ham muốn, mọi tham, mọi giận, mọi thèm khát đơn giản biến mất cứ dường như nó chưa bao giờ có đó. Đừng cố chạy trốn, đừng cố từ bỏ, bởi vì nếu bạn từ bỏ bạn đơn giản từ bỏ cơ hội này.
Một người trốn khỏi vợ mình, đi lên Himalayas hay vào tu viện.... Có những tu viện không đàn bà nào đã bao giờ được phép vào; có những tu viện nơi một khi bạn vào rồi, bạn không được phép đi ra lần nữa trong cả đời bạn. Bây giờ, đây không phải là biến đổi, đây đơn giản là trốn khỏi cơ hội.
Dick đem Sally lên giường mình. "Em muốn làm gì?" anh ta hỏi.
"Em muốn xem báo hôm nay," cô ấy nói.
"Rồi," Dick nói, "Anh sẽ bảo con chó đi làm điều đó. Nó khôn lắm nó sẽ đem cả tiền trả lại về." Dick đưa cho con chó mười đô la và bảo nó đi mua báo. Trong một giờ con chó vẫn không về, Dick và Sally đi ra kiếm nó. Họ thấy con chó đang làm điều đó với con chó xù Pháp.
"Nó đã bao giờ làm điều này trước đây chưa?" Sally hỏi.
"Không," Dick nói, "đây là lần đầu tiên nó có tiền mà."
Cơ hội.... Bạn có thể trốn khỏi cơ hội, điều đó sẽ không thay đổi bản thể bạn. Bên ngoài bạn sẽ trở thành sư; bên trong bạn sẽ vẫn còn là cùng con người cũ. Bên ngoài bạn sẽ trở thành ni; bên trong bạn sẽ vẫn còn là cùng con người đó. Và câu hỏi thực là về tâm thức bên trong của bạn, không về chu vi bên ngoài của bạn. Tâm trí không xấu nếu nó được dùng như cái máy và bạn là người chủ. Tâm trí là đẹp khi là người hầu. Khi nó trở thành người chủ thế thì nó là xấu. Để tâm thức là người chủ, người hướng dẫn, và để tâm trí như con voi được thuần dưỡng, vào kỉ luật. Làm sao bạn có thể làm được điều đó?
Phật nói:
Thức dậy đi.
Là nhân chứng cho ý nghĩ của ông.
Trong những lời đơn giản này ông ấy đã cho thế giới việc thiền vĩ đại nhất: Vipassana. Nhiều người đã trở nên chứng ngộ qua Vipassana hơn qua bất kì phương pháp nào khác. Có cả nghìn phương pháp nhưng Vipassana dường như là dễ nhất, hoàn hảo nhất, và rất tự nhiên. Nó không đòi hỏi điều phi tự nhiên nào từ bạn.
Đức cha Johnson, nhà thuyết giáo già da đen, đang cảnh báo cho các giáo dân về tội lỗi.
"Tội lỗi," ông ấy nói, "giống như con chó lớn. Có con chó lớn về kiêu căng, và con chó lớn về ghen tị, và con chó lớn về háu ăn, và cuối cùng có con chó lớn về dục. Bây giờ, các con, các con hãy giết những con chó lớn đó trước khi các con lên cõi trời. Điều đó có thể được làm - ta biết - bởi vì ta đã làm điều đó. Ta đã giết con chó lớn về ghen tị, và con chó lớn về kiêu căng, và con chó lớn về háu ăn - và vâng, các đạo hữu, ta đã giết con chó lớn về dục!"
"Thưa anh!" một giọng nói vang lên từ phía sau nhà thờ, "Anh có chắc rằng con chó cuối cùng đã không chết cái chết tự nhiên không?"
Bạn không thể giết chết các con chó này. Hoặc chúng chết cái chết tự nhiên - nhưng điều đó không đem tới biến đổi nào cho bạn - hoặc bạn phải trở thành người chủ. Không cần giết... Phật sẽ không gợi ý bạn giết cái gì cả. Tại sao phải giết cái gì? Nếu bạn giết giận dữ, bạn sẽ không bao giờ từ bi trong cuộc sống của bạn, bởi vì nó là giận đấy, và năng lượng được tham gia vào giận dữ, cái đó trở thành từ bi. Nếu bạn giết dục bạn sẽ đơn giản bất lực, có vậy thôi; bạn sẽ không đạt tới tình yêu. Chính dục được biến đổi tạo ra năng lượng yêu. Năng lượng yêu được chứa trong dục. Khi bạn đem nhận biết vào nó, dục biến mất nhưng năng lượng yêu được thoát ra. Giận dữ biến mất nhưng từ bi được thoát ra. Tham lam biến mất và chia sẻ tới thay chỗ của nó.
Vấn đề không phải là giết; đây là năng lượng. Đừng ngu thế mà đi giết cái gì, bởi vì nếu bạn giết bạn sẽ bỏ lỡ cái gì đó rất bản chất trong cuộc sống của bạn. Biến đổi đi. Tôn giáo phải là giả kim thuật thực, khoa học của biến đổi. Nó không sát hại.
Nhưng những người tôn giáo ngu xuẩn cứ sát hại, phá huỷ. Họ mang tính huỷ diệt, tự huỷ diệt. Do đó cho dù họ vứt bỏ giận của mình họ cũng không trở nên duyên dáng, họ không đạt tới sáng tạo, họ không đóng góp cho thế giới và cái đẹp của nó. Họ là gánh nặng, họ không phải là sự giúp đỡ theo bất kì cách nào. Họ là cản trở cho tiến bộ của nhân loại. Phật sẽ không gợi ý cho bạn giết bất kì cái gì. Ông ấy nói: Thức dậy đi. Là nhân chứng cho ý nghĩ của ông.
Giận là ý nghĩ, dục là ý nghĩ. Quan sát, tỉnh táo, để chúng trôi trên màn ảnh - giận, tham, thèm khát - và bạn vẫn còn tách rời, bình thản, chỉ là nhân chứng. Lúc đầu điều đó rất khó, nhưng chỉ lúc đầu thôi. Nếu bạn bền bỉ thế thì trong vòng ba tới chín tháng bạn sẽ có khả năng làm điều không thể được.
Một hôm điều xảy ra là việc chứng kiến của bạn đã trở nên hoàn hảo tới mức màn vẫn còn ảnh trống rỗng, không cái gì trôi qua - không ý nghĩ, không ham muốn. Ngày đó bạn đã đạt tới trạng thái đầu tiên của samadhi, tỏ ngộ đầu tiên. Và tỏ ngộ đầu tiên là cái bắt đầu; nó lẩy cò nhiều tỏ ngộ trong bạn, chung cuộc nó lên tới đỉnh trong samadhi, trong niết bàn.
Khi tâm trí trở nên chỉ là cái máy thuần khiết... khi bạn muốn dùng nó, bạn dùng nó, khi bạn không muốn dùng nó, nó vẫn còn im lặng.
Voi kéo bản thân nó ra khỏi bùn lầy.
Theo cùng cách đó kéo ông ra khỏi sự lười biếng đi.
Phật lại nhấn mạnh: không ai có thể kéo bạn ra khỏi vũng bùn của bạn, không ai có thể giúp bạn được. Cho nên đừng tin rằng Jesus sẽ tới và mọi thứ sẽ được giải quyết. Jesus đã có trước đây rồi và chẳng cái gì được giải quyết cả. Đừng tin vào cứu rỗi qua ai đó; không vị cứu tinh nào có thể giúp được bạn. Chư phật chỉ chỉ ra con đường. Bạn phải làm mọi điều theo cách riêng của bạn. Không ai có thể làm điều đó cho bạn được. Tôi không thể nhìn hộ bạn được, tôi không thể nghe hộ bạn được; bạn phải làm nó theo cách riêng của bạn.
Có vài điều mà không thể được bất kì ai khác thực hiện cho bạn, nhân danh bạn, và đấy là những điều quí giá nhất mà chỉ bạn mới có thể làm được. Nhận biết là một trong những điều quí giá nhất đó.
Phật nói: Voi kéo bản thân nó ra khỏi bùn lầy. cũng giống điều đó, theo cùng cách đó kéo ông ra khỏi sự lười biếng đi.
Với nhận biết Phật không ngụ ý sự hiện diện của tâm trí. Nhiều người hiểu lầm. Bất kì khi nào Phật dùng từ 'thức tỉnh', 'nhận biết', mọi người đều nghĩ ông ấy đang nói về hiện diện của tâm trí. Hiện diện của tâm trí là hiện diện của tâm trí; nhận biết không liên quan gì tới tâm trí cả. Nhận biết là cái gì đó bên ngoài tâm trí.
Sự hiện diện của tâm trí là rất bình thường. Trong bất kì nguy hiểm nào nó đều tới với bạn. Nếu ai đó định bắn bạn, bạn sẽ có sự hiện diện của tâm trí trong khoảnh khắc đó. Nếu con hổ đột nhiên nhảy ra trước bạn, bạn sẽ có sự hiện diện của tâm trí; bạn sẽ làm cái gì đó mà bạn chưa bao giờ làm trước đây.
Frank và Gene uống rượu trong quán rượu hàng xóm.
"Anh bạn, tớ có cuộc nói chuyện thân mật với Angie đêm qua đấy," Frank nói.
"Có chuyện gì vậy?" Gene hỏi.
"Thế này, tớ về nhà thực muộn, cho nên tớ cởi giầy ra, trèo lên cầu thang, mở cửa phòng ngủ, đi nhón chân, và đóng cửa không gây tiếng động nào. Ngay khi tớ sắp vào giường, vợ tớ thức dậy và nói, 'Mày đấy à, Toto?'"
"Cậu đã làm gì?"
"Một lần trong đời tớ thực sự dùng cái đầu của mình," Frank nói. "Tớ liếm tay cô ấy."
Đây là sự hiện diện của tâm trí. Cô ấy nghĩ anh ấy là con chó, Toto. Nhưng sự hiện diện của tâm trí không phải là nhận biết; điều đó là hiện tượng nhỏ nhoi, một thứ tí xíu. Tâm trí có thể làm điều đó.
Nhận biết là cái gì đó bên ngoài tâm trí. Bạn phải quan sát tâm trí, bạn phải quan sát sự hiện diện của tâm trí cũng nhiều như sự vắng bóng của tâm trí. Bạn phải quan sát cả hai, bạn phải vượt ra ngoài cả hai. Nó tới, chắc chắn nó tới, và khi nó tới, nó lấy đi mọi thứ là khổ sở của bạn, bản ngã của bạn, sự không nhạy cảm của bạn, độc ác của bạn. Nó lấy đi tất cả bùn lầy khỏi bạn... và từ bùn đó nảy sinh hoa sen, hoa sen một nghìn cánh của samadhi trong bạn.
Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post