Read more
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Tất cả những điều này có thực sự có đó
không? Đời tôi dường như vô nghĩa và trống rỗng thế. Tôi cứ nghĩ phải có cái gì
đó thêm nữa. Tôi muốn có cái gì đó thêm nữa.
Prem Barkha, có thêm hơn vô hạn,
nhưng cái muốn của bạn, nó là rào chắn trong việc đạt tới cái thêm hơn đó. Ham
muốn giống như bức tường bao quanh bạn; vô ham muốn trở thành cánh cửa. Đây là
một trong những luật ngược đời nhất nhưng rất nền tảng của cuộc sống: ham muốn
và bạn sẽ lỡ, đừng ham muốn và nó là của bạn.
Jesus nói: Tìm và ông sẽ thấy.
Phật nói: Đừng tìm; bằng không ông sẽ lỡ. Jesus nói: Hỏi và nó sẽ được trao cho
ông. Phật nói: Đừng hỏi; bằng không nó sẽ không bao giờ được trao cho ông đâu.
Jesus nói: Gõ cửa và cửa sẽ được mở ra. Phật nói: Đợi... nhìn... cửa không đóng
chút nào đâu. Nếu ông gõ, chính việc gõ của ông chỉ ra rằng ông đang gõ vào đâu
đó khác - lên tường - bởi vì cửa bao giờ cũng mở.
Jesus chứng ngộ cũng như Phật -
bởi vì không có vấn đề chứng ngộ nhiều hơn hay chứng ngộ ít hơn. Nhưng thế thì
sao có khác biệt này?
Khác biệt tới từ người nghe
Jesus nói. Ông ấy nói cho những người còn chưa được điểm đạo, chưa được điểm đạo
vào các điều huyền bí của cuộc sống. Phật nói cho một loại nhóm người hoàn toàn
khác, những người đã được điểm đạo, những người lão luyện, những người có thể
hiểu được điều ngược đời. Ngược đời nghĩa là điều huyền bí.
Barkha, bạn nói, "Đời tôi
dường như vô nghĩa và trống rỗng thế..."
Nó dường như vô nghĩa và trống
rỗng thế bởi vì bạn thường xuyên khao khát thêm nữa. Vứt việc khao khát đó đi,
và thế thì bạn sẽ trải qua biến đổi triệt để. Trống rỗng biến mất ngay lập tức
khi bạn dừng đòi thêm nữa. Trống rỗng là sản phẩm phụ của việc đòi thêm nữa. Nó
là cái bóng đi theo ham muốn thêm nữa. Để ham muốn biến mất và nhìn lại mà xem:
không còn cái bóng nào nữa.
Đòi thêm nữa chính là điều tâm
trí là gì đấy - thường xuyên đòi thêm nữa. Bạn có bao nhiêu cũng chả khác biệt
gì, nó sẽ cứ đòi thêm nữa. Và bởi vì nó cứ đòi thêm nữa bạn cảm thấy bạn trống
rỗng, bạn thiếu nhiều thế. Thấy ra vấn đề đi: trống rỗng được tạo ra bởi đòi
thêm nữa. Trống rỗng không có đó, nó là hư huyễn, nhưng nó sẽ có vẻ rất thực
khi bạn bị mắc vào mạng của việc ham muốn.
Thấy ham muốn đó là nguyên nhân
của trống rỗng của bạn đi. Quan sát việc ham muốn của bạn, và trong việc quan
sát nó biến mất, và cùng với nó cái trống rỗng biến mất. Thế thì sự hoàn thành
sâu sắc, sâu lắng tới. Bạn cảm thấy tràn đầy, tràn ngập tới mức bạn bắt đầu
trào ra. Bạn có nhiều tới mức bạn bắt đầu chia sẻ, bạn bắt đầu cho - cho vì niềm
vui vô cùng của việc cho, chẳng vì lí do nào khác. Bạn trở thành giống như đám
mây trĩu hạt mưa: nó phải mưa rào xuống đâu đó. Nó sẽ mưa rào xuống ngay cả tảng
đá nơi chẳng cái gì sẽ mọc lên; nó sẽ mưa rào xuống một cách vô điều kiện. Nó sẽ
không hỏi liệu đây có là đúng chỗ để mưa rào xuống hay không. Nó sẽ trĩu nặng với
hạt mưa tới mức nó phải mưa rào xuống để tự làm nhẹ gánh mình.
Khi ham muốn biến mất bạn tràn
đầy phúc lạc, tràn đầy mãn nguyện, tràn đầy sự đầy đủ tới mức bạn bắt đầu chia
sẻ. Nó xảy ra theo cách riêng của nó. Và thế thì có nghĩa trong cuộc sống, thế
thì có ý nghĩa trong cuộc sống. Thế thì có thơ ca, cái đẹp, duyên dáng. Thế thì
có âm nhạc, hài hoà - cuộc sống của bạn trở thành điệu vũ.
Barkha, cái trống rỗng và cái
vô nghĩa này là việc làm của bạn đấy, cho nên bạn có thể hoàn tác nó được.
Bạn nói, "Tôi cứ nghĩ phải
có cái gì đó thêm nữa."
Đó là điều đang tạo ra rắc rối.
Và tôi không nói không có gì đó thêm, có chứ - còn nhiều hơn là bạn có thể hình
dung đấy. Tôi đã thấy điều đó! Tôi đã nghe thấy điều đó! Tôi đã kinh nghiệm điều
đó! Có thêm hơn vô hạn! Nhưng bạn sẽ không bao giờ đi vào tiếp xúc với nó nếu
việc ham muốn tiếp tục. Ham muốn là bức tường, vô ham muốn là cây cầu. Đây là
chính tinh hoa của giáo huấn của Phật. Đây là thông điệp cơ sở của ông ấy cho
thế giới. Phúc lạc là trạng thái của vô ham muốn, khổ là trạng thái của ham muốn.
Bạn nói, "Tôi muốn có cái
gì đó thêm nữa."
Bạn càng muốn thêm nữa bạn sẽ
càng bỏ lỡ nữa. Bạn có thể chọn. Nếu bạn muốn vẫn còn khổ, cứ muốn nữa, nữa và
nữa, và bạn sẽ bỏ lỡ ngày một nhiều hơn. Đây là chọn lựa của bạn, nhớ lấy, đây
là trách nhiệm của bạn. Không ai ép buộc bạn cả. Nếu bạn thực sự muốn thấy cái
đang đó, đừng khao khát về tương lai, về thêm nữa. Chỉ thấy cái đang đó.
Một hôm khác Phật đã nói: Thấy
cái đang đó và thấy cái không đó. Đó là thiền, và thiền đưa bạn vượt ra ngoài
tâm trí. Tâm trí thường xuyên đòi hỏi, ham muốn, yêu cầu và tạo ra thất vọng bởi
vì nó sống trong mong đợi. Toàn thế giới đang khổ sở qua cái vô nghĩa, và lí do
là ở chỗ lần đầu tiên con người đang đòi hỏi nhiều hơn con người đã từng đòi hỏi.
Lần đầu tiên con người ham muốn nhiều hơn con người đã từng ham muốn. Khoa học
đã cho con người nhiều hi vọng thế, nhiều hỗ trợ thế để ham muốn thêm nữa.
Lúc bắt đầu của thế kỉ này đã
có lạc quan lớn trên khắp thế giới bởi vì khoa học đã mở ra những cánh cửa mới
và mọi người đều nghĩ, "Thời đại vàng đã tới, nó chỉ ngay góc này thôi.
Chúng ta đã đạt tới nó. Trong chính cuộc đời mình chúng ta sẽ thấy nó - rằng
thiên đường đó đã giáng xuống thế gian này." Một cách tự nhiên mọi người đều
bắt đầu ham muốn thêm nữa và nữa và nữa. Thiên đường đã không giáng xuống thế
gian. Thay vì thế, thế gian đã trở thành địa ngục.
Khoa học đã thả ra việc ham muốn
của bạn, nó hỗ trợ cho ham muốn của bạn. Nó hỗ trợ cho hi vọng của bạn rằng những
ham muốn đó có thể được hoàn thành. Và kết quả là ở chỗ toàn thế giới đang sống
trong khổ sở sâu sắc. Khổ chưa bao giờ như vậy trước đây. Điều đó rất kì lạ, bởi
vì lần đầu tiên con người có nhiều của cải hơn bao giờ. Lần đầu tiên con người
có nhiều an toàn hơn, nhiều an ninh hơn, nhiều công nghệ khoa học hơn, nhiều
thoải mái hơn trước đây. Nhưng nhiều vô nghĩa hơn cũng có đó. Con người chưa
bao giờ trong thất vọng thế, trong nỗ lực tuyệt vọng để có được nhiều hơn.
Khoa học cho bạn việc ham muốn;
tôn giáo cho bạn cái nhìn sáng suốt vào việc ham muốn. Sáng suốt đó giúp bạn vứt
bỏ ham muốn. Và thế rồi bỗng nhiên cái gì đó đã bị giấu kín mãi cho tới giờ trở
nên không bị che giấu nữa, trở nên biểu lộ. Cái gì đó trào lên từ bên trong bản
thể bạn, và mọi thứ mà bạn đã từng ham muốn đều được đáp ứng... và còn hơn nữa.
Nhiều thứ nữa là sẵn có hơn điều bạn có thể tưởng tượng, hơn bất kì ai đã từng
tưởng tượng. Phúc lạc không thể hình dung được giáng xuống bạn. Nhưng chuẩn bị
nền đất đi. Chuẩn bị đất đúng đi. Vô ham muốn là cái tên của mảnh đất đúng này.
Tôi đã cho bạn cái tên Prem
Barkha. Nó nghĩa là "mưa rào tình yêu." Vâng, đích xác điều đó có thể
xảy ra. Tình yêu có thể mưa rào, phúc lạc có thể mưa rào, Thượng đế có thể mưa
rào lên bạn. Ở trong tâm trạng cảm nhận đi. Bạn đang hùng hổ, bạn muốn thêm nữa
- đó là hùng hổ, hùng hổ tinh vi. Cảm nhận, cởi mở, sẵn có, và thế thì bạn được
quyền có mọi phép màu có thể có.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi cảm thấy như tôi đang được tách rời khỏi
dục. Bây giờ cái tiếp theo là gì?
Sant, điều đó chỉ là cảm giác
thôi. Nó xảy ra cho hầu hết mọi người ở đây. Và lí do đơn giản không phải là bạn
đã trở nên được tách rời, nhưng bạn đã trở nên sợ hãi.
Cho nên nhiều người viết thư
cho tôi, "Sao trong công xã của thầy đàn ông sợ chúng tôi thế?"
Đàn ông bao giờ cũng sợ rồi. Điều
này chẳng gì mới cả. Nhưng một đàn ông sống cùng một đàn bà; anh ta sợ nhưng bằng
cách nào đó có khả năng xoay xở. Bây giờ ở đây anh ta thấy toàn đàn bà và đàn
bà và đàn bà. Anh ta trở nên thực sự sợ. Có lí do sinh học cho nỗi sợ.
Đàn bà có khả năng đa cực
thích, đàn ông không có. Về mặt dục đàn ông rất nghèo nàn nếu so với đàn bà.
Không đàn ông nào có khả năng thoả mãn cho bất kì đàn bà nào. Nếu đàn bà được
phép tự do cô ấy sẽ làm cho bất kì ai cũng phải sợ, bởi vì cô ấy sẽ làm cho bạn
cảm thấy rất kém cỏi. Cô ấy có khả năng đa cực thích: trong vài giây cô ấy có
nhiều cực thích còn bạn chỉ có một cực thích thôi. Và với một cực thích bạn bị
kết thúc! Cô ấy thậm chí chưa bắt đầu còn bạn bị kết thúc - điều đó rất gây
lúng túng. Bởi vì nỗi sợ này, đàn ông đã kìm nén đàn bà trên khắp thế giới.
Không phải là đàn ông mạnh hơn, đó là lí do tại sao đàn ông đã kìm nén đàn bà.
Không, đó là từ sợ hãi.
Đàn ông đã phá huỷ năng lực cực
thích của đàn bà. Trong hàng thế kỉ đàn ông đã bảo đàn bà rằng cực thích là có
thể chỉ cho đàn ông, không cho đàn bà. Đàn ông đã dạy đàn bà tuyệt đối không sống
động trong quan hệ dục. Đàn ông đã bảo đàn bà, đã ước định họ, thôi miên họ
trong hàng thế kỉ rằng để nhiều tính đàn bà hơn, uỷ mị như đàn bà, thì cứ im lặng,
bất động. Làm mọi chuyển động là đàn ông, làm mọi chủ động. Do đó đàn ông làm
tình, không phải đàn bà. Đàn bà chỉ ở đó, đối tác im lặng. Và lí do là nỗi sợ lớn
bởi vì, nếu cô ấy trở thành đối tác tích cực, cô ấy sẽ thu đàn ông thành gần
như không là gì cả. Nếu cô ấy trở nên tích cực đàn ông rất sợ. Làm sao anh ta sẽ
thoả mãn cho cô ấy được? Tất cả nam tính của anh ta sẽ lâm nguy. Anh ta sẽ
không còn có khả năng ba hoa rằng anh ta là đàn ông, cái gì đó cao hơn, siêu
hơn. Về mặt dục anh ta không cao hơn; về mặt dục anh ta rất thấp kém. Về cơ bắp
anh ta có thể mạnh hơn đàn bà, nhưng về mặt dục anh ta không mạnh hơn.
Có những nước ở châu Phi họ làm
tiểu phẫu thuật cho bé gái nhỏ. Âm vật bị cắt khi chúng còn rất nhỏ - một phẫu
thuật rất đau đớn - chỉ để chắc rằng họ không có ý tưởng nào về cực thích. Ở
Sudan bạn sẽ không tìm thấy một đàn bà nào biết gì về cực thích bởi vì chính cơ
chế cho cực thích đã bị làm hỏng; âm đạo của họ giống như vết thương hơn là cơ
quan lành mạnh. Sợ làm sao! - cắt âm vật. Thế thì họ bao giờ cũng thấp kém. Ở Ấn
Độ tôi đã hỏi nhiều đàn bà, "Bạn có bao giờ đạt tới cực thích không?"
và họ nói, "Nó là cái gì?" Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người đàn bà Ấn
Độ biết cực thích là gì, bởi vì đó là chính tính không Ấn Độ, với người đàn bà Ấn
Độ, cảm thấy cực thích, hân hoan trong làm tình.
Tôi nghe nói rằng một người đàn
ông đã làm tình với một người đàn bà trên bãi biển. Và thế rồi cảnh sát tới và
nói, "Ông có điên hay cái gì không? Cô ấy chết! Ông đang làm gì?"
Ông ta nói, "Trời đất! Tôi
cứ tưởng cô ấy là người Ấn Độ!"
Đàn bà Ấn Độ chỉ phải ở đó,
không làm gì cả. Cô ấy phải không biểu lộ dấu hiệu vui thích nào. Nếu đàn bà thực
sự trở nên cực thích cô ấy sẽ đánh thức toàn thể hàng xóm! Cô ấy sẽ la hét và
ca hát và nhảy và múa. Cô ấy sẽ làm Thiền Động! Và toàn thể hàng xóm sẽ biết điều
gì đang xảy ra.
Sợ đàn bà, đàn ông đã kìm nén họ
theo cách tinh vi - và đôi khi cũng không tinh vi gì mấy, kiểu như người Sudan.
Ở châu Phi nhiều nước Mô ha mét giáo làm điều đó - mổ cắt, giải phẫu âm vật.
Không chỉ điều đó, họ khâu âm đạo của đàn bà nhiều tới mức làm tình với đàn bà
trở thành gần như không thể được. Và việc sinh con đau đớn tới mức đàn bà đã
làm tình với đàn ông, cô ấy quyết định không bao giờ làm lại điều đó nữa, nó
đau đớn thế! Một khi cô ấy đã sinh con cô ấy quyết định không bao giờ mang thai
nữa; toàn thể kinh nghiệm này là ác mộng. Và điều này đã được đàn ông làm, và
các tu sĩ đứng đằng sau nó.
Sant, trong đạo tràng của tôi
đó là hiện tượng hoàn toàn khác. Những điều kiêng kị cũ hàng thế kỉ bị phá vỡ,
những ức chế cũ hàng thế kỉ bị ném đi theo gió. Tôi tất cả vì tự do, đặc biệt tự
do dục, bởi vì tất cả những tự do khác đều được bắt rễ trong điều đó. Nếu đàn
ông hay đàn bà không cực thích, anh ấy không sống động, cô ấy không sống động -
họ chết. Họ thở, họ ăn, họ bước, nhưng đó không phải là cuộc sống. Họ chỉ sống
dật dờ.
Một nhà khoa học làm một thực
nghiệm lên một loài cá nào đó. Trong loài cá đó con cái, bất kì khi nào bị con
cá đực tiến tới, bắt đầu bơi ra xa theo cách rất điệu, quyến rũ, duyên dáng, mời
chào, nhưng bắt đầu lẩn trốn - không trốn thực nhưng giả vờ rằng nó đang trốn.
Điều đó kích động con đực; nó bắt đầu đuổi theo con cái. Nó càng đuổi theo con
cái, nó càng trở nên kích động, đam mê của nó nổi lên. Thế rồi, tất nhiên theo
cách rất ngoại giao, con cá cái cho phép con đực làm tình.
Một nhà khoa học, Lorenz, đã huấn
luyện con cá cái làm điều đối lập lại: rằng bất kì khi nào nó bắt gặp con cá đực,
tiến tới, lấy bước chủ động, lao vào con cá đực. Và Lorenz ngạc nhiên: bất kì
khi nào điều này được làm, con cá đực sợ lắm; con cá đực không thể nào tin được
vào mắt mình, điều đang xảy ra! Và con cá đực không thể nào làm tình được - sự
bất lực bất ngờ! Cơ chế này làm việc theo cách nào đó: con cái phải dụ dỗ nhưng
không sẵn có - không tuyệt đối không sẵn có bởi vì điều đó sẽ phá huỷ toàn thể
trò chơi, chỉ giả vờ không sẵn có thôi. Điều đó kích động năng lượng đực. Điều
đó làm cho con đực ngày một quan tâm hơn, ám ảnh hơn. Nó hoạt động ở mức tối
đa, và khi nó hoạt động ở mức tối đa nó làm tình dễ dàng - bởi vì tâm trí con đực,
dù trong con người hay trong chuột, đều như nhau. Tâm trí con đực muốn chinh phục.
Và, Sant này, bạn đang ở trong
cùng tình huống như con cá đực đấy. Bây giờ cá cái đang nhảy lên bạn, làm cho bạn
sợ, và bạn đang cố gắng che giấu sự kiện này trong thuật ngữ tôn giáo hay ho:
tách rời. Nó chẳng là gì cả! Nếu bạn cảm thấy nó là tách rời, cứ đi lên
Himalayas trong một tháng mà xem - ngồi trong hang động, và bạn sẽ chỉ nghĩ về
đàn bà và đàn bà!
Tôi cũng giống như Lorenz khác
đấy. Công xã này là cái ao, và tôi đang huấn luyện cá cái ôm lấy mọi cá đực!
Khi người ta thực sự được tách
rời - từ hiểu biết, từ thiền - thế thì không có tách rời nữa; điều đó phải được
hiểu. Khi người ta thực sự được tách rời người ta không bị gắn cũng không bị
tách. Toàn thể vấn đề trở nên không liên quan cứ dường như không có vấn đề gì nữa
về hấp dẫn, về không hấp dẫn. Toàn thể vấn đề bị bỏ đi. Bạn đơn giản là bản
thân mình. Bạn không nghĩ về đàn bà, đàn bà không nghĩ về đàn ông. Nghĩ,
"Mình bị gắn bó" - hay "được tách rời" - đều có nghĩa bạn vẫn
nghĩ về đàn bà.
Tách rời thực - cái tới từ hiểu
biết - không có tham chiếu tới người khác. Bạn đơn giản là bản thân mình, hoàn
toàn vui vẻ, sung sướng, phúc lạc tới mức bạn không cần người khác. Người khác
đã bị quên đi hoàn toàn, người khác không tồn tại thêm nữa. Đàn bà sẽ đi qua và
bạn sẽ không nghĩ liệu cô ấy là đàn ông hay đàn bà. Đó là siêu việt lên trên
sinh học của bạn, và đó là một trong những điều vĩ đại nhất trong cuộc sống -
siêu việt lên trên sinh học của bạn - bởi vì chỉ thế thì, lần đầu tiên, bạn trở
thành cái gì đó cao hơn các con vật. Bằng không sẽ không có mấy khác biệt, có
thể có khác biệt nào đó về lượng nhưng không khác về chất. Chừng nào bạn còn
chưa siêu việt lên trên sinh học bạn vẫn còn là một phần của vương quốc con vật,
một loài vật khác, có vậy thôi.
Sant, bây giờ quan sát việc
tách rời của bạn, liệu nó là sợ hãi hay hiểu biết. Bạn có hiểu cái ngu xuẩn của
toàn thể trò chơi này không? Nếu bạn đã hiểu, thế thì bạn sẽ không hỏi,
"Bây giờ cái tiếp theo là gì?" Chẳng có gì tiếp theo cả. Bạn đã siêu
việt lên trên sinh học và bạn sẽ thực sự nghỉ ngơi với bản thân mình. Bạn sẽ trở
thành cực thích mà không có sự giúp đỡ của người khác. Và cực thích sẽ trở
thành tự nhiên thế, tự phát thế, nó sẽ không có tham chiếu tới dục chút nào.
Vị Phật là cực thích hai mươi bốn
giờ một ngày bởi vì ông ấy đang hân hoan từng khoảnh khắc trong tính toàn bộ của
nó; không có gì hơn nữa. Nếu bạn đã siêu việt lên trên sinh học, nếu dục đã biến
mất - qua hiểu biết, nhớ lấy, không qua loại kìm nén hay sợ hãi nào đó - thế
thì bạn đã đi vào trong Thượng đế, bạn đã trở thành thiêng liêng.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Bất kì cái gì tôi làm, tôi đều cố gắng quá
vất vả. Xin thầy nói cho chúng tôi về "chính tinh tiến" của Phật.
Anand Nagaro, Phật Gautama đã dạy
chỉ một điều thôi, và đó là trung đạo. Đừng bao giờ đi tới cực đoan. Tất cả mọi
cực đoan đều như nhau. Ở đích xác chỗ giữa và bạn sẽ được tự do, bạn sẽ được giải
thoát.
Có những người bị ám ảnh với dục;
đó là một cực đoan. Thế rồi có những người trốn khỏi đàn bà, và nếu họ là đàn
bà, họ trốn khỏi đàn ông; họ trốn vào tu viện, vào hang động. Họ cũng bị ám ảnh
- tất nhiên, theo hướng đối lập. Đó là cực đoan khác. Có những người tham, tham
quá nhiều; cả đời họ chẳng là gì ngoài tham. Và thế rồi có những người từ bỏ,
người trở nên sợ việc chạm vào bất kì cái gì.
Có các sư Jaina; vào thời Phật
họ rất có ảnh hưởng. Toàn thể đấu tranh của Phật là với sư Jaina, bởi vì họ là
những người cực đoan. Họ vẫn còn trần truồng bởi vì nếu bạn mặc quần áo, bạn có
thể bị gắn bó với quần áo. Họ sẽ không mang theo mình cái gì cả, thậm chí không
dao cạo râu; khi tóc họ quá dài, họ sẽ dứt tóc ra. Họ sẽ không đi giầy, họ sẽ
đi chân trần, bởi vì giầy là xa xỉ phẩm. Trần truồng, không vật sở hữu nào, họ
gây ấn tượng rất lớn tới mọi người.
Những người cực đoan bao giờ
cũng rất ấn tượng. Bạn tham, bạn theo đuổi tiền, theo đuổi quyền, danh; họ đã từ
bỏ tất cả. Chắc chắn, kính trọng lớn với họ nảy sinh trong tim bạn bởi vì bạn
biết bạn không thể làm được điều này; trời quá lạnh không thể ở trần được. Và sống
mà không có tiền.... Sư Jaina không thể chạm được vào tiền; ông ấy không được
phép chạm vào nó, ông ấy thậm chí không được phép nhìn vào tiền. Làm sao bạn có
thể sống mà không có tiền? Kính trọng lớn lao nảy sinh trong bạn. Bạn sống ở cực
đoan này và bạn kính trọng cực đoan kia. Sớm hay muộn, khi bạn trở nên chán với
cực đoan của mình, bạn sẽ bắt đầu đi sang cực đoan kia. Nhưng không thay đổi cơ
sở nào xảy ra cả. Người sợ chạm tiền vẫn ở trong trạng thái dốt nát, vô nhận biết.
Phật nói: Dừng ở giữa. Không cần
mê đắm, không cần từ bỏ. Cứ ở chỗ giữa, đích xác ở giữa. Ông ấy có luận cứ lớn ở
đó: nếu bạn vẫn còn ở giữa, đó là điểm từ đó siêu việt xảy ra.
Điều đó giống như con lắc đồng
hồ. Nó đi từ phải sang trái, từ trái sang phải. Cố hiểu con lắc và quá trình của
nó bởi vì nó rất tương tự với quá trình tâm trí bạn. Khi con lắc đi sang phải,
về mặt thấy được, nó đang đi sang phải, nhưng về mặt không thấy được nó đang
thu lấy đà để đi sang trái. Khi nó đi sang trái nó đang thu lấy đà để đi sang
phải.
Khi bạn mê đắm, bạn thu lấy đà
cho từ bỏ thế giới, còn khi bạn từ bỏ, bạn sẽ thu lấy đà để mê đắm lần nữa. Và
điều này có thể cứ cùng diễn ra trong nhiều kiếp. Nhưng giữ con lắc ở giữa và đồng
hồ dừng lại.
Đó là điều Phật nói: giữ con lắc
ở giữa và tâm trí dừng lại. Tâm trí là chiếc đồng hồ bởi vì tâm trí là thời
gian, tâm trí là ham muốn. Nó đem tới quá khứ và tương lai - nó là thời gian.
Giữ nó ở giữa đi. Đừng sống trong quá khứ và đừng sống trong tương lai. Ở trong
hiện tại, đó là chỗ giữa. Đừng mê đắm và đừng từ bỏ; ở chính giữa. Hoàn thành
những điều cần thiết của cuộc sống. Đừng bị ám ảnh bởi sở hữu mọi thứ và đừng bị
ám ảnh bởi việc từ bỏ chúng. Cả hai đều là ám ảnh và cả hai đều là trạng thái bệnh
hoạn. Tránh cả hai, ở giữa. Ở giữa là cân bằng.
Bạn hỏi tôi, Nagaro, "Bất
kì cái gì tôi làm, tôi đều cố gắng quá vất vả. Xin thầy nói cho chúng tôi về
"chính tinh tiến" của Phật."
Chính tinh tiến nghĩa là không
cố gắng quá vất vả. Chính tinh tiến cũng nghĩa là không dừng cố gắng hoàn toàn.
Nó nghĩa là, cố gắng theo cách thảnh thơi, không quá vất vả không quá an nhàn,
chỉ theo cách thảnh thơi, theo cách rất chơi đùa. Khi bạn cố gắng quá vất vả bạn
trở nên căng thẳng; khi bạn không cố gắng chút nào bạn trở nên lười nhác. Khi bạn
cố gắng vui đùa bạn không lười nhác không căng thẳng. Cuộc sống của bạn có cái
đẹp, duyên dáng, cân bằng, hài hoà. Ở giữa, điều đó đích xác là nghĩa của chính
tinh tiến.
Bất kì khi nào Phật dùng từ
'chính', nhớ lấy, ông ấy ngụ ý cân bằng. 'Chính' là việc dịch của từ mang nghĩa
cân bằng, bởi vì cực đoan là sai, cả hai cực đoan đều sai. Từ của Phật là
samyak; sam nghĩa là cân bằng, thăng bằng. Ông ấy dùng từ đó nhiều hơn bất kì
các từ nào khác; ông ấy dùng nó thay cho mọi thứ. Nếu bạn đang nỗ lực làm bất
kì cái gì, cứ để nó là samyak, cân bằng, đích xác ở giữa.
Nếu bạn thiền, Phật nói, để nó
là samyak - chính thiền. Đừng làm ồn ào quá mức về nó, đừng làm ra căng thẳng từ
nó. Đừng tạo ra đau khổ. Đừng trở nên điên. Đừng hung hăng. Và ông ấy cũng nói
rằng điều đó không có nghĩa là quên đi tất cả về nó và cứ sống theo cách bạn
đang sống. Không, cứ nỗ lực thiền đi, nhưng theo cách vui vẻ, cách duyên dáng,
bao giờ cũng ở giữa. Cứ hoà nhã, cứ hào hoa phong nhã. Phật là người phong nhã
hoàn hảo; nhấn mạnh là về hoà nhã. Ông ấy là người hiếm hoi theo cách đó.
Mahavira dường như là người cực
đoan - người chứng ngộ khác đương đại với Phật, nhà tiên tri cuối cùng của người
Jainas. Ông ấy dường như là người rất cực đoan. Người ta nói rằng trong mười
hai năm ông ấy đã im lặng, không nói một lời. Bây giờ, điều này đi quá xa. Đừng
nói quá nhiều...
Tôi đã nghe một câu chuyện về
Morarji Desai:
Bất kì khi nào ông ấy nói, vợ
ông ấy sẽ gửi cho ông ấy một ghi chú. Mọi người quanh ông ấy trở nên tò mò,
cũng là tự nhiên, "Ghi chú gì thế nhỉ?" Bao giờ điều đó cũng xảy ra,
không tránh khỏi.... Và trên tờ ghi chú họ thấy chỉ mỗi một từ: Hôn.
Họ bảo Morarji Desai, "Điều
này là hiếm hoi vào cái thời không chung thuỷ này; vợ ông vẫn yêu ông nhiều thế.
Ông tám mươi tư rồi, bà ấy phải bẩy nhăm hay hơn. Vậy mà vẫn lãng mạn tới mức bất
kì khi nào ông đứng nói bà ấy đều gửi cho ông một ghi chú luôn đón chào ông bằng
nụ hôn."
Morarji trông có vẻ giận - vì ông
ấy bao giờ cũng trông vậy, điều đó chẳng là gì mới! Khi ông ấy mỉm cười, điều
đó là hiếm hoi. Ngay cả trong nụ cười của ông ấy cũng không có nụ cười; dầu vậy
ông ấy trông cứ có vẻ như ông ấy giận. Nụ cười dường như được tô vẽ. Nhưng ông ấy
thực sự giận. Ông ấy nói, "Các ông không biết bà ấy ngụ ý gì đâu. Đấy là dạng
vắn tắt; nó nghĩa là, 'Nói ngắn thôi, đồ ngu.' Đó là nghĩa của 'hôn'."
Nếu bạn giữ nói ngắn, điều đó
là được, nhưng không cần trở thành câm trong mười hai năm. Cứ thấu cảm, chỉ
dùng lời cần thiết. Đừng cứ huyên thuyên hai mươi bốn giờ một ngày, hoặc với
người khác hoặc với chính bản thân bạn. Mọi người thường xuyên huyên thuyên, hết
ngày nọ tới ngày kia. Ban ngày họ huyên thuyên, ban đêm họ huyên thuyên.
Vợ Mulla Nasruddin tới bác sĩ
điều trị và nói rằng "Chồng tôi nói trong giấc ngủ. Cái gì đó phải được
làm. Tôi rất bị rối loạn về điều đó."
Bác sĩ điều trị nói, "Tôi
có thể hiểu được. Cho uống thuốc này và trong vòng một hay hai tuần anh ấy sẽ dừng
nói trong giấc ngủ."
Cô vợ nói, "Ông hiểu lầm
tôi rồi. Tôi không muốn anh ấy dừng nói, tôi muốn anh ấy nói rõ ràng để cho tôi
có thể nghe được điều anh ấy nói."
Mọi người nói trong giấc ngủ của
họ, mọi người nói trong khi họ thức. Mọi người thường xuyên nói; cần, không cần,
họ cứ nói hoài. Nói dường như là một cách trốn thoát khỏi bản thân họ. Cho nên
Phật nói im lặng trong vài giờ là tốt, nhưng không cần im lặng mãi mãi.
Người ta nói rằng Mahavira thỉnh
thoảng mới ăn. Mười ngày ông ấy sẽ nhịn ăn - hay hai mươi ngày hay ba mươi ngày
- và thế rồi một ngày ông ấy sẽ ăn. Trong mười hai năm đó ông ấy chỉ ăn ba trăm
sáu mươi nhăm lần; điều đó có nghĩa là chỉ một năm. Trong mười hai năm, nếu đó
là tỉ lệ, thì chỉ một ngày ăn trong mỗi mười hai ngày.
Phật nói điều đó là không cần
thiết, đó là hành hạ, đó là làm nỗ lực cực đoan mà chẳng có lí do gì. Điều hoàn
toàn tốt là bạn chỉ ăn đủ mức theo nhu cầu; mọi người đang ăn quá nhiều, mọi
người đang tống vào bản thân mình bằng thức ăn. Điều đó lại là cách khác giữ
cho bạn xa khỏi bản thân mình, giữ cho bản thân bạn dính líu vào.
Mọi người cảm thấy trống rỗng
thế - như Prem Barkha - mọi người cảm thấy trống rỗng. Và có ham muốn vô ý thức
để lấp đầy trống rỗng này - qua thức ăn, qua hút thuốc, qua uống rượu, qua cái
gì đó; qua nói, qua ti vi, qua radio. Vẫn còn bận bịu để cho bạn cảm thấy đầy.
Mới hôm nọ tôi đọc thấy rằng ở
Mĩ bây giờ họ đã phát minh ra một loại tủ lạnh mới. Bạn mở cửa và tủ lạnh lập tức
nói, "Xin lỗi, tốt với bản thân bạn đi. Xin đóng cửa lại." Mọi người
thường xuyên đi tới tủ lạnh; điều đó dường như là luyện tập duy nhất của họ. Cả
trong đêm khi họ chẳng có gì làm hay họ không cảm thấy buồn ngủ họ đều đi tới tủ
lạnh.
Có những người, và số này là lớn...
trong mười người, một người có khả năng vừa ngủ vừa đi. Họ đi trong giấc ngủ của
họ và hướng bao giờ cũng là tới tủ lạnh. Ngay cả trong giấc ngủ họ cũng biết tủ
lạnh ở đâu! Họ không loạng choạng ở đâu cả, họ đi thẳng tới như mũi tên. Bây giờ
đây là một cực đoan, và không ăn trong mười một hay mười hai ngày rồi chỉ ăn
trong một ngày, đó là cực đoan khác.
Phật nói "thức ăn
đúng." Ở chỗ giữa đi. Ăn đủ cho sức khoẻ bạn, cho mạnh khoẻ của bạn, đừng
ăn quá nhiều. Và điều đó diễn ra cho mọi thứ trong cuộc sống của bạn.
Một quí bà vào hiệu giầy để mua
đôi giầy. Người bán hàng đem tới cho bà ấy một đôi để bà ấy thử. "A,"
bà ấy nói, "Tôi không thích đôi giầy này. Chúng rộng quá. Tôi không muốn
chúng quá rộng, tôi không muốn chúng quá hẹp. Tôi chỉ muốn chúng ở giữa."
Thế là người bán hàng đi lấy giầy
và quay lại với đôi khác để bà ấy thử. Lần này bà ấy cau mày và nói, "Đôi
này cũng không được. Lỗ ở ngón chân quá to. Tôi không muốn chúng quá to và tôi
không muốn chúng quá nhỏ. Tôi chỉ muốn chúng ở giữa."
Thế là người bán hàng quay lại
nhà kho và lấy cho bà ấy đôi khác mà bà ấy lại kêu, "A, tôi không thích
chúng. Gót quá cao. Tôi không muốn chúng quá cao và tôi không muốn chúng quá thấp
nữa. Tôi chỉ muốn chúng ở giữa."
Đến điểm này người bán hàng
nhìn bà ấy và nói, "Thưa bà, nếu bà đứng dậy và cúi mình xuống tôi sẽ đưa
cho bà đôi giầy không quá cao và không quá thấp - ở chính giữa!"
Người bán hàng này dường như là
phật tử: ở chính giữa!
Trong mọi hoạt động, vẫn còn ở
chính giữa. Qua cân bằng đó mà siêu việt tới, qua cân bằng đó mà tâm trí biến mất.
Tâm trí là kẻ cực đoan. Nó sống chỉ qua các cực đoan; nó chết nếu bạn dừng di
chuyển từ cực đoan này sang cực đoan kia.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Có cuộc sống sau cái chết không?
Nijanando, trước hết hỏi: có cuộc
sống trước cái chết không? Mọi người đều hỏi: Có cuộc sống sau cái chết không?
Mối quan ngại nào có đó cho bạn? Bạn đang sống kia mà. Hỏi câu hỏi có ý nghĩa,
thực sự có liên quan này: Có cuộc sống trước cái chết không? Bạn có thực sống
không?
Một người đàn bà đi tới hãng bảo
hiểm và nói, "Tôi có thể lấy tiền mà chồng tôi đã được bảo hiểm
không?"
Người đàn ông trong văn phòng
nói, "Nhưng ông nhà vẫn còn sống mà. Ông ấy đã chết đâu. Bà sẽ được tiền
chỉ khi ông ấy chết."
Bà ấy nói, "Tôi biết ông ấy
không chết, nhưng có sống nào còn lại trong ông ấy đâu."
Đó là tình huống đấy: mọi người
không chết và vậy mà không sống. Họ bằng cách nào đó bước đi, nói năng, làm mọi
thứ, giữ cho bản thân họ gắn lại, nhưng không có sống động, không có hương vị của
sống động.
Và bạn quan tâm, Nijanando này,
tới điều xảy ra sau cái chết. Quên mọi sự về nó đi. Bạn đang sống - trước hết sống
nó một cách toàn bộ đi. Và nhớ một điều: bất kì cái gì bạn làm với cuộc sống của
bạn bây giờ, điều đó sẽ tạo ra tương lai của bạn. Tương lai của bạn tới từ hiện
tại của bạn. Nếu bạn sống khổ bây giờ bạn sẽ sống khổ sau chết - thậm chí còn
khổ hơn bởi vì cả đời bạn đã sống trong khổ sẽ tạo ra nhiều khổ hơn cho bạn
thôi.
Tôi không quan tâm tới cuộc sống
sau cái chết; toàn thể mối quan tâm của tôi là cuộc sống trước cái chết. Và bất
kì điều gì bạn làm với cuộc sống bây giờ sẽ tạo ra, xem như hệ quả, tương lai của
bạn. Ngày mai sẽ được sinh ra từ hôm nay, khoảnh khắc tiếp sẽ được sinh ra từ
khoảnh khắc này. Cho nên nếu khoảnh khắc này được sống đúng, toàn bộ, có tính
thiền, thế thì khoảnh khắc tiếp nhất định sẽ toàn bộ hơn, linh thiêng hơn, có
tính thiền hơn, bởi vì cuộc sống cứ tích luỹ. Nếu bạn sống một cách phúc lạc,
phúc lạc tích luỹ.
Bạn sẽ đem đi cùng bạn khi bạn
chết bất kì cái gì bạn đã thu được trong cuộc sống này.
Nhưng trong nhiều thời đại mọi
người vẫn còn bận tâm về kiếp sống khác. Thỉnh thoảng tôi cũng nói về kiếp sống
khác, chỉ để đùa, để cười nó thôi. Nó không phải là mối quan tâm thực.
Ở địa ngục, vì bị trừng phạt bởi
tội lỗi của mình, Ayatollah Khomeini và Jimmy Carter phải nắm tay nhau đi vĩnh
viễn. Khi họ đi dạo, họ bắt gặp Morarji Desai khoác tay đi cùng Gina
Lollobrigida.
Carter hỏi, "Ông Desai,
làm sao tôi bị mắc kẹt với con gà tây này, trong khi ông lại có được cô
Lollobrigida lộng lẫy thế?"
Morarji Desai trả lời,
"Jimmy, cô ấy không phải là sự trừng phạt của tôi đâu - tôi là sự trừng phạt
của cô ấy!"
Chỉ để đùa thôi tôi mới nói về
địa ngục và cõi trời và cuộc sống sau cái chết, nhưng nó không phải là mối quan
tâm của tôi chút nào; tôi không quan tâm. Toàn thể mối quan tâm của tôi là vào
khoảnh khoắc hiện thời. Bây giờ là mối quan tâm của tôi, ở đây là mối quan tâm
của tôi, bởi vì Thượng đế chỉ biết một thời gian thôi - bây giờ - và Thượng đế
chỉ biết một không gian thôi - ở đây. Nếu bạn muốn trong tiếp xúc với Thượng đế
bạn sẽ phải học cách ở đây và bây giờ.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa thầy kính yêu,
Tại sao có ham muốn
"không-không," nhưng khao khát về những đỉnh cao là được? Tôi bị lạc
trong những thứ tinh vi của lời. Phật đã đưa ra lời nguyện tối cao không vươn
lên từ thiền chừng nào chưa đạt tới chứng ngộ. Trong ba ngày đêm ông ấy đã có
linh ảnh và ảo giác, kể cả linh ảnh về địa ngục, quỉ, vân vân. Đây là loại nỗ lực
gì vậy?
Jyotirmaya, khi Phật đưa ra lời
nguyện đó ông ấy còn chưa là vị phật; ông ấy vẫn dốt nát như bạn vậy. Trong dốt
nát, bất kì cái gì ông ấy đã làm, xin tha thứ cho ông ấy. Đừng lưu ý nhiều về
nó. Trong dốt nát mọi người cứ làm những điều ngu xuẩn. Lời nguyện đó là ngu xuẩn.
Chân lí không phải là cái gì đó
bạn có thể ép buộc bằng sức mạnh ý chí của mình. Lấy lời nguyện rằng "Ta sẽ
không vươn lên từ thiền chừng nào còn chưa chứng ngộ" chứng tỏ bạo hành và
dốt nát. Nhưng Phật không phải là Phật vào thời kì đó, ông ấy là Siddhartha
Gautama - loạng choạng, dò dẫm trong bóng tối như mọi người khác dò dẫm. Ông ấy
không khác bạn theo bất kì cách nào. Bản thân ông ấy còn chưa học được nghệ thuật
ở giữa; ông ấy đã là người cực đoan. Đây là chủ nghĩa cực đoan.
Trong sáu năm ông ấy đã cố gắng
vất vả và thất bại. Công việc vất vả đó với bản thân ông ấy đã không cho kết quả
nào; nó không thể cho được. Đó là lí do tại sao khi ông ấy trở thành vị phật
ông ấy đã rất chống lại nỗ lực vất vả, ông ấy đã rất chống đối lại các cực
đoan. Ông ấy đã sống qua tất cả các loại cực đoan: ông ấy đã sống như người khổ
hạnh, tự hành hạ mình. Trong sáu năm ông ấy đã chịu khổ nhiều như con người có
thể khổ - nhưng chân lí không thể được đem tới bằng việc chịu khổ của bạn. Nó
không phải là món hàng và không thể nào đạt tới nó chỉ bằng lực vô cùng của sức
mạnh ý chí. Bạn có thể ngồi đó dưới gốc cây trong ba ngày hay ba kiếp, và bạn sẽ
không đạt tới nó.
Ông ấy đã không đạt tới nó, nhớ
lấy. Điều ông ấy đã đạt tới là ảo giác, linh ảnh về địa ngục, quỉ, vân vân. Đó
là trừng phạt của ông ấy, cho nên cảnh giác về nó.
Cách ông ấy trở nên chứng ngộ
là câu chuyện hoàn toàn khác. Sau ba ngày, khi ông ấy mệt mỏi, hoàn toàn mệt mỏi
vì nỗ lực của mình, và ông ấy thấy thất vọng, thất bại... sáu năm đó của tự
hành hạ mình liên tục, và chẳng được lợi gì, không thành công. Ông ấy thậm chí
đã không di chuyển được một li tới gần chân lí hơn; ông ấy vẫn ở nơi ông ấy đã
bắt đầu. Chỉ một điều đã xảy ra: ông ấy đã trở nên yếu hơn bởi vì ông ấy đã nhịn
ăn. Ông ấy đã trở nên xấu xí; ông ấy đã trở thành chỉ toàn xương, da thịt biến
mất hết. Ông ấy đã trở thành bộ xương. Ông ấy trông như ông ấy mới từ nấm mồ bước
ra. Không lợi lộc, không thành công... mọi nỗ lực đều đã thất bại.
Thế rồi một tối ông ấy thấy cái
vô tích sự của nỗ lực con người. Ông ấy thấy cái vô tích sự của bản ngã con người
- bởi vì mọi nỗ lực đều mang tính bản ngã: "Tôi sẽ đạt tới." Cái
'tôi' bao giờ cũng ở sau mọi thành tựu của bạn, ham muốn về thành tựu. Cái
'tôi' rất tham vọng: nó muốn thành công trong thế giới này, nó muốn thành công
trong thế giới kia. Nó muốn có tiền, nó muốn có Thượng đế nữa. Nó muốn có quyền
lực; nó muốn có giải thoát, moksha, chân lí, niết bàn. Nó muốn có mọi thứ.
Phật thấy nó và trong việc thấy
đó ông ấy đã vứt bỏ cái nỗ lực điên khùng kia và ông ấy vứt bỏ chính cội nguồn
của tham vọng. Lúc đó là đêm trăng tròn. Ông ấy cười vào bản thân mình, vào
toàn thể cái ngu xuẩn của sáu năm này. Ông ấy thảnh thơi, ông ấy ngồi dưới gốc
cây. Lần đầu tiên sau sáu năm, chỉ ngồi mà không đạt tới cái gì, chỉ ngồi,
không thiền. Do đó trong Thiền, thiền còn được gọi là zazen. Zazen nghĩa là chỉ
ngồi không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên.
Buổi tối hôm đó ông ấy đã ngồi
dưới gốc cây không có ham muốn, bởi vì mọi ham muốn đều đã thất bại. Ham muốn
trần tục đã thất bại, ham muốn thế giới khác đã thất bại.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết: chứng
ngộ không phải là thành công. Chứng ngộ chỉ xảy ra khi bạn đã hoàn toàn thất bại.
Chứng ngộ được sinh ra từ thất bại toàn bộ - bởi vì nếu bạn thành công, bản ngã
vẫn còn lại. Khi thất bại là toàn bộ, tuyệt đối, không đảo ngược được, vô điều
kiện, khi không còn cách quay lại, bản ngã biến mất. Bản ngã sống, được nuôi dưỡng
trên thành công; nó không thể sống được trong thất bại. Nó rời bỏ bạn.
Buổi tối hôm đó bản ngã biến mất.
Trăng tròn mọc lên. Ông ấy nhìn trăng tròn, ông ấy tận hưởng trăng tròn. Trong
sáu năm ông ấy đã không ngắm trăng chút nào, ông quá bận tâm với việc đạt tới
tâm linh của riêng mình. Đêm đó mát mẻ và đẹp thế. Khu rừng im lặng, và ngay
bên cạnh là dòng chảy của con song Niranjana. Ông ấy tận hưởng phản chiếu của
trăng trong dòng Niranjana. Ông ấy tận hưởng cái im lặng đó. Thế rồi ông ấy rơi
vào giấc ngủ. Ông ấy đã ngủ không mơ, bởi vì mọi giấc mơ đều là sản phẩm phụ của
ham muốn.
Đến sáng khi bình minh lên và
chim chóc bắt đầu hót ông ấy bị đánh thức dậy bởi tiếng hót của chúng. Nằm dưới
gốc cây, không đâu mà đi, không cái gì cần làm, ông ấy quan sát mặt trời mọc
trên đường chân trời; phương đông rạng hồng và buổi sáng đẹp và làn gió mát....
Và cái gì đó đã xảy ra, cái gì đó nhoáng lên. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ -
không phải từ nỗ lực của sáu năm mà chỉ từ vô nỗ lực của một đêm. Không từ phấn
đấu thường xuyên của bản ngã trong sáu năm, mà chỉ từ trạng thái của không bản
ngã, vô ham muốn trong một đêm. Và đến sáng ông ấy đã chứng ngộ.
Thế rồi ông ấy lại cười. Ông ấy
cười bởi vì ông ấy thấy rằng ông ấy bao giờ cũng đã chứng ngộ rồi nhưng không
thể thấy được được sự kiện đó, chân lí của nó, bởi vì ông ấy quá bận tâm tới việc
đạt tới nó. Nếu bạn quá bận tâm với việc đạt tới nó bạn sẽ không có khả năng thấy
rằng nó đã là hoàn cảnh rồi.
Tất cả các bạn đều là chư phật.
Không ai được sinh ra mà khác, mọi người được sinh ra đều là vị phật. Vấn đề
không phải là đạt tới, Jyotirmaya này, nhớ lấy điều đó: phật tính, chứng ngộ,
không phải là vấn đề của đạt tới. Nó là vấn đề trở nên im lặng, tĩnh lặng, vô
ngã, vô ham muốn, để cho bạn có thể thấy bằng đôi mắt sáng tỏ bạn là ai. Bạn đã
là vị phật rồi, bạn chứng ngộ rồi.
Ông ấy đã cười trong đêm bởi vì
toàn thể cuộc sống của ông ấy đã thất bại; nó thật nực cười. Đến sáng ông ấy cười
bởi vì ông ấy đã tìm kiếm cái gì đó đã có bên trong linh hồn mình rồi; không cần
tìm và kiếm nó. Thực ra, việc tìm và kiếm đã giữ ông ấy xa khỏi nó.
Tìm, và ông sẽ không thấy;
không tìm và nó là của ông.
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa thầy kính yêu,
Liệu có khả năng yêu người đàn ông Italia
mà không muốn giết anh ấy không?
Satya Bharti, điều đó là không
thể được. Nhưng nhớ lấy, khoảnh khắc bạn dừng suy nghĩ về giết anh ấy, tình yêu
cũng sẽ biến mất. Rơi vào tình yêu với một người Italia ngay chỗ đầu tiên là rất
dở hơi, và thế rồi ham muốn này để giết người đó là tự nhiên. Yêu là một loại
tranh đấu - dù là người Italia hay không Italia. Yêu là một loại tranh đấu; nó
là vật lộn. Và khi bạn dừng tranh đấu, khi bạn dừng vật lộn, yêu biến mất. Tôi
không nói về tình yêu của chư phật; tôi đang nói về tình yêu mà Satya đang nói
tới.
Và bạn có biết người Italia này
là ai không?
Sarjano, người Italia nhất
trong tất cả người Italia!
Sau khi con thuyền Ark đã được
chống sào đẩy ra, Noah tập hợp tất cả các con vật trong cabin trung tâm và đưa
ra lời phát biểu ngắn. Ông ấy chỉ ra rằng chuyến đi có khả năng sẽ lâu dài, và
rằng ba tháng đằng nào cũng bị giới hạn. "Do đó," ông ấy nói,
"tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta không thể tăng dân số được cho tới khi
nước rút và chúng ta có thể cập bờ. Tôi chỉ định hươu cao cổ, kẻ cao nhất trong
các bạn, đứng gác và bảo đảm lệnh của tôi được thực thi."
Cuối cùng nước cũng rút xuống,
con thuyền Ark cập bờ và cửa mở ra. Các con vật bước ra, từng đôi một, như
chúng đã đi vào - không thêm loài nào. Thế rồi mèo bước ra - theo sau là một lũ
mèo con. Khi chúng đi qua hươu cao cổ, một trong những con mèo nhìn lên và nháy
mắt. "Tôi cá là," nó nói, "anh nghĩ chúng tôi đang đánh
nhau."
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy có tin vào thiên văn học và chiêm tinh
học không?
Ismail Nagdum, tôi không tin tưởng
vào cái gì và tôi không không tin tưởng cái gì cả. Toàn thể nỗ lực của tôi ở
đây là để giúp cho bạn phá huỷ mọi tin tưởng và mọi không tin tưởng, bởi vì chỉ
thế bạn mới có khả năng biết. Việc biết chỉ xảy ra khi bản thể bên trong là
hoàn toàn trống rỗng tin tưởng hay không tin tưởng, khi bạn không là người Cơ đốc
giáo không là người cộng sản, không là kẻ vô thần không là kẻ hữu thần. Và đó
là thái độ của Phật nữa: ông ấy là bất khả tri.
Người tìm kiếm chân lí thực sự
không tin vào cái gì cả, tích cực hay tiêu cực. Người đó không tin vào Thượng đế,
người đó không tin vào không Thượng đế. Cho nên nói gì về thiên văn học và
chiêm tinh học? Tin tưởng không phải là mối quan tâm của người đó; việc biết,
việc kinh nghiệm, việc thấy là mối quan tâm của người đó, bởi vì chỉ qua việc
thấy mà biến đổi xảy ra.
Nhưng mọi người cứ tin vào đủ mọi
thứ bởi vì tin tưởng cho bạn ý tưởng giả tạo về tri thức. Nó làm cho bạn cảm thấy
thoải mái - nó che giấu dốt nát của bạn. Bằng không tin tưởng là điều ngu xuẩn
nhất mà người ta có thể làm. Tin tưởng nghĩa là bạn không biết và vậy mà bạn vẫn
tin. Nhớ lấy, tin tưởng là không liên quan khi bạn bạn không biết - và tin tưởng
là không liên quan khi bạn biết. Khi bạn không biết, tin tưởng của bạn là giả,
được bắt rễ trong dốt nát. Khi bạn biết, không cần tin tưởng - bạn đã biết rồi.
Bạn có tin vào mặt trời, vào mặt
trăng không? Có ai đó hỏi bạn, "Anh có tin vào trái đất không?" Chẳng
ai hỏi những câu hỏi như thế. Mọi người hỏi, "Anh có tin vào Thượng đế
không? Anh có tin vào chiêm tinh không? Anh có tin vào cuộc sống sau cái chết
không?" Những câu hỏi này dường như có liên quan bởi vì không ai dường như
biết cả.
Tôi không tin vào cái gì cả. Và
nhớ lấy, nếu bạn bắt đầu tin, thế thì không có chấm dứt cho nó; bạn có thể tin
vào bất kì cái vô nghĩa nào. Một khi bạn tin, không có vấn đề gì.
Một chiều Harry về nhà từ chỗ
làm việc sớm hơn thường lệ. "Cưng ơi, anh về nhà đây này," anh ta kêu
lên và chạy xô vào phòng ngủ, tại đó anh ta thấy vợ mình nằm trên giường, một vẻ
ngạc nhiên trong khuôn mặt cô ta. Màn được rủ, chăn và ga giường lộn xộn cả.
"Mọi thứ ổn chứ em?" anh ta hỏi.
"Sao, vâng... vâng, tất
nhiên rồi, anh," cô ấy đáp lại một cách ngập ngừng.
Cởi áo ghi lê ra anh ta đi tới
tủ quần áo và ngạc nhiên thấy một người đàn ông núp bên trong.
"Xin chào, anh làm gì ở
đây thế?" Harry nói một cách sững sờ.
"Ồ... tôi á... tôi là người
đưa ga.... Tôi đã tới để kiểm lại đồng hồ đo ga."
"Hừ, tôi hiểu," Harry
nói và treo áo ghi lê lên.
Rồi với vào gầm giường để lấy
dép, anh ta thấy một người đàn ông khác ở đó.
"Này... và anh là ai thế?"
anh ta hỏi.
"À, vâng... thế này....
tôi là … thợ điện… Tôi tới để chữa đường dây."
"Tôi hiểu," Harry
nói. "Mọi sự đều được."
Rồi cởi cà vạt vào áo sơ mi,
anh ta nhận xét, "Anh bảo, cưng này, trời hơi tối và ngột ngạt ở đây, phải
không em?" và kéo chiếc màn lại sau anh ta thấy một người đang nghiêng người
qua rìa cửa sổ.
"Xin chào," Harry
nói, "còn anh đang làm gì ở đây?"
"Này," người này nói,
"nếu anh tin vào những anh chàng kia - thực ra tôi đang đợi xe bus."
Câu hỏi thứ tám:
Thưa thầy kính yêu,
Có thực là gặp vận xui khi bắt gặp mèo đen
chạy ngang qua đường mình không?
Narendra, điều đó tuỳ vào liệu
bạn là người hay là chuột!
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Sao thầy bao giờ cũng cười người thông
thái?
Govindo, tôi phải làm gì nào?
Tôi phải kêu và khóc vì bình sữa vỡ sao? Nếu bạn không thể cười được người
thông thái, bạn sẽ cười ai? Họ là những người ngu nhất trên thế giới, những kẻ
lố bịch nhất.
Một đôi người Anh sau vài năm lấy
nhau cuối cùng cũng có con. Vì tóc đứa trẻ đỏ au còn tóc của cả hai cha mẹ lại
nâu, mọi sự có vẻ có chút ít đáng ngờ. Chị vợ bối rối, bực mình với những lời
nói bóng gió hiển nhiên, gợi ý rằng họ cả hai nên tới gặp bác sĩ.
Bác sĩ, sau khi chú ý tới hiện
tượng bất thường này, thậm chí trông còn phân vân hơn cả đôi kia. "Theo luật
di truyền," ông ấy giải thích, "không thể có chuyện đàn ông và đàn bà
tóc nâu có thể sinh con tóc đỏ được." Bác sĩ quyết định điều tra theo hướng
khác. "Anh chị có giao hợp thường xuyên không?" ông ta hỏi.
Câu trả lời là sự im lặng gây bối
rối của người Anh.
"Một lần một ngày chứ?"
bác sĩ động viên.
"Dạ, cũng không hẳn thế,"
là câu trả lời bối rối của đôi này.
"Vậy một lần một tuần chứ?"
bác sĩ hỏi.
"E hèm, tôi không nói điều
đó," người đàn ông trả lời.
"Một lần một tháng?"
bác sĩ thăm dò.
"Dạ, e hèm, chúng tôi
không làm điều đó thường xuyên," là câu trả lời.
"A ha!" bác sĩ kêu
lên. "Bây giờ tôi biết điều đó rồi! Chẳng cái gì phải lo lắng cả - đấy chỉ
là kém trí nhớ thôi!"
Đủ cho hôm nay.