Read more
Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 11)
Chương 1. Giữ mồm miệng
Giữ mồm miệng.
Không tự đề cao mình
Nhưng làm sáng lên đạo vì lời của ông là dịu
ngọt.
Theo chân lí của đạo.
Phản ánh lên nó.
Làm nó thành của ông.
Sống nó.
Nó bao giờ cũng nâng đỡ ông.
Đừng ngoảnh mặt đi với điều được cho ông,
không với lấy điều được cho người khác,
Sợ rằng ông quấy rối yên tĩnh của người
khác.
Nói lời cám ơn
với điều đã được trao cho ông,
Dù nó nhỏ thế nào.
Thuần khiết, đừng bao giờ nao núng.
Cuộc sống đầy những điều phức tạp.
Ngay cả khi chúng ta được sinh ra cũng có sợi dây được gắn vào. Điều phức tạp
nhất, cội nguồn của mọi phức tạp là vô nhận biết, vô ý thức. Chúng ta bị hội tụ
vào thế giới khách quan và chúng ta hoàn toàn không nhận biết chúng ta là ai.
Toàn thể thông điệp của Phật
Gautama là quay vào trong. Thông điệp này là đơn giản, nhưng thực hiện lại gian
truân. Nó gian truân bởi vì nhiều, nhiều kiếp chúng ta đã sống ở bên ngoài,
chúng ta đã sống cuộc sống của người hướng ngoại. Chúng ta hoàn toàn quên mất
cách quan hệ với bản thể riêng của mình, cách hiện hữu với bản thân chúng ta.
Chúng ta đã quên mất con đường, ngôn ngữ, phương pháp. Không chỉ thế, chúng ta
đã hoàn toàn quên lãng rằng có lãnh thổ cho chúng ta. Chúng ta nghĩ dường như
chúng ta chỉ có bên ngoài. Bây giờ điều đó là ngu xuẩn. Cái bên ngoài chỉ có thể
tồn tại với cái bên trong; không có bên trong, bên ngoài là không thể có được.
Nếu chúng ta có thể nhìn ra ngoài, chúng ta cũng có thể nhìn vào trong. Thực tế,
nhìn vào trong là dễ hơn bởi vì chính tại đó chúng ta được bắt rễ.
Nhưng chẳng bao giờ nhìn vào
trong, chúng ta cứ xô vào trong mọi hướng, làm đủ mọi thứ, chẳng biết tại sao,
chỉ bởi vì người khác đang làm chúng. Chúng ta bắt chước, theo sau. Chúng ta trở
thành bản sao. Đó là điêu xấu nhất trong cuộc sống: là bản sao. Con người không
bao giờ có thể phúc lạc chừng nào người đó không nguyên bản, chừng nào người đó
không biết khuôn mặt nguyên thuỷ của mình.
Tôi đã nghe một câu chuyện rất
hay. Nó có thể đúng, nó có thể không đúng. Tính thực của nó không mang nghĩa lịch
sử, nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều, nó mang tính biểu dụ.
Câu chuyện là: Alexander Đại đế
đang trên đường tới Ấn Độ. Ông ấy gặp một fakir - nhà sư khổ hạnh, đang ngồi
bên đường với một vật tròn, nhỏ, như con mắt trong tay.
"Cái gì đó?"
Alexander hỏi.
"Tôi sẽ không nói cho ông
đâu," fakir nói, "nhưng tôi sẽ cá với ông rằng nó nặng hơn tất cả
vàng, bạc và châu báu của ông."
Alexander ra lệnh đem một cái
cân khổng lồ tới cùng với tất cả kho báu của ông ấy. Một bên cân ông ấy chồng tất
cả kho báu lên; ông fakir để vật hình mắt tròn nhỏ lên đĩa cân kia và, trông lạ
chưa kìa! nó nặng hơn. Nó đi xuống và kho báu bao la bị nhấc lên không trung.
Alexander sững sờ.
Thế rồi ông fakir nói,
"Tôi sẽ chỉ cho ông xem một điều nữa." Ông ấy lấy ít bụi và rải lên
con mắt. Nó lập tức trở nên nhẹ, nâng bổng lên trong không trung; còn kho báu
đi xuống.
Alexander không thể kìm được ngạc
nhiên thêm nữa và hỏi ông fakir, "Thưa ông, ông phải nói cho ta biết. Vật
này là cái gì vậy?"
Ông fakir nói, "Nó chẳng
là cái gì đặc biệt cả. Nó chỉ là mắt người."
Con người có khả năng nhìn bản
thân mình nữa, nhưng năng lực đó bị phủ đầy bụi. Chúng ta có con mắt bên trong
nữa - con mắt thứ ba - nhưng con mắt đó không hoạt động, và chúng ta đã không
dùng nó lâu tới mức nó đã mất hoàn toàn chức năng; nó đã trở thành phần tê liệt
trong con người chúng ta.
Bây giờ ngay cả các nhà sinh lí
học cũng đã phát hiện ra một phần nào đó trong não người mà dường như tuyệt đối
thừa. Họ phân vân bởi vì tự nhiên không bao giờ tạo ra cái gì thừa. Nó phải có
mục đích nào đó, nhưng dường như nó chẳng có mục đích gì. Nó có thể bị bỏ đi và
điều đó sẽ không ảnh hưởng tới bạn chút nào.
Nhưng tất cả các nhà huyền môn
trong nhiều thời đại đều đã nói cùng một điều - tất nhiên, không theo thuật ngữ
khoa học; họ có cách riêng của mình để nói điều đó. Họ gọi nó là con mắt thứ
ba. Một phần nào đó của tâm trí bạn có khả năng vận hành theo cách chỉ hướng nội.
Thiền tạo ra bầu không khí đúng, bầu khí hậu đúng cho nó vận hành.
Thiền đơn giản nghĩa là loại bỏ
đi cát bụi mà ông fakir kia đã ném vào con mắt này. Và cát bụi không là gì
ngoài toàn thể quá trình tâm trí các ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng, ghi nhớ. Nếu
bạn trở nên có khả năng về vài khoảng hở, lỗ hổng, khi mọi quá trình ý nghĩ dừng
lại... bỗng nhiên bạn hiện hữu và không có gì để nhìn ở bên trong. Thế thì chỗ
rẽ xảy ra; thế thì lập tức có thay đổi triệt để trong tầm nhìn của bạn, thay đổi
động thái của bạn. Thế giới bên ngoài biến mất và thế giới bên trong xuất hiện.
Chính bởi vì điều này mà các
nhà huyền môn nói rằng thế giới bên ngoài là ảo tưởng. Không phải là nó không tồn
tại; nó tồn tại đấy, nhưng nó là ảo tưởng bởi vì nhà huyền môn biết một trạng
thái nào đó của tâm thức khi nó đơn giản bay hơi, nó không được tìm thấy ở đâu
cả. Bạn đi vào trong một chiều hướng hoàn toàn khác: chiều hướng của phúc lạc,
chiều hướng của an bình, chiều hướng của Phật, Christ, Krishna.
Những lời kinh này rất đặc biệt.
Toàn thể loạt kinh này... đây là loạt cuối cùng các kinh của Phật. Mãi cho tới
giờ ông ấy đã nói cho các đệ tử, người đã sẵn sàng. Bây giờ phần cuối cùng của
lời kinh của ông ấy được ngụ ý dành cho bồ tát, cho những người đã trở nên sẵn
sàng, cho những người đã kinh nghiệm cái gì đó của bên trong. Nó không dành cho
người mới điểm đạo, nó không dành cho người tinh thông lão luyện. Do đó phần cuối
này là phần quan trọng nhất.
Phật nói có hai loại người chứng
ngộ trên thế giới; ông ấy rất khoa học về cách tiếp cận này. Phân loại của ông ấy
là rất có ý nghĩa; không ai đã làm điều đó trước đây hay kể từ đó. Ông ấy nói
loại người chứng ngộ thứ nhất được gọi là a la hán. A la hán là nhà huyền môn;
ông ấy đã biết, ông ấy đã nhận ra, nhưng ông ấy hoàn toàn không quan tâm tới
người khác. Ông ấy đã tìm ra con đường. Ông ấy đã đạt tới nhà của mình và ông ấy
không quan tâm tới người khác, người đang tìm và kiếm, bởi vì hiểu biết của ông
ấy là ở chỗ nếu họ tìm và kiếm một cách đích thực họ sẽ tự mình tìm ra con đường.
Và nếu họ không phải là người tìm kiếm thực, không ai có thể làm cho họ thành
người tìm kiếm thực được; do đó chẳng cần tới giúp đỡ. A la hán không giúp thêm
nữa. Ông ấy đã du hành một mình và ông ấy biết mọi người đều phải du hành một
mình.
Khi bản thân Phật trở nên chứng
ngộ, ý tưởng đầu tiên của ông ấy là trở thành a la hán. Trong bẩy ngày ông ấy vẫn
còn tuyệt đối im lặng, không nói lấy một lời.
Câu chuyện là: Các thần trên trời
xuống. Họ rất lo nghĩ bởi vì thỉnh thoảng mới có một người được thức tỉnh, và nếu
người đó vẫn còm im lặng tuyệt đối thì thế giới sẽ bỏ lỡ thông điệp của người
đó. Và thông điệp của ông ấy là dành cho những người đang chết; thông điệp của
ông ấy là đồ nuôi dưỡng cho những người bị đói về chân lí. Thông điệp của ông ấy
có thể là con thuyền sang bờ bên kia. Thông điệp của ông ấy phải được chuyển
giao, ông ấy phải được thuyết phục. Họ đã tới, và họ biện minh.
Nhưng Phật nói, "Các ông
phải đồng ý với ta là không ai đã có thể giúp ta được - tất nhiên, ta đã gõ nhiều
cánh cửa - bởi vì nó là cái gì đó không thể truyền trao được. Cho dù họ có nó họ
cũng không thể trao nó cho ta được; ta phải tìm nó bằng nỗ lực của riêng ta. Do
đó ta nghĩ đó là cách duy nhất: mọi người phải tìm và kiếm; nó không thể được
vay mượn."
Ông ấy đúng và các thần phải đồng
ý. Và ông ấy nói, "Cho dù ta nói điều đó, chỉ một trong mười nghìn người mới
hiểu. Những người còn lại sẽ không hiểu; ngược lại, họ sẽ hiểu lầm. Cho nên tại
sao tạo ra nhiều hiểu lầm thế trên thế giới làm gì? Thế giới này đã lẫn lộn rồi
- sao tạo ra thêm lẫn lộn nữa? Vì từ bi mà ta mới im lặng. Và người sẽ hiểu bản
thân người đó sẽ tìm thấy nó bằng cách nào đó. Người có thể hiểu điều ta nói
còn thông minh tới mức thực sự người đó không cần giúp đỡ. Cho nên phỏng có ích
gì? Sao ta phải bận tâm?"
Các thần bị làm cho im lặng. Họ
đi vào rừng để cân nhắc lại vấn đề. "Làm sao thuyết phục được Phật? Ông ấy
dường như đúng, ông ấy logic, nhưng phải tìm ra cách nào đó chứ." Cũng tốt
là họ đã có thể tìm ra cách nào đó, bằng không chúng ta đã lỡ Dhammapada; những
lời kinh tuyệt vời này chắc đã bị bỏ lỡ. Thế giới chắc đã nghèo hơn nhiều. Toàn
thể công trạng được ghi cho các vị thần vô danh này, những người đã thuyết phục
Phật!
Họ đắn đo về vấn đề này trong
nhiều giờ; họ tìm ra cách. Họ quay lại và họ nói, "Chúng tôi đồng ý với thầy,
nhưng chỉ một điều chúng tôi không thể đồng ý được. Và điểm đó là ở chỗ chúng
tôi hiểu rằng duy nhất một người sẽ hiểu trong số mười nghìn người, cho nên thầy
không cần bận tâm về người đó; người đó tự bản thân mình chẳng chóng thì chầy sẽ
tìm thấy. Vấn đề chỉ là thời gian, và thời gian không thành vấn đề bởi vì sự tồn
tại là vĩnh hằng. Cho nên có thành vấn đề gì, làm sao lại thành vấn đề, dù người
này đạt tới hôm nay và ai đó đạt tới ngày mai hay ngày kia? Tất cả những người
đã trở nên thức tỉnh đều đương đại; điều đó chẳng tạo ra gì mấy khác biệt chút
nào."
Đó là lí do tại sao tôi nói tôi
là người đương đại với Phật, người đương đại với Jesus, người đương đại với
Zarathustra, người đương đại với Lão Tử. Một khi bạn biết, bạn trở nên đương đại
với tất cả mọi người biết. Mọi lỗ hổng thời gian nhỏ bé đơn giản biến mất,
chúng tí hon thế. Hai mươi nhăm thế kỉ cũng chẳng tạo ra khát biệt chút nào.
Đó là lí do tại sao ở phương
Đông chúng ta đã không bận tâm về thời gian. Không ai biết khi nào Krishna được
sinh ra. Chúng ta cũng có thể đã tạo ra lịch nhân danh Krishna - trước Krishna,
sau Krishna - chúng ta có thể đã tạo ra lịch sử. Và Krishna chắc chắn đi trước
Jesus ít nhất ba nghìn năm, cho nên lịch của ông ấy chắc đã năm nghìn năm so với
bây giờ. Nhưng chúng ta chưa bao giờ bận tâm về điều đó. Không ai biết khi nào
người sáng lập ra Jaina giáo, Adinatha, được sinh ra hay khi nào ông ấy chết.
Ông ấy phải trước ngay cả Krishna ít nhất năm nghìn năm. Nếu chúng ta có lịch
thì, lịch của ông ấy đến bây giờ ít nhất cũng đã mười nghìn năm tuổi. Tôi đang
nói "ít nhất," bởi vì người Jaina nói rằng ông ấy còn cổ hơn. Theo họ
ông ấy cổ đại gần chín mươi nghìn năm; điều đó là có thể.
Nhưng chúng ta đã không tạo ra
lịch sử, chúng ta đã không viết lịch sử, với lí do đơn giản là những người đáng
viết tới thì đi trước thời đại; với họ thời gian trở thành không liên quan. Và
những người không đáng viết tới, chỉ họ mới làm om sòm trong thế giới thời
gian. Genghis Khan, Tamerlane, Adolf Hitler, Joseph Stalin, Ayatollah
Khomeiniac, những người này làm nhiều ồn ào trong thế giới thời gian. Một
Buddha, một Krishna, một Jesus, một Zarathustra đơn giản không để lại dấu vết
trong thời gian; họ biến mất không để lại dấu vết gì, cứ dường như họ không phải
là một phần của lịch sử, hay họ là một phần của một loại lịch sử hoàn toàn khác
mà không có tính thời gian.
Các thần biện minh với Phật. Họ
nói, "Chúng tôi đồng ý rằng một người: người đó sẽ tìm thấy nó dù thầy có
nói cho người đó hay không, người đó thông minh thế; nếu người đó có thể hiểu
được thầy ngay lập tức, thế thì người đó sẽ tự mình tìm ra nó. Và chúng tôi
cũng đồng ý về những người khác, hàng nghìn người sẽ không hiểu thầy chút nào;
ngược lại họ sẽ hiểu lầm thầy. Nhưng họ đã hiểu lầm rồi, hiểu lầm nào hơn nữa
còn có thể có đó được? Cho nên thầy không cần lo nghĩ về điểm đó. Họ đã trong lẫn
lộn rồi, thầy không thể làm họ lẫn lộn thêm nữa được."
Và đây là kinh nghiệm của tôi nữa:
dù tôi có cố gắng đến đâu tôi vẫn không thể làm lẫn lộn bạn thêm được! Bạn đã
chạm tới đáy tảng đá rồi; không có gì dưới nó, bạn không thể đi sâu hơn vào
trong đó được. Bạn hoàn toàn an toàn.
Cho nên các thần nói, "Thầy
không thể làm lẫn lộn họ thêm được nữa. Họ đủ tài làm lẫn lộn mình rồi, họ đã
làm điều đó tới mức tối đa. Cho nên về điều đó chúng tôi không đồng ý.
"Và một điều nữa: có thể
có một hay hai người trong số cả nghìn người đó, người ở giữa hai loại người
này - người có thể hiểu thầy và cả triệu người không thể hiểu được thầy và nhất
định hiểu lầm thầy. Giữa hai loại người này thầy nghĩ xem," họ nói với Phật,
"không có khả năng của vài người, một hay hai hay ba gì đó sao - vâng, họ
sẽ rất ít, họ có thể được đếm trên đầu ngón tay - người có thể ở chính giữa,
không bị lẫn lộn tới mức họ không thể được giúp chút nào mà lại cũng không sáng
tỏ tới mức họ có thể tìm. Ông ấy nói, "Ta phải đồng ý với các ông. Đúng,
có vài người đích xác ở giữa, trên đường biên.
Nếu ta không nói gì cho họ, họ
có thể bị lạc trong đám đông; nếu sự giúp đỡ nào đó được trao cho họ, một bàn
tay nhỏ, họ có thể được kéo ra khỏi vũng bùn của mình. Ta sẽ nói cho họ."
Ông ấy sắp sửa là một a la hán.
A la hán nghĩa là người đã đạt tới nhưng không quan tâm tới người khác, gần như
lạnh lùng, không chăm sóc chút nào. Ông ấy trở thành bồ tát; đó là phân loại thứ
hai.
Bồ tát nghĩa là người không chỉ
là nhà huyền môn mà còn là thầy, người đã không chỉ biết tới bản thân mình, mà
còn cố làm cho điều đó được người khác biết tới. Tất nhiên, công việc của Bồ
tát khó khăn hơn nhiều; a la hán ở vị trí tốt hơn. Bồ tát phải vật lộn với đủ mọi
loại không lành mạnh - người điên, người chia chẻ, người tinh thần phân liệt,
người thần kinh, người tâm thần. Nhân loại đầy những người này. Bồ tát phải đi
vào trong đám đông, vào trong bùn nơi bạn đang ở, bởi vì đó là cách duy nhất để
giúp bạn thoát ra. Chừng nào ông ấy còn chưa đi vào trong số các bạn, chừng nào
ông ấy còn chưa sống với bạn, chừng nào ông ấy còn chưa có quan hệ với bạn,
chưa trao đổi với bạn, theo cả nghìn lẻ một cách dụ dỗ bạn, tạo ra niềm khao
khát chân lí trong bạn, ông ấy không thể giúp bạn được. Và những điều này không
phải là điều dễ dàng.
Mọi người không quan tâm tới
chân lí chút nào. Họ đã đầu tư nhiều thế vào cái không lành mạnh của họ. Nó là
cái không lành mạnh của họ và họ rất tự hào về nó.
Bạn không tự hào là người Ki tô
giáo, là người Hindu, là người Mô ha mét giáo sao? Bạn không tự hào là người Đức
hay người Anh hay người Ấn Độ sao? Bạn tự hào về tất cả những cái không lành mạnh
này. Những phân chia này đã mang tính phá huỷ. Những phân chia này đã chứng tỏ
là tai ương cho nhân loại. Chúng đã là thảm hoạ, nhưng bạn rất tự hào. Mọi người
đều dường như tự hào.
Tôi đã nghe:
Một người Anh nói với một người
Italia. Và người Anh hỏi người Italia, "Nếu ông được cho chọn lựa quốc tịch
trước khi sinh, ông sẽ chọn quốc tịch nào?"
Người kia nói, "Tất nhiên
tôi sẽ là người Anh!" Và người Anh hỏi, "Ông cảm thấy thế nào?"
Người kia nói, "Tôi sẽ cảm thấy rất tự hào!"
Những ngày đó là của chiến
tranh thế giới thứ hai và người Italia và người Đức bị thất bại. Họ bị mất danh
giá và quyền lực, họ bị kết án trên khắp thế giới.
Người Italia hỏi người Anh,
"Nếu ông mà không được sinh ra là người Anh, ông sẽ cảm thấy thế
nào?" Và người Anh nói, "Tôi sẽ cảm thấy xấu hổ."
Đó là lí do tại sao người Anh
dường như là người thần kinh nhất trong mọi người - rất bị ám ảnh bởi là người
Anh, cứ dường như nó là cái gì đó rất lớn lao.
Cùng điều đó là trường hợp với
người Ấn Độ; họ cũng chịu cùng bệnh kinh niên này. Họ cảm thấy rất tự hào là
người Ấn Độ. Họ không nghĩ rằng bất kì ai khác trên thế giới là người thực; tất
cả đều ở dưới hơn chút ít. Nhưng đó là cách mọi người nghĩ sâu bên dưới.
Khi lần đầu tiên người châu Âu
tới Trung Quốc, họ đã viết trong nhật kí của họ rằng họ không thể tin được người
Trung Quốc là người. Đương đầu với giống nòi khác lần đầu tiên phải rất khó chấp
nhận những người đó là người. Thế còn với người Trung Quốc thì sao? Sử sách của
họ nói rằng nhìn người phương Tây họ rất phân vân - họ chưa bao giờ nghĩ rằng
khỉ có thể nói như con người!
Mọi người đều cố gắng bảo vệ
cái không lành mạnh của mình; do đó đấy là công việc khó khăn.
"Tâm thần học có nhiều thứ
vô giá trị," một người nói với người khác.
"Ồ?" bạn đồng hành của
anh ta nói. "Sao anh nói điều đó?"
"Thế này, hôm nay nhà tâm
thần bảo tôi rằng tôi đang yêu cái ô của tôi. Anh đã bao giờ nghe điều gì ngu
xuẩn thế không?"
"Điều đó có vẻ dớ dẩn thật."
"Tôi ngụ ý, tôi và cái ô của
tôi có quí mến chân thành với nhau. Nhưng yêu sao? Điều đó thật nực cười!"
Quí mến thì được: "... Quí
mến nào đó giữa tôi và chiếc ô của tôi, điều đó là được, nhưng yêu sao? Điều đó
thật nực cười!"
Quan sát bản thân bạn, sự vận
hành của tâm trí bạn, cách bạn cứ bảo vệ bản thân mình. Và bạn là gì? Chẳng là
gì ngoài một chùm những không lành mạnh!
Những lời kinh này dành cho Bồ
tát, cho những người đang làm việc với đám đông, với người không lành mạnh. Đây
là gợi ý cho họ. Cố hiểu từng lời kinh một sâu nhất có thể được.
Giữ mồm miệng.
Chừng nào bạn còn chưa rất dũng
cảm, bạn không thể làm nỗ lực để biết bản thân mình được. Vâng, bạn muốn biết về
bản thân mình; điều đó là rẻ. Việc biết là rẻ bởi vì nó chỉ là thông tin, nó không
phải là biến đổi. Nhưng biết bản thân mình là biến đổi; nó gây đau, nó cắt xé bạn.
Nó phải cắt đi nhiều chùm trong con người bạn, những thứ không cần thiết, những
thứ chỉ là điều trở ngại cho bạn, những cái chỉ là trọng lượng không cần thiết
và rào chắn trưởng thành của bạn. Và nó gây đau bởi vì nó đi ngược lại ý tưởng
của bản thân bạn, hình ảnh về bản thân bạn.
Do đó Phật nói: Nói, nhưng tỉnh
táo - chỉ nói cho những người sẵn sàng lắng nghe. Chỉ nói cho những người được
buông xuôi để lắng nghe. Bằng không: Giữ mồm miệng.
Phật được đủ loại người hỏi
hàng nghìn câu hỏi; ông ấy hiếm khi trả lời. Ông ấy chỉ trả lời khi đệ tử hỏi.
Phật nói: Nói, nhưng chỉ nói
khi điều đó tuyệt đối cần thiết. Nói, nhưng chỉ nó cho những người sẵn sàng lắng
nghe. Đừng cứ nói cho từng và mọi người; điều đó là cực kì phí phạm. Chỉ nói
cho các đệ tử bởi vì chỉ đệ tử mới sẵn sàng mạo hiểm. Biến đổi bản thân bạn là
thực sự mạo hiểm. Nó là mạo hiểm đương đầu với bản thân mình, biết bản thân
mình. Nó là mạo hiểm bởi vì bằng việc biết bản thân mình tất cả các dự án cũ của
bạn sẽ sụp đổ thành cát bụi, và toàn thể cuộc sống của bạn mà bạn đã để ra làm
việc cho chúng sẽ khô kiệt. Bạn sẽ phải bắt đầu từ ABC, mới toanh.
Điều này xảy ra ở đây mọi ngày.
Nhiều người hỏi các câu hỏi, những người với mới tới được một hôm - khách thăm,
khách du lịch và lập tức họ hỏi những câu hỏi lớn lao. Tôi chưa bao giờ trả lời
các câu hỏi của họ; họ cảm thấy bị xúc phạm. Họ viết những bức thư giận dữ:
"Sao thầy không trả lời câu hỏi của tôi?" Tôi không thể trả lời được
câu hỏi của bạn chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng nghe, chừng nào bạn còn chưa là
đệ tử.
Đệ tử nghĩa là người sẵn sàng học.
Nếu câu hỏi của bạn tới từ tri thức của bạn, tôi không định trả lời nó đâu; nếu
nó tới từ sự hồn nhiên của bạn, chắc chắn tôi ở đây để trả lời nó. Nếu bạn chỉ
hỏi để được xác nhận rằng bất kì cái gì bạn nghĩ cũng là đúng, tôi sẽ không trả
lời bởi vì tôi không ở đây để xác nhận mọi loại ý thức hệ ngu xuẩn.
Ai đó tin vào vật thể lạ bay
UFO và cứ hỏi, "Thầy nghĩ gì về vật thể lạ bay UFO?" Sao tôi phải
nghĩ? Tôi không nghĩ chút nào!
Mới vài ngày trước ai đó đã ở
đây, người hỏi về lí thuyết trái đất hổng. Tôi cười câu hỏi của anh ta, tôi đùa
về câu hỏi của anh ta. Nhưng mọi người bị bao bọc trong tri thức của họ thế.
Quay về Mĩ anh ta đã viết thư cám ơn tôi, "Bất kì điều gì thầy nói, tôi biết
thầy tin vào lí thuyết trái đất hổng." Làm sao anh ta biết rằng tôi tin
vào lí thuyết trái đất hổng? Anh ta nêu lí do rằng với người đã chứng ngộ thì
không thể nào không tin được. Bây giờ nếu tôi là người đã chứng ngộ thì tôi phải
tin vào lí thuyết trái đất hổng. Phật chưa bao giờ nghe nói về điều đó và ông ấy
đã chứng ngộ; Jesus chưa bao giờ biết về nó và ông ấy đã chứng ngộ. Nhưng người
này viết lá thư đang nói, "Thầy có thể đùa, thầy có thể cười vào điều đó,
bởi vì thầy không muốn nói điều gì về nó. Có thể có lí do nào đó tại sao thầy
không muốn nói nó, nhưng tôi truyệt đối chắc chắn thầy biết nó là vậy."
Cho dù bạn phủ nhận nó, cho dù
bạn cười và đùa, những người bị thuyết phục về ý tưởng nào đó, dù chúng là bất
kì cái gì, dù chúng không lành mạnh, ngớ ngẩn, đều sẽ tìm ra cách thức và phương
tiện để kiếm hỗ trợ cho nó. Nếu bạn không trả lời họ sẽ nghĩ bạn không trả lời
vì người khác, những người thường, sẽ không hiểu nó; nó là vấn đề tinh tế tới mức
chỉ rất ít người mới có thể hiểu được nó.
Bây giờ một người đàn bà đã hỏi,
"Thưa Thầy kính yêu, thầy nói gì đây? Tôi cảm thấy tôi đã trở nên chứng ngộ."
Tôi chưa bao giờ hỏi bất kì ai. Sao bạn phải hỏi tôi? Nếu bạn chứng ngộ, rất tốt!
Mất hút đi! Bạn đang làm gì ở đây? Bây giờ trở thành Bồ tát và đi giúp đỡ người
khác trở nên chứng ngộ đi. Đi tới California đi bởi vì ở đó bạn sẽ thấy nhiều
người chứng ngộ thế, và tất cả đều xác nhận cho nhau!
Phật nói: Điều đầu tiên cần nhớ khi ông đi vào trong
quần chúng là giữ mồm miệng.
Một lần ông ấy được thuyết phục
về sự kiện là mọi người đang cần sự giúp đỡ lớn lao, ông ấy nhấn mạnh cả đời
mình rằng chừng nào bạn còn chưa tìm thấy điều tuyệt đối mâu thuẫn với bản tính
bên trong nhất của bạn, hãy trở thành Bồ tát. Nhưng có vài người mà với họ điều
đó có thể ngược lại với bản tính bên trong của họ; thế thì họ phải vẫn còn là a
la hán. Đừng ép buộc họ. Nhớ lấy: mọi người cần giúp đỡ. Nếu bạn có thể có ích
gì, làm bất kì cái gì bạn có thể làm, nhưng nếu bạn không thể, nếu điều đó cho
cảm giác đơn giản là cái gì đó ngược lại bản tính cố hữu của bạn, tiếng nói bên
trong của bạn, thì quên hết về nó đi.
A la hán cũng giúp theo cách
riêng của ông ấy; không có việc giúp nhưng ông ấy vẫn giúp - bởi sự hiện diện của
ông ấy. Ông ấy vẫn còn trong im lặng của mình, ông ấy sống cuộc sống bình thường
của mình không nói với ai điều gì cả, không biểu lộ kinh nghiệm của mình, không
diễn đạt niềm vui của mình. Ông ấy sống một cách vui vẻ, nhưng ông ấy không làm
nỗ lực có chủ định nào để trao đổi. Dầu vậy, vài linh hồn nhạy cảm sẽ bị hấp dẫn
tới ông ấy. Họ sẽ bắt đầu theo ông ấy một cách im lặng, họ sẽ ngồi bên cạnh ông
ấy.
Ông ấy sẽ không nói cái gì cả;
họ sẽ nghe im lặng của ông ấy. Nếu ông ấy đã đạt tới, có hào quanh quanh ông ấy;
họ sẽ được nuôi dưỡng bằng hào quang này. Nếu ông ấy đã tìm thấy nhà mình, sẽ
có an bình toả ra mà bạn sẽ được tắm trong nó, bạn sẽ được ân huệ ở cùng với
ông ấy. Ông ấy sẽ có khả năng giúp đỡ bạn chỉ theo cách gián tiếp.
Một dân thành thị hào hoa, nóng
nảy và bận rộn trong chiếc xe hơi lớn bị lạc vô vọng trong mê cung các đường
làng quê. Nhận ra một người địa phương đang ngồi ở cổng, nhai cọng rơm, ông ta
dừng xe đối diện và kêu to, "Ông ơi, ông bạn tốt ơi, ông có thể cho tôi biết
con đường này đi tới đâu không?"
"Không," là lời đáp.
"Ông có thể cho tôi biết
con đường kia dẫn tới
đâu không, đường rẽ sang trái
đó?" "Không."
Bắt đầu bị hơi chút bực dọc quí
ông thành thị gào lên, "Này, con đường kia rẽ sang phải đi tới đâu?"
"Không biết," là lời
đáp.
"Ông phải là loại người ngốc
nào đó!" quí ông thất vọng gào lên.
"Có thể," người bình
thản này nói, "nhưng ít nhất tôi biết tôi đang ở đâu."
Đây là cách thức của a la hán:
ông ấy biết nơi ông ấy đang ở. Ông ấy sẽ không nói gì về bất kì con đường nào,
bất kì cái gì về bất kì con đường nào, nhưng ông ấy biết nơi ông ấy ở và ông ấy
hoàn toàn mãn nguyện với điều đó. Bạn có thể ngồi bên cạnh ông ấy, bạn có thể
được nuôi dưỡng bởi sự hiện diện của ông ấy, nhưng ông ấy sẽ không làm nỗ lực
trực tiếp nào. Một cách gián tiếp... nếu bạn có thể uống sự hiện diện của ông ấy,
bạn được đón chào, nhưng ông ấy sẽ không gọi bạn tới, ông ấy sẽ không tìm và kiếm
bạn.
Phật nói: Phần lớn điều xảy ra
là năm mươi phần trăm người chứng ngộ là a la hán và năm mươi phần trăm là Bồ
tát. Đó là cách tự nhiên giữ cân bằng trên mọi bình diện. Cho nên đừng lo nếu một
ngày nào đó bạn cảm thấy rằng bạn đã đạt tới, nhưng không có ham muốn giúp đỡ bất
kì ai; thế thì đừng áp đặt điều đó. Áp đặt nó sẽ là xấu, sẽ là bạo hành, sẽ là
huỷ diệt. Nếu nó không có đó thì nó không có đó. Thế thì Thượng đế hạnh phúc với
bạn như bạn vậy.
Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng có
ham muốn nảy sinh trong bạn để giúp đỡ, để từ bi, để nắm tay ai đó, để làm
thành chiếc thuyền và đưa mọi người sang bờ xa hơn, thế thì đừng lo về rắc rối.
Rắc rối có đó, nhưng thế giới cần một số người có thể chỉ ra con đường, và chỉ
những người biết mới có thể chỉ ra con đường. Ngay cả với họ cũng là khó. Và thế
giới này lại đang vô cùng cần bởi vì nó đang bị những người ngu dẫn đi. Nó đang
bị hướng dẫn bởi các chính khách và tu sĩ, đủ mọi loại người không biết điều họ
đang làm. Đó là lí do tại sao bao giờ cũng có hỗn độn như thế.
Con của Mulla Nasruddin về nhà
muộn từ trường. Mulla vồ lấy nó và cho nó một bạt tai, nói, "Đây là bài học
cho con lần sau chớ có về nhà muộn!"
Hôm sau cậu con trai về nhà với
quần áo bẩn thỉu do chơi đùa. Mulla cho nó một bợp, nói, "Đây là bài học
cho con chớ có làm bẩn quần áo!"
Ngày hôm sau cậu con trai về
nhà với điểm xấu. Mulla lại đánh nó, nói, "Đây là bài học cho con chớ có bị
điểm xấu!"
Ngày thứ tư, ngay khi cậu con vừa
về tới nhà, Mulla vồ lấy nó và đánh nó.
"Có chuyện gì thế bố?"
cậu con trai vừa hỏi vừa khóc. "Hôm nay con về nhà đúng giờ, quần áo sạch
sẽ, và có điểm tốt!"
"Đây là bài học cho
con," Mulla Nasruddin nói. "Không có công bằng trên thế giới
này!"
Bây giờ đây là những người đã tạo
ra thế giới này và những người đang hướng dẫn nó và những người đang dạy dỗ và
nuôi dưỡng trẻ con mới - để tạo ra nhiều hỗn loạn hơn trên thế giới.
Vâng, Bồ tát là cần thiết,
nhưng con đường của họ gian nan hơn con đường của a la hán nhiều lắm. Nhà huyền
môn tận hưởng phúc lạc của mình. Ông ấy giống như hoa hồng đẹp, ngát hương, nhảy
múa trong gió, trong ánh mặt trời, trong mưa, nhưng không quan tâm về bất kì
cái gì khác. Bồ tát đỡ gánh nặng của người khác trên vai mình. Ông ấy cố gắng
giúp những người không có khả năng nhận sự giúp đỡ nào, người không chỉ không
có khả năng nhận sự giúp đỡ nào mà còn rất bướng bỉnh trong sự từ chối điều đó
của họ, người cảm thấy bị xúc phạm nếu bạn cố giúp họ.
Đó là lí do tại sao Phật nói: Giữ mồm miệng.
Phải rất có ý thức về điều bạn
đang nói, bạn đang nói điều đó với ai, vì vài lí do. Thứ nhất: chân lí bạn đã
tìm ra không thể được nói ra; ngôn ngữ là không thích hợp. Bạn chỉ có thể nêu
chỉ dẫn, bạn chỉ có thể làm vài cử chỉ - ngón tay chỉ trăng. Bạn không thể biện
minh cho nó được. Bạn có thể thuyết phục, nhưng bạn không thể làm cho ai tin được.
Nó không phải là kinh nghiệm của họ, cho nên đừng giận nếu họ không nghe bạn. Nếu
họ đi ngược lại bạn, đừng cảm thấy rằng họ là bạc bẽo. Họ đơn giản cư xử theo
cách họ có thể cư xử. Bạn phải rất, rất kiên nhẫn với họ. Bạn phải chấp nhận mọi
loại lăng mạ mà họ sẽ ném vào bạn. Bạn phải chấp nhận đá và hoa của họ. Cho dù
họ giết bạn, bạn phải chết đi mà vẫn yêu mến họ.
Đó là cách Jesus chết: với lời
cầu nguyện trên môi ông ấy với Thượng đế, "Xin tha thứ cho họ, vì họ không
biết điều họ đang làm."
Thứ hai: nói ra chân lí là làm
sai nó đi - cho nên cố gắng nói nó một cách gián tiếp; đừng bao giờ đưa ra phát
biểu trực tiếp về nó. Đừng nói "có Thượng đế" hay "không có Thượng
đế." Những phát biểu trực tiếp này đã tạo ra nhiều lẫn lộn trên thế giới;
thay vì giúp cho mọi người họ đã tạo ra xung đột, chiến tranh, sát hại. Đừng
đưa ra phát biểu trực tiếp về Thượng đế hay chân lí hay niết bàn. Bạn phải rất,
rất tinh tế. Bạn phải sống theo cách mà mọi người trở nên nhận biết rằng bạn đã
đạt tới cái gì đó đang bị bỏ lỡ trong cuộc sống của họ, rằng có cái gì đó nhiều
hơn trong cuộc sống mà không sẵn có cho họ. Đó là mọi điều bạn có thể làm được.
Đừng nói theo văn xuôi mà nói
theo thơ ca. Ca bài ca - không cần tam đoạn luận. Để cho tiếng cười của bạn và
niềm vui của bạn làm lẩy cò quá trình nào đó trong họ để cho họ cũng có thể bắt
đầu tìm và kiếm. Để cho bạn là bằng chứng thay vì đưa ra những biện luận lớn
lao. Bồ tát không phải là nhà thượng đế học, ông ấy không biện minh cái gì cả.
Ông ấy là bằng chứng; ông ấy không đưa ra bằng chứng khác.
Chân lí là cái gì đó bên ngoài
lời và bên ngoài ngay cả nghĩa. Nó gần với âm nhạc hơn. Cho nên để âm nhạc bao
quanh bạn: Giữ mồm miệng... bằng không, lời của bạn có thể phá huỷ âm nhạc. Im
lặng còn nhiều nhạc tính hơn, mang tính hùng biện nhiều hơn. Lời cho chân lí một
nghĩa nào đó, một cách tự nhiên, bởi vì lời có nghĩa. Nghĩa đóng khung chân lí,
cái vốn vô hạn.
Cũng giống như khi bạn đang
nhìn từ cửa sổ lên bầu trời sao và cửa sổ của bạn tạo ra khung cho bầu trời. Bầu
trời không có khung; nó bắt đầu ở không đâu, kết thúc ở không đâu, nhưng bây giờ
cửa sổ của bạn đang tạo ra khung cho bầu trời. Khung đó thuộc về cửa sổ, nhưng
người bao giờ cũng sống bên trong cửa sổ và không bao giờ đi ra ngoài nó sẽ
nghĩ rằng bầu trời là hình vuông giống như cửa sổ, rằng nó có cùng hình và dạng.
Mọi người sống trong lời, họ
chưa bao giờ biết gì tới vô lời, cho nên cho họ một kinh nghiệm về vô lời đi.
Giúp họ thiền. Thay vì cho họ học thuyết, cho họ kinh nghiệm.
Thứ ba: bao giờ cũng nhớ lấy, bất
kì điều gì bạn nói đều nhất định bị hàng triệu người hiểu lầm. Cho nên đừng cảm
thấy bị xúc phạm, đừng cảm thấy giận dữ, đừng cảm thấy bị đánh giá. Khi họ đang
hiểu lầm bạn, họ đơn giản nói điều gì đó về bản thân họ, không về bạn. Chừng
nào bạn chưa thể bình thản với mọi loại hiểu lầm đang dồn đống lên bạn, bạn
không thể có ích gì cho họ; thế thì bản thân bạn sẽ cần giúp đỡ.
Hai kẻ cực hippie đang bước đi
trên đường làng quê.
Kẻ hippie này quay sang kẻ
hippie kia và hỏi, "Mày có ỉa ra quần không?"
"Không," người kia
đáp.
Đi xa thêm một chút kẻ hippie
thứ nhất lại hỏi kẻ kia, "Mày có chắc mày không ỉa ra quần khôngs?"
"Hoàn toàn chắc," kẻ
kia nói.
Đi xa thêm chút nữa kẻ hippie
thứ nhất nói, "Lại đây, cởi quần mày ra và để tao xem."
Khi kẻ kia đang vâng lời, kẻ
hippie thứ nhất kêu lên, "Đấy, tao đã bảo mày thế rồi!"
"Ồ," người kia nói,
"tao cứ tưởng mày nói hôm nay!"
Mọi người hiểu tương ứng theo bản
thân họ. Mulla Nasruddin đi Italy, cho nên tôi bảo anh ta,
"Nasruddin, học chút tiếng
Italia đi."
Anh ta nói, "Tôi đã học rồi.
Tôi đã học bài học từ Radha."
Khi anh ta quay về từ Italy anh
ta rất giận. Tôi nói, "Có chuyện gì vậy?"
Anh ta nói, "Một hôm tôi đi-a
tới một thị trấn lớn. Vào buổi sáng, tôi xuống ăn sáng. Tôi bảo-a người phục vụ,
'Tôi muốn hai miếng bánh mì nướng nước đái1.'
"Cô ấy mang-a cho tôi chỉ
mỗi một nước đái. Tôi bảo cô ấy, 'Tôi muốn hai nước đái.'
"Cô ấy nói, 'Vào nhà xí.'
"Tôi nói, 'Không, cô không
hiểu - tôi muốn hai bãi trên đĩa của tôi.'
"Cô ấy nói, 'Tốt hơn cả
ông không nên đái trên đĩa, ông là đồ chó đẻ!'
"Sau đó tôi đi ăn ở một
nhà hàng lớn. Người phục vụ đem-a cho tôi một cái thìa và con dao, nhưng không
có đéo2. Tôi bảo cô ấy, 'Tôi muốn đéo.'
"Cô ấy nói, 'Mọi người đều
muốn đéo.'
"Tôi bảo cô ấy, 'Cô không
hiểu - tôi muốn đéo trên bàn.'
"Cô ấy nói, 'Ông tốt hơn cả
là không đéo trên bàn, ông là đồ chó đẻ!'
"Thế là tôi đi về phòng
mình trong-a khách sạn và không có cứt3 trên-a giường tôi. Tôi gọi-a người quản
lí và bảo ông ta, 'Tôi muốn cứt.'
"Ông ta bảo tôi, 'Vào nhà
xí.'
"Tôi nói, 'Ông không hiểu
- tôi muốn cứt trên giường.'
"Ông ta nói, 'Tốt hơn cả
ông đừng cứt trên giường, ông là đồ chó đẻ!'
"Tôi ra khỏi khách sạn và
người ở quầy nói, 'Chúc ông an bình.'
"Tôi nói, 'Đái lên ông ấy,
ông là đồ chó đẻ. Tôi về nhà đây!'"
Khi bạn học tiếng Italia, tránh
Radha ra! Tôi cũng đã học từ cô ấy, nhưng từ khi Mulla Nasruddin kể cho tôi,
tôi đã thôi học - nó là nguy hiểm!
Mọi người có ngôn ngữ riêng của
họ, tâm trí riêng của họ, định kiến riêng của họ, khái niệm riêng của họ, hệ thống
triết lí, tôn giáo riêng của họ. Khi bạn nói với họ bạn đang nói với tâm trí đầy
rác rưởi; bạn không nói với ai đó im lặng. Và chừng nào người ta còn chưa im lặng
thì nhất định có hiểu lầm. Do đó Phật nói: Giữ mồm miệng.
Và lí do thứ tư là: chân lí là
cái gì đó mang tính tồn tại, nó không mang tính triết học. Triết học có thể nói
về; thực tế, bạn không thể làm gì được với triết học ngoại trừ nói về nó. Nó cứ
nói về và về, nó cứ loanh quanh. Từ 'về' nghĩa là lòng vòng, loanh quanh. Nhưng
chân lí mang tính tồn tại. Bạn phải giúp mọi người nếm trải nó. Cho nên chỉ
nói, nếu bạn thấy rằng qua việc nói bạn có thể thuyết phục một người thiền, im
lặng.
Đó là nỗ lực rất ngược đời, do
đó mới khó. Bạn phải nói cho mọi người để giúp họ trở nên im lặng. Bạn phải nói
về im lặng bởi vì mọi người không thể hiểu được im lặng một cách trực tiếp. Điều
đó rất ngớ ngẩn - nói về im lặng, dạy mọi người im lặng - nhưng điều đó phải được
làm, đặc biệt ở lúc bắt đầu.
Thứ hai: Không tự đề cao mình...
Điều đó rất tự nhiên khi bạn trở
nên chứng ngộ. Điều đó không phải là bản ngã, điều đó xảy ra rất tự nhiên. Nó
chẳng liên quan gì tới bản ngã bởi vì nếu bản ngã vẫn có đó thì bạn không thể
trở nên chứng ngộ được.
Phật nói: Giữ mồm miệng. Không
tự đề cao mình... bởi vì khi bạn trở nên chứng ngộ thì bản ngã đã biến mất - bạn
có thể trở nên chứng ngộ chỉ khi bạn đã hoàn thành điều kiện đó - nhưng bây giờ
kinh nghiệm này bao la, tràn ngập, cực lạc tới mức nó bắt đầu tự diễn đạt bản
thân nó. Bạn phải học....
Người ta nói về al-Hillaj
Mansoor - người đã bị đóng đinh như Jesus, theo cách còn vô nhân đạo và độc ác
hơn bản thân Jesus - người ta nói về ông ấy rằng cái ngày ông ấy trở nên chứng
ngộ, ông ấy kêu to, "Ana'l haq - Ta là chân lí! Ta là Thượng đế!"
Thầy ông ấy, Junnaid, cũng có mặt.
Ông ấy tới gần ông này, thì thào vào tai ông này, "Mansoor, giữ điều đó
trong ông thôi. Xin giữ điều đó bên trong ông! Kìm nó lại! Ta biết rất khó kìm
nó lại - nó bao la thế, gần như không thể nào kìm lại được. Nó tự diễn đạt bản
thân nó. Ta biết ông không thốt ra điều đó, nó được thốt ra bởi lực không biết
nào đó, bởi bản thân Thượng đế, nhưng dầu vậy ta nói với ông, giữ mồm miệng!"
Và Mansoor hứa, "Tôi sẽ giữ
mồm miệng." Ông ấy hiểu ra vấn đề, nhưng rồi lặp đi lặp lại ông ấy quên. Lặp
đi lặp lại ông ấy đi tới cùng trạng thái của ánh sáng, niềm vui, phúc lạc đó,
và việc hét to lên - tiếng gầm của sư tử, như Phật thường gọi nó - lại tới từ
ông ấy mặc cho bản thân ông ấy.
Ông sẽ tới và xin lỗi Junnaid,
thầy ông ấy, nhưng thầy nói, "Mansoor, cái gì đó phải được làm; bằng không
ông sẽ bị rắc rối không cần thiết. Ông có thể là sự giúp đỡ lớn lao cho nhân loại,
nhưng theo cách này ông sẽ lâm vào rắc rối không cần thiết. Và không chỉ ông,
ông sẽ chấm dứt công việc của ta nữa. Điều đó xảy ra cho ta nữa, nhưng ta phải
kìm nó lại và ông cũng phải kìm nó lại."
Nhưng Mansoor không có khả năng
về điều đó. Junnaid phái ông ta tới Kaaba trong cuộc hành hương ba năm.
"Có thể trong cuộc hành hương dài ba năm này, ở cùng nhiều nhà huyền môn,
ông ấy có thể bình thản lại. Kinh nghiệm này mới thế; dần dần ông ấy trở nên
quen với nó." Nhưng ông ấy không thể trở nên quen với nó được; khi ông ấy
quay về ông ấy lại trong cùng trạng thái đó. Ông ấy bị bắt bởi nhà vua, bởi mọi
người... bởi vì đó là nước Mô ha mét giáo và một trong những tội ác lớn nhất, tội
lỗi lớn nhất là tự gọi mình là Thượng đế, tuyên bố mình là Thượng đế. Ông ấy đã
bị giết chết.
Trong hàng thế kỉ đã có thảo luận
giữa những người Sufi ai vĩ đại hơn, Junnaid hay Mansoor. Bình thường người ta
sẽ nói Mansoor: ông ấy thực sự là người tử vì đạo: ông ấy chịu đựng và chịu đựng
bằng cách cười to. Ông ấy chết đi với tiếng cười. Ngay cả Jesus cũng đã ở vào
tình trạng bị từ bỏ chút ít. Khi chiếc đinh cuối cùng được đóng vào tay ông ấy,
ông ấy đã nhìn lên trời và nói, "Thượng đế ơi, ngài đã từ bỏ con rồi sao?
Ngài đã quên con rồi sao?" Phải đã có chút ít hoài nghi, chỉ là cái bóng của
hoài nghi. Ông ấy lập tức hiểu ra, ông ấy xin lỗi. Ông ấy nói, "Không, con
xin lỗi. Cứ để ý ngài được thực hiện." Nhưng trong một khoảnh khắc ông ấy
đã ngập ngừng. Mansoor chưa bao giờ ngập ngừng.
Và ông ấy đã bị giết một cách
tàn nhẫn tới mức việc đóng đinh của Jesus dường như còn rất nhân đạo nếu so với
việc đóng đinh của Mansoor. Đầu tiên chân ông ấy bị chặt ra, thế rồi tay bị chặt
ra, rồi mắt bị móc ra, rồi lưỡi bị cắt đi, rồi đầu bị chặt ra. Nhưng ngay cả
qua tất cả đau đớn này ông ấy vẫn là tiếng cười.
Trước khi lưỡi bị cắt, ai đó hỏi, "Sao
ông cười?"
Ông ấy nói, "Ta cười bởi
vì các ông không thể phá huỷ được kinh nghiệm của ta; bất kì điều gì các ông
làm đều không liên quan. Và ta đang cười bởi vì các ông đang giết một người và
ta là ai đó khác. Các ông là những kẻ ngu thế, đó là lí do tại sao ta cười!
Và ta cũng cười Thượng đế. Ta
cười ông ấy, 'Ngài không thể lừa tôi được. Dù ngài tới dưới bất kì dạng nào tôi
đều sẽ nhận ra ngài. Tôi nhận ra ngài trong kẻ đồ tể người đã chặt chân tôi,
người đã chặt tay tôi. Đó vẫn là ngài đang ở trong người đó, và không ai khác cả.'"
Thực tế, Junnaid dường như có vẻ
hơi chút hèn nhát; nhiều người nghĩ rằng ông ấy là kẻ có hơi chút hèn nhát. Sao
ông ấy phải bảo Mansoor giữ điều đó bên trong? Nhưng điều đó là không đúng -
ông ấy không phải là kẻ hèn nhát. Thực tế, ông ấy đã hi sinh nhiều hơn Mansoor.
Hi sinh của Mansoor là hiển nhiên; hi sinh của Junnaid là không hiển nhiên, nó
rất tinh tế.
Kìm chân lí lại khi nó xảy ra
là kì công siêu nhân, đó là phép màu. Và ông ấy cố kìm nó để cho ông ấy có thể
giúp được mọi người. Ông ấy là Bồ tát còn Mansoor là a la hán. Ông này không
quan tâm gì vì công việc, ông này không quan tâm gì về bất kì ai khác. Ông này
đã đạt tới, bây giờ không có vấn đề gì. Cái chết không phải là vấn đề chút nào,
ông ấy biết mình là bất tử.
Junnaid đang làm việc im lặng,
trong bóng tối, để giúp mọi người đang mù. Và bạn không biết đau khổ của ông ấy.
Đau khổ của ông ấy là ở chỗ ông ấy phải kìm cái gì đó mà không thể kìm nổi.
Phật nói: Không tự đề cao
mình.... Tránh bất kì việc đề cao nào, tránh bất kì công bố nào - trừ phi bạn
thấy nó sẽ có ích, trừ phi bạn thấy nó sẽ chuẩn bị con đường; thế thì nó là được.
Bản thân Phật đã tuyên bố,
"Ta là người chứng ngộ hoàn hảo nhất." Ông ấy biết rằng điều này sẽ
có ích. Nhưng nếu Jesus mà hỏi ông ấy thì ông ấy sẽ nói, "Không, kìm nó lại,"
bởi vì Jesus ở nước sai với người sai. Tuyên bố ở đó rằng, "Ta là Thượng đế"
chỉ là mời cái chết của bạn, không gì khác.
Jesus chỉ có thể làm việc trong
ba năm. Do đó Ki tô giáo nghèo nàn thế, bởi vì thầy chỉ sống ba năm. Cho tới
năm thứ ba mươi của mình ông ấy vẫn làm việc cho chứng ngộ riêng của mình. Khi
ông ấy thực sự ra khỏi các tu viện, bắt đầu làm việc, và thế rồi sống chỉ ba
năm. Đến ba mươi ba tuổi ông ấy bị đóng đinh. Bây giờ, thời gian ba năm là
không đủ chút nào. Phật đã làm việc trong bốn mươi hai năm; ngay cả điều đó
cũng không đủ.
Nếu Jesus mà hỏi Phật, Phật sẽ
bảo ông ấy, "Giữ im lặng, làm việc im lặng. Cứ là giáo sĩ bình thường
thôi. Không cần tuyên bố rằng ông là Con của Thượng đế. Ông biết điều đó, thế
là đủ; và Thượng đế biết điều đó, thế là đủ."
Nhưng ở Ấn Độ, bản thân Phật đã
tuyên bố điều đó. Đó là một chỗ hoàn toàn khác, đó là bầu khí hậu hoàn toàn
khác. Trong hàng thế kỉ chư phật đã xảy ra trên đất nước này, họ đã chuẩn bị
con đường; do đó việc tuyên bố là rất đơn giản, không có vấn đề gì.
Dầu vậy Phật nói: Phải rất thận
trọng, bởi vì chức năng của ông là làm sáng con đường. Đừng tạo ra nhiều rắc rối
cho những người theo ông. Họ đã trong rắc rối rồi, họ đang sống trong địa ngục.
Bạn phải làm cho họ nhẹ gánh.
vì lời của ông là dịu ngọt.
Nếu lời của bạn bắt nguồn từ im
lặng, từ bi, hiểu biết, từ trống rỗng tuyệt đối - nếu lời của bạn không tới từ
ai đó phi thường mà tới từ người bình thường - thế thì chúng sẽ dịu ngọt và
chúng sẽ giúp mọi người sâu sắc hơn bất kì cái gì khác.
Theo chân lí của đạo.
Chân lí của đạo là gì? Phật bao
giờ cũng ủng hộ kinh nghiệm và không bao giờ ủng hộ tin tưởng. Ông ấy nói: Bất
kì điều gì ông đã kinh nghiệm, bây giờ đi theo nó. Đừng tin vào nó bởi vì nó đã
được chư phật khác nói; theo nó chỉ khi ông đã kinh nghiệm và theo nó chỉ tới mức
độ mà ông đã kinh nghiệm. Nếu ông theo nó tới mức độ đó, ánh sáng của ông sẽ
chiếu xa hơn một chút phía trước và ông sẽ có khả năng theo ánh sáng đó thêm
chút nữa và chút nữa. Và chỉ bằng ngọn đèn nhỏ người ta có thể du hành qua hàng
nghìn dặm; người ta có thể đi qua đêm tối của linh hồn rất dễ dàng, dù nó dài
bao lâu.
Và nhớ đừng bao giờ tìm lối tắt. Niềm tin
là lối tắt; kinh nghiệm không phải là lối tắt.
Mới vài ngày trước đây một võ
sư trưởng, Shiva, đã bị ngã từ một bức tường. Bây giờ, một võ sĩ đạo được mọi
người coi là không thể bị ngã không dậy được! Cho nên tôi mới hỏi, "Chuyện
gì xảy ra?" Tôi đi tới biết rằng anh ấy đang cố tìm lối tắt từ nhà này
sang nhà khác bằng việc đi qua tường. Và lối tắt hoá ra là lối tắt dài - anh ta
bị mười hai mũi khâu!
Tránh lối tắt; lối tắt không
ích gì đâu. Không có lối tắt trong cuộc sống. Cuộc sống phải được sống trong tất
cả tính toàn bộ của nó. Lối tắt nghĩa là bạn đang né tránh vài điều. Bạn đang
nhảy vào kết luận, né tránh quá trình, né tránh vài bước. Bạn có thể đạt tới kết
luận, nhưng nó sẽ không là kết luận của bạn. Và nếu nó không phải là kết luận của
bạn thì nó chẳng có giá trị gì, nó được vay mượn. Bạn giống như con vẹt. Ngay cả
vẹt cũng có thể rất thông thái, nhưng điều đó không làm cho nó thành phật.
Rastus, một anh bạn da đen
Harlem, sôi nổi, quyết định rằng anh ta cần một con vẹt lai cho căn hộ xuất sắc
của mình.
Sau khi tìm một thời gian, anh
ta cuối cùng cũng tìm thấy một cửa hàng sinh vật cảnh bán vẹt biết nói. Người
chủ cửa hàng chỉ cho anh ta một con giá hai mươi nhăm đô la.
"Vẹt muốn ăn bánh
không?" Rastus hỏi, con vẹt không đáp lại. "Con vẹt này không biết
nói," Rastus nói, "Tôi muốn có con vẹt biết nói. Ông có con nào khác
không?"
Người chủ nói có một con bẩy
mươi nhăm đô la. Ông ta đem ra một cái chuồng từ sau quầy và mở ra có một con
chim trông hấp dẫn nhất.
"Vẹt muốn ăn bánh
không?" Rastus lại hỏi, và lại không có đáp ứng lại. "Con vẹt này
không biết nói," Rastus quát lên bực bội, "Ông không có con nào biết
nói sao?"
Người chủ tiệm bảo anh ta rằng
ông ấy quả còn giữ một con khác trong phòng sau, nhưng nó rất đắt - hai trăm
năm mươi đô la.
Ông ấy đem ra con chim đẹp nhất
mà Rastus đã từng thấy, và anh ta kích động kêu lên, "Vẹt muốn ăn bánh
không?" Không có đáp ứng. Rastus phát rồ. "Ông có hay ông không có
con chim biết nói?" anh ta hỏi.
Người chủ tiệm ngần ngại và rồi
đáp rằng ông có một con chim hoàn toàn ngoại lệ, và mặc dầu ông ấy không lên kế
hoạch bán nó, nhưng với hai nghìn đô la thì ông ấy có thể xem xét việc bán. Ông
ta đưa Rastus vào một phòng ở tận cùng cửa tiệm. Ở đó, được bao quanh bởi một
trong những thư viện đầy đủ nhất mà Rastus đã từng thấy, là con vẹt đó. Nó đang
đậu trên ghế bọc dưới chiếc đèn đọc, sách ôm trong lòng, đeo kính, mặc chiếc áo
vét ám khói và đi dép lê. Nó đang hút tẩu thuốc, chìm sâu trong việc đọc sách.
"Vẹt muốn ăn bánh
không?" Rastus hỏi nín thở từ cửa vào.
Chậm rãi, từ từ con vẹt nhìn
lên từ trang sách và nhăn nhó đáp lại, "Người da đen có muốn ăn dưa hấu
không?"
Cho dù thế thì vẹt vẫn là vẹt
thôi!
Chừng nào bạn còn chưa kinh
nghiệm, bất kì niềm tin nào bạn có cũng
đều tuyệt đối vô giá trị. Do đó Phật nói: Theo chân lí của đạo. Ông ấy ngụ ý rằng
điều bạn đã kinh nghiệm bằng việc đi trên con đường của thiền, phản ánh lên nó.
Trước khi bạn bắt đầu giúp người khác, hãy phản ánh theo kinh nghiệm đã xảy ra
cho bạn qua thiền - bởi vì kinh nghiệm nó là một điều, diễn đạt nó là điều hoàn
toàn khác. Thiền không khó thế khi diễn đạt kinh nghiệm của thiền và thuyết phục
mọi người thiền. Các nhà huyền môn đã từng có nhiều, các bậc thầy có rất ít.
Thầy có cái chạm vàng. Khoảnh
khắc thầy chạm vào bạn, cái gì đó trong bạn bắt đầu trưởng thành. Thầy giống
như người làm vườn có ngón tay mầu lục.
Phản ánh lên nó.
Làm nó thành của riêng ông.
Hấp thu nó một cách toàn bộ đi.
Thiền lúc ban đầu chỉ là kinh nghiệm và bạn là người kinh nghiệm. Dần dần, dần
dần khoảng cách giữa người kinh nghiệm và kinh nghiệm biến mất; nó cần thời
gian. Chừng nào kinh nghiệm và người kinh nghiệm còn chưa trở thành một, bạn
không thể giúp được người khác. Chừng nào thiền còn chưa trở thành chính nhịp
tim đập của bạn, bạn sẽ không có khả năng thuyết phục được ai cả. Điều đó gần
như là việc dụ dỗ! Làm nó thành của riêng ông.
Sống nó.
Trước khi bạn bắt đầu giúp cho
người khác, sống tới thiền. Nó trở thành của riêng của bạn nhiều tới mức nó bao
giờ cũng có đó như dòng chảy ngầm. Chỉ thế thì bạn mới có thể giúp đỡ.
Sống nó.
Nó bao giờ cũng nâng đỡ ông.
Đừng ngoảnh mặt đi với điều được cho ông...
Nhớ lấy, thiền sẽ cho bạn nhiều
vui vẻ, nhiều phúc lành, nhiều món quà sẽ giáng xuống bạn.
Đừng ngoảnh mặt đi với điều được
cho ông. Đừng là kẻ keo kiệt trong việc nhận. Mọi người keo kiệt trong việc
cho, họ keo kiệt cả trong việc nhận nữa. Khi món quà lớn giáng xuống bạn, bạn
co lại, bạn lùi lại; bạn trở nên sợ bởi vì những món quà đó lớn tới mức bạn cảm
thấy bạn có thể bị nhận chìm. Khi phúc lạc tới với bạn nó giống như trận lụt.
Do đó Phật nói: Đừng ngoảnh mặt
đi với điều được cho ông... bởi vì nếu bạy quay mặt đi bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội này,
và nó có thể không gõ cửa nhà bạn lần nữa trong thời gian dài. Người ta chẳng
bao giờ biết khi nào khoảnh khắc đó sẽ tới nữa. Cho nên bất kì khi nào cái gì
đó xảy ra cho bạn trong thiền, mở trái tim bạn ra. Cho dù bạn sợ cái không biết,
dầu vậy vẫn đi vào trong cái không biết. Và đi với nhảy múa, đi một cách vui vẻ,
bởi vì trong thiền không cái gì sai có thể xảy ra cho bạn. Trong thiền, chỉ
phúc lành là có thể.
không với lấy điều được cho người khác...
Nhưng đó là cách tâm trí chúng
ta vận hành. Ngay cả khi tâm trí mất rồi, ngay cả khi rắn không có đó, nó vẫn để
lại dấu vết của nó trên cát. Mọi người trở nên quan tâm nhiều hơn tới điều đang
diễn ra cho người khác. Thay vì nhận cái đang xảy ra cho họ, họ bắt đầu quan
tâm tới điều đang xảy ra cho người khác; họ bắt đầu cố gắng vì những điều khác.
Nhớ lấy, cái đang xảy ra cho bạn
là của bạn và cái không xảy ra cho bạn, bạn còn chưa chín cho điều đó; và nó
không thể xảy ra được trước thời của nó, cho nên đừng khao khát điều đó. Chờ đợi.
Giữ cho bản thân mình kiên nhẫn nhất có thể được. Nhận bất kì cái gì tới và đừng
khao khát về cái không tới trên con đường của bạn; nó sẽ tới.
...Sợ rằng ông quấy rối yên tĩnh của người
khác.
Bạn có thể quấy rối yên tĩnh của
mình theo hai cách. Một: bằng việc từ chối cái tới với bạn, do sợ. Và hai: bằng
việc đòi hỏi cái đã không tới với bạn, do tham vọng.
Nói lời cám ơn...
Với tất cả những cái tới với bạn, hãy biết
ơn.
...với điều đã được trao cho ông,
Dù nó nhỏ thế nào.
Thuần khiết, đừng bao giờ nao núng.
Bất kì khi nào Phật dùng từ
'thuần khiết' ông ấy bao giờ cũng ngụ ý hồn nhiên. Đừng trở nên thông thái. Cho
dù bạn đã đi tới biết bản thân mình, đừng trở nên thông thái. Cho dù bạn đã
đương đầu với Thượng đế, đừng trở nên thông thái. Dù bạn đã biết bất kì cái gì,
quên hết tất cả về nó đi. Lại trở thành hồn nhiên. Bao giờ cũng vẫn trong trạng
thái của không biết, thế thì nhiều điều hơn nữa sẽ xảy ra cho bạn.
Điều thường xảy ra khi bạn đi
vào trong thiền là ở chỗ cái gì đó xảy ra, nhưng bạn không cảm thấy biết ơn;
ngược lại, bạn cảm thấy đây là quyền của bạn - thực tế nó đáng phải xảy ra lâu
trước đây rồi. Bạn là người xứng đáng thế, đức hạnh thế, linh thiêng thế, và bạn
đã làm nhiều điều thế; sao bạn phải biết ơn?
Đó là cách tiếp cận sai; điều
đó nghĩa là bạn đang dừng quá trình lại. Trong việc biết ơn nhiều điều nữa sẽ tới
với bạn. Cho nên cho dù một thoáng nhìn nhỏ bé tới với bạn, cảm thấy biết ơn
đi. Chỉ một tia sáng và cảm thấy biết ơn, cứ dường như toàn thể mặt trời đã tới
với bạn. Và toàn thể mặt trời sẽ tới, đi theo tia sáng này. Nhưng nếu bạn không
biết ơn, bạn trở nên bị đóng; thậm chí tia sáng này sẽ biến mất và bạn sẽ lại
trong bóng tối của mình, trở lại trong bóng tối của bạn.
Và nhớ bao giờ cũng vẫn còn
trong trạng thái không biết. Đừng bắt đầu trở nên thông thái, đừng bắt đầu triết
lí hoá, đừng bắt đầu tạo ra hệ thống ý nghĩ. Điều này xảy ra; đó là lí do tại
sao Phật đang làm cho các Bồ tát của ông ấy tỉnh táo.
Tôi muốn bạn nhớ những lời kinh
này bởi vì nhiều người trong các bạn -
ít nhất năm mươi phần trăm trong các bạn - đang trở thành Bồ tát chẳng chóng
thì chầy. Cho nên nhớ lấy những lời kinh này - chúng dành cho bạn. Tôi không
quan tâm tới Dhammapada, tôi quan tâm tới các bạn! Tôi nói cho các bạn!
Dhammapada chỉ là cái cớ. Tôi muốn nói cùng điều đó cho bạn, nhưng Phật đã nói
chúng tuyệt vời, thơ ca tới mức tôi không thấy cần gì để nói chúng theo cách
riêng của tôi; tôi chỉ có thể bình luận về ông ấy - bởi vì chân lí là vĩnh hằng
và nó vẫn còn như thế mãi mãi.
Tránh triết lí hoá khi bạn đi
vào thế giới của thiền. Nó nảy sinh, nó tới một cách không tránh được - rất
mong muốn triết lí - bởi vì nhiều điều hay thế đang xảy ra và bạn muốn tạo ra hệ
thống ý nghĩ quanh chúng. Tất cả những triết học trên thế giới đã nảy sinh theo
cách này. Cái gì đó, chỉ chút ít, đã xảy ra, và họ bắt đầu tạo ra lâu đài lớn từ
cái đó. Một viên gạch có đó là họ làm ra ngôi nhà lớn, cung điện, chỉ cung điện
tưởng tượng, từ nó. Ngay cả gạch cũng mất đi trong lâu đài tưởng tượng đó.
Ba con chuột nhỏ ngồi trước lỗ
chuột trên cánh đồng. Chúng đang trong tâm trạng buồn bã, khi chúng im lặng
quan sát chim bay từ cây nọ sang cây kia. Sau một chốc một con chuột nói,
"Được là chim và bay trên bầu trời thì thật tuyệt vời."
Cả ba con chuột ủ ê về điều đó
trong một lúc lâu và chúng trở nên buồn hơn.
Cuối cùng, con chuột thứ hai
nói, "Là một con chin đã rất hay rồi, nhưng sẽ còn hay hơn để là hai con
chim. Nếu mình là hai con chim mình có thể bay sau bản thân mình."
Lũ chuột nghĩ về điều này thậm
chí con lâu hơn và chúng thậm chí trở nên buồn hơn trước.
Sau một lúc lâu con chuột thứ
ba nói, "Điều tuyệt vời nhất phải là ba con chim, bởi vì thế thì mình có
thể quan sát bản thân mình bay sau bản thân mình!"
Đây là điều triết học là gì. Mọi
người cứ nghĩ mãi về những thứ chẳng ở đâu cả. Nhưng bạn có thể tận hưởng điều
đó. Triết học được nhiều người thích thú bởi lẽ đơn giản là mọi người đều có thể
đảm đương được triết lí. Nếu ba con chuột kia có thể đảm đương được điều đó,
còn nói gì tới con người? Mọi người đều là triết gia.
Phật cực lực chống lại triết
lí. Ông ấy nói triết lí làm biến chất, nó làm cho bạn thành thông thái - không
làm bạn thành người biết, nó làm bạn thành thông thái. Nó đem vào cái không thuần
khiết; nó làm ô nhiễm bản thể bên trong của bạn. Thuần khiết và đừng bao giờ vấp
ngã khỏi thuần khiết của bạn.
Nếu bạn muốn giúp người khác,
những lời kinh này phải được ghi nhớ thường xuyên. Thiền về chúng, làm cho
chúng thành của riêng bạn, sống chúng. Chúng bao giờ cũng nâng đỡ bạn; chúng là
sự nuôi dưỡng lớn lao.
Đủ cho hôm nay.
1 Mulla phát âm nhầm, piece - miếng bị phát
âm thành piss - nước đái.
2 Mulla phát âm nhầm, fork - cái dĩa bị
phát âm thành fuck - đéo.
3 Mulla phát âm nhầm, sheet - ga trải giường
bị phát âm shit - cứt.
4 Mulla hiểu nhầm, peace - an bình bị nghe
âm thành piss - đái.