Chương 3. Điều bạn muốn bạn sẽ trở thành

Chương 3. Điều bạn muốn bạn sẽ trở thành

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 5)
Chương 3. Điều bạn muốn bạn sẽ trở thành


Tôi tìm vô vọng người xây nhà tôi qua vô hạn kiếp sống.
Tôi không tìm được người đó...
Đi vào kiếp sau khó thế!
Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà!
Và không bao giờ ông sẽ xây nhà của tôi.
Tôi đã rút rui nhà,
Chẻ thanh ngang ra
Và ham muốn đã bị dập tắt.
Và bây giờ tâm trí tôi tự do.
Không có cá trong hồ.
Con sếu cẳng dài đứng trong nước.
Thật buồn cho người khi còn trẻ
sống phóng túng và hoang phí của cải của mình
Thật buồn cung đã gãy,
Và người đó thở dài buồn bã
Sau khi tất cả đã nảy sinh và đã mất đi.
Phật Gautama là bước đột phá vĩ đại nhất mà nhân loại đã từng biết tới cho tới giờ. Thời gian đáng ra không nên được phân chia theo tên của Jesus Christ; nó nên được phân chia theo tên của Phật Gautam. Chúng ta nên phân chia lịch sử thành trước Phật và sau Phật, không phải là trước Christ và sau Christ, bởi vì Christ không phải là một đột phá; ông ấy là sự liên tục. Ông ấy đại diện cho quá khứ trong cái đẹp và cái vĩ đại vô cùng của nó. Ông ấy là chính tinh hoa của toàn thể việc tìm kiếm của nhân loại trước ông ấy. Ông ấy là hương thơm của tất cả nỗ lực quá khứ của con người để biết Thượng đế, nhưng ông ấy không phải là bước đột phá. Theo nghĩa thực của từ này thì ông ấy không phải là người nổi dậy. Phật là người nổi dậy, nhưng Jesus có vẻ có tính nổi dậy hơn Phật bởi lẽ đơn giản là việc nổi dậy của Jesus là hữu hình còn việc nổi dậy của Phật là vô hình.
Bạn sẽ cần sáng suốt lớn lao để hiểu điều Phật đã đóng góp cho tâm thức nhân loại, cho tiến hoá nhân loại, cho trưởng thành của nhân loại. Con người chắc đã không được như vậy nếu như đã không có Phật. Con người chắc vẫn còn như cũ nếu như đã không có Christ, không có Krishna; chắc sẽ không có mấy khác biệt. Loại bỏ Phật và cái gì đó cực kì quan trọng bị mất đi; nhưng nổi dậy của ông ấy là rất vô hình, rất tinh tế.
Trước Phật, việc tìm kiếm - việc tìm kiếm tôn giáo - về nền tảng đã là mối quan tâm tới Thượng đế: một Thượng đế ở bên ngoài, một Thượng đế ở đâu đó trên trời. Việc tìm kiếm tôn giáo cũng đã liên quan tới một đối thể của ham muốn, cũng nhiều như việc tìm kiếm trần tục. Phàm nhân tìm tiền, quyền, danh, và người thế giới khác tìm kiếm Thượng đế, cõi trời, vĩnh hằng, chân lí. Nhưng một điều là chung: cả hai đều tìm kiếm ở bên ngoài bản thân họ, cả hai đều hướng ngoại. Nhớ từ này, bởi vì điều này sẽ giúp cho bạn hiểu Phật.
Trước Phật, việc tìm kiếm tôn giáo đã không quan tâm tới bên trong mà tới bên ngoài; nó là hướng ngoại, và khi tìm kiếm tôn giáo mà hướng ngoại nó không thực có tính tôn giáo. Tôn giáo bắt đầu chỉ với hướng nội, khi bạn bắt đầu chìm sâu vào bên trong bản thân mình. $ketdoan $modoan
Mọi người đã đi tìm Thượng đế trong nhiều thế kỉ: Ai là người xây dựng ra vũ trụ này? Ai là đấng sáng tạo của vũ trụ này? Và có nhiều người vẫn sống vào thời tiền Phật, những người vẫn đang hỏi các câu hỏi như vậy: Ai là đấng sáng tạo của thế giới? Khi nào ngài đã tạo ra thế giới? Có một số người ngu thậm chí đã từng xác định ngày, ngày tháng và năm Thượng đế đã tạo ra thế giới. Có những nhà thượng đế học Ki tô giáo nói rằng đích xác bốn nghìn linh bốn năm trước Jesus Christ - Thứ hai, ngày mồng một tháng giêng! - Thượng đế đã tạo ra thế giới hay đã bắt đầu sáng tạo ra thế giới, và ngài đã kết thúc công việc này trong sáu ngày. Chỉ một điều là đúng về nó: rằng ngài phải đã kết thúc công việc này trong sáu ngày, bởi vì bạn có thể thấy đống lộn xộn mà thế giới này đang trong đó - nó là công việc của sáu ngày mà! Và kể từ đó ngài đã không được nghe nói tới nữa. Vào ngày thứ bẩy ngài nghỉ ngơi, và kể từ đó ngài đã nghỉ suốt...
Có thể Friedrich Nietzsche là đúng, rằng ngài không nghỉ ngơi đâu - ngài chết rồi! Ngài đã không biểu lộ bất kì mối quan tâm nào. Thế thì điều gì đã xảy ra cho sự sáng tạo của ngài? Nó dường như đã hoàn toàn bị quên lãng. Nhưng người Ki tô giáo nói, "Không, ngài đã không quên đâu. Trông đấy! Ngài đã phái Jesus Christ, con trai duy nhất của ngài, tới cứu thế giới. Ngài vẫn quan tâm chứ." Đó là mối quan tâm duy nhất mà người Ki tô giáo nói ngài đã biểu lộ, trong việc phái Jesus Christ tới... nhưng thế giới lại không được cứu. Nếu đó là mục đích của việc phái Jesus Christ tới thế giới này, thế thì Jesus đã thất bại và qua ông ấy Thượng đế đã thất bại - thế giới vẫn như cũ. Và đây là cái loại quan tâm gì vậy - rằng sứ giả của ngài đã bị đóng đinh và ngài chẳng thể làm gì được?
Có nhiều người vẫn đang sống trong thế giới quan tiền Phật.
Phật đã thay đổi toàn thể chiều hướng tôn giáo, ông ấy đã cho nó một bước ngoặt đẹp: ông ấy đã hỏi những câu hỏi thực. Ông ấy không phải là nhà siêu hình, ông ấy chưa bao giờ hỏi câu hỏi siêu hình nào; với ông ấy siêu hình toàn là rác rưởi. Ông ấy là nhà tâm lí học đầu tiên mà thế giới biết tới, bởi vì ông ấy đã đặt tôn giáo của mình không dựa trên triết học mà dựa trên tâm hồn học. Tâm hồn học theo nghĩa nguyên thuỷ của nó nghĩa là khoa học về linh hồn, khoa học về cái bên trong.
Ông ấy đã không hỏi: Ai tạo ra thế giới? Ông ấy hỏi: Tại sao tôi ở đây? Tôi là ai? Ai tạo ra tôi? Và đó không phải là câu hỏi về quá khứ - "Ai đã tạo ra tôi?" - chúng ta thường xuyên được tạo ra. Cuộc sống của chúng ta không giống như vật được tạo ra một lần cho tất cả; nó không phải là một vật. Nó là hiện tượng trưởng thành, nó là sự chảy của sông. Từng khoảnh khắc nó đi qua vùng lãnh thổ mới. "Ai tạo ra cuộc sống này, năng lượng này, tâm trí này, thân thể này, tâm thức này, cái tôi đang vậy?" Câu hỏi của ông ấy là khác toàn bộ. Ông ấy đang biến đổi tôn giáo từ hướng ngoại thành hướng nội.
Tôn giáo hướng ngoại cầu nguyện Thượng đế; tôn giáo hướng nội thiền. Lời cầu nguyện là hướng ngoại; nó được nói cho Thượng đế vô hình nào đó. Ngài có thể có đó, ngài có thể không có đó - bạn chẳng thể đảm bảo hay chắc chắn được; hoài nghi nhất định còn dai dẳng. Do đó mọi lời cầu nguyện đều được bắt rễ ở đâu đó trong hoài nghi, trong sợ hãi, trong bất định, trong tham lam.
Thiền được bắt rễ trong bạo dạn, trong vô tham. Thiền không cầu xin cái gì từ bất kì ai, nó không hướng tới bất kì ai. Thiền là trạng thái của im lặng bên trong. Lời cầu nguyện vẫn còn ồn ào, bạn vẫn còn nói - nói với Thượng đế, người có thể không có đó. Thế thì điều đó là không lành mạnh, thần kinh; bạn đang cư xử theo cách điên khùng. Người điên cứ nói hoài; họ không bận tâm nhiều liệu có ai nghe họ hay không. Đó là dấu hiệu chắc chắn rằng họ điên - họ tưởng tượng rằng ai đó có đó; không chỉ thế, họ gần như có thể thấy người khác. Quán tưởng của họ là lớn, tưởng tượng của họ là rất chất liệu. Họ có khả năng thay đổi hình bóng thành chất liệu, tưởng tượng thành hiện thực, hư cấu thành sự kiện. Với bạn họ dường như tham dự vào cuộc độc thoại; với bản thân mình, họ đang tham dự vào đối thoại rồi. Bạn không thể thấy được ai đang hiện diện ở đó - một mình họ thôi - nhưng họ thấy rằng ai đó có đó. $ketdoan $modoan
Chính bởi vì sự kiện này mà phân tâm học rất thận trọng về tôn giáo, bởi vì người tôn giáo hành xử như người thần kinh. Và có nhiều nhà phân tâm nghĩ rằng tôn giáo chẳng là gì ngoài bệnh thần kinh của đám đông - và họ có một điểm đúng: tôn giáo hướng ngoại là bệnh thần kinh của đám đông.
Nhưng nhà phân tâm phải chưa trở nên nhận biết về Phật. Phật sẽ cho họ sáng suốt mới nhìn vào tôn giáo, vào tôn giáo đúng. Không có lời cầu nguyện, không Thượng đế. Thiền không phải là đối thoại, hay thậm chí độc thoại - thiền là im lặng thuần khiết.
Mọi người hỏi tôi, "Đối tượng của thiền nên là gì?" Họ đang hỏi câu hỏi sai, nhưng tôi có thể hiểu được tại sao họ hỏi nó. Họ đã sống trong tôn giáo của lời cầu nguyện, và lời cầu nguyện không có được nếu không có ai ở đó để mà cầu nguyện. Lời cầu nguyện cần đối tượng của tôn thờ; lời cầu nguyện là sự phụ thuộc. Người tôn thờ không độc lập; người đó phụ thuộc vào đối tượng của sự tôn thờ của mình và người đó cũng sợ.
Nhưng thiền nhân không có đối tượng nào. Thiền không ngụ ý thiền về cái gì đó. Từ tiếng Anh 'meditation' cho quan niệm sai; trong tiếng Anh không có từ nào để dịch từ Phật giáo dhyana. Thực ra, không ngôn ngữ nào khác của thế giới có từ tuyệt đối đồng nghĩa với dhyana. Chính bởi vì sự kiện này mà khi Phật giáo đạt tới Trung Quốc họ đã không thể nào dịch được nó sang tiếng Trung Quốc; do đó dhyana trở thành ch'an - nó là cùng một từ. Từ tiếng Phạn là dhyana, nhưng Phật dùng tiếng Pali, ngôn ngữ khác, ngôn ngữ đã được hiểu bởi những người mà ông ấy đã sống cùng. Trong tiếng Pali, dhyana trở thành jhana; từ jhana, trong tiếng Trung Quốc nó trở thành ch'an, và từ ch'an, trong tiếng Nhật Bản nó trở thành zen. Tiếng Trung Quốc không có tương đương, tiếng Nhật Bản không có tương đương. Thực ra, không ngôn ngữ nào khác có từ tương đương bởi vì không ngôn ngữ nào khác đã cho sinh thành ra một người như Phật. Và không có Phật thì không thể nào cho nghĩa mới này, cách nhìn mới này, chiều hướng mới này.
Trong tiếng Anh, 'meditation - thiền' nghĩa là ngẫm nghĩ về cái gì đó; nhưng thế thì đó là suy nghĩ, nhiều nhất là suy tư thôi - nó không phải là thiền. Thiền nghĩa là có tính thiền, im lặng, an bình, không có ý nghĩ trong tâm trí, tâm thức không có nội dung. Đó là nghĩa đúng của thiền: tâm thức thuần khiết, tấm gương phản chiếu cái không. Khi tấm gương không phản chiếu cái gì, nó là thiền.
Phật đã làm rẽ ngoặt toàn thể cuộc truy tìm tôn giáo từ siêu hình vào tâm hồn vĩ đại, bởi vì ông ấy hỏi: Nguyên nhân của sống của tôi và chết của tôi là gì? Ông ấy không quan tâm tới vũ trụ. Ông ấy nói: Chúng ta nên bắt đầu từ cái bắt đầu, và bất kì cái gì, để có ý nghĩa thực trong cuộc sống, đều phải có liên quan tới chính bản thân tôi: tôi là ai và tại sao tôi hiện hữu? Nguyên nhân gì cứ tạo ra tôi?
Lời kinh thứ nhất của ông ấy là:
Tôi tìm vô vọng người xây nhà tôi qua vô hạn kiếp sống.
Ông ấy đang nói, "Tôi đã từng tìm và kiếm Thượng đế trong vô hạn kiếp. Tất cả đều vô vọng, điều đó là vô tích sự. Tôi không thể tìm thấy được Thượng đế nào, bởi vì thực ra Thượng đế không phải là người và ông không thể tìm được ngài. Thượng đế không phải là một 'ông'."
Bây giờ có tranh luận gay gắt về liệu Thượng đế là ông hay là bà. Ngài không là cả hai. Và nếu bạn cứ khăng khăng rằng chúng ta phải chọn giữa hai từ này, 'ông' và 'bà', tôi sẽ gợi ý rằng 'bà' là tốt hơn nhiều bởi vì bà chứa ông, nhưng ông không chứa bà. Nhưng trong chân lí, Thượng đế không là người chút nào; do đó câu hỏi về liệu ngài là ông hay bà là không liên quan.
Thượng đế là tính chất, không là vật. Thượng đế không phải là Thượng đế mà là tính thượng đế - và tính thượng đế phải được tìm thấy trước hết ở bên trong bản thân bạn. Chừng nào bạn còn chưa nếm trải về nó trong bản thể riêng của mình bạn sẽ không có khả năng thấy nó ở bất kì đâu khác. Một khi bạn đã nếm trải nó, một khi bạn đã trở nên say sưa với điều thiêng liêng, thế thì bạn sẽ thấy điều đó trong cây cối - trong xanh của cây, trong đỏ của cây, trong vàng của cây. Bạn sẽ thấy nó trong mặt trời, trong mặt trăng, trong các vì sao. Bạn sẽ có khả năng thấy nó trong con vật, chim chóc, mọi người, sông, núi. Toàn thể sự tồn tại sẽ phản xạ hiểu biết của bạn, sẽ trở thành tấm gương cho bạn. Bạn sẽ có khả năng thấy khuôn mặt riêng của mình ở mọi nơi. Chúng ta có thể thấy cái chúng ta đang vậy, chúng ta không thể thấy cái chúng ta không là.
Đây là đóng góp vĩ đại của Phật: ông ấy đã vứt bỏ lời cầu nguyện, ông ấy đã vứt bỏ ý niệm về Thượng đế, và ông ấy cho một cách tiếp cận mới - cách tiếp cận mới đó là thiền.
Ông ấy nói: Tôi tìm vô vọng người xây nhà của tôi qua vô hạn kiếp sống. Tôi không tìm được người đó... Không phải bởi vì cái gì đó bị thiếu trong nỗ lực của ông ấy, không phải bởi vì nỗ lực của ông ấy là bộ phận và không toàn bộ, không. Ông ấy không phải là loại người đó: nỗ lực của ông ấy toàn bộ tới mức nó không thể nào toàn bộ được hơn nữa. Chính bởi vì nỗ lực toàn bộ của ông ấy mà ông ấy đã đi tới hiểu biết vĩ đại này, mà ông ấy đã đi tới việc nhận ra vĩ đại này.
Ông ấy đi tới đủ mọi loại thầy giáo và bất kì điều gì thầy giáo bảo ông ấy làm, ông ấy đều làm nó với đam mê, mãnh liệt tới mức không thầy nào có khả năng tìm ra bất kì lỗi nào với ông ấy. Và bất kì nhiệm vụ nào được trao cho ông ấy, ông ấy bao giờ cũng hoàn thành nó. Và điều đó đã xảy ra với nhiều thầy tới mức chung cuộc họ đã nói với ông ấy, "Đây là tất cả những gì chúng ta biết, và chúng ta không thể nói rằng anh đã không theo chúng ta. Anh đã theo toàn bộ tới mức không có vấn đề gì về sự chân thành và việc tìm kiếm của anh, nhưng hơn thế nữa chúng ta không biết. Anh sẽ phải đi và tìm thầy nào đó khác - đây là tất cả những điều chúng ta biết. Chúng ta rất tiếc là chúng ta không thể giúp được anh thêm nữa. Và nếu bất kì lúc nào anh có thể tìm thấy cái gì đó hơn điều này, nhớ tới chúng ta, và nếu chúng ta vẫn còn sống, truyền việc nhận ra mới của anh cho chúng tôi."
Điều này rất hãn hữu mới xảy ra. Bao giờ cũng dễ dàng tìm ra lỗi ở đệ tử, và nếu đệ tử phạm lỗi, thế thì chắc chắn thầy, cái gọi là thầy, thấy thoải mái. Đệ tử thực là nguy hiểm đối với thầy rởm, bởi vì với đệ tử thực giả dối của ông ấy sớm hay muộn sẽ bị phơi bầy ra. Chính bởi vì đệ tử rởm mà thầy rởm mới sống được. Và có nhiều người tìm kiếm rởm... chỉ vì tò mò thôi, họ tìm kiếm chỉ vì tò mò; nó không có tính tồn tại. Rất hãn hữu tìm thấy một đệ tử như Phật, bởi vì nếu bạn tìm thấy một đệ tử như Phật, sớm hay muộn, hoặc bạn sẽ được chứng minh là đúng qua biến đổi của người đó, hoặc bạn sẽ được chứng minh là rởm. Nhưng bạn không thể trách ông ấy được, bởi vì ông ấy sẽ đặt toàn bộ năng lượng của ông ấy vào trong nỗ lực này. $ketdoan $modoan
Phật đã thử mọi cách có thể có. Ông ấy đã đi tới tất cả những thầy giáo nổi tiếng và không nổi tiếng lắm những người đã sống trong nước này, và từ mọi nơi ông ấy đều quay về với đôi bàn tay trống rỗng. Cuối cùng ông ấy đã quyết định, "Có cái gì đó sai trong việc hỏi người khác, có cái gì đó sai về căn bản trong việc đi đằng sau người khác, theo người khác. Tốt hơn cả, đã đến lúc, mình phải chìm sâu vào bên trong bản thân mình, đến lúc mình phải tìm và kiếm một mình thôi." Và đó là cách thiền được sinh ra.
Phật đã vứt bỏ mọi nỗ lực hướng ngoại, đã trở nên hướng nội toàn bộ, toàn thể năng lượng của ông ấy quay vào trong. Ông ấy bắt đầu điều chỉnh bản thân mình vào cốt lõi bên trong nhất của mình. Thượng đế không thể được tìm thấy ở bên ngoài bạn đâu, bởi vì không có Thượng đế nào đã bao giờ ở bên ngoài bạn cả. Thượng đế là hương thơm tối thượng của tâm thức bạn. Khi tâm thức bạn mở ra như hoa sen, hương thơm được thoát ra này chính là Thượng đế - tốt hơn nên gọi nó là tính thượng đế.
Thượng đế không phải là danh từ mà là động từ. Để điều này chìm sâu vào trong tim bạn: rằng Thượng đế không phải là danh từ mà là động từ. Thực ra, toàn thể sự tồn tại là động từ. Đổi tất cả danh từ của bạn thành động từ đi và bạn sẽ ở đường đúng, bởi vì mọi thứ đều sống và tuôn chảy - làm sao bạn có thể gọi nó là danh từ được? Danh từ cho một ý niệm cố định. Danh từ bao giờ cũng chết và động từ bao giờ cũng sống.
Và Thượng đế là sống. Ngài là sự sống trong bạn, ngài là sự sống trong tôi, ngài là sự sống trong chim chóc. Bất kì chỗ nào có sự sống, có Thượng đế; Thượng đế đồng nghĩa với sự sống.
Tôi tìm vô vọng người xây nhà của tôi qua vô hạn kiếp sống. Đó đã là hiểu lầm và, không may là, hiểu lầm này vẫn cứ còn dai dẳng. Thay vì đi tìm cái ta riêng của mình, mọi người cứ đi tìm Thượng đế. Họ sẽ không tìm thấy Thượng đế, và trong khi đó họ bỏ lỡ cơ hội tìm thấy bản thân mình.
Chính từ 'Thượng đế' đã tạo ra rắc rối. Bắt đầu dùng 'tính thượng đế', 'điều thiêng liêng', 'tình yêu' đi. Vứt Thượng đế đó đi! Từ 'Thượng đế' có vẻ giống như tảng đá chết: không tuôn chảy, không chuyển động, không phát triển. Để Thượng đế của bạn trở thành dòng sông.
Nhớ tới Siddhartha của Herman Hesse: ông ấy đã biết những cõi giới sâu nhất của thiền bằng việc sống bên bờ sông, nhìn dòng sông trong những tâm trạng khác nhau, trong các mùa khác nhau. Vào mùa hè nó mảnh mai thế, như một đường kẻ bạc, và vào mùa mưa nó ngập lụt thế. Và đôi khi nó im lặng thế và nhạc điệu thế, và đôi khi nó có vẻ giận dữ thế, trong thịnh nộ; đôi khi nó từ bi thế, và đôi khi nó độc ác thế. Chỉ ngồi trên bờ sông, dần dần, dần dần ông ấy trở nên nhận biết về cuộc sống vĩ đại của dòng sông, xúc động của nó, tâm trạng của nó...
Điều đầu tiên bố tôi dạy tôi - và điều duy nhất ông ấy đã từng dạy tôi - là tình yêu với dòng sông nhỏ chảy ngay bên cạnh thị trấn của tôi. Ông ấy đã dạy tôi chỉ mỗi điều này - bơi trong dòng sông. Đó là mọi điều ông ấy đã từng dạy tôi, nhưng tôi vô cùng biết ơn ông ấy bởi vì điều đó đã đem lại biết bao nhiêu thay đổi trong đời tôi. Đích xác như Siddhartha, tôi đã rơi vào tình yêu với dòng sông này. Bất kì khi nào tôi nghĩ về nơi sinh của mình tôi chẳng nhớ gì ngoại trừ dòng sông này. $ketdoan $modoan
Cái ngày bố tôi mất đi tôi chỉ nhớ ngày đầu tiên ông ấy đã đem tôi tới bờ sông để dạy tôi bơi. Toàn bộ tuổi thơ tôi đã dành cho chuyện tình thân thiết với dòng sông. Việc thường ngày của tôi là ở bên sông trong ít nhất năm tới tám tiếng. Từ ba giờ sáng tôi đã ở bên sông; bầu trời đầy sao và sao phản chiếu trong dòng sông. Và nó là dòng sông đẹp; nước của nó ngọt tới mức mọi người đã đặt tên cho nó là Shakkar - shakkar nghĩa là đường. Đó là một hiện tượng đẹp.
Tôi đã thấy nó trong bóng tối của ban đêm với các vì sao, nhảy múa trong quá trình của nó đi ra đại dương. Tôi đã thấy nó cùng với mặt trời mọc buổi sớm. Tôi đã thấy nó trong buổi trăng tròn. Tôi đã thấy nó cùng mặt trời lặn. Tôi đã thấy nó khi ngồi cạnh bờ sông một mình hay cùng bạn bè, thổi sáo, nhảy múa trên bờ, thiền trên bờ, chèo thuyền trong nó hay bơi qua nó. Trong mùa mưa, trong mùa đông, trong mùa hè...
Tôi có thể hiểu Siddhartha của Herman Hesse và kinh nghiệm của ông ấy với dòng sông. Điều đó đã xảy ra đối với tôi: nhiều điều đã xảy ra, bởi vì dần dần, dần dần, toàn thể sự tồn tại trở thành dòng sông với tôi. Nó mất đi tính vững chắc; nó trở thành lỏng, chất lỏng.
Và tôi biết ơn vô cùng với bố tôi. Ông ấy chưa bao giờ dạy tôi toán học, ngôn ngữ, văn phạm, địa lí, lịch sử. Ông ấy chưa bao giờ quan tâm tới việc giáo dục của tôi. Ông ấy có mười con... và tôi đã thấy điều đó xảy ra nhiều lần: mọi người sẽ hỏi, "Con ông đang học lớp nào thế?" - và ông ấy sẽ phải hỏi ai đó khác bởi vì ông ấy không biết. Ông ấy chưa bao giờ bận tâm tới bất kì việc giáo dục nào khác. Việc giáo dục duy nhất mà ông ấy cho tôi là giao cảm với dòng sông. Bản thân ông ấy cũng trong tình yêu sâu sắc với dòng sông này.
Bất kì khi nào bạn đang trong tình yêu với những thứ tuôn chảy, những thứ chuyển động, bạn có cách nhìn khác về cuộc sống. Con người hiện đại sống với những con đường trải nhựa, những toà nhà xi măng và bê tông. Đây là các danh từ, nhớ lấy, đây không phải là động từ. Các toà nhà chọc trời không tiếp tục mọc cao lên; con đường vẫn còn như cũ dù đó là đêm hay ngày, dù đó là đêm trăng tròn hay đêm tối mù mịt. Chẳng thành vấn đề đường trải nhựa, chẳng thành vấn đề với các toà nhà xi măng và bê tông.
Con người đã tạo ra thế giới các danh từ và con người đã trở nên bị giam cầm trong thế giới riêng của mình. Con người đã quên mất thế giới của cây cối, thế giới của dòng sông, thế giới của núi non và các vì sao. Ở đó chúng không biết tới danh từ nào, chúng đã không nghe nói tới danh từ; chúng chỉ biết động từ. Mọi thứ đều là quá trình.
Thượng đế không phải là vật mà là quá trình. Nhưng từ có thể dẫn bạn đi lạc lối. Từ 'Thượng đế' này đã đưa hàng triệu người có ý niệm sai lạc. Nó cho bạn một ý niệm, một ý niệm rất ngây thơ tất nhiên, nhưng một khi nó lắng đọng trong bạn, bạn mang nó đi cả đời mình. Bạn có một ý niệm về Thượng đế: một người nào đó trông rất cổ kính với chòm râu trắng dài, ngồi trên ngai vàng tít trên trời, cai trị, ra lệnh, chỉ huy toàn thế giới. Và bất kì ai không nghe lời ông ta đều phải chịu khổ nhiều - một người bố rất độc đoán. Ông ấy vẫn chưa tha thứ cho Adam và Eve bởi vì họ đã không vâng lời ông ấy.
Trong vườn Eden có hai cây: một cây được biết là cây tri thức và cây kia là cây cuộc sống. Thượng đế đã nói, "Không được ăn từ hai cây này." Nhưng trẻ con vẫn cứ là trẻ con - nếu bạn cấm chúng không cho làm cái gì đó chúng nhất định sẽ làm nó. Rắn không cần thiết; đó chỉ là một phương kế, một chiến lược cổ điển của con người, để đổ trách nhiệm lên ai đó khác. Chính bản thân Eve là người trở nên tò mò. $ketdoan $modoan
Họ đã không vâng lời Thượng đế và Thượng đế trở nên sợ hãi: "Bây giờ chúng nó đã ăn quả của cây tri thức - chẳng mấy chốc chúng sẽ thấy cây kia và chúng sẽ ăn quả của cuộc sống, và thế rồi chúng sẽ trở thành vĩnh viễn như các thần." Và ông ấy trở nên rất ghen tị, bởi vì một khi họ đã ăn từ cây tri thức, họ sẽ có khả năng tìm ra cây cuộc sống; điều đó sẽ không lâu. Chẳng mấy chốc họ sẽ tìm thấy nó. Họ đã trở nên đủ khôn ngoan, và người khôn ngoan nhất định tìm và kiếm cái bất tử. Sợ rằng họ sẽ trở nên giống như các thần, Thượng đế đã tống họ ra khỏi vườn Eden và đóng cửa lại. Bây giờ có những lưỡi kiếm tuốt trần ngăn cản con người vào lại thiên đường.
Đây là khái niệm rất trẻ con về Thượng đế, lấy con người làm trung tâm. Nhưng hàng triệu người vẫn sống với ý niệm này về Thượng đế. Điều đó là việc hiểu sai vô cùng. Trẻ con có thể được tha thứ, nhưng bạn không thể được tha thứ.
Ông già Lindley ngồi xuống cạnh bàn bác sĩ. "Cụ có chuyện gì vậy?" bác sĩ điều trị hỏi.
"Thế này, thưa bác sĩ, sau lần thứ nhất tôi mệt lắm. Sau lần thứ hai, tôi chạm vào tất cả. Sau lần thứ ba, tim tôi bắt đầu đập thình thịch. Sau lần thứ tư, tôi toát mồ hôi lạnh. Và sau lần điều thứ năm, tôi kiệt sức tới mức tôi có thể chết!"
"Quái đản!" bác sĩ nói. "Cụ bao nhiêu tuổi rồi?" "Bẩy mươi sáu."
"Này, vào tuổi bẩy mươi sáu, cụ không nghĩ rằng cụ phải dừng lại sau lần thứ nhất sao?"
"Nhưng bác sĩ ơi," ông già Lindley kêu lên, "làm sao tôi có thể dừng sau lần thứ nhất được khi tôi đang sống ở lần thứ năm?"
Từ có thể có tính rất lừa dối - và từ 'Thượng đế' đã lừa dối hàng triệu người. Phật là người đầu tiên nhận ra giả dối này. Do đó tôi nói chúng ta nên phân chia lịch sử theo Phật, không nên theo Christ - trước Phật, sau Phật - bởi vì ông ấy đem tới cách nhìn toàn bộ và mới thế cho nhân loại. Ông ấy đem tới ý niệm mới về Thượng đế: ý niệm về tính thượng đế. Với Phật, nhân loại trở nên chín chắn; nó vứt bỏ các khái niệm trẻ con.
Tôi không tìm được người đó...
Tất nhiên không có khả năng nào để tìm thấy người đó rồi. Không ai đã bao giờ tìm thấy Thượng đế; nhiều người đã tìm thấy tính thượng đế nhưng không ai đã bao giờ tìm thấy Thượng đế.
Đi vào kiếp sau khó thế!
Và Phật nói: Không biết mình là ai, không biết ý nghĩa của cuộc sống, không biết nghĩa, mục đích và định mệnh... Đi vào kiếp sau khó thế. Điều đó là khó, nó khuấy động, nó gây chán, nó là gánh nặng.
Socrates nói: Cuộc sống không được xem xét là việc sống không xứng đáng. Phật chắc là đồng ý với ông ấy. Vâng, cuộc sống không được xem xét là việc sống không xứng đáng, bởi vì cuộc sống không được xem xét không phải là cuộc sống chút nào. Nó chỉ là việc mang tải trọng, lê lết đi - bằng cách nào đó kéo lê tới cái chết của bạn. Chân bạn sẽ không có điệu vũ cho chúng và tim bạn sẽ không có bài ca trong nó. Bạn sẽ hoàn toàn không có kết quả, bất lực, vô tích sự. Và bạn càng thông minh, bạn càng nhạy cảm, bạn càng có thể thấy rõ ràng vấn đề.
Và Phật là một trong những người nhạy cảm nhất đã từng bước đi trên đất.
Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và không bao giờ ông sẽ xây nhà của tôi. $ketdoan $modoan
Đây là một trong những lời kinh quan trọng nhất. Suy ngẫm về nó, cân nhắc về nó, bởi vì nó cũng đã từng bị hiểu lầm rồi.
Khi Phật nói: Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Nhiều người đã cho rằng ông ấy ngụ ý ông ấy đã thấy Thượng đế. Đó là hiểu lầm toàn bộ. Ông ấy không nói về Thượng đế đâu. Khi ông ấy nói: Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và không bao giờ ông sẽ xây nhà của tôi... ông ấy không nói về Thượng đế đâu, ông ấy đang nói về ham muốn đấy. Từ của ông ấy là tanha; tanha nghĩa là ham muốn vô ý thức. Ông ấy nói, "Chính bởi vì việc ham muốn vô ý thức của riêng tôi mà tôi đã tạo ra những kiếp sống này. Không ai khác chịu trách nhiệm cả." Người đó nhận toàn thể trách nhiệm lên vai riêng của mình. Đây là việc bắt đầu của con người tôn giáo thực sự; bạn không còn đổ trách nhiệm lên người khác nữa - số phận, Thượng đế, thế này thế nọ.
Theo nghĩa đó, Marx là người chưa chín chắn như bất kì cái gọi là thánh nhân nào, và Freud cũng vậy - bởi vì họ tất cả đều đồng ý một điểm. Marx nói: Con người khổ bởi vì cấu trúc kinh tế của xã hội. Trách nhiệm được đổ vào cấu trúc kinh tế của xã hội. Hegel nói: Con người khổ vì lịch sử sai, quá khứ sai. Đây là đổ trách nhiệm lên thượng đế có tên "Lịch sử." Và với Hegel, lịch sử gần như là Thượng đế: ông ấy hay viết Lịch sử với chữ L hoa - với ông ấy lịch sử là nhân tố tất định nhất. Và với Freud, vô thức chịu trách nhiệm. Bạn có thể làm được gì nào? Bạn hoàn toàn bất lực.
Tất cả những người này đều nói rằng bạn hoàn toàn bất lực, bạn không thể làm được gì cả; bạn phải là cách bạn đang vậy, đây là cách duy nhất bạn có thể là.
Bạn là nạn nhân của những lực vĩ đại, chống lại nó bạn không thể thắng được.
Phật nói: Ông có thể chiến thắng, nhưng nhận lấy trách nhiệm lên vai riêng của ông đi. Chính tâm trí ham muốn riêng của bạn đã tạo ra kiếp sống của bạn. Bánh xe sinh tử này là sáng tạo của riêng bạn. Khi lần đầu tiên bạn nhận ra điều này, bạn bị choáng váng, bị rung chuyển - rung chuyển tới tận gốc. Nhưng dần dần bạn bắt đầu thấy tự do lớn lao trong nó. Bạn bắt đầu hân hoan rằng, "Nếu mình chịu trách nhiệm, thế thì có khả năng cho mình thay đổi toàn thể hình mẫu."
Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và không bao giờ ông sẽ xây nhà cho tôi. Ông ấy đang nói, "Bây giờ tôi thấy rằng nó là việc ham muốn, việc ham muốn thường xuyên - về điều này, về điều nọ, về tiền, quyền, danh, Thượng đế, thiên đường, niết bàn..." Nó là việc ham muốn, bao giờ cũng ham muốn, phóng chiếu bản thân mình vào tương lai, đó là việc tạo ra bánh xe sinh tử của bạn. Và bạn bị nghiền nát giữa hai tảng đá này: sinh và tử. Bạn phải tự do khỏi sinh và tử.
Đó là nghĩa của Phật về niết bàn: tự do khỏi sinh và tử, tự do khỏi ham muốn. Khoảnh khắc bạn tự do khỏi mọi ham muốn... nhớ lấy, tôi nhắc lại, mọi ham muốn. Cái gọi là ham muốn tâm linh, tôn giáo cũng được bao hàm trong nó, không cái gì bị loại trừ. Tất cả các ham muốn đều phải bị vứt bỏ bởi vì mọi ham muốn đều đem tới thất vọng, khổ, chán. Nếu bạn thành công nó đem lại chán; nếu bạn thất bại nó đem lại thất vọng. Nếu bạn đuổi theo tiền chỉ có hai khả năng thôi: hoặc là bạn sẽ thất bại hoặc bạn sẽ thành công. Nếu bạn thành công bạn sẽ bị chán với tiền.
Mọi người giầu đều chán với tiền. Thực ra, đó là cách người giầu được biết tới có thực là giầu không - nếu người đó chán với tiền, nếu người đó không biết phải làm gì với nó. Nếu người đó vẫn khao khát thêm tiền người đó còn chưa đủ giầu đâu. Nếu bạn thành công, bạn sẽ chán, bởi vì tiền có đó nhưng không có hoàn thành với nó. Tất cả những ảo tưởng đó mà bạn đã mang theo lâu thế - những ảo tưởng đó vì chúng mà bạn đã chịu khổ nhiều thế, đã tranh giành nhiều thế, đã mạo hiểm nhiều thế... Cả đời bạn đã trôi qua mòn mỏi bởi vì những giấc mơ rằng khi bạn có tiền bạn sẽ được hoàn thành. Nhưng khi bạn có nó bạn bỗng nhiên thấy ra cái vô nghĩa của nó: tiền có đó nhưng bạn vẫn nghèo như xưa - thực ra còn nghèo hơn, bởi vì, trong đối chiếu với tiền, bạn có thể thấy cái nghèo của mình rõ ràng hơn. $ketdoan $modoan
Có một câu chuyện của Leo Tolstoy:
Một thợ may nghèo có thói quen này trong ba mươi năm cứ mua một vé số hàng tháng, và trong ba mươi năm điều đó đã trở thành thường lệ. Mỗi tháng ông ấy sẽ mua một vé số. Ông ấy chưa bao giờ trúng xổ số, ông ấy thậm chí đã thôi không nghĩ tới việc mua nữa, nhưng điều đó đã trở thành một nghi lễ cổ: mọi tháng, vào tuần đầu ông ấy sẽ mua một vé.
Nhưng một hôm chuyện xảy ra: một chiếc Rolls Royce lớn đột nhiên dừng lại trước nhà người thợ may nghèo. Một người bước ra với một chiếc túi lớn. Người thợ may nghèo không thể nào tin nổi vào mắt mình, bởi vì chưa bao giờ có một chiếc Rolls Royce nào đã dừng lại trước nhà người đó... và người này trông có vẻ giầu! Và người này nói, "Hân hoan đi! Ông đã trúng xổ số - đây là một triệu rúp."
Người này vui mừng khôn xiết. Ông ta khoá cửa tiệm lại, ném khoá xuống giếng - vì bây giờ ông ta chẳng bao giờ cần cái tiệm này nữa, ông ta sẽ chẳng bao giờ mở cái tiệm này ra nữa. Một triệu rúp quá đủ cho mười kiếp sống!
Nhưng trong vòng một năm một triệu rúp đi tong. Ông ta đã mua những chiếc xe lớn nhất, nhà đẹp, gái mãi dâm đắt tiền nhất, thức ăn ngon nhất, quần áo đẹp nhất. Ông ta sống như sa hoàng, hoàn toàn quên lãng sự kiện là tiền đang chảy khỏi tay mình. Sau một năm tất cả đều bị kết thúc. Và không chỉ bị kết thúc, mà ông ta đã từng là người mạnh khoẻ, trẻ trung, và trong một năm ông ta đã già đi ít nhất mười tuổi và ông ta đã trở nên yếu và ốm - với tất cả những gái mãi dâm kia và rượu và quá nhiều thức ăn phong phú. Ông ta ốm yếu, già lão, và ông ta phải nhảy xuống giếng để tìm chiếc khoá!
Mọi người phải kéo ông ta ra - ông ta gần như chết đuối - nhưng ông ta đã tìm thấy chiếc khoá và ông ta mở lại cửa tiệm của mình. Cả năm đã giống như một cơn ác mộng dài. Và ông ta nói, "Thế là đủ rồi! Mình sẽ không bao giờ hỏi về tiền nữa."
Nhưng lại vẫn từ thói quen cũ ông ta bắt đầu mua vé số mọi tháng. Và sau một năm cùng chiếc xe đó dừng lại... ông ta nói, "Trời đất! mình có phải trải qua mọi điều đó lần nữa không nhỉ?"
Nếu bạn có tiền, bạn sẽ biết nỗi khổ của nó; nếu bạn không có tiền, bạn biết nỗi khổ của việc không có nó. Cách nào bạn cũng khổ cả. Ham muốn đem lại đau khổ - thành công hay không thành công, ham muốn đem lại đau khổ. Nhưng bạn cứ ham muốn trong hi vọng rằng nó có thể không là vậy với bạn.
Nhớ lấy, cuộc sống không cho phép ngoại lệ nào: qui tắc của nó là hợp thức phổ dụng. Bất kì cái gì đúng cho tôi đều đúng cho bạn, bất kì cái gì đúng cho Phật đều đúng cho bạn. Chân lí là một! Bạn không thể hối lộ chân lí được, bạn không thể thuyết phục chân lí khác đi chút ít cho bạn. Chân lí là trung lập; nó không là kẻ kính trọng con người. Nó giống như lực hút: nó chẳng bận tâm liệu bạn giầu hay bạn nghèo, nổi tiếng hay khét tiếng, được biết hay không được biết. Nếu bạn cứ đi ngược lại luật hút bạn sẽ bị gẫy xương. Lực hút sẽ không cân nhắc rằng bạn là tổng thống hay thủ tướng của đất nước đâu, hay là kẻ ăn xin; nó không phân biệt. Và cùng điều đó cũng đúng về luật bên trong.
Phật đã phát hiện ra một trong những luật nền tảng nhất: rằng ham muốn bao giờ cũng gây thất vọng. Cho dù bạn thành công trong việc đạt tới mục đích của mình, bạn sẽ bị thất vọng. $ketdoan $modoan
Chính bởi vì điều này mà Mĩ bây giờ là nước thất vọng nhất trên thế giới. Họ đã thành công: họ đã tạo ra sung túc, họ đã tạo ra giàu có - về điều nhân loại đã từng mơ ước hàng thế kỉ - và họ bị thất vọng còn hơn người Ấn Độ. Và Ấn Độ là nước nghèo, đói, vậy mà Ấn Độ không thất vọng như nước Mĩ đang vậy. Và lí do là, khi bạn nghèo và đói bạn có thể hi vọng rằng ngày mai mọi sự sẽ tốt hơn, nhưng khi bạn giầu và bạn có tất cả những thứ bạn có thể tưởng tượng được, bạn không thể hi vọng được. Ngày mai không thể tốt hơn được - nó đã tốt hơn rồi! Thấy rằng bạn có mọi thứ bạn cần, cái gì hơn nữa có thể xảy ra ngày mai? Nhiều nhất bạn sẽ có thêm ít tiền - nhưng nếu số tiền này mà chẳng thể giúp gì, thêm chút nữa sẽ chẳng giúp gì. Bạn có hai xe - bạn có thể có bốn xe; bạn có hai nhà - bạn có thể có bốn nhà: thay đổi sẽ chỉ là về số lượng, và thay đổi số lượng không là thay đổi thực.
Người nghèo nghĩ, "Sẽ có thay đổi về chất khi mình giầu." Người đó có thể hi vọng, và qua hi vọng người đó có thể ham muốn.
Do đó tôi nói đi nói lại rằng trước khi thế giới này có thể thực sự có tính tôn giáo nó phải trở nên rất giầu có. Không phải là ngẫu nhiên mà Phật là con vua. Tất cả hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina đều là vua, và tất cả các hoá thân của người Hindu - Rama và Krishna... đều là vua. Điều đó không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên được. Tại sao chỉ có vua thôi? Sao người ăn xin và người nghèo không trở thành phật? Lí do là đơn giản: người nghèo có thể vẫn còn hi vọng, người giầu không có hi vọng.
Khi hi vọng biến mất, ham muốn được thấy trong sự trần trụi của nó. Hi vọng cứ che giấu ham muốn trong vỏ bọc đẹp.
Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và không bao giờ ông sẽ xây nhà cho tôi. Phật nói... đây là phát biểu đầu tiên của ông ấy sau chứng ngộ. Khoảnh khắc ông ấy trở nên chứng ngộ, buổi sáng ông ấy trở nên chứng ngộ, với ngôi sao cuối cùng biến mất, đây là lời thốt ra đầu tiên của ông ấy, cực kì phong phú. Ông ấy nhìn lên trời; mặt trời còn chưa mọc và ngôi sao cuối cùng vừa biến mất. Ông ấy trống rỗng như bầu trời bên ngoài. Và đây là tuyên bố đầu tiên của ông ấy cho sự tồn tại - không cho riêng mình ai. Ông ấy đơn giản nói, thốt ra - cứ dường như nói cho bản thân mình hay nghĩ to: Nhưng bây giờ tôi thấy ông rồi, người xây nhà! Và không bao giờ ông sẽ xây nhà cho tôi.
Ông ấy nói, "Ta đã thấy bí mật của ham muốn rồi. Chính ham muốn đã tạo ra các thân thể mới, tâm trí mới cho ta, cơ chế thân tâm mới cho ta - và ta đã thấy nó. Bây giờ nó sẽ không thể tạo ra thêm rắc rối nào cho ta nữa."
Khoảnh khắc bạn thấy ra nguyên nhân của rắc rối của bạn, rắc rối biến mất - và nguyên nhân nữa. Việc thấy là biến đổi. Biết là được giải thoát.
Tôi đã rút rui nhà, Chẻ thanh ngang ra
Và ham muốn đã bị dập tắt. Và bây giờ tâm trí tôi tự do. $ketdoan $modoan
Rui nhà là gì và ông ấy ngụ ý gì bởi thanh ngang nhà? Đây là những biểu dụ của ông ấy. Với rui nhà ông ấy ngụ ý quá khứ và kí ức. Quá khứ cố gắng để còn dai dẳng, quá khứ cứ nhớ mãi bản thân nó. Hôm qua bạn đã giận dữ, hôm kia bạn đã giận dữ, ngày hôm trước của hôm kia bạn đã giận dữ, và cứ thế cứ thế mãi. Bây giờ giận dữ đó đang chờ đợi bạn để có cớ bùng nổ. Quá khứ cứ nhớ mãi bản thân nó. Và nếu bạn không thể tìm được cớ nào bạn sẽ giận dữ vô cớ. Bạn sẽ tạo ra cớ, bạn sẽ bịa ra cớ - bạn sẽ phải làm thế, bởi vì giận dữ mà bạn đã từng trải qua mọi ngày đang chờ đợi thời gian của nó. Nó cũng giống như thời gian uống trà, và thân thể bạn bắt đầu đòi hỏi trà. Một chút ít chất chát là cần thiết... hay chút ít nicotine.
Điều này đang xảy ra cho Krishna Prem! Mới vài tuần trước Laxmi đã theo anh ta: "Thôi hút thuốc!" anh ấy hút quá nhiều. Và cuối cùng anh ấy đã thôi hút; với ý chí lớn lao anh ấy đã tự ép buộc mình và thôi hút thuốc. Kể từ đó anh ấy đã không sung sức. Anh ấy trở nên ốm yếu, trong nhiều tuần anh ấy vẫn bị ốm, yếu. Bây giờ anh ấy hết ốm rồi. Anh ấy phải uống nhiều thuốc và điều trị. Bây giờ anh ấy đâm ra giận dữ với bất kì cái cớ nhỏ nhặt nào, hay chẳng cớ nào.
Mới hôm nọ anh ấy hỏi tôi, "Thưa thầy kính yêu, tôi phải làm gì đây?"
Tôi nói, "Hút đi! Và đừng nghe theo Laxmi nữa!"
Thói quen cũ... bây giờ thân thể cần một lượng nicotine nào đó; nếu nó không có đó thế thì khó chịu được tạo ra. Và chẳng có gì không tâm linh trong nicotine cả, nhớ; nicotine cũng có tính tâm linh bất kì cái gì khác.
Nếu bạn đã làm cái gì đó trong thời gian lâu bạn trở nên quen thuộc, và một khi bạn trở nên quen thuộc với cái gì đó, nó buộc bạn phải làm nó lặp đi lặp lại. Phật gọi điều đó là "rui mè của ham muốn ": quá khứ cố gắng duy trì bản thân nó.
Ông ấy nói: Tôi đã rút rui nhà. Tôi đã bị kết thúc với quá khứ rồi! Tôi đã bị ngắt khỏi quá khứ rồi, tôi không còn liên tục với quá khứ của mình nữa. Tôi đã chẻ thanh ngang ra. Với "thanh ngang" ông ấy ngụ ý tương lai. Ham muốn có hai chiều: nó tới từ quá khứ và nó đi tới tương lai, nó không bao giờ ở lại trong hiện tại. Hiện tại trở thành cái chết của ham muốn.
Do đó mọi việc thiền đều không là gì ngoài nỗ lực đưa bạn về hiện tại. Khi bạn sống trong khoảnh khắc hiện tại, không có quá khứ treo quanh bạn, không có phóng chiếu tương lai, bạn được tự do với sống và chết, bạn được tự do với thân thể và tâm trí. Bạn là tự do - đơn giản tự do - bạn là sự tự do.
Phật nói: và đây là cách tôi đã dập tắt ham muốn.
Và bây giờ tâm trí tôi tự do.
Không có cá trong hồ.
Con sếu cẳng dài đứng trong nước.
Một biểu dụ hay, rất hình ảnh: Con sếu cẳng dài đứng trong nước. Chúng đứng rất tĩnh lặng, rất im lặng, bất động, bởi vì nếu chúng chuyển động, gợn sóng được tạo ra trong nước và những gợn sóng đó làm cho cá sợ. Con sếu đứng tuyệt đối im lặng, như các nhà yoga, bất động, cứ dường như chúng không có đó. Nếu không có gợn sóng trong nước, cá có thể tới gần sếu và chúng nó thể bắt cá. $ketdoan $modoan
Phật nói: Bây giờ cách mạng đã xảy ra... Không có cá trong hồ. Với "cá" ông ấy ngụ ý ham muốn: Tâm thức ta tự do khỏi ham muốn.
Con sếu cẳng dài đứng trong nước. Nhưng bởi vì ta đang sống - ta sẽ không quay lại thân thể nữa, nhưng thân thể này có đà riêng của nó, tâm trí này có đà riêng của nó - nó sẽ phải kết thúc đà của nó. Cho nên thân thể có đó, tâm trí có đó, giống như con sếu chân dài đứng trong nước, mặc dù không có cá thêm nữa.
Phật đang nói: Ta ở đây trong thế giới này, nhưng không có ham muốn, cho nên thế giới không ở trong ta. Ta sẽ không quay lại lần nữa bởi vì không có lí do để quay lại: không có ham muốn để hoàn thành. Mọi ham muốn đều được biết là vô tích sự.
Thế giới không là gì ngoài cơ hội để hoàn thành những ham muốn chưa được hoàn thành của bạn. Bạn được đưa đi đưa lại vào thế giới này bởi luật phổ quát - aes dhammo sanantano. Đây là luật phổ quát. Phật nói đi nói lại rằng nếu bạn ham muốn bạn sẽ bị ném trở lại vào trong thế giới này. Bất kì cái gì bạn ham muốn bạn sẽ trở thành nó; cái bạn trở thành tuỳ thuộc vào ham muốn của bạn. Nếu ham muốn của bạn tới mức chúng có thể được hoàn thành chỉ trong kiếp sống của con chó, thế thì bạn sẽ trở thành con chó. Nếu ham muốn của bạn tới mức chúng có thể được hoàn thành chỉ trong kiếp sống của con voi, bạn sẽ trở thành con voi. Điều đó tuỳ thuộc vào ham muốn của bạn: ham muốn của bạn tạo ra khuôn mẫu cho cơ chế thân tâm của bạn. Chính việc ham muốn của chúng ta đã tạo ra chúng ta. Nếu bạn là đàn ông, đó là ham muốn của bạn; nếu bạn là đàn bà, đó là ham muốn của bạn. Bạn có thể đã quên mất về điều đó...
Tôi đã từng thực nghiệm theo nhiều, nhiều cách. Tôi đã nhìn vào các kiếp sống quá khứ của nhiều người, và lúc ban đầu tôi ngạc nhiên lắm. Điều ngạc nhiên nhất là thế này - rằng nếu ai đó là đàn ông trong kiếp sống này, người đó đã là đàn bà trong kiếp quá khứ của mình, và ngược lại: nếu ai đó là đàn bà trong kiếp này cô ấy đã là đàn ông trong kiếp trước. Tôi đâm ra phân vân - sao thế nhỉ? Thế rồi dần dần, dần dần sự việc trở nên rõ ràng với tôi là đàn ông nghĩ rằng đàn bà tận hưởng nhiều hơn đàn ông, và còn nhiều hơn nữa bây giờ, theo nghiên cứu của các Thầy và Johnson - bởi vì đàn bà có nhiều cực thích! Đàn ông có mỗi một cực thích và thế rồi anh ta bị kết thúc trong ít nhất hai mươi bốn giờ, còn đàn bà có thể có nhiều cực thích - nhiều cực thích trong vài giây.
Bây giờ nhiều đàn ông phải cảm thấy rất thất vọng về việc là đàn ông; họ có thể không nói ra trực tiếp thế, bởi vì bản ngã đàn ông của họ. Nhưng điều đó vẫn đang xảy ra. Trong hai mươi nhăm năm nữa điều này sẽ xảy ra ngày một nhiều hơn, là nhiều đàn ông sẽ quyết định trở thành đàn bà - bây giờ điều này có thể được thực hiện một cách khoa học nữa - và nhiều đàn bà sẽ quyết định trở thành đàn ông. Thực ra, họ đang cố gắng theo đủ mọi cách có thể được: họ cư xử như đàn ông, họ muốn làm mọi thứ theo cách đàn ông đang làm nó; họ muốn cạnh tranh với anh ta trong chính trị, ở bãi chợ - ở mọi nơi. Họ muốn mọi cơ hội, bởi vì đàn ông đang được tận hưởng nhiều thế. Và đàn ông nghĩ đàn bà đang tận hưởng nhiều thế: "Mình phải tranh đấu với toàn thế giới và đàn bà đơn giản nghỉ ở nhà!"
Điều này đã từng xảy ra trong quá khứ nữa, nhưng không theo cách khoa học - một cách tự nhiên. Mọi người đều nghĩ người khác đang tận hưởng. Và ý niệm này về đa cực thích! Và cũng ý niệm này đã tới với đàn bà rằng đàn bà có hai kiểu cực thích và đàn ông chỉ có một kiểu cực thích. Đàn bà có thể có cực thích trong âm đạo và cực thích âm vật. Đàn ông đáng thương thế! Và cực thích của đàn bà có tính toàn bộ hơn - toàn thể thân thể cô ấy đều trở nên tham gia vào trong nó - cực thích của đàn ông có tính cục bộ. Đàn ông đáng thương! $ketdoan $modoan
Một nữ sinh xinh đẹp đã nhận nhiều cú điện thoại tục tĩu từ cùng một đàn ông trong nhiều tháng. Cô ấy bắt đầu thích thú điều đó. Một đêm cô ấy cầm máy điện thoại lên và đó lại là anh ta.
"Anh đang định tới đó, ném em lên giường, lột hết quần áo em ra, dạng chân em ra. Và ấn cái gì đó vào em mà em sẽ không bao giờ quên!"
"Tới làm đi!" cô gái nói.
"Cái gì?" một giọng nói ngạc nhiên trả lời.
"Em nói nghiêm chỉnh đấy. Anh tuỳ thuộc vào em!"
Hai mươi phút sau kẻ say mê gọi điện thoại đã ở trong căn hộ của cô ta. Trong năm phút họ đã cởi hết quần áo và trong mười giây anh chàng này đã bị kết thúc hết. Thêm sỉ nhục vào sự tổn thương, anh ta quay sang bên và ngủ thiếp đi trên cô gái thất vọng đáng thương này.
Một giờ sau anh ta thức dậy, mặc quần áo và đi hướng ra cửa.
"Em sẽ nói một điều này cho anh," cô nữ sinh cắn cảu, "anh gọi điện thoại ghê gớm lắm cơ mà!"
Đàn ông bắt đầu cảm thấy rằng đàn bà tận hưởng nhiều hơn, và đàn bà cảm thấy cùng điều đó. Nó bao giờ cũng là như vậy. Ngay cả vua cũng nghĩ rằng kẻ ăn xin hạnh phúc hơn: không lo nghĩ, không lo âu; họ có thể ngủ ngon lành thế, say thế. Và rất khó để cho vua ngủ được. Kẻ ăn xin không có thức ăn, nhưng họ có ngon miệng; và vua có thức ăn nhưng không có ngon miệng. Kẻ ăn xin nghĩ rằng vua đang tận hưởng các cung điện đẹp thế, thức ăn ngon thế, biết bao nhiêu đàn bà đẹp, và mọi thứ mà người ta có thể ham muốn.
Nhưng họ không biết rằng vua không thể tận hưởng được thức ăn - sự ngon miệng của vua đã biến mất từ lâu trước khi thức ăn xuất hiện. Vâng, họ có cung điện đá cẩm thạch đấy, nhưng họ không thể ngủ được. Cuộc sống của họ là cơn ác mộng, lo sợ, khổ, lo âu thường xuyên. Vua nghĩ rằng kẻ ăn xin ở tình thế tốt hơn nhiều: chẳng phải lo nghĩ gì. Không ai có thể ắn cắp được cái gì từ họ, không ai có thể tấn công họ. Họ không cần lính gác, họ không cần bất kì sự bảo vệ nào; họ có thể ngủ trên đường.
Mọi người đều ghen tị với mọi người khác, và đó là cách sự việc cứ thay đổi. Nếu bạn là đàn ông, bạn phải đã là đàn bà trong kiếp sống quá khứ của mình; nếu bạn là đàn bà, bạn phải đã là đàn ông. Bạn bắt đầu ham muốn là người kia và thế rồi ham muốn này đã mang tới một cơ chế mới cho bạn.
Phật nói chính ham muốn, chứ không phải Thượng đế, là cái phải được nhìn vào, cái phải được xem xét, cái phải được quan sát. $ketdoan $modoan
Thật buồn cho người khi còn trẻ sống phóng túng và hoang phí của cải của mình.
Và Phật nói: thận trọng! Thời gian trôi qua nhanh lắm, cuộc sống đang tuột khỏi ngón tay ông; chẳng mấy chốc nó sẽ mất đi. Trước khi nó mất đi, làm cái gì đó để gạt bỏ ham muốn.
Thật buồn cho người khi còn trẻ sống phóng túng và hoang phí của cải của mình... Của cải là gì đối với Phật? - là cơ hội này, cơ hội lớn lao này để nhận biết về ham muốn và cái vô tích sự của nó, cơ hội lớn lao này để gạt bỏ ham muốn. Đây là của cải lớn lao đấy!
Và thật buồn là người đã chi dùng tuổi thanh niên của mình một cách lỏng lẻo, vô ý thức và hoang phí của cải của mình. Nói gì về người già? Ngay trong tuổi già mọi người vẫn lặp lại cùng trò chơi ngu xuẩn.
Ông già chín mươi tuổi Parker đi tới nhà thổ và trình diễn tuyệt vời trên giường tới mức gái mãi dâm nói, "Ông già ơi, nếu ông có thể làm việc đó lần nữa, thì đó là chiêu đãi cho ông đấy!"
"Được rồi," Parker nói, "nhưng nếu em không bận tâm, anh muốn có giấc ngủ mười lăm phút."
"Được ạ."
"Và khi anh ngủ anh muốn em cầm lục lạc của anh!"
Cô ấy đồng ý. Khi ông ta thức dậy, Parker cho một trình diễn ngoạn mục khác. Thế là cô gái đó nói, "Này, nếu anh có thể làm nó, em sẽ cho anh một lần nữa không mất tiền!"
Ông ta đồng ý. "Được rồi, nhưng anh phải lấy giấc ngủ mười lăm phút nữa và trong khi anh ngủ, em phải nâng đầu anh!"
Parker thức dậy sau đó và lần nữa trình diễn như một thanh niên. "Này, Bố già," gái mãi dâm nói, "em có thể hiểu được tại sao anh muốn ngủ mười lăm phút, nhưng tại sao anh lại muốn em giữ lục lạc của anh?"
"Thế này," ông già nói, "chỗ trước mà anh tới, ai đó đã đánh cắp ví của anh!"
Một ông già chín mươi tuổi... nhưng vẫn cùng cái ngu xuẩn đó! Thanh niên có thể được tha thứ - mặc dầu Phật không sẵn sàng tha thứ cho họ - nhưng họ có thể được tha thứ; họ không có mấy kinh nghiệm về cuộc sống. Nhưng ngay cả người già, ngay cả trên giường chết của họ, vào khoảnh khắc chết, họ vẫn nghĩ về những thứ ngu xuẩn và những ham muốn. Ai đó nghĩ về tiền, ai đó nghĩ về dục, ai đó nghĩ về việc trở nên nổi tiếng - ngay cả trên giường chết của họ! Họ hoàn toàn không nhận biết rằng họ đã lãng phí của cải.
Thật buồn cho người khi còn trẻ sống phóng túng và hoang phí của cải của mình... Và gần như mọi người trên thế giới ngày nay đều sống một cách phóng túng. Với "sống phóng túng" Phật ngụ ý rằng sống vô ý thức, chúng ta cứ làm phí hoài các cơ hội mà có thể trở thành những khoảnh khắc lớn của hiểu biết. Tôi không nói trốn chạy khỏi thế giới; tôi không nói trốn chạy khỏi bất kì đâu - nhưng chắc chắn bạn phải ở đó với nhiều nhận biết hơn.
Khi con gà trống mới mua bị chết chỉ sau ba tuần làm việc, anh nông dân Foster quyết định rằng con thay thế nó phải sống lâu hơn nhiều. Thế là trước khi để con gà trống mới vào việc, Foster cho nó uống thuốc liều cao với vitamins và thuốc kích thích. Ngay khi con gà được thả ra, nó nhảy xổ vào toán gà mái và phục vụ lần lượt từng con một. Thế rồi nó bay vào toán bên cạnh và tiến hành làm cùng việc đó cho lũ ngỗng.
Anh nông dân Foster trở về nhà, lắc đầu và lẩm bẩm, "Nó sẽ chẳng thể nào sống hết ngày mất." $ketdoan $modoan
Đến lúc mặt trời lặn, Foster đi qua sân, và con gà trống nằm đó, chân chổng lên trời, nằm thẳng trên lưng, với hai con chim ó đói đang bay lượn vòng tròn chậm rãi phía trên.
"Đồ chết tiệt!" Foster lầm bầm. "Bây giờ mình phải mua cho mình con gà trống mới rồi!"
Con gà trống mở một mắt ra, nháy mắt, và trỏ vào lũ ó gần đó, nói, "Suỵt!"
Tỉnh táo chút ít hơn con gà trống đó đi!
Con người là con người chỉ khi người đó trở nên nhận biết về điều mình làm. Bằng không vài người là con gà trống và vài người là con bò đực và vài người là con ngựa - trong hình hài con người. Vài người điên vì tiền, vài người điên vì dục, vài người đói quyền lực. Đây là tất cả những người ốm yếu và họ đã khổ trong nhiều kiếp sống, nhưng điều đó đã trở thành hình mẫu lắng đọng với họ tới mức họ cứ đi trong vòng tròn.
Thật buồn cung đã gãy,
Và người đó thở dài buồn bã
Sau khi tất cả đã nảy sinh và đã mất đi.
Ngày đó không xa xôi gì mấy khi bạn sẽ thấy rằng bạn chỉ là chiếc cung gãy. Ngày đó không xa xôi gì mấy khi bạn sẽ thở hơi thở cuối cùng, và thế rồi bạn sẽ thở dài và khóc lóc và than vãn bên trong bản thân mình, bởi vì bạn sẽ biết rằng bất kì điều gì bạn đã từng làm tất cả đều chỉ là mơ, viết lên nước. Bạn đã sống với những cái bóng; bạn đã không thu được bản chất gì trong cuộc sống. Bạn đã phí hoài cơ hội lớn mà trong đó bạn có thể đã trở thành vị phật.
Chừng nào bạn còn chưa trở thành vị Phật hay một Krishna hay một Christ, nhớ rằng bạn đang làm phí hoài kho báu lớn lao được sự tồn tại ban tặng cho bạn. Bạn đã không kiếm được nó, bạn không xứng đáng với nó. Nó là món quà thuần khiết, món quà của tình yêu. Xin đừng làm phí hoài nó...

Ads Belove Post