Read more
Dhammapada - Con đường của Phật
(Tập 8)
Chương 13. Mọi lời đều dối
trá
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Mọi lời có phải là dối trá không?
Peter Hendrickson, chân lí là kinh nghiệm sâu lắng tới mức nó không diễn đạt được, bao la tới mức không lời nào có thể chứa được nó. Lời là thứ nhỏ bé; chúng có tiện dụng nào đó, nhưng chúng có giới hạn. Và chân lí không có giới hạn; nó bao la hơn bầu trời. Chân lí nghĩa là toàn thể sự tồn tại.
Khi bạn biến mất vào trong cái toàn thể bạn biết nó. Nói rằng bạn biết nó là không chính xác; thay vì thế, bạn cảm nó. Hay, thậm chí để chính xác hơn, bạn trở thành nó. Khi bạn đã trở thành cái toàn thể thì không thể nào nói được nó. Và chân lí cần được nói ra; chúng có phẩm chất cố hữu là chúng phải được chia sẻ.
Do đó lời chỉ là giả thiết; chúng có thể được dùng, nhưng người ta không nên tin vào chúng. Chúng nên được dùng như bậc đá bước lên. Chung cuộc chúng tất cả đều dối trá; nhiều nhất, sự phản xạ xấp xỉ, nhưng phản xạ là dối trá. Trăng trên trời và trăng được phản xạ trong hồ không phải là một. Khuôn mặt trong gương không phải thực là mặt bạn; nó chỉ là ảo tưởng.
Chẳng có gì trong gương cả. Nhưng trẻ nhỏ trở nên quan tâm rất nhiều về khuôn mặt trong gương - khuôn mặt riêng của chúng. Khi lần đầu tiên đứa trẻ nhỏ được đặt trước gương nó nghĩ nó đang thấy ai đó ngồi trước nó. Nó cố gắng bắt lấy đứa trẻ này. Nếu nó không thể bắt được - và chắc chắn nó không thể nào bắt được rồi - nó cố gắng đi ra sau gương. Có thể đứa trẻ kia đang trốn đằng sau.
Và đây là tình huống của người tin vào lời. Nhưng theo một cách nào đó gương là hữu dụng. Bằng việc nói rằng phản xạ là dối trá tôi không nói rằng nó là vô dụng. Nếu bạn hiểu, nó nói cái gì đó về chân lí, không về bản thân chân lí đâu; nó chỉ dẫn thôi. Ngón tay chỉ trăng không phải là trăng, nhưng nó cực kì tiện dụng: nó có thể chỉ tới trăng. Nếu bạn trở nên quá bị ám ảnh với ngón tay, đó là lỗi của bạn, không phải lỗi của ngón tay. Nếu bạn quên ngón tay đi - và bạn phải quên nó nếu bạn muốn thấy trăng - thế thì ngón tay đã phục vụ mục đích của nó rồi.
Ngay cả dối trá cũng có thể giúp bạn đạt tới chân lí; bằng không chư phật đã không nói chút nào rồi. Chừng nào dối trá không thể giúp được bạn theo cách nào đó đạt tới chân lí, lời sẽ không được dùng chút nào. Không Kinh Thánh, không Koran, không Gita, không Dhammapada, đã từng tồn tại.
Khi Phật trở nên chứng ngộ, trong bẩy ngày ông ấy vẫn còn im lặng, suy nghĩ, "Phỏng có hữu dụng gì mà nói những điều này cho những người không thể nói cho nghe được? - và cho dù mình nói cho họ, điều này nhất định sẽ bị hiểu lầm? Hơn nữa, nếu ai đó có khả năng hiểu lời mình, người đó nhất định có khả năng tìm ra chân lí của riêng họ."
Chuyện kể rằng, thế rồi các thần từ trên cõi trời giáng xuống. Họ chạm chân Phật và họ cầu ông ấy nên nói. $ketdoan $modoan
Phật nói, "Để làm gì? Chín mươi chín phần trăm mọi người sẽ không hiểu chút nào, và một phần trăm có lẽ có thể có khả năng hiểu, nhưng một phần trăm những người có thể hiểu được qua lời sẽ có khả năng tìm ra chân lí cho dù ta không nói điều gì về nó cả.
Cho nên phỏng có ích gì mà nói về nó?"
Các thần phân vân. Logic này là đúng, nhưng dầu vậy cái gì đó sai, bởi vì vào thời cổ đại các chư phật khác đã nói rồi. Thế rồi họ hội ý với nhau để tìm cách tranh cãi với Phật. Và họ đã tìm ra cách; và cũng tốt là họ đã có thể tìm ra cách thức; bằng không chúng ta đã bỏ lỡ những thông điệp cực kì có ý nghĩa của Phật.
Họ quay lại và họ nói, "Thầy đúng; đại đa số sẽ chẳng bao giờ hiểu cả. Và có vài người sẽ đạt tới chân lí cho dù thầy không nói gì. Nhưng thầy không thể hình dung rằng có vài người đang ở giữa hai nhóm này sao, ở ngay trên đường biên? Nếu thầy nói, điều đó sẽ cho họ thách thức, hứng khởi. Nếu thầy không nói họ có thể bị mất hút. Xin nói cho vài người đang ở ngay trên đường biên này, người có thể bị mất đi nếu không có lời thầy và người có thể tìm ra ánh sáng với sự giúp đỡ của lời thầy."
Bạn đúng đấy, Hendrickson: mọi lời đều dối trá, bởi vì khi bạn kinh nghiệm bạn không thể để nó vào lời được. Làm sao đặt tình yêu vào lời được? Và tình yêu không phải là kinh nghiệm rất hãn hữu. Làm sao bạn đặt cái đẹp vào lời được? Có nhà thơ nào thành công chưa? Chỉ kẻ ngu mới nghĩ rằng họ đã thành công. Nhà thơ càng lớn, ông ấy càng nhận biết về thất bại của mình. Có hoạ sĩ nào có khả năng vẽ cái đẹp mà người đó kinh nghiệm không? Không hoạ sĩ lớn nào đã bao giờ được thoả mãn. Sự không hài lòng vô cùng theo người đó cả đời như cái bóng. Nó ám ảnh người đó. Người đó cứ cố mãi và cố mãi và cố mãi; cả đời người đó là thất bại dài dài, là thảm kịch. Tranh vĩ đại của người đó là vĩ đại với chúng ta, nhưng người đó biết rằng mình đã thất bại. Tranh là vĩ đại với chúng ta bởi vì chúng ta không biết cái đẹp là gì. Nếu những bức tranh vĩ đại này mà không có đó chúng ta đã không có nhận biết về nhiều thứ.
Tương truyền rằng nếu mọi bức tranh của thế giới mà biến mất, bạn sẽ không có khả năng thấy cái đẹp của mặt trời lặn. Bạn sẽ không có khả năng thấy cái đẹp của bông hồng. Bạn sẽ không có khả năng thấy cái đẹp của con chim tung cánh. Bạn đã trở nên có khả năng thấy nó bởi vì các hoạ sĩ trong nhiều thế kỉ đã từng chuẩn bị hoàn cảnh đúng để thấy nó. Nhưng cứ hỏi đích thân các hoạ sĩ mà xem. Hỏi một Van Gogh hay một Rabindranath Tagore hay Nandlal Bose, và họ sẽ nói họ đã thất bại. Điều họ đã thấy là cái gì đó khác toàn bộ. Nó sống động thế, đập rộn ràng thế! Còn bức vẽ là chết; nó không là gì ngoài vải vẽ và mầu sắc.
Làm sao bạn có thể đặt mặt trời lặn lên vải vẽ được? Nó sẽ là cuộc sống tĩnh lặng và mặt trời lặn - mặt trời lặn thực - là động, nó chuyển động, nó thay đổi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Bức tranh của bạn sẽ chỉ là hiện tượng được đóng khung - còn mặt trời lặn không có khung cho nó.
Làm sao bạn có thể ca bài ca nói lên kinh nghiệm của bạn về tình yêu? Điều đó là không thể được; mọi lời đều không thích hợp. Cho nên đầu tiên, khi bạn cố gắng diễn đạt kinh nghiệm của bạn, chín mươi phần trăm của nó bị mất đi. Và khi ai đó nghe nó, mười phần trăm còn lại bị bóp méo. Cho dù một phần trăm đạt tới người khác thì đó cũng là nhiều hơn điều bạn có thể đòi hỏi.
Khi tôi nói điều gì đó với bạn tôi biết bao nhiêu thứ đã bị mất đi rồi. Khi tôi nhìn vào mắt bạn tôi lại biết bất kì cái gì còn lại trong lời đã bị tâm trí bạn bóp méo. Tâm trí bạn liên tục cố gắng cho phép chỉ cái khớp với nó vào; nó không cho phép cái đi ngược lại nó. Nó không nghe điều đó chút nào, và nó chỉ nghe điều không là gì ngoài phản xạ của quá khứ của riêng nó. $ketdoan $modoan
Nhà phân tích quan tâm tới kết quả của xét nghiệm Rorschach mà ông ta vừa mới đưa cho bệnh nhân, người liên kết mọi vết mực bẩn với một loại hoạt động dục nào đó.
"Tôi muốn nghiên cứu kết quả của xét nghiệm của anh qua cuối tuần và tôi sẽ gặp anh vào thứ hai," ông ta nói với bệnh nhân này.
"Được ạ, bác sĩ. Tôi sẽ tới bữa tiệc toàn đàn ông đêm mai. Có cơ may nào cho tôi có thể mượn những bức tranh bẩn thỉu kia của ông không?"
Điều anh ta thấy anh ta tin có đó; và điều anh ta thấy không có đó, đấy là phóng chiếu của anh ta. Điều anh ta nghe thấy có thể không được nói chút nào, nhưng người ta có thể nghe nó rất rõ ràng, rõ tới mức không thể nào không tin được vào nó. Tâm trí bạn tô mầu mọi thứ vào mọi khoảnh khắc.
Leonora đi vào hiệu thuốc để mua phim. Khi cô ấy bước ra cô ấy gần như điên. "Rodney, anh vào cái hiệu kia và làm mếch lòng ông ta cho đáng đời đi!" cô ta nói với anh bạn trai của mình.
"Sao thế, em yêu," Rodney hỏi, "có chuyện gì vậy?"
"Em bảo ông ta em muốn lấy phim," cô ấy giải thích, "và ông ấy chưa bao giờ hỏi em kích cỡ máy ảnh nhỏ Brownie của em!"
Bạn có thể đọc cái gì đó không được viết ra. Bạn có thể nghe cái gì đó không được nói ra. Bạn có thể thấy cái gì đó không tồn tại ở đâu cả ngoại trừ trong tưởng tượng của riêng bạn. Thế thì lời trở thành ngày càng xa, càng xa khỏi chân lí. Lời là dối trá: dối trá theo nghĩa là chúng không có khả năng truyền cái thực, cái tồn tại. Trong chính việc truyền đó nó chết.
Một nhà thơ đi ra biển vào sáng sớm. Đó là lúc mặt trời mọc đẹp, và sóng nhảy múa trong ánh mặt trời sớm, và cát mát lạnh, không khí mùi muối mặn... Ông ấy cảm thấy sống động thế, ông ấy kinh nghiệm niềm vui tuyệt vời tới mức ông ấy muốn chia sẻ điều đó với cô bạn gái đang ở trong bệnh viện, đang bị ốm và không thể ra bãi biển được.
Thế là nhà thơ đem một cái hộp đẹp, mở hộp đó ra cho ánh mặt trời, cho gió vào, đóng hộp lại, gắn xi nó ở mọi chỗ để cho không cái gì thoát ra khỏi nó được, đem cái hộp tới bệnh viện. Ông ấy cực kì hạnh phúc, và ông ấy nói với cô bạn gái, "Anh đem cái gì đó đẹp lắm mà em có thể chưa bao giờ thấy. Mặt trời lên đẹp thế, sóng biển đẹp thế, không khí trong lành thế, mát mẻ thế, tươi tắn thế!" Và ông ấy mở cái hộp ra và chẳng có gì cả - không mặt trời, không không khí, không mát mẻ, không tươi tắn.
Bạn không thể bắt giữ được cái đẹp vào trong hộp. Bạn không thể bắt giữ được cái đẹp, chân lí, tình yêu vào lời. Chúng rất nghèo nàn. Nhưng chẳng cái gì sai với chúng; chúng hữu dụng trong thế giới thông thường. Khi bạn đi vào trong nội tâm, bạn đang đi vào trong cái phi thường. Nếu bạn tỉnh táo, chúng có thể được dùng và chúng có thể được dùng một cách có ích. Vâng, dối trá có thể trở thành bàn đạp tới chân lí.
Một lính Mĩ GI đứng bên ngoài nhà thờ ở Paris nhìn đám cưới hoành tráng diễu hành đi vào. "Ai là chú rể?" anh ta hỏi một người Pháp đang đứng bên cạnh mình. $ketdoan $modoan
"Je ne sais pas," là lời đáp.
Vài phút sau người lính tự mình nhìn kĩ vào bên trong nhà thờ và thấy một quan tài được mang sang bên cánh. "Đám tang của ai thế?" anh ta hỏi người tham dự.
"Je ne sais pas," người tham dự đáp.
"Giời!" người lính kêu lên. "Ông ta chắc chắn không sống lâu!"
Lời phải được hiểu; chúng phải được hiểu tương ứng với người đã nói chúng. Bạn không nên đem tâm trí riêng của mình vào. Bạn nên giữ tâm trí của mình bên ngoài con đường một chút. Bạn càng có khả năng trở nên giữ cho tâm trí mình bên ngoài con đường, càng có khả năng là bạn có thể dùng lời như bàn đạp. Bằng không lời sẽ tạo ra rừng rậm và bạn sẽ bị lạc trong nó.
Ở Leipzig, nơi một phần ba tên phố đã bị thay đổi từ khi có sự chiếm đóng của người Nga, người lái xe điện được yêu cầu phải đọc cả tên cũ và tên mới để cho khách thăm dễ tìm đường.
Hôm nọ, người lái xe ô tô đi qua trung tâm thành phố đưa ra một công bố theo yêu cầu: "Quảng trường Karl Marx Square, tên cũ là Quảng trường Augustus."
Một hành khách vừa bật đèn xuống xe nói vọng lại sau, "Auf Wiedersehen, trước đây là Heil Hitler!"
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Xin thầy giải thích khác biệt giữa ước định và kỉ luật?
Prem Dharmendra, có khác biệt lớn đấy. Chúng là các chiều hướng khác toàn bộ, và không chỉ khác nhau mà còn đối lập hoàn toàn nữa. Ước định là cái gì đó bị ép buộc từ bên ngoài lên bạn ngược với ý chí của bạn, ngược với tâm thức bạn. Nó định phá huỷ bạn, nó định thao túng bạn. Nó định tạo ra cá tính giả để cho con người tinh tuý của bạn bị mất.
Xã hội rất sợ thực tại của bạn. Nhà thờ sợ, quốc gia sợ, mọi người sợ con người tinh tuý của bạn, bản thể tinh tuý của bạn, bởi vì bản thể tinh tuý có tính nổi dậy, thông minh. Nó không thể dễ dàng bị thu thành nô lệ được. Nó không thể bị khai thác. Không ai có thể dùng bản thể tinh tuý của bạn như phương tiện được; bản thể tinh tuý của bạn là mục đích tự nó.
Do đó toàn thể xã hội cố gắng bằng đủ mọi cách để ngắt bạn khỏi cốt lõi tinh tuý của bạn, và nó tạo ra cá tính giả, chất dẻo quanh bạn và nó buộc bạn trở nên bị đồng nhất với cá tính này. Đó là điều nó gọi là giáo dục. Đó không phải là giáo dục; đó là giáo dục sai. Nó có tính huỷ diệt, nó bạo hành.
Toàn thể xã hội này, mãi cho tới giờ, đã từng rất bạo hành với cá nhân. Nó không tin vào cá nhân; nó chống lại cá nhân. Nó cố gắng theo đủ mọi cách để phá huỷ bạn vì mục đích riêng của nó. Nó cần thư kí, nó cần trưởng ga, người thu thuế, cảnh sát, quan toà, nó cần lính tráng. Nó không cần con người. $ketdoan $modoan
Chúng ta đã thất bại, mãi cho tới giờ, trong việc tạo ra một xã hội cần con người, con người đơn giản. Xã hội quan tâm rằng bạn phải khéo léo hơn, năng suất hơn, và ít sáng tạo. Nó muốn bạn vận hành như cái máy, hiệu quả, nhưng nó không muốn bạn trở nên thức tỉnh. Nó không muốn chư phật và christs - Socrates, Pythagoras, Lão Tử. Không, những người này không được xã hội cần tới chút nào. Nếu thỉnh thoảng họ xảy ra, họ không xảy ra bởi vì xã hội; họ xảy ra mặc cho xã hội.
Chính phép màu là làm sao vài người đã có khả năng thỉnh thoát thoát ra khỏi cái nhà tù lớn này. Nhà tù này lớn thế, khó mà thoát ra khỏi nó được. Và ngay cả với việc thoát ra khỏi nhà tù này bạn sẽ đi vào trong nhà tù khác bởi vì toàn thể thế gian đã trở thành nhà tù. Bạn có thể trở thành người Mô ha mét giáo từ người Hindu hay bạn có thể trở thành người Ki tô giáo từ người Mô ha mét giáo hay bạn có thể trở thành người Hindu từ người Ki tô giáo, nhưng bạn đơn giản thay nhà tù của mình thôi. Bạn có thể trở thành người Đức từ việc là người Ấn Độ hay bạn có thể trở thành người Trung Quốc từ việc là người Italia, nhưng bạn đơn giản đổi nhà tù - các nhà tù chính trị, tôn giáo, xã hội.
Có thể trong vài ngày nhà tù mới sẽ trông có vẻ như tự do - chỉ bởi vì cái mới của nó; bằng không nó là không tự do. Xã hội tự do vẫn là ý niệm cần phải được vật chất hoá. Toàn thể cảnh nô lệ của con người phụ thuộc vào việc ước định. Và ước định bắt đầu ngay cả khi bạn đang trong bụng mẹ. Bây giờ họ đã tìm ra cách để ước định đứa trẻ trong bụng mẹ rồi. Ở Nga họ đã phát triển một loại dây lưng nào đó mà phụ nữ có mang có thể đeo. Những cái dây lưng đó ép vào điểm nào đó trong bộ não của đứa trẻ đang lớn và sức ép đó sẽ tạo ra người máy. Nó sẽ được sinh ra giống như máy. Nó bao giờ cũng sẽ vâng lời, trung thành với quốc gia, trung thành với chủ nghĩa cộng sản, trung thành với tam thể cộng sản linh thiêng - hay tam thể không linh thiêng - Marx, Engels, Lenin. Nó sẽ tin vào Tư bản luận, cũng như người khác tin vào Kinh Thánh. Không ai đọc Kinh Thánh, không ai đọc Tư bản luận.
Tôi đã gặp nhiều người cộng sản; tôi chưa gặp một người cộng sản nào đã đọc Tư bản luận từ đầu tới cuối. Mọi người đều có cuốn sách đó. Sách Nga rẻ thế và chúng trông tốt thế, chúng nhất định đẹp tới mức bạn có thể trang trí cho phòng khách của mình bằng sách Nga. Nhưng không ai đọc chúng, cũng giống như không người Hindu nào đọc Vedas. Chẳng có gì mấy để mà đọc.
Nhưng ước định bắt đầu từ bụng mẹ hay, nhiều nhất, từ khoảnh khắc bạn được sinh ra. Bạn được cắt bao qui đầu và bạn trở thành người Do Thái. Bạn được đặt tên thánh và bạn trở thành người Ki tô giáo, vân vân và vân vân. Bạn được đưa tới nhà thờ và tới đền chùa và tới nhà thờ Hồi giáo, và bạn được nuôi dưỡng trong bầu không khí nào đó nơi bạn sẽ thấy mọi người đều là người Mô ha mét giáo hay tất cả đều là người Ki tô giáo hay tất cả đều là người Hindus. Và một cách tự nhiên đứa trẻ nhất định tuân theo những người ở quanh nó.
Đến lúc nó hai mươi nhăm tuổi và quay trở về từ đại học nó hoàn toàn bị ước định, và bị ước định sâu tới mức nó sẽ thậm chí không nhận biết về việc ước định. Mọi thứ đều được nạp vào trong máy tính sinh học của nó. Và xã hội trừng phạt những người do dự, chống lại những ước định này. Nó thưởng cho mọi người, bằng huân chương vàng, giải thưởng, thậm chí giải thưởng Nobel; nó thưởng cho những người sẵn lòng là nô lệ, người sẵn lòng phục vụ cho những quyền lợi được đầu tư. $ketdoan $modoan
Holston được thuê làm tay quản gia súc ở Texas. Một hôm anh ta tiến tới chỗ Davis, ông quản đốc.
"Ông làm điều gì cho vui ở đây trên thảo nguyên này?"
"Này," ông quản đốc đáp, "chúng tôi kiếm được một anh bếp Mexico ở trại nuôi gia súc và mỗi thứ bẩy chúng tôi lại mặc cho anh ta quần áo đàn bà và sáu chúng đem anh ta đi nhảy."
"Không có tôi đâu!" Holston tuyên bố. "Tôi không đi với loại chất liệu đó đâu."
"Người Mexico cũng không đi," Davis nói, "đó là lí do tại sao phải cần sáu chúng tôi."
Và đấy không chỉ là vấn đề dục. Toàn xã hội, hàng triệu người quanh bạn, đang ước định bạn, một cách cố ý hay không cố ý. Họ đã bị ước định rồi. Họ có thể không nhận biết rằng họ có tính phá huỷ và bạo hành. Họ có thể nghĩ rằng họ đang giúp bạn. Họ có thể nghĩ rằng họ đang làm việc phục vụ lớn lao này cho bạn do từ bi, bởi vì họ yêu nhân loại. Họ đã bị ước định sâu tới mức họ vô nhận biết về điều họ đang làm với con cái họ.
Thầy giáo, giảng viên, giáo sư, họ tất cả đều là công cụ, công cụ tinh tế của những người ước định. Các tu sĩ, nhà phân tâm, họ là những người rất láu cá và rất hiệu quả với việc ước định; họ biết toàn thể chiến lược của nó. Họ biết cách thao túng, bóp méo, cách cho bạn cá tính giả và lấy đi cốt lõi tinh tuý của bạn.
Kỉ luật là khác toàn bộ. Kỉ luật là từ chọn lựa riêng của bạn; nó là từ ý chí riêng của bạn. Kỉ luật, chính từ này, bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là học. Kỉ luật nghĩa là bạn bắt đầu học theo cách riêng của bạn, bởi vì không ai dường như dạy bạn chân lí. Mọi người đều quan tâm dạy bạn về Hindu giáo, chủ nghĩa cộng sản, Mô ha mét giáo; không ai quan tâm dạy bạn chân lí. Khi bạn bắt đầu tìm, kiếm, học, theo cách riêng của bạn - vẫn biết hoàn toàn rõ rằng không ai sẽ hỗ trợ bạn, bạn phải đi một mình - kỉ luật bắt đầu.
Kỉ luật là phản đối của bạn chống lại việc ước định. Kỉ luật là nỗ lực của bạn để gạt bỏ mọi ước định. Kỉ luật là nổi dậy của bạn, cách mạng của bạn. Là đệ tử đơn giản nghĩa là sống với người không định ước định bạn. Thầy là người không ước định bạn. Đó là định nghĩa về thầy thực: người không ước định bạn, đơn giản không ước định bạn, và không tái ước định bạn.
Một trong những phản đối chống lại tôi dâng lên ở Ấn Độ và ở các nước khác nữa: rằng tôi đang cho mọi người quá nhiều tự do tới mức họ sẽ dùng sai nó. Tôi biết rằng tự do có thể bị dùng sai nếu nó không bắt rễ trong thiền, nhưng tự do có giá trị tối cao tới mức nếu như có rủi ro của việc dùng sai, nó vẫn phải được trao.
Cảnh nô lệ không bao giờ có thể bị người nô lệ dùng sai bởi vì người đó không phải là người chủ riêng của mình; thế nữa, nó là cảnh nô lệ và nó liên tục bị dùng sai bởi những người đương quyền. Cảnh nô lệ là tội lỗi, và dù nó được trang điểm thế nào, nó là xấu. Tự do có thể bị dùng sai, nhưng dùng sai vẫn tốt là nô lệ, bởi vì bạn không thể dùng sai tự do lâu được.
Tự do - cả việc dùng đúng và dùng sai của nó - đều cho sáng suốt. Người ta chỉ học qua sai lầm. Đó là cách trưởng thành. Có thể trong thời kì chuyển tiếp, khi lần đầu tiên bạn ra khỏi nhà tù, bạn có thể dùng sai tự do của mình trong một chốc lát. Bạn có thể uống rượu quá nhiều, ăn quá nhiều, nhưng được bao lâu? $ketdoan $modoan
Và tự do này mà thầy trao cho là được trao qua việc làm bạn ý thức hơn, nhận biết hơn. Và đó là cái van an toàn: bạn càng nhận biết, càng ít có khả năng dùng sai tự do - bởi vì dùng sai nó sẽ là tự tử. Kỉ luật là điều bạn chấp nhận theo cách riêng của bạn. Bạn không bị buộc phải là sannyasin; niềm khao khát sâu sắc dấy lên trong bạn. Cái gì đó ẩn kín trong bạn lên tiếng thách thức. Hạt mầm nào đó nhú ra... bạn nghe thấy âm nhạc không nghe thấy... bạn trở nên bị hấp dẫn tới lực không biết, bí ẩn nào đó. Nhưng quyết định bao giờ cũng là của bạn; nó không bị áp đặt lên bạn. Bạn quyết định rằng bạn muốn học, rằng bạn muốn tìm và kiếm. Từ niềm khao khát đó về chân lí đó, kỉ luật bắt đầu.
Và bạn bao giờ cũng được tự do dừng lại. Bạn bao giờ cũng được tự do vứt bỏ tính chất sannyas. Bạn bao giờ cũng được tự do không có quan hệ với tôi chút nào nữa. Người gác cổng là người ngoài cho nên họ không thể đi vào bên trong được chừng nào họ chưa sẵn sàng; người gác không phải là người bên trong để ngăn cản họ bỏ đi. Đó là khác biệt. Trong tù lính gác là để canh người bên trong để cho họ không thể ra ngoài được.
Ở đây có người gác, nhưng họ không phải canh người bên trong. Nếu ai đó muốn ra, người đó ra với mọi phúc lành của tôi. Ở trong là quyết định của người đó; vứt bỏ việc ở trong là quyết định của người đó, Người đó là linh hồn tự do. Áp đặt bất kì cái gì lên người đó không phải là việc của bất kì ai khác.
Dharmendra, kỉ luật bắt nguồn từ cảm giác bên trong riêng của bạn, từ tình yêu riêng của bạn. Nó là buông xuôi nhưng nó không phải là cảnh nô lệ. Nó là buông xuôi nhưng nó không phải là cảnh nô lệ bởi vì bạn đang làm nó. Nếu nó bị ép buộc, thế thì nó là cảnh nô lệ, thế thì nó là việc ước định.
Tránh mọi tình huống ước định đi. Tránh những người ước định bạn, ngay cả khi họ nói đấy là vì bạn; ngay cả khi họ nói đấy là vì điều tốt cho bạn, cảnh giác với mọi kẻ đầu độc đó. Họ đã làm đủ tai hại cho nhân loại rồi. Chính bởi vì những người này mà nhân loại thực vẫn chưa được sinh ra.
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là đem tới nhân loại mới trên thế gian: tự do, tỉnh táo, ý thức, trách nhiệm, làm mọi sự theo cảm giác bên trong riêng của người đó, cái thích, cái học, không phục vụ mục đích của ai đó khác, sống cuộc sống người đó tương ứng theo ánh sáng riêng của người đó.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Ý kiến của thầy về chủ nghĩa cộng sản là gì?
Nagesh, tôi sẽ không phí thời gian của mình để cho bạn ý kiến của tôi về chủ nghĩa cộng sản. Toàn thể chuyện này là rác rưởi, nhưng tôi sẽ kể cho bạn năm câu chuyện.
Câu chuyện thứ nhất:
"Ai là bố cháu?" Khrushchev hỏi một học sinh phổ thông khi ông ấy đang lãnh đạo nước Nga xô viết.
"Nikita Khrushchev là bố cháu," chú bé đáp.
"Thế ai là mẹ cháu?" $ketdoan $modoan
"Đảng cộng sản."
"Rất tốt. Bây giờ kể cho bác, cháu muốn là gì khi cháu lớn?"
"Con côi ạ," đứa bé đáp.
Chuyện thứ hai:
Tại một xưởng máy Nga, các công nhân được yêu cầu chọn một uỷ ban công nhân mới bằng bỏ phiếu kín. Từng người, khi tiến tới hòm phiếu, đều được trao cho một phong bì gắn xi và được bảo thả nó và khe ở mặt trên hòm phiếu.
Vasili xé mở phong bì ra và bắt đầu xem xét lá phiếu.
"Này," người giám sát kêu to. "Cậu không làm thế được đâu."
"Nhưng tôi muốn biết tôi bầu cho ai chứ," người công nhân này kêu lên.
"Cậu phải điên rồi chắc," người giám sát quả quyết. "Cậu không nhận ra rằng bỏ phiếu là bí mật ở Liên Xô sao?"
Câu chuyện thứ ba:
Một người chơi radio nghiệp dư kích động cuồng nhiệt khi bắt được trên máy thu của mình bản tin phát trực tiếp từ Moscow.
"Vận động viên vĩ đại của chúng ta," phát thanh viên đang nói, "vừa mới phá mọi kỉ lục hiện có về cuộc đua chạy hai trăm mét, chạy một dặm, chạy năm dặm, và chạy một trăm dặm, vượt qua bão tuyết, và hoàn toàn không có nước. Điều không may là thành tích dị thường của Ivanovitch đã thành không kết quả gì. Anh ấy đã bị bắt và đem trở lại Nga."
Câu chuyện thứ tư:
Khi xác của Stalin được bỏ ra khỏi lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ và đem chôn gần bức tường điện Kremlin, một cậu bé hỏi bà của nó, "Lenin là loại người nào vậy?"
"Lenin là người rất vĩ đại," bà ấy nói.
"Thế Stalin là loại người nào?" đứa bé hỏi.
"Thỉnh thoảng ông ấy là người rất ác," bà già nói.
"Bà ơi, Leonid Brezhnev là loại người nào?"
"Khó mà nói được, cháu," bà đáp. "Khi ông ấy chết, chúng ta sẽ thấy."
Câu chuyện thứ năm và là câu chuyện cuối cùng:
Tại kì đại hội Đảng cộng sản, một trong các đại biểu cứ hô mãi, "Brezhnev muôn năm!"
Ông chủ tịch cố gắng làm cho ông ta im đi bằng cách nói, "Nhớ là ông quen hô 'Khrushchev muôn năm!'"
"Đúng," đại biểu này nói. "Và ông ấy còn sống không?"
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi không thể tin được rằng một người như Jesus có thể phạm phải sai lầm. Nghe thầy nói điều đó, tôi bị tổn thương nhiều lắm.
Ronald, đây là ước định đấy. Bạn đã được bảo - hàng thế kỉ ước định ở đằng sau nó - rằng một người như Jesus không thể phạm phải sai lầm nào. Tại sao?
Nếu bạn không thể tin được điều đó, bạn không thể tin được rằng Jesus là con người đâu. Phạm lỗi là tính người. Vâng, ông ấy sẽ không phạm phải cùng một sai lầm lần nữa, điều đó là đúng. Phạm cùng sai lầm là ngu xuẩn; nó không phải là tính người, nó đơn giản ngu xuẩn. Nhưng phạm sai lầm là cách duy nhất trong cuộc sống để học. Phạm sai lầm một lần là hoàn toàn được, và phạm nó với toàn bộ nhận biết.
Nếu nó là sai lầm bạn biết nó, và bạn biết nó sâu sắc và hoàn hảo tới mức bạn sẽ không bao giờ phạm phải nó lần nữa. Nhưng con người học qua phạm sai lầm. Không có cách khác để học. Nếu một người không bao giờ phạm phải sai lầm người đó sẽ không bao giờ trưởng thành. Jesus là con người. Tất nhiên chỉ qua trưởng thành mà một ngày nào đó ông ấy trở thành ngọn lửa thiêng liêng. Ông ấy đã phạm phải sai lầm ngay tới chính phút cuối cùng.
Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ ông ấy trở thành Christ chỉ ở khoảnh khắc cuối trên cây chữ thập. Ngay trước khi ông ấy trở thành một christ, vị phật, ông ấy đã phạm sai lầm cuối cùng, nhưng ông ấy đã học ngay lập tức. Ông ấy phải đã nhận biết thế trên cây chữ thập.
Sai lầm cuối cùng là ở chỗ khi ông ấy bị đóng định ông ấy đã kêu la với Thượng đế, "Ngài không cứu con sao?" Điều này là bất tín, điều này là nghi ngờ, điều này là sai lầm; một trong những sai lầm lớn nhất mà con người có thể phạm phải - và một người như Jesus. Nhưng đây là sai lầm cuối cùng. "Sao mình bị hành hạ, mình đã phạm phải cái gì sai?" Ông ấy đã phàn nàn, ông ấy đã không tin vào mắt mình rằng điều này đang xảy ra cho ông ấy. Ông ấy phải đã nghĩ sâu bên dưới - ở đâu đó một phần nhỏ của bản thể ông ấy phải vẫn còn vô ý thức, và trong góc tối đó khao khát này phải vẫn còn như hạt mầm - rằng "Vào khoảnh khắc cuối cùng Thượng đế sẽ cứu mình. Ngài sẽ làm phép màu và toàn thế giới sẽ biết rằng mình là đứa con duy nhất của Thượng đế." Khao khát vô ý thức nào đó... nhưng ngay cả một phần nhỏ của bản thể bạn vẫn còn vô ý thức thì bạn vẫn chưa là một christ.
Từ đâu lời phàn nàn này tới, "Tại sao ngài đã bỏ rơi con?" Nghi ngờ lớn nổi lên, tràn ngập trong ông ấy, bởi vì đây là khoảnh khắc cuối cùng: nếu phép màu sẽ không xảy ra, ông ấy bị kết thúc. Nhưng ông ấy phải đã là con người của nhận biết hiếm hoi. Ông ấy đã nhận ra điều đó ngay lập tức, ông ấy đã thấy điểm tối, ông ấy đã thấy điểm vô ý thức. Ông ấy trở nên thảnh thơi và ông ấy nói, "Vương quốc của ngài tới, ý ngài sẽ được được thực hiện. Xin đừng chú ý tới lời phàn nàn của con, con ngu quá khi nói vậy. Bất kì cái gì là ý chí của ngài đều là ý con. Chẳng ích gì mà nói, 'Ngài bỏ rơi con sao?' Nếu đây là điều ngài muốn, thế thì đây là điều nên xảy ra. Thế thì đây là phép màu và con không nên yêu cầu cái gì khác. Con không nên có ý chí tách rời của riêng mình."
Khoảnh khắc ông ấy nói, "Ý ngài sẽ được thực hiện," ông ấy đã vứt bỏ ý chí tách biệt của mình. Chỉ một phần nhỏ của bản thể ông ấy phải đã còn lại, bản ngã tinh vi ẩn kín nào đó phải đã còn ẩn nấp đâu đó. Với sự biến mất của bản ngã đó, ông ấy trở thành ngọn lửa ánh sáng. Ông ấy trở thành vị phật. $ketdoan $modoan
Bạn không thể tin được rằng một người như Jesus có thể phạm phải sai lầm bởi vì bạn không thể tin được rằng Jesus là người như bạn. Và chừng nào bạn chưa tin rằng Jesus là con người như bạn, bạn không thể tin được phần kia của câu chuyện, rằng bạn cũng thiêng liêng như Jesus.
Nhớ hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu bạn có thể tin được Jesus là người như bạn, thế thì bạn cũng có thể tin được rằng bạn có cùng tiềm năng như Jesus. Nếu ông ấy có thể trở thành christ bạn cũng có thể trở thành christ.
Giới thiệu chút ít về chuyện cười. Đây là câu chuyện Italia, câu chuyện về Pinocchio.
Bác thợ mộc, tên là Gepetto, cảm thấy rất đơn độc và muốn có đứa con. Với mẩu gỗ bác ấy tạo ra con rối - có cái mũi đỏ và rất nhọn - và gọi nó là Pinocchio. Khó khăn lắm bác ấy mới hoàn thành việc này vì Pinocchio đá vào chân bác ấy - và với cú đá này Gepetto nhận ra rằng đứa "con" này sẽ gây cho mình chỉ toàn rắc rối.
Thực ra, Pinocchio đòi ngay cái gì đó để ăn, và Gepetto, mặc dầu rất nghèo, vẫn xoay xở tìm thức ăn nào đó cho nó còn mình thì đi ngủ mà không ăn tối. Pinocchio, thậm chí không cám ơn bác ấy, chạy đi chơi, và theo cách này trong nhiều năm nó hành hạ người tạo ra nó. Nó cứ làm những điều tinh quái hết điều nọ tới điều kia và cuối cùng nó bị cá voi ở đại dương nuốt chửng.
Bây giờ quên phần giới thiệu này đi cứ dường như tôi chưa kể cho bạn chút nào; chỉ thế thì bạn mới hiểu chuyện cười này. Tôi phải kể điều đó cho bạn; không có nó bạn sẽ không hiểu được chuyện cười này - và điều tôi phải kể cho bạn. Bây giờ quên hết về nó đi. Tôi đã không nói giới thiệu gì cho bạn.
Bây giờ là chuyện cười....
Sau bốn mươi năm làm việc vất vả một ông thợ mộc già chết và lên cõi trời. Khi ông ấy lên tới Ngọc Môn ông ấy gõ cửa. Thánh Peter mở cửa và nói, "Dạ?"
Ông thợ mộc già giải thích, "Tôi là thợ mộc già.
Tôi đã làm việc vất vả trong bốn mươi năm, tôi chưa bao giờ làm hại bất kì ai, và tôi ở đây vì phần thưởng của tôi."
Thánh Peter đáp, "Ta không biết về điều đó. Đợi đây một phút và ta sẽ đi kiếm vài thông tin về ông."
Ông ấy đi vào bên trong và định nói với ông chủ, Thượng đế, thì ông ấy đụng phải Jesus. Jesus nói, "Sao tất thảy các ông đều kích động?" Thế là Peter kể lại cho ông ấy toàn thể câu chuyện: ông thợ mộc già, làm việc vất vả trong bốn mươi năm, chưa bao giờ làm hại bất kì ai.
Jesus lắng nghe câu chuyện này với mối quan tâm tăng lên và hỏi, "Ông ấy có tóc bạc không?"
Peter nói, "Có!"
"Có đeo kính tiên nhỏ với gọng crôm không?"
"Có!"
"Cao cao không? Mặc áo gi lê, hơi bụng phệ?"
"Có, có, có!" Peter nói. $ketdoan $modoan
Jesus chạy ra Ngọc Môn, mở tung cửa ra, nhìn vào ông già nhỏ bé và kêu lên nghẹn ngào, "Cha!"
Và ông thợ mộc nhìn vào ông ấy và vui vẻ kêu lên, "Pinocchio!"
Câu hỏi thứ năm:
Thưa thầy kính yêu,
Đây có phải là phúc lành không? Sau khi ở một mình một thời gian dài, tôi cảm thấy trong tình yêu với ba người đàn bà một lúc, điều là dễ dàng lúc ban đầu. Nhưng ngay khi tôi bắt đầu đi vào mối quan hệ sâu hơn với một người, thì hoặc là tôi chạy tới người tiếp hoặc cô ấy muốn ở cùng ai đó khác. Tất nhiên cùng điều đó xảy ra lặp lại ngay khi tôi đi vào hài hoà với một trong những người đàn bà kia. Cho nên vui vẻ và đau khổ gần như ở cạnh nhau, nhưng tôi tự hỏi - tôi đang né tránh cái gì đó sao?
Prem Aditya, bạn không nghĩ ba là quá đủ sao? Bạn có cho rằng bạn đang né tránh người thứ tư không? Một người đàn bà là đủ để tạo ra địa ngục rồi, và bạn đang hỏi tôi, "Đây có phải là phúc lành không?" Nó phải là tai hoạ trá hình đấy.
"Chuyện gì xảy ra cho Jack thế? Tôi đã không gặp nó từ nhiều tuổi rồi."
"Ồ, nó đã cưới cô gái nó cứu khỏi chết đuối."
"Và nó hạnh phúc chứ?"
"Cũng phần nào! Nhưng bây giờ nó ghét nước."
Bạn phải là một linh hồn vĩ đại - hoặc là vô ý thức tới mức ngay cả ba người đàn bà cũng không thể tạo ra được rắc rối gì cho bạn, hoặc được chứng ngộ tới mức "Ai bận tâm?"
Khi đi xe về nhà từ chỗ làm việc vào buổi tối, ba người đi xe bus trở thành bạn bè trong xe và, sau vòng thứ ba, họ bắt đầu ba hoa về đức hạnh tương đối của mối quan hệ hôn nhân tương ứng của họ. Người thứ nhất tự hào tuyên bố, "Vợ tôi gặp chuyến tàu hoả của tôi mọi tối và chúng tôi đã lấy nhau được mười năm."
"Thế chưa là gì cả," người thứ hai giễu cợt. "Vợ tôi gặp tôi mọi tối đấy, và chúng tôi đã lấy nhau trong mười bẩy năm."
"Này, tôi còn có cái trội hơn cả hai anh đấy," người thứ ba nói, người hiển nhiên là trẻ nhất trong nhóm.
"Anh nghĩ điều đó thế nào?" người thứ nhất muốn biết.
"Tôi cho là anh có vợ tới gặp anh mọi tối nữa!" người thứ hai châm chọc.
"Điều đó đúng đấy," người thứ ba nói, "và tôi thậm chí không lấy."
Ba người đàn bà, và bạn thậm chí không lấy họ! Họ sẽ làm bạn thành quả bóng. Và bạn đang hỏi, "Đó có phải là phúc lành không?" - với một dấu hỏi tất nhiên. Cẩn thận thêm chút ít đi. Đây là chỗ nguy hiểm cho những người như bạn, Aditya. Có nhiều đàn bà thế ở đây và nếu bạn cứ thích điều này chẳng mấy chốc chẳng cái gì còn lại với bạn, và tôi chắc chắn sẽ mất một sannyasin một cách không cần thiết. Nghĩ về tôi nữa đi.
Weinstein, một doanh nhân rất giầu có, có cô con gái khó coi. Ông ta tìm được một thanh niên cưới cô ta và sau mười năm họ có hai con. Một hôm Weinstein gọi con rể tới văn phòng. "Nghe đây," ông ta nói, "anh đã cho ta hai đứa cháu xinh, anh đã làm ta rất hạnh phúc. Ta định cho anh bốn mươi chính phần trăm doanh nghiệp." $ketdoan $modoan
"Dạ cám ơn bố!"
"Ta còn có thể làm cái gì khác cho con không?"
"Có chứa a, bố trả tiền cho con đi!"
Tôi sẵn sàng trả tiền cho bạn với bất kì giá nào. Bạn chỉ yêu cầu mỗi ba người đàn bà! Yêu là có ý nghĩa, tình huống học tập tốt, nhưng chỉ là tình huống học tập thôi. Một trường là đủ, ba trường là quá nhiều. Và với ba người đàn bà bạn sẽ không có khả năng học nhiều đâu, bạn sẽ trong rối loạn thế. Tốt hơn cả là ở cùng một người thôi, để cho bạn có thể là một toàn bộ với cô ấy, để cho bạn có thể hiểu cô ấy và niềm khao khát riêng của bạn rõ ràng hơn, để cho bạn ít bị phiền muộn, ít đau khổ, bởi vì yêu lúc ban đầu chỉ là hiện tượng vô ý thức; nó có tính sinh học, nó chẳng là cái gì rất quí giá. Chỉ khi bạn đem nhận biết của bạn vào nó, khi bạn trở nên ngày một có tính thiền hơn về nó, nó bắt đầu trở thành quí giá, nó bắt đầu soải cánh bay cao.
Thân thiết với một người đàn bà hay một người đàn ông là tốt hơn có nhiều quan hệ hời hợt. Tình yêu không phải là hoa mùa vụ, nó cần nhiều năm để trưởng thành. Và chỉ khi nó trưởng thành nó mới vượt ra ngoài sinh học, và bắt đầu có cái gì đó của tâm linh trong nó. Chỉ ở với nhiều đàn bà hay nhiều đàn ông sẽ giữ bạn hời hợt - giải trí là có thể, nhưng hời hợt; bận bịu chắc chắn, nhưng bận bịu đó sẽ không giúp cho trưởng thành nội tâm. Nhưng mối quan hệ một-một, mối quan hệ bền vững để cho bạn có thể hiểu lẫn nhau một cách gần gũi, là cực kì ích lợi. Tại sao nó là như vậy? Và cái gì là nhu cầu để hiểu người đàn bà hay người đàn ông?
Nhu cầu này là vì mọi người đàn ông đều có phần nữ tính trong con người anh ta, và mọi người đàn bà đều có phần nam tính trong con người cô ta. Cách duy nhất để hiểu nó, cách dễ nhất để hiểu nó, cách tự nhiên nhất để hiểu nó là ở trong mối quan hệ sâu sắc, thân thiết với ai đó. Nếu bạn là đàn ông hãy ở trong mối quan hệ thân thiết, sâu sắc với đàn bà. Để tin cậy trưởng thành cho mọi rào chắn tan biến. Tới gần nhau tới mức bạn có thể nhìn sâu vào người đàn bà và người đàn bà có thể nhìn sâu vào bên trong bạn. Đừng không trung thực với nhau.
Và nếu bạn có nhiều mối quan hệ thế thì bạn sẽ không trung thực, bạn sẽ liên tục dối trá. Bạn sẽ phải dối trá, bạn sẽ phải không chân thành, bạn sẽ phải nói những điều bạn không ngụ ý - và chúng tất cả sẽ đáng ngờ. Rất khó tạo ra tin cậy với người đàn bà nếu bạn có mối quan hệ khác nào đó. Dễ dàng lừa dối người đàn ông vì anh ta sống qua trí tuệ; rất khó, gần như không thể nào lừa được người đàn bà vì cô ấy sống bằng trực giác. Bạn sẽ không có khả năng nhìn thẳng vào mắt cô ấy; bạn sẽ sợ rằng cô ấy có thể bắt đầu đọc linh hồn bạn, và bao nhiêu điều lừa dối bạn đang che giấu, bao nhiêu điều không trung thực.
Cho nên nếu bạn có nhiều mối quan hệ bạn sẽ không có khả năng chìm sâu vào trong linh hồn của người đàn bà. Và đó là điều duy nhất được cần tới: biết phần nữ tính bên trong riêng của bạn. Mối quan hệ trở thành tấm gương. Người đàn bà bắt đầu nhìn vào trong bạn và bắt đầu thấy phần nam tính riêng của cô ấy; người đàn ông nhìn vào trong người đàn bà và bắt đầu phát hiện ra phần nữ tính riêng của mình. Và bạn càng trở nên nhận biết về nữ tính của mình - cực kia - bạn càng có thể là toàn thể hơn, bạn càng có thể được tích hợp hơn. Khi người đàn ông bên trong của bạn và người đàn bà bên trong của bạn đã biến mất vào trong nhau, đã trở nên được tan biến vào trong nhau, khi họ không còn tách rời nữa, khi họ đã trở thành một toàn thể tích hợp, bạn đã trở thành một cá nhân. $ketdoan $modoan
Carl Gustav Jung gọi nó là quá trình cá nhân. Ông ấy đúng, ông ấy đã chọn từ đúng cho nó. Và cùng điều đó xảy ra cho đàn bà. Nhưng chơi với nhiều người sẽ giữ bạn hời hợt, tiêu khiển, bận rộn nhưng không trưởng thành; và điều duy nhất thành vấn đề chung cuộc là trưởng thành, trưởng thành về sự hoà nhập, tính cá nhân, trưởng thành của trung tâm trong bạn. Và trưởng thành đó cần bạn phải biết tới phần kia của mình. Cách tiếp cận dễ nhất là biết người đàn bà bên ngoài trước, để cho bạn có thể biết người đàn bà bên trong.
Giống như gương - gương phản chiếu khuôn mặt bạn, nó phơi ra cho bạn khuôn mặt bạn - người đàn bà trở thành tấm gương của bạn, người đàn ông trở thành tấm gương của bạn. Người khác phản chiếu khuôn mặt bạn, nhưng nếu bạn có nhiều gương quanh mình và chạy từ gương nọ sang gương kia và lừa dối từng gương về người khác, bạn sẽ trong hỗn độn, bạn sẽ thành gàn dở.
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa thầy kính yêu,
Cái gì sai với việc biết ngày càng nhiều về Thượng đế? Điều đó không thể giúp ích cho người tìm kiếm sao?
Kamalesh, việc biết và tri thức là khác nhau. Tôi hoàn toàn ủng hộ cho việc biết và tôi hoàn toàn chống lại tri thức. Việc biết là sáng suốt của bạn, nó là khả năng của bạn để thấy, nó là ái kiến. Tri thức là triết lí. Nó không phải là khả năng của bạn nhìn thấy, nó chỉ là khả năng ghi nhớ của bạn về điều người khác đã nói. Làm sao nó sẽ giúp ích được, việc biết về Thượng đế? Người mù có thể biết về ánh sáng; làm sao điều đó sẽ giúp ích? Người điếc có thể biết về âm nhạc, người đó có thể đọc về âm nhạc, người đó thậm chí đọc được nhạc, nhưng làm sao điều đó sẽ giúp ích? Điều đó sẽ không giúp ích chút nào. Nguy hiểm là ở chỗ người mù có thể bắt đầu nghĩ rằng mình biết nhiều về ánh sáng tới mức người đó phải biết chính bản thân ánh sáng. Và đó là điều xảy ra cho người thông thái.
Biết về Thượng đế, họ bắt đầu nghĩ rằng họ biết Thượng đế. Biết yêu là một điều; biết về yêu là điều khác toàn bộ. Biết Thượng đế là việc biến đổi bản thể bạn; biết về Thượng đế không cần biến đổi. Bạn có thể đi vào thư viện và thu thập thông tin. Bạn có thể đi tới các nhà bác học và học giả và tích luỹ thông tin.
Bạn hỏi tôi, "Nó có thể giúp ích cho người tìm kiếm không?"
Không, chẳng giúp chút nào đâu. Nó sẽ cản trở. Người tìm kiếm phải trống rỗng, không định kiến. Người tìm kiếm phải hiện hữu mà không ý niệm nào về Thượng đế là gì, hay chân lí là gì. Nếu người đó có ý niệm nào đó, cái nguy là người đó sẽ phóng chiếu ý niệm của mình lên sự tồn tại và người đó sẽ nghĩ rằng người đó đã đi tới biết chân lí. Chân lí có thể được biết tới chỉ khi bạn hoàn toàn trống rỗng, khi không có gì bóp méo hay phóng chiếu bên trong bạn; khi bạn im lặng tới mức bạn chỉ cảm nhận, không phóng chiếu. $ketdoan $modoan
Trong cảm nhận toàn bộ chân lí được biết tới. Thiền không là gì ngoài nỗ lực lau sạch tâm trí bạn khỏi tri thức. Tri thức là bụi bặm đã tụ lại trên tấm gương của bản thể bạn; nó phải được lau sạch. Một cô gái trần truồng đang đứng, nói liên hồi với một người đàn ông trần truồng đang quì và ôm bụng cô ấy, sau đó nằm ngửa dưới chân cô ấy. Cô ấy nói,
"Cuộc đời em trống rỗng... nó là trò đùa... Em chẳng là gì cả - chỉ có cái mẽ ngoài - cái vỏ... một thứ chết và vô dụng! Em hai mươi sáu tuổi rồi... và em chưa bao giờ có quan hệ có nghĩa... chưa bao giờ có mối quan hệ có nghĩa thực sự.... Em đáng ra không nên thú nhận điều đó, em cho là vậy. Điều đó thật xấu mặt! Em đã trải qua từ chuyện tình dục này sang chuyện tình dục khác. Đó là câu chuyện về toàn bộ đời em... hết vụ hào nhoáng, nông cạn, chộp giật nọ tới vụ kia. Mối quan hệ của em chẳng có ý nghĩa sâu sắc, kéo dài - giá mà em có thể chỉ một lần nằm ra và có cái gì đó có nghĩa xảy ra!"
Người này đáp lại, từ sàn, "Em đã bao giờ thử nói ít đi... và nằm xuống sớm hơn không?"
Mọi người cứ nói và nói về Thượng đế. Tốt hơn cả là im lặng, tốt hơn cả là không nói gì ngoài ngồi đấy. Bạn không biết; tốt hơn cả là đừng che giấu cái dốt nát của bạn trong những từ lớn lao, lối nói tâm linh. Biết rằng "Tôi không biết" là bước tiến lớn tới việc biết thực. Biết rằng "Tôi biết" mà không biết là đi lạc lối, đang đi ngày một xa hơn. Chân lí chỉ đòi hỏi một điều thôi: im lặng, để cho bạn có thể lắng nghe, để cho bạn có thể nghe thấy tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng bên trong.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa thầy kính yêu,
Tại sao tôi khóc với lời kinh và không cười với chuyện cười? Có phải bởi vì tôi bị trở ngại hay là người Anh? Tôi biết không có vấn đề gì. Sự thực là ở chỗ tôi muốn tới gần hơn.
Sagaro, cảm thấy được ân huệ đi nếu bạn bị trở ngại, bởi vì nếu bạn là người Anh thì không có cách chữa. Tôi chưa nghe nói về liệu pháp nào có thể giúp ích. Người bị cản trở có thể được dỡ bỏ cản trở. Đương đầu sẽ có tác dụng, Trị liệu nguyên thuỷ sẽ có tác dụng, Động thái sẽ có tác dụng, và chúng ta có tất cả ít nhất chín mươi nhóm ở đây.
Nhưng nếu bạn là người Anh thế thì tôi bất lực; thế thì chẳng cái gì có thể được làm về nó. Là người Anh là giống như ung thư rồi: không cách chữa nào đã từng được phát hiện ra. Thế thì bạn sẽ phải đợi tới tương lai. Nhưng tôi hi vọng rằng bạn không là người Anh; bằng không bạn đã không ở đây rồi.
Thỉnh thoảng người Anh tới đây.... Mẹ của Anurag đã tới, bà ấy là người Anh. Trong nhiều tuần bà ấy đã ở đây, và bà ấy đã tới chỉ một bài giảng thôi, hôm qua. Và đáp ứng của bà ấy với nó là gì? Đáp ứng của bà ấy là ở chỗ tôi đã xác nhận các ý niệm của bà ấy. Chỉ ở đây và là sannyasin là đủ bằng chứng rằng bạn không là người Anh. Và đừng lo: nếu bạn có thể khóc với lời kinh, đây là bắt đầu tốt. Sớm hay muộn bạn sẽ bắt đầu cười với chuyện cười - bởi vì người có thể khóc, có thể cười. Vấn đề thực là với những người không thể khóc; họ cũng không thể cười.
Đây không phải là hai điều khác nhau, chúng làcùng một điều. Khóc và cười có quan hệ sâu sắc. Bất kì khi nào bạn bị tràn ngập bởi cái gì đó, hoặc bạn khóc hoặc bạn cười. Khóc không nhất thiết là buồn, cười không nhất thiết là vui. Thỉnh thoảng khóc là vui, thỉnh thoảng cười là xấu và có thể chỉ là phương cách để che giấu nỗi buồn của bạn. $ketdoan $modoan
Nhớ một điều: duy nhất con người có thể khóc và cười. Không con vật nào có thể làm được điều đó, bởi vì không con vật nào khác có đủ ý thức để cảm thấy bị tràn ngập. Chỉ con người mới có đủ tâm thức tới mức con người có thể cảm thấy bị tràn ngập, ngập lụt với cái gì đó nhiều tới mức hoặc người đó bắt đầu khóc hoặc người đó bắt đầu cười - và cả hai năng lực này đều cực kì cần thiết.
Khóc sẽ giúp bạn làm giảm nhẹ căng thẳng của bạn, tiếng cười sẽ giúp bạn nhảy múa, ca hát. Cả hai đều được liên nối với nhau. Khóc chuẩn bị đường cho tiếng cười: nước mắt của bạn sẽ lau sạch trái tim bạn, và rồi tiếng cười sẽ nảy sinh. Nếu quá trình đầu tiên đã bắt đầu quá trình thứ hai không còn xa nữa.
Câu hỏi thứ tám:
Thưa thầy kính yêu,
Hôm nọ thầy đã nói rằng người già trở thành tinh ranh. Dựa trên nền tảng nào mà thầy nói thế?
Kumarel, tôi là người dở hơi đấy. Tôi không nói mọi điều bởi vì có nền tảng để nói chúng. Tôi đơn giản nói điều gì đó bởi vì tôi thích nói điều đó. Tôi không thể cho bạn bằng chứng nào cả và tôi chẳng bao giờ quan tâm tới bằng chứng, nhưng tôi có thể kể chuyện cho bạn. Những người hiểu, với họ đây sẽ là bằng chứng; còn với những người không hiểu, chẳng cái gì có thể là bằng chứng được. Tôi phát biểu một hiện tượng đơn giản; không cần bằng chứng. Cứ quan sát, cứ quan sát bản thân mình và người khác mà xem.
Khi bạn trở nên già hơn, nếu bạn không bắt đầu trưởng thành trong nhận biết, bạn nhất định trở nên tinh ranh. Đây là hai phương án duy nhất: hoặc bạn trở nên trí huệ hoặc bạn trở nên tinh ranh. Nếu bạn không trở nên trí huệ, bạn sẽ phải trở nên tinh ranh. Tinh ranh là cái thay thế cho trí huệ. Hoặc trở thành vị phật hoặc bạn nhất định trở nên tinh ranh. Và rất ít người trở thành chư phật; người khác đều bắt nguồn từ sự cần thiết tinh ranh. Cuộc sống dạy cho họ tinh ranh hơn người khác bởi vì nó là cuộc đấu tranh sinh tồn và chỉ kẻ tinh ranh mới sống còn.
Charles Darwin nói rằng kẻ mạnh nhất sống sót. Đó không phải là quan sát của tôi. Không phải kẻ mạnh nhất mà là kẻ tinh ranh nhất mới sống sót - trừ phi Darwin ngụ ý kẻ mạnh nhất là kẻ tinh ranh nhất. Con người là con vật tinh ranh nhất; con người không phải là mạnh nhất, chắc chắn không. Thử đánh nhau với khỉ và bạn sẽ biết ai mạnh nhất. Thử chạy cùng với ngựa và bạn sẽ biết ai là kẻ mạnh nhất. Thử bay như chim và bạn sẽ biết ai là kẻ mạnh nhất. Thử nhìn trong đêm như cú và bạn sẽ biết ai là kẻ mạnh nhất. Bạn nhìn quanh mà xem: bạn không phải là con vật mạnh nhất trên trái đất. Thực ra con người là con vật không đủ năng lực nhất, kẻ yếu nhất.
Nhìn con của con người đó. Con của con người có thể sống sót được mà không có sự hỗ trợ của xã hội và gia đình không? Nhưng con của con vật sống sót; chúng được sinh ra hoàn hảo hơn. Chính con của con người mới dường như được sinh ra mà chưa trưởng thành hẳn, cứ dường như nó cần ít nhất chín tháng nữa trong bụng mẹ. Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu nó sống mười tám tháng trong bụng mẹ thì nó không thể ra được; điều đó sẽ là quá muộn, nó sẽ quá lớn. Cho nên nó ra, nhưng hoàn toàn bất lực. Con của con người là bất lực, yếu ớt; nó phải được dạy. $ketdoan $modoan
Thực ra nó trở nên chẳng còn giá trị nào chỉ sau hai mươi nhăm năm - đó là một phần ba cuộc đời nó. Nó cần chuẩn bị có đủ xứng đáng để cạnh tranh trong thế giới. Thế thì tại sao con người đã sống sót và mọi con vật khác hoặc đã biến mất hoặc đang biến mất? Chúng tất cả đều đã bị đánh bại bởi lẽ đơn giản là con người tinh ranh nhất. Bởi vì tinh ranh của mình con người có thể phát minh; con người không có đủ sức mạnh để tranh đấu với bất kì con vật nào nhưng con người có thể phát minh ra vũ khí. Con người không có sức mạnh để xé con vật ra thành từng mảnh chỉ bằng tay trần, nhưng con người đã phát minh ra kiếm. Kiếm không là gì ngoài móng được khuếch đại lên. Con người không thể dùng răng của mình để giết cho nên con người đã phát minh ra nhiều thứ để giết. Con người là tinh ranh nhất, và khi hàng thế kỉ trôi qua con người đã trở nên ngày càng tinh ranh hơn.
Một nông dân mua con gà trống mới cho bầy gà giò nhà mình. Anh ta đã có một con gà trống rồi, nhưng anh ta cảm thấy nó quá già không phục vụ được tất cả bọn gà giò, mà anh ta có ít gà trống quá. Khi người nông dân đem con gà trống mới về cho lũ gà giò, con gà trống già đi tới con mới tới và thu xếp cuộc họp muộn đêm đó sau khi người nông dân đã lên giường.
"Nghe đây," con gà trống già kêu lên trong cuộc họp đêm đó, "người nông dân cho là ta quá già không phục vụ được tất cả lũ gà giò, nhưng điều đó không đúng. Ta vẫn còn vài năm mạnh khoẻ nữa và ta không muốn trở thành bữa tối chủ nhật của gia đình một cách chưa chín muồi. Cho nên chúng ta làm một thoả thuận!"
Thoả thuận mà con gà trống già nghĩ trong đầu là hai gà trống sẽ giao tranh giả vờ mà sẽ chấm dứt bằng việc gà trống trẻ đuổi kẻ kì cựu quanh chuồng gà nhưng không thể bắt được. Tiếng ồn của cuộc đấu khẩu giả vờ này sẽ kéo người nông dân ra xem gà trống già chạy nhanh hơn gà trống trẻ và do vậy miễn cho con gà trống già khỏi bị dao kéo ít nhất thêm vài năm.
Để làm điều này, gà trống trẻ sẽ được đạp tất cả bầy gà giò xinh. Thoả thuận này được thực hiện. Ngày hôm sau trận chiến bắt đầu, với tất cả lũ gà giò kêu quang quác và gà trống gáy cúc cu. Người nông dân bước ra và dò xét con gà trống mới đang rượt đuổi con gà trống cũ. Giương súng lên anh ta bắn chết con gà trống trẻ và kêu lên, "Đồ chết tiệt! Đấy là con gà trống đồng dâm thứ ba tao bắn tuần này đấy."
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Kìm nén có phải bao giờ cũng xấu không?
Prasado, tuyệt đối xấu, bao giờ cũng xấu, xấu không có ngoại lệ nào. Kìm nén đơn giản nghĩa là bạn không hiểu năng lượng sống của bạn. Kìm nén nghĩa là bạn đang ép buộc năng lượng sống của bạn vào trong vô thức, ném chúng vào trong tầng ngầm của bản thể bạn. Tại đó chúng sẽ cứ phát triển, tại đó chúng sẽ cứ sôi lên, và sớm hay muộn là việc bùng nổ. Đó là lí do tại sao nhiều người thế phát điên. $ketdoan $modoan
Điên là kết quả của kìm nén. Đó là lí do tại sao nhiều người thế ốm yếu về tinh thần - cho dù không điên, vẫn bị rối loạn tinh thần - trên khắp thế giới. Ở Mĩ họ nói rằng cứ trong bốn người, ba người bị rối loạn tâm thần. Và đừng nghĩ điều đó là như vậy chỉ cho Mĩ; khác biệt duy nhất giữa Mĩ và các nước khác là ở chỗ Mĩ có dữ liệu mới nhất, có vậy thôi. Nếu bạn muốn biết về Ấn Độ bạn không thể biết gì được bởi vì không có dữ liệu sẵn có. Và Mĩ trung thực hơn: nếu bạn hỏi một người điều gì người đó sẽ trả lời nó một cách chân thành hơn người Ấn Độ.
Người Ấn Độ có thể sôi lên về dục bên trong nhưng từ bên ngoài người đó bao giờ cũng giữ cái vẻ thánh thiện hơn bạn. Người đó sẽ không chân thành. Bạn không thể tìm thấy con số thực ở Ấn Độ về bất kì cái gì. Nếu bạn hỏi bất kì đàn bà nào, "Bạn có bao giờ mong muốn người đàn ông nào khác ngoài chồng bạn không?" cô ấy sẽ nói, "Không. Không bao giờ. Không chỉ trong kiếp sống này mà cả trong mọi kiếp sống khác. Và không chỉ trong quá khứ, trong tương lai nữa, tôi sẽ bám lấy người đàn ông này." Bây giờ đây là điều vô nghĩa rõ rành rành.
Trừ phi bạn là tảng đá hoàn toàn bên trong bằng không thì không thể nào thỉnh thoảng không mong muốn ai đó, không bị hấp dẫn. Nếu bạn có nhạy cảm, thông minh, điều tự nhiên là thỉnh thoảng bị hấp dẫn. Điều đó không có nghĩa là bạn phạm tội; điều đó đơn giản nghĩa là bạn hiểu cái đẹp là gì. Điều đó đơn giản nghĩa là bạn đang quan sát cuộc sống quanh mình.
Rất khó để tìm ra dữ liệu nào ở Ấn Độ. Mĩ theo cách đó là nước trung thực nhất trên thế giới. Họ sẽ nói bất kì cái gì đang là hoàn cảnh. Ba người có bệnh tinh thần trong số bốn người, còn ở Ấn Độ quan sát riêng của tôi là ở chỗ bốn người bị bệnh tinh thần cả bốn - nhưng họ vô nhận biết một cách phúc lạc về điều đó.
Kìm nén bất kì loại gì cũng có tính phá huỷ thân thể, tâm trí, linh hồn. Năng lượng phải được biến đổi, không bị kìm nén. Năng lượng là của cải tiềm năng của bạn, thô đấy; bạn phải đánh bóng chúng, thế thì chúng có thể trở thành kim cương lớn. Cùng những năng lượng này, năng lượng dục, trở thành giải thoát tâm linh của bạn. Bị kìm nén bạn sẽ trong tù túng. Tôi không nói trở nên mê đắm; điều đó là đi theo cực đoan khác. Phật cũng sẽ không ủng hộ mê đắm của bạn. Ông ấy tuyệt đối ủng hộ trung đạo, phương tiện vàng. Không kìm nén không mê đắm. Có tính quan sát, tỉnh táo; thân thiện với năng lượng của bạn, thông cảm vào. Chúng là năng lượng của bạn; đừng tạo ra rạn nứt, bằng không bạn bao giờ cũng sẽ trong xung đột, và tranh đấu với năng lượng riêng của mình là sự tiêu tán không cần thiết. Tranh đấu với năng lượng riêng của mình, bạn đang tranh đấu với bản thân mình: bạn không thể thắng được. Bạn sẽ đơn giản phí hoài toàn thể cơ hội của cuộc sống. Thận trọng, đừng kìm nén, đừng mê đắm. Thận trọng, tự nhiên. Cứ để năng lượng được chấp nhận và được hấp thu, và thế thì cùng năng lượng, năng lượng thô, trở thành tinh, khi đi qua nhận biết, tới mức hoa lớn nở ra trong bản thể bạn - hoa sen của chứng ngộ.
Chừng nào điều đó chưa xảy ra bạn sẽ không bao giờ cảm thấy như ở nhà trong sự tồn tại, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy phúc lạc, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy Thượng đế là gì, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy niết bàn là gì, giải thoát là gì.
Khi một xơ trẻ tới nói với mẹ bề trên rằng xơ đã phạm tội với một người đàn ông và muốn sám hối để được tha thứ, mẹ bề trên bắt đầu xếp va li.
"Ôi, xin mẹ đừng đuổi con đi!" xơ trẻ khóc. "Con sẽ đi đâu? Con sẽ làm gì?"
"Ta không đuổi con đi đâu," mẹ bề trên nói một cách dứt khoát, "chính ta ra đi đấy. Trong ba mươi năm ở đây chẳng là cái gì ngoài đéo và tha thứ, đéo và tha thứ. Bắt đầu từ bây giờ, ta sẽ làm việc tha thứ, và ta sẽ đi vào việc đéo nào đó trước khi quá muộn."
Đủ cho hôm nay.