Read more
Làm tĩnh lặng tâm trí ông.
Suy ngẫm.
Quan sát.
Không cái gì trói buộc ông.
Ông tự do.
Ông mạnh mẽ.
Ông đã đi tới chỗ cuối.
Tự do khỏi đam mê và ham muốn,
Ông đã tróc gai ra khỏi thân cây.
Đây là thân thể cuối cùng của ông.
Ông trí huệ.
Ông tự do khỏi ham muốn và ông hiểu lời
và việc dính lại cùng với lời.
Và ông không muốn gì cả.
"Thắng lợi là của ta,
Tri thức là của ta, và tất cả thuần khiết,
tất cả buông xuôi.
"Ta không muốn gì.
Ta tự do.
Ta đã tìm thấy đường của mình.
Ta sẽ gọi ai là thầy?"
Món quà của chân lí ở bên ngoài việc cho.
Hương vị cõi bên kia dịu ngọt,
Niềm vui bên ngoài niềm vui.
Tận cùng của ham muốn là tận cùng của buồn
khổ
Toàn thể triết lí của Phật
Gautam được chứa trong lời kinh này. Nó có tầm quan trọng vô cùng. Nó không chỉ
được hiểu về trí tuệ, nó phải được sống; chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu
nó.
Làm tĩnh lặng tâm trí ông.
Phật không thuyết giảng niềm
tin nào - tin vào Thượng đế, cõi trời hay địa ngục. Toàn thể nhấn mạnh của ông ấy
là tạo ra không gian im lặng bên trong bạn. Bạn đã đầy tri thức; bạn không cần
nhiều tri thức nữa. Bạn cần nhiều hồn nhiêu. Bạn cần hồn nhiên như đứa trẻ nhỏ.
Bạn cần nhiều ngỡ ngàng, nhiều kính nể, nhiều rõ ràng.
Và tất cả những điều này tới với
bạn khi tâm trí im lặng. Khi tâm trí im lặng bạn trong giao cảm với sự tồn tại;
khi tâm trì ồn ào bạn bị ngắt ra. Ồn ào riêng của bạn vận hành như bức tường
quanh bạn. Im lặng là cây cầu; tri thức, ồn ào, là rào chắn. Và mọi tri thức đều
tạo ra ồn ào trong bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên được thấm nhuần,
bạn càng đầy rác rưởi, đồ đồng nát.
Bạn cần bản thể quang đãng bên
trong mình, hoàn toàn trống rỗng, trống rỗng tới mức ngay cả bạn cũng không có
đó, im lặng tới mức ngay cả ý tưởng về 'tôi' cũng đã biến mất. Thế thì không có
rào chắn giữa bạn và sự tồn tại. Bạn rơi vào trong hài hoà. Bạn trở thành một
phần của lễ hội mênh mông này vẫn đang diễn ra mãi. Bạn nhảy múa với các vì
sao, bạn nhảy múa với gió, bạn nhảy múa với các đám mây. Toàn thể bản thể bạn
trở thành điệu vũ, bài ca. Bạn bùng nở thành hàng nghìn bông hoa. Nhưng bản thể
im lặng là điều phải có; trong bản thể ồn ào, chẳng cái gì là có thể. Tâm trí ồn
ào là bất lực; nó không phải màu mỡ, nó không sáng tạo. Tâm trí im lặng là mảnh
đất đúng cho bản thể của bạn phát triển - phát triển tới đỉnh cao và chiều sâu
tối thượng của nó. Do đó lời kinh thứ nhất: Làm tĩnh lặng tâm trí ông.
Đôi khi người ta cảm thấy ngạc
nhiên về cách Phật bắt đầu. Cách Phật tiếp cận tới thực tại là duy nhất thế. Nó
cách mạng hoàn toàn, triệt để. Người ta đã nghĩ ông ấy phải bắt đầu bằng lời cầu
nguyện Thượng đế - nhưng không có Thượng đế. Trong linh ảnh của Phật Thượng đế
không có chỗ. Thượng đế là bịa đặt của người dốt nát.
Với Phật không có Thượng đế như
một người; không có đấng sáng tạo bởi vì việc sáng tạo là vĩnh hằng. Vâng, có
tính sáng tạo, nhưng không có đấng sáng tạo. Có tính thượng đế, nhưng không có
Thượng đế. Toàn thể sự tồn tại này tràn ngập với tính thượng đế, nhưng Thượng đế
không phải là người cho nên bạn không thể cầu nguyện ông ấy được.
Nhớ lấy, lời cầu nguyện là
không thể được với Phật. Lời cầu nguyện giả định trước một Thượng đế, một Thượng
đế con người, người có thể thiên vị bạn nếu bạn ca ngợi ông ấy, người có thể
ghét bỏ bạn nếu bạn chọc giận ông ấy. Điều này là ấu trĩ - toàn thể cách tiếp cận
này là ấu trĩ; nó không tôn giáo chút nào.
Phật bắt đầu theo một cách rất
khoa học. Thay vì nói về Thượng đế ông ấy nói về bạn và về thực tại của bạn.
Như bạn hiện thế, bạn không là gì ngoài ồn ào. Nhìn vào bên trong và bạn sẽ thấy
tính sự kiện của Phật: bạn chỉ là ồn ào; thậm chí không có lấy một khoảnh khắc
im lặng xảy ra cho bạn. Do đó các cánh cửa và cửa sổ của bạn vẫn còn bị đóng. Bạn
bị bao quanh bởi rác rưởi riêng của mình mà bạn cứ tạo ra và tích luỹ, cứ tưởng
rằng nó là kho báu lớn.
Làm tĩnh lặng tâm trí ông ...
Và phát biểu này rất có ý nghĩa, bởi vì khoảnh khắc tâm trí yên tĩnh, tâm trí
biến mất. Tâm trí yên tĩnh nghĩa là vô trí. Tâm trí yên tĩnh không còn là tâm
trí chút nào nữa. Một cách phủ định bạn có thể gọi là vô trí. Đó là điều Thiền
nhân đã làm, đó là điều các nhà huyền môn như Kabir, Nanak đã làm. Họ gọi nó là
amani - trạng thái của vô trí. Nhưng bạn có thể dùng thuật ngữ khẳng định nữa.
Phật giáo Đại thừa gọi trạng thái này là bodhichitta - Bồ đề Tâm. Tâm với chữ T
viết hoa, bạn để ý đấy, không phải là tâm trí của bạn, không phải tâm trí của
tôi, mà đơn giản Tâm: Tâm đại dương, Tâm của cái toàn thể.
Cả hai đều tốt. Nếu bạn thích
cách nói tích cực bạn có thể gọi nó là bồ đề tâm - Tâm của Phật, Tâm phổ quát.
Hay, nếu bạn thích chính xác hơn, thế thì cách nói phủ định nó còn đúng hơn nhiều;
thế thì gọi nó là vô trí, bởi vì khi ồn ào biến mất, tâm trí biến mất. Cũng như
khi bệnh của bạn biến mất, sức khoẻ còn lại sau - không phải là bây giờ bạn có
bệnh khoẻ. Bệnh tật không bao giờ là mạnh khoẻ và tâm trí không bao giờ im lặng.
Bệnh là bệnh và tâm trí là ồn ào. Khi không có bệnh thì có mạnh khoẻ; khi không
có ồn ào thì có vô trí.
Nhưng kinh nghiệm mới nảy sinh
trong cốt lõi bên trong nhất của bạn: kinh nghiệm của âm nhạc im lặng, âm thanh
vô âm. Các nhà huyền môn đã gọi nó là anaphat nad, âm thanh vô âm; hay như Thiền
nhân nói, tiếng vỗ tay của một bàn tay. Nó về căn bản là ngược đời; do đó mới
có cách diễn đạt này, tiếng vỗ tay của một bàn tay.
Phật nói: Làm tĩnh lặng tâm trí
ông. Thực sự ông ấy nói: Vượt ra ngoài tâm trí, vứt bỏ tâm trí, được kết thúc với
nó. Và con đường là gì? Nó phải được làm như thế nào?
Phản ánh...
Đó là điều nền tảng thứ nhất.
Nhớ lấy, với "phản ánh" ông ấy không ngụ ý suy tư, suy nghĩ. Không, với
phản ánh ông ấy thực sự ngụ ý phản xạ - như tấm gương. Tấm gương phản xạ; bất
kì cái gì tới trước tấm gương, nó đều phản xạ. Nó không nghĩ về vật đó, nó
không suy tư về vật nó; nó đơn giản phản xạ. Khi vật đó dời đi, phản xạ biến mất.
Điều này phải là nền tảng: phản
ánh mọi sự, và khi phản xạ. Nó không trở nên đẹp khi khuôn mặt đẹp được phản xạ;
nó không trở nên xấu.
Người tìm kiếm cũng phải như vậy.
Khi thành công tới, phản ánh; không trở nên bị gắn với nó. Khi thất bại tới, phản
ánh; không bị rối loạn bởi nó. Khi bạn ở trong cung điện, phản ánh cung điện, và
khi bạn ở trong lều, phản ánh lều. Để mọi thứ tới và qua, và bạn đơn giản là tấm
gương.
Nếu bạn là tấm gương bạn không
thể mang quá khứ đi cùng mình, và nếu bạn không mang quá khứ bạn sẽ còn tươi tắn,
bạn sẽ còn trẻ trung, bạn sẽ còn trong quá trình liên tục của việc sinh. Từng
khoảnh khắc bạn sẽ được sinh mới. Chúng ta trở nên già... tôi không nói về tuổi
sinh lí, tôi đang nói về tuổi tâm lí. Chúng ta trở nên rất già bởi lẽ đơn giản
là chúng ta thu thập quá khứ.
Bạn vẫn mang cái gì đó đã xảy
ra ba mươi năm trước. Ai đó đã xúc phạm bạn và vết thương đó vẫn còn đó; bạn vẫn
khao khát trả thù. Bạn đã giầu năm mươi năm trước, bạn chưa thể quên được điều
đó; hay bạn đã nghèo và bạn vẫn còn mang điều đó cùng mình.
Đó là cách bạn thấy thế giới đầy
những người khổ. Họ từ đâu tới? Đây là những người nghèo đã trở nên giầu, nhưng
họ vẫn níu bám lấy cái nghèo của họ. Chỉ trên bề mặt họ có của cải, nhưng sâu
bên dưới họ nghèo, rất nghèo. Họ không thể rời bỏ được cái nghèo của họ - họ
không thể đi khỏi quá khứ của họ. Họ đang mang nó; nó đã trở thành thói quen,
nó đã trở thành bản tính thứ hai của họ. Do đó mới có níu bám lấy tiền. Họ
không thể tiêu được, họ không thể dùng được tiền của họ.
Tôi biết một người có ít nhất
mười toà nhà và kiếm nhiều tiền nhưng sống trong một ngôi nhà bẩn thỉu thế. Tất
cả các toà nhà của ông ta đều đẹp, nhưng những toà nhà đẹp đó đã được cho thuê
và ông ta sống trong một lỗ đen bẩn thỉu. Ông ta không vợ, không con; ông ta một
mình.
Lí do tôi trở nên quen biết ông
ta, là bất kì khi nào ông ta đi qua phố nơi tôi sống, ít nhất từ khoảng hai
trăm mét tôi đã biết là ông ta tới, bởi vì ông ta dùng một chiếc xe đạp cổ tới
mức nó phải đã được dùng bởi Adam và Eve! Nó gây tiếng ồn tới mức tôi trở nên
quan tâm tới người này.
Tôi điều tra, "Người này
là ai?" và họ nói, "Ông ta là một trong những người giầu nhất thành
phố. Xe đạp của ông ta không có phanh, nhưng một điều tốt về xe của ông ấy: nếu
bạn bảo ông ấy mua xe mới ông ấy nói không, ông ấy có thể bỏ nó ở bất kì chỗ
nào - chẳng ai thèm đánh cắp nó! Ai sẽ lấy cắp nó? Bất kì ai lấy nó... điều đó
sẽ thành nổi tiếng cả thành phố về người đã đánh cắp nó, nó gây tiếng ồn nhiều
thế!"
Tôi bảo một người bạn chung rằng
tôi muốn gặp người này, và tôi hỏi ông ta, "Sao ông sống khổ thế khi ông
có thể sống đẹp đẽ, trong ngôi nhà đẹp? Ông có đủ tiền, nhiều hơn là ông cần,
và một khi ông chết thì chẳng ai khác hơn ông thu lại tất cả những tiền
này."
Ông ta nói, "Tôi biết điều
đó, nhưng bằng cách nào đó tôi không thể tiêu được. Điều đó là không thể được.
Một khi tôi kiếm được tiền, điều khó nhất với tôi là tiêu nó." Nước mắt
trào ra trong mắt ông ta và ông ta nói, "Tôi cũng cảm thấy, Mình đang làm
gì cho bản thân mình thế này? Nhưng tôi đã sống trong nghèo nàn - bố mẹ tôi đã
chết khi tôi còn rất trẻ. Tôi đã từng là kẻ ăn xin; dần dần, dần dần tôi đã kiếm
được tiền. Tôi đánh bạc, tôi đã làm đủ mọi thứ, và cái nghèo đó vẫn cứ trong
tôi - tôi vẫn là đứa con mồ côi. Tôi không phải là người giầu - tôi là người
nghèo nhất thị trấn này."
Và tôi có thể thấy điều đó
trong mắt ông ta. Đây là điều xảy ra cho mọi người.
Bạn cứ quan sát tâm trí mình và
bạn sẽ thấy hàng các biến cố quá khứ quay lại, từ xa xăm, vào thời bạn mới ba
hay bốn tuổi. Và tất cả những điều đó đã trở nên được thu thập; nó thành đè nặng
lên bạn.
Phật nói: Nếu ông muốn làm yên
tĩnh tâm trí, điều đầu tiên là học nghệ thuật phản ánh. Chỉ phản ánh và đi tiếp.
Vâng, sống trong khoảnh khắc này, sống một cách toàn bộ. Phản ánh bất kì cái gì
đang đó và rồi để nó đi. Đừng níu bám lấy nó, để cho bạn lại thuần khiết, lại hồn
nhiên, lại sẵn có, lại trống rỗng, sẵn sàng kinh nghiệm nữa.
Chính bởi vì quá khứ của bạn mà
bạn không thể kinh nghiệm được hiện tại; quá khứ của bạn bóp méo mọi thứ. Chính
bởi vì quá khứ của mình mà bạn cứ ham muốn tương lai, bởi vì bạn không muốn lặp
lại sai lầm của quá khứ và bạn muốn có tất cả mọi hoan lạc bạn đã tận hưởng
trong quá khứ lặp đi lặp lại trong tương lai. Cho nên tương lai của bạn chẳng
là gì ngoài quá khứ được sửa đổi: mọi đau đớn đã bị xoá đi và mọi hoan lạc đều
được nhân lên. Và giữa quá khứ và tương lai của bạn là hiện tại nhỏ bé - cái đó
mới là thực. Giữa hai cái không thực bạn đang phá huỷ đi cái thực. Nếu bạn học
cách phản ánh, thế thì quá khứ là không liên quan, tương lai là không liên
quan; cái liên quan duy nhất là về hiện tại.
Hiện diện trong hiện tại - đó
là nghĩa của phản ánh. Và điều thứ hai: làm yên tĩnh tâm trí, Phật nói:
Quan sát.
Bạn sẽ làm gì khi bạn phản ánh?
Bạn không phải là thứ chết, bạn không giống như chiếc gương chết - bạn sống động.
Cho nên bạn sẽ làm gì? Quan sát.
Bạn nghĩ, bạn tưởng tượng,
nhưng bạn chưa bao giờ quan sát. Quan sát là quá trình hoàn toàn khác. Nó nghĩa
là bạn không có cái thích, cái không thích. Bạn không kết án cái gì, bạn không
ca ngợi nữa. Bạn đơn giản nhìn và bạn nhận biết và bạn tỉnh táo - không chết
như tấm gương. Bạn là nhận biết. Bạn đang quan sát điều đang xảy ra.
Bạn nhìn bông hồng; bạn phản
ánh nó và bạn quan sát nó. Bạn không nói gì về bông hồng. Bạn không đem lời vào
giữa bạn và bông hồng bởi vì tất cả những lời đó đều vô dụng. Khi bạn đang trực
diện với bông hồng thực sao lại đem lời vào? Sao phá huỷ thực tại của bông hồng
bằng việc đem diễn giải của quá khứ? Bạn có thể trích dẫn các nhà thơ lớn -
Shelley và Yeats - nhưng bằng việc trích dẫn họ bạn đang đem vào giữa bạn và
bông hồng này rào chắn. Để mắt bạn hoàn toàn trống rỗng đi - nhưng đừng rơi vào
giấc ngủ. Quan sát, chỉ nhìn im lặng. Là nhân chứng.
Quan sát nghĩa là nhìn vào mọi
sự không có đánh giá nào, không nói nó tốt không nói nó xấu - bởi vì chẳng cái
gì là tốt và chẳng cái gì là xấu. Mọi sự đơn giản là điều chúng đang là.
Bông hồng là bông hồng và gai
là gai; gai không xấu mà bông hồng cũng không tốt. Nếu con người biến mất khỏi
trái đất, hoa hồng sẽ có đó, gai sẽ có đó, nhưng sẽ không có ai để nói rằng hoa
hồng là tốt và gai là xấu. Chính tâm trí chúng ta mới tạo ra các giá trị này.
Và điều này cứ thay đổi.
Mới một trăm năm trước không ai
đã bao giờ nghĩ tới việc để cây xương rồng trong nhà mình. Nếu bạn mang cây
xương rồng vào nhà mình, mọi người nghĩ bạn điên, cái gì đó đã đi sai với bạn!
Nhưng bây giờ trồng hoa hồng trong nhà bạn là chính thống rồi. Những người tiên
phong trồng xương rồng; họ mới là người văn hoá thực. Họ để xương rồng trong
phòng ngủ của mình nữa - độc, nguy hiểm, nhưng xương rồng là "ở
trong" và hoa hồng là "ở ngoài." Kiểu mốt thay đổi.
Trong thế kỉ này, những cái xấu
đã trở thành đẹp và những cái đẹp đã trở thành xấu. Picasso có giá trị - một
trong những hoạ sĩ xấu nhất thế giới đã từng biết tới! Hai hay ba trăm năm trước
ông ấy chắc đã bị buộc sống trong trại tâm thần nếu ông ấy vẽ những thứ như thế
này. Ông ấy đã bị coi là loạn trí, hoàn toàn loạn trí. Bởi vì thế giới của
Michelangelo là thế giới khác hoàn toàn; việc định giá khác đã tồn tại. Thế giới
của Leonardo da Vinci là thế giới hoàn toàn khác.
Kiểu mốt cứ thay đổi. Mọi ngày
con người cứ thay đổi. Thực tế không cái gì là tốt hay tồi, đẹp hay xấu. Tất cả
đều phụ thuộc vào bạn. Bất kì cái gì bạn bắt đầu nghĩ là tốt, đẹp, đều trở
thành tốt và đẹp. Sư Jaina đi người trần được người Jaina coi là vĩ đại, nhưng
người khác nghĩ điều đó có chút tục tĩu. Nhiều lần vấn đề nảy sinh.
Mới vài ngày trước đây trong một
làng, đã có bạo loạn bởi vì một sư Jaina đi vào thành phố và những người không
Jaina phải đối người đàn ông trần truồng đó bước đi trong thành phố....
"Điều này là xấu cho con em chúng ta và vợ chúng ta và con gái chúng
ta."
Tôi không chống lại khoả thân,
nhưng tôi cũng không thiên về sư Jaina đi trần. Lí do của tôi hoàn toàn khác;
lí do của tôi là ở chỗ họ trông xấu thế. Chừng nào bạn không có thân thể đẹp bạn
không có quyền ở trần. Tôi có thể chấp nhận Mahavira đi trần. Người ta nói rằng
ông ấy có một trong những thân thể đẹp nhất – và bản; nó là nguyên bản theo
nghĩa nó là kinh nghiệm của ông ấy. Ông ấy cũng biết nó như Phật biết, nhưng nó
không mới - không nguyên bản theo nghĩa là cái mới. Nó là nguyên bản theo nghĩa
rằng nó đã bắt nguồn trong ông ấy. Ông ấy không lặp lại Phật, điều đó đúng. Ông
ấy không bắt chước Phật, điều đó đúng. Ông ấy đơn giản nói điều ông ấy đã biết.
Nhưng bất kì cái gì ông ấy đã biết đều là cùng chân lí như chân lí của Phật.
Thực tế, không có hai chân lí
trên thế giới này, cho buộc được bạn. Mọi tù túng đều là tưởng tượng. Bạn nghĩ
bạn bị tù túng; do đó bạn trong tù túng. Đó là ý nghĩ của bạn.
Harvey Pincus, kẻ ăn chơi đam
mê ở Công viên Toàn cảnh, quên mất giới hạn con người, tăng tốc lên khi anh ta
đáng phải đi chậm lại. Với ngạc nhiên và mất tinh thần, anh ta tỉnh dậy ba ngày
sau đó trong bệnh viện Bellevue nơi anh ta được đặt trong chế độ ăn kiêng
nghiêm ngặt chỉ ăn trứng và hàu sống với mầm lúa mì, được điểm thêm với gừng và
giá đậu tương.
Một tuần sau, ham muốn vật lí của
anh ta quay trở lại và, sau khi đã bị từ chối bởi các y tá Bellevue thuộc đủ mọi
hình dáng, kích thước, tuổi tác và nguồn gốc quốc gia, anh ta đã yêu cầu được
cho ra ngay tức khắc để cho anh ta có thể trở lại việc đi lảng vảng trong bán
kính Công viên Toàn cảnh.
Pincus chẳng mấy chốc phải đối
đầu với bác sĩ Siegel, nhân viên chữa bệnh tâm thần của bệnh viện. "Trước
khi cho ông ra, ông sẽ phải qua kiểm tra Rohrschach," bác sĩ giải thích.
"Cái gì thế?" Pincus
nghi ngờ hỏi.
"Một cách đo cá nhân. Tôi
sẽ chỉ cho ông các dấu in và ông nói cho tôi mỗi dấu đó gợi ý gì cho ông."
"Vậy làm đi và kiểm nghiệm
đi."
Bác sĩ Siegel đưa cho anh ta dấu
thứ nhất. "Điều này đem tới cái gì cho tâm trí?"
"Dễ thế," Pincus lập
tức đáp lại, mắt anh ta sáng lên hài lòng. "Đó là hông cô gái."
"Còn cái này?" nhà
tâm thần hỏi, đưa cho anh ta một vết mực khác.
"Vú đàn bà. Rất đẹp nữa."
"Hừ - thế cái này thì sao?"
"Úi giời, bác sĩ, cặp đùi
đẹp làm sao!"
Siegel đã đi tới kết luận hiển
nhiên về xu hướng của bệnh nhân, nhưng ông ta tiếp tục với nửa tá dấu mực chỉ để
cho chắc. Khi Pincus tiếp tục đáp ứng ngay khi mọi "bức tranh" đều là
biểu tượng dục, thì đến vết cuối cùng, bác sĩ nghiêng người trong ghế của mình
và đưa ra chẩn đoán.
"Anh bạn thân mến của
tôi," ông ta bắt đầu, có phần nghiêm trọng, "trong trường hợp không
ai đã nói với anh, anh có sự cố định bất thường về dục."
"Điều đó nghĩa là gì, nếu
tôi có thể mạnh dạn hỏi?" "Nó nghĩa là thưa ngài," Siegel giải
thích thẳng toẹt ra, "rằng ngài có tâm trí tục tĩu."
"Này, nhìn xem ông đang
nói với ai!" Pincus la lên, bị xúc phạm. "Ông chỉ cho tôi đủ mọi thứ
tranh bẩn thỉu đó và tôi được nhận tâm trí tục tĩu!"
Điều bạn đang thấy trên thế giới
không thực sự có đó; nó là phóng chiếu của bạn. Bạn chỉ có khả năng thấy thế giới
giống cái gì khi tâm trí bạn đã học im lặng, quan sát, phản ánh. Thế thì bạn sẽ
biết cái đang đó. Ngay bây giờ điều bạn biết không là gì ngoài tâm trí riêng của
bạn được phóng chiếu lên màn ảnh của thế giới. Mọi thứ vận hành như màn ảnh cho
bạn và bạn cứ phóng chiếu các ý tưởng của mình; do đó mới có sự nhấn mạnh của
Phật về việc làm cho tâm trí tuyệt đối yên tĩnh.
Khi tâm trí im lặng máy chiếu dừng
lại, màn ảnh trở thành trắng trơn, và thế thì lần đầu tiên bạn thấy vinh quang
của sự tồn tại. Thế thì lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về huy hoàng và phúc
lạc và an bình vẫn bao quanh mọi thứ. Bạn trở nên nhận biết về tính thượng đế
tràn ngập mọi nơi. Mọi thứ đều được biết trong thực tại đích thực của nó, không
bị bạn bóp méo.
Người thuyết giảng đang nói với
giáo đoàn của mình rằng có trên bẩy trăm loại tội lỗi.
Ngày hôm sau ông ấy bị chất vấn
dồn dập bởi thư và điện thoại gọi từ những người muốn biết danh sách đó - để chắc
họ không bỏ lỡ cái gì.
Nếu bạn nói về tội lỗi và bạn
muốn mọi người đừng phạm tội, điều họ nghe thấy là hoàn toàn khác. Họ bắt đầu cảm
thấy rằng họ đang bỏ lỡ cái gì đó: "Bẩy trăm tội - nghĩ về nó mà
xem!" Và bạn cũng sẽ bắt đầu cảm thấy, "Trời đất, mình bỏ lỡ bao
nhiêu! Bẩy trăm, và mình thậm chí chưa phạm tới bẩy! Mình phạm chỉ vài tội, hai
hay ba tội lặp đi lặp lại thôi - và có bẩy trăm tội! Phí hoài cuộc sống làm
sao!" Bạn thậm chí không biết tới tên của chúng.
Nhân viên trực đêm tại Khách sạn
Algonquin ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông trông méo mó, chẳng mặc gì
ngoài quần đùi, đi vào sảnh tiếp đón từ phố.
Người lạ loạng choạng tới quầy
và dừng lại đó, lảo đảo choáng váng. "Tôi có thể làm gì cho ông?" lễ
tân hỏi.
"Tôi muốn được hộ tống lên
tầng ba, phòng 302," người gần như trần truồng nói.
"Phòng 302," lễ tân lặp
lại. Ông ta tra cứu sổ ghi. "Tôi rất tiếc, thưa ngài, nhưng phòng đó ông
Oscar J. Levine ở Toledo đang ở rồi. Bây giờ cũng khá muộn để đánh thức
khách!"
"Tôi biết mấy giờ rồi, rõ
như ông," ông khách say vặn lại. "Cứ chỉ cho tôi phòng 302 không đối
thoại thêm... không nói thêm."
"Vâng, tên ông là
gì?"
"Tên tôi là Oscar J.
Levine, và cho ông biết tôi vừa bị ngã ra ngoài cửa sổ!"
Mọi người gần như ngủ, say với
cả nghìn lẻ một ham muốn. Chẳng có gì
say hơn là ham muốn. Và không chỉ một
ham muốn làm say bạn, có nhiều, nhiều ham muốn - ít nhất bẩy trăm ham muốn! Và
chúng tất cả đều làm bạn say, và chúng không cho phép bạn thấy cái đang đó. Bạn
không thể thấy được cái đó chừng nào bạn chưa dừng ham muốn.
Ham muốn biến mất theo cách
riêng của nó nếu bạn trở nên im lặng, bởi vì trong tâm trí im lặng không ham muốn
nào có thể phát triển được. Ham muốn có thể phát triển chỉ trong tâm trí u ám,
vụng về và lẫn lộn.
Phật nói:
Ông mạnh mẽ.
Ông đã đi tới chỗ cuối.
Tự do khỏi đam mê và ham muốn,
Ông đã tróc gai ra khỏi thân cây.
Đây là thân thể cuối cùng của ông.
Nếu bạn có thể hoàn thành yêu cầu
về im lặng, phản ánh, chứng kiến, thế thì bạn mạnh mẽ, bạn không còn yếu nữa. Người
sống trong ham muốn bao giờ cũng cảm thấy yếu bởi vì cả nghìn ham muốn đang kéo
người đó đi theo các hướng khác nhau. Người đó gần như rời ra. Bằng cách nào đó
người đó đang giữ mình gắn lại, xoay xở, kéo lê. Người đó mệt mỏi, nhưng người
đó không biết cái gì khác để làm. Mọi người khác đều đang làm cùng điều. Mọi
người đều chạy theo ham muốn. Không ai dường như được hoàn thành, không ai dường
như đạt tới đâu cả, nhưng cái gì khác để làm? Khi mọi người đều chạy, bạn bắt đầu
chạy. Đó là tâm lí đám đông.
Là sannyasin, là người tìm kiếm
chân lí, nghĩa là thoát ra khỏi tâm lí đám đông, tâm tính quần chúng. Chừng nào
bạn còn chưa trở nên nhận biết rằng đám động đang lôi bạn đi theo bản thân nó
và bạn chưa bước ra khỏi quyền lực của đám đông, bạn sẽ không bao giờ có khả
năng biết chân lí là gì, bạn sẽ không bao giờ trở thành vị phật. Và là vị phật
là quyền tập ấn của bạn.
Ông mạnh mẽ... nhưng ham muốn của
bạn cứ làm cho bạn yếu. Một khi bạn đã trở nên im lặng bạn sẽ có khả năng thấy
điều đó. Trạng thái im lặng của bản thể bạn là mạnh tới mức bạn biết bạn đã đi
tới chính chỗ cuối, bạn đã đi tới hoàn thành. Người ta đi tới hoàn thành không
bởi việc đạt tới cái gì đó trong thế giới bên ngoài mà bằng việc đạt tới cốt
lõi bên trong nhất của riêng người ta: điều Jesus gọi là vương quốc của Thượng
đế, điều Phật gọi là niết bàn, điều Mahavira gọi là moksha.
Khi bạn đã đạt tới cốt lõi bên
trong nhất của mình bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng tất cả những điều bạn
đã từng ham muốn đều vô dụng và điều bạn thực sự cần, điều là cái nuôi dưỡng thực
của bạn, đã từng chờ đợi bạn ở bên trong bạn. Việc tìm kiếm của bạn phải là bên
trong, không phải bên ngoài. Bạn có thể trở thành Alexander Đại đế, bạn có thể
chinh phục cả thế giới, và vậy mà bạn sẽ chết đi với bàn tay trống rỗng. Đừng bận
tâm tới mọi cái vô nghĩa đó. Là vị Phật, đừng là một Alexander!
Phật nghĩa là người đã thấy
chân lí của mình và được mãn nguyện, hoàn toàn mãn nguyện với nó. Tự do khỏi
đam mê và ham muốn, ông đã tróc gai ra khỏi thân cây. Đây là thân thể cuối cùng
của ông. Nếu bạn có thể tự do khỏi đam mê và ham muốn....
Đam mê là trạng thái sốt, nó là
trạng thái nóng. Chúng ta chỉ biết hai trạng thái: hoặc chúng ta rất nóng - đó
là đam mê - hoặc chúng ta rất lạnh - đó là phản đam mê. Nếu bạn yêu, bạn trở
nên rất nóng; nếu bạn ghét, bạn trở nên rất lạnh. Và đích xác ở giữa là điểm bạn
nên dừng lại. Điểm đó không nóng không lạnh. Nó siêu việt lên trên cả hai, nó
mát mẻ. Và khi bạn thực sự mát mẻ, im lặng, an bình, các bí ẩn mở ra cánh cửa của
chúng cho bạn. Người sốt, trong trạng thái đam mê, gần như mù.
Feinberg về nhà từ chuyến đi
kinh doanh và vợ anh ta điềm tĩnh thông báo với anh ta rằng cô ấy đã không
trung thành trong khi anh ta vắng mặt.
"Đó là ai?" Feinberg
quát lên, "lại cái thằng thối nát Goldberg chứ gì?"
"Không," vợ anh ta
đáp lại, "đó không phải là Goldberg."
"Đó có phải là đối tác của
tôi không - cái thằng bất lương, Levy?"
"Không, không phải
Levy."
"Tôi biết đó là ai rồi -
đó là thằng con hoang, Shapiro!"
"Không, đó không phải là Shapiro
đâu."
Feinberg quắc mắt nhìn vợ.
"Có vấn đề gì?" anh ta sủa lên. "Không thằng bạn nào của tôi là
đủ tốt cho cô sao?"
Mọi người đang sống... không thực
sự sống, chỉ di sống. Sống dưới ảnh hưởng của bản năng không phải là sống chút
nào.
Cuộc sống bắt đầu chỉ khi bạn
vươn lên trên bản năng của mình. Và cách vươn lên là: phản ánh, quan sát, và bạn
sẽ lập tức biết: Không cái gì trói buộc ông. Ông tự do. Bạn là người chủ. Trong
tính quan sát của bạn, dần dần, dần dần đam mê biến mất, bởi vì người có tính
quan sát không thể nóng được.
Ham muốn bao giờ cũng dẫn bạn
đi vào tương lai. Ham muốn nghĩa là tương lai; nó chỉ có thể xảy ra ngày mai.
Cho nên bạn cứ nhìn vào ngày mai, và trong khi đó thời gian trôi qua. Và ngày
mai chưa bao giờ tới; nó không thể tới được, trong chính bản chất của mọi sự.
Cho nên toàn thể cuộc sống của bạn chỉ là chờ đợi không vì cái gì cả - đợi
Godot! Và Godot không bao giờ tới. Thực tế, không ai biết anh chàng Godot này
là ai cả.
Nhưng chúng ta cứ chờ đợi cái
gì đó xảy ra một ngày nào đó, và chúng ta biết rằng nó đã không xảy ra cho ai cả.
Nó đã không xảy ra cho bố bạn, cho bố của bố bạn. Nó đã không xảy ra cho hàng
xóm của bạn. Bạn có thể nhìn quanh các khuôn mặt mọi người: nó đã không xảy ra.
Bạn không thấy rực sáng, bạn không thấy trong mắt họ sự mãn nguyện, bạn không
thấy niềm vui. Bạn chỉ thấy nỗ lực vô vọng để đạt tới cái gì đó mà họ không thực
nhận biết, đích xác nó là cái gì và liệu nó có là có thể hay không. Nhưng họ cứ
đuổi theo sát - và họ cứ phá huỷ cuộc sống của mình.
"Bà ơi, bà và ông đã lấy
nhau được bao lâu rồi?" cô cháu gái lãng mạn hỏi.
"Bốn mươi chín năm,"
bà già đáp lại.
"À, thế ông bà phải đã có
cuộc sống thật đẹp," cô gái thở dài. "Và cháu cá ông bà thậm chí
không nghĩ tới li dị."
"Này," bà nói,
"li dị à, không - giết người thì có đấy!"
Cứ hỏi người già họ đã đạt tới
gì, họ đã từng làm gì. Và nếu họ thực và chân thực, nếu họ chân thành, họ sẽ
nói cho bạn chẳng cái gì ngoài "Cuộc sống đã là một câu chuyện cổ tích do
kẻ ngốc kể lại, đầy những bực tức và ồn ào, chả có nghĩa lí gì. Và bây giờ cái
chết tới, và tất cả đều chấm dứt." Nhưng với thiền nhân, cái chết không phải
là chấm dứt mà là bắt đầu của cuộc sống mới.
Phật nói: Đây là thân thể cuối
cùng của ông. Nếu bạn đã làm yên tĩnh tâm trí, nếu bạn đã trở nên tự do với ham
muốn và đam mê: Đây là thân thể cuối cùng của ông. Bây giờ bạn sẽ được sinh ra
trong sự tồn tại vô thân thể. Bây giờ bạn sẽ là một phần của cuộc sống vô hình,
cuộc sống vĩnh hằng không biết tới sinh, không biết tới tử.
Thân thể là giới hạn, thân thể
hạn chế bạn. Bạn là tâm thức vô giới hạn, nhưng thân thể bạn buộc bạn vào trong
cái hố nhỏ bé, tăm tối. Bạn sống trong hố tối tăm, trong hang tối tăm. Tất
nhiên, điều đó sẽ là khổ. Bạn là bao la và bằng cách nào đó bạn đã bị buộc phải
sống trong một không gian nhỏ. Không ai đã làm điều đó cho bạn; bản thân bạn cứ
làm điều đó. Mỗi lần bạn chết, bạn chết với ham muốn. Những ham muốn đó đem bạn
trở lại trong các bụng mẹ mới. Những ham muốn đó cho bạn thân thể khác.
Nếu bạn có thể chết mà không
ham muốn, thế thì không còn việc sinh nào nữa. Khi không có sinh, cũng không có
tuổi già, không có chết. Và khi không có sinh, không có thời gian. Bạn đi ra
ngoài thời gian. Bạn sống trong vĩnh hằng, bạn trở thành thiêng liêng. Đó là điều
Phật ngụ ý bởi tính thượng đế - bhagavata.
Ông trí huệ.
Qua im lặng bạn trở thành trí
huệ, không qua việc học, không phải bởi việc trở nên được thông tin nhiều hơn
mà bởi việc trở nên tuyệt đối im lặng. Ông trí huệ... bằng không bạn sẽ biết chỉ
toàn lời - những lời hổng hoác, lời vô nghĩa. Vâng, bạn có thể tích luỹ nhiều
tri thức. Bạn có thể biết Veda và Koran và Kinh Thánh và Gita và bạn có thể lặp
lại chúng, nhưng bạn sẽ không hiểu cái gì cả. Nhiều khả năng là bạn sẽ hiểu lầm.
Từ đâu bạn sẽ có được cảnh quan đúng để hiểu chúng? Với tất cả đam mê và ham muốn
của bạn và tất cả lẫn lộn và tâm trí u ám của bạn, làm sao bạn sẽ hiểu được
Upanishad, Koran? Không thể được. Chúng tới từ những người đã vượt ra ngoài
thân thể. Chừng nào bạn còn chưa vượt ra ngoài thân thể bạn sẽ không hiểu được
chúng. Bạn có thể hiểu chỉ cái bạn đã kinh nghiệm.
Nhưng người thông thái không chỉ
lừa người khác, họ bắt đầu tự lừa mình - có thể không chủ ý, không định thế. Nếu
bạn cứ lừa người khác cả đời mình, giả vờ rằng bạn biết, dần dần, dần dần bạn bắt
đầu tin vào giả vờ của riêng mình. Bạn quên mất rằng bạn không biết; bạn không
muốn nhớ nó. Ai muốn biết rằng "Mình là kẻ dốt nát "? Mọi người đều
muốn cảm thấy rằng mình biết.
Hỏi bất kì ai về Thượng đế và rất
hiếm khi tìm ra người sẽ nói với bạn, "Tôi không biết." Rất hiếm
khi... gần như không thể được. Nhiều người sẽ nói, "Vâng, có Thượng đế,
Thượng đế tồn tại." Và họ sẵn sàng đánh nhau, cãi nhau, giết bạn hay bị giết,
vì cái gì đó mà họ không biết, không biết chút nào. Và có vài người sẽ nói,
"Không, không có Thượng đế." Nhưng rất hiếm khi tìm ra người sẽ nói,
"Tôi không biết" - và đó là người tôn giáo thực sự.
Bất khả tri là người tôn giáo
thực sự - không hữu thần không vô thần. Người tin mà không biết, người không
tin mà không biết; cả hai đều lừa dối. Nhưng tôi không hoài nghi chân thành của
họ. Họ có thể nghĩ... họ có thể tuyệt đối được thuyết phục rằng họ biết. Và thế
rồi bạn hỏi các câu hỏi khác về Thượng đế và thế rồi họ phải bịa ra câu trả lời,
bởi vì về căn bản họ đã chấp nhận rằng họ biết.
Hỏi họ Thượng đế có bao nhiêu đầu,
và họ sẽ bảo bạn ba hay bốn, và họ sẽ làm ra nhiều thứ vô nghĩa. Họ sẽ nói rằng
Thượng đế có bốn đầu bởi vì có bốn hướng và ngài phải nhìn theo đủ mọi hướng,
hay ba đầu vì có ba chiều và ngài phải nhìn vào mọi chiều. Ngài có bao nhiêu
tay? Và vài người nói ngài có nghìn tay bởi vì ngài phải làm việc nhiều thế và
ngài lại một mình, và ngài phải tạo ra thế giới này và quản lí toàn thể vở diễn
này toàn một mình. Một nghìn tay... hai tay là không đủ. Bạn có cho rằng một
nghìn tay là đủ để quản lí vũ trụ bao la này không? Bạn có nghĩ bốn đầu sẽ đủ để
nhìn mọi nơi không?
Nhưng mọi người cứ bịa ra câu
trả lời. Bạn hỏi câu hỏi và họ bịa ra - họ phải bịa ra bởi vì họ không thể chấp
nhận được một điều, rằng họ không biết.
Một cô gái tóc vàng đem con chó
của mình tới bác sĩ thú y, ông này khuyên cô ấy mua thuốc Nair nào đó để làm rụng
lông quá dài quanh mắt và tai của con Schnauzer.
Cô gái tóc vàng vào hiệu thuốc
và hỏi thuốc rụng lông.
"Dùng nó cả liều cho hết
lông chân," dược sĩ nói, "nhưng pha loãng nó một nửa cho nách."
"À," cô gái nói,
"nhưng tôi muốn dùng nó cho Schnauzer."
"Trong trường hợp
đó," dược sĩ nói, "tốt hơn cả cô nên dùng một phần tư liều và cứ như
tôi thì sẽ không đi xe Honda hai tuần."
Người thông thái không thể hỏi,
"Schnauzer này là gì vậy?" Điều đó chỉ ra dốt nát của ông ấy và ông ấy
không thể chứng tỏ điều đó được. Đôi khi người thông thái phạm phải những điều
ngu xuẩn tới mức không người dốt nát nào bao giờ lại phạm phải, bởi vì người dốt
nát bao giờ cũng có thể hỏi nó là gì - "Tôi không biết." Nhưng người
thông thái thấy điều đó là không thể được. Người đó không thể nói ba từ này:
"Tôi không biết." Nếu bạn có thể nói, "Tôi không biết," bạn
đã lấy một bước vĩ đại nhất hướng tới việc biết thực, hướng tới trí huệ.
Phật nói: Khi tâm trí trống rỗng,
im lặng, ông là trí huệ. Với trí huệ ông ấy không ngụ ý thông thái; với trí huệ
ông ấy ngụ ý hồn nhiên. Tri thức tới từ bên ngoài, trí huệ nảy sinh từ bên
trong. Tri thức tạo ra tiếng ồn, trí huệ đem tới ngày một nhiều im lặng. Người
trí huệ dần dần, dần dần trở nên hoàn toàn im lặng. Cho dù người đó nói, lời của
người đó mang hương vị của im lặng, âm nhạc của im lặng.
Với trí huệ ông ấy ngụ ý tự
phát, tự phát như trẻ con, mắt đầy ngạc nhiên. Khi mắt bạn đầy ngạc nhiên bạn
có thể thấy cái đẹp bao quanh bạn. Khi mắt bạn đầy tri thức bạn không thể thấy
được cái đẹp bởi vì bạn đã giải thích mọi thứ - và việc giải thích chỉ giúp bạn
giải mọi thứ, không gì khác.
Nhưng người thông thái đã từng
làm việc kinh doanh tốt. Họ đã chi phối nhân loại quá lâu rồi; đó là niềm vui của
họ.
"Tôi có vấn đề, bác sĩ
ơi," bệnh nhân mới bắt đầu. "Tất cả chúng ta đều có vấn đề," bác
sĩ đáp, mỉm cười với sự chắc chắn.
"Vấn đề của tôi là thế
này, bác sĩ: tôi bị đau nửa đầu mọi lúc tôi nghĩ tới vợ tôi. Tôi bị phát ban mọi
lúc tôi nghĩ tới việc làm của mình. Tôi đổ mồ hôi lạnh mọi lần tôi nghĩ tới tài
khoản ngân hàng của tôi. Nói về các vấn đề đó đi! Này anh trai, tôi có các vấn
đề đó!"
"Mọi vấn đề đều có câu trả
lời của nó, tất nhiên, và
Người thông thái đang làm việc
kinh doanh tốt. Các tu sĩ, giáo sư, bác học, nhà thượng đế học, họ đã làm việc
kinh doanh tốt. Không biết gì về Thượng đế, thậm chí không biết gì về bản thân
mình, họ cứ nói về những vấn đề lớn lao và giải pháp lớn lao. Họ nói về siêu
hình, về triết học. Họ có những câu trả lời làm sẵn cho mọi thứ.
Cẩn thận về những người này đi!
Và họ có khắp xung quanh, trong nhà thờ, trong nhà thời hồi giáo, trong đền
chùa, trong đại học; bạn sẽ thấy họ ở mọi nơi. Cẩn thận về họ. Họ là những người
sẽ không cho phép nhân loại được trở nên trí huệ bởi vì một khi nhân loại trở
nên trí huệ, nghề của họ chấm dứt.
Ông trí huệ.
Ông tự do khỏi ham muốn và ông hiểu lời
và việc dính lại cùng với lời.
Và ông không muốn gì cả.
Phật nói: Khi ông trí huệ...
không thông thái, không biết nhiều, mà khi thiền đã làm thoát ra hương thơm bên
trong của bạn, khi tâm thức bên trong của bạn đã trở thành hoa sen nở đầy đủ,
thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu theo cách riêng
của mình, đọc trong Gita hay trong Koran bỗng nhiên bạn sẽ bắt gặp một câu
nói đích xác cùng điều bạn đã kinh nghiệm, và bỗng nhiên bây giờ nghĩa được hiển
lộ ra.
Nghĩa phải tới với bạn trước hết
qua kinh nghiệm; chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được lời - đặc biệt là lời của
chư phật. Trong thế giới thông thường chúng ta không hiểu ngay cả lời của những
người không chứng ngộ. Bạn có thể thấy điều đó xảy ra ở mọi nơi. Nói với vợ và
bạn sẽ hiểu; các bạn cả hai đều nói cùng ngôn ngữ, nhưng không đối thoại nào là
có thể. Bạn nói điều này, cô ấy hiểu điều khác. Bạn cố gắng giải thích điều đó
cho cô ấy, cô ấy thậm chí còn đi ra xa hơn. Cô ấy cố giải thích điều gì đó cho
bạn và bạn nhảy vào kết luận khác nào đó. Dường như là cuộc nói chuyện thành
không thể được. Cả hai đều trong trạng thái điên khùng. Cả hai đều đầy những ý
tưởng của riêng mình tới mức trước khi người kia nói ra điều gì, người này đã kết
luận về điều người kia ngụ ý.
Không ai nghe bất kì ai khác.
Ngay cả khi ai đó im lặng và giả vờ nghe bạn, người đó cũng không nghe. Người
đó nghĩ cả nghìn lẻ một thứ. Trong khi bạn đang nói, người đó đang chuẩn bị, để
cho khi bạn dừng người đó bắt đầu nói cái gì đó cho bạn.
Đi qua giáo đường Beth Yisroel ở
đảo Staten, vào những giờ buổi sáng, một người say chú ý tới một biển hiệu viết
là: Rung chuông báo người kéo chuông. Anh ta làm điều đó, và một ông giả mắt
ngái ngủ bước ra cửa.
"Ông muốn gì vào giờ
này?" người gác chuông hỏi một cách cáu kỉnh.
Người say nhìn ông già trâng
trâng tới hai mươi giây và rồi bắt bẻ lại, "Tôi muốn biết sao đích thân
ông không rung cái chuông ngu xuẩn đó!"
Mọi người nhất định hiểu theo
tâm trí của họ.
Ông thợ may Tannenbaum đã để
dành tiền trong nhiều năm để cho ông ấy có thể hoàn thành giấc mơ lâu dài - đi
tàu biển trên vùng biển Caribbe. Nhưng ông ấy lại không tính tới say sóng. Vào
ngày thứ hai đi từ cảng, thuyền trưởng để ý ông ấy, mặt xanh rướt, vịn lan can
tàu.
"Rất tiếc thưa ngài,"
viên thuyền trưởng lễ phép nói, "nhưng ông không thể say ở đây được."
"Say sao?" Tannenbaum
nói. "Quan sát chứ!"
Giáo sĩ Longbleibt của xứ Far
Rockaway nổi tiếng xứng đáng là người nói dài. Vào dịp nghỉ cuối tuần Sabbath
này, ông ấy đặc biệt đang sung sức. Chủ đề của ông ấy cho hôm đó là "Nhà
tiên tri của Kinh Thánh."
"Từ giờ," ông ấy nói
thêm, sau khi nói cả nửa giờ, "chúng ta đã có các nhà tiên tri chính. Tiếp
theo chúng ta đi tới các nhà tiên tri phụ. Các bạn thân mến, chúng ta sẽ phân
cho họ vào chỗ nào?"
Từ một chỗ ngồi ở cuối đền, một
người lạ trong chán chường đứng dậy. Ông ta vẫy tay giải thích chỉ vào chỗ ông
ta vừa bỏ trống và nói, "Một trong họ có thể vào chỗ của tôi!"
Không thể nào hiểu được ngay cả
những người giống như bạn. Nói gì về chư phật? Họ nói từ những đỉnh đầy ánh mặt
trời còn bạn sống trong thung lũng tăm tối. Lúc lời của họ đạt tới bạn chúng
không còn là chúng như cũ nữa. Lúc bạn nghe chúng, diễn giải lớn đã xảy ra. Tâm
trí bạn đã tô mầu cho chúng theo mầu riêng của nó.
Phật nói: Bây giờ Ông trí huệ.
Ông tự do khỏi ham muốn. Đó là dấu hiệu của trí huệ: tự do khỏi ham muốn. Chỉ
người ngu mới ham muốn. Người trí huệ sống và sống một cách vui vẻ, nhưng không
có ham muốn. Hoặc bạn có thể ham muốn hoặc bạn có thể sống, bạn không thể làm cả
hai. Nếu bạn ham muốn, bạn trì hoãn sống; nếu bạn sống, ai bận tâm về ham muốn?
Hôm nay là đủ cho chính nó.
... và ông hiểu lời và việc dính lại cùng với
lời.
Đây là lời kinh rất hay. Phật nói:
Lời của người thức tỉnh phải được hiểu theo cách đặc biệt bởi vì chúng được
dính lại theo cách đặc biệt. Giữa hai lời có im lặng; đó là chất dính. Bạn phải
đọc giữa các dòng. Nếu bạn có thể chỉ hiểu các dòng thôi bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể
vấn đề. Bạn phải đọc giữa các dòng. Bạn phải đọc giữa các lời. Bạn phải đọc cái
im lặng, chỗ dừng. Do đó dễ hiểu vị phật sống hơn là hiểu người đã chết, bởi vì
với vị phật sống bạn có thể kinh nghiệm chỗ dừng của ông ấy, dấu chấm của ông ấy,
khi giữa hai lời bỗng nhiên có lỗ hổng, khoảng hở, điều còn hàm nghĩa nhiều hơn
bản thân lời.
...và việc dính lại cùng với lời.
Và ông không muốn gì cả.
Một khi bạn đã trở nên im lặng
và bạn đã hiểu lời của người chứng ngộ, cái gì có đó để muốn? Bạn đã có nó rồi.
Bạn đã có kho báu không cạn. Bạn đã trở thành nhà vua.
"Thắng lợi là của ta, Tri thức là của
ta, và tất cả thuần khiết, tất cả buông xuôi."
Trong im lặng, mọi thứ đều là của
bạn: thắng lợi - thắng lợi mà vì nó bạn đã từng vật lộn cả đời mình, có thể nhiều
kiếp, bỗng nhiên là của bạn. Và không cần tranh đấu nào, nó là của bạn rồi bởi
vì nó đã từng là của bạn từ chính lúc ban đầu. Bạn đơn giản chưa bao giờ nhìn
vào bên trong. Bạn không phải là kẻ ăn xin, không ai là kẻ ăn xin cả; mọi người
đều được sinh ra là hoàng đế. Nhưng nhìn vào bên trong đi. Nếu bạn nhìn ra bên
ngoài bạn là kẻ ăn xin. Thực tế, nhìn ra bên ngoài nghĩa là trở thành kẻ ăn
xin, còn nhìn vào bên trong nghĩa là trở thành hoàng đế.
"Thắng lợi là của ta, tri thức là của
ta..." Và bây giờ một loại tri thức hoàn toàn khác xảy ra cho bạn.
Nó không tới từ bên ngoài; nó nảy sinh từ chính chiều sâu của bạn, nó trào lên
từ bên trong bạn. Nó không được vay mượn; nó đích thực là của bạn.
"... và tất cả thuần khiết...."
Im lặng là trinh nguyên. Kinh
nghiệm hồn nhiên nhất và thuần khiết nhất của cuộc sống là biết im lặng sâu khi
mọi thứ dừng lại. Thời gian dừng lại, không gian biến mất, bản ngã chẳng được
tìm thấy ở đâu cả. Không một ý nghĩ trên tâm trí, chỉ im lặng từ đầu tới cuối.
Đây là thuần khiết.
Với "thuần khiết" Phật
không ngụ ý thuần khiết đạo đức nào. Thuần khiết đạo đức chưa bao giờ là thuần
khiết thực. Nó được tính toán, nó là tham lam. Nó là tham lam thế giới khác, nó
là tham lam hoan lạc cõi trời.
Có ba kiểu người trên thế giới,
ba phân loại. Thứ nhất, tội đồ: họ đã chọn vô đạo đức. Thứ hai, thánh nhân: họ
đã chọn đạo đức. Nhưng cả hai đều một nửa, không ai là toàn thể. Tội đồ là một
nửa, thánh nhân là một nửa. Tội đồ bị hấp dẫn tới thánh nhân, tội đồ đi và cúi
lạy thánh nhân. Còn thánh nhân liên tục nghĩ trong tâm trí họ rằng có thể họ
đang bỏ lỡ; có thể tội đồ đang tận hưởng cuộc sống.
Tôi đã nghe nói rằng một thánh
nhân lớn và một gái mãi dâm sống ngay đối diện với ông ta đã chết cùng một ngày,
và các sứ giả từ cõi bên kia tới và bắt đầu lôi thánh nhân xuống địa ngục còn
đưa gái mãi dâm lên cõi trời.
Thánh nhân này nói, "Đợi
đã! Phải có gì sai rồi. Ông phải đã lầm mệnh lệnh. Tôi là thánh nhân lớn còn
người đàn bà kia là kẻ tội đồ lớn nhất. Ông làm gì vậy?"
Và các sứ giả nói, "Chúng
tôi đã hỏi Thượng đế.
năng vào trong ngôi đền. Cô ấy
sẽ ngồi ngoài cửa và lắng nghe từ đó, và nước mắt sẽ chảy dài từ mắt cô ấy. Và
cô ấy bao giờ cũng nghĩ rằng thánh nhân này đang sống cuộc sống phúc lạc.
"'Còn thánh nhân này thì
sao? Ông ta liên tục nghĩ tới gái mãi dâm, cô ấy đẹp làm sao. Và bất kì khi nào
khách thăm tới gái mãi dâm ông ta đều khổ sở nhiều lắm. "Họ phải tận hưởng.
Cô ấy tận hưởng cuộc sống, còn mình đã làm gì cho bản thân mình? Mình đã trở
thành người khổ hạnh. Ai biết được nhưng có thể mình đã làm cái gì đó sai rồi."
Thánh nhân này liên tục bị ám ảnh bởi gái mãi dâm. Trong giấc mơ ông ấy đã làm
tình với gái mãi dâm. Còn trong giấc mơ của gái mãi dâm có hương vị hoàn toàn
khác: cô ấy bao giờ cũng tôn thờ thánh nhân này, cúi lạy thánh nhân này - do đó
mới có quyết định này.'"
Thượng đế nói, "Đem tên
thánh nhân kia xuống địa ngục; nó đã sống được kính trọng đủ lâu rồi. Và đem cô
mãi dâm này lên cõi trời; cô ấy đã khổ đủ trên thế giới rồi."
Tội đồ là một nửa, thánh nhân
là một nửa - và họ cả hai đều được gắn với nhau, cả hai đều nghĩ về nhau. Tôi
biết nhiều thánh nhân, người đã thú nhận với tôi ở chỗ riêng tư, "Đôi khi
câu hỏi nảy ra trong tâm trí chúng tôi
Hoài nghi đó nấn ná trong cái gọi
là thánh nhân của bạn; nó nhất định cứ nấn ná. Họ càng cảm thấy hoài nghi, họ
càng kết án tội đồ. Họ kết án tội đồ nhiều hơn, nên tội đồ nghĩ họ là thánh
nhân vĩ đại; tội đồ cứ tôn thờ họ. Các cái đối lập hấp dẫn nhau.
Nhưng có loại thứ ba nữa: hiền
nhân. Ông ấy không là tội đồ không là thánh nhân; ông ấy vượt ra ngoài cả hai.
Và ông ấy là người bao giờ cũng bị hiểu lầm trong thiên hạ. Bạn hiểu tội đồ rất
rõ: người đó sống trong vô đạo đức. Bạn hiểu thánh nhân: ông ấy sống trong đạo
đức. Hiền nhân là điều huyền bí; bạn không thể hiểu được ông ấy. Ông ấy dường
như ở bên ngoài hiểu biết; do đó Jesus bị hiểu lầm, Socrates bị hiểu lầm, Phật
bị hiểu lầm. Đó đã từng là định mệnh của mọi hiền nhân. Họ đã từng bị hiểu lầm
bởi lí do đơn giản là bạn không thể xếp họ vào phân loại thường được; họ ở bên
ngoài các phân loại.
Khi Phật nói "thuần khiết"
ông ấy ngụ ý sự thuần khiết của hiền nhân, người không biết gì về đạo đức hay
vô đạo, người đã lại trở thành đứa trẻ, người được tái sinh.
"Thắng lợi là của ta, tri
thức là của ta, và tất cả thuần khiết, tất cả buông xuôi." Khi bạn trở nên
tuyệt đối im lặng, bản ngã biến mất; nó không được tìm thấy chút nào.
Mới hôm nọ Vedant Bharti đã hỏi,
"Sao tôi phải vứt đó là cách nó bị vứt bỏ. Khi bạn không thể tìm được nó,
bạn có thể làm gì với nó? Nó chưa bao giờ được tìm thấy. Nó tồn tại chỉ khi bạn
không tìm nó. Nó tồn tại chỉ như cái bóng. Nếu bạn nhìn và tìm, thế thì bạn đi
tới hiểu rằng cái bóng là cái bóng; nó không có thực chất trong nó. Không cần vứt
bỏ nó; trong hiểu nó và không tìm nó, nó bị vứt bỏ.
Đây là buông xuôi. Trong im lặng
buông xuôi xảy ra bởi vì trong im lặng bạn không thể tìm thấy bản ngã chút nào.
Buông xuôi không phải là cái gì đó bạn phải làm. Nếu bạn làm nó, nó không phải
là buông xuôi, bởi vì nếu bạn là người làm, làm sao điều đó có thể là buông
xuôi được? Ngày này bạn làm, ngày khác bạn có thể hoàn tác lại nó. Ngày này bạn
có thể nói, "Tôi buông xuôi "; ngày khác bạn có thể tới và bạn có thể
nói, "Tôi rút lại điều đó." Ai có thể ngăn cản bạn? Đó là việc làm của
bạn, bạn có thể rút lại nó. Nhưng buông xuôi không thể được rút lại, bạn không
thể hoàn tác được nó, bởi vì nó không phải là việc làm của bạn ngay chỗ đầu
tiên. Nó là việc xảy ra. Khi bạn im lặng, bỗng nhiên bạn thấy không có bản ngã;
bản ngã biến mất. Đây là buông xuôi, đây là thuần khiết, đây là trí huệ, đây là
tự do.
"Ta không muốn gì. Ta tự do.
Ta đã tìm thấy đường của mình. Ta sẽ gọi ai
là thầy?"
Phật nói: Bây giờ, ta có thể gọi
ai là thầy ta? Toàn thể cuộc sống đã từng là việc học, toàn thể cuộc sống đã từng
là thầy ta. Ta đã học qua thất bại, qua thành công, qua nghèo khó, qua giầu có.
Ta đã học qua đau đớn, qua hoan lạc, ta đã học qua phiền não, qua cực lạc. Ta
nên gọi ai là thầy ta?
Điều đó là không thể được bởi
vì toàn thể cuộc sống, thực tế, là phương cách dạy. Cuộc sống tồn tại để cho bạn
có thể trưởng thành hướng tới trí huệ, để cho bạn có thể trưởng thành hướng tới
tính thượng đế.
Và lời kinh rất hay:
Món quà của chân lí ở bên ngoài việc cho.
Chân lí bao giờ cũng là món
quà. Bạn không thể giật lấy nó đi được, bạn không thể chinh phục được chân lí.
Nó bao giờ cũng là món quà. Khi bạn im lặng nó đơn giản giáng xuống bạn. Nó rót
đầy im lặng của bạn, làm tràn đầy, bắt đầu tràn ra ngoài.
Món quà của chân lí ở bên ngoài
việc cho. Nhưng khi bạn có nó, vấn đề là bạn không thể trao nó cho bất kì ai
khác. Bạn sẽ muốn, bạn sẽ thích chia sẻ nó, nhưng làm sao chia sẻ nó được? Người
khác phải hoàn toàn im lặng, chỉ thế thì nó mới có thể được chia sẻ. Nhưng khi
người khác im lặng, người đó cần không chia sẻ chân lí của bạn; chân lí giáng
xuống trong người đó theo cách riêng của nó. Do đó nó ở ngoài việc cho.
Hương vị bên ngoài sự ngọt ngào...
Nó còn ngọt ngào hơn nhiều so với
bản thân sự ngọt ngào, nó ở bên ngoài sự ngọt ngào.
Niềm vui bên ngoài niềm vui.
Chúng ta có thể gọi nó là phúc
lạc, nhưng nó là phúc lạc đi vượt ra ngoài ý tưởng của chúng ta về phúc lạc.
Thực tế, nó là không thể hiểu
được đối với tâm trí. Không thể diễn đạt được nó trong lời thích hợp. Nếu chúng
ta gọi nó là niềm vui, vâng, chỉ một chút ít của nó được diễn đạt. Nếu chúng ta
gọi nó là ngọt ngào, chỉ một mảnh mẩu của nó là được diễn đạt; cái toàn bộ vẫn
còn không diễn đạt được. Nó phải được kinh nghiệm, không có cách khác.
Chấm dứt của ham muốn là chấm dứt của buồn
khổ.
Bạn chỉ làm một điều: để ham muốn ra đi.
Và ham muốn sẽ đi thế nào?
Làm tĩnh lặng tâm trí ông.
Suy ngẫm.
Quan sát.
Không cái gì trói buộc ông.
Ông tự do.
Suy tư về những lời kinh này.
Thử kinh nghiệm chúng... bởi vì Phật không phải là người tôn giáo thường. Ông ấy
không quan tâm tới phép màu. Ông ấy không quan tâm tới cái gì huyền bí, bí truyền.
Ông ấy quan tâm tới biến đổi bạn. Ông ấy ở chính nơi đất bằng.
Moses và Jesus đang chơi một
ván golf ở câu lạc bộ nước tinh tú. Đầu tiên, Jesus phát bóng và làm ra một lỗ
trong một cú đánh. Thế rồi Moses cũng làm ra một hố trong một cú đánh.
"Được đấy, Moe, đến giờ
chúng ta hoà," Jesus nói.
"Bây giờ trông đây,
Jake," Moses phản đối. "Chúng tôi ăn điểm chứ. Bây giờ anh nói gì nếu
chúng ta thôi dùng phép mày và chơi golf chút ít?"
Phật chưa bao giờ làm phép màu
nào - đó là phép màu lớn nhất. Ông ấy không quan tâm tới việc mê hoặc bạn. Toàn
thể nỗ lực của ông ấy là đưa cho bạn chìa khoá để cho bạn có thể mở cánh cửa của
mọi bí ẩn. Ông ấy là rất tồn tại, phi triết lí, phi trí tuệ trong cách tiếp cận.
Ông ấy không mang tính cái đầu - nhưng rất thực tế, thực chứng. Toàn thể cách
tiếp cận của ông ấy là thực nghiệm, kinh nghiệm. Cho nên bạn sẽ không có khả
năng hiểu được ông ấy nếu bạn cứ đọc.
Thử thực nghiệm điều ông ấy
nói. Thử làm yên tĩnh tâm trí bạn, phản ánh, quan sát, và tự mình thấy điều xảy
ra: tự do, phúc lạc, chân lí, trí huệ, hồn nhiên, thuần khiết... hàng nghìn hoa
bắt đầu nở trong bạn. Dòng suối bỗng nhiên oà ra.
Đủ cho hôm nay.