Chương 6. Qua Chiếc Kính Tối

Chương 6. Qua Chiếc Kính Tối

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 1)
Chương 6. Qua chiếc kính tối


Powered by RedCircle


Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi cảm thấy bây giờ tôi biết câu trả lời. Tại sao tôi vẫn cho phép câu hỏi trở thành vấn đề?

Savita, không có nhiều câu trả lời, chỉ có một câu trả lời duy nhất thôi. Và câu trả lời đó không phải là của tâm trí, câu trả lời đó, không thể là của tâm trí được. Tâm trí là nhiều. Tâm trí có toàn câu trả lời và câu trả lời, nhưng không có một câu trả lời duy nhất.
Câu trả lời đó là trạng thái vô trí. Nó không phải là nói ra lời. Bạn có thể biết nó nhưng bạn không thể thu nó thành tri thức. Bạn có thể biết nó, nhưng bạn không thể nói được nó. Nó được biết tới ở chỗ thầm kín bên trong nhất của bản thể bạn. Nó là ánh sáng đơn giản chiếu sáng nội tâm của bạn.
Nó không phải là câu trả lời cho bất kì câu hỏi đặc biệt nào. Nó là kết thúc của mọi việc hỏi, nó không tham chiếu tới câu hỏi chút nào. Nó đơn giản làm tan biến mọi câu hỏi và một trạng thái được bỏ lại mà không có câu hỏi nào... đó là câu trả lời. Chừng nào điều đó chưa được biết tới, không cái gì được biết tới.
Do đó, bạn có thể cảm thấy rằng bạn biết câu trả lời, nhưng dầu vậy các câu hỏi vẫn cứ bật ra, các câu hỏi vẫn cứ hành hạ bạn. Dầu vậy các câu hỏi nhất định nảy sinh bởi vì gốc rễ chưa bị chặt đứt. Lá mới sẽ mọc, cành mới sẽ mọc.
Rễ chỉ bị cắt đi khi bạn bứt bản thân mình ra khỏi tâm trí, khi bạn trở nên nhận biết, quan sát đến mức bạn có thể thấy tâm trí là tách bạch khỏi bạn. Khi mọi đồng nhất với tâm trí bị vứt bỏ, khi bạn là người quan sát trên đồi và tâm trí bị bỏ lại sâu bên dưới trong bóng tối của thung lũng, khi bạn đang trên các đỉnh đầy ánh mặt trời, chỉ là chứng kiến thuần khiết, thấy, quan sát, nhưng không bị đồng nhất với bất kì cái gì - tốt hay xấu, tội nhân hay thánh nhân, thế này thế nọ - trong việc chứng kiến đó, mọi câu hỏi đều tan biến. Tâm trí tan ra, bay hơi. Bạn bị bỏ lại như sự hiện hữu thuần khiết, chỉ là sự tồn tại thuần khiết - hơi thở, nhịp đập của trái tim, hoàn toàn trong khoảnh khắc này, không quá khứ, không tương lai, do đó không hiện tại nữa.
Chừng nào trạng thái đó còn chưa tới, nhiều lần bạn sẽ cảm thấy rằng bạn biết câu trả lời, nhưng mỗi câu trả lời sẽ chỉ tạo ra các câu hỏi mới. Mỗi câu trả lời sẽ làm bật ra cả chuỗi câu hỏi mới trong bạn. Bạn có thể đọc, bạn có thể nghiên cứu, bạn có thể nghĩ, nhưng bạn sẽ ngày càng lún sâu vào trong bãi lầy của tâm trí, ngày càng vướng mắc hơn, mắc bẫy hơn. Tuột ra khỏi tâm trí đi!
Do đó, tôi không cho bạn câu trả lời, tôi đang cố chỉ ra một câu trả lời duy nhất. Bạn không thể dùng số nhiều cho nó bởi vì nó là một thôi. Nó là trạng thái của im lặng hoàn toàn, an bình, vô ý nghĩ. Phật gọi nó là chính tâm - sammasati. Và ông ấy nói rằng những người chính tâm, tỉnh táo, nhận biết, chân lí tới với họ theo cách riêng của nó. Bạn không cần phải đi đâu cả, nó tới. Bạn thậm chí không cần tìm và kiếm, bởi vì làm sao bạn có thể tìm và kiếm được? Từ dốt nát của bạn, bất kì cái gì bạn làm sẽ đem lại nhiều dốt nát hơn. Từ dốt nát của mình, dù bạn đi bất kì đâu, bạn sẽ đi lạc lối. Từ lẫn lộn của bạn, làm sao bạn tìm thấy sáng tỏ? Từ lẫn lộn của bạn, bạn sẽ ngày càng lẫn lộn hơn - trong tìm kiếm sáng tỏ.
Do đó Phật nói: Người chủ quan sát, người chủ là trong vắt. Đây là luật, điều tối thượng, luật vĩnh hằng, không cạn.
Im lặng là có câu trả lời. Im lặng là hiện hữu mà không có câu hỏi... và rễ bị chặt đứt, thế thì không lá nào tới nữa.
Savita, bạn nói, “Tôi cảm thấy tôi biết câu trả lời.”
Đấy chỉ là ảo tưởng. Và tâm trí rất ranh mãnh trong việc tạo ra những ảo tưởng mới. Tâm trí rất lừa dối: nó có thể lừa bạn trong tri thức nữa. Nó có thể lừa bạn trong mọi điều! Nó có thể thậm chí làm cho bạn tin rằng bạn đã chứng ngộ, rằng bạn đã là vị phật. Thận trọng! Kẻ thù duy nhất là tâm trí; không có kẻ thù nào khác.
Các kinh sách cổ nói về tâm trí. Chúng đặt tên đặc biệt cho nó - chúng gọi nó là Quỉ. Quỉ không phải là ai đó ở bên ngoài bạn; nó là tâm trí riêng của bạn mà cứ cám dỗ bạn, mà cứ lừa bịp bạn, lừa dối bạn, mà cứ bịa ra những ảo tưởng mới trong bạn. Thận trọng, quan sát tâm trí! Và trong quan sát, câu hỏi biến mất - không phải là chúng đã được trả lời, để tôi nhắc lại điều đó lần nữa.
Vị phật biết không có câu trả lời - không phải là ông ấy đã đi tới kết luận về mọi câu hỏi, không, không chút nào. Ngược lại, ông ấy không còn câu hỏi nào nữa. Bởi vì ông ấy không có câu hỏi nào nữa, toàn thể bản thể ông ấy đã trở thành câu trả lời.
Savita, khoảnh khắc đó là có thể.
Đó là toàn thể công trình của tôi ở đây. Tôi không ở đây để cho bạn nhiều thông tin hơn; điều đó bạn có thể lấy được ở bất kì đâu. Hàng nghìn đại học tồn tại, hàng nghìn thư viện tồn tại. Thông tin bạn có thể có được ở bất kì đâu, bạn có thể trở nên thông thái ở bất kì đâu. Nỗ lực của tôi làm làm cho bạn dỡ bỏ bất kì cái gì bạn đã học từ trước tới giờ, để làm cho bạn thành hồn nhiên để cho bạn có thể vận hành từ trạng thái không biết. Để cho bạn không có bất kì câu trả lời nào, để cho bạn hành động một cách tự phát, không phải từ quá khứ và từ những kết luận đã đạt tới. Để cho bạn không có bất kì công thức làm sẵn nào cho bất kì cái gì... để cho bạn giống như đứa trẻ nhỏ soi gương thực tại.
Và khi bạn im lặng, không tri thức kêu la ầm ĩ bên trong bạn, cảm nhận của bạn là trong vắt - không bụi bặm trên gương... bạn phản xạ cái đang đấy. Và từ phản xạ đó bất kì hành động nào nảy sinh đều là đức hạnh.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy muốn chúng tôi là những cá nhân, nhưng trong khi làm việc ở đạo tràng, chúng tôi phải rất có kỉ luật. Kỉ luật và chủ nghĩa cá nhân - liệu chúng không đối lập với nhau chứ?
Sudarshan, tôi muốn các bạn  là các cá nhân, nhưng không là người theo chủ nghĩa cá nhân. Và có khác biệt lớn lao. Người theo chủ nghĩa cá nhân còn chưa là cá nhân. Người theo chủ nghĩa cá nhân, người tin vào chủ nghĩa cá nhân, chỉ là người bản ngã. Và là người bản ngã không phải là cá nhân. Chính điều ngược lại: cá nhân không có bản ngã, và bản ngã không có tính cá nhân.
Bản ngã là hiện tượng thông thường thế - mọi người đều có nó! Không có gì đặc biệt về nó cả, không có gì duy nhất về nó cả. Mọi người đều có bản ngã. Nó thông thường thế! Điều không thông thường là vô ngã.
Chỉ tâm thức vô ngã mới đạt tới tính cá nhân. Và bởi tính cá nhân, tôi đơn giản ngụ ý nghĩa đúng nguyên văn của từ này: cá nhân nghĩa là không phân chia được, cá nhân nghĩa là tích hợp; cá nhân nghĩa là một người không phải nhiều người, người không là đám đông, người không là đa tâm lí; người đã đạt tới sự thống nhất, người đã trở thành sự hiện hữu kết tinh. Gurdjieff dùng từ ‘kết tinh hoá’ cho tính cá nhân. Nhưng yêu cầu cơ bản cho việc kết tinh hoá là vứt bỏ bản ngã, bởi vì bản ngã là thực thể giả tạm. Nó sẽ không cho phép bạn được là thực, nó sẽ không cho phép bạn được đích thực. Nó sẽ không cho phép bạn trưởng thành. Nó là giả tạm, nó là lừa dối, nó là ảo tưởng. Bạn không tách rời khỏi sự tồn tại, nhưng bản ngã cứ giả vờ tách rời.
Và từ khác mà bạn đã dùng trong câu hỏi này cũng cần phải được hiểu: kỉ luật. Kỉ luật không có nghĩa là cái gì đó bị áp đặt lên bạn. Không điều gì bị áp đặt trong công xã này cả. Nếu bạn vào công xã này, đấy là chọn lựa riêng của bạn. Các cánh cửa đều mở - bạn có thể đi ra bất kì lúc nào. Thực ra, vào là khó và chúng tôi làm mọi nỗ lực có thể để giúp bạn đi ra. Không ai bị cản trở khỏi việc ra đi, mặc dầu mọi nỗ lực có thể đều được tiến hành để ngăn cản bạn vào. Vào là rất khó.
Nếu bạn chọn việc trở thành một phần của công xã này, đấy là quyết định của bạn - sự sẵn sàng của bạn để giao nộp bản thân bạn, để được tham dự vào.
Từ quyết định này, kỉ luật nảy sinh. Bạn có thể chọn đi ra khỏi công xã này, nhưng một khi bạn đang trong công xã, điều đó nghĩa là bạn đã nhận trách nhiệm. Và chính là chỉ qua trách nhiệm mà người ta trưởng thành. Bằng việc hoàn thành trách nhiệm của mình một cách toàn bộ, trưởng thành trở nên có thể.
Có vài người ở đây, chỉ vài người thôi, họ cứ cố gắng lừa dối công xã. Họ đơn giản tự lừa mình; không ai bị lừa cả! Họ không muốn làm việc, họ cố tránh điều đó theo đủ mọi cách. Họ tìm cớ, họ thậm chí còn giả ốm chỉ để tránh làm việc. Nhưng điều này ngu xuẩn thế! Bạn đã vào công xã để làm việc cho bản thân bạn. Bạn đã vào công xã để làm nỗ lực tập trung để trở thành một cá nhân tích hợp. Bạn đã vào công xã cho việc phát triển tâm linh của bạn, cho chứng ngộ. Và nếu bạn tránh... và điều đó dường như là câu hỏi thật đằng sau câu hỏi rõ này.
Bạn nói, Sudarshan, “Chủ nghĩa cá nhân và kỉ luật - liệu chúng không đối lập với nhau chứ?
Chúng không đối lập đâu! Cá nhân bao giờ cũng là hiện tượng có kỉ luật. Người không có kỉ luật không là cá nhân; người đó chỉ là hỗn độn, người đó là nhiều mảnh. Mọi mảnh đó đều vận hành tách biệt, thậm chí còn đối lập lẫn nhau. Đó là cách thức mọi người là bình thường: phần này của tâm trí đi về phương nam, phần khác đi về phương bắc; phần này nói điều này, phần kia nói điều đối lập lại. Bạn biết điều đó rồi! Tôi chỉ đơn giản phát biểu sự kiện - bạn có thể quan sát nó. Phần này nói, “Làm điều này đi.” Phần khác lập tức nói “Không!” Đôi khi nó nói, “Có,” và đôi khi lập tức huỷ bỏ điều đó bằng việc nói, “Không.”
Đây là tình huống của bạn! Bạn là cá nhân trong tình huống như vậy, khi nào bạn thậm chí không thể nói có toàn bộ hay nói không toàn bộ? Cái không của bạn bao giờ cũng nửa vời và cái có của bạn cũng vậy - và bạn nghĩ bạn là cá nhân sao?
Cá nhân nghĩa là một người có thể vận hành như một toàn bộ, như một thể thống nhất hữu cơ. Làm sao bạn sẽ trở thành một thể thống nhất hữu cơ được? Điều đó chỉ có thể có được qua kỉ luật có ý thức.
Đó là điều Phật cứ nói đi nói lại mãi: kiên nhẫn, nỗ lực, có ý thức, nỗ lực có chủ tâm để trưởng thành - và nỗ lực toàn bộ, không hờ hững. Bạn phải sôi lên một trăm độ. Vâng, đôi khi điều đó là đau đớn, nhưng tất cả điều đó đều phụ thuộc vào bạn, vào cách bạn diễn giải nó. Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành điều đó không đau đớn - nó là hài lòng vô cùng. Mỗi bước đi sâu hơn vào kỉ luật đem tới cho bạn ngày càng nhiều vui vẻ hơn, bởi vì nó cho bạn ngày càng nhiều linh hồn, bản thể.
Kỉ luật (discipline) có nghĩa là sẵn sàng để học; do đó mới có từ ‘đệ tử’ (disciple), chúng tới từ cùng một gốc. Ai là đệ tử? - người cúi mình xuống, buông xuôi, và sẵn sàng để học. Và kỉ luật là gì? - là tính sẵn sàng, là sự cởi mở, tính mong manh, để học.
Vào công xã này, bạn đang đi vào trong phật trường. Đấy là buông xuôi, đấy là tin cậy! Tôi ở đây để làm cho các bạn thành cá nhân,  nhưng bạn sẽ phải trải qua nhiều, nhiều phương cách. Bạn sẽ phải đi qua nhiều lửa, nhiều thử thách. Chỉ thế thì dần dần, dần dần bạn sẽ được gắn kết lại thành một thể thống nhất. Và bạn vẫn còn đa tính cách đã lâu, trong nhiều kiếp đến mức chừng nào nỗ lực tập trung còn chưa được thực hiện, chừng nào bạn còn chưa bị công kích từ mọi góc, mọi xó xỉnh, chừng nào việc ngủ của bạn còn chưa bị phá vỡ theo mọi cách thức có thể, bạn còn chưa bị chấn động và rung chuyển, tính cá nhân vẫn chưa sinh ra được.
Công trình đang xảy ra trong công xã này không thực sự là điều xuất hiện từ bề mặt. Nó là cái gì đó khác - nó là một phương cách! Chúng ta phải dùng các phương cách.
Ai đó tới tôi và muốn trở thành một phần của công xã này, và tôi nói với người đó, “Tới Deeksha đi.” Deeksha là phương sách của tôi! Tôi đã trao cho cô ấy toàn bộ quyền hành - và tôi đã trao cho cô ấy toàn bộ quyền hành bởi vì cô ấy đáng yêu thế, dịu dàng thế, chu đáo thế. Cô ấy làm mọi người bị tổn thương, nhưng cô ấy cũng chữa lành nữa. Một đằng cô ấy nện búa, mặt khác cô ấy an ủi. Cô ấy là một phương cách.
Và khi tôi nói với bạn, “Đi và làm việc với Deeksha,” và cô ấy quát bạn và theo mọi cách có thể, cô ấy chọc tức bạn, đấy là kỉ luật để quan sát - không phải là hành động theo cách cũ của bạn, như bạn bao giờ cũng hành động. Và cô ấy nhân hậu đến mức rất dễ dàng phản ứng lại cô ấy như bạn đã từng phản ứng lại bố mẹ bạn. Rất đơn giản là cô ấy sẽ tạo ra phản ứng trong bạn mà mẹ bạn tạo ra trong bạn. Người mẹ là sinh linh quá quắt - và Deeksha là người mẹ hoàn chỉnh!
Tôi biết, Sudarshan, điều đó khó - nhưng trưởng thành là khó khăn. Nhiều phương cách nữa đang được tạo ra. Bạn sẽ được gửi đi theo nhiều hướng. Không góc nào của bản thể bạn phải bị bỏ mà không phát triển, bằng không bạn sẽ trở thành mất cân xứng.
Và nguyên lí đầu tiên của kỉ luật là buông xuôi. Điều này dường như có vẻ mâu thuẫn, bởi vì đó là điều bạn đã được bảo: rằng nếu bạn buông xuôi thế thì bạn không còn là cá nhân nữa. Và tôi nói với bạn, nếu bạn không thể buông xuôi được, bạn không là cá nhân. Chỉ cá nhân mới có thể buông xuôi. Buông xuôi là hiện tượng lớn lao đến mức chỉ người có chí lớn mới có thể buông xuôi được. Nó là điều tối thượng trong ý chí. Vứt bỏ ý chí của bạn nhất định sẽ là điều tối thượng trong ý chí. Gạt bản thân bạn sang bên, tuyệt đối sang bên, và nói điều gì đó như có toàn bộ - điều tâm trí bạn chống lại, các thói quen cũ của bạn chống lại...
Và đôi khi bạn đúng - và đó là chỗ toàn thể cái đẹp nằm ở đó. Bạn đúng, và bạn vẫn phải buông xuôi theo điều gì đó mà dường như không đúng chút nào về mặt logic.
Deeksha quái chiêu! Bạn có thể trí thức hơn nhiều, có lí trí hơn nhiều - nhưng bạn phải buông xuôi theo Deeksha. Cái quái chiêu của cô ấy là phẩm chất của cô ấy - đó là lí do tại sao tôi đã chọn cô ấy. Tôi có nhiều người có lí trí hơn: tôi có thể chọn một tiến sĩ, người thuyết phục được bạn rằng người đó là đúng. Nhưng khi bạn được thuyết phục và bạn tuân theo, đấy không phải là buông xuôi. Khi bạn không được thuyết phục chút nào, bạn thấy cái ngu ngốc rõ ràng của điều nào đó, và dầu vậy bạn buông xuôi, đó là một bước lớn lao, một bước lớn để thoát ra khỏi quá khứ của bạn.
Công xã này là phòng thí nghiệm, công xã này là quá trình giả kim thuật. Bạn tới đây như đám đông và tôi phải gắn bạn lại thành một thể thống nhất. Nhiều nện búa sẽ xảy ra, và bạn sẽ ra khỏi toàn thể quá trình này như những cá nhân thuần khiết.
Kỉ luật là cách để tạo ra tính cá nhân. Nhưng nhớ lấy: là cá nhân không phải là người theo chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là trò bản ngã. Và người tin vào chủ nghĩa cá nhân không phải là cá nhân, nhớ lấy - nhớ cho rõ. Sâu bên dưới, họ biết họ không phải là cá nhân, do đó họ tạo ra mẽ ngoài của triết lí, logic, của biện luận, bởi vì sâu bên dưới họ không cảm thấy họ là cá nhân. Họ giả vờ ở bên ngoài rằng họ là cá nhân. Họ giả vờ ở bên ngoài rằng họ là cá nhân - họ tin vào chủ nghĩa cá nhân. Tin vào chủ nghĩa cá nhân không trở thành một cá nhân được. Niềm tin bao giờ cũng giả.
Khi bạn là một cá nhân, bạn không cần tin vào chủ nghĩa cá nhân. Khi đấy là chân lí của bản thể bạn, niềm tin là không cần thiết. Niềm tin được cần chỉ để che phủ mọi thứ: bạn không biết về Thượng đế và bạn tin vào Thượng đế. Người tin là kẻ vô thần. Người ấy có thể là người Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Phật tử, không thành vấn đề: người tin là kẻ vô thần. Người đó không biết về Thượng đế, và dầu vậy người đó tin. Điều đó nghĩa là người đó thậm chí cố lừa Thượng đế! Người đó là kẻ đạo đức giả, người đó là con vẹt. Giống như vẹt người đó cứ lặp lại điều kinh sách nói, điều người khác nói. Và vẹt có thể lặp lại rất hay, nhưng không hiểu gì, không biết gì, một cách máy móc.
Một người da đen vào hiệu vẹt ở khu Harlem, muốn mua một con vẹt nói giỏi. Người chủ bảo người đó rằng họ có nhiều cách chọn vẹt, cho nên người đó muốn chọn loại nào?
Người da đen hỏi xem con vẹt quãng năm mươi đô la. “Polly muốn ăn bánh qui không? Polly muốn ăn bánh qui không?” người đó gọi ngay khi con vẹt xuất hiện. Con vẹt không nói gì.
“Tôi muốn một con vẹt nói giỏi,” người đó nói, “Cho tôi xem một con giỏi.”
Thế là người chủ đem ra một con vẹt hai trăm đô la: “Polly muốn ăn bánh qui không? Polly muốn ăn bánh qui không?” Không trả lời.
“Ông có con vẹt nào khá hơn con này không?” người da đen hỏi.
Ông chủ nói có, và đưa người da đen ra sau quầy, tới chỗ con vẹt một nghìn đô la, với bộ lông đẹp với đôi mắt nhỏ toé sáng, rõ ràng là con vẹt rất đặc biệt, đang tự hào đậu trong cái lồng xa hoa.
“Polly muốn ăn bánh qui không? Polly muốn ăn bánh qui không?” người da đen lại nói, nhưng con vẹt không thèm ngước mắt nhìn lên.
“Này ông, đây là con vẹt tốt nhất của ông sao?” người da đen hỏi, “bởi vì tôi muốn một con vẹt nói giỏi mà con này thì có vẻ câm.”
Ông chủ lại đưa người đó ra sau cửa hàng nơi có một cái lồng đồng thau bóng loáng đặc biệt với kích cỡ một chiếc phòng nhỏ trong đó có niềm tự hào của toàn thể bộ sưu tập của ông chủ - con vẹt năm nghìn đô la. Con vẹt này, mặc chiếc áo lụa mầu khói và ngồi trên đệm, đang hút thuốc và đọc Thời báo tài chính.
“Polly muốn ăn bánh qui không? Polly muốn ăn bánh qui không?” người da đen hét lên.
Con vẹt khụt khịt và nhìn vào người đó qua cặp kính viền vàng với sự khinh thị quí tộc.
“Polly muốn ăn bánh qui không? Polly muốn ăn bánh qui không?” người da đen lại hét lên lần nữa.
“Polly muốn ăn bánh qui không?” con vẹt nhắc lại bằng giọng Oxford không chê vào đâu được. “Người da đen muốn ăn dưa hấu không?”
Người tin là con vẹt. Người tin không biết gì. Người tin là kẻ vô thần trá hình. Người đó cố gắng tự lừa mình, lừa thế giới và thậm chí cả Thượng đế.
Người tin vào chủ nghĩa cá nhân không phải là cá nhân. Người thực sự là cá nhân không cần tin - người đó biết điều đó, cho nên phỏng có ích gì mà tin? Niềm tin bao giờ cũng cần dốt nát, và chủ nghĩa cá nhân là niềm tin. Là cá nhân là một kinh nghiệm! Chủ nghĩa cá nhân rất rẻ, nhưng là cá nhân cần kỉ luật gian truân. Nó cần kiên nhẫn lớn lao, làm việc, quan sát. Nó chỉ tới từ nhiều năm gắng sức trong nhận biết, trong thiền.
Và bất kì cái gì đang xảy ra ở đây trong công xã này, Sudarshan, đều không là gì ngoài những cách khác nhau để giới thiệu cho bạn về thiền. Trong nhà bếp, trong cửa hàng đồ mộc, trong xưởng xà phòng, trong cửa hiệu - bất kì cái gì đang xảy ra, bề ngoài trông nó dường như cũng những điều bình thường xảy ra ở mọi nơi khác. Nó không phải vậy đâu. Nếu bạn tới và xem thợ mộc làm việc, tất nhiên họ vẫn làm việc giống như bất kì thợ mộc nào khác ở bất kì nơi nào khác - nhưng với phẩm chất khác. Phẩm chất đó không thể được thấy. Bạn sẽ phải trở thành người tham dự, chỉ thế thì bạn dần dần mới cảm thấy nó. Phẩm chất đó là của tin cậy, tình yêu.
Các sannyasin của tôi ở đây bởi vì họ yêu tôi, không bởi lí do nào khác. Họ đơn giản ở đây cùng tôi để ở đây cùng tôi. Với mục đích ở đây cùng tôi, họ sẵn sàng làm bất kì cái gì. Nhưng bất kì cái gì họ làm chỉ là phần bên ngoài. Bạn sẽ thấy phần khối lượng công việc nhưng bạn sẽ không có khả năng thấy tinh thần của công việc. Với điều đó bạn phải trở thành người tham dự.
Và, Sudarshan, dường như là bạn vẫn còn là khán giả. Có thể bạn đang làm việc trong công xã này, nhưng bạn vẫn chưa trở thành người tham dự - bằng không câu hỏi như thế sẽ là không thể được.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Tại sao tôi cảm thấy tôi bỏ lỡ điều gì đó? Rằng tôi nên là cái gì đó khác? Xin Thầy giúp tôi buông bỏ cái rác rưởi này.
Dhyana Yogi, nếu đấy là rác rưởi, nếu bạn thực sự hiểu rằng nó là rác rưởi, thế thì không có câu hỏi về giúp bạn vứt bỏ nó. Biết nó là rác rưởi chính là vứt bỏ nó!
Nhưng dường như là bạn đã nghe tôi nói rằng nó là rác rưởi. Điều đó đã trở thành niềm tin trong bạn; nó không phải là việc biết riêng của bạn, nó không phải là kinh nghiệm riêng của bạn. Bạn vẫn còn níu bám lấy nó.
Sâu bên dưới bạn vẫn nghĩ nó là quí giá, nó không phải là rác rưởi. Sâu bên dưới bạn vẫn nghĩ đây là kim cương không phải đá cuội. Sâu bên dưới ở đâu đó, bạn vẫn tin đó là kho báu cần phải được bảo vệ và canh gác.
Đừng bắt đầu tin vào tôi, bởi vì điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì. Bạn đã tin vào Mohammed, hay bạn đã tin vào Christ, hay vào Phật, và thế rồi bạn tới và bạn bắt đầu tin vào tôi. Đấy không phải là cách mạng, đấy không phải là chuyển đổi. Bạn đơn giản thay đổi đối tượng của niềm tin của bạn, nhưng niềm tin vẫn còn - cùng một tâm trí tin tưởng. Bạn tin vào Jesus, nhưng Jesus nói một ngôn ngữ mà bây giờ đã cũ hai nghìn năm rồi. Bạn không thể biết nhiều ý nghĩa từ điều đó; hoàn cảnh khi lời nói đó có liên quan đã mất. Tôi nói ngôn ngữ của thế kỉ hai mươi. Bạn có thể hiểu ý nghĩa của nó, cho nên bạn rút bỏ niềm tin với Jesus và bắt đầu tin vào tôi. Điều này rất đơn giản và rẻ tiền.
Tôi không nói tin tôi đi. Tôi đang nói vứt mọi tin tưởng và bắt đầy thấy, bởi vì niềm tin sẽ vẫn còn là mù quáng - bắt đầu thấy đi! Nó có thực là rác rưởi mà bạn đang mang không? Đấy có phải là hiểu biết của bạn rằng nó là rác rưởi không? Thế thì bạn sẽ không hỏi cách vứt nó. Không ai hỏi cách vứt rác. Vấn đề nảy sinh chỉ bởi vì sâu bên dưới, bạn tự biết rằng nó là vàng. Và ai đó nói rằng nó là rác và nói điều đó rất thuyết phục, và bạn không thể nào cãi được, và người đó làm bạn im lặng. Và người đó có sự chân thực, toàn vẹn đến mức trong sự hiện diện của người đó bạn đơn giản trở nên bị tràn ngập bởi bản thể của người đó. Bạn đơn giản bắt đầu nói, “Vâng, nó là rác.” Nhưng sâu bên dưới bạn vẫn biết nó không phải là rác, nó là vàng! Do đó vấn đề nảy sinh: làm sao vứt nó?
Nếu bạn hiểu theo cách riêng của bạn rằng nó là rác, bạn sẽ không bao giờ hỏi cách vứt nó. Thấy nó là rác là việc vứt nó, biết nó là rác là vứt nó! Rác không níu bám lấy bạn - bạn đang níu bám lấy nó. Rác không để ý gì tới bạn cả, rác không quan tâm gì tới bạn. Nếu bạn vứt nó, nó không định làm ầm ĩ lên về điều đó đâu - “Sao bạn vứt tôi đi?” Nó sẽ không nói một lời, nó sẽ không tạo ra bất kì vấn đề gì cho bạn. Nó sẽ không ra toà án. Bạn không cần có li dị! Nếu bạn vứt nó, thì rác sẽ thực sự hạnh phúc hơn là nó bây giờ. Nó sẽ được kết thúc với bạn, nó sẽ tự do với bạn. Nó phải chắc đã mệt mỏi vì bạn rồi. Chính bạn là người níu bám nó. Tại sao bạn níu bám nó? Tại sao người ta níu bám cái gì đó? - bởi vì sâu bên dưới người ta cứ tin nó là quí giá.
Dhyana Yogi, bạn nói, “Tại sao tôi cảm thấy tôi bỏ lỡ điều gì đó?”
Bởi vì từ chính thời niên thiếu của bạn, bạn đã được bảo rằng trong bản thân bạn, về bản năng, bạn là vô giá trị. Như bạn đang vậy, bạn không có giá trị gì. Giá trị phải được đạt tới, xứng đáng phải được chứng minh. Từ ngay thủa thiếu thời, bạn đã được dạy điều này hàng triệu lần. Bố mẹ, thầy giáo, tu sĩ, chính khách, tất cả họ đều cùng trong âm mưu bí mật để phá huỷ đứa trẻ. Và cách tốt nhất để phá huỷ đứa trẻ là phá huỷ tin cậy của nó vào bản thân nó.
Để phá huỷ sự tin cậy trong đứa trẻ, bạn phải chứng minh cho đứa trẻ rằng giá trị không phải là một hiện tượng cho sẵn, rằng nó phải được đạt tới trong cuộc sống và bạn có thể bỏ lỡ nó. Chừng nào bạn chưa làm việc, chừng nào bạn chưa rất tham vọng, chừng nào bạn chưa tranh đấu với người khác... Đó là cuộc chiến nanh vuốt và bạn phải cắt cổ lẫn nhau để đạt tới nó. Bạn bị ước định để bạo hành, tham vọng, đầy ham muốn: có nhiều tiền hơn, có nhiều quyền hơn, có nhiều danh hơn. Bởi vì bạn đã được bảo rằng về bản năng bạn không có giá trị gì, vấn đề này đã nảy sinh.
Và tôi nói rằng bạn về bản năng là có giá trị, rằng bạn được sinh ra là chư phật. Bạn không nhận biết, hoàn toàn quên lãng về thực tại của bản thể mình, nhưng các bạn là các thượng đế ẩn kín. Điều tôi đang nói là khác hoàn toàn với điều vẫn được bảo cho bạn, rằng vấn đề đã nảy sinh. Tôi nói các bạn là chư phật - ngay bây giờ các bạn là chư phật! - nhưng toàn thể huấn luyện và giảng dạy, ước định là: Làm sao bạn có thể là vị phật ngay bây giờ được? Ngày mai thì có thể, một ngày nào đó là chắc chắn, trong kiếp tương lai nào đó điều đó sẽ xảy ra... nhưng ngay bây giờ sao? Điều đó dường như là không thể được.
Bạn đã tin quá nhiều vào bố mẹ bạn, vào thầy giáo bạn, vào các chính khách, vào các tu sĩ, vào bất kì cái gì họ đã bảo cho bạn, bạn đều thu thập điều đó. Nó là rác đấy, nhưng bạn đã mang rác này lâu đến mức đột nhiên vứt nó đi dường như là không thể được - bạn đã gắn bó với nó lâu quá rồi, bạn đã nghĩ rằng nó đẹp, quí giá, đã nuôi dưỡng nó lâu quá rồi. Bây giờ tôi nói: Tất cả những cái đó là vô nghĩa! Vứt nó đi, và chỉ là vị phật từ chính khoảnh khắc này! Vấn đề không phải là đạt tới, vấn đề chỉ là trở nên nhận biết. Vấn đề chỉ là trở nên có ý thức, tỉnh táo, tỉnh thức, không phải là vấn đề đạt tới.
Cho nên bạn nghe tôi: một phần tâm trí bạn nói, “Vâng, Thầy phải đúng chứ!” Một phần của bạn đơn giản gật đầu có, bởi vì điều được nói là chân lí đơn giản của cuộc sống. Nhưng mọi huấn luyện của bạn đều chống lại nó. Khi bạn ở gần tôi, bạn bắt đầu cảm thấy điều đó là đúng. Khi bạn đi xa khỏi tôi thì tâm trí nhảy vào bạn - báo thù. Và tất nhiên nó rất mạnh mẽ. Tâm trí mạnh thế, đó là lí do tại sao nó phá huỷ thông minh của bạn.
Thông minh không liên quan gì tới tâm trí; thông minh có cái gì đó liên quan tới trái tim. Nó là phẩm chất của trái tim. Trí thức là phẩm chất của cái đầu. Trí thức không nhất thiết là người thông minh và người thông minh không nhất thiết là trí thức.
Trí tuệ của bạn đầy rác - và tôi đang cố gắng đánh thức thông minh của bạn. Và toàn thể xã hội đã cố gắng làm cho bạn không nhận biết về thông minh của bạn. Xã hội chống lại thông minh của bạn. Nó muốn bạn xoàng xĩnh, bởi vì chỉ người xoàng xĩnh mới có thể là nô lệ tốt. Nó muốn bạn không thông minh và ngu đần, bởi vì chỉ người ngu mới có thể bị chi phối.
Và người ngu biết nghe lời, người ngu không bao giờ nổi dậy, và người ngu đơn giản sống vô vị. Họ không nỗ lực gì để sống cuộc sống của họ ở mức tối đa. Họ không cố gắng đốt ngọn đuốc cuộc sống của mình từ cả hai đầu đồng thời. Họ không có mãnh liệt. Ngu đần là vâng lời, và vâng lời tạo ra ngu đần.
Một chàng công tử bột khá giản dị cưỡi ngựa vào thành phố giữa ban ngày ban mặt hoàn toàn trần truồng. Viên cảnh sát trưởng gọi người đó lại và nói, “Jake, anh làm gì cưỡi ngựa vào giữa thành phố mà không mặc quần áo gì hết cả thế này?”
“Dạ thưa ngài cảnh sát trưởng,” Jake nói, “đấy là một câu chuyện dài. Tôi cưỡi ngựa vào thành phố để kiếm ít lương thực cho bố tôi, thì tôi bắt gặp bà này trên lề đường nhờ tôi giúp cho việc gì đó. Vì bố tôi bao giờ cũng bảo tôi phải giúp các bà tốt bụng, cho nên tôi xuống ngựa và giúp bà ấy đem cái túi đồ cắm trại xuống sông. Rồi tôi giúp bà ấy trải chăn, rồi giúp bà ấy mọi điều mà mà ấy yêu cầu tôi làm.
Thế rồi bà ấy nói, ‘Cởi giầy ra cậu cao bồi?’ Tôi làm theo, thưa ông ấy cảnh sát trưởng, và thế rồi bà ấy nói, ‘Cởi quần áo ra nữa cậu cao bồi?’ Và tôi nói, ‘Chắc chắn, thưa bà.’ Và bà ấy ở đó trên cái thảm ấy, trần truồng như cái ngày bà ấy sinh ra. Thế rồi bà ấy nằm lật lại và nói, ‘Vào thành phố đi cậu cao bồi!’... và thế là tôi ở đây, thưa ông cảnh sát trưởng.”
Vâng lời là một dạng của ngu đần - và xã hội muốn bạn ngu đần. Người ngu là người tốt. Họ bao giờ cũng vẫn còn theo nguyên trạng, họ chưa bao giờ chống lại nó. Cho dù họ có thấy sự mục ruỗng của mọi điều, họ đơn giản nhắm mắt lại, hay họ bao giờ cũng sẵn sàng chấp nhận bất kì giải thích đần độn nào.
Chẳng hạn, đất nước này đã từng nghèo nàn hàng thế kỉ, chết đói, khổ sở. Nhưng bởi vì mọi người đều là tôn giáo, vâng lời, ngu đần, nên họ đã được trao cho mọi loại giải thích và họ đã chấp nhận nó. Một số người tin rằng Thượng đế đã làm cho họ nghèo bởi vì nghèo nàn là cái gì đó rất ngoan đạo. Họ tôn thờ nghèo nàn; ở Ấn Độ nghèo nàn được tôn thờ. Nếu bạn từ bỏ giầu có của bạn và bạn trở thành một fakir trần trụi, hàng triệu người sẽ nghĩ bạn là hiền nhân vĩ đại. Bạn có thể đơn giản ngu đần, nhưng chỉ bởi vì bạn đã từ bỏ giầu có nên bạn là hiền nhân vĩ đại. Tôi đã thấy nhiều hiền nhân ngu đần.
Bây giờ đó là mâu thuẫn giữa các thuật ngữ - làm sao người ngu có thể là hiền nhân được? Hiền nhân phải trí huệ chứ! Nhưng rất khó trong thế giới này để là trí huệ và được tôn thờ. Người trí huệ sẽ bị giết, bị đóng đinh, bị đầu độc. Người ngu đần được tôn thờ. Người ngu đần đơn giản tuân theo bất kì cái gì xã hội nói. Bất kì cái gì xã hội muốn họ làm, họ đơn giản làm điều đó. Cho nên vài người đã tôn thờ nghèo nàn.
Gandhi hay gọi người nghèo là daridra narayana - “nghèo là thiêng liêng.” Nghèo là thiêng liêng! Người nghèo là thượng đế! Nếu điều này đúng, thế thì ai sẽ không thích là người nghèo? Nếu người nghèo là thượng đế, ai sẽ không thích là thượng đế?
Và thế rồi còn có những giải thích khác: rằng bạn nghèo bởi vì trong các kiếp quá khứ bạn đã phạm tội lỗi. Những lời giải thích đó đã được bịa ra cho những người không tin vào Thượng đế. Người Jaina, Phật tử, họ không tin vào Thượng đế cho nên bạn không thể đưa ra lời giải thích đầu tiên. Họ cần cách giải thích khác: lí thuyết về nghiệp. Nhưng mục đích là như nhau! Nếu bạn đã phạm phải tội lỗi trong kiếp quá khứ, thế thì tốt hơn cả là được kết thúc với nghiệp. Trải qua nghèo nàn, và trải qua nghèo nàn mà không có sự kháng cự gì. Nếu bạn tạo ra bất kì kháng cự nào, bạn sẽ lại tạo ra nghiệp xấu và bạn sẽ đau khổ trong kiếp sống tương lai. Sau rốt, thế là đủ! Bây giờ được kết thúc với toàn thể vấn đề - cứ chịu khổ tại khoảnh khắc này một cách hài lòng. Cho nên mọi người đã trở thành trâu bò; họ khổ một cách hài lòng, không kháng cự, không nổi dậy.
Xã hội muốn bạn ngu đần, không thông minh. Thông minh là nguy hiểm. Thông minh ngụ ý bạn sẽ bắt đầu nghĩ theo cách riêng của mình, bạn sẽ bắt đầu nhìn quanh theo cách riêng của mình. Bạn sẽ không tin vào kinh sách; bạn sẽ chỉ tin vào kinh nghiệm riêng của bạn.
Dhyana Yogi, xin đừng tin vào điều tôi nói.
Thực nghiệm, thiền, kinh nghiệm - chừng nào điều đó còn chưa trở thành hiểu biết riêng của bạn, không cái gì sẽ có ích.
Bạn hỏi tôi, “Tại sao tôi cảm thấy tôi bỏ lỡ điều gì đó?”
... Bởi vì bạn bao giờ cũng được bảo rằng bạn phải tìm ra cái gì đó. Bây giờ bạn không tìm thấy nó, cho nên cảm giác này nảy sinh rằng bạn đang bỏ lỡ. Và tôi đang bảo bạn, bạn chưa bao giờ đánh mất nó ngay chỗ đầu tiên! Xin dừng việc cố tìm nó, dừng việc tìm và kiếm. Bạn đã có nó rồi! Bất kì cái gì được cần, bạn đã có nó rồi. Cứ nhìn vào bên trong và bạn sẽ thấy kho báu vô tận, kho báu không cạn của vui vẻ, tình yêu, cực lạc.
Không cái gì bị bỏ lỡ nếu bạn nhìn vào trong, nhưng nếu bạn cứ tìm kiếm bên ngoài bạn sẽ cảm thấy ngày càng thất vọng hơn. Và khi bạn già đi, tất nhiên, bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của bạn đang tuột khỏi tay bạn và bạn vẫn chưa tìm thấy nó. Và điều nực cười của nó là ở chỗ bạn đã không đánh mất nó ngay chỗ đầu tiên. Nó bao giờ cũng ở bên trong bạn... nó là khoảnh khắc này bên trong bạn.
Nhưng đừng tin vào tôi. Tôi không ở đây để tạo ra người tin, tôi ở đây để giúp bạn kinh nghiệm. Khoảnh khắc điều đó trở thành kinh nghiệm của bạn, nó giải thoát. Chân lí giải thoát, Jesus nói - không phải niềm tin mà là chân lí.
Nhưng chân lí của tôi không thể là chân lí của bạn; chân lí của tôi sẽ là niềm tin của bạn. Chỉ chân lí của bạn mới có thể đúng cho bạn. Chân lí chắc chắn giải thoát, nhưng để tôi nói thêm rằng chân lí phải là chân lí của bạn. Chân lí của bất kì ai khác không thể giải thoát cho bạn được. Chân lí của bất kì ai khác sẽ chỉ trở thành sự giam cầm.
Dhyana Yogi, bạn không bỏ lỡ điều gì. Không ai bỏ lỡ. Trong bản chất của mọi sự, chúng ta không thể nào bỏ lỡ nó được. Chúng ta là một phần của Thượng đế và Thượng đế là một phần của chúng ta. Không có cách nào, không có cách có thể nào để bỏ lỡ nó. Làm sao bạn có thể thoát khỏi bản thân bạn được? Tại đâu? Bất kì chỗ nào bạn đi, bạn vẫn là bản thân bạn. Cho dù trong địa ngục bạn sẽ vẫn là bản thân bạn, bởi vì bạn không thể thoát khỏi bản thân bạn được, bạn không thể thoát khỏi Thượng đế được.
Nó có đó và chờ đợi, kiên nhẫn chờ đợi bạn nhìn vào. Bạn nói, “...rằng tôi nên là cái gì đó khác?”
Điều đó đã được nói đi nói lại cho bạn mãi: “Là ai đó đi! Nhìn vào Phật Gautam, vào Krishna, vào Christ. Là một Phật, là một Krishna, là một Christ!” Thế thì chắc chắn bạn sẽ chết trong khổ, trong khổ não, thất vọng - hoàn toàn thất vọng, kêu và khóc - bởi vì bạn không thể nào là một Phật được. Bạn không được ngụ ý là một Phật! Bạn không thể là một Christ được, bạn không thể là một Krishna được. Bạn chỉ có thể là bản thân bạn thôi.
Một thầy Hassid vĩ đại, Zusiya, sắp chết. Mọi người tụ tập lại - đệ tử, người có cảm tình. Ai đó hỏi, một ông già, “Zusiya, khi thầy đối diện với Thượng đế - và cũng không mấy mà thầy sẽ đối diện với Thượng đế bởi vì thầy sắp chết - thầy có khả năng nói với ngài rằng thầy tuân theo Moses một cách tuyệt đối, chân thực chứ?”
Zusiya mở mắt ra, và đây là những lời cuối cùng của ông ấy. Ông ấy nói, “Thôi nói điều vô nghĩa đi! Thượng đế không  định  hỏi  ta,  ‘Zusiya,  tại  sao  con  không  là  một Moses?’ Ngài sẽ hỏi ta, ‘Zusiya, tại sao con không là một Zusiya?’”
Bạn phải là chính bản thân bạn và không ai khác. Và thực ra đó là điều phật tính ngụ ý: là bản thân bạn. Đó là điều tâm thức christ ngụ ý: là bản thân mình. Phật không phải là việc bắt chước ai đó khác. Bạn không nghĩ đã có nhiều, nhiều con người vĩ đại đi trước ông ấy sao? Ông ấy phải đã được bảo, “Là một Krishna đi! Là một Parshvanath đi! Là một Adinatha đi!” Ông ấy phải đã nghe những câu chuyện hay, huyền thoại. Ông ấy phải đã đọc Puranas, câu chuyện cổ về những con người vĩ đại, Rama, Krishna, Parasuram. Ông ấy phải đã nghe tất cả những điều đó, ông ấy phải đã nhận được di sản kế thừa. Nhưng ông ấy chưa bao giờ cố là ai đó. Ông ấy muốn là bản thân mình, ông ấy muốn biết ông ấy là ai. Ông ấy chưa bao giờ trở thành kẻ bắt chước; đó là lí do tại sao một ngày nào đó, ông ấy trở nên thức tỉnh.
Jesus chưa bao giờ cố gắng để là Abraham, Moses, Ezekiel. Jesus đơn giản cố là bản thân ông ấy. Đó là tội của ông ấy, đó là lí do tại sao ông ấy bị đóng đinh. Cùng những người đã đóng đinh Jesus sẽ tôn thờ ông ấy nếu như ông ấy đơn giản là kẻ bắt chước, bản sao của Moses. Nếu ông ấy mà chỉ là đĩa hát lặp lại mười điều răn dạy, thì người Do Thái đã tôn thờ ông ấy. Nhưng họ phải đóng đinh con người này - ông ấy chỉ là bản thân mình.
Xã hội mục ruỗng, đám đông, tâm trí đám đông, không thể dung thứ cho cá nhân. Điều không thể được cho họ là dung thứ cho một Socrates. Bạn có biết Socrates bị buộc tội gì không? Đích xác là cùng điều được nói về tôi đấy! Đây là tội của Socrates, là ông ấy làm tha hoá tâm trí của thanh niên. Đó đích xác là điều kẻ thù của tôi nói: rằng tôi đang làm tha hoá tâm trí mọi người, đặc biệt là tâm trí thanh niên.
Socrates đã làm tha hoá tâm trí thanh niên sao? Ông ấy đã cố gắng thức tỉnh thông minh của họ, nhưng xã hội trở nên sợ. Nếu biết bao nhiêu người trở nên chân thực, đúng đắn thế, thì các quyền lợi được đầu tư bị lâm nguy. Thế thì bạn không thể nào sai khiến mọi người như gia súc được. Và đó là điều các tu sĩ thích thú, các chính khách nữa.
Có âm mưu giữa các tu sĩ và chính khách để khai thác mọi người, để chi phối mọi người, để áp bức mọi người. Và nền tảng là: đừng bao giờ cho phép họ trở nên thông minh. Cho họ cái thay thế. Cái gì là vật thay thế cho thông minh? - trí thức. Trao cho họ giáo dục; gửi họ tới trường phổ thông, tới cao đẳng, tới đại học, cho nên họ trở thành các nhà trí thức.
Bạn đã bao giờ nghe nói các đại học tạo ra thông minh chưa? Họ tạo ra các trí thức, họ tạo ra các học giả, họ tạo ra những người biết kinh sách - những người có thể lặp lại kinh sách tới từng từ một - nhưng họ không tạo ra người thông minh. Họ phục vụ xã hội; hệ thống giáo dục được xã hội mục ruỗng phát minh ra để phục vụ cho các mục đích riêng của nó. Nó không có đó để giúp cho bạn, nó có đó để giữ bạn trong tù túng.
Dhyana Yogi, tôi không thể giúp bạn buông bỏ rác này được, tôi chỉ có thể giúp bạn ý thức nhiều hơn. Và nếu bạn có ý thức, rác sẽ bị vứt bỏ đi theo cách riêng của nó. Một ngày nào đó bỗng nhiên bạn sẽ thấy nó biến mất... bỗng nhiên biến mất. Khi tâm thức sâu sắc hơn, tất cả rác rưởi biến mất - hệt như bạn đem ánh sáng vào và bóng tối tản đi.
Phật nói: Trở nên nhận biết hơn và ánh sáng sẽ bắt đầu rót vào...
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi thường đọc ‘Bài thánh ca về tình yêu’ trong Tân Ước. Dường như đối với tôi, đây đích xác là thông điệp của Thầy. Cũng vậy, điều có ý nghĩa là nó chưa bao giờ thực tế dùng từ ‘Thượng đế’. Tôi không thấy điều gì mâu thuẫn với thông điệp cơ sở của Thầy trong bài thơ đáng yêu này. Mặt khác, dường như nó đích xác là điều Thầy đang nói trong các bài nói của Thầy. Tôi có đúng không?
Thầy có giọng nói hay đến mức thực sự là hấp dẫn mà nghe Thầy nói điều gì đó hay tất cả về nó, đặc biệt khi tôi cảm thấy Thầy sẽ sớm dừng nói cho công luận. Đây là bản sao của bài thánh ca.
Premartha, thông điệp của mọi chư phật bao giờ cũng là một bởi vì chân lí là một. Cách diễn đạt có thể khác nhau, ngôn ngữ khác nhau có thể được dùng, nhưng điều được chỉ tới là một.
Hàng triệu ngón tay có thể chỉ tới cùng một mặt trăng. Các ngón tay nhất định là khác nhau - ngón tay tôi khác với ngón tay của Jesus hay Phật hay Moses hay Abraham - nhưng mặt trăng là một. Và bài thánh ca này là ngón tay đẹp chỉ tới mặt trăng. Nó là chính tinh hoa của mọi giáo huấn của mọi chư phật thuộc mọi thời đại - quá khứ, hiện tại và tương lai nữa.
Mặc dầu tôi nói bằng ngôn ngữ của con người và thiên thần, và không có tình yêu,
Tôi trở thành như tiếng đồng hay tiếng chũm choẹ leng keng
Và mặc dầu tôi có món quà của lời tiên tri, và hiểu mọi bí ẩn, và mọi tri thức;
và mặc dầu tôi có mọi niềm tin,
để cho tôi có thể bỏ núi non, và không có tình yêu, Tôi là cái không,
Và mặc dầu tôi đem tất cả của cải của mình để nuôi dưỡng người nghèo,
và mặc dầu tôi để thân thể mình bị thiêu cháy, và không có tình yêu, nó không lợi gì cho tôi.
Tình yêu trải qua lâu dài, và là tốt; tình yêu không thèm muốn;
tình yêu không tự khoe nó, không thổi phồng lên,
tự nó không hành xử bất lịch sự, không tìm kiếm cái riêng của nó,
không dễ dàng bị xúi giục, không nghĩ điều ác;
không hân hoan trái với đạo lí, mà hân hoan trong chân lí;
mang theo mọi thứ, tin vào mọi thứ, hi vọng mọi thứ, chịu đựng mọi thứ.
Tình yêu không bao giờ mất:
nhưng dù có các nhà tiên tri, họ sẽ thất bại;
Dù có ngôn ngữ, chúng sẽ dừng lại;
Dù có tri thức, nó sẽ tan biến mất.
Vì chúng ta biết theo bộ phận, và chúng ta tiên tri theo bộ phận.
Nhưng khi cái hoàn hảo tới thế thì cái là bộ phận sẽ mất đi
Khi tôi là đứa trẻ, tôi nói như đứa trẻ,
Tôi hiểu như đứa trẻ, tôi nghĩ như đứa trẻ;
nhưng khi tôi trở thành con người, tôi bỏ đi những điều ấu trĩ.
Vì bây giờ chúng ta thấy qua chiếc kính, sẫm mầu; nhưng rồi mặt đối mặt.
Bây giờ tôi biết theo bộ phận
nhưng rồi tôi sẽ biết ngay cả như tôi được biết.
Và bây giờ niềm tin, hi vọng, tình yêu ba điều này kéo dài;
nhưng điều lớn nhất trong tất cả những điều này là tình yêu.
Đây là những phẩm chất tinh tuý của người tôn giáo.
Đây là thông điệp của tôi - đây là thông điệp!
Ngôn ngữ là cổ, và bởi vì nó là cổ nên nó có cái đẹp của riêng nó, bởi vì ngôn ngữ càng cổ, nó càng có nhiều tính thơ ca hơn. Khi chúng ta đã trở nên ngày càng khoa học hơn, ngôn ngữ của chúng ta cũng trở nên ngày càng khoa học hơn.
Vì bài thánh ca này đã cổ trong hai nghìn năm, nó có điều gì đó của hồn nhiên nguyên thuỷ trong nó, phẩm chất ngây thơ của ngạc nhiên, của việc bị ngạc nhiên với điều bí ẩn. Nhưng, Premartha, bạn hoàn toàn đúng: không có gì trong nó mâu thuẫn với tôi, và không có gì trong nó mà tôi sẽ mâu thuẫn. Bất kì ai nói điều đó đều phải là người đã thức tỉnh.
Nhưng đừng cứ đơn giản lặp lại nó. Lặp lại nó là hay, việc tụng nó là hay, nhưng không đủ. Thực hành nó, để cho nó trở thành chính hương vị của cuộc sống bạn. Để cho nó được tan biến trong máu bạn, trong xương bạn, trong tuỷ bạn. Để cho nó bao quanh bạn như vầng hào quang vô hình. Đừng cứ đơn giản lặp lại nó. Nó là hay - và đó là điều nguy hiểm. Bạn có thể trở thành mê mẩn, bị cái đẹp của nó thôi miên đến mức bạn có thể lặp lại nó cả đời bạn. Và bạn càng lặp lại nó nhiều, nó sẽ càng có vẻ hay hơn... bởi vì những thông điệp cổ này có quyền năng vô cùng và có nhiều tầng nghĩa.
Nhưng đừng đi vào phân tích ngôn ngữ hay triết lí về nó. Nó là lời cầu nguyện! - và lời cầu nguyện không phải là cái gì đó được nói ra mà là cái gì đó được cảm thấy. Lời cầu nguyện không phải là cái gì đó để đọc mà là cái gì đó để sống. Sống nó đi!
Điều đó là đúng: Và bây giờ niềm tin, hi vọng, tình yêu ba điều này kéo dài; nhưng điều lớn nhất trong tất cả những điều này là tình yêu.
Bạn có thể nghĩ về tình yêu, bạn có thể có những chuyến bay đẹp của việc tưởng tượng về tình yêu, bạn có thể có những giấc mơ đẹp về tình yêu, nhưng điều đó sẽ không ích gì. Điều sẽ có ích là bạn phải trở thành tình yêu. Tình yêu phải trở thành cốt lõi tinh tuý của bạn. Mọi thứ khác đều phải được hi sinh cho tình yêu, mọi thứ khác đều phải trở thành một phần của cuộc sống yêu thương của bạn.
Chỉ thế thì lời cầu nguyện này sẽ đúng cho bạn. Và thế thì nó sẽ không là Ki tô giáo, thế thì nó sẽ không thuộc về Tân Ước. Nó sẽ là cái gì đó là một phần của trái tim bạn; bạn sẽ thở nó. Và bất kì ai tới gần bạn, sẽ có chút ít thoáng nhìn về nó. Chút ít ánh sáng sẽ toả ra trên con đường của mọi người... nếu bạn sống nó.
Kinh sách có thể được hiểu chỉ nếu trước hết chúng được thực hành. Mọi người làm chính điều đối lập lại: họ đọc kinh sách và họ cố hiểu nó. Về mặt trí tuệ không khó để hiểu những kinh sách đó, chúng là đơn giản. Mọi người trở nên rất thiện nghệ, rất hiệu quả, trong việc lặp lại kinh sách - và họ chấm dứt với điều đó. Họ vẫn còn là vẹt thôi.
Và bạn có thể hiểu được gì về nó nào? Về mặt trí tuệ thì bất kì cái gì bạn hiểu sẽ không đúng, bởi vì nó sẽ phản ánh trạng thái tâm trí của bạn, không phải trạng thái tâm trí của người đã thốt ra những lời này.
Một chủ trại nuôi súc vật đã về hưu, tuổi độ sáu mươi lăm, ông ta đã bán trại và tới New York để ngắm cảnh, vào một khách sạn giữa thành phố.
Lên tầng trên, ông ấy thả mình thoải mái và thảnh thơi trên giường. Trong khi đang nghỉ ngơi, ông ấy thấy cửa phòng từ từ mở ra, và đứng trước ông ấy là một cô gái tóc hoe đẫy đà trang điểm rất phóng túng.
“Ôi,” cô ấy xin lỗi khi cô ấy thấy ông già, “Tôi bị nhầm phòng.”
“Không đâu,” ông già chữa, “cô vào đúng phòng đấy, nhưng cô lại quá muộn bốn mươi năm!”
Diễn giải bao giờ cũng sẽ là của bạn. Bạn có thể đọc Jesus, bạn có thể đọc Phật, nhưng ai sẽ diễn giải điều đó? Bạn sẽ diễn giải nó. Và hiểu biết của bạn là gì? Bạn có được ánh sáng gì? Những lời nói hay đó sẽ vẫn còn chỉ là những lời nói hay, không cái gì hay. Vâng, thơ hay, nhưng thơ không thể giải thoát bạn chừng nào bạn chưa trở thành kinh nghiệm riêng của mình, chừng nào bạn chưa thể trở thành nhân chứng cho kinh sách đó.
“Sự không trung thành liên tục của anh chứng tỏ anh đã tuyệt đối mục nát,” bà vợ bị xúc phạm quát tháo ầm ĩ, bà vừa mới bắt được ông chồng mình lần thứ bẩy đùa cợt với người đàn bà khác.
“Hoàn toàn ngược lại!” câu trả lời bình tĩnh vang tới. “Điều đó đơn thuần chứng tỏ rằng tôi quá tốt để không còn đúng nữa.”
Diễn giải của bạn bao giờ cũng phản ánh bạn. Khi bạn nhìn vào gương, bạn sẽ nhìn vào khuôn mặt mình, bạn sẽ nhìn vào bản thân mình. Bạn không thể thấy được gương, bạn chỉ có thể thấy khuôn mặt bạn được phản ánh trong nó. Bạn sẽ có thể thấy gương chỉ khi bạn đã mất khuôn mặt mình, khi bạn đã mất đầu mình, khi bạn không có. Khi bạn đã trở thành cái không, không ai cả, thế thì đứng trước gương và bạn sẽ thấy cái gương và việc phản xạ của nó và bạn sẽ không được soi gương trong nó, bạn sẽ không bị phản xạ trong nó. Bạn sẽ không hiện diện ở đó. Trước khi bạn trở thành vắng bóng, đi ra trước gương không có tác dụng gì.
Và đó là điều mọi người cứ làm mãi: đọc Kinh Thánh, Koran, Dhammapada, họ đọc bản thân họ.
Một người mẹ hay lo đang lên lớp cho đứa con gái thiếu niên mới lớn về chủ đề đạo đức tình dục. “Tất nhiên mẹ hiểu con có thể bị cám dỗ khi con đến tuổi. Nếu con đến tuổi, con yêu dấu, con tự hỏi mình câu hỏi cực kì quan trọng này: liệu một giờ khoái lạc có đáng với cả đời nhục nhã không?”
“Thật kì quái, mẹ,” đứa con gái hỏi, “Làm sao mẹ làm điều ấy kéo dài trong cả một giờ được?”
Bao giờ cũng nhớ, bạn không thể nào hiểu được Jesus, Moses, Zarathustra. Khuôn mặt bạn đi vào trong nó quá nhiều rồi.
Một bệnh nhân mới cưới vợ đến phàn nàn với bác sĩ về mối quan hệ hôn nhân của anh ta. Dường như là lần đầu tiên người đó làm tình với vợ thì thật là tuyệt vời, nhưng lần thứ hai, người đó toát mồ hôi như tắm.
Ông bác sĩ quyết định về hỏi vợ mình. “Thế có lạ không,” ông thầy thuốc đi hỏi bà xã khi bà ấy tới, “lần thứ nhất thì tuyệt vời, còn lần thứ hai thì người đó đổ mồ hôi như tắm.”
“Có gì mà lạ?” bà vợ cười nụ, “Lần thứ nhất vào tháng giêng, còn lần thứ hai vào tháng bẩy!”
Bạn không thể đi trực tiếp vào trong những lời của Phật được. Trước hết bạn sẽ phải đi vào bên trong bản thân bạn. Đương đầu cơ bản phải là với cái nguyên thuỷ riêng của bạn; và thế rồi mọi chư phật sẽ trở thành rõ ràng cho bạn. Và thế thì một điều nữa bắt đầu xảy ra: thế thì Jesus và Phật và Moses và Mohammed sẽ không nói những điều khác nhau - họ nói về cùng một điều.
Chừng nào một người chưa tự trở thành nhân chứng cho chân lí tối thượng, người đó sẽ cứ nghĩ rằng Phật đang nói điều này và Jesus đang nói điều gì đó mâu thuẫn; rằng Phật giáo chống lại Hindu giáo, rằng Hindu giáo chống lại Jaina giáo, rằng Jaina giáo chống lại Mô ha mét giáo. Chừng nào bạn chưa chứng kiến chân lí, bạn sẽ cứ tin vào ba trăm tôn giáo này, và bạn sẽ là một phần của việc cãi lộn, xung đột, đối kháng mà cứ xảy ra liên tục giữa các tôn giáo. Cái ngày bạn thấy chân lí của bản thể riêng của mình, tất cả ba trăm tôn giáo này đơn giản biến mất, bay hơi mất.
Có lần - giống như Premartha - một nhà truyền giáo Ki tô giáo tới gặp một thiền sư. Ông ta muốn cải đạo cho thiền sư này, cho nên ông ta đã đem Bài giảng trên núi theo cùng mình. Ông ta bắt đầu đọc Bài giảng trên núi; ông ta mới chỉ đọc hai hay ba câu đầu, và thiền sư nói, “Dừng lại! Bất kì ai đã nói điều đó đều là vị phật!”
Nhà truyền giáo này rất đỗi ngạc nhiên. Ông ta nói, “Nhưng đấy là lời của Jesus!”
Thiền sư nói, “Tên của vị phật đấy là gì không thành vấn đề, nhưng bất kì ai đã nói điều này đều là vị phật. Ông ấy đã đạt tới.”
Và tôi nói điều này cho bạn bởi vì tôi cũng biết. Một khi bạn đã nếm, bạn sẽ biết. Dù chân lí tới dưới bất kì dạng nào, bạn sẽ lập tức nhận ra nó. Nhưng trước hết trở thành nhân chứng đã.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu, Chỉ một bước thôi sao?
Digambara, vâng, thực ra, thậm chí không cả một bước... bởi vì chúng ta không đi đâu. Chúng ta đã trong Thượng đế rồi! Tôi nói “chỉ một bước” chỉ để an ủi bạn thôi, bởi vì nói không bước nào bạn sẽ quá phân vân. Tôi giảm nó lại tối thiểu, chỉ một bước, sao cho cái gì đó còn lại để bạn làm, bởi vì bạn chỉ hiểu ngôn ngữ của làm. Bạn là người làm! Nếu tôi nói, “Không có gì phải làm cả, thậm chí một bước cũng không phải bước,” bạn sẽ lúng túng không biết đầu đuôi ra sao nữa.
Chân lí hiện hữu, thậm chí không cần một bước nào. Ngồi im lặng không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Nhưng điều đó có thể là quá nhiều. Tâm trí người làm của bạn có thể đơn giản bỏ qua nó hay có thể nghĩ nó tất cả là vô nghĩa. Làm sao bạn có thể đạt tới Thượng đế mà không làm gì cả? Vâng, lối tắt tâm trí có thể hiểu được; đó là lí do tại sao tôi nói, “một bước thôi.” Đó là lối ngắn nhất - nó không thể rút gọn lại bé hơn thế.
Chỉ một bước thôi! Điều đó chỉ làm cho bạn hiểu rằng việc làm là không thiết yếu. Để đạt tới bản thể, việc làm là tuyệt đối không thiết yếu. Khi bạn đồng ý và bị thuyết phục rằng chỉ một bước là cần thiết, thế thì tôi sẽ thì thào vào tai bạn, “Thậm chí không đến một bước đâu - bạn đã ở đấy rồi!”
Rabiya, một nhà huyền môn Sufi vĩ đại, đi qua... Đó là một phố bà ấy thường đi qua hàng ngày trên đường ra bãi chợ, bởi vì ở bãi chợ, bà ấy sẽ đi ra hàng ngày và kêu to lên chân lí mà bà ấy đã đạt tới. Và trong nhiều ngày, bà ấy đã quan sát một nhà huyền môn, nhà huyền môn nổi tiếng, Hassan, ngồi trước cánh cửa ngôi đền và cầu nguyện Thượng đế, “Xin Thượng đế mở cửa ra! Xin mở cửa ra! Xin cho con vào!”
Rabiya không thể dung thứ được điều đó vào ngày hôm đó. Hassan kêu khóc, nước mắt lăn dài và ông ấy kêu gào mãi “Xin mở cửa ra! Cho con vào! Sao ngài không nghe? Sao ngài không nghe lời cầu nguyện của con?”
Mọi ngày bà ấy đều cười, cứ mỗi khi bà ấy nghe thấy Hassan là bà ấy cười, nhưng hôm nay thì quá lắm. Nước mắt... và Hassan đã thực sự khóc, kêu gào từ tận tim mình. Bà ấy tới, bà ấy lay Hassan, và nói, “Dừng mọi cái vô nghĩa này đi! Cửa mở rồi đấy - thực ra ông đã ở trong rồi!”
Hassan nhìn vào Rabiya, và khoảnh khắc đó trở thành khoảnh khắc khải lộ. Nhìn vào mắt của Rabiya, ông ấy cúi đầu, chạm chân bà và nói, “Bà tới đúng lúc; bằng không tôi chắc gọi cả đời! Trong nhiều năm tôi đã làm mãi việc này - bà đã ở đâu trước đây? Và tôi biết bà đi qua phố này hàng ngày. Bà phải đã thấy tôi kêu khóc, cầu nguyện.”
Rabiya nói, “Vâng, nhưng chân lí chỉ có thể được nói ra vào khoảnh khắc nào đó, trong không gian nào đó, trong hoàn cảnh nào đó. Ta đợi cho tới đúng lúc, khoảnh khắc chín muồi. Hôm nay nó đã tới; do đó ta tới gần ông. Hôm qua nếu như ta nói cho ông, ông chắc cảm thấy bực bội; ông có thể thậm chí còn trở nên giận dữ. Ông có thể phản ứng lại một cách đối nghịch; ông có thể bảo tôi, “Bà đã quấy rầy lời cầu nguyện của tôi!” - và việc quấy rối lời cầu nguyện của bất kì ai cũng đều là không phải.”
Ngay cả vua cũng không được phép quấy nhiễu lời cầu nguyện của kẻ ăn xin. Ngay cả kẻ tội phạm, kẻ giết người, đang cầu nguyện trong các quốc gia Mô ha mét giáo, cảnh sát phải đợi cho tới khi hắn ta kết thúc việc cầu nguyện, chỉ thế thì hắn ta mới có thể bị bắt. Lời cầu nguyện không nên bị quấy rối.
Rabiya nói, “Tôi đã muốn bảo ông điều này, rằng ‘Hassan, đừng là kẻ ngốc, cửa mở rồi đấy - thực ra, ông đã ở trong rồi!’ Nhưng tôi phải đợi cho tới đúng khoảnh khắc.”
Digambara, tôi nói “chỉ một bước” - và thậm chí điều đó dường như không thể tin được đối với bạn, do đó mới có câu hỏi này.
Bạn hỏi tôi, “Thưa Thầy kính yêu, chỉ một bước sao?”
Thậm chí không một bước, Digambara. Nhưng khoảnh khắc đúng vẫn còn chưa tới, ít nhất cho bạn. Khi nó tới tôi sẽ thì thào vào tai bạn, “Bạn đã trong đó rồi. Thậm chí không cần bước nào” - bởi vì chúng ta không đi ra ngoài. Bước đi là cần thiết để đi ra ngoài, bước đi là không cần để vào trong.
Cũng giống như một người mơ, và trong giấc mơ của mình người đó đã đi rất xa. Người đó có cần cuộc hành trình dài để quay về nhà không? Người đó đã ở nhà rồi, người đó đang ngủ trong nhà mình... nhưng người đó có thể ở Timbuktu trong giấc mơ. Tất cả những điều cần là ở chỗ người đó phải được lay dậy.
Như Rabiya lay Hassan, Digambara, một ngày nào đó tôi sẽ lay bạn dậy! Bạn chỉ cần nước lạnh dội vào bạn - nước thực là lạnh, nước đá, để cho trong cơn sốc bạn mở mắt ra. Bạn có cho rằng bạn sẽ hỏi tôi, “Làm sao về nhà - bởi vì tôi đang ở Timbuktu không?” Không, bạn sẽ không hỏi, nếu bạn thấy rằng bạn đã ở nhà bạn, đã rơi vào giấc ngủ và mơ về Tmbuktu. Bạn chưa bao giờ đi tới đó.
Bạn đã không đi ra ngoài Thượng đế! Bạn không thể đi ra ngoài được, điều đó là không thể được, bởi vì duy nhất Thượng đế tồn tại. Chúng ta có thể đi đâu, chúng ta có thể đi đâu được? Không có chỗ nào mà không có Thượng đế. Chúng ta bao giờ cũng trong ngài và ngài bao giờ cũng trong chúng ta. Nhưng điều đó cần sự tỉnh thức.
Thậm chí không một bước - điều đó chỉ để đem bạn tới gần chân lí hơn. Dần dần, dần dần bạn phải bị thuyết phục. Một nghìn bước được rút gọn lại một bước, và thế rồi tôi sẽ lấy bước đó ra khỏi bạn nữa. Nhưng điều đó cần khoảnh khắc đúng. Chân lí tối thượng chỉ có thể được nói vào đúng lúc, tình huống chín muồi.
Khoảnh khắc đó cũng sẽ tới.
Sẵn sàng đón nhận nó đi, đón chào nó...
Xem Chương 7 - Quay về Mục Lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Ads Belove Post