Chương 7. Quên lãng, tội duy nhất

Chương 7. Quên lãng, tội duy nhất

Price:

Read more

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 5)
Chương 7. Quên lãng, tội duy nhất


Đừng để hoan lạc sao lãng ông khỏi thiền, khỏi con đường.
Tự giải phóng mình khỏi hoan lạc và đau đớn.
vì trong nài xin hoan lạc hay trong ấp ủ đau đớn đều chỉ có khổ.
Giống như cái không làm cho ông không mất nó,
nó không đem lại cho ông tiếc nuối và sợ hãi.
Vượt ra ngoài thích và không thích.
Từ đam mê và ham muốn,
phụ thuộc giác quan và thèm khát, nảy sinh tiếc nuối và sợ hãi.
tự giải phóng mình khỏi gắn bó.
Người đó là thuần khiết, và thấy.
Người đó nói chân lí, và sống nó.
Người đó làm việc riêng của mình,
cho nên người đó được ngưỡng mộ và yêu mến.
Với tâm trí quyết tâm và trái tim không ham muốn
Người đó khao khát tự do.
Người đó được gọi là uddhamsoto - "Người đi ngược dòng."
Khi lữ khách cuối cùng về tới nhà từ cuộc hành trình xa xôi,
với vui vẻ làm sao
Gia đình và bạn bè đón mừng người đó!
Ngay cả như vậy hành vi tốt của ông sẽ đón chào ông như những người bạn
và với sự hân hoan làm sao
khi ông đi từ kiếp này sang kiếp sau!
Một bạn tù tại nhà thương điên đang được kiểm tra để có thể được thả ra. Câu hỏi thứ nhất bác sĩ kiểm tra hỏi anh ta là, "Anh định làm gì khi anh rời khỏi viện này?"
"Tôi sẽ kiếm cho mình một chiếc súng cao su," bệnh nhân nói, "và tôi sẽ quay lại đây và bắn vỡ mọi cửa sổ chết tiệt ở chỗ này!"
Sau sáu tháng điều trị nữa, bệnh nhân lại được đem tới trước bác sĩ kiểm tra xem có thả được không, và cùng câu hỏi được đưa ra cho anh ta.
"Ồ, tôi sẽ kiếm việc," bệnh nhân đáp. "Tốt," bác sĩ nói. "Thế rồi sao?"
"Tôi sẽ thuê một căn hộ."
"Rất tốt."
"Thế rồi tôi sẽ đi gặp một cô gái đẹp." "Tuyệt vời."
"Tôi sẽ đem cô gái đẹp đó lên căn hộ của tôi và tôi sẽ kéo váy cô ấy lên." $ketdoan $modoan
"Bình thường, hoàn toàn bình thường."
"Thế rồi tôi sẽ đánh cắp nịt tất của cô ấy, làm ra súng cao su từ đó và quay lại đây là bắn vỡ mọi cửa sổ chết tiệt ở chỗ này!"
Con người di chuyển gần như trong cùng đường tròn. Con người như đang vậy, là không lành mạnh, không thể gọi là lành mạnh được. Nhưng bởi vì không lành mạnh lan rộng thế, nó quá thông thường tới mức chúng ta không trở nên nhận biết về nó... Một khi bạn trở nên thức tỉnh thế thì bạn ngạc nhiên về cách mọi người đang sống, điều họ đang làm cho mình và cho người khác. Toàn thể cuộc sống của họ không là gì ngoài điên khùng cực kì. Ai đó điên vì tiền, ai đó điên vì quyền, ai đó điên vì danh - và tất cả những điều này là vô tích sự.
Cái chết tới, và toàn thể dinh thự bạn đã xây lên với bao nhiêu lao động sụp đổ xuống. Cái chết tới và đem bạn đi xa, và tất cả những cái bạn đã tạo ra đều hão huyền.
Người lành mạnh là người tạo ra cái gì đó mà ngay cả cái chết cũng không thể phá huỷ được. Để điều này là định nghĩa về người lành mạnh: người biết cái gì đó của tính bất tử, không chết, vĩnh hằng - người đó là lành mạnh, người đó là vị phật. Là vị phật đơn giản nghĩa là người lành mạnh. Người không nhận biết về tính bất tử và sống trong thời gian và chỉ nghĩ dưới dạng của thế giới này là không lành mạnh. Người đó không nhận biết về bản thân mình, làm sao người đó có thể lành mạnh được?
Chúng ta còn chưa có khả năng tạo ra xã hội lành mạnh bởi một lẽ đơn giản là chúng còn chưa có khả năng tạo ra nhiều chư phật. Càng có nhiều chư phật trên thế giới này, càng có nhiều khả năng cho nhân loại vươn lên những tầm cao hơn của bản thể, hiểu biết, tình yêu, từ bi. Bằng không bạn cứ đi từ ác mộng này sang ác mộng khác.
Một doanh nhân lớn đang cầu nguyện trong giáo đường, cầu xin Thượng đế giúp ông ta một phi vụ năm mươi nghìn đô la. Ngay lúc đó một người nghèo bước vào và bắt đầu cầu nguyện Thượng đế cho hai đô la.
Một cách bực bội doanh nhân lớn này rút ra hai tờ một đô là, dúi chúng cho anh chàng nghèo và thì thào với anh ta, "Đây, cầm lấy chúng và xéo ra khỏi đây, anh ngốc ạ. Chấm dứt làm sao lãng ngài khỏi việc kinh doanh của tôi!"
Người nghèo và người giầu, người dốt nát và người thông thái, người nổi tiếng và người vô danh, tất cả đều trong cùng một con thuyền. Dù bạn xin Thượng đế hai đô la hay năm mươi nghìn đô la cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Ham muốn đi tới Thượng đế không phải là đi tới ngài chút nào đâu, bởi vì chỉ vô ham muốn mới trở thành chiếc cầu. Ham muốn là tạo ra bức tường giữa bạn và cái toàn thể.
Khoảnh khắc bạn ham muốn cái gì đó bạn đang nói rằng "Ta khôn ngoan hơn cái toàn thể." Bạn đang nói rằng "Ngài không biết cái gì phải được làm và tôi đã tới để khuyên ngài đây." Bạn đang nói với cái toàn thể rằng "Cách thức mọi sự đang vậy là không đúng: chúng phải theo như tôi mới đúng."
Lời cầu nguyện chính là cái đối lập của ham muốn. Lời cầu nguyện nghĩa là, "Cách thức mọi sự đang đấy là tuyệt đối hoàn hảo, chúng là như chúng phải thế rồi. Do đó, tôi không có gì ngoại trừ lòng biết ơn sâu sắc." Lời cầu nguyện thực là việc cúi lạy sự tồn tại trong cảm ơn vô cùng bởi vì bất kì cái gì đang vậy, cách thức nó đang vậy, là cách thức hoàn hảo nhất nó có thể là vậy rồi. Trái tim cầu nguyện biết rằng vũ trụ là hoàn hảo từng khoảnh khắc; nó đang đi từ hoàn hảo tới hoàn hảo hơn. $ketdoan $modoan
Thế giới không đi từ không hoàn hảo tới hoàn hảo đâu, nhớ lấy: nó đang đi từ hoàn hảo tới hoàn hảo hơn. Đó là hiểu biết của trái tim cầu nguyện. Nhưng chúng ta đầy những ham muốn.
Và nếu bạn đi tới giáo đường và nhà thờ và đền chùa bạn sẽ thấy cùng những người đó, với cùng tâm trí, không khác biệt chút nào. Họ vận hành với cùng tâm trí trong bãi chợ, họ đi tới đền chùa với cùng tâm trí đó. Và làm sao bạn có thể đi tới đền chùa với cùng tâm trí vận hành hoàn hảo ở bãi chợ được? Bãi chợ là nhà thương điên! Bạn sẽ phải học một ngôn ngữ khác. Nhưng mọi người cứ lặp lại cùng loại ngu xuẩn. Bạn thậm chí không thể lay được họ, gây choáng cho họ, để thoát ra khỏi giấc ngủ của họ, bởi vì họ trở nên rất giận.
Mulla Nasruddin phàn nàn thấy lạc đà có vằn bất kì khi nào anh ta cố gắng ngủ.
"Anh đã bao giờ thấy nhà tâm thần chưa?" tôi hỏi anh ta.
"Không, chưa bao giờ," anh ta nói, "chỉ toàn lạc đà có vằn."
Mọi người cứ sống trong những thế giới nhỏ bé riêng của họ, các ý niệm riêng của họ, định kiến. Họ cứ vận hành trong mọi tình huống theo cùng cách. Trong đền chùa cũng vậy, họ nói ngôn ngữ họ nói ở bãi chợ. Trong tình yêu cũng vậy, họ bao giờ cũng như doanh nhân.
Tôi hỏi Mulla Nasruddin, "Nasruddin, tôi nghe nói anh vừa bị tai nạn à?"
Anh ta nói, "Vâng, cũng bị hơi nặng, nhưng tôi thu được hai mươi nghìn ru pi, và vợ tôi cũng trong tai nạn cùng tôi, được năm nghìn ru pi."
Tôi hỏi anh ta, "Cô ấy có bị thương không?"
Nasruddin cười và nói, "Không, nhưng tôi nhanh trí đá cho cô ta một cú vào giữa mặt nhân lúc lộn xộn!"
Bây giờ, ngay cả trong tai nạn tâm trí vẫn cứ làm việc của nó!
Mọi chư phật đều đã từng cố gắng kéo bạn ra khỏi tâm trí của bạn. Cách thức là đơn giản. Trong những lời kinh này Phật đang nói về cách thoát ra khỏi tâm trí ngu xuẩn này.
Đừng để hoan lạc sao lãng ông khỏi việc thiền, khỏi con đường.
Hoan lạc là kích động tạm thời của thân thể. Nó không phải là vui vẻ, nó không phải là phúc lạc. Hoan lạc là bị say sưa trong khoảnh khắc với thể chất, bị đồng nhất với thể chất.
Khi bạn bị đồng nhất với thân thể và khi bạn bắt đầu nghe thân thể và bản năng của nó, một loại kích động nào đó, trạng thái say sưa tạm thời, nảy sinh trong bạn. Sự say sưa này được tạo ra bên trong hoá chất thân thể riêng của bạn.
Người ta có thể uống ma tuý từ bên ngoài, bị say sưa và quên hết mọi lo nghĩ, lo lắng, gánh nặng và trách nhiệm về thế giới này. Người ta có thể hoàn toàn quên hết thế giới; đôi khi nó là quá nhiều, nó là quá nặng nề. Và việc trượt ra qua rượu cồn, mescaline, marijuana, LSD, cho bạn cảm giác về hoan lạc. Nó không phải là hoan lạc thực; nó chỉ là thiếu vắng đau đớn. $ketdoan $modoan
Để điều này được hiểu một cách rõ ràng: điều bạn gọi là hoan lạc chỉ là trạng thái say sưa nơi bạn trở nên vô ý thức tới mức bạn không thể nhận biết được về đau đớn. Điều này có thể xảy ra bởi việc dùng ma tuý nào đó từ bên ngoài; điều này cũng có thể xảy ra bởi việc tiết chất nào đó vào hệ thống hoá chất thân thể bên trong của bạn. Đó là điều xảy ra khi bạn bị say sưa về dục: thân thể bạn tiết ra chất của riêng nó. Điều đó cũng không khác biệt nhiều.
Thân thể bạn cũng ở bên ngoài bạn. Bạn không phải là thân thể của bạn, bạn là tâm thức bên trong thân thể bạn; thân thể bạn chỉ là chỗ nghỉ ngơi, ngôi nhà. Một ngày bạn đi vào trong nó và một ngày bạn sẽ phải rời khỏi nó: ngôi nhà trọ, nơi nghỉ qua đêm. Bạn không phải là thân thể bạn... cuộc hành hương của bạn là vĩnh hằng. Nhưng ở trong thân thể người ta có thể trở nên bị đồng nhất, người ta có thể bắt đầu nghĩ, "Mình là thân thể." Và điều này đang xảy ra nhiều cho ngày nay hơn là trước đây.
Trong hàng thế kỉ con người đã nhận biết rằng con người không là thân thể, nhưng trong vòng hai, ba thế kỉ này, cách tiếp cận khoa học về mọi thứ đã phá huỷ hiểu biết lâu dài, được ấp ủ từ lâu đó. Khoa học là phương pháp tốt để biết về vật chất, nhưng nó tuyệt đối bất lực khi có liên quan tới thế giới tâm thức. Bởi vì khoa học chỉ có thể biết vật chất nên nó nhất định phủ nhận tâm thức; điều đó ở bên ngoài hiểu thấu của nó.
Nếu bạn đang cố gắng nhìn ánh sáng qua tai bạn, bạn sẽ không thể nào thấy được nó, và tai sẽ nói, "Không có ánh sáng." Nếu bạn cố gắng nghe nhạc qua mắt bạn sẽ không thể nghe được, bởi vì chính phương pháp của bạn loại trừ điều đó. Mắt không thể nghe thấy âm nhạc được, tai không thể thấy được ánh sáng, tay bạn không thể ngửi được, mũi bạn không thể nếm được. Mọi giác quan đều có giới hạn riêng của nó. Nó hoàn toàn hợp thức bên trong chu vi riêng của nó; bên ngoài điều đó, nó hoàn toàn không liên quan.
Đó cũng là hoàn cảnh với khoa học và đó là hoàn cảnh với tôn giáo. Trong quá khứ, tôn giáo đã phủ nhận - tuyệt đối bị phủ nhận - sự tồn tại là của thân thể, vật chất và thế giới. Các nhà huyền môn thường gọi thế giới là ảo tưởng, maya, giấc mơ. Đó là một cực đoan - tôi không ủng hộ nó. Điều đó vượt ra ngoài cách tiếp cận tôn giáo, khi nói cái gì đó không tới trong tầm nhìn của nó. Bây giờ cùng điều đó đang được khoa học làm, cùng cực đoan đó: rằng tâm thức là ảo tưởng và thân thể là cái thực duy nhất.
Như tôi thấy nó, cả hai thái độ này đều là chân lí một nửa - và chân lí một nửa còn tồi tệ hơn nhiều so với dối trá tuyệt đối: bởi vì với chân lí một nửa đó họ có thể lừa nhiều, nhiều người. Trong hàng nghìn năm con người đã bị lừa dối bởi chân lí một nửa: rằng tâm thức, Thượng đế, Brahman, là thực tại duy nhất, còn mọi thứ khác chỉ là chất liệu mơ. Bây giờ con lắc đã đi toàn bộ sang cực đoan kia. Khoa học nói: Tâm thức là ảo tưởng, thân thể là thực tại duy nhất. Cả ai đều nguỵ biện.
Chân lí toàn thể là: thân thể có thực tại riêng của nó, và tâm thức có thực tại riêng của nó. Và phép màu là, điều bí ẩn là ở chỗ hai thực tại tách rời này là cùng nhau, ở chỗ hai thực tại tách rời này đang vận hành trong đồng bộ sâu sắc. Đây là bí ẩn: vật chất đang nhảy múa trong hài hoà với tâm thức, tâm thức đang nhảy múa trong hài hoà với vật chất. Bí ẩn này tôi gọi là Thượng đế, bí ẩn này tôi gọi là chân lí, chân lí toàn thể.
Nhưng nếu người ta phải chọn giữa hai ảo tưởng - ảo tưởng tôn giáo và ảo tưởng khoa học - nếu không có cách khác và bạn phải chọn một trong hai điều này, thế thì tôi sẽ nói: chọn ảo tưởng tôn giáo, bởi vì ít nhất nó cũng sẽ đem bạn tới bờ bên kia, tới cái vĩnh hằng. $ketdoan $modoan
Nhưng trong ba thế kỉ chúng ta đã quyết định chọn ảo tưởng khoa học, điều làm cho bạn ngày một bị giới hạn vào thân thể hơn. Và khi bạn bị giới hạn vào thân thể, thế thì "Ăn, uống và vui vẻ," trở thành chính mục đích. Nghĩ về bản thân bạn như một người có toàn bộ cuộc sống không là gì ngoài "Ăn, uống và vui vẻ." Điều đó sẽ là vô nghĩa, nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nó sẽ hoàn toàn tầm thường. Nó sẽ không có cực lạc nào. Vâng, sẽ có hoan lạc khi bạn mất hút trong hoá chất thân thể và sẽ có đau đớn khi bạn phải đi ra khỏi sự lãng quên đó. Cho nên bạn sẽ cứ di chuyển giữa đau đớn và hoan lạc.
Hoan lạc là bị mất hút đi, trở nên vô ý thức trong thân thể; còn đau đớn lại là trở nên có ý thức về thực tại không thân thể, lại trở nên nhận biết về thế giới bao quanh bạn. Cho nên hoan lạc nghĩa là quên lãng và đau đớn nghĩa là hồi tưởng lại. Bạn có quan sát rằng bạn nhớ chỉ khi có đau không? Nếu bạn bị đau đầu bạn trở nên nhận biết về đầu, bằng không ai nghĩ tới đầu? Chỉ đau đầu mới làm cho bạn nhớ tới đầu. Nếu giầy bạn bó chân, thế thì bạn trở nên nhận biết về chân; nếu giầy không bó, bạn vẫn còn vô nhận biết về chân. Khi dạ dầy bạn bị rối loạn, bạn trở nên nhận biết về dạ dầy. Khi mọi thứ diễn ra tốt lành, trôi chảy, bạn không trở nên nhận biết.
Đau đem tới nhận biết; nhận biết làm cho bạn biết về đau. Mất nhận biết cho bạn ý niệm giả tạo rằng không có đau thêm nữa. Và nhiều người đã tìm ra nhiều cách để trở nên vô ý thức; đấy tất cả đều là cách dùng thuốc. Bạn đã tìm ra nhiều thuốc mê - hoá chất, vật lí, tôn giáo - vâng, cả tính chất tôn giáo nữa.
Nếu một người cứ tụng mật chú nào đó - điều bạn đã đi tới biết như Thiền Siêu việt - nó là thuốc, được tạo ra về mặt tâm lí. Nếu bạn nhẩm một từ nào đó lặp đi lặp lại nó sẽ cứ đánh vào cội nguồn hồn bạn và việc lặp lại liên tục tạo ra trạng thái vô ý thức. Nó trở thành giống như lời ru; bạn bắt đầu rơi vào trong giấc ngủ say. Nó êm dịu, nó yên tĩnh, nhưng nó không phải là thiền. Nó chính là cái đối lập của thiền; nó là thuốc tâm lí.
Phật nói: Đừng để hoan lạc sao lãng ông khỏi việc thiền, khỏi con đường. Thận trọng rằng hoan lạc có thể làm sao lãng bạn: nó có thể sao lãng bạn khỏi việc thiền và nó có thể sao lãng bạn khỏi con đường. Và thiền là gì theo cách nhìn của Phật? Thiền là nhận biết, cho nên bất kì cái gì làm cho bạn vô nhận biết đều là sao lãng; dù nó tới từ đâu cũng không thành vấn đề. Liệu bạn tạo ra nó ở bên trong bản thân mình bằng việc tụng mật chú hay bằng việc dùng thuốc nào đó, bằng việc hút thuốc, bằng tiêm chích... cách bạn xoay xở nó không thành vấn đề. Nếu nó làm sao lãng bạn khỏi nhận biết... nó có thể tạo ra những giấc mơ đẹp, nhưng bạn không còn có ý thức. Bạn có thể cảm thấy thế giới trở thành vàng, cây cối xanh hơn, hoa hồng hồng hơn, và mọi thứ dường như cực kì đẹp, phiêu diêu - nhưng bạn vô ý thức, bạn không còn trong ý thức của mình. Đây là sao lãng.
Vị phật chống lại ma tuý... hay nếu tôi chống ma tuý, đấy chỉ là bởi lí do này. Không phải vì ma tuý chống lại cái gọi là đạo đức đâu, không phải vì nó chống lại tu sĩ và các nhà đạo đức đâu, không phải bởi vì truyền thống nói vậy. Phật đang chống lại ma tuý không phải bởi vì ma tuý là tội lỗi mà chỉ bởi vì chúng đem bạn đi xa khỏi bản thân bạn, chúng làm sao lãng bạn.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng gốc rễ mà từ 'sin - tội lỗi' bắt nguồn nghĩa là quên lãng - gốc rễ nghĩa là quên lãng. Nếu bạn có thể nhắc nhở bản thân bạn rằng quên là tội lỗi, thế thì bạn sẽ có cách tiếp cận rất đúng: thế thì việc nhớ là đức hạnh. George Gurdjieff thường gọi nó là tự nhớ. Phật gọi nó là sammasati - chính định. Krishnamurti gọi nó là nhận biết. Nhưng tất cả những từ này chỉ có nghĩa một điều: Đừng bị sao lãng khỏi cốt lõi bên trong nhất của bạn; vẫn còn bắt rễ ở đó, vẫn còn ý thức ở đó.
Đừng để hoan lạc sao lãng ông khỏi việc thiền, khỏi con đường.
Và thiền là con đường: không có con đường khác tới Thượng đế, không có con đường khác tới chân lí. Chân lí không phải là cái gì đó được làm sẵn. Chân lí là cái gì đó bạn phải khám phá ra bằng việc trở nên ngày một nhận biết hơn. Và bạn phải khám phá ra nó không ở đâu đó khác, mà ở bên trong bản thể riêng của bạn. Bạn là chân lí bị che phủ bởi vô ý thức, bị che phủ bởi quên lãng, cho nên bất kì cái gì làm sao lãng, bất kì cái gì đem bạn đi xa khỏi bản thân bạn, đều là phi tôn giáo, phi tâm linh.
tự giải phóng mình khỏi hoan lạc và đau đớn.
Bạn sẽ ngạc nhiên... bởi vì ai muốn đau đớn? Không ai muốn điều đó cả - ít nhất nhìn bên ngoài, không ai muốn đau đớn. Nhưng điều đó không đúng. Có hai loại người: những người muốn hoan lạc hay những người muốn đau đớn. Những người muốn hoan lạc được gọi là phàm nhân, và những người bắt đầu muốn đau đớn, họ được gọi là người thế giới khác, thánh nhân, nhà khổ hạnh, người linh thiêng. Đau đớn trở thành hoan lạc của họ; họ bắt đầu tận hưởng việc tự hành hạ mình.
Toàn thể lịch sử nhân loại đầy những kẻ ngu xuẩn này, và họ đã từng được tôn thờ. Ai đã từng tôn thờ họ? - những người ham muốn hoan lạc! Với họ, những người này trông cứ dường như là từ thế giới khác nào đó, bởi vì họ ham muốn vui thứ còn những người này trốn khỏi hoan lạc. Ngược lại họ chịu đau đớn gây cho bản thân họ: họ cứ nhịn ăn, họ cứ ngồi trần khi trời băng giá hay họ có thể ngồi bên cạnh lửa khi mặt trời đã đổ lửa xuống khắp chốn rồi. Những kẻ tự bạo này, những kẻ tự hành hạ mình này, đều bệnh hoạn.
Chín mươi chín phẩy chín phần trăm các thánh nhân của bạn đơn giản là bệnh hoạn - và bởi vì những người bệnh hoạn này mà tôn giáo vẫn còn ốm yếu; nó đã không thể làm cho tôn giáo lành mạnh được. Chư Phật đã từng cố gắng, nhưng mãi cho tới giờ họ đều thất bại, bởi vì không ai nghe họ cả.
Tâm trí con người có chiến lược đấy: nó đi sang cái đối lập của nó rất dễ dàng. Bạn đang chạy theo tiền, thế rồi một ngày nào đó bạn thấy toàn thể cái ngu xuẩn của nó và bạn bắt đầu trốn khỏi tiền. Bây giờ điều này lại vẫn là bị ám ảnh bởi tiền; tiền vẫn còn là trung tâm của sự tập trung của bạn. Đầu tiên bạn đã đi tới nó, bây giờ bạn đi khỏi nó, nhưng nó là tham chiếu của bạn; toàn thể cuộc đời bạn vẫn có hoàn cảnh đó. Bạn vẫn nghĩ dưới dạng tiền - bạn có bao nhiêu và bạn đã từ bỏ bao nhiêu, nhưng bạn cứ đếm.
Một lần một người tới Ramakrishna với một túi đầy những đồng vàng. Người đó đổ những đồng vàng đó dưới chân Ramakrishna. Có nhiều người ngồi quanh; họ tất cả đều ngạc nhiên bởi người đó mang tới nhiều tiền thế, và người đó đổ nó xuống chân của Ramakrishna. Thành tâm làm sao!
Nhưng Ramakrishna không hạnh phúc. Ông ấy nói, "Ông đang đổ nó theo cách dường như ông muốn gây ấn tượng cho mọi người. Ông đang trình diễn thôi! Cho tiền lại vào túi đi và mang ra sông Hằng" - và sông Hằng ngay sau ngôi đền của Ramakrishna - "và ném tất cả số tiền đó xuống sông Hằng đi. Ông đã đem nó cho ta, ta trao nó cho sông Hằng."
Người đó phân vân lắm, lo nghĩ - ném bao nhiêu đồng tiền vàng xuống sông Hằng! Và người đó đã tới với kì vọng lớn rằng Ramakrishna sẽ nói, "Ông là người tôn giáo vĩ đại. $ketdoan $modoan
Từ bỏ lớn lao làm sao! Ông thuần khiết làm sao, thánh thiện làm sao!" ... Và Ramakrishna đã không lấy đồng tiền nào. Ngược lại, ông ấy nói, "Đi và ném tất cả những rác rưởi này xuống sông Hằng." Người đó đã không muốn làm điều đó, nhưng bây giờ người đó không thể nói không với Ramakrishna được. Và một khi người đó đã cúng dường rồi, làm sao người đó có thể nói không được? Cho nên một cách miễn cưỡng người đó đi ra sông Hằng.
Nhiều giờ trôi qua và người đó không quay lại. Ramakrishna hỏi, "Anh ta đâu rồi?" Ramakrishna đi ra xem. Người đó đã tụ tập được một đám đông lớn. Trên bờ, trên một tảng đá, đầu tiên người đó tung một đồng tiền, gây ra nhiều tiếng động, nhìn vào đồng tiền, và thế rồi ném nó vào sông Hằng. Và nhiều người sẽ nhảy xuống sông Hằng để tìm đồng tiền này. Người đó đang làm buổi biểu diễn lớn về điều đó. Hàng trăm người đã tụ tập lại và người đó đếm, "Một, hai, ba, bốn..."
Ramakrishna tới đó và nói, "Ông ngu thế! Khi người ta thu thập tiền người ta đếm, nhưng khi người ta ném nó xuống sông Hằng phỏng có ích gì mà đếm? Trong hai giờ rưỡi ông đã làm điều đó. Sao phí thời gian của ông thế? Ném cả túi đi! Phỏng có ích gì mà đếm?"
Nhưng đây là cách tâm trí con người vận hành: cho dù nó từ bỏ nó vẫn đếm. Đó là cùng tâm trí đã tích luỹ; bây giờ nó từ bỏ. Người ta theo đuổi quyền lực, danh vọng, thế rồi một ngày nào đó người ta trốn lên núi thật xa thủ đô nhất có thể được. Nhưng thủ đô vẫn còn là điểm tham chiếu.
Do đó Phật nói: Tự giải phóng mình khỏi hoan lạc và đau đớn - cả hai. Ông ấy không nói, "tự giải phóng mình khỏi hoan lạc," bởi vì nếu ông ấy chỉ nói điều đó thế thì ông ấy biết hoàn toàn rõ - ông ấy hoàn toàn tỉnh táo về bạn - bạn sẽ chọn đau đớn, và bạn sẽ lại trong cùng cái bẫy từ cửa sau; bởi vì hoan lạc là của thân thể và đau đớn là của thân thể. Dù bạn tận hưởng việc ăn hay bạn tận hưởng việc nhịn điều đó không khác biệt gì - ăn và nhịn cả hai đều là các hoạt động vật lí. Có những người tận hưởng ăn và có những người tận hưởng nhịn, nhưng cả hai đều được bắt rễ trong vật lí. Họ chưa đưa mắt nhìn tới cõi bên kia. Do đó để nhắc bạn, ông ấy nói: tự giải phóng mình khỏi hoan lạc và đau đớn...
vì trong nài xin hoan lạc hay trong ấp ủ đau đớn đều chỉ có khổ.
Vâng, mọi người cứ làm cả hai điều này. Có những người cứ tự gây thương tích cho mình.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng có một giáo phái Ki tô giáo, được coi là rất khổ hạnh và ngoan đạo, có các tín đồ đeo thắt lưng có đinh vào người họ. Đinh cứ làm thân thể họ bị thương liên tục. Những người này sẽ đi giầy và bên trong giầy có đinh, và họ cứ để cho chân họ bao giờ cũng chảy máu. Họ được coi là những nhà khổ hạnh vĩ đại. Mọi người sẽ đếm vị thánh này có bao nhiêu đinh trong giầy; bạn càng có nhiều đinh, bạn càng vĩ đại hơn.
Đã từng có các thánh Ki tô giáo có lời cầu nguyện duy nhất là tự quất roi vào mình mỗi sáng sớm, và hàng nghìn người sẽ tụ tập để xem họ tự quất roi. Toàn thân họ đẫm máu. Và khi cả nghìn người đang nhìn bạn tự quất roi vào mình, tất nhiên bạn sẽ làm hết sức có thể được, nhiều nhất có thể được. Mọi người sẽ ngất xỉu; nhưng chừng nào họ còn chưa ngất xỉu họ sẽ cứ tự đánh mình. Và những người này được coi là những người tâm linh đấy! $ketdoan $modoan
Đây là những người đang chống lại tôi bởi vì tôi dạy bạn tôn giáo lành mạnh, tôn giáo không tin vào bất kì cái gì vô nghĩa.
Nếu bạn cầu xin hoan lạc bạn sẽ trong buồn khổ; nếu bạn nuôi dưỡng đau đớn bạn sẽ trong buồn khổ. Và trong buồn khổ là phi tôn giáo. Do đó Phật nói đi nói lại: Vui vẻ là phẩm chất của người tâm linh thực. Jesus nói: Hân hoan! Không đau đớn không hoan lạc, mà vui vẻ. Vui vẻ là cái gì đó tâm linh; nó không tới từ thân thể bạn. Người ta có thể vui vẻ ngay cả khi thân thể ốm yếu, người ta có thể hân hoan ngay cả khi chết. Vui vẻ là cái gì đó bên trong. Đau đớn và hoan lạc cả hai đều hướng theo thân thể; vui vẻ hướng theo bản thể.
Giống như cái không làm cho ông không mất nó, nó không đem lại cho ông tiếc nuối và sợ hãi.
Vượt ra ngoài thích và không thích.
Thích và không thích đơn giản nói rằng bạn nghĩ bản thân bạn tách rời khỏi sự tồn tại. Người đã vứt bỏ bản ngã của mình không có thích và không có không thích. Thế thì bất kì điều gì là hoàn cảnh người đó đều hân hoan trong nó. Nếu người đó thấy bản thân mình trong nghèo, người đó hân hoan trong nghèo, bởi vì có cái đẹp, vài cái đẹp, mà chỉ có thể tìm thấy được trong nghèo. Nếu người này thấy bản thân mình giầu người đó hân hoan trong giầu có, bởi vì có vài điều hay mà chỉ có thể tìm được khi bạn giầu. Nếu người này thấy bản thân mình trẻ và khoẻ người đó hân hoan trong nó, bởi vì vài điều là có thể chỉ khi bạn trẻ. Và người này hân hoan trong tuổi già nữa, bởi vì có vài điều chỉ tuổi già mới có thể truyền đạt được cho bạn. Một điều là chắc chắn: rằng người đó không có sở thích, người đó không khao khát rằng điều này phải như thế và như thế. Người đó không ra điều kiện nào với sự tồn tại.
Người đó sống một cách vô điều kiện, hân hoan trong bất kì cái gì xảy ra.
Mang thích và không thích là mang định kiến, và mọi người cứ mang các định kiến. Đó là lí do tại sao chẳng cái gì làm cho bạn mãn nguyện.
Ngay cả bố của Phật cũng không hạnh phúc. Ông ấy bất hạnh bởi vì con ông ấy đã đi theo con đường sai; thiền với ông ấy là thứ sai. Ông ấy muốn rằng con ông ấy trở thành hoàng đế vĩ đại; đó là tham vọng sâu sắc của ông ấy. Phật là con trai duy nhất của ông ấy, rồi một hôm nào đó Phật trốn mất. Tôi có mọi hoài nghi rằng lí do cho việc chạy trốn của ông ấy phải là ở bố ông ấy. Khi bạn chỉ có một con trai và thế nữa, nó được sinh ra khi bạn rất già... Bố của Phật đã rất già khi ông ấy được sinh ra. Đó là cơ hội cuối cùng; một hay hai năm nữa và sẽ không có con trai nào hết cả. Và mẹ ông ấy đã chết ngay khi sinh ra Phật; bà ấy cũng già rồi và việc sinh này phải là quá nhiều.
Phật tử đã làm ra một câu chuyện hay về điều đó. Họ nói rằng bất kì khi nào vị phật được sinh ra mẹ ông ấy nhất định chết. Đó là cách mọi người tạo ra những câu chuyện ngu xuẩn. Đã từng có nhiều chư phật. Mẹ của Mahavira đã không chết, nhưng nếu bạn hỏi Phật tử họ sẽ nói, "Điều đó đơn giản chứng tỏ rằng Mahavira không phải là phật." Mẹ của Jesus đã không chết, mẹ của Lão Tử đã không chết - nhưng với tâm trí định kiến điều đó đơn giản chứng tỏ rằng những người này không phải là chư phật. Bất kì khi nào có vị phật người mẹ đều phải chết; điều đó đã trở thành định nghĩa. $ketdoan $modoan
Lí do thực là: người mẹ già rồi, người bố già rồi; đây là cơ hội cuối cùng. Và họ đã sống cuộc sống rất khổ bởi vì họ không có con trai. Và họ đã tạo ra vương quốc lớn: "Bây giờ vương quốc này sẽ thuộc về ai?" Và khi bạn có con trong tuổi già bạn níu bám lấy đứa con nhiều lắm. Người bố phải đã từng có tính sở hữu nữa: đó là cảm giác của tôi về tại sao Phật phải trốn đi. Người bố phải đã là nguyên nhân, ông ấy phải đã làm ra tù túng quá nhiều. Ông ấy đã làm những cung điện lớn cho Phật và ông ấy sẽ không cho phép Phật rời khỏi cung điện. Ông ấy đã làm mọi thu xếp trong cung điện, đủ mọi loại hoan lạc. Thực ra ông ấy đã làm quá nhiều dàn xếp và Phật đã phát chán rất nhanh chóng; Phật mới chỉ hai mươi chín khi ông ấy rời bỏ cung điện.
Mọi người thường trở nên chán ngán lúc cuối đời họ; phải mất thời gian để kinh nghiệm cuộc sống. Bố của Phật đã xoay xở để cung cấp cho ông ấy tất cả những hoan lạc có thể có. Gái đẹp - mọi cô gái đẹp trong vương quốc đều được mang về cung điện để phục vụ cho Phật. Rượu ngon nhất, đàn bà đẹp nhất, cung điện đá cẩm thạch, nhạc công, nhà thơ, vũ công... cuộc vui miệt mài liên tục. Hai mươi bốn giờ một ngày Phật chìm đắm trong hoan lạc. Bất kì ai có thông minh nào cũng đều sẽ trốn đi. Điều đó trở thành quá mệt mỏi, điều đó trở thành quá nhàm chán, nó trở thành cảnh tượng xấu xí thế. Ông ấy đã chán nó, cho nên ông ấy trốn đi.
Bố Phật giận lắm, rất bị tổn thương. Ông ấy đã muốn con mình trở thành vua mà con ông ấy trở thành vị phật. Ông ấy không hạnh phúc. Trong tâm trí riêng của mình, là vua là điều lớn hơn là phật. Có nhiều tiền hơn và nhiều danh hơn - danh tiếng trần tục - là quan trọng hơn là thiền nhân và đạt tới samadhi. Những từ này phải đã có vẻ như vô nghĩa với ông ấy; ông ấy phải đã là người duy vật thực tế.
Nhưng điều này không chỉ như vậy với Phật; mọi người chưa bao giờ mãn nguyện với bất kì cái gì. Nếu con trai bạn biến thành kẻ cắp, bạn giận, nếu nó biến thành vị phật, bạn giận. Dường như là bạn không thể nào hạnh phúc được. Nếu vợ bạn quá trung thành bạn chán, nếu vợ bạn không trung thành bạn giận. Nếu chồng bạn tuyệt đối vâng lời bạn bị kết thúc với anh ta rồi; nếu chồng bạn liên tục cãi cọ, đánh nhau, bạn cũng bị kết thúc với anh ta nữa. Dường như tâm trí con người có cái thích và không thích tới mức con người không thể nào trong trạng thái mãn nguyện được.
Một bà già chết và lên trời. Khi bà ấy tới đó Thánh Peter hỏi bà ấy muốn ở đâu. Bà ấy nói, "Tôi muốn ở gần đức mẹ Đồng trinh Mary."
Thế là Thánh Peter cho bà ấy vào trong cùng căn hộ như đức mẹ Đồng trinh Mary. Một hôm bà ấy bước tới đức mẹ Đồng trinh Mary và nói, "Chỉ có một điều tôi bao giờ cũng muốn nói với ngài."
Mary nói, "Được, cái gì vậy?"
Bà già nói, "Phải là điều tuyệt vời khi cho sinh thành ra một người được tuyên bố là thượng đế trên khắp thế giới!"
Mary nói, "Ôi dào, tôi muốn tốt hơn nếu nó đã là bác sĩ."
Vâng, đó là cách con người đang vậy - chẳng cái gì dường như thoả mãn. Chẳng cái gì dường như cho bạn vui vẻ, bởi vì bạn đã mang thích và không thích nào đó rồi - và sự tồn tại không có nghĩa vụ phải hoàn thành chúng. Nó chưa bao giờ hứa hẹn hoàn thành cái thích và không thích của bạn. $ketdoan $modoan
Nếu bạn thực sự muốn phúc lạc bạn phải vứt bỏ thích và không thích đi. Thế thì bạn phải học ngôn ngữ khác để giao cảm với sự tồn tại. Bất kì cái gì xảy ra, tận hưởng nó. Đừng mang cái thích và không thích của bạn vào. Cuộc sống của bạn có thể là điệu vũ liên tục, lễ hội; bằng không bạn sẽ sống trong địa ngục.
Giống như cái không làm cho ông không mất nó, nó không đem lại cho ông tiếc nuối và sợ hãi. Một điều: nếu bạn thích cái gì đó và bạn có được nó, nhất định có nỗi sợ lớn - sợ mất nó. Và không cái gì là thường hằng trong cuộc sống này; mọi thứ bạn có nhất định bị mất đi. Cho nên sợ nảy sinh, và khi bạn làm mất nó bạn trong tiếc nuối sâu sắc.
Vượt ra ngoài thích và không thích. Từ đam mê và ham muốn, dâm dục và thèm khát, nảy sinh tiếc nuối và sợ hãi. tự giải phóng mình khỏi gắn bó.
Tại sao mọi người sống trong khổ thế? - bởi lẽ đơn giản là họ níu bám lấy mọi thứ. Khoảnh khắc bạn níu bám bạn đang tạo ra khổ cho bản thân bạn, bởi vì chẳng cái gì sẽ thường hằng ở đây. Cuộc sống là dòng sông; nó cứ di chuyển, thay đổi. Bạn thậm chí không thể tiên đoán được khoảnh khắc tiếp. Cho nên nếu bạn níu bám lấy cái gì đó và khoảnh khắc tiếp bạn thấy nó tuột khỏi bàn tay mình, bạn sẽ trong đau đớn lớn lao, khổ lớn lao.
Và điều mỉa mai là: nếu bạn không làm mất nó và nó còn lại với bạn, hoàn thành ham muốn của bạn, thì thế nữa, một ngày nào đó bạn sẽ rất chán... bởi vì tâm trí bao giờ cũng đòi hỏi cái mới để vẫn còn được sao lãng. Tâm trí bao giờ cũng tìm cái mới, cái gì đó mới. Bạn yêu người đàn bà, nhưng dầu vậy, thỉnh thoảng người đàn bà thông thường, người có thể thậm chí không đẹp như người đàn bà riêng của bạn, lại hấp dẫn bạn. Bạn dường như phân vân: "Sao điều đó lại xảy ra?" Chỉ là tâm trí bao giờ cũng muốn cái gì đó mới.
Tâm trí không thể vẫn còn với một thứ lâu được, cho nên nếu bạn làm mất nó bạn trong tiếc nuối, nếu bạn không làm mất nó bạn trong tiếc nuối. Đằng nào tiếc nuối cũng xảy ra. Phật nói: Tự giải phóng mình khỏi gắn bó.
Nadine, cô hầu gái xinh, ở một mình trong căn hộ nơi cô ấy làm việc và quyết định nằm nghỉ một chốc trên đi văng. Sau vài phút, có tiếng gõ cửa ở cửa ra vào.
"Ai đấy?" cô ấy hỏi.
"Người bán tạp phẩm đây," là tiếng đáp. "Ông có gì cho tôi?"
"Vài ghim dập."
"Để chúng trong phòng ấy, được không ông?"
Vài phút sau lại có tiếng gõ cửa khác. "Ai đấy?" cô ấy hỏi.
"Người bán trứng đây." "Ồ, ông có gì cho tôi nào?" "Bốn tá trứng."
"Xin để chúng cùng với hàng tạp phẩm."
Vài phút sau đó, lại tiếng gõ cửa khác. "Bây giờ cái gì thế?"
"Giám thị đây."
"Ông có gì cho tôi nào?" "Tôi có thôi thúc."
"Ồ, thế thì vào đi. Điều đó không nên giữ lại." $ketdoan $modoan
Và có những thôi thúc và thôi thúc; bạn bùng nổ các thôi thúc, ham muốn. Bạn không có một ham muốn, bạn có nhiều ham muốn. Không chỉ là bạn có nhiều ham muốn đâu, bạn có những ham muốn mâu thuẫn. Nếu ham muốn này được thoả mãn, ham muốn khác, cái ngược lại nó, vẫn còn không được thoả mãn và bạn trong khổ. Nếu ham muốn kia được thoả mãn, thế thì cái gì đó khác vẫn còn không được thoả mãn.
Một chính khách tới gặp tôi; ông ta muốn an bình tâm trí. Tôi nói, "Thế thì thoát ra khỏi chính trị đi."
Ông ta nói, "Điều đó khó. Tôi đang ngày càng tới gần hơn chức bộ trưởng chính của bang tôi. Trong hai mươi năm tôi đã làm việc vất vả. Bây giờ tôi là bộ trưởng bộ giáo dục và trong vòng hai hay ba năm nữa tôi sẽ là bộ trưởng chính - tôi là người tiếp trong chính phủ, cho nên tôi không thể rời bỏ chính trị bây giờ được."
Thế là tôi nói, "Vứt ý niệm này về an bình tâm trí đi, bởi vì là chính khách, thì không thể nào có an bình tâm trí được."
Ông ta nói, "Thực ra, đó là lí do tại sao tôi cần nó, đó là lí do tại sao tôi đã tới thầy, bởi vi điều đó đang trở thành gánh nặng thế đè lên tôi tới mức tôi sắp suy sụp rồi. Tôi sợ là trước khi tôi trở thành bộ trưởng chính tôi có thể phát điên. Đó là lí do tại sao tôi đã tới thầy. Xin giúp tôi, dạy cho tôi phương pháp nào đó để cho tôi có thể an bình thêm chút ít, thoải mái, thảnh thơi. Nhưng tôi không thể rời bỏ chính trị được."
Bây giờ, người này muốn hai điều mâu thuẫn nhau cùng lúc: ông ta muốn an bình và ông ta tham vọng. Điều đó là không thể được. Nếu bạn tham vọng, thế thì tâm trí của bạn nhất định vẫn còn bất ổn. Nếu bạn muốn an bình, thế thì yêu cầu đầu tiên là vứt bỏ mọi tham vọng. Chừng nào bạn chưa vứt bỏ tham vọng bạn không thể thoải mái, an bình được, bạn không thể thảnh thơi được. Ông ta có thể thấy ra mâu thuẫn, nhưng ông ta nói, "Tôi sẽ nghĩ về nó."
Tôi nói, "Nếu ông có thể thấy ra mâu thuẫn ngay bây giờ, ông định nghĩ gì về nó? Suy nghĩ của ông sẽ không tạo ra khác biệt gì đâu."
Điều đó đã tạo ra một khác biệt: ông ấy đã chấm dứt tới tôi. Kể từ đó tôi đã không gặp ông ấy. Tôi nghe nói bây giờ là ông ấy đi tới Maharishi Mahesh Yogi, bởi vì Mahesh Yogi nói cả hai đều có thể được hoàn thành cùng nhau. Bạn càng trở nên có tính thiền, càng nhiều khả năng hoàn thành tham vọng của bạn. Bây giờ điều này hoàn toàn vô nghĩa. Bạn càng trở nên có tính thiền, bạn sẽ càng ít tham vọng hơn. Không có vấn đề hoàn thành tham vọng; tham vọng sẽ bắt đầu biến mất khỏi ý thức của bạn.
Nhưng nếu bạn nhìn quanh tâm trí mình bạn sẽ thấy nhiều điều mâu thuẫn - phần này đi về phương nam, phần khác đi về phương bắc. Chính phép mầu là làm sao bạn cứ xoay xở được là bản thân bạn. Bằng không một phần của bạn sẽ ở Tokyo, một phần ở Timbuktu - bạn sẽ ở khắp thế giới trong các mảnh mẩu! Đó thực sự là phép màu làm sao bạn cứ xoay xở giữ được bản thân bạn gắn lại. Điều đó thực sự chỉ có vẻ là cùng nhau thôi; sâu bên dưới bạn bị phân chia và chia chẻ.
Phật nói: Nếu ông thực sự muốn biến đổi bản thể mình thành tâm thức an bình, thành thanh thản, thành phúc lạc, thế thì ông sẽ phải vượt ra ngoài thích và không thích. Từ đam mê và ham muốn, phụ thuộc giác quan và thèm khát, nảy sinh tiếc nuối và sợ hãi. Tự giải phóng mình khỏi gắn bó.
Vài phân biệt phải được thực hiện: khi Phật nói "phụ thuộc giác quan" ông ấy không ngụ ý tính nhạy cảm. Thực ra, người phụ thuộc giác quan là người thô thiển; người nhạy cảm là người tinh tế. Nhạy cảm là đẹp, phụ thuộc giác quan là xấu. Yêu là đẹp, thèm khát là xấu. Yêu là nhạy cảm, thèm khát là phụ thuộc giác quan. Yêu cho cái bạn có, thèm khát cố vồ lấy cái gì đó từ người khác. Người phụ thuộc giác quan khai thác người khác, và người nhạy cảm chia sẻ bản thân mình với người khác. $ketdoan $modoan
Nhạy cảm đi nhưng đừng phụ thuộc giác quan. Yêu nhưng thoát ra khỏi thèm khát. Thèm khát và phụ thuộc giác quan là có tính con vật; yêu và nhạy cảm là có tính người.
Và vẫn có một thế giới trên con người - điều thiêng liêng - nơi ngay cả nhạy cảm, tình yêu, và tất cả những điều này đều biến mất. Chỉ còn lại một điều: tâm thức chứng kiến. Đó là trạng thái của phật tính, christ tính. Người ta trở thành chỉ là tấm gương thuần khiết của sự tồn tại. Thế thì các vì sao được phản xạ và hoa được phản xạ. Thế thì bạn thấy Thượng đế trong khuôn mặt nguyên thuỷ của ngài - toàn thể sự tồn tại này là khuôn mặt nguyên thuỷ của ngài. Tâm thức tựa tấm gương này, cái ta chứng kiến này, là mục đích.
Phật nói: Trong trạng thái này, Người đó là thuần khiết... Người thấy trở thành thuần khiết.
Người đó là thuần khiết, và thấy. Người đó nói chân lí, và sống nó. Người đó làm việc riêng của mình, cho nên người đó được ngưỡng mộ và yêu mến.
Bao giờ cũng nhớ tới mục đích: mục đích là trở thành nhân chứng thuần khiết. Với thuần khiết Phật không bao giờ ngụ ý thuần khiết đạo đức; với thuần khiết ông ấy ngụ ý hồn nhiên như trẻ thơ. Có khác biệt lớn lao giữa thuần khiết đạo đức và hồn nhiên như trẻ thơ. Người thuần khiết đạo đức là tinh ranh, láu cá. Nó không thực là thuần khiết, nó là cái gì đó bị áp đặt. Nó có động cơ. Người đạo đức đang cố gắng đạt tới cõi trời, tới vui vẻ thế giới khác; người đó muốn trở thành bất tử. Người đạo đức không phải là vô ham muốn: đối tượng của ham muốn của người đó đã thay đổi và người đó sẵn sàng hi sinh mọi thứ cho đối tượng ham muốn mới của mình. Người đó áp đặt thuần khiết lên bản thân người đó, nhưng thuần khiết đó thậm chí không sâu hơn lớp da. Sâu bên dưới người đó tinh ranh, thao túng. Thực ra, người đó đang cố gắng thao túng Thượng đế theo ham muốn của mình.
Người đạo đức cũng là người thông thái; người đó quá sâu trong kinh sách. Người đó không trí huệ mà chỉ thông thái. Người đó chẳng biết gì - bởi vì để biết bạn cần hồn nhiên như trẻ thơ, để biết bạn cần sự ngạc nhiên và kính nể lớn. Để biết bạn cần vứt bỏ mọi khái niệm, ý thức hệ, kinh sách. Chỉ thế thì mắt bạn mới hoàn toàn trống rỗng, trần trụi, và khi mắt bạn trần trụi chúng có thể thấy.
Người thông thái nghĩ rằng người đó biết bởi vì người đó đã nghe hay đọc những lời hay; nhưng tri thức của người đó hoàn toàn hời hợt, vay mượn. Nó không có gốc rễ nào trong bản thể người đó; thực ra nó là ngu xuẩn. Mọi người có thể thấy rằng tri thức của người đó không là gì ngoài ngu si trá hình như tri thức, bởi vì mọi người đều mù như người đó. Nhưng khi người đó đi tới vị phật, vị phật có thể thấy điều người đó nói không phải là của riêng người đó.
Có lần tôi được mời tới một cuộc hội nghị tôn giáo - nhiều thánh cũng được mời tới đó. Một sư Jaina nói trước tôi. Ông ấy nói về linh hồn, tự do khỏi mọi gắn bó, và đạt tới phúc lạc, moksha, niết bàn. Mọi điều ông ấy nói đều hay, nhưng tôi ngồi đằng sau ông ấy và tôi có thể thấy thấu suốt rằng con người đó chỉ là con vẹt. Ông ta lặp lại kinh sách, ông ta chẳng biết gì, nhưng ông ta rất được người Jaina kính trọng. $ketdoan $modoan
Khi ông ấy kết thúc tôi thì thào vào tai ông ấy rằng, "Tôi phải bảo ông, cho dù điều đó gây tổn thương, rằng bất kì điều gì ông đã nói tất cả đều vay mượn, nó tất cả đều ngu xuẩn. Ông không biết đến một điều. Ông chưa bao giờ thiền, ông chưa bao giờ nếm trải bất kì phúc lạc nào. Ông chưa bao giờ biết chứng ngộ là gì, nhưng ông đã mô tả nó một cách hay, ông đã định nghĩa nó thật hay. Ông là người láu cá, nhưng thận trọng đấy: láu cá này sẽ không trở thành con thuyền sang bờ bên kia đâu."
Ông ta bị choáng. Vào buổi chiều một người của ông ấy tới tôi và nói, "Ông ấy muốn gặp ông, nhưng ở chỗ tuyệt đối riêng tư."
Tôi nói, "Sao ở chỗ riêng tư? Tôi có nhiều người của tôi, ông ấy có nhiều người của ông ấy, và họ cả hai bên đều muốn nghe điều truyền đạt giữa hai chúng tôi. Cứ để điều đó là công cộng đi!"
Nhưng ông ấy cứ nài nỉ. Dầu vậy, ít nhất hai trăm người đã tụ tập lại, nhưng ông ấy nói, "Tôi muốn tuyệt đối riêng tư." Thế là chúng tôi vào một căn phòng; ông ấy khoá cửa lại, bắt đầu khóc.
Tôi nói, "Sao ông khóc?"
Ông ấy nói, "Ông là người đầu tiên đã thẳng thắn và chân thực với tôi. Tôi không thể chấp nhận được điều ông đã nói trước mọi người bởi vì họ kính trọng tôi. Ông sẽ phá huỷ thành tựu cả đời tôi - đây là thành tựu của tôi. Nhưng trước ông tôi có thể thú nhận rằng ông đúng - tôi đã từng đơn giản lặp lại. Bây giờ tôi phải làm gì?"
Tôi nói, "Điều đầu tiên là, đi ra và thú nhận trước mọi người rằng 'Các bạn đã từng kính trọng người sai.'"
Ông ấy nói, "Điều đó thì quá đáng - tôi không thể làm được điều đó."
"Thế thì," tôi nói, "biến đi! Nếu ông không thể vứt bỏ được bản ngã của mình, thế thì tôi chẳng thể giúp ích gì cho ông được bởi vì đó là yêu cầu đầu tiên."
Ông ấy nói, "Tôi sẽ nghĩ về nó."
Ông ấy vẫn đang nghĩ... hai mươi năm đã trôi qua rồi! Trong hai mươi năm này tôi đã nhiều lần phái người đi tìm hiểu, "Ông đã đi tới kết luận nào hay chưa?" Lần cuối cùng khi tôi phái một người tới ông ấy, ông ấy bảo người này, "Bảo ông ấy, đừng hành hạ tôi nữa - trong hai mươi năm ông ấy đã hành hạ tôi rồi. Tôi biết ông ấy đúng, nhưng vào tuổi này" - bây giờ ông ấy gần bẩy mươi - "tôi không thể liều danh tiếng của mình được. Tôi phải tiếp tục kiếp này; kiếp tới có thể tôi sẽ nghe lời khuyên của ông ấy."
Nhưng tôi biết rằng kiếp tiếp nữa ông ấy sẽ không nghe đâu. Tôi sẽ không có đó, ai đó khác có thể có đó, nhưng ông ấy sẽ không nghe.
Một bé gái trả lời người gõ cửa của nhà nông dân. Người gọi, một người cỡ trung tuần, có vẻ bồn chồn, hỏi gặp bố cô bé.
"Nếu bác tới vì con bò đực," cô bé nói, "nó năm mươi đô là đấy. Chúng tôi có giấy tờ và mọi thứ và nó được đảm bảo."
"Thưa bà trẻ," người này nói, "tôi muốn gặp bố cháu."
"Nếu điều đó là quá nhiều," cô bé đáp, "chúng tôi có con bò đực khác chỉ hai mươi nhăm đô la thôi, và nó cũng được đảm bảo, nhưng nó không có giấy tờ." $ketdoan $modoan
"Bà trẻ ơi," người này lặp lại, "tôi muốn gặp bố của cháu cơ!"
"Nếu điều đó là quá nhiều," cô bé nói, "chúng tôi có con bò khác chỉ mười đô la thôi, nhưng nó không được đảm bảo."
"Tôi không ở đây vì bò đực đâu," người này giận dữ nói. "Tôi muốn nói chuyện với anh cháu, Elmer. Anh ta đã làm cho con gái tôi bị chửa!"
"À, cháu rất tiếc," cô bé nói. "Bác sẽ phải gặp Bố về điều đó, bởi vì cháu không biết bố đòi gì cho Elmer."
Bé gái này đơn giản lặp lại điều nó đã nghe. Người bố lấy năm mươi đô la cho con bò đực, hai mươi nhăm đô la cho con khác, mười đô la cho con khác. Cô bé không biết đích xác bố đòi tiền về... cái gì đang diễn ra, nhưng nó đã nghe. Nó đơn giản lặp lại.
Và đây là cách mọi người đều là người thông thái. Họ đã nghe nói về Thượng đế, họ đã không nhìn thấy. Họ đã nghe nói về chân lí, họ đã không kinh nghiệm. Họ đã nghe nói về tình yêu, họ đã không sống. Họ có thể nói và họ có thể biện minh và họ có thể chứng minh bản thân họ là các học giả lớn - nhưng họ là người ngu. Thận trọng về họ - họ không thuần khiết đâu. Họ thậm chí có thể áp đặt kỉ luật nào đó lên bản thân họ từ tri thức vay mượn này, nhưng ý niệm của họ về thuần khiết cũng sẽ là cái gì đó ngu xuẩn.
Ai đó sẽ ăn chỉ thức ăn chay; đó sẽ là ý niệm của người đó về thuần khiết. Ai đó sẽ thậm chí không ăn mọi rau cỏ mà chỉ ăn quả - người đó sẽ là người ăn quả - và ăn quả chỉ khi chúng đã chín nẫu và rơi xuống theo cách của chúng để cho không gây hại gì cho cây. Bây giờ người đó sẽ nghĩ rằng người đó thực sự thuần khiết. Ai đó sẽ nghĩ rằng chỉ uống sữa là điều thuần khiết nhất.
Ở Ấn Độ sữa được coi là thức ăn thuần khiết nhất, sattvik, cái thuần khiết nhất. Bây giờ điều đó là kì lạ, bởi vì sữa là thức ăn động vật. Nó giống như trứng, nó bắt nguồn từ thân thể con vật. Và chắc chắn nó không dành cho bạn - nó dành chon con của con vật. Và nó là nguy hiểm nữa, bởi vì bò cái cho con nó sữa, và con nó sẽ trở thành bò đực! Bây giờ ở Ấn Độ mọi người nghĩ rằng nếu bạn uống sữa bạn sẽ đạt tới vô dục. Điều đó là hoàn toàn ngu xuẩn - bạn sẽ trở thành bò đực! Làm sao bạn có thể đạt tới vô dục được? Sữa là thức ăn có tính dục nhất có thể được.
Nhưng mọi người có thể đi tới các cực đoan. Tôi đã bắt gặp vài người đang cố gắng sống chỉ bằng nước.
Một lần tôi bắt gặp một người đang cố gắng sống chỉ bằng nước. Ông ta sắp chết, không sống, nhưng người ta có thể sống ít nhất ba tháng bằng nước đấy, bởi vì người ta có đủ thịt cho trường hợp khẩn cấp được tích luỹ trong thân thể cho nên người ta có thể cứ ăn nó trong ba tháng. Thực ra sống chỉ bằng nước là ăn thịt của riêng bạn, bởi vì mọi ngày nửa cân trọng lượng của bạn sẽ biến mất. "Nó đã đi đâu rồi?" tôi hỏi người đó. "Ai đã ăn nó?"
Ông ta rất bối rối. Ông ta nói, "Ông là người đầu tiên quấy rối tôi - bởi vì mọi người đều nói rằng đây là thứ tốt nhất, sattvic nhất, thức ăn thuần khiết nhất - nước, và nước sông Hằng đấy, không phải là nước thường đâu."
Bây giờ, nước sông Hằng là không thuần khiết nhất ở Ấn Độ, bởi vì mọi người ném xác người chết vào sông Hằng - và không vào sông nào khác - bởi vì nếu bạn ném xác vào sông Hằng, người có cái xác đó sẽ đi thẳng lên trời. Cho nên sông Hằng mang đủ loại khuẩn, xác chết; họ có thể đã chết vì ung thư, lao, thế này thế nọ. $ketdoan $modoan
Và ông ta nói, "Tôi chỉ uống nước sông Hằng thôi, và ông đang làm tôi rất sợ. Ông đang nói rằng, 'Ông đang ăn thịt riêng của mình.' Bây giờ tôi sẽ không yên tâm được chút nào."
Tôi nói, "Tôi làm gì được? - ông đang ăn nó đấy!
Bằng không, trọng lượng của ông mất đi đâu?"
Nhưng đây là ý niệm mọi người cứ mang theo. Thuần khiết trở thành cái gì đó rất ngu xuẩn. Hoặc là bạn thay đổi thói quen ăn uống và bạn nghĩ bạn đã trở nên thuần khiết, hoặc bạn thay đổi quần áo và bạn bắt đầu sống trong đống giẻ rách và bạn nghĩ bạn đã trở nên thuần khiết. Bạn rời khỏi nhà mình và bắt đầu sống trong hang động và bạn nghĩ bạn đã trở nên thuần khiết. Hay bạn tắm sớm và bạn nghĩ bạn thuần khiết, hay bạn tắm bốn, năm lần một ngày và đó là thuần khiết của bạn, hay bạn không ngủ và đó là thuần khiết của bạn... Nhưng tất cả những điều này đều là ý niệm bạn thu thập từ người khác. Bạn có thể áp đặt chúng lên bản thân bạn và bạn sẽ được tôn thờ, nhưng đây không phải là điều Phật ngụ ý.
Khi ông ấy nói: Người đó là thuần khiết, ông ấy ngụ ý người đó hồn nhiên, người đó không thông thái. Người đó vận hành từ trạng thái của không biết. Người đó không sách vở, người đó không sống theo sách.
Ông Goldberg, nhà buôn lông thú phát đạt, cho con gái mình sang châu Âu để được mở mang và có thể gặp anh chàng giầu có.
Vài tháng sau cô ta viết thư về và xin bố gửi cho cô ta cuốn sách về xã giao.
"Nó gặp người tốt thực," ông ta tự nhủ mình.
Năm tháng sau cô ta viết xin cuốn sách khác về xã giao.
"Nó đi với hoàng tử rồi," Goldberg nói và nhảy lên vì vui vẻ.
Sau hai năm Becky về nhà. Ông Goldberg gặp cô ấy ở bến tầu và bước giật lùi lại khi cô ấy xuất biện cùng đứa trẻ trong tay.
"Con ai đấy?" ông ta hỏi. "Con của con," cô ta đáp. "Thế bố nó đâu?"
Cô ấy lắc đầu. "Con không biết, bố ạ."
Goldberg khóc trong thất vọng. "Hai cuốn sách về xã giao con có rồi và con thậm chí không biết hỏi, 'Em đang hoan lạc với ai đây?'"
Sách chẳng thể có ích; ngay cả hai cuốn sách xã giao cũng chẳng làm cho bạn có văn hoá. Cả nghìn cuốn sách về tâm linh và bạn sẽ không trở nên có tính tâm linh. Vấn đề không phải là trở nên được thông tin hơn. Vấn đề là biến đổi, không phải thông tin.
Người đó là thuần khiết, và thấy. Khi bạn hồn nhiên, bạn có mắt để thấy chân lí như nó vậy, bởi vì bạn không có ý niệm nào để bóp méo. Bạn không có định kiến nào, không thích, không không thích. Bạn không là người Hindu không là người Mô ha mét giáo không là người Ki tô giáo. Bạn đơn giản là tâm thức, đầy ngạc nhiên, truy hỏi lớn lao. Có thám hiểm; bạn phản xạ thực tại. Trong hồn nhiên thực tại được phản xạ và thấy.
Người đó nói chân lí... Và khi bạn biết, bạn không thể làm khác được. Người đó nói chân lí... bằng bất kì giá nào. Cho dù bạn có bị giết vì nói chân lí; bạn thà bị giết nhưng bạn sẽ không dừng nói chân lí. $ketdoan $modoan
Socrates được quan toà nói rằng nếu ông ấy có thể chấm dứt nói về chân lí ông ấy có thể được tha, nhưng thế thì ông ấy phải hứa trước toà rằng ông ấy sẽ không bao giờ nói về chân lí.
Socrates nói, "Tôi thà chết đi còn hơn là dừng nói về chân lí."
Quan toà phân vân. Họ nói, "Nhưng tại sao?
Cuộc sống quí giá thế."
Socrates nói, "Không quí hơn chân lí được. Nếu tôi không thể nói ra chân lí, thế thì sống chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi sống để truyền đạt chân lí. Cuộc đời tôi chỉ là phương tiện để lan toả bất kì cái gì tôi đã đi tới biết. Nếu tôi không thể làm được điều đó, thế thì sống chẳng có ý nghĩa gì - xin giết tôi đi. Và tôi không thể hứa được bởi một lí do nữa: cho dù tôi muốn dừng tôi cũng không thể dừng được. Tôi sẽ cứ nói điều tôi thấy. Tôi sẽ cứ sống nó. Tôi không thể làm khác được. Việc biết chân lí là việc là nó."
Người đó nói chân lí, và sống nó. Người đó làm việc riêng của mình, cho nên người đó được ngưỡng mộ và yêu mến.
Công việc của người đó là gì? Công việc của người đó là nói to lên. Công việc của người đó là gọi bạn thoát ra khỏi giấc ngủ của bạn. Công việc của người đó là đánh thức mọi người dậy. Vâng, những người hiểu người đó sẽ ngưỡng mộ và yêu mến người đó. Và sẽ có nhiều người sẽ không hiểu người đó; họ sẽ kết án người đó, họ thậm chí sẽ giết chết người đó. Nhưng Phật không tính tới những người đó. Ông ấy đơn giản tính tới vài linh hồn hiếm hoi người có khả năng hiểu điều ông ấy đang nói và điều ông ấy đang sống. Và thực ra chỉ vài người đó mới ngụ ý bất kì điều gì. Chỉ họ mới xứng đáng được tính tới; đám đông không đáng tính tới chút nào.
Với tâm trí quyết tâm và trái tim không ham muốn Người đó khao khát tự do.
Người đó được gọi là uddhamsoto - "Người đi ngược dòng."
Uddhamsoto là từ hay mà Phật dùng nhiều lần. Uddham nghĩa là nỗ lực lớn lao; soto nghĩa là cội nguồn. Từ tiếng Anh 'source - cội nguồn' bắt nguồn từ cùng gốc như soto. Từ tiếng Phạn là shrot; từ shrot tới từ tiếng Anh 'source' và từ tiếng Pali 'soto'. Phật nói tiếng Pali; ông ấy dùng soto. Uddhamsoto nghĩa là người đang cố gắng, với tất cả bản thể của mình, để đạt tới cội nguồn, tới chính cội nguồn của bản thể. Toàn thể nỗ lực của người đó là để biết điều tối thượng, chính nền tảng của sự tồn tại, bởi vì đó là nơi chân lí hiện hữu, Thượng đế hiện hữu, niết bàn hiện hữu.
Nỗ lực lớn lao là được cần tới, lười biếng sẽ không có tác dụng - và mọi người thực sự lười. Bởi vì mọi người lười, đó là lí do tại sao các tu sĩ có thể khai thác họ hàng thế kỉ - và họ đang khai thác bạn nếu bạn tiếp tục vẫn còn lười. Bởi vì mọi người lười nên họ để điều đó cho tu sĩ: "Ông làm lời cầu nguyện đi, ông làm việc tôn thờ hộ chúng tôi nhân danh chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả tiền cho ông, nhưng ông làm điều đó nhân danh chúng tôi." Họ biết rằng tu sĩ của họ mù cũng như họ thôi, cũng lười như họ thôi. Họ đã không làm việc trên bản thể của họ. $ketdoan $modoan
Làm việc là gian nan. Nhiều khúc phải được cắt đi khỏi bạn và vứt bỏ; chỉ thế thì bạn mới có thể đi tới khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn. Điều đó gần giống như nhà điêu khắc tạc bức tượng từ tảng đá cẩm thạch; với cái đục và búa trong tay ông ấy cứ đục đẽp tảng đá, bỏ ra tất cả các mẩu không cần thiết. Dần dần, dần dần tảng đá vô hình bắt đầu đạt tới hình dạng, tảng đá bình thường bắt đầu trở thành cái gì đó phi thường, đẹp. Một Phật có thể được tìm thấy trong nó, một Christ có thể được tìm thấy trong nó, một Krishna có thể được tìm thấy trong nó. Nhưng trước khi bạn có thể tìm ra vị phật trong tảng đá, nhiều điều phải bị phá bỏ đi. Chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng làm công việc lớn lao lên bản thân bạn, nó sẽ không xảy ra đâu. Bạn không thể dựa vào các đại lí được.
Các tu sĩ của bạn, các giám mục của bạn, các giáo hoàng của bạn, tất cả đều là các đại lí - đại lí giữa bạn và Thượng đế. Bạn không biết Thượng đế, và đại lí cứ nói, "Đừng lo nghĩ - chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ truyền đạt thông điệp của ông." Họ đâu có biết, họ đơn giản khai thác dốt nát của bạn thôi.
Nhưng mọi người lười. Lười biếng là một trong các vấn đề.
Manuel là người mới trong toán thợ làm đường sắt, cho nên một cách tự nhiên anh ta được việc tồi tệ nhất quanh khu trại. Trong số những người đàn ông, việc bị ghét nhất là việc làm anh nuôi cho trại.
Trong ngày đầu tiên làm việc này, Manuel cay đắng phàn nàn về thức ăn kinh khủng, chỉ được thông báo rằng bất kì ai mà phàn nàn về thức ăn đều phải làm anh nuôi. Manuel tranh cãi lâu và to tiếng nhưng quản đốc không chịu nhân nhượng: Manuel sẽ phải làm anh nuôi chừng nào còn chưa có ai đó khác phàn nàn.
Ngày hôm sau Manuel nảy ra một ý kiến độc đáo. Sau khi rửa bát đĩa bữa sáng anh ta ra thảo nguyên và chẳng mấy chốc tìm đúng điều anh ta tìm - một đống nhão nhoét lẫn cỏ bùn tươi, phân nai sừng nóng hổi bốc hơi. Manuel cẩn thận thu mảng đó lại, để của quí thơm phức trong cái hộp lớn mà anh ta đã mang đi cùng cho mục đích này, và trở về lều nấu ăn của trại. Anh ta cẩn thận chuẩn bị một vỏ bánh nướng lớn, thêm phân nai sừng vào, và nướng chiếc bánh cho tới khi nó thành mầu nâu vàng.
Đêm đó anh ta vui vẻ phục vụ món bột nhão mềm như món ăn chủ lực của mình, và chờ đợi lời phàn nàn bắt đầu. Khuôn mặt của cả nhóm méo mó vui vẻ khi người ăn ngẹt thở với lễ vật ngon lành.
Cuối cùng một người đứng nhỏm dậy, khuôn mặt méo mó kinh tởm. "Lạy trời!" anh ta gầm lên với Manuel. "Đó là món bánh phân nai! Dẫu sao nó chắc chắn là ngon!"
Con người lười biếng tới mức con người sẽ cứ tiếp tục như người đó vậy thay vì làm việc và cố gắng thay đổi - cố gắng đem thay đổi nào đó vào hoàn cảnh của mình. Dễ dàng hơn cả là vẫn còn toại nguyện, vẫn còn không nhạy cảm, cứ cố gắng liên tục, bằng cách nào đó tồn tại. Nhưng đó không phải là cuộc sống. Và điều đúng với chu vi bên ngoài còn đúng nhiều hơn với bên trong, bởi vì chu vi bên ngoài không cần nhiều nỗ lực đến thế để được thay đổi nhưng sự lờ phờ bên trong đã cổ lỗ hàng thế kỉ rồi. Vô ý thức nguyên thuỷ thế, gốc rễ của nó sâu tới mức cần có quyết tâm toàn bộ về phần bạn, quyết tâm vô cùng, sự cam kết, sự tham gia sâu sắc. Bạn phải liều tất cả. Chừng nào điều đó chưa xảy ra không thể nào thay đổi được bản thân bạn đâu, bạn sẽ vẫn còn như cũ. Bạn có thể cứ đọc, bạn có thể cứ tích luỹ tri thức, bạn có thể đi từ thầy giáo này sang thầy giáo khác, nhưng sâu bên dưới bạn sẽ không thay đổi. Đây không phải là cách thay đổi. $ketdoan $modoan
Cách thay đổi là: Với tâm trí quyết tâm và trái tim không ham muốn, người đó khao khát tự do.
Người đó được gọi là uddhamsoto - "Người đi ngược dòng." Điều đó gần như đi ngược dòng, bởi vì không theo đám đông, không theo truyền thống, không theo kinh sách, không theo tôn giáo bạn đã được sinh vào, nhà thờ bạn đã được sinh vào, là đi ngược lại dòng. Nỗ lực lớn được cần tới; bằng không bình thường đi theo đám đông dường như dễ dàng hơn, thuận tiện và thoải mái hơn - bất kì điều gì họ làm, bạn cũng làm. Họ sẽ không cho bạn rắc rối, nhưng nhớ lấy, bạn đơn giản phá hỏng cơ hội lớn. Và cuộc sống này sẽ biến mất sớm thôi. Sao không đem tất cả năng lượng của bạn vào điểm tích hợp nơi bạn có thể làm cú nhảy lượng tử từ cái biết vào cái không biết, từ thời gian vào vĩnh hằng?
Chừng nào bạn chưa quyết tâm... và đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: quyết tâm, cam kết, để biến đổi bản thân mình, không giữ lại cái gì cả. Tôi không thể thay đổi được bạn chừng nào bạn chưa quyết tâm toàn bộ để được thay đổi. Bạn không thể đổ trách nhiệm lên tôi được. Tôi ở đây để giúp đỡ, nhưng tôi chỉ có thể giúp cho những người thực sự cam kết, người không nửa vời ở đây.
Fred được nhận vào nhà thương điên bởi vì anh ta bao giờ cũng cảm thấy mình là chuột và bị hoang tưởng toàn bộ về mèo.
Sau nhiều nhiều năm chữa trị anh ta cuối cùng đã được tuyên bố bình thường trở lại và bác sĩ nói, "Vậy anh biết bây giờ là anh không phải là chuột - anh là người như tôi và không cần sợ mèo."
Fred đồng ý và được cho ra. Nhưng khi anh ta bước ra khỏi cổng anh ta thấy một con mèo bước đi ở bên đường đối diện. Anh ta thất thần toàn bộ và chạy lùi vào bên trong bị choáng hoàn toàn.
Bác sĩ nói, "Nhưng Fred, tôi nghĩ rằng điều rõ ràng với anh là anh không phải là chuột."
Fred đáp, "Thưa bác sĩ, bác sĩ biết tôi không phải là chuột, tôi biết tôi không phải là chuột. Nhưng đồ quỉ tha ma bắt con mèo kia có biết điều tôi biết không cơ chứ?"
Không ai có thể giúp được bạn từ bên ngoài. Vâng, bạn có thể được thuyết phục, nhưng sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn như cũ. Bạn có thể bị làm im lặng qua tranh biện, nhưng biện minh không thể thay đổi được bạn. Bạn sẽ phải mang tất cả năng lượng của mình vào một điểm, tới quyết tâm tuyệt đối, rằng "Kiếp này mình sẽ thực hiện nó. Mình sẵn sàng làm bất kì cái gì được yêu cầu. Mình sẽ không né tránh bất kì trách nhiệm nào. Mình sẽ không lùi bước khỏi bất kì trách nhiệm nào. Mình sẽ không tìm bất kì cớ nào, cách hợp lí hoá nào. Mình sẽ không là nạn nhân thêm nữa của tâm trí cũ."
Một khi quyết tâm này là toàn bộ, biến đổi lập tức bắt đầu xảy ra. Thực ra quyết tâm toàn bộ đã gần là nửa cuộc hành trình rồi.
Phật nói:
Khi lữ khách cuối cùng về tới nhà từ cuộc hành trình xa xôi,
với vui vẻ làm sao
Gia đình và bạn bè đón mừng người đó!
Tôi đang tạo ra gia đình ở đây, gia đình những người bạn. Ngày bất kì ai trong các bạn sẽ bùng phát thành ngọn lửa, toàn thể gia đình sẽ hân hoan. Và không chỉ công xã nhỏ này của các sannyasins sẽ hân hoan; toàn thể sự tồn tại tham dự trong việc hân hoan. Bất kì khi nào một người trở thành vị phật, cây, sông, núi, sao, tất cả đều hân hoan, bởi vì ít nhất một trong chúng ta đã về tới nhà.
Và Phật nói:
Ngay cả như vậy hành vi tốt của ông sẽ đón chào ông như những người bạn
và với hân hoan làm sao
khi ông đi từ kiếp này sang kiếp sau!
Và bất kì cái gì bạn đã làm để tự biến đổi bản thân bạn - ông ấy gọi nó là "hành vi tốt" - đó là đức hạnh thực. Bất kì cái gì bạn đã làm để biến đổi bản thân bạn, đó là kho báu của bạn. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng khi bạn đạt tới bờ bên kia, cõi bên kia, kho báu của bạn sẽ chờ đợi bạn ở đấy, để hân hoan, để đón nhận, để chào mừng bạn.
Hoặc bạn có thể thu thập tiền, quyền, danh - cái sẽ bị bỏ lại trên bờ này - hoặc bạn có thể tích luỹ một loại kho báu khác toàn bộ: về thiền, về yêu, về phúc lạc, về hiểu biết, về nhận biết, về tính thượng đế. Nếu bạn đạt tới kho báu này, bạn sẽ ngạc nhiên: khi bạn đạt tới bờ bên kia, khi bạn vượt ra ngoài thân thể này, khi cái chết xảy ra cho thân thể này, bạn sẽ được đón nhận bởi tất cả những kho báu quí mà bạn đã tích luỹ. Chúng tất cả đều hân hoan.
Phật ngụ ý rằng có kho báu đi cùng bạn tới điều tối thượng, và có kho báu nhất thời bị bỏ lại đằng sau. Những người trí huệ tích luỹ cái sẽ còn là của họ vĩnh viễn, và những người ngu tích luỹ cái nhất thời, cái sẽ bị lấy đi khỏi bạn - cái đang bị cái chết lấy đi.
Nhớ lấy, từng khoảnh khắc, điều bạn đang tích luỹ. Nó có bị cái chết lấy đi không? Thế thì nó chẳng đáng bận tâm tới. Nếu nó sẽ không bị cái chết lấy đi, thế thì ngay cả cuộc sống có thể được hi sinh cho nó - bởi vì một ngày này hay ngày khác cuộc sống sẽ biến mất. Trước khi cuộc sống biến mất, dùng cơ hội này để tìm ra cái chưa bao giờ chết.
Trở thành một uddhamsoto đi. Tìm ra cội nguồn của sự tồn tại, của bản thể riêng của bạn, của tất cả những cái đang đó. Cội nguồn đó là Thượng đế, cội nguồn đó là niết bàn.

Ads Belove Post