Chương 9. Tai hại làm sao!

Chương 9. Tai hại làm sao!

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 11)
Chương 9. Tai hại làm sao!
Người chủ từ bỏ điều hại. Người đó thanh thản.
Người đó bỏ lại mọi thứ đằng sau mình.
Người đó không xúc phạm
và người đó không cho điều đó.
Người đó không bao giờ lấy ác báo ác.
Chao ôi với người
giơ tay ra chống lại người khác,
và thậm chí nhiều hơn cho người đó người nhận lại cú đánh.
Chống lại hoan lạc của cuộc sống và ham muốn gây tổn thương - cho tới khi nỗi buồn tan biến.
Đừng bao giờ xúc phạm
bởi điều ông nghĩ hay nói hay làm.
Kính trọng người thức tỉnh và chỉ cho ông con đường.
Kính trọng ngọn lửa của hi sinh của người đó.
Tóc hoa râm hay gia đình hay đẳng cấp không tạo ra người chủ
nhưng chân lí và lòng tốt
với điều đó người đó được ân huệ.
Tóc ông rối
và ông ngồi trên da hươu.
Ngu làm sao!
Khi bên trong ông phát rồ với thèm khát.
Quần áo của người chủ rách rưới.
Mạch của người đó lồi ra,
người đó ốm yếu gầy mòn.
Một mình trong rừng Người đó ngồi và thiền.
Hank cưỡi ngựa đi qua vùng bãi thả súc vật, vừa hát vừa kêu ư ử. Bỗng nhiên ngựa anh lồng lên và dừng lại. Ở trước họ là một con rắn khổng lồ. Hank rút súng ra và định bắn thì con rắn kêu lên, "Đừng bắn! Nếu ông tha mạng tôi, tôi có quyền năng ban cho ông ba điều ước tuỳ ý ông!"
"Được," Hank nói, hình dung ra mình chẳng có gì mà mất. "Điều ước thứ nhất của ta là đẹp trai như Paul Newman. Điều thứ hai ta muốn có thân thể cơ bắp như Muhammad Ali. Và điều ước cuối cùng của ta là được trang bị như con ngựa của ta đây!"
"Điều ước được ban!" con rắn nói. "Khi ông thức dậy ngày mai ông sẽ có tất cả những điều này."
Sáng hôm say Hank thức dậy và chạy xô lại gương. Chắc chắn, anh ta có khuôn mặt như Paul Newman và thật sung sướng anh ta thấy đôi vai rộng và cánh tay như Muhammad Ali. Thế rồi thoáng nhìn xuống dưới trong kích động lớn anh ta buông ra tiếng hú kinh hoàng, "Chết cha rồi, mình quên sạch!" anh ta bập bẹ. "Hôm qua mình cưỡi con ngựa cái Nellie!"
Con người sống gần như trong một loại giấc ngủ sâu. Người đó không nhận biết mình là ai, mình đang làm gì, mình đang nghĩ gì, mình đang đi đâu, sao mình đi. Cả đời người đó là đời của kẻ mộng du, người vừa ngủ vừa đi. Người đó hoàn toàn vô ý thức. từ vô ý thức này nảy sinh cả nghìn lẻ một điều tai hại; không phải là người đó chủ ý muốn làm những điều đó, người đó không thể tránh được chúng. Vấn đề không phải là quyết định của người đó để dừng việc gây hại; đó là vấn đề về nhận biết của người đó. Nếu người đó nhận biết, điều tai hại biến mất như bóng tối biến mất khi bạn đem ánh sáng vào. Nếu người đó không nhận biết người đó có thể nghĩ mình đang làm điều gì đó tốt, người đó có thể tin bằng cả trái tim mình rằng mình đang làm điều gì đó tốt, nhưng người đó sẽ làm cái gì đó tai hại. Ích lợi toàn bộ của cuộc sống của người đó sẽ là hỗn độn nhiều hơn trên thế giới.
Bạn có thể quan sát những người làm điều tốt: họ tất cả đều cố gắng giúp đỡ, họ tất cả đều cố gắng phục vụ; họ làm thành vấn đề là cả cuộc sống của họ phải là cuộc sống phục vụ. Nhiều công bộc thế trên thế giới, nhiều nhà truyền giáo thế, nhiều nhà cải cách xã hội thế, nhiều nhà cách mạng vĩ đại thế - và nhìn vào hình dạng thế giới đang trong đó. Nó có thể còn trong đống lộn xộn hơn được không? Đây là kết quả của tất cả những nỗ lực lớn lao của bạn, của tất cả các thánh nhân vĩ đại của bạn. Cây được biết tới bởi quả, và mọi tôn giáo của bạn và mọi thánh nhân của bạn và những người linh thiêng chỉ có thể được biết tới bởi thế giới mà họ đã giúp tạo ra. Nó là thế giới xấu nhất có thể được.
Không phải là Thượng đế chịu trách nhiệm đâu - Thượng đế đã làm ra một thế giới đẹp. Công trình của ngài đẹp vô cùng: cây, hoa, sông, núi, sao. Nhưng thế giới mà con người đã làm ra, cấu trúc xã hội mà con người đã tạo ra tất cả đều xấu, bạo hành, tai hại hoàn toàn. Nhưng mọi cái xấu có thể được làm nhân danh cái tốt.
Adolf Hitler đã không cố gắng có ý thức để làm điều ác, nhớ điều đó. Ông ấy không chủ ý phá huỷ; ông ấy nghĩ ông ấy đang cố gắng giúp nhân loại. Ông ấy nghĩ ông ấy đang cố gắng đem con người tốt hơn vào trong thế giới - siêu nhân. Ông ấy tin tưởng sâu sắc vào triết học của Friedrich Nietzsche về siêu nhân và ông ấy cũng tin rằng người Đức thực sự là siêu nhân, rằng họ được quyền cai trị thế giới.
Và không phải là ông ấy đã lừa ai; ông ấy hoàn toàn tin chắc vào sự kiện này. Đó không phải là hư cấu cho ông ấy, đó đã là sự kiện rằng giống nòi Đức là dòng giống Aryan thực sự, rằng người Bắc Ấu là người thuần khiết nhất trên thế giới. Ông ấy có thể ảnh hưởng tới hàng triệu người rất thông minh bởi lẽ đơn giản là ông ấy tin chắc vào điều ông ấy nói và làm. Việc tin chắc của ông ấy đã thôi miên. Ông ấy không phải là người của thông minh lớn, ông ấy hoàn toàn tầm thường, nhưng một điều có đó: ông ấy đã tin chắc rằng chỉ qua ông ấy thì thế giới mới có thể được làm thành chỗ tốt hơn để sống. Bằng việc giết hàng triệu người Do Thái, ông ấy không nghĩ rằng ông ấy làm bạo hành gì - ông ấy đang phục vụ nhân loại, ông ấy đang loại bỏ kẻ thù của nhân loại. Và vấn đề không phải là việc ông ấy lừa phỉnh bất kì ai - ông ấy vô ý thức tới mức bản thân ông ấy bị lừa bởi sự tin chắc riêng của ông ấy.
Adolf Hitler đã gây ra mối hại lớn - tất cả các chính khách đều làm vậy. Và họ bao giờ cũng làm điều đó đằng sau những khẩu hiệu: chủ nghĩa xã hội, dân chủ, bình đẳng và mọi thứ linh tinh. Họ tất cả đều cố gắng cải tiến thế giới, nhưng kết quả toàn bộ là ngày càng lẫn lộn và hỗn độn hơn. Thế giới đáng là chỗ tốt hơn nhiều nếu chúng ta có thể đủ tỉnh táo không nghe theo những kẻ mất trí này. Nhưng chúng ta cũng ngủ. Điều họ nói hấp dẫn chúng ta; nó có từ tính lớn trong nó.
Thực tế, vị Phật nhất định bị hiểu lầm, không phải Adolf Hitler; một Jesus nhất định bị hiểu lầm, nhưng không phải Joseph Stalin. Joseph Stalin, Adolf Hitler, Benito Mussolini, họ nói ngôn ngữ bạn có thể hiểu được. Họ là những người cũng như bạn; họ sống trong cùng loại giấc ngủ. Do đó có trao đổi giữa bạn và họ, điều bị thiếu giữa bạn và một Phật, giữa bạn là một Lão Tử.
Phật đứng trên đỉnh Everest còn bạn sống trong thung lũng tối tăm xa bên dưới. Bạn không nhìn lên, bạn đã quên mất cách nhìn lên. Bạn bò trong bùn. Những người đang bò bên cạnh bạn có thể được bạn hiểu dễ dàng hơn. Họ nói cùng ngôn ngữ của bạn, họ nói cùng thành ngữ của bạn; họ hoà hợp hoàn hảo với bạn. Họ không phải là người khác. Nhưng một Phật, một Krishna, một Mohammed, những người này là những người khác. Họ nói ngôn ngữ khác, từ chiều cao khác, từ tầm nhìn khác - mặc dầu họ dùng cùng lời. Nhưng họ cho nghĩa khác với lời của bạn, và bạn lại bỏ lỡ những nghĩa đó.
Thiền về điều này:
"Sao em không, cưng?" "Em quá mệt."
"À, lại thế rồi ..." "Để em yên!"
"Anh sẽ không thể ngủ được!"
"Vâng, em không thể ngủ được bây giờ." "Xin em."
"Sao thế - giữa đêm khuya khoắt thế này?" "Vì anh dê."
"Anh dê lên vào nhiều lúc quá lắm!" "Em không yêu anh!"
"Có, em yêu ..."
"Nếu em yêu anh em sẽ làm nó chứ." "Này, chết tiệt - thôi được."
"Có chuyện gì?"
"Anh không thể tìm được nó." "Thế cảm thấy tốt hơn."
"Nó phải vậy chứ - nó tất cả đều là cách lên." "Thế là đủ rồi; cám ơn em."
"Lần sau, tự mở cửa sổ đáng ghét đó ra!" Và mọi lúc, bạn đã nghĩ gì?
Phật nói:
Người chủ từ bỏ điều tai hại.
... Bởi vì người chủ từ bỏ tâm trí. Tâm trí là mối hại; không có mối hại khác. Tâm trí là cội nguồn của mọi điều tai hại. Người chủ là người chủ bởi vì người đó đã dừng bị tâm trí chi phối. Người chủ là người chủ của bản thân mình; người đó không còn vô ý thức. Bất kì cái gì người đó làm, người đó đều làm nó một cách có chủ ý. Bất kì cái gì người đó là, người đó hoàn toàn nhận biết về nó. Cuộc sống của người đó không ngẫu nhiên. Mọi hành động của người đó đều được bắt rễ trong tâm thức, nó là có chủ định.
Chúng ta sống trong tâm trí. Tâm trí thậm chí có thể trở thành thánh nhân, có thể giả vờ là linh thiêng, nhưng nó sẽ không là vậy. Điều đó là không thể được; là linh thiêng không phải là chính bản chất của tâm trí. Cứ nhìn vào lịch sử các tôn giáo mà xem - chúng đầy chém giết. Thực tế tội ác đã bị phạm phải nhân danh tôn giáo còn nhiều hơn nhân danh bất kì cái gì khác. Thậm chí nhiều người đã bị giết, bị tàn sát nhân danh tôn giáo, Thượng đế, chân lí, Ki tô giáo, Hồi giáo, hơn nhân danh ý thức hệ chính trị. Tôn giáo đứng đầu danh sách. Tôn giáo đã từng gây tai hại hơn nhiều; nó thậm chí đã đánh bại các chính khách. Nó có thể đánh bại họ bởi lẽ đơn giản là chính khách không thể che giấu bản thân mình được rất lâu; chẳng chóng thì chầy ông ta bị phơi bầy ra. Nhưng người tôn giáo có thể che giấu bản thân mình trong nhiều thế kỉ và bạn sẽ không bao giờ biết.
Những người đã đóng đinh Jesus thậm chí vẫn chưa hiểu rằng họ phạm tội. Tôi không bắt gặp một người Do Thái nào chấp nhận điều đó một cách có ý thức, rằng đóng đinh Jesus là tội ác. Và không phải là không có người Do Thái tốt, không phải là không có người Do Thái thánh thiện, không phải là không có các giáo sĩ có học... có những người rất ngoan đạo. Ngay cả người như Martin Buber cũng không thể thu được dũng cảm để nói, "Chúng tôi đã phạm phải tội ác trong quá khứ." Không, điều đó dường như không thể được. Tội là thuộc phần Jesus bởi vì ông ấy đã cố tuyên bố bản thân mình là Con của Thượng đế. Đó là tội: rằng ông ấy đã cố phóng chiếu hình ảnh của mình như vị cứu tinh, như sứ giả của Thượng đế. Đó là tội và ông ấy đã bị trừng phạt đúng - người Do Thái tuyệt đối tin chắc vào điều đó.
Hai nghìn năm đã qua rồi; tôi đã không bắt gặp một cuốn sách nào do một người Do Thái viết mà có thể chấp nhận rằng "Chúng ta đã phạm sai lầm." Dường như điều đó là không thể được. Họ không thể thấy được điều đó bởi vì tội này đã bị phạm phải nhân danh tôn giáo.
Hàng nghìn người Ki tô giáo đã bị người Mô ha mét giáo giết chết, và ngược lại. Và những cuộc chiến tranh này đã được gọi là thánh chiến jihads - chiến tranh linh thiêng. Bây giờ, không cuộc chiến tranh nào đã từng linh thiêng cả, không cuộc chiến tranh nào là jihad; mọi cuộc chiến tranh đều không linh thiêng. Cớ nào bạn tìm ra, đó là vấn đề khác; đó chỉ là cớ để đánh nhau. Bạn muốn đánh nhau, bạn muốn giết người và phá huỷ. Bạn tìm ra những cớ hay, cớ đẹp - chiến tranh linh thiêng... và cả triệu người bị tiêu diệt.
Trong những cuộc chiến tranh linh thiêng này hàng triệu đàn bà bị cưỡng hiếp; bây giờ, cưỡng hiếp đó là linh thiêng. Nếu giết người là linh thiêng, sao cưỡng hiếp không? Điều đó nữa cũng linh thiêng - nó được thực hiện nhân danh tôn giáo. Mọi thứ được làm nhân danh tôn giáo đều tốt.
Thánh nhân của bạn, người trông linh thiêng và nhiều thế kỉ sao? Không phải là thời gian đã chín muồi để ngắt bản thân chúng ta với quá khứ sao?
Nhưng cách duy nhất để ngắt bản thân bạn với quá khứ là ngắt bản thân bạn với tâm trí bạn bởi vì tâm trí bạn là quá khứ. Tâm trí nghĩa là cái biết, quá khứ. Tâm trí là lịch sử, tâm trí là thời gian. Tâm trí là người Ki tô giáo, Hindu, Mô ha mét giáo, tâm trí là người Ấn Độ, người Đức, người Trung Quốc. Và chừng nào bạn còn chưa thoát ra khỏi sự nắm giữ của tâm trí, bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ là điều tai hại. Nó có thể hay không thể xuất hiện tác hại cho bạn - đó là vấn đề khác - nhưng nó sẽ là điều hại. Từ tâm trí không cái gì tốt có thể xảy ra.
Tốt là sản phẩm phụ của thiền, và xấu, sản phẩm phụ của tâm trí.
Một người nói với Mulla Nasruddin, "Người bạn lớn của anh, luật sư, là thế nào?"
Mulla nói, "Tôi sợ anh ấy đang nói dối tại cửa tử." "Những luật sư này! Tại cửa tử và vẫn nói dối sao?"
Đó là trạng thái của tâm trí: nó cứ dối trá ngay tại cửa tử. Thực tế, khi cái chết tới gần bạn hơn, bạn bắt đầu dối trá ngày một nhiều hơn, bạn bắt đầu lừa dối bản thân mình bằng nhiều hư cấu hơn, bạn bắt đầu tạo ra huyền thoại xung quanh bạn về Thượng đế, về cõi trời, về địa ngục. Bạn bắt đầu tạo ra mơ mộng và bạn bắt đầu sống trong mơ bởi vì cả đời bạn bị tan tành.
Bạn đã làm phí hoài cơ hội. Bạn đã không sáng tạo, bạn đã có tính phá huỷ.
Và nhớ lấy, không ai có thể trung lập được. Hoặc bạn tạo ra cái gì đó hoặc bạn phá huỷ; hoặc bạn sống trong tâm trí hoặc bạn sống bên ngoài tâm trí. Nếu bạn sống bên ngoài tâm trí bạn trở nên sáng tạo. Ở trong thiền là có tính sáng tạo. Thế thì bất kì cái gì bạn làm cũng đều đẹp; nó đem tới huy hoàng hơn, phúc lành hơn cho thế giới. Bằng không bất kì điều gì bạn làm cũng đều sẽ làm cho thế giới xấu hơn.
Bàn và ghế đang trong tình yêu sâu sắc. Chúng quyết định lấy nhau và trong quá trình đó chúng có kẻ mới tới.
"Chúng ta sẽ đặt tên thánh cho nó là gì?" ghế hỏi. "Bế," đó là lời đáp logic của bàn.
Tất nhiên con của bàn và ghế nên được gọi là bế. Và đó là điều mọi người đang làm: họ cứ tạo ra bế. Điều đó dường như là năng suất duy nhất của họ: tất cả mọi điều họ có thể làm là sinh sản ra nhiều con hơn.
Một người đàn bà bảo tôi, "Tôi ghét chồng tôi! Từ chính tận tâm can tôi," cô ấy nói, "Tôi ghét chồng tôi! Tôi sợ một ngày nào đó tôi có thể giết anh ấy, có thể đầu độc anh ấy!"
Tôi nói, "Nếu chị ghét anh ấy nhiều thế, thì làm sao chị có đến mười tám đứa con?"
Cô ấy nói, "Tôi cố tạo ra đám đông như thế để cho anh ta mất hút vào trong đó."
Mọi người ghét và dầu vậy họ vẫn cứ sinh sản bởi vì ngoài việc sinh sản, họ không biết cách khác.
Rena đi vào văn phòng thư kí để trình báo việc sinh con thứ sáu của cô ta.
"Nhưng, thưa cô, đây là lần sinh thứ sáu của cô với cùng người bố," thư kí nói. "Sao cô không cưới anh ấy?"
"Anh có trêu tôi không đấy'?" Rena đáp. "Tôi thậm chí không thích cái đồ chó đẻ đó!"
Nhưng mọi người phải làm cái gì đó; họ không thể chỉ ngồi đó. Họ phải tìm ra cái gì đó để vẫn còn bận bịu với. Đó là cách tất cả điều tai hại nảy sinh trong thế giới này.
Phật nói: Người chủ từ bỏ tai hại. Người đó thanh thản.
Thanh thản là hương vị của thiền, thanh thản là hương thơm của thiền. Người đó thanh thản thế, im lặng tới mức người đó có thể tuyệt đối trống rỗng, không ham muốn làm gì cả. Khi tất cả ham muốn bận bịu biến mất, chỉ thế thì cái gì đó tốt mới xảy ra qua bạn, thế thì Thượng đế có thể xảy ra qua bạn - và cái tốt chỉ xảy ra qua bạn khi Thượng đế xảy ra qua bạn.
Cái tốt không là gì ngoài Thượng đế tuôn chảy qua bạn.
Người đó thanh thản.
Người đó bỏ lại mọi thứ đằng sau mình.
Người đó bỏ lại quá khứ, người đó bỏ lại tâm trí mình, người đó bỏ lại kí ức của mình, người đó bỏ lại truyền thống của mình. Người đó không phải là người tuân thủ, người đó không thể là người tuân thủ được. Không người chủ nào đã bao giờ là người tuân thủ; điều đó sẽ là mâu thuẫn trong thuật ngữ. Người đó bao giờ cũng là người nổi dậy. Người đó là việc nổi dậy thuần khiết. Người đó chết đi mọi khoảnh khắc vào quá khứ; người đó không bao giờ thu thập quá khứ. Do đó người đó vẫn còn tươi tắn, tươi tắn như giọt sương trong ánh mặt trời buổi sớm, tươi tắn như lá sen, tươi tắn như cánh hồng. Người đó bao giờ cũng tươi tắn, người đó bao giờ cũng trẻ trung; người đó chưa bao giờ trở nên già. Người đó trưởng thành, nhưng người đó chưa bao giờ trở nên già. Thân thể tất nhiên trở nên già, nhưng tâm thức của người đó vẫn còn tuyệt đối tươi tắn; nó chưa bao giờ thu thập bất kì bụi hay gỉ nào. Và người đó thanh thản tới mức người đó có thể ngồi một mình trong vĩnh hằng mà không có cái gì làm - dầu vậy người đó vẫn tuyệt đối phúc lạc. Người đó sẽ tận hưởng thanh thản của mình.
Thanh thản này không thể được trau dồi từ bên cả, thanh thản bùng nổ từ mọi hướng. Nó mưa rào lên bạn như hoa và nó cứ mưa rào hoài. Cuộc sống của bạn vậy là cuộc sống của đức hạnh. Vấn đề không phải là trau dồi nó, vấn đề không phải là tạo ra nó - nó là hệ quả của thiền.
Điểm này nên được nhớ lặp đi lặp lại; đừng bao giờ quên nó, bởi vì nó đã bị quên hàng triệu lần. Lặp đi lặp lại vị phật tới nhắc nhở bạn nhưng bạn cứ quên nó, bởi lẽ đơn giản là thanh thản được trau dồi là rẻ mạt. Bạn có thể trông thanh thản đấy, bạn có thể làm ra khuôn mặt thanh thản; bạn có thể đóng vai nó, bạn có thể là diễn viên giỏi, bạn có thể rất hiệu quả, nhưng điều đó sẽ chẳng là gì ngoài đạo đức giả. Sâu bên dưới bạn sẽ sôi lên; sâu bên trong bạn sẽ có địa ngục. Và từ bên ngoài bạn đã bôi nước hoa lên bản thân mình còn bên trong bạn bốc mùi khắm. Bên trong bạn níu bám lấy mọi khổ của mình, với quá khứ của mình, với mọi thứ chết, với mọi thứ mục ruỗng, với mọi thứ đáng phải đem đi thiêu; bạn níu bám lấy nó.  Và những người níu bám lấy các xác chết dần dần, dần dần bản thân họ trở thành chết; những người sống với xác chết bản thân họ trở thành xác chết. Trên bề mặt bạn có thể mỉm cười, bạn có thể cười; sâu bên dưới chỉ có nước mắt - nước mắt đau đớn.
Nhưng sự kiện kì lạ này về con người phải được hiểu: rằng người đó níu bám lấy quá khứ. Cho dù quá khứ là xấu người đó vẫn níu bám lấy quá khứ, cho dù người đó chỉ có khổ. Sao người đó níu bám lấy quá khứ? - bởi vì quá khứ cho người đó định nghĩa, quá khứ cho người đó căn cước, quá khứ cho người đó ý tưởng về người đó là ai.
Sau sáu tuần đi xa vì công việc, vị quan chức điều hành mới cưới vợ vào nhà chứa West Side ở Chicago. Ông ấy bước tới một bà, đưa cho bà ấy tờ một trăm đô la và nói, "Tôi muốn người bạn tình tồi nhất trong nhà này!"
"Nhưng thưa ngài," bà này trả lời, "một trăm đô la ông sẽ mua được người tốt nhất của chúng tôi."
"Không," nhà kinh doanh yêu cầu, "tôi muốn cái tồi nhất sẵn có."
"Tôi không thể để ông làm điều này được," người đàn bà bào chữa. "Ông được quyền có người hàng đầu cả dãy."
"Nghe đây, thưa bà," người này nói, "Tôi không có hứng tình đâu, chỉ là nhớ nhà!"
Quan sát tâm trí bạn, cách bạn níu bám lấy quá khứ. Chả có gì để níu bám cả - chỉ xương khô, bộ xương, nhưng bạn ôm giữ chúng cứ dường như chúng là chính cuộc sống của bạn. Và bởi vì bạn giữ chúng, tay bạn không trống rỗng để giữ được cái gì khác; bởi vì bạn đang nhìn về quá khứ bạn không thể thấy được hiện tại và bạn không thể tận hưởng được cái đẹp của nó, niềm vui của nó. Bạn không thể đi vào trong hiện tại được - và hiện tại là cánh cửa tới Thượng đế. Quá khứ không còn nữa.
Và Thượng đế chưa bao giờ là quá khứ. Thượng đế nghĩa là đang có đấy rồi; tính có đấy và Thượng đế là đồng nghĩa.
Phật nói: Người đó bỏ lại mọi thứ đằng sau mình.
Người chủ không thể là người Hindu, không thể là Phật tử, không thể là người Ki tô giáo. Người chủ đơn giản là người chủ; những cái tên này chỉ là của nô lệ. Ai đó là nô lệ nhân danh Ki tô giáo và ai đó là nô lệ nhân danh Hindu giáo. Đây toàn là nô lệ; họ không biết tự do là gì. Họ níu bám lấy cái hoàn toàn vô nghĩa thế, nhưng họ đang níu bám chặt tới mức họ không thể thấy được cái gì khác. Mắt họ đầy những bụi của quá khứ. Họ mù bởi vì quá khứ; họ mù không vì lí do nào khác.
Bạn không bỏ lỡ Thượng đế bởi vì bạn là tội nhân; bạn bỏ lỡ Thượng đế bởi vì bạn hướng quá khứ. Và Thượng đế sẵn có chỉ bây giờ... ở đây. Thượng đế chỉ biết một thời gian, bây giờ, và chỉ một chỗ, ở đây. Và bạn chưa bao giờ ở bây giờ và bạn chưa bao giờ ở đây; bạn bao giờ cũng ở đâu đó khác. 'Khi khác' và 'ở kia' là những từ có ý nghĩa cho bạn; 'bây giờ' và 'ở đây' gần như vô nghĩa cho bạn.
Người chủ sống bây giờ và sống ở đây. Người đó bỏ lại mọi thứ đằng sau mình. Người đó cứ phá huỷ những cây cầu người đó đã đi qua.
Người đó không xúc phạm
và người đó không cho điều đó.
Người đó không bao giờ lấy ác báo ác.
Hiển nhiên, nếu ai đó xúc phạm người đó, người đó không nhận điều xúc phạm đó. Bạn không thể xúc phạm được người chủ, điều đó là không thể được. Làm sao bạn có thể xúc phạm người không nhận sự xúc phạm đó? Để xúc phạm một người cần có hai điều: ai đó xúc phạm người đó và sự sẵn sàng của người đó để nhận việc xúc phạm.
Có lần Phật bị xúc phạm lắm bởi vài người. Họ lăng mạ ông ấy thậm tệ. Ông ấy im lặng nghe và rồi ông ấy nói, "Các ông còn gì nữa để nói không? - bởi vì ta phải sang làng khác đúng giờ. Mọi người phải đang chờ đợi ở đó. Nếu các ông vẫn có cái gì đó khác để nói, khi ta quay lại ta sẽ tới vẫn cùng con đường này và ta sẽ thông báo cho các ông và ta sẽ dành thời gian đặc biệt cho các ông, cho nên các ông có thể tới và nói bất kì điều gì các ông thích."
Những người đó phân vân lắm. Họ nói, "Chúng tôi đâu có nói điều gì đó, chúng tôi xúc phạm ông đấy!"
Phật cười. Ông ấy nói, "Để làm điều đó thì các ông đã tới chậm chút ít rồi. Các ông đáng phải tới ít nhất là từ mười năm trước. Bây giờ ta không ngu như thế nữa. Các ông có thể xúc phạm, đó là tự do của các ông, nhưng liệu nhận nó hay không thì đó là tự do của ta. Ta không nhận nó."
Và ông ấy nói với họ, "Ở làng kia mà ta vừa qua trước khi tới làng các ông, mọi người tới với bánh kẹo để cúng dường ta. Ta cám ơn họ. Ta nói, 'Tôi không cần bánh kẹo và tôi không ăn bánh kẹo.' Các ông nghĩ xem họ phải đã làm gì với đống bánh kẹo này?"
Ai đó từ đám đông nói, "Họ phải đem chúng về nhà thôi."
Phật nói, "Bây giờ các ông sẽ làm gì? Các ông sẽ phải đem xúc phạm về nhà thôi. Ta không nhận xúc phạm của các ông - không có cách khác, các ông phải đem chúng về vậy."
Khi bạn cảm thấy bị xúc phạm bạn đã tham gia với người này rồi. Nhưng bạn không có ý thức, cho nên bất kì ai cũng có thể nhấn nút của bạn. Bạn vận hành như cái máy: nhấn nút và bạn bật lên; nhấn nút và bạn tắt đi. Bất kì ai cũng có thể làm bạn phát rồ, bất kì ai cũng có thể làm bạn mỉm cười và cười to, bất kì ai cũng có thể làm bạn khóc và gào. Bất kì ai, bất kì kẻ ngu nào cũng có thể làm được điều đó! Người ta chỉ cần biết nút ở đâu - và gần như bao giờ chúng cũng ở cùng một chỗ. Rất hiếm khi tìm thấy một người có nút ở chỗ khác.
Một người Polack đang lái chiếc xe Volkswagen, thì đột nhiên nó dừng lại bởi lí do nào đó. Anh ta xuống xem - có thể có trục trặc ở động cơ - nhưng anh ta không thể tìm được động cơ. Cho nên anh ta nghĩ, "Lạy chúa, động cơ của mình bị đánh cắp rồi!"
Vừa lúc đó một người Polack khác dừng lại bên cạnh anh ta. Anh ta nói, "Có trục trặc à?"
Người thứ nhất nói, "Vâng, dường như động cơ của tôi đã bị đánh cắp."
Người này nói, "Đừng lo. Sáng nay tôi đã nhìn đằng sau xe tôi - có động cơ dự phòng đấy. Anh có thể lấy nó!"
Bây giờ trong chiếc Volkswagen động cơ không ở chỗ thông thường; nó ở đằng sau, không ở đằng trước. Nhưng Thượng đế vẫn chưa học được gì từ xe Volkswagen - ngài vẫn làm cùng động cơ với cùng nút, có thể hơi khác chút ít đây đó, có thể chỉ thay đổi chút ít. Bất kì ai cũng có thể thấy... chỉ chút ít dò dẫm và bạn có thể thấy nút của bất kì ai khác. Nếu bạn biết nút của mình, bạn biết nút của mọi người khác.
Bạn sẽ bị khó khăn chỉ với vị phật, bởi vì bạn có thể cứ nhấn nút của ông ấy và chẳng cái gì sẽ xảy ra bởi vì ông ấy không còn bị đồng nhất với cơ chế của mình. Ông ấy sẽ quan sát việc bạn nhấn phím của ông ấy và ông ấy sẽ thích thú bài tập mà bạn đang cho ông ấy, nhưng có vậy thôi.
Người đó không xúc phạm và người đó không cho điều đó. Người đó không bao giờ lấy ác báo  ác. Người đó hiểu nhân loại sâu sắc thế. Bằng việc hiểu bản thân mình người đó đã hiểu trạng thái khổ của mọi người. Người đó cảm thấy tiếc cho mọi người; người đó từ bi. Người đó không lấy ác báo ác bởi lẽ đơn giản là người đó không cảm thấy bị xúc phạm ngay chỗ đầu tiên. Thứ hai, người đó cảm thấy tiếc cho bạn; người đó không cảm thấy đối kháng với bạn.
Một lần chuyện xảy ra ở Baroda:
Tôi đang nói cho một đám đông lớn. Ai đó ngồi ngay hàng trước trở nên bị rối loạn bởi điều tôi nói, anh ta trở nên rối loạn bởi điều đó đến mức mất kiểm soát, anh ta mất ý thức. Anh ta ném một chiếc giầy vào tôi. Vào khoảnh khắc đó tôi nhớ là tôi thường chơi bóng chuyền khi tôi còn là sinh viên, cho nên tôi bắt lấy chiếc giầy của anh ta ngay giữa chừng và hỏi anh ta về chiếc kia. Anh ta đâm ra lúng túng.
Tôi nói, "Bạn ném nốt chiếc kia nữa đi! Tôi sẽ làm gì với một chiếc đây? Nếu bạn muốn tặng cái gì đó..." Anh ta chờ đợi. Tôi nói, "Sao bạn chờ? Ném nốt chiếc kia đi, bởi vì theo cách này thì tôi không thể dùng được giầy mà bạn cũng không thể dùng được nó. Và tôi không định ném trả lại nó, bởi vì điều ác không nên được báo lại cho điều ác! Cho nên xin bạn cho chiếc kia nữa."
Anh ta choáng vì anh ta không thể tin được vào điều đó... đầu tiên, điều anh ta đã làm, anh ta không thể tin được - anh ta là người rất tốt, một học giả, một học giả tiếng Phạn nổi tiếng, một bác học. Người ta không trông đợi anh ta hành xử như thế, nhưng điều đó đã xảy ra - mọi người vô ý thức thế. Nếu tôi mà hành động theo cách anh ta mong đợi một cách vô ý thức, thế thì mọi sự đã ổn thoả. Nhưng tôi đã hỏi về chiếc giầy kia, và điều đó gây choáng cho anh ta lắm. Anh ta bàng hoàng.
Tôi bảo ai đó ngồi cạnh anh ta, "Bạn kéo chiếc giầy kia của anh ấy ra. Tôi không để anh ấy thôi, tôi muốn cả hai chiếc giầy. Thực tế, tôi đã nghĩ tới việc mua đôi giầy nào đó, và người này dường như hào phóng thế!" Và chiếc giầy quả thực mới.
Đêm đó người này tới, quì dưới chân tôi, và xin tôi tha thứ. Tôi nói, "Bạn quên mọi chuyện đó đi, không có vấn đề gì cả... Tôi không giận, cho nên tại sao tôi phải tha thứ cho bạn? Để tha thứ, người ta trước hết phải giận đã. Tôi đã không giận, tôi thích thú cảnh này. Thực tế, nó là cái gì đó hay tới mức nhiều người đã rơi vào giấc ngủ đột nhiên thức dậy!
Tôi đã nghĩ theo cách đó rằng đấy là một ý tưởng hay, rằng tôi nên cắm và tín đồ của tôi, để thỉnh thoảng họ có thể ném giầy thế là tất cả những người ngủ thức dậy. Ít nhất trong vài khoảnh khắc họ sẽ vẫn còn tỉnh táo vì cái gì đó đang xảy ra! Tôi cám ơn bạn."
Trong nhiều năm anh ta cứ viết thư cho tôi, "Làm ơn tha thứ cho tôi! Chừng nào thầy còn chưa tha thứ cho tôi, tôi sẽ cứ còn viết."
Nhưng tôi bảo anh ta, "Trước hết tôi phải giận đã. Tha thứ cho bạn đơn giản nghĩa là tôi chấp nhận tôi đã giận. Làm sao tôi có thể tha thứ cho bạn được? Bạn tha thứ cho tôi, bởi vì tôi không thể nào giận bạn được, không thể nào tha thứ cho bạn được - bạn tha thứ cho tôi!"
Tôi không biết liệu anh ta có tha thứ cho tôi hay không, nhưng anh ta đã quên tôi. Bây giờ anh ta không viết nữa.
Chao ôi với người, Phật nói giơ tay ra chống lại người khác, và thậm chí nhiều hơn cho người đó người nhận lại cú đánh.
này đánh con sóng khác trong đại dương - chúng cả hai đánh bản thân mình.
Chao ôi với người giơ tay ra chống lại người khác, và thậm chí nhiều hơn cho người đó người nhận lại cú đánh. Sao lại nhiều hơn cho người đó? - bởi vì thế thì người đó tạo ra cái vòng luẩn quẩn. Và đó là cách chúng ta đang sống, trong nhiều, nhiều vòng luẩn quẩn. Mọi người cứ đánh nhau; một khi điều gì đó bắt đầu thế thì dường như không có chấm dứt cho nó. Bạn làm cái gì đó trả thù và người kia phải đợi tới cơ hội của mình để làm cái gì đó chống lại bạn, thế rồi bạn làm cái gì đó chống lại người đó, và cứ thế mãi. Điều đó cứ diễn ra từ kiếp này sang kiếp khác, nó liên tục.
Người trí huệ, người chủ là người chấm dứt tất cả những cái vòng luẩn quẩn này.
Có lần một người tới và nhổ vào mặt Phật, ông ta giận thế. Phật hỏi ông ta, "Đấy có phải là tất cả mọi điều hay ông còn muốn nói cái gì nữa? Xin hãy làm nó đi và kết thúc nó đi."
Người này hỏi, "Ông ngụ ý gì - 'Xin hãy làm nó đi và kết thúc nó đi '?"
Phật  nói,  "Trong  một  kiếp  quá  khứ  ta  đã  xúc phạm ông và bây giờ thời gian tới khi cái vòng luẩn quẩn có thể được đóng lại.
Chống lại hoan lạc của cuộc sống và ham muốn gây tổn thương - cho tới khi nỗi buồn tan biến.
Hoan lạc phụ thuộc vào người khác, và bất kì cái gì phụ thuộc người khác cũng sẽ làm cho bạn thành nô lệ, sẽ tạo ra tù túng. Và mục đích tối thượng của Phật là tự do, niết bàn - tự do khỏi mọi tù túng.
Do đó tất cả những người đã thức tỉnh đều nói: Tìm phúc lạc. Đừng phí thời gian của bạn vào những hoan lạc bình thường. Ngay chỗ đầu tiên chúng là tạm thời; chỗ thứ hai mọi hoan lạc đều đem tới đau đớn. Đau đớn là mặt bên kia của cùng đồng tiền. Nó đem tới đau đớn theo cùng tỉ lệ; hoan lạc càng lớn, đau càng lớn. Cho nên khi bạn tận hưởng cái gì đó, cẩn thận đấy: chẳng mấy chốc đau sẽ theo sau; nó là không tránh khỏi. Cũng như ngày tiếp theo đêm và đêm tiếp theo ngày, đau đớn và hoan lạc theo sau lẫn nhau. Chúng không tách rời, chúng là không thể tách rời.
Thứ nhất, hoan lạc là tạm thời, chúng hệt như bong bóng xà phòng. Phí hoài cuộc sống quí giá của bạn cho chúng đơn giản là ngu xuẩn, không thông minh. Thứ hai, mọi hoan lạc đều đem tới đau đớn. Nhưng mọi người ngu tới mức họ chưa bao giờ nhìn vào liên kết này. Họ nghĩ đau đớn đã tới từ nguồn khác nào đó, họ nghĩ hoan lạc có thể là mãi mãi. Lặp đi lặp lại họ bị hoan lạc của mình làm cho ngã vào trong đau đớn; lặp đi lặp lại họ cứ nghĩ rằng có lí do nào đó tại sao hoan lạc này đã bị phá huỷ.
Dù lí do có đó hay không đều không liên quan; mọi hoan lạc đều tạm thời, nó sẽ biến mất, và trong việc đánh thức của nó có nỗi đau ... Bạn có thể hợp lí hoá nó; hợp lí hoá đó sẽ chỉ giúp bạn tiếp tục theo cùng con đường mòn cũ. Nhưng thấy ra sự kiện này đi. Thấy chân lí là giải thoát lớn; thấy rằng mọi hoan lạc đều không tránh khỏi là kẻ đem tới đau đớn, bạn sẽ được tự do khỏi cả hai.
Và điều thứ ba: đó là cùng năng lượng được tham gia vào hoan lạc, cái đó phải đi tới phúc lạc. Hoan lạc là phụ thuộc vào người khác; phúc lạc là độc lập toàn bộ, nó là của riêng bạn. Nó nảy sinh bên trong bản thể bạn, nó là tự tính của bạn; do đó bạn không phụ thuộc vào bất kì ai. Và bởi vì nó là tự tính của bạn, nó là mãi mãi. Không có mâu thuẫn, không có đối lập cho phúc lạc.
Hạnh phúc ở giữa hoan lạc và phúc lạc. Trong hạnh phúc cái gì đó là độc lập và cái gì đó là phụ thuộc; nó là trộn lẫn của cả hai. Do đó người sống trong hoan lạc cực kì là ở hoàn cảnh tốt hơn theo cách nào đó; người đó là mạnh khoẻ, mạnh khoẻ như con vật. Con vật sống trong hoan lạc cực kì: khi đau tới chúng chịu đựng, khi hoan lạc tới chúng tận hưởng. Chúng cứ quay giữa hoan lạc và đau đớn. Người sống chỉ trong hoan lạc - một Don Juan - người đó ở trong mạnh khoẻ theo một cách nào đó, bình thường, bởi vì người đó là một phần của thế giới con vật; người đó chưa là người. Theo một cách nào đó cuộc sống của người đó là rõ ràng, nó không có phức tạp.
Nhưng người sống trong hạnh phúc hay cố tìm hạnh phúc, sống vì hạnh phúc, còn bị lẫn lộn hơn nhiều bởi vì người đó không ở đâu cả. Người đó không là con vật cũng chưa là điều thiêng  liêng; người đó trong quên lãng. Người đó cưỡi trên hai con ngựa; người đó sẽ gặp khó khăn rất lớn. Và đó là chỗ gần như hầu hết mọi người đều là vậy. Rất hiếm khi tìm ra một người sống thuần khiết trong hoan lạc - hiếm khi tìm ra một Zorba người Hi Lạp, người sống thuần khiết trong hoan lạc. Người đó là rõ ràng, không có lẫn lộn trong người đó. Người đó đơn giản bước đi trên đất; người đó không có ý tưởng gì về bay trên trời. Người đó đã chấp nhận luật trọng trường và người đó không biết luật khác.
Người sống vì hạnh phúc, người biết cái đẹp của cái gì đó được âm nhạc đóng góp, cái ở bên trong nó là sự gặp gỡ của hai cực. Bạn đang treo ở giữa và cả hai đang kéo bạn theo các hướng tách rời. Bạn sẽ thấy nhiều lo âu hơn trong cuộc sống của mình.
Đó là lí do tại sao người nghèo ít phiền não hơn người giầu. Nước giầu sống trong phiền não bởi vì họ có đủ hoan lạc; họ chán ngán nó. Bây giờ họ muốn cái gì đó cao hơn, và với cái cao hơn, các vấn đề nảy sinh.
Phần con vật đã được lắng đọng tốt bởi vì nó là di sản kế thừa của bạn trong hàng triệu năm. Nó ở trong hoá chất của bạn, trong sinh học của bạn, trong sinh lí của bạn. Mọi thứ đều được lắng đọng, bản năng. Bạn không cần nhận biết, bạn không cần làm gì cả. Nhưng nếu bạn tìm và kiếm hạnh phúc thế thì bạn đang đi vào trong thế giới mờ ảo hơn, cái ít bản chất hơn - cao hơn nhưng mờ ảo hơn.
Và mục đích thứ ba là phúc lạc, cái lại là rất rõ ràng, rõ ràng như mục đích đầu tiên, thực tế còn rõ ràng hơn mục đích đầ tiên nhiều bởi vì mục đích thứ nhất có sự sáng tỏ, nhưng sáng tỏ là của loại thấp hơn nhiều. Mục đích thứ ba có sáng tỏ của phẩm chất cao nhất. Duy nhất người thức tỉnh biết sự sáng tỏ của mục đích thứ ba.
Phật nói: Chống lại hoan lạc của cuộc sống ... Trở nên chín chắn thêm chút nữa đi. Đừng trẻ con, đừng vẫn còn là con vật. Đem toàn bộ năng lượng của bạn hướng tới mục đích cao nhất trong cuộc sống - để phúc lạc là mục đích của bạn.
Và những người sống trong hoan lạc cũng có một điều nữa trong cuộc sống của họ, và đó là ham muốn làm tổn thương người khác, bởi vì hoan lạc tạo ra cạnh tranh. Nếu bạn muốn nhiều tiền hơn, tất nhiên bạn phải giằng nó từ ai đó khác. Nếu bạn muốn quyền lực, thế thì ai đó khác sẽ mất quyền lực. Nếu bạn muốn là tổng thống, thế thì ai đó khác sẽ không là tổng thống. Do đó đấy là cuộc tranh đấu thường xuyên. Bạn phải làm tổn thương nhiều người để thành công. Bạn phải rất phá huỷ, phá huỷ vô nhân tính.
Đó là mục đích duy nhất của phúc lạc, cái có thể là bất bạo hành; ngoài ra hoan lạc sẽ là bạo hành.
Phật nói: Chống lại hoan lạc của cuộc sống và ham muốn gây tổn thương - cho tới khi nỗi buồn tan biến. Tỉnh táo vào. Ông ấy không nói kìm nén, ông ấy không nói điều đó. Nhận biết - để cho hoan lạc không kéo bạn xuống dưới, để cho dần dần, dần dần bạn được tự do với di sản kế thừa con vật của mình, để cho dần dần, dần dần bạn có thể siêu việt lên trên sinh học của mình.
Và tránh ham muốn làm tổn thương người khác. Có niềm vui nào đó trong việc làm tổn thương người khác. Chúng ta cứ làm tổn thương mọi người, nó cho bạn cảm giác quyền lực. Nó giúp bạn cảm thấy rằng bạn có quyền khi bạn có thể làm tổn thương ai đó. Đó là ham muốn rất xấu, vị kỉ, nhưng mọi người đều làm điều đó. Quan sát bản thân mình mà xem, bạn làm tổn thương mọi người theo bao nhiêu cách thức. Bạn có thể không làm gì đặc biệt để tổn thương họ, nhưng cử chỉ của bạn có thể là đủ. Mọi người bước đi theo cách mà, nói theo cách mà người khác bị tổn thương. Và không ai có thể trách họ vì điều họ làm tinh vi thế. Họ dùng những lời có thể gây tổn thương, và họ dùng chúng khéo tới mức bạn không thể trách được họ. Họ bao giờ cũng có thể tìm ra cách hợp lí hoá.
Một quí ông da đen bị bắt vì bắn một người. Sáng hôm sau ông ta bị đem ra toà.
"Tại sao ông đã bắn người đó?" chánh án hỏi. "Vì nó đã gọi tôi là đồ chó đẻ da đen!"
"Ông không có quyền bắn người vì điều đó!"
"Này, thưa tôn ông, ông sẽ làm gì nếu nó gọi ông như thế?"
"Ồ, anh ta sẽ không gọi tôi như thế đâu!"
"Tôi biết, thưa ông chánh án, nhưng giả sử nó đã gọi ông là đồ chó đẻ, thì sao? Tất nhiên nó không thể gọi ông là 'đồ chó đẻ da đen' - ông không da đen - nhưng ông là đồ chó đẻ, nếu nó đã gọi ông như thế, thì sao nào?"
Mọi người có thể cứ tìm cách thức khéo léo ... Bạn phải vẫn còn nhận biết chừng nào mọi nỗi buồn còn chưa tan biến.
Đừng bao giờ xúc phạm
bởi điều ông nghĩ hay nói hay làm.
Điều đó không có nghĩa, nhớ lấy, rằng mọi người sẽ không bị xúc phạm. Họ có thể vẫn bị xúc phạm, nhưng điều đó không nên là ý định về phần bạn. Phật không nói rằng không ai sẽ bị xúc phạm bởi thầy, bởi vì hàng nghìn người đã bị chính Phật xúc phạm. Chắc chắn nhiều người bị Jesus xúc phạm; bằng không sao ông ấy đã bị đóng đinh?
Phật đang nói: Đừng bao giờ xúc phạm bởi điều ông nghĩ hay nói hay làm. Điều đó không nên là ý định của bạn. Dầu vậy, điều đó vẫn sẽ xảy ra: bất kì khi nào thầy nói điều gần như không tránh khỏi là nhiều người sẽ bị xúc phạm bởi vì họ sẽ hiểu theo cách riêng của họ về điều ông ấy nói. Họ sẽ không nghe điều ông ấy nói; họ sẽ chỉ nghe điều họ có thể nghe. Họ sẽ hiểu lầm ông ấy. Điều đó tuyệt đối không thể tránh được, nó không thể được né tránh.
Lúc đó là quá trưa trong một thị trấn nhỏ. Joe, người chủ của cửa hiệu bia địa phương, đang uể oải đánh bóng đồ thuỷ tinh thì bạn anh ta, Mickey, chạy tới.
"Joe," anh ta kêu lên, "về nhà anh thực nhanh lên. Tôi vừa tới dừng ở đó để xem anh có nhà không và nghe thấy tiếng nói của người lạ trong phòng ngủ nhà anh. Thế là tôi nhìn qua cửa sổ và, thật kì quái, tôi không muốn kể cho anh điều này, nhưng vợ anh đang trên giường với người đàn ông khác!"
"Thế à?" Joe nói, đơn giản. "Anh chàng này trông thế nào?"
"Ồ, nó cao và hói cả đầu."
"Và nó có râu cằm đỏ chứ gì?" Joe hỏi. "Đúng! Đúng!" Mickey kêu lên.
"Anh có để ý nó có răng vàng không?"
"Chết tiệt, cậu, cậu đúng rồi!"
"Phải là thằng ngốc đó, Dick Roberts," Joe nói. "Nó đéo bất kì cái gì!"
Bây giờ, khi bạn đang nói cho người chồng về vợ anh ta, đó là vấn đề hoàn toàn khác. Anh ta không để ý, anh ta không còn quan tâm, anh ta chán, anh ta được kết thúc rồi. Bạn có thể kích động rằng cái gì đó đã được làm, nhưng người chồng sẽ nghe qua kinh nghiệm của anh ta về việc là chồng của người đàn bà đó; anh ta không thể gạt được kinh nghiệm đó sang bên.
Tôi đang nói điều gì đó với bạn; bạn sẽ nghe nó qua kinh nghiệm của mình. Không ai biết bạn sẽ thu thập cái gì về nó; điều đó sẽ nhiều tính của bạn hơn là của tôi. Tôi có thể đã lẩy cò cho quá trình này, có vậy thôi, nhưng bạn sẽ là người sáng tạo của toàn thể hiện tượng này.
Do đó, nhớ lấy, thầy không bao giờ xúc phạm, dầu vậy mọi người vẫn bị xúc phạm.
Phật nói:
Kính trọng người thức tỉnh.
Điều đó đã là một trong những điều đẹp nhất ở phương Đông - bông hoa đó đã nở ở phương Đông - phương Đông có thể tự hào về điều đó: chúng ta bao giờ cũng kính trọng người thức tỉnh. Ở các nơi khác trên thế giới, đặc biệt ở phương Tây, chuyên gia được kính trọng, nhà kĩ thuật được kính trọng, nhà khoa học được kính trọng, người có thể làm được nhiều điều được kính trọng. Nhưng người có ý thức không được xét tới chỉ vì ý thức của người đó.
Gurdjieff đã không được kính trọng chút nào. Ở phương Đông ông ấy chắc đã là vị phật; ở phương Tây ông ấy không được kính trọng chút nào - bị xúc phạm theo mọi cách có thể, bởi lẽ đơn giản là phương Tây không có ý tưởng nào làm sao kính trọng người đã thức tỉnh, bởi vì người thức tỉnh không hoàn thành mục đích tiện dụng nào. Nếu cái máy của bạn bị hỏng người đó không thể giúp gì được; người đó không thể sửa xe được... người đó không thể giúp bạn theo bất kì cách nào trên thế giới. Thực tế, mọi điều người đó có thể làm là giúp bạn gạt bỏ thế giới. Và không ai muốn gạt bỏ thế giới; mọi người đều muốn sở hữu thế giới. Do đó chuyên gia được kính trọng ở phương Tây; ở phương Đông chuyên gia đã không được kính trọng, không bao giờ. Chuyên gia là được - ông ấy là người phục vụ, ông ấy phục vụ, ông ấy được trả tiền cho điều đó. Nhưng chúng ta đã kính trọng phật.
Kính trọng phật là kính trọng bông hồng, cái Alexander Đại đế; lưỡi kiếm là cần, không phải bông hồng.
Nhưng chuyên gia ngủ cũng như bạn vậy; không có khác biệt, không khác về chất. Do đó ở phương Đông chuyên gia được trả tiền nhưng ông ấy không đủ tư cách để được kính trọng.
Một diễn viên phim điện ảnh nói với nhà tâm thần, "Tôi bị hấp dẫn tới đàn ông thay vì tới đàn bà."
Bác sĩ tâm thần đáp, "Anh tới đúng chỗ đấy, anh bạn đẹp trai!"
Bây giờ bác sĩ tâm thần không thể được kính trọng ở phương Đông; ở phương Tây ông ấy đã trở thành một trong những người được kính trọng nhất. Ông ấy đã từng đánh bại tu sĩ. Bây giờ các tu sĩ đang học cách là nhà tâm thần; các tu sĩ tới đại học để học về liệu pháp tâm lí, phân tâm và mọi thứ vô nghĩa, bởi vì bây giờ họ biết nghề của tu sĩ đã kết thúc rồi; họ phải thêm cái gì đó nữa cho sức mê hoặc của nó. Và họ thấy nhà tâm thần đang ngày một lên cao hơn; người đó gần như là người được trả lương cao nhất ở phương Tây. Ở phương Đông không ai nghĩ cái gì đặc biệt về nhà tâm thần cả. Vâng, ông ấy không thể nhiều hơn thợ cơ khí sửa chữa xe máy, có thể ông ấy là nhà cơ khí tâm trí - ông ấy cũng là thợ cấp thoát nước. Bạn trả tiền cho ông ấy, nhưng kính trọng là khác toàn bộ.
Kính trọng chỉ có ở chỗ việc thanh toán không có tác dụng. Chỗ bạn không thể trả tiền được, chỗ không có khả năng nào trả tiền lại, thế thì có kính trọng.
Kính trọng là chấp nhận sự kiện rằng không thể nào trả tiền được; món nợ không thể được trả tiền.
Kính trọng người thức tỉnh và chỉ cho ông con đường.
Kính trọng ngọn lửa của hi sinh của người đó.
Chư phật chỉ cho bạn con đường. Bạn phải bước, bạn phải đi; chư phật chỉ chỉ thôi. Họ không cho bạn hướng dẫn chi tiết bởi vì từng cá nhân đều duy nhất và khác biệt tới mức không chỉ dẫn chi tiết nào có thể được cho. Chỉ hướng dẫn mơ hồ, chỉ chỉ báo, chỉ trỏ, nhiều nhất là gợi ý - không ra lệnh, không lời răn ...
Tôi đã nghe một câu chuyện về mười lời răn. Tất nhiên Thượng đế đã hỏi người Ấn Độ trước, "Ông có muốn có vài lời răn không?" Họ nói, "Không, chẳng muốn chút nào."
Thế rồi ngài hỏi người Pháp và họ nói, "Chúng tôi muốn sống trong tự do, chúng tôi không muốn cản trở nào."
Và ngài cứ hỏi mãi và chẳng ai sẵn sàng nhận. Cuối cùng ngài hỏi Moses, "Ông có muốn có vài lời răn không?"
Ông ấy nói, "Bao nhiêu tiền?"
Và Thượng đế nói, "Cho không, tuyệt đối cho không!"
Ông ấy nói, "Thế thì tôi lấy mười điều!"
Kính trọng người thức tỉnh và chỉ cho ông con đường. Ông ấy không chỉ huy bạn; ông ấy không bảo bạn, "Làm cái này và không làm cái kia." Ông ấy đơn giản cho bạn vài hướng dẫn đây đó - và giữ cho bạn tự do, cho phép bạn tự do toàn bộ. Ông ấy không muốn có mọi người đều được điểm đạo hay theo sau; ông ấy chỉ được hiểu. Bạn phải học từ người đã thức tỉnh về cái đẹp, phúc lạc của việc được thức tỉnh, có vậy thôi, và thế rồi bạn phải tìm kiếm theo cách riêng của mình. Đó bao giờ cũng là tìm kiếm cá nhân, thám hiểm riêng tư. Chân lí không thể được truyền từ tay này sang tay khác; nó là không thể truyền được.
Kính trọng ngọn lửa của hi sinh ... Và tại sao vị phật phải được kính trọng? - bởi vì ngọn lửa của hi sinh của ông ấy. Bạn không thể nào hiểu được hi sinh của vị phật bởi vì điều đó tuyệt đối vô hình với bạn. Bạn sẽ biết nó chỉ khi bạn trở thành vị phật. Điều ông ấy đã biết không thể đưa vào lời được, dầu vậy ông ấy vẫn cố; đó là hi sinh thường xuyên.
Điều ông ấy đã biết ở bên ngoài tâm trí, vậy mà ông ấy cố bằng đủ mọi cách có thể để làm cho bạn hiểu điều đó, để giúp bạn hiểu nó. Ông ấy đưa mọi năng lượng của mình vào trong việc làm cho hiểu được điều không thể hiểu thấu được. Hi sinh của ông ấy là vĩ đại. Ông ấy nhận nhiều rắc rối thế - chẳng bởi lí do nào cả, bởi vì ông ấy không thu được cái gì từ điều đó. Công việc của ông ấy được kết thúc rồi! Con tàu của ông ấy đã tới bến. Ông ấy có thể bỏ thân thể bất kì lúc nào, bất kì khoảnh khắc nào ông ấy quyết định, dầu vậy ông ấy vẫn sống trong thân thể - cái chính là sự giới hạn, cái chính là tù túng. Dầu vậy ông ấy vẫn chịu khổ trong thân thể bởi lí do đơn giản là ông ấy muốn truyền đạt điều không thể truyền đạt được. Từ bi của ông ấy là vô hạn.
Ramakrishna bị đau đớn do ung thư. Nhiều lần các đệ tử của ông ấy nói với ông ấy, "Paramahansadeva, nếu thầy đau quá nhiều, chúng tôi sẽ rất buồn, khổ, nhưng xin thầy rời khỏi thân thể."
Ông ấy nói, "Ở trong thân thể bị ung thư hay không bị ung thư thì cũng là như nhau thôi. Ở trong thân thể bây giờ là chịu đựng; cho dù nó mạnh khoẻ đó vẫn là chịu đựng bởi vì bây giờ ta có thể bao la như bầu trời. Nhưng vì các ông ta sẽ níu bám lấy thân thể này lâu thêm chút nữa."
Và thầy phải tìm cách thức và phương tiện để níu bám lấy thân thể bởi vì mọi liên kết cũ đã bị vỡ, mọi kết nối cũ đã bị vỡ. Ông ấy phải nguỵ tạo ra kết nối mới, đó thực sự là một trong những điều khó nhất trong sự tồn tại.
Ramakrishna rất quan tâm tới thức ăn, nhiều tới mức vợ ông ấy bao giờ cũng cảm thấy bối rối. Ông ấy nói với các đệ tử rồi bỗng nhiên giữa chừng nói ông ấy chạy xô xuống nhà bếp và hỏi Sharda, "Em đang nấu gì?"
Nó cũng giống như bất thần, ngay giữa bài nói, tôi chạy xô xuống bếp và hỏi Vivek, "Bạn đang nấu gì thế?" và rồi quay lại, và các bạn phải đợi!
Sharda đã nói nhiều lần, "Điều này là không đúng.
Mọi người sẽ nghĩ gì?"
Ramakrishna bao giờ cũng cười và không bao giờ trả lời. Một hôm Sharda khăng khăng: "Anh trả lời em đi! Có cái gì đó kì lạ về nó." Bất kì khi nào bà ấy đem thức ăn tới ông ấy đều đứng dậy; ông ấy hăm hở biết thế. Ông ấy sẽ bỏ vải phủ ra và nhìn vào món ăn thali. Mọi người bao giờ cũng ngồi đó và họ sẽ bắt đầu cười và khúc khích: "Đây là loại người hiểu Thượng đế gì thế này?"
Một hôm Sharda cứ khăng khăng hỏi, thế rồi Ramakrishna nói, "Nếu em muốn biết sự thực anh sẽ nói cho em: đây là cách duy nhất anh đang níu bám lấy thân thể. Anh đã tạo ra ham muốn giả về thức ăn. Và nhớ lấy, cái ngày anh biểu lộ không quan tâm tới thức ăn thì đó là kết thúc. Anh sẽ chỉ sống thêm ba ngày sau đó nữa thôi."
Sharda đã không chú ý mấy tới điều đó - ai chú ý gì tới những người như thế? Họ cứ nói về mọi thứ, nhiều thứ thế; bạn nghe và bạn không chú ý mấy.
Nhưng một hôm Sharda tới mang theo món thali... Ramakrishna không đứng dậy. Không chỉ có thế: ông ấy nhìn ra cửa, ông ấy quay lưng lại Sharda và nhìn ra cửa sổ theo hướng khác. Sharda bỗng nhiên nhớ lại - món thali rơi khỏi tay bà ấy.
Ramakrishna nói, "Vậy bây giờ em hiểu đấy; hôm nọ em bỏ lỡ. Bây giờ chỉ còn ba ngày nữa ..." Và đích xác ba ngày sau ông ấy chết.
Chỉ khi bạn trở nên chứng ngộ, thức tỉnh, bạn sẽ biết cách người đã về nhà vẫn cứ sống trong nhà trọ - bẩn thỉu, xấu xí - và dầu vậy vẫn giúp những người đang không lành mạnh. Kính trọng ngọn lửa của hi sinh ... Do đó, Phật nói, tôn trọng người đó.
Tóc hoa râm hay gia đình hay đẳng cấp không tạo ra người chủ nhưng chân lí và lòng tốt
với điều đó người đó được ân huệ.
Tóc ông rối
và ông ngồi trên da hươu. Ngu làm sao!
Khi bên trong ông phát rồ với thèm khát.
Cá tính không phải là nhân tố quyết định. Bạn có thể trau dồi mẽ ngoài đẹp quanh bản thân mình, nhưng nhân tố quyết định là ở bên trong bạn.
Quần áo của người chủ rách rưới.
Mạch của người đó lồi ra,
người đó ốm yếu gầy mòn.
Một mình trong rừng
Người đó ngồi và thiền.
Trong nhiều năm Phật đã thiền trong rừng, một mình, không chăm nom gì quần áo, không chăm nom gì thân thể mình, không chăm nom cái gì khác ngoại trừ việc thiền của ông ấy; ngoại trừ một điều mọi điều đều bị vứt bỏ khỏi tâm thức ông ấy: làm sao đạt tới trung tâm. Một khi bạn đã đạt tới đó thế thì không có vấn đề gì, nhưng trước khi bạn có thể đạt tới nó, nó phải là việc tìm kiếm một điểm. Bạn phải quan tâm một cách tập trung vào chỉ một điều, loại trừ mọi điều khác. Chừng nào việc tìm kiếm của bạn còn chưa toàn bộ thế, chưa toàn thể thế, chưa toàn tâm thế, bạn sẽ không thành công trong nó.
Một mình trong rừng người đó ngồi và thiền.
Dù bạn ở bất kì đâu, học ở một mình, ngồi một mình. Điều đó là khó, điều khó nhất trên thế giới, bởi vì khi bạn một mình, tâm trí bắt đầu chết. Nó không thể tồn tại được trong sự một mình, nó cần bạn đồng hành. Do đó bất kì khi nào bạn một mình tâm trí đều nói, "Làm cái gì đó, đi đâu đó. Bật ti vi hay radio lên." Tâm trí muốn bạn đồng hành, dính líu, bận rộn.
Nếu bạn có thể chỉ một mình... ngồi im lặng không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Một ngày nào đó bản thể bên trong của bạn nở bung thành hoa sen một nghìn cánh. Ngày đó bạn cũng đã trở thành vị phật, và chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu nghĩa của cuộc sống của Jesus, nghĩa của lời Phật, nghĩa của Lão Tử, Zarathustra. Trước đó bất kì cái gì bạn cố hiểu cũng chỉ là diễn giải của tâm trí bạn, và diễn giải đó đã là một trong những nguyên nhân lớn nhất của điều hại.
Vứt bỏ tâm trí - điều duy nhất cần được từ bỏ trên thế giới là tâm trí - và đi tới vô trí, im lặng bên trong và thanh thản. Biết bản thân mình trong tính một mình tuyệt đối của bạn và cuộc sống của bạn sẽ được hoàn thành, cuộc sống của bạn sẽ được phúc lành: phúc lành với phúc lạc vĩnh hằng, phúc lành với chân lí, phúc lành với tự do.
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 10 Quay về Mục lục

Ads Belove Post