Chương 11. Tất cả không bị mất, nhưng hết thời gian

Chương 11. Tất cả không bị mất, nhưng hết thời gian

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 10)
Chương 11. Tất cả không bị mất, nhưng hết thời gian
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao thầy liên tục bị mọi người hiểu lầm và diễn giải sai?
Rajesh, điều đó tuyệt đối là không tránh được, nó là không thể tránh được. Nó phải như vậy. Nó là một phần của định mệnh của những người nói ra chân lí. Họ nhất định bị hiểu lầm, bị diễn giải lầm. Nếu họ không bị hiểu lầm, không bị diễn giải lầm, điều đó sẽ là phép màu. Nó đã không xảy ra cho tới nay và không có hi vọng nào rằng nó sẽ xảy ra.
Chư phật bao giờ cũng bị hiểu lầm bởi lẽ đơn giản là họ nói từ tầm nhìn hoàn toàn khác, điều không sẵn có cho chúng sinh. Họ nói từ kinh nghiệm hoàn toàn khác. Kinh nghiệm của họ là tới mức nó không thể diễn đạt được qua lời, vậy mà họ cố gắng diễn đạt nó qua lời - họ cố gắng làm điều không thể làm được. Nói nó qua lời tạo ra rắc rối. Họ dùng lời theo cách của họ, họ cho lời mầu sắc riêng của họ, nhưng khi những lời đó đạt tới bạn chúng đã mất mọi nghĩa đã từng được cho bởi người đã thức tỉnh. Lập tức bạn diễn giải chúng, bạn dịch chúng thành kinh nghiệm của bạn.
Chư phật nói từ đỉnh cao đầy ánh mặt trời còn bạn sống trong thung lũng tối tăm. Họ nói về ánh sáng còn bạn chưa bao giờ thấy ánh sáng. Họ nói về mắt và bạn thậm chí đã không mơ về mắt. Họ nói về vĩnh hằng và tất cả mọi thứ bạn biết là thời gian; tất cả mọi thứ bạn biết là tạm thời và họ nói về cái không bao giờ thay đổi, cái bao giờ cũng như vậy, cái vẫn còn mãi. Điều đó là không thể bắc cầu qua được, lỗ hổng. Chừng nào bạn còn chưa trở thành có ý thức thì nó vẫn còn không thể được bắc cầu qua.
Do đó chỉ vài đệ tử, dần dần, dần dần mới đạt tới nghĩa của thầy. Rất chậm vài người mới trở nên thức tỉnh, họ thoát ra khỏi giấc ngủ của mình. Điều đó là gian nan, nữa, bởi vì tất cả những điều bạn biết về cuộc sống của mình đều là giấc ngủ của bạn và giấc mơ của bạn. Bỏ giấc mơ và cuộc sống của bạn lại đằng sau là gian nan. Nó phá huỷ toàn thể quá khứ của bạn. Nó đi vào trong lãnh thổ không biết thế và không có bản đồ - người ta cảm thấy sợ.
Chỉ các đệ tử mới có thể hiểu; quần chúng không thể hiểu được. Quần chúng có mọi đầu tư vào không hiểu. Cho dù có khả năng nào đó của việc hiểu họ sẽ né tránh khả năng đó. Họ sẽ không tới gần chư phật. Họ sẽ cố theo mọi cách để tạo ra ngày một nhiều rào chắn. Họ sẽ tạo ra tin đồn, đủ mọi loại tin đồn. Họ sẽ bao quanh chư phật với nhiều khói do họ bịa ra tới mức chư phật trở thành gần như vô hình với họ. Họ không muốn nghe - điều đó gây đau. Toàn thể cuộc sống của họ bị bắt rễ trong dối trá còn chân lí gây đau, nó làm tan nát.
Và quần chúng là bao la, người mù có cả triệu. Người có mắt là hiếm, vài người và xa xăm ở giữa. Chỉ thỉnh thoảng mới có một Zarathustra, một Lão Tử, một Jesus, một Moses, một Phật tới. Họ làm điều gì đó không thể hình dung nổi. Họ cố gắng giải thích ánh sáng cho hàng triệu người mù. Người mù có thể nghe thấy lời 'ánh sáng' nhưng họ không thể hiểu được nó - hay họ sẽ hiểu nó theo cách riêng của họ, bất kì cái gì là ý tưởng của họ, ý kiến về ánh sáng. Và họ không chỉ mù; họ có cả nghìn ý kiến. Họ có nhiều tri thức - mà chẳng biết cái gì hết cả. Họ có đầy kinh sách. Họ giấu mù loà của mình đằng sau kinh sách. Họ có thể trích dẫn kinh sách, họ có thể biện minh. Họ láu cá và khéo léo trong biện luận.
Thực tế, chân lí không thể được luận bàn. Hoặc bạn biết nó hoặc bạn không biết nó. Chân lí không thể được chứng minh; hoặc bạn biết nó hoặc bạn không biết. Biết là tất cả những gì có thể, hay không biết; không có cách nào chứng minh nó.
Có lần chuyện xảy ra:
Một người mù được đưa tới Phật Gautama. Ông ta là nhà logic, một triết gia, rất thích tranh cãi. Ông ta đã từng cãi nhau với cả làng rằng không có ánh sáng, "và các ông tất cả đều mù, cũng như tôi mù thôi. Tôi biết điều đó và các ông không biết điều đó, đó là khác biệt duy nhất." Ông ta nói điều này với những người có mắt! Và ông ta cũng láu cá trong biện luận tới mức dân làng đều lúng túng chả biết làm gì với người này.
Ông ta đòi hỏi họ, "Đem ánh sáng của các ông lại đây. Để tôi nếm nó hay ngửi nó hay sờ nó. Chỉ thế thì tôi mới tin."
Bây giờ, ánh sáng không thể được sờ, không thể được nếm, không thể được ngửi. Bạn không thể nghe thấy nó. Và đây là bốn giác quan sẵn có cho người mù. Thế rồi ông ta sẽ cười đắc thắng. Ông ta sẽ nói, "Trông đấy! Làm gì có ánh sáng. Bằng không, đưa cho tôi bằng chứng!"
Khi Phật tới làng đó, dân làng nghĩ thế này thì tốt: "Để chúng ta đem người này tới cho Phật."
Họ đem người này tới Phật, Phật nghe toàn thể câu chuyện và thế rồi ông ấy nói, "Ông ấy không cần ta. Ta cũng làm việc với người mù, nhưng loại mù khác - người mù về tâm linh, ta chữa lành họ, ta chữa cho họ. Nhưng đây là mù vật lí. Các ông đưa ông ta tới ông lang trị liệu đi. Các ông đưa ông ta tới thầy thuốc riêng của ta."
Ông ấy có thầy thuốc riêng mà vua đã cho ông ấy. Thầy thuốc lớn nhất thời đó, Jivaka, đã được trao cho Phật như món quà để chăm sóc thân thể ông ấy. "Các ông đưa ông ta tới Jivaka, và ta chắc chắn rằng ông ấy sẽ có khả năng làm cái gì đó. Ông ta cần lương y điều trị; ông ta không cần triết lí lớn lao về ánh sáng. Nói về ánh sáng chỉ là ngu xuẩn. Và nếu các ông tranh luận với ông ta, ông ta sẽ thắng. Ông ta có thể chứng minh rằng không có ánh sáng."
Nhớ lấy, chứng minh rằng không có Thượng đế là rất dễ dàng; chứng minh rằng có Thượng đế là điều không thể được. Chứng minh cái phủ định là dễ bởi vì mọi logic đều có xu hướng phủ định. Chứng minh cái khẳng định là không thể được; logic không có lối mở tới cái khẳng định. Do đó người vô thần giỏi biện luận hơn và người hữu thần gần như thua. Người đó không thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế hay linh hồn.
Phật nói, "Các ông đưa ông ta tới Jivaka." Jivaka đã chữa mắt cho ông ta. Trong vòng sáu tháng người này đã có khả năng nhìn. Ông ta đi tới Phật vừa nhảy múa vừa mang nhiều hoa và quả làm quà tặng. Ông ta quì xuống chân Phật và ông ta nói, "Nếu như thầy không ở đây thì tôi đã tranh luận cả đời mình chống lại ánh sáng - và ánh sáng là có! Bây giờ tôi biết!"
Phật nói, "Ông có thể chứng minh được nó không? Ánh sáng ở đâu? Tôi muốn nếm nó và sờ nó và ngửi nó!"
Và người mù này - người cựu mù này - nói, "Điều đó là không thể được. Bây giờ tôi biết nó chỉ có thể được nhìn; không có cách khác để tiếp cận nó. Tôi xin lỗi, tôi rất tiếc. Tôi đã mù, hoàn toàn mù, và trong mù quáng của mình tôi đã nói những điều này. Tôi đã biện luận chống lại cái gì đó đang tồn tại và là kinh nghiệm đẹp nhất của cuộc sống. Nếu như thầy mà không có ở đó thì tôi đã tranh luận cả đời mình chống lại cái gì đó đang có, và tôi sẽ vẫn còn là người mù. Và thầy đã làm giỏi lắm khi thầy không nói một lời nào về ánh sáng; bằng không, tôi đã tới được chuẩn bị, chuẩn bị đầy đủ để tranh luận với thầy, và bây giờ tôi biết, ngay cả thầy cũng không có khả năng chứng minh nó. Nhưng sáng suốt của thầy thực là sâu: thầy có thể thấy rằng tôi đã không cần chứng minh nào; tôi cần thuốc nào đó. Tôi đã không cần triết lí, tôi cần thầy thuốc trị liệu. Thầy đã chỉ tôi tới đúng người. Tôi biết ơn vô cùng."
Và người này không bao giờ rời khỏi Phật. Ông ta nói, "Điều thầy đã làm cho mắt vật lí của tôi, bây giờ làm cho mắt tâm linh của tôi nữa."
Ông ta trở thành đệ tử, ông ta trở thành sannyasin.
Là đệ tử nghĩa là sẵn sàng được mổ. Nó là cuộc giải phẫu, cuộc giải phẫu rất bên trong: giải phẫu tại chính cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu tôi, điều tôi đang nói cho bạn.
Nhưng quần chúng không sẵn sàng. Và đừng lo về họ, Rajesh. Đó không phải là việc của chúng ta. Nếu họ hiểu lầm, với chúng ta không thành vấn đề gì cả. Nếu họ hiểu lầm, họ bỏ lỡ cái gì đó. Nếu họ diễn giải lầm, đó là tổn thất của họ. Cố giúp họ tới gần tôi hơn, nhưng đừng tranh cãi với họ.
Tôi là thầy thuốc trị liệu, tôi không phải là triết gia. Công việc của tôi ở đây là công việc của nhà giải phẫu, không phải là công việc của thầy giáo. Thầy bao giờ cũng là nhà giải phẫu. Thầy cắt đi tất cả những cái giả trong bạn, từng chùm một. Dần dần, dần dần thầy phá huỷ toàn thể dinh thực của cái giả của bạn. Và thế thì cái còn lại đằng sau là chân lí của bạn, là bản thể bạn. Khi bạn đã kinh nghiệm nó, chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu điều đang được truyền đạt cho bạn qua lời, qua im lặng, qua giao cảm.
Tôi đang cố theo đủ mọi cách có thể để đạt tới bạn, nhưng tôi có thể đạt tới bạn chỉ nếu bạn cởi mở với tôi. Tôi không thể đạt tới quần chúng được; điều đó là không thể được theo chính bản chất của mọi sự.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Làm sao tôi trở thành con người mới mà thấy nói tới?
Bhagwato, Jesus nói: Chừng nào ông còn chưa được sinh ra lần nữa ông sẽ không vào được vương quốc Thượng đế của ta. Đích xác đó là điều tôi nói với bạn: Chừng nào bạn còn chưa được sinh ra lần nữa....
Có hai việc sinh. Một việc sinh được cho bạn bởi cha mẹ bạn; đó là sinh vật lí. Đó là cơ hội duy nhất cho lần sinh thứ hai. Nếu bạn nghĩ rằng lần sinh thứ nhất là tất cả, bạn đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Lần sinh thứ nhất chỉ là hạt mầm. Nó có giá trị mênh mông nếu lần sinh thứ hai xảy ra; nó không có giá trị chút nào nếu bạn bỏ lỡ lần sinh thứ hai. Bạn phải được sinh ra hai lần. Đó là cách chúng ta đã định nghĩa chư phật ở phương Đông.
Lần sinh thứ hai phải xảy ra bên trong bạn; nó là của tâm thức. Nó không của thân thể bạn, nó thậm chí không của tâm trí bạn; nó là của nhận biết.
Bình thường, sinh lần thứ nhất làm bạn chỉ là cái máy. Bạn bắt đầu sống theo một cách rất hời hợt; bạn không có chiều sâu nào, bạn chưa có linh hồn nào. Bạn ăn, bạn uống, bạn làm việc, bạn ngủ, nhưng tất cả đều giống như robot. Bạn không thấy cái đẹp của sự tồn tại - bạn không thể thấy được nó. Bạn không thấy tính thượng đế của mọi khoảnh khắc; không thể có khả năng cho bạn kinh nghiệm nó. Điều đó cần sự biến đổi của toàn thể lãnh địa của bạn. Điều đó cần tính chủ quan mới, tầm nhìn mới, cảnh quan mới.
Bạn nhìn trong giác quan nào đó, bạn nghe chỉ trong giác quan nào đó. Vâng, bạn nghe các lời, nhưng nghĩa lại bị mất. Bạn đọc Kinh Thánh, Koran, Veda, nhưng giống như vẹt. Ngay cả vẹt cũng còn thông minh hơn nhiều so với cái gọi là các bác học của bạn, hơn nhiều so với cái gọi là người thông thái của bạn. Bạn cứ lặp lại như chiếc máy ghi âm. Và bạn bản ngã tới mức bạn không thể chấp nhận được, bạn không thể nói được, "Tôi không biết."
Jascha Heifetz, người chơi violon nổi tiếng, ở London nơi ông ta có lịch trình diễn buổi hoà nhạc. Vài giờ trước khi mở màn, ông ấy để ý rằng dây đàn violon bị đứt, cho nên ông ta vội vàng tới cửa hàng nhạc cụ để thay thế. Ông ta được một cô gái phục vụ, cô này mới vào nghề. "Tôi muốn chiếc dây 'E' cho cây đàn violon của tôi," Heifetz nói.
"Cái gì vậy?" cô gái không hiểu hỏi lại. "Dây 'E'."
"Rất tiếc, thưa ông," cô ấy đáp lại một cách biện giải, "nhưng ông sẽ phải tự lấy nó ra. Tôi không thể biết được cái của ông ấy với cái của bà ấy!"
Mọi người rất ngần ngại chấp nhận sự kiện là họ không biết. Họ cố gắng theo đủ mọi cách để xoay xở mẽ ngoài mà họ biết. Đây là sai lầm lớn nhất trong cuộc sống. Bạn chưa được sinh ra, nhưng nếu bạn nghĩ bạn đã được sinh ra, nếu bạn nghĩ bạn đã đạt tới cuộc sống, thế thì toàn thể cơ hội này sẽ bị mất. Nó sẽ tiêu tán đi.
Và bạn có thể học những từ lớn lao; chúng sẵn có đấy. Bạn có thể học chúng nhiều tới mức nếu bạn gặp Jesus bạn có thể lặp lại lời của ông ấy còn tốt hơn bản thân ông ấy nói nó bởi vì bạn đã lặp lại chúng lâu thế. Bạn có thể đánh bại ông ấy; trong thi tài ông ấy có thể không đạt được chút nào. Tu sĩ ngu xuẩn nào đó có thể thắng cuộc thi bởi vì ông ta chỉ lặp lại đích xác từng lời một. Jesus không thể làm được điều đó; điều đó là không thể được. Ông ấy phải tự phát. Ông ấy sẽ đáp ứng với tình huống. Ông ấy có thể nói những điều mới nào đó - bởi vì hai mươi thế kỉ đã trôi qua rồi. Làm sao ông ấy có thể cứ nói cùng điều cũ được? Không thể được.
Đó là lí do tại sao những người tin rằng họ biết lại là người dốt nát nhất thế giới. Dốt nát không phải là xấu, nhưng tin rằng bạn biết, mà lại không biết, là rất nguy hiểm.
Dường như là vẹt nói đã trở thành rất thời thượng. Dễ hiểu, vợ của Mulla Nasruddin quyết định cô ấy phải mua một con cho mình. Tuy nhiên, mọi cửa hiệu cô ấy tới đều đã bán hết vẹt rồi. Cuối cùng cô ấy tìm thấy một cửa hiệu còn mỗi một con.
"Nhưng," người chủ thận trọng, "con chim này trước đây đã có chủ là một bà ở nhà thổ và ngôn ngữ của nó có thể rất chát chúa. Có lẽ nếu bà để nó được che đậy lại trong một tuần, nó sẽ quên điều nó đã thấy và nghe."
Bà Nasruddin mua con chim đó và làm như ông chủ tiệm bảo. Khi một tuần qua đi và con chim cuối cùng được mở khăn đậy ra. Nó đầu tiên nhấp nháy mắt và thế rồi sau khi điều chỉnh theo ánh sáng nó nhìn quanh và nói, "Hừmm... nhà mới xinh. Hừmm... bà mới xinh. Hừmm... gái mới xinh nữa."
Vừa lúc đó Mulla Nasruddin bước vào. Con chim nhìn anh ta và nói, "A, cứt thật! Lại cùng khách hàng cũ. Chào, Mulla!"
Vâng, ngay cả vẹt cũng tự phát hơn bác học của bạn. Bạn cứ lặp lại. Cha mẹ bạn tin rằng họ sống và cha mẹ họ tin rằng họ sống, và họ đã cho bạn ý tưởng rằng bạn sống. Bạn không sống, bạn chỉ sống vô vị. Sống động nghĩa là được thức tỉnh.
Bhagwato, khi tôi nói con người mới, tôi ngụ ý con người có ý thức. Nhân loại không thể được cứu nếu con người có ý thức không tới. Trong quá khứ điều đó không cần đến thế, nhưng bây giờ điều đó tuyệt đối cần thiết, nó là điều phải có. Nếu con người mới không tới trên trái đất này, nếu ngày càng nhiều người không đi tới trở thành có ý thức, tỉnh táo, thức tỉnh, thì trái đất này sẽ diệt vong. Định mệnh của nó đang ở trong tay các chính khách ngu xuẩn, và bây giờ họ có quyền lực huỷ diệt mênh mông, điều như thế họ chưa bao giờ có trước đây. Đó là cái gì đó mới.
Mới năm năm trước đây họ có nhiều quyền lực tới mức họ có thể đã giết mọi người đến bẩy lần - mặc dầu bạn không cần giết bất kì người nào bẩy lần, một lần là đủ. Năm năm trước chúng ta có nhiều năng lượng nguyên tử - bom nguyên tử, bom khinh khí - tới mức chúng ta có thể đã huỷ diệt trái đất này bẩy lần. Và trong năm năm chúng ta đã thực sự tiến bộ - bây giờ nó là bẩy trăm lần! Chúng ta có thể huỷ diệt bẩy trăm trái đất như trái đất này, và chúng ta vẫn đang chồng chất thêm.... Và bất kì khoảnh khắc nào, bất kì chính khách điên nào cũng có thể lẩy cò quá trình tự huỷ diệt.
Hai mươi năm tới sẽ là thời nguy hiểm nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại; chưa bao giờ nguy hiểm thế - chúng ta đang ngồi trên núi lửa. Chỉ nhận biết hơn, tỉnh táo hơn mới có thể cứu được nó; không có cách khác. Chúng ta phải giải tự động hoá con người. Xã hội tự động hoá bạn. Nó tạo ra máy hiệu quả, không phải con người.
Nỗ lực của tôi ở đây là để giải tự động hoá cho bạn. Tôi đang làm điều gì đó tuyệt đối phản xã hội. Xã hội làm cho bạn thành máy còn nỗ lực của tôi là hoàn tác lại điều đó. Tôi muốn ngọn lửa này lan rộng và đạt tới mọi xó xỉnh và ngõ ngách của trái đất, để giúp cho nhiều người nhất có thể được trở nên có ý thức. Nếu với số lượng lớn ý thức phát triển trên trái đất, có khả năng, có hi vọng, chúng ta có thể cứu được nhân loại. Tất cả không bị mất đi, nhưng thời gian đang ngắn dần. Mọi thứ đều bị kiểm soát bởi các chính khách và máy tính, và cả hai đều nguy hiểm. Chính khách điên. Không thể là chính khách được nếu bạn không đủ điên khùng. Bạn phải tuyệt đối điên khùng, bởi vì chỉ người khùng mới bị ám ảnh bởi quyền lực.
Người lành mạnh sống cuộc sống một cách vui vẻ; người đó không bị ám ảnh bởi quyền lực. Người đó có thể quan tâm tới âm nhạc, tới ca hát, tới nhảy múa, nhưng người đó không quan tâm tới chi phối bất kì ai. Người đó có thể quan tâm tới việc là chủ của bản thân mình, nhưng người đó không quan tâm tới việc trở thành người chủ của người khác.
Chính khách là người khùng. Lịch sử có đủ bằng chứng. Và bây giờ máy tính đang chi phối.
Bạn biết câu ngạn ngữ: Sai lầm là tính người.... Điều đó đúng, nhưng nếu bạn thực sự muốn tạo ra đống lộn xộn lớn, người là không đủ - bạn cần máy tính. Bây giờ máy và người điên đang chi phối toàn thế giới. Chúng ta phải thay đổi chính nền tảng này. Đó là điều tôi ngụ ý bởi con người mới.
Con người mới nghĩa là nhiều ý thức hơn, yêu mến hơn, sáng tạo hơn. Toàn thể quá trình này là có thể qua việc có tính thiền nhiều hơn. Trở nên nhiều tính thiền hơn đi, im lặng, tĩnh lặng. Kinh nghiệm bản thân mình sâu sắc. Trong kinh nghiệm đó, hương thơm sẽ được toả ra qua bạn. Và nếu nhiều, nhiều người trở thành thiền nhân, trái đất có thể đầy hương thơm mới.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi chưa bao giờ biết cái gì sắp tới tiếp. Không ích gì mà được chuẩn bị.
Thầy đang giết tôi.
Tôi mừng thế, nhưng cũng đáng sợ thế và hoảng thế.
T.B. Đây là vài nét thôi. Xin đừng gây ra thêm rắc rối nào nữa.
Prem Samarpan, vài nét là đủ gây ra rắc rối rồi. Và khi bạn hỏi nó, bạn được nó đấy! Thỉnh thoảng người ta được nó cho dù không hỏi. Bất kì cái gì bạn cần, bất kì khi nào bạn cần, nó đều được trao cho bạn.
Đau không phải bao giờ cũng là xấu; đôi khi nó là tuyệt đối cần thiết. Nó là phúc lành trá hình. Bạn trưởng thành qua nó; bạn không thể trưởng thành được nếu bạn cố bỏ qua nó. Người ta trở nên được tích hợp, được kết tinh qua đau. Điều kiện duy nhất cần được hoàn thành là ở chỗ bạn phải đi vào trong nó một cách có ý thức. Thế thì đau nữa lại là món quà của Thượng đế, cũng như cái chết là món quà. Thế thì mọi thứ đều là món quà, nếu bạn có thể đi một cách có ý thức vào trong nó. Thế thì mọi thứ chuẩn bị bạn cho lần sinh mới, cho con người mới.
Bạn nói, "Tôi chưa bao giờ biết cái gì sắp tới tiếp."
Không ai biết và không ai cần biết. Samarpan, điều tốt là không bị bận tâm tới tương lai. Hiện tại là đủ. Và sống trong hiện tại, toàn bộ bị hấp thu trong hiện tại, là cách thức của sannyasin.
Jesus nói với đệ tử của ông ấy, "Nhìn những bông ăn năn về quá khứ - cái không còn đáng ăn năn nữa. Mọi người cảm thấy mặc cảm về quá khứ của họ. Cái đã qua rồi là qua mãi mãi. Cảm thấy bị ngắt ra đi, trở thành không liên tục đi.
Từng khoảnh khắc, Samarpan, người ta phải trở nên không liên tục với quá khứ. Và nếu bạn trở nên không liên tục với quá khứ, chỉ thế thì bạn mới dừng lo nghĩ về tương lai, bởi vì tương lai không là gì ngoài phóng chiếu của quá khứ. Người sống trong quá khứ cũng sống trong tương lai. Tương lai là phản xạ của quá khứ. Ý tưởng về tương lai của bạn đích xác là gì? Nó nghĩa là bạn sẽ không phạm phải sai lầm bạn đã phạm trong quá khứ - xoá bỏ các sai lầm đó. Và bạn đang tận hưởng tất cả những cái là hoan lạc trong quá khứ sâu sắc. Đó là điều tương lai của bạn là gì: làm mạnh thêm hoan lạc của bạn đã có trong quá khứ và xoá bỏ đi đau đớn của bạn đã có trong quá khứ.
Nhưng bạn không hiểu cuộc sống. Đau đớn và hoan lạc được nối với nhau. Nếu bạn muốn cùng hoan lạc mà bạn đã tận hưởng trong quá khứ và bạn muốn chúng còn mạnh hơn, bạn đang yêu cầu cả cái đau mà bạn đã chịu đựng trong quá khứ. Và tất nhiên, đau sẽ mạnh như hoan lạc. Chúng bao giờ cũng cân bằng nhau, chúng đi cùng nhau, chúng là không tách rời. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Cho nên bạn đơn giản phí thời gian, dù bạn nghĩ về quá khứ hay tương lai. Và tương lai sẽ không đi theo bạn đâu. Bạn là ai mà quyết định về tương lai? Vũ trụ bao la này không thể được quyết định bởi ý chí riêng tư của bạn, bởi bản ngã của bạn. Bạn phải dừng xô đẩy dòng sông. Bạn phải học cách đi cùng dòng sông, cách đi cùng với gió.
Lão Tử nói: Giống lá khô, gió thổi đi đâu, lá đi cùng gió. Nó không có định mệnh riêng của nó, nó không có mục đích riêng tư của riêng nó, nó sẽ không có ý chí của riêng nó. Nó hoàn toàn buông xuôi. Đó là nghĩa của tên bạn, Samarpan. Samarpan nghĩa là "buông xuôi toàn bộ": người đã mất ý chí của mình trong ý chí của cái toàn thể.
Jesus nói trên cây thập tự, "Vương quốc của ngài tới, ý chí của ngài sẽ được thực hiện." Đó là samarpan, đó là buông xuôi. "Ý chí của ngài, không phải của tôi." Đó là lời cầu nguyện cuối cùng của ông ấy và là chính bản chất của lời cầu nguyện, chính linh hồn của người tôn giáo.
Không cần chuẩn bị cho tương lai. Sống trong hiện tại toàn bộ thế, có vậy thôi. Đó là chuẩn bị cho tương lai mà không chuẩn bị chút nào. Tại sao? - bởi vì khi bạn sống một cách toàn bộ trong hiện tại, tương lai sẽ được sinh ra từ hiện tại. Nó sẽ tới từ đâu? Nó sẽ trưởng thành từ khoảnh khắc này. Nếu bạn đã sống khoảnh khắc này trong cái đẹp toàn bộ, niềm vui, lễ hội, khoảnh khắc tiếp sẽ bắt nguồn từ nó và bạn sẽ có khả năng sống nó thậm chí còn toàn bộ hơn, thậm chí còn vui vẻ hơn. Nhưng bạn không nghĩ về nó và bạn không chuẩn bị về nó bởi vì suy nghĩ và chuẩn bị nghĩa là bỏ lỡ khoảnh khắc này. Và nếu bạn bỏ lỡ khoảnh khắc này bạn sẽ bỏ lỡ khoảnh khắp tiếp nữa, bởi vì nó sẽ bắt nguồn từ khoảnh khắc trống rỗng này, điều bạn tuyệt đối bỏ lỡ.
Cho nên một hiện tượng kì lạ xảy ra, một luật rất kì lạ của cuộc sống: những người chuẩn bị cho tương lại là những người cứ bỏ lỡ, và những người không chuẩn bị mà sống trong hiện tại, hoàn toàn buông xuôi cho cái toàn thể, họ chưa bao giờ bỏ lỡ cái gì. Tương lai của họ bắt nguồn từ hiện tại, tuôn chảy từ hiện tại. Thế thì cái toàn thể chăm nom. Khi bạn buông xuôi, cái toàn thể chăm nom; khi bạn không buông xuôi, bạn phải chăm lo cho bản thân mình. Và điều đó giống như cố gắng kéo bản thân mình lên bằng việc kéo dây giầy của mình lên.
Mulla Nasruddin đi chuyến máy bay đầu tiên đời mình. Khi quay về anh ta trông rất mệt mỏi - và chỉ chuyến bay mười lăm phút từ Bombay tới Pune - anh ta run rẩy, mặt tái nhợt.
Tôi hỏi, "Có chuyện gì thế?"
Anh ta nói, "Có chuyện gì à! Hai chuyến bay đó!"
Tôi nói, "Hai chuyến bay nào? Anh mới bay chỉ mỗi một chuyến."
Anh ta nói, "Hai mà - chuyến đầu tiên và chuyến cuối cùng của tôi! Tôi được kết thúc với cái vô nghĩa này! Tôi sợ thế, tôi phải ngồi ngay trên mép ghế."
"Nhưng sao lại ngồi trên mép ghế?" Tôi hỏi anh ta.
Anh ta nói, "Để cho toàn thể trọng lượng của tôi không dồn vào máy bay, đó là lí do tại sao."
Và đây là cách hàng triệu người đang sống trên thế giới: cho nên toàn thể trọng lượng của họ sẽ không ở trên cái toàn thể; bằng không thì cái gì đó có thể đi sai.
Cái toàn thể có khả năng mang bạn. Bạn gần như là cái không; đó không phải là vấn đề cho cái toàn thể.
Một người đã chấm dứt cuộc sống của mình đi tới trước Thượng đế. Thượng đế kiểm điểm lại cuộc sống của anh ta và chỉ cho anh ta nhiều bài học anh ta đã học. Khi anh ta đã kết thúc Thượng đế nói, "Con ta, còn có gì con muốn hỏi không?"
Người này nói, "Khi ngài chỉ cho con cuộc đời con, con để ý rằng vào thời dễ chịu có hai vết dấu chân, và con biết ngài đã bước bên cạnh con. Nhưng vào thời khó khăn chỉ có một dấu chân. Sao thế, thưa cha, ngài đã bỏ con trong thời khó khăn sao?"
Và Thượng đế nói, "Con hiểu lầm ta, con ta. Đúng là vào thời dễ chịu ta bước bên con và chỉ ra con đường. Nhưng vào thời khó khăn, ta mang con."
Bạn nói, Samarpan, "Tôi chưa bao giờ biết cái gì sắp tới tiếp. Không ích gì mà được chuẩn bị."
Chắc chắn, chẳng ích gì mà được chuẩn bị - hay, có một cách được chuẩn bị hoàn toàn khác. Đó là điều tôi đang cố chỉ ra cho bạn. Sống khoảnh khắc này một cách toàn bộ, đầy nhận biết. Đó là cách thực để chuẩn bị mà không chuẩn bị. Đó là chuẩn bị mà không chuẩn bị. Bạn sẽ sẵn sàng cho khoảnh khắc tiếp một cách tự nhiên, không lo nghĩ gì.
Bạn nói, "Thầy đang giết tôi."
Vâng, theo một nghĩa nào đó. Và theo nghĩa khác....
Thiền về câu chuyện này:
Một người đi dạo trong công viên muộn về đêm. Bỗng nhiên, đằng sau bụi hoa nào đó anh ta nghe thấy tiếng thở hổn hển kì lạ và tiếng la bị nghẹn. Hoảng hốt, anh ta kêu lên, "Ai đang bị giết ở đó thế?"
"Không, không," một giọng nói vọng lại. "Chính cái đối lập!"
Vâng, theo một nghĩa nào đó tôi đang giết chết bạn; theo nghĩa khác, tôi đang cho bạn việc sinh thành mới. Tôi đang làm chính điều đối lập.
Thầy là bụng mẹ. Thầy đưa đệ tử vào trong bụng mẹ của mình. Chúng ta gọi bụng mẹ đó là phật trường. Và thế rồi đệ tử trưởng thành trong tình yêu của thầy, được nuôi dưỡng qua tình yêu của thầy, trong ánh sáng của thầy. Đệ tử được mưa rào liên tục bằng tình yêu của thầy, bằng hiểu biết của thầy. Và một ngày nào đó đệ tử ra khỏi bụng mẹ của thầy, một con người mới toàn bộ. Con người cũ chết đi và con người mới được sinh ra. Đây là cách bạn trở thành được sinh hai lần.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy nói về sự khác biệt giữa 'biết' và 'tri thức'. Nhưng để trở thành thầy, thầy không phải có 'tri thức' cũng như 'biết' sao? Với tôi dường như là thầy, trong bài nói của mình, chỉ ra nhiều tri thức. Điều này không thể là một phần của đạo cho ai đó sao?
Nicholas Mosley, có khác biệt lớn giữa tri thức và biết. Và với bạn, biết có thể dường như là tri thức bởi vì bạn không quen thuộc với biết chút nào; bạn chỉ biết tri thức. Do đó bạn có thể thấy nhiều tri thức trong điều tôi đang nói, nhưng nó không phải là tri thức với tôi, nó là việc biết với tôi. Biết nghĩa là kinh nghiệm riêng của tôi; tri thức nghĩa là cái gì đó được vay mượn.
Và không nhất thiết là việc biết của tôi phải đi ngược lại việc biết của Phật hay của Jesus hay của Krishna. Thực tế, nó không thể đi ngược lại việc biết của bất kì ai. Việc biết là một, quá trình là một, dù Phật biết hay Zarathustra. Nó là một.
Biết nghĩa là bạn đi vào trong lãnh thổ riêng của mình, bạn đi vào trong, bạn đạt tới chính trung tâm của bản thể bạn. Bạn kinh nghiệm mình là ai... và trong chính kinh nghiệm đó bạn biết mình là Thượng đế, bởi vì duy nhất Thượng đế tồn tại. Nói, "có Thượng đế," là thừa bởi vì Thượng đế nghĩa là "có"; "hiện hữu" là Thượng đế.
Bất kì cái gì tôi đang nói đây có thể dường như là tri thức với bạn bởi vì nó có thể được tìm thấy trong Kinh Thánh, trong Koran, trong Gita, trong Dhammapada. Và bạn sẽ nghĩ, "Tất nhiên, nó là tri thức." Nó không phải vậy. Khác biệt là tinh tế và tinh vi.
Người ta có thể biết về tình yêu - thư viện đầy; cả nghìn cuốn sách về tình yêu đã được viết ra. Bạn có thể thu thập nhiều tri thức về tình yêu tuỳ khả năng. Bạn có thể làm ra từ điển bách khoa về tình yêu. Bạn có thể trở thành cuốn từ điển bách khoa về tình yêu. Dầu vậy, nếu bạn đã không kinh nghiệm tình yêu, mọi điều bạn biết đều là rác rưởi, mọi điều bạn biết đều là lời, trí tuệ; nó không có giá trị tồn tại nào.
Phật hay nói: Giống như một người cứ đếm bò hay trâu của người khác mọi ngày - và bản thân người đó không có bò, không có trâu. Đếm bò và trâu của người khác bạn có thể trở nên rất chuyên gia trong việc đếm, bạn có thể rất tin cậy, nhưng chừng nào bạn còn chưa có bò riêng của mình bạn sẽ không được nuôi dưỡng bằng việc đếm đó.
Biết nghĩa là im lặng, hoàn toàn im lặng, để cho bạn có thể nghe tiếng nói tĩnh lặng, nhỏ bé bên trong. Biết nghĩa là vứt bỏ tâm trí. Khi bạn tuyệt đối tĩnh lặng, bất động, không cái gì vẩn vơ trong bạn, cánh cửa mở ra. Bạn là một phần của sự tồn tại bí ẩn này. Bạn biết nó bằng việc trở thành một phần của nó, bằng việc trở thành người tham gia trong nó. Đó là việc biết.
Và một khi việc biết đã xảy ra, thế thì đọc Kinh Thánh và Koran và Gita là hay, bởi vì thế thì bạn tất cả đều trở thành nhân chứng. Bằng không bạn có thể đọc, bạn có thể lặp lại, nhưng chúng chỉ là lời không có nghĩa, không có nội dung.
Tri thức là không có nội dung, cái vỏ trống rỗng không có gì bên trong. Nhưng nếu bạn đã thấy chỉ tri thức, từ bên ngoài cả hai sẽ có vẻ gần như là một. Tri thức tới qua nghiên cứu và việc biết tới qua thiền. Các quá trình là khác nhau. Trong tri thức bạn phải đi vào trong lời, trong ngôn ngữ, trong kinh sách. Trong việc biết bạn phải đi vào trong bản thân mình. Các qui trình này không chỉ khác nhau mà còn đối lập cực với nhau. Trong việc biết, đầu tiên bạn phải vứt bỏ tri thức bởi vì điều đó trở thành chướng ngại. Đầu tiên bạn phải biết rằng "tôi không biết." Bạn phải trở thành hồn nhiên.
Jesus nói: Chừng nào ông còn chưa hồn nhiên như trẻ nhỏ ông sẽ không vào trong vương quốc Thượng đế của ta.
Mục sư đang kể cho vị khách của mình một câu chuyện thì bé gái nhỏ của ông ấy ngắt lời.
"Bố ơi," cô bé hỏi, "điều đó đúng hay nó đơn thuần là thuyết giảng?"
Có khác biệt lớn liệu cái gì đó là đúng hay chỉ là thuyết giảng - "thuyết giảng đơn thuần."
Một linh mục già phải rời khỏi làng của mình vào thứ bẩy - ngày mọi người tới xưng tội. Ông ấy dạy cho linh mục trẻ mới, người kế tục việc của ông ấy về những căn bản cần thiết: "Nếu người đàn bà ăn cắp tiền của chồng mình - ba 'Ave Maria' và hai 'Pater Noster'; nếu ai đó phạm tội ngoại tình - năm 'Ave Maria' và ba 'Pater Noster'; với những người nói dối - một 'Ave Maria' và hai 'Pater Noster', và vân vân."
Linh mục trẻ nghe lần đầu tiên xưng tội của một cô gái làng xinh xắn.
"Cha ơi, con đã phạm tội," cô gái nói. "Con đã-a làm gì, con-a ta?" linh mục hỏi.
"Con đã cho đứa con trai cạnh nhà một cú bú chim," cô ấy đáp lại một cách bẽn lẽn.
Linh mục trẻ đâm phân vân vì anh ta đã không được hướng dẫn về tình huống như thế. Vào lúc đó, anh ta thấy linh mục già đi ngang qua, va li trong tay, chuẩn bị ra đi. Nhanh chóng anh ta gọi với ra cho ông già, "Cha ơi, Cha ơi, xin một chút. Có một cô gái-a trẻ-a ở đây. Con phải cho cô ấy-a cái gì vì bú chim-a?"
"Năm mươi đô la," linh mục già đáp.
Tri thức được vay mượn; việc biết là của bạn, của riêng bạn. Nó là đích thực. Tri thức là thông tin, việc biết là biến đổi.
Bạn hỏi tôi, Nicholas, "Thầy nói về khác biệt giữa biết và tri thức. Nhưng để trở thành thầy, thầy không phải có tri thức cũng như biết sao?"
Biết là đủ. Là thầy, biết là đủ.
"Với tôi dường như là," bạn nói, "thầy, trong bài nói của mình, chỉ ra nhiều tri thức."
Tôi không phải là thầy bởi vì tri thức của tôi, nhưng mặc cho điều đó! Tôi đã là giáo sư trong đại học. Tôi đã phải vật lộn rất nhiều để thoát ra khỏi tri thức của mình. Dầu vậy, cái gì đó của nó vẫn cứ nấn ná quanh tôi. Xin tha thứ cho tôi về điều đó! Nhưng nó chẳng liên quan gì tới việc là thầy.
Jesus không có tri thức; ông ấy may mắn hơn. Ông ấy không phải là giáo sư trong đại học, ông ấy chỉ là con ông thợ mộc nghèo. Mohammed còn may mắn hơn; ông ấy tuyệt đối thất học. Tôi không may. Tôi đã chịu đựng nhiều từ tri thức. Toàn bộ vấn đề của tôi là làm sao gạt bỏ nó đi. Đó là lí do tại sao tôi quan tâm nhiều thế về bạn và tôi liên tục nhấn mạnh vào nhận biết về tri thức - đừng trở nên thông thái. Tôi đang nói điều đó bởi vì từ kinh nghiệm riêng của tôi.
Dễ dàng từ bỏ của cải, dễ dàng từ bỏ quyền lực, danh vọng, bởi vì chúng là những thứ bên ngoài. Vấn đề lớn nhất là từ bỏ tri thức của bạn bởi vì nó đi sâu thế. Nó trở thành gần như một phần của con người bạn, nó trở thành thâm căn cố đế thế. Bạn có thể trốn lên Himalayas - vợ, cửa hàng, quyền lực, mọi thứ sẽ bị bỏ lại đằng sau, nhưng không bỏ lại tri thức. Nó sẽ có đó với bạn ở bất kì chỗ nào bạn đi. Nó không phải là cái bóng, nó là cái gì đó bên trong làn da của bạn. Dễ dàng thoát khỏi bộ da của bạn; khó thoát khỏi tri thức của bạn. Do đó tôi cứ nói với bạn: Cẩn thận, cẩn thận với việc trở thành thông thái. Và có xu hướng lớn trong tâm trí để trở thành thông thái bởi vì điều đó rất đáp ứng cho bản ngã.
Nhưng người ta không cần thông thái để trở thành thầy. Nếu bạn đã thông thái rồi, thế thì gạt nó sang bên. Trở lại hồn nhiên để cho bạn có thể biết theo cách riêng của mình, và khi bạn đã biết, bạn có thể dùng tri thức của mình. Nó có thể được dùng, nhưng chỉ về sau. Việc biết tới trước, thế thì bạn có thể dùng tri thức của mình, nhưng việc dùng tri thức của bạn sẽ hoàn toàn khác với việc dùng của học giả.
Đó là lí do tại sao diễn giải của tôi về Jesus, Phật, Mahavira, là khác toàn bộ với diễn giải của các học giả. Nó nhất định phải như vậy. Diễn giải của họ là lời, chúng chỉ là diễn giải logic. Họ là những luận sư, láu cá trong việc chẻ tư sợi tóc.
Diễn giải của tôi không phải là biện luận, không phải là trí tuệ. Diễn giải của tôi mang tính ngược đời. Nếu bạn chống lại tôi bạn có thể gọi chúng là phản trí tuệ; nếu bạn yêu tôi bạn có thể gọi chúng là siêu trí tuệ. Điều đó tuỳ vào bạn. Nếu bạn chống tôi, chúng là phi lí; nếu bạn đang trong tình yêu với tôi, chúng là siêu lí.
Nếu bạn chống tôi, chúng là tự mâu thuẫn; nếu bạn yêu tôi chúng là bí ẩn, ngược đời.
Và khi tôi nói bất kì cái gì tôi không quan tâm liệu tôi có đúng theo Phật hay không. Quan tâm của tôi là liệu tôi có đúng với bản thân tôi hay không. Nếu tôi đúng với bản thân tôi, tôi biết rằng tôi phải đúng với Phật; nó không thể khác được. Cho nên tôi không để tâm nhiều liệu tôi có đúng từng từ với Phật, với Jesus, hay không. Tôi lấy mọi tự do.
Đôi khi tôi đổi câu chuyện bởi vì khi tôi thấy câu chuyện này là không thể được, nó không thể xảy ra cho vị phật... đôi khi tôi bịa ra chuyện nữa.
Có lần một học giả Phật giáo lớn, Bhadant Anand Kausalyayan, tới gặp tôi. Ông ấy nói, "Mọi thứ ông nói đều hay, nhưng vài câu chuyện tôi bắt gặp mà tôi không thấy trong kinh sách nào cả."
Tôi hỏi ông ấy, "Ví dụ?"
Ông ấy nói, "Ví dụ, mới hôm nọ tôi đọc một câu chuyện hay ông đã kể: Phật đi qua một phố, đang nói với đệ tử của ông ấy, Ananda, và một con ruồi đậu lên đầu ông ấy. Ông ấy vẫn nói và đưa tay lên đuổi con ruồi, và thế rồi ông ấy bỗng nhiên dừng lại ở giữa đường. Con ruồi bay đi rồi, nhưng ông ấy lại đưa tay chậm rãi như thể con ruồi vẫn đó.
"Ananda phân vân lắm. Ông ấy nói, 'Thầy làm gì thế? Ruồi đâu còn ở đó nữa!'
"Phật nói, 'Đúng, ta biết, nhưng đây là cách ta phải làm nó trước đây. Ta tiếp tục nói với ông và một cách tự động ta đã cho phép tay ta đưa lên. Điều đó là không đúng cho ta. Ta phải đưa tay với nhiều nhận biết hơn. Cho nên bây giờ ta đang làm nó như ta đáng phải đã làm nó.'"
Anand Kausalyayan nói, "Tôi chưa bao giờ bắt gặp câu chuyện này. Tôi đã đọc mọi kinh sách."
Tôi hỏi ông ấy, "Nhưng ông có cho rằng câu chuyện này hay không?"
Ông ấy nói, "Chuyện này hay."
Thế rồi tôi nói, "Điều đó hoàn toàn đúng. Thế thì sao bận tâm về kinh sách? Ông không thấy hương vị Phật giáo trong nó à?"
Ông ấy nói, "Tôi có thể thấy." "Vậy đó là toàn bộ vấn đề rồi!"
Tôi không vận hành ở đây như con người của tri thức, nhưng chỉ là như con người của việc biết.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi mất trí nhớ và điều đó làm tôi lo đến chết. Tôi phải làm gì?
Mamta, vô nghĩa! Quên tất cả về nó đi!
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa Thầy kính yêu,
Điều thầy nói có sai cho người Ấn Độ không?
Madhuri, gần như mọi thứ!
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa Thầy kính yêu,
Vâng! Tôi không chắc cho tới giờ! Tôi nói cùng lời đó với Assema một tháng trước đây: "Bạn đã làm hai người đàn ông khác phát điên. Đừng để điều đó là tôi." Úi giời! Chúng tôi đã từng yêu nhau trong có thể là một năm cho tới giờ, và để nói với thầy sự thực tôi thực sự cho phép cô ấy ảnh hưởng tới tôi theo mọi cách có thể. Cả hai Nikunj và Sarvesh đều bị ảnh hưởng bởi cô ấy, và với bản thân mình tôi thấy nó là gì: Tình yêu với phù thuỷ! Bỏ tôi ra, thưa Thầy kính yêu. A... Tôi sẽ làm gì?
Narayana, quá trễ rồi! Và tôi không phải là bác sĩ phù thuỷ! Bây giờ, chẳng thể làm được gì. Thực tế, bạn đã điên rồi.
Mulla Nasruddin chơi đàn sitar, nhưng anh ta cứ chơi cùng một nốt trong hàng giờ. Vợ anh ta phát điên, con anh ta phát điên, cha mẹ anh ta phát điên.
Một hôm anh ta tiếp tục chơi cùng nốt đó, và hàng xóm hỏi anh ta, "Mulla, chúng tôi đã thấy nhiều người chơi đàn sitar, nhưng họ đổi nốt."
Nasruddin nói, "Tôi biết họ cứ đổi nốt hoài - bởi vì họ còn chưa tìm thấy nốt đúng. Còn tôi đã tìm thấy nó rồi, cho nên sao tôi phải đổi?"
Hàng xóm nói, "Nhưng bây giờ là hai giờ đêm rồi. Xin anh! Chỉ một giờ nữa và tôi sẽ phát điên đấy. Thôi đi!"
Nasruddin nói, "Quá trễ rồi bởi vì tôi đã dừng rồi. Đã gần hai tiếng rồi từ lúc tôi dừng! Anh đang nói về cái gì vậy?"
Narayana, một năm với Aseema... bạn được kết thúc! Cô ấy nguy hiểm - mọi đàn bà đẹp đều thế. Mọi đàn bà đều là phù thuỷ! Thực tế, từ 'witch-phù thuỷ' nghĩa là trí huệ. Nó đích xác tương đương với 'phật'. Nếu người đàn bà trở nên chứng ngộ cô ấy thành phù thuỷ.
Aseema mới ở bên bờ của việc trở nên chứng ngộ, và vào ngày đó cô ấy cho bất kì sự giúp đỡ nào cô ấy có thể cho. Bất kì ai gặp cô ấy, cô ấy đều giúp người đó. Bạn đã được cô ấy giúp đỡ, và không có cách nào cho bạn được thả ra. Mọi sự bị chấm dứt rồi! Tốt hơn cả là bạn lắng đọng vào trong nó.
Nikunj và Sarvesh phát điên bởi vì họ cố thoát ra. Chỉ thế thì họ mới trở nên nhận biết rằng họ đã điên. Nếu họ vẫn còn cùng với Aseema, đã không có vấn đề gì.
Cho nên đừng cố thoát khỏi Aseema, đó là lời khuyên duy nhất của tôi. Cứ ở cùng cô ấy. Cô ấy đẹp và tôi yêu cô ấy.
Câu hỏi thứ tám:
Thưa Thầy kính yêu,
Có phẩm chất tốt trong thể chế hôn nhân hay không có gì hết cả?
Jagdeesh, kinh sách cổ đại nói... đây là tri thức: Hôn nhân là một thể chế dạy cho con người tính đều đặn, tính căn cơ, sự ôn hoà, sự tự chủ kiên trì và nhiều đức hạnh rất tốt khác mà người đó sẽ không cần nếu người đó vẫn độc thân.
Một ông già đáng kính đang kỉ niệm ngày sinh thứ một trăm của mình và được một nhà báo hỏi, "Ông cho là vì cái gì mà ông tuổi cao vẫn có điều kiện thể chất tốt đáng kể?"
"Tôi sẽ kể cho anh," người trăm tuổi đáp. "Khi vợ tôi và tôi cưới nhau lần đầu, viên giáo sĩ thực hiện buổi lễ gợi ý rằng bất kì khi nào thấy có cãi nhau tới, tôi nên đi dạo một vòng quanh khu nhà. Tôi đã theo lời của giáo sĩ và tôi muốn anh biết rằng trong bẩy mươi năm việc luyện tập thường xuyên đã làm điều kì diệu cho sức khoẻ của tôi."
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Về bài nói này thầy đã nghiêng về hôn nhân trộn lẫn. Tôi xuất thân từ gia đình người Hà Lan truyền thống cổ tốt và gần đây đã có được ở cùng với một người thành thị chất phác, say bia. Kể từ đó tôi đã nhảy disco, ca hát rock-and-roll, tiệc tùng và rượu bia. Tôi có khiêu vũ - nhưng thầy có chắc đây là cách để nâng cao tâm thức trên thế giới không?
Arup, tôi tuyệt đối chắc chắn!
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 12 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post