Read more
Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 10)
Chương 10. Tình yêu là phần thưởng của riêng nó
Thưa Thầy kính yêu,
Sao tôi coi bản thân mình và mọi thứ nghiêm
chỉnh thế?
Prembodhi, bản ngã chỉ có thể tồn
tại nếu bạn coi bản thân mình và mọi thứ nghiêm chỉnh. Không cái gì giết chết bản
ngã như sự chơi đùa, như tiếng cười. Khi bạn bắt đầu coi cuộc sống như trò đùa,
bản ngã phải chết, nó không thể tồn tại thêm nữa được. Bản ngã là ốm yếu; nó cần
bầu không khí của buồn để tồn tại. Nghiêm chỉnh tạo ra buồn trong bạn. Buồn là
mảnh đất cần thiết cho bản ngã. Do đó thánh nhân của bạn mới nghiêm chỉnh thế,
bởi lẽ đơn giản là họ là những người bản ngã nhất trên thế gian. Họ có thể cố gắng
là khiêm tốn, nhưng họ rất tự hào về sự khiêm tốn của mình. Họ coi khiêm tốn của
mình rất trang trọng.
Thánh nhân thực không thể
nghiêm chỉnh được. Người tôn giáo thực phải là người mở hội. Nhìn quanh mà
xem... nhìn cây cối - chúng có nghiêm chỉnh không? Nhìn chim chóc, lắng nghe
chúng - chúng có nghiêm chỉnh không? Nhìn các vì sao, mặt trăng, mặt trời -
chúng có nghiêm chỉnh không? Sự tồn tại hoàn toàn không nghiêm chỉnh; nó cứ nhảy
múa. Nó là lễ hội vĩnh hằng, nó là tính lễ hội.
Chỉ con người là nghiêm chỉnh,
bởi vì chỉ con người mới cố gắng tạo ra tách biệt giữa bản thân mình và sự tồn
tại. Con người không muốn là một phần của cái toàn thể, bởi vì thế thì người đó
biến mất. Người đó muốn căn cước riêng của mình, tên riêng của mình, hình dạng
riêng của mình, định nghĩa của mình. Cho dù điều đó tạo ra khổ sở thì cũng được,
cho dù người đó phải sống trong địa ngục người đó cũng sẵn sàng vì nó.
Có lần George Bernard Shaw được
hỏi ông ấy thích đi đâu sau khi ông ấy chết - xuống địa ngục hay lên cõi trời. Ông
ấy nói, "Bất kì chỗ nào tôi có thể là người đầu tiên, tôi không muốn là
người thứ hai " - và trong cõi trời không có cơ hội nào là người thứ nhất
cả, bởi vì bao nhiêu thánh nhân đã lên tới đó rồi: Jesus và Zarathustra và
Mahavira và Phật. Ai sẽ chú ý tới anh chàng đáng thương George Bernard Shaw
này? Ông ấy sẵn lòng xuống địa ngục nếu ông ấy có thể là người thứ nhất ở đó.
Bản ngã muốn là người đầu tiên,
bản ngã muốn đẩy mọi người xuống thấp hơn bản thân nó; do đó nó coi bản thân nó
là nghiêm chỉnh. Do đó nó là kẻ cầu toàn: nó yêu cầu hoàn hảo, điều là không thể
được. Không ai hoàn hảo cả; không ai có thể tồn tại một khoảnh khắc nếu người
đó hoàn hảo. Bất toàn là cách thức của cuộc sống, bởi vì chỉ có thể trưởng
thành nếu bạn bất toàn. Nếu bạn hoàn hảo thì không có trưởng thành thêm, không
có tiến hoá thêm. Nếu bạn hoàn hảo bạn bị mắc kẹt. Hoàn hảo nghĩa là cái chết;
bất toàn nghĩa là tuôn chảy, trưởng thành, năng động.
Bản ngã đòi hỏi hoàn hảo từ bản
thân người ta và từ người khác nữa. Nó đòi hỏi điều không thể được, và bởi vì
điều không thể được không thể nào được đạt tới nên nó có thể sống. Nó không hạnh
phúc với điều bình thường; nó muốn điều phi thường, và cuộc sống chỉ gồm điều
bình thường. Nhưng điều bình thường là đẹp, điều bình thường là cực kì đẹp.
Không cần cái gì phi thường. Cuộc sống bình thường là thiêng liêng, nhưng bản
ngã kết án nó là trần tục. Nó đòi hỏi cuộc sống phi thường. Do đó mọi tôn giáo
cứ bịa ra những câu chuyện về người sáng lập của họ toàn những điều không thực:
Moses tách biển, Jesus đi trên nước... tất cả những chuyện này đều là bịa đặt,
dối trá, được các tín đồ bịa ra chỉ để chứng minh rằng thầy của họ là phi thường;
ông ta không phải là người bình thường.
Thực tế, chân lí là ở chỗ bạn
không thể tìm ra được người bình thương hơn Phật, Mahavira, Jesus, Moses,
Zarathustra, Lão Tử. Họ đơn giản thế! Họ đã chấp nhận bản thân mình như họ vậy.
Họ sống trong cái như thế, trong tathata. Họ không khao khát hoàn hảo nào. Họ
hoàn toàn thoải mái với thế giới bất toàn, hoàn toàn hài lòng với nó. Và họ
không coi bản thân mình là nghiêm chỉnh tới mức họ phải đạt tới những đỉnh cao
vĩ đại, những đỉnh lớn lao, rằng họ phải vượt qua mọi người. Họ không điên
khùng! Họ là những người đẹp, và cái đẹp của họ chứa trong việc đã chấp nhận
cái bình thường là cái phi thường, cái trần tục là cái thiêng liêng.
Prembodhi, bạn hỏi, "Tại
sao tôi coi bản thân mình và mọi thứ nghiêm chỉnh thế?"
Mọi người đều coi bản thân mình
và người khác là nghiêm chỉnh. Đó là cách thức của bản ngã tồn tại. Bắt đầu có
chút ít chơi đùa đi và bạn sẽ thấy bản ngã bay hơi. Coi cuộc sống là không
nghiêm chỉnh, như chuyện đùa đi - vâng, như chuyện đùa vũ trụ. Cười thêm chút
ít.
Tiếng cười có ý nghĩa hơn nhiều
so với lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện không thể phá huỷ được bản ngã của bạn;
ngược lại, nó có thể làm cho bản ngã thiêng liêng, ngoan đạo, nhưng tiếng cười
chắc chắn phá huỷ bản ngã của bạn. Khi bạn thực sự trong trạng thái của tiếng
cười, bạn có quan sát không? - bản ngã biến mất trong một khoảnh khắc. Bạn lại
là đứa trẻ, cười khúc khích. Bạn lại đã quên mất rằng bạn là đặc biệt. Bạn
không còn nghiêm chỉnh nữa; trong một khoảnh khắc bạn đã loại bỏ sự cố định của
mình.
Đó là lí do tại sao tôi thích
chuyện đùa - chúng là chất độc cho bản ngã của bạn! Bạn thích tôi nói về những
điều nghiêm chỉnh: bình diện vía và bao nhiêu thể con người có, bẩy hay chín,
và bao nhiêu luân xa. Và mọi ngày đều có các câu hỏi - bí truyền, huyền bí. Đây
là những người nghiêm chỉnh. Họ rơi vào nhóm sai rồi!
Tôi không nghiêm chỉnh chút
nào. Tôi không cười với bạn bởi vì đó là một phần của việc kẻ chuyện đùa: người
kể phải rất nghiêm chỉnh, người đó không thể cười cùng bạn được. Mọi tiếng cười
của mình tôi đều phải làm một mình. Nhưng cách tiếp cận của tôi tới cuộc sống
là hoàn toàn không nghiêm chỉnh, chơi đùa, bởi vì theo kinh nghiệm của tôi đây
là cách bản ngã biến mất.
Quan sát khi bạn cười mà xem: bản
ngã đâu? Bỗng nhiên bạn đã tan ra, bỗng nhiên bạn thành chất lỏng, không cứng rắn
nữa, mà tuôn chảy. Bạn không phải là người thông thái, già cả, có kinh nghiệm.
Nghe câu chuyện đùa này và cố
tìm ra xem bản ngã còn lại hay không.
Ngay sau khi tới nhà nghỉ tuần
trăng mật, chú rể dễ bị kích thích trở nên lo lắng về trạng thái hồn nhiên của
cô dâu. Quyết định theo cách tiếp cận trực tiếp, anh ta nhanh chóng cởi quần áo
ra, trỏ vào cái nam tính phơi ra, và hỏi cô dâu, "Em có biết nó là gì
không?"
Không ngần ngại, cô ấy đỏ mặt
và trả lời, "Đó là chim."
Thích thú với ý tưởng dạy cô vợ
ngây thơ, anh chồng thì thào, "Từ giờ trở đi, em yêu, cái này sẽ được gọi
là dương vật."
"À, đến bây giờ," cô
gái trách, "em đã thấy nhiều dương vật rồi, và em đảm bảo với anh, cái này
là chim."
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu, Hạnh phúc là gì?
Jayananda, điều đó còn tuỳ. Nó
tuỳ vào bạn, vào trạng thái có ý thức hay vô ý thức của bạn, liệu bạn ngủ hay
thức.
Có câu châm ngôn nổi tiếng của
Murphy. Ông ấy nói có hai kiểu người: Một kiểu là những người bao giờ cũng phân
chia nhân loại thành hai kiểu, và kiểu kia, những người không phân chia nhân loại
chút nào.
Tôi thuộc vào kiểu thứ nhất....
Nhân loại có thể được chia thành hai kiểu: người ngủ và người thức - và tất
nhiên, có phần nhỏ ở giữa.
Hạnh phúc sẽ tuỳ thuộc vào chỗ
bạn ở trong tâm thức của bạn. Nếu bạn ngủ, thế thì hoan lạc là hạnh phúc. Hoan
lạc nghĩa là cảm giác, cố gắng đạt tới cái gì đó qua thân thể, điều không thể đạt
tới được qua thân thể, buộc thân thể đạt tới cái gì đó mà nó không có khả năng.
Mọi người đều cố, theo mọi cách có thể, để đạt tới hạnh phúc qua thân thể. Thân
thể có thể cho bạn chỉ hoan lạc tạm thời, và từng hoan lạc đều được cân bằng bởi
đau đớn theo cùng khối lượng, theo cùng mức độ. Từng hoan lạc đều được tiếp nối
bởi cái đối lập của nó bởi vì thân thể tồn tại trong thế giới nhị nguyên, cũng
như ngày được tiếp nối bởi đêm và chết được tiếp nối bởi sống và sống được tiếp
nối bởi chết. Nó là cái vòng luẩn quẩn. Hoan lạc của bạn sẽ được tiếp nối bởi
đau đớn, đau đớn của bạn sẽ được tiếp nối bởi hoan lạc.
Nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy
thoải mái. Khi bạn sẽ trong trạng thái hoan lạc, bạn sẽ sợ rằng bạn sắp làm mất
nó, và nỗi sợ đó sẽ đầu độc nó. Và khi bạn sẽ mất trong đau đớn, tất nhiên, bạn
sẽ trong khổ, và bạn sẽ cố gắng mọi khả năng để thoát ra khỏi nó - chỉ để rơi
trở lại trong nó.
Phật gọi đây là bánh xe sinh tử.
Chúng ta cứ đi trong bánh xe này, níu bám lấy bánh xe... và bánh xe cứ chuyển động.
Thỉnh thoảng hoan lạc tới và thỉnh thoảng đau đớn tới, nhưng chúng ta bị nghiền
nát giữa hai tảng đá này.
Nhưng người ngủ chẳng biết gì
khác. Người đó chỉ biết vài cảm giác của thân thể - thức ăn, dục. Đây là thế giới
của người đó; người đó cứ chuyển động giữa hai điều này. Đây là hai đầu của
thân thể người đó: thức ăn và dục. Nếu người đó kìm nén dục người đó trở nên
nghiện thức ăn: nếu người đó kìm nén thức ăn người đó trở nên nghiện dục. Năng
lượng cứ chuyển động như con lắc. Và bất kì cái gì bạn gọi là hoan hoạc, thì
nhiều nhất nó chỉ là giảm nhẹ trạng thái căng thẳng. Năng lượng dục tích tụ,
tích luỹ; bạn trở nên căng thẳng và nặng nề và bạn muốn xả nó ra.
Người đang ngủ, dâm dục của người
đó không là gì ngoài sự giảm nhẹ, giống như hắt hơi mạnh. Nó không cho bạn cái
gì ngoài sự giảm nhẹ nào đó. Căng thẳng có đó, bây giờ nó không còn đó; nhưng
nó sẽ tích luỹ lại. Thức ăn cho bạn chỉ chút ít mùi vị trên lưỡi; nó không nhiều
để sống. Nhưng nhiều người đang sống chỉ để ăn; có rất ít người ăn để sống.
Câu chuyện về Columbus là nổi
tiếng. Đó là cuộc hành trình dài. Trong ba tháng họ chẳng nhìn thấy gì ngoài nước.
Thế rồi một hôm Columbus nhìn ra chân trời và thấy cây. Và nếu bạn nghĩ
Columbus hạnh phúc thấy cây, bạn phải đã thấy con chó của ông ấy!
Đó là lí do tại sao chó Siberi
là nhanh nhất trên thế giới: bởi vì cây cũng xa thế.
Nhưng đây là thế giới của hoan
lạc. Chó có thể được tha thứ, nhưng bạn không thể được tha thứ.
Trong ngày hẹn đầu tiên, anh
thanh niên, tìm đường để có thời gian thoải mái, hỏi người đàn bà trẻ liệu cô ấy
có thích đi chơi bowling không. Cô ấy đáp rằng cô ấy chẳng quan tâm tới đi chơi
bowling. Thế rồi anh ấy gợi ý đi xem phim, nhưng cô ấy đáp là cô ấy không quan
tâm tới phim. Trong khi cố gắng nghĩ về cái gì đó khác anh ta mời cô ấy điếu
thuốc là mà cô ấy khước từ. Rồi anh ta lại hỏi liệu cô ấy có muốn đi nhảy và đi
uống ở tiệm nhảy disco mới không. Cô ấy lại khước từ bằng việc nói rằng cô ấy
không quan tâm tới những thứ đó.
Trong thất vọng anh ta hỏi cô ấy
có tới căn hộ của anh ta để làm tình qua đêm không. Với sự ngạc nhiên của anh
ta cô ấy đồng ý một cách sung sướng, hôn anh ta một cách nồng nàn và nói,
"Anh thấy đấy, anh chẳng cần những thứ kia làm gì để có thời gian thoải
mái!"
Điều có thể được gọi là hạnh
phúc tuỳ thuộc vào mọi người. Với người ngủ, cảm giác hoan lạc là hạnh phúc.
Người đó sống từ hoan lạc này sang hoan lạc khác. Người đó chỉ chạy xô từ cảm
giác này sang cảm giác khác. Người đó sống với những xúc động nhỏ. Cuộc sống của
người đó rất hời hợt; nó không có chiều sâu, nó không có phẩm chất. Người đó sống
trong thế giới của số lượng.
Thế rồi có những người ở giữa,
người không ngủ không thức, người ở trạng thái lấp lửng, chút ít ngủ, chút ít
thức. Bạn đôi khi cũng có kinh nghiệm đó vào buổi sáng sớm: vẫn còn ngủ, nhưng
bạn không thể nói bạn ngủ được bởi vì bạn có thể nghe tiếng động trong nhà, vợ
bạn chuẩn bị trà, tiếng của ấm đun nước và tiếng người đưa sữa ngoài cổng hay
trẻ con dậy đi học. Bạn có thể nghe thấy những điều này, nhưng dầu vậy bạn vẫn
không thức. Mơ hồ, lờ mờ những tiếng động này vọng tới bạn, cứ dường như có khoảng
cách lớn giữa bạn và tất cả những điều đang xảy ra quanh bạn. Bạn cảm thấy cứ
dường như nó vẫn là một phần của giấc mơ. Nó không phải là một phần của giấc
mơ, nhưng bạn đang trong trạng thái ở giữa.
Cùng điều đó xảy ra khi bạn bắt
đầu thiền. Người không thiền ngủ, mơ; thiền nhân bắt đầu đi xa khỏi giấc ngủ của
mình hướng tới thức tỉnh. Ông ấy đang trong trạng thái dịch chuyển. Thế thì hạnh
phúc có nghĩa hoàn toàn khác: nó trở nên nhiều phẩm chất hơn, ít số lượng hơn;
nó nhiều tâm lí hơn, ít sinh lí hơn. Người đó tận hưởng âm nhạc nhiều hơn, người
đó tận hưởng thơ ca nhiều hơn, người đó tận hưởng sáng tạo ra cái gì đó. Người
đó tận hưởng tự nhiên, cái đẹp của nó. Người đó tận hưởng im lặng. Người đó tận
hưởng điều người đó chưa bao giờ tận hưởng trước đây, và điều này kéo dài lâu
hơn nhiều. Cho dù âm nhạc dừng lại, cái gì đó vẫn cứ nấn ná bên trong bạn. Và
nó không phải là việc giảm nhẹ.
Sự khác biệt giữa hoan lạc và hạnh
phúc này là: nó không phải là việc giảm nhẹ, nó là việc làm giàu thêm. Bạn trở
nên đầy tràn, bạn trở nên tràn ngập đôi chút. Nghe âm nhạc hay, cái gì đó được
lẩy cò bên trong bản thể bạn, hài hoà nảy sinh trong bạn - bạn trở thành âm nhạc.
Hay múa, bỗng nhiên bạn quên mất bản thân mình; thân thể bạn trở thành vô trọng
lượng. Nắm giữ của sức hút trên bạn bị mất. Bỗng nhiên bạn ở trong không gian
khác: bản ngã không còn cứng nhắc thế, vũ công tan chảy và hội nhập vào trong
điệu vũ. Điều này còn cao hơn nhiều, sâu hơn nhiều so với niềm vui bạn có được
từ thức ăn hay dục. Điều này có chiều sâu. Nhưng điều này cũng không phải là điều
tối thượng.
Điều tối thượng xảy ra chỉ khi
bạn thức đầy đủ, khi bạn là vị phật, khi mọi giấc ngủ đều đã qua và mọi việc mơ
đều đã qua, khi toàn thể bản thể bạn đầy ánh sáng, khi không có bóng tối trong
bạn. Mọi bóng tối đều đã biến mất và cùng với bóng tối đó, bản ngã cũng mất đi.
Mọi căng thẳng đã biến mất, mọi nỗi buồn, lo âu. Bạn ở trong trạng thái mãn
nguyện toàn bộ. Bạn sống trong hiện tại; không quá khứ, không tương lai nào nữa.
Bạn hoàn toàn ở đây bây giờ.
Khoảnh khắc này là tất cả. Bây
giờ là thời gian duy nhất và ở đây là không gian duy nhất. Và thế thì bỗng
nhiên toàn thể bầu trời rơi vào trong bạn. Đây là phúc lạc. Đây là hạnh phúc thực.
Tìm kiếm phúc lạc đi,
Jayananda; nó là quyền tập ấn của bạn. Đừng vẫn còn bị mất hút trong rừng rậm của
hoan lạc; vươn lên cao hơn một chút đi. Đạt tới hạnh phúc và rồi tới phúc lạc.
Hoan lạc có tính con vật, hạnh
phúc có tính người, phúc lạc có tính thiêng liêng. Hoan lạc trói buộc bạn, nó
là cảnh tù túng, nó xiềng xích bạn. Hạnh phúc cho bạn chút ít trói buộc hơn,
chút ít của tự do, nhưng chỉ chút ít thôi. Phúc lạc là tự do tuyệt đối. Bạn bắt
đầu đi lên; nó cho bạn đôi cánh. Bạn không còn là một phần của đất thô; bạn trở
thành một phần của bầu trời. Bạn trở thành nhẹ, bạn có thể vui vẻ.
Hoan lạc là phụ thuộc vào người
khác. Hạnh phúc không phụ thuộc thế vào người khác, nhưng dầu vậy nó vẫn tách rời
khỏi bạn. Phúc lạc là không phụ thuộc, là không tách rời; nó là chính bản thể bạn,
nó là chính bản tính của bạn. Đạt tới nó là đạt tới Thượng đế, tới niết bàn.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu, Vị kỉ là gì?
Yoga Chetana, vị kỉ là cái bóng
của ý tưởng về cái ta tách biệt. Nó là cái bóng của cái bóng, phản xạ của phản
xạ. Cứ dường như bạn nhìn trăng trong hồ và thế rồi bạn thấy trăng được phản xạ
trong hồ qua tấm gương. Nó ở xa, xa với thực tại lắm. Ngay cả phản xạ trong hồ
cũng là không thật rồi, nhưng phản xạ của hồ trong gương thì thậm chí còn không
thật hơn.
Bản ngã là phản xạ trong hồ của
bản thể thực của bạn. Bản thể thực của bạn là trăng; bản ngã chỉ là phản xạ
trong hồ. Phản xạ trong hồ có thể bị rối loạn ngay cả bởi viên đá nhỏ bé. Ném
viên đá nhỏ và bạn sẽ thấy: trăng bị nhiễu loạn, bóp méo. Gợn sóng nảy sinh và
trăng bị vỡ thành nghìn mảnh.
Vị kỉ là cái bóng của bản ngã,
thậm chí còn không thật hơn. Bạn không phải là cái ngã. Theo lời Phật, bạn
không phải là atta - cái ngã; bạn là anatta - vô ngã. Do đó, Phật không dạy bạn
vị tha, mà tôi cũng không dạy bạn vị tha. Điểm này phải được hiểu cho rõ: tôi
không dạy bạn vị tha đâu. Đó là điều các tu sĩ của hầu hết các tôn giáo vẫn
đang làm. Họ nói, "Vị kỉ là xấu." Họ không nói, "Vị kỉ là giả."
Họ nói, "Vị kỉ là xấu, vị kỉ là tội lỗi."
Nhưng họ chấp nhận thực tại của
nó, họ không bác bỏ thực tại của nó. Nếu nó không thực, thế thì họ không thể kết
án nó là tội lỗi được. Làm sao bạn có thể gọi cái gì không thực là tội lỗi được?
Nếu nó không tồn tại ngay chỗ đầu tiên, làm sao nó có thể là tội lỗi và làm sao
nó có thể xấu được? Cho nên họ cứ nói, "Vị kỉ là xấu, vị kỉ là tội lỗi."
Và để tránh nó họ dạy bạn vị tha: "Phục vụ người khác, phục vụ nhân loại,
là công bộc."
Nhiều lần những người đã bị ước
định bởi tu sĩ và các nhà truyền giáo tới tôi, và tất nhiên, họ bị choáng bởi
vì tôi không bao giờ nói tới vị tha. Và họ hỏi tôi tại sao tôi không dạy các
sannyasins lòng vị tha.
Tôi không thể dạy được, bởi vì
ngay chỗ đầu tiên cái ngã là giả, cho nên bảo họ không vị kỉ là tuyệt đối sai.
Bảo họ phục vụ người khác, có lòng vị tha, là đang đem họ ngày một vào sâu hơn
trong cái không thực.
Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp
họ thấy rằng cái ngã là giả. Do đó tôi không chống lại cái ngã - nó không tồn tại.
Làm sao tôi có thể chống lại cái gì đó mà không tồn tại? Và tôi không dạy bạn vị
tha. Nếu bệnh là giả, phỏng có ích gì cho bạn thuốc nào đó?
Tôi đơn giản nói bạn nhìn vào
bên trong bản thân mình, quan sát một cách im lặng... và bạn sẽ không tìm thấy
bản ngã chút nào. Cái ngã biến mất. Thực tế, nói "biến mất" là không
đúng; nó chưa bao giờ có đó, nhưng bạn chưa bao giờ nhìn vào. Khi bạn nhìn bạn
không thấy nó.
Điều đó giống như bạn nói,
"Trong phòng tôi có bóng tối," và tôi đưa cho bạn chiếc đèn và tôi bảo
bạn, "Đi và tìm cùng chiếc đèn xem bóng tối ở đâu." Bạn đi cùng chiếc
đèn và bạn tìm - và bạn không thể tìm thấy nó! Bạn quay lại và bạn nói,
"Tôi không thể tìm thấy nó!" Cho nên tôi nói, "Nó bị kết thúc rồi!
Đừng lo về nó. Bất kì khi nào cái muốn này nảy sinh trong bạn, có thôi thúc
này, hoài nghi này, đem đèn và đi tìm." Dần dần, dần dần chân lí sẽ lắng đọng
trong bạn rằng không có bóng tối; đó chỉ là thiếu ánh sáng.
Bản ngã là thiếu chú ý của bạn,
thiếu nhận biết của bạn, chứ không gì khác. Nếu bạn đi vào, nếu bạn nhìn vào,
nó chẳng được tìm thấy chút nào. Và với cái ta mất đi, vị kỉ ở đâu?
Và thế rồi cuộc sống của bạn là
cuộc sống của tình yêu, của từ bi. Thế thì cuộc sống của bạn thực sự là vị tha.
Tôi sẽ không gọi nó là "không vị kỉ," tôi sẽ gọi nó là "vô vị kỉ,"
bởi vì trong từ 'không vị kỉ' thực tại của cái ngã được thừa nhận. Tôi muốn dùng
từ Phật giáo, 'vô vị kỉ' - anatta, vô ngã.
Sáng suốt của Phật là mênh
mông, rất có ý nghĩa.
đã làm nhiều thế cho nhân loại;
họ đã làm nó bởi vì họ tận hưởng nó. Họ đã được thưởng hậu hĩ. Phần thưởng
không ở đâu đó trong kiếp sống tương lai, sau cái chết, trong thiên đường; phần
thưởng là trong bản thân tình yêu. Tình yêu là phần thưởng riêng của nó.
Khi bạn sống từ tình yêu, cuộc
sống của bạn là vui vẻ vô cùng, cực lạc; đó là phần thưởng. Và khi bạn sống từ
bản ngã giả, cuộc sống của bạn là nỗi khổ, nó là việc chịu đựng, nó là địa ngục;
đó là trừng phạt. Không cần phải đợi - rằng sau cái chết bạn sẽ bị tống xuống địa
ngục. Quên mọi chuyện này đi! Chúng là hay để kể cho trẻ con bởi vì trẻ con
không thể hiểu được cái gì khác; chúng chỉ có thể hiểu được truyện. Nhưng với
người trưởng thành những câu chuyện đó là không liên quan.
Từng hành động đều hoặc là việc
trừng phạt riêng của nó hoặc phần thưởng riêng của nó. Nếu nó nảy sinh từ thực
tại của bạn, nó đem tới niềm vui, cái đẹp, phúc lạc, phúc lành. Nếu nó nảy sinh
từ ý tưởng giả nào đó nó đem tới khổ sở, đau đớn, đau khổ. Đó chính là địa ngục
là gì.
Yoga Chetana này, vị kỉ là bóng
của cái ngã, cái không tồn tại chút nào. Nhưng đừng chấp nhận điều tôi nói chỉ
bởi vì tôi nói điều đó. Bạn sẽ phải nhìn vào trong, để nó trở thành kinh nghiệm
của bạn. Bạn sẽ phải trở nên thức tỉnh thêm chút ít để nhìn vào. Bạn sẽ phải
thoát ra khỏi giấc ngủ của mình.
Đó là con đường đi xuống miền
Nam trong một bang khô ráo. Ga tầu hoả chật ních một nhóm người đang trên đường
đi xem trận bóng đá. Quá một bên của phòng đợi là Baxter đang đứng, một người
nhỏ bé yên tĩnh, bồn chồn và định tách mình khỏi đám đông.
Nhân viên điều tra liên bang,
giám sát làm rượu lậu của vùng, để ý thấy Baxter có cái gì đó dưới túi áo, từ
đó chốc chốc lại rơi ra các giọt nước. Nhân viên điều tra này, với niềm hi vọng
trong tâm tưởng, bước tới anh ta, đặt một ngón tay dưới một trong các giọt rơi
đó, bắt lấy một giọt, và nếm nó.
"Rượu Scotch à?" anh
ta hỏi.
"Không," Baxter nói.
"Con chó con Airedale đấy."
Bạn đã bỏ lỡ nó! Nếm lại nó
đi... nó không phải là rượu Scotch, nó là nước đái của chó con Airedale.
Có một đám tiệc uống rượu lớn ở
miền bằng phẳng ở San Francisco. Mọi thứ đến chỗ say sưa nhất và hoang dã nhất
thì chuyện xảy ra - trận động đất. Ống khói đổ đầy phố, đường nước vỡ lung
tung. Tất cả khách khứa đổ xô ra ngoài nơi tiệc hoang dã. Nhưng thiếu mất một
người. Người chủ anh hùng dám quay lại và ở đó trong buồng tắm ông ta thấy người
bị thiếu, đang quì sâu trong nước. Vị khách say rượu chỉ có thể lầm bầm nói,
"Thành thực đấy, Paul ơi, tôi thề mọi điều tôi làm chỉ là kéo cái tay cầm
thôi."
Yoga Chetana, bạn sẽ phải trở
nên ý thức hơn chút ít, có vậy thôi. Thoát ra khỏi cơn say của bạn đi; nó rất cổ
đại. Trong nhiều, nhiều kiếp chúng ta đã sống trong trạng thái say rồi. Bạn sẽ
phải làm chút ít nỗ lực để kéo bản thân mình ra khỏi vũng bùn của vô thức. Và
thế thì bản ngã biến mất và không gian thuần khiết được bỏ lại đằng sau.
Từ không gian thuần khiết đó,
hoa sen nở ra - hoa sen của từ bi, của tình yêu, của niềm vui. Không chỉ bạn được
phúc lành, mà bạn trở thành phúc lành cho toàn thể sự tồn tại.
Đừng tranh đấu với vị kỉ, nhớ lấy.
Tranh đấu với nó là điều bạn đã từng được bảo đi bảo lại. Đừng tranh đấu với
nó. Tranh đấu với nó nghĩa là bạn đã chấp nhận thực tại của nó; do đó tôi không
dạy bạn tranh đấu với bản ngã của bạn. Nếu bạn tranh đấu với bản ngã của mình bạn
sẽ trở nên khiêm tốn, nhưng thế thì trong khiêm tốn của bạn bản ngã sẽ ẩn nấp.
Thế thì bản ngã sẽ cứ bao hoa về khiêm tốn của nó. Bản ngã thậm chí có thể nói,
"Mình là người khiêm tốn nhất trên thế giới, người khiêm tốn vĩ đại nhất
trên thế giới."
Ba linh mục Ki tô giáo đang nói
chuyện; họ gặp nhau ở ngã tư đường. Một người thuộc về tu viện dòng Luyện tâm.
Ông ấy nói, "Khi có liên quan tới khổ hạnh, không ai có thể đua tranh được
với chúng tôi. Chúng tôi là những người khổ hạnh nhất trong toàn thể vương quốc
Ki tô giáo."
Người thứ hai thuộc về một tu
viện khác. Ông ấy nói, "Điều đó có thể là vậy, nhưng khi có liên quan tới
uyên bác, các ông không ở đâu cả. Người của chúng tôi hi sinh cả đời họ vì kinh
sách để tìm ra chân lí và điều tốt đẹp."
Người thứ ba mỉm cười và nói,
"Cả hai ông đều có thể đúng, nhưng khi có liên quan tới khiêm tốn, chúng
tôi là trên đỉnh!"
"Khi có liên quan tới
khiêm tốn, chúng tôi là trên đỉnh...."
Do đó, Yoga Chetana này, tôi sẽ
không nói đánh nhau với vị kỉ của bạn đâu. Đánh nhau đã từng chẳng giúp đỡ gì;
nó chỉ tạo ra những bản ngã ngoan đạo trên khắp thế giới. Gợi ý của tôi là quan
sát nó, nhìn nó, theo dõi nó. Theo dõi cách nó vận hành, cách bạn cứ tạo ra nó
- bởi vì nó là bịa đặt của bạn.
Điều đó rất tuỳ tiện. Nó là hư
cấu mà bạn duy trì và kiểm soát. Và việc duy trì này rất tốn kém bởi vì nó giữ
bạn trong địa ngục; nó phá huỷ toàn thể cuộc sống của bạn chỉ để duy trì cái gì
đó giả. Quan sát nó đi. Khoảnh khắc bạn thấy cái giả của nó, nó mất đi. Bạn
không cần vứt bỏ nó, nó đơn giản vứt bỏ theo cách riêng của nó. Nó không được
tìm thấy chút nào.
Và thế thì một cuộc sống hoàn
toàn mới bắt đầu. Bạn được tái sinh. Đó là điều tôi gọi là tính chất sannyas.
Sandesh, điều đó thực đúng đấy.
Tôi là kẻ hippie nguyên thuỷ! Bạn có thể không biết điều đó, nhưng tôi là sáng
lập viên của toàn thể phong trào này!
Ông chủ tiệm, bực mình hiện ra
rõ ràng trên khuôn mặt ông ấy, bước tới Sheldon, kẻ hippie.
"Nghe đây," ông ấy
nghiến răng kèn kẹt, "cho tôi và mọi người khác trong tiệm này một ân huệ
lớn và thôi huýt sáo trong khi anh làm việc."
"Này, ông chủ,"
Sheldon trả miếng một cách đề phòng, "ai đang làm việc?"
Tôi đã sống, tôi đã không làm
việc! Bất kì cái gì tôi làm tôi đều tận hưởng nó; nó không phải là việc, nó là
niềm vui của tôi, nó là trò chơi. Tôi thích nó, đó là lí do tại sao tôi đã làm
nó. Tôi không làm phục vụ nào cho bất kì ai, tôi không làm việc vì bất kì động
cơ nào; do đó nó không phải là công việc chút nào, nó là niềm vui của tôi.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Có thực đúng là thầy không bao giờ làm việc
trong cả đời mình không?
Tôi đang nói với bạn. Nó không
phải là công việc, nó là niềm vui của tôi. Tôi tận hưởng - yakkety, yakkety,
yakkety... đây không phải là công việc! Tôi đơn giản thích nó. Gọi nó là công
việc sẽ không đúng - nó là trò vui!
Bất kì cái gì tôi đã từng làm
trong đời tôi, nó chưa bao giờ là công việc cả. Tôi đơn giản thổi sáo mồm!
Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy đích xác là điều tôi đã từng tìm kiếm
trong suốt hai mươi năm qua trong nghiên cứu, chính trị, yoga, gia đình và cộng
đồng. Bây giờ chung cuộc tôi ở đây. Và điều đó đẹp thế! Và ngài mai tôi ra đi.
Và tôi hạnh phúc nữa. Sao vậy?
Hans Peter Finger, không có
ngày mai đâu. Hôm nay bạn ở đây, và điều đó còn nhiều hơn điều người ta có thể
đòi hỏi. Ai biết về ngày mai? Bản thân tôi có thể ra đi, ngay cả trước khi bạn
ra đi!
Và vấn đề không phải là ở đây.
Nếu bạn đã tìm thấy tôi, thì bạn đã tìm thấy tôi; dù bạn ở đâu bạn sẽ ở cùng
tôi, tôi sẽ ở cùng bạn. Toàn thể vấn đề là một khi bạn đã tìm thấy đúng người
mà bạn khớp với, tìm thấy người mà bạn thấy tuyệt đối hài hoà, giao cảm, thế
thì không không gian nào có thể phân chia được bạn. Đó là lí do tại sao bạn cảm
thấy hạnh phúc. Tôi có thể hiểu vấn đề của bạn.
Bạn nói, "Và tôi hạnh phúc
nữa. Sao vậy?"
Bình thường, nếu bạn đã rơi vào
tình yêu với tôi và sẽ đi ngày mai bạn sẽ phải nghĩ, trông đợi khổ, bởi vì
"Bây giờ đây là người mình đã từng tìm kiếm, trong suốt hai mươi năm và
bây giờ mình phải ra đi ngày mai." Nhưng bạn không khổ. Đó là chỉ báo rõ
ràng rằng bạn đã thực sự tìm thấy tôi. Tìm thấy tôi và khổ là không thể được!
Có vài người ở đây và khổ, bởi
vì họ đã không tìm thấy tôi. Và có những người không ở đây nhưng cực kì vui vẻ
bởi vì họ đã tìm thấy tôi, dù họ ở bất kì đâu.
Bạn sẽ thuộc về tôi từ giờ trở
đi.
Một khoảnh khắc của hài hoà sâu
sắc là đủ, một khoảnh khắc của tình yêu là vĩnh hằng.
Thế thì thời gian không thành vấn
đề, không gian không thành vấn đề.
Trái tim bạn biết điều đó,
nhưng tâm trí bạn đang hỏi bởi vì điều đó là phi logic. Tâm trí bạn nói,
"Nếu mình thực sự yêu nhiều thế, thì tại sao mình lại ra đi? Nếu mình thực
sự thích thú, thế thì tại sao đằng nào mình cũng phải ra đi? Trong hai mươi năm
mình đã từng tìm kiếm! Mình đã phí hoài hai mươi năm và bây giờ mình đã tìm thấy
- và mình lại ra đi! Và dầu vậy mình vẫn sung sướng! Cái gì xảy ra cho
mình?" Đây là tâm trí của bạn đang tạo ra những dấu hỏi, nhưng trái tim bạn
biết bạn đã tìm thấy tôi. Bây giờ dù bạn ở đâu, giao cảm này sẽ tiếp tục.
Bất kì cái gì đã truyền qua giữa
tôi và bạn đều là cái gì đó bên ngoài thời gian, bên ngoài không gian. Cho nên
bạn có thể đi một cách hạnh phúc, bạn có thể đi một cách vui vẻ. Và bất kì khi
nào bạn nhắm mắt lại và nhớ tôi, bạn sẽ ở bây giờ và ở đây.
Phật trường của tôi đã không trở
nên bị giới hạn vào công xã này; nó phải lan khắp trái đất. Cho nên ở bất kì chỗ
nào một người tồn tại mà yêu tôi sâu sắc, người đó đều tạo ra phật trường nhỏ
quanh bản thân người đó.
Hans-Peter, không chỉ bạn sẽ
còn có quan hệ với tôi đâu, mà bạn sẽ trở thành chiếc cầu cho nhiều người hướng
tới tôi. Bạn sẽ trở thành sứ giả - không phải nhà truyền giáo mà là sứ giả. Nhà
truyền giáo là hư huyễn. Nhà truyền giáo là người mà bản thân người đó đã không
hiểu chút gì, người đã không kinh nghiệm cái gì cả. Nhà truyền giáo là người
chuyên nghiệp: người đó đã chọn tôn giáo làm nghề, người đó kiếm sống từ việc
đó. Bạn sẽ là sứ giả. Bạn sẽ lan toả lời này cho nhiều người nữa - cho bạn bè của
bạn, cho người bạn biết, bạn yêu.
Vâng, điều đó là hoàn toàn tốt
- đi và chia sẻ tôi với những người khác. Và bất kì khi nào được cần, bạn sẽ được
gọi tới, bạn sẽ quay lại đây lần nữa. Và nếu được cần ở đây mãi mãi thì bạn sẽ ở
đây mãi mãi. Bất kì cái gì được cần đều sẽ xảy ra.
Tin cậy đi!
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao không ai để ý gì tới tôi cả?
Narendra, thiền về câu châm ngôn
của Murphy: Không ai để ý khi mọi sự đi đúng.
Bạn phải đi đúng rồi. Mọi người
để ý khi cái gì đó đi sai. Nếu mọi thứ đi tuyệt đối đúng, mọi người không để ý
tới bạn chút nào đâu.
Người ta nói về Mahavira rằng
ông ấy muốn từ bỏ vương quốc của mình. Ông ấy xin phép mẹ mình. Người mẹ nói,
"Chấm dứt điều vô nghĩa này đi - đừng bao giờ hỏi ta lần nữa! Cho tới khi
ta chết ta sẽ không cho phép con đâu. Nếu con bỏ ngôi nhà này mà không có phép
con sẽ làm điều gì đó rất bạo hành với ta - và con cứ nói về bất bạo hành. Cho
nên nhớ lấy!"
Mahavira không bao giờ hỏi lại
bà ấy nữa. Sau hai năm bà ấy chết. Khi họ quay về từ đám ma, ông ấy nói với người
anh cả trên đường về nhà, "Bây giờ em có thể ra đi được không? - Em chỉ sống
ở đây bởi vì mẹ nói, 'Đừng bao giờ hỏi lần nữa.' Bây giờ, may mắn là mẹ đã chết
- vậy em có thể đi được chứ?"
Người anh nói, "Chấm dứt mọi
điều vô nghĩa này đi! Thảm hoạ thế đã rơi vào chúng ta - mẹ chúng ta đã chết -
và em muốn bỏ anh sao? Cho đến khi anh chết em không được phép."
Và Mahavira đã vâng lời thế -
ông ấy nói được thôi. Ông ấy bắt đầu sống trong cung điện cứ dường như ông ấy
đã từ bỏ. Ông ấy thiền, ông ấy im lặng, ông ấy đi yên tĩnh và duyên dáng tới mức
dần dần, dần dần ông ấy trở nên gần như vắng mặt. Đó là câu chuyện hay, rằng
gia đình thôi để ý tới ông ấy.
Thế rồi một hôm bỗng nhiên người
anh nhận ra, "Hàng tháng nay chúng ta đã không để ý gì tới nó." Ông
ta nhớ, "Nó đâu rồi nhỉ?" Ông ta đi tìm Mahavira. Ông ấy gọi cả gia
đình và hỏi họ, "Phải làm gì bây giờ? Nó đã gần như bỏ đi! Nó đã trở thành
im lặng thế, an bình thế. Nó không gây tiếng động nào, nó chưa bao giờ can thiệp,
nó chưa bao giờ nói cái gì cho bất kì ai. Nó cứ dường như là không có trong nhà
chút nào! Cho nên phỏng có ích gì mà ngăn cản nó thêm nữa?"
Tất cả họ đều tụ tập lại với
nhau và yêu cầu Mahavira, "Bây giờ em có thể đi. Thực tế, em đã đi rồi bởi
vì chúng ta đã thôi chú ý tới em."
Mahavira nói, "Bây giờ thì
chẳng có gì khác biệt.
Nhưng nếu anh nói đi, thì em
đi."
Narendra, đừng lo. Mọi người chỉ
chú ý khi bạn đang làm cái gì đó sai. Khi chó cắn người, điều đó không phải là
tin, nhưng khi người cắn chó thì đó là tin tức! Cho nên nếu bạn muốn trở thành
tin tức, cắn chó đi! Làm điều gì đó ngu xuẩn, trở thành loại phiền toái. Chỉ
người gây phiền toái mới lôi kéo sự chú ý.
Đó là lí do tại sao bạn thấy
trong báo chí mọi chính khách đều được lên trang bìa mọi ngày, bởi lí do đơn giản
là họ có giá trị phiền toái. Bạn có thể hỏi bất kì thủ tướng hay tổng thống nào
trên thế giới về ông ấy chọn thành phần nội các của mình trên nền tảng nào. Đó
là giá trị phiền toái! Bất kì ai sẽ gây ra phiền toái, nếu người đó không được
chọn thì phải được chọn. Bạn càng gây phiền toái, bạn sẽ càng được để ý tới, hiển
nhiên. Nếu bạn là người im lặng trong hài hoà sâu sắc với bản thân mình và sự tồn
tại, ai sẽ chú ý tới bạn? Làm điều gì đó sai đi, bất kì cái gì cũng được!
Đó là lí do tại sao các thánh
nhân của bạn cứ làm những điều ngu xuẩn thế - chỉ để được chú ý tới. Đứng lộn đầu
ở chợ Đường M.G. và đám đông sẽ tụ tập lại.
Mọi người sẽ dừng lại bất kì chỗ
nào họ đang đi. Họ có thể đã đi vì việc khẩn cấp nào đó, nhưng bây giờ việc lớn
hơn đang xảy ra: một người ngu đang đứng lộn đầu! Họ phải dừng lại, họ phải
xem. Làm cái gì đó ngu xuẩn đi.
Robert Ripley nói rằng một người
muốn trở nên nổi tiếng. Người đó hỏi Ripley phải làm gì. Ripley là người nổi tiếng;
ông ấy đã viết nhiều cuốn sách - Tin điều đó hay không.... Ông ấy hay tích luỹ
đủ mọi thứ điều không thể tin được; ông ấy là chuyên gia trong những điều không
thể tin được - đúng nhưng không thể tin được. Mọi người cũng thường hỏi ông ấy...
ai đó hỏi ông ấy làm sao trở nên nổi tiếng.
Ông ấy nói, "Ông làm một
điều. Cạo nửa tóc trên đầu ông và bước im lặng khắp New York. Trong ba ngày cứ
đi thế và không nói gì cả, cứ để mọi người ngắm."
Và trong ba ngày người đó đã có
trên mọi báo! Rằng một người lạ đang có đó, nửa đầu cạo trọc, bước đi qua New
York, chẳng bao giờ nói cái gì. Bạn hỏi người đó và người đó giữ im lặng. Rất
kì lạ!
Đó là lí do tại sao tôi đã chọn
áo da cam cho bạn, để cho dù bạn ở đâu - New York, Berlin, Paris, Rome, bất kì
chỗ nào bạn ở, mọi người đều phải chú ý tới bạn. Điều đó giúp cho công việc của
tôi! Mọi người bắt đầu hỏi, "Điều gì đã xảy ra cho anh?" Các
sannyasin của tôi tất cả đều giống như Jesus quay lại!
Narendra, bạn phải đã làm mọi thứ
đúng. Hạnh phúc là không ai để ý tới bạn.
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao thầy cho các tu sĩ những thời xấu thế?
Họ không bắt thầy thôi uống rượu và thầy chỉ phải nghe họ một lần một tuần
thôi.
Niranjan, thế là đủ đầu độc mọi
người rồi nếu họ phải nghe một lần một tuần đủ mọi loại vô nghĩa. Trong hàng thế
kỉ điều đó đã được tuyên truyền... nó phải tới từ không trung, nó đã trở thành
một phần của bầu không khí. Vấn đề không phải là nghe họ chỉ một lần một tuần;
rung động của họ ở mọi nơi. Họ cứ nhắc nhở bạn theo mọi cách có thể. Bất kì chỗ
nào bạn đi qua, đều có nhà thờ hay đền chùa hay tu viện hồi giáo. Bạn có cho rằng
điều đó không nhắc nhở bạn về cái gì đó sao? Và họ cứ rung chuông ở nhà thờ chỉ
để nhắc bạn, "Đừng quên chúng tôi vẫn đang ở đây!" Và tháp nhà thờ, bạn
có thể thấy chúng từ mọi nơi; chúng đang nhắc nhở bạn. Đây là những quá trình
tinh vi của việc nhắc nhở bạn.
Ở Ấn Độ bạn không thể đi qua phố
mà không bắt gặp đền chùa - đền chùa mọi nơi. Và làm đền chùa ở Ấn Độ lại đơn
giản thế: bạn có thể vẽ lên bất kì tảng đá nào. Bạn cứ thử mà xem! Đem một tảng
đá tới bất kì chỗ nào, để nói dưới gốc cây, bôi đỏ nó và ngồi bên cạnh với mắt
nhắm. Trog vài phút bạn sẽ thấy mọi người tới. Ai đó sẽ để hoa, ai đó sẽ cúi lạy
tảng đá; họ sẽ nghĩ đây là bức tượng Hanumanji!
Ấn Độ không tin vào mọi thứ rất
tốn kém; nó đã làm mọi thứ thành rẻ mạt. Nó là nước nghèo, bạn biết đấy, cho
nên mọi thứ đều phải rẻ, trong khả năng của mọi người. Bạn có thể có nhiều thượng
đế tuỳ thích. Bất kì hòn đá nào cũng có tác dụng; vâng nếu nó tròn tròn thì nó
thành Shankara, Shiva. Nếu nó không tròn, xấu về hình dạng, tô đỏ nó; nó trở
thành Hanuman! cứ ngồi bên cạnh và chờ, và bạn sẽ thấy những người tôn thờ đã bắt
đầu tới.
Tôi không cho các tu sĩ thời xấu
đâu. Thực tế, tu sĩ thông minh cực kì hài lòng với tôi.
Mới hôm nọ tôi nhận được một tấm
thiếp từ một tu sĩ, người rất sung sướng bởi vì ông ấy đã nghe băng của tôi, đọc
sách của tôi. Ông ấy sung sướng vì tôi ở đây - một thiếp chúc mừng từ một tu
sĩ! Tôi không cho các tu sĩ thông minh thời xấu đâu. Không, tôi đơn giản chỉ
cho họ lối ra! Và vài người đã thoát. Có nhiều tu sĩ, sư và ni những người đã
trở thành sannyasins. Và có nỗi sợ lớn bây giờ bởi vì nếu điều này cứ xảy ra
thì có nguy hiểm.
Giới thẩm quyền Tin lành ở Đức
đã ra lệnh cho tất cả các nhà thờ Tin lành của Đức rằng tên tôi phải không được
nhắc tới trong bất kì buổi giảng đạo nào. Có một báo cáo mười tám trang của một
uỷ ban đặc biệt được nhà thờ Tin lành bổ nhiệm để nghiên cứu điều tôi nói. Họ
đã đọc mọi sách... và cảm giác của tôi là một nửa số họ sẽ bị chuyển đổi bởi vì
báo cáo này dường như rất lẫn lộn! Đôi khi họ dường như thiên về tôi, đôi khi họ
dường như chống lại tôi. Họ không trong tình huống nói người này là đúng hay
sai. Báo cáo của họ rất tiết lộ.
Họ nói, "Người này nói như
Jesus - vậy mà phải cẩn thận về ông ta." Bây giờ tôi nghĩ nhiều tu sĩ, đặc
biệt các linh mục Tin lành ở Đức, sẽ đọc sách. Họ đã trích dẫn mọi sách. Họ đã
nêu tên các sách. Ngay cả linh mục không biết gì về tôi, sẽ biết về tôi bây giờ!
Đây là cách mọi sự xảy ra trong thế giới. Đây là thế giới rất kì lạ!
Và tôi không cho bất kì ai thời
khó khăn cả. Nhiều nhất, tôi kể vài chuyện đùa về các tu sĩ. Và cảm giác của
tôi là đọc chúng khi họ một mình họ phải thích thú!
Giáo hoàng đứng trước một đám
đông im lặng các dân làng chăm chú nghe và nói với họ, "Các con phải không
dùng thuốc tránh thai!"
Một bà đáng yêu bước lên trước,
rung ngón tay. "Trông đây," bà ấy la rầy giáo hoàng, "ông không
chơi trò chơi-a này, ông không làm-a ra luật!"
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Chồng tôi điên, nhưng thỉnh thoảng điều anh
ấy nói lại đúng. Liệu người điên có thể làm được điều đó không?
Neelam, người điên có thể làm bất
kì cái gì, hiển nhiên - họ điên mà! Họ thậm chí có thể nói chân lí. Chính cái gọi
là người lành mạnh mới là người không thể tin được, người là chuyên gia nói dối.
Người điên là đơn giản; họ có thể nói chân lí. Họ không lo nghĩ, họ không bận
tâm.
Nghe chồng bạn đi. Anh ấy còn
lành mạnh hơn nhiều so với cái gọi là những người lành mạnh khác. Nếu thỉnh thoảng
bạn thấy rằng anh ấy đang nói cho bạn chân lí, có thể vào lúc khác anh ấy cũng
nói cho bạn chân lí, bạn chỉ không nhận biết về nó.
Người điên là người hay. Họ
điên chỉ bởi họ nhạy cảm tới mức họ không thể sống được trong thế giới điên
này. Thế giới điên này làm họ điên! Họ nhạy cảm và mong manh tới mức họ trở
thành nạn nhân. Họ không tinh ranh; họ là những người hồn nhiên, chân thành và
trung thực. Tôi biết nhiều người điên - thực tế, tôi chỉ biết người điên - và
tôi kính trọng họ.
Bạn hỏi tôi, Neelam, "Liệu
người điên có thể làm được điều đó không? Liệu có khả năng để người điên nói ra
chân lí không?"
Chỉ người điên mới có thể nói
ra chân lí.
Jesus phải đã điên; bằng không
ông ấy đã không nói ra chân lí. Ông ấy mà chơi trò chơi của đám đông và ông ấy
sẽ trở thành giáo sĩ nổi tiếng, không bị đóng đinh mà được cho vương miện.
Nhưng ông ấy đã điên và ông ấy đã nói chân lí.
Socrates phải đã điên, hoàn
toàn điên; bằng không sao bận tâm về chân lí? Sống như người khác sống, bắt chước
họ; nói dối như họ nói dối, lừa bịp như họ lừa bịp, đạo đức giả như họ vậy. Sao
cố gắng là thực? Sao cứ khăng khăng về chân lí? Nhưng ông ấy phải đã điên.
Quan toà hỏi ông ấy trong khoảnh
khắc cuối cùng... bởi vì họ cũng cảm thấy tiếc cho người này, họ biết sự chân
thành của ông ấy. Họ bảo ông ấy rằng nếu ông ấy thực sự rời khỏi Athens ông ấy
có thể được tha thứ - nhưng ông ấy không thể vào lại Athens lần nữa.
Socrates nói, "Điều đó tôi
không thể làm được. Tôi đã sống ở Athens, tôi đã dạy ở Athens, các đệ tử của
tôi đều ở đây, người của tôi ở đây. Bây giờ trong tuổi già này, tôi sẽ lại bắt
đầu kinh doanh của mình ở đâu?"
Vâng, ông ấy thực tế đã dùng từ
'kinh doanh'.
Quan toà hỏi, "Ông ngụ ý
gì bởi việc kinh doanh của ông?"
Ông ấy nói, "Việc kinh
doanh nói ra chân lí - đó là kinh doanh của tôi."
Quan toà thực sự thông cảm. Họ
nói, "Thế thì ông làm một điều này. Ông có thể sống ở Athens, nhưng thôi
nói, im lặng đi."
Ông ấy nói, "Điều đó là
không thể được. Tốt hơn cả là chết đi bởi vì thế thì cái chết của tôi sẽ nói.
Và để tôi nhắc các ông," ông ấy nói với quan toà, "ngay cả sau nhiều
thế kỉ, khi tôi chết rồi, cái chết của tôi sẽ cứ nói với mọi người về chân lí.
Và các ông sẽ được nhớ tới chỉ bởi vì tôi thôi; bằng không chẳng ai sẽ nhớ các
ông đâu. Tôi không thể dừng việc kinh doanh của mình nói ra chân lí. Tôi sẵn
sàng chết."
Ông ấy phải đã điên! Ngay cả đệ
tử của ông ấy cũng nghĩ rằng ông ấy điên. Cuộc sống giá trị thế! Nhưng với con
người của chân lí, chân lí còn có giá trị hơn.
Và người điên có thể làm bất kì
cái gì. Giúp chồng bạn đi, đừng cản trở anh ấy. Giúp anh ấy là đích thực và thực
và đừng gọi anh ấy là điên. Ai biết ai điên? Thực tế, không định nghĩa nào tồn
tại. Các nhà phân tâm gọi Jesus là thần kinh. Friedrich Nietzsche nói Phật là
điên. Freud nói Nietzsche là điên. Jung nghĩ Freud là điên. Ai để mà tin được?
Bác sĩ nổi tiếng mở dạ dầy của
bệnh nhân ra và một bầy bướm bay ra.
"Này," bác sĩ nói,
"anh chàng này thực sự nói chân lí đây!"
Và có thể anh ta chỉ đóng vai,
chỉ diễn kịch, bởi vì đôi khi điều đó thực sự hay.
Tôi biết một người điên. Khi
anh ta một mình với tôi anh ta tuyệt đối lành mạnh, và khi anh về nhà anh ta trở
nên điên. Tôi hỏi anh ta, "Có chuyện gì vậy?"
Anh ta nói, "Ở đây rất thoải
mái. Tôi không phải đi làm, tôi không phải bận tâm về chuyện kinh doanh gia
đình, tôi không phải lo về bất kì cái gì. Tôi tận hưởng! Tôi bơi trong sông, tôi
nằm dưới mặt trời, mọi người đều nghĩ, 'Nó điên!' Vợ tôi, con tôi, họ tất cả đều
có phần trách nhiệm. Vợ tôi cai quản cửa hàng, con tôi đứa mà tôi bao giờ cũng
lo lắng - bây giờ chúng lo lắng về tôi! Còn tôi tận hưởng, tôi có thời gian của
cuộc đời tôi!" Anh ta nói, "Tôi đã làm đủ rồi. Bây giờ đây là cách
duy nhất."
Có nhiều người điên, người đơn
giản giả vờ điên.
Giúp chồng bạn đi. Có thể đấy
chỉ là vì bạn mà anh ấy giả điên! Neelam, đàn bà là nguy hiểm! Bạn phải thấy
Aseema....
Aseema là một sannyasin đẹp.
Tôi đã thấy cô ấy có hai đời chồng - cả hai đều phát điên! Thế rồi tôi bắt đầu
nghĩ, vấn đề là gì? Và cả hai đều là người đẹp - bạn biết cả hai. Một người là
Sarvesh, người có tài nói tiếng bụng. Anh ấy hoàn toàn tốt trước khi anh ấy gặp
Aseema. Bây giờ sannyasin đẹp này đã làm cho anh ta phát điên! Người kia là
Nikunj; Nikunj cũng điên. Toàn thể công lao thuộc vào Aseema đấy! Bây giờ, nếu
bất kì ai khác nghĩ tới yêu Aseema, nghĩ hai lần đi! Và thế rồi dừng bản thân bạn
lại!
Một người đàn bà tới người xem
tướng tay.
"Chồng bà sẽ chết một cái
chết bạo hành," bà ấy được bảo vậy.
"Thêm một câu hỏi nữa,"
bà ấy hỏi. "Tôi sẽ được trắng án chứ?"
Một nhóm người đi bộ đường trường
đi qua một túp lều vùng sâu vùng xa thì họ thấy người chủ đang ngồi tựa trong
chiếc ghế đá ở hiên. Họ để ý thấy vợ ông ta đi vào nhà qua cửa trước và là cửa
duy nhất. Vài giây sau họ thấy một con linh miêu nhảy qua cửa sổ mở.
Họ chạy xô tới người vùng núi
này. "Làm cái gì đó đi nhanh lên!" ai đó kêu lên. "Một con linh
miêu vừa nhảy vào trong nhà ông và vợ ông ở trong đó."
"Đó là vận đen của nó rồi,"
người vùng sâu nói. "Đằng nào thì tôi cũng chẳng bao giờ thích linh
miêu."
Nên, Neelam, thiền chút ít về bản
thân bạn đi. Sao người đàn ông đáng thương này lại cư xử cứ dường như anh ấy
điên?
Tại cao điểm của sự dính líu
không may của người Mĩ ở Đông Á, một thanh niên có vẻ nghiêm nghị tới văn phòng
sĩ quan tuyển quân.
"Tôi phải làm gì để sang
Việt Nam sớm nhất có thể được?" người lính tương lai hỏi.
"Này, trước hết anh phải
kí đã," viên sĩ quan kêu lên với cái cười toe toét.
"Người tình nguyện có phải
khám sức khoẻ không?" "Chắc chắn khám chứ."
"Khỉ gió, điều đó sẽ làm
tôi chậm mất. Tôi muốn ra tiền tuyến ngay bây giờ."
"Trong mọi trường hợp, anh
phải vào trại huấn luyện đã," viên sĩ quan giải thích. "Không ai đi
ra nơi đánh nhau mà không được huấn luyện đúng."
"Thế thì ít nhất quân đội
cũng cho tôi bay sang Việt Nam chứ? Tôi ghét đi tới đó bằng thuyền chậm."
"Anh vô cùng lo lắng về
cái gì vậy?" người lính này càu nhàu. "Anh không hiểu anh có thể bị
giết hay bị thương ở đó à?"
"Vậy là tôi sẽ bị giết hay
bị thương. Có gì khác đâu, chừng nào tôi có được mọi vinh quanh?"
"Nghe đây, anh bạn,"
người tuyển quân gắt gỏng, "sao anh không về nhà và quên toàn bộ chuyện
này đi? Anh điên thật!"
Chàng thanh niên bất thần cho
tay vào túi áo khoác, rút ra một tờ giấy và dúi vào tay viên sĩ quan quân đội.
"Đây," anh ta nói
nhanh. "Kí đi!"
Đủ cho hôm nay.