Read more
Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 10)
Chương 13. Tôn giáo là bài ca, thơ ca, điệu vũ của trái tim bạn
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy có cải tâm mọi người sang tôn giáo của
riêng thầy không?
Christina, tôi không có tôn
giáo nào hết cả: có một loại tính tôn giáo nào đó, nhưng không có tôn giáo nói
riêng. Đó là lí do tại sao lại dễ thế cho tôi hấp thu Jesus, Phật, Lão Tử,
Zarathustra, Moses, Mohammed, Mahavira. Nếu như tôi có tôn giáo, thế thì tôi sẽ
không thể nào phổ quát được như vậy.
Có tôn giáo nghĩa là trở nên bị
giới hạn. Có tôn giáo nghĩa là bạn đã định nghĩa cuộc sống, bạn đã làm ra giáo
điều từ cuộc sống, bạn đã giải bí ẩn của nó. Nó không còn vô hạn nữa; nó không
còn là không biết nữa, không thể biết nữa. Bạn đã thu nó lại thành hệ thống ý
nghĩ.
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây
là để làm tan chảy mọi hệ thống ý nghĩ, làm tan chảy tâm trí của bạn, cái đã trở
thành lạnh như băng, đông cứng thành định kiến, để cho một loại hơi ấm mới bao
quanh trái đất. Nó sẽ là một loại tính tôn giáo - một cảm giác mơ hồ, không phải
là ý nghĩ xác định. Bạn có thể kinh nghiệm nó, nhưng bạn không thể giải thích
được nó. Nó sẽ không giống như hoa, nó sẽ giống hương hoa nhiều hơn. Nếu bạn
không bị lạnh bạn sẽ có khả năng cảm thấy nó, hương thơm. Và cái đầu của mọi người
lại quá đầy sự lạnh lẽo; họ chịu từ cái lạnh, họ đã trở nên bị đông cứng. Người
này là người Hindu, người khác là người Ki tô giáo.
Đó là nghĩa của cái tên của bạn,
Christina: Một Christ.
Là một Christ và đừng bao giờ
là người Ki tô giáo! Là vị phật, đừng bao giờ là phật tử! Điều đó đang làm lắng
đọng rác rưởi. Khi bạn có thể tự mình kinh nghiệm chân lí, sao còn lắng đọng
cho tri thức thứ cấp? Mọi tôn giáo đều là tri thức thứ cấp.
Khi thầy còn sống, thầy có bầu
khí hậu nào đó, không có hoài nghi gì về điều đó, một bầu không khí nào đó bao
quanh thầy, nơi mọi người bắt đầu trưởng thành - trưởng thành trong bản thân họ.
Điều đó là cải tâm đúng. Cải tâm không có nghĩa là người Hindu trở thành người
Ki tô giáo hay người Ki tô giáo trở thành người Hindu; điều đó không phải là cải
tâm. Điều đó đơn giản là đổi từ nhà tù này sang nhà tù khác, chuyển từ hệ thống
tư tưởng chết này sang hệ tư tưởng chết khác - nhưng bạn vẫn còn như cũ.
Cải tâm nghĩa là thay đổi triệt
để trong bản thể bạn. Vấn đề không phải là thay đổi ý thức hệ của bạn, vấn đề
là thay đổi tâm thức bạn. Theo nghĩa đó, mọi người chắc chắn đang được cải tâm.
Và tôi không cải tâm họ, họ cho phép bản thân mình được cải tâm. Nhớ lấy sự
khác biệt đó. Tôi không quan tâm tới việc cải tâm bất kì ai; tôi đơn giản tạo
ra không gian sẵn có cho những người muốn trải qua cuộc cách mạng này. Họ có thể
trải qua cuộc cách mạng này. Tôi không cố gắng một cách trực tiếp hay gián tiếp
làm bạn thành một phần của bất kì tôn giáo nào.
Mới hôm nọ tôi có đọc... ai đó
đã viết - một người Hindu - rằng tôi đang cải tâm mọi người sang Jaina giáo bởi
vì tôi được sinh trong tôn giáo của người Jaina. Và người Jaina nghĩ rằng tôi
đang cải tâm người Jaina vào tôn giáo của người Hindu bởi vì mầu da cam là mầu
của người Hindu - cứ dường như mầu sắc cũng có thể có tính chất Hindu hay Mô ha
mét giáo! Và người Ki tô giáo đã viết thư cho tôi, viết các bài báo chống lại
tôi, rằng tôi đang cải tâm người Ki tô giáo sang Hindu giáo. Đó là một thế giới
rất kì lạ! Người Ki tô giáo nghĩ tôi đang cải tâm bạn sang Hindu giáo, người
Hindu nghĩ tôi đang cải tâm bạn sang Jaina giáo, người Jaina nghĩ tôi đang cải
tâm bạn sang Hindu giáo, người Mô ha mét giáo nghĩ tôi đang cải tâm bạn sang Phật
giáo và Phật tử nghĩ tôi đang cải tâm bạn sang cái gì đó khác.
Tôi không cải tâm bạn sang bất
kì hệ thống tư tưởng có tổ chức nào, trực tiếp hay gián tiếp. Tôi không quan
tâm tới điều đó chút nào. Nhưng chắc chắn tôi đang làm ra một chiều hướng sẵn
có cho bạn. Nếu bạn quan tâm đi vào qua cuộc cách mạng, bạn có thể đi. Nếu bạn
có can đảm và dũng cảm bạn có thể có tâm thức mới.
Nhưng tôi có thể hiểu được câu
hỏi này, đặc biệt từ một người Ki tô giáo, bởi vì người Ki tô giáo đã từng làm
kinh doanh này trên khắp trái đất trong hàng thế kỉ, theo mọi cách có thể được,
đúng hay sai. Nếu mọi người không thể được cải tâm bằng việc thuyết phục họ,
thì cải tâm họ bằng lưỡi kiếm. Nếu kiếm đã trở thành lạc hậu và trông xấu, thì
cải tâm họ bằng tiền, bằng bánh mì và bơ. Mọi người đều nghèo và chết đói.
Ở Ấn Độ tôi chưa bao giờ bắt gặp
một gia đình giầu đã trở thành người Ki tô giáo. Chỉ người rất nghèo người bao
giờ cũng trên bờ vực của chết vì đói mới trở thành người Ki tô giáo. Lí do
không phải là vì họ quan tâm tới Christ; họ đơn giản quan tâm tới việc sống sót
- và các nhà truyền đạo Ki tô giáo có tiền. Họ có thể cho những người này tiền,
việc làm, quần áo, thuốc men, bệnh viện. Và khi đó là vấn đề sống còn, ai bận
tâm về tôn giáo? Bạn thuộc vào tôn giáo nào cũng chẳng thành vấn đề - yêu cầu đầu
tiên là sống còn. Cho nên ở Ấn Độ mọi người nghèo, người rất nghèo đều đã được
cải tâm. Đây là cải tâm họ bằng hối lộ. Bây giờ thay vì dùng lưỡi kiếm, một
phương pháp luận rất tinh vi đang được dùng để cải tâm họ.
Nhưng tôi không quan tâm tới việc
cải tâm bất kì ai. Tôi yêu Jesus cũng nhiều như tôi yêu Phật bởi vì tôi không
thấy khác biệt gì. Cả hai đều có tính tôn giáo bởi vì cả hai đều đã thức tỉnh.
Không có khác biệt chút nào giữa tất cả những người đã thức tỉnh. Nhưng nhà thờ
đã không quan tâm tới việc thức tỉnh hay người thức tỉnh; mối quan tâm của họ
là về số người, và họ dùng mọi cách có thể, trực tiếp, gián tiếp, thô thiển và
tinh vi để cải tâm mọi người.
Do đó, Christina này, câu hỏi
này đã nảy sinh trong tâm trí bạn: có thể tôi đang làm cái gì đó giống như các
nhà truyền giáo Ki tô giáo. Tôi không phải là nhà truyền giáo đâu.
Ông và bà Chotnik đã hi vọng rằng
con trai họ, Stanley, sẽ theo con đường của cách thức chính thống riêng của họ
và theo đuổi giáo dục cao hơn tại đại học Yeshiva. Thay vào đó, mặc cho mối
quan tâm nhiều của họ, anh ta đã vào trường cao đẳng Ki tô giáo. Nhưng khi anh
ta trở về nhà vào kì nghỉ hè, họ được nhẹ nhõm rất nhiều khi thấy rằng nỗi lo sợ
của họ đã không có cơ sở. Stanley đã không từ bỏ niềm tin do tổ tiên truyền lại,
anh ta đã không bị cải tâm, anh ta đã không, điều đó là rõ ràng, bị ảnh hưởng
dù theo cách nhỏ nhặt nhất bởi môi trường phi Do Thái của mình. Thực tế, vào
chính ngày thứ sáu tiếp, anh ta sẵn sàng đồng ý đi cùng họ tới giáo đường.
Tối hôm đó, tại gần buổi lễ
ngày nghỉ shabbes, giáo sĩ, một ông bạn già của gia đình Chotnik, đón chào cậu
sinh viên trẻ với nụ cười lớn. "Thật hay lại được gặp cậu ở đây trong ngôi
đền này, Stanley," giáo sĩ nói, lắc tay cậu thanh niên. "Nói thẳng,
cha mẹ cậu và tôi đã sợ cậu có thể bị thành người Cơ đốc giáo ở đó tại South
Bend."
Lông mày của Stanley nhướn lên
trong ngạc nhiên. "Không thể được!" anh ta tuyên bố. "Không ai
đã bao giờ cải tâm cháu, thưa cha."
Có những cách tinh vi để cải
tâm. Người bị cải tâm không trở nên nhận biết chút nào về điều xảy ra. Bạn cứ ước
định người đó, dần dần, dần dần. Bạn cứ lặp lại sách phúc âm và dần dần, dần dần
không có nhận biết của người đó, tâm trí người đó trở nên đầy tất cả những điều
đã từng được lặp lại. Người đó bị ước định. Đó là quá trình thôi miên.
Nỗ lực của tôi ở đây là chính
điều đối lập lại: nó là quá trình giải thôi miên, giải ước định. Tôi giải ước định
bạn, dù bạn là bất kì ai, người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo.
Tôi đơn giản giải ước định bạn và thế rồi tôi để điều đó cho bạn để bạn có thể
là bản thân mình. Tôi không ước định lại bạn lần nữa. Tôi dừng lại với việc giải
ước định để cho bạn được tự do khỏi hình mẫu cũ, khỏi động thái cũ mà đã từng bị
áp đặt lên bạn. Một khi bạn được tự do thì công việc của tôi được kết thúc. Thế
thì bạn có thể trưởng thành theo cách riêng của bạn theo ánh sáng riêng của bạn,
theo nhu cầu bên trong riêng của bạn. Từng cá nhân đều có quyền tập ấn là bản
thân mình.
Thế giới này không cần người Ki
tô giáo, người Hindu và người Mô ha mét giáo; nó chắc chắn cần người tôn giáo.
Và tôi ngụ ý gì khi tôi dùng từ 'người tôn giáo'? Tôi ngụ ý những người nhận biết
rằng thế giới này không chỉ là vật chất, rằng thế giới này là cái gì đó hơn nữa,
cái gì đó thêm nữa. Nó không kết thúc với vật chất; vật chất chỉ là chu vi: tâm
thức là ở trung tâm. Và điều này là có thể chỉ khi bạn kinh nghiệm tâm thức ở
trung tâm riêng của mình; thế thì bạn có thể kinh nghiệm tâm thức ở mọi nơi.
Khi bạn bắt đầu cảm thấy tâm thức ở mọi nơi bạn đã bắt gặp tính thượng đế. Kinh
nghiệm này là tôn giáo.
Tôi chắc chắn quan tâm tới việc
đưa bạn vào trong kinh nghiệm bao la này, nhưng bạn phải tới theo cách riêng của
bạn. Bạn phải tới nó mà không có niềm tin nào, định kiến nào - cởi mở, mong
manh, sẵn sàng nhìn cái đang đó, thay vì phóng chiếu cái phải thế. Tôi không
cho bạn bất kì cái phải và cái không phải nào, tôi không cho bạn bất kì lời răn
nào. Tôi đơn giản giúp bạn như người làm vườn giúp hạt mầm. Đấy không phải là làm
ra hoa sen từ bụi hồng hay ngược lại. Người làm vườn giúp cho hoa hồng là hoa hồng
và hoa sen là hoa sen. Bất kì cái gì là tiềm năng của bạn, bạn phải là cái đó.
Tôi không ở đây để quyết định bạn
phải là cái gì; tôi chỉ có thể cho bạn hướng dẫn cách trưởng thành vào trong bản
thể riêng của bạn. Và đó là cách một người trở thành một Jesus, một Phật, một
Zarathustra.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Phương Tây quá đông đúc các nhà trị liệu
tâm lí và bệnh nhân của họ, nhưng sao không ai dường như được giúp đỡ?
Patrick, giúp đỡ là có thể chỉ
qua vị phật. Giúp đỡ là có thể chỉ qua người đã thức tỉnh.
Các nhà trị liệu tâm lí cũng ngủ
như bạn vậy; họ ở trong cùng một con thuyền. Không có khác biệt về chất giữa bạn
và họ - thực tế họ có thể còn điên khùng hơn bạn. Họ có thể còn trong đống lộn
xộn hơn bạn bởi vì họ thường xuyên phải giải quyết với người điên; hết ngày nọ
tới ngày kia, họ bị bao quanh bởi người điên. Thay vì giúp người điên trở nên
lành mạnh, chính điều đối lập xảy ra: thường xuyên tiếp xúc với người điên, dần
dần, dần dần tự bản thân họ trở nên điên.
Điều này là tự nhiên. Họ chưa
có nhận biết đó, điều có thể vẫn còn tách rời, không bị ảnh hưởng. Họ không có
khoảng cách đó, sự bình thản đó, sự tách rời đó. Họ không sống trên đỉnh ánh
sáng mặt trời; họ đang dò dẫm trong thung lũng tăm tối nơi bạn cũng đang dò dẫm.
Họ mù như bạn mù, nhưng họ phải giả vờ rằng họ không mù - và điều đó còn nguy
hiểm hơn.
Nếu một người mù và biết rằng
mình mù và chưa bao giờ giả vờ khác đi, có mọi khả năng người đó sẽ bước đi thận
trọng hơn. Nếu người đó giả vờ rằng người đó không mù, nếu người đó phóng chiếu
rằng người đó không mù, nếu người đó thuyết phục người khác rằng người đó không
mù, dần dần, dần dần người đó sẽ bị thôi miên bởi lời nói của riêng mình, tự
thôi miên. Người đó sẽ bắt đầu tin rằng người đó không mù và người đó sẽ bắt đầu
bước đi kém cẩn trọng. Và điều đó còn nguy hiểm hơn.
Tôi đã nghe:
Có lần một người mù tới thăm một
Thiền sư. Khi người này ra về - lúc đó là đêm, đêm tối, không trăng, và nhiều
mây thế - thầy nói với người mù, "Cầm chiếc đèn này đi theo ông."
Người mù này cười to. Người đó
nói, "Thầy có đùa không đấy? Cái đèn giúp gì cho tôi? Tôi không thể nhìn
được! Dù tôi có đèn hay không thì cũng vậy cả thôi."
Nhưng thầy nói, "Điều đó
ta biết, rằng ông không thể thấy được, nhưng ít nhất người khác sẽ có khả năng
nhìn trong bóng tối rằng ông đang tới cho nên họ sẽ không đâm quàng vào
ông."
Biện luận này có vẻ đúng. Người
mù cầm chiếc đèn, ra đi. Anh ta mới đi được trăm bước thì một người đâm sầm vào
anh ta. Anh ta nói, "Có chuyện gì thế? Anh cũng mù sao? Anh không thể thấy
được chiếc đèn này à?"
Nhiều nhà trị liệu tâm lí phát
điên hơn bất kì nghề nào khác và nhiều nhà trị liệu tâm lí tự tử hơn bất kì nghề
nào khác. Và điều đó là tự nhiên. Sống cùng người điên, người ta có thể hiểu được
- họ trở nên bị nhiễm.
Vài cảnh sẽ giúp cho bạn....
Và người kia nói, "Tôi
không mù. Tôi xin lỗi, nhưng đèn của ông có thắp đâu; lửa của nó tắt rồi."
Người mù này quay trở lại với
Thiền sư và nói, "Thầy trông đấy, đừng bao giờ đưa đèn cho người mù khác nữa.
Nếu không có đèn tôi đã bước đi thận trọng hơn. Tôi bao giờ cũng bước đi thận
trọng. Bởi vì có đèn tôi bước đi cứ dường như tôi không còn mù nữa - và chiếc
đèn tắt ngấm. Nhưng làm sao tôi biết rằng chiếc đèn tắt rồi? Bởi vì chiếc đèn
này, lần đầu tiên tôi đã bị một người làm bị thương. Bằng không, tôi đã bước đi
cả đời mình trong mọi tình huống có thể, nhưng bởi vì tôi thận trọng thế, bao
giờ cũng làm tiếng động với chiếc gậy trên đường nên mọi người có thể cảm thấy
rằng người mù nào đó có đó, bao giờ cũng dò dẫm bằng chiếc gậy trong bóng tối
nên tôi biết tôi ở đâu, tôi đang đối diện với tường hay cửa.... Đó là lần đầu
tiên tôi bước đi mà không sợ gì."
Và đó là điều đang xảy ra cho các
nhà trị liệu tâm lí của bạn đấy, Patrick. Họ nghĩ họ biết - họ chẳng biết gì. Họ
được thông tin nhiều, nhưng thông tin không phải là việc biết. Họ được giáo dục
tốt, nhưng họ đã không có bản thể cao hơn bạn. Và giúp đỡ là có thể chỉ khi ai
đó cao hơn bạn chìa tay cho bạn.
Cảnh thứ nhất:
Một người bước vào văn phòng của
nhà tâm thần. "Ông phải giúp tôi!" anh ta kêu lên.
"Ông làm gì để sống?"
bác sĩ tâm thần hỏi. "Tôi là thợ cơ khí ô tô."
"Chui xuống dưới gầm tràng
kỉ!"
Cảnh thứ hai:
Nhà tâm thần thứ nhất:
"Xin chào!"
Nhà tâm thần thứ hai: "Tôi
tự hỏi ông ngụ ý gì bởi điều đó?"
Cảnh thứ ba:
Bệnh nhân: "Tất nhiên tôi
bực mình, bác sĩ. Tôi có mười một đứa con và tôi thấy chồng tôi không yêu
tôi."
Bác sĩ: "Bà rất may mắn đấy.
Tưởng tượng xem nếu ông ấy yêu thì sao!"
Cảnh thứ tư:
"Bác sĩ ơi, vợ tôi buộc tội
tôi là kẻ chơi bài ép buộc."
"Điều đó thật nực cười.
Bây giờ câm đi và giải quyết đi!"
Và cảnh thứ năm:
"Bác sĩ ơi, bởi vì bác sĩ
đã chữa khỏi cho tôi xu hướng đồng dục và vì đây là phiên cuối cùng của chúng
ta, tôi có thể hôn bác sĩ để chào tạm biệt được không?"
"Đừng có lố bịch - đàn ông
không hôn. Tôi đáng phải không nằm trên cùng tràng kỉ với anh!"
Bạn hỏi tôi, Patrick,
"Phương Tây quá đông đúc các nhà trị liệu tâm lí và bệnh nhân của họ, nhưng
sao không ai dường như được giúp đỡ?"
Giúp đỡ là có thể chỉ từ nguồn
cao hơn. Người trên cùng mảnh đất như bạn không thể giúp gì được bạn. Giúp đỡ
là có thể chỉ khi một người ý thức đầy đủ cố gắng giúp cho người vô ý thức.
Cũng dường như bạn đang ngủ; bạn có cho rằng ai đó khác đang ngủ có thể giúp bạn
theo bất kì cách nào được không? Chỉ ai đó thức mới có thể đánh thức bạn được.
Nếu bạn muốn được thức dậy vào một giờ đặc biệt, bạn không nói với ai đó khác
còn đang ngủ, "Xin hãy thức tôi dậy lúc năm giờ sáng. Tôi phải đi tập Thiền
Động phải gió đó!" Bạn phải nhờ ai đó thức chứ. Chỉ ai đó thức mới có thể
đánh thức bạn được. Thực tế, người đang ngủ có thể giúp bạn rơi vào giấc ngủ
sâu hơn.
Bạn có thể đã quan sát điều đó
xảy ra. Nếu vài người đang ngồi ngay cạnh bạn mà ngáp, bạn bắt đầu cảm thấy buồn
ngủ. Họ tạo ra rung động nào đó; họ tạo ra bầu không khí nào đó mà trong đó bất
kì ai mong manh cũng sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn cả là đi ngủ.
Cùng điều đó xảy ra với người
thức tỉnh: vị phật tạo ra rung động hoàn toàn khác. Ông ấy lay bạn dậy, ông ấy
đánh thức bạn dậy. Ông ấy cứ gây choáng cho bạn theo nhiều cách; ông ấy tìm ra
phương cách để gây choáng cho bạn.
Kavita đã hỏi, "Thưa Thầy
kính yêu, thỉnh thoảng thầy dùng những lời tới mức tôi cảm thấy choáng - và tôi
hay nghĩ rằng không lời nào bao giờ có thể gây choáng cho tôi được. Thầy không
có lời nào dịu sao?"
Kavita, tôi sẽ cứ dùng những lời
này chừng nào bạn còn chưa thức dậy. Bạn thích nghe điệu ru con - nhưng bài ru
con sẽ không ích gì. Cái hấp dẫn bạn, cái bạn thích sẽ không giúp ích gì cả.
Cái gì đó gây choáng cho bạn.... Tôi sẽ dùng những lời dữ dội cho tới khi bạn dừng
ngáp.
Bất kì khi nào tôi thấy ai đó
ngáp ở đâu đó, lập tức tôi phải nói cái gì đó gây choáng cho bạn - và tôi có thể
thấy cái ngáp của người đó biến mất. Khoảnh khắc tôi nói "chuyện nhảm
nhí" - lập tức khi tôi nói điều đó người đó dừng ngáp! Xương sống người đó
dựng thẳng dậy, kundalini của người đó vươn lên!
Chừng nào tất cả các bạn còn
chưa thức tỉnh tôi sẽ không để các bạn yên đâu; tôi sẽ cứ đánh bạn theo đủ mọi
cách có thể.
Giúp đỡ là có thể, Patrick này,
chỉ từ người đã thức tỉnh. Bạn không cần các nhà trị liệu tâm lí, bạn cần chư
phật.
Thứ hai: bạn đi tới nhà trị liệu
tâm lí, nhưng bạn không thực sự muốn được giúp đỡ. Bạn có đầu tư lớn vào bệnh
hoạn của mình.
Lại thêm vài cảnh.
Cảnh thứ nhất:
"Bác sĩ ơi, vợ tôi nghĩ cô
ấy là tủ lạnh." "Sao anh không li dị cô ấy?"
"Tôi muốn đấy nhưng tôi cần
đá."
Cảnh thứ hai:
"Bác sĩ ơi, con gái tôi
nghĩ nó là thỏ."
"Đem nó tới đi. Tôi sẽ xem
tôi có thể làm gì." "Được, nhưng bất kì điều gì xảy ra, tôi hi vọng
ông không chữa lành cho nó."
Không ai muốn thực sự được
giúp. Mọi người chỉ chơi trò chơi. Họ đi tới nhà phân tâm với hi vọng rằng ông
ta không thể làm gì được, rằng ông ta sẽ không thực sự thay đổi họ. Không ai muốn
bị thay đổi; mọi người đều muốn vẫn còn như mình vẫn vậy. Bạn đã trở nên quen
thuộc thế với khổ của mình, với bệnh hoạn của mình... nó là cuộc sống của bạn,
nó là cách thức cuộc sống của bạn.
Nếu bạn muốn được thay đổi bạn
sẽ tìm thầy, không tìm nhà trị liệu tâm lí.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Có chân lí nào trong triết lí về bất tử
thân thể, điều nói rằng chính là niềm tin của chúng ta vào sự không tránh khỏi
của cái chết mới tạo ra tuổi già, bệnh tật và cái chết? Ý nghĩ của chúng ta biểu
lộ ra kết quả tới mức độ nào?
John Fisant, con người sợ chết;
do đó con người cứ tạo ra đủ loại ý tưởng ngu xuẩn. Bất tử thân thể là cực kì
vô nghĩa bởi vì cái gì bắt đầu đều nhất định kết thúc. Bất tử thân thể là có thể
chỉ nếu bạn không được sinh ra qua cha mẹ mà được chế tạo trong xưởng máy. Nếu
bạn được làm bằng nhựa, nếu bạn không là người thực, thế thì có khả năng. Nhựa
dường như là thứ bất tử duy nhất.
Cho nên nếu bạn không có da mà
thay vào đó là nhựa, nếu bạn không có máu thực mà là máu tổng hợp mà bạn có thể
thay đổi bất kì lúc nào - bạn có thể tới máy bơm xăng - và mọi thứ bạn có trong
thân thể - xương, khớp, mọi thứ - là thay thế được để cho bất kì khi nào có vấn
đề nào đó, mọi thứ có thể được thay thế; bạn chỉ phải thay vài bộ phận và các bộ
phận đều sẵn có.... Bạn có thể phải tới ga ra một chốc; vài thứ có thể phải
tháo ốc ra và vặn vít lại. Thế thì bạn có thể bất tử thân thể - nhưng thế thì bạn
sẽ không là người, bạn sẽ là máy.
Nếu bạn được sinh ra bạn nhất định
chết. Vâng, có thể cuộc sống của bạn có thể được kéo dài ra - cuộc sống đã được
kéo dài ra. Khi y học đã tiến hoá, khi công nghệ khoa học đã tới giúp con người,
khi chúng ta trở nên ngày một nhận biết về các bí mật của cuộc sống, cuộc sống
đã được kéo dài ra. Nó có thể được kéo dài từ bẩy mươi năm tới bẩy trăm năm,
nhưng thế nữa bạn sẽ không bất tử thân thể đâu.
Và tôi không nghĩ nhiều người sẽ
thích sống bẩy trăm năm; ngay bẩy mươi năm cũng quá nhiều rồi! Mọi người bắt đầu
nghĩ sau một thời gian, "Bây giờ chết đi chắc tốt hơn." Cái chết là
giảm nhẹ, thảnh thơi. Mọi thứ đều muốn nghỉ; cái chết là đi vào trong nghỉ
ngơi. Thân thể bạn cũng bị mệt mỏi, vật chất cũng bị mệt mỏi. Nó muốn quay lại
cội nguồn nguyên thuỷ của nó: nước về trong nước và khí về trong khí và đất về
trong đất và lửa về trong lửa. Mọi thứ đều muốn trở lại cội nguồn của nó để nghỉ
ngơi, để làm khoẻ lại bản thân nó, và quay lại lần nữa. Nhưng con người bao giờ
cũng thích thú với những ý tưởng này - bất tử thân thể. Và không phải là người
thường đâu, ngay cả người được coi là phi thường, họ cũng cứ có những ý tưởng
ngu xuẩn thế.
Sri Aurobindo và mẹ của Sri
Aurobindo cả hai đều tin vào bất tử thân thể - và cả hai đều đã chết! Khi Sri
Aurobindo chết không ai tin vào điều đó, bởi vì tất cả các đệ tử những người đã
tụ tập ở đó đều đã tụ tập lại với lí do đơn giản là ông ấy biết bí mật của bất
tử thân thể và bằng việc là đệ tử của ông ấy họ sẽ trở nên bất tử thân thể. Làm
sao họ có thể tin được rằng ông ấy đã chết?
Trong ba ngày người ta giữ bí mật
rằng ông ấy đã chết. Họ chờ đợi: ông ấy có thể đang trong đại định (samadhi)
sâu, ông ấy có thể quay lại. Nhưng sau ba ngày khi họ không thấy dấu hiệu nào của
việc ông ấy quay lại và thân thể ông ấy bắt đầu bốc mùi, thế thì họ phải đi
chôn nó. Thế rồi họ hi vọng rằng người mẹ sẽ bất tử. Bà ấy sống cuộc sống lâu,
nhưng cuộc sống lâu không có nghĩa là bất tử thân thể. Khi bà ấy chết, họ lại bị
choáng. Toàn thể triết lí của họ bị lẫn lộn bởi cái chết của hai người này.
Nhưng một điều là tốt về cái chết:
bây giờ bạn không thể hỏi Sri Aurobindo, "Sao ông đã từng nói cả đời ông rằng
bất tử thân thể là có thể, rằng ông biết bí mật đó, rằng ông có khả năng đem
Thượng đế vào thế giới vật lí?"
Nhưng những kẻ ngu tụ tập lại.
Người ngu bao giờ cũng trở nên bị hấp dẫn tới những điều lạ. Ngay sâu bên dưới
nỗi sợ có đó - không ai muốn chết. Tại sao? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn sợ chết?
Chết không phải là kẻ thù. Với người đã sống thực sự, cái chết là người bạn. Nó
giống như ngủ. Không ai muốn vẫn còn thức hai mươi bốn giờ một ngày.
Có vài người nghĩ rằng giấc ngủ
cũng chỉ là thói quen cũ và họ cố gắng giảm nó xuống. Trong hàng thế kỉ họ đã cố
gắng. Vâng, nó có thể bị giảm đi, nó có thể bị giảm xuống hai giờ bởi vì hai giờ
là giấc ngủ bản chất; bạn cũng ngủ chỉ hai giờ theo cách ngủ sâu. Đâu đó ở giữa
hai và bốn giờ hay ba và năm giờ bạn ngủ hai giờ rất sâu; đó là những khoảnh khắc
làm tươi lại. Mọi mơ biến mất, bạn gần như chết. Do đó người cổ đại hay nói giấc
ngủ là cái chết nhỏ. Nhưng mọi người cũng đã cố gắng tránh giấc ngủ.
Logic là: nếu bạn có thể tránh
ngủ thì một ngày nào đó bạn có thể tránh cả cái chết nữa. Nếu giấc ngủ là cái
chết nhỏ và bạn đã chinh phục được giấc ngủ, bạn sẽ có khả năng chinh phục giấc
ngủ lớn, cái chết nữa. Nhưng tại sao? Cái gì sai trong việc chết? Những người sợ
chết là những người đã chưa thực sự sống cuộc sống của họ. Họ không sợ chết, họ
đơn giản sợ rằng họ đã chưa sống và cái chết đã tới.
Thay vì nghĩ tới bất tử thân thể,
nghĩ tới sống cuộc sống của bạn một cách toàn bộ đi. Trong khi bạn đang ở đây,
sống cuộc sống của bạn trong sự giầu có đa chiều. Và thế thì khi cái chết tới bạn
sẽ cảm thấy nó như cao trào, như đỉnh, như điều tối thượng - cuộc sống đạt tới
đỉnh cao nhất - và bạn sẽ tận hưởng cái chết nhiều như bạn đã tận hưởng cuộc sống.
Bạn sẽ hoàn toàn được thoả mãn với cái chết bởi vì nó sẽ cho bạn nghỉ ngơi, thảnh
thơi; nó sẽ làm mới bạn. Nó sẽ lấy đi vỏ bọc cũ và nó sẽ cho bạn vỏ bọc mới.
Nhưng mọi người cứ triết lí
hoá. Họ đã tạo ra những điều như Khoa học Ki tô giáo, tâm trí trên vật chất. Họ
nghĩ rằng nếu bạn tin rằng bạn sẽ không chết thì bạn sẽ không chết.
Tôi nghe nói về một người là
nhà khoa học Ki tô giáo. Một hôm ông ấy gặp một thanh niên. Ông ấy hỏi người
thanh niên này, "Có tin gì về bố anh không?"
Anh thanh niên nói, "Ông ấy
ốm lắm."
Nhà khoa học Ki tô giáo nói,
"Toàn điều vô nghĩa! Bảo ông ấy, 'Tâm trí trên vật chất.' Ông ấy tin ông ấy
ốm, có vậy thôi; chính niềm tin của ông ấy đang tạo ra ốm. Đừng tin vào ốm và
ông ấy sẽ mạnh khoẻ."
Sau vài ngày lại anh thanh niên
đó bắt gặp nhà khoa học Ki tô giáo này, và nhà khoa học Ki tô giáo hỏi, "Mọi
sự bây giờ thế nào với ông già rồi? Ông ấy thế nào?"
Và anh thanh niên nói,
"Bây giờ ông ấy tin rằng ông ấy chết."
Vấn đề không phải là niềm tin: ốm
có thực tại, và cái chết nữa cũng có thực tại. Vâng, bằng việc tin bạn cũng có
thể tạo ra vài bệnh - toàn bệnh giả, hư huyễn - và bằng việc giải niềm tin đó
trong họ bạn có thể phá huỷ bệnh đó. Nhưng bạn không thể phá huỷ bệnh thực; bệnh
phải là giả ngay chỗ đầu tiên đã. Nếu bạn tin vào nó và tạo ra nó, thế thì bằng
việc giải niềm tin vào nó, nó có thể bị vứt bỏ.
Nhưng cái chết không phải là niềm
tin của bạn; bằng không sao con vật chết? Chúng không tin, chúng không tin rằng
chúng sắp chết. Sao cây cối chết? Chúng không tin rằng chúng sắp chết, chúng
không có hệ thống niềm tin nào. Sao các vì sao và mặt trời và mặt trăng chết?
Sao trái đất chết? Chúng không tin; cái chết là hiện tượng phổ quát, nó xảy ra ở
mọi nơi. Nó là một phần của cuộc sống; nó là mặt bên kia của đồng tiền.
Tôi không ủng hộ gì cho Khoa học
Ki tô giáo. Nó chẳng là khoa học cũng không Ki tô giáo - nó đơn giản là vô
nghĩa.
Hai người trung tuần đang đi khỏi
sân tennis sau vài phút chơi. Người già hơn, anh chàng to béo đến mức độ nào đó
thở phì phò nặng nhọc.
"Tôi đoán tôi hơi thiếu sức,"
ông ta thú nhận một cách buồn rầu.
"Ông chơi được bao lâu rồi,
Herbie?" người trẻ hỏi. "Quãng hai tuần."
"Thế thì để tôi cho ông
chút lời khuyên thực hành. Thử cách khoa học Ki tô giáo xem sao - tâm trí trên
vật chất."
"Tôi đã thử rồi," người
béo thú nhận. "Khi đối thủ của tôi giao bóng cho tôi, tâm trí khoa học Ki
tô giáo của tôi nói, 'Bây giờ, Herbie, mình phải chạy lên tới lưới, ném quả tiu
sắc bén vào góc xa của sân và rồi nhảy về vị trí.' Điều đó đích xác là điều tâm
trí khoa học Ki tô giáo của tôi bảo tôi....
"Nhưng thân thể Do Thái của
tôi nói, 'Herbie, làm mình thành kẻ ngu à, mình không cần!'"
Thực tế, thân thể và tâm trí
không phải là hai thứ: thân thể là bên ngoài của tâm trí, tâm trí là bên trong
của thân thể. Dùng cụm từ 'thân thể và tâm trí' là không đúng; bạn là thân tâm,
thậm chí không có gạch ngang ở giữa. Chúng ta phải dùng nó như một từ 'thân
tâm', 'tâm thân'. Cho nên tất nhiên, cái bên trong của bạn ảnh hưởng tới cái
bên ngoài của bạn, cái bên ngoài của bạn ảnh hưởng tới cái bên trong của bạn -
bạn là thân tâm - nhưng bạn không bị kết thúc với thân tâm. Có nhân chứng nữa.
John Fisant, thay vì bận tâm tới
bất tử thân thể, có tiếp xúc với việc chứng kiến linh hồn đi, điều quan sát cả
thân thể và tâm trí. Nó quan sát cuộc sống, nó quan sát cái chết; do đó nó siêu
việt trên cả cuộc sống và cái chết. Chỉ chứng kiến này mới là bất tử vì nó
không bao giờ sinh và không bao giờ chết.
Thiền nhân gọi nó là bản lai diện
mục khuôn mặt nguyên thuỷ. Việc chứng kiến này là khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn.
Và thiền không là gì ngoài nghệ thuật khám phá ra khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn.
Bạn là bất tử, nhưng không về thân thể; chỉ trong nhận biết, trong tâm thức của
mình bạn mới bất tử, bạn là phổ quát.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Phật không phải là nhà thơ sao? Ông ấy
không có tâm trí logic sao? Chúng tôi phải thế nào để là đàn ông và đàn bà mới,
vượt ra ngoài điều thầy đã gọi là tính một chiều của mình, khi nó dường như là
giáo huấn cơ sở của thầy, cũng như giáo huấn của Phật, đơn giản là nhận biết?
Roderick, Phật Gautama không là
nhà thơ nếu bạn hiểu ông ấy một cách trực tiếp, nhưng nếu bạn hiểu ông ấy qua
tôi, ông ấy là nhà thơ đấy. Khi tôi nói về Phật điều rất tự nhiên là mầu sắc của
tôi được phản chiếu trong ông ấy.
Tôi yêu thơ ca và tôi cứ tìm chất
thơ ngay cả chỗ nó không có.
Phật giống như mảnh đất sa mạc
- nhưng tôi yêu ốc đảo và tôi cứ khám phá ra chúng. Nếu bạn đã thấy Phật bạn chắc
đã thấy ngay lập tức rằng ông ấy không thể có liên quan gì tới thơ ca cả. Thơ
ca là hư cấu với ông ấy, nhiều hư cấu như nó có với Plato. Trong nền Cộng hoà của
mình, Plato nói, nhà thơ sẽ không được phép, bởi lẽ đơn giản là họ là kẻ dối
trá, họ sống trong dối trá. Thơ ca là gì? Việc nói dối đẹp đẽ! Phật cũng có
cùng tâm trí đó; ông ấy chắc đã đồng ý với Plato. Ông ấy rất nhấn mạnh vào chân
lí.
Cách tiếp cận của tôi là khác.
Tôi không nhìn tôn giáo như thứ khô cứng, chết. Với tôi tôn giáo là bài ca, điệu
vũ. Nếu tôi định tạo ra nền cộng hoà, cõi không tưởng, thế thì nhà thơ sẽ là
công dân duy nhất ở đó; họ sẽ là người duy nhất được phép - bởi vì cái đẹp còn
có giá trị hơn nhiều so với bản thân chân lí. Và nhà thơ khám phá ra cái đẹp -
không chỉ khám phá, ông ấy tạo ra. Nhà thơ mang tính sáng tạo.
Chính bởi vì tôi mà trong Phật
bạn sẽ thấy thơ ca. Tôi xin lỗi, tôi không thể làm khác được. Đó là lí do tại
sao Phật tử không sung sướng với tôi; đặc biệt các học giả Phật giáo không sung
sướng chút nào. Họ nói tôi cứ tìm ra trong Phật những điều không có đó. Tôi
không quan tâm mấy tới liệu chúng có hay không. Tôi dùng Phật chỉ như cái cớ,
cũng như tôi dùng Jesus và tôi dùng Mahavira và tôi dùng Patanjali. Tôi không
phải là nhà bình luận - tôi có linh ảnh riêng của mình. Tôi dùng chúng như cái
móc để treo bản thân tôi lên.
Khi các bạn nghe Phật qua tôi,
nó là hiện tượng hoàn toàn khác. Bạn đang nhìn qua mắt tôi; do đó Phật sẽ trông
như nhà thơ - nhưng ông ấy không phải là nhà thơ. Ông ấy là người rất logic; do
đó tôi nói ông ấy là người một chiều. Ông ấy hoàn toàn logic, logic như Ludwig
Wittgenstein.
Wittgenstein nói bạn không nên
nói về cái gì đó không thể được nói ra. Đó đích xác là quan điểm của Phật; Phật
sẽ đồng ý ngay lập tức với Wittgenstein. Đó đích xác là điều ông ấy đã nói hai
mươi nhăm thế kỉ trước Wittgenstein. Ông ấy chưa bao giờ nói về Thượng đế bởi
vì chẳng cái gì có thể được nói về Thượng đế; do đó không nói gì cả. Ngay cả
nói rằng không gì có thể được nói về Thượng đế cũng là nói cái gì đó về Thượng
đế rồi; tốt hơn cả là thậm chí không nói điều đó.
Upanishads nói: Không cái gì có
thể được nói về Thượng đế; ngài là không định nghĩa được. Phật sẽ không nói
ngay cả điều đó bởi vì đó là tự mâu thuẫn. Nói rằng không cái gì có thể được
nói về Thượng đế là tự mâu thuẫn bởi vì bạn đã nói điều gì đó rồi. Ngay cả nói
rằng không cái gì có thể được nói là đang nói cái gì đó rồi. Phật đã hoàn toàn
logic, tuyệt đối logic. Ông ấy giữ im lặng tuyệt đối.
Bất kì khi nào ông ấy vào một
thị trấn, thành phố, làng, các đệ tử sẽ đi trước ông ấy để công bố, "Đừng
hỏi mười một câu hỏi này với Phật, bởi vì ông ấy sẽ không trả lời, cho nên đừng
phí hoài thời gian của các ông và của ông ấy." Mười một câu hỏi đó bao gồm
mọi thứ mà triết học, thượng đế học, siêu hình được làm ra. Nếu bạn không hỏi
mười một câu hỏi đó, chẳng cái gì còn lại để hỏi - chẳng cái gì siêu hình. Thế
thì bạn có thể hỏi chỉ vấn đề thực tại. Bạn có thể hỏi về cơn giận của mình,
tham lam của mình, dục của mình. Bạn có thể hỏi về khổ của mình, đau khổ, cách
gạt bỏ nó, nhưng bạn không thể hỏi liệu Thượng đế có không. Bạn không thể hỏi
cái gì sẽ xảy ra sau cái chết. Bạn không thể hỏi chân lí là gì, cái đẹp là gì,
tốt là gì; ông ấy không cho phép điều đó. Ông ấy là người rất logic và một chiều.
Cuộc sống là ba chiều. Và mãi
cho tới nay đã có những người, những người vĩ đại, nhưng họ tất cả đều một chiều.
Chẳng hạn, Phật là logic, Socrates cũng vậy. Đã có các nhà thơ lớn - Kalidas,
Rabindranath, Shelley, Shakespeare. Họ là người một chiều: đẹp trong thượng đế
của họ. Và đã có những người đạo đức, người tuyệt đối đạo đức, người đức hạnh
có toàn thể cuộc sống được dành cho việc chỉ là đức hạnh nhất có thể được:
Mahavira, Lão Tử. Nhưng tất cả đều là một chiều.
Nhân loại nay đã đi tới ngã tư
đường. Chúng ta đã sống con người một chiều, chúng ta đã vét cạn nó. Chúng ta cần
bây giờ con người giầu có hơn, ba chiều. Chúng ta có thể gọi họ là ba C, cũng
giống như ba R.
C thứ nhất là tâm thức (consciousness),
C thứ hai là từ bi (compassion), C thứ ba là sáng tạo (creativity).
Tâm thức là hiện hữu, từ bi là
tình cảm, sáng tạo là hành động. Sannyasin của tôi phải là cả ba điều này đồng
thời. Tôi đang cho bạn thách thức lớn lao nhất đã từng được cho, nhiệm vụ khó
khăn nhất cần được hoàn thành. Bạn phải hiện hữu có tính thiền như Phật, đáng
yêu như Krishna, sáng tạo như Michelangelo, Leonardo da Vinci. Bạn phải có tất
cả những điều này đồng thời. Chỉ thế thì tính toàn bộ của bạn mới được hoàn
thành; bằng không cái gì đó sẽ vẫn còn thiếu trong bạn. Và cái còn thiếu trong
bạn sẽ giữ bạn bị thiên lệch, không hoàn thành. Bạn có thể đạt tới đỉnh rất cao
nếu bạn là người một chiều, nhưng bạn sẽ chỉ là một đỉnh. Tôi muốn bạn trở
thành toàn thể rặng Himalayas, không chỉ một đỉnh mà nhiều đỉnh trên nhiều đỉnh!
Con người một chiều đã thất bại.
Nó đã không có khả năng tạo ra trái đất đẹp, nó đã không có khả năng tạo ra
thiên đường trên trái đất. Nó đã thất bại, hoàn toàn thất bại! Nó đã tạo ra vài
người đẹp, nhưng nó không thể biến đổi toàn thể nhân loại, nó không thể nâng
tâm thức của toàn thể nhân loại. Chỉ vài cá nhân đây đó mới trở nên chứng ngộ.
Điều đó không giúp ích gì hơn. Chúng ta cần nhiều người chứng ngộ hơn, và chứng
ngộ theo cách ba chiều.
Đó là định nghĩa của tôi về con
người mới.
Roderick, bạn hỏi tôi, "Phật
không phải nhà thơ sao?"
Ông ấy không phải nhà thơ đâu!
Nhưng những người sẽ trở nên thức tỉnh cùng tôi sẽ là nhà thơ. Khi tôi nói
"nhà thơ" tôi không ngụ ý rằng bạn phải làm thơ - bạn phải có tính chất
thơ ca thôi. Cuộc sống của bạn phải có tính chất thơ ca, cách tiếp cận của bạn
phải có tính chất thơ ca. Logic là khô khan, thơ ca là sống động. Logic không
thể nhảy múa; nhảy múa là không thể được với logic. Nhìn logic nhảy múa sẽ giống
như Mahatma Gandhi nhảy múa vậy! Nó sẽ trông rất buồn cười. Thơ ca có thể nhảy
múa; thơ ca là điệu vũ của trái tim bạn. Logic không thể yêu được; nó có thể
nói về tình yêu, nhưng nó không thể yêu được. Tình yêu dường như phi logic. Chỉ
thơ ca mới có thể yêu; chỉ thơ ca mới có thể nhảy vào trong ngược đời của tình
yêu. Logic là lạnh lẽo, rất lạnh; nó là tốt khi có liên quan tới toán học,
nhưng nó không tốt khi có liên quan tới nhân loại. Nếu nhân loại trở nên quá
logic thì nhân loại biến mất; thế thì chỉ có con số, không có con người - các
con số thay thế được.
Thơ ca, tình yêu, tình cảm cho
bạn chiều sâu, sự nồng ấm. Bạn trở nên được tan chảy hơn, bạn mất đi cái lạnh lẽo
như băng. Bạn trở nên con người hơn.
Phật là siêu nhân, về điều đó
không có hoài nghi gì, nhưng ông ấy mất đi chiều nhân bản. Ông ấy siêu phàm.
Ông ấy có cái đẹp của việc là siêu phàm, nhưng ông ấy không có cái đẹp mà Zorba
người Hi Lạp có. Zorba trần tục thế.
Tôi muốn bạn là cả hai cùng
nhau: Zorba Phật! Người ta phải có tính thiền, nhưng không chống lại tình cảm,
vẫn tràn ngập với tình yêu. Và người ta phải có tính sáng tạo. Nếu tình yêu của
bạn chỉ là tình cảm và nó không được dịch thành hành động, nó sẽ không ảnh hưởng
tới nhân loại lớn hơn. Bạn phải làm cho nó thành thực tại, bạn phải vật chất
hoá nó. $ketdoan $modoan
Đây là ba chiều của bạn: hiện hữu,
tình cảm, hành động. Hành động chứa mọi tính sáng tạo, mọi kiểu sáng tạo: âm nhạc,
thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, khoa học, công nghệ. Tình cảm chứa tất cả
những cái là thẩm mĩ: tình yêu, cái đẹp. Và hiện hữu chứa thiền, nhận biết, tâm
thức.
Bạn hỏi tôi, "Dường như là
giáo huấn cơ sở của thầy, cũng như giáo huấn của Phật...."
Tôi không có giáo huấn cơ sở
nào, tôi không thể có giáo huấn cơ sở được. Tôi không phải là thầy giáo chút
nào. Tôi không dạy các bạn, tôi đơn giản là sự hiện diện. Bạn có thể học, nhưng
tôi không dạy. Bạn có thể hấp thu tâm linh tôi, và tâm linh tôi và tác động của
nó sẽ phụ thuộc vào bạn.
Có những người mà từ họ nhận biết
sẽ giúp như giáo huấn cơ sở; họ sẽ học nhận biết từ tôi. Và có những người mà với
họ tình yêu sẽ giúp đỡ; thế thì họ sẽ học tình yêu như giáo huấn cơ sở từ tôi.
Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Tôi là đa chiều, do đó tôi có thể hấp thu đủ mọi loại
người.
Phật sẽ không chấp nhận tất cả
các bạn đâu, nhớ lấy, mà Jesus hay Mahavira cũng không; họ đã chọn lựa. Vài người
sẽ được chọn bởi Phật và vài người sẽ được chọn bởi Jesus và vài người đã được
chọn bởi ai đó khác. Nhưng tôi không chọn chút nào, tôi tuyệt đối vô chọn lựa.
Bất kì ai tới tôi đều được chấp nhận, tuyệt đối được chấp nhận, hoàn toàn được
chấp nhận, bởi vì tôi không có hình mẫu cơ sở. Tôi chỉ có hướng dẫn - và hướng
dẫn cho tất cả, cho mọi loại người.
Nó không phải là giáo huấn;
giáo huấn trở thành cứng ngắc, trở thành bị xác định. Nó chỉ là sự hiện diện.
Tôi chỉ là cửa sổ; qua tôi bạn có thể nhìn vào Thượng đế. Và một khi bạn đã
nhìn vào Thượng đế, thế thì bạn có thể nhìn vào Thượng đế theo cách riêng của bạn
- tôi không được cần thêm nữa.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao tất cả những người thức tỉnh đều chống
lại việc ham muốn? Cái gì sai với ham muốn?
Sujata, thiền về câu châm ngôn
của Murphy: Cẩn thận về điều bạn muốn, vì bạn có nghĩa vụ nhận nó.
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa Thầy kính yêu,
Tại sao tôi bao giờ cũng thấy khó quan hệ với
vợ tôi?
Richard, vì bạn là người Anh,
và bạn biết các bà vợ Anh!
Được phái tới Australia cho
chuyến đi kinh doanh kéo dài, người Anh được hỏi ông ấy có cảm thấy thiếu vợ
mình không, người vẫn ở London.
"À, tôi không thiếu cô ấy
nhiều thế đâu," ông ta giải thích. "Một ngày một tuần tôi thuê một
người đàn bà địa phương tới và chì chiết."
Sau khi họ đã thảo luận vấn đề
của mình trong hơn một giờ, quí bà người Anh khó tính nói với nhà tư vấn hôn
nhân, "Tôi nghĩ điều bất công là gợi ý rằng tôi không thích dục. Nhưng ông
có thể nói gì về người đàn ông muốn nó chỉ năm hay sáu lần một năm?"
Và chuyện cuối cùng:
"Em đang tập các bài võ
công phu để phòng trường hợp tên quỉ dâm dục nào định hiếp em trong đêm tối nào
đó," người đàn bà Anh với khuôn mặt tỉa gọn bảo ông chồng chịu đựng của
mình.
"Sao bận tâm?" ông chồng
nhận xét. "Nó sẽ không bao giờ làm chỗ tối đó đâu."
Câu hỏi thứ bẩy:
Thưa Thầy kính yêu,
Tất cả chư phật đều nói rằng người ta nên học
im lặng, nhưng cuộc sống thường ngày người ta phải nói chứ. Thế thì người ta phải
làm gì?
Shakti, trước hết thiền về câu
châm ngôn của Murphy: Nghĩ hai lần trước khi bạn nói và thế rồi đừng nói gì cả.
Nhưng nếu bạn phải nói cái gì
đó, thì thiền về điều này:
Walker, một chủ báo, đang đi
nghỉ ở Maine. Ông ấy bắt gặp một túp lều cô độc và bắt đầu phỏng vấn người chủ
với ý tưởng viết ra câu chuyện tại chỗ.
"Đây là nhà của ai?"
phóng viên hỏi. "Moggs'," người Mainer đáp.
"Nó được dựng bằng cái gì
trên thế giới?" "Gỗ."
"Có con vật tự nhiên nào ở
vùng này?" "Ếch."
"Ông có loại đất
nào?" "Đầm."
"Khí hậu ra sao?"
"Sương."
"Ông sống chính bằng
gì?" "Lợn."
"Ông có bạn bè
không?" "Chó."
Diễn cảm vào!
Câu hỏi thứ tám:
Thưa Thầy kính yêu,
Aha! Tôi nghĩ đã có cái gì đó quen thuộc về
ông ấy - Murphy là người Do Thái! Thường được gọi là Moshe Kapoyer chứ gì?
Tao, đây là khám phá nổi bật đấy!
Tôi tự hỏi làm sao bạn xoay xở tìm ra được nó. Điều đó đúng. Moshe Kapoyer là
người Do Thái duy nhất ở một thị trấn nhỏ và vì kinh doanh tồi tệ nên ông ấy
quyết định đổi tên. Cũng có những lí do khác để đổi tên ông ấy: bởi vì ông ấy
là người Do Thái và chỉ người Do Thái, những người né tránh ông ấy và kinh
doanh của ông ấy mới khổ. Và điều thứ hai bởi vì tên ông ấy, Moshe Kapoyer,
nghĩa là ông Lộn nhào hay ông Lộn ngược, cho nên ông ấy không thật sướng lắm với
cái tên của mình.
Ông ấy tới một quan toà và trở
thành ông Jones. Một tuần sau ông ấy quay lại cũng ông chánh án đó để yêu cầu đổi
tên ông ấy thành Murphy.
"Sao ông muốn đổi tên mình?
Tôi vừa mới đổi tên cho ông tuần trước."
"Để cho khi mọi người hỏi
tên tôi là gì trước khi nó là Murphy, tôi có thể nói đó là Jones."
Câu hỏi thứ chín:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi cũng có thể là một thượng đế chứ?
Krishna, Deva, tôi đã cho bạn
cái tên Krishna Deva. Nó nghĩa là Thượng đế Krishna. Vâng, không có rắc rối gì
về nó. Thực tế bạn là thượng đế; cho dù bạn muốn là ai đó khác bạn cũng không
thể là được. Mọi người đều cố là ai đó khác, nhưng không ai đã bao giờ thành
công trong việc là ai đó khác. Thượng đế là bản tính của chúng ta. Bạn có thể
quên tất cả về nó, nhưng bạn không thể thay đổi được nó.
Flaherty và Gluckstein đang thảo
luận về công đức của tôn giáo của họ.
"Trả lời tôi về điều
này," người Ai rơ len nói, "một trong các con trai ông có thể là giáo
hoàng được không?"
"Không," Gluckstein
trả lời. "Một trong các con trai của ông có thể là Thượng đế không?"
"Sao, tất nhiên là
không!" Flaherty đáp.
"Đấy," Gluckstein
nói, "một trong các con trai của chúng tôi đã làm điều đó!"
Nếu Jesus có thể làm được điều
đó, nếu Phật có thể làm được điều đó, sao bạn không làm được? Thực tế, họ có thể
làm được điều đó bởi vì nó không phải là cái gì đó được đạt tới, nó là cái gì
đó chỉ được khám phá ra. Chúng ta đã quên mất nó; nó đã có đó rồi như dòng chảy
ngầm. Tính thượng đế của chúng ta bao giờ cũng có đó; dù bạn đi đâu nó cũng đi
cùng bạn. Nó là bạn. Nó ở trong tội đồ, nó thậm chí ở trong thánh nhân!
Câu hỏi thứ mười:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi thích câu trả lời của thầy hôm nọ cho
câu hỏi của Arup. Rắc rối duy nhất là ở chỗ tôi đã bắt đầu về nhà sớm và không
uống rượu nhiều thế, trong khi Arup đi tới đám tiệc nhảy disco cùng nhau, đi
chơi và nói chung có thời gian thoải mái. Tôi đang trở nên có tính thiền, trong
khi Arup đang trở nên phóng đãng như kẻ khờ?
Niranjan, bây giờ bạn biết tại
sao tôi nói với Arup rằng đây tuyệt đối là cách chắc chắn để nâng tâm thức của
nhân loại. Cô ấy đã bắt đầu - cô ấy đã bắt đầu với bạn. Bạn là nạn nhân đầu
tiên của cô ấy!
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu, Hiểu lầm là gì?
Dhyanesh, ba câu chuyện cho bạn:
Anna: "Có đúng là điều tớ
nghe thấy về chồng cậu bỏ hút thuốc không?"
Hannah: "Đúng, bây giờ anh
ấy chỉ hút thuốc sau bữa ăn - bữa ăn của anh ấy, bữa ăn của tớ, bữa ăn của các
con, bữa ăn của mọi người!"
Chuyện thứ hai:
Người bị kiện bị buộc tội bôi
nhọ danh dự của một thiếu nữ thuần khiết, theo sự chứng nhận của một quí bà, và
anh gặp lúc khó khăn để giải thích hoàn cảnh này.
"Tôi vô tội, thưa quan
toà," anh ta tuyên bố. "Mọi điều tôi đã làm là đưa cho cô ấy một cốc
rượu scotch và nước sô đa, và cô ấy đã ngửa ra!"
Và câu chuyện thứ ba và là câu
chuyện cuối:
Chàng thanh niên Moishe vừa cưới
vợ. Vào ngày cưới, bố anh ta kéo sang bên và nói, "Trông đây, Moishe, nếu
con muốn có hôn nhân thành công con phải làm ba điều này rõ ràng ngay từ đầu:
con phải chứng tỏ cho vợ con rằng con là người chủ gia đình, rằng con là đàn
ông, và rằng con độc lập."
Moishe cám ơn bố và đi đám cưới
và tuần trăng mật. Kavita, nếu bạn đang ngủ, thức dậy đi!
Sau khi đôi vợ chồng đã trở về,
người bố và người con trai một mình ở cùng nhau trong một khoảnh khắc im lặng,
người bố hỏi lời khuyên của ông ta có tác dụng không.
"A, tuyệt vời!"
Moishe tươi cười. "Con đưa vào thực hành ngay đêm đầu tiên của tuần trăng
mật. Khi chúng con một mình trong phòng khách sạn, đầu tiên con xé toạc quần áo
cô ấy để chứng tỏ cho cô ấy ai là chủ; thế rồi con xé toạc quần áo của con để
chứng tỏ cho cô ấy rằng con là đàn ông; và thế rồi con thủ dâm ngay trước mặt
cô ấy để chứng tỏ cho cô ấy là con độc lập!"
Đủ cho hôm nay.