Chương 3. Tự do phải được giành lấy

Chương 3. Tự do phải được giành lấy

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 8)
Chương 3. Tự do phải được giành lấy

Khi đàn ông ham muốn đàn bà,
Tâm trí người đó bị kết sít lại
như con bê với mẹ nó.
Như ông hái hoa loa kèn mùa thu,
nhổ mũi tên ham muốn.
Với người thức tỉnh
đã chỉ cho ông con đường của an bình.
Để bản thân mình vào cuộc hành trình đi.
"Ở đây ta sẽ làm thành chỗ cư ngụ,
trong mùa hè và mùa đông,
và trong mùa mưa."
Cho nên người ngu làm kế hoạch,
để dành không nghĩ tới cái chết của mình.
Cái chết đến bất thình lình cho người
nhẹ dạ và bị sao lãng bởi thế giới,
chỉ chăm nom toán của mình và con của mình.
Cái chết túm người đó đi
Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ.
Gia đình không cứu được người đó,
Bố không cứu được, con không cứu được.
Biết điều này.
Tìm kiếm trí huệ, và thuần khiết.
Nhanh chóng làm rõ con đường.
Niravo mới hỏi hôm nọ, "Jesus Christ có sớm quay lại thế gian như ông ấy đã hứa không?" Những câu hỏi vô nghĩa như thế cứ lởn vởn trong tâm trí mọi người, và không chỉ trong tâm trí người thường, người bình thường đâu; mà cả cái gọi là người tôn giáo, nhà thượng đế học, giới trí thức triết học nữa cũng quá dính líu mình vào những cái ngớ ngẩn như vậy.
Christ không phải là người, đó là kinh nghiệm. Jesus có nó, bạn có thể có nó. Christ là đồng nghĩa với Phật. Điều chúng ta gọi ở phương Đông là phật, người thức tỉnh, phương Tây đã gọi là christ, người được tôn lên. Jesus Christ không thể quay lại được, nhưng bạn có thể trở thành christ bất kì khoảnh khắc nào. Christ đã ẩn bên trong bạn như hạt mầm; các bạn tất cả đều là bồ tát, chư phật về bản chất, trong hạt mầm. Chỉ chút ít nỗ lực, chút ít hiểu biết và bạn có thể nở hoa, và hương thơm của bạn có thể được thoát ra.
Jesus đã nở hoa, Phật đã nở hoa, cho nên bạn cũng có thể. Sao đợi việc tới của Jesus Christ? Đó là né tránh việc truy tìm nền tảng. Sao không trở thành cái một? Phỏng có ích gì mà đợi ai đó khác tới và giải thoát bạn, và làm sao bất kì ai khác có thể giải thoát bạn được?
Giải thoát tới từ ai đó khác sẽ không mấy là giải thoát đâu. Tự do phải được giành lấy, nó không thể được cho; nếu nó được cho, nó có thể bị lấy đi. Nếu nó được choo nó không phải là của bạn, nó không phải là trưởng thành của bạn. Và bất kì cái gì được trao cho bạn vẫn chỉ là tích luỹ ở bên ngoài. Nó chưa bao giờ trở thành một phần nội tâm của bạn.
Do đó Phật nói:
Biết điều này.
Tìm kiếm trí huệ, và thuần khiết.
Nhanh chóng làm rõ con đường.
Đừng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Niravo, bạn có kêu cúc cu hay cái gì không đấy? Sao đợi Jesus Christ? Ông ấy đã làm cái gì sai với bạn? Đủ rồi nhé. Anh chàng tội nghiệp này có thời đã tới và bạn đã đóng đinh anh ta; bây giờ bạn khao khát đóng đinh anh ta lần nữa hay cái gì?
Giáo hoàng tới trước việc tụ họp các hồng y giáo chủ. Tin đồn đã lan truyền về lí do cho cuộc họp phi thường này.
"Các hồng y yêu mến," giáo hoàng bắt đầu. "Tôi đã triệu tập phiên đặc biệt này để công bố tin tức không thể tin nổi. Tuy nhiên đó là tin lành và tin dữ.
Về tin lành: Cá nhân tôi đã nhận được cú điện thoại từ Chúa Jesus Christ. Ngài đã tới thế gian và đã trở lại để hoàn thành lời hứa của mình."
Các hồng ý hoan hô và vỗ tay. "Tin dữ," giáo hoàng tiếp tục, "là ở chỗ ngài đã gọi từ 17 Koregaon Park, Pune, India."
Sao bạn chờ đợi Jesus Christ? Ông ấy đã ở đây rồi, ông ấy bao giờ cũng ở đây trong những người đã thức tỉnh. Và thế giới chưa bao giờ bỏ lỡ những người đã thức tỉnh. Vâng, họ đã từng là vài người cách xa nhau, nhưng chính bởi họ mà thế gian vẫn có ý nghĩa. Chính bởi vì họ mà thế gian vẫn chưa chết. Chính bởi vì vài đoá hoa đó mà thế gian vẫn còn hương thơm của cõi bên kia, mà thế gian có vị mặn. Bằng không đám đông là chết. Nếu bạn nhìn vào đám đông, thế gian này là nghĩa địa lớn.
Chỉ vài người này - một Zarathustra, một Jesus, một Lão Tử, một Phật, một Kabir, một Nanak... những người này, có thể được đếm trên đầu ngón tay, giữ cho ngọn lửa bùng cháy. Nhưng bạn có thể trở thành ngọn lửa vào bất kì khoảng khắc nào, trái tim bạn sẵn sang để bùng cháy thành ngọn lửa rồi. Nhưng thay vì nhìn vào trong, bạn cứ nhìn ra ngoài, chờ đợi Jesus Christ.
Thay vì tìm kiếm bên trong, bạn cứ tìm kiếm trong kinh sách, trong toàn lời nói. Thay vì biến đổi trạng thái bạn đang trong đó, bạn cứ hi vọng rằng phép màu nào đó sẽ xảy ra và mọi thứ sẽ tốt. Những hi vọng này sẽ không giúp ích cho bạn đâu, những hi vọng này là lừa dối, nguy hiểm, tự tử.
Trong lời kinh đầu tiên, Phật nói:
Khi đàn ông ham muốn đàn bà,
Tâm trí người đó bị kết sít lại
như con bê với mẹ nó.
Một điều rất có ý nghĩa phải được hiểu trước khi chúng ta đi vào lời kinh này. Trong tiếng Phạn chúng ta dùng từ kama cả cho ham muốn, và cho ham muốn dục. Cùng từ này được dùng cho cả hai và có lí do tại sao cùng từ này được dùng cho cả hai. Ham muốn đàn bà hay đàn ông, hay ham muốn tất cả, cả hai đều được diễn đạt bằng cùng một từ, kama. Lí do là rất tâm lí, sâu sắc. Tiếng Phạn là một trong những ngôn ngữ sâu sắc nhất trên thế gian, rất gợi mở có chủ định. Đó đích xác là nghĩa của từ 'sanskrit'; sanskrit nghĩa là được tinh luyện có ý thức, đã tiến hoá có ý thức.
Ở Ấn Độ hai ngôn ngữ đã tồn tại trong quá khứ. Một ngôn ngữ có tên là Prakrit - Prakrit nghĩa là tự nhiên, không tiến hoá, thô, chưa chín, được mọi người dùng - và ngôn ngữ kia được gọi là Sanskrit. Sanskrit nghĩa là được tinh luyện, có văn hoá, có tiến hoá, có chủ định. Ngôn ngữ đó chỉ được giới trí thức dùng, được người brahmin dùng. Do đó Sanskrit có nhiều manh mối có ý nghĩa. Nó được bắt rễ vào trong sáng suốt lớn lao.
Chẳng hạn, cùng từ này được dùng cho cả ham muốn, và cho ham muốn dục, có thông điệp quan trọng vô cùng trong nó. Mọi ham muốn về căn bản đều là ham muốn dục; đó là thông điệp trong nó. Ham muốn như nó vậy có hương vị của dâm dục trong nó, và bạn có thể quan sát điều đó. Hiểu biết này dựa vào, bắt rễ trong quan sát lớn lao. Người điên vì tiền - quan sát hành vi người đó mà xem, bản thể người đó, nhìn vào trong mắt người đó, và bạn sẽ ngạc nhiên rằng người đó yêu tiền theo cùng cách ai đó khác yêu đàn bà hay đàn ông.
Bây giờ các nhà tâm lí đã thực hiện vài thực nghiệm. Họ làm ra vài con bài, một trăm con bài, các con bài chơi bình thường. Chỉ có hai hay ba con bài, bên trong toàn bộ gói bài, mang hình đàn bà trần truồng. Họ đưa cho bạn cả gói bài, đã được tráo theo cách mà bản thân nhà tâm lí cũng không biết con bài có chứa đàn bà trần truồng ở đâu. Nhưng ông ta cứ quan sát mắt của người đang nhìn vào các con bài, người này đang dán mắt vào các con bài. Khi anh ta đi tới người đàn bà trần truồng đột nhiên mắt anh ta thay đổi. Con ngươi của anh ta trở thành to ra; điều đó là tự động. Anh ta không nhận biết điều gì đang xảy ra, nhưng ngay lập tức con ngươi của anh ta trở nên to thế, chúng muốn chụp lấy người đàn bà trần truồng nhiều nhất có thể được. Chúng mở mọi cánh cửa.
Cùng điều này xảy ra với những người điên vì tiền, kẻ điên tiền. Thấy tờ một trăm ru pi con ngươi của họ lập tức trở nên to ra. Họ có thể không quan tâm tới đàn bà - và đàn bà nhận biết điều đó, do đó mới có nhiều đồ trang sức, quần áo đẹp và đủ mọi loại trang điểm cho những người ngu này. Họ có thể không nhìn vào khuôn mặt của người đàn bà nhưng họ sẽ lập tức quan tâm tới vòng cổ của cô ấy. Họ có thể lập tức quan tâm tới đôi hoa tai của cô ấy, cặp tóc của cô ấy; nếu nó có kim cương, viên kim cương lớn, họ trở nên quan tâm tới kim cương, và qua kim cương họ trở nên quan tâm tới người đàn bà này.
Tính dục của họ đã trở nên bị hỏng, nó đã trở nên hội tụ vào tiền. Và đấy cũng là trường hợp cho người đói quyền lực, những người theo đuổi quyền lực chính trị, những người muốn trở thành tổng thống và thủ tướng và thống đốc. Chỉ nhìn cái ghế thủ tướng là đủ và toàn thể con người họ ở vào trạng thái cực lạc, ở trạng thái vui thích vô cùng. Chỉ nhìn là đủ. Đó là mục đích của họ.
Phật là đúng khi dùng cùng một từ cho cả hai. Do đó mới có hiểu lầm trong việc dịch. Người dịch đã nghĩ rằng ông ấy đang nói về đàn bà, cho nên ông ta đã dịch kama là: Khi đàn ông ham muốn đàn bà, tâm trí người đó bị kết sít lại như con bê với mẹ nó. Thực ra, Phật không nhắc tới đàn bà. Điều ông ấy đang cố nói là: Khi đàn ông ham muốn, tâm trí người đó bị kết sít lại như con bê gắn với mẹ nó. Bất kì ham muốn nào cũng đều là tù túng.
Ham muốn là tù túng, bởi vì khi bạn ham muốn, bạn trở thành phụ thuộc vào cái khác, vào đối tượng được ham muốn. Dù nó là đàn bà, tiền bạc, đàn ông, quyền lực, danh vọng, không thành vấn đề - nó là ham muốn, và ham muốn đem tới tù túng. Tại sao?
Điều đó đơn giản. Khi bạn ham muốn cái gì đó, vui vẻ của bạn phụ thuộc vào cái đó. Nếu nó bị lấy đi, bạn khổ; nếu nó được trao cho bạn, bạn sướng, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó thôi. Điều đó nữa cũng phải được hiểu. Bất kì khi nào ham muốn của bạn được đáp ứng chỉ trong khoảnh khắc đó bạn cảm thấy vui vẻ. Nó là phù du, bởi vì một khi bạn có nó rồi, tâm trí lại bắt đầu ham muốn nhiều hơn, về cái gì đó khác. Tâm trí tồn tại trong ham muốn; do đó tâm trí không bao giờ có thể để bạn không có ham muốn. Nếu bạn không có ham muốn tâm trí chết ngay lập tức. Đó là toàn thể bí mật của thiền.
Tạo ra vô ham muốn và tâm trí mất, mất mãi mãi, không bao giờ quay lại. Nếu ham muốn có đó, tâm trí sẽ tới. Ham muốn là gốc rễ từ đó tâm trí bước vào. Ham muốn là chất nuôi dưỡng của nó, thức ăn của nó, chính cuộc sống của nó, hơi thở của nó. Cho nên tâm trí không thể bỏ bạn không ham muốn. Nếu bạn ham muốn Thượng đế - ngay cả Thượng đế - và bạn gặp Thượng đế, đó sẽ chỉ là trong một khoảnh khắc mà bạn sẽ cực lạc. Thế rồi đột nhiên tâm trí sẽ nói, "Bây giờ cái gì đây? Bây giờ mục đích này được đạt tới rồi. Phóng chiếu mục đích tương lai đi. Mình được kết thúc với Thượng đế rồi, bây giờ chẳng còn gì hơn trong đó."
Ham muốn được hoàn thành chỉ trong một khoảnh khắc sẽ cho bạn nhẹ nhàng, và nhẹ nhàng đó cũng phải được hiểu. Trong khoảnh khắc của ham muốn được hoàn thành có nhẹ nhàng. Có nhẹ nhàng bởi vì trong khoảnh khắc nhỏ đó bạn vô ham muốn. Vô ham muốn là vui vẻ. Khi một ham muốn được hoàn thành và trước khi tâm trí phóng chiếu ham muốn khác, giữa hai ham muốn này có một khoảng hở nhỏ không có ham muốn nào. Khoảnh khắc đó là của thiền.
Đó là cách thiền đã được phát hiện ra. Nó đã không được bàn tán tới, nó đã không được các triết gia, các nhà tư tưởng lớn trao cho. Nó là quan sát đơn giản, quan sát khoa học, rằng bất kì khi nào ham muốn không có đó... Bạn muốn nhà đẹp và bạn có nó. Khi bạn mở cửa ngôi nhà mới, trong một khoảnh khắc bạn được mang tới một thế giới khác, trong một khoảnh khắc không có ham muốn. Một ham muốn mong ước từ lâu, lâu rồi đã được hoàn thành. Sẽ mất chút thời gian cho tâm trí...
Tâm trí cần thời gian, nhớ lấy. Tâm trí không thể vận hành nếu không có thời gian; do đó tâm trí tạo ra thời gian. Không có thời gian, không có không gian cho tâm trí vận hành. Tâm trí sẽ cần chút ít thời gian. Thực ra, tâm trí bị choáng. Nó đã không hi vọng rằng ham muốn sẽ được hoàn thành. Mục đích ở xa xăm thế, ngôi nhà lớn thế, và điều đó gần như là không thể được, nhưng bởi vì nó được hoàn thành, tâm trí bị choáng. Tâm trí đang thu thập lại bản thân nó trong khi bạn đang mở cánh cửa ngôi nhà mới, và bạn đi vào ngôi nhà mới và vui vẻ sâu sắc nảy sinh trong bạn. Bạn nói, "Aha!" Thời gian trôi qua khi bạn nói "Aha!" là đủ rồi, và tâm trí đã phóng chiếu ham muốn khác.
Tâm trí nói, "Nhà đẹp đấy, nhưng bể bơi đâu? Nhà đẹp đấy, nhưng vườn không được chăm sóc." Bạn sẽ phải tạo ra vườn mới, bể bơi đẹp, và lần nữa toàn thể quá trình đặt ra, lần nữa bạn ở trong bánh xe của tâm trí. Nhưng một khoảnh khắc đã không có ham  muốn, đã có vui vẻ. Vui vẻ bao giờ cũng có khi không có ham muốn. Bất kì khi nào có ham muốn, vui vẻ biến mất. Ham muốn giữ bạn là tù nhân.
Do đó Phật nói: Khi đàn ông ham muốn tâm trí người đó bị kết sít lại - và không có mấy khác biệt giữa ham muốn này và ham muốn khác. Cho nên tâm trí không mấy lo nghĩ về điều bạn ham muốn. Lo nghĩ của tâm trí chỉ là một điều thôi: rằng bạn phải ham muốn. Ham muốn bất kì cái gì! Bạn có thể bắt đầu sưu tập tem, điều đó sẽ có tác dụng - nhưng ham muốn. Bây giờ, tem là vô dụng, nhưng có nhiều người cứ sưu tập tem.
Tôi biết một người sưu tập bao thuốc lá. Anh ta có bộ sưu tập đến thế... anh ta sẵn sàng mua với bất kì giá nào. Nếu bao thuốc lá mới có thể được đem cho anh ta, anh ta sẵn sàng mua... Anh ta thu thập các nhãn bao thuốc, và anh ta cứ đi khoe với mọi người với vui vẻ lớn thế, cứ dường như anh ta đã chinh phục thế giới.
Tôi biết một người khác cứ viết vào trong mọi cuốn sách, "Rama, Rama, Rama." Trong nhiều năm ông ấy đã từng làm điều đó - gần sáu mươi năm - bởi vì ông ấy tám mươi tuổi rồi. Cả nhà ông ấy đầy những sách trong đó chỉ viết mỗi một từ, "Rama," và ông ấy cứ đi khoe với mọi người và ba hoa: "Trông cả triệu lần tôi đã viết 'Rama'."
Khi tôi là khách trong nhà ông ấy, ông ấy cũng chỉ cho tôi xem. Tôi nói. "Ông phải là đồ ngu. Ông làm phí hoài mọi cuốn sách này. Ông đáng phải cho trẻ em những cuốn sách này, những trẻ nghèo. Chúng sẽ dùng sách theo cách tốt hơn nhiều. Ông đã đơn giản làm phí hoài giấy, mực, thời gian của ông, cuộc sống của ông. Và hơn nữa, bất kì khi nào ông bắt gặp Rama, ngài sẽ đánh vào đầu ông đấy, bởi vì ông phải liên tục làm phiền nhiễu ngài: 'Rama, Rama, Rama'. Ngày nọ, ngày kia ông cứ gây phiền nhiễu cho ngài. Tránh ngài đi; nếu ông gặp Rama ở bất kì đâu, trốn ngay." Tôi hỏi ông ấy, "Ông có biết tại sao ngài bao giờ cũng mang cung theo mình không? Nó là để dành cho những người sùng kính như ông đấy. Ngài bao giờ cũng sẵn sàng với chiếc cung và tên, cho nên ông không thể thoát được."
Ông ta choáng. Ông ta nói, "Ông nói gì vậy? Ông có đùa không đấy? Tôi vẫn từng làm hành động tôn giáo. Mọi người đều ca ngợi nó, các thánh nhân lớn đã tới và ca ngợi nó."
Tôi nói, "Những người đó phải đã là những kẻ ngu như ông."
Tâm trí có thể ham muốn bất kì cái gì. Bây giờ, ông ấy không thu thập tiền, nhưng ngày một nhiều cái tên Rama... Nó là cùng trò chơi thôi.
Một người tới gặp luật sư của mình bàn về việc li hôn.
"Ông lấy giá bao nhiêu để giải quyết vụ như của tôi?" ông ta hỏi.
"Tôi thực sự không thích giải quyết các vụ li hôn,"
viên luật sư của ông ta đáp. "Sao ông muốn được li hôn?"
"Bởi vì tôi muốn lấy em vợ tôi."
"Này, vụ giống như thế có thể khá om sòm đấy. Nó có thể tốn cho ông hàng nghìn đô la đấy. Sao ông không về nhà và nghĩ kĩ về nó đi."
Thế là người này về nhà, và hôm sau anh ta gọi điện cho luật sư của mình. "Tôi đã nói toàn thể sự việc cho anh bạn tốt nhất của tôi," anh ta nói. "Tôi đã quyết định không li hôn sau đó."
"Điều đó là tốt," luật sư của anh ta nói. "Kể cho tôi đi, anh bạn anh đã nói gì mà làm anh đổi ý thế?"
"Thế này, anh ấy bảo tôi anh ấy đã đi chơi với vợ tôi và cô em vợ tôi nữa, và chẳng có gì khác biệt giữa họ cả."
Mọi ham muốn đều như nhau. Các đối tượng khác nhau, nhưng tính chất của ham muốn thì không khác. Bạn ham muốn tiền, ai đó khác ham muốn Thượng đế; bạn ham muốn quyền, ai đó khác ham muốn thiên đường. Nó tất cả đều là như nhau. Do đó không có ham muốn tôn giáo, nhớ lấy. Vô ham muốn mới là tôn giáo. Ham muốn là trần tục, ham muốn là thế giới. Vô ham muốn là siêu việt.
Nhưng khi người ta đang dưới tác động của ham muốn, tác động này có tính thôi miên. Mọi ham muốn đều thôi miên bạn. Nó làm cho bạn mù quáng, đó là lí do tại sao chúng ta nói... chúng ta dùng các cụm từ như đổ vì tình. Điều đó là có ý nghĩa. Tình yêu mà bạn biết chắc chắc là việc ngã đổ - ngã đổ từ ý thức, đổ từ hiểu biết. Bạn bắt đầu bò trên đất; bạn không còn khôn ngoan nữa, bạn mất thông minh của mình, bạn trở thành ngu xuẩn.
Bạn càng đầy ham muốn và thèm khát, bạn càng ngu hơn. Câu châm ngôn của Murphy... Murphy nói: Tôi tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên bởi vì nó tiết kiệm thời gian. Khi bạn sắp đổ, thế thì sao đợi? Đổ ngay từ cái nhìn đầu tiên đi. Ít nhất thời gian cũng được tiết kiệm nếu không cái gì khác. Khi một người trong tình yêu với ai đó - và với tình yêu tôi không ngụ ý tình yêu của chư phật; tình yêu của họ là khác toàn bộ. Họ đang nói về lời cầu nguyện, họ đang nói về từ bi, họ đang nói về cách diễn đạt vô ham muốn của bản thể họ. Họ đang chia sẻ phúc lạc của họ.
Tôi đang nói về tình yêu của bạn. Nó là thèm khát, nó là hiện tượng năng lượng thấp nhất có thể có. Bạn gần như trong trạng thái thôi miên. Đàn ông đang yêu đàn bà, hay đàn bà đang yêu đàn ông không còn có khả năng thấy rõ ràng. Tâm trí trở nên bị che mờ, ham muốn tạo ra nhiều khói thế, nó khuấy lên nhiều bụi tới mức bạn không thể thấy được rõ ràng. Và bất kì cái gì bạn thấy đều là phóng chiếu riêng của bạn.
Một trung sĩ trẻ được đội quân lê dương ngoại quốc Pháp cử tới sa mạc A rập. Sau vài ngày anh ta trở nên bất ổn và hỏi viên sĩ quan xem trong trại có hình thức giải trí nào đang diễn ra không - nơi có đàn đàn bà và quán rượu đại loại như vậy.
Viên sĩ quan đáp, "Cứ kiên nhẫn và đợi con lạc đà tới đã."
Thế là chàng trung sĩ trẻ kiên nhẫn chờ đợi trong bẩy ngày nữa và lại hỏi và viên sĩ quan đáp, "Lạy trời, đợi cho tới khi lạc đà tới."
Đêm hôm sau có xô đẩy dữ dội, mọi lính chạy ra khỏi lều la hét kêu gào.
Viên trung sĩ trẻ vồ lấy viên sĩ quan và hỏi, "Cái gì xảy ra thế?"
"Lạc đà đang tới!" viên sĩ quan đáp.
"Nhưng sao có xô đẩy dữ thế?"
"Này, anh không muốn lấy con xấu, phải không?"
Nếu bạn chết đói trong sa mạc, ngay cả lạc đà cũng sẽ bắt đầu trông đẹp; bằng không bạn chẳng thế thấy cái gì khác biệt giữa lạc đà này và lạc đà nọ. Nhưng ham muốn của bạn càng bị bỏ đói, bạn càng trở nên mù quáng.
Cho nên nhớ lấy, Phật không nói về bỏ đói ham muốn của bạn. Ông ấy đã bị mọi người hiểu lầm, bởi các đệ tử của riêng ông ấy cũng nhiều như bởi kẻ thù của ông ấy. Đó là số mệnh của chư phật: bị hiểu lầm bởi cả bạn bè và kẻ thù. Khi ông ấy nói rằng ham muốn làm bạn mù, ông ấy không nói kìm nén ham muốn, bởi vì ham muốn bị kìm nén là nguy hiểm hơn nhiều. Ông ấy nói, "Hiểu ham muốn, thiền về toàn thể hiện tượng của nó, và qua hiểu biết vượt ra ngoài nó, không qua kìm nén. Qua thiền, siêu việt lên trên ham muốn. Thấy rằng ham muốn là khổ, thấy rằng ham muốn là tù túng, thấy rằng ham muốn lôi bạn xuống địa ngục, người ta đơn giản được giải thoát mà không có kìm nén nào." Và được thoát khỏi ham muốn là thành vị phật, là thành christ.
Điều huyền bí lớn nhất là ở chỗ những người có ham muốn sống như kẻ ăn xin. Họ sống trong tù túng, nhất định sống như kẻ ăn xin. Còn người đã siêu việt lên trên ham muốn sống như hoàng đế. Dường như sự tồn tại tuân theo luật rất ngược đời.
Già Murphy nói: Để có được khoản vay trước hết ông phải chứng minh ông không cần nó. Nếu bạn vay nợ ngân hàng, chứng minh rằng bạn không cần nó. Nếu ngân hàng nghi ngờ bạn cần nó, bạn sẽ không có được nó.
Đích xác đó là trường hợp với pháp, với luật vĩnh hằng của sự tồn tại. Khi bạn không cần cái gì, toàn tể sự tồn tại là của bạn, toàn thể vương quốc của Thượng đế là của bạn. Và khi bạn cần bất kì cái gì, chẳng cái gì là của bạn - chỉ nhu cầu và vết thương và ham muốn và tù túng. Và ham muốn đang nhảy lên bạn từ mọi hướng, toàn những ham muốn và ham muốn. Vấn đề không phải là một ham muốn; việc ham muốn là như nhau, nhưng có cả triệu ham muốn. Cho nên bạn sống đồng thời trong cả triệu nhà tù, và chúng cứ phá huỷ bạn, chúng cứ áp đặt mọi thứ lên bạn, điều bạn không phải chấp nhận nếu đã có khoảnh khắc của sáng suốt, của sáng tỏ. Bạn sẽ không chấp nhận những sự nhục nhã như thế như bạn chấp nhận bởi vì ham muốn. Bạn sẽ không chấp nhận trạng thái bò lê này. Bạn được ngụ ý bay trong bầu trời. Bạn có cánh - cánh có thể đem bạn tới điều tối thượng. Nhưng ham muốn nặng như đá; chúng nghiền nát bạn.
Và bạn có bao nhiêu ham muốn? Một hôm nào đó đơn giản ngồi viết chúng ra và đếm chúng, và bạn sẽ ngạc nhiên: chúng cứ mọc ra hết cái nọ tới cái kia. Và từng ham muốn được hoàn thành lại đem tới thêm mười ham muốn nữa vào. Ham muốn không tin vào kiểm soát sinh đẻ; từng ham muốn đều cho sinh ra nhiều ham muốn nhất có thể được. Ham muốn chưa bao giờ không sinh sôi cả, chúng không bao giờ không có con cái.
Bobbie Jo, một cô gái thực sự chất phác, về nhà từ khu trường Georgia để nghỉ hè. Một tối cô ta bình thản thú tội với mẹ rằng cô ấy đã mất trinh học kì vừa rồi. "Chuyện đó xảy ra thế nào?" Cha mẹ cô ấy hổn hển.
"Thế này, không dễ dàng đâu," Bobbie Jo thú nhận, "nhưng ba bà xơ đã giúp để lôi anh ấy xuống!"
Nhìn quanh xem bao nhiêu ham muốn đang lôi bạn xuống và bạn đang bị khai thác, bị bòn rút thế nào. Và nếu bạn trông khổ, buồn, thất vọng, nếu bạn trông yếu đuối, nếu bạn trông dường như cuộc sống không có ý nghĩa, điều đó không phải là ngẫu nhiên, nó là việc làm riêng của bạn đấy. Bạn đã không hiểu cách bạn cứ tạo ra phiền não riêng của bạn, cách bạn cứ tạo ra, nuôi dưỡng kẻ thù riêng của bạn.
Vâng, Phật đúng: Khi đàn ông ham muốn, tâm trí người đó bị kết sít lại như con bê gắn với mẹ nó. Một người sao Hoả hạ xuống đất tại điểm giao thông đông đúc trong thành phố New York và để hai giờ tiếp đó đi qua phố. Anh ta cứ đi tới đi lui giữa hai đèn báo chuyển từ "Đi" sang "Không đi " và rồi quay lại. Cuối cùng người sao Hoả nhỏ bé mệt mỏi dừng lại ở một trong các cột báo và giang tay ôm quanh nó. "Bé ơi," anh ta nói, "Ta thực sự yêu bé, nhưng bé thôi chì chiết đi."
Mọi ham muốn đều chì chiết, chúng cứ chì chiết bạn, chúng cứ ép buộc bạn, chúng cứ dằn vặt bạn. Bạn không thể có một khoảnh khắc nghỉ ngơi, bạn không thể được thảnh thơi - mọi ham muốn đó đều có đó. Nghỉ ngơi, thảnh thơi chỉ được biết tới bởi những người đã hiểu nghệ thuật của việc là vô ham muốn. Đó là điều Phật đang chỉ ra:
Như ông hái hoa loa kèn mùa thu, nhổ mũi tên ham muốn. Nó là mũi tên, nó làm bạn bị thương, nó gây vết thương cho bạn, nó là nỗi đau lớn, nó không là gì ngoài khổ. Nhưng thế thì tại sao mọi người cứ ham muốn? Tại sao họ không nghe lời chư phật? - vì một lẽ đơn giản là ham muốn rất tinh ranh. Chúng cứ hứa hẹn bạn. Ham muốn là chính khách; chúng hứa hẹn với bạn về những điều đẹp đẽ. Tất nhiên, những điều đó sẽ xảy ra ngày mai, không phải hôm nay. Và điều dường như logic là thời gian sẽ được cần tới - kế hoạch năm năm. Trong năm năm mọi thứ sẽ hoàn hảo như bạn muốn nó vậy. Đợi đi! Hi vọng đi! Để ngày mai tới! - và ngày mai chẳng bao giờ tới cả. Lại ngày mai cùng những ham muốn ấy sẽ có đó, hứa hẹn bạn. Điều này đã là như vậy trong nhiều kiếp thế.
Bạn có thể không nhớ các kiếp quá khứ của mình, nhưng ít nhất bạn cũng có thể nhớ quá khứ của mình trong kiếp này. Đây bao giờ cũng đã là trường hợp đó rồi. Ham muốn cứ bảo bạn, "Ngày mai, ngày mai, đợi đấy, kiên nhẫn." Và mọi hứa hẹn chỉ là đồ chơi để giữ bạn bận bịu; hàng chẳng bao giờ được giao cả.
Ngày bạn trở nên nhận biết về trò chơi tinh ranh này đang được chơi lên bạn bởi tâm trí riêng của bạn, bạn vứt mọi đồ chơi đó đi. Bạn chấm dứt nghe những lời hứa hẹn liên tục. Bạn bắt đầu cười vào cái ngu xuẩn của riêng mình, vào cái lố bịch của riêng mình, làm sao mà bạn ngu lâu thế. Và ham muốn bắt đầu biến mất, nó không thể lừa bạn thêm được nữa. Nó là mũi tên, nó gây đau, nhưng bạn sẵn sàng chịu đau trong hi vọng rằng ngày mai bạn sẽ được trả tiền, được thưởng. Và tất nhiên người ta phải trả tiền cho mọi thứ. Ham muốn là rất logic, nó cố gắng thuyết phục bạn. Với người thức tỉnh đã chỉ cho ông con đường của an bình. Để bản thân mình vào cuộc hành trình đi.
Phật nói: Đủ rồi. Ông đã nghe ham muốn cả nghìn kiếp rồi và ông đã đi trong vòng tròn, khổ. Ông đã không nếm trải cái gì của vui vẻ, ông đã không nếm trải cái gì của cõi bên kia. Mồm ông đầy thứ bẩn. Ông đã không nếm trải chất nuôi dưỡng thực, bởi vì chỉ Thượng đế mới có thể là chất nuôi dưỡng thực. Nghe những người đã thức tỉnh đi. Cho dù bạn nghe, bạn nghe những người cũng ngủ như bạn, hay đôi khi còn ngủ hơn bạn. Bạn có thể hiểu họ bởi vì họ nói cùng ngôn ngữ.
Một lần tôi du hành trong toa có điều hoà cùng với ba hành khách khác. Điều đó thực sự là sự trùng hợp lớn lao. Tôi đã từng du hành ít nhất là mười lăm năm liên tục, và chưa bao giờ xảy ra điều như thế. Điều đó thật hiếm hoi, duy nhất. Tất cả ba hành khách đó đều là những người ngáy lớn.
Đầu tiên người ở giường dưới bắt đầu ngáy, rồi đến người thứ hai đáp lại ông ấy, gần như trả lời. Nó giống như cuộc đấu khẩu. Tôi ngạc nhiên. Và thế rồi người thứ ba bắt đầu và ông ta là cái gì đó... hai người kia chưa là gì cả, chỉ là học trò, người mới bắt đầu.
Và họ tất cả đều ngáy theo cách cứ dường như họ đang trả lời lẫn nhau. Đó là cuộc thảo luận lớn. Tôi không thể ngủ được trong một hay hai giờ. Tôi đợi, và chẳng có cách nào cả. Thế rồi tôi bắt đầu hành động - ngáy to, đầy thức tỉnh, tới mức ba người kia bắt đầu yêu cầu tôi, "Thưa ông, ông ngáy quá to."
Tôi nói, "Vâng, tôi biết điều đó, bởi vì tôi đâu có ngủ. Chừng nào cả ba ông chưa thôi ngáy, tôi sẽ làm cho đêm nay thành địa ngục cho các ông!" Nhưng cách họ ngáy là cái gì đó đáng chứng kiến, gần giống như trả lời lẫn nhau. Những thông điệp lớn lao đã được truyền, và họ tuân theo dạng thức chung của đối thoại: khi người này ngáy, hai người kia im lặng. Thế rồi người thứ hai bắt đầu và hai người kia sẽ nghe - và thế rồi người thứ ba sẽ bắt đầu, và hai người còn lại sẽ im lặng. Họ biết cách đối thoại.
Bạn có thể hiểu những người đang ngủ dễ dàng hơn bởi vì họ dùng cùng ngôn ngữ, ngôn ngữ của ngủ. Florence và Emily, hai cô nội trợ xinh, thu xếp có buổi tiệc rượu và ăn trưa cùng nhau. Khi họ gặp gỡ, Emily có thể thấy rằng cái gì đó nghiêm trọng đang làm cô bạn mình chán nản.
"Lại đây, thoát khỏi nó đi. Cái gì làm cậu chán nản?"
"Tớ xấu hổ phải thừa nhận điều đó, nhưng tớ đã bắt được chồng tớ đang làm tình."
"Sao để điều đó làm cậu chán? Tớ lấy phần của tớ theo cùng cách."
Cố đoán điều đó! Đừng tất cả đều là người Đức, chỉ cố đoán nó thôi. Không... bạn cần cái gì đó khác. Hai đồng nghiệp thảo luận về một bệnh nhân. "Tôi có thành công lớn với ông Green," bác sĩ thứ nhất nói. "Lần đầu tiên ông ấy tới tôi, ông ấy chịu chứng phức cảm tự ti trước đám đông. Ông ấy nghĩ rằng ông ấy quá nhỏ bé, mà tất nhiên điều đó tất cả là vô nghĩa."
"Ông đã chữa cho bệnh nhân này thế nào?" bác sĩ thứ hai hỏi.
"Tôi bắt đầu với việc phân tích thật nhiều và thế rồi trị liệu nhóm. Tôi đã thuyết phục ông ta rằng nhiều vị lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới là người có vóc dáng thể chất nhỏ bé. Tôi thực sự không muốn mất ông Green."
"Ông ngụ ý gì?" anh bạn đồng nghiệp hỏi. "Làm sao ông mất ông ấy được?"
"Một tai nạn khủng khiếp," bác sĩ đáp. "Một con mèo đã ăn ông ấy."
Bây giờ, đây là những cố vấn của bạn đấy – còn ngủ nhiều hơn bạn. Bây giờ các tu sĩ đang được thay thế bởi các nhà phân tâm. Tu sĩ ngủ say; họ thường ngáy, nhưng việc ngáy của họ đã hết hợp thời rồi. Bây giờ đó chính là phân tâm và các trường phái phân tâm khác. Cũng như có các trường phái thượng đế học khác nhau, có các trường phái phân tâm khác nhau, và bạn nghe lời khuyên của họ. Họ là người hướng dẫn bạn - kẻ mù dẫn đường cho kẻ mù.
Một cô gái đẹp đang nói chuyện với nhà tâm thần về vấn đề của cô ấy. "Đấy là rượu, bác sĩ ạ. Bất kì khi nào tôi uống vài cốc rượu tôi đều có sự cưỡng bách làm tình với bất kì ai tôi ngẫu nhiên ở cùng."
"Tôi biết," bác sĩ nói. "Được, cứ giả sử tôi vừa pha một đôi cốc tai, rồi cô và tôi ngồi xuống, thảnh thơi và dễ chịu, và thảo luận về tình trạng thần kinh cưỡng bách này của cô."
Nghe người thức tỉnh đi; bằng không, không có cách nào cho bạn đâu. Phật nói: Với người thức tỉnh đã chỉ cho ông con đường của an bình. Con đường của an bình là gì? Hiểu biết ham muốn và siêu việt trên ham muốn qua hiểu biết, an bình lớn lao giáng xuống - bởi vì ham muốn là rối loạn. Ham muốn là điên khùng, ham muốn giữ bạn thần kinh. Định nghĩa của Murphy về thần kinh: Người lo nghĩ về mọi thứ đã không xảy ra trong quá khứ, thay vì lo nghĩ về cái gì đó sẽ không xảy ra trong tương lai, như người thường.
Cho nên có hai hiểu người thần kinh: những người lo nghĩ về quá khứ và những người lo nghĩ về tương lai. Thế giới bao gồm hai kiểu người thần kinh này, và ham muốn của bạn là nguyên nhân của tất cả chứng thần kinh này. Chính ham muốn giữ bạn vẫn dính líu với quá khứ, cái không còn nữa. Hoàn toàn ngu xuẩn mà đi phí thời gian vì cái không còn nữa. Nhìn lại sau là tuyệt đối vô nghĩa. Bạn không thể đi ngược lại được, bạn không thể bước ngược trong thời gian; thế thì phỏng có ích gì mà phí hiện tại của bạn cho cái không thể được phục hồi?
Và thế rồi có những người quá bận tâm về tương lai, cái chưa có. Tương lai nghĩa là cái không có. Vẫn còn bận tâm với cái không có dù nó là quá khứ hay tương lai là hoàn toàn lố bịch. Nhưng ham muốn giữ bạn - ham muốn không được hoàn thành trong quá khứ giữ bạn dính líu ở đó; hi vọng hoàn thành ham muốn ngày mai giữ bạn dính líu vào tương lai. Chỉ người vô ham muốn mới sống trong hiện tại, và chỉ người sống trong hiện tại mới sống động; người khác là chết.
Với người thức tỉnh
đã chỉ cho ông con đường của an bình.
Để bản thân mình vào cuộc hành trình đi. Nghe người đã thức tỉnh đi. Họ đang chỉ cho bạn tới cuộc hành trình vô cùng, cuộc hành trình vào chân lí, cuộc hành trình vào nhận biết, cuộc hành trình vào phúc lạc, cuộc hành trình vào an bình, cuộc hành trình vào Thượng đế, cuộc hành trình vào niết bàn.
"Ở đây ta sẽ làm thành chỗ cư ngụ, trong mùa hè và mùa đông, và trong mùa mưa."
Cho nên người ngu làm kế hoạch, để dành không nghĩ tới cái chết của mình. Chính ham muốn giữ bạn bị che mờ và không cho phép bạn thấy cái chết, cái đang tiến tới mỗi khoảnh khắc một gần hơn.
Phật nói: Người ngu cứ nghĩ, "Ở đây ta sẽ làm thành chỗ cư ngụ, trong mùa hè và mùa đông, và trong mùa mưa." Và người đó không nhận biết rằng có thể khoảnh khắc tiếp người đó sẽ mất đi như bong bóng xà phòng và không thể có mùa hè nào nữa, không có mùa đông nào nữa, không có mùa mưa nào nữa. Nhưng người đó quá bận tâm tới việc làm chỗ cư ngụ trên đất, nhà trên đất. Ở đây đi, nhưng nhớ bạn đang trong nhà trọ, và ở qua đêm, và đến sáng chúng ta đi. Đừng ngu xuẩn.
Cho dù bạn có thể làm nhà cho mùa đông, nhà khác cho mùa hè, nhà khác cho mùa mưa.... Phật phải đã nhớ tới điều này, bởi vì bố ông ấy đã làm ba cung điện cho ông ấy ở những chỗ khác nhau, ở khí hậu khác nhau: mùa hè một cung điện - phải đã ở vĩ độ cao hơn, đâu đó trong Himalayas, để cho ông ấy có thể sống mà không bị mùa hè hành hạ - và nhà khác cho mùa đông ở chỗ khí hậu ấm áp, và nhà nữa cho mùa mưa.
Ông ấy phải đã nhớ điều đó, nhưng ông ấy đã từ bỏ mọi cái đó để tìm cái bất tử. Phí thời gian của bạn vào những cung điện này... và cái chết đang tới gần hơn, và cái chết sẽ đem bạn đi. Cho dù bạn có thể xoay xở có mọi thứ bạn có thể ham muốn, tâm trí sẽ không được thoả mãn. Ngay chỗ đầu tiên bạn sẽ không có khả năng xoay xở nó, bởi vì tâm trí ham muốn những điều không thể được. Nhưng cho dù bạn có thể xoay xở được, bạn sẽ không được thoả mãn.
Bà già Abramson đứng tại Wailing Wall kêu khóc như điên dại và đấm vào gạch. Một khách du lịch bước tới bên bà ấy và nói, "Thưa bà, không cần bà kêu khóc đâu. Người Do Thái bây giờ có tổ quốc rồi có chỗ để đi tới rồi. Sau hai nghìn năm cuối cùng bà đã có đất nước mà bà bao giờ cũng mong muốn. Thiên đường tuyệt vời, sao bà lại kêu khóc?" Bà già nói, "Tôi muốn đi tới bãi biển Miami cơ!"
Và khi bà ấy ở bãi biển Miami bà ấy đã muốn đi tới Israel. Đó là cách tâm trí vận hành. Nó chưa bao giờ được thoả mãn, nó không biết tới mãn nguyện. Nó bao giờ cũng tìm ra lỗi nào đó, nó bao giờ cũng sẽ tìm ra nguyên nhân nào đó để căng thẳng.
Có lần một người đi trên dây muốn đồng thời làm một hành động mà chưa ai đã bao giờ thấy trước đây. Anh ta làm sợi dây thừng căng ngang qua Hẻm núi Lớn, từ chối làm lưới đỡ, tự bịt kín mắt, và rồi tuyên bố mình sẽ đi qua dây này vừa đi vừa chơi violon bản van Sông Đa nuyp Xanh. Chẳng cần phải nói, một đám đông khổng lồ đã tụ tập lại để xem việc biểu diễn này, nhưng khi anh ta tiến xa sang phía hẻm núi, đây là cuộc nói chuyện anh ta tình cờ nghe được.
"Bây giờ, thừa nhận điều đó đi, Harry. Anh đã bao giờ thấy cái gì như thế trong cả đời mình chưa? Anh ấy chẳng đáng ngạc nhiên sao? Anh ấy chẳng không thể tin nổi sao?"
"Được, anh thừa nhận điều đó," Harry nói. "Anh ấy đáng ngạc nhiên. Anh ấy không thể nào tin nổi. Nhưng anh sẽ bảo em một điều, anh ấy không có đâu."
"Và đó là cái gì vậy?" vợ anh ta hỏi.
"Heifetz, anh ấy không có đâu."
Đây là cách thức của tâm trí: nó không thể được thoả mãn. Không thể nào thoả mãn được nó; nó là kẻ bới lông tìm vết lớn, nó là kẻ bịa đặt khổ lớn. Cho nên dù bạn thành công hay bạn thất bại, bạn sẽ vẫn còn trong khổ nếu bạn vẫn còn cùng với tâm trí. Và cách thức để vẫn còn với tâm trí là ham muốn. Ham muốn là chất keo giữ cho bạn cùng với tâm trí. Gỡ bản thân mình ra khỏi tâm trí đi, trở thành vô ham muốn. Nhưng khi tôi nói, "Trở thành vô ham muốn," tôi không nói để điều này thành mục đích của bạn. Tôi không nói rằng bây giờ bạn phải làm nỗ lực để trở thành vô ham muốn; tôi không nói làm điều này thành ham muốn của bạn - trở thành người vô ham muốn. Không, không chút nào; bằng không bạn đã hiểu lầm toàn thể vấn đề rồi. Cố hiểu ham muốn và mọi khổ của nó và mọi vô tích sự của nó đi, và trong chính việc hiểu đó là siêu việt.
Cái chết đến bất thình lình cho người nhẹ dạ và bị sao lãng bởi thế giới, chỉ chăm nom người của mình và con của mình. Cái chết túm người đó đi Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ. Nhớ cái chết. Bao giờ cũng nhớ cái chết. Đừng bao giờ quên cái chết trong một khoảnh khắc. Tại sao? Tại sao Phật quan tâm nhiều thế tới cái chết? - bởi lẽ đơn giản là duy nhất cái chết mới có thể giữ bạn nhận biết.
Nếu bạn quên cái chết bạn sẽ lập tức trở thành vô ý thức. Chính bởi vì cái chết mà duy nhất con người mới trở nên chứng ngộ và không con vật nào khác, bởi vì không con vật nào khác nhận biết về cái chết. Duy nhất con người nhận biết về cái chết. Để nhận biết này trở thành ngày một xuyên thấu hơn. Để điều này chìm vào trong tim bạn, để cho nó còn ở đó như chiếc gai, liên tục nhắc bạn rằng cuộc sống là cát chảy, rằng "Đừng làm nhà bạn ở đây. Nhớ cái chết đang tới và bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ bị cái chết hoàn tác, cho nên phỏng có ích gì mà trở nên lo nghĩ thế, trở nên bận tâm thế, vẫn còn trong lo âu thế khi mà cái chết sắp lấy đi mọi thứ?"
Mặc cho những cảnh báo từ người hướng dẫn, một người Mĩ Do Thái trượt tuyết ở Thuỵ Sĩ bị tách rời khỏi nhóm của mình và bị ngã - không bị thương – vào kẽ nứt sâu. Nhiều giờ sau, một nhóm cứu hộ tìm thấy hố nứt toác, và tái đảm bảo với người trượt tuyết bị kẹt, nói to với anh ta, "Chúng tôi là từ Chữ thập đỏ tới!"
"Rất tiếc," người Do Thái điềm tĩnh nói vọng lại, "Tôi đã cho ở văn phòng rồi!"
Người Do Thái là người Do Thái. Người đó đã ngã vào hố sâu và nguy hiểm chết người ở khắp xung quanh, nhưng người đó quan tâm tới việc tiết kiệm chút ít tiền. Mới nghe tới cái tên 'Chữ thập đỏ' đã nhắc nhở người đó về mỗi một điều: họ phải đã tới xin cúng dường.
T.S. Eliot đã viết những dòng hay này:
Cuộc đời ở đâu mà chúng ta đánh mất trong việc sống?
Trí huệ ở đâu mà chúng ta đánh mất trong tri thức?
Tri thức ở đâu mà chúng ta đánh mất trong thông tin?
Vòng quay của cõi trời trong thế kỉ hai mươi
Đem chúng ta đi xa hơn khỏi Thượng đế và gần hơn với cát bụi.
Điều gì đã xảy ra cho chúng ta? Tại sao chúng ta đã đánh mất cái nhìn về Thượng đế? Không chỉ chúng ta đã mất cái nhìn về Thượng đế, chúng ta đã tuyên bố qua Friedrich Nietzsche rằng Thượng đế chết rồi. Sao nhiều người chống lại Thượng đế thế? Và ngay cả những người không chống, họ không ủng hộ đâu, nhớ lấy; họ trung lập. Và những người ủng hộ chỉ là về hình thức thôi, họ không thực sự ủng hộ đâu. Họ không thể cam kết mạng sống của mình trong việc tìm kiếm Thượng đế. Điều gì đã xảy ra cho con người hiện đại?
Một điều đã xảy ra: chúng ta có khả năng trở nên quên lãng cái chết ngày càng nhiều hơn. Tiến bộ lớn trong y học đã cho chúng ta hi vọng cứ dường như chúng ta sẽ sống mãi mãi. Y học chắc chắn giúp chúng ta sống lâu hơn trước một chút, nhưng điều đó đơn giản nghĩa là lâu hơn một chút thôi: vẫn cùng khổ đó, cùng ham muốn đó, cùng thèm khát đó, cùng tù túng đó. Y học có thể có khả năng...
Bây giờ dường như rất có thể là con người bắt đầu sống hơn một trăm tuổi. Có những người nghĩ con người có thể sống ít nhất ba trăm tuổi rất dễ dàng. Nhưng phỏng có ích gì? Dù bạn sống bẩy mươi năm hay bẩy trăm năm, bạn sẽ vẫn là cùng con người ngu xuẩn đó. Thực ra, trong bẩy trăm năm ngu xuẩn của bạn sẽ phát triển rất nhiều. Và nếu cái chết bị trì hoãn trong bẩy trăm năm, ai quan tâm? Nó sẽ không xảy ra sớm đâu... và con người không có nhiều sáng suốt để nhìn điều đó từ xa.
Chúng ta sống bị bao quanh bởi những thứ nhỏ bé. Chúng ta chỉ thấy xa chừng ấy thôi, chỉ chút ít lên trước, đủ để bước. Bẩy trăm năm... điều đó sẽ làm tôn giáo biến mất khỏi thế gian, bởi vì con người không thông minh tới độ người đó có thể nhận biết về cái chết nếu cái chết bị trì hoãn trong bẩy trăm năm.
Người đó thậm chí không đủ thông minh để thấy nó sau bẩy mươi năm, thậm chí sau bẩy năm. Tôi đã thấy những người bẩy mươi tuổi vậy mà không quan tâm tới thiền. Kì lạ, rất kì lạ. Tôi không thể tin được vào điều đó. Người bẩy mươi vẫn không quan tâm tới thiền sao? Điều đó đơn giản nghĩa là người đó vẫn chưa có khả năng thấy cái chết, và cái chết ở rất gần. Bất kì khoảnh khắc nào nó đều có thể xảy ra.
Phật muốn bạn nhớ tới cái chết liên tục. Đừng cho rằng ông ấy là người bi quan. Đừng cho rằng ông ấy là người bị cái chết ám ảnh - không, không phải thế chút nào đâu. Ông ấy đơn giản muốn bạn nhớ tới cái chết để cho lưỡi kiếm của cái chết treo trên bạn giữ cho bạn nhận biết, tỉnh táo.
Có lần chuyện xảy ra:
Một sannyasin được thầy phái tới triều đình của một nhà vua lớn, Janak. Sannyasin này có chút ít phân vân; anh ta nói, "Sao tôi phải đi tới triều đình của vua này?"
Thầy nói, "Trò phải học một điều, và trò có thể học nó ở đó dễ dàng hơn ở bất kì chỗ nào khác; do đó ta phái trò đi. Đi và quan sát và rất tỉnh táo. Trò sẽ được giàu có lên nhiều lắm đấy."
Sannyasin này không được thuyết phục. Ở với thầy vĩ đại thế, nếu anh ta không thể học được cái gì đó, thế thì làm sao anh ta có thể học được ở triều đình nhà vua? Anh ta vẫn nghĩ nhà vua là kẻ ngu bởi vì ông ấy có nhiều của cải thế, vương quốc lớn thế, còn anh ta đã từ bỏ tất cả, nên anh ta bao giờ cũng nghĩ bản thân mình thánh thiện hơn nhà vua. Bây giờ, đi tới nhà vua này để học cái gì đó anh ta cảm thấy chút ít bị xúc phạm. Nhưng khi thầy đã nói điều đó thì anh ta phải đi thôi. Cho nên anh ta đi, ngần ngại đấy, sâu bên dưới chống lại, nhưng anh ta đã đi.
Khi anh ta tới triều đình nhà vua, anh ta bị choáng. Theo một cách nào đó, hoài nghi của anh ta được xác nhận. Nhà vua đang ngồi uống rượu; gái đẹp gần như trần truồng đang nhảy múa xung quanh, và tất cả triều thần đều ở đó, hoàn toàn say. Sannyasin này nghĩ,
"Loại bài học gì mình phải học từ những kẻ ngu này?"
Khi anh ta nghĩ điều này, Janak bắt đầu cười. Anh ta nói, "Sao bệ hạ cười?"
Janak nói, "Ta cười bởi vì ông già của anh biết điều gì đó, ông ấy hiểu điều gì đó, nhưng anh không tin vào ông ấy. Anh không tin vào thầy của anh. Anh đã tới, nhưng ngần ngại."
Anh ta ngạc nhiên: làm sao Janak biết được điều này? Anh ta hỏi, "Bệ hạ dường như gần say rồi mà dầu vậy bệ hệ có thể hiểu được sao? - và tôi chưa nói gì cả."
Janak nói, "Về rượu này chúng ta sẽ nói sau. Ngay bây giờ anh làm một điều này; bằng không ta sẽ giết anh." Ông ấy ra lệnh cho quân lính tuốt kiếm ra khỏi bao và vây quanh triều đình và đưa cho sannyasin này chiếc cốc đầy dầu, đầy tới mức nó không thể chứa được dù chỉ một giọt thêm. Và ông ấy bảo sannyasin này, "Để cốc này lên đầu anh, và đi quanh triều bẩy lần. Nếu cho dù chỉ một giọt dầu rớt ra, đầu anh sẽ bị chặt."
Bây giờ sannyasin này nghĩ, "Mình thành người cung trăng rồi và mình thậm chí không thể thoát được." Những lưỡi gươm tuốt trần kia có khắp xung quanh. Và nhà vua nói, "Nhớ điều đó, ta ngụ ý công việc. Khi ta nói điều gì đó ta làm nó đấy. Cho nên cẩn thận."
Nhìn chiếc cốc, đầy thế, anh ta không thể tin nổi rằng mình sẽ có khả năng giữ được đầu mình – nhưng chẳng có gì khác mà anh ta có thể làm được. Anh ta phải để chiếc cốc đầy dầu lên đầu và đi quanh triều bẩy lần. Và nhảy múa vẫn tiếp tục, và gái đẹp vẫn tiếp tục, và tất nhiên anh ta là kiểu sannyasin cổ, sâu bên dưới rất quan tâm tới đàn bà. Nhiều lần ham muốn tới để ngoái nhìn, nhưng nỗi sợ chết và những chiếc gươm tuốt trần kìa... Anh ta xoay xở đi bẩy vòng, mặc dầu điều đó gần như không thể được.
Thế rồi nhà vua hỏi, "Anh xoay xở thế nào? Điều đó là không thể được."
Sannyasin này nói, "Tôi có thể xoay xở được bởi vì những chiếc gươm tuốt trần kia ở khắp xung quanh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy cái chết gần thế, chỉ một bước chân bên cạnh tôi. Bất kì khoảnh khắc nào..."
Và nhà vua nói, "Thế những đàn bà xinh đẹp kia thì sao? Và ta biết các sannyasin; họ có thể không quan tâm tới bất kì cái gì khác, nhưng họ nhất định quan tâm tới đàn bà. Và còn về những thức ăn ngon, đẹp này thì sao? Và mùi vị thơm ngon của thức ăn, của rượu... và đây là những điều anh đã kìm nén, cho nên chúng ở sâu bên dưới trong bản thể anh, chúng muốn trồi lên bề mặt."
Sannyasin này cười. Anh ta nói, "Ai bận tâm tới những điều này khi cái chết cận kề thế?"
Nhà vua nói, "Anh đã học được bài học rồi. Đây là bài học thầy đã phái anh tới học."
Nhớ cái chết đi. Nó còn gần hơn những lưỡi gươm kia, nó bao giờ cũng gần hơn bất kì cái gì khác. Bạn đang sống bị bao quanh bởi cái chết, và nếu điều này có thể được nhớ, điều này có thể trở thành kích thích lớn lao nhất cho thiền, cho nhận biết.
Do đó mới có nhấn mạnh. Phật nói: Cái chết đến bất thình lình cho người nhẹ dạ và bị sao lãng bởi thế giới, chỉ chăm nom người của mình và con của mình. Cái chết túm người đó đi, như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ. Đừng là dân làng ngủ; bằng không cái chết sẽ tới như cơn lụt và bạn sẽ đi đời. Thức tỉnh, tỉnh táo, lưu tâm.
Gia đình không cứu được người đó, Bố không cứu được, con không cứu được. Không ai có thể cứu được bạn ngoại trừ nhận biết riêng của bạn. Biết điều này... và đừng chỉ tin vào điều người thức tỉnh nói. Biết điều này theo cách riêng của bạn, để nó trở thành kinh nghiệm tồn tại.
Biết điều này.
Tìm kiếm trí huệ, và thuần khiết.
Tìm kiếm sự hồn nhiên của đứa trẻ đi. Vứt bỏ mọi tri thức ngu xuẩn của bạn. Mọi tri thức đều ngu.
Lại nhớ T.S. Eliot:
Cuộc đời ở đâu mà chúng ta đã đánh mất trong việc sống?
Trí huệ ở đâu mà chúng ta đã đánh mất trong tri thức?
Tri thức ở đâu mà chúng ta đã đánh mất trong thông tin?
Vòng quay của cõi trời trong thế kỉ hai mươi
Đem chúng ta đi xa hơn khỏi Thượng đế và gần hơn với cát bụi.
Trí huệ, mà chúng ta đã đánh mất trong tri thức, ở đâu? Tri thức thuần tuý là cái thay thế cho trí huệ. Tri thức nghĩa là cái được vay mượn từ người khác. Vứt mọi cái bạn đã lấy từ người khác đi. Trí huệ là cái lớn lên trong hồn nhiên của bạn, khi bạn chỉ như đứa trẻ nhỏ, đầy ngạc nhiên và kính nể, bị bối rối bởi sự tồn tại, chẳng biết gì, và trí huệ nảy sinh. Trí huệ trào lên trong bản thể bạn. Trí huệ không phải là cái gì đó tới từ bên ngoài, nó là trưởng thành bên trong của bạn.
Biết điều này. Tìm kiếm trí huệ, và thuần khiết.
Nhanh chóng làm sạch con đường.
Và bất kì cái gì cản trở con đường của trí huệ phát sinh, nhanh chóng dọn sạch nó.
Loại bỏ tri thức, thông tin, loại bỏ mọi trò bản ngã của bạn. Loại bỏ ham muốn, loại bỏ kí ức, tưởng tượng, loại bỏ toàn thể tâm trí.
Trở thành vô trí.
Đó là thuần khiết, và trong thuần khiết đó trí huệ nở hoa.
Trong cái hồ của hồn nhiên đó hoa sen của trí huệ nở ra, và đó là cách có thể duy nhất để tự do, để có tự do - tối thượng, toàn bộ.
"Ông đang đọc gì thế?" thủ thư nhà tù hỏi.
"Chẳng có gì mấy," tù nhân đáp. "Chỉ là sách của kẻ trốn chạy thông thường."
Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post