Chương 8. Từ hỗn độn sao được sinh ra

Chương 8. Từ hỗn độn sao được sinh ra

Price:

Read more

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 8)
Chương 8. Từ hỗn độn, sao được sinh ra

Thưa thầy kính yêu,
Bất kì khi nào người ta đi tới cái ngớ ngẩn, cái gì đó bên trong đơn giản bùng nổ và toàn thế giới trông như mới. Có phải là khi cái ngớ ngẩn trở thành tràn ngập mà người ta có được cái nhìn sâu vào động thái của mọi thứ không?
Prem Prabhati, cái ngớ ngẩn không là gì ngoài cái tên khác của Thượng đế - và còn là cái tên hay hơn nhiều so với bản thân Thượng đế. Trong nhiều thế kỉ các nhà thượng đế học, các triết gia đã phá huỷ cái đẹp của từ 'Thượng đế'. Họ đã tô vẽ nó, đánh bóng nó, bằng những rác rưởi hợp lí tới mức chẳng cái gì sống còn lại trong nó. Thượng đế của các triết gia không phải là Thượng đế thực bởi vì nó chẳng là gì ngoài khái niệm hợp lí.
Thượng đế của những người yêu là hiện tượng khác toàn bộ; nó chẳng liên quan gì tới lí trí, tới tâm trí. Nó là nhịp tim đập rộn ràng trong hài hoà với cái toàn thể. Nó là bài ca, là bản giao hưởng. Nó là điệu múa, lễ hội. Nó có tính thơ ca hơn là văn xuôi. Nó trực giác hơn là trí tuệ. Nó là cái gì đó được cảm chứ không được nghĩ. Do đó tôi nói 'cái ngớ ngẩn' là cái tên còn tốt hơn nhiều cho Thượng đế.
Tâm trí đã tạo ra cấu trúc tinh tế quanh bản thân nó về tính hợp lí để bảo vệ bản ngã, để bảo vệ việc tách rời với sự tồn tại. Mọi tính hợp lí đều nhân tạo – và Thượng đế là không nhân tạo. Mọi tính hợp lí đều chỉ là phóng chiếu của những ý niệm riêng của chúng ta lên màn ảnh của sự tồn tại. Và Thượng đế không phải là phóng chiếu; đó là khám phá.
Để thấy Thượng đế người ta cần đôi mắt tuyệt đối không có ý niệm nào. Ý niệm là đám mây lớn nhất. Một trong những nhà huyền môn vĩ đại nhất của phương Tây - cái tên ông ấy không được biết tới bởi vì ông ấy đã không kí vào sách của mình - đã viết một trong những chuyên luận huyền môn quan trọng nhất đã từng có: Đám mây của việc không biết. Ông ấy nói rằng không phải là qua tri thức mà bạn đi tới biết đâu; ngược lại, bạn đi tới biết bằng việc không biết. Đây là ngớ ngẩn thuần khiết! Đó là nói theo kiểu ngược đời: biết thông qua không biết.
Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy ngụ ý rằng khi mọi tri thức đã bị vứt bỏ, khi mọi kinh nghiệm đã bị gạt sang bên, khi tâm trí như vậy không vận hành nữa, thế thì bạn có quan hệ với sự tồn tại theo cách mới toàn bộ. Từng thớ thịt của con người bạn đều đập rộn ràng cùng cái toàn thể; nó là điệu vũ nhịp điệu. Nó là ngớ ngẩn - bạn không thể làm ra lí thuyết từ nó.
Thượng đế không phải là giả thiết. Nếu Thượng đế là giả thiết, thế thì giả thiết đó không còn được cần nữa. Những giả thiết tốt hơn đã được khoa học đề nghị. Nhưng Thượng đế chưa bao giờ là giả thiết cả. Đó là chuyện tình đam mê với sự tồn tại. Đó là việc cảm thấy sự tồn tại. Đó là trong tiếp xúc từ trái tim qua trái tim với sự tồn tại.
Tertullian bao giờ cũng đáng nhớ - nhà huyền môn Ki tô giáo vĩ đại. Ông ấy nói: Tôi tin Thượng đế bởi vì Thượng đế ngớ ngẩn - credo quia absurdum est. Lí do mà ông ấy đưa ra về tin tưởng của mình là ở chỗ không có lí do để tin.
Chừng nào bạn chưa có cái gì đó trong cuộc sống của mình mà không thể được hỗ trợ bởi lí trí chút nào, cuộc sống của bạn sẽ không có ý nghĩa gì. Chừng nào bạn chưa có cái gì đó mà vì nó bạn có thể sống và vì nó bạn có thể chết mà không có nền tảng hợp lí nào, bạn sẽ cứ bỏ lỡ chính ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại. Bạn sẽ vẫn còn hời hợt.
Do đó cái ngớ ngẩn có thể đưa ra cái gì đó cực kì lớn trong bạn; nó có thể trở thành sự bùng nổ. Nó có thể làm cho bạn thấy toàn thế giới như mới, bởi vì nó là tái sinh. Bạn tuột ra khỏi tâm trí. Bạn không còn bị che phủ bởi cát bụi của tâm trí. Mọi thứ đều tươi tắn và mới mẻ từ đó. Chính tâm trí làm cho mọi thứ thành cũ kĩ. Bởi vì kí ức, quá khứ, tâm trí cứ diễn giải mọi thứ dưới dạng của cái cũ. Tâm trí không thể làm khác được. Tâm trí nghĩa là kí ức - kí ức và không gì khác.
Nó là kinh nghiệm quá khứ được tích luỹ của bạn, và bạn cứ diễn giải cái mới theo quá khứ này. Một cách tự nhiên, quá khứ đem mầu sắc của nó cho cái mới, nó đem nghĩa của nó cho cái mới - và cái mới bị bỏ lỡ. Đó là lí do tại sao toàn thế giới trông chán thế, hoàn toàn chán. Các nhà hiện sinh đã đem tình huống chán này ra xem như một trong những điểm có ý nghĩa nhất cần được suy tư cân nhắc. Họ nói rằng con người là hoàn toàn chán, và họ đúng. Chỉ người ngu mới không chán, hay chư phật không chán. Người ngu không chán bởi vì họ không mấy nhạy cảm, nhạy cảm đủ để cảm thấy chán. Còn chư phật không chán bởi vì họ không mang quá khứ. Mọi thứ đều tươi tắn thế, mới thế; mọi thứ đều đáng ngạc nhiên thế. Mọi khoảnh khắc bạn đều trong ngạc nhiên.
Với vị phật, cuộc sống là khải lộ liên tục, khải lộ bất tận. Không có bắt đầu cho nó và không có kết thúc cho nó. Nó là bí ẩn; không dò được, không đo được, không biết và không chỉ không biết mà còn không thể biết nữa. Bạn chỉ có thể nếm trải nó, cảm nó, chạm nó, nhưng bạn không thể biết được nó. Bạn không thể thu nó thành định lí, thành giả thuyết; điều đó là không thể được.
Prabhati, bạn đúng đấy: nếu bạn có thể có tiếp xúc với tất cả cái ngớ ngẩn của nó, với cái bất hợp lí của sự tồn tại, bạn đang đi vào một chiều hướng khác toàn bộ - đi từ tâm trí sang vô trí, đi từ tâm trí sang thiền. Đó là điều thiền tất cả là gì: đưa bạn ra khỏi nhà tù của tâm trí, nhà tù của quá khứ. Và không có nhà tù khác; quá khứ đó là nhà tù duy nhất.
Con người của nhận biết - thiền nhân - cứ chết đi mọi khoảnh khắc vào quá khứ để cho người đó vẫn còn mới, tươi tắn, như trẻ thơ. Vâng, nếu cái ngớ ngẩn trở thành tràn ngập, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc đầu tiên vào động thái của mọi thứ. Nhưng lại nhớ, cái nhìn sâu sắc sẽ không hợp lí. Bạn sẽ không có khả năng giải thích nó. Bạn sẽ không có khả năng nói điều gì về nó cả. Bạn sẽ có khả năng thấy, nhưng đột nhiên bạn sẽ trở thành câm. Bỗng nhiên bạn sẽ thấy ngôn ngữ thành không thích hợp, lời bất lực; trao đổi là không thể được. Chỉ thế thì giao cảm mới còn lại.
Khi bạn biết mà không có tri thức, cách duy nhất để truyền đạt thông điệp này là qua im lặng, qua tình yêu, qua từ bi, qua hiện hữu. Bạn có thể cầm tay bạn mình và cái gì đó có thể xảy ra. Bạn có thể ôm choàng bạn mình và cái gì đó có thể xảy ra. Bạn có thể chỉ nhìn vào trong mắt bạn mình và cái gì đó có thể xảy ra.
Cái ngớ ngẩn chỉ có thể được diễn đạt theo cách ngớ ngẩn. Bạn có thể nhảy múa hay bạn có thể hát. Có một câu chuyện hay về nhà huyền môn Baul: Một người rất giàu, thợ kim hoàn, tới gặp nhà huyền môn này và ông ấy hỏi về Thượng đế: "Ông có tin vào Thượng đế không? Liệu có Thượng đế thực không? Thượng đế có tồn tại không?"
Nhà huyền môn Baul vừa nghe tất cả câu hỏi của ông ấy vừa mỉm cười, và thế rồi ông ấy bắt đầu nhảy múa, chơi đàn ektara - nhạc cụ một dây - ông ấy bắt đầu nhảy múa.
Thợ kim hoàn nói, "Ông có điên hay cái gì không đấy? Tôi đang hỏi những câu hỏi siêu hình lớn lao! Thay vì trả lời tôi, ông bắt đầu nhảy múa! Ông say à?"
Và nhà huyền môn nói, "Điều đó đúng đấy, tôi say đây - say với điều thiêng liêng! Nhưng xin đừng hiểu lầm tôi, đừng cảm thấy bị xúc phạm. Đây là cách duy nhất tôi có thể trả lời được câu hỏi của ông."
Và ông ấy hát một bài hát - bài hát cực kì hay và có nghĩa và sáng suốt. Ông ấy nói, "Tôi biết rằng ông là thợ kim hoàn. Tôi biết rằng ông có thể đánh giá được liệu cái gì đó được làm từ vàng thật hay không. Ông có hòn đá thử qua đó cái đó có thể được đánh giá. Nhưng nó sẽ tuyệt đối vô dụng nếu ông đi vào vườn và bắt đầu đánh giá hoa hồng bằng hòn đá thử của ông. Với vàng thì được, nhưng với hoa hồng nó chẳng liên quan chút nào. Hoa hồng không thể được đánh giá bằng đá thử vàng mà chỉ vàng mới có thể được đánh giá. Ông không thể biết được qua hòn đá thử vàng liệu hoa hồng là thực hay không thực. Để biết điều đó ông sẽ cần một loại cách tiếp cận khác toàn bộ.
"Tôi biết rằng ông đã nghiên cứu nhiều; ông rất quan tâm tới lập luận triết lí, biện luận. Tôi đã nghe nói về ông. Nhưng mọi lập luận đó đều ngớ ngẩn ở đây cũng như hòn đá thử vàng của thợ kim hoàn trong khu vườn. Tôi đang hát, tôi đang múa, tôi đang chơi nhạc. Cảm thấy nó đi! Nếu ông có thể nhảy múa cùng tôi, lại đây, nhảy cùng tôi! Điều đó có thể cho ông cái nhìn sâu sắc nào đó vào thế giới tôi đang sống. Điều đó có thể cho ông cái chạm vào cái không biết. Không có cách khác. Tôi không thể trả lời một cách logic các câu hỏi của ông được, do đó mới có hành động phi logic của tôi."
Khi Bồ đề đạt ma, nhà huyền môn vĩ đại, tới Trung Quốc, hoàng đế Trung Quốc đã tới đón chào ông ấy ở biên giới; đi cùng hàng nghìn người ông ấy đã tới để đón nhà huyền môn vĩ đại. Nhưng ông ấy cảm thấy rất bối rối khi thấy Bồ đề đạt ma. Ông ấy chưa bao giờ nghĩ, ông ấy chưa bao giờ có thể hình dung được, rằng Bồ đề đạt ma vào Trung Quốc theo cách điên rồ thế. Bồ đề đạt ma đội một chiếc giầy trên đầu. Một chiếc giầy ở một chân; chân kia đi đất - và chiếc giầy kia ở trên đầu ông ấy!
Vua hỏi, "Ta không hiểu. Sao ông đội giầy trên đầu? Giầy không được dự định để trên đầu!"
Bồ đề đạt ma nói, "Đây mới là bắt đầu thôi. Nếu bệ hạ không thể hiểu được điều này; thế thì tốt hơn cả ta nên quay về. Bệ hạ phải hiểu điều này một cách tuyệt đối: rằng cách tiếp cận của ta là ngớ ngẩn. Điều này chỉ để cho chỉ dẫn về cách tiếp cận của ta - rằng ta không phải là triết gia. Bệ hạ có thể gọi ta là người điên, nhưng ta không phải là triết gia - và ta sẽ để mọi thứ thành lộn ngược! Mọi điều bệ hạ đã từng nghĩ cho tới giờ, ta sẽ làm rối loạn nó. Ta sẽ đem tới hỗn độn trong bản thể bệ hạ, bởi vì chỉ từ hỗn độn, sao bắt đầu được sinh ra."
Rất khó vứt bỏ lí trí, bởi vì người ta cảm thấy hoảng sợ. Lí trí cho bạn cảm giác trật tự. Lí trí mất, chỉ có hỗn độn. Nhưng nhớ, lí trí là cằn cỗi; hỗn độn là bụng mẹ. Từ hỗn độn đó cái gì đó cực kì quan trọng được sinh ra: bạn được tái sinh. Vâng, nếu cái hỗn độn có thể tràn ngập bạn, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc vào động thái của mọi thứ; cái nhìn sâu sắc không chuyển giao được, cái nhìn sâu sắc không diễn đạt được. Nhưng có những cách thức bên ngoài lời mà qua đó nó có thể được trao đổi.
Đó là toàn thể bí mật của mối quan hệ giữa thầy với đệ tử. Nó là hiện tượng ngớ ngẩn. Đó là lí do tại sao phương Tây chưa biết tới nó. Phương Tây biết mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh; nó chẳng biết gì về mối quan hệ giữa thầy và đệ tử. Phương Tây tuyệt đối vô nhận biết về chiều hướng đó. Đó là lí do tại sao Jesus đã không thể được hiểu, Socrates đã không thể được hiểu.
Ở phương Đông, việc đóng đinh vị Phật đã không là thực hành của chúng ta; việc đầu độc Lão Tử đã không phải là cách thức của chúng ta. Tại sao Jesus, Socrates và Mansoor bị giết? Bởi lí do đơn giản là họ đã cố đem cái gì đó tuyệt đối phương Đông sang phương Tây. Họ đã cố đem sáng suốt mới vào Thượng đế, và thời điểm thì không chín muồi. Có thể bây giờ thời điểm mới chín. Jesus đã tới sớm hơn một chút. Bây giờ thời điểm chín rồi. Bây giờ phương Tây có khả năng mở ra cánh cửa mới - điều ngớ ngẩn – và đi vào qua cánh cửa đó. Đó là cánh cửa duy nhất vào ngôi đền của Thượng đế.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Thói quen cũ khó chết lắm!
Prem Harideva, điều đó đúng đấy... nhưng tại sao? Tại sao thói quen cũ khó chết? Bởi vì bạn không là gì ngoài thói quen cũ của mình. Nếu chúng chết, bạn sẽ chết. Bạn không có gì hơn, bạn không có gì thêm. Bạn chỉ là những thói quen cũ của mình. Bạn là cái máy, chưa là con người; đó là lí do tại sao thói quen cũ khó chết. Rất hiếm khi con người tồn tại, rất ít người và khoảng cách xa ở giữa.
Một Phật là một con người thực, đích thực. Một Zarathustra là một con người thực - người đáng gọi là người. Nhân loại bình thường chỉ như người máy: sống một cách vô ý thức, sống một cách máy móc. Và thói quen là mọi điều bạn có. Nếu bạn vứt bỏ tất cả thói quen của mình, bạn sẽ đơn giản bắt đầu bay hơi; bạn sẽ không tìm thấy bản thân mình chút nào. Bạn là gì? Quan sát mà xem, và bạn sẽ thấy một đống thói quen cũ. Bạn chưa có cái gì hơn.
Đó là toàn thể nỗ lực của thiền: đem cái gì đó nhiều hơn tới cuộc sống của bạn, cái không là thói quen, cái gì đó tự phát, cái gì đó không máy móc, cái gì đó biến đổi bạn từ người máy thành sinh linh có ý thức.
George Gurdjieff hay nói rằng mọi người được sinh ra không có linh hồn. Ở bề ngoài điều đó dường như không thể tin được bởi vì trong hàng thế kỉ, bạn đã được các tu sĩ bảo rằng mọi người được sinh ra đều có linh hồn và bạn tin vào điều đó. Điều thuận tiện là tin rằng bạn có linh hồn. Điều đó cho cảm giác rất dễ chịu, ấm cúng, nồng nhiệt, rằng sâu bên trong mình, bạn có linh hồn, vĩnh hằng, bất tử. Và Gurdjieff nói bạn không có linh hồn nào cả! Bạn chỉ hổng hoác bên trong; chẳng có gì bên trong bạn - chỉ toàn thói quen và thói quen, chùm những thói quen và ở chính trung tâm chẳng có ai cả. Ngôi nhà trống rỗng. Người chủ chưa tới hay đang ngủ say.
Gurdjieff đúng: bạn chỉ là con người về tiềm năng thôi. Khả năng có đó, nhưng khả năng này có thể bị bỏ lỡ dễ dàng. Và hàng triệu người bỏ lỡ nó bởi vì trở nên có ý thức, trở thành linh hồn, cần nỗ lực gian nan. Đó là nhiệm vụ lên dốc. Vẫn còn trong thói quen của bạn là rẻ rúng, dễ dàng, là xuống dốc. Lực trọng trường là đủ; nó cứ kéo bạn xuống.
Cũng giống như khi bạn đi xuống dốc trong xe hơi, bạn tắt động cơ đi. Bạn không cần nhấn ga để đi xuống dốc; lực kéo của trọng trường là đủ. Nhưng điều đó không thể được làm khi bạn đi lên dốc; thế thì ga sẽ được cần tới. Bạn sẽ cần sự toàn vẹn nào đó, sức mạnh nào đó. Và chỉ ý thức mới làm toát ra sức mạnh. Ý thức là chìa khoá, chìa khoá đánh lửa, cái làm toát ra sức mạnh trong bạn, và bạn trở nên có khả năng soải cánh bay cao. Bằng không, Harideva, câu ngạn ngữ cổ này đúng: Thói quen cũ khó chết... bởi vì không ai có thể giết chết những thói quen cũ đó.
Tại bữa sáng, vợ của Feinberg nói với anh ta, "Chúng ta có bạn trai của Sonia tới ăn tối lần đầu tiên. Chúng ta sẽ có bữa ăn thịnh soạn với những món ngon nhất. Cho nên anh cư xử cho phải vào. Đừng ăn bằng dao, bằng không anh sẽ giết chết cơ hội hôn nhân của con đấy."
Đêm đó tại bữa tối tất cả đều trôi chảy. Feinberg gần như không chạm tới cái gì vì sợ dùng công cụ sai. Thế rồi cà phê được đưa tới. Feinberg cầm cốc và bắt đầu rót cà phê pha vào cốc của mình. Cả gia đình nhìn ông ấy trừng trừng. Feinberg cứ thế rót. Cuối cùng cốc đầy tràn. Feinberg nâng nó lên mồm, nhìn quanh bàn và nói, "Một lời vì mọi người và tôi sẽ làm ra bong bóng!"
Nó là khó, nó rất gian truân. Bạn phải có ý thức, tỉnh táo, cảnh giác. Bạn phải cứ nhớ thường xuyên. Và việc nhớ là điều khó nhất trong sự tồn tại. Thói quen có thể bị bỏ đi không phải bởi tranh đấu chống lại chúng. Đó là điều mọi người thường vẫn làm. Nếu họ muốn thay đổi thói quen, họ tạo ra thói quen khác ngược lại nó để tranh đấu với nó. Họ chuyển từ thói quen này sang thói quen khác. Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá bạn bắt đầu nhai kẹo cao su; bây giờ nó cũng ngu xuẩn như cái kia thôi. Bạn đổi thói quen này thành thói quen khác, nhưng bạn vẫn còn là cùng con người vô ý thức đó. Vứt bỏ thói quen và không đền bù cho nó và vẫn còn hoàn toàn nhận biết và tỉnh táo để cho bạn không bắt đầu đi vào việc thay thế khác là một trong những điều khó khăn nhất trong cuộc sống. Nhưng điều đó không phải là không thể được; bằng không thì sẽ không có khả năng nào của một Phật, của một Christ, của một Krishna. Bởi vì chư phật xảy ra, điều đó là có thể - mặc dầu khó, rất khó; thách thức lớn phải được chấp nhận. Và mọi người có bất kì kính trọng gì với bản thân họ bao giờ cũng chấp nhận thách thức của điều lớn lao nhất, điều gian nan nhất.
Lên tới mặt trăng không gian nan đến thế, nó không khó thế. Đi lên đỉnh Everest là trò chơi trẻ con so với việc nhớ thường xuyên bạn đang làm gì, bạn đang nhận biết. Nhưng cái ngày nhận biết bắt đầu xảy ra, bạn biết cực lạc của hiện hữu, phúc lạc của hiện hữu. Bạn biết cái gì đó không thể được tưởng tượng ra.
Nó bao la thế, nó không cạn thế! Aes dhammo sanantano. Phật nói: Nó là luật tối thượng của phúc lạc, của vui vẻ, của cực lạc. Và nó là không cạn; một khi bạn đi vào trong nó, nó mãi mãi là của bạn. Jesus gọi nó là vương quốc của Thượng đế; đó là cách diễn đạt của ông ấy về nó. Nhưng người ta phải trở nên đủ tỉnh táo, đủ nhận biết, để cho người ta có thể không tự đồng nhất mình với thói quen, với hình mẫu, cấu trúc, cái đã trở thành ăn sâu bén rễ trong bản thể bạn.
Ông già rất giầu nhưng cũng rất keo này sắp chết, cho nên ông ấy gọi tới giường chết cả ba thầy tu - một giáo sĩ, một linh mục và một mục sư. Khi họ tới ông ấy nói, "Thưa các quí ông, các ông biết câu ngạn ngữ cổ: Ông không thể đem nó đi cùng ông được. Rồi, đem nó đi cùng tôi là chính xác điều tôi đề nghị làm. Và bởi vì nền tảng tôn giáo của các ông, tôi cảm thấy tôi có thể tin cậy vào các ông được. Ở đây, trong ba cái hộp này, là phần lớn hơn của mọi của cải của tôi. Ước muốn khi chết của tôi là từng người trong các ông đặt một hộp vào nấm mồ của tôi."
Cả ba đều đồng ý với yêu cầu của ông ấy, khi người sắp chết này phân phát các hộp và chết. Để cho chắc, vào ngày lễ tang, họ tất cả đều có mặt và từng người đều đặt cái hộp vào trong mồ. Về sau họ quyết định đi tới một quán rượu gần đó, nơi mà, sau một hồi im lặng lâu, linh mục cuối cùng lên tiếng.
"Thưa các bạn," linh mục nói, "tôi e là tôi phải thú nhận việc làm. Tôi đã không để tất cả số tiền vào trong mồ đâu. Điều gì xảy ra với đóng góp rơi rụng đi và nhà thờ lại đang cần sửa chữa, dường như là tội lỗi thế nếu không đưa một số tiền vào chỗ nó làm được việc tốt nào đó."
Thế rồi mục sư nói, "Thưa cha, tôi vui mừng là cha đã nói ra. Như các vị biết, tôi là hội trưởng của nhiều hội từ thiện. Và, tương tự như vậy, với tôi điều dường như tội lỗi là chôn vùi đi cả số tiền đó. Cho nên tôi cũng giữ lại một phần số đó, tất nhiên phần nhỏ thôi, để giúp cho những việc từ thiện rất xứng đáng này của tôi."
Sau một hồi im lặng lâu khác, linh mục và mục sư hỏi giáo sĩ, người cứ nhìn mãi ra ngoài cửa sổ mọi lúc, xem ông ấy nghĩ gì về hành động của họ. "Thế này," giáo sĩ nói, "tôi phải nói rằng tôi ngạc nhiên sâu sắc, nếu không nói là bị choáng. Là giáo sĩ, kính trọng ước muốn của người chết, tôi chỉ có thể để tất cả số tiền vào thôi. Thực ra, tôi đã cho ông ấy cả cuốn sổ séc cá nhân của riêng tôi đấy!"
Người Do Thái là người Do Thái! Dù người đó là giáo sĩ hay không thì cũng chẳng tạo ra mấy khác biệt: thói quen cũ chết đi khó lắm. Nhưng chúng có thể chết được. Và bạn phải làm mọi nỗ lực để cho chúng chết, bởi vì trong cái chết của chúng là sự bắt đầu của cuộc sống thực của bạn.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Chính phủ Ấn Độ có thực sự tệ hại như thầy đã nói ngày hôm nọ không?
Pradipama, nó không thực là vấn đề của chính phủ Ấn Độ đâu; về căn bản nó là tâm trí Ấn Độ. Tâm trí Ấn Độ là tệ hại; chính phủ Ấn Độ chỉ là một cách diễn đạt của tâm trí Ấn Độ. Và bởi vì tâm trí Ấn Độ là tệ hại, bất kì cái gì nó làm cũng trở thành tệ hại. Trong hàng thế kỉ tâm trí Ấn Độ đã sống trong trạng thái này.
Có lí do tại sao nó đã xảy ra.
Phương Tây không tệ hại đến thế; có lí do cho điều đó nữa. Ba tôn giáo đã được sinh ra bên ngoài Ấn Độ: Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo. Họ tất cả đều thực sự là chi nhánh của Do Thái giáo; Do Thái giáo là cội nguồn của tất cả họ. Ba tôn giáo lớn đã được sinh ra trong Ấn Độ: Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo. Họ tất cả cũng là chi nhánh của Hindu giáo. Cho nên, thực ra trên thế giới chỉ có hai tôn giáo cơ bản: Do Thái giáo và Hindu giáo. Và một khác biệt cơ bản giữa họ là ở chỗ Do Thái giáo tin vào một kiếp sống, còn Hindu giáo tin vào nhiều kiếp sống, vào đầu thai. Điều đó làm nên toàn thể khác biệt.
Nếu chỉ có một kiếp sống bạn phải vội vàng. Bạn phải làm mọi thứ nhanh chóng và bạn phải làm mọi thứ một cách thiện nghệ để cho bạn không cần làm nó lần nữa, bởi vì thời gian là ngắn. Ở phương Tây, thời gian là tiền bạc. Bởi vì thời gian ngắn thế - bẩy mươi năm, tám mươi năm... một nửa của nó sẽ đơn giản bị phí hoài trong giấc ngủ; phần lớn thời gian của nó sẽ bị phí hoài trong kiếm bánh mì và bơ, phần còn lại trong xem ti vi. Cái gì còn lại cho bạn? Do đó có vội vàng lớn ở phương Tây và khao khát lớn về tốc độ - thậm chí không nghĩ tới bạn đang đi đâu. Mọi người đều đi; câu hỏi duy nhất là người ta phải đi nhanh. Ai quan tâm tới đi đâu? - bởi vì ai có thời gian để bận tâm tới đi đâu? Câu hỏi duy nhất là: bạn đang đi với tốc độ nào?
Tôi đã nghe:
Một máy bay bị lạc trong mây. Nhiều máy móc phức tạp của nó không làm việc và phi công thông báo cho hành khách qua hệ thống viễn thông, "Quí vị đừng lo. Có tin xấu và có tin tốt nữa. Tin xấu trước: là chúng ta không biết chúng ta đang đi đâu. Tin tốt: là chúng ta đang đi với tốc độ cao tới mức quí vị không phải lo. Tốc độ là hoàn hảo."
Ở phương Đông, Hindu giáo đã đưa vào ý niệm về đầu thai: nhiều, nhiều kiếp sống, hàng triệu kiếp. Có nhiều thời gian hơn bạn cần; nó không phải là tiền chút nào. Thế thì không có vấn đề vội vàng, không có vấn đề tốc độ, không có vấn đề tài giỏi. Bạn có thể làm cùng một điều lặp đi lặp lại. Bạn có thể ngủ và để thời gian trôi qua. Nếu kiếp sống này mòn mỏi đi chẳng có gì phải lo nghĩ: sẽ có kiếp sống khác và khác nữa, và tiếp nữa, mãi.
Hai ý niệm này đã tạo ra hai loại người khác nhau trên thế gian: tâm trí phương Tây và tâm trí phương Đông. Cả hai ý niệm này đều đã được tạo ra vì những lí do khác nhau, nhưng khi mọi sự đạt tới con người vô ý thức, người đó đổi chúng theo vô ý thức của mình. Cả hai đều là những ý niệm hay, có thể cực kì quan trọng.
Ý niệm rằng chỉ có một kiếp sống thôi nghĩa là bạn không nên làm phí hoài nó trong những thứ không cần thiết. Đừng phí hoài nó trong việc tích luỹ tiền bạc, vật dụng; đừng phí hoài nó trong những thứ hời hợt. Nghĩ về điều bản chất, đừng về cái ngẫu nhiên. Đó là thông điệp đằng sau nó. Nhưng cái gì xảy ra? Mọi người biến nó thành lộn ngược hoàn toàn. Họ trở nên quan tâm nhiều tới cái vô nghĩa, bởi vì không có nhiều thời gian, cho nên "Ăn, uống và vui vẻ đi! Bạn sẽ chẳng được sinh ra nữa đâu, cho nên lấy nhiều nhất những thứ bạn có thể có được của thế giới này đi."
Đó là điều đã xảy ra ở phương Tây. Ý niệm này là để làm cho bạn thành người tìm kiếm điều bản chất, nhưng nó đã bị biến đổi thành chính cái đối lập của nó. Nó trở thành: "Ăn, uống và vui vẻ đi, bởi vì chẳng mấy chốc bạn sẽ không ở đây nữa - và bạn sẽ không tới nữa. Ai biết về thế giới bên kia, và ai biết về Thượng đế, và ai biết về cõi trời? Đừng bận tâm với những điều vô nghĩa thế, những điều vô nghĩa bí truyền thế! Bạn đơn giản, và tận hưởng cuộc sống này nhiều nhất có thể được. Sống nó đi! Vắt mọi khoảnh khắc vào sự hài lòng của trái tim bạn." Đó là điều đã trở thành ý niệm lớn được Abraham và Moses trao cho phương Tây.
Và ở phương Đông, ý niệm rằng có cả triệu kiếp sống cũng đã có thông điệp cực kì có ý nghĩa. Nó là để nhắc nhở bạn rằng bạn đã sống nhiều, nhiều lần rồi theo cùng cách thức cũ rích. Bạn đã đi trong bánh xe, bạn đã đi trong vòng tròn. Và bạn vẫn chưa chán sao? Bạn chưa ngán sao? Bạn ngu tới mức bạn không thể thấy được cái vô tích sự hoàn toàn của tất cả nó sao? Sống trong nhiều kiếp thế, ham muốn cùng những thứ ấy, thành công và thất bại, và chết mọi lúc; bạn đã không trở nên nhận biết rằng cái gì đó khác được cần tới sao?
Thế giới này sẽ không có tác dụng, bạn phải siêu việt lên trên nó. Đây là ý niệm đằng sau Patanjali, Mahavira, Krishna, Phật, và thông điệp của họ. Đầu thai đơn giản nghĩa là: bị chán với toàn thể ý niệm về ham muốn cái này cái nọ. Được kết thúc với nó đi. Nhảy ra khỏi bánh xe sinh tử này. Nhưng điều thực sự xảy ra là khác toàn bộ, chính cái đối lập lại. Điều đã xảy ra là Ấn Độ đã trở nên rất tệ hại, chậm chạp. Tâm trí vô ý thức diễn giải toàn thể thông điệp này rằng không cần phải vội vàng. "Có nhiều, nhiều kiếp sống, cho nên sao lại lo nghĩ? Chúng ta sẽ nghĩ về Thượng đế trong tuổi già hay ở kiếp sau. Không thiếu thời gian, cho nên đi chậm thôi." Phương Đông đã không di chuyển chút nào; nó bị mắc kẹt. Nó đã trở thành không năng động, ngủ đông, tù đọng.
Đây là một trong những thảm hoạ lớn bao giờ cũng xảy ra. Bất kì khi nào một người có ý thức cho bạn chiến lược nào đó, ý niệm nào đó để giúp bạn, bạn đổi nó tương ứng theo tâm trí bạn, và thay vì dùng nó như sự giúp đỡ thì nó trở thành điều có hại cho bạn. Bạn được chư phật cho nước cam lồ, lúc nó đạt tới bạn nó trở thành chất độc.
Cho nên đấy không thực là vấn đề của chính phủ Ấn Độ đâu; chính phủ Ấn Độ chỉ là cách diễn đạt của tâm trí Ấn Độ. Tâm trí Ấn Độ cần thay đổi, cũng như tâm trí phương Tây cần thay đổi. Cả hai đều đã đi sai. Tôi không ưa thích cái nào cả. Cả hai đều đã tạo ra khổ cho nhân loại mãi tới giờ.
Chúng ta cần một tâm trí mới không phương Tây hay phương Đông - một tâm trí mới, toàn cầu. Lần đầu tiên, một tâm trí vũ trụ được cần tới. Và lần đầu tiên chúng ta cần một người không nghĩ dưới dạng quốc gia, bán cầu, giống nòi, dòng máu, mầu da, tôn giáo, mà là người nghĩ chỉ dưới dạng tâm thức. Chúng ta cần nâng tâm thức của toàn thể nhân loại lên. Ấn Độ chịu khổ từ sự tệ hại lớn.
Một anh chàng chết và lên thẳng thiên đường. Thánh Peter ngăn anh ta lại cổng và nói, "Rất tiếc, anh bạn, nhưng anh không thể vào được. Anh đã không đăng kí trong danh sách thiên đường. Anh phải xuống địa ngục. Nhưng vì anh không tệ lắm nên anh có thể chọn giữa địa ngục Ấn Độ hay địa ngục Đức."
"Được," anh chàng này nói, "trước khi chọn tôi muốn biết khác biệt là gì."
"Okay, ta sẽ giải thích cho," Peter nói. "Địa ngục Ấn Độ là cái bể bơi đầy cứt và anh đứng trong nó với cứt ngập đầu mình và mỗi lần anh cố ngoi đầu lên trên cứt lại có lính gác lấy gậy đánh vào đầu anh cho tới khi anh về chỗ cũ."
"Thế địa ngục Đức thì sao?" anh chàng này hỏi.
"Địa ngục Đức cũng là bể bơi đầy cứt và anh đứng trong nó với cứt ngập quá đầu và mỗi lần anh cố ngoi ra khỏi đó đều có lính gác đánh vào đầu anh bằng chiếc gậy."
"Vậy," anh chàng này nói, "tôi chẳng thấy mấy khác biệt..."
"Anh biết điều gì rồi," Peter nói. "Như ta cảm thấy khá hơn nhiều hôm nay, ta sẽ nói cho anh điều này: ở địa ngục Ấn Độ thỉnh thoảng không có đủ cứt, hay lính gác không có đó, hay anh ta quên mất gậy..."
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy có cho rằng có thể đo được cuộc sống và tình yêu theo phần trăm không, như thầy đã làm trong bài giảng hôm nọ?
Meeshael, hôm nọ là hôm nào vậy? Tôi đã quên hoàn toàn rồi! Trí nhớ của tôi không tốt lắm. Harvey đi về phương đông trên chuyến tàu hoả để dự cuộc hội nghị kinh doanh ở New Orleans. Trên tàu anh ta ngẫu nhiên đọc một bài báo trong Reader's Digest về một người da đỏ Mĩ bẩy mươi nhăm tuổi ở Arizona, được thuật lại là có trí nhớ lâu nhất thế giới. Vì tàu hoả đi qua chỗ người da đỏ nổi tiếng này trong vòng vài dặm, Harvey quyết định dừng lại và tới thăm ông ta. Để cho chắc, anh ta nhắm hướng tới một chiếc lều lớn của người da đỏ ở giữa khu bảo tồn của người da đỏ. Bên trong lều một ông già nhăn nheo đang ngồi bắt chéo chân hút tẩu thuốc.
Sau khi trao đổi vài câu xã giao, Harvey hỏi, "Ông đã ăn gì vào bữa sáng ngày 11/12/1908?"
Người da đỏ bắt chéo tay trên ngực và lẩm bẩm, "Trứng!"
Harvey ấn tượng lắm và ra về để đáp chuyến tàu. Mười năm sau, khi đi qua vùng Arizona, Harvey quyết định dừng lại và xem liệu ông già da đỏ còn sống hay không. Khá ngạc nhiên, anh được dẫn tới cùng chiếc lều đó, nhưng được báo trước đi vào thật chậm vì ông già đã rất già và không nên bị làm giật mình. Khi đã ở bên trong, Harvey giơ một tay lên và chào mừng ông ấy theo kiểu thân thiện da đỏ, "Thế nào!" - ông già da đỏ lẩm bẩm, "Bò vào!"
Bây giờ, tôi không có kiểu trí nhớ đó! Meeshael, cái gì tôi có thể nói hôm nay tôi sẽ nói; tôi không biết về ngày khác. Tình yêu và cuộc sống không thể được đo theo phần trăm. Chẳng cái gì có thể được đo, thực ra, bởi vì cái toàn thể là một và không đo được. Nhưng với mục đích nào đó thì cũng có thể dùng phương pháp đo, nhưng đó chỉ là với mục đích nào đó thôi.
Chẳng hạn, cuộc sống không thể được đo, nhưng điều này có thể được nói: rằng cuộc sống tồn tại chỉ trong miền nhiệt độ ngắn ngủi - từ chín mươi tám độ tới một trăm mười độ Kelvin, chỉ mười hai độ. Bên ngoài một trăm mười độ và bạn bị kết thúc; thấp hơn nhiệt độ thường và bạn bắt đầu không còn khoẻ. Cho nên chỉ trong khoảng mười hai độ, mười lăm độ... Với mục đích nào đó - với mục đích y tế - điều đó hoàn toàn đúng.
Cuộc sống không thể được đo nếu bạn nghĩ về tâm thức, nhưng nếu bạn nghĩ về tâm trí thì nó có thể được đo. Tâm trí bạn không là gì ngoài cái máy tính sinh học - và sớm hay muộn, máy tính sẽ làm tốt hơn tâm trí bạn. Điều đó thậm chí là có thể trong cuộc sống của bạn, bởi vì đến cuối thế kỉ này các robot sẽ bước đi trên đường - và chúng sẽ trông đích xác như bạn. Và nhiều lần bạn sẽ bị rắc rối: bạn có thể nghĩ rằng người đàn ông là thực hay người đàn bà là thực, và người đàn bà hay đàn ông này có thể chỉ là robot.
Bây giờ các nhà khoa học đang nghĩ tới việc che đậy máy móc của robot bằng da nhân tạo, tổng hợp. Họ sẽ mọc tóc và họ sẽ cư xử đích xác như bạn. Chỉ thỉnh thoảng bạn mới nghi ngờ rằng cái gì đó sai – khi pin của họ hết. Thế thì, "Grù, grù, grù!" Bằng không họ sẽ hoàn toàn được. Mới khoảnh khắc trước người đàn bà đó đã ôm ghì bạn và nói, "Em yêu anh," và bây giờ cô ấy nói, "Grù, grù...." Khác biệt sẽ chỉ được biết tới khi người này bị ốm: người thực sẽ đi bệnh viện còn robot sẽ đi tới nhà máy, tới xưởng sửa chữa. Thế thì bạn sẽ biết khác biệt; bằng không sẽ không có khả năng biết.
Thực ra, người thường đã không là gì ngoài robot rồi. Cuộc sống vô ý thức của bạn có thể được đo theo phần trăm và tình yêu của bạn cũng có thể được đo theo phần trăm - bởi vì bạn có tình yêu gì? Nó không là gì ngoài hoá chất!
Vâng, tình yêu của một Christ hay vị Phật là không đo được bởi vì nó siêu việt lên trên hooc mon, lên trên hoá chất, lên trên sinh lí. Nhưng tình yêu của bạn là do hooc mon. Chỉ tiêm hooc môn mạnh và tình yêu lớn nảy sinh trong bạn. Lấy đi vài hooc môn ra khỏi bạn, và nó tụt xuống đất bằng; mọi tình yêu biến mất. Tình yêu của bạn có thể được đo, nhưng nó không phải là tình yêu; nó là thôi thúc sinh học. Và cuộc sống của bạn là hiện tượng hoá học. Nhưng có cuộc sống đằng sau cuộc sống của bạn và có tình yêu phía trên tình yêu của bạn, cái không đo được. Nhưng cả trí nhớ của tôi không tốt lắm mà toán học của tôi cũng không tốt lắm.
Killoran bị hầu hết dân làng coi là người ngu ngốc nhất trong thị trấn. Một hôm anh ta trưng diện bộ quần áo mới và bắt đầu mời rượu ở phòng khách hàng xóm. Các nhà hàng xóm đều tự hỏi điều gì đã xảy ra. Rồi cuối cùng một người trong họ hỏi anh ta, Killoran đáp, "Tôi trúng giải nhất xổ số lớn."
"Làm sao anh đoán được con số may mắn đó?"
"Thế này, ba lần chạy tôi đều mơ tới số bẩy.Thế là tôi đoán từ đó rằng ba lần bẩy là hai mươi bốn và tôi đã mua vé số hai mươi bốn, và nó trúng."
"Sao thế anh ngốc, ba lần bẩy là hai mươi mốt chứ, không phải hai mươi bốn."
"Các bác được giáo dục," Killoran nói, "tôi được tiền xổ số."
Và, Meeshael này, đó là điều tôi muốn nói với bạn: bạn có thể biết toán học - bạn đã được giáo dục, tôi đã được tiền sổ xố!
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi nghe nói rằng đàn ông có gia đình sống lâu hơn người không có gia đình. Nó là thế à?
Satyadeva, thiền về câu châm ngôn của Murphy: Đàn ông có gia đình không thực sống lâu hơn. Nó chỉ dường như theo cách đó thôi.
Và, Satyadeva này, sao bạn lo nghĩ? Tôi nghĩ bạn phải ngoài sáu mươi bây giờ rồi. Bạn nghĩ có gia đình để cho sống lâu hơn sao? Đây là lúc nghĩ về cái gì đó khác chứ - lúc nghĩ về cái chết, không nghĩ về có gia đình; lúc nghĩ về cái vĩnh hằng, không nghĩ về sống lâu hơn.
Cho dù bạn sống bẩy mươi tuổi, tám mươi tuổi, chín mươi tuổi, thành vấn đề gì? Bạn sẽ làm gì? Nếu bạn sống chín mươi hay một trăm tuổi bạn sẽ làm cùng những điều ngu xuẩn lặp đi lặp lại. Bạn đã làm gì mãi cho tới giờ trong sáu mươi năm này? Bạn sẽ làm cùng những điều đó cho dù bạn được cho thêm sáu mươi năm nữa. Nghĩ về cái gì đó mới đi! Và chết nhất định tới. Khi nào bạn chết là không quan trọng; chết là tuyệt đối chắc chắn, điều đó là quan trọng. Sau khi sinh chỉ một điều là chắc chắn trong cuộc sống và đó là chết; mọi thứ khác đều không chắc chắn. Đừng cố trốn chết, đừng cố né tránh nó. Trong hàng thế kỉ mọi người đã từng cố gắng đủ mọi cách để né tránh chết, nhưng chết đằng nào cũng tới. Dù có gia đình hay không có gia đình chẳng thành vấn đề: bạn sẽ chết. Bạn đang chết!
Thực ra, chết không tới bất ngờ một ngày nào đó đâu; nó bắt đầu từ ngày bạn được sinh ra. Bạn bắt đầu chết từ chính hơi thở đầu tiên. Từng sinh nhật đều là tử nhật. Cuộc sống của bạn đang tuột ra khỏi bàn tay bạn và bạn không thể thoát được.
Một câu chuyện ngụ ngôn Sufi cổ:
Một nhà buôn giầu có ở Baghdad một hôm phái người hầu của mình ra chợ mua thức ăn. Nhưng sau vài phút người hầu trở về trông thất kinh.
"Ông chủ ơi!" anh ta kêu lên. "Ông phải cho con mượn con ngựa hay nhất của ông ngay lập tức, để cho con có thể trốn sang Damascus và do đó thoát được số mệnh của con."
"Có chuyện gì vậy?" nhà buôn hỏi.
"Con đi ra chợ và con thấy thần Chết đứng đó ở giữa những người coi chợ!" anh hầu kêu lên. "Thần làm cử chỉ thù địch với con và bắt đầu bước về phía con. Con cầu xin ông, cho con mượn con ngựa tốt nhất của ông để cho con có thể trốn tới Damascus và thoát được."
Nhà buôn này là người tốt và ông ấy đã cho người hầu điều anh ta yêu cầu. Thế rồi đích thân ông ấy bước ra chợ để xem câu chuyện này có đúng không. Không nghi ngờ gì nữa, thần Chết đang đứng trong đám đông.
"Sao ngài lại làm cử chỉ thù địch với người hầu của tôi thế?" nhà buôn hỏi.
"Ta có làm cử chỉ thù địch gì đâu," thần Chết đáp.
"Ta đơn giản rất ngạc nhiên khi thấy anh ta, vì ta có cuộc hẹn gặp anh ta đêm nay... ở Damascus."
Bạn không thể thoát được. Dù bạn đi bất kì đâu bạn sẽ thấy chết của mình đang chờ đợi mình. Vâng, nó có thể được kéo dài, được trì hoãn, nhưng phỏng có ích gì? Thay vì trì hoãn, sao không dùng cơ hội này để trở nên nhận biết về cái chết - rằng nó đang tới, rằng nó đang trên đường, rằng bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng sẽ bị trong nắm bắt của nó. Đừng hỏi về ngựa và đừng cố đi tới Damascus. Bạn không thể thoát được. Cách duy nhất là siêu việt lên, không trốn chạy.
Bạn hỏi tôi, "Tôi nghe nói rằng đàn ông có gia đình sống lâu hơn người không có gia đình. Nó thế à?"
Nếu nó là thế, thì sao? Bạn sẽ lấy vợ chứ? Ở tuổi sáu mươi điều đó sẽ ngu xuẩn thế. Người hai mươi tuổi có thể được tha thứ, nhưng bạn không thể được tha thứ đâu.
Ông Goldberg tới phòng mạch của bác sĩ, phàn nàn rằng ông ấy có rận bay. Xét nghiệm được tiến hành, và ông Goldberg lo âu chờ đợi khi bác sĩ với cái nhìn buồn rầu tới cho ông ta kết quả. "Tôi lấy làm tiếc, ông Goldberg," ông ấy nói, "nhưng những con rận bay đó mà chúng tôi nghĩ ông có - thế này, chúng đã biến thành ruồi giấm. Tôi lấy làm tiếc, nhưng chuối của ông chết rồi."
Đủ cho hôm nay.

Ads Belove Post