Read more
Làm chủ giác quan của ông,
điều ông nếm và ngửi,
điều ông thấy, điều ông nghe.
Trong mọi thứ hãy là người chủ
của điều ông làm và điều ông nói và nghĩ.
Tự do.
Ông là người tìm kiếm.
Vui thích trong việc làm chủ tay ông và
chân ông,
lời ông và ý nghĩ của ông.
Vui thích trong thiền và trong đơn độc.
Bình tĩnh lại, hạnh phúc đi.
Ông là người tìm kiếm.
Tự do là mục đích tối thượng của
tôn giáo thực - không phải Thượng đế, không phải thiên đường, thậm chí không phải
chân lí, mà là tự do. Điều này phải được hiểu bởi vì đây là thông điệp bản chất
của Phật Gautam cho thế giới. Tự do có giá trị cao nhất theo ông ấy, cái chí
thiện; không có cái gì cao hơn cái đó. Nhưng với tự do ông ấy không ngụ ý tự do
chính trị, tự do xã hội, tự do kinh tế. Với tự do ông ấy ngụ ý tự do của tâm thức.
Tâm thức chúng ta đang trong tù
túng sâu sắc; chúng ta bị xiềng. Bên trong là nhà tù của chúng ta, không phải
bên ngoài. Các bức tường của nhà tù không phải ở bên ngoài chúng ta; nó tồn tại
sâu trong vô thức của chúng ta. Nó tồn tại trong bản năng của chúng ta, nó tồn
tại trong ham muốn của chúng ta, nó tồn tại trong vô nhận biết của chúng ta.
Tự do là mục đích.
Nhận biết là phương pháp để đạt tới mục
đích đó.
Và khi bạn thực sự tự do bạn là
người chủ; sự nô lệ biến mất. Bình thường chúng ta có thể có vẻ tự do, nhưng
chúng ta không tự do. Có thể có vẻ chúng ta là người chọn, nhưng chúng ta không
là người chọn đâu. Chúng ta bị kéo, bị đẩy bởi các lực vô thức.
Khi bạn rơi vào tình yêu với
người đàn bà hay đàn ông, bạn có cho rằng bạn đã quyết định điều đó không, nó
có phải là chọn lựa của bạn không? Bạn biết hoàn toàn rõ bạn không thể chọn để
yêu, bạn không thể buộc mình yêu ai đó được. Bạn không phải là người chủ, bạn
chỉ là nô lệ của lực sinh học. Đó là lí do tại sao trong mọi ngôn ngữ cách diễn
đạt là 'rơi vào tình yêu' - bạn rơi vào trong tình yêu: bạn rơi từ tự do của
mình, bạn rơi từ tính ích kỉ của mình. Nếu tình yêu là chọn lựa của bạn, bạn sẽ
vươn lên trong tình yêu, không rơi vào tình yêu. Thế thì tình yêu sẽ là từ tâm
thức, và nó sẽ có phẩm chất hoàn toàn khác, cái đẹp khác, hương thơm khác.
Tình yêu thông thường bốc mùi -
bốc mùi của ghen tuông, giận dữ, hận thù, sở hữu. Nó không phải là tình yêu
chút nào. Tự nhiên đang buộc bạn hướng tới cái gì đó không phải là từ chọn lựa
của bạn; bạn chỉ là nạn nhân. Đây là cảnh nô lệ của chúng ta. Ngay cả trong
tình yêu chúng ta cũng là nô lệ, nói gì tới các thứ khác? Tình yêu dường như là
kinh nghiệm lớn lao nhất của chúng ta; cho dù điều đó chỉ là sự nô lệ, cho dù
trong điều đó chúng ta chỉ khổ.
Mọi người khổ trong tình yêu
nhiều hơn trong bất kì cái gì khác. Khổ lớn nhất là ở chỗ nó lừa bạn - nó tạo
ra ảo tưởng rằng bạn là người chọn, và chẳng mấy chốc bạn biết rằng bạn không
phải là người chọn; tự nhiên đã giở thủ đoạn ra với bạn. Các lực vô ý thức đã
chiếm quyền sở hữu bạn, bạn bị sở hữu. Bạn hành động không từ ý riêng của mình;
bạn chỉ là phương tiện. Đó là khổ đầu tiên mà người ta bắt đầu cảm thấy trong
tình yêu, và khổ này lẩy cò cho toàn thể dây chuyền khổ.
Chẳng mấy chốc bạn trở nên nhận
biết rằng bạn đã trở thành phụ thuộc vào người khác, rằng không có người khác bạn
không thể tồn tại được, rằng không có người khác bạn bắt đầu mất đi mọi ý thức
về nghĩa, ý nghĩa. Người khác đã trở thành cuộc sống của bạn, bạn hoàn toàn phụ
thuộc; do đó những người yêu liên tục đánh nhau, bởi vì không ai muốn bị phụ
thuộc, mọi người đều ghét phụ thuộc. Không ai muốn bị sở hữu bởi ai đó khác bởi
vì bị sở hữu nghĩa là bị thu lại thành đồ vật. Toàn thể nhân loại chịu khổ bởi
lẽ đơn giản là mọi mối quan hệ cứ thu bạn lại, cứ làm cho nhà tù của bạn ngày một
nhỏ hơn.
Phật nói: Cuộc sống này không
phải là cuộc sống đúng. Bạn đang bị sống, bạn không thực sống. Bạn đang bị sống
bởi các lực vô thức. Chừng nào bạn còn chưa trở nên có ý thức, chừng nào bạn
còn chưa nắm quyền sở hữu cuộc sống riêng của mình, chừng nào bạn còn chưa trở
nên độc lập với bản năng của mình, bạn sẽ không là người chủ. Và không là người
chủ thì không có phúc lạc, không có phúc lành; cuộc sống vẫn còn là địa ngục.
Lời kinh thứ nhất:
Làm chủ giác quan của ông,
điều ông nếm và ngửi,
điều ông thấy, điều ông nghe.
Lời kinh này đã bị hiểu lầm lắm,
bị diễn giải sai, nhiều tới mức các Phật tử đã lấy đích xác nghĩa đối lập của
nó. Làm chủ giác quan của ông không có nghĩa phá huỷ giác quan của bạn. Nếu bạn
phá huỷ chúng, bạn sẽ làm chủ ai? Và đó là điều đã được làm trong hai mươi nhăm
thế kỉ: các Phật tử đã phá huỷ các giác quan. Điều đó dễ dàng hơn, do đó mới có
sai lầm. Làm chủ giác quan của bạn là khó khăn, gian nan. Làm chủ giác quan của
bạn cần ý thức lớn lao; phá huỷ chúng chẳng cần gì.
Nếu bạn muốn làm ngôi nhà đẹp bạn
sẽ phải học nhiều điều, nhưng nếu bạn muốn phá huỷ nó bạn không cần học cái gì.
Bất kì ai cũng có thể phá huỷ nó, bất kì người điên nào cũng có thể làm điều
đó. Thực tế, người điên có thể làm điều đó nhanh hơn bất kì ai khác, chóng hơn.
Bạn không cần kiến trúc để phá huỷ toà nhà. Phá huỷ không cần nghệ thuật, không
cần thông minh.
Và đó là cách lời kinh này đã
được diễn giải qua nhiều thời đại, bởi lẽ đơn giản là phá huỷ dễ hơn, bất kì
người ngu nào cũng có thể làm được điều đó. Và cái gọi là thánh nhân của bạn gần
như bao giờ cũng ngu. Rất hiếm khi bắt gặp một thánh nhân thực là người sáng tạo.
họ được tôn thờ như thánh nhân bởi vì họ đã từng tự tử thành công - tự tử chậm,
tất nhiên - phá huỷ bản thân mình chậm rãi, đầu độc bản thân mình chậm rãi.
Chúng ta đã tôn thờ cái chết,
huỷ diệt. Chúng ta phải học - bây giờ là lúc - chúng ta phải học yêu cuộc sống
và yêu tính sáng tạo, sự sáng tạo.
Hiểu biết của tôi về lời kinh
này là hoàn toàn khác. "Làm chủ giác quan của ông" nghĩa là trở nên ý
thức nhiều hơn về giác quan của bạn, trở nên nhạy cảm hơn. Đừng phá huỷ chúng;
bằng không bạn sẽ bị bỏ lại không có cửa ra vào và cửa sổ vào sáng tạo, vào Thượng
đế, vào chân lí.
Có một câu chuyện về nhà huyền
môn Hindu. Tôi không tin rằng nó là đúng bởi vì tôi đã bị ấn tượng sâu sắc bởi
câu ngạn ngữ vĩ đại của nhà huyền môn đó; chúng hay tới mức tôi không thể nào
quan niệm được rằng ông ấy có thể đã làm điều như vậy.
Surdas là tên ông ấy. Ông ấy là
người mù, không phải mù từ khi sinh ra; đó là cách câu chuyện diễn ra. Ông ấy
đã tự mình phá huỷ mắt mình bởi vì ông ấy thấy đàn bà đẹp và bởi vì bị quyến rũ
bởi cô ấy. Cô ấy chiếm tưởng tượng của ông ấy, ông ấy bắt đầu nghĩ về cô ấy -
và ông ấy là sư. Ông ấy đã phá huỷ mắt mình vì ông ấy nghĩ chính đôi mắt đã làm
cho ông ấy nhận biết về cái đẹp của cô ấy. Nếu đôi mắt này không có đó, ông ấy
đã không bị mê đắm.
Tôi không tin vào câu chuyện
này, nhưng nó đúng cho hàng nghìn người khác. Kinh nghiệm riêng của tôi là ở chỗ
Surdas phải đã mù từ chính lúc ban đầu bởi vì sáng suốt của ông ấy trong thơ ca
là tới mức không thể quan niệm nổi rằng người như thế lại làm hành động ngu xuẩn
thế.
Bằng phá huỷ mắt mình bạn không
thể có được tự do khỏi đàn bà hay khỏi đàn ông. Bạn có thể nhắm mắt lại, điều
đó sẽ không tạo ra khác biệt gì mấy. Thực tế với mắt nhắm đàn bà xuất hiện còn
đẹp hơn là họ vậy!
Đó là lí do tại sao bất kì khi
nào bạn làm tình với người đàn bà cô ấy đều nhắm mắt; bạn có vẻ đẹp hơn. Bằng
không, nhìn vào bạn cô ấy sẽ trở nên sợ, bởi vì trên khuôn mặt của bạn, diễn đạt
của đam mê và thèm khát không thể được mô tả là đẹp; nó xấu, nó mang tính con vật.
Đàn ông đầy thèm khát thì không là gì ngoài con vật. Đàn bà phải đã học nghệ
thuật nhắm mắt để khỏi thấy đi thấy lại đàn ông biến thành con vật.
Tôi thích một giai thoại Thiền:
Hai sư đang trở lại tu viện; họ
đã đi vào làng để thuyết giảng. Lúc đó tối rồi, mặt trời đang lặn; chẳng mấy chốc
sẽ sang đêm. Họ bắt gặp một dòng sông. Một người đàn bà trẻ, đàn bà đẹp, đang đứng
đó trên bờ ngần ngại liệu có đi qua sông hay không: sông có thể quá sâu, nó dường
như rất sâu.
Sư thứ nhất - sư già hơn - tuân
theo qui tắc Phật giáo không nhìn đàn bà. Nhưng đó là qui tắc rất kì lạ: trước
hết bạn phải nhìn, chỉ thế rồi bạn mới có khả năng thấy xem liệu cô ấy là đàn
bà hay không. Bạn có thể theo qui tắc này chỉ bằng việc vi phạm nó! Cho nên ông
ấy phải đã nhìn - tất nhiên nhìn lén thôi - và thế rồi ông ấy phải đã nhìn xuống.
Qui tắc Phật giáo là: Không nhìn quá bốn bước chân phía trước. Sợ thế... và ông
ấy phải đã run rẩy bên trong. Và ông ấy đi qua sông.
Khi ông ấy qua sông và tới bờ
bên kia, đột nhiên ông ấy nhớ anh chàng sư trẻ, người cũng đã tới đằng sau. Điều
gì đã xảy ra cho anh ta? Ông ấy ngoái nhìn lại. Sư trẻ đang cõng cô gái trên
vai! Sư già thực sự phát rồ; cơn cuồng nộ của ông ấy phải đã là ghen tị nữa; bằng
không sao lại giận?
Sư trẻ cõng cô gái sang bờ bên
kia, để cô ấy ở đó, và cả hai sư đi về tu viện. Suốt một dặm đường sư già không
nói lấy một lời. Thế rồi, khi họ tới cổng tu viện, sư già quay sang sư trẻ và
nói, "Nghe đây, ta sẽ phải mách điều đó với tu viện trưởng. Điều này là
trái luật. Phật đã nói: Không chạm vào đàn bà, không nhìn đàn bà. Ông đã không
chỉ nhìn cô ấy, ông đã không chỉ chạm cô ấy, ông còn cõng cô ấy trên vai. Thế
này thì quá thể! Điều này là trái luật."
Tôi không nghĩ rằng Phật đã nói
điều đó. Một người như Phật không thể nói những điều vô nghĩa thế. Nhưng hai
mươi nhăm thế kỉ của những kẻ diễn giải ngu xuẩn đã gây hại nhiều như họ có thể
làm.
Sư trẻ nói, "Nhưng tôi đã
bỏ cô ấy lại bờ sông rồi, mãi đằng sau. Bác vẫn còn mang cô ấy trên vai
sao?"
Điều đó có chân lí lớn lao
trong đó: người già này thực sự vẫn mang cô ấy. Bạn có thể thấy mà không có việc
nhìn, bạn có thể mang mà không có việc mang, bạn có thể chạm mà không có việc
chạm. Con người có tưởng tượng lớn.
Do đó tôi không thể tin được rằng
Surdas đã phá huỷ mắt mình; bằng không thì ông ấy không thể nào cho những sáng
suốt tuyệt vời thế. Ông ấy phải đã là con người của tầm nhìn bên trong, của con
mắt bên trong, của hiểu biết lớn lao. Cho nên tôi không tin vào câu chuyện này,
nhưng câu chuyện này có ý nghĩa. Nó là đúng về nhiều cái gọi là thánh nhân. Nó
có thể không đúng về Surdas nhưng nó đúng về gần như tất cả cái gọi là thánh
nhân - của người Hindu, của người Mô ha mét giáo, của người Ki tô giáo.
Trong Ki tô giáo đã có một giáo
phái thường cắt bộ phận sinh dục của họ - chỉ để siêu việt trên dục. Nếu chỉ bằng
cắt bộ phận sinh dục bạn có thể siêu việt trên dục, mọi sự sẽ rất dễ dàng. Bạn
có thể đi tới Bệnh viện Sassoon và họ sẽ thực sự làm lò mổ cho bạn! Họ là lò mổ
chính thức, lò mổ chính phủ, được thừa nhận, có thẩm quyền. Nhưng bằng việc loại
bỏ cơ quan sinh dục của mình bạn sẽ không siêu việt trên dục đâu; bạn có thể trở
nên bị ám ảnh với dục còn nhiều hơn trước đây.
Đó là điều xảy ra cho những người
già - do đó mới có cách diễn đạt, 'lão già dơ dáy'. Bạn không nói 'thanh niên
dơ dáy' - tại sao? Người già được gọi là do dáy bởi lẽ đơn giản là bây giờ mọi
dâm dục của người đó đã đi vào trong tâm trí. Trung tâm dục của người đó đã
chuyển vào trong tâm trí; nó đã trở thành chuyện bộ não. Bây giờ người đó chỉ
nghĩ về nó, người đó liên tục nghĩ về nó. Về mặt sinh lí người đó trở nên không
có khả năng; điều đó không có nghĩa là về mặt tâm lí người đó đã siêu việt lên
trên nó, rằng người đó đã làm chủ được dâm dục của mình - không.
Bằng việc phá huỷ các giác quan
của mình bạn không, bạn không thể trở thành người chủ được. Thế thì cách trở
thành người chủ là gì?
Phật nói: Làm chủ các giác quan
của ông.... Ông ấy có thể đã đơn giản nói: Phá huỷ giác quan của ông. Nhưng làm
chủ là hiện tượng hoàn toàn khác; nó cần nghệ thuật lớn, kĩ năng, nhận biết,
tính thiền, tỉnh táo. Chỉ thế thì các giác quan sẽ vẫn còn đó. Thực tế, người
chủ còn nhạy cảm hơn nô lệ.
Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ
Phật ngửi sâu sắc hơn; khứu giác của ông ấy sâu sắc hơn nhiều so với khứu giác
của bạn. Khứu giác của bạn bị kìm nén, bị kìm nén rất nhiều. Trong hàng thế kỉ
bạn đã kìm nén dục, và khứu giác được nối rất nhiều với tính dục của bạn. Bạn
đã kìm nén khứu giác của mình. Bạn dùng nhiều nước hoa chỉ để che giấu mùi của
vùng dục. Bằng không, khi người đàn bà có kinh nguyệt cô ấy có mùi khác; bạn có
thể ngửi biết cô ấy có kinh. Khi đàn bà dậy dục cô ấy bắt đầu có mùi khác; bạn
có thể biết chỉ bằng mùi của cô ấy rằng cô ấy đang dậy dục. Và cùng điều đó
đúng cho đàn ông: dậy dục, thân thể người đó bắt đầu có mùi bởi vì có thay đổi
hoá chất lớn đang xảy ra bên trong người đó. Chúng ảnh hưởng tới thân thể người
đó, việc vã mồ hôi của người đó, việc thở của người đó, máu của người đó.
Con người sợ nhiều về tính dục
của mình: ai đó có thể trở nên nhận biết, ai đó có thể chú ý điều đang xảy ra
cho người đó. Người đó phải dùng quần áo để che giấu thân thể mình, người đó đã
dùng nước hoa để che giấu mùi tự nhiên của mình. Người đó đã thử mọi cách có thể
để có vẻ là không dục nhiều nhất có thể được. Và chúng ta phải đã kìm nén mũi của
mình nhiều lắm....
Bạn biết con vật đấy. Chúng biết
qua mũi liệu con cái có sẵn lòng hay không. Chỉ mũi là đủ biết liệu con cái có
nói có không. Chừng nào mũi còn chưa nói con cái đang nói có, con đực sẽ không
tới gần con cái. Điều đó là hung hăng, điều đó là hiếp dâm. Không con vật nào
đã từng hiếp dâm, nhớ lấy, ngoại trừ con người. Con người là con vật hiếp dâm
duy nhất trên thế giới. Tôi không tính những con vật sống trong vườn bách thú bởi
vì chúng đã trở nên giống con người hơn. Sống trong nhóm con người chúng đã bị
bóp méo; bằng không không con vật nào hiếp dâm cả. Yêu xảy ra chỉ khi cả hai
bên đều tuyệt đối sẵn lòng. Nhưng con người đã đánh mất khứu giác của mình. Điều
đó là vì cái gọi là giáo lí tôn giáo trong nhiều thế kỉ.
Hiểu biết của tôi là ở chỗ khứu
giác của Phật còn rõ ràng hơn nhiều so với khứu giác của bạn bởi vì không có
kìm nén trong ông ấy. Mắt ông ấy nhìn tốt hơn bạn có thể thấy bởi vì mắt ông ấy
không bị che mờ bởi định kiến nào, bởi bất kì quan niệm nào. Ông ấy nghe tốt
hoàn hảo bởi vì tai ông ấy không đầy tiếng ồn, tâm trí ông ấy im lặng.
Khi tâm trí hoàn toàn im lặng bạn
có khả năng nghe. Thế thì bạn có khả năng nghe bài ca của chim, tiếng gáy xa xa
của con chim cúc cu. Thế thì bạn có khả năng nghe ngay cả im lặng. Ngay bây giờ,
nghe im lặng đi... đừng chỉ nghe âm thanh mà vô âm cũng có thể được nghe. Nhưng
bạn phải không ồn ào.
Và bạn có thể bắt đầu ngửi mọi
người không chỉ trong dục của họ, bạn có thể bắt đầu ngửi giận dữ của họ bởi vì
giận dữ cũng làm thay đổi hoá chất thân thể họ. Bạn có thể bắt đầu ngửi tham
lam của họ, ghen tị của họ, hận thù của họ. Bạn có thể bắt đầu ngửi đủ mọi xúc
động. Khoảnh khắc một người tới với bạn, nếu tâm trí bạn im lặng và giác quan của
bạn rõ ràng, không bị che mờ, không có sương mù nào, bạn có thể ngửi mọi thứ mà
người này đang mang. Người đó có thể mỉm cười trên bề mặt, nhưng sâu bên dưới bạn
có thể thấy rằng người đó đang giận dữ, kẻ đạo đức giả. Thử ngửi mọi người xem
- tham lam của họ, giận dữ của họ, độc ác của họ.
Và nếu bạn có thể học ngửi độc
ác, giận dữ, tham lam, dần dần, dần dần bạn sẽ có khả năng ngửi nhiều điều tinh
tế hơn: từ bi của họ, tình yêu của họ, lời cầu nguyện của họ. Vâng, ngay cả
tính thiền của họ, im lặng của họ cũng có hương thơm riêng của nó. Khi một người
đầy tham lam, người đó bốc mùi của tham lam; khi một người đầy im lặng, người
đó toả ra cái gì đó của cõi bên kia, cái gì đó của cái không biết.
Phật không nói phá huỷ các giác
quan của bạn. Ông ấy đang nói làm chủ giác quan của bạn, trở nên nhận biết hơn
về giác quan của bạn. Đem nhận biết tới giác quan của bạn để cho chúng trở nên
nhạy cảm hơn. Chúng là cánh cửa, cửa sổ, cây cầu với sự tồn tại.
Không có chúng bạn sẽ chỉ là hiện
tượng đóng, một đơn tử Leibniz, không cửa sổ. Bạn sẽ không thấy ánh sáng mặt trời,
mặt trăng, vì sao. Bạn sẽ không cảm thấy gì.
Phá huỷ giác quan sẽ đơn giản
nghĩa là bạn đang giết bản thân mình. Bạn có năm giác quan. Phá huỷ mắt và tám
mươi phần trăm cuộc sống của bạn bị phá huỷ - tám mươi phần trăm, bởi vì mắt bạn
chứa tám mươi phần trăm cuộc sống của bạn; tám mươi phần trăm nhạy cảm của bạn
phụ thuộc vào mắt bạn. Do đó chúng ta cảm thấy thông cảm nhiều thế với người
mù. Bạn không cảm thấy mấy thông cảm với người câm hay người điếc. Tại sao,
trên khắp thế giới, chúng ta cảm thấy thông cảm nhiều thế với người mù? - bởi
vì người đó thực sự khổ nhiều. Người đó không thể thấy mầu sắc, người đó không
thể thấy ánh sáng - và cuộc sống bao gồm ánh sáng và cuộc sống bao gồm mầu sắc.
Nó là cầu vồng. Người đó sẽ vẫn còn hoàn toàn trong bóng tối. Người đó sẽ không
biết sự tồn tại mầu sắc nào là sẵn có. Người đó sẽ không biết bướm và hoa hồng
và hoa cúc vạn thọ. Người đó sẽ không biết mầu lục và mầu đỏ và vàng của cây.
Người đó sẽ không biết các khuôn mặt của mọi người, người đó sẽ không có khả
năng nhìn vào mắt mọi người. Chiếc cầu chính của người đó bị gẫy.
Phá huỷ tai bạn, và cái gì đó nữa
chết đi trong bạn. Phá huỷ lưỡi, và cái gì đó nữa chết đi trong bạn. Khi bạn đã
phá huỷ tất cả các giác quan, bạn chỉ là cái xác, bạn không còn sống nữa. Cuộc
sống nghĩa là sự nhạy cảm: càng nhiều nhạy cảm và bạn càng có cuộc sống nhiều
hơn. Cho nên tôi không thể nói phá huỷ giác quan của bạn được - bạn đã phá huỷ
chúng rồi. Làm hồi sinh lại chúng, lại tươi mới lại chúng, rót năng lượng vào
chúng đi. Và phương pháp để rót năng lượng vào chúng là bằng việc trở nên nhận
biết.
Đôi khi chỉ trở nên nhận biết về
tai bạn, cứ dường như bạn chỉ là tai và không cái gì khác, cứ dường như toàn
thân bạn đã trở thành tai. Chỉ là tai, và bạn sẽ ngạc nhiên rằng bạn trở nên nhận
biết về những tiếng động tinh tế thế, những điều xảy ra tinh tế quanh bạn tới mức
bạn chưa bao giờ nhận biết về chúng. Bạn có thể bắt đầu nghe thấy hơi thở riêng
của mình, nhịp tim đập riêng của mình. Bạn có thể bắt đầu nghe thấy nhiều thứ -
và bạn đã sống bao giờ cũng giữa nhưng điều này, nhưng bạn chưa bao giờ nhận biết;
bạn bị bận rộn thế trong bản thân mình.
Phật nói: Điều ông nếm và ngửi,
điều ông thấy, điều ông nghe - Làm chủ giác quan của ông. Đem nhận biết của bạn
vào nếm. Khi bạn ăn, quên mọi thứ khác đi; chỉ trở thành lưỡi của bạn, chỉ là
gai vị giác của bạn. Tồn tại đó trong tính toàn bộ của bạn. Thưởng thức thức ăn
sâu sắc nhất có thể được, và bạn sẽ trong ngạc nhiên lớn - không phải một mà
nhiều ngạc nhiên.
Đầu tiên bạn sẽ trở nên nhận biết
rằng bạn không thể ăn nhiều hơn mức được cần. Bạn không cần chế độ kiêng cữ -
chỉ người ngu mới ăn kiêng. Và bạn có thể ăn kiêng vài ngày, và thế rồi bạn nhảy
vào thức ăn với sự báo thù, và bạn còn tăng cân hơn là bạn đã mất cân! Nếu bạn
thông minh, đem nhận biết của bạn vào việc thưởng thức. Sao bạn ăn nhiều? Lí do
đơn giản là ở chỗ bạn không thưởng thức, và cơn đói về thưởng thức của bạn vẫn
còn, cho nên bạn cứ tọng thêm vào. Nếu bạn thực sự thưởng thức, chẳng mấy chốc
bạn sẽ được thoả mãn, hài lòng. Chẳng mấy chốc thân thể sẽ nói, "Dừng lại!"
Và nếu bạn tỉnh táo bạn sẽ có khả năng nghe khi thân thể nói dừng lại.
Ngay bây giờ bạn không có đó
chút nào. Bạn ăn đấy, nhưng bạn không có đó, không hiện diện. Bạn có thể ở
trong văn phòng hay bạn có thể đi đâu đó khác, làm cả nghìn lẻ một thứ. Một điều
là chắc chắn: rằng bạn không có tại bàn nơi bạn đang ngồi, bạn bao giờ cũng ở
đâu đó khác. Bạn chưa bao giờ ở chỗ bạn đang ở; bạn không thể được tìm thấy ở
chỗ bạn đang ở. Nếu bạn thực sự ở đó, bị hấp thu toàn bộ vào việc ăn, bạn sẽ ngạc
nhiên. Điều đầu tiên sẽ là ở chỗ lần đầu tiên, thức ăn trở thành cái gì đó
thiêng liêng.
Upanishad nói: annam brahma -
thức ăn là Thượng đế. Một phát biểu hay thế: Thức ăn là Thượng đế. Những người
này phải đã thưởng thức. Không thưởng thức bạn không thể thấy được Thượng đế
trong thức ăn. Những người này không thể chống lại thức ăn được, họ không thể ủng
hộ nhịn ăn được, họ không thể dạy bạn bỏ đói thân thể bạn được. Những người đã
nói: Annam Brahma - thức ăn là Thượng đế - không thể thiên về bỏ đói được. Bỏ
đói không thể là cái gì tâm linh được.
Ăn, nhưng ăm một cách có tính
thiền, im lặng. Khi bạn ăn bạn nói nữa. Đừng nói, bởi vì nếu bạn nói bạn sẽ bỏ
lỡ niềm vui của việc hấp thu Thượng đế vào trong bản thân mình. Bạn sẽ bỏ lỡ niềm
vui của việc ăn, và khi bạn bỏ lỡ niềm vui của việc ăn, cơn đói của bạn về thưởng
thức cứ yêu cầu thêm nữa, cho nên bạn cứ tọng thêm vào. Và điều đó dường như là
không kết thúc. Mọi người đang tọng vào cả ngày và dầu vậy dường như họ vẫn
không được thoả mãn. Ăn hai lần có thể là đủ hay nhiều nhất ba lần, nhưng mọi
người đang ăn cả ngày - đặc biệt là người Mĩ! Nếu họ không ăn họ sẽ không biết
phải làm gì khác. Làm cái gì đó với mồm giữ cho họ bận bịu. Nếu họ không ăn họ
nói, nếu họ không nói họ hút, nếu họ không hút họ nhai kẹo cao su - cứ dường
như mồm phải vẫn còn liên tục bận bịu.
Stan và Sid, cả hai đang trên
đường đi buôn không cạnh tranh nhau, thường đi cùng nhau, đi chung một chiếc xe
và ở chung phòng để tiết kiệm tiềm.
Một buổi tối hai người bạn đăng
kí vào một khách sạn nhỏ ở Schenectady, và Stan lập tức ngồi xuống viết thư cho
vợ.
Sid tình cờ để ý tới lời chào bất
thường của anh bạn thân. "Nói cho tớ điều gì đó đi, Stan," anh ta nói
một cách tò mò. "Làm sao cậu bao giờ cũng đề địa chỉ của vợ cầu là
'AT&T yêu mến'? Cô ấy là nhà đầu tư lớn à?"
"Không, chẳng có gì như thế
cả," Stan trả lời. "AT&T không viết tắt cho American Telephone
& Telegraph đâu. Nó nghĩa là 'Luôn luôn nói và nói - Always Talking &
Talking'."
Mọi người liên tục nói, đặc biệt
là đàn bà nói nhiều thế - bởi lẽ đơn giản là đàn ông đã lấy đi mọi con đường
khác khỏi họ. Họ bị bỏ lại với một điều thôi - nói; họ không được phép cái gì
khác. Mọi cánh cửa khác đều đã bị đóng, cho nên toàn thể năng lượng của họ được
đưa vào việc nói. Họ nói bởi vì tâm trí họ quá ồn ào và họ phải đổ chúng ra: đó
là một loại thanh tâm. Ngay cả khi bạn ăn bạn cũng nói. Làm sao bạn có thể thưởng
thức được thức ăn và làm sao bạn có thể nhạy cảm để thưởng thức?
Khi bạn đi ra vườn bạn nói. Nếu
bạn không nói với ai đó khác, bạn lại thường xuyên trong đối thoại với bản thân
mình. Bạn tự chia mình thành nhiều người, bạn làm ra đám đông bên trong bản
thân mình. Bạn hỏi và trả lời bên trong bản thân mình. Bạn không nhìn vào hoa.
Bạn không cảm thấy hương thơm, niềm vui của chim chóc, lễ hội của cây cối. Bạn
không cho phép bản thân mình có nhạy cảm nào, có cơ hội nào để nhạy cảm hơn, để
sẵn có hơn cho sự tồn tại, để mong manh hơn.
Nhạy cảm nghĩa là cởi mở, mong
manh, sẵn có.
Phật nói: Làm chủ giác quan của
ông, điều ông nếm và ngửi, điều ông thấy, điều ông nghe.
Mọi người hoặc nói hoặc đọc báo
hoặc nghe radio hay xem ti vi - thậm chí năm giờ, sáu giờ mỗi ngày, xem ti vi,
phá huỷ mắt mình! Và có nhiều thứ thế để xem, và bạn đang ngồi trước cái hộp, bị
dính chặt vào ghế!
Trong chỗ trú ngụ trên trời, sư
tổ Abraham thắp một cây nến xoàng lên và thế rồi, với qua chén trà chanh, ông ấy
ngồi lại để đọc tờ 'Forvetz'.
Bỗng nhiên, từ bên dưới trái đất,
ông ấy nghe thấy sự náo động khàn khàn.
"Bây giờ, ai có thể báng bổ
lễ Sabbath như thế?" ông ta tự hỏi.
Bằng chiếc viễn vọng kính
laser, ông ấy nhìn xuống và ở đó ông ấy thấy một đám đông ít nhất tám mươi
nghìn người ở Houston Astrodome đang xem trận bóng chày. Nhẩm đếm nhanh cho ông
ta biết rằng trên ba mươi nghìn người Do Thái có trong số khán giả. Bị xúc phạm,
ông ấy cầm điện thoại lên và quay số THƯỢNG- ĐẾ. Sau vài lần rung chuông, ông
chủ cầm máy.
"Xin chào," Cha
Abraham nói, "ông đấy à, Joe?" "Bây giờ này, Abe - cái tên phải
là Jehovah! Biểu lộ chút ít kính trọng đi!"
"Được rồi, Jehovah, rồi.
Tôi có lời phàn nàn."
"Bây giờ mấy giờ rồi? Những
người kia từ Tân ước có còn kiếm chuyện với ông nữa không?"
"Chẳng có gì như thế.
Nhưng ông thực sự phải làm cái gì đó về tất cả cái trò đang diễn ra trên trái đất.
Ông có biết chính phút này ba mươi nghìn người Do Thái đang xem trận đấu bóng
chày ở Astrodome không?"
"Ông có cái gì chống lại
bóng chày à?"
"Không, tất nhiên là
không. Nhưng đó không phải là vấn đề. Bây giờ là tối thứ sáu và với tôi dường
như mọi người phải có chút ít tôn trọng ngày linh thiêng này hơn."
"Hấp dẫn lớn gì mà tất cả
họ đều xem trận đấu thế?" "Hank Aaron sắp đánh và anh ta sắp phá kỉ lục
của
Babe Ruth."
"Ông tuyệt đối đúng, Abe.
Không có cớ gì cho họ hành động như một lũ cộng hoà dại. Gọi lại tôi sau khi trận
đấu kết thúc và tôi sẽ làm điều gì đó về nó.... Và nhân tiện, nó đang chiếu
trên kênh nào vậy?"
Không chỉ con người mà ngay cả
Thượng đế cũng bị dính vào ghế của ngài, xem ti vi!
Phật nói: Bất kì cái gì ông
đang làm... những thứ nhỏ bé - ăn, đi, uống nước, tắm, bơi trong sông - bất kì
điều gì ông đang làm - nằm dưới ánh mặt trời - hoàn toàn ở đó, toàn bộ ở đó đi.
Trở thành giác quan của ông. Từ tâm trí xuống với giác quan đi, quay lại với
giác quan đi.
Và điều Phật tử đã làm trong
hai mươi nhăm thế kỉ chính là điều đối lập: họ đã đi ngày càng nhiều vào cái đầu,
họ đã phá huỷ các giác quan của mình hoàn toàn. Họ đã trở thành chết khi có
liên quan tới thân thể họ. Chỉ cái đầu của họ là liên tục làm việc, bận rộn
ngày đêm trong những diễn giải lớn lao. Và họ đã tạo ra nhiều luật ngớ ngẩn
nhân danh Phật tới mức bạn sẽ không tin vào điều đó. Ba mươi ba nghìn luật và
qui tắc phải được tuân theo; ngay cả nhớ chúng cũng là không thể được. Ba mươi
ba nghìn luật và qui tắc phải được tuân theo!
Phật chỉ biết một luật và đó là
nhận biết - và điều đó là đủ; nó chăm lo cho mọi thứ. Ông ấy cho bạn chìa khoá
chủ; bạn không cần mang ba mươi ba nghìn chìa khoá theo mình. Bằng không, bất
kì khi nào cần để mở một ổ khoá bạn sẽ bị lúng túng, tìm trong ba mươi ba nghìn
chìa khoá đó! Tôi nghĩ bạn sẽ không có khả năng tìm ra chìa khoá đúng. Không thể
nào tìm ra chìa khoá đúng được, bởi vì đó là cách mọi sự vận hành. Nếu bạn được
giả định uống hai viên thuốc, mở chai thuốc ra và chúng bao giờ cũng có ba
viên, không bao giờ hai! Nếu bạn được giả định uống ba viên, chúng sẽ chỉ có
hai, chúng sẽ không bao giờ có ba. Cuộc sống rất bí hiểm!
Ba mươi ba nghìn chìa khoá...
và bạn nghĩ bạn sẽ có khả năng tìm ra chìa khoá đúng khi bạn bắt gặp một ổ khoá
sao? Không thể được... hay sẽ mất ba mươi ba nghìn kiếp cho bạn tìm ra nó; đến
lúc đó ổ khoá cũng đi đời rồi. Hoặc là bạn sẽ có chìa khoá hoặc bạn sẽ có ổ
khoá, nhưng không bao giờ có cả hai cùng một lúc. Trong vô thức của mình làm
sao bạn có thể mang ba mươi ba nghìn luật được?
Mulla Nasruddin về nhà muộn
trong đêm, hoàn toàn say. Anh ta đã thử... và anh ta chỉ có một chìa khoá,
nhưng nó lại không chịu chui vào ổ bởi vì anh ta run lẩy bẩy.
Cảnh sát tới xem bởi vì trong nửa
giờ Mulla đã thử và thử. Và anh ta nói, "Đợi đã! Đưa cho tôi chìa khoá,
tôi sẽ mở nó."
Mulla nói, "Không cần bận
tâm tới chìa khoá nữa.
Ông cứ giữ ngôi nhà đứng yên đi
và tôi có thể mở nó!"
Trong vô thức của bạn, ba mươi
ba nghìn chìa khoá! Bạn sẽ bị nặng gánh. Đó là điều đã xảy ra cho Phật giáo. Đó
là điều đã xảy ra cho mọi tôn giáo. Cho nên nhiều luật và nhiều qui tắc tới mức
mọi người đã trở nên nặng gánh với chúng, họ đã quên tất cả về chúng.
Tôn giáo là rất đơn giản. Nó gồm
một luật thôi - nhận biết - và đó là chìa khoá chủ. Làm từng hành động của cuộc
sống bạn đầy nhận biết. Hội tụ nhận biết của bạn vào từng hành động, và chính
việc hội tụ đó biến đổi nó, bởi vì khi bạn cho nhận biết của mình vào bất kì cái
gì nó đều trở thành sống động; bạn đang rót cuộc sống của bạn vào trong nó. Các
giác quan của bạn sẽ trở thành nhạy cảm toàn bộ, và bởi vì bạn là nhận biết bạn
sẽ vẫn còn là người chủ. Sự nô lệ nghĩa là vô nhận biết.
Karl Knaidel, vua của thành
Kansas, có mọi thứ trong cuộc sống mà người ta có thể yêu cầu, ngoại trừ một điều:
ông ấy muốn có một đứa cháu kế tục tên tuổi gia đình, không nói gì tới kinh
doanh gia đình. Cho nên dễ hiểu ông ấy hạnh phúc thế nào khi đứa con độc thân của
ông ấy một tối bảo ông ấy rằng anh ta đã rơi vào tình yêu và đã lên kế hoạch cưới
vợ.
"Điều con đang làm một điều
thông minh," Karl khuyên. "Chừng nào đàn ông còn chưa có vợ anh ta
còn chưa đầy đủ."
Ông ta đắn đo về trí huệ của
phát biểu của mình trong một hay hai khoảnh khắc và rồi nói thêm một cách long
trọng, "Anh ta không chỉ đầy đủ - anh ta còn bị kết thúc!"
Và bạn không rơi vào một điều -
vào tình yêu - bạn đang rơi vào trong cả nghìn thứ - trong giận dữ, trong tham
lam. Bạn liên tục rơi xuống, rơi thành nạn nhân của lực vô thức nào đó bên
trong bạn mà bạn đã mang từ việc kế thừa con vật.
Chúng ta phải làm cho vô thức của
mình tràn đầy ánh sáng. Không xó xỉnh hay ngóc ngách nào được bỏ không có ánh
sáng bên trong bạn. Chỉ một phần mười tâm trí chúng ta là có ý thức; chín phần
mười trong bóng tối, bóng tối sâu sắc. Chúng ta giống như tảng băng: một phần
mười lộ ra, chín phần mười bị ẩn ngầm bên dưới - và chín phần mười đó là chín lần
mạnh hơn.
Cho nên bạn có thể quyết định
cái gì đó, nhưng bạn sẽ không có khả năng đi theo nó; chín phần mười đó sẽ phá
huỷ nó vào bất kì khoảnh khắc nào. Bạn có thể quyết định dậy sớm ngày mai vào
năm giờ sáng, nhưng quyết định này duy nhất chỉ bởi một phần mười tâm trí bạn;
chín phần mười là hoàn toàn vô ý thức về quyết định của bạn, tuyệt đối vô ý thức
về quyết định của bạn. Cho nên khi vào buổi sáng chuông báo thức vang lên, chín
phần mười của tâm trí nói, "Vội gì nào? Còn đang nồng giấc và ấm áp thế, ấm
cúng thế. Thiền Động có thể đợi đấy! Mai chúng ta có thể thiền." Và tất
nhiên, mai chẳng bao giờ tới. Và khi bạn thức dậy bạn sẽ cảm thấy mặc cảm -
nhưng điều này lại không phải là phần tâm trí đã dừng bạn không cho thức dậy, cảm
thấy mặc cảm; đó là một phần mười kia đang cảm thấy mặc cảm.
Và điều này cứ diễn ra cả đời bạn,
trò trốn tìm này. Phần này quyết định, phần kia xoá bỏ. Và phần xoá bỏ chín lần
mạnh hơn. Bạn đã quyết định nhiều lần không giận dữ nữa, nhưng mọi quyết định của
bạn đều bất lực bởi vì vô ý thức mạnh chín lần hơn kia bao giờ cũng có đó và nó
sẽ không cho phép một phần mười này chiếm quyền sở hữu, được mạnh.
Do đó biến đổi không phải qua
quyết định, qua lấy lời nguyện; biến đổi cần cách tiếp cận hoàn toàn khác. Bạn
phải thay đổi vô thức của mình dần dần, dần dần thành có ý thức. Đó là điều thiền
tất cả là gì: nó làm cho ánh sáng của bạn phát triển lớn hơn, lan toả ánh sáng
sâu hơn, dần dần, dần dần chìm sâu hơn vào trong bản thể riêng của bạn.
Khi ngày càng nhiều vô thức của
bạn được giành lại bởi có ý thức, các quyết định của bạn sẽ bắt đầu trở thành sự
hoàn thành lớn lao. Thế thì bạn có thể tự hứa với mình cái gì đó. Ngay bây giờ
mọi hứa hẹn của bạn đều giả; bạn biết chúng sẽ không có tác dụng. Bạn biết bạn
đã thất bại nhiều lần thế và bạn biết bạn sẽ thất bại nữa; nhưng bạn cứ hi vọng
- hi vọng chống lại hi vọng.
Tôn giáo bình thường, được dạy
trong đền chùa và nhà thờ bởi các tu sĩ, dạy bạn cá tính. Tôn giáo thực - tôn
giáo của chư phật, của những người thức tỉnh - dạy bạn ý thức, không dạy cá
tính. Cá tính là sản phẩm phụ; khi bạn có ý thức, cá tính tới theo cách riêng của
nó. Tôn giáo thông thường dạy bạn lương tâm; điều đó là rẻ mạt. Chư phật dạy bạn
ý thức, không phải lương tâm.
Phật nói:
Trong mọi thứ hãy là người chủ của điều ông
làm và điều ông nói và nghĩ. Tự do.
Con người có thể được chia
thành bốn phần. Chu vi bên ngoài nhất bao gồm hành động, điều bạn làm. Tầng thứ
hai, sâu hơn hành động của bạn chút ít, bao gồm lời nói của bạn, điều bạn nói.
Chút ít sâu hơn, tầng thứ ba bao gồm suy nghĩ của bạn, điều bạn thường nghĩ. Và
cái thứ tư không phải là tầng; cái thứ tư là thực tại của bạn, bản thể bạn. Đó
là trung tâm của bạn, trung tâm của cơn xoáy lốc. Trung tâm của bạn, bản thể của
bạn được bao quanh bởi ba vòng tròn đồng tâm: nghĩ, nói, làm.
Phật nói: Trong mọi thứ hãy là
người chủ của điều ông làm.... Bạn có nhận biết về điều bạn đang làm không? Bạn
có làm nó một cách có ý thức không hay chỉ bởi vì người khác đang làm nó? Bạn
có là người bắt chước không, chỉ theo đám đông như cừu? Là người, đừng là cừu!
Đừng theo đám đông, hãy là cá nhân. Chỉ thế thì bạn mới có thể là người chủ; chỉ
cá nhân mới có thể là người chủ. Trong đám đông bạn phải là nô lệ; đám đông bao
gồm các nô lệ. Đám đông muốn bạn vẫn còn là nô lệ; chỉ thế thì đám đông mới còn
mạnh. Mọi chính khách và mọi tu sĩ của thế giới đều muốn bạn vẫn còn là nô lệ;
chỉ thế thì họ mới có thể là tu sĩ và họ có thể là những nhà lãnh đạo lớn lao.
Bằng không ai sẽ theo những nhà lãnh đạo ngu xuẩn của bạn? Ai sẽ theo cái gọi
là các tu sĩ tôn giáo của bạn?
Nếu bạn có chút ít tỉnh táo, nhận
biết, bạn sẽ có khả năng thấy hoàn toàn rõ rằng những người lãnh đạo của bạn đều
là kẻ bịp bợm, rằng các tu sĩ của bạn đều rởm, rằng bạn không cần theo họ, rằng
theo họ bạn bị ngã xuống hố. Ai sẽ theo Adolf Hitler hay Joseph Stalin hay
Ayatollah Khomeini? Ai sẽ theo những người này? Chỉ những nô lệ, chỉ những người
không biết mình đang làm gì.
Một thanh niên yêu thích xe thể
thao đã để dành tiền đủ để mua mô đen mới nhất của chiếc xe thể thao.
Sau khi thử xe, anh ta đi tới
quán rượu ưa chuộng của mình ba hoa với các bạn bè về chiếc xe. "Cứt thật,
cậu - xe của tớ cừ thế! Tớ mới đi từ London tới Liverpool trong một giờ!"
Hôm sau anh ta quay lại quán rượu,
lại ba hoa với bạn mình. "Hôm nay," anh ta nói, "Tớ làm cho nó
đi từ London tới Liverpool trong bốn mươi phút!"
Ngày hôm sau, anh thanh niên
nhiệt tình với xe thể thao lại ở quán rượu. "Hôm nay," anh ta nói,
"các cậu có tin được điều đó không? London tới Liverpool trong hai mươi
tám phút!"
Sau khi vắng mặt hai ngày, trước
sự ngỡ ngàng của bạn bè, anh thanh niên đi bộ tới quán rượu.
"Xe cậu đâu?" bạn bè
hỏi.
"Tớ bán nó rồi," anh
ta buồn rầu đáp.
"Nhưng tại sao?" họ hỏi
anh ta một cách hoài nghi. "Tớ không thể đừng được điều đó," anh ta
nói với họ. "Tớ được giả định làm cái đéo gì ở Liverpool mọi ngày?!"
Nhưng mọi người cứ làm điều đó!
Người này phải có chút ít thông minh. Họ cứ đi tới Liverpool, chưa bao giờ nghĩ
tại sao. Tại sao bạn đi tới nhà thờ? Tại sao bạn đi tới giáo đường - hay tới tu
viện hồi giáo, hay tới đền chùa? Sao bạn cứ theo những ý thức hệ ngu xuẩn, các
chính khách lố bịch thế? Tại sao? Bạn chưa bao giờ hỏi cả.
Tôi nghe nói về một người đi tới
toà án và muốn được đổi tên. Quan toà có chút phân vân, nhưng ông ta không thể
phản đối được. Ông ta phân vân bởi vì cái tên mới mà người đó đã chọn lại rất
kì lạ. Tên mới của người đó là 'Không người nào ở trên'.
Quan toà nói, "Đây là loại
tên gì vậy?"
Người đó nói, "Nhưng đây
là điều tôi muốn." Thế là người đó được phép. Người đó đổi tên mình; người
đó trở thành 'Không người nào ở trên'.
Thế rồi người đó ra ứng cử tổng
thống. Thế là bí mật này được biết tới. Tất cả các ứng cử viên khác, những người
đã ra ứng cử tổng thống, đều phản đối bởi vì người này là nguy hiểm: tên người
đó là 'Không người nào ở trên'. Bất kì ai đánh dấu tên người đó trên danh sách
bầu, trên phiếu bầu, đều có nghĩa là xoá bỏ mọi người! Họ phản đối. Người này bị
gọi lại toà án.
Toà nói, "Tên ông có chút
ít lừa dối."
Ông ấy nói, "Dù nó là cái
gì, nó là tên tôi và tôi muốn thay đổi tổng thống. Tôi muốn cho mọi người một
cơ hội xoá bỏ mọi người khác. Tôi không quan tâm tới việc bản thân tôi là tổng
thống; toàn bộ mối quan tâm của tôi là xoá bỏ tất cả những người khác, bởi vì mọi
người đều biết họ tất cả đều ngu, nhưng ông vẫn phải chọn ai đó. Cho nên tôi
đơn giản muốn cho họ một cơ hội: nếu họ muốn bác bỏ tất cả, họ có thể bác bỏ. Họ
có thể đơn giản đánh dấu vào tên tôi: 'Không người nào ở trên'."
Nếu bạn nhìn vào tình huống của
thế giới bạn sẽ có khả năng thấy điều các chính khách và tu sĩ này đã từng làm
cho nhân loại: họ đã làm nó thành địa ngục. Không cần hỏi bằng chứng nào cả.
Bây giờ không cần hỏi liệu địa ngục có tồn tại hay không. Các chính khách và tu
sĩ, trong mưu đồ thâm hiểm, đã làm cho nó thành thực tại trên trái đất. Ai sẽ
theo họ? Đó là lí do tại sao họ không muốn bạn thông minh, họ không muốn bạn
nghĩ, họ không muốn bạn tỉnh táo. Họ muốn bạn sống theo một loại giấc ngủ say.
Họ muốn bạn là máy, không là người.
Phật nói: Trong mọi thứ hãy là
người chủ - để cho bạn không bị thu lại thành máy - của điều ông làm... Quan
sát điều bạn đang làm và tại sao. Nó có đáng làm không? Nó có đáng phí hoài cuộc
sống của bạn và hơi thở của bạn không? Bạn có đang làm nó bởi vì bạn không biết
cái gì khác để làm không? Không làm gì còn tốt hơn là làm cái gì đó mà không biết
tại sao, không biết cái gì. ... của điều ông làm và nói và nghĩ.
Bạn cứ nói mọi điều và bạn khổ
nhiều bởi vì việc nói của mình. Và nhiều lần bạn đã quyết định không nói những
điều như thế bởi vì một cách không cần thiết bạn lâm vào rắc rối; bạn nói điều
gì đó và bạn bị rắc rối. Nhưng dầu vậy bạn sẽ cứ nói cùng điều đó và cứ lâm vào
cùng rắc rối, dường như bạn chưa bao giờ quan sát bản thân mình, điều bạn đang
làm. Bạn đi như kẻ mộng du trong giấc ngủ của mình.
Và bạn đã bao giờ nhìn vào điều
bạn nghĩ không? Bạn đã bao giờ nhìn vào bên trong chưa? Bạn sẽ ngạc nhiên: bạn
đang mang nhiều, nhiều người điên bên trong mình. Nhưng không ai nhìn vào bên
trong; mọi người liên tục bận rộn ở bên ngoài. Không ai nghĩ điều mình làm, điều
mình nói, điều mình nghĩ.
Rabbi Isaacs rất thích gia đình
Shapiro với các thành viên đã là giáo dân lâu dài của ngôi đền của ông ấy. Cho
nên cũng dễ hiểu là ông ấy sẽ phản ứng thông cảm khi họ mời ông ấy tới nói chuyện
nghiêm chỉnh với cô con gái của họ, Rachel, người không lấy chồng nhưng mang
thai tới lần thứ ba.
Ông ấy đối diện với người đàn
bà trẻ vào tối hôm sau. "Tôi có thể hiểu được làm sao một cô gái Do Thái
xinh xắn lại có thể cho phép điều nhục nhã thế xảy ra," ông ấy bắt đầu một
cách gay gắt. "Ba lần! Tôi cho rằng trẻ con tất cả đều có bố khác nhau!"
"À không!" Rachel
nói. "Vẫn cùng một anh thôi." "Anh ta vẫn độc thân chứ, người
này?"
"Chắc chắn. Ông nghĩ tôi
đi với người có vợ chắc?" "Thế thì sao cô không cưới anh ta đi?"
giáo sĩ hỏi.
"Này, nói thẳng nhé,"
Rachel trả lời với sự thật thà hoàn toàn, "anh ấy không hấp dẫn tôi."
Cứ nhìn vào bản thân mình và bạn
sẽ không cười Rachel đâu. Mọi người đều sống với nhau mà chẳng biết tại sao.
Cho nên nhiều người tới tôi, họ
viết thư cho tôi. Họ nói, "Tôi sống với người đàn ông này trong mười lăm
năm. Tôi không biết tại sao bởi vì tất cả những điều anh ấy cho tôi đều là khổ,
khổ sở!" Có thể đó là lí do tại sao - bởi vì bạn là kẻ tự bạo. Bạn yêu khổ
sở, bạn muốn khổ. Người đàn ông đó đang cho bạn sự phục vụ tốt! Và mọi người viết
cho tôi, "Tôi sống với người đàn bà và đời tôi là địa ngục." Nhưng tại
sao bạn sống với người đàn bà đó? Không ai buộc bạn cả. Mọi người nói với tôi,
"Tôi đang làm một việc mà tôi ghét " - nhưng tại sao? Thoát ngay khỏi
nó chứ! Bước ra khỏi nó đi!
Tôi đã là giáo sư tại đại học.
Một hôm tôi nói với ông phó giám đốc và tôi bảo ông ấy, "Toàn thể việc này
là vô nghĩa. Cứ đưa cho tôi một mẩu giấy để tôi có thể viết đơn xin từ nhiệm."
Ông ấy nói, "Thầy làm gì vậy?
Thầy có điên không? Một việc làm tốt thế, ít công việc thế!" Ông ấy nói,
"Tôi hoàn toàn biết rõ rằng thầy thậm chí không làm việc đó!" Và điều
đó đúng! "Sao thầy lại bỏ đi?"
Tôi nói, "Nó chỉ là vô
nghĩa. Thế là đủ rồi!"
Ông ấy nói, "Nhưng đợi đã!
Tôi đã trong công việc này ba mươi năm rồi - tôi cũng biết nó tất cả đều vô
nghĩa. Nhưng làm sao thầy có thể bỏ đi như thế này được? Tôi đã không có khả
năng bỏ điều này. Nhiều lần tôi đã quyết định, nhưng bây giờ nhìn lại - tôi đã
thành công. Tôi đã trở thành phó giám đốc. Một ngày nào đó thầy cũng có thể trở
thành phó giám đốc."
Tôi nói, "Quên mọi thứ về
điều đó đi!"
Ông ấy chạy xô lại... khi ông ấy
thấy tôi sắp rời khỏi văn phòng của ông ấy, ông ấy chạy xô lại. Ông ấy kéo tôi
vào bên trong. Ông ấy nói, "Thầy làm gì vậy? Nghĩ lại đi!"
Tôi nói, "Kết thúc là kết
thúc rồi! Tôi không nghĩ hai lần!"
Ông ấy nghĩ tôi ốm hay cái gì
đó, hay tôi đã uống thuốc gì. Ông ấy nói, "Đợi đã! Tôi không nghĩ thầy ở
trạng thái lái xe về nhà được. Tôi sẽ đi cùng thầy."
Tôi nói, "Ông không phải
lo. Thực tế, đây là lần đầu tiên tôi hoàn toàn lành mạnh! Tôi đã không lành mạnh
khi tôi gia nhập đại học này!"
Nhưng ông ấy đến với tôi chỉ để
xem liệu tôi có thể lái xe về nhà được không. Trong hai hay ba ngày ông ấy liên
tục tới. Ông ấy nói, "Thầy nghĩ đi. Tôi vẫn giữ đơn từ nhiệm của thầy, tôi
vẫn chưa xem nó. Tôi không nói với ai cả."
Tôi nói, "Điều đó là tuỳ
ông thôi. Tôi không quay lại đâu."
Ngày thứ tư ông ấy nói,
"Thầy thực sự là con người! Tôi cũng đã nghĩ nhiều lần li dị vợ tôi - tôi
không thể làm được. Và bây giờ tôi có bẩy con!" Bẩy con từ người vợ bạn
bao giờ cũng muốn li dị.... Vậy bạn đã làm gì với cô ấy?
Tôi hỏi ông ấy, "Những đứa
trẻ đó có thực là con ông không? Nếu ông muốn li dị người đàn bà này, sao ông
làm tình với cô ấy?"
Ông ấy nói, "Thầy đúng,
nhưng còn gì khác để làm đâu?"
Và trong ba mươi năm ông ấy đã
từng nghĩ tới bỏ việc, bởi vì ông ấy bao giờ cũng muốn là nhạc sĩ. Và bây giờ
anh chàng đáng thương đó chết rồi - mới hai năm trước ông ấy đã chết. Ông ấy
không bao giờ có thể trở thành nhạc sĩ được; ông ấy chết đi là phó giám đốc. Thất
bại làm sao! Thất vọng làm sao! Nhưng đó là cách mọi sự là vậy.
Quan sát cuộc sống của bạn. Phật
tất cả ủng hộ cho tính quan sát. Trong mọi thứ hãy là người chủ của điều ông
làm và nói và nghĩ. Tự do. Nếu bạn có thể là người chủ, nếu bạn có thể có tính
quan sát, tự do tới theo cách riêng của nó. Tự do là cái bóng của việc là người
chủ cuộc sống của mình.
Ông là người tìm kiếm.
Nhớ lấy, bao giờ cũng nhớ. Phật
nói đi nói lại: Nhớ ông là người tìm kiếm. Bạn đang tìm kiếm nhà thực của mình;
bạn vẫn chưa tìm ra nó. Nhiều kiếp sống bạn đã từng tìm kiếm, cuộc đời này bạn
đang tìm kiếm. Bạn đã tìm thấy nó chưa? Đừng phí thời gian của mình, đừng đi lạc
lối. Rót toàn thể năng lượng của bạn vào việc tìm kiếm đi, bởi vì không ai biết
về ngày mai. Đây có thể là ngày cuối cùng của bạn. Tìm nó đi để cho bạn có thể
sống vui vẻ và bạn có thể chết vui vẻ.
Ông là người tìm kiếm.
Vui thích trong việc làm chủ...
Niềm vui thích duy nhất trong
cuộc sống là khi bạn làm chủ cái gì đó. Và khi một người đã làm chủ tất cả bản
thể mình - hành động của mình, lời nói của mình, suy nghĩ của mình - vui thích
của người đó là vô hạn. Vui thích trong việc làm chủ....
tay ông và chân ông,
lời ông và ý nghĩ của ông.
Phật chưa bao giờ phân chia
thân tâm bạn. Ông ấy nói: Là người chủ của cả hai bởi vì bạn là tâm thân, bạn
là thân tâm. Cho nên là người chủ của thân thể bạn và là người chủ của tâm trí
bạn. Thế thì bạn sẽ biết mình là ai. Thế thì bạn sẽ biết người chủ là bạn bên
ngoài thân tâm. Thế thì bạn sẽ biết bạn là tâm thức thuần khiết.
Vui thích trong thiền....
Vui thích trong im lặng, tĩnh lặng; đó là
thiền.
và trong đơn độc.
Vui thích trong việc một mình.
Tận hưởng việc một mình nhiều nhất có thể được, thực hành nhiều nhất. Vui thích
trong đơn độc.
Ngồi im lặng, không làm gì,
Xuân tới và cỏ tự nó mọc lên.
Nếu bạn có thể ngồi im lặng
không làm gì, xuân là không xa xôi gì, xuân nhất định tới. Nó bao giờ cũng tới
trong im lặng. Nó bao giờ cũng tới khi bạn biết cách vui thích trong sự một
mình của mình bởi vì chỉ thế thì bạn mới độc lập. Nếu bạn vui sướng trong bầu bạn
của người khác, bạn phụ thuộc. Nếu bạn cảm thấy cô độc khi bạn một mình, bạn
chưa biết tới sự một mình.
Cô độc và một mình là hai điều
khác nhau, bất kể điều từ điển nói. Trong các từ điển chúng là đồng nghĩa,
nhưng trong sự tồn tại chúng là khác biệt hoàn toàn. Cô độc là tiêu cực. Nó
nghĩa là bạn phụ thuộc, bạn đang khao khát người khác, bạn đang khổ. Việc một
mình của bạn không phải là niềm vui, nó là khổ. Bạn muốn bận bịu.
Người coi vườn thú hướng dẫn
khách thăm tới chuồng tiếp. "Bây giờ ở đây, thưa quí bà quí ông, chúng ta
có con linh cẩu cười. Bây giờ, linh cẩu cười động dục chỉ một đêm trong một
năm."
"Này, nó có gì để cười chứ?"
một chú bé trong nhóm hỏi.
"Aha! Đấy, đêm nay là đêm
đó!"
Mọi người hạnh phúc với người
khác, nhưng hạnh phúc đó là phụ thuộc; nó có thể bị lấy đi. Nó sẽ bị lấy đi, nó
nhất định biến mất. Nó không thể thường hằng được, nó là nhất thời.
Raleigh Rosenblum, một cử nhân
trẻ lãng mạn của trường Palm Beach, cũng là một tay tiêu tiền lớn, gọi điện cho
cô gái anh ta vừa mới gặp đêm hôm trước. Cô ấy không chỉ lộng lẫy mà còn đã chứng
tỏ là một người hoạt bát thực. Anh ta muốn có cuộc hẹn hò khác. Tuy nhiên cô ấy
đã khước từ anh ta trước sự ngạc nhiên của anh ta.
"Làm sao em lại từ chối đi
chơi với anh đêm nay?" anh ta hỏi. "Chỉ mới hôm qua em nói có cái gì
đó về anh mà em yêu mến."
"Đã có đấy, bé con,"
cô ấy ngân nga trong giọng khàn khàn, "nhưng anh đã dùng hết nó rồi."
Mọi hạnh phúc mà phụ thuộc vào
người khác đều nhất định biến mất chẳng chóng thì chầy. Nó là tạm thời, nó là
nhất thời, nó là ảo tưởng. Chỉ niềm vui là của bạn, cái trào lên từ bên trong bản
thể riêng của bạn. Do đó Phật nói: Vui thích trong thiền, vui thích trong đơn độc.
Một mình là niềm vui của việc
chỉ là bản thân bạn. Nó là vui vẻ với bản thân mình, nó là vui vẻ trong bầu bạn
riêng của mình. Có rất ít người tận hưởng được bầu bạn riêng của họ. Và đó là một
thế giới rất kì lạ: không ai thích thú bầu bạn của mình và mọi người đều muốn
người khác thích thú bầu bạn của người đó! Nếu họ không thích thú người đó cảm
thấy bị xúc phạm - và một mình người đó cảm thấy chán ghét bản thân mình. Thực
tế, nếu bạn không thể tận hưởng bầu bạn riêng của mình, còn ai khác sẽ tận hưởng
nó?
Tính một mình, đơn độc là tích
cực. Nó tràn ngập vui vẻ không bởi lí do gì. Nó là chính bản chất của việc vui
vẻ; do đó không cần phụ thuộc vào bất kì người nào. Không có động cơ khác trong
nó, nó đơn giản có đó.
Cũng như nước chảy xuống, bản
thể bạn vươn lên. Cho nó một cơ hội - cho nó sự đơn độc. Và lại nhớ, đơn độc
không phải là cô đơn, cũng như một mình không phải là cô độc.
Bình tĩnh lại, hạnh phúc đi. Ông là người
tìm kiếm.
Phật nhắc nhở bạn lần nữa: Ông
là người tìm kiếm. Bình tĩnh lại.... Hài hoà, duyên dáng. Học nghệ thuật là một
mình và vậy mà hoàn toàn hạnh phúc. Thế rồi một hôm, trong sự đơn độc đó, cái
gì đó bắt đầu xảy ra mà bạn chưa bao giờ mong đợi. Cái gì đó mênh mông, cái gì
đó bao la giáng xuống bạn. Cái gì đó của cõi bên kia thấm vào bạn. Sự nâng lên
lớn lao, cảm giác lớn lao của việc thăng lên nảy sinh trong bạn. Bạn được nâng
lên, bạn bắt đầu vươn tới điều tối thượng. Gọi nó là Thượng đế, chân lí tối thượng,
bất kì cái gì bạn thích gọi nó. Phật gọi nó là tự do, niết bàn: việc dừng lại của
bản ngã, tự do khỏi bản ngã, tự do khỏi mọi tù túng, tự do khỏi mọi phụ thuộc
vào người khác. Và bạn trở nên vô giới hạn, bạn trở thành bao la như bầu trời:
ngay cả bầu trời cũng không là giới hạn của bạn.
Làm chủ giác quan của ông,
điều ông nếm và ngửi,
điều ông thấy, điều ông nghe.
Trong mọi thứ hãy là người chủ
của điều ông làm và điều ông nói và nghĩ.
Tự do.
Ông là người tìm kiếm.
Vui thích trong việc làm chủ tay ông và
chân ông,
lời ông và ý nghĩ của ông.
Vui thích trong thiền và trong đơn độc.
Bình tĩnh lại, hạnh phúc đi.
Ông là người tìm kiếm.
Đủ cho hôm nay.