Read more
Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 3)
Chương 4. Anh bạn ơi, chúng ta làm rung động
nó đấy!
Câu hỏi 1
Cái hiểu của tôi là thầy coi hồn nhiên như đối lập với
tri thức - nhưng về dốt nát thì sao? Những người không có tri thức thường bị lạm
dụng bởi người có tri thức. Xin thầy nói đôi điều về điều này.
Dốt nát là trạng thái tồn tại trước tri thức, hồn nhiên là
trạng thái tồn tại sau tri thức. Dốt nát là tiền tri thức, hồn nhiên, hậu tri
thức. Chúng có vẻ tương tự - chúng là tương tự theo một cách nào đó, và vậy mà
hoàn toàn khác biệt.
Đứa trẻ là dốt nát. Khi bạn gọi đứa trẻ là hồn nhiên bạn hiểu
lầm toàn thể sự việc. Dốt nát có vẻ như hồn nhiên bởi vì đứa trẻ không biết, nó
có vẻ hồn nhiên, nhưng nó sẽ biết, nó sẽ nếm trải quả đắng của tri thức, nó sẽ
phải vậy. Nó cũng giống hệt như Adam trong vườn Thiên đường - nó sẽ phải bị tống
ra ngoài. Nó sẽ đi qua điều đó, nó sẽ phạm tội, nó sẽ trở nên bị biến chất. Hồn
nhiên của nó không mạnh, hồn nhiên này bất lực. Nó không thể tránh được ở trong
tri thức, tri thức sẽ đi vào, rắn sẽ cám dỗ nó, thế giới sẽ làm biến chất nó,
nó sẽ đi vào theo cách của tri thức, đi vào theo cách của tâm trí. Nó sẵn sàng
như hạt mầm đi vào trong tri thức. Hồn nhiên không có đó, nó dốt nát.
Nhưng thế rồi, một hiền nhân như Lão Tử, người đã biết thế
giới, và quay trở về nhà, người đã bị biến chất, người đã trên những con đường
của tội lỗi và tri thức, người đã nếm quả đắng, và bây giờ đã trở nên chín chắn,
đã vứt bỏ tri thức, đã lại trở thành như đứa trẻ, là hồn nhiên. Chỉ hiền nhân mới
hồn nhiên.
Jesus nói: "Chỉ những người như trẻ con sẽ có khả năng
vào trong vương quốc Thượng đế của ta." Nhớ lấy, ông ấy nó như trẻ con,
không phải trẻ con. Trẻ con sẽ không có khả năng đi vào trong vương quốc của
Thượng đế mà chỉ những người như trẻ con. Điều đó nghĩa là gì: người như trẻ
con và không phải là trẻ con? Những người đã trải qua thế giới, người đã biết tất
cả mọi biến chất và người đã giành lại sự trong trắng của họ.
Tri thức có hai cực đối lập: hồn nhiên, hồn nhiên của hiền
nhân; và dốt nát, dốt nát của đứa trẻ. Và đừng hiểu lầm tôi khi tôi nhấn mạnh
vào hồn nhiên, tôi không nhấn mạnh vào dốt nát. Tôi không nói: Dốt nát đi. Nếu
bạn dốt nát bạn đơn giản trì hoãn tri thức; một ngày này hay ngày khác, chẳng
chóng thì chầy, bạn sẽ bị mắc bẫy tri thức.
Đi qua nó. Sống nó, biết nó. Nếm quả đắng. Bị ném ra khỏi
thiên đường để cho bạn có thể quay lại và giành lại nó; và thế thì phẩm chất là
khác toàn bộ. Khi bạn bị ném ra, bạn mới chỉ dốt nát. Khi Adam bị tống ra khỏi
thiên đường anh ta đơn giản dốt nát. Khi Jesus vào lại ông ấy không là cùng
Adam. Một hiền nhân hồn nhiên, biết rõ thế giới nghĩa là gì, và bởi việc biết
rõ thế giới nghĩa là gì, hiểu biết nó rõ ràng - ông ấy đã siêu việt lên.
Câu hỏi 2
Quan hệ nào có giữa thiền và quá trình dỡ bỏ?
Không có quan hệ nào vì thiền là dỡ bỏ; chúng không phải là
hai thứ có thể có quan hệ, chúng là một thứ, một quá trình. Thiền là việc dỡ bỏ,
dỡ bỏ là thiền.
Thực tế bạn làm gì khi bạn thiền? Bạn đơn giản dỡ bỏ tâm
trí; dần dần bạn vứt bỏ các tầng và các tầng của tâm trí.
Bạn giống như củ hành, bạn cứ bóc bản thân mình: một tầng -
bề ngoài nhất - bị bóc ra, tầng khác trồi lên, bạn vứt nó, bạn bỏ cả tầng đó, tầng
khác lại trồi lên - và nó cứ tiếp diễn và tiếp diễn.
Nhưng một ngày nào đó tầng cuối cùng được bóc ra và có cái
không trong tay bạn. Toàn thể củ hành đã biến mất. Bạn nhìn quanh và bạn không
thể tìm thấy bản thân mình. Đây là điểm nơi thiền được đạt tới. Bây giờ nó
không còn là thiền nữa, nó đã trở thành samadhi.
Nó đã trở thành điều ở phương Tây bạn gọi là cực lạc -
ecstasy, nhưng thay vì gọi là ecstasy nó nên được gọi là enstasy - nội lạc. Từ
ecstasy bắt nguồn từ từ Hi Lạp ekstasis, có nghĩa là đứng ra ngoài, đứng bên
ngoài cá tính của bạn hay làn da một cách toàn bộ tới mức bạn không còn là một
phần của nó - đó là ecstasy.
Nhưng samadhi giống nhiều với enstasy - đứng ở bên trong bản
thân bạn sâu sắc tới mức bên trong và bên ngoài đã biến mất. Bạn đã trở thành
tính bên trong, chính tính bên trong; không phải là bạn đứng ở bên trong, bạn
là tính bên trong. Đây là samadhi.
Từ samadhi bắt nguồn từ hai gốc: một gốc là sam; sam nghĩa
là cùng nhau, tuyệt đối cùng nhau; gốc kia là adha; adha nghĩa là đi, đạt tới,
hiện hữu. Cho nên: ở cùng nhau, đạt tới sự cùng nhau, trở thành sự cùng nhau;
samadhi nghĩa là bạn trở thành cùng nhau, thành một, được kết tinh tới mức
không có gì đối lập với bạn bên trong bạn. Bạn đã trở thành một đơn vị, sự hoà
hợp, hài hoà của mọi cái đối lập.
Tâm trí là các cái đối lập. Bạn nghĩ điều này, và đột nhiên
phần khác của tâm trí phủ nhận nó. Bạn muốn thiền sao? Phần này của tâm trí nói
Có, phần khác lập tức nói Không. Bạn muốn trở thành một sannyasin sao? Phần này
của tâm trí nói: Đúng rồi; phần khác của tâm trí nói: Cẩn thận đấy, mình đang
làm gì thế? Đừng làm điều đó. Đợi đã. Vì những thứ nhỏ bé nữa chứ: Mặc quần áo
gì hôm nay? Bạn đứng trước gương, và tâm trí không thể quyết định được. Tâm trí
là đám đông.
Dỡ bỏ nghĩa là vứt bỏ đám đông này, để những người này ra
đi, và trở thành một tới mức bạn thậm chí không thể nói được rằng nó là một, bởi
vì một có nghĩa chỉ trong đám đông. Một chỉ có nghĩa nếu hai có nghĩa.
Đó là lí do tại sao người Hindu chưa bao giờ gọi nó là một,
họ gọi nó là bất nhị, họ đơn giản nói không hai, chỉ để chỉ ra rằng nếu chúng
ta nói một thì hai bước vào từ cửa sau, bởi vì một sẽ có nghĩa gì nếu không có
hai? Nếu chúng ta nói Thượng đế là một, nếu chúng ta nói trong samadhi bạn là một,
thế thì hai ở ngay góc kia rồi; và thế rồi ba - và thế rồi cả thế giới.
Người Hindu đã nhấn mạnh rằng Thượng đế là không hai, bất nhị,
adwait; trong samadhi bạn không là hai, có vậy thôi. Không cái gì thêm được nói
tới, chỉ một phủ định, để cho con số không đi vào nữa từ cửa sau. Bằng dỡ bỏ bạn
trở thành không hai. Bằng dỡ bỏ bạn trở thành nhiều. Bằng học bạn trở thành nhiều,
đám đông, và đám đông cứ tăng lên. Bạn càng học nhiều, đám đông càng tăng lên
nhiều. Kết quả tối thượng của học có thể là điên và không gì khác.
Cho nên không phải ngẫu nhiên mà những nhà tư tưởng lớn ở
phương Tây đã gần như tất cả đều phát điên lúc này lúc khác. Thực tế nếu nhà tư
tưởng nào đó ở phương Tây mà không điên, điều đó đơn giản chỉ ra rằng ông ấy
không phải là nhà tư tưởng rất rất sâu sắc, không gì khác. Nietzsche đã điên -
ông ấy thực sự là nhà tư tưởng. Bertrand Russell sao? Ông ấy chưa bao giờ phát
điên, ông ấy vẫn còn hời hợt, người truyền bá, nhưng không rất sâu sắc.
Ở phương Đông chính điều khác toàn bộ đã xảy ra. Chúng ta
không thể quan niệm được Phật sẽ điên. Điều đó là điều không thể nhất trên thế
giới này: Phật sẽ điên. Nietzsche điên bởi vì Nietzsche là nhà tư tưởng, Phật
không thể điên được bởi vì ông ấy là nhà vô tư tưởng; ông ấy vứt bỏ suy nghĩ,
làm sao ông ấy có thể điên được? Một ngày nào đó toàn thể đám đông mất đi và
ông ấy ngồi một mình, thậm chí không ai quấy rối, nhiều một mình tới mức ông ấy
thậm chí không là một, bởi vì ai có đó để nói rằng bạn là một? Nếu ai đó có đó
để nói rằng bạn là một, người khác vẫn hiện diện.
Thiền là dỡ bỏ. Bóc củ hành của bạn đi. Điều đó là khó, bởi
vì bạn đã trở nên bị đồng nhất với củ hành, bạn nghĩ các tầng này là bạn cho
nên bóc chúng đi là khó, nó là đau đớn nữa, bởi vì nó không giống như vứt bỏ quần
áo của bạn, thay vì thế nó giống như bóc da bạn; bạn đã trở nên bị gắn bó quá
nhiều vào chúng.
Nhưng một khi bạn biết, một khi bạn vứt bỏ một tầng, bạn cảm
thấy tươi tắn nảy sinh. Bạn trở thành mới. Thế thì dũng cảm tăng lên. Thế thì
hi vọng. Thế thì bạn cảm thấy tự tin hơn. Thế thì bạn có thể bóc tầng khác. Bạn
càng bóc nhiều, bạn càng trở nên im lặng hơn, càng hạnh phúc hơn, càng phúc lạc
hơn. Bây giờ bạn đang trên đường đúng. Bây giờ không còn rất xa xôi nữa lúc bạn
sẽ vứt đi toàn thể củ hành.
Nhưng bóc từng tầng một đi là tốt, bởi vì bạn không thể ném
đi toàn thể củ hành được. Điều đó nữa cũng là một khả năng, thỉnh thoảng nó đã
xảy ra, nhưng nó xảy ra trong hiểu biết mãnh liệt mà thông thường không sẵn có.
Có hai cách đạt tới chứng ngộ: một cách, bất thần; cách kia,
dần dần. Điều bất thần xảy ra rất hiếm khi, nhưng nó có xảy ra. Cách dần dần là
dễ hơn bởi vì thế thì tôi không yêu cầu bạn ném đi cả củ hành; điều đó sẽ quá
nhiều. Tôi sẽ phải thuyết phục bạn: bóc tầng thứ nhất cái đã trở thành bẩn - và
bạn cũng cảm thấy nó là bẩn; nhiều đất bụi thế đã dính đầy trên nó, và nó đã trở
thành khô thế, và bạn bị bao bọc nhiều thế và nó cứ co lại và co lại, và nó đã
trở thành nhà tù. Cho nên bạn nghe tôi, bạn bóc nó đi.
Tầng thứ hai sẽ còn khó bóc hơn. Nó sẽ tươi, bạn muốn níu
bám lấy nó. Tầng thứ ba sẽ vẫn còn khó hơn nữa - bạn càng tới gần hơn khó khăn
càng tới sát hơn, bởi vì những điều đẹp đẽ bắt đầu xảy ra. Bạn còn chưa đạt tới
trung tâm đâu nhưng bạn đang đi tới gần hơn - cứ dường như bạn đang đi tới dòng
sông, và khí mát và bạn bắt đầu cảm thấy thoải mái; bây giờ bãi chợ bị bỏ lại
sau, khí bẩn không còn đó nữa, bầu không khí tanh tưởi không có đó, bầu trời
thoáng hơn, dòng sông ở gần hơn, dòng sông đang gửi thông điệp qua không khí:
Ta đang ở gần, lại đây!
Bạn càng tới gần hơn, bạn càng có thể bắt đầu níu bám lấy
các tầng hơn, bởi vì bạn sẽ cảm thấy 'Điều này đang xảy ra bởi vì tầng này.' Nó
không xảy ra bởi vì tầng này đâu, nó đang xảy ra bởi vì bạn bây giờ ở gần trung
tâm hơn.
Cho nên có những người níu bám lấy những điều trần tục, và
thế rồi tôi bắt gặp nhiều người bắt đầu níu bám lấy những thứ tâm linh - đây là
từng phần của các tầng.
Ai đó nói: "Ánh sáng đẹp thế xảy ra cho tôi!" Người
đó tới và nói: "Osho ơi, giúp tôi với; để cho tôi bao giờ cũng có thể kinh
nghiệm ánh sáng này." Bạn sẽ làm gì với nó? Ánh sáng là kinh nghiệm, nó
không phải là bạn. Nó là cái gì đó khác với bạn. Bạn là người kinh nghiệm, nhân
chứng. Có lần trước đây, bạn đã kinh nghiệm tiền, bây giờ bạn đang kinh nghiệm
ánh sáng, nhưng nó vẫn còn là một - nó là một đối tượng; bây giờ bạn muốn níu
bám. Nếu như tôi nói: Vứt tiền, mọi thứ trần tục, bạn chắc sẽ hiểu, nhưng nếu
tôi nói: Vứt mọi cái vô nghĩa này, ánh sáng này! và kundalini của bạn đang lên!
và các linh ảnh! và hoa sen nở ra bên trong bạn! - vứt tất cả những cái vô
nghĩa này; bạn tự hỏi tôi là kiểu người tâm linh gì vậy. Tôi phải giúp bạn để
cho nhiều hoa sen nở ra bên trong bạn.
Nhưng chúng sẽ vẫn còn là 'của các tầng', chúng phải bị bóc
đi. Và tôi phải giúp bạn bóc đi toàn thể củ hành.
Tôi sẽ không giúp bạn dừng lại ở bất kì đâu trước khi cái
không xảy ra. Cái không là mục đích, sunyata: mọi tầng đều mất đi, và cái trống
rỗng ở trong tay. Một mình bạn còn lại, không kinh nghiệm nào.
Tâm linh không phải là kinh nghiệm. Nó là đi tới, rơi lại,
vào bản thân người kinh nghiệm. Nó không phải là kinh nghiệm; mọi kinh nghiệm đều
là của thế giới, bởi vì chúng thuộc về các tầng; chúng không thuộc về bạn.
Thiền là quá trình dỡ bỏ. Đừng hỏi về mối quan hệ của chúng,
không có gì đâu, không có hai, chúng không thể có quan hệ.
Câu hỏi 3
Hiểu biết của tôi là khi tất cả đều là một, con người là
một. Cho nên với tôi, bỏ qua khổ sở của phố phường là phủ nhận tính một. Xin thầy
nói cái gì đó về điều này.
Khi tất cả đều là một thì không có vấn đề bỏ qua hay không bỏ
qua.
Nếu tất cả không là một thế thì câu hỏi này nảy sinh liệu có
bỏ qua hay không bỏ qua; thế thì có chọn lựa. Nhưng khi bạn cảm thấy tất cả là
một, không có chọn lựa. Tôi không nói rằng bạn sẽ bỏ qua, tôi không nói rằng bạn
sẽ không bỏ qua; bạn không còn đó, cho nên bất kì cái gì xảy ra, cứ xảy ra.
Nếu bạn bắt đầu phục vụ những người đó trên phố - hoàn toàn
đẹp. Nếu nó không xảy ra, chẳng cái gì có thể được làm.
Cố theo tôi đi, bởi vì bạn nghĩ rằng khi bạn đi tới nhận ra
tính một bạn sẽ phục vụ những người đó. Nó có thể là vậy. Nó có thể không là vậy.
Bởi vì khi tính một được cảm thấy, ai là người phục vụ và ai là người được phục
vụ? Thế thì bạn là ai mà cảm thấy khổ sở và thông cảm và từ bi, và họ là ai? Họ
đã biến mất. Thế thì chẳng cái gì có thể được nói về điều sẽ xảy ra. Cái gì đó
sẽ xảy ra. Nhưng không ai có thể dự đoán được.
Câu hỏi này nảy sinh bởi vì tính một đã không được cảm thấy,
nó chỉ là ý tưởng trong tâm trí. Bạn đã từng suy nghĩ. Nó là kết luận logic, nó
không mang tính tồn tại.
Người ăn xin trên phố, bạn đi qua; bạn cảm thấy đau. Điều
này nữa cũng là bản ngã cảm thấy đau. Bạn cảm thấy từ bi - hay bạn không cảm thấy
từ bi, bạn bỏ qua. Bỏ qua là bản ngã, cảm thấy từ bi cũng là bản ngã; bạn có đó
trong cả hai trường hợp.
Tất nhiên từ bi là tốt hơn bản ngã, lịch sự hơn, vàng son
hơn theo cách nào đó, nhưng nó cũng là bản ngã thôi. Người bỏ qua, người đó có
thể có bản ngã rất rất bình thường không ngoan đạo, không tôn giáo, vô văn hoá,
nhưng người đó có bản ngã, và với tôi cả hai bản ngã đều như nhau, dù bạn cảm
thấy từ bi hay bạn bỏ qua, bạn có đó.
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là khác toàn bộ; nỗ lực là ở
chỗ bạn phải không có đó, thế thì để bất kì cái gì xảy ra cứ xảy ra. Nếu bạn cảm
thấy từ bi nảy sinh, thế thì bạn sẽ không có đó, chỉ từ bi có đó, thế thì bạn sẽ
không nói: tôi cảm thấy từ bi với người ăn xin này, bởi vì cái tôi đó không thể
cảm thấy từ bi được. Tôi - làm sao nó có thể cảm thấy từ bi được? Và từ bi chảy
ra cái tôi đã bị biến chất rồi. Nó không có cái hồn nhiên đó, cái đẹp đó, cái
đáng phải có đó.
Nó đã là một phần của bản ngã, nó sẽ làm mạnh thêm cho bản
ngã, nó sẽ tạo ra rào chắn cho bạn trong việc đạt tới cái một. Bạn sẽ là từ bi,
bạn sẽ trở thành người đàn ông vĩ đại, hay người đàn bà vĩ đại, đầy tớ vĩ đại
cho mọi người, và những đầy tớ vĩ đại cho mọi người đã làm những điều tai hại
thế trong mọi thế kỉ. Họ không còn được cần tới nữa. Họ là những kẻ gây tai hoạ.
Thực tế nếu bạn thích thú bản ngã của mình qua từ bi, sâu
bên dưới bạn sẽ muốn những người ăn xin có đó trên phố, bằng không thì làm sao
bạn sẽ cảm thấy từ bi được? Sâu bên dưới bạn sẽ muốn người hủi, người ăn xin,
người què quặt, người mù, tất cả bao quanh, để cho bạn có thể có thời gian thoải
mái được từ bi, và phục vụ.
Nếu tất cả khổ biến mất khỏi thế giới thì những đầy tớ nhân
dân vĩ đại sẽ là người khổ nhất. Bởi vì thế thì họ sẽ chẳng có gì làm cả. Thượng
đế dường như từ bi với họ - ngài liên tục là nỗi khổ.
Không, tôi không ở đây để nói cho bạn trở thành người phục vụ
nhân dân. Điều đó không giúp gì. Điều đó tạo ra bản ngã tinh tế, ngoan đạo, và
khi bản ngã là ngoan đạo nó còn độc hơn, bởi vì nó có vẻ đẹp thế, và bạn có thể
níu bám lấy nó nhiều hơn.
Tôi ở đây để giúp bạn vứt bỏ bản ngã: ngoan đạo, không ngoan
đạo; bỏ tội nhân, bỏ thánh nhân. Bản ngã phải bị vứt bỏ - thế thì bất kì cái gì
xảy ra đều đẹp.
Bạn đi, và bạn ngồi cạnh người ăn xin, bạn giúp, nhưng bạn
không có đó; thế thì Thượng đế chảy qua bạn, cái toàn thể làm việc qua bạn. Thế
thì bạn không mong đợi kết quả nào từ nó, thậm chí không một lời cám ơn đơn giản
từ người ăn xin; và bạn không tìm thợ chụp ảnh, và không tìm phóng viên báo chí
đến bạn đúng giờ, và bạn không tìm các chính phủ để lôi kéo sự chú ý, và không
tìm ban trao giải thưởng Nobel để họ nghĩ tới bạn. Không. Bạn không có đó, và bạn
sẽ không mang điều đó trong tâm trí mình, rằng bạn đã phục vụ, rằng bạn đã giúp
đỡ, rằng bạn đã trong phục vụ vĩ đại cho ai đó đang khổ; không, bạn sẽ không
mang nó, bạn đã không làm nó, Thượng đế đã ở đó - làm việc qua bạn. Bạn bị sở hữu.
Khi bạn trống rỗng bạn bị lực thiêng liêng sở hữu. Thế thì bất kì cái gì xảy ra
đều đẹp.
Đôi khi có thể là bạn sẽ phục vụ, sẽ giúp đỡ, và đôi khi có
thể là bạn chỉ bỏ qua. Người ta chẳng bao giờ biết được. Đôi khi bạn có thể chỉ
bỏ qua. Nếu cái toàn thể không sẵn lòng, nếu cái toàn thể có kế hoạch riêng của
nó, bạn sẽ không can thiệp.
Nếu người đó cần khổ, nếu khổ đó sẽ trở thành nỗi đau lớn
lên bên trong người đó, nếu khổ đó sẽ cho người đó sinh thành mới, thế thì Thượng
đế sẽ không giúp cho người đó. Người đó sẽ chín chắn qua việc đó - giúp họ sẽ
có hại. Cho nên đừng ép buộc bản thân mình lên người đó, cứ gạt người đó sang
bên. Nếu Thượng đế - và khi tôi nói Thượng đế tôi ngụ ý cái toàn thể, không phải
bất kì người nào, chỉ là cái toàn thể - nếu cái toàn thể muốn đưa người đó ra
khỏi khổ, nó sẽ bắt đầu làm việc qua bàn tay của bạn - nhưng xin bạn đừng bước
vào.
Bạn không biết cái gì đang xảy ra, cái gì sắp xảy ra. Tại sao
người này khổ? Phải có cái gì đó trong nó. Người đó có thể khổ vì cái gì đó mà
người đó đã làm, đó có thể là nghiệp với người đó; hay người đó có thể đi qua nỗi
đau sinh thành mà từ đó người đó sẽ được làm mới lại.
Điều đó cũng giống như bắt gặp người đàn bà sắp sinh con, và
cô ấy kêu và khóc và la hét, và bạn cảm thấy từ bi, và bạn giúp - theo cách như
thế đứa trẻ không được sinh ra. Thế thì bạn là kẻ thù chứ không là người bạn. Bởi
vì đứa trẻ này sẽ chết trong bụng mẹ, và thế rồi người đàn bà này sẽ chết bởi
vì điều đó.
Đôi khi giải phẫu là cần, đôi khi dửng dưng là cần, đôi khi
từ bi là cần, nhưng bạn không nên là người quyết định, quyết định không nên do
bạn đưa ra. Vậy điều bạn có thể làm là một điều duy nhất thôi, và đó là: Vứt bỏ
bản thân mình, dỡ bỏ, hoá giải ước định của bản thân mình - và thế thì bạn là
phương tiện. Nhưng thế thì chọn lựa không là của bạn. Thế thì bạn có thể nói
đơn giản bằng tính toàn bộ của mình: Ý ngài sẽ phải được làm. Và thế thì bất kì
cái gì xảy ra cũng đều đẹp.
Câu hỏi 4
Xin thầy giải thích ý chí tự do của con người và quan hệ
của nó với hiện hữu và vô làm.
Không có gì giống điều đó, giống như ý chí tự do. Nó chỉ là
quan niệm của bản ngã, không thể có cái gì giống như điều đó.
Tôi không nói điều đối lập, rằng bạn phụ thuộc và nô lệ. Tâm
trí đi theo các cái đối lập rất dễ dàng. Nó tạo ra phân đôi: hoặc bạn là tác
nhân tự do (ý chí tự do), hoặc bạn là nô lệ. Cả hai đều không đúng, cả hai đều
là quan niệm sai, bởi vì bạn không có đó, cho nên bạn không thể là nô lệ được,
và bạn không thể là tác nhân tự do được, bởi vì với cả hai, bạn sẽ được cần tới.
Cuộc sống là liên thuộc bao la. Bạn chỉ là một phần hữu cơ của
cái toàn thể, bạn không tách rời, cho nên làm sao bạn có thể tự do được. Nhưng
tôi không nói rằng bạn không tự do, nhớ điều đó, bởi vì làm sao bạn có thể
không tự do, hay tự do được? Bạn không có, bạn không tồn tại chút nào. Nó là
liên thuộc bao la, và liên thuộc này là tính toàn bộ, Thượng đế. Nhưng bản ngã
cứ tìm các cách thức của nó...
Tôi đã nghe nói, có lần chuyện xảy ra, một con voi lớn đi
qua chiếc cầu. Chiếc cầu rất cũ kĩ, và nó rung chuyển dữ dội, và một con ruồi
đang đậu trên đầu voi, ngay gần tai voi, và khi chúng đi qua - chúng gần như
phá huỷ chiếc cầu, tôi nói gần như - khi chúng đã đi qua ruồi nói với voi:
"Anh bạn ơi! Chúng ta đã làm rung chuyển cái đó!" Nhưng voi không
nghe thấy. Cho nên ruồi nói: "Có chuyện gì thế? Anh ngu xuẩn hay cái gì thế!
Anh không thể nghe được tôi sao?" Nhưng voi không nghe thấy.
Cái toàn thể là bao la. Chúng ta thậm chí không là ruồi. Tỉ
lệ này là rất rất, cực kì lớn. Dễ thấy tỉ lệ của ruồi và voi - cái đó gần như
không. Chúng ta gần như không, và cái toàn thể là bao la thế.
Nhưng bạn cứ cố gắng, cứ khăng khăng rằng cầu đang rung chuyển
vì bạn.
Ruồi rất cẩn thận theo một cách nào đó; nói nói: "Anh bạn
ơi! Chúng ta đã làm rung chuyển chiếc cầu đó!" Chúng ta - đó là mối quan
tâm tới đó.
Nếu ruồi có tâm trí của người, bình thường nó đã nói tôi. Ruồi
cẩn thận cỡ hạt bụi. Nó ít nhất cũng còn bao hàm cả voi. Nhưng con người nói ý
chí tự do, con người thậm chí không bao hàm cái toàn thể, nó hoàn toàn bị bỏ
qua. Con người nói tôi.
Cho nên hai triết lí đã tồn tại trên thế giới - một triết lí
nói ý chí tự do. Nhưng toàn thể khái niệm này là sai, tuyệt đối giả, nó có thể
bị biện luận chống lại, nó đã từng bị biện luận chống lại, cho nên có mặt kia
nói: Không ai tự do cả. Chúng ta chỉ là con rối, và sợi chỉ ở trong bàn tay
không biết nào đó, và bất kì cái gì ngài quyết tâm, đều xảy ra. Chúng ta chỉ là
nô lệ, không gì khác.
Cả hai phe đều sai. Bạn không là nô lệ không là tác nhân tự
do. Điều này có chút ít khó hiểu: chính bởi vì bạn không có mà bạn là một phần
của cái toàn thể. Nhưng nếu bạn nghĩ bản thân mình tách rời bạn sẽ cảm thấy giống
như nô lệ. Nếu bạn hiểu bản thân mình như một phần của cái toàn thể, bạn trở
thành người chủ nhưng bạn trở thành người chủ cùng với cái toàn thể, không chống
lại cái toàn thể. Nếu bạn chống lại cái toàn thể, bạn trở thành nô lệ. Nếu bạn
chảy theo cùng dòng sông, bạn trở thành người chủ. Bạn trở thành dòng sông! Nếu
bạn cố đi ngược dòng bạn trở thành nô lệ.
Ý chí tự do không có đó, và cũng không có cảnh nô lệ. Phụ
thuộc và độc lập, cả hai đều là từ sai. Chúng nên bị loại bỏ hoàn toàn, chúng
không nên được dùng. Nó là liên thuộc. Tôi tồn tại trong bạn, bạn tồn tại trong
tôi. Đó là cách cuộc sống đang vậy: chúng ta tồn tại trong lẫn nhau, chúng ta
phân bố lẫn trong nhau. Hơi thở vừa ở trong tôi khoảnh khắc trước bây giờ đã đi
ra và đã đi vào trong bạn. Mới khoảnh khắc trước tôi có thể đã nói: Đây là hơi
thở của tôi - nhưng bây giờ nó đâu rồi? Tim ai đó khác đang đập qua nó.
Trong thân thể bạn máu đang chảy; mới vài ngày trước nó đã
chảy như nhựa trong cây; nó đã trở thành quả, bây giờ nó đang chảy trong thân
thể bạn. Bạn lại sẽ rơi xuống đất - cát bụi về với cát bụi, và cây lại sẽ vươn
lên; bạn sẽ trở thành phân bón; và cây lại sẽ trở thành sống động, và quả sẽ tới,
và con của con bạn sẽ ăn nó. Bạn đã ăn ông bà bạn - bạn đang ăn họ.
Và điều này cứ tiếp diễn mãi! Toàn thể quá khứ bị hiện tại
ăn. Và toàn thể hiện tại sẽ bị tương lai ăn. Cuộc sống là có quan hệ lẫn nhau,
quan hệ lẫn nhau sâu sắc. Nó cũng giống như chiếc lưới. Bạn chỉ là điểm bắt
chéo của hai sợi chỉ, bạn không có, bạn chỉ là nút thắt giữa hai sợi chỉ. Khi bạn
hiểu điều đó - bạn cười, bạn thực sự cười! Và bạn đã từng mang gánh nặng nhiều
thế!
Đó là lí do tại sao Jesus nói, "Tới theo ta, gánh nặng
của ta là nhẹ." Gánh nặng của bạn rất nặng. Gánh nặng của bạn là bạn.
Jesus nói, "Gánh nặng của ta là nhẹ, nó là vô trọng lượng - bởi vì khi bạn
không có, không có trọng lượng, thế thì sức hút không vận hành. Bạn bắt đầu bay
lên. Cánh mọc ra từ bạn. Bạn có thể bay.
Vứt phân đôi đi: độc lập, phụ thuộc; chúng là liên thuộc. Nếu
bạn cố độc lập, bạn sẽ cảm thấy bạn phụ thuộc, nếu bạn cố độc lập bạn sẽ thất bại
và bạn sẽ bị thất vọng và bạn sẽ cảm thấy rằng bạn phụ thuộc. Và cả hai đều
sai.
Nhìn vào bên trong: bạn không có; chỉ tia vũ trụ đi qua, tạo
ra mạng lưới, hình mẫu... Vài ngày bạn ở đây thế rồi bạn biến mất; và thế rồi bạn
sẽ lại ở đây - và biến mất. Bạn tới từ đâu? Bạn lại đi đâu? Vào trong cái toàn
thể! Bạn biến mất để nghỉ ngơi. Thế rồi lần nữa bạn lại ở đây.
Xuân tới, và cây bắt đầu nở hoa, và chim bắt đầu hót - cuộc
sống mới; và thế rồi nó qua đi, và mọi sự nghỉ ngơi. Nó lại sẽ tới. Nhiều lần bạn
đã từng ở đây rồi, nhiều lần bạn sẽ ở đây; nhưng một khi bạn hiểu rằng bạn
không có, rằng cái toàn thể cứ chơi qua bạn, một khi bạn hiểu - thế thì không cần
bị ném đi ném lại vào trong thân thể, không cần, bạn đã trở nên tỉnh táo, có ý
thức. Bây giờ không cần bất kì biểu lộ nào; bạn nghỉ ngơi trong cái toàn thể -
điều này chúng ta đã gọi là moksha, niết bàn. Điều này chúng ta đã gọi là tự do
tối thượng.
Ở phương tây rất khó hiểu được điều này bởi vì bất kì khi
nào bạn nói về tự do bạn đều nghĩ tới ý chí tự do, và bất kì khi nào phương
Đông nói về tự do nó đều nói về tự do khỏi mọi ý chí tự do. Tự do nghĩa là tự
do khỏi bạn. Ở phương Tây nó nghĩa là tự do khỏi mọi rào chắn, giới hạn, nhưng
bạn còn lại, nó là tự do của bạn.
Ở phương Đông khi chúng ta nói về tự do bạn không còn trong
nó - bạn là một phần và một gói của tù túng, bạn đi cùng tù túng. Tự do còn lại,
không phải bạn; đó là moksha. Không phải là bạn trở nên tự do, ngược lại bạn trở
nên tự do khỏi bản thân mình. Không có cái ta.
Cái ta đơn giản biến mất - nó là quan niệm giả, quan niệm tuỳ
tiện. Hữu ích, nhưng không đúng.
Câu hỏi 5
Văn minh có làm cái gì tốt cho con người không?
Có chứ, nó làm cho bạn tội lỗi tới mức con người phải dần dần
trở thành thánh nhân. Nó ném bạn vào trong khổ sở sâu sắc tới mức bạn phải bắt
đầu tìm manh mối để đi ra khỏi cảnh tù túng. Văn minh giúp đỡ vô cùng. Nó giúp
bạn trưởng thành, nó giúp bạn hiểu khổ của cuộc sống.
Nhìn ở đây mà xem - nhiều người từ phương Tây tới tôi hơn từ
Ấn Độ. Phương Tây văn minh hơn, văn hoá hơn - tất nhiên khổ hơn. Mọi người đang
trên bờ của nổi khùng, ngay trên bờ, chút ít xô đẩy là cần...
Trong bốn người họ nói ba người đang ở đường biên của phát
điên. Trong bốn người gần như một người, ngày này hay ngày khác, sẽ trở thành nạn
nhân của ung thư. Trong bốn người đang sống - sống trong thời nay - trong bốn
người đó, một người sẽ có ung thư.
Văn minh đem lại ung thư. Nó là món quà lớn bởi vì nó chứng
tỏ cái ngớ ngẩn của tâm trí. Văn minh đem toàn thể cái ngớ ngẩn của tâm trí lên
bề mặt.
Văn hoá bắt đầu trở thành tôn giáo chỉ khi nó thực sự được
văn minh, giầu có, sung túc. Nước nghèo không thể có tính tôn giáo, không thể đảm
đương được tính tôn giáo. Nước nghèo nghĩ tới chủ nghĩa cộng sản, nước giầu
nghĩ về thiền, tính chất sannyas. Nước nghèo nghĩ về bánh mì và bơ, nước giầu gần
như chán ngán với tất cả những điều văn minh, khoa học, công nghệ có thể cho.
Nó muốn cái gì đó khác.
Khi nhu cầu thân thể được đáp ứng, nhu cầu tâm trí nảy sinh;
khi nhu cầu tâm trí được đáp ứng thế thì nhu cầu tâm linh nảy sinh - có cấp bậc.
Nếu nhu cầu thân thể bạn không được đáp ứng, bạn sẽ không
nghĩ về nhu cầu tâm trí; khi bạn đói bạn không nghĩ tới thơ ca, bạn không thể
nghĩ được, điều đó đơn giản là không thể được. Khi bạn đói bạn không thể nghĩ
được về âm nhạc. Beethoven không có nghĩa gì khi bạn đói. Khi bạn đói, đẹp là từ
vô nghĩa. Bạn nhìn khuôn mặt đẹp - và bánh mì nào đó xuất hiện ở đó...
Tôi đã nghe nói rằng một nhà thơ có lần bị lạc trong rừng rậm;
trong ba ngày ông ấy không tìm được đường - ông ấy là nhà thơ lớn và ông ấy đã
viết nhiều bài thơ, nhiều bài thơ tình hay, về mặt trăng, và đàn bà đẹp, và
sông và núi và biển...
Sau ba ngày đói đêm trăng tròn tới: ông ấy nhìn và ông ấy ngạc
nhiên - chẳng khuôn mặt đẹp nào xuất hiện trên mặt trăng, mà chỉ có bơ nổi lên,
bánh đa cuốn...
Với nhu cầu thân thể được thoả mãn, bỗng nhiên có thơ ca,
nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa, văn học, triết học - tất cả những cái đó trở thành
rất rất quyến dũ. Những lời gọi mới được nghe thấy trong tim. Khi nhu cầu tâm
trí cũng được đáp ứng thế thì lần đầu tiên Thượng đế, tôn giáo, thiền, cực lạc
- chúng trở nên có nghĩa. Và tìm kiếm bắt đầu. Và đây là khác biệt giữa ba từ
này: nếu tất cả nhu cầu thân thể được đáp ứng, đó là nước văn minh; nếu tất cả
nhu cầu tâm trí được đáp ứng, đó là nước văn hoá; và nếu tất cả nhu cầu tâm
linh được đáp ứng, đó là nước tôn giáo.
Nước tôn giáo đã không tồn tại mãi cho tới giờ. Nhiều nhất
vài nước văn minh đã đạt tới điểm văn hoá, có vậy thôi. Mãi cho tới giờ nước
tôn giáo đã không tồn tại trên thế giới. Mọi người nghĩ về Ấn Độ như nước tôn
giáo nhưng không nước nào đã bao giờ là tôn giáo. Ấn Độ có thời đã đạt tới đỉnh
văn hoá, vào thời của Krishna năm nghìn năm trước - và thế rồi nhu cầu nảy
sinh, việc tìm kiếm Thượng đế.
Bây giờ trong gần như cùng tình huống là Mĩ: việc tìm kiếm
bên trong sâu sắc đã bắt đầu.
Văn minh giúp đỡ, giúp đỡ vô cùng. Bởi vì nó đem tất cả khổ
sở ẩn kín của tâm trí lên bề mặt. Và bạn phải biết chúng, tất cả chúng, để siêu
việt lên trên chúng - không có cách khác. Duy nhất kinh nghiệm này rằng không
cái gì trên trái đất là hoàn thành, rằng không cái gì dành cho thân thể và tâm
trí có thể có ích gì mấy... Thế là được, thân thể cần được đáp ứng - thế rồi
sao nữa? Cũng là tốt, bạn tận hưởng âm nhạc và thơ ca, thế rồi một ngày nào đó
bỗng nhiên bạn cảm thấy thất vọng - tất cả những cái này là gì? Bạn đang chơi với
từ và sóng trong không khí. Nó không thoả mãn sâu sắc.
Chỉ tôn giáo mới có thể thoả mãn. Chỉ tôn giáo mới có thể trở
nên mãn nguyện; nó chạm vào chính cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nhưng văn
minh tạo ra tình huống mà trong đó tôn giáo trở thành có thể.
Câu hỏi 6
Cái toàn thể có ý thức về bản thân nó không?
Không, không ý thức không vô ý thức. Đó là nghĩa của siêu ý
thức. Vô ý thức là trạng thái ngủ: bạn không nhận biết về bản thân mình. Ý thức
là tự nhận biết - bạn nhận biết về cái ta.
Nhưng điều đó tạo ra phân chia: cái ta và nhận biết về nó. Bạn
trở thành hai. Cái toàn thể không là ý thức không vô ý thức, cái toàn thể là
siêu ý thức, bởi vì không có phân chia giữa cái ta và nhận biết.
Và khi bạn trở thành một với cái toàn thể bạn cũng không là
ý thức không vô ý thức. Hay, bạn là cả hai đồng thời. Vô ý thức theo một cách
nào đó, bởi vì không có cái ta để ý thức tới, và ý thức theo một cách nào đó, bởi
vì bạn tỉnh táo thế.
Nếu bạn có thể quan niệm - khó quan niệm đấy - nếu bạn có thể
quan niệm một trạng thái mà không có cái ta mà chỉ có nhận biết, không có ai để
nhận biết mà chỉ có nhận biết - thế thì có nghỉ ngơi, nghỉ ngơi như giấc ngủ,
và có tỉnh táo, tỉnh táo như khi bạn đang thức. Hoặc bạn có thể nói nó là cả
hai hoặc bạn có thể nói nó là không cả hai.
Nhưng một điều phải ghi nhớ: tất cả những điều bạn biết đều
không liên quan khi bạn nói về cái toàn thể. Tất cả mọi điều bạn biết. Bạn biết
hai điều: vô ý thức và ý thức; cả hai là không liên quan. Hoặc gắn chúng lại với
nhau, hoặc vứt bỏ chúng cùng nhau.
Cái toàn thể là khác toàn bộ. Mọi điều bạn đã biết cho tới
giờ không thể trở thành phân loại cho nó được. Và không cái gì nhiều có thể được
nói về nó. Bởi vì với bất kì cái gì tôi nói tôi sẽ phải dùng lời của bạn. Và thế
thì nhất định có hiểu lầm.
Cho nên tốt hơn cả là đi vào trong cái toàn thể và biết nó
thay vì hỏi câu hỏi về nó. Hỏi câu hỏi về bản thân bạn đi bởi vì có vấn đề, và
vấn đề đó phải được giải quyết. Với cái toàn thể không có vấn đề gì - quên điều
đó đi. Bạn hỏi những câu hỏi về bản thân mình để cho chúng có thể được giải.
Một ngày nào đó, khi bạn đi vào trong cái toàn thể bạn sẽ biết.
Và không có cách khác để biết nó. Đến chừng này tôi có thể cho - và đây không
phải là thông tin, nó chỉ là hướng dẫn, đừng xét nó quá theo từng chữ: Cái toàn
thể là siêu ý thức. Nó là cả ý thức và vô ý thức và nó không là cả hai.
Câu hỏi 7
Nghệ sĩ là nghệ sĩ chừng nào người đó sáng tạo. Việc làm
không phải là sáng tạo sao? Và hầu hết các dạng của nghệ thuật đều là kết quả của
việc làm, của thành tựu, của không hiện hữu đó sao? Nếu nghệ sĩ chỉ hiện hữu
người đó sẽ không có nghệ thuật. Thầy định nói gì về một thế giới không có nghệ
thuật? Đây có phải là chỗ cuối của sáng tạo không?
Câu hỏi này phải được chia thành nhiều phần. Phần thứ nhất:
Nghệ sĩ là nghệ sĩ chừng nào người đó sáng tạo. Thế thì bạn không hiểu đúng rồi.
Nghệ sĩ là nghệ sĩ chỉ chừng nào người đó cho phép sáng tạo xảy ra. Không phải
là người đó sáng tạo đâu. Nếu người đó sáng tạo người đó không phải là đấng
sáng tạo. Người đó có thể soạn ra các thứ nhưng người đó không là đấng sáng tạo.
Người đó có thể là nhà kĩ thuật nhưng người đó không phải là nghệ sĩ.
Chẳng hạn nếu bạn sáng tạo ra bài thơ nào đó, bạn có thể
sáng tạo tuyệt đối theo các qui tắc của thơ ca, có thể không có một lỗi nào
trong nó - nhưng nó sẽ không là thơ ca. Văn phạm có thể hoàn hảo, ngôn ngữ tuyệt
đối đúng, nhịp, phách - và mọi thứ đều tốt nhưng nó sẽ chỉ giống như xác chết;
mọi thứ hoàn hảo, nhưng là xác chết. Không linh hồn trong nó. Bạn không là nhà
thơ, bạn có thể là nhà kĩ thuật. Bạn có thể soạn thơ của mình, bạn không thể
sáng tạo ra nó.
Bởi vì khi bạn sáng tạo bạn phải biến mất khỏi khung cảnh
hoàn toàn. Khi bạn sáng tạo Đấng sáng tạo sáng tạo qua bạn, đó không phải là bạn.
Mọi nhà thơ lớn đều biết điều đó, mọi nhà khoa học lớn đều biết điều đó - rằng
khi họ không có thì cái gì đó bắt đầu chảy qua họ; họ bị sở hữu. Cái gì đó lớn
hơn bản thân họ chảy qua, lọc qua; họ không nhiều hơn một lối chuyển.
Nghệ sĩ là nghệ sĩ chừng nào người đó cho phép sự sáng tạo -
không phải người đó làm điều đó, đó không phải là hành động. Đó là lí do tại
sao thơ cổ là vô danh. Không ai biết ai đã sáng tạo ra Upanishads - hay thế,
siêu phàm mênh mông thế. Không ai biết ai đã sáng tạo ra những hang động Ajanta
và Ellora - vô danh. Không ai biết ai đã tạo ra thơ ca của Khajuraho trong đá.
Vô danh. Các nghệ sĩ cổ đã hiểu rõ điều đó - nó không phải là sáng tạo của họ,
tên của họ không nên có đó. Họ đã không kí vào nó.
Thượng đế là đấng sáng tạo, họ chỉ là phương tiện ngài dùng,
và họ biết ơn là họ đã được chọn như phương tiện để được dùng.
Các nhà thơ, nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà khoa học hạng nhất,
tất cả đều biết; chỉ những người hạng hai không biết điều đó. Người hạng hai là
kẻ bắt chước. Người đó bắt chước người hạng nhất: những người hiếm hoi. Thế thì
người đó là bản ngã: Ta đang sáng tạo. Không nghệ sĩ nào xứng danh đã từng công
bố rằng mình là đấng sáng tạo.
Việc làm không phải là sáng tạo sao? Không. Sáng tạo là vô
làm. Nhiều điều xảy ra, nhưng không có người nào làm nó.
Và hầu hết các dạng của nghệ thuật đều là kết quả của việc
làm, của thành tựu đó sao? Không. Khoảnh khắc tâm trí thành đạt tới, cái xấu xảy
ra, không phải nghệ thuật, không phải cái đẹp. Tâm trí thành đạt càng có đó,
càng xấu hơn.
Khi không có tâm trí, thế thì cái đẹp nở hoa, thế thì có
duyên dáng cho nó mà không phải của trần gian này.
Nếu nghệ sĩ chỉ hiện hữu người đó sẽ không có nghệ thuật -
Không, chỉ thế thì người đó mới có nghệ thuật. Thầy định nói gì về một thế giới
không có nghệ thuật? Không, thế giới đã không có nghệ thuật rồi.
Tôi dự định một thế giới mà được rót đầy toàn bộ trong nghệ
thuật. Nhưng có hai kiểu nghệ thuật: nghệ thuật của nhà kĩ thuật - cái là nghệ
thuật giả; và nghệ thuật của nghệ sĩ.
Nghệ thuật giả là quá nhiều trong thế giới này. Nghệ thuật
đích thực đã biến mất. Nó phải biến mất bởi vì nghệ thuật đích thực chỉ có thể
xảy ra với con người đích thực. Người không đích thực - làm sao bạn có thể nghĩ
họ có thể tạo ra nghệ thuật đích thực? Nó chảy qua bạn. Thơ ca tới từ trung tâm
sâu sắc nhất của nhà thơ; nếu trung tâm này không có đó, nếu nhà thơ không được
định tâm, nếu bản thân nhà thơ không được bắt rễ, sống trên bề mặt, làm sao thơ
ca có thể đi vào cõi giới sâu hơn của bản thể người đó? Thơ ca bao giờ cũng sẽ
kém hơn nhà thơ.
Bạn có thể bị lừa bởi nó bởi vì bạn cũng không đích thực.
Trong một thế giới giả, nơi mặt nạ đã trở thành thực tại và khuôn mặt nguyên
thuỷ đã hoàn toàn bị quên mất, nơi thứ thực đã biến mất, nơi hoa hồng không còn
nở trong bụi hồng mà được chế tạo trong nhà máy nhựa, nơi bản thân con người
không còn tự nhiên mà là một thứ được chế tạo, nghệ thuật đích thực chắc chắn
biến mất.
Tôi muốn toàn thế giới tràn đầy nghệ thuật đích thực, đập rộn
ràng cùng nó, sống cùng nó, bởi vì đó là cách duy nhất: qua nghệ thuật đích thực,
nghệ thuật thực, bạn siêu việt lên nó. Nếu âm nhạc là thực, chẳng mấy chốc bạn
sẽ đi vào trong thiền, bởi vì âm nhạc sẽ chỉ cho bạn thoáng nhìn về thiền,
không gì nhiều hơn.
Nếu nó là thực nó sẽ cho bạn thoáng nhìn, nếu nó không thực
- như mọi nhạc pop đã trở thành trong thế giới này: không thực, chỉ hời hợt -
nó có thể cho bạn chút ít thanh tâm, nó có thể cho bạn trạng thái nào đó của
tâm trí nơi bạn có thể quên đi bản thân mình, nó có thể cho bạn chút ít ngất
ngây - nó là rượu. Đó là lí do tại sao mọi nhạc pop đều to thế, nó nhấn chìm bạn;
bạn phải quên bản thân mình, nó to thế. Làm sao bạn có thể nhớ tới bản thân
mình với hiện tượng to tiếng thế quanh bạn? Bạn quên bản thân mình. Nó giống
như ma tuý.
Âm nhạc thực sẽ làm cho bạn ngày một tinh tế hơn. Nó sẽ trở
nên ngày một im lặng hơn. Thực tế, âm nhạc thực sẽ giúp bạn nghe im lặng, nơi tất
cả các nốt đều biến mất, nơi chỉ lỗ hổng còn lại. Một nốt tới, biến mất, và nốt
khác còn chưa tới, và có lỗ hổng. Trong lỗ hổng đó thiền tuôn chảy trong bạn.
Âm nhạc thực sẽ giúp bạn đi tới thiền, bên ngoài nhu cầu tâm
trí, hướng tới nhu cầu tâm linh. Thơ ca thực sẽ cho bạn thoáng nhìn về các hiền
nhân - thoáng nhìn tất nhiên. Nó sẽ mở ra cửa sổ cho nên bạn có thể thấy
Himalaya ở khoảng cách xa xăm. Và thế rồi một thôi thúc nảy sinh trong bạn, và
bạn bắt đầu du hành.
Nghệ thuật không phải là mục đích. Nó là nhu cầu tâm trí. Nó
phải được đáp ứng. Qua cửa sổ của nghệ thuật một thôi thúc sẽ nảy sinh - bạn sẽ
thấy chân trời xa, và cái đẹp của nó sẽ trở thành lực kéo vô cùng lên bạn, bạn
sẽ bị kéo.
Văn minh được cần tới để tạo ra nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc,
hội hoạ; nhưng chúng không phải là mục đích; nhiều nhất là chỗ nghỉ qua đêm. Đến
sáng bạn lại trên chân mình đi tới đích xa. Mục đích bao giờ cũng là Thượng đế,
không cái gì ít hơn sẽ có tác dụng.
Câu hỏi 8
Tôi là người mới với giáo huấn của thầy nhưng nếu tôi đã
hiểu thầy cho tới giờ thầy nói (bằng cách nào đó xấp xỉ) rằng tri thức thu được
từ sách vở đơn thuần là thông tin, và chừng ấy là vô dụng và vô ích - Điều
thành vấn đề là việc biết bên trong được dẫn ra từ kinh nghiệm, và cảm giác
thay vì trí tuệ. Thế thì sao thầy xuất bản sách để bán?
Tôi nói để dụ dỗ bạn vào trong im lặng. Tôi dùng lời để cho
bạn có thể được thuyết phục hướng tới sự tồn tại vô lời.
Sách có đó để đưa bạn vượt ra ngoài, cho nên đừng níu bám lấy
chúng. Nhiều nhất chúng là chiếc cầu. Nhưng nếu bạn làm nhà của mình trên cầu
thì bạn là ngu. Đi qua nó đi!
Ngay bây giờ, bạn không thể hiểu được im lặng, bạn chỉ có thể
hiểu lời. Tôi sẽ phải dùng lời để cho bạn thông điệp của im lặng. Giữa các lời,
giữa các dòng, đôi khi, nếu bạn quanh quẩn bên tôi đủ lâu, một ngày nào đó bạn
có thể bắt đầu nghe thấy im lặng - thế thì không có nhu cầu, thế thì đốt các
sách đó đi cùng với các Veda, Kinh Thánh và kinh sách. Sách của tôi cũng phải bị
đốt đi.
Mọi thứ phải bị bỏ lại đằng sau. Nhưng ngay bây giờ bạn
không sẵn sàng. Khi bạn sẵn sàng, không có nhu cầu về bất kì sách nào.
Những sách đó không được xuất bản cho những người hiểu. Những
sách đó được xuất bản cho những người có ham muốn hiểu - nhưng dầu vậy chưa hiểu.
Ham muốn của họ là đẹp. Họ phải được giúp đỡ. Và nếu tôi định giúp bạn tôi phải
tới gần bạn. Trước khi bạn có thể tới gần tôi, tôi sẽ phải tới gần bạn - đó là
cách duy nhất. Trước khi tôi có thể đưa bạn tới chỗ tôi đang ở, tôi sẽ phải đi
xuống chỗ bạn đang ở.
Những sách đó là không cần thiết. Nhu cầu về chúng là vì bạn.
Nếu bạn có thể nhảy qua chúng, tránh chúng, bỏ qua chúng - thật hay.
Nhưng bạn sẽ không có khả năng bỏ qua chúng bằng không thì bạn
đã không ở đây rồi. Bạn ở đây để nghe tôi. Bạn vẫn hi vọng rằng bằng việc nghe
tôi bạn có thể được lợi. Tôi không cho rằng bằng việc nghe bạn có thể được lợi
đâu. Tôi nghĩ rằng bằng việc nghe bạn sẽ trở nên có khả năng nghe điều không được
nói, và qua điều đó bạn sẽ được lợi. Không ai được lợi qua sách vở, nhưng sách
có thể giúp bạn vượt ra ngoài. Mọi kinh sách đều nói cùng một điều.
Trong Upanishad có nói: nayamatma pravachanen labhyo; linh hồn
này không thể được đạt tới bằng nghe giảng đạo; na medhya na bahuna shruten;
hay bằng thông minh, hay bằng đọc nhiều.
Ở đâu đó khác trong Upanishad họ nói: Mục đích là ở đâu? Đâu
là mục đích? Đi ra ngoài lời, chỉ thế thì ông sẽ biết.
Điểm này mà từ đó lời quay trở về và không thể đi ra ngoài -
đó là điểm này, cánh cửa. Kinh Thánh, Koran - tất cả chúng tồn tại để giúp bạn
vượt ra ngoài chúng. Nếu bạn đã từng mang chúng trên đầu mình đó là ngu xuẩn của
bạn; bạn đã không nhìn vào chúng. Bởi vì chúng nói: Đừng níu bám lấy lời, đừng
níu bám lấy lí thuyết, lấy khái niệm, triết lí. Tất cả đều là rác rưởi!
Sách của tôi có đó để được siêu việt lên trên. Tận hưởng
chúng trên đường nhưng đừng níu bám lấy chúng. Và sẵn sàng để đi ra ngoài.
Câu hỏi 9
Hôm qua thầy nói cho chúng tôi rằng chỉ qua hoàn tác và
qua dỡ bỏ chúng tôi mới có thể tìm ra bản thể thực của mình. Chúng tôi phải làm
gì khi nghề nghiệp của chúng tôi yêu cầu nhiều tri thức?
Hoàn thành nó! Nhưng để nó là nghề nghiệp, đừng cho phép nó
trở thành linh hồn bạn! Tất nhiên thông tin là cần. Bác sĩ phải biết về 707 huyết
mạch, 433 cơ bắp, 71 xương, 230 thần kinh, và hàng nghìn thứ trong thân thể; và
trên tất cả những cái đó, về mười nghìn thuốc. Bằng không người đó không thể là
bác sĩ được.
Nhưng đây không phải là vấn đề. Ông ấy phải biết nó, nhưng
đây không phải là tri thức, đây là thông tin - hữu dụng, tiện dụng, nhưng đây
không phải là trưởng thành trong bản thể ông ấy. Giữ nó tách rời ra. Nó nên vẫn
còn là một phần của kí ức. Bạn không bị nặng gánh bởi nó.
Và kí ức có năng lực vô cùng; không máy tính nào đã được
phát minh ra có khả năng chừng đó. Trí nhớ của một người, nếu được cho đủ thời
gian, có thể ghi nhớ tất cả các cuốn sách đã tồn tại trên thế giới tới ngày
nay. Trí nhớ của một người có thể chứa sách của toàn thể thế giới. Nó có năng lực
vô cùng. Điều duy nhất là: bạn nên giữ một khoảng cách - thông tin là thông
tin, tri thức là tri thức!
Việc biết là điều hoàn toàn khác. Việc biết liên quan tới bản
thể, nó là cái bóng của bản thể. Qua thông tin bạn sẽ hữu dụng cho người khác.
Qua việc biết bạn sẽ được chứng ngộ. Nó không phải là tiện dụng.
Trong thế giới, trong chợ, thông tin được cần tới. Và không
có gì sai trong nó. Nó trở thành sai khi bạn nghĩ thông tin của bạn đã trở
thành việc biết của bạn. Thế thì bạn bị lẫn lộn.
Là bác sĩ khi bạn đang trong bệnh viện, còn khi bạn về nhà
quên mọi thứ về nó đi.
Tôi đã ở trong nhà của một chánh án toà thượng thẩm. Người
này là một người sùng kính của tôi. Vợ ông ấy nói với tôi, khi người chồng
không ở nhà: "Chồng tôi yêu thầy và tin vào thầy nhiều lắm, thầy có thể
giúp tôi một chút. Nếu thầy nói điều gì đó với anh ấy, anh ấy sẽ làm nó."
Tôi nói: "Bạn nói cho tôi đi, vấn đề là gì? Bạn muốn gì?"
Cô ấy nói: "Chỉ cần bảo anh ấy một điều, rằng anh ấy
không nên là chánh án khi ở nhà. Ngay cả trên giường anh ấy vẫn còn là quan
toà. Chỉ ngần này thôi. Chúng tôi đã từng bị anh ấy hành hạ như bất kì cái gì
khác. Anh ấy chưa bao giờ là người, anh ấy chưa bao giờ là bố, là chồng, chưa
bao giờ là bạn, hai mươi bốn giờ một ngày anh ấy là chánh án toà thượng thẩm.
Và chúng tôi tất cả đều sợ hãi và trẻ con run rẩy trước anh ấy, bởi vì anh ấy
nhìn chúng tôi cứ dường như tất cả chúng tôi đều là tội phạm đang đứng trước
toà của anh ấy, chờ phán xử của anh ấy."
"Xin thầy đem anh ấy xuống. Nếu anh ấy có thể quên được
trong vài giờ rằng anh ấy là chánh án toà thượng thẩm điều đó sẽ là phúc lành
cho chúng tôi."
Nếu bạn là bác sĩ - tốt, cứ là bác sĩ trong bệnh viện, nhưng
đừng nhìn vợ bạn bằng con mắt của bác sĩ. Bởi vì như tôi biết tới thì hiếm khi
có chuyện bác sĩ là người yêu tốt, không; bởi vì họ cứ nhìn theo cùng cách. Họ
biết nhiều về thân thể, làm sao họ có thể yêu được người đàn bà? Rác rưởi bên
trong - họ biết: mạch máu và mủ và chất bài tiết - và họ biết; và cả ngày: toàn
bệnh là bệnh, và khi họ nhìn vào người đàn bà của mình tất nhiên thông tin của
họ chen vào giữa.
Bác sĩ không phải là người yêu tốt. Khó quên đi tri thức và
thông tin của bạn.
Điều tôi đang nói là: Ở bệnh viện điều đó là cần - dùng nó,
nhưng đừng bị nó dùng. Khi bạn về nhà - bỏ nó đi! Cũng như bạn thay quần áo. Bạn
không dùng cùng quần áo mà bạn dùng ở bệnh viện, bạn thay quần áo, bạn mặc bộ đồ
ở nhà - cũng giống như vậy...
Gạt thông tin sang bên, là một người thôi - và thế thì hai
điều có thể đi song song: thông tin có thể vận hành như tiện ích, và bạn trưởng
thành như bản thể.
Bản thể đó trưởng thành qua việc biết, không qua tri thức. Nếu
bạn có thể giữ khoảng cách và tỉnh táo chừng nấy, thế thì không có gì sai chút
nào.
Mới hôm nọ một người bạn tới và anh ấy đem tới nhiều sách
cho tôi. Và đến sáng trước khi anh ấy trao chúng cho tôi, anh ấy nghe tôi, và
anh ấy có hơi chút phân vân: tôi chống lại tri thức nhiều thế. Thế là đến tối
anh ấy nói: "Tôi đã đem nhiều sách thế cho thầy, còn thầy chống lại tri thức
nhiều thế, vậy tôi phải làm gì?" Tôi nói: Bạn có thể cho tôi những sách
này và bạn có thể đem đi nhiều sách tuỳ khả năng bạn. Tri thức không thể phá huỷ
được tôi. Tôi có thể dùng nó, nhưng tôi không bị nó dùng. Đó là toàn thể vấn đề
cần được hiểu."
Câu hỏi 10
Sao thầy đội tất cả những cái mũ đồng bóng đó mới gần
đây?
Hỏi mũ ấy! Chúng đột nhiên tới. Ai đó gửi chúng cho tôi,
chúng bắt gặp con đường của tôi. Bạn phải hỏi chúng chứ đừng hỏi tôi. Và chúng
muốn được đón chào và được kính trọng.
Xem Chương 5 – Quay về Mục lục – Quay về Mục lục Toàn
tập