Read more
Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã
Thiền – Con Đường Của Nghịch Lý – Osho
Bài nói về Thiền
Tập 3
Chương 10. Bài ca không bị thời gian chạm tới
Câu hỏi thứ nhất:
Lí tưởng đương đại về sống hoàn toàn bên
trong khoảnh khắc hiện tại, không kém hơn khái niệm huyền bí cổ điển về sống một
cách toàn bộ bên trong vĩnh hằng thiêng liêng, là không thể được vì nó vô nhân
bản. Nó nảy sinh trong hiện tại bệnh tật thay vì thanh nhã. Sự tồn tại thanh
nhã tích hợp hiện tại, quá khứ và tương lai.
Lí tưởng như vậy làm biến
chất. Dù lí tưởng này là bất kì cái gì, nó là thảm họa, nó là bệnh lớn cần được
tránh. Chính lí tưởng này đã dẫn nhân loại tới thần kinh. Khoảnh khắc bạn bắt đầu
nghĩ dưới dạng lí tưởng, bạn bị kết án. Thế thì bạn bao giờ cũng không đạt tới
nó, thế thì bạn không bao giờ thấy là được; và mặc cảm nảy sinh và bạn bắt đầu
cảm thấy bạn không xứng đáng, rằng bạn vô giá trị. Và khoảnh khắc một người bắt
đầu nghĩ mình là vô giá trị, người đó trở thành vô giá trị - vì bạn là cái bạn
nghĩ bạn là vậy. Khi con người nghĩ, con người trở thành vậy.
Mọi lí tưởng đều theo
thuyết hoàn hảo, họ đòi hỏi hoàn hảo - do đó họ toàn là vô nhân bản. Con người
là không hoàn hảo. Không cái gì là hoàn hảo. Không cái gì có thể là hoàn hảo,
vì duy nhất trong không hoàn hảo mới có trưởng thành. Hoàn hảo ngụ ý người chết;
hoàn hảo ngụ ý người chết hoàn hảo - người chết tuyệt đối.
Cho nên để tôi nói với
bạn: Ngay cả Thượng đế cũng không hoàn hảo, không thể thế được, bằng không Ngài
sẽ là Thượng đế chết. Chỉ trong không hoàn hảo mới có khả năng tiến hoá, trưởng
thành. Chỉ trong không hoàn hảo mới có tương lai. Hoàn hảo bao gồm chỉ quá khứ
- thế thì không có tương lai. Nếu Thượng đế là hoàn hảo, thế thì cái gì sẽ xảy
ra cho Ngài? Không cái gì sẽ xảy ra. Mọi cái đã xảy ra đã xảy ra rồi. Mọi cái
Ngài được mang định mệnh trở thành, Ngài đã trở thành - không có tương lai. Thế
thì Thượng đế là nghĩa địa. Thế thì Ngài không là cây đang nở hoa, và Ngài
không là sông đang chảy.
Ngay cả Thượng đế cũng
không hoàn hảo, cho nên làm sao con người có thể là hoàn hảo? Mọi thứ đang sống
là không hoàn hảo, vì sống là có thể chỉ thông qua không hoàn hảo. Không hoàn hảo
là phúc lành lớn. Cảm thấy được phúc lành rằng bạn là không hoàn hảo đi. Không
hoàn hảo ngụ ý đường tròn của bạn là không đầy đủ, cái gì đó vẫn còn mở. Bạn có
tương lai, bạn có khả năng.
Không hoàn hảo là lời hứa,
là hi vọng. Không hoàn hảo mang tiềm năng; mọi thứ còn chưa trở thành thực tại,
cái gì đó vẫn đang trong hạt mầm. Bạn có thể vẫn còn háo hức. Cái gì đó cực kì
mới đang sắp xảy ra cho bạn, cái gì đó không biết, không quen thuộc; cái gì đó
không mong đợi mà bạn vẫn có thể mong đợi. Đó là điều sự sống là gì.
Cho nên điều đầu tiên cần
được hiểu là: Mọi lí tưởng đều mang tính hoàn hảo. Do đó, mọi lí tưởng đều vô
nhân bản. Và mọi lí tưởng làm què quặt và tê liệt bạn. Mọi lí tưởng đều tạo ra
một loại lệ thuộc tinh vi quanh bạn, chúng cầm tù bạn. Người thực sự tự do
không có lí tưởng.
Cho nên, sống trong hiện
tại không phải là lí tưởng, nhớ lấy. Nếu bạn làm ra lí tưởng từ nó bạn đã bỏ lỡ
vấn đề. Sống trong hiện tại có thể được dịch đúng là: sống không lí tưởng. Đó
là nghĩa của sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại ngụ ý sống không lí tưởng,
chỉ sống ở đây bây giờ và vẫn còn mở và vẫn còn sẵn sàng - dù tương lai đem tới
bất kì cái gì, bao giờ cũng vẫn còn đón chào và cảm nhận. Không ép buộc tương
lai theo cách nào đó, theo hướng nào đó. Để nó xảy ra.
Ở trong hiện tại không
phải là lí tưởng. Nhưng tôi hiểu câu hỏi của bạn. Có những người đã làm nó
thành lí tưởng. Điều đó xảy ra vì chúng ta đã trở nên quen thuộc thế với việc
biến đổi mọi thứ thành thần kinh, để cho ngay cả nước cam lồ được trao cho bạn,
bạn sẽ biến nó thành chất độc. Bạn chỉ biết một điều: cách biến đổi mọi thứ
thành chất độc.
Chẳng hạn, Phật nói:
Qua ham muốn có khổ - cho nên nếu ông trở thành vô ham muốn, sẽ không có khổ.
Bây giờ, đây là sự kiện
đơn giản, phát biểu chân lí đơn giản. Cái gì đã xảy ra? Mọi người bắt đầu tạo
ra ham muốn mới: là vô ham muốn. Đây là cách bạn biến đổi mọi chân lí thành giả.
Phật nói: Ở trong ham
muốn là bị khổ. Ông ấy không nói ham muốn về cái gì: ham muốn như vậy tạo ra khổ
- vì trong ham muốn bạn bắt đầu đi từ hiện tại, bạn bắt đầu nghĩ về tương lai.
Bạn bắt đầu nghĩ về mơ - bạn sắp làm điều này, và điều này sẽ xảy ra; và nếu điều
này xảy ra bạn sẽ hạnh phúc, và nếu điều kia xảy ra bạn sẽ rất rất khổ. Khoảnh
khắc bạn bắt đầu mơ và ham muốn bạn đã bỏ lỡ tiếp xúc với sự sống; bạn bị ngắt
kết nối. Trong những khoảnh khắc ham muốn đó đó bạn không còn sống đó. Những
khoảnh khắc ham muốn đó là khoảnh khắc chết. Sự sống đã dừng tuôn chảy. Bạn bị
đông cứng.
Bất kì khi nào bạn ở
trong ham muốn, bạn là không sống. Sống và ham muốn không thể tồn tại cùng
nhau. Chúng là hai động thái, bạn có thể chỉ có một động thái một lúc. Nếu bạn
đi vào trong ham muốn, sống biến mất; nếu bạn đang sống, ham muốn biến mất.
Bạn có thấy trong một số
sách tâm lí một ảnh nào đó về một bà già không? Và trong cùng bức ảnh đó, trong
cùng những dòng đó, có ẩn một thanh nữ đẹp - cả hai có đó. Nhưng nếu bạn nhìn
vào bà già, thế thì bạn không thể thấy cô thanh nữ. Nếu bạn nhìn vào cô thanh nữ,
thế thì đột nhiên bà già biến mất. Họ cả hai có đó trong cùng các dòng, nhưng bạn
chỉ có thể thấy một người mỗi lúc. Động thái của bạn thay đổi. Khi bạn đang
nhìn vào bộ mặt trẻ, thế thì những dòng này đang làm ra hình mẫu mới. Vì hình mẫu
này, hình mẫu kia không thể được thấy. Khi bạn bắt đầu nhìn bà già, cô thanh nữ
lùi lại sau; vì hình mẫu của bà già, bạn không thể thấy hình mẫu người đàn bà mới.
Bạn không thể thấy cả hai cùng nhau. Vì bạn không thể thấy cả hai cùng nhau, bất
kì khi nào bạn ở cùng người này người kia trở thành không tồn tại với bạn. Và bạn
biết cả hai có đó; dầu vậy bạn không thể thấy được.
Đích xác cùng điều này
là trường hợp với ham muốn và sống. Nếu bạn ham muốn, sống không có đó; bạn dừng
sống. Cùng năng lượng trở thành ham muốn, cho nên không còn mấy năng lượng là sẵn
có cho sống. Khi bạn bắt đầu sống, ham muốn biến mất vì cùng năng lượng đã trở
thành sự sống; bạn không thể ham muốn gì thêm nữa.
Những khoảnh khắc sống
là khoảnh khắc vô ham muốn. Khoảnh khắc vô ham muốn là những khoảnh khắc sống.
Đó là phát biểu đơn giản về hình mẫu của sống, các động thái.
Nhưng cái gì đã xảy ra?
Mọi người nghe theo Phật và họ nghĩ, "Ông ấy phải đúng. Ông ấy nói. 'Với
ham muốn có khổ,' cho nên bây giờ chúng tôi sẽ ham muốn vô ham muốn.
Làm sao đạt tới vô ham
muốn?" Bây giờ họ sẵn sàng đi trên cuộc hành trình ham muốn khác. Chỉ đối
thể của ham muốn đã thay đổi. Ban đầu họ đã nghĩ làm sao có nhiều tiền hơn, làm
sao có nhiều quyền hơn, làm sau đi tới New Delhi, Washington, London, Moscow;
bây giờ, mục đích của họ đã thay đổi - làm sao đạt tới niết bàn, moksha, Thượng
đế, vô ham muốn.
Nhưng đối thể có đó, và
cùng với đối thể, ham muốn có đó. Họ đã cam kết với cái gì đó rất ngớ ngẩn. Họ
đã bỏ lỡ vấn đề. Phật không nói tạo ra ham muốn mới. Phật đơn giản nói: Hiểu
ham muốn. Nhìn vào trong ham muốn và bạn sẽ thấy khổ. Một khi việc hiểu này đã
xuyên thấu sâu vào trong con người bạn, rằng ham muốn là khổ, thế thì vấn đề đã
biến mất. Thế thì bạn không ham muốn chút nào. Và, khi bạn không ham muốn, có
vô ham muốn.
Vô ham muốn không thể
được ham muốn; moksha không thể được ham muốn; Thượng đế không thể được ham muốn.
Nếu bạn ham muốn, Thượng đế đã trở thành đối thể của thèm khát. Bạn lại trong
cùng cái bẫy - với nhãn mới, nhưng bệnh vẫn là cùng một thứ. Có thể bình là mới,
nhưng rượu là cũ.
Cùng điều này đang xảy
ra trong thế giới hiện đại. Và điều này nữa đang xảy ra vì Thiền. Thiền nói: Hiện
hữu ở đây bây giờ, vì đó là cách duy nhất để hiện hữu ở đây - đó là cách duy nhất
để hiện hữu. Bây giờ là khoảnh khắc duy nhất có đó! Làm sao bạn có thể ở trong
tương lai được? Tương lai còn chưa có; làm sao bạn có thể ở trong tương lai? Bạn
chỉ có thể nghĩ. Điều đó sẽ chỉ là trò chơi tâm trí của bạn. Làm sao bạn có thể
ở trong quá khứ được? Quá khứ đã biến mất. Bạn chỉ có thể ở trong kí ức - kí ức,
tưởng tượng. Nhưng cả hai đều là phi tồn tại.
Tồn tại ngụ ý có ở đây
bây giờ. Những cây này tồn tại, bạn chỉ giả vờ. Đá tồn tại, bạn chỉ giả vờ. Sao
tồn tại, bạn chỉ giả vờ.
Thiền có một thông điệp
đơn giản. Nó nói: Nhìn vào trong sự sống - duy nhất hiện tại là thực. Tương lai
là tưởng tượng, quá khứ là kí ức. Kí ức không là gì ngoài bản ghi băng trong
tâm trí. Và tưởng tượng không là gì ngoài phóng chiếu qua kí ức, ham muốn bắt
nguồn từ quá khứ - có cùng vui thú lặp đi lặp lại, hay né tránh đau khổ cũ. Và
trong khi đó khoảnh khắc hiện tại đang trôi qua. Sự sống đang tuột khỏi tay bạn.
Thiền rất thực chứng, rất
có tính tồn tại. Thông điệp này là rất đơn giản: Hiện hữu ở đây, và hiện hữu
bây giờ.
Bây giờ, bạn có thể tạo
ra lí tưởng từ nó. Bạn có thể nhảy lên ý tưởng này. Bạn nói, "Đúng rồi!
Bây giờ mình sẽ ở đây và bây giờ. Mình sẽ thử, mình sẽ không để bất kì hòn đá
nào không được lật lên; mình sẽ làm hết sức. Mình sẽ ở đây và bây giờ. Mình sẽ
thực hành, mình sẽ thiền, mình sẽ ngồi trong toạ thiền, nhưng mình phải ở đây
và bây giờ!" Bây giờ bạn đang tạo ra lí tưởng từ một sự kiện đơn giản điều
đã là một phát biểu, nó đã là sự thật hiển nhiên.
Bạn đang làm ra lí tưởng.
Bây giờ bạn lâm vào khó khăn. Lặp đi lặp lại bạn sẽ thấy tâm trí đã trượt vào
trong quá khứ; lặp đi lặp lại bạn sẽ thấy tâm trí đã trượt vào trong tương lai.
Bạn sẽ bắt giữ nó, bạn sẽ mang nó trở lại hiện tại. Nó lại đang trượt vào. Bạn
lại đang mang nó vào hiện tại. Thực ra, cái bây giờ của bạn không phải là bây
giờ! Nó sẽ xảy ra ở đâu đó trong tương lai khi bạn đã thực hành cách sống bây
giờ! Hiện tại của bạn cũng không là hiện tại. Hiện tại của lí tưởng của bạn
không thể là hiện tại. Mọi lí tưởng đều ở trong tương lai.
"Làm sao sống
trong hiện tại?" bạn đang hỏi. Thiền nói không có cách khác để sống! Và bạn
hỏi, "Làm sao sống?" Thiền nói không có cách khác chút nào! Làm sao bạn
xoay xở không sống trong hiện tại được? Và bạn hỏi, "Làm sao sống trong hiện
tại? Tôi có nên thiền không, tôi có nên làm cái này và cái nọ không? Tôi có nên
tụng mật chú không, tôi có nên nhắm mắt không? Tôi có nên bỏ vợ và con không,
vì họ dẫn tôi vào trong tương lai - tôi phải nghĩ về họ? Tôi có phải đi lên
Himalaya không?" Nhưng đây toàn là các ý tưởng tương lai! "Tôi có nên
đi lên Himalaya không?" - Himalayas là tương lai. "Tôi có nên đạt tới
tỏ ngộ không?" - đây lại là tương lai. Thay vì hiểu, bạn lập tức tạo ra
ham muốn.
Bạn hỏi: Lí tưởng đương
đại về sống hoàn toàn bên trong khoảnh khắc hiện tại, không kém hơn khái niệm
huyền bí cổ điển về sống một cách toàn bộ bên trong vĩnh hằng thiêng liêng, là
không thể được vì nó vô nhân bản.
Nếu bạn làm nó thành lí
tưởng, nó là vô nhân bản và không thể được. Và nó sẽ phá huỷ bạn. Mọi lí tưởng
đều có tính phá huỷ, và mọi người lí tưởng đều là kẻ đầu độc nhân loại. Cảnh
giác về họ!
Sống cuộc sống đơn giản
bình thường đi - sự tồn tại hàng ngày. Cảm thấy đói, ăn; cảm thấy buồn ngủ, ngủ;
cảm thấy yêu, yêu. Không khao khát bất kì cái gì hoàn hảo. Hoàn hảo là không thể
được. Và đừng bắt đầu tạo ra lí tưởng mới từ sự kiện đơn giản.
Chẳng hạn, các Thiền sư
nói, "Tuyệt diệu làm sao! Ta mang củi, ta kéo nước lên từ giếng." Bây
giờ đây là một phát biểu đơn giản về một sự kiện. Thầy đang mang củi từ rừng và
thầy nói, "Tuyệt diệu làm sao! Khoảnh khắc này - khoảnh khắc quí giá này -
mặt trời mọc, chim hót, mầu xanh khắp xung quanh, hoa nở, hương thơm của cỏ
trong không khí, và ta đang mang củi về đạo tràng. Tuyệt diệu làm sao! Đẹp làm
sao khoảnh khắc này, khoảnh khắc như kim cương này!"
Bây giờ bạn có thể làm
ra lí tưởng từ nó. Bạn có thể không phải là tiều phu. Bạn có thể là giáo sư
trong đại học. Bạn từ bỏ chức vụ của bạn; bạn nói, "Tôi sẽ là tiều phu -
tôi sẽ đi vào rừng. Tôi sẽ chặt củi và tôi sẽ mang củi về. Và tôi sẽ cảm thấy
'Tuyệt diệu làm sao!"'
Bây giờ bạn sẽ bỏ lỡ.
Bây giờ bạn sẽ đi vào rừng, bạn sẽ chặt củi, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề.
Khi chặt củi bạn sẽ nghĩ, "Khi nào nó sẽ xảy ra? Nó vẫn chưa xảy ra. Việc
cảm đó còn chưa bùng nổ - Kì lạ làm sao!" Và bạn đang chờ đợi khắp xung
quanh, và bạn nhìn vào mặt trời, và bạn nhìn cây cối, nhưng chúng có vẻ như cây
thường, và mặt trời là bình thường, và chim - vẫn những chim ngu xuẩn, cũ kĩ
đang hót líu lo. Và, vâng, cỏ vẫn xanh, như vậy thì sao! - cỏ bao giờ cũng
xanh. Bạn biết mọi thơ ca về cỏ, bạn là giáo sư; và bạn biết mọi bức tranh vĩ đại,
cho nên cái gì mới? Bạn nhìn khắp xung quanh và nó không xảy ra. Và bạn liên tục
chẻ củi. Và bạn chưa bao giờ chẻ củi; bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Bạn nhìn khắp
xung quanh và dường như không có điều kì diệu nào đang xảy ra. Và bạn nói,
"Khổ làm sao! Không cái gì đang xảy ra! Thiền sư này đã lừa tôi. Cái gì có
đó để gọi là kì diệu?"
Không, bạn bỏ lỡ vấn đề.
Thầy đã không lừa bạn. Thầy không nói bạn phải trở thành tiều phu. Vẫn còn là
giáo sư đi! Mọi người đều là đẹp như cây. Thanh niên là đẹp như cỏ non. Tiếp tục
dạy đi! Việc dạy là kì diệu như việc mang củi. Thầy đã đơn giản nói rằng bất kì
cái gì bạn đang làm, nếu bạn hoàn toàn ở đó, tâm trí không vẩn vơ đi bất kì chỗ
nào khác... thế thì đột nhiên cái đẹp có đó, phúc lành có đó. Phúc lành là một
phần của việc là hiện tại.
Nhưng đừng làm ra lí tưởng
từ nó! Hàng nghìn người đã từ bỏ gia đình của họ và trở thành sư Phật giáo khi
Phật bước đi và ông ấy nói về "Kì diệu làm sao!" Nhưng tôi không nghĩ
họ đã đạt tới bất kì chỗ nào. Họ đã từ bỏ thế giới, nhưng nó đã là ham muốn. Phật
đã từ bỏ thế giới vì lí do khác toàn bộ: ham muốn đã được hiểu. Thấy ra điểm
này đi!
Phật đã từ bỏ thế giới
khi thấy ra cái vô tích sự của ham muốn. Khi thấy rằng ham muốn không thể dẫn tới
bất kì đâu - nó dẫn vào trong khổ và địa ngục lặp đi lặp lại - khi thấy điều đó
ở đó, khi thấy toàn thể cơ chế của nó, khi thấy bánh xe lặp lại của nhiều kiếp
sống, khi thấy rằng mọi thứ bạn có thể làm bạn đã làm rồi, nhưng phúc lạc ở
đâu? cân bằng ở đâu? phúc lành đó ở đâu? sống thực ở đâu?... khi thấy rằng ngay
cả một khoảnh khắc điều đó đã không xảy ra, ông ấy đã từ bỏ thế giới.
Việc từ bỏ đó bắt nguồn
từ việc hiểu. Khi ông ấy từ bỏ thế giới và trở thành Phật... và một cách tự
nhiên ông ấy có thanh nhã lớn lao, niềm vui lớn lao quanh ông ấy, im lặng lớn
lao, cho nên bất kì chỗ nào ông ấy đi tới nhiều người đã trở nên ham muốn. Họ
thấy người này bước đi: "Vậy là người này đã đạt tới, cho nên điều này là
cách để đạt tới." Họ còn chưa được kết thúc với ham muốn. Họ đã tạo ra ham
muốn mới. Nhìn Phật họ đã trở nên thèm khát về Phật tính!
Điều đó gần như là cùng
một điều. Bạn thấy chiếc xe Cadillac đi qua, và ham muốn nảy sinh - bạn phải sở
hữu nó. Điều đó không khác gì! Bạn thấy vị Phật đi qua, và ham muốn nảy sinh -
"Tại sao mình không có thanh nhã này? Tại sao mình không có bình thản này,
im lặng yên tĩnh này? Tại sao mình không vui vẻ thế như Phật vậy? Tại sao không
phải mình?" Ham muốn đã nảy sinh. Nó là cùng ham muốn!
Khi thấy người đàn bà đẹp
đi qua với ai đó khác - vợ của ai đó khác - và ham muốn bắt đầu nấn ná bên
trong: "Tại sao mình không có người vợ đẹp như thế?" Nó là cùng trò
chơi được chơi trên những bình diện khác, theo những cách khác nhau. Nhưng thủ
đoạn là cùng một.
Cho nên khi thấy vị Phật,
nhiều người trở nên ham muốn. Và họ đã từ bỏ, nhưng họ đã từ bỏ vì lí do sai.
Việc từ bỏ của Phật đã là kết quả tự nhiên của việc hiểu. Việc từ bỏ của họ là
một phần của cùng một ham muốn, cho nên việc xảy ra nhiều lần là họ làm việc
chăm chỉ, nhưng đang chờ đợi từ khoé mắt: "Khi nào điều đó sẽ xảy
ra?"
Tôi đã nghe hai câu
chuyện này:
Một sư nói với Thầy
Seijo. "Tôi được bảo rằng vị Phật người đã sống trong thời cổ đại đã ngồi
trong thiền trong mười chu kì của sự tồn tại và dầu vậy vẫn không thể nhận ra
chân lí của giải thoát. Tại sao điều này là vậy?"
Seijo trả lời ông ấy,
"Câu hỏi của ông là tự giải thích rồi."
Lần nữa, sư này vẫn
khăng khăng, "Từ lúc Phật này thiền, tại sao ông ấy không thể đạt tới Phật
tính?" Seijo đáp, "Vì ông ấy đã là Phật rồi."
Bây giờ đây là câu trả
lời tuyệt hay, và đúng nữa. Không chỉ hay, mà đúng nữa. Seijo làm ra một phát
biểu rất choáng; ông ấy nói, "Vì ông ấy đã là Phật rồi!" Khi bạn là
Phật và cố trở thành Phật, bạn sẽ thất bại. Phật tính không phải là mục đích,
nó là việc nhận ra. Nó không phải là cái gì đó sẽ xảy ra trong tương lai; nó
không phải là cái gì đó mà bạn phải chuẩn bị. Nó là cái gì đó đã có đó rồi - chỉ
việc nhận ra bị thiếu!
Câu chuyện khác và bạn
sẽ hiểu rõ hơn:
Một chuyện Thiền cổ kể
về một người hành hương, cưỡi ngựa đi xuyên qua núi non trùng điệp và những
dòng sông chảy xiết đi tìm một người trí huệ nổi tiếng để hỏi ông ấy cách tìm
ra chứng ngộ thực. Sau nhiều tháng tìm kiếm, người hành hương này tìm thấy thầy
giáo trong hang. Thầy lắng nghe câu hỏi và chẳng nói gì. Người tìm kiếm này chờ
đợi.
Chung cuộc, sau nhiều
giờ im lặng, Thầy nhìn vào con chiến mã mà người hành hương đã cưỡi tới, và hỏi
người hành hương tại sao anh ta không tìm ngựa thay vì tìm chứng ngộ.
Người hành hương đáp rằng
hiển nhiên anh ta đã có ngựa. Thầy mỉm cười, và lui về hang.
Rất có tính chỉ dẫn! Thầy
đã nói, "Tại sao anh không tìm ngựa? Tại sao anh bận tâm về Phật
tính?" Và người này nói, "Thầy đang nói điều vô nghĩa gì vậy? Ngựa đã
cùng với tôi rồi. Tôi đã có ngựa rồi! Sao tôi phải tìm nó?" Và Thầy đã
không nói bất kì cái gì - thầy đơn giản mỉm cười và lui về hang. Được kết thúc!
Thầy đã cho câu trả lời.
Bạn là Phật. Bạn không
thể tìm điều đó. Đó là tuyên bố vĩ đại của mọi tôn giáo lớn - rằng bạn là các
nam Thượng đế và nữ Thượng đế trá hình, giấu tên. Bạn đã quên mất căn cước
riêng của bạn, bạn không biết bạn là ai. Do đó mới có mọi việc tìm kiếm. Và đôi
khi bạn bắt đầu tìm cái mà bạn đã là vậy. Thế thì không thể nào tìm được đâu...
thế thì có thất vọng.
Đừng bắt đầu tìm kiếm,
chỉ bắt đầu nhìn vào cái gì đang là hoàn cảnh. Nhìn vào trong thực tại như nó vậy,
là đủ. Đó là nghĩa của Thiền nhân khi họ nói "Hiện hữu ở đây bây giờ"
- nhìn vào trong thực tại. Không cái gì bị thiếu, mọi thứ đã có đây. Lắng nghe
nó, xin tránh việc tạo ra lí tưởng; bằng không lí tưởng của bạn sẽ dẫn sai đường
cho bạn.
Điều thứ hai. Bạn nói:
Nó nảy sinh trong hiện tại bệnh tật thay vì thanh nhã.
Nó thậm chí không nảy
sinh trong hiện tại bệnh tật - vì bất kì khi nào hiện tại có đó, nó là thanh
nhã. Nó không thể bị bệnh được. Điều đó không bao giờ xảy ra; nó không thể xảy
ra trong chính bản tính của mọi thứ.
Hiện tại bởi chính bản
tính của nó không bao giờ ốm, không bao giờ bệnh. Bao giờ cũng là tương lai
mang tới bệnh tật, nôn nao, rối loạn, sao lãng. Không, nếu bạn làm ra lí tưởng
sống trong hiện tại, thế thì nó sẽ không cho bạn hiện tại bệnh tật; không, nó sẽ
cho bạn tương lai khác. Và tương lai bao giờ cũng ốm vì tương lai bao giờ cũng
tạo ra căng thẳng. Tương lai không bao giờ thảnh thơi.
Tương lai có đó đang gọi
bạn: "Làm cái này, làm cái kia. Hoàn thành tôi đi." Với mong đợi và
hi vọng lớn bạn đi tới nó. Một cách tự nhiên, nhiều thất vọng sẽ xảy ra - vì
tương lai không bao giờ tới, cho nên nó không bao giờ có thể được hoàn thành.
Ngày mai không bao giờ tới - cho nên bạn có thể hi vọng ngày mai, nhưng ngày
mai khi nó hiện tới sẽ là hôm nay. Và bạn không biết làm sao sống hôm nay, cho
nên lần nữa bạn sẽ bỏ lỡ và sẽ có thất vọng, ngày càng nhiều hơn. Bạn càng ham
muốn, bạn càng hi vọng, bạn sẽ càng bị thất vọng hơn. Do đó, tương lai mang tới
ốm, bệnh.
Nhớ, với lí tưởng, hiện
tại hoàn toàn bị quên đi. Thậm chí nó có thể là lí tưởng để sống trong hiện tại,
nhưng bất kì lí tưởng nào như vậy đều làm sao lãng bạn khỏi hiện tại. Và nó sẽ
không xảy ra trong hiện tại bệnh tật thay vì hiện tại thanh nhã, vì tôi chưa
bao giờ nghe nói về hiện tại bệnh tật. Mọi khoảnh khắc của hiện tại đều đơn giản
là thanh nhã.
Sự tồn tại thanh nhã, bạn
nói, tích hợp hiện tại, quá khứ và tương lai.
Bạn không hiểu. Hiện tại
thanh nhã không biết gì tới quá khứ, tương lai hay hiện tại. Làm sao nó có thể
tích hợp chúng được? - nó không biết bất kì cái gì về chúng. Toàn thể phân chia
biến mất. Khi bạn ở trong hiện tại, không có quá khứ, không có tương lai - và,
tất nhiên, khi không có quá khứ, không có tương lai, làm sao có thể có hiện tại?
Để điều đó được hiểu! Hiện tại chỉ có thể tồn tại giữa quá khứ và tương lai,
ngay ở giữa của nó. Nó là thời kì ở giữa. Bỏ quá khứ, bỏ tương lai - bạn có thể
để hiện tại của bạn vào đâu? Nó biến mất.
Hiện tại thực thậm chí
không thể được gọi là hiện tại... nó là vĩnh hằng, nó là vô thời gian.
Cho nên đừng nói rằng
nó sẽ là việc tổng hợp - tích hợp thanh nhã. Tích hợp cái gì? Quá khứ không có!
Làm sao bạn có thể tích hợp cái gì đó mà không có? Và tương lai không có! Làm
sao bạn có thể tích hợp cái gì đó mà không có? Và bởi vì quá khứ và tương lai, ảo
vọng về hiện tại được tạo ra. Làm sao bạn có thể tích hợp ảo vọng? Không, chúng
đơn giản biến mất, chúng không được tìm thấy thêm nữa.
Và khi chúng không được
tìm thấy, có thanh nhã, vì phân chia biến mất. Xung đột, đối kháng trong con
người bạn, chia chẻ trong con người bạn biến mất - đột nhiên bạn là hài hoà, bạn
là một. Bạn bắt đầu kêu rù rù trong hoà thanh. Bài ca nảy sinh từ bạn mà không
biết cái gì của quá khứ và cái gì của tương lai, và không biết cái gì của hiện
tại nữa! Bài ca không bị thời gian chạm tới. Đó là lí do tại sao mọi kinh sách
cổ đều nói Thượng đế ở bên ngoài thời gian, samadhi ở bên ngoài thời gian.
Câu hỏi thứ hai:
Đường tới ánh sáng vĩnh hằng là gì? Người
nghiện rượu có thể nhận tính chất sannyas không? Vấn đề gì có trong tính chất
sannyas?
Thứ nhất: Đường tới ánh
sáng vĩnh hằng là gì? Không có đường. Thực tại là tuyệt đối vô lộ. Nếu bạn bắt
đầu tìm đường, bạn đang tìm mục đích. Đường hàm ý mục đích. Không có mục đích bạn
không thể có đường. Mục đích hàm ý tâm trí ham muốn, và tâm trí ham muốn là thế
giới - thế giới của tối, khổ, địa ngục.
Đừng hỏi về đường. Thiền
là đường vô lộ; do đó, có nghịch lí.
Bạn hỏi: Đường tới ánh
sáng vĩnh hằng là gì? Để tôi kể cho bạn hai giai thoại:
Chúng ta không bao giờ
rời khỏi Đường dù một khoảnh khắc, Thiền nói, và cái chúng ta có thể bỏ không
phải là Đường. Sáng và tối, sống và chết, chúng ta không bao giờ đi khỏi nó một
li hay một giây. Ở Trung Quốc đã có một Thiền sư lỗi lạc, Triệu Châu, và một
hôm một sư hỏi ông ấy, "Nó là gì, Đường?"
"Bên ngoài hàng
rào ngoài kia," Triệu Châu lập tức nói. "Đường sao? Ồ vâng, có nó,
bên ngoài hàng rào."
Nhưng từ phía của sư
này, "Tại sao không, cái đó không phải là điều tôi đang hỏi, con đường nhỏ
đó bên ngoài hàng rào." Sư nói, "Nó là gì, Đường Lớn, tôi ngụ
ý?"
Ông ta ngụ ý Đường Lớn
của vũ trụ, điều bạn ngụ ý bởi 'con đường tới ánh sáng vĩnh hằng'. Ông ta nói,
"Tôi không nói về con đường nhỏ này bên ngoài hàng rào. Đừng nói một cách
ngu si! Tôi đang nói về Đường Lớn, Đạo, Pháp. Tôi đang nói về con đường tới Thượng
đế!"
Bây giờ Triệu Châu nói:
"Đường Lớn là đường dẫn tới kinh đô."
Siêu xa lộ. Triệu Châu
đang đùa, nhưng với từ bi lớn trong nó. Ông ấy đang nói, "Đừng hỏi về Đường,
vì mọi đường đều dẫn đi lạc lối." Đường ngụ ý bạn đang đi tới đâu đó khác;
bạn đã bỏ chỗ bạn đang hiện hữu - và Thượng đế là ở đó! Và chân lí là ở đó nơi
bạn hiện hữu; và bạn đang đi lạc lối, bạn đang đi xa. Và bạn đang hỏi về phương
pháp rất nhanh chóng để đạt tới mục đích. Và mục đích bạn chưa bao giờ bỏ lỡ một
khoảnh khắc.
Do đó họ nói:
Chúng ta không bao giờ
rời khỏi Đường dù một khoảnh khắc. Điều chúng ta có thể bỏ không phải là Đường.
Sáng và tối, sống và chết, chúng ta không bao giờ đi khỏi nó dù một li hay một
giây.
Không thể nào đi xa khỏi
Thượng đế. Nhiều người tới tôi và họ hỏi, "Tìm Thượng đế ở đâu?" Và
tôi hỏi họ, "Các bạn đã lạc Ngài ở đâu? Các bạn đã mất tiếp xúc ở đâu? Chỗ
nào?" Họ có vẻ hơi chút phân vân.
Bạn không thể rời bỏ
Thượng đế. Thượng đế là sự sống của bạn. Bạn thở trong Ngài, tim bạn đập trong
Ngài, mạch bạn đập trong Ngài. Bạn được sinh ra trong Ngài và bạn sẽ chết trong
Ngài. Làm sao bạn có thể rời bỏ Ngài được? Không thể nào rời bỏ được Thượng đế.
Khoảnh khắc bạn rời bỏ Thượng đế bạn không còn sống động nữa - Thượng đế là sự
sống.
Nhưng từ này tạo ra vấn
đề. Đó là lí do tại sao tôi nói tốt hơn cả là dùng từ ‘Sống’ với chữ S hoa thay
vì 'Thượng đế', vì thế thì bạn sẽ không hỏi câu hỏi ngu xuẩn: "Đường tới Sống
là gì?" - mm? - nó sẽ có vẻ ngớ ngẩn. Bạn có thể hỏi câu hỏi ngu xuẩn:
"Đường tới Thượng đế, ánh sáng vĩnh hằng là gì?" Và cái gì đang xảy
ra ở đây? Bạn không thể thấy mọi thứ là vĩnh hằng sao? Khoảnh khắc này được chứa
trong nó đó sao? Cái toàn thể mà đã từng hiện hữu và cái toàn thể mà bao giờ
cũng sẽ hiện hữu được bao hàm trong khoảnh khắc này đó sao? Bạn còn muốn vĩnh hằng
nào thêm nữa?
Đừng tham. Và tham này
sẽ tạo ra rắc rối cho bạn. Nó sẽ tạo ra lo âu vĩnh hằng.
Bạn hỏi: Đường tới ánh
sáng vĩnh hằng là gì?
Không có tối! Ngay cả tối
là sáng; bạn chỉ cần có mắt để thấy - ngay cả tối là sáng. Bạn không thấy con
cú trong đêm nhìn hoàn toàn rõ đó sao? Chúng có mắt để thấy.
Có một nhà huyền bí Ấn
Độ, người sáng lập ra hệ thống triết lí, Vashishta. Ông ấy có nhiều tên; người Ấn
Độ cho nhiều tên cho những người họ yêu mến. Một cái tên là cực kì có ý nghĩa.
Cái tên đó là: Oulukya - Con Cú. Có vẻ rất kì lại mà gọi nhà huyền bí lớn là
Con Cú. Cái tên khác của Vashishta là: Oulukya Darshan - triết lí của Con Cú. Tại
sao? Tại sao người này được biết là Con Cú.
Ông ấy được biết là Con
Cú vì ngay cả trong tối ông ấy vẫn có thể thấy ánh sáng; ngay cả trong thế giới,
thấy Thượng đế; ngay cả trong chết, thấy cái vĩnh hằng; ngay cả trong khoảnh khắc
này, thấy cái vô hạn; ngay cả trong thân thể, thấy vô thân thể, ngay cả trong
khổ sở, thấy phúc lạc. Vì ông ấy có thể thấy sâu thế, do đó có cái tên biểu tượng:
Oulukya - Con Cú.
Tôi thích cái tên đó.
Chúng ta đã đặt những cái tên rất hay cho Phật, cho Mahavir, nhưng không cái gì
so sánh được - cái tên này là duy nhất: Con Cú. Vâng, con người của việc biết
trở thành con cú. Ngay cả trong cái phủ định người đó có thể thấy cái khẳng định.
Thế thì thế giới không còn là thế giới, nó trở thành điều thiêng liêng. Thế thì
cái bình thường không còn là bình thường, nó trở nên chói sáng với cái phi thường.
Thế thì nhưng khoảnh khắc rất bình thường là kì diệu, huyền bí.
Cho nên đừng nhìn đi
đâu đó xa xôi ở nơi xa, và đừng hỏi "Đường tới ánh sáng vĩnh hằng là
gì?" Ánh sáng vĩnh hằng là ở đây bây giờ. Bạn đang đi đâu? Nếu bạn đi bất
kì chỗ nào, bạn sẽ đi xa khỏi ánh sáng vĩnh hằng này. Ánh sáng vĩnh hằng là
trong bạn! Ngay khoảnh khắc này bạn ở tại cội nguồn! Điều này phải được gõ búa
vào bạn nhiều lần nhất có thể được - rằng bạn ngay bây giờ ở tại chính cội nguồn
và bạn chưa bao giờ rời bỏ nó dù một khoảnh khắc. Chỉ nhận ra nó, chỉ mở mắt ra
và thấy nó!
Ở Ấn Độ cổ đại, đã có một
trong các đệ tử của Phật, Thế Thân (Vasubandhu). Ông ấy nổi tiếng là một người
rất rất thánh thiện. Ông ấy được tôn vinh bởi mọi người vì ông ấy tuân thủ
nghiêm ngặt kỉ luật, nhiều giờ lâu cầu nguyện, làm thuần khiết và từ bỏ.
Ông ấy đã là một nhà khổ
hạnh lớn - lớn nhất trong các đệ tử của Phật.
Để loại bỏ cách nhìn một
phía này, tổ Cưu Ma La Đa (Gayata) đã hỏi một trong các đệ tử của Thế Thân...
... Cưu Ma La Đa này đã
là một trong những đệ tử chứng ngộ của Phật. Cưu Ma La Đa này đã không được nổi
tiếng như Thế Thân, vì mọi người trở nên quan tâm tới những điều ngu xuẩn. Ai bận
tâm về chứng ngộ? Nếu bạn trở nên chứng ngộ, không báo nào sẽ đăng điều đó. Nếu
bạn sát hại ai đó, chắc chắn bạn sẽ được đăng lên. Nếu bạn trở thành nhà khổ hạnh
lớn - nếu bạn hành hạ thân thể bạn, mọi sáng bạn quất roi vào bản thân bạn - thế
thì bạn sẽ trở thành tin tức trang đầu.
Cho nên Thế Thân đã nổi
tiếng rất nhiều như một người thánh thiện vĩ đại nhất - và ông ấy còn chưa chứng
ngộ. Cưu Ma La Đa đã không được ai biết tới; chỉ được biết cho vài người mà có
thể hiểu và người có thể thấy. Cưu Ma La Đa muốn loại bỏ cái nhìn một phía này
của Thế Thân - cách tiếp cận tàn bạo, tự bạo này hướng tới sống. Ông ấy muốn
làm cho ông này tỉnh táo rằng "Ông đang chỉ làm những việc không cần thiết.
Thượng đế đã ở đó rồi! Ông không cần bỏ đói bản thân ông. Ông có thể nuôi dưỡng
bản thân ông - ông sẽ không bỏ lỡ Thượng đế. Thượng đế không chống lại thức ăn.
Ông có thể ngủ ngon và ông sẽ không bỏ lỡ Thượng đế; ngủ là tâm linh hoàn hảo.
Và ông có thể mặc quần áo khi trời lạnh, và ông có thể ngồi dưới bóng râm khi
trời nóng - và điều này sẽ là kính trọng hướng tới Thượng đế đang cư ngụ trong
ông. Thực ra, bất kính là khi Thượng đế muốn tới dưới bóng râm còn ông liên tục
đứng trong nóng bức vì ông là người khổ hạnh - và Thượng đế muốn đi vào! Và Thượng
đế liên tục nói 'Thế Thân, tìm chỗ trú đi.' Nhưng làm sao ông có thể tìm ra được?
- điều này đã trở thành hành trình bản ngã. Và Thượng đế nói, 'Ta đang cảm thấy
rất đói, Thế Thân.' Nhưng ông nói, 'Yên đi! Ông là Satan, giữ yên tĩnh đi! Ông
là Quỉ, đừng tới trên đường của tôi và đừng khuấy đảo tôi. Tôi là người khổ hạnh
và hôm nay là ngày nhịn của tôi."'
Nhiều lần bạn hiểu lầm
tiếng nói của Thượng đế là tiếng nói của Quỉ. Bao giờ cũng nhớ: tự nhiên là
thiêng liêng. Đừng bao giờ gọi nó là gian tà. Gần như bao giờ bạn cũng gọi nó
là gian tà. Tự nhiên là thiêng liêng; phi tự nhiên là gian tà.
Cưu Ma La Đa phải đã
quan sát điều đó xảy ra lặp đi lặp lại và ông ấy phải đã trở nên quan tâm:
"Người đáng thương này đang dần dần trở nên nổi tiếng hơn" - và bạn
càng trở nên nổi tiếng, sự việc càng trở nên khó hơn để bạn đi xuống khỏi hành
trình của mình.
Cho nên Cưu Ma La Đa đã
hỏi một trong các đệ tử của Thế Thân...
Thế Thân có nhiều đệ tử.
Một cách tự nhiên, bất kì khi nào bạn làm cái gì đó kì lạ, cái gì đó ngu xuẩn,
bạn sẽ tìm ra các đệ tử. Nếu bạn rất lành mạnh, rất khó tìm ra đệ tử, rất rất
khó. Nếu bạn làm cái gì đó điên rồ, mọi người quan tâm, họ trở nên bị mê mải.
Ông ấy hỏi một trong
các đệ tử của Thế Thân, "Ông ấy có đạt tới Phật tính bằng những khổ hạnh
này và kỉ luật nghiêm chỉnh không?"
Đệ tử này trả lời,
"Với sự sùng kính như thế, làm sao thầy giáo của chúng tôi có thể không đạt
tới Phật tính được?"
Cưu Ma La Đa nói,
"Thầy giáo của ông còn xa với Đường. Dù ông ấy làm những thực hành này lâu
thế nào và nhiều thế nào, nó toàn chỉ là tưởng tượng trống rỗng."
Đệ tử này hỏi, "Thế
thì bằng thực hành nào mà Đức thầy thu được công đức, mà thầy phê bình thầy
giáo của chúng tôi?"
Tổ Cưu Ma La Đa đáp,
"Ta không tìm Đường cũng không rơi vào trong cách nhìn đối lập, không tôn
thờ khiêm tốn với Phật cũng không trở nên kiêu căng, không thực hành thiền lâu
dài, không thoả mãn không bất mãn, không có ham muốn trong tâm trí ta. Đây là
điều được gọi là Đường."
Ông ấy đang nói đơn giản
ở đây rằng đó không phải là vấn đề tìm Đường, vì chúng ta đã có nó, nhưng việc
hoàn thành đó đơn thuần là cho phép nó.
Nhớ chuyện ngụ ngôn
này. Cưu Ma La Đa nói, "Ta không đi tới cực đoan, ta vẫn còn ở giữa. Ta
không nhịn ăn, ta không ăn quá nhiều. Ta không đi tới cực đoan, tới thái quá;
ta vẫn còn bình thản và yên tĩnh và bình tĩnh ở giữa. Ta không kiêu căng, ta
không khiêm tốn." Một phát biểu hay vô cùng: "Ta không kiêu căng, ta
không khiêm tốn."
Người khiêm tốn chỉ là
người kiêu căng đứng lộn đầu xuống. Khiêm tốn là một hình tướng của kiêu ngạo,
lộn ngược, theo thứ tự đảo ngược, theo bánh răng đảo ngược - nhưng nó là cùng
chiếc xe. Xe đã không thay đổi. Ban đầu bạn muốn chứng minh cho thế giới rằng
"Tôi là ai đó." Thế rồi một ngày nào đó bạn bắt đầu chứng minh rằng
"Tôi là không ai cả." Nhưng bạn vẫn đang chứng minh, bạn vẫn liên tục
chứng minh rằng "Tôi là không ai cả."
Nhưng ý tưởng rằng
"Tôi là không ai cả - là hèn mọn, bụi dưới chân ông" vẫn là lời công
bố, và có bản ngã nào đó ẩn đằng sau nó. Người khiêm tốn mang bản ngã tinh vi
nhất. Quan sát cái gọi là người khiêm tốn - người nghĩ họ là khiêm tốn - và bạn
sẽ thấy một bản ngã rất rất tinh vi ẩn đằng sau mẽ ngoài của họ.
Cưu Ma La Đa nói,
"Ta không khiêm tốn không kiêu căng; ta không thực hành thiền lâu dài
không trở nên quên lãng. Ta không được thoả mãn không được không thoả mãn - vì
không có ham muốn. Cho nên làm sao ta có thể được thoả mãn hay không được thoả
mãn? Ta không được mãn nguyện, không bị không mãn nguyện. Ta đơn giản liên tục
quan sát trò chơi này của tâm trí. Ta không có ham muốn. Đây là điều được gọi
là Đường."
Nếu bạn có thể rơi vào
trong không gian này của tính quan sát, bạn đã đạt tới Đường. Và tính quan sát
này bao giờ cũng có đó - bạn chỉ phải làm tiếp xúc với nó.
Đường tới ánh sáng vĩnh
hằng là gì?
Đường không phải ở bên
ngoài, nó ở bên trong. Và nó không phải là đường chút nào - nó chỉ là nhận biết.
Và điều thứ hai bạn hỏi:
Người nghiện rượu có thể nhận tính chất sannyas không?
Sao không? Nếu những
người nghiện quyền lực có thể nhận, những người nghiện dục có thể nhận, những
người nghiện bản ngã có thể nhận, tại sao người nghiện rượu không? Những người
này là người nguy hiểm hơn. Chính khách - người nghiện quyền lực - điên, ngất
ngây với quyền lực, ông ta là nguy hiểm hơn. Người nghiện rượu nhiều nhất có thể
phá huỷ bản thân người đó; người đó có tính tự tử. Nhưng chính khách có thể phá
huỷ toàn thế giới; ông ta có tính sát nhân. Tự tử, thực ra, là tự do của bạn. Nếu
bạn muốn giết bản thân bạn, trong thế giới tự do không ai nên ngăn cản bạn. Tại
sao? Nếu bạn không muốn sống, điều đó dành cho bạn chọn lựa và quyết định; nó
là sự sống của bạn.
Người nghiện rượu có
tính tự tử; nhưng người nghiện bản ngã, người nghiện quyền lực, họ là kẻ giết
người; họ thực sự là những người nguy hiểm. Và điều nực cười là ở chỗ các chính
khách nói đi nói lại họ muốn cấm người nghiện rượu hoàn toàn. Họ mới thực sự là
người nguy hiểm. Bạn đã bao giờ nghe nói về bất kì người nghiện rượu nào làm bất
kì cái gì rất sai trong lịch sử thế giới chưa? Họ có thể làm cái gì sai? - nhiều
nhất họ có thể ngã vào cống rãnh. Cho nên điều đó là được; đó là tự do của họ.
Đôi khi họ có thể hét lên trong đêm - vậy cái gì có trong đó?
Nhưng những người đang
say sưa quyền lực, họ là người nguy hiểm. Bạn có biết không? - Adolph Hitler đã
rất chống lại người nghiện rượu. Ông ta là một mahatma: người không hút thuốc -
ông ta không bao giờ hút thuốc, ông ta chống lại việc hút thuốc; người không ăn
thịt - điều là rất kì lạ - người ăn chay, người Jain; không nghiện rượu, và rất
rất có kỉ luật. Ông ta thường dậy vào brahmamuhurta, sáng sớm, trong cả đời ông
ta. Thường đi ngủ sớm. Bạn không thể tìm ra bất kì lỗi nào trong tính cách của
ông ta. Tính cách của ông ta là hoàn hảo - hoàn hảo như tính cách của Mahatma
Gandhi. Nhưng thế thì cái gì đã đi sai?
Người có tính cách như
vậy đã chứng tỏ là người nguy hiểm nhất trong lịch sử con người. Bây giờ, nếu
ông ta mà có hơi chút nghiện rượu, mọi sự chắc đã tốt hơn nhiều. Thế thì ông ta
chắc đã không vươn lên tới quyền lực như vậy. Mm? Ông ta chắc đã ở trong cống
rãnh nào đó, ông ta chắc đã không vươn tới quyền lực như vậy. Hay nếu ông ta đi
phỉnh phờ đàn bà, chắc đã không mấy nguy hiểm. Cái gì có đó trong nó? Nhưng bởi
vì ông ta đã là một người có tính cách thế, ông ta đã đưa toàn thể thế giới tới
điểm gần như có thể phá huỷ toàn thể nhân loại, toàn thể quá khứ, toàn thể
thành tựu của tâm thức con người. Cảnh giác về các mahatmas!
Không cái gì sai Nếu bạn là chính khách, tôi cảm thấy hơi chút
ngần ngại cho bạn tính chất sannyas. Nếu bạn là người nghiện rượu, không cái gì
sai mấy. Bạn có thể trở thành sannyasin. Có thể tính chất sannyas sẽ thay đổi
cuộc sống của bạn, vì người nghiện rượu về căn bản là người tôn giáo. Điều này
phải được hiểu.
Người nghiện rượu có
cái gì đó của tôn giáo trong nó - do đó có hấp dẫn. Hấp dẫn của rượu là gì? Nó
làm cho bạn quên bản thân bạn. Nó làm cho bạn quên bản ngã của bạn - nó làm cho
bạn quên khổ, lo âu, lo nghĩ của bạn. Nó đem bạn đi xa khỏi thế giới; thế giới
thực sự là địa ngục. Nó cho bạn cánh cửa riêng tư để đi vào trong thế giới
khác. Ít nhất trong vài khoảnh khắc, vài giờ, bạn không còn là một phần của
chuyện xấu xa này; bạn sống trong tưởng tượng riêng tư. Nó cho bạn giấc mơ.
Do đó, mọi tôn giáo đều
chống lại rượu vì nó có tính cạnh tranh. Tôn giáo cũng cho bạn cánh cửa khác để
thoát khỏi thế giới. Tôn giáo cũng làm các kĩ thuật thành sẵn có cho bạn để cho
bạn có thể bỏ bản ngã của bạn, nhưng một cách thường hằng. Điều rượu có thể làm
chỉ theo cách tạm thời, tôn giáo giúp làm một cách thường hằng. Tôn giáo có thể
giúp bạn nhiều tới mức không chỉ lo nghĩ bị quên đi mà còn bị loại bỏ. Rượu là
biện pháp rất tạm thời. Do đó có cạnh tranh.
Việc hiểu riêng của tôi
về rượu là ở chỗ mọi tôn giáo đã từng chống lại nó vì họ thấy ra vấn đề: đây là
kẻ cạnh tranh. Nếu mọi người trở nên nghiện rượu họ không bận tâm về tôn giáo;
họ đã tìm ra kĩ thuật riêng tư của riêng họ. Tại sao họ phải bận tâm về Mahavir
và thiền của ông ấy, và Phật và thiền của ông ấy? - và chúng tốn thời gian dài
và chúng là gian nan. Họ đã tìm ra lối tắt! Họ đi tới quán rượu và điều đó là
được. Trong vài khoảnh khắc đó họ là chư Phật.
Tôi đã nghe nói về một
người là lính trong quân đội - người say. Viên tướng một lần triệu anh ta lên,
vì anh ta là người rất tốt, được mọi người yêu mến, và viên tướng nói,
"Nghe đây, anh là người tốt thế. Anh được mọi người yêu mến. Tại sao anh
không bỏ việc uống rượu này? Nếu anh mà bỏ việc uống rượu này, tới giờ anh chắc
đã là đại uý."
Người này cười; anh ta
nói, "Ông đang bảo tôi thế à? Khi tôi uống rượu tôi là tướng đấy! Ai bận
tâm? Đại uý...? Mọi đêm khi tôi ở trong nó, tôi là tướng - và ông đang thuyết
phục tôi là đại uý sao?"
Rượu là cánh cửa riêng
tư tới tôn giáo. Không phải là cánh cửa rất tốt, rất tạm thời, nhất thời. Nhưng
việc hiểu của tôi là ở chỗ nhân loại sẽ vẫn còn nghiện rượu cho tới khi tôn
giáo trở thành rượu của nó. Cho tới khi ngày càng nhiều người tới với tôn giáo,
rượu sẽ vẫn còn lại; rượu không thể biến mất khỏi thế giới. Tôi không chống lại
rượu; tôi làm tất cả để đem mọi người hướng tới tôn giáo, hướng tới thiền, lời
cầu nguyện. Một khi họ bắt đầu đi vào trong lời cầu nguyện, một khi họ có thứ
thực, họ sẽ bỏ rượu. Nhưng điều thực phải xảy ra trước hết.
Và tôi không nói rằng đầu
tiên bạn phải bỏ thói quen uống rượu. Điều đó là không thể được. Tôi không đòi
hỏi bất kì cái gì không thể được. Tôi chấp nhận những giới hạn của bạn. Tôi có
nhiều kính trọng với bạn tới mức tôi kính trọng các giới hạn của bạn. Tôi không
có kết án trong tôi. Nếu bạn là người nghiện rượu, tôi hiểu. Tôi cảm thấy tiếc
cho bạn, tôi cảm thấy từ bi với bạn. Tôi biết bạn phải ở trong phiền phức; bạn
phải ở trong lo nghĩ, buồn, khổ. Cuộc sống phải nhận quá nhiều. Nó phải tác động
vào thần kinh của bạn. Rượu cho bạn một loại thảnh thơi.
Trong một khoảnh khắc
không cái gì sai. Điều đó là được. Nhưng bắt đầu tìm cái thực đi, tìm đồng tiền
thực - đó là điều tính chất sannyas là gì. Bắt đầu tìm những trạng thái thiền
thực khi bản ngã biến mất. Khi bản ngã biến mất bạn sẽ không cần rượu. Để làm
gì? Quan sát riêng của tôi đã là thế này: rằng mọi người, một khi họ bắt đầu đi
vào thiền, thấy không thể nào uống rượu được. Dần dần, nó trở thành vấn đề lớn
cho họ, vì bất kì khi nào họ uống rượu, họ mất mọi điều họ đạt tới qua thiền. Bất
kì khi nào họ uống rượu, họ quên mọi phúc lạc tới qua thiền.
Rượu là kĩ thuật cho việc
quên lãng. Nếu bạn khổ nó giúp bạn quên khổ. Nếu bạn phúc lạc nó giúp bạn quên
phúc lạc của bạn. Cho nên toàn thể kĩ thuật này, kĩ thuật của tôi là, trước hết
làm cho bạn hạnh phúc thêm chút xíu. Một khi bạn hạnh phúc, thế thì đó là chọn
lựa của bạn; tôi không bận tâm về nó. Tôi không yêu cầu bạn bỏ nó. Tôi nói,
"Bây giờ đó là chọn lựa của bạn." Nếu bạn trở nên hạnh phúc chút ít bạn
sẽ không đi vì rượu, vì khoảnh khắc bạn uống rươu bạn sẽ quên hạnh phúc của bạn.
Nó đem tới quên lãng, dù hoàn cảnh là bất kì cái gì - hạnh phúc, bất hạnh, nó
mang tới quên lãng. Một khi thiền bắt đầu chảy bên trong bạn, những không gian
mới, không gian phúc lạc mới, điều đó trở thành không thể được. Thế thì điều đó
dành cho bạn chọn. Khi bạn có viên kim cương thực, tôi nghĩ bạn sẽ không đi vì
viên kim cương nhân tạo.
Và bạn hỏi tôi: Vấn đề
gì có trong tính chất sannyas?
Đích xác cùng điều bạn
đang tìm trong rượu. Đích xác, chính xác cùng một thứ. Nhưng rượu có thể tạo ra
chỉ ảo vọng, và tính chất sannyas sẽ cho bạn cái thực.
Câu hỏi thứ tư:
Liệu thực sự có thể bỏ được dục bằng việc đi
qua nó không? Dường như tâm trí và thân thể tôi sẽ không bao giờ dừng yêu cầu về
nó?
Nhưng tại sao bạn vội
vàng bỏ nó thế? Nếu bạn đang vội vàng bỏ nó thế, bạn sẽ không bao giờ có khả
năng bỏ được nó. Chính việc vội vàng, chính ham muốn bỏ nó, sẽ không cho phép bạn
hiểu nó một cách toàn bộ. Làm sao bạn có thể hiểu được cái gì đó mà bạn đã quyết
định là sai, rằng nó phải bị bỏ đi? Bạn đã phán xét, bạn đã không lắng nghe!
Cho tính dục của bạn một cơ hội đi.
Tôi đã nghe nói Mulla
Nasruddin được làm thẩm phán hoà giải. Vụ đầu tiên đưa tới toà án và ông ấy
nghe một bên. Thế rồi ông ấy nói, "Đợi đã, giờ nghe phán xử của tôi."
Thư kí toà phân vân vì ông ấy còn chưa nghe bên đối lập.
Anh ta nghiêng người lại
gần Nasruddin và nói, "Ông đang làm gì vậy, thưa ông? Phán xử sao? - ông
đã không nghe bên kia!"
Nasruddin nói,
"Anh ngụ ý gì - người khác nữa à? Anh có muốn làm tôi hoang mang không?
Bây giờ mọi sự là rõ ràng! Và nếu tôi nghe người kia tôi sẽ bị hoang mang. Thế
thì phán xử sẽ rất khó."
Nhưng điều đó sẽ là
phán xử sao? Bạn đã không nghe bên kia chút nào. Bạn đã nghe cái gọi là các
thánh nhân suốt nhiều thời đại - họ rất to mồm. Toàn thể năng lượng dục của họ
đã trở thành việc giỏi nói chống lại dục - bạn đã nghe họ. Bạn không bao giờ
cho tính dục riêng của bạn một cơ hội để có tiếng nói của nó. Không, điều này sẽ
không đúng. Bạn bị định kiến. Tại sao? Ai biết? Nó có thể không phải là thứ để bị
bỏ đi. Thế thì sao...? Ai biết? Nó có thể là thứ đúng để tiếp tục mang nó.
Vẫn còn mở đi. Tôi
không nói bất kì cái gì. Vẫn còn mở đi. Thiền sâu vào. Khi bạn đang làm tình, để
tính thiền xuyên thấu vào hành động yêu của bạn. Quan sát! Và quên mọi định kiến
mà bạn đã từng được nuôi dưỡng cùng - mọi ước định đó chống lại dục làm cho bạn
nhiều dục hơn bạn nghĩ tính dục đang bòn rút bạn. Không phải là bản thân năng
lượng dục là vấn đề. Chính tâm trí chống dục tạo ra suy đồi.
Mọi tôn giáo đều đã là
nguồn của suy đồi. Khi tôi nói mọi tôn giáo, tôi không ngụ ý Phật, tôi không ngụ
ý Mahavir, tôi không ngụ ý Krishna, tôi không ngụ ý Christ hay Mohammed; tôi ngụ
ý những người đi theo. Họ đã là nguồn gốc - nguồn gốc lớn.
Và cái gì đã thực sự xảy
ra? Họ đã quan sát Phật và họ đã thấy rằng dục đã biến mất, cho nên họ làm điều
đó thành châm ngôn rằng dục phải biến mất. Bạn chỉ có thể trở thành vị Phật khi
dục biến mất - họ đã làm ra câu châm ngôn, họ đã làm nó thành qui tắc. Và đây
chỉ là đặt mọi thứ theo thứ tự sai. Dục biến mất vì vị Phật đã đi tới cội nguồn
bên trong của ông ấy, không phải cách đi vòng khác. Không phải là ông ấy đã bỏ
dục và đó là lí do tại sao ông ấy đã trở thành Phật. Ông ấy đã trở thành Phật,
do đó dục đã biến mất.
Nhưng từ bên ngoài mọi
người đã quan sát Phật và họ đã thấy dục đã biến mất - cho nên bỏ dục nếu bạn
muốn trở thành Phật. Phật không quan tâm tới tiền, cho nên họ nghĩ, "Trở
nên không quan tâm tới tiền nếu ông muốn trở thành Phật."
Nhưng đây toàn là những
cách tiếp cận sai! Đây không phải là tìm nguyên nhân, mà là hiểu lầm hậu quả là
nguyên nhân. Nguyên nhân là ở bên trong Phật tính. Ông ấy đã trở nên thức tỉnh
với con người bên trong của ông ấy. Khi người ta trở nên được thức tỉnh tới con
người bên trong của mình, người ta là phúc lạc tới mức ai bận tâm về dục? Ai cầu
xin những khoảnh khắc nhỏ bé của vui thú từ ai đó khác? Ai đi xin? Khi bạn là
hoàng đế và bạn có kho báu, kho báu vô hạn, bên trong bản thân bạn, bạn sẽ không
hỏi xin người đàn bà, bạn sẽ không hỏi xin người đàn ông, cho bạn vài khoảnh khắc
vui thú. Và bạn biết rằng cô ấy đang xin và bạn đang xin - cả hai là những người
ăn xin đứng trước nhau với bình bát ăn xin của họ: "Em (Anh) cho anh (em)
vài khoảnh khắc vui thú đi, anh (em) sẽ cho em (anh) vài khoảnh khắc vui
thú." Và cả hai đều là người ăn xin! Làm sao người ăn xin có thể cho?
Nhưng tôi không nói cái
gì đó là sai trong nó. Khi Phật tính chưa xảy ra cho bạn, mọi thứ sẽ tiếp tục.
Không cái gì sai. Trong khoảnh khắc này, đừng phán xét. Phán xét là sai. Bạn trở
nên quan sát hơn, chấp nhận hơn, thảnh thơi hơn với năng lượng của bạn. Bằng
không bạn sẽ ở trong phiền phức. Các thánh nhân Ki tô giáo đã từng trong đó suốt
nhiều thời đại.
Tôi đã nghe nói về
Jerome, một thánh nhân Ki tô giáo rất nổi tiếng. Ông ấy chống lại thân thể nhiều
tới mức ông ấy thường quất roi vào thân thể ông ấy mọi ngày. Máu sẽ chảy ra từ
thân thể ông ấy, và hàng nghìn người sẽ tới xem sự khổ hạnh lớn lao này. Bây giờ
cả hai đều ốm yếu: Jerome là kẻ tự bạo, và những người tụ tập lại để xem hiện
tượng lớn lao này là những kẻ tàn bạo. Họ muốn hành hạ mọi người, họ có ham muốn
lớn để hành hạ. Họ không thể làm được, và người này đang làm nó theo cách riêng
của người đó - họ rất hài lòng khi xem nó. Cả hai đều bệnh hoạn.
Jerome đã kết án thân
thể là 'thân thể ghê tởm', 'túi phân'. Ông ta đã bị khổ sở trong hang của mình
bằng những tưởng tượng về bầy con gái. Ông ta miễn cưỡng cho phép hôn nhân, rất
miễn cưỡng - vì đó là cách duy nhất để tạo ra gái đồng trinh. Lí do là: gái đồng
trinh - người hoàn hảo nhất trên trái đất. Cho nên đó là điều xấu cần thiết, đó
là lí do tại sao ông ấy đã cho phép hôn nhân; bằng không nó là tội lỗi.
Người khác, Clement của
vùng Alexandria, đã viết: "Mọi đàn bà nên bị tràn ngập bởi xấu hổ với ý
nghĩ rằng cô ta là đàn bà - vì cô ta là cánh cửa tới địa ngục."
Tôi bao giờ cũng bị ngạc
nhiên bởi những người này. Nếu đàn bà là cánh cửa tới địa ngục, thế thì không
đàn bà nào có thể vào địa ngục được - cánh cửa tự bản thân nó không thể vào được.
Đàn ông có thể vào địa ngục qua đàn bà, được; và về đàn bà thì sao? Tất cả họ
phải ở trong cõi trời. Rất tự nhiên! Và đàn ông thì sao? Nếu đàn bà là cánh cửa
tới địa ngục, thế thì đàn ông thì sao? - vì những kinh sách này đã từng được
đàn ông viết ra, và mọi thánh nhân này đã là đàn ông. Thực ra, đàn bà chưa bao
giờ bị thần kinh thế; đó là lí do tại sao bạn không nghe nói về nhiều thánh
nhân đàn bà. Họ đã là người bình thường hơn, họ đã trần tục hơn. Họ đã không
ngu thế như đàn ông đã chứng tỏ. Họ duyên dáng hơn và tròn trĩnh hơn trong con
người họ, được bắt rễ nhiều hơn vào đất, được định tâm hơn. Do đó, bạn không
nghe nói về nhiều đàn bà như Clement của vùng Alexandria đã nói - bạn không thể
tìm ra một người đàn bà tương xứng. Không đàn bà nào đã bao giờ nói rằng đàn
ông là cánh cửa vào địa ngục.
Và không phải đàn bà
không bao giờ là nhà huyền bí. Không, đã có Meera, và đã có Rabiya, và đã có
Lalla ở Kashmir - nhưng họ chưa bao giờ nói bất kì cái gì như điều này. Ngược lại,
Meera đã nói rằng yêu là cánh cửa tới Thượng đế.
Và một thánh nhân khác,
Origen, đã tự thiến mình. Những kẻ giết người, người tự tử! Mọi đè nén này đã tạo
ra bệnh hoạn lớn trong thế giới Ki tô giáo.
Một xơ, Machthild của
vùng Magdeburg, đã cảm thấy bàn tay của Thượng đế vuốt ve ngực bà ấy. Bây giờ tại
sao gây cho Thượng đế phiền hà thế? Nhưng nếu bạn né tránh đàn ông, thế thì bạn
sẽ bắt đầu tạo ra mơ tưởng. Thế thì bạn sẽ phải đặt quá nhiều vào mơ tưởng.
Christine Ebner, một xơ
khác, đã tin rằng bản thân bà ấy có con với Jesus.
Đã có các sư mơ về giao
hợp với Mary Đồng trinh. Và vì đè nén lớn, các nữ tu viện và các tu viện đã trở
thành chỗ tới thăm của cái gọi là các linh hồn xấu. Những quỉ này đã lấy hình
tướng hoặc của succubi - những cô gái đẹp nhảy vào giường của các sư nam sắp là
thánh nhân - hay incubi - những chàng thanh niên đẹp trai người gây ngắt quãng
giấc ngủ hay thiền của những ni cô đáng kính nhất.
Bệnh hoạn đã nảy sinh
trong Ki tô giáo tới mức mọi người bắt đầu mơ đủ loại đủ kiểu. Và nhiều ni cô
đã thú tội trước toà rằng Quỉ đã tới vào ban đêm và làm tình với họ. Họ thậm
chí đã mô tả thể chất của Quỉ, loại bộ phận sinh dục nào nó có: chẽ ra, để cho
nó đi vào cả hai lỗ.
Bệnh hoạn, những người ốm
yếu, bị thần kinh! Và những ni cô đó đã thú nhận trước toà rằng một khi bạn đã
làm tình với Quỉ thế thì không đàn ông nào có thể thoả mãn được cho bạn - nó là
người tình lớn nhất, nó mang tới cực thích thế.
Điều vô nghĩa này đã xảy
ra, không chỉ trong Ki tô giáo - nó đã xảy ra khắp trên thế giới. Nhưng Ki tô
giáo lên tới đỉnh cao nhất trong đó.
Xin bạn, đừng chống lại
dục, bằng không bạn sẽ rơi vào bẫy của dục ngày càng nhiều hơn. Nếu bạn muốn gạt
bỏ nó, bạn sẽ không bao giờ gạt bỏ được nó. Vâng, có một điểm siêu việt nơi dục
biến mất, nhưng không phải là bạn chống lại nó. Nó biến mất chỉ khi bạn tìm thấy
phúc lành tốt hơn đang nảy sinh bên trong con người bạn. Không bao giờ trước điều
đó. Cái cao hơn phải được tìm thấy trước hết, thế thì cái thấp hơn biến mất
theo cách riêng của nó.
Để điều đó là qui tắc nền
tảng trong cuộc sống của bạn: Không bao giờ chống lại cái thấp hơn - tìm cái
cao hơn. Không bao giờ chống lại cái thấp hơn, tìm cái cao hơn. Và khoảnh khắc
cái cao hơn bừng lên trên bạn, đột nhiên bạn sẽ thấy rằng mối quan tâm trong
cái thấp hơn đã biến mất.
Bạn hỏi: Liệu có thể,
thực sự có thể, bỏ dục bằng việc đi qua nó không?
Tôi không nói điều đó.
Tôi đang nói rằng nếu bạn đi qua nó bạn sẽ có khả năng hiểu nó. Việc hiểu là tự
do, việc hiểu giải thoát.
Tôi không chống dục,
cho nên đừng vội vàng rằng bạn phải bỏ nó. Nếu bạn muốn bỏ nó, làm sao bạn có
thể hiểu được nó? Và nếu bạn không hiểu nó, nó sẽ không bao giờ biến mất! Và
khi nó biến mất, không phải là dục đơn giản bị cắt ra khỏi con người bạn, không
phải là bạn trở thành người phi dục. Khi dục biến mất, thực ra bạn trở thành
nhiều xúc cảm giác quan hơn bao giờ, vì toàn thể năng lượng bị hấp thu bởi con
người bạn. Vị Phật có nhiều xúc cảm giác quan hơn bạn có. Khi ông ấy ngửi, ông ấy
ngửi mãnh liệt hơn bạn ngửi. Khi ông ấy chạm, ông ấy chạm toàn bộ hơn bạn chạm.
Khi ông ấy nhìn hoa, ông ấy thấy hoa đẹp hơn bạn có thể thấy - vì toàn thể năng
lượng dục của ông ấy đã lan toả khắp các giác quan của ông ấy. Nó không còn nằm
ở bộ phận sinh dục, nó đi khắp thân thể. Do đó, Phật đẹp thế - thanh nhã, thanh
nhã phi trần gian - điều đó tới từ đâu? Chính là dục - được biến đổi, được tôn
lên. Nó là cùng bùn mà bạn đã dèm pha và kết án, cái đã trở thành đoá sen.
Cho nên đừng bao giờ chống
dục; nó sẽ trở thành hoa sen của bạn. Và khi dục thực sự được tôn lên, thế thì
bạn hiểu món quà dục vĩ đại làm sao đã được trao cho bạn từ Thượng đế. Nó là
toàn thể cuộc sống của bạn, nó là toàn thể năng lượng của bạn. Ở bình diện thấp
hơn, ở bình diện cao hơn - nó là năng lượng duy nhất bạn đã có. Cho nên đừng
mang bất kì đối kháng nào, bằng không bạn sẽ trở nên có tính đè nén. Và người
đè nén không thể hiểu được. Và người không thể hiểu được thì không bao giờ được
tôn lên, không bao giờ được biến đổi.
Câu hỏi cuối cùng:
Osho ơi, xin giải thích
cho tôi nhận tính chất sannyas ngụ ý cái gì. Thầy đã cho tôi nhiều việc hiểu và
đã mở ra những con đường mới cho tôi. Khi tôi nghe băng của thầy, tôi yêu tiếng
nói của thầy. Và bao giờ ảnh của thầy cũng cho tôi sức mạnh và cảm giác về sự đầy
đủ cái đẹp, niềm vui, buồn phiền của toàn thể vũ trụ, của thầy và của tôi. Tôi
cảm thấy thầy là thầy của tôi và theo một nghĩa nào đó là người yêu của tôi.
Nhưng, thầy thấy đấy, điều tôi không hiểu là thế này: tôi cũng cảm thấy tôi nhận
được những câu trả lời từ cây, mây, đá. Tôi cảm thấy thầy là chúng... chúng là
thầy... và là tôi nữa...
Tất cả chúng ta ở trong
nó cùng nhau. Cho nên điều tôi không hiểu với kinh nghiệm của tôi là ở chỗ nhận
tính chất sannyas ngụ ý với tôi là chọn thầy trên phần còn lại hay chọn một phần
của cái toàn thể. Nhưng dầu vậy tôi cảm thấy thầy là cái toàn thể nữa.
Tôi có thể hiểu được. Bất
kì khi nào ý tưởng về lấy cú nhảy vào trong cái không biết nảy sinh, người ta
phải đối diện với cả nghìn lẻ một vấn đề.
Bạn hỏi tôi: Xin thầy
giải thích cho tôi nhận tính chất sanntas ngụ ý cái gì.
Không có cách nào để giải
thích nó. Bạn có thể trải nghiệm nó bằng cách nhận nó. Nó không thể được giải
thích. Nếu tôi giải thích nó, nó sẽ không chìm vào trong tim bạn. Nó là cái gì
đó mà bạn phải nếm trải; nó là cái gì đó có tính tồn tại. Nó giống như yêu. Bạn
không thể giải thích cho một người yêu là gì nếu bản thân người đó đã không biết
yêu. Bạn có thể giải thích đi giải thích lại, và dầu vậy không cái gì sẽ được
giải thích. Người đã không biết yêu có thể liên tục lặp lại lời ‘yêu’ nhưng sẽ
không biết đích xác nó là gì.
Tính chất sannyas là
chuyện tình. Và người đã hỏi câu hỏi này, Patricia, rõ ràng đang trong yêu với
tôi. Nhưng yêu tạo ra lo âu lớn nữa, vì yêu đòi hỏi. Yêu đem bạn vào cuộc hành
trình vào trong cái không biết. Tôi muốn giải thích nó cho bạn nhưng tôi không
thể giải thích được, vì chính bản chất của nó ngăn cấm điều đó. Bạn sẽ phải đi
vào trong nó để biết về nó.
Có hai loại tri thức
trên thế giới. Một loại là điều Bertrand Russell gọi là 'làm quen'. Tính chất
sannyas không bao giờ có thể được bao gồm bởi loại tri thức đó. Loại kia là biết
qua yêu. Tính chất sannyas chỉ có thể được bao gồm bởi loại biết đó.
Bồ đề đạt ma đã nói có
hai cánh cửa tới chân lí: một cánh cửa, cửa bên ngoài; và cửa kia, cửa bên
trong. Cửa bên ngoài đi lòng vòng lòng vòng, về và về, và không bao giờ đạt tới
bất kì chỗ nào. Đó là cách thức của triết lí. Cửa kia là của tôn giáo. Nó là cửa
bên trong; nó không đi vòng vo, nó đơn giản đập vào mục tiêu và biến mất trong
mục tiêu. Duy nhất nó biết.
Bạn sẽ phải trải nghiệm
nó. Và bạn đã trên bờ của nó rồi, và tôi biết bạn không thể thoát được. Không
có cách nào để thoát bây giờ. Bạn đã đi qua điểm từ đó người ta có thể thoát. Bạn
đã bị mắc bẫy rồi, Patricia.
Bạn nói: Thầy đã cho
tôi nhiều việc hiểu…
Nhiều việc hiểu nữa
đang đợi đấy. Và những việc hiểu mà tôi đã cho bạn đều không là gì khi so sánh
với việc hiểu vẫn còn đang chờ đợi bạn. Tôi đã cho cái mà có thể được cho qua lời,
giờ bạn phải nhận cái chỉ có thể được cho qua im lặng.
Tính chất sannyas là
giao cảm trong im lặng.
Một hôm Phật tới với một
đoá sen trong tay và ngồi im lặng. Các sư đã tụ tập để nghe - mười nghìn người
- và họ đã trở nên phân vân và áy náy. Ông ấy không nói - ông ấy chỉ ngồi và
nhìn đoá hoa. Nhiều phút trôi qua và cả giờ trôi qua, và thế rồi Ma ha ca diếp,
một trong các đệ tử ủa ông ấy, bắt đầu cười thật to, điên dại.
Phật nhìn Ma ha ca diếp,
gọi ông ấy, đưa cho ông ấy đoá hoa và nói với hội chúng, "Cái mà có thể được
nói qua lời ta đã trao cho tất cả các ông, và cái mà không thể được trao qua lời
ta trao cho Ma ha ca diếp."
Ma ha ca diếp đã trở
thành Thiền sư đầu tiên.
Cái gì đã được trao cho
Ma ha ca diếp? Ma ha ca diếp đã được khai tâm vào trong cái gì đó không biết,
cái không thể được định nghĩa, cái không thể được thốt ra trong lời; cái không
thể được giải thích nhưng có thể được hiểu.
Tính chất sannyas là
siêu việt của cái gì đó bên ngoài lời, việc truyền bên ngoài kinh sách.
Patricia, nhiều việc hiểu
đã tới với bạn, nhưng chúng vẫn toàn là trí tuệ. Cái gì đó nhiều hơn… cái gì đó
sống động hơn, cái gì đó có tính tồn tại hơn tôi đang mang tới cho bạn, và chờ
đợi. Cái đó có thể xảy ra chỉ qua tính chất sannyas.
Tính chất sannyas là
hành động từ phía bạn rằng bạn bỏ phòng thủ cho bản thân bạn, rằng bạn sẽ không
phòng thủ, rằng bạn sẽ vẫn còn mong manh với tôi. Tới mức cho dù tôi định giết
bạn, bạn sẽ sẵn sàng để bị giết - với lòng biết ơn. Đó là điều tính chất
sannyas là gì. Tính chất sannyas là tin cậy.
Ngay bây giờ bất kì cái
gì bạn đã hiểu, bạn đã hiểu. Bạn tin cậy bản thân bạn. Tính chất sannyas là tin
cậy vào tôi. Nếu bạn liên tục tin cậy vào bản thân bạn, bạn có thể đi tới mức độ
nào đó, nhưng không ra ngoài cái đó.
Thầy đã cho tôi nhiều
việc hiểu và đã mở ra những con đường mới cho tôi…
Nhưng con đường chính vẫn
không được mở. Các con đường thì tôi đã mở. Chúng là những con đường nhỏ bên
ngoài hàng rào, và con đường chính đi tới thủ đô. Nhưng con đường, con đường vô
lộ, vẫn phải được mở - và điều đó có thể được mở chỉ khi tôi được phép chạm vào
chính con người bạn. Tính chất sannyas là mở tim bạn với tôi, không điều kiện
nào.
Khi tôi nghe băng của
thầy, tôi yêu tiếng nói của thầy…
Bạn sẽ phải yêu im lặng
của tôi nữa. Tiếng nói sẽ truyền đạt cái gì đó, nhưng không phải tất cả.
Và bao giờ ảnh của thầy
cũng cho tôi sức mạnh và cảm giác về sự đầy đủ cái đẹp, niềm vui, buồn phiền của
toàn thể vũ trụ, của thầy và của tôi.
Nếu bức ảnh đang làm điều
đó, thế thì tại sao bạn cứ bỏ lỡ cái thực? Nếu bức ảnh đang làm điều đó, tại
sao không đi vào trong cái thực nữa? Với bức ảnh có một điều đơn giản: bạn là
người chủ. Bạn có thể để ảnh của tôi ở bất kì chỗ nào bạn muốn, bạn có thể treo
nó trên tường, bạn có thể vứt nó đi - bạn là người chủ. Với bức ảnh bạn được
thoải mái. Đó là lí do tại sao khi chư Phật còn sống, mọi người né tránh họ; và
khi họ qua rồi, mọi người tôn thờ tượng của họ trong hàng triệu năm. Cùng những
người đã né tránh vị Phật sống và liên tục tôn thờ tượng. Tại sao? Với tượng bạn
là người chủ, với Phật thực bạn không là người chủ.
Chuyện xảy ra: một người
đàn bà tới Picasso và nói, "Mới hôm nọ tôi đã thấy bức tranh tự hoạ của
ông ở nhà người bạn nào đó. Nó thực sự đẹp. Tôi thích nó. Nó thực tới mức tôi gần
như có thể cảm thấy ông trong nó. Và tôi đã thích nó nhiều thế, tôi đã bị mê
say tới mức tôi thậm chí đã hôn nó."
Picasso nói, "Và
nó có hôn lại bà không?"
Người đàn bà nói,
"Ông nói gì vậy. Làm sao bức tranh có thể hôn lại tôi được?"
Thế rồi Picasso nói,
"Thế thì nó không phải là tôi."
Patricia, bạn có thể
liên tục chơi với các bức ảnh. Cái đó không phải là tôi! Chúng sẽ không hôn lại
bạn. Bạn có thể liên tục hôn chúng... Là sannyasin ngụ ý cho phép cái hôn của
tôi. Nó là cái hôn chết - nó chắc chắn giết chết, nó không bao giờ thất bại.
Tôi cảm thấy thầy là thầy
của tôi và theo một nghĩa nào đó là người yêu của tôi…
Nhưng nó vẫn là việc cảm
của bạn; dẫu sao bạn đã không làm bất kì cái gì về nó. Việc cảm sẽ không có tác
dụng. Bạn phải làm cái gì đó rất rất thực tại về nó. Nó chỉ là việc cảm.
Tôi cảm thấy thầy là thầy
của tôi …
Thế thì tại sao bạn chờ
đợi? Thế thì để Thầy là Thầy và để đệ tử là đệ tử đi. Thế thì tại sao liên tục
bảo vệ và phòng thủ bản thân bạn?
Tôi cảm thấy thầy là thầy
của tôi và theo một nghĩa nào đó là người yêu của tôi…
Vâng, nó vẫn là ‘theo một
nghĩa nào đó'. Lại gần hơn đi, trở thành sannyasin và để nó là theo mọi nghĩa.
Để nó là toàn bộ. Bạn phải buông xuôi theo Thầy - không bộ phận. Buông xuôi bộ
phận không phải là buông xuôi chút nào. Nó phải là toàn bộ, chỉ thế thì nó mới
hiện hữu.
Nhưng, thầy thấy đấy,
điều tôi không hiểu là thế này: tôi cũng cảm thấy tôi nhận được những câu trả lời
từ cây, mây, đá... Tôi cảm thấy thầy là chúng... chúng là thầy... và là tôi nữa...
Tất cả chúng ta ở trong nó cùng nhau.
Đúng, nhưng cây sẽ
không cho bạn tính chất sannyas, và mây sẽ không tạo ra bất kì phiền phức nào
cho bạn. Tôi đang tạo ra phiền phức đây. Với cây nó là hoàn toàn được. Thực ra,
khi bạn có được cái gì đó từ cây, nó không thực là từ cây đâu. Đầu tiên bạn để
cái gì đó vào cây và thế rồi bạn nhận lại nó. Nó là trò chơi. Bạn để cái gì đó
vào trong mây và bạn nhận lại nó. Nó là bản ngã riêng của bạn. Nó là tốt, nó rất
thơ ca.
Với tôi, nó không phải
như vậy. Tôi có cái gì đó để cho bạn, và tôi biết rằng khi tôi thực sự đổ nó
ra, mọi người trở nên sợ; họ không muốn có nó, vì có nó nghĩa là biến mất hoàn
toàn vào trong nó. Nó là chết. Việc phục sinh theo sau nó, chắc chắn! Nhưng ai
biết về phục sinh? Đầu tiên chết tới.
Tôi cảm thấy thầy là
chúng... chúng là thầy... và là tôi nữa... Tất cả chúng ta ở trong nó cùng
nhau.
Patricia, bạn là nhà
thơ. Tốt! Nhưng tôi muốn bạn trở thành nhà huyền bí. Bạn bị dính líu quá nhiều
với việc cảm. Suy nghĩ là xa nhất, việc cảm là gần nhà hơn. Triết gia là xa nhất,
nhà thơ là gần nhà hơn; nhưng dầu vậy, không đích xác ở nhà. Nghĩ, cảm, hiện hữu
- là sannyasin là học ngôn ngữ của hiện hữu. Nó đi xa ra ngoài việc cảm. Chắc
chắn nó đi ra ngoài suy nghĩ, và nó đi ra ngoài việc cảm. Cái đầu phải biến mất,
nhưng rồi tới một khoảnh khắc khi tim cũng phải biến mất. Chỉ thế thì Thượng đế
hiện hữu.
Cho nên điều tôi không
hiểu với kinh nghiệm của tôi là ở chỗ nhận tính chất sannyas ngụ ý với tôi là
chọn thầy trên phần còn lại hay chọn một phần của cái toàn thể…
Bạn đang nhìn vào nó từ
một góc rất rất sai. Bạn không biết cái toàn thể là gì. Tôi có thể trở thành
cánh cửa tới cái toàn thể. Tôi sẽ không để bạn bám vào tôi! Bạn phải đơn giản đi
qua tôi và đi ra ngoài. Bạn không chọn tôi ngược lại cái toàn thể: bạn đang chọn
cái toàn thể qua tôi! Và vì ngay bây giờ bạn không thể đi trực tiếp tới cái
toàn thể, Thầy được cần. Điều đó cũng giống khi đứa trẻ nhỏ muốn bước đi. Nó có
năng lực bước đi và một ngày nào đó điều đó sẽ trở thành thực tại. Điều đó là
tiềm năng, ngay bây giờ, nó cần bàn tay của người mẹ. Với bàn tay của người mẹ
nó bắt đầu thu lấy dũng cảm, tự tin.
Để tay tôi là tay mẹ bạn,
hay tay bố bạn. Khoảnh khắc bạn sẵn sàng, tôi sẽ là người đầu tiên rút tay lại.
Và tôi biết, khi bạn do dự bây giờ, thế nữa bạn sẽ do dự để bỏ nó ra. Mọi người
bao giờ cũng do dự. Ban đầu họ do dự cầm tay vì họ sợ sự độc lập của họ sẽ bị mất.
Và họ chẳng có gì nhân danh độc lập ngoài bản ngã đáng thương. Và khi tôi bắt đầu
rút tay lại, thế nữa họ sẽ bắt đầu kêu và khóc và họ sẽ nói, "Đừng bỏ
chúng tôi!"
Nhưng tôi phải làm cả
hai. Hôm nay tôi phải cầm tay bạn và một ngày nào đó tôi phải bỏ nó ra. Ngày
tôi cảm thấy, "Bây giờ bạn sẵn sàng đi vào trong cái toàn thể mà không có
tôi," tôi sẽ là người hạnh phúc nhất trên thế giới giúp bạn đi vào trong
nó. Vấn đề không phải là chọn giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Và bởi vì bạn
đã có việc cảm với tôi, bạn có thể hiểu điều đó nữa.
Đó là lí do tại sao bạn
nói: Nhưng dầu vậy tôi cảm thấy thầy là cái toàn thể.
Nhưng nó vẫn là việc cảm.
Để nó trở thành kinh nghiệm có tính tồn tại đi. Vấn đề không phải là chọn giữa
cái toàn thể và tôi; vấn đề là giữa việc chọn bạn và tôi! Đó là điều tính chất
sannyas mang tới nữa. Đó là điều nó tới từ chính cốt lõi của nó. Tính chất
sannyas là vấn đề về chọn giữa bạn và tôi - giữa đệ tử và Thầy.
Ngay bây giờ, nếu bạn vẫn
còn bám lấy cách bạn đã sống, bạn sẽ chọn bản thân bạn chống lại tôi. Điều đó sẽ
là chọn lựa kém, không phải là chọn lựa hạnh phúc. Bạn không có bất kì cái gì để
mất ngoại trừ dốt nát của bạn. Bạn không có gì để mất ngoài xiềng xích của bạn,
không có gì để mất ngoài khổ của bạn.
Đừng bỏ lỡ cơ hội này.
Nó hiếm khi trở thành sẵn có. Trong khi nó có đó, có dũng cảm đi. Lấy cú nhảy
đi! Với tôi, bạn đã là sannyasin rồi; với tôi, nó đã xảy ra. Bạn có thể mất
chút thời gian, do dự, chút ít suy nghĩ, vẩn vơ, nhưng nó sẽ xảy ra. Cho nên đừng
phí nhiều thời gian không cần thiết. Cùng năng lượng này có thể trở thành rất
sáng tạo, có thể cho việc sinh ra con người mới trong bạn.
Hết quyển 'Thiền - Con Đường Của Nghịch Lí'