Read more
Osho – Bồ Đề Đạt Ma: Thiền sư vĩ đại nhất
Chương 3. Bên ngoài bản tính này không có phật
Nếu ông không tự hiểu, ông sẽ phải tìm một thầy giáo để đạt tới đáy của sống và chết. Nhưng chừng nào người đó chưa thấy bản tính của mình, người như vậy không phải là thầy giáo. Cho dù người đó có thể tụng kinh sách Mười hai điều, người đó không thể thoát khỏi Bánh xe sinh tử. Người đó khổ trong ba cõi mà không hi vọng thoát được.
Ngày xưa, sư Sao Tốt có khả năng đọc toàn bộ Kinh sách. Nhưng ông ấy đã không thoát khỏi Bánh xe bởi vì ông ấy đã không thấy bản tính của mình. Nếu đối với Sao Tốt mà còn vậy, thế thì những người ngày nay đọc vài lời kinh và tưởng đấy là Pháp là kẻ ngu. Chừng nào ông chưa thấy tâm trí của mình, tụng nhiều bài tụng thế là vô dụng.
Để tìm phật, mọi điều ông phải làm là thấy bản tính của mình. Bản tính của ông là phật. Và phật là người tự do, tự do với kế hoạch, tự do với lo lắng. Nếu ông không thấy bản tính của mình và chạy quanh cả ngày để tìm ở đâu đó khác, ông sẽ không bao giờ tìm thấy phật. Chân lí là, không có cái gì để tìm. Nhưng để đạt tới hiểu biết như vậy ông cần thầy giáo. Và ông cần gắng sức làm cho bản thân ông hiểu. Sống và chết là quan trọng. Đừng chịu đựng chúng một cách vô ích. Không lợi gì trong việc tự lừa dối mình. Cho dù ông có núi đồ châu báu và nhiều kẻ hầu người hạ như hạt cát dọc sông Hằng, ông thấy chúng khi mắt ông mở. Nhưng khi mắt ông nhắm thì sao? Thế thì ông nên hiểu rằng mọi thứ ông thấy là giống như giấc mơ hay ảo tưởng.
Nếu ông không sớm tìm thầy giáo, ông sẽ sống cuộc sống này một cách vô ích. Điểu đó là đúng, ông có phật tính. Nhưng không có giúp đỡ của thầy giáo ông sẽ không bao giờ biết tới điều đó. Chỉ một người trong hàng triệu người trở nên chứng ngộ mà không có giúp đỡ của thầy giáo.
Tuy vậy, bởi kết nối các điều kiện, ai đó hiểu điều Phật ngụ ý, người đó không cần thầy giáo. Người như vậy có nhận biết tự nhiên cao siêu với bất kì cái gì được dạy. Nhưng chừng nào ông chưa được ân huệ như vậy, cần cù học hỏi đi. Và nhờ hướng dẫn, ông sẽ hiểu.
Những người không hiểu và tưởng họ có thể làm như vậy mà không học tập là không khác những linh hồn ảo tưởng đó người không thể biết được trắng từ đen. Công bố giả dối về Phật pháp, những người như vậy, thực ra, báng bổ Phật và phá hoại Pháp. Họ thuyết giảng cứ như là họ đem tới mưa. Nhưng thuyết giảng của họ là thuyết giảng của ma quỉ chứ không phải của chư phật. Thầy của họ là Ma Vương. Và đệ tử của họ là kẻ tôi đòi của ma quỉ. Những người bị lừa dối, người tuân theo hướng dẫn như vậy chìm sâu một cách không chủ tâm vào trong Biển sinh tử.
Chừng nào họ chưa thấy bản tính của mình, làm sao mọi người có thể tự gọi mình là phật được? Họ là kẻ dối trá cứ lừa người khác đi vào trong cõi giới của ma quỉ. Chừng nào họ chưa thấy bản tính của mình, việc thuyết giảng của họ về kinh mười hai điều không là gì ngoài việc thuyết giảng của ma quỉ. Liên minh của họ là với Ma Vương, không với Phật. Không thể nào phân biệt được trắng từ đen, làm sao họ thoát khỏi sinh và tử?
Bất kì ai thấy bản tính mình đều là phật. Bất kì ai không thấy đều là người hữu tử. Nhưng ngoài bản tính người hữu tử của chúng ta nếu ông có thể tìm thấy phật tính ở đâu đó khác, nó ở đâu? Bản tính người hữu tử của chúng ta là phật tính của chúng ta. Bên ngoài bản tính này không có phật. Phật là bản tính của chúng ta. Không có phật bên cạnh bản tính này. Và không có bản tính nào bên cạnh phật.
Sanskrit, Prakrit và Pali, ba ngôn ngữ đã được dùng trong quá khứ bởi những người chứng ngộ của mảnh đất này, có từ vựng rất phong phú khi có liên quan tới kinh nghiệm bên trong. Phương Tây ngày nay có một ngôn ngữ rất chính xác để diễn đạt nghiên cứu khoa học, khám phá, phát minh và công nghệ, nhưng các ngôn ngữ phương Đông không có điều này. Tuy nhiên, cứ khi có liên quan tới kinh nghiệm nội tâm, các ngôn ngữ phương Đông là giầu có vô cùng trong khi các ngôn ngữ phương Tây tuyệt đối nghèo nàn. Trong ba ngôn ngữ này, Sanskrit - tiếng Phạn - đã được Upanishad và các nhà huyền môn Hindu dùng, Prakrit được Mahavira và mọi nhà huyền môn và thầy Jaina dùng, còn Pali được Phật Gautam dùng.
Với chữ 'thầy giáo', họ đã có nhiều từ, tất cả đều có hơi khác biệt. Từ thứ nhất là sikshak; điều đó nghĩa là một người chỉ truyền đạt thông tin. Người đó có thể biết, người đó có thể không biết - điều đó không liên quan. Nhưng thông tin của người đó là đúng; người đó là con người của tâm trí.
Từ thứ hai, đi sâu hơn chút ít vào kinh nghiệm, không chỉ thông tin, là adhyapak. Thầy giáo đó không chỉ là người đưa tin mà bản thân người đó đã được thông tin. Đấy không chỉ là điều tâm trí với người đó; nó là một phần - nhưng chỉ một phần thôi - của trái tim người đó nữa.
Và từ thứ ba là upadhyay đi sâu hơn chút ít vào trong kinh nghiệm. Thông tin của thầy giáo này là sống động hơn hai người trước. Người đó đã đi qua con đường, nhưng người đó chưa đạt tới đích.
Và thế rồi cuối cùng acharya, người đã đạt tới đích, và thông tin mà người đó truyền đạt là kinh nghiệm riêng của người đó. Người đó có thẩm quyền riêng của mình, luận cứ riêng; sự hiện diện của người đó là toàn thể bằng chứng.
Nhưng trong tiếng Anh chỉ có một từ, teacher - thầy giáo, được dùng cho đủ mọi loại người. Từ khác là master - thầy, không được chính người nói tiếng Anh dùng nhiều lắm. Nhưng tôi thích dùng từ master này, tương đương với từ acharya: Người biết, không chỉ qua tâm trí, mà còn qua kinh nghiệm.
Phần lớn lời kinh trong phần này là không bị ô nhiễm. Đệ tử này đơn giản ghi chúng lại khi Bồ đề đạt ma phải đã nói cho họ.
Nếu ông không tự hiểu, ông sẽ phải tìm một thầy giáo.
Thay vì thầy giáo, từ thầy sẽ đúng hơn bởi vì thầy giáo là người dạy cho bạn về những điều của thế giới bên ngoài. Cho dù người đó dạy về kinh nghiệm bên trong, đấy cũng là vay mượn. Người đó có thể thông thái nhưng người đó không phải là bản thân tri thức. Để phân biệt, người dịch đã đưa ra vấn đề theo cách khác.
Nếu ông không tự hiểu, ông sẽ phải tìm một thầy giáo để đạt tới đáy của sống và chết. Nhưng chừng nào người đó chưa thấy bản tính của mình, người như vậy không phải là thầy giáo.
Tốt hơn nên gọi người đã đạt tới những đỉnh cao nhất của kinh nghiệm là thầy, và để từ thầy giáo cho những người truyền đạt tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và thầy, cũng có chân giá trị của riêng mình.
Thầy giáo gần giống như máy tính. Người đó đã đọc, người đó đã nghiên cứu, người đó có thể đã nhồi nhét mọi kinh sách nhưng sự hiện diện của người đó không chỉ ra rằng người đó biết điều gì. Hành động của người đó không phải là luận cứ cho điều người đó nói. Việc nói của người đó chỉ tới từ tầng nông cạn của tâm trí; chúng không tới từ cốt lõi bên trong nhất của bản thể của người đó. Thầy giáo không thể dạy mà không có lời. Nhưng thầy, ngược lại, không thể dạy được nếu không có im lặng. Nếu thầy dùng lời, đấy chỉ là để tạo ra im lặng.
Thầy là tấm gương sống về điều thầy nói. Thầy giáo đơn giản chứng tỏ một tâm trí có giáo dục, rất từng trải. Thầy biểu lộ một con người đã biến đổi, sự hiện diện chói sáng. Bất kì ai có mắt đều có thể thấy điều đó... vẻ duyên dáng của thầy, cái đẹp của thầy, phúc lạc của thầy, tiếng cười của thầy; ngay cả trong im lặng của thầy nhiều điều được nói ra, không lời. Ngay cả im lặng của thầy là bài ca của điều tối thượng; ngay cả bất động, thầy là điệu vũ diễn đạt cho điệu vũ của toàn thể vũ trụ. Thầy cách xa với thầy giáo đến mức tốt hơn cả là nên dùng từ tách biệt.
Tôi ưa nói: Nếu ông không tự mình hiểu, ông sẽ phải kiếm thầy, bởi vì thầy biết tới bản tính của riêng mình. Và bởi việc biết này tới bản tính của riêng mình, thầy cũng biết tới bản tính của mọi sinh linh bởi vì nó là cùng một bản tính. Bằng việc biết tới bản thân mình, thầy cũng biết ông nữa. Hiểu biết của thầy, việc biết của thầy, là cây cầu giữa thầy và đệ tử của mình.
Cho dù thầy giáo có thể tụng kinh Mười hai điều, người đó cũng không thể thoát khỏi Bánh xe sinh tử. Người đó bị đau khổ trong ba cõi mà không hi vọng gì thoát được.
Chỉ thông thái sẽ không cho bạn kinh nghiệm về tính bất tử của bạn hay tính vĩnh hằng của bạn hay cái một của bạn với cái toàn thể. Nó trút đầy tâm trí bạn bằng nhiều lời, nhưng nó để cho bản thể bạn thành trống rỗng và hổng hoác. Bạn không biết điều gì một cách trực tiếp, và chân lí chỉ có thể được biết một cách trực tiếp. Khoảnh khắc nó là gián tiếp, nó không còn là chân lí nữa; nó chỉ là lời chết, không có cuộc sống.
Con người của tri thức lớn, học giả, kẻ sĩ, giáo sĩ, sẽ không có được tự do khỏi bánh xe sinh tử. Và người đó sẽ không tự do khỏi đau khổ trong ba cõi giới. Theo Phật Gautam, cõi trời, cõi trần, cõi địa ngục, cả ba không là gì ngoài các loại đau khổ khác nhau. Phật giáo đạt tới đỉnh cao nhất, bởi vì thậm chí cõi trời cũng không được coi là nhà tối thượng. Nó vẫn là đau khổ - đau khổ rất tinh tế, nhưng đau khổ tất cả đều như nhau. Người ta phải tự do với cả ba cõi đó; thế thì đấy là niết bàn, thế thì đấy là chứng ngộ.
Ngày xưa, sư Sao Tốt có khả năng đọc toàn bộ Kinh sách. Nhưng ông ấy đã không thoát khỏi Bánh xe bởi vì ông ấy đã không thấy bản tính của mình. Nếu đối với Sao Tốt mà còn vậy, thế thì những người ngày nay đọc vài lời kinh và tưởng đấy là Pháp chỉ là kẻ ngu.
Có thể đương nhiên coi rằng Bồ đề đạt ma phải đã nói điều này. Điều này vượt ra ngoài năng lực của đệ tử: gọi những người thông thái, người có thể tụng niệm tất cả kinh Phật, là kẻ ngu. Duy nhất Bồ đề đạt ma có thể làm điều đó, không từ bất kì ngạo mạn nào, không từ bất kì bản ngã nào, không kết án họ, không sỉ nhục hay xúc phạm họ, mà với Bồ đề đạt ma, đấy đơn giản là sự kiện.
Và sự kiện này phải được nói ra. Ông ấy không phải là con người của lịch sự và xã giao và đủ mọi thứ rác rưởi đó. Ông ấy đơn giản nói ra bất kì cái gì là chân lí. Tôi tuyệt đối đồng ý với ông ấy. Kinh nghiệm riêng của tôi với các học giả lớn là ở chỗ họ là những kẻ ngu có học. Họ có bằng cấp lớn, tôn vinh lớn trong đại học, nhưng khi có liên quan tới tâm thức riêng của họ, nó là cùng phẩm chất như bất kì ai khác. Họ chỉ là vẹt. Và có lẽ vẹt còn thông minh hơn các kẻ sĩ của bạn.
Tôi đã nghe nói về một con vẹt: lúc đó là mùa đông và bà chủ con vẹt đó che con vẹt và cái lồng của nó bằng một tấm chăn dầy đến mức nó sẽ không cảm thấy lạnh. Ban ngày bà ấy hay bỏ tấm chăn ra. Một hôm bà ấy bỏ chăn ra khi mặt trời mọc và con vẹt bắt đầu hót, cách thức mọi con vẹt hót, không phải là giọng hót được dạy cho nó, mà là giọng hót tự nhiên và tự phát của mọi con vẹt cho dù chúng hoang dại - vô nghĩa với chúng ta, nhưng cực kì vui sướng cho chúng. Và vừa lúc đó bà ấy nghe thấy tiếng xe của chồng mình dừng lại gần cổng. Chồng bà ấy đang làm nhiệm vụ quân đội khẩn cấp, cho nên thỉnh thoảng ông ấy hay về nhà mà không báo trước.
Bà ta lập tức đậy tấm chăn lên con vẹt và lên giường. Con vẹt nói, "Lạy chúa, ngày hôm nay cực ngắn." Bây giờ chẳng ai dạy điều này cho nó cả. Điều này bắt nguồn từ trí thông minh của nó. Điều đó thật kì lạ... mọi ngày tấm chăn được bỏ ra lúc buổi sáng, và buổi tối tấm chăn được đậy lại. Điều gì đã xảy ra hôm nay? Ngày đã thực sự quá ngắn.
Nhưng cái gọi là những người có học trên khắp thế giới thậm chí không có nhiều thông minh như thế, bởi một lí do đơn giản là tri thức của họ trở thành to như núi và mọi khả năng thông minh trở nên bị mất đi trong tri thức của họ. Gánh nặng tri thức là quá nặng. Họ không thể nào đảm đương nổi là thông minh ngược với tri thức của họ.
Họ chắc chắn là kẻ ngu - ngu bởi vì họ không chỉ lừa dối người khác bằng việc nói cho người khác về những điều họ không biết, mà bởi vì họ cũng tự lừa dối mình nữa. Và họ phí hoài cuộc đời mình chỉ trong lời nói.
Cuộc sống đích thực bao gồm kinh nghiệm, không phải đơn thuần lời. Bạn có thể cứ lặp đi lặp lại, "yêu, yêu, yêu," trong cả đời mình, và vậy mà bạn vẫn sẽ không có kinh nghiệm về yêu. Và khoảnh khắc bạn có kinh nghiệm về yêu, bạn sẽ đột nhiên bị ngạc nhiên rằng kinh nghiệm đó bao la đến mức từ 'yêu' không thể nào hàm chứa nó được; từ này là quá nhỏ.
Nếu đây là trường hợp cho yêu, cái gì sẽ là trường hợp cho chân lí? - bởi vì chân lí là vô hạn, vĩnh hằng. Biết nó có nghĩa là trở thành im lặng.
Chỉ sự hiện diện của chân lí, việc cảm thấy nó, để bạn vào trạng thái kính nể. Mọi lời đều không đạt tới.
Chừng nào ông chưa thấy vô trí... Tại đây đệ tử này rơi trở lại hiểu biết của mình; anh ta lại dùng từ 'tâm trí'.
Chừng nào ông chưa thấy vô trí của mình, tụng niệm nhiều bài tụng thế là vô dụng.
Và nếu bạn biết vô trí của mình, thế nữa thì việc tụng niệm nhiều bài tụng cũng là vô dụng bởi vì thế thì chẳng có ích gì mà đi tụng niệm nó. Bạn phải đi tới chính cội nguồn mà từ đó mọi vị phật đã nói. Bây giờ không có nghĩa trong kinh sách, lời kinh, lời kệ. Sách thánh không thể cho bạn nhiều hơn bạn đã biết.
Để tìm vị phật, mọi điều ông phải làm là thấy bản tính của mình.
Đó là điều tôi đã từng nói đi nói lại với các bạn. Cách duy nhất để thoát ra khỏi dốt nát và thoát ra khỏi đêm tối này của linh hồn là nhận biết về bản thể riêng của bạn, nhận biết về nhận biết riêng của bạn. Trong khoảnh khắc đó khi bạn nhận biết về nhận biết riêng của mình, mọi thứ dừng lại, thời gian dừng lại. Bỗng nhiên bạn vượt ra ngoài thời gian và ra ngoài không gian, và một cánh cửa mở ra làm cho bạn thành bộ phận của cái toàn thể. Đây là toán học bên trong, rằng bộ phận của cái toàn thể không nhỏ hơn cái toàn thể. Điều đó sẽ khó mà hiểu được. Bộ phận của cái toàn thể là bằng cái toàn thể, bởi vì cái toàn thể không thể bị phân chia thành bộ phận được. Phân chia là không thể được.
Đó là lí do tại sao chúng ta gọi bản thể đích thực thực sự trong bạn là 'cá nhân'. Cá nhân có nghĩa là không phân chia được - cái mà không thể bị phân chia ra nữa. Cho nên khoảnh khắc bạn cảm thấy bản thân mình là một phần của cái toàn thể, đó là bắt đầu - đương đầu đầu tiên với cái toàn thể. Chẳng mấy chốc bạn sẽ hiểu bạn không phải là bộ phận, bạn là cái toàn thể bởi vì không có khả năng nào của bất kì phân chia nào.
Bản tính của ông là vị phật. Và phật là người tự do, tự do với kế hoạch, tự do với lo lắng. Nếu ông không thấy bản tính của mình và chạy quanh cả ngày để tìm ở đâu đó khác, ông sẽ không bao giờ tìm thấy chứng ngộ.
Chân lí là, không có gì để tìm cho nên mọi việc chạy của bạn đều vô dụng. Tôi có thể xác nhận phát biểu này phải tới từ bản thân Bồ đề đạt ma.
Không có gì cần tìm cả. Bạn là tất cả.
Bản thân người đi tìm là kho báu; không có gì khác để tìm. Do đó, tôi đã nói với các bạn rằng phát biểu của Jesus, "Tìm, và ông sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông, hỏi và điều đó sẽ được trao," là hay, mang tính thơ ca, ấn tượng, nhưng không đúng.
Nếu bạn theo Bồ đề đạt ma, ông ấy sẽ nói, "Tìm, và ông sẽ không bao giờ thấy," bởi vì mọi việc tìm kiếm đều đưa bạn đi xa khỏi bản thân mình. Bạn là ai mà cố gắng tìm? Bạn là cái một, bạn là phật. Bạn đi đâu?
Đừng gõ cửa, bằng không thì cửa sẽ bị đóng lại bởi vì chính việc gõ cửa của bạn là ham muốn, là đòi hỏi - và phật không có ham muốn, không có đòi hỏi. Đó là lí do tại sao cửa bao giờ cũng mở cho ông ấy.
Đừng hỏi, bằng không bạn sẽ cứ bỏ lỡ mãi. Bạn là ai mà hỏi? Khôing có ai trao điều đó cho bạn cả. Bạn đã có nó rồi. Trong việc hỏi bạn đang vẩn vơ đi xa, bạn đang tìm ai đó khác. Và không ai có thể trao điều đó cho bạn. Không có vấn đề trao nó cho bạn, bạn đã có nó rồi.
Cho nên mọi điều được cần là không tìm kiếm, không gõ cửa, không hỏi. Mọi điều được cần là nhận biết về bản tính riêng của bạn và bạn đã tìm ra nó. Không có gì để tìm cả. Nhưng để đạt tới hiểu biết như vậy bạn cần thầy.
Tại sao bạn cần thầy? Bởi vì bạn đã có chân lí bên trong bạn rồi, tại sao bạn không thể thảnh thơi và trở nên ý thức về điều đó?
Vấn đề là ở chỗ trong nhiều năm tâm thức bạn đã từng lang thang trên khắp thế giới. Nó đã quên mất đường về nhà. Đã lâu, rất lâu rồi kể từ khi bạn rời nhà ra đi và bây giờ bạn không còn biết liệu bạn có nhà hay không hay liệu bạn đã bao giờ có nhà chưa. Kí ức của bạn về nhà dường như là bạn đã thấy nó trong phim hay trong mơ, hay bạn đã đọc về nó ở đâu đó. Nó là tiếng vọng xa xăm trong thung lũng; nó không cho bạn sự chắc chắn.
Do đó, mới có nhu cầu về thầy. Thầy không là gì ngoài sự chắc chắn. Hiện diện của thầy làm một điều là tuyệt đối chắc chắn rằng có nhiều điều bên trong bạn hơn là bạn đã mơ về nó. Mắt thầy cho bạn thoáng nhìn về khả năng riêng của bạn. Im lặng của thầy gợi nên im lặng trong bạn và thẩm quyền của thầy làm lẩy cò một quá trình trong bạn.
Bồ đề đạt ma là đúng.
Nhưng để đạt tới hiểu biết như vậy ông cần một thầy giáo. Và ông cần gắng sức để làm cho bản thân mình hiểu. Sống và chết là quan trọng. Đừng chịu đựng chúng một cách vô ích. Không ích lợi gì trong việc tự lừa dối mình.
Và mọi người đều đang lừa dối: vài người đang lừa dối bằng việc kiếm tiền và nghĩ rằng khi họ siêu giầu thì họ sẽ đạt tới việc nhận ra tiềm năng của họ; vài người đang lừa dối bằng việc tích luỹ tri thức; vài người đang lừa dối bằng việc trở nên quyền thế, đáng kính; vài người thậm chí còn lừa dối bằng việc trở thành thánh nhân, nhà khổ hạnh. Nhưng bất kì điều gì bạn làm, chừng nào mà nó không dẫn tới nhận biết về bản tính của bạn, nó là việc lừa dối.
Cho dù ông có cả núi đồ châu báu và nhiều kẻ hầu người hạ như hạt cát dọc sông Hằng, ông thấy chúng khi mắt ông mở. Nhưng khi mắt ông nhắm thì sao?
Tất cả chúng biến mất. Bồ đề đạt ma đang nói rằng đây chỉ là một thực nghiệm nhỏ cho bạn. Khi bạn nhắm mắt lại, các cung điện của bạn biến mất, toàn bộ thế giới của bạn biến mất gần như theo cùng cách vào buổi sáng, bạn mở mắt ra, mọi giấc mơ của bạn biến mất. Và bạn đã bao giờ quan sát một điều rất kì lạ không? Đôi khi vào ban ngày bạn nghi ngờ có lẽ đấy không phải là thực bởi vì không có cách nào chắc chắn về thực tại cả. Bạn đang ngồi đây - bạn không thể nghĩ đấy chỉ là giấc mơ sao? Có thể là bạn đang mơ. Làm sao bạn biết rằng nó là thực mà không phải là mơ? Khác biệt duy nhất là ở chỗ mắt bạn mở. Nhưng trong giấc mơ ban đêm - bạn chưa bao giờ nghi ngờ trong giấc mơ rằng đấy có thể là giấc mơ. Đây là một trong những bí ẩn kì lạ nhất. Trong cuộc sống thực, tràn đầy thức, bạn có thể hoài nghi thực tại của nó; trong mơ không ai hoài nghi thực tại của giấc mơ cả. Không ai nghĩ đó là giấc mơ. Nó thực thế.
Bồ đề đạt ma đang cố cho bạn một thí dụ. Khi bạn chết, mắt bạn sẽ nhắm lại... Ở phương Đông đó là truyền thống: khoảnh khắc ai đó chết, lập tức mắt người ấy được làm cho nhắm lại. Từ ngay còn rất bé tôi đã quan tâm tới ý tưởng này - tại sao? Thì cứ để cho người đó chết nếu người đó muốn chết mở mắt. Sao người khác can thiệp vào - bạn thậm chí không thể cho phép người đó đó có chút ít tự do để mở mắt sau khi chết sao? Tôi dã hỏi mọi người, bởi vì bất kì khi nào ai đó chết thì tôi bao giờ cũng có mặt. Khoảnh khắc tôi nghe thấy ai đó đã chết ở nhà hàng xóm hay đâu đó, là tôi liền tức tốc tới để xem mọi điều, cái gì đã xảy ra. Và tôi đã hỏi nhiều người nhưng không ai có khả năng trả lời tại sao điều đó thành vấn đề, tại sao họ nhắm mắt.
Thông thường nhất mọi người chết đi với mắt mở. Rất hiếm khi chết đi với mắt nhắm bởi lẽ đơn giản rằng để nhắm tròng mắt, bạn cần năng lượng sống; cũng như bạn không thể chết với nắm tay, bởi vì để giữ cho tay bạn thành nắm đấm bạn cần năng lượng sống nào đó. Mọi người chết đi với tay mở; bây giờ không còn năng lượng nữa, làm sao bạn có thể giữ tay nắm lại được? Theo cùng cách đó gần như mọi người đều chết đi với mắt mở.
Và hiểu biết riêng của tôi là, mặc dầu không ai đã từng bảo cho tôi... tôi đã hỏi các thánh nhân lớn và họ nói, "Ông đem tới những câu hỏi kì lạ thế. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó cả và không có ngụ ý gì về điều đó trong bất kì kinh sách nào. Đấy chỉ là qui ước."
Nhưng tôi nói, "Điều ấy cứ diễn ra mãi. Tôi không thể chấp nhận được rằng điều đó hoàn toàn vô nghĩa bởi vì tôi có thể thấy nghĩa. Khi một người chết, mắt người đó lộn ngược lên. Trong mắt của người chết ông sẽ chỉ thấy toàn lòng trắng - tất cả phần đen, mắt thực, đều quay ngược hết lên. Điều đó tạo ra sợ trong mọi người. Nhìn mắt ai đó mở ra và toàn lòng trắng làm cho họ sợ. Điều đó cũng xảy ra trong giấc ngủ của ông; mắt ông quay ngược lên. Đó là việc nghỉ ngơi cho con mắt. Và bây giờ mắt đã hoàn toàn đi vào nghỉ ngơi và do vậy để không gợi nên sợ trong mọi người, mắt lập tức được nhắm lại."
Và theo ý nghĩa triết học, mắt được nhắm lại bởi vì bây giờ thế giới không còn tồn tại để bạn nhìn mữa. Bạn không có; thế giới đã biến mất cho bạn. Khoảnh khắc một người chết đi người đó không thể đem theo cùng mình cả đế quốc của mình, người đó không thể đem tri thức của mình theo mình, người đó không thể đem uy tín của mình, sự kính trọng, vinh dự đi cùng mình. Mọi điều mà người đó có thể đem đi với mình là nhận biết của người đó về bản tính riêng của mình. Đó là của cải duy nhất của bạn. Và nếu bạn không kiếm được của cải đó, bạn làm phí hoài một cơ hội cực kì quí báu.
Thế thì ông nên nhận ra rằng mọi thứ ông thấy giống như giấc mơ hay ảo tưởng, bởi vì cái chết sắp lấy nó đi mất. Cái mà cái chết không thể lấy đi được là tiêu chí duy nhất cho thực tại.
Nếu ông không sớm tìm thầy, ông sẽ sống cuộc sống này một cách vô ích. Đúng là ông có phật tính. Nhưng không có sự giúp đỡ của thầy ông sẽ không bao giờ biết tới điều đó. Chỉ một người trong hàng triệu người mới trở nên chứng ngộ mà không có sự giúp đỡ của thầy.
Điều này tôi có thể nói là tới trực tiếp từ Bồ đề đạt ma. Điều này ở bên ngoài năng lực của bất kì người ghi chép bình thường nào; một đệ tử, dù có học, không thể nào đảm đương được việc nói điều này: Chỉ một người trong hàng triệu người trở nên chứng ngộ mà không có sự giúp đỡ của thầy. Ngay cả Bồ đề đạt ma cũng không trở nên chứng ngộ nếu không có sự giúp đỡ của thầy.
Nhưng khả năng này vẫn còn lại bởi vì đấy là tự tính của bạn. Thực ra, không cần có bất kì thầy nào cả. Nếu bạn đủ dũng cảm để đi vào bên trong bản thân mình không bận tâm liệu bạn đang đi tìm cái gì đó ở đó hay không, bạn sẽ thấy nó mà không có sự giúp đỡ của thầy.
Giúp đỡ của thầy là gì? Thầy chỉ trao cho bạn sự chắc chắn, bởi vì bạn còn chưa phiêu lưu - bằng không, cần gì tới chắc chắn? Đây là cuộc sống của bạn và bạn có quyền - và bạn nên có niềm khao khát - biết nó tất cả là gì.
Tôi không có thầy trong cuộc đời tôi. Nhiều lần tôi đã bắt gặp những người chứng ngộ, nhưng tôi đơn giản bảo với họ cứ để cho tôi một mình. Giúp đỡ của họ có thể có ích gì? Chỉ cho tôi sự chắc chắn. Nhưng tôi có khả năng đi mà không cần chắc chắn. Thực ra việc đi không có chắc chắn còn nhiều tinh tuý hơn, chẳng biết chút nào về nơi bạn đi, liệu bạn đang đi tìm cái gì hay không.
Khi bạn đi với sự chắc chắn điều đó dường như bạn xem một bộ phim hai lần. Mọi thứ đều chắc chắn, bạn biết đích xác bây giờ cái gì sẽ xảy ra. Con người mới mà tôi đã từng nói tới trong cả đời tôi sẽ không cần thầy, bởi vì người đó sẽ tràn đầy tinh thần phiêu lưu đến mức người đó sẽ đi vào bên trong bản thân mình chỉ từ tính phiêu lưu cực đỉnh, để xem cái gì có đó tại chính cội nguồn của cuộc sống.
Nhưng từ trước cho tới nay điều này đã xảy ra: Chỉ một người trong hàng triệu người trở nên chứng ngộ mà không có sự giúp đỡ của thầy giáo. Có lẽ tôi là một người như vậy, bởi vì tôi không biết tới bất kì người đã chứng ngộ nào trong toàn bộ lịch sử loài người, người đã không có thầy. Nhưng Bồ đề đạt ma đã nhận ra sự kiện đó và khả năng đó, mặc dầu bản thân ông ấy đã có thầy. Và tôi đang hoàn thành phát biểu của ông ấy: Chỉ một người trong hàng triệu người mới trở nên chứng ngộ mà không có sự giúp đỡ của thầy.
Tuy vậy, bởi liên kết các hoàn cảnh, ai đó hiểu điều Phật ngụ ý, người đó không cần thầy. Người như vậy có nhận biết tự nhiên cao siêu hơn bất kì cái gì được dạy. Nhưng chừng nào ông chưa được ân huệ như vậy, cần cù học hỏi vào. Và nhờ có hướng dẫn, ông sẽ hiểu.
Những câu cuối này không thể là của Bồ đề đạt ma được. Trước hết, việc biết tới bản tính của mình không bắt nguồn từ học tập. Bạn có thể cứ nghiên cứu mọi kinh sách của thế giới và dầu vậy bạn vẫn không biết tới bản thân mình. Điều này cũng không tới từ hướng dẫn; hướng dẫn có nghĩa là thông tin từ bên ngoài. Thế thì làm sao điều đó tới được?
Nó tới qua giao cảm với thầy, qua việc rơi vào tình yêu với ai đó đã đạt tới, thấy trong người đó tương lai riêng của bạn. Bạn chỉ như hạt mầm và người đó đã tới nở hoa. Điều đó cho bạn khát khao đi lên và tự mình trở thành hoa. Đấy không phải là vấn đề học tập, đấy không phải là vấn đề chỉ dẫn; đấy là vấn đề tình yêu sâu sắc với thầy. Do đó tôi nói những phát biểu này không phải là từ Bồ đề đạt ma; chúng không thể thế được. Cho dù Bồ đề đạt ma có ở đây và cho dù ông ấy có nói rằng chúng là những phát biểu của ông ấy, tôi sẽ từ chối tin vào điều đó. Chúng không phải là phát biểu của ông ấy. Một người như Bồ đề đạt ma không thể nói những điều rác rưởi như vậy được.
Những người không hiểu và tưởng mình có thể làm như vậy mà không phải học tập là không khác những người bị ảo tưởng đó, người không thể biết được trắng từ đen.
Đây là lời ghi của đệ tử. Anh ta lại nhấn mạnh vào sự kiện học tập.
Tất cả các bạn đều biết những con người của học vấn lớn, của tri thức lớn, nhưng sâu bên dưới họ, không có ánh sáng, họ không toả ra phúc lạc. Thực ra, việc học tập của họ làm cho họ thành nghiêm chỉnh. Thay vì làm cho họ nhẹ nhàng, chúng làm cho họ nặng gánh. Họ biết quá nhiều mà lại không biết gì và điều đó trở thành căng thẳng lớn trong bản thể họ, bởi vì thực tế họ không biết gì nhưng họ cứ tích trữ nhiều thông tin thế. Mọi người tôn thờ họ, mọi người kính trọng họ, cho nên họ không thể chấp nhận sự kiện rằng tất cả tri thức của họ là nông cạn. Nó đã không trưởng thành từ bên trong bản thể riêng của chúng ta, nó không có gốc rễ trong chúng ta. Tất cả những hoa này đã được mua từ bãi chợ, chúng không trưởng thành từ bản thể riêng của bạn.
Tôi đã nghe nói về một người đi câu cá. Cả ngày anh ta cố gắng và không thể kiếm được một con cá. Bây giờ anh ta lo lắng về vợ mình cho nên anh ta tới chợ cá và mua ba con cá to đẹp, nhưng với một điều kiện. Anh ngư dân, người bán những con cá này không thể hiểu được điều kiện rất kì lạ, và đấy là lần đầu tiên anh ta bắt gặp việc như vậy. Người này đã sẵn sàng trả giá, bất kì giá nào anh ngư dân đặt, nhưng điều kiện là anh ta phải ném cá và người này sẽ bắt chúng. Anh ngư dân nói, “Không có vấn đề gì. Tôi sẽ ném, ông bắt, nhưng tôi không hiểu... điều đó phỏng có ích gì?”
Người này nói, “Ông không hiểu nhưng tôi không thích nói dối. Khi tôi về nhà, vợ tôi sẽ hỏi tôi bắt được bao nhiêu cá. Tôi sẽ đưa ra ba con cá này mà tôi đã bắt được bằng chính tay mình. Tôi muốn đích xác đúng thế.”
Người như vậy có thể lừa dối vợ mình, nhưng anh ta có thể tự lừa dối mình được không? Và điều này có thực là đúng hay chỉ là cái giả được che đậy nhân danh cái đúng? Và đó là tình huống của cái gọi là người có học. Họ đã bắt cá, không phải từ hồ mà từ một ngư dân và từ cửa hàng của anh ta trong chợ, và họ chắc chắn đã bắt được chúng. Nhưng bản thân họ biết rằng họ đã không bắt, họ đã mua - và chân lí không thể được mua.
Bạn phải bắt giữ lấy ánh sáng bên trong của mình bằng nhận biết riêng của mình. Không có cách khác hơn thế.
Công bố giả dối về Phật pháp, những người như vậy, thực ra, báng bổ Phật và phá hoại Pháp. Họ thuyết giảng cứ như là họ đem tới mưa. Nhưng thuyết giảng của họ là thuyết giảng của ma quỉ không phải của chư phật. Thầy của họ là Ma Vương. Và đệ tử của họ là kẻ tôi đòi của ma quỉ. Những người bị lừa dối, người tuân theo hướng dẫn như vậy chìm sâu hơn một cách vô ý thức vào trong Biển sinh tử.
Chừng nào họ chưa thấy bản tính của mình, làm sao mọi người có thể tự gọi mình là phật được? Họ là kẻ dối trá lừa người khác đi vào trong cõi giới của ma quỉ. Chừng nào họ chưa thấy bản tính của mình, thuyết giảng của họ về kinh mười hai điều không là gì ngoài việc thuyết giảng của ma quỉ. Liên minh của họ là với Ma Vương … Ma vương là tương đương với ma quỉ theo phật tử. Liên minh của họ là với Ma Vương, không với Phật. Không thể nào phân biệt được trắng từ đen, làm sao họ thoát khỏi sinh và tử?
Bất kì ai thấy bản tính mình đều là phật. Bất kì ai không thấy điều đó đều là người hữu tử. Nhưng ngoài bản tính người hữu tử của chúng ta, nếu ông có thể tìm thấy phật tính ở đâu đó khác, nó ở đâu? Bản tính người hữu tử của chúng ta là phật tính của chúng ta.
Nó chỉ cần nhận ra. Không có khác biệt khác. Người nhận ra và nhận biết về bản tính của mình là phật. Người không nhận ra tự tính riêng của mình, người chưa bao giờ đi vào bên trong, là người hữu tử. Nhưng khác biệt chỉ về nhận ra, về nhận biết, không có khác biệt về chất giữa bạn và người đã chứng ngộ. Khác biệt chỉ là ở chỗ người đó biết điều đó và bạn không nhận biết về kho báu riêng của mình.
Do đó Bồ đề đạt ma tuyên bố: Bản tính người hữu tử của chúng ta là phật tính của chúng ta. Bên ngoài bản tính này không có phật. Phật là bản tính của chúng ta, nhưng chừng nào chúng ta còn chưa nhận biết chúng ta vẫn còn là người hữu tử. Không có phật bên ngoài bản tính này. Và không có bản tính nào bên ngoài phật này.
Từ ‘phật’ sẽ được Bồ đề đạt ma lặp đi lặp lại mãi cho nên bạn phải hiểu nó có nghĩa gì. Đấy không phải là tên người của bất kì ai. Phật đơn giản có nghĩa là người đã thức tỉnh. Phật Gautam là người thức tỉnh nổi tiếng nhất nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy là người đã thức tỉnh duy nhất. Đã có nhiều vị phật trước ông ấy và sẽ có nhiều vị phật sau ông ấy, chừng nào mà mọi con người có thể trở thành vị phật, sẽ cứ có sinh sôi thêm mãi chư phật mới trong tương lai.
Bởi vì mọi người đều có tiềm năng ấy... vấn đề chỉ là thời gian, đúng thời gian bạn đang chờ đợi. Một ngày nào đó, bị hành hạ bởi thực tại bên ngoài, trong thất vọng khi thấy mọi thứ mà chẳng tìm thấy gì, chúng ta nhất định quay vào bên trong.
Tên riêng của Phật Gautam là Siddhartha. Gautama là họ của ông ấy cho nên tên của ông ấy là Gautam Siddhartha. Phật không phải là tên ông ấy, đấy là sự thức tỉnh của ông ấy. Bởi vì tôi đã đặt tên cho phát hiện của chúng ta là Zorba Phật, ông đại sứ của Sri Lanka - Sri Lanka là một nước Phật giáo - ông đại sứ đã viết một bức thư cho tôi, nói, “Điều rất bất kính và làm tổn thương tới tình cảm tôn giáo của chúng tôi là ông đã đặt tên Zorba Phật cho phát hiện của mình. Xin hãy bỏ Phật ra khỏi tên đó.”
Tôi đã viết cho ông ấy một lá thư nói, “Có lẽ ông là một Phật tử từ lọt lòng, nhưng tôi là vị phật. Và tôi có mọi quyền để gọi phát hiện là Zorba Phật; nó chẳng liên quan gì tới Phật của ông cả... ông có thể được thoả mãn. Nếu như tôi gọi nó là Zorba Siddhartha chắc sẽ là điều làm cho con người ông bị rối loạn. Nhưng phật không phải là tên người; Phật Gautam chỉ một trong hàng triệu vị phật. Và Zorba có mọi tiềm năng trở thành vị phật. Tôi không thể ngăn cản được điều đó mà ông cũng không thể ngăn cản được. Và ông chỉ là một Phật tử, chỉ là một tín đồ, kẻ bắt chước. Ông thậm chí chẳng biết đích xác nghĩa của từ ‘phật’. Ông chưa bao giờ kinh nghiệm tự nhận biết là gì. Cho nên hãy viết lại cho tôi điều ông muốn.”
Ông ấy đã im lặng, ông ấy đã không trả lời. Và tôi cho rằng ông ấy đã không đưa bức thư đó cho bất kì ai khác.
Cho nên bất kì khi nào Bồ đề đạt ma dùng từ phật, nhớ ông ấy không nói tới Phật Gautam. Ông ấy đang nói về nhận biết, chứng ngộ, giải thoát, tự do toàn bộ - tất cả những phẩm chất đó là trong từ phật. Nó là tên của không ai cả và nó là tiềm năng của mọi người.
Được chứ Maneesha?
Vâng, thưa Osho.