Read more
Osho – Từ Thuốc tới Thiền
Chương 4. Cách tiếp cận mạnh khỏe khác
Cho nên mọi vấn đề đều có hai cạnh với chúng: chúng có thể được xử trí qua tâm trí và qua thân thể. Và mãi cho tới nay điều này đã là thực tế trên thế giới: vài người tin rằng tất cả các vấn đề là từ thân thể – các nhà sinh lí học, những người theo Pavlov, những nhà hành vi chủ nghĩa… Họ chữa trị thân thể, và tất nhiên trong năm mươi phần trăm trường hợp họ thành công. Và họ hi vọng rằng khoa học phát triển họ sẽ thành công thêm nữa, nhưng họ sẽ không bao giờ thành công hơn năm mươi phần trăm; điều đó chẳng liên quan gì tới sự phát triển khoa học cả.
Thế rồi toán bên kia có đó, những người cho rằng tất cả mọi vấn đề đều là từ tâm trí – cũng sai như toán thứ nhất. Những người theo khoa học Ki tô giáo và các nhà thôi miên và người có tài thôi miên, các nhà trị liệu tâm lí, tất cả họ đều nghĩ mọi vấn đề là của tâm trí. Họ cũng thành công cho năm mươi phần trăm trường hợp; họ cũng nghĩ rằng sớm hay muộn họ sẽ thành công ngày một nhiều hơn. Điều đó là vô nghĩa. Họ không thể thành công hơn năm mươi phần trăm; đó là giới hạn.
Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ mỗi vấn đề phải được xử trí từ cả hai phía cùng nhau, đồng thời. Nó phải bị công kích từ nhiều cửa, cuộc tấn công trên hai mặt trận; thế thì con người có thể được chữa khỏi một trăm phần trăm. Bất kì khi nào khoa học trở nên hoàn hảo nó sẽ làm việc theo cả hai cách…
Trước hết là thân thể, bởi vì thân thể là cánh cổng vào tâm trí – hành lang vào. Và bởi vì thân thể là thô nên nó vẫn còn dễ dàng thao tác được. Trước hết thân thể phải được giải phóng khỏi mọi cấu trúc đã tích luỹ của nó. Nếu bạn đã sống lâu với cảm giác rằng bạn yếu, thế thì điều đó phải đã đi vào trong thân thể, vào trong chính cấu trúc của thân thể. Trước hết điều đó phải được làm nhẹ bớt từ đó; và đồng thời tâm trí bạn phải được hứng khởi để cho nó có thể bắt đầu đi lên và có thể bắt đầu vứt bỏ mọi tải trọng vẫn giữ nó trĩu xuống.
Tôi hiểu rằng khoa học về Yoga coi con người không chỉ có một mà nhiều kiểu thân thể. Nếu điều này là như vậy, thì liệu từ đó có suy được ra rằng với những cá nhân khác nhau, loại thuốc này có thể có tác dụng hiệu quả hơn thuốc khác không, tuỳ theo ốm bệnh bắt nguồn từ đâu?
Khoa học về con người còn chưa tồn tại. Yoga của Patanjali là nỗ lực gần nhất đã được tiến hành. Ông ấy chia thân thể thành năm tầng, hay thành năm thể. Bạn không có một thể, bạn có năm thể; và đằng sau năm thể này, là bản thể bạn. Cùng điều đã xảy ra trong tâm lí thì cũng đã xảy ra trong y học. Đối trị liệu pháp chỉ tin vào thể vật lí, thể thô. Nó song hành với chủ nghĩa hành vi. Đối trị liệu pháp là y học thô nhất. Đó là lí do tại sao nó đã trở thành khoa học, bởi vì các công cụ khoa học chỉ có khả năng cho những thứ rất thô. Đi sâu hơn đi.
Châm cứu, Trung y, đi vào thêm một tầng nữa. Nó làm việc trên thể sống, pranamayakos. Nếu cái gì đó đi sai trong thể vật lí, châm cứu không chạm tới thể vật lí chút nào. Nó cố gắng làm việc trên thể sống. Nó cố gắng làm việc trên năng lượng sinh học, bioplasma. Nó giải quyết điều gì đó ở đó, và ngay lập tức thể thô bắt đầu vận hành tốt. Nếu cái gì đó đi sai trong thể sống, đối trị liệu pháp tác động trên thân thể, thể thô. Tất nhiên, với đối trị liệu pháp, đấy là nhiệm vụ lên dốc. Với châm cứu, đấy là nhiệm vụ xuống dốc. Nó là dễ dàng hơn bởi vì thể sống có chút ít cao hơn thể vật lí. Nếu thể sống được đặt đúng, thể vật lí đơn giản đi theo nó bởi vì bản kế hoạch tổng thể tồn tại trong thể sống. Thể vật lí chỉ là việc thực hiện của thể sống.
Bây giờ châm cứu đang nhận được kính trọng, dần dần, bởi vì một cách chụp ảnh rất nhạy cảm, chụp ảnh của Kirlian, đã bắt gặp bẩy trăm huyệt trong thân thể con người như chúng bao giờ cũng đã được các nhà châm cứu biết tới ít nhất năm nghìn năm nay. Họ không có công cụ nào để biết huyệt ở đâu trong thân thể, nhưng dần dần, qua thử và sai lầm, qua hàng thế kỉ, họ đã phát hiện ra bẩy trăm huyệt. Bây giờ Kirlian cũng đã phát hiện ra cùng bẩy trăm huyệt đó bằng công cụ khoa học. Và việc chụp ảnh của Kirlian đã chứng tỏ một điều: cố gắng thay đổi thể sống qua thể vật lí là điều ngớ ngẩn. Đấy là việc cố gắng đổi chủ bằng việc đổi tớ. Điều đó gần như không thể nào được bởi vì chủ không nghe lời tớ. Nếu bạn muốn thay đổi đầy tớ, thay đổi người chủ đi. Ngay lập tức, đầy tớ sẽ tuân theo. Thay vì đi thay đổi từng người lính, tốt hơn cả là thay đổi tướng. Thân thể có cả triệu lính, tế bào, đơn giản làm việc theo mệnh lệnh nào đó, theo sự chỉ huy nào đó. Thay đổi vị chỉ huy, và toàn bộ mẫu hình thân thể thay đổi.
Vi lượng liệu pháp đi sâu thêm chút ít. Nó làm việc trên manomayakos, thể tinh thần. Người sáng lập ra vi lượng liệu pháp, Hannemann, đã phát hiện ra một trong những điều vĩ đại nhất đã từng được phát hiện ra, và đó là: lượng thuốc càng ít, nó lại càng đi sâu hơn. Ông ấy gọi phương pháp làm thuốc vi lượng liệu pháp là ‘phân mức hiệu nghiệm’. Họ cứ giảm mãi đi lượng thuốc. Ông ấy sẽ làm việc theo cách này: ông ấy lấy một khối lượng thuốc nào đó và sẽ trộn lẫn nó với mười lần khối lượng đường sữa hay với nước. Một lượng thuốc, chín lượng nước; ông ấy sẽ trộn chúng lại. Thế rồi ông ấy lại lấy một lượng của dung dịch này, và lần nữa sẽ trộn nó với chín lần nước thêm nữa, hay đường sữa. Theo cách này ông ấy cứ tiếp tục mãi; lại từ dung dịch mới ông ấy lấy ra một lượng và lại trộn nó với chín phần nước nữa. Điều này ông ấy sẽ làm và mức hiệu nghiệm của thuốc sẽ tăng lên.
Dần dần thuốc đạt tới mức độ nguyên tử. Nó trở thành tinh tế đến mức bạn không thể tin được rằng nó có thể có tác dụng; nó gần như là biến mất. Đó là điều được viết trong vi lượng liệu pháp, mức hiệu nghiệm: mười mức hiệu nghiệm, hai mươi mức hiệu nghiệm, một trăm mức hiệu nghiệm, một nghìn mức hiệu nghiệm. Mức hiệu nghiệm càng lớn, khối lượng thuốc càng nhỏ. Với mười nghìn mức hiệu nghiệm, chỉ còn lại một phần triệu liều thuốc nguyên gốc, gần như không. Nó gần như biến mất, nhưng thế thì nó đi vào cốt lõi sâu xa nhất của manomaya. Nó đi vào trong thể tâm trí của bạn. Nó đi sâu hơn là châm cứu. Gần như là bạn đạt tới nguyên tử, hay thậm chí mức độ hạ nguyên tử. Thế thì nó không chạm vào thân thể bạn. Thế thì nó không chạm vào thể sống của bạn; nó đơn giản đi vào. Nó tinh tế và nhỏ bé đến mức nó đi xuyên qua không có rào chắn nào. Nó có thể đơn giản trượt vào trong manomayakos, vào trong thể tinh thần, và từ đó nó bắt đầu vận hành. Bạn đã tìm được một uy quyền lớn hơn pranamaya.
Ayurved, y học Ấn Độ, là tổng hợp của cả ba điều này. Nó là một trong những cách tổng hợp y học nhất.
Thôi miên liệu pháp còn đi sâu hơn. Nó chạm tới vigyanmayakos: thể thứ tư, thể của tâm thức. Nó không dùng thuốc. Nó không dùng bất kì cái gì. Nó đơn giản dùng gợi ý, có thế thôi. Nó đơn giản nêu ra một gợi ý trong tâm trí bạn – gọi nó là từ lực thú vật, thuật thôi miên, ru ngủ hay bất kì cái gì bạn thích cũng được, nhưng nó vận hành qua sức mạnh của ý nghĩ, không qua sức mạnh của vật chất. Ngay cả vi lượng liệu pháp cũng vẫn là sức mạnh của vật chất trong một lượng rất tinh tế. Thôi miên liệu pháp gạt bỏ vật chất, bởi vì dù tinh tế đến đâu, vật chất vẫn cứ là vật chất… Mười nghìn mức hiệu năng, nhưng dẫu sao, đấy vẫn cứ là hiệu năng của vật chất. Nó đơn giản nhảy tới năng lượng ý nghĩ, vigyanmayakos: thể tâm thức. Nếu tâm thức của bạn chỉ chấp nhận một ý tưởng nào đó, nó bắt đầu vận hành.
Thôi miên liệu pháp có tương lai lớn. Nó đang trở thành thuốc tương lai, bởi vì nếu chỉ bằng việc thay đổi mẫu hình tư duy của bạn mà tâm trí bạn có thể được thay đổi, qua tâm trí mà thể sống của bạn thay đổi, và qua thể sống mà thể thô của bạn thay đổi, thế thì tại sao phải bận tâm tới chất độc, tại sao phải bận tâm tới thuốc thô? Tại sao không làm việc với nó qua sức mạnh tư duy? Bạn đã quan sát nhà thôi miên nào đang làm việc trên người trung gian chưa? Nếu bạn chưa quan sát, thì cũng đáng quan sát lắm. Nó sẽ cho bạn hiểu thấu nào đó.
Bạn có thể đã nghe, hay bạn có thể đã thấy – ở Ấn Độ điều đó xảy ra; bạn phải đã thấy người bước qua lửa. Đấy chẳng gì khác hơn là thôi miên liệu pháp. Cái ý tưởng rằng họ đang bị ám ảnh bởi một vị nam thần hay nữ thần nào đó và không lửa nào có thể đốt cháy họ được, chính ý tưởng đó là đủ. Ý tưởng này điều khiển và làm biến đổi vận hành bình thường của thân thể họ. Họ được chuẩn bị: trong hai mươi bốn giờ họ nhịn ăn. Khi bạn nhịn ăn toàn bộ thân thể bạn sạch sẽ, và không có chất bài tiết trong nó, cây cầu giữa bạn và cái thô thiển bị bỏ đi. Trong hai mươi bốn giờ họ sống trong ngôi đền hay chùa chiền, ca hát, nhảy múa, thành hoà hợp với Thượng đế. Thế rồi một khoảnh khắc tới khi họ bước lên lửa. Họ bước tới trong nhảy múa, bị ám ảnh. Họ bước tới với niềm tin cậy tràn đầy rằng lửa không đốt cháy được, có thế thôi; không có gì khác cả. Cách thức tạo ra tin cậy mới là vấn đề. Thế rồi họ nhảy múa trên lửa, và lửa không đốt cháy họ.
Việc này đã xảy ra nhiều lần đến mức ai đó, người chỉ là một khán giả cũng trở nên bị ám ảnh thế. Hai mươi người đang bước trên lửa và không bị cháy, và ai đó sẽ lập tức trở nên tin tưởng thế: “Nếu những người này bước được, sao mình lại không?”; và người đó nhảy vào, và lửa cũng không đốt cháy người đó. Trong khoảnh khắc bất thần đó, tin cậy nảy sinh. Đôi khi điều đã xảy ra là người đã được chuẩn bị, lại bị cháy. Đôi khi một khán giả chưa chuẩn bị gì bước trên lửa mà không bị cháy. Điều gì đã xảy ra? – người được chuẩn bị phải đã mang hoài nghi. Họ phải đã nghĩ liệu điều đó có xảy ra hay không. Một nghi ngờ tinh tế phải vẫn còn lại trong vigyanmayakos, trong tâm thức họ. Đấy không phải là tin cậy hoàn toàn. Cho nên họ tới, nhưng với hoài nghi. Bởi hoài nghi đó, thân thể không thể nào nhận được thông báo từ linh hồn cao hơn. Hoài nghi tới ở giữa, và thân thể vẫn tiếp tục vận hành theo cách thông thường; nó bị cháy. Đó là lí do tại sao mọi tôn giáo đều nhấn mạnh vào tin cậy.
Tin cậy là thôi miên liệu pháp. Không có tin cậy, bạn không thể đi vào phần tinh tế của bản thể mình, bởi vì với một hoài nghi nhỏ, và bạn bị ném lại với cái thô thiển. Khoa học làm việc với hoài nghi. Hoài nghi là phương pháp trong khoa học bởi vì khoa học làm việc với cái thô thiển. Dù bạn hoài nghi hay không, nhà đối trị cũng chẳng băn khoăn. Ông ấy không yêu cầu bạn phải tin cậy vào thuốc của mình; ông ấy đơn giản cho bạn thuốc. Nhưng nhà vi lượng sẽ hỏi liệu bạn có tin hay không, bởi vì không có niềm tin của bạn thì sẽ khó khăn hơn cho nhà vi lượng làm việc với bạn. Còn nhà thôi miên liệu pháp sẽ yêu cầu buông xuôi toàn bộ; nếu không thì chẳng thể làm gì được cả.
Tôn giáo là buông xuôi. Tôn giáo là thôi miên liệu pháp. Nhưng, vẫn còn một thể nữa. Đó là anandmayakos: thể phúc lạc. Thôi miên liệu pháp đi tới thể thứ tư. Thiền đi tới thể thứ năm. Thiền meditation – chính từ này là đẹp bởi vì gốc rễ cũng cùng như ‘thuốc – medicine’. Cả hai có cùng gốc, thuốc và thiền đều là các nhánh của một từ: cái chữa lành, cái làm cho bạn thành mạnh khoẻ và cái toàn thể là thuốc – và ở mức sâu nhất đó là thiền.
Thiền thậm chí không nêu cho bạn lời gợi ý bởi vì lời gợi ý được trao từ bên ngoài. Một ai đó khác phải nêu cho bạn lời gợi ý. Gợi ý có nghĩa là bạn phụ thuộc vào ai đó. Họ không thể làm cho bạn ý thức hoàn hảo được bởi vì sẽ phải cần tới người khác, và cái bóng sẽ che phủ bản thể bạn. Thiền làm cho bạn ý thức hoàn hảo, không có cái bóng nào – ánh sáng tuyệt đối không có bóng tối. Bây giờ thậm chí lời gợi ý cũng bị coi như là một thứ thô thiển. Ai đó gợi ý – điều đó có nghĩa là một cái gì đó tới từ bên ngoài, và trong phân tích tối thượng cái tới từ bên ngoài là mang tính vật chất. Không chỉ vật chất, mà cái mà tới từ bên ngoài là mang tính vật chất. Thậm chí ý nghĩ cũng là dạng tinh tế của vật chất. Thậm chí thôi miên liệu pháp cũng là mang tính vật chất.
Thiền loại bỏ tất cả mọi cái ủng hộ, mọi cái hỗ trợ. Đó là lí do tại sao việc hiểu thiền lại là điều khó nhất trong thế giới này, bởi vì chẳng còn lại gì cả – chỉ hiểu biết thuần khiết, chứng kiến.
Wilheilm Reich nói trong cuốn sách của mình, Hãy lắng nghe, hỡi con người nhỏ nhen, rằng ông ấy thấy rằng con người vươn ra ngoài năng lượng sống của mình khi người đó cảm thấy khoẻ và yêu; rằng con người kéo lại năng lượng đó khi người ta sợ hãi. Reich nói rằng ông ấy thấy là năng lượng sống của con người – điều ông ấy đặt thuật ngữ là ‘orgone’ – lực sống vũ trụ – được ‘tìm thấy trong bầu khí quyền’, bên ngoài thân thể. Ông ấy nói ông ấy thành công trong việc thấy nó và đã phát minh ra công cụ để khuếch đại nó.
Điều ông ấy quan sát có phải vậy không?
Wilhelm Reich là một trong những người thông minh được sinh ra trong thế kỉ này. Điều ông ấy đã thấy thì đã từng được biết tới ở phương Đông như hào quang. Bạn phải đã thấy quanh tượng Phật hay Mahavira hay Krishna – một hào quang tròn quanh đầu. Hào quanh tròn quanh đầu đó là thực tế. Điều Wilhelm Reich nói là đích xác đúng, nhưng những người mà ông ấy nói với lại không phải là những người hiểu được nó. Họ nghĩ ông ấy điên bởi vì ông ấy đã mô tả cuộc sống như năng lượng bao quanh thân thể. Điều đó đích xác đúng.
Cuộc sống là năng lượng bao quanh thân thể bạn. Không chỉ thân thể bạn, mà hoa, cây – mọi thứ đều có hào quang riêng của nó. Và hào quang đó, năng lượng bao quanh bạn đó co lại và dãn ra trong những tình huống khác nhau. Bất kì tình huống nào năng lượng của bạn co lại đều nên coi là xấu, ốm yếu. Và mọi tình huống năng lượng bạn mở rộng, nên coi là đáng kính trọng và đáng yêu. Trong tình yêu năng lượng của bạn vươn ra, bạn trở thành sống động hơn. Và khi bạn trong sợ hãi, năng lượng bạn co lại, bạn trở nên kém sinh động.
Bây giờ Wilhelm Reich đáng thương bị người Mĩ coi là điên bởi vì ông ấy không chỉ khuếch đại năng lượng đó – ông ấy đã tìm ra vài bài tập trong đó năng lượng này khuếch đại lên – ông ấy thậm chí còn bắt được năng lượng đó vào trong hộp, các cái hộp lớn trong đó một người có thể đi vào được. Và nếu người này ốm người đó sẽ đi ra toàn thể và mạnh khoẻ. Một cách tự nhiên một người như thế phải bị coi là điên. Ông ấy đã bán các cái hộp đó, hộp rỗng – nhưng chúng lại không trống rỗng. Ông ấy đã tìm ra cách thu thập năng lượng có sẵn trong bầu không khí. Quanh cái cây bạn có thể thấy rằng năng lượng đang tuôn trào, nhưng với đôi mắt trần của mình bạn không thể thấy nó được.
Sau khi ông ấy bị tuyên bố là điên và bị bỏ tù, một người khác ở Liên Xô thậm chí còn giải quyết được việc chụp ảnh nó. Và bây giờ nó đã trở thành tâm lí được thừa nhận tại Liên Xô, rằng cuộc sống có hào quang. Và người này, Kirlian, đã phát triển một tấm kính ảnh nhạy nào đó để chụp ảnh nó. Ông ấy đã chụp bàn tay, và bàn tay hiện ra với vầng hào quang vây quanh nó. Theo một cách rất lạ các ảnh của ông ấy thậm chí còn chỉ ra liệu một người có ốm đau gì trong sáu tháng không: “Ngay bây giờ người đó không biểu lộ bất kì hình mẫu ốm yếu nào, nhưng hào quang của người đó đang co lại tại điểm nào đó…” Và nếu tại điểm nào đó hào quang đang co lại – có thể người đó sẽ trở thành điếc hay mù nếu hào quang mắt co lại. Và tất cả ảnh chụp của ông ấy đều được chứng minh là đúng. Khi ông ấy nói, “Người này có nguy cơ mất thị lực,” thì không có dấu hiệu nào thấy được, không có lí do nào để tin vào điều đó, nhưng trong vòng sáu tháng người đó trở nên loà. Bây giờ trong tâm lí học xô viết, việc chụp ảnh của Kirlian được chính phủ thừa nhận. Điều đó cũng lan rộng sang nhiều nước khác. Một người có thể được chữa trị trước khi người đó trở nên ốm. Việc chụp ảnh của Kirlian mang tính rất tiên đoán. Nó chỉ ra, ít nhất sáu tháng trước đó, điều gì sẽ xảy ra.
Tại phương Đông người ta đã biết tới từ nhiều thế kỉ nay rằng trước cái chết của bạn, sáu tháng trước đó, bạn chấm dứt khả năng thấy chỏm mũi mình. Bởi vì mắt bạn bắt đầu quay ngược lên, chúng không có khả năng thấy được chỏm mũi bạn. Khoảnh khắc bạn nhận ra mình không thể thấy được chỏm mũi có nghĩa là trong vòng sáu tháng năng lượng của bạn sẽ co lại, trở ngược về cội nguồn của nó. Và hào quang, không có kĩ thuật chụp ảnh nào, đã được yoga thừa nhận từ năm nghìn năm nay. Nhưng bây giờ, nó có thể được chấp nhận trên nền tảng khoa học.
Wilhelm Reich là một thiên tài duy nhất. Ông ấy có thể xoay xở để thấy và cảm cái điều thông thường không thể thấy được. Nhưng nếu bạn rất mang tính thiền, bạn sẽ bắt đầu thấy hào quang của mọi người, thậm chí hào quang của riêng bạn. Bạn sẽ thấy tay của mình với các tia sáng quanh nó, rạng ngời. Và khi bạn mạnh khoẻ bạn sẽ cảm thấy hào quang của mình lan rộng. Khi bạn ốm yếu bạn sẽ cảm thấy hào quang mình co lại – cái gì đó đang co lại bên trong bạn.
Khi bạn ở bên cạnh người ốm, bạn sẽ có cảm giác kì lạ rằng người đó bằng cách nào đó làm cho bạn cảm thấy ốm, bởi vì người ốm khai thác hào quang của người khác mà người khác không biết. Người đó cần nhiều sự sống, cho nên bất kì ai có sự sống và tới quanh người đó, người đó đều lấy sự sống của người này. Và bằng kinh nghiệm bạn biết, nhưng không hiểu, rằng có người bạn muốn tránh, bởi vì gặp họ bạn cảm thấy ốm yếu, gặp họ bạn cảm thấy rằng cái gì đó đã bị lấy đi khỏi bạn. Và có những người bạn muốn gặp, bởi vì gặp họ bạn cảm thấy sự mở rộng, bạn cảm thấy sinh động hơn.
Wilhelm Reich là phải, nhưng không may là đám đông lại chẳng bao giờ chấp nhận thiên tài của riêng họ: ngược lại, họ kết án những người này, bởi vì nếu Wilhelm Reich là phải, thế thì mọi người khác gần như là mù. Và trong giận dữ ông ấy đã viết cuốn sách, Hãy lắng nghe, hỡi con người nhỏ nhen. Nhưng cuốn sách đó hay, và giận dữ của ông ấy có thể được tha thứ bởi vì ông ấy đã bị ‘con người nhỏ nhen’, đám đông, ngược đãi. Ông ấy là người đầu tiên bị coi là điên, thế rồi bị buộc vào nhà thương điên, và ông ấy chết trong nhà thương điên. Tại phương Đông ông ấy đáng phải trở thành một Phật Gautam. Ông ấy có phẩm chất, có cái sáng suốt. Nhưng một xã hội sai, một xã hội của những con người rất nhỏ nhen, của những con người rất nhỏ mọn, những tâm trí chật hẹp, người không thể nào quan niệm được cái bao la, người không thể nào quan niệm được điều bí ẩn…
Toàn bộ bầu không khí đều tràn đầy cuộc sống. Và nếu bạn hiểu cội nguồn riêng của mình về cuộc sống bạn bỗng nhiên sẽ nhận biết rằng chim chóc sống động, cây cối sống động, bãi cỏ sống động – mọi nơi đều có cuộc sống! Và bạn có thể nhảy múa với cuộc sống này, bạn có thể bắt đầu có đối thoại với bầu không khí. Tất nhiên, mọi người sẽ nghĩ bạn điên, bởi vì mọi người vẫn như cũ. Cũng những người đó đã đóng đinh Jesus, cũng những người đã buộc Wilhelm Reich vào nhà thương điên, cũng những người đã đầu độc Socrates… nhưng những con người nhỏ nhen đó lại là đa số.
Sự giận dữ của Wilhelm Reich là phải, nhưng tôi vẫn nói rằng thay vì giận dữ, con người nhỏ nhen đó cần tới lòng từ bi. Ông ấy đã giận dữ bởi vì họ đã ngược đãi ông, họ đã phá huỷ toàn bộ cuộc sống của ông. Thay vì hiểu ông ấy – ông ấy sẽ mở cánh cửa mới cho việc kinh nghiệm, cho việc yêu, cho việc sống – họ lại phá huỷ con người này hoàn toàn. Hiển nhiên, ông ấy trở nên giận dữ.
Tại phương Đông, cùng con người nhỏ nhen đó có đó, nhưng thiên tài phương Đông chưa bao giờ giận dữ họ cả. Thay vì giận dữ, nó đã biểu lộ lòng từ bi, nó đã cảm thấy từ bi về sự mù quáng của họ, và nó đã cố gắng theo mọi cách để đem ánh sáng lại cho họ, một chút ít hiểu biết cho trái tim họ.
Khi bạn tiếp cận với bất kì khoa học phương Đông nào bằng tâm trí phương Tây thì bạn bỏ lỡ nhiều thứ. Toàn bộ cách tiếp cận của bạn là khác: nó là phương pháp luận, nó là logic, phân tích. Và các khoa học phương Đông này không thật sự là khoa học mà là nghệ thuật. Toàn bộ vấn đề phụ thuộc vào liệu bạn có thể dịch chuyển năng lượng của mình từ trí tuệ sang trực giác hay không, liệu bạn có thể dịch chuyển từ nam tính sang nữ tính, từ dương sang âm; từ cách tiếp cận tích cực, năng nổ, bạn có thể trở thành thụ động, tiếp nhận không? Chỉ thế thì những việc này mới có tác dụng; ngoài ra bạn có thể học tất cả mọi điều về châm cứu, và nó vẫn cứ không là châm cứu chút nào. Bạn sẽ biết tất cả về nó; nhưng không biết nó. Và đôi khi việc xảy ra là một người có thể không biết nhiều về nó nhưng lại biết nó, nhưng thế thì nó là mẹo – chỉ là một cái nhìn sáng tỏ vào trong nó.
Cho nên điều này đang xảy ra cho nhiều thứ phương Đông: phương Tây trở nên quan tâm – chúng là điều uyên thâm. Phương Tây trở nên quan tâm tới một điều phương Đông, nhưng thế rồi nó lại đem tâm trí của mình vào để hiểu điều đó. Khoảnh khắc tâm trí phương Tây đi vào trong nó, chính cơ sở của nó bị phá huỷ. Thế thì chỉ các mảnh vụn là còn lại và những mảnh đó không bao giờ có tác dụng cả. Và không chỉ châm cứu là không có tác dụng, châm cứu có thể có tác dụng, nhưng nó chỉ có thể có tác dụng qua cách tiếp cận phương Đông.
Cho nên nếu bạn thực sự muốn học châm cứu, chẳng hạn, biết về nó cũng là điều tốt nhưng phải luôn nhớ đấy không phải là điều tinh tuý nhất. Việc học bất kì thông tin gì đều là có thể được cả, thế rồi quên tất cả thông tin đi và bắt đầu mò mẫm trong bóng tối. Bắt đầu lắng nghe cái vô thức của bạn, bắt đầu cảm trong mối quan hệ với bệnh nhân. Đó là khác biệt…
Khi một bệnh nhân tới một người hành nghề y Tây phương, người hành nghề y Tây phương này bắt đầu lập luận, chẩn đoán, phân tích, tìm kiếm xem liệu ốm bệnh là từ đâu, ốm bệnh này là gì, và cái gì có thể chữa được cho nó. Người đó dùng một phần của tâm trí mình, phần lập luận. Người đó tấn công vào bệnh tật, người đó bắt đầu chinh phục nó: trận đánh bắt đầu giữa bệnh tật và bác sĩ. Bệnh nhân chỉ đứng ngoài trò – bác sĩ không bận tâm tới bệnh nhân. Ông ta bắt đầu quần nhau với bệnh tật – bệnh nhân hoàn toàn bị bỏ quên lãng.
Khi bạn tới nhà châm cứu bệnh tật không quan trọng, bệnh nhân mới quan trọng, bởi vì chính bệnh nhân mới tạo ra bệnh tật: nguyên nhân là ở trong bệnh nhân, bệnh tật chỉ là triệu chứng. Bạn có thể thay đổi triệu chứng này và triệu chứng khác sẽ nẩy ra. Bạn có thể trấn áp bệnh này bằng thuốc, bạn có thể chấm dứt sự lộ diện của nó, nhưng thế rồi bệnh này sẽ tự khẳng định nó ở đâu đó khác và với nguy hiểm hơn, mạnh mẽ hơn, với sự trả thù. Bệnh tiếp sẽ khó xử trí hơn là bệnh đầu. Bạn lại uống thuốc chống nó, thế thì bệnh thứ ba thậm chí lại còn khó hơn nữa.
Đấy là cách đối trị liệu pháp đã tạo ra ung thư. Bạn cứ ép buộc đẩy bệnh sang một bên, nó lại tự khẳng định nó từ bên kia, thế rồi bạn lại chèn ép nó ở bên kia – bệnh bắt đầu trở nên rất, rất giận dữ. Và bạn không thay đổi bệnh nhân, bệnh nhân vẫn như cũ; thế là bởi vì nguyên nhân vẫn tồn tại, nguyên nhân cứ tạo ra hậu quả.
Châm cứu giải quyết với nguyên nhân. Đừng bao giờ đi giải quyết hậu quả, bao giờ cũng đi tới nguyên nhân. Và làm sao bạn có thể đi tới nguyên nhân được? Lập luận không thể đi tới nguyên nhân được – nguyên nhân là quá lớn không thể lập luận được – nó chỉ có thể xử trí hậu quả. Chỉ thiền mới có thể đi tới nguyên nhân. Cho nên người châm cứu sẽ cảm bệnh nhân. Người đó sẽ quên đi tri thức của mình, người đó sẽ chỉ cố gắng được đồng điệu với bệnh nhân. Người đó sẽ đi vào trong quan hệ; người đó sẽ bắt đầu cảm thấy chiếc cầu với bệnh nhân. Người đó sẽ bắt đầu cảm thấy bệnh tật của bệnh nhân trong thân thể mình, trong hệ thống năng lượng riêng của mình. Đó là cách duy nhất cho người đó biết một cách trực giác nguyên nhân là ở đâu, bởi vì nguyên nhân bị giấu kín. Người đó sẽ trở thành tấm gương và người đó sẽ tìm thấy sự phản xạ trong bản thân mình.
Đây là toàn bộ quá trình về nó, và điều này lại không được dạy bởi vì nó không thể dạy được. Nó thực sự đáng giá để đi vào, cho nên gợi ý của tôi là trước hết học theo phương Tây trong hai năm, thế rồi ít nhất trong sáu tháng đi về một nước Viễn Đông nào đó và sống cùng với một nhà châm cứu nào đó. Chỉ trong sự hiện diện của người đó – chỉ để cho người đó làm việc và bạn quan sát. Chỉ hấp thu năng lượng của người đó, và thế thì bạn sẽ có khả năng làm điều gì đó; bằng không thì nó là khó.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy dần năng lượng của riêng mình, hay làm việc với năng lượng này trong thân thể riêng của bạn, châm cứu sẽ không còn chỉ là kĩ thuật nữa, nó sẽ trở thành nhạc cụ. Và đó là sáng suốt – bạn có thể học kĩ thuật và chẳng có gì đi ra từ nó cả – nó là linh cảm hơn là nghệ thuật. Đó là một trong những khó khăn nhất về các kĩ thuật cổ đại: chúng không phải là khoa học, và nếu bạn tiếp cận chúng với cái nhìn khoa học thì bạn có thể có cái nhìn mơ hồ nhưng phần lớn bị mất. Và bất kì cái gì bạn có thể nắm bắt được cũng sẽ không nhiều nhặn gì cho lắm, và nó sẽ là thất vọng.
Toàn bộ cách tiếp cận cổ đại là hoàn toàn khác: nó không logic chút nào, nó nhiều nữ tính hơn, nhiều trực giác hơn, nhiều phi logic hơn. Người ta không nghĩ theo tam đoạn luận như tâm trí khoa học nghĩ; thay vì thế, người ta trong tham gia sâu sắc với sự tồn tại – phần nhiều trong trạng thái mơ, trong khải lộ, và cho phép tự nhiên tiết lộ các bí mật và bí ẩn của nó. Đấy không phải là xâm lăng vào tự nhiên… nhiều nhất thì chỉ là thuyết phục. Và cách tiếp cận là từ bên trong.
Người ta phải tiếp cận tới thân thể của riêng mình từ cốt lõi bên trong nhất. Bẩy trăm huyệt đó không được biết tới theo cách khách quan, chúng được biết tới trong thiền sâu sắc. Khi người ta đi sâu vào bên trong và nhìn từ bên trong – một kinh nghiệm cực kì lớn – người ta có thể thấy tất cả các huyệt châm cứu bao quanh mình, dường như bầu trời đêm đầy sao. Và khi bạn đã thấy những điểm năng lượng này, chỉ thế thì bạn mới sẵn sàng. Bây giờ bạn có cái hiểu thấu bên trong, và chỉ bằng việc chạm vào thân thể người khác, bạn sẽ có khả năng cảm thấy chỗ nào năng lượng thân thể bị mất và chỗ nào thì không có; chỗ nào nó đang di chuyển, chỗ nào nó không di chuyển; chỗ nào nó lạnh và chỗ nào nó ấm; chỗ nào nó sống và chỗ nào nó đã chết. Có những điểm tại đó nó đáp ứng, và có những điểm tại đó nó không đáp ứng chút nào.
Bạn sẽ có khả năng biết tới châm cứu chỉ tới mức bạn trở nên có khả năng biết về chính mình, và khi cả hai điều này trùng nhau, có ánh sáng vĩ đại. Trong ánh sáng đó bạn có thể thấy mọi thứ – không chỉ về bản thân mình, mà còn về các thể của người khác. Cái nhìn mới nảy sinh dường như con mắt thứ ba đã mở ra.