Read more
Osho - Đạo: Đường vô lộ (Tập 2)
Chương 7. Cây mọc
Tử Hạ hỏi thầy:
'Nhan Hồi là người ra sao?'
'Hồi hơn ta về đức nhân.'
'Tử Cống là người ra sao?'
'Tứ biện thuyết giỏi hơn ta.'
'Tử Lộ là người ra sao?'
'Do dũng cảm hơn ta.'
'Tử Trương là người ra sao?'
'Sư trang nghiêm hơn ta.'
Tử Hạ đứng dậy hỏi:
'Vậy thì sao bốn anh đó phải học thầy?'
'Ngồi xuống, ta giảng cho nghe. Hồi có đức
nhân nhưng không quyền biến. Tứ có tài biện thuyết mà không biết giữ lời. Do
dũng cảm mà không biết có lúc nên nhát. Sư trang nghiêm mà không biết hoà đồng
với người. Đổi cái của ta để lấy những đức của bốn anh đó thì ta không đổi. Vì
vậy bốn anh đó một mực thờ ta làm thầy.'
Kẻ thù lớn nhất của tôn giáo
không phải là chủ nghĩa duy vật mà là đạo đức. Tại sao? Bởi vì đạo đức cố áp đặt
tâm linh, nó là ước định và tôn giáo chỉ có thể nở hoa từ bên trong, nó không
thể bị áp đặt từ bên ngoài. Do đó đạo đức tạo ra ảo tưởng về tôn giáo giả.
Đạo đức là kẻ giả vờ, đạo đức
là tôn giáo giả. Nó cho bạn sự kính trọng nhưng nó không cho bạn hiểu biết. Nó
cho bạn trò bản ngã lớn nhưng nó không thể cho bạn tính người. Nó làm cho bạn cảm
thấy cao siêu nhưng nó không giúp trưởng thành bên trong. Và người cảm thấy cao
siêu không thể trưởng thành được. Người đó bị mắc kẹt với bản ngã.
Đạo đức là một loại trang điểm
của bản ngã. Vâng, qua đạo đức bạn có thể trau dồi đức hạnh lớn, nhưng bạn sẽ
không bao giờ là đức hạnh. Qua đạo đức bạn có thể trở nên rất tài nghệ theo chiều
hướng nào đó nhưng những tài nghệ đó sẽ vẫn còn là vô ý thức. Đạo đức không thể
đem tới nhận biết bởi vì đạo đức không dựa trên chứng ngộ.
Điều bản chất phải tới từ bên
trong, điều bản chất phải phát triển như cây, điều bản chất là sống động. Điều
không bản chất là bị áp đặt từ bên ngoài.
Trước khi chúng ta đi vào chuyện
ngụ ngôn hay này,bốn điều phải được hiểu rất rõ ràng. Thứ nhất, có hai loại thống
nhất trong cuộc sống. Một thống nhất là máy móc - chẳng hạn, xe hơi. Xe hơi có
sự thống nhất nào đó, thống nhất chức năng, nhưng nó được lắp ráp, nó tới từ
dây chuyền lắp ráp. Bạn không thể lắp ráp cây được, bạn không thể lắp ráp đứa
bé được. Chúng có một loại thống nhất - nhưng nó là khác toàn bộ. Thống nhất của
chúng là hữu cơ. Chiếc xe là máy móc, đứa bé là hữu cơ. Cái máy là máy móc, cây
là hữu cơ. Bạn không thể gắn cây lại, nó mọc lên. Nó mọc ra từ trung tâm bên
trong riêng của nó. Nhiều nhất bạn có thể giúp đỡ - hay cản trở - nhưng bạn
không thể gắn cây lại.
Bạn có thể gắn chiếc xe lại, bạn
có thể lắp ráp xe - do đó chiếc xe không có linh hồn, không cái ta, không trung
tâm. Nó là sự thống nhất bề ngoài. Và chiếc xe không thể trưởng thành được, nó
không thể cho sinh ra chiếc xe con mới.
Cây mọc lên và có thể cho sinh
ra hàng triệu cây. Và cây có trung tâm, nó được cai quản bởi trung tâm bên
trong nhất. Khi mùa thu tới và lá khô rụng, ai đem lá mới tới? Chúng tới từ
đâu? Chúng tiến hoá từ cốt lõi bên trong nhất của cây.
Nếu phần máy móc của chiếc xe bị
thiếu bạn sẽ phải thay thế nó. Chiếc xe không thể tự nó tiến hoá được. Nó phụ
thuộc vào bạn; nó không có linh hồn, nó không có kỉ luật bên trong của riêng
nó. Nếu bạn cắt cành cây, cành khác được trung tâm cung cấp, nhưng nếu bạn phá
cái máy, chẳng cái gì sẽ tới từ trung tâm... không có gì, không có trung tâm.
Đạo đức là máy móc, tôn giáo là
hữu cơ. Đây là điều cơ sở đầu tiên cần được hiểu. Đạo đức được gắn vào từ bên
ngoài, tôn giáo trưởng thành từ cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Đạo đức
tới từ ước định, tôn giáo tới từ thiền. Đạo đức bị ép buộc bởi người khác, tôn
giáo bạn phải kiếm và tìm cho bản thân bạn. Đạo đức là phương cách xã hội, tôn
giáo là cuộc phiêu lưu. Đạo đức bị chi phối bởi chính khách và tu sĩ, tôn giáo
là việc nổi dậy. Rất hiếm khi một người là tôn giáo - và bất kì khi nào có người
tôn giáo đều có cách mạng lớn quanh người đó.
Người đạo đức là người thường,
bình thường như người vô đạo - đôi khi thậm chí còn bình thường hơn người vô đạo.
Người vô đạo đôi khi có dũng cảm nhưng người đạo đức không có dũng cảm. Người
vô đạo đôi khi có thể có thông minh nhưng người vô đạo không có thông minh. Người
vô đạo đôi khi có thể là nguyên bản nhưng người đạo đức bao giờ cũng lặp lại.
Đạo đức là kẻ thù lớn nhất của
tôn giáo bởi vì nó là đồng tiền giả. Nó giả vờ và nó có thể lừa dối mọi người.
Nó đã lừa dối qua các thời đại; hàng triệu và hàng triệu người đang và đã từng
bị đạo đức lừa dối. Và họ nghĩ rằng khi họ có đạo đức, họ có tôn giáo.
Điều thứ hai: đạo đức bao giờ
cũng tương đối. Bạn có thể có nhiều thông minh hơn ai đó khác hay ai đó khác có
thể có nhiều đức hạnh hơn bạn. Ai đó có thể dũng cảm hơn bạn hay hèn nhát hơn bạn.
Ai đó có thể chia sẻ nhiều hơn, đáng yêu hơn, hay bạn có thể đáng yêu hơn ai đó
khác. Đạo đức là so sánh.
Không ai có thể nhiều tính tôn
giáo hơn bạn hay ít tính tôn giáo hơn bạn - tôn giáo là không so sánh, khi tôn
giáo có đó, nó đơn giản có đó. Bạn có thể nói Phật là tôn giáo hơn Jesus không?
Bạn có thể nói Mahavira tôn giáo hơn Mohammed không? Bạn có thể nói Lão Tử tôn
giáo hơn Krishna không? Điều đó sẽ là ngớ ngẩn, chính phát biểu này sẽ là ngớ
ngẩn - bởi vì tôn giáo không phải là lượng, nó là tính chất của bản thể. Bạn
không thể có nhiều hơn hay ít hơn. Không có cấp bậc. Bạn có thể chân thực hơn
ai đó khác, bạn có thể nhiều tính trộm cướp hơn ai đó khác - đây là những khả
năng - nhưng bằng cách nào đó bạn có thể có tính tôn giáo nhiều hơn hay ít hơn
ai đó khác không? Tôn giáo nghĩa là thức tỉnh. Tôn giáo nghĩa là bạn đã về nhà.
Làm sao bạn có thể ở nhà ít hơn hay nhiều hơn ai đó khác được?
Khi một người đã trở nên nhận
biết, nhận biết của người đó bao giờ cũng là toàn bộ và đầy đủ, hoàn toàn đầy đủ.
Nó không tới từ bộ phận, nó tới như cái toàn thể - do đó nó là linh thiêng. Tôn
giáo tới như cái toàn thể, đạo đức tới theo đủ hình dạng và kích cỡ. Bạn có thể
có gia đình lớn hay có đạo đức cỡ trung bình - như thuốc đánh răng. Đạo đức tới
theo đủ mọi hình dạng và kích cỡ, tôn giáo chỉ là đầy đủ. Hoặc nó có hoặc nó
không có.
Đôi khi mọi người tới tôi và họ
hỏi, 'Ai chứng ngộ hơn - Phật hay Mahavira?' Câu hỏi này là ngớ ngẩn. Ai chứng
ngộ hơn? Chứng ngộ nghĩa là bạn đã đi ra ngoài cái tương đối; nhiều hay ít
không thể tồn tại được bây giờ. Ai chứng ngộ hơn? Chứng ngộ nghĩa là bạn đã biến
mất - và do vậy mọi khái niệm tương đối cũng biến mất. Bạn đơn giản ở đó là sự
hiện hữu thuần khiết. Bất kì khi nào bất kì ai trở thành sự hiện hữu thuần khiết,
sự tồn tại thuần khiết, hồn nhiên nguyên thuỷ, đều không có so sánh. Đi ra
ngoài so sánh là trở nên chứng ngộ - cho nên bạn không thể hỏi câu hỏi này, '
Ai chứng ngộ hơn?' Chính câu hỏi này là vô nghĩa.
Tôn giáo hoặc là hiện hữu hoặc
là không hiện hữu. Đây là điều thứ hai cần được nhớ.
Điều thứ ba: khi tôn giáo tới,
bạn tự nhiên là đạo đức nhưng điều ngược lại không phải là cảnh ngộ - bạn có thể
đạo đức nhưng bạn có thể không tôn giáo. Khi bạn là tôn giáo bạn tự nhiên đạo đức;
đạo đức tới như cái bóng.
Một đệ tử tới Liệt Tử và hỏi Liệt
Tử, 'Tôi phải làm gì, thưa thầy, để trở nên chứng ngộ?' Và Liệt Tử nói, 'Ông đứng
dưới mặt trời, bước đi, và quan sát cái bóng của ông.'
Người này đi ra, đứng dưới mặt
trời, bước đi và quan sát cái bóng của mình, quay lại, cúi lạy, cám ơn thầy và
nói, 'Thầy đã chỉ cho tôi con đường.'
Đệ tử khác rất phân vân. Cái gì
đã truyền qua giữa thầy và người mới này? Họ hỏi Liệt Tử và ông ấy cười. Ông ấy
nói, 'Đơn giản thế. Ta bảo người đó đi ra mặt trời và bước đi và quan sát cái
bóng của người đó. Và người đó đã hiểu ra vấn đề. Nếu thân thể bước đi, cái
bóng theo sau. Cái bóng không thể bước đi theo cách riêng của nó được. Và cho
dù ông có thể thu xếp cho cái bóng bước đi theo cách riêng của nó, thân thể sẽ
không đi theo, không có nhu cầu.'
Đạo đức giống như cái bóng, tôn
giáo là hình dáng con người thực. Khi tôn giáo có đó, đạo đức tới theo cách
riêng của nó - nó phải tới, không có khả năng khác. Nhưng nếu đạo đức có đó,
không có nhu cầu cho tôn giáo có đó. Bạn có thể trở thành người đạo đức mà
không trở thành người tôn giáo chút nào. Bạn có thể có các phẩm chất tốt. Bạn
có thể trung thực, chân thành, thành thực, không bạo hành, nhưng điều đó không làm
bạn thành tôn giáo. Nếu bạn là tôn giáo tất cả các phẩm chất đạo đức đơn giản
đi theo bạn.
Khi bạn đạo đức, bạn phải kiểm
soát những phẩm chất tốt đó liên tục, chúng phải được duy trì bằng không chúng
sẽ biến mất. Người đạo đức phải kiểm soát trung thực của mình liên tục vì mọi
khoảnh khắc đều có nỗi sợ rằng người đó có thể hành động không trung thực.
Không trung thực đã không biến mất, nó đã bị kìm nén. Nó có đó, nó chờ đợi
trong tầng ngầm của bản thể bạn cho cơ hội của nó, và một khi cơ hội có đó, nó sẽ
tự khẳng định bản thân nó với việc báo thù. Nó có đó và người đạo đức biết nó
rõ. Người đó có thể cố gắng để yêu thương nhưng người đó biết hận thù có đó
đang sôi bên trong người đó. Người đó có thể mỉm cười nhưng người đó biết rằng
mắt mình đầy nước mắt. Người đó có thể không biểu lộ giận dữ của mình nhưng người
đó biết rằng trái tim người đó đang cháy bỏng, và người đó muốn giết. Người đó
có thể cầu nguyện nhưng thực sự người đó muốn nguyền rủa. Người đó biết điều
đó. Không có cách nào để không biết.
Bạn có thể lừa người khác nhưng
làm sao bạn có thể lừa được bản thân bạn? Cho dù bạn cố lừa bản thân mình, thực
tại sẽ tự khẳng định nó lặp đi lặp lại và bạn sẽ phải đương đầu với nó lặp đi lặp
lại. Và bạn biết rằng mặc dầu bạn có thể giả vờ rằng bạn là người rất tốt, sâu
bên dưới bạn biết bạn xấu thế nào. Điều đó treo tựa như đá quanh cổ bạn, như đá
và giữ cho bạn bị kéo xuống.
Người đạo đức là nhị nguyên:
người đó là một thứ ở bên ngoài và là cái đối lập ở bên trong. Có vật lộn liên
tục trong bản thể người đó. Người đó bị chia chẻ. Người đạo đức là người tâm thần
phân liệt. Toàn thể trái đất đã trở thành tâm thần phân liệt bởi vì các giáo huấn
đạo đức. Dạy một người là đạo đức và sớm hay muộn bạn sẽ đưa người đó tới tràng
kỉ của nhà tâm thần. Bạn đã tạo ra điên khùng trong người đó.
Người này đang cảm thấy giận dữ
và bạn nói, 'Đừng giận, giận là xấu - bởi vì Moses nói vậy, hay Mohammed nói vậy,
hay Mahavira nói vậy. Giận dữ là xấu. Đừng giận.' Giận dữ đang tới một cách tự
nhiên nhưng bạn dạy chống lại nó - bởi vì đặt cược là lớn. Nếu người đó trở nên
giận dữ người đó sẽ đánh mất kính trọng của mình. Người đó có thể được kính trọng
chỉ nếu người đó không giận dữ, cho nên người đó phải giả vờ để được kính trọng.
Nhìn mọi người. Họ đã đánh mất
khuôn mặt nguyên thuỷ của họ. Họ đang đeo mặt nạ, họ đang ẩn đằng sau mặt nạ. Bạn
không bao giờ có thể chắc chắn ai đang ẩn đằng sau mặt nạ. Bạn yêu một người
nhưng dần dần bạn sẽ thấy đó không phải là cùng người bạn đã rơi vào trong tình
yêu. Bạn đã không quan sát điều đó lặp đi lặp lại sao? Khi bạn rơi vào tình yêu
với một người, sau vài tháng - hay thậm chí sau vài ngày nếu bạn là người quan
sát lớn bạn sẽ thấy rằng người này là cái gì đó khác. Người đàn bà này không phải
là cùng người đàn bà mà bạn đã rơi vào tình yêu. Bạn rơi vào tình yêu với cái mặt
nạ và bây giờ, từ từ, thực tại trở thành rõ ràng. Khi bạn sống với một người,
người đó không thể đeo mặt nạ trong hai mươi bốn giờ được. Nó là nặng nề và người
đó muốn nghỉ. Và đôi khi người đó vào kì nghỉ, ngay cả thánh nhân cũng có ngày
nghỉ của họ.
Tôi đã nghe.
Trong rạp xiếc có một người mà
người quản lí gánh xiếc thường tuyên bố là người cao nhất thế giới - đâu đó anh
ta cao gần hai mét bẩy.
Một phóng viên báo chí tới để
phỏng vấn anh ta bởi vì anh ta là người cao nhất thế giới. Anh ta tự nhiên chọn
ngày chủ nhật bởi vì sáng chủ nhật anh ta được tự do cho mình. Anh ta đi tới rạp
xiếc và thấy người này đang nằm dài ngay trước lều, tắm nắng. Anh ta rất ngạc
nhiên thấy rằng mặc dầu khuôn mặt vẫn thế mà thân thể không được hai mét bẩy
chút nào.
Anh ta hỏi, 'Có chuyện gì vậy?
Anh trông không quá mét sáu lăm với tôi. Nhưng mặt anh dường như là đúng người.'
Người này cười to. Người đó
nói, 'Vâng, ông đúng đấy. Tôi là đúng người rồi - tôi là người cao nhất trên thế
giới.'
'Nhưng,' phóng viên đáp, 'vấn đề
gì vậy? Ông trông không quá mét sáu lăm.'
Và người này nói, 'Đây là chủ
nhật của tôi. Đây là ngày nghỉ của tôi. Nếu ông muốn thấy tôi cao hai mét bẩy
thì ông phải tới thăm tôi lúc đang làm bổn phận.'
Nó là việc được kiểm soát.
Khi bạn thấy người lãnh đạo
đang nói chuyện với quần chúng, đó là khuôn mặt khác. Khi bạn gặp tu sĩ ở đền
chùa đang tôn thờ đấy là khuôn mặt khác. Khi bạn rơi vào tình yêu với người đàn
bà đấy là khuôn mặt khác. Cô ấy đang cố là tốt nhất có thể được - nhưng đó
không phải là thực tại, đó là thực tại bị kiểm soát. Cô ấy không thể kiểm soát
được nó mãi mãi - đó là lí do tại sao vợ không đẹp lắm, đó là lí do tại sao chồng
xấu. Bạn biết họ. Bạn đã thấy họ vào ngày nghỉ của họ.
Đạo đức tạo ra phân chia - cái
bên trong, cái thực trở nên bị ẩn kín và cái bên ngoài, cái giả, trở nên được
biểu lộ. Đây là một trong những đại thảm hoạ đã xảy ra cho nhân loại. Tôn giáo
làm bạn thành một. Nó lan toả cái bên trong ra cái bên ngoài.
Tôn giáo làm cho bạn mạnh khoẻ
- thế thì bạn bao giờ cũng nếm trải cùng một điều và bạn không bao giờ lấy ngày
nghỉ vì bạn bao giờ cũng là trong ngày nghỉ rồi. Đó là phẩm chất tự nhiên của bạn.
Điều thứ tư: cây là sống động,
máy chỉ tồn tại, nó không sống động. Con người của đạo đức chỉ tồn tại, người
đó không thực sự sống động. Bạn sẽ không thấy tính sống động, bạn sẽ không thấy
toả sáng, bạn sẽ không thấy năng lượng trào lên, bạn sẽ không thấy tràn đầy cuộc
sống tới từ người đó. Người đó phải kiềm chế bản thể mình và cắt bỏ năng lượng
của mình liên tục. Người đó phải sống ở mức tối thiểu, người đó chưa bao giờ bừng
cháy. Người đó bao giờ cũng sợ sệt. Nếu người đó trở nên sống động quá nhiều thế
thì điều bị kìm nén sẽ bắt đầu tự khẳng định nó. Cho nên người đó bao giờ cũng
sợ sệt. Người đó giữ cho bản thân mình bị kéo xuống. Người đó cứ nắm giữ lấy bản
thân mình. Người đó chưa bao giờ cho phép bản thân mình được buông bỏ toàn bộ bởi
vì buông bỏ toàn bộ sẽ tự nhiên có nghĩa là điều bị kìm nén sẽ đột nhiên bùng
phát lên bề mặt. Nó sẽ giống như núi lửa bùng nổ. Cho nên người đó phải giữ cho
bản thân mình ở mức tối thiểu, người đó phải cho phép chỉ năng lượng tối thiểu
- chỉ thế thì người đó mới có thể kiểm soát được bản thân mình. Với năng lượng
tối đa tuôn chảy người đó sẽ mất kiểm soát, người đó sẽ mất cân bằng.
Con người của đạo đức chỉ có vẻ
là sống, nó là hình tướng. Chỉ con người của tôn giáo mới sống động. Con người
của tôn giáo sống ở mức tối đa và con người của đạo đức sống ở mức tối thiểu. Một
cách tự nhiên, ở mức tối thiểu bạn sống như người bất lực. Bạn không thể giận dữ
được cho nên bạn không thể yêu được bởi vì bao giờ cũng có nỗi sợ rằng nếu bạn
sống quá nhiều đôi khi giận dữ có thể tới. Khi một năng lượng được cho phép diễn
đạt toàn bộ, các năng lượng khác cũng được tự do. Khi bạn mở cánh cửa của bạn
cho một điều, các điều khác cũng sẽ thoát ra. Bạn không thể mở cửa được, bạn
bao giờ cũng phải canh chừng. Nghĩ về khổ của người bao giờ cũng phải canh chừng,
người không thể thảnh thơi được. Người bao giờ cũng canh chừng là người căng thẳng.
Người đạo đức không bao giờ hạnh
phúc. Người đó không thể buồn được - nhiều nhất là không buồn nhưng người đó
không bao giờ hạnh phúc, người đó không bao giờ cực lạc. Trong hàng triệu năm,
con người đã tồn tại trên trái đất nhưng chưa bao giờ thấy một ngoại lệ. Chưa
bao giờ tìm được một người đạo đức mà cực lạc. Người đó không thể nhảy múa, người
đó không thể ca hát, người đó không thể hân hoan. Vui vẻ là tự do - và người đó
không biết tự do là gì. Cực lạc là đi ra ngoài bản thân người ta và điều đó là
có thể chỉ khi bạn đi qua điều tốt nhất của bạn, khi bạn được bùng chát với đam
mê lớn để sống, khi bạn yêu một cách toàn bộ, khi bạn được tràn ngập với Thượng
đế. Chỉ thế thì cực lạc mới là có thể.
Cực lạc không phải là của bạn;
cực lạc là Thượng đế nhảy múa trong bạn. Bạn không thể cho phép Thượng đế nhảy
múa trong bạn vì bạn không thể cho phép tự nhiên nhảy múa trong bạn. Bạn thậm
chí đã không tự nhiên, làm sao bạn có thể tâm linh được? Nhớ lấy, tâm linh là
giai đoạn cao hơn của việc là tự nhiên; tâm linh là việc nở hoa tối thượng của
việc là tự nhiên.
Người đạo đức chưa bao giờ tự
phát. Người đạo đức sống qua quá khứ. Người đó có tính cách và người đó phải đi
theo tính cách. Người đó có bản kế hoạch tổng thể, người đó có bản đồ, và người
đó bao giờ cũng nhìn vào bản đồ và vận hành qua nó. Người đó chưa bao giờ vận
hành trong hiện tại, người đó là người chết, người đó mang tính cách của mình
quanh mình. Đáp ứng của người đó chưa bao giờ là đáp ứng thực, nó chỉ là phản ứng.
Con người của tôn giáo là có tính đáp ứng chứ không phản ứng.
Và bởi vì người đó có tính
cách, con người của đạo đức là dự đoán được. Bạn có thể quyết định được về người
đó, bạn biết rằng người đó sẽ là trung thực ngày mai bởi vì người đó bao giờ
cũng trung thực. Người đó sẽ là trung thực ngay cả trong hoàn cảnh mà trung thực
sẽ làm hại cho người khác. Nơi trung thực sẽ có tính phá huỷ, ngay cả thế người
đó sẽ cứ trung thực - bạn có thể quyết định được về điều đó. Người đó không có
tự do, người đó không có mắt để nhìn vào mọi thứ, người đó không đáp ứng với thực
tại. Người đó đáp ứng theo nguyên tắc. Khi bạn đáp ứng theo nguyên tắc bạn đơn
giản phản ứng, bạn có một chương trình trong tâm trí, bạn giống như máy tính. Bạn
đi theo chương trình - đúng hay sai không thành vấn đề.
Và hoàn cảnh của cuộc sống thay
đổi mọi khoảnh khắc - nhưng nguyên tắc của bạn là cứng nhắc, nguyên tắc của bạn
vẫn còn như cũ. Một cách tự nhiên con người của đạo đức không bao giờ khớp với
bất kì đâu cả; người đó là người không hợp đâu cả. Rất khó sống với người đạo đức
vì người đó bao giờ cũng là người không hợp. Người đó không nhìn vào thực tại,
vào thực tại là gì. Người đó đơn giản sống qua các nguyên tắc của mình; các
nguyên tắc là quan trọng hơn thực tại.
Người tôn giáo không có nguyên
tắc. Để điều đó chìm vào trong tim bạn. Người tôn giáo không có nguyên tắc dù
là bất kì cái gì, người đó chỉ có nhận biết. Người đó nhìn vào thực tại và bất
kì cái gì được yêu cầu người đó đáp ứng tương ứng. Đáp ứng của người đó là tự
phát, không bị chi phối bởi quá khứ - do đó người tôn giáo là không dự đoán được.
Bạn không biết người đó sẽ làm gì. Thậm chí không biết người đó có thể nói cái
gì người đó sẽ làm bởi vì điều đó sẽ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu có hơi chút
khác biệt trong hoàn cảnh, đáp ứng sẽ khác.
Người tôn giáo không có tính
cách - sẽ là khó cho bạn có được điều đó. Người tôn giáo không có tính cách, bởi
vì tính cách tới từ quá khứ. Người tôn giáo thay vào đó có tâm thức. Hay, nói
cùng điều đó theo lời khác, người tôn giáo không có lương tâm. Người đó có tâm
thức và người đạo đức có lương tâm - không có tâm thức. Người đó vận hành qua
các luật chết. Người đó mang những lời răn, và người đó bao giờ cũng nhìn vào
trong lời răn của mình để cố gắng tìm ra cách hành xử. Người đó bao giờ cũng
không hợp, người đó chưa bao giờ đúng ở bất kì chỗ nào. Người đạo đức không thể
đúng được vì người đó có tính cách. Làm sao bạn có thể đúng được khi bạn có
tính cách? Nếu hoàn cảnh là khác bạn sẽ làm gì? Bạn không thể thay đổi dễ dàng
thế.
Người đạo đức là rất cứng nhắc;
người đó không có năng động, người đó không tuôn chảy và linh động. Người đó có
căn cước cố định: mọi sự phải được làm theo cách này. Người đó không thể làm mọi
sự theo bất kì cách nào khác, dù tình huống là bất kì cái gì. Tình huống có thể
thay đổi hoàn toàn nhưng mọi sự phải được thực hiện chỉ theo một cách.
Một Thiền sư, Bokuju, hỏi một đệ
tử, 'Âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì?'
Và đệ tử này vẫn còn im lặng.
Anh nhắm mắt và rơi vào im lặng sâu. Bokuju sung sướng và nói, 'Tốt, tốt, ta đồng
ý.'
Nhưng thầy khác đã ngồi đó
trong khi điều này xảy ra. Khi đệ tử này đã đi thầy kia nói, 'Ông đã đồng ý quá
sớm. Tôi không thấy điều đó. Gọi đệ tử này quay lại.'
Đệ tử này được gọi lại và thầy
kia hỏi, 'Nói cho ta hay, âm thanh của tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì?' Và
anh ta lại nhắm mắt và vẫn còn im lặng. Và thầy này cười và ông ấy nói, 'Sai,
tuyệt đối sai.' Và Bokuju nói, 'Vâng, tôi đồng ý điều này với thầy.'
Đệ tử này phân vân. Anh ta nói,
'Nhưng tại sao? Mới khoảnh khắc trước, tôi đã trả lời theo cùng cách - qua im lặng
của tôi - và thầy nói, "Đúng."' Bokuju nói, 'Điều đó đã đúng vào khoảnh
khắc đó nhưng bây giờ ông lặp lại. Nó không thể đúng trong khoảnh khắc này bởi
vì mọi thứ đã thay đổi. Đó là đáp ứng, đây là phản ứng. Bây giờ ông đã trở nên
cố định. Khi ông đáp ứng lần đầu tiên không có ý tưởng về cái gì ông đang làm.
Nó tới một cách tự nhiên. Nó tới chỉ đơn giản, hồn nhiên. Tâm trí ông không
thao túng. Bây giờ nó không phải là đáp ứng của tâm thức thiền, nó là của tâm
trí thao túng. Bây giờ tâm trí biết câu trả lời. Bây giờ tâm trí nói, "Tốt.
Lại cùng câu hỏi, nên lại cùng câu trả lời."'
Thầy nói rằng mặc dầu câu hỏi
có thể vẫn vậy, câu trả lời không thể vẫn vậy vào khoảnh khắc tiếp. Nó sẽ tuỳ
thuộc vào cả nghìn lẻ một thứ.
Điều đó thường xảy ra cho Phật
mọi ngày. Ai đó sẽ hỏi, 'Có Thượng đế không?' và ông ấy sẽ nói, 'Không.' Ai đó
khác sẽ hỏi, 'Có Thượng đế không?' và ông ấy sẽ nói, 'Có.' Và ai đó khác sẽ hỏi,
'Có Thượng đế không?' và ông ấy sẽ giữ im lặng. Và ai đó lại sẽ hỏi, 'Có Thượng
đế không?' và ông ấy sẽ nói, 'Đừng hỏi câu hỏi vô nghĩa.' Trong một ngày ông ấy
cho cả nghìn lẻ một câu trả lời cho một câu hỏi.
Đại đệ tử của Phật, Ananda, trở
nên rất lo nghĩ. Ông ấy nói, 'Thưa thầy, câu hỏi là một nhưng thầy trả lời khác
thế, câu trả lời của thầy mâu thuẫn tới mức chúng tôi đã trở nên phân vân, lẫn
lộn.'
Phật nói, 'Ta không trả lời
ông, cho nên ông không cần nghe. Ai đó hỏi câu hỏi và câu trả lời được trao cho
người đó, không cho ông. Và người hỏi là khác, thời gian là khác, tình huống là
khác - làm sao câu hỏi có thể là như nhau được? Một người đã hỏi, "Có Thượng
đế không?" là người vô thần. Người đó đã không tin vào Thượng đế. Ta phải
nói có với người đó, ta phải lay người đó, làm choáng người đó. Ta phải đem người
đó ra khỏi ý thức hệ của người đó, cho nên ta phải nói có. Nhưng không phải là
Thượng đế tồn tại đâu - nó là đáp ứng cho thực tại của người đó. Thế rồi ai đó
nói, "Có Thượng đế không?" và bởi vì người đó là người tin và đã tin
vào Thượng đế, ta phải nói không. Ta phải lay người đó và làm choáng người đó nữa
và đem người đó ra khỏi giấc ngủ. Nếu ta mà nói có với người đó, người đó chắc
đã về nhà cứ tưởng là ta đã đồng ý với người đó, rằng ta cũng đã tin theo cùng
cách người đó tin. Thế thì ý thức hệ của người đó đã được làm mạnh thêm và bất
kì ý thức hệ nào được làm mạnh thêm cũng đều là điều nguy hiểm. Mọi ý thức hệ đều
phải bị làm tan tành, hoàn toàn tan tành, để cho tâm trí trở nên hoàn toàn tự
do khỏi ý thức hệ.
'Ta phải vẫn còn im lặng với
người khác bởi vì người đó không hữu thần không vô thần. Câu hỏi của người đó
là rất đơn giản và hồn nhiên. Người đó không có ý thức hệ cho nên ta đã không cần
làm choáng người đó. Người đó là người thực sự im lặng cho nên ta giữ im lặng.
Và người đó đã hiểu ta. Người đó đã hiểu ý tưởng rằng về câu hỏi về Thượng đế,
người ta phải im lặng. Chúng là câu hỏi vô nghĩa, không có gì được nói về chúng
cả.'
Liệu ông có tin vào Thượng đế
hay không, không tạo ra khác biệt gì, ông không thay đổi. Đi và nhìn... Nhìn
vào các kiếp sống của người tin vào Thượng đế và người không tin vào Thượng đế.
Các kiếp sống của họ là như nhau. Không có khác biệt chút nào. Ai đó đi tới nhà
thờ, ai đó khác đi tới đền chùa, ai đó khác đi tới nhà thờ hồi giáo, nhưng nhìn
vào các kiếp sống của họ - không có khác biệt chút nào. Cho nên phỏng có ích gì
mà tin?
Bạn sẽ thấy phẩm chất khác biệt
ở trong người không tin vào cái gì, người đã vứt bỏ mọi niềm tin, người có tâm
thức được tự do, được tự do khỏi mọi ý thức hệ. Mọi ý thức hệ đều trở thành cố
định.
Người đạo đức là người của sự cố
định, người tôn giáo là tuôn chảy và linh động. Người đạo đức có ý tưởng cố định
về cách sống cuộc sống của mình; người tôn giáo không có ý tưởng về cách sống
cuộc sống của mình. Người đó để nó cho Đạo, cho Thượng đế, cho cái toàn thể.
Người đó buông xuôi theo cái toàn thể và cái toàn thể sống qua người đó. Người
đó không có ý tưởng gì về cách sống cuộc sống của người đó.
Nhớ lấy, nếu bạn có ý tưởng về
cách sống cuộc sống của bạn, bạn sẽ sống sai. Khi ai đó hỏi tôi, 'Cách đúng để
sống cuộc sống của tôi là gì?' Tôi nói, 'Cách đúng để sống cuộc sống của bạn là
không có ý tưởng nào về cách sống cuộc sống của bạn.' Sống không có ý tưởng và
bạn sống đúng. Sống không có tâm trí và bạn sống đúng. Sống từ khoảnh khắc sang
khoảnh khắc và bạn sống đúng. Đừng sống từ quá khứ và đừng sống từ tương lai -
chỉ sống ở đây bây giờ và bạn sẽ sống đúng.
Tử Hạ hỏi thầy:
'Nhan Hồi là người ra sao?'
'Hồi hơn ta về đức nhân.'
Tử Hạ hỏi thầy về bốn người là
đệ tử của thầy. Họ tất cả đều thờ thầy. Nhưng họ phải đã là những người rất nổi
tiếng, đôi khi còn rạng rỡ hơn bản thân thầy. Và những vấn đề này phải đã từng
có trong tâm trí của nhiều người.
Tử Hạ hỏi, 'Nhan Hồi là loại người nào?'
Nhan Hồi là một đệ tử, đệ tử nổi tiếng. Và thầy nói, 'Hồi hơn ta về đức nhân.'
'Tử Cống là người ra sao?'
'Tứ biện thuyết giỏi hơn ta.'
'Tử Lộ là người ra sao?'
'Do dũng cảm hơn ta.'
'Tử Trương là người ra sao?'
'Sư trang nghiêm hơn ta.'
Thầy đang nói rằng nếu bạn lấy
các phẩm chất khác nhau và bạn so sánh họ, thế thì những người này theo cách
này khác là tốt hơn thầy. Nếu bạn lấy các đặc trưng cá nhân, những người này là
tốt hơn thầy. Ai đó là tốt hơn khi có liên quan tới dũng cảm, ai đó là tốt hơn
khi có liên quan tới đức nhân, ai đó là tốt hơn khi có liên quan tới biện thuyết,
ai đó là tốt hơn khi có liên quan tới trang nghiêm. Tương đối, về đạo đức, những
người này là tốt hơn thầy.
Tử Hạ đứng dậy hỏi:...
Ông ấy phải đã trở nên rất phân
vân.
...'Vậy thì sao bốn anh đó phải
học thầy?'
Tại sao? Nếu bốn người này là tốt
hơn thầy theo cách nào đó, thầy đáng phải thờ họ chứ. Sao họ thờ thầy?
Và thầy nói,
'Ngồi xuống, ta giảng cho nghe.
Lời này từ thầy - 'Ngồi xuống'
- là rất ẩn dụ. Khi Tử Hạ đứng dậy điều đó nghĩa là ông ấy trở nên bị kích động,
ông ấy trở nên phát sốt, tâm trí ông ấy bị lẫn lộn. Cả nghìn lẻ một ý nghĩ bắt
đầu ầm ầm trong ông ấy. Ông ấy không thể tin được vào điều đó. Vâng, điều này
là đúng. Điều thầy nói là đúng. Mọi người cảm thấy rằng bốn người này có phẩm
chất lớn, rằng họ rạng rỡ hơn thầy theo cách này cách nọ nào đó. Tử Hạ phải đã
trở nên rất tò mò. Ông ấy quên mất rằng bạn không được đứng lên trước thầy, rằng
bạn không được hỏi câu hỏi trong khi đứng trước thầy.
Đây chỉ là biểu dụ - những điều
biểu dụ, ẩn dụ. Khi bạn hỏi một câu hỏi với thầy bạn phải hỏi trong tư thế nào
đó, cúi mình xuống, trong cảm nhận sâu sắc. Câu hỏi phải tới từ thái độ rất
khiêm tốn. Và câu hỏi nên tới từ im lặng sâu sắc, không từ tâm trí xáo trộn,
không từ rối loạn, không từ kích động. Nó nên tới từ tâm trí yên tĩnh, im lặng,
từ an bình.
Thầy nói, 'Ngồi xuống.' Đệ tử
phải đã quên. Với câu trả lời thầy cho, anh ta phải đã trở nên thực sự rất kích
động. Anh ta quên mất điều mình làm. Anh ta phải đã hành động theo cách vô ý thức.
Thầy nói, 'Ngồi xuống, trước hết
ngồi xuống đã.' Và điều đó không chỉ nói rằng thân thể nên ngồi xuống, chỉ dẫn
sâu sắc là hướng tới tâm trí. Để tâm trí lắng đọng xuống. Chỉ thế thì người ta
mới có khả năng hiểu điều thầy định nói... đó là điều thầy ngụ ý khi thầy nói,
'Ngồi xuống, ta giảng cho nghe.'
Nhớ lấy, chỉ khi tâm trí ở
trong trạng thái lắng đọng sâu bạn sẽ có cảm nhận. Bằng không, nếu tâm trí bị
khuấy động và có mây mù và bụi nảy sinh khắp nơi, bạn đang trong một loại bão.
Thế thì làm sao bạn sẽ nhận được câu trả lời của thầy?
Đây không phải là thảo luận triết
lí, đây là việc xuyên thấu vào trong thực tại, vào trong bản tính riêng của bạn.
Và câu trả lời cho các câu hỏi được hỏi này không chỉ được ngụ ý thoả mãn cho
người tò mò.
Một hôm chuyện xảy ra là một
triết gia lớn tới Phật. Phật đang ngồi dưới gốc cây.
Người này, Phật, phải đã yêu
cây cối vô cùng. Ông ấy bao giờ cũng ngồi dưới cây. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ
dưới cây - mặc dầu chứng ngộ dưới cây không phải là điều gì to lớn; nhiều người
đã chứng ngộ. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng Phật cũng được sinh ra dưới
cây. Và ông ấy cũng đã chết đi dưới cây.
Mặc dầu Phật là con vua, ông ấy
đã không được sinh ra trong cung điện. Mẹ ông ấy đang đi và họ tới một khu vườn
và đột nhiên bà ấy cảm thấy cơn đau dâng lên. Không có chỗ nào khác cho nên bà ấy
xuống đất, đứng dưới cây và Phật được sinh ra. Về sau ông ấy đã trở nên chứng
ngộ dưới cây và thế rồi, khi ông ấy sắp chết, ông ấy lại nằm dưới cây và chết
dưới nó.
Ông ấy phải đã yêu cây cối nhiều
lắm. Trong năm trăm năm sau ông ấy, cây vẫn còn là biểu tượng của ông ấy. Trong
năm trăm năm không bức tượng nào của ông ấy được tạo ra - chỉ cây được vẽ. Cây
được đặt trong đền và mọi người tôn thờ cây đó. Theo một cách nào đó điều đó là
rất hay.
Tôi muốn nhắc bạn lần nữa - cây
là biểu tượng của tôn giáo bởi vì nó trưởng thành. Và nó trưởng thành từ cốt
lõi bên trong nhất.
Phật ngồi dưới cây và triết gia
lớn này nói, 'Thầy đã nói mọi thứ mà thầy biết rồi sao?' Phật đã trở nên rất
già - gần tám mươi tuổi - và trong vài tháng nữa ông ấy sẽ qua đời. Triết gia lớn
này đã tới từ một con đường dài để hỏi liệu ông ấy đã nói hết mọi điều ông ấy
biết không.
Và Phật cầm vài chiếc lá khô
trong tay và hỏi triết gia này, 'Ông nghĩ gì, thưa ông? Ta cầm trong tay ta bao
nhiêu lá? Và chúng nhiều hơn số lá khô trong khu rừng này không?' Con đường,
toàn thể khu rừng, đầy lá khô; gió thổi đây đó và lá khô tạo tiếng xào xạc và
nhiều âm nhạc. Triết gia nhìn và ông ta nói, 'Ông hỏi kiểu câu hỏi gì vậy? Làm
sao ông có thể có nhiều lá trong tay ông được? Ông chỉ có vài lá, nhiều nhất là
một tá, và có cả triệu lá trong rừng.' Và Phật nói, 'Vậy nhớ lấy. Điều ta đã
nói chỉ giống như vài chiếc lá trong tay ta. Và điều ta đã không nói là giống
như lá khô trong khu rừng này.'
Triết gia nói, 'Thế thì thêm một
câu hỏi nữa. Tại sao ông đã không nói điều đó?' Phật nói, 'Bởi vì điều đó sẽ
không giúp cho ông đạt tới niết bàn, nó sẽ không giúp cho ông thiền - đó là lí
do tại sao ta đã không nói điều đó. Và hơn nữa, điều đó không thể được nói ra.
Cho dù ta muốn nói điều đó, nó không thể được nói ra. Ông sẽ phải kinh nghiệm
và biết nó. Nó là tính kinh nghiệm, nó là tính tồn tại.'
Thầy sẽ nói cái gì đó chỉ khi
thầy cảm thấy nó sẽ giúp cho chứng ngộ của bạn. Thầy sẽ nói cái gì đó chỉ khi
thầy cảm thấy bạn sẵn sàng nhận. Thầy sẽ nói cái gì đó chỉ khi thầy thấy rằng sự
sáng tỏ có đó và tâm trí mở; rằng sự trong suốt có đó và bạn sẵn sàng, với
khiêm tốn lớn và biết ơn, để nhận nó. Bạn không sinh sự, bạn không sẵn sàng thảo
luận và tranh cãi. Chỉ trong thông cảm lớn lao, trong tình yêu lớn lao, khi đệ
tử trong quan hệ với thầy, những điều này mới có thể được truyền trao. Đây là
những điều tinh tế.
Thầy nói, 'Ngồi xuống:' Không
chỉ về thể chất - lắng đọng bên trong xuống và đừng bị kích động.
'Ta giảng cho nghe. Hồi có đức
nhân nhưng không quyền biến.'
Đây là khác biệt giữa tôn giáo
và đạo đức. Lắng nghe cho rõ. Ngồi xuống và lắng nghe cho rõ. Nhiều người trong
các ông đang đứng dậy. Ngồi xuống và ta sẽ giảng cho nghe.
'Hồi có đức nhân nhưng không
quyền biến.'
Đức nhân này không phải là nhận
biết. Đôi khi người ta phải có khả năng không có đức nhân. Đức nhân vĩ đại là khả
năng của việc tốt và không tốt. Đức nhân vĩ đại là khả năng của việc cứng rắn nữa.
Nếu đức nhân của bạn là tới mức bạn không thể khác được thế thì nó không mạnh,
nó là yếu. Nếu bạn không thể hành động được khác đi điều đó đơn giản là bạn bị
cố định, bạn không linh động. Thỉnh thoảng nó cần cứng rắn.
Tôi đã nghe nói về một Thiền sư
đang đánh một chiếc xe ngựa với một người đàn bà và con cô ấy trong xe. Tuyết
rơi nhiều và sáng rất lạnh và không có mặt trời trên trời, trời đầy mây. Thầy bắt
đầu lạnh cóng và người đàn bà trong xe cũng thế. Dần dần ông ấy thấy rằng cô ấy
trở nên tái xanh và mất ý thức. Thế là ông giữ lấy đứa bé, đẩy người đàn bà ra
khỏi xe và đánh xe đi.
Người đàn bà bị choáng. Cô ấy bị
bỏ lại đứng đó trong tuyết rơi, con cô ấy đã bị đem đi - đây là loại người gì vậy?
Và ông ấy đã đem xe đi. Cô ấy bắt đầu chạy và la hét và nguyền rủa - và trong
vòng nửa dặm, bởi vì mọi việc chạy và nguyền rủa và la hét, cô ấy đã hoàn toàn ổn
thoả!
Thế rồi thầy dừng xe lại, cho
cô ấy vào và nói, 'Bây giờ ổn rồi. Ta phải làm thế bằng không cô đã chết rồi.'
Thỉnh thoảng thực sự đức nhân
ngụ ý rằng bạn có thể không đức nhân nữa. Nếu bạn không thể không đức nhân, thế
thì đức nhân của bạn không có giá trị gì mấy đâu. Nó là trau dồi. Nó không phải
là từ nhận biết.
Bây giờ nghĩ xem. Nếu bạn mà là
người đánh xe đó, bạn có thể đã không làm điều đó. Nó có vẻ như vô đạo đức.
Nhưng không phải vậy.
Trong truyền thống Thiền có
hàng nghìn trường hợp có vẻ rất vô đạo đức. Đôi khi thầy nhảy lên đệ tử, đánh đệ
tử, ném đệ tử qua cửa sổ. Và chuyện kể rằng người đó trở nên chứng ngộ - khi
ngã ra ngoài cửa sổ người đó đã trở nên chứng ngộ. Với người không quen thuộc với
phương pháp của Thiền, điều đó có vẻ ngớ ngẩn. Làm sao một người có thể trở nên
chứng ngộ giống thế này?
Nhưng bạn phải tỉnh táo rằng đệ
tử này có thể đã từng làm việc trong hai mươi năm rồi - thiền, làm việc, thiền,
làm việc. Và thế rồi một hôm thầy thấy rằng chỉ một tầng mỏng của vô nhận biết
là còn lại, một tầng rất mỏng. Thầy quan sát đệ tử nhưng anh ta không thể vượt
qua tầng mỏng đó. Nhớ lấy, khi vô ý thức là rất dầy bạn có thể tranh đấu với nó
nhưng khi nó rất mỏng, rất khó tranh đấu với nó. Thực ra, một khoảnh khắc tới,
khi nó mỏng tới mức bạn nghĩ nó không có đó. Nó gần như kính trong suốt; nó
trong suốt thế bạn không thấy nó. Thế thì làm sao bạn có thể tranh đấu với nó
được? Chỉ thầy mới có thể thấy rằng bạn vẫn ở đằng sau kính. Bạn nhìn rất rõ
ràng dường như không có kính, nhưng dầu vậy bạn vẫn ở đằng sau kính. Trong những
khoảnh khắc đó thầy sẽ rất cứng rắn. Thầy sẽ làm cái gì đó rất choáng. Trong cú
choáng đó mà tầng mỏng này sẽ bị phá vỡ. Và chỉ khi nó bị vỡ, không trước đó, bạn
mới có khả năng biết rằng cái gì đó đã có đó ngay trước mắt bạn. Khi nó qua rồi
bạn sẽ hiểu rằng tầng mỏng là có đó - tấm phim mỏng mà mỏng và trong suốt đến mức
không có cách nào cho bạn biết. Thế thì bạn sẽ cảm thấy biết ơn thầy.
'Ngồi xuống, ta giảng cho nghe. Hồi có đức
nhân nhưng không quyền biến.’
Đức nhân này là bốc đồng. Bạn gần
như là nạn nhân của nó - bạn không là người chủ của nó. Nếu bạn không thể giúp
được mà chỉ là có đức nhân, đó là sự bất lực.
Ở Nhật Bản có một bức tượng Phật,
bức tượng rất hiếm hoi, cực kì có ý nghĩa. Một trong những người bạn của tôi đã
tới Nhật Bản nơi ai đó cho anh ấy một bản sao, một bản sao bằng nhựa, của bức
tượng này. Người bạn tôi là một người Jaina, và anh ấy không thể hiểu được nó bởi
vì nó trông hơi chút phi logic và không lịch sử.
Trong bức tượng Phật này có một
chiếc kiếm trong một tay. Kiếm sao? Phật chưa bao giờ được biết tới là mang kiếm.
Ông ấy không phải là một Mohammed, ông ấy không phải là một Krishna. Kiếm sao?
Nhưng trong bức tượng này ông ấy có kiếm trong tay.
Và phía này của mặt của ông ấy
được chói sáng vô cùng bởi chiếc kiếm - và nó không giống như mặt của vị Phật, nó
giống như mặt của Arjuna, một chiến binh vĩ đại, người lính vĩ đại. Cách diễn đạt
của khuôn mặt có sự sắc nét cho nó.
Ở tay kia ông ấy mang chiếc
đèn, chiếc đèn đất nhỏ, và ở phía đó của khuôn mặt cách diễn đạt là rất yên
tĩnh, rất im lặng, rất giống Phật.
Bây giờ điều này rất ngớ ngẩn.
Khi bạn tôi quay trở về từ Nhật Bản và chỉ cho tôi xem bức tượng anh ta nói,
'Tôi không thể hiểu được nó. Nó ngụ ý gì?' Tôi nói, 'Nó rất ngụ ý. Nó là cách
diễn đạt Thiền. Nó chỉ ra rằng im lặng của ông phải có khả năng và mạnh mẽ nữa.'
Chiếc đèn của an bình phải có
khả năng trở thành chiếc kiếm vào bất kì khoảnh khắc nào nó được cần tới để là
cách đó. Và chiếc kiếm phải có khả năng trở thành ngọn đèn của an bình vào bất
kì lúc nào nó được cần tới để là cách đó. Người ta phải linh động và mọi cực phải
gặp gỡ trong một.
Một người là giầu khi mọi cực đều
gặp gỡ trong người đó. Khi mọi mâu thuẫn đã mất mâu thuẫn của chúng và đã trở
thành bạn bè, khi bạn có thể là đối xử như bạn với các mâu thuẫn, thế thì bạn
thực sự giầu. Đây là trạng thái của người tôn giáo. Người đạo đức chọn lựa, người
tôn giáo sống trong vô chọn lựa.
Hồi có đức nhân nhưng không quyền biến.
Ngay cả khi điều đó sẽ không
làm cái gì tốt, thực ra, thậm chí điều đó có thể làm điều hại - thì thế nữa người
đó không thể ngăn chặn được bốc đồng. Người đó không có khả năng ngăn chặn được
nó. Người đó không có khả năng của việc có tính đáp ứng với thực tại. Người đó
vận hàng theo nguyên tắc. Cho nên thầy nói, 'Về đức nhân anh ta là người tốt
hơn ta nhưng dầu vậy có cái gì đó thiếu trong đức nhân của anh ta. Anh ta đã đi
quá nhiều vào cực đoan. Anh ta đã mất cân bằng. Và người cân bằng mới là mục
đích - không xấu không tốt mà là người đích xác ở giữa; không xấu không tốt mà
là người đã siêu việt lên trên cả hai.'
Và ông ấy có khả năng là cả hai
- dù tình huống có thể yêu cầu bất kì cái gì. Lắng nghe điểm này: khả năng là tất
cả là khả năng của người tôn giáo.
'Tứ (Tử Cống) có tài biện thuyết
mà không biết giữ lời.
Nếu bạn có thể hùng biện nhưng
không thể im lặng được, hùng biện của bạn là vô nghĩa. Chừng nào lời còn chưa bắt
nguồn từ im lặng chúng là chết. Chừng nào lời còn chưa tới từ cái trống rỗng
bên trong của bạn, chúng là không đầy. Khi lời tới từ trống rỗng bên trong của
bạn chúng mang tính đầy; khi chúng tới từ im lặng của bạn, được thấm đẫm với im
lặng của bạn, chúng có âm nhạc quanh chúng, chúng có thơ ca và cuộc sống toàn bộ
của riêng chúng.
Khi bạn không thể im lặng, khi
bạn phải nói và bạn không thể làm khác, thế thì lời của bạn là vô nghĩa, lời lắp
bắp. Thế thì không có thơ ca, thế thì chúng là rất bình thường. Bạn không quan
sát nó sao? Jesus nói cùng những lời bạn nói, Phật dùng cùng những lời bạn dùng
- thế thì khác biệt là gì? Khi bạn nói lời nào đó, chúng không mang nghĩa,
không chút nào. Khi Jesus nói cùng lời chúng cực kì có ý nghĩa - sống động cháy
bỏng thế, bắt lửa cùng với sinh động của ông ấy. Chúng tới từ đâu? Chúng tới từ
im lặng của ông ấy.
Jesus thường đi vào im lặng lặp
đi lặp lại. Bất kì khi nào ông ấy tới đám đông, trong vài ngày ông ấy sẽ nói với
mọi người, gặp gỡ mọi người, chuyển đổi mọi người, và thế rồi một hôm đột nhiên
ông ấy sẽ nói, 'Bây giờ ta sẽ đi lên núi hay ra sa mạc. Ta muốn im lặng.' Ông ấy
thậm chí bỏ các đệ tử và đi một mình vào chỗ hoang vu, chỉ để im lặng. Ông ấy
vét cạn im lặng của ông ấy bằng việc nói, im lặng được dùng vào trong lời - bây
giờ ông ấy phải trở lại để trở nên đầy lần nữa, đầy im lặng. Thế rồi ông ấy sẽ
đầy thơ ca, thế rồi ông ấy sẽ đầy bài ca, thế rồi lời của ông ấy sẽ không là lời
bình thường, chúng sẽ đầy chói sáng. Thế thì chúng sẽ đập vào bạn và đi thẳng
vào trái tim.
Nhớ lấy, lời đi đích xác vào
cùng chiều sâu mà từ đó chúng tới. Nếu lời của tôi tới từ trái tim tôi chúng sẽ
chạm vào trái tim bạn. Nếu chúng tới chỉ từ đầu tôi chúng sẽ chỉ chạm vào đầu bạn.
Điều đó là tuỳ.
Bạn có thấy cung thủ kéo cung lại
phía sau không? Anh ta càng kéo cung lùi xa về phía sau, mũi tên sẽ càng đi xa
hơn lên trước. Nếu cung không được kéo về sau, mũi tên sẽ rơi ngay đoạn ngắn.
Lời tới từ im lặng càng sâu của
cốt lõi bên trong nhất của bạn, chúng sẽ càng đi xa hơn - như mũi tên - vào
trái tim của mọi người.
Thầy nói:
'Tứ có tài biện thuyết mà không biết giữ lời.'
Hùng biện là không quan trọng
khi có liên quan tới tôn giáo. Hùng biện là quan trọng trong chính trị, nhưng
trong tôn giáo hùng biện là phụ. Tầm quan trọng nền tảng, cơ bản là im lặng. Lời
là phụ, tĩnh lặng là chính. Nếu lời bắt nguồn từ tĩnh lặng thế thì chúng có ý
nghĩa nào đó. Nếu chúng không thể bắt nguồn từ tĩnh lặng chúng là rác rưởi.
Thầy nói:
'Tứ có tài biện thuyết hơn ta.'
Nhưng thầy tạo ra khác biệt. Tử
Cống có thể đã thực hành biện thuyết nhưng ông ấy không biết im lặng là gì. Ông
ấy không thể giữ được lưỡi của mình.
‘Do dũng cảm mà không biết có lúc nên nhát.’
Khi bạn dũng cảm nhưng không thể
cẩn trọng, bạn biến thành người ngu - bạn trở thành liều lĩnh một cách dại dột,
bạn trở thành ngu xuẩn. Dũng cảm trong bản thân nó là không có giá trị. Nó có
thể có tính tự tử, nó có thể sát hại. Dũng cảm trong bản thân nó là không có
giá trị chừng nào không có ánh sáng bên trong của nhận biết, tỉnh táo. Điều đó
chính là thận trọng là gì.
'Do dũng cảm mà không biết có lúc nên
nhát.'
Dũng cảm của ông ấy không mấy hữu
dụng. Hoặc là ông ấy sẽ tạo ra rắc rối cho người khác hoặc là ông ấy sẽ tạo ra
rắc rối cho bản thân ông ấy. Dũng cảm của ông ấy sẽ không trở thành điều ích lợi
cho ai cả. Dũng cảm là có ích lợi không phải bởi vì dũng cảm mà bởi vì thận trọng.
Cứ nhìn vào những việc này. Đây
là chuyện ngụ ngôn đơn giản nhưng thầy đang chỉ ra đạo đức và tôn giáo là gì. Nếu
bạn thực hành hùng biện, bạn sẽ quên mất về im lặng. Nếu bạn thực hành dũng cảm,
bạn sẽ quên mất về thận trọng. Nếu bạn thực hành đức nhân, bạn sẽ quên mất rằng
đôi khi chính đức nhân lại không phải là đức nhân. Bạn sẽ bị cố định. Bạn sẽ có
cực này nhưng cực khác sẽ bị bỏ lỡ. Bạn sẽ là một nửa, bạn sẽ không là toàn thể.
Là tích cực và tiêu cực cùng
nhau là điều người tôn giáo là gì. Người vô đạo đức đã chọn một cực, cực tiêu cực;
người đạo đức đã chọn cực kia, cực tích cực - và người tôn giáo sống trong vô
chọn lựa. Người đó đã không chọn cái gì nhưng người đó dùng tất cả, bất kì cái
gì là nhu cầu. Đôi khi người đó tiêu cực như người vô đạo đức và đôi khi người
đó tích cực như người đạo đức. Nhưng không cái gì giữ người đó cả. Người đó
không bị giới hạn hoặc bởi tính tích cực hoặc bởi tính tiêu cực. Người đó là
người tự do. Người đó có tự do. Người đó dùng tất cả và người đó không bị cái
gì dùng.
Sư (Tử Trương) trang nghiêm mà không biết
hoà đồng với người.
Bạn có thể trang nghiêm nhưng nếu
trang nghiêm của bạn trở thành trò bản ngã thế thì bạn không thể uốn cong được.
Và với bản ngã làm sao bạn có thể thực sự trang nghiêm được? Làm sao bản ngã có
thể là thứ trang nghiêm được? Làm sao bản ngã có thể cho bạn duyên dáng được?
Nó sẽ chỉ là cử chỉ bề ngoài, cử chỉ trống rỗng, bất lực, không cái gì bên
trong, chỉ là bình chứa không có nội dung nào.
Sư trang nghiêm mà không biết hoà đồng với
người.
Người ta nên có khả năng thỉnh
thoảng không trang nghiêm nữa. Nếu bạn bao giờ cũng trang nghiêm bạn không thể
cười được, nếu bạn bao giờ cũng trang nghiêm bạn không thể đùa được, nếu bạn
bao giờ cũng trang nghiêm bạn sẽ trở thành vô nhân, bạn sẽ mất đi mọi tính người.
Bạn không quan sát điều đó sao?
Những người có thể trở nên không trang nghiêm đôi khi có nhiều duyên dáng hơn.
Ai đó có thể cười, đôi khi cười như người ngu, có trí huệ hơn người bị ám ảnh với
trí huệ và không thể cười được. Người đó phải bảo vệ trí huệ của mình, người đó
phải liên tục canh gác. Người đó không thể cười được, người đó không thể cho
phép bản thân mình cười, bởi vì mọi người sẽ nghĩ rằng người đó là kẻ ngu. Người
đó là người ngu. Người trí huệ đôi khi có khả năng là ngu xuẩn nữa.
Bạn phải đã nghe nói rằng ngày
xưa các vua lớn thường có anh hề trong triều đình - anh hề của triều đình. Và bạn
sẽ ngạc nhiên mà biết rằng họ không phải là người ngu thường, họ là người trí
huệ nhất cả nước. Nhà vua thường có những người trí huệ và người ngu nữa - để
giữ cho cân bằng. Bằng không người trí huệ sẽ làm nhiều thứ thành rất nghiêm
túc, khô khan, đờ đẫn, buồn. Mọi niềm vui sẽ bị mất. Đôi khi bạn có thể trở nên
quá nghiêm chỉnh, và chính nghiêm chỉnh đó có thể trở thành rào chắn trong việc
nhìn vào mọi thứ. Người ngu được cần tới. Khi mọi sự trở thành quá nghiêm chỉnh,
người đó sẽ làm cái gì đó hay nói cái gì đó và đem bầu không khí trở lại thái độ
con người.
Chẳng hạn, vua nghĩ nghiêm chỉnh
về điều chỉnh đạo đức của cả nước. Không ai được phép nói cái gì không đúng.
Phi chân lí phải bị cấm. Người trí huệ tất cả đều đồng ý; thực ra, bởi vì những
người trí huệ này là người phục vụ của nhà vua, họ sẽ đi xa hơn nhà vua, làm
thái quá lên. Người trí huệ này gợi ý rằng tất nhiên đây là điều đúng nên được
làm - phi chân lí phải bị cấm - và người bị tìm ra là nói điều phi chân lí nào
đó phải lập tức bị xử tội chết. Người đó phải bị treo cổ ở bãi chợ để cho mọi
người biết cái giá của việc nói cái gì không thực sẽ là gì.
Anh hề lắng nghe. Anh hề nói,
'Được. Vậy thì sáng mai tôi sẽ gặp các ông ở cổng.' Họ nói, 'Anh ngụ ý gì?' Anh
hề nói, 'Ở cổng.' Và anh ta nói với nhà vua, 'Để giá treo cổ sẵn sàng vì tôi sẽ
nói điều phi chân lí.' Nhà vua nói, 'Ngươi có điên không?' Và anh hề nói, 'Tôi
bao giờ cũng điên: Nhưng tôi sẽ gặp tất cả các vị, toàn thể triều đình, tại cổng
- và để giá treo cổ sẵn sàng. Tôi sẽ là người đầu tiên bị treo cổ.'
Đó là thách thức. Giá treo cổ
được để sẵn sàng và sáng hôm sau, khi họ mở cổng thành, anh hề đi vào trên con
lừa. Nhà vua hỏi, 'Ngươi đi đâu, anh hề?' Ông ta rất giận vì họ phải dậy sớm buổi
sáng để tới đó. Và anh hề nói, 'Tôi tới giá treo cổ.'
Bây giờ anh ta tạo ra vấn đề. Nếu
bạn giết anh ta, anh ta đã nói ra chân lí, nếu bạn không giết anh ta, anh ta đã
nói dối. Anh ta nói, 'Tôi đi tới giá treo cổ. Chuẩn bị chúng đi. Tôi sẽ chết
trên giá treo cổ.' Tất cả những người trí huệ này và nhà vua đâm ra phân vân.
Làm gì với người này? Anh ta đang nói dối. Nếu bạn giết anh ta lời nói dối trở
thành sự thật. Nếu bạn không giết anh ta, lời nói dối không bị trừng phạt.
Và anh hề phá lên cười. Anh ta
nói, 'Các ông đều hề hết. Ai có thể cấm được cái phi chân lí và ai có thể cấm
được cái vô đạo đức? Mọi thứ đều được cần theo tỉ lệ.'
Mỗi nhà vua đều dùng một anh hề
bởi vì những người trí huệ có xu hướng đi tới cực đoan. Và đi tới cực đoan là một
loại hề. Để giữ cân bằng đôi khi người ta phải quên đi mọi trang nghiêm, đôi
khi người ta phải uốn theo mọi người, cười như anh hề, giống như đứa trẻ - mang
tính người.
Bạn đi và nhìn các mahatma - họ
chưa bao giờ mang tính người. Họ sẽ không cười, họ sẽ không đùa, họ sẽ không
làm gì mà sẽ chứng minh rằng họ là người. Họ giữ ở trên tính người. Do đó, nếu
họ trông buồn thì cũng không có gì là bất ngờ cả; nếu mắt họ trông đờ đẫn và buồn,
nếu họ trông như chết, điều đó là tự nhiên.
'Sư trang nghiêm mà không biết hoà đồng với
người. Đổi cái của ta để lấy những đức của bốn anh đó thì ta không đổi. '
Bây giờ nghe câu cực kì quan trọng
này.
'Đổi cái của ta để lấy những đức của bốn
anh đó thì ta không đổi. '
Cái là của bạn là thật và cái bạn
lấy từ người khác là không thật. Cái vay mượn không bao giờ thật. Cái vay mượn,
cái bắt chước, bao giờ cũng là giả. Đạo đức là bắt chước, tôn giáo bao giờ cũng
là của riêng bạn. Trên bụi hồng hoa là hoa hồng; đâu đó trong ao hoa sen nở ra.
Hoa sen bắt nguồn từ hạt mầm sen, hoa hồng bắt nguồn từ bụi hồng. Hoa hồng
không thể vay mượn hoa sen, hoa sen không thể vay mượn hoa hồng. Khi tôn giáo nở
hoa nó là của bạn; khi bạn cố đạo đức bạn vay mượn, bạn bắt chước, bạn cố trở
thành bản sao giấy than của ai đó.
Người Ki tô giáo là người cố trở
thành bản sao của Christ; do đó người Ki tô giáo là xấu và Christ là đẹp.
Christ là hoa hồng, từ bụi hoa riêng của mình ông ấy đã nở hoa - đó là tội của
ông ấy. Người Do Thái đã không thích điều đó, họ muốn ông ấy trở thành một
Moses, họ muốn ông ấy trở thành hoa sen. Và ông ấy đã khẳng định cái ta riêng của
ông ấy. Ông ấy nói, 'Ta sẽ là bản thể riêng của ta. Ta sẽ là bản thân ta.' Đó
là tội của ông ấy và người Do Thái không thể tha thứ cho ông ấy được. Nhưng
Moses là bông hoa của bản thể riêng của ông ấy, ông ấy không bắt chước ai cả.
Không người tôn giáo nào đã là kẻ bắt chước. Và mọi cái gọi là người tôn giáo,
người là kẻ bắt chước, đều không có tính tôn giáo chút nào.
Đừng bao giờ vay mượn. Cho dù
hoa của bạn là nhỏ, nó là tốt, nó là của bạn. Cho dù hoa của ai đó khác là rất
lớn, có nhiều hương thơm, có nhiều màu sắc, đừng vay mượn nó. Hoa của bạn là tốt.
Nó là định mệnh của bạn. Thượng đế muốn bạn nở hoa từ bản thể riêng của bạn.
Một nhà huyền môn Hasid lớn sắp
chết, tên ông ấy là Josia. Ai đó quanh ông ấy nói, 'Josia ơi, ông có dàn hoà với
Moses không?' Josia mở mắt ra và nói, 'Quên mọi chuyện về Moses này đi. Ông ấy
là không quan trọng. Ta sắp chết rồi, và ông nói điều vô nghĩa.' Người này trở
nên sợ hãi - ông ấy nói gì? Một người Do Thái ngoan đạo và vào lúc chết lại
nói, 'Quên mọi chuyện về Moses đi.' Và Josia nói, 'Nghe đây, bây giờ ta sắp chết
và ta sẽ đối diện với Thượng đế. Ngài sẽ không hỏi ta, "Josia, sao con
không là Moses?" Ngài sẽ không hỏi ta điều đó đâu. Ngài sẽ hỏi,
"Josia, sao con không là Josia?" Cho nên quên tất cả về Moses đi. Ít
nhất vào những khoảnh khắc cuối này để cho ta một mình. Để ta thu lấy bản thể của
ta, để cho ta có thể đứng trước ngài trên đôi chân của ta. Ta đã phí cả đời ta
rồi và bây giờ đến lúc cuối ông lại tới để hỏi, "Ông có dàn hoà với Moses
không?" Ta phải làm gì với Moses? Nếu Moses chẳng liên quan gì tới ta, ta
phải làm gì với ông ấy?'
Đôi khi mọi người tới tôi và họ
nói, 'Thầy có đồng ý với Phật không?' Tôi nói, 'Vô nghĩa! Ông ấy chưa bao giờ đồng
ý với tôi cho nên sao tôi phải bận tâm đồng ý với ông ấy? Ông ấy làm việc của
ông ấy, tôi làm việc của tôi. Câu hỏi về đồng ý này nảy sinh ở đâu?'
Sao bạn phải đồng ý với bất kì
ai? Nếu bạn có thể đồng ý với bản thân bạn, bạn đã đồng ý với Thượng đế rồi. Đủ
rồi, quá đủ. Nếu bạn đã đồng ý với bản thân bạn, nếu bạn đã chấp nhận bản thể bạn
- kết thúc. Cuộc hành trình của bạn đã đi tới chỗ kết. Bây giờ bạn có thể nở
hoa.
Thầy nói:
'Đổi cái của ta để lấy những đức của bốn
anh đó thì ta không đổi '
Sẽ là điều máy móc mà đi vay mượn
thứ này từ người này, thứ khác từ người khác. Vay mượn từ nhiều người thế... điều
đó sẽ là lắp ráp, nó sẽ là điều máy móc.
Chiếc xe được lắp ráp, cây mọc
lên. Cây là biểu tượng của tôn giáo và xe là biểu tượng của đạo đức. Bạn có thể
lắp ráp chiếc xe. Bạn có thể ra chợ và mua các bộ phận khác nhau từ các chỗ
khác nhau và lắp nó lại. Bạn có thể làm ra chiếc xe hổ lốn của riêng bạn. Nhưng
bạn không thể lắp ráp cây được. Bạn không thể vào vườn, lấy cành, sang vườn
khác, lấy cành khác, lấy hoa từ đâu đó, lá từ đâu đó, rễ từ đâu đó khác - cây
không thể được gắn lại với nhau.
Bạn không thể lắp ráp được tôn
giáo. Tôn giáo không được sinh ra từ dây chuyền lắp ráp.
'... thì ta không đổi. Vì vậy bốn anh đó một
mực thờ ta làm thầy.'
'Họ biết rằng ta có thống nhất
hữu cơ, và họ biết rằng họ chỉ có thống nhất máy móc. Họ biết rằng họ có tài
nhưng tài của họ là cố định, và họ biết rằng ta có cái gì đó tới từ bên trong
đi ra bên ngoài, từ trung tâm chảy tới ngoại vi của ta. Họ biết điều đó, do đó
họ thờ ta làm thầy mà không nghi ngại gì. Họ là vĩ đại theo cách này hay cách
khác nhưng cái vĩ đại của họ là có chiều hướng.'
Đây là điều cuối cùng cần được
hiểu. Con người của đạo đức là có chiều hướng, một chiều. Người đó đi theo một
chiều. Con người của tôn giáo là không chiều, người đó không có chiều nào. Mọi
chiều đều sẵn có cho người đó.
Một nhà thể thao ghi danh con
ngựa mình vào cuộc đua ngựa Kentucky. Con ngựa thắng trước hai mươi con. Sau
chiến thắng con ngựa được ghi danh vào hơn cả tá cuộc đua ở các đường khác nhau
và về cuối trong mọi cuộc đua.
Phân vân, nhà thể thao đem con
ngựa tới nhà tâm thần. Sau khi khám xét kĩ lưỡng, bác sĩ quay sang nhà thể thao
và nói, 'Đây là trường hợp rất đơn giản - trục trặc với con ngựa này là ở chỗ
nó có tâm trí một đường!'
Đạo đức là thứ một đường, một
chiều. Và người đạo đức trở thành thiên lệch bởi vì khi ông ấy đi theo một chiều
mọi chiều khác bị mất. Nếu bạn muốn là rất tốt bạn đi đâu để có được năng lượng?
Từ các chiều khác sao? Dường như là đầu ai đó trở thành quá lớn và cả thân thể
co lại và trở thành nhỏ. Hay chân ai đó trở thành lớn và toàn thân co lại và trở
thành nhỏ. Đó là hình dáng của người đạo đức.
Người tôn giáo là sự thống nhất
hữu cơ, trong cân bằng. Đầu người đó, tay người đó, chân người đó, thân thể người
đó, tâm trí người đó, linh hồn người đó, tất cả đều trong hài hoà sâu sắc,
trong nhịp điệu sâu sắc. Người đó là dàn nhạc.
Chuyện ngụ ngôn này phải được
thiền sâu sắc. Luôn nhớ đừng bao giờ vay mượn; luôn nhớ đừng bao giờ bắt chước;
luôn nhớ rằng bạn phải trưởng thành, không ước định bản thân bạn. Bạn phải trở
thành cây, bạn phải bừng nở hoa như cây. Bạn không trở thành cơ cấu hiệu quả, bạn
phải trở thành cây để cho hương thơm của bạn có thể được thoát ra theo gió. Đó
sẽ là cúng dường của bạn cho chân Thượng đế.
Và nhớ, ngài sẽ hỏi, 'Josia,
sao con không là Josia?' Ngài sẽ hỏi bạn, 'Sao con bỏ lỡ bản thể con? Sao con
đã không tới đây với bản thể của con? Sao con đã bỏ lỡ cuộc sống của con khi đi
theo những người khác? Ta bao giờ cũng ở bên trong trái tim con chờ đợi con
nhưng con không bao giờ tới đó. Con theo Moses, Mohammed, Mahavira, Krishna.
Con theo mọi người. Con nhìn vào mọi xó xỉnh nhưng con chưa bao giờ đi vào bản
thể riêng của con. Và ta đã ngồi đó chờ đợi con.'
Khi bạn đi vào trong bản thể
riêng của bạn, bạn đã về nhà, bạn đã đi tới Thượng đế. Thượng đế không là gì ngoài
cái tên của tâm thức bên trong nhất của bạn.