Read more
Osho - Thiền: Con đường nghịch lý (Tập 3)
Chương 8. Chết lớn
Câu hỏi thứ nhất:
Tại sao sự vắng lặng có thể là một đe dọa?
Vắng lặng là một cái chết lớn, một cái chết vĩ đại nhất mà
thiền nhân đi qua. Cái chết bình thường không có gì để so sánh, bởi qua cái chết
bình thường, bạn vẫn mang theo hạt chủng tử tái sinh của bản ngã. Cái chết
thông thường không phải là cái chết thật sự. Người thật sự chết trong sự thanh
tịnh... và đây là một cái chết trọn vẹn, nên có sự sợ hãi. Thiền gọi nó là
"Cơn Chết Lớn." Tại sao lại gọi nó là cái chết? Bởi khi bạn vắng lặng,
bạn không là... Bạn đang là chỉ khi bạn náo động. Bạn đang là chỉ khi tâm của bạn
đầy rác rến. Bạn đang là... chỉ khi nào tâm điên cuồng. Trong đặc tính điên cuồng
đó, bạn là... Trong sự lành mạnh, bạn biến mất. Hội chứng thần kinh rất cần để
ngã tồn tại. Khi hội chứng loạn thần kinh này chấm dứt, tâm ồn ào chấm dứt, bạn
không là... Không phải không là gì. Có một cái gì đang là..., nhưng bạn không
thể đồng hóa bạn với kinh nghiệm đó. Có một kinh nghiệm gì đó bất khả tư nghì,
chưa từng biết qua bao giờ, chưa bao giờ được mơ tưởng, một kinh nghiệm hoàn
toàn xa lạ, một cái gì thiếu sự tương thông từ bạn, không nối kết với bạn... nên
mới đầy sự sợ sệt.
Trong sự vắng lặng tuyệt đối này, bạn tự sát. Tất cả thiền
nhân đều như vậy. Tại Ấn độ, chúng tôi có một từ ngữ dành cho tử thần và cho sự
thiền tối hậu... Samadhi... Đại định. Samadhi có hai nghĩa: Cơn chết lớn và sự
chứng ngộ tối hậu của siêu tâm thức, rất quan trọng, biểu hiện hai khía cạnh của
sự vắng lặng Vô thượng này. Ở một mặt, bạn chết... như bạn đã từng là và bạn sẽ
chưa bao giờ là... Con người già nua đó tan biến, không biến sắc, không thuộc
bình diện, thiếu nối kết. Nó không liên quan đến tâm thức mới đang sanh khởi
trong bạn. Sự mới mẻ tuyệt đối tân kỳ. Ở mặt này, bạn chết. Ở mặt kia, có sự sống
mới, sự sống vô ngã, bắt đầu, không phải sự sống nhún nhường, nên nhớ. Vô ngã
không liên hệ với sự nhún nhường hay khiêm tốn. Đặc tính khiêm tốn, nhún nhường,
lần nữa là con đường tự ngã, với phương pháp vi tế hơn. Người thật sự vô ngã
không kiêu căng hoặc khiêm nhượng. Nếu bạn thấy người khiêm nhượng, như vậy, họ
chỉ đứng ngược đầu. Vẫn bản ngã xưa đang hành trì Shirshansa - đứng ngược đầu.
Tính tự phụ có thể khiêm nhượng, nhưng khi ngã biến mất, nó không để lại dấu vết,...
thậm chí, không có cả đặc tính khiêm nhượng. Do đó, có sự sợ hãi. Thiền nhân
rung sợ khi lao mình vào. Đây là tự sát. Bạn hỏi, Tại sao sự vắng lặng lại đầy
đe dọa?
Một, đây là sự chết. Hai, tất cả mọi hiện tượng bạn biết về
tâm, tất cả mọi hiện tượng bạn biết về bạn, tất cả mọi hiện tượng bạn đồng hóa
với nó, đã được cho từ xã hội là sự vay mượn. Sự đồng hóa là vay mượn. Bạn
không biết bạn là ai. Bạn chỉ biết người khác đề cập bạn là ai. Trong thanh tịnh,
mọi tri kiến chấm dứt. Trong sự vắng lặng, bạn trần trụi, không trang phục,
hoàn toàn đơn độc. Tôi gọi nó hoàn hảo bởi không có sự tại sao thay đổi nó. Bạn
tiếp tục cuộc chơi với mọi người, nhưng tận đáy lòng, bạn vẫn cô độc. Đặc tính
cô độc là hiện tượng không thể không sao thay đổi nó. Cô độc không làm nó hư hỏng.
Đây là chân tánh của chúng ta. Bạn có nhiều huyễn tưởng về bạn, tạo sự an toàn
và bảo đảm, ngân khoản trong ngân hàng, những cuộc tình, thân hữu và gia
đình... Tôi không chống họ. Tất cả đều tốt nếu bạn xem đó là cuộc chơi. Hãy vui
chơi với nó tận tình nếu bạn có thể, nhưng đừng bị nó làm mê muội. Cuối cùng, bạn
vẫn cô độc. Đặc tính cô độc này không thể thay đổi bởi mối quan hệ... Thậm chí,
tình yêu không thể thay đổi đặc tính cô độc này. Khi bạn khai ngộ, thế giới hiện
tượng chấm dứt. Không phải bạn biến mất, toàn bộ thế giới hiện tượng biến mất.
Toàn bộ thế giới hiện tượng của bạn dung chứa ngôn ngữ, quan niệm, ý tưởng và
tư duy.
Tín đồ Công giáo nói đúng khi họ bảo, "Thuở khởi nguyên
bắt đầu qua Ngôi Lời."(36) Phút cuối cũng ngôn ngữ. Ngày ngôn ngữ kết
thúc, bạn ngộ nhập Phật tánh. Ngôn ngữ là xã hội. Tâm là sản phẩm xã hội. Bạn
không phải là xã hội. Bạn là cá nhân. Tất cả mọi bảo đảm tồn tại với xã hội.
Giây phút bạn im lặng, bạn cảm nhận sự bất an. Thậm chí, bạn không biết bạn là
ai. Bạn rung sợ... một sự bồn chồn lớn lao. Trong thiền, họ gọi nó là "Cơn
Chết Lớn". Nó đến với thiền nhân khi họ khai ngộ, một khoảnh khắc nghi
tình... bởi cái cũ biến mất và cái mới, thậm chí, bạn không thấy. Tất cả mọi
kinh nghiệm bạn tin cậy đều vô giá trị. Không có gì rõ ràng để thay thế nó. Bạn
bị quên trong ngục tù. Trong run sợ, đau khổ, xốn xang, nghi ngờ lớn đó, bạn muốn
quay về, muốn bám vào bến bờ bạn đã rời xa, nhưng không có cách nào bạn có thể
quay về! Khi bạn đến bến bờ của cơn chết lớn này, không có cách gì quay trở về.
Bạn chỉ có thể đi tới. Nên nhớ sự quả quyết căm bản về sự phát triển của nhân
loại, phát triển trong tâm thức. Không có cách nào quay về. Bất cứ kinh nghiệm
gì bạn biết qua, bạn đã biết và không có cách gì làm bạn không biết. Bất cứ nơi
nào bạn đến, bạn phải đến. Bạn không thể trốn chạy. Con đường duy nhất là đi tới.
Tất cả mọi đều an trụ ở chỗ không thể quay về. Bạn có thể gặp
rắc rối, có thể đau khổ, có thể điên loạn, nhưng không có cách gì quay lại.
Minh sư rất cần thiết trong giai đoạn của cơn chết lớn, bởi bạn sẽ vô cùng yếu
đuối. Bạn sẽ trở thành một đứa trẻ yếu đuối. Hài nhi an toàn toàn diện trong buồng
trứng. Không có vấn đề gì với hài nhi, tuyệt đối bình an, thoải mái. Không bao
giờ nó bình an và thoải mái vô cùng như vậy nữa. Chín tháng mười ngày trong tử
cung là chỗ xa hoa... không lo lắng, không trách nhiệm, ấm áp, buông trôi, thoải
mái, thậm chí , không cần nỗ lực hít thở... Người mẹ làm tất cả. Bỗng nhiên,
hài nhi bước ra khỏi tử cung sau chín tháng. Nó hoàn toàn yếu đuối, cần một người
mẹ. Nó muốn quay về tử cung, nhưng không thể. Kinh nghiệm đó không thể xảy ra
trong tự tánh vạn vật. Bạn đã rời xa nhà, không thể quay về, phải tìm nhà của bạn
ở nơi chốn xa xôi. Bạn phải xây một ngôi nhà ấm cúng và tất cả mọi việc, phải cần
người mẹ. Nếu không, hài nhi sẽ chết.
Nhiệm vụ của minh sư chính xác là vậy. Rõ ràng đó là trách
nhiệm của minh sư. Khi bạn đến giây phút đại nghi tình, bạn đang rời bỏ buồng
trứng... buồng trứng bạn xây dựng với xã hội, với mọi người, với mọi mối quan hệ.
Bạn rời bỏ tử cung, đi vào Chân không, ngộ nhập vào bình diện khác, bình diện
vô ngôn, vô hành, và vô niệm. Một lần nữa, bạn sẽ như một hài nhi, rất yếu đuối.
Thậm chí hơn thế nữa, bởi sự yếu đuối của hài nhi thuộc về thân, và sự yếu đuối
của bạn thuộc về tâm thức, sâu thẳm hơn... sự sâu thẳm tận cùng nhất. Bạn sẽ cần
một người cho bạn sự dũng cảm, đẩy bạn tới trước, cám dỗ bạn tiến tới trước,
lôi cuốn bạn, hứa hẹn bạn một ngàn lẽ một thứ... Khi bạn vượt qua được giây
phút nghi tình lớn lao này, sự vắng lặng không còn là một đe dọa. Sau đó, nó là
nguồn hỷ lạc vô hạn, Đây là Sat-Chi-Ananda... Đây là chân lý, tâm thức, phúc lạc.
Không có gì siêu việt hơn nó, nhưng trước đó, trước khi chướng ngại cuối cùng sụp
đổ, trước khi bạn buông bỏ sự bám víu quá khứ, bạn sẽ kinh nghiệm bị nhổ bật gốc,
như thân cây bị nhổ trốc gốc từ mảnh đất của nó, nơi chốn vô cùng thoải mái...
Hài nhi bị bứt ra khỏi tử cung. Kinh nghiệm chính xác là như vậy... Do đó, bạn
cảm giác là vắng lặng là sự đe dọa. Khi bạn vượt qua kinh nghiệm đó rồi. Khi
nào bạn xuyên qua ngọn lửa vắng lặng, bạn trở thành vàng khối tinh chất. Nó chỉ
được trui luyện qua ngọn lửa vắng lặng, tâm trí bị đốt cháy trong bạn, và vô niệm
trở thành ngọn lửa nội tại của bạn. Đây là một ân huệ nếu bạn khả tri. Một mặt
nó là sự đóng đinh, mặt khác nó là sự phục sinh.
Câu hỏi thứ hai:
Con hay có cảm giác hay hơn hoặc kém hơn người khác. Con
rất xấu hổ vì tư tưởng này và cố gắng che dấu. Con ước mong giấc mơ này là một
sự thật...không giả vờ... cảm giác bình đẳng và từ bi với tất cả. Tại sao lại
khó khăn như vậy?
Dù bạn cảm giác tốt đẹp hơn, thấp kém hơn, hay bình đẳng,
tâm vẫn vậy. Bạn tiếp tục so sánh và đau khổ vẫn tiếp diễn. Bạn có thể cho là bạn
tốt hơn... giây Khi bạn cho là bạn tốt hơn, bạn tạo ra cảm giác thấp kém rồi, bởi
có người trước bạn không qua cách này cũng bằng cách khác. Nếu bạn nghĩ bạn hèn
kém, bạn muốn cảm giác tốt hơn... Trên một bình diện khác, người đó sẽ sau bạn.
Chúng ta đang nối đuôi nhau, và sự nối đuôi này không là con đường thẳng tắp.
Nó là một vòng tròn. Có người nào đó luôn đứng trước bạn và có người nào đó
luôn đứng sau bạn. Tất nhiên, vọng dấy khởi qua khái niệm tốt hơn hay thấp hơn
tạo ra phiền não và tự ngã. Tại sao không cảm giác bình đẳng? Bạn nghĩ là bạn
đang yêu cầu một sự thay đổi cấp tiến? Không. Không như vậy. Cảm giác bình đẳng
là một cạm bẫy, dựa trên tiêu chuẩn cũ, sự đo lường cũ. Tại sao bình đẳng? Nếu
bạn cảm giác bình đẳng, bạn sẽ cảm giác thượng đẳng hơn, bạn sẽ cảm giác thấp
kém hơn. Bình đẳng là sự đo lường, vẫn là đồng tiền. Không có gì thay đổi.
Tôi không giúp bạn có được cảm giác bình đẳng bởi tâm thái
đó không thay đổi căn bệnh của bạn, có lẽ giúp bạn thoải mái hơn, bình thường
hơn, cân xứng hơn đối với hội chứng loạn thần kinh, nhưng bình thường là chứng
loạn thần kinh của sự loạn thần kinh. Đây là loại bệnh loạn thần kinh ấm cúng
hơn. Tôi muốn thấy gì? Vấn đề tôi muốn bạn thấy... là cảm giác không có khả
năng so sánh giữa bạn hoặc bất cứ ai. Mỗi một cá nhân đều đặc biệt. Tôi không
nói rằng bạn không đặc biệt... Đừng hiểu lầm tôi. Tôi bảo rằng mỗi cá nhân đều
đặc biệt. Không thể so sánh. Mohammed thật là khác, đặc biệt với cá tính của
ông. Chúa Giê Su cũng vậy. Làm sao bạn có thể so sánh?
Chúa Giê Su là Chúa Giê Su. Đức Phật là Đức Phật. Có lúc, một
vài Phật tử tìm tới hỏi, "Ai vĩ đại hơn? Đức Phật hay Chúa Giê Su? Ai vĩ đại
hơn, Krishna hay Chúa Giê Su? Ai vĩ đại hơn, Mahavira hay Mohammed?" Chúng
ta tiếp tục đặt tiêu chuẩn điên khùng đó thậm chí cho cả các chư Phật..."Ai
tối thượng hơn?" Bạn có thể thấy sự thật đơn giản, rằng Đức Phật không bao
giờ tái hiện? Không bao giờ sẽ có một nhân vật như Đức Phật Cồ Đàm, và sẽ không
có một ai nữa như ngài. Ngài rất đặc biệt. Ngài đơn độc. Làm thế nào bạn có thể
so sánh? Mohammed thật vô cùng đặc biệt, rất đặc biệt qua phong cách của ngài.
Chúa Giê Su cũng vậy. Làm thế nào bạn có thể so sánh? Tôi không cho rằng các bậc
toàn giác nầy, Đức Phật, Chúa Giê Su và Krishna đặc biệt. Tôi bảo rằng mỗi cá
nhân đều đặc biệt. Thượng Đế chỉ sáng tạo cá nhân đặc biệt. Thượng Đế không bao
giờ tái tạo. Ngài không tin ở bản sao, và chỉ tin ở bản chánh. Không chỉ với
loài người. Động vật cũng đặc biệt. Bạn không thể thấy hai con mèo giống nhau
như đúc. Chúng có đặc tính riêng của chúng. Bạn không thể thấy hai cây thông giống
nhau. Chúng có đặc tính riêng. Bạn không thể thấy hai chiếc lá y như nhau, hay
hai hòn sỏi trên trái đất vĩ đại này giống y nhau. Cá nhân tính rất vi diệu
trong vạn vật vũ trụ. Cá nhân tính là ký hiệu của ngài. Vì vậy, cho là mình hạ
đẳng, nghĩ rằng mình thượng đẳng, hay là rơi vào cạm bẫy tư duy về sự bình đẳng
là thiếu chính đáng. Sự thật là mỗi chúng ta đều đặc biệt. Bạn là bạn. Tôi là
tôi. Không thể so sánh. Sự so sánh nên chấm dứt. Khi sự so sánh chấm dứt, từ bi
dấy khởi. Khi so sánh chấm dứt, bạn thấy vẻ đẹp tuyệt mỹ của tất cả mọi chúng
sinh. Mỗi sự sống đều đặc biệt, hoàn toàn vô giá. Mỗi đóa hoa hồng... chưa từng
sinh ra và sẽ không có đóa Hồng nào giống như nó nữa. Đừng lỡ cơ hội! Hãy luân
vũ, hát ca, hiện hữu với nó, dù chỉ là giây phút nhỏ nhặt. Nó nở rộ vào buổi
sáng, vào hoàng hôn đã tàn úa.
Cô gái bạn yêu chưa bao giờ có mặt trên địa cầu sẽ không bao
giờ có mặt trên địa cầu nữa. Thật sự, cô gái bạn yêu là cô gái khác vào ban
trưa, và là một cô gái khác vào ban chiều, vào đêm, cô gái đã hoàn toàn thay đổi.
Không phải cá nhân là cá nhân, nhưng qua mỗi giây phút, đặc tính cá nhân này,
thậm chí, bạn không thể so sánh. Bạn không thể so sánh cô gái bạn yêu vào bình
minh đối với cô gái lúc hoàng hôn... Dòng nước từ sông Hằng đã trôi chảy bắt đầu
từ dạo ấy rồi. Hoa nở rộ vào ban mai... mặt trời đang lên, đàn chim hót líu lo,
vầng mây trôi lững lờ trên bầu trời, nhưng đóa hoa vào chiều, với những ngôi
sao rực sáng, mặt trời đã biến mất, tất cả chỉ là bóng tối chung quanh. Một
quanh cảnh hoàn toàn khác! Mỗi giây phút đều đặc biệt. Đặc tính đặc biệt của vạn
vật vũ trụ là đa bình diện. Mỗi cá nhân đều đặc biệt. Mỗi giây phút trong cuộc
đời của họ đều đặc biệt. Khi bạn thấy được sự đặc
biệt này của vạn hữu. Tất cả mọi ý tưởng vô minh về ai cao đẳng
ai hạ đẳng, hay bình đẳng chấm dứt. Bạn cũng không bình đẳng! Làm sao bạn có thể
bình đẳng? Nếu bạn có thể bình đẳng, tại sao bạn có thể cao đẳng? Tại sao bạn
có thể hạ đẳng? Nếu có bình đẳng, rồi hạ đẳng, rồi cao đẳng, tất cả đều đến từ
cửa sau. Như vậy, bạn không thể trốn chạy được nó.
Hiện tượng đó, tôi gọi là sự sùng kính vạn vật. Tôn trọng sự
sống sẽ giúp bạn buông bỏ mọi ý tưởng điên loạn. Cái ngã cần ý tưởng bình đẳng,
hạ sinh, và thượng sanh... đều là những tấn tuồng. Thiếu những nan đề này, ngã
không thể sinh tồn. Xả bỏ những tấn tuồng này thì ngã sẽ tan tác và biến mất...
Câu hỏi thứ ba:
Làm cách nào chúng ta có thể đạt đến trạng thái hỷ lạc
khi tâm trống rỗng mọi tri kiến, tự vệ, dự án, mọi cuộc chơi, và Thượng Đế ?
Nếu bạn hỏi "Làm cách nào?", bạn đã hỏi sai vấn đề.
"Làm cách nào?" tức là bạn đã mang cái động vào trong. "Làm cách
nào?" mang tương lai vào trong. "Làm cách nào?" đã mang phương
pháp luận và tâm trí vào trong. Không là vấn đề "Làm cách nào chúng ta có
thể đạt đến trạng thái hỷ lạc khi tâm trống rỗng những tri kiến, tự vệ, dự án,
những cuộc chơi, và Thượng Đế?" Không phải là kỹ nghệ học. Thiền không phải
một kỹ thuật. Nếu bạn hỏi phải làm cách nào, bạn đem về tất cả mọi hiện tượng bạn
muốn xả ly. Làm cách nào có nghĩa là không thể xảy ra ngay bây giờ, phải cần thời
hạn... ngày mai, một ngày sau ngày mai, kiếp này hay kiếp sau, bởi Ấn Độ giáo tạo
ra quá nhiều phương tiện thiện xão cho thiền, họ phải giả định nhiều kiếp tới.
Đó là kết quả thiết yếu cần kíp. Một kiếp không đủ thực hành Du già
Patanjalianjali. Phải cần nhiều kiếp. Một yêu cầu căn bản, bởi thật khó tưởng
tượng một kiếp người có thể thực hành bấy nhiêu phương tiện. Bạn cần có thời
gian. Khi bạn cần thời gian, tất nhiên, bạn phải cần tâm trí.
Tâm trí và thời gian không là hai hiện tượng. Tâm trí hiện hữu
với thời gian. Thời gian tức là tâm trí! Bạn hỏi phải làm thế nào, bạn đã mang
tương lai vào trong. Hỏi phải làm như thế nào bạn đã trì hoãn. Hỏi phải làm như
thế nào, bạn nói, "Không thể thực hành bây giờ. Trước nhất, tôi cần chuẩn
bị, tôi cần được huấn luyện và cần kỷ luật, sau đó, tôi sẽ thực hành. " Rồi,
sau đó, bạn sẽ làm gì? Ai sẽ thực hành? Ai sẽ được huấn luyện bởi "Thực
hành như thế nào"? Tâm cần sự huấn luyện. Thậm chí, tâm giả vờ là đạt vô
niệm. Tâm có thể điều khiển sự vắng lặng, và lường gạt bạn là đó chính là đại định.
Vắng lặng thực hành bởi bất cứ phương tiện nào... Pháp có nhiều loại, có thể
hóa học, có thể là dược phẩm, có thể cơ chế sinh lý, có thể là hốc môn, hay có
thể đạt qua sự hít thở, nhưng điều đó cũng thuộc ngành hóa học. Bạn thay đổi sự
quân bình của nội tại, khí carbon dioxide, bạn sẽ thấy sự thay đổi xảy ra, có
thể thực tập bộ vị nào đó qua thân, và việc đó sẽ thay đổi tâm bạn, bởi tâm
thân không phải hai; Bạn là cơ chế thần kinh.
Bạn là một... hai mặt của một đồng tiền. Chúng ảnh hưởng
nhau.
Khi bạn hỏi phải thực hành như thế nào, bạn mang đến cả một
rừng kỹ thuật, Du già, tâm và toàn bộ cuộc chơi. Hiểu biết chân chính không cần
kỹ thuật. Hiểu biết quá đủ để đạt đến nó. Ai sẽ là người thực tập mọi phương tiện
này? Tâm sẽ thực hành. Nếu tâm là người thực hành, bạn không thể vượt trên tâm
trí. Tâm là người thực hành thì ngã càng được hổ trợ. Để vượt trên tâm, bạn
không thể nhận sự giúp đỡ của tâm. Không thề là như vậy.
Làm cách nào chúng ta có thể đạt đến tâm thái hỷ lạc?
Vấn đề thứ hai: Không phải là cái gì để bạn đạt tới. Nó đã sắn
có rồi. Nó đã là trường hợp, đã xảy ra! Không phải nó trú ở cõi nào đó bạn cần
đi đến. Nó không phải mục tiêu! Thượng Đế không phải mục tiêu! Khi bạn xếp đặt
Thượng Đế là mục tiêu, bạn đã tham ái rồi. Từ sự tham ái Thượng Đế ở một cảnh
giới xa xăm, Thượng Đế trở thành mục tiêu. Không phải là cái bạn cần đạt được.
Nó vốn sắn có rồi. Bạn vẫn khép kín mắt. Nó là đã sẵn có, và bạn trốn chạy!
Không phải vấn đề bạn tìm Thượng Đế; vấn đề duy nhất là làm sao không trốn chạy,
không thoát ly, không tiếp tục giả vờ là bạn không biết Thượng Đế... và làm thế
nào bạn luôn mở rộng. Đó là điều bạn mở rộng hay khép kín. Phương pháp tốt nhất
là khép kín, vẫn có mặt trong tương lai... nơi nào đó, một mục tiêu xa xăm,
cách biệt, trên đỉnh hoang sơn của Hi Mã Lạp Sơn, hay nơi nào đó tại tầng trời
thứ bẩy, trên trời cao. Nó quá xa vời nên bạn khát vọng. Với điều đang khát vọng,
người động có mặt. Sẽ có tự vệ, dự phòng, và những cuộc chơi. Có hai vấn đề:
Không có "thực hành như thế nào" trong tôn giáo. Thiền không biết làm
thế nào. Điều thứ hai: Một tôn giáo thực chất biết Thượng Đế sẵn có rồi. Thậm
chí, không có một cự ly nào khác nhau giữa bạn và Thượng Đế. Thậm chí, nói rằng
Thượng Đế rất gần cũng không đúng, bởi đặc tính gần cũng tạo khoảng cách. Đặc
tính gần là khoảng cách. Thượng Đế không gần. Thượng Đế là bạn. Bạn là Thượng Đế.
Chúng ta an trú trong đó như cá sống trong đại dương. Kabir dạy rằng. "Tôi
đã không nhịn được cười khi thấy loài cá khát nước khi nó trong đại
dương." Chúng ta đang trong nó. Thượng Đế là... hay gọi nó là tâm thái hỷ
lạc, hay gọi nó là đại định, hay bạn đặt tên nó... là đại dương nơi mà chúng ta
đang hiện diện. Nó bao bọc chúng ta trong và ngoài. Nó là chân tánh.
Làm cách nào chúng ta có thể đạt đến trạng thái hỷ lạc khi
tâm trống rỗng mọi tri kiến, tự vệ, dự án, mọi cuộc chơi, và Thượng Đế ?
Nếu chúng ta chú trọng đến cách thức, bạn ép tâm phải ngưng
động. Có thể thực hiện. Có nhiều pháp được phát minh hằng thế hệ, những con đường
tắt. Phương pháp Thiền định Chuyển hoá sẽ giúp được. Bạn có thể tụng thần chú
liên tục. Nếu bạn tụng thần chú liên tục, sẽ tạo ra loại nhạc ru con... ram
ram... Không có khoảng trống giữa hai, để khoảng trống này không có gì chen
vào. Làm sao cho những khoảng cách này mỗi lúc mỗi nhỏ hơn. Hãy tụng cho Rams
chồng chất lên nhau. Tụng thật nhanh. Tụng thật điên cuồng, sẽ tạo ra lời ru trẻ
em. Tâm bắt buộc phải khép kín, bởi tâm không thể thực hiện hai điều cùng một
lúc. Nếu bạn tụng thần chú đến mức tâm không thể suy nghĩ nữa. Nếu bạn tư duy,
bạn sẽ quên thần chú. Nếu bạn tụng thần chú, bạn sẽ quên tư duy, nhưng thần chú
là một loại tư duy... Đây là một loại tu tập ngu xuẩn. Có lẽ, bạn cho rằng rất
hữu dụng, nhưng thần chú vô cùng ngu xuẩn.
Đông phương bị thiệt hại rất nhiều bởi thần chú. Nó làm toàn
bộ tâm thức Đông phương trở nên vô minh. Vì lý do đó, Đông phương thiếu sự sáng
tạo, không phải sự sáng tạo trong nghệ thuật, không phải sáng tạo qua khoa học,
không phải sáng tạo về bất cứ sáng tạo gì... mà là một loại sáng tạo đần độn,
ngu muội. Bạn có thể thấy điều này. Có người tụng niệm thần chú vài năm, bạn thấy
được vẻ đần độn trên mặt họ. Bạn đến Ấn Độ, có thể thấy rất nhiều đạo sư rất vô
minh, nhưng sự vô minh của họ lại được tôn sùng. Họ có thể tu tập được một điều,
là cưỡng ép tâm thinh lặng. Dù thế nào đi nữa, họ cưỡng ép tâm thinh lặng. Họ nỗ
lực cưỡng ép tâm phải tịnh tĩnh qua sự tuyệt thực. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ,
mỗi ngày qua năng lượng sẽ ít dần đi. Khi năng lượng tràn trề, tâm được bồi bổ.
Nếu không thì nguy hại, bởi cái đầu là bộ phận xa xí phẩm của thân, một bộ phận
cần nên chăm sóc trước tiên. Nếu có sự xung đột giữa tim và đầu, thân sẽ hổ trợ
trái tim trước, còn cái đầu thì lo sau. Đầu không quan trọng lắm. Nếu có sự
xung đột giữa bao tử và cái đầu, bao tử sẽ nhận năng lượng trước, cái đầu thì
được chăm sóc sau. Khi nào bạn cho năng lượng ít hơn sự cần thiết của thân đang
đòi hỏi, tự nhiên, đầu bạn sẽ không nhận đủ năng lượng. Do đó, tuyệt thực trở
thành một phương pháp qua hằng nhiêu thế kỹ. Hãy tuyệt thực! Đừng cung cấp đầy
đủ năng lượng cho thân! Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, cái đầu
không thể nhận đủ năng lượng. Khi đầu không nhận đủ năng lượng,
vô tư tưởng, một trạng thái tĩnh lặng phủ định, không phải khẳng định. Nó thiếu
sức sống, thiếu rung động trí huệ Bát Nhã. Nó chán ngắt và bại liệt. Con người
sẽ thiếu sinh lực, thiếu hiệu năng... Đừng Brahmacharya! - Đừng tịnh thân! Nếu
bạn tuyệt thực quá độ, năng lượng dục sẽ chấm dứt. Một loại tịnh thân mới dấy
khởi... là sự giả tạo, bởi không đủ năng lượng.
Tình trạng như vậy xảy ra với cái đầu. Nếu năng lượng không
đủ, tâm ngưng hoạt động, nhưng sự vắng lặng của tâm không phải là vấn đề! Tâm cần
hoạt động một cách hoàn hảo, cần phải chạy như một chiếc xe hoàn hảo, và vẫn
không quay mòng mòng, thêu dệt những tư tưởng vô ích. Tâm cần sinh động và đầy
chất sáng tạo, và đầy đủ khả năng vận hành, vắng lặng khi nào nó muốn. Đó là tự
chủ. Mỗi khi bạn muốn tư duy, bạn có thể tư duy. Khi bạn không muốn tư duy, bạn
có thể vô niệm. Một minh sư chân chính là người có thể làm được cả hai.
Có hai loại nô lệ trên cõi đời này. Người bình thường không
thể vô niệm... Người luôn suy nghĩ nô lệ cho tâm. Còn loại người nữa luôn cưỡng
ép tâm không được tư duy bằng cách tướt đoạt năng lượng, tánh sinh động, cơ hội,
thử thách, tranh đấu, sáng tạo... và mọi tiềm năng, và sau đó, người này không
thể suy nghĩ được nữa. Nếu trong hoàn cảnh nào đó, có chuyện xảy ra, họ ngớ ngẩn.
Tôi không ủng hộ tánh ngớ ngẩn này. Như vậy, phải làm gì?
Pháp của tôi là pháp bất thiện xảo. Bạn nội quán sự động
này. Đừng vội vã chận đứng nó. Hãy quán nó. Hãy quán tất mọi tự vệ đang có mặt.
Đừng phê phán. Đừng bảo bạn không cần chúng. Đừng chấm dứt cuộc chơi... hãy tiếp
tục các cuộc chơi này, nhưng cảnh giác hơn. Mang tâm thức mới quán mọi sự đang
diễn tiến quanh bạn... trong và ngoài. Bạn đang trong cuộc chơi? Hãy tiếp tục
cuộc chơi đó. Không có gì sai lầm trong cuộc chơi. Hãy đùa vui một cách hoàn hảo,
đầy thiện xảo, trở thành một diễn viên tuyệt vời, nhưng tận cùng nội tại vẫn
luôn quán chiếu, hoàn toàn hiểu rõ bạn đang trong cuộc chơi... như chiếc gương
phản chiếu nội tại. Hãy để tâm động... sẽ đầy sự cảnh giác. Quả không dễ dàng.
Thần chú thì dễ dàng, sẽ rất gian nan, bởi bạn quên nhiều lần. Tâm động đến mức
bạn quên nó, nhưng đừng lo lắng. Khi nào bạn nhớ thì tiếp tục nội quán. Đừng mặc
cảm phạm tội nếu bạn lỡ quên, và đừng phê phán mình, đừng tuyệt vọng. Đây là sự
tự nhiên. Hằng vô lượng kiếp, chúng ta đã huấn luyện tâm cách tư duy. Hiện tại,
bạn phải quán toàn bộ chức năng cơ chế của nó và huấn luyện nó.
Sự đang nội quán, song hành với kinh nghiệm mới dấy khởi
trong bạn. Hãy nhớ, song hành với tâm, chứng nhân đang trong bạn. Người chứng
nhân này không ồn ào, một thực tại thậm thâm vi diệu hơn tâm trí. Khi bạn tụng
thần chú, bạn sử dụng tâm. Sẽ không có sự song hành trong bạn. Bạn chỉ cưỡng ép
tâm. Khi bạn quán, có một kinh nghiệmtối thượng hơn tâm... một quan sát viên
trên ngọn đồi. Bạn đang thiền tọa trên ngọn đồi, có thể quan sát toàn bộ thung
lũng, không chống đối thung lũng. Thung lũng tuyệt mỹ như thực tướng của nó...
nhưng bạn vượt trên nó. Hãy cho phép tôi lập lại: người quan sát viên không
quan hệ với tâm. Người quan sát là kinh nghiệm mới mẻ hơn. Người quan sát này
là sự phát triển mới trong bản thể, không phải do tâm cưỡng ép mà thành, không
phải do tâm kỷ luật mà vắng lặng. Đây là một kinh nghiệm mới hơn, một sự mời mọc
đến với một hiện tượng mới mẻ ẩn mặt trong bạn và bạn chưa mời mọc nó bao giờ.
Hãy mời mọc người chứng nhân này. Trước tiên, nó sẽ rất ngượng ngùng, tự nhiên
rồi. Có lúc nó đến, có lúc nó biến mất, nhưng thậm chí dù nó có đến trong khoảnh
khắc ngắn ngủi, những giây phút đó vô cùng giá trị. Thậm chí, trong vòng hai
mươi bốn tiếng đồng hồ, nếu bạn trở thành một chứng nhân trong một khoảnh khắc...
như vậy cũng đủ để tạo ra phép lạ. Mỗi ngày qua, sự quan sát này bám rễ trong bạn.
Tâm tiếp tục vận hành trên bình diện của nó. Không cần bận tâm về nó. Nó hoàn hảo
với chân tánh của nó. Đừng chống đối tâm tội nghiệp này. Nó đã giúp đỡ bạn rất
nhiều. Thiếu nó, bạn sẽ không thể sinh tồn. Tâm giúp đỡ bạn sinh tồn từ bao lâu
nay. Đây là thước đo sự sinh tồn.
Nếu tại Đông phương, đặc biệt Ấn Độ, bạn thấy nó quá xấu xa,
nạn nghèo đói, sự khốn khó... bạn có thể thấy lý do không? Ấn Độ vẫn chưa phát
triển, vốn là thước đo sinh tồn. Ấn Độ chống đối nó, vô cùng mãnh liệt, đấy hận
thù với tâm. Kết quả tối hậu là một xã hội xấu xa, những con người đói khổ, và
nghèo nàn. Không nhất thiết phải vậy. Tâm có thể sử dụng, có thể là một trong
những huyền nhiệm phức tạp nhất của Thượng Đế. Tôi không đối kháng bất cứ điều
gì, thậm chí cả tâm trí. Nó cần sử dụng qua cách riêng, có bình diện riêng của
nó. Chỉ bạn là nên tăng trưởng vượt trên nóm phải tìm kiếm chân tánh tối thượng
hơn. Bạn sẽ nội quán. Bạn thành minh sư lớn! Khi bạn muốn tâm ngừng, bởi bạn muốn
nghe chim hót líu lo, không ồn ào nữa, bạn chỉ cần bảo tâm, "Hãy im lặng
đi. Như vậy quá đủ rồi. Hãy chấm dứt!"... và nó sẽ chấm dứt...
Hiện tại, rất khó cho bạn có thể hiểu những vấn đề tôi đang
chia sẽ. Bạn sẽ bảo, "Hãy ngừng ngay!" Nó sẽ ngừng. Bạn nói,
"Hãy chấm dứt" Nó chấm dứt. Minh sư đã đến, nô lệ lắng nghe. Đừng
tranh cãi với nô lệ... Hãy mang về chủ nhân ông! Sự hiện diện của minh sư sẽ
giúp nô lệ này hiểu. Quan sát viên là minh sư. Bạn khiêu khích chứng nhân viên
này, mời mọc chứng nhân viên, tìm kiếm và khám phá chứng nhân viên trong bạn. Đừng
vật lộn quá mức với tâm, nếu không, toàn bộ năng lượng của bạn sẽ đổ hết vào cuộc
tranh chấp này. Sẽ có cuộc chiến không ngừng của nội tại. Khi có ai xung đột...
Có lẽ, xung đột với dục. Có lẽ, họ tưởng họ xung đột với tư tưởng, nhưng mỗi khi
bạn xung đột với chính bạn, bạn là kẻ tâm thần bị phân liệt, bị xé làm hai.
trong cuộc chiến với chính bạn, và phân tán năng lượng của bạn. Không có sự
sáng tạo gì mới hơn trong bạn, chỉ phân tán bạn, làm bạn yếu đuối hơn.
Tôi không ủng hộ biến bạn thành người yếu đuối hơn, cho nên
đừng đối kháng tâm. Hãy vượt trên tâm! Chân tánh sắn có trong bạn, chưa hoạt động.
Hãy bắt đầu khai sáng nó, cái mà thiền nhân gọi là mở đôi mắt huệ. Nó có mặt ở
đó, tiềm lực đã có. Thậm chí, các nhà sinh học đồng ý là có một cái gì trong đầu
vẫn chưa hoạt động, đây là một bí mật, bởi tại sao tạo hóa sáng tạo ra nó? Tạo
hóa sáng tạo điều cần thiết mà thôi. Có một cơ chế gì trong đầu, trong bộ óc vẫn
chưa hoạt động. Một phần thể vô cùng quan trọng vẫn chưa hoạt động. Khi bạn mang
chứng nhân vào, phần cơ chế này bắt đầu hoạt động. Tình trạng của chúng ta là vậy,
đã xảy ra...
Một bộ lạc man khai thấy một phi cơ... loại phi cơ trong Đệ
Nhị Thế chiến bỏ lại bởi các quân nhân. Họ không hiểu phi cơ dùng để làm gì. Họ
chỉ biết kéo xe mà thôi, vì vậy, họ dùng phi cơ để làm chiếc xe kéo, với bốn
bánh. Họ rất là thích thú với chiếc máy mới lạ này. Một chiếc xe cực kỳ tuyệt hảo!
Có một người thông minh hơn thám hiểm bên trong. Có quá nhiều máy móc cơ khí...
Ông suy nghĩ, "Cái máy này không phải là chiếc xe kéo bởi có nhiều bộ phận
bên trong không phải để sử dụng cho xe kéo." Ông lục lọi tìm kiếm. Có một
ngày, vô tình ông làm cho máy nổ. Sau đó, họ sử dụng chiếc phi cơ này như là xe
chở hàng vậy. Có một người khác trong làng cũng muốn tìm hiểu về cơ cấu của chiếc
xe chở hàng mới lạ này, bởi đối với một chiếc xe chở hàng, không cần phải có
nhiều bộ phận không cần thiết. Cuối cùng, vào một ngày đẹp trời, họ khám phá nó
có thể bay.
Con người cũng trong trường hợp như vậy. Chúng ta sử dụng nó
như một chiếc xe kéo vậy. Đừng vật lộn với chiếc xe kéo này. Có nhiều máy móc
bên trong. Hãy khám phá chúng. Bạn có thể sử dụng nó như một chiếc xe chở hàng,
không cần thiết phải cất nó vào một chổ. Bạn có thể sử dụng nó như một chiếc
máy bay. Nó có thể bay đến tận cùng đỉnh tối hậu của vạn hữu. Cho nên, vật lộn
với nó không phải là cách. Hãy thân thiện với nó! Hãy quan sát nó với tình
thương, như người mẹ chăm sóc con yêu của mình. Hãy quán tâm với sự chăm sóc ân
cần, với tình thương sâu đậm và nhân ái. Đây là bộ máy của bạn! Đừng giận nó. Đừng
ngu muội tranh chấp hệ thống cơ chế của nó.
Làm cách nào chúng ta có thể đạt đến trạng thái hỷ lạc khi
tâm trống rỗng những tri kiến, tự vệ, dự án, mọi cuộc chơi, và Thượng Đế ?
Khi bạn cảnh giác, tâm sẽ ngưng động. Tâm rất tôn trọng sự tỉnh
thức. Đó là một bí mật. Đôi lúc bạn nên thử. Tâm ồn ào... hãy thực hành một việc
nhỏ này. Tâm ồn ào, bạn không thể ngủ được. Bạn không thể làm gì được bởi nó chạy
như con chó điên. Bạn chỉ làm một việc thôi. Bạn ngồi thinh lặng trên ghế, cơ
thể thư giản, và bảo tâm, "Được rồi. Bây giờ tôi sẽ lắng nghe. Hãy cho tôi
biết ngươi muốn gì?" Bạn sẽ kinh ngạc... sự náo động bỗng chấm dứt. Giây
phút bạn nói, "Tôi sẽ lắng nghe.... Được rồi." sẽ xảy ra trong thoáng
giây ngắn ngủi, nhưng bạn biết bí mật của nó. Hiện tượng gì xảy ra khi bạn bảo,
"Tôi sẽ lắng nghe"? bạn sẽ trở nên tỉnh thức. Tâm có khuynh hướng tôn
trọng tỉnh thức. Bất cứ nơi nào có sự tỉnh thức, chủ nhân ông... nô lệ theo
sau... Tâm sẽ ồn ào, nhưng bạn có thể quán chiếu. Khi bạn không còn giữ chánh
niệm, tâm lại ồn ào. Nếu bạn vẫn tiếp tục hành trì chánh niệm, tâm không ồn ào
nữa, có phép lạ xảy ra nếu bạn giữa chánh niệm. Mỗi ngày qua, tâm bớt náo động
hơn theo sự hài hoà của riêng nó. Khi tâm ngưng động, bạn sẽ cảm nhận sự phúc lạc,
nhịp đập của trái tim, có vẻ đẹp thuần mỹ, không phải trạng thái tối tăm.
Đức Phật không phải là một nhân vật đáng chán.
Đức Phật không vắng lặng trong phủ định. Ngài hoàn toàn tịnh
tĩnh trong khẳng định. Sự tỉnh lặng không là sự vắng mặt của vọng, mà là sự có
mặt của tỉnh thức...
Câu hỏi thứ tư:
Còn nghệ thuật và sự giác ngộ thì sao? Khi ngài sáng tác
một vần thơ, một họa phẩm, một bức tượng, một bản nhạc, ngài có cảm giác gần
gũi với trạng thái thiền không? Vâng, không phải là một sự trống rỗng thuần khiết...
bởi nó sẽ kết thúc và mục tiêu. Nó cũng làm bãn ngã phát triển. Cuối cùng, ngài
có chuyển hoá sự sáng tạo này hay không?
Nghệ thuật tuỳ vào bạn. Nếu bạn bệnh hoạn thì nghệ thuật của
bạn cũng bệnh hoạn. Nếu bạn giác ngộ, nghệ thuật sẽ giác ngộ. Nghệ thuật phản ảnh
phẩm hạnh của bạn. Nếu bạn đã tìm xem Ajanta, Ellora (37), hay là Khajuraho
(38), bạn sẽ thấy loại nghệ thuật hoàn toàn khác. Nếu bạn nghe nhạc cổ điển, bạn
sẽ thấy một phẩm chất khác hơn nghệ thuật. Nếu bạn nghe nhạc hiện đại, đây là một
loại nghệ thuật. Nếu bạn chiêm ngưỡng họa phẩm của Picasso, chúng đầy đặc tính
bệnh hoạn. Có một cái gì đó bệnh hoạn trong họa phẩm của Picasso, và có một cái
gì đó bệnh hoạn trong thế giới mà Picasso diễn đạt qua họa phẩm của ông. Đừng
bao giờ treo họa phẩm của Picasso trong phòng ngủ của bạn. Nếu không, bạn sẽ có
ác mộng. Nó là sự diễn đạt của xã hội ngày nay. Xã hội này đang bệnh hoạn, loạn
thần kinh, nhưng nghệ thuật tuỳ thuộc bạn. Nghệ thuật không phát xuất từ cõi trống
không nào đó, nó bắt nguồn qua người nghệ sĩ, được diễn đạt bởi nghệ sĩ, giúp
nghệ sĩ biểu thị cảm nhận của họ ở trần thế... Nghệ thuật là vậy. Nó là tâm
tánh ẩn tàng trong trái tim bạn. Bạn diễn đạt nó qua họa phẩm, qua điêu khắc,
qua âm nhạc, qua khiêu vũ, giúp nó hiển lộ. Bạn mở cửa trái tim, nhưng bạn
không thể mở rộng chỉ những gì hiện diện. Điệu luân vũ của Nijinsky không thể
là điệu luân vũ của Meera (39). Triết lý của Nietzche không thể là triết lý của
Đức Phật. Nhất định là hoàn toàn.
Nghệ thuật bệnh hoạn phát xuất từ sự xung đột của nội tại, sự
căng thẳng và những bãn ngã đang cần. Nó thư giãn bạn như thuốc an thần giúp bạn
thư giản. Nếu bạn giận dữ, bạn sẽ la hét, đánh đập... thậm chí, bạn sẽ đập vào
cái gối... Nó sẽ giúp bạn và bạn cảm giác thoải mái hơn. Có nhiều học đường tại
Tây phương cho rằng loại người loạn thần kinh có thể điều trị qua nghệ thuật,
trị liệu pháp qua nghệ thuật. Họ nói đúng. Nếu người điên được dạy hội họa, nếu
họ đơn giản vẻ, sự vẻ này sẽ giúp đỡ họ, bởi bất cứ họa phẩm nào ông vẻ sẽ giúp
xua tan cơn điên loạn này của ông, sẽ được gột rữa, sẽ bị ném ra ngoài, không
còn cảm giác nặng nề và không ô nhiễm. Chín mươi chín phần trăm nghệ thuật đều
như vậy. Nếu Picasso không được phép vẽ, ông sẽ phát điên. Nếu Van Gogh không
được vẽ, ông sẽ mất trí. Cuối cùng, ông mất trí thật.
Nghệ thuật phát xuất từ sự điên loạn, từ hội chứng thần kinh
phân liệt, không phải là nghệ thuật thật sự. Gurdjieff (40) thường chia nghệ
thuật làm hai loại. Ông gọi một loại nghệ thuật là nghệ thuật chủ thể, và một
loại nữa là... Taj Mahal (41) hay là Khajuraho... khách thể. Khi bạn vẽ, việc
làm của bạn thành tựu nhưng họa phẩm sẽ tồn tại. Nếu bạn sáng tạo trên khung vẽ
khuôn mẫu của chứng loạn thần kinh, và khi có ai ngắm bức tranh sẽ suy tưởng về
bức tranh, sẽ có cảm giác bệnh hoạn... muốn nôn mửa, muốn phát bệnh ngay. Họa
phẩm là biểu tượng hình tròn của vũ trụ. Nó trở thành Yantrara. Vì lý do đó họa
sĩ thường sử dụng họa phẩm, như Yanstras (42) , mẫu vẽ được sáng tạo để mỗi khi
bạn thưởng thức, nó cho bạn sự vắng lặng. Mô hình được sáng tạo để mỗi khi bạn
nhìn thấy, làm bạn căng thẳng. Nghệ thuật khách thể, Gurdjieff bảo, là nghệ thuật
có thể giúp con người hướng đến sự tĩnh lặng, hỷ lạc, nội tại hài hòa, và lòng
tri ân. Nghệ thuật hướng con người đến chiều hướng bệnh hoạn, loạn thần kinh,
trụy lạc, không phải nghệ thuật. Bạn có thể gọi là nghệ thuật, nhưng đó là một
sự nhầm lẫn.
Còn nghệ thuật và sự giác ngộ thì sao?
Nghệ thuật không liên hệ trực tiếp với giác ngộ, nhưng giác
ngộ thì có liên hệ đến nghệ thuật. Khi có nhiều bậc khai ngộ trên thế giới này,
họ sẽ tạo ra một thế giới khác, với nhiều từ trường khác nhau, tự nhiên rồi. Họa
phẩm của thiền có phẩm hạnh riêng. Quan sát một họa phẩm thiền, bạn trầm tư
hơn; Thưởng thức một họa phẩm thiền, bạn như được hóan chuyễn đến một bình diện
khác. Nghe một bản nhạc cổ như Bhagavad Gita, chỉ lắng nghe... thậm chí, nếu bạn
không hiểu, thậm chí, dù bạn không biết Phạn ngữ... chỉ nghe thôi. Âm điệu của
nó, âm sắc của nó, điệu nhạc của nó, bỗng nhiên, bạn cảm giác như có một sự
thanh tịnh tràn trề trong bạn, nghìn hoa như nở rộ trong bạn. Có một kinh nghiệm
đang mở rộng và luân lưu trong bạn. Thế giới này cần nhiều họa phẩm khai ngộ,
nhưng điều đó không thể thực hiện bằng cách dạy mọi người sáng tác nhiều nghệ
thuật hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện khi mọi người đồng hướng về thể tánh
Chân Như. Mỗi khi có thiền nhân nào khai ngộ, nhất định ông sẽ diễn đạt nó. Mỗi
kinh nghiệm khai ngộ sẽ nở thành hoa sen ngàn cánh. Khi Đức Phật tĩnh lặng, khi
Đức Phật đã về nhà, khi ngài biết ngài là ai, ngài thuyết pháp... ngôn từ của
ngài là sự diễn đạt của ngài. Khi Meera khai ngộ, bà khiêu vũ... khiêu vũ là sự
diễn đạt của bà.
Mỗi bậc giác ngộ sẽ tìm cách diễn đạt kinh nghiệm đã xảy ra
với họ, bởi kinh nghiệm khai ngộ nên được diễn đạt. Bạn không thể ôm ấp nó vào
lòng, bởi kinh nghiệm sẽ tràn ra, nhưng mỗi bậc giác ngộ đều có cách diễn đạt
khác nhau. Đức Phật không bao giờ khiêu vũ. Không phải tác phong của ngài. Ngài
không bao giờ ca hát, không bao giờ sáng tác nhạc... Không phải là tác phong của
ngài, nhưng nếu bạn quan sát ngài, cách đi của ngài như nguồn thơ. Cách ngài ngồi
âm hưởng thi ca. Cử chỉ của ngài âm vang nhạc khí. Thậm chí, khi ngài tĩnh tọa
dưới gốc bồ đề, không di động, trong ngài có một cuộc khiêu vũ lớn lao. Người
có mắt huệ, họ có khả năng nhận biết. Đây là cách ngài diễn đạt.
Mỗi người đều có một cách diễn đạt khác nhau. Có người trở
thành họa sĩ, có người trở thành ca sĩ...Tùy theo! Nó tuỳ thuộc vào tiềm năng bạn
sẵn có. Sự giác ngộ của bạn sẽ lèo lái tiềm năng đó và diễn đạt qua nó. Căn bản
là cơn đại định. Hãy để đại định xảy ra trước, sau đó, bất cứ những gì bạn có
khả năng đem lại thế giới, sẽ được ban bố. Bất cứ những gì bạn muốn chia sẽ, sẽ
được chia sẽ. Sẽ không có tự ngã. Sẽ không có động cơ thúc đẩy. Sẽ không có sự
căng thẳng bên trong. Nếu không có ai lắng nghe bạn, bạn sẽ không buồn bã. Bạn
sẽ mãi như một đóa hoa, nở rộ trong rừng sâu. Không ai đi ngang qua, nhưng
hương vị sẽ được thải ra với gió.
Nghệ sĩ khao khát được diễn đạt. Đối với bậc giác ngộ, sự diễn
đạt rất tự nhiên, như hơi thở, không có sự khao khát. Nghệ sĩ tranh đấu liên tục
dọn đường cho họ. Họ có động cơ, nên họ luôn sống trong sự căng thẳng. Không phải
ngẫu nhiên nghệ sĩ đau khổ hơn người khác, bởi chứng bệnh tâm thần... Họ căng
thẳng quá độ, phải sáng tạo, phải cạnh tranh, phải chứng minh, và phải để lại
ký hiệu cho thế gian... Tất cả đều qua nỗ lực tự ngã. Bậc giác ngộ sống mà
không động cơ. Ngài đơn thuần tận hưởng phút giây thực tại như thực tướng của
nó. Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đều tốt đẹp. Ngài luôn phúc lạc, luôn ban phát
phúc lạc. Nếu có ai nhận được thì tốt, nếu không thì vẫn tốt...
Câu hỏi thứ năm:
Nếu tình dục con người được khai phóng, họ có trở thành
phóng túng hay không?
Trước tiên, có gì sai khi phóng túng? Tôi không thấy có gì
sai lầm ở sự phóng túng cả. Văn minh quá có lẽ nguy hiểm... một chút phóng túng
cũng tốt. Trong một thế giới hòan mỹ, với sự hiểu biết sâu rộng hơn về nhân
tánh, chúng ta nên duy trì cân bằng giữa nền văn minh và cá tính phóng túng.
Chúng ta quá nghiêng về một mặt. Chúng ta quá văn minh. Khi bạn quá văn minh, bạn
dễ uốn nắn. Hoa hồng có nét đẹp của nó. Có lẽ, nó không bất tử như hoa nhựa,
vào hoàng hôn đã tàn lụi vĩnh viễn rồi. Nó chỉ hiện diện trong phút chốc, nhưng
nó vẫn sống động. Hãy ngắm nhìn loài thú hoang... Chúng thật hoang dã... Bạn có
cảm giác ghanh tỵ không? Bạn có thấy chúng rực rỡ và đầy sức sống không? Thượng
Đế hiện hữu trong chúng thuần nhất hơn cả bạn nữa phải không? Cho nên, tôi
không thấy có gì sai lầm trong đặc tính man dã cả. Nếu đặc tính man dã của bạn
không hại một ai thì đây là sự sùng đạo toàn hảo. Nếu đặc tính man dã của bạn
chỉ diễn đạt tự do của bạn và không gây trở ngại tự do của bất cứ ai. Nếu không
vi phạm sự sống của một ai, sự tự do của người này thì rất tốt. Trong một thế
giới tốt đẹp, con người cần nên cho phép được sống đủ kiểu man dã, với một điều
kiện: Sự phóng túng của họ sẽ không phương hại đến bất cứ một ai. Họ nên được
hoàn toàn tự do. Văn minh không cần phủ định. Nó phải là một sự khẳng định. Nhiệm
vụ của cảnh sát và quốc gia phủ định thay vì khẳng định. Họ không nên cấm cản bạn
phải làm gì. Họ chỉ nên cấm bạn không được làm gì. Chỉ có vậy. Chúng ta sống
trong một xã hội mà bạn không thể hoàn toàn phóng túng bởi quan hệ đến sự sinh
tồn của mọi người. Bạn phải quan tâm họ. Họ quan tâm bạn. Họ thoả hiệp vì hạnh
phúc của bạn. Bạn phải thoả hiệp vì hạnh phúc của họ. Chỉ có vậy. Xã hội, tiểu
bang, luật pháp, nên phủ định. Họ nên chỉ định vài sự việc rằng: Không một ai
được quyền xâm phạm quyền sống và hạnh phúc của kẻ khác. Mọi vấn đề khác thì
nên cởi mở một chút.
Điều thứ hai: Thần Ái Tình là nguồn cội sống của tất cả mọi
nét đẹp mỹ lệ trong thế giới này. Những đóa hoa nở rộ bởi Thần Ái Tình. Loài
chim Cukoos ca hót líu lo cũng bởi Thần Ái Tình. Loài họa mi khiêu vũ cũng bởi
Thần Ái Tình. Tất cả những gì hòan mỹ và tuyệt vời đều xuất phát từ Thần Ái
Tình... Thậm chí đến sự đại định cũng là đóa hoa tối hậu nở rộ cũng xuất phát từ
Thần Ái Tình. Thượng Đế là Đấng Đa Tình. Bạn có thể nhận thấy khắp nơi, không cần
chứng minh. Vạn hữu cũng rất đa tình. Ngày mà con người đối kháng sự đa tình,
chính là ngày mà loài người rơi vào sự bất bình thường rồi. Từ ngày nhân loại
không còn được bình thường, bởi dẹp bỏ, đè nén, kiềm chế tánh đa tình. Vì vậy,
con người mỗi ngày mỗi nguy hiểm hơn bởi sáng tạo phát khởi qua sự đa tình. Trẻ
thơ sinh ra từ tánh đa tình, kể cả họa phẩm, thi phẩm, và đại định! Khi con người
có xu hướng đàn áp tình dục, sợ hãi tình dục, khi bạn không tôn sùng Thần Ái
Tình, bạn sẽ làm gì đây? Mọi sáng tạo bị hạn chế và bạn trở nên nguy hiểm...
Sau đó là chiến tranh, bạo động, chống đối, cạnh tranh, khát vọng tiền bạc, quyền
lực, địa vị... đều sẽ nẩy sinh. Con người sẽ đau khổ hơn khi sống với thái độ
ngu xuẩn đối kháng tình dục. Nó đem đến bạn đủ tệ nạn trụy lạc. Có người chạy
đuổi theo tiền bạc. Bạn có thấy sự trụy lạc này không? Tiền bạc trở thành thần
thánh. Họ không yêu phụ nữ, họ chỉ tôn sùng tiền bạc. Có người yêu xe. Có người
đắm say quyền lực. Có người đắm say tình dục, và họ là những con người vô cùng nguy
hiểm. Họ không nên sống. A Lịch Sơn Đại Đế, Thành Các Tư Hãn, Tamerlane, Adolf
Hitler, Stalin, và Mao là những nhân vật vô cùng nguy hiểm. Họ đầy sự phá hoại.
Niềm vui của họ là sự huỷ diệt. Khi năng lượng sáng tạo không được biểu lộ, nó
sẽ biến chất thành vị đắng và trở thành độc dược.
Nhân loại chưa bị đau khổ bởi tình dục. Không bao giờ. Con
người đau khổ bởi đối kháng tình dục. Khi bạn chống tình dục, bạn là kẻ chống
tình yêu... Thanatos... Tử thần...trở thành kẻ thù của bạn. Tử thần được tôn thờ.
Tiền bạc là tử thần. Chính trị cũng vậy... Bản ngã cũng vậy... Mọi sự chết đều
vô cùng quan trọng. Bạn đang tôn sùng những biểu tượng chết đó. Bạn hỏi tôi...
Nếu tình dục con người được khai phóng, họ có trở thành
phóng túng hay không?
Có thể. Nếu họ được trọn quyền tự do hành động như vậy. Họ
có thể vô cùng phóng túng, nhưng chỉ tạm thời. Lý do không phải ở tình dục. Lý
do là họ bị kiềm chế. Nếu như một người bị đói khát nhiều năm, bỗng nhiên bạn
cho họ toàn quyền tự do... Bạn cho họ chìa khoá vào bếp. Dĩ nhiên là họ sẽ biến
thành con người man dã trong phút chốc, nhưng đâu có gì sai lầm? Trong một vài
ngày, họ sẽ ăn rất nhiều, nhưng chỉ vài ngày thôi. Họ sẽ bị thực phẩm ám ảnh. Họ
sẽ ăn, sẽ uống và mơ mộng chỉ có thực phẩm mà thôi. Chỉ có thực phẩm trôi nổi
trong trí óc của họ, nhưng không phải tự vì họ đói, mà bởi vì bạn đã bỏ đói họ
quá lâu. Đúng như vậy. Các đạo sư, linh mục, Giáo Hoàng, và các Shankrachas, họ
khuyến dụ không nên tự do tình dục, nếu không con người sẽ tphóng túng, nhưng
lý do không phải là vì tình dục, lý do là ở các vị Giáo Hoàng. Họ là nguyên
nhân. Họ làm cho nhân loại đói khát quá lâu, bị què quặt quá lâu... và đó là lý
do tại sao họ làm cho con người trở nên què quặt. Nếu bạn muốn con người biến
thành nô lệ, phương pháp duy nhất là huỷ diệt tình dục của họ. Con người đầy
tình yêu là một minh sư. Con người tràn trề lòng nhân ái sẽ không bận tâm đến bất
cứ điều gì, không sẵn sàng gây ra chiến tranh, dù Việt Nam hay Đại Hàn hay bất
cứ nơi nào. Con người thật sự yêu sự sống và tận hưởng nó mà không bận tâm trở
thành nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng. Con người thật sự sống trong sự bi mẫn
thậm chí sẽ không buồn ghé vào giáo đường hoặc tu viện, bởi họ đã thật sự tìm
thấy thánh đường của Thượng Đế. Lòng nhân ái là lời nguyện cầu của họ. Như vậy,
các linh mục, các chính trị gia, các đạo sư, các đầu não chiến tranh và đại đa
số phải tuỳ thuộc vào sự ám ảnh của bạn? Năng lượng của bạn đã bị huỷ diệt. Bạn
phải được sắp đặt bằng phương thức nào đó và vì vậy, bạn đi vào con đường lầm lạc.
Một con người khi tình yêu đã bị huỷ diệt thì trở nên vô cùng yếu đuối.
Bạn thấy con bò và con trâu qua chưa? Khác nhau như thế nào?
Sự tự do tình ái của con bò bị huỷ diệt, nó trở thành con trâu. Con trâu là một
động vật tội nghiệp. Con bò mộng là một động vật sống động, thánh thiện. Tại Ấn
độ, chúng tôi tôn sùng loài bò như là một loài linh khí thiêng liêng. Nó là cận
vệ của thần Shiva... Loài bò mộng. Không phải là con trâu đâu, nên nhớ như vậy.
Con trâu dễ dàng điều khiển hơn, dễ kiềm chế hơn, nhưng còn con bò mộng thì
sao? Loài bò mộng này đầy sinh lực, tràn trề năng lực tình ái. Quả là một nét đẹp
tuyệt mỹ tìm ẩn trong loài bò mộng này. Bạn hãy quan sát con trâu kéo xe đi...
Nó là một thứ nô lệ. Nếu bạn muốn con người biến thành nô lệ, hãy huỷ diệt tình
dục của họ, hãy đảo ngược bản năng tình dục của họ. Đó là những thực trạng đã
được thực hiện cho đến bây giờ. Trong tương lai, tình dục sẽ trở thành một tôn
giáo. Tình yêu cần tôn thờ, và bậc thần thánh duy nhất thật sự là Thượng Đế và
chính là tình dục... bởi tình dục là sự sáng tạo, và chúng ta gọi ngài là Thượng
Đế, đấng Tạo hóa.
Hiện tượng gì đã xảy ra với con người hiện đại? Hiện tượng
gì đã xảy ra trong quá khứ? Bạn chỉ có thể hạnh phúc nếu tình yêu của bạn được
trọn vẹn. Có một ngàn lẻ một chướng ngại và không được thành toàn. Bạn được đặt
để trong chiều hướng sai lầm, và bạn nỗ lực. Có một ngày, bạn trở thành người
phú quí, bạn đợi ngày đó đến khi bạn trở thành một nhân vật giầu có vô hạn
trong thế giới này, và có một ngày bạn bỗng có tất cả! Nhưng đột ngột, bạn cảm
giác không có niềm vui nào phát xuất từ đó. Bạn đã đợi chờ trong vô vọng. Bạn
đã vận hành theo chiều hướng thiếu vắng hạnh phúc. Hạnh phúc rất đơn thuần. Nếu
bạn cho phép sự sống luân lưu qua bạn theo luật tự nhiên, niềm hoan lạc là một
hiện tượng tự nhiên. Nó tự phát, không đợi chờ ở cuối cuộc hành trình... Nó là
bây giờ, hiện hữu ngay đây. Khi bạn sở hữu nhiều của cải, bạn sẽ thiếu vắng hạnh
phúc. Bạn có quyền lực nhưng bạn sẽ thiếu vắng tình yêu. Bạn có thể có được sự
tôn kính, nhưng bạn sẽ không có hạnh phúc. Hạnh phúc nẩy sinh qua tình yêu.
Điều cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với bạn là: Chỉ qua Thần
Tình Ái, tình ái mới hóan chuyển, không có cách nào khác. Chỉ xuyên suốt qua Thần
Tình Ái để rồi có một ngày bạn chuyển hoá nó. Những gì đã được sống một cách trọn
vẹn luôn chuyển hoá. Sống mơ màng có nghĩa là bạn không sống trọn vẹn. Người trốn
tránh tình ái người yếu đuối, đầy sự sợ sệt, luôn bị giam cầm trong nó. Tình dục
của họ là biến chứng liệt não. Nó chấm dứt ở đầu nhưng sẽ tồn tại ở não, vốn
không phải là nơi nó cần hiện diện. Người sống trọn vẹn trong tình thương là
người tự tại, không kiềm chế, đến một ngày nó tự động biến mất, không qua tranh
đấu, nhưng qua hiểu biết. Chuyển hoá sẽ đến, và đó là Brahmacharya -
Brahmacharya là hy vọng tột đỉnh của Thần Ái Tình. Người đó hoàn toàn hòa hợp
năng lượng ái tình đến mức độ họ không cần người nữ hay người nữ không cần người
nam nữa. Người đó đã quá trọn vẹn với chính họ. Người đó phải khám phá chính bản
chất nội tại nam đang ẩn tàng bên trong. Hãy nhìn thẳng vào đôi mắt của người
phụ nữ, và cảm giác chính người phụ nữ này tại nội tại. Hãy trực diện người
nam, hiện hữu với người nam này trong tận cùng bản thể của họ, trực diện họ
trong gương, tìm kiếm chính họ, và họ phải khám phá người đàn ông đang tìm ẩn
trong nội tại.
Nên nhớ rằng, Một người đàn ông vừa là nam vừa là nữ. Một
người phụ nữ cũng vừa là nam vừa là nữ. Chúng ta gồm cả hai. Trong chúng ta có
một điểm mà người nữ và người nam trong nội tại hợp nhất. Trong Mật tông, chúng
ta gọi nó là Du già Nadha. Có lẽ bạn đã nhìn thấy pho tượng vĩ đại của nữ thần
Shiva, Ardhanarishwar, có một nửa là nam và một nửa là nữ. Nữ thần Shiva tượng
trưng cho bán nam bán nữ. Đây là sự hợp nhất tuyệt đối, sự khoái lạc tột cùng
nhất, khoái lạc của vũ trụ. Khi kinh nghiệm đó xảy ra, người đó sẽ trở thành
Brahmacharin, đã đạt đến sự độc thân chân chính, sự thuần khiết tối hậu mà
không cần một nửa kia. Sự cần thiết một nửa kia chấm dứt...
Câu hỏi thứ sáu:
Làm sao tôi có thể hiểu hết những bài pháp mà ngài thật sự
muốn diễn đạt?
Có ba cách, cách thứ nhất là cách thông thường và cũng là
cách nông cạn nhất... qua ngôn từ. Nó rất rời rạc, và có khả năng hiểu lầm tôi
hơn là hiểu tôi. Ngôn ngữ không bao giờ đầy đủ cả. Có nhiều kinh nghiệm vượt
trên ngôn ngữ, nhưng đó là cách thông thường. Đó là tri kiến chúng ta được trui
luyện...Chúng ta chỉ hiểu có ngôn từ. Chúng ta biết rằng khi tôi sử dụng ngôn từ,
bạn sẽ nghe nó. Bạn nghe ngôn từ nhưng bạn không hiểu ý tôi. Ý tôi bị bỏ lại.
Ngôn ngữ trôi đi như võ sò trống rỗng, và bạn đặt ý bạn trong nó... Ý nghĩa của
bài pháp thoại này sẽ là của bạn. Vì vậy, cách đó không phải là cách tốt. Để bắt
đầu thì tốt, nhưng bám vào nó sẽ không giúp đưa bạn thể nhập thể tánh Chân Như.
Ý xuyên suốt qua bạn. Vì vậy, đừng bám víu quá nhiều vào ngôn từ. Có lẽ, tôi
dùng chúng, nhưng chúng thuộc về bạn. Giây phút bạn góp nhặt chúng, chúng là của
bạn.
Cách thứ hai là: Đừng nghe ngôn ngữ, nhưng hãy quan sát cử
chỉ. Không phải lắng nghe ngôn ngữ nhưng khoảng cách giữa chúng. Không những chỉ
lắng nghe ý tôi diễn đạt mà còn cảm nhận tôi xuyên qua tình thương, xuyên qua sự
tin cậy. Vì vậy, cách thứ nhất dành cho trí não, cách thứ hai qua tâm. Cách thứ
nhất là tư duy, lý luận, và tranh biện. Cách thứ hai là cảm giác, cảm thọ. Cách
thứ hai tốt hơn cách thứ nhất, nhưng chỉ tốt hơn một chút, không phải là cách tối
hậu, bởi thậm chí cảm thọ chỉ là tất cả hiện tượng tư tưởng dịch giải... ở một
bình diện khác, nhưng vẫn chỉ là sự dịch giải. Bạn sẽ dịch giải. Hãy cảm nhận
tôi... Hành giả là như vậy, một cử chỉ phát xuất từ bạn muốn bên cạnh tôi, rằng
bạn muốn có mối quan hệ mật thiết với tôi, rằng bạn không phòng vệ, rằng bạn sẽ
trở nên yếu đuối, rằng bạn tin cậy tôi, và có một điều bạn sẵn sàng thực hành
là bạn sẽ không tự vệ bạn để chống tôi. Hành giả có nghĩa là quy phục. Bạn mở rộng
bạn trong sự trống trải, không phòng vệ, thiếu an toàn, và yếu đuối. Tôi có thể
phương hại đến bạn... Đó là sự mạo hiểm! Sự mạo hiểm này cần có. Vì lý do đó tại
sao mà phải cần sự dũng cảm.
Khi bạn bên cạnh minh sư... Nếu bạn có thể tìm một bậc minh
sư người mà bạn yêu thương, bạn sẽ đủ khả năng hiểu được thông điệp của ngài tốt
hơn thông qua lý luận, tranh biện, và lý lẽ, nhưng thậm chí nó không phải là
phương pháp tối hậu. Tối hậu nhất là thông qua bản thể. Trước nhất, xuyên suốt
qua tư duy. Thứ hai là cảm thọ, thứ ba là thể tánh Chân Như. Đó là bước tối hậu,
điều mà tại Đông phương gọi là Satsanga... chỉ hiện diện trong sự hiện hữu của
một minh sư. Chỉ hiện diện...
Bayazid sống với minh sư của ngài hơn mười hai năm... chỉ hiện
diện bên cạnh thầy. Có người hỏi ông, "Minh sư của ông đã dạy dỗ những gì
cho ông rồi?" Bayazid đáp, "Ngài không dạy gì cả. Ngài chỉ bảo tôi.
Hãy tịch tĩnh. Hãy thinh lặng. Hãy hiện diện ngay đây. Chỉ có vậy, và tôi khai
ngộ."
Có nhịp đập của bản thể, như nhịp đập của tư tưởng, của cảm
thọ, và dĩ nhiên là nhịp đập của trẻ con, và sự nhận thức trong sáng nhất của bản
thể. Bạn bắt đầu trước với trí não, tất nhiên rồi, nhưng đừng vướng mắc nơi đó.
Hãy hướng về tình thương. Nếu trí não giúp đỡ bạn hướng về tình yêu, bạn đã sử
dụng nó đúng rồi, nhưng đừng vướng mắc vào cảm thọ, đừng vướng mắc nơi đó. Nếu
bạn sử dụng tâm cho bản thể, bạn sử dụng đúng rồi. Hãy hiện diện nơi đó. Không
có gì để nói và không có gì nghe. Có một kinh nghiệm để khả tri, nhưng không có
gì để diễn đạt, không có gì để lắng nghe. Có một kinh nghiệm đang hấp thụ... Và
có kinh nghiệm để hòa hợp...
Xem Chương 9 - Quay về Mục lục - Quay về Mục lục Toàn tập